Nghị định 110/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp

thuộc tính Nghị định 110/2005/NĐ-CP

Nghị định 110/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:110/2005/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:24/08/2005
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 110/2005/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 110/2005/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 8 NĂM 2005

VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Cạnh tranh ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,

NGHỊ ĐỊNH :

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về hoạt động bán hàng đa cấp và quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp và người tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp.
Điều 3. Bán hàng đa cấp
1. Bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Cạnh tranh.
2. Doanh nghiệp chỉ được tổ chức bán hàng đa cấp sau khi được cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
Điều 4. Người tham gia bán hàng đa cấp
1. Người tham gia bán hàng đa cấp (sau đây gọi chung là người tham gia) là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đã ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với doanh nghiệp bán hàng đa cấp, trừ những cá nhân được quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Những cá nhân sau đây không được tham gia bán hàng đa cấp:
a) Người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc có tiền án về các tội sản xuất, buôn bán hàng giả, quảng cáo gian dối, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng, các tội về lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản;           
b) Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có Giấy phép lao động tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Điều 5. Hàng hóa được kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp
1. Tất cả hàng hóa đều được kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp, trừ những trường hợp sau đây:
a) Hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá cấm lưu thông, Danh mục hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng giả, hàng nhập lậu theo quy định của pháp luật;
b) Hàng hoá là thuốc phòng chữa bệnh cho người; các loại vắc xin, sinh phẩm; trang thiết bị y tế và dụng cụ y tế; các loại thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy sản), thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh; các loại hoá chất độc hại và sản phẩm có hoá chất độc hại theo quy định của pháp luật.
2. Hàng hoá được kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn, vệ sinh thực phẩm theo quy định của pháp luật;
b) Đảm bảo rõ ràng, hợp pháp về nguồn gốc, xuất xứ, tính năng, công dụng của hàng hóa;
c) Có nhãn hàng hóa theo đúng quy định của pháp luật.
CHƯƠNG II
HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP
Điều 6. Trách nhiệm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp
1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm xây dựng và công bố công khai Quy tắc hoạt động của doanh nghiệp và người tham gia trong hoạt động bán hàng đa cấp.
2. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm cung cấp tài liệu cho người có dự định tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp của doanh nghiệp về các nội dung sau đây:
a) Chương trình bán hàng, bao gồm cách thức trả thưởng; hợp đồng mẫu mà doanh nghiệp sẽ ký với người tham gia và mọi thoả thuận khác quy định về quyền và nghĩa vụ của người tham gia; thông tin về tiêu chuẩn chất lượng hoặc chứng chỉ chất lượng (nếu có), giá cả, công dụng và cách thức sử dụng hàng hóa được bán; quy định liên quan đến bảo hành, trả lại, mua lại hàng hoá được bán;
b) Chương trình đào tạo người tham gia, bao gồm nội dung đào tạo; thời gian đào tạo; trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ đào tạo; thời gian và nội dung bồi dưỡng định kỳ cho người tham gia;
c) Quy tắc hoạt động trong đó hướng dẫn cách thức giao dịch và quy định liên quan đến bán hàng đa cấp;
d) Trách nhiệm của người tham gia;
đ) Lợi ích kinh tế mà người tham gia có thể có được bằng việc tiếp thị hay trực tiếp bán hàng hoá và các điều kiện để có được lợi ích kinh tế đó;
e) Điều kiện chấm dứt hợp đồng của người tham gia và quyền, nghĩa vụ phát sinh từ việc chấm dứt hợp đồng này;
g) Các vấn đề khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
3. Ngoài trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp bán hàng đa cấp còn có các trách nhiệm sau đây:
a) Bảo đảm tính trung thực và độ chính xác của các thông tin cung cấp cho người tham gia;
b) Bảo đảm chất lượng của hàng hóa được bán theo phương thức bán hàng đa cấp;
c) Giải quyết các khiếu nại của người tham gia và người tiêu dùng;
d) Khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân của người tham gia để nộp vào ngân sách nhà nước trước khi chi trả hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác cho người tham gia;
đ) Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ bán hàng đa cấp, pháp luật về bán hàng đa cấp cho người tham gia;
e) Quản lý người tham gia qua hệ thống thẻ thành viên mạng lưới bán hàng đa cấp theo mẫu do Bộ Thương mại quy định;
g) Thông báo cho người tham gia những hàng hoá thuộc diện không được  doanh nghiệp mua lại trước khi người đó tiến hành mua hàng.
Điều 7. Những hành vi bị cấm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp
Cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện những hành vi sau đây:
1. Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
2. Yêu cầu người muốn tham gia phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
3. Yêu cầu người muốn tham gia phải trả tiền hoặc trả bất kỳ khoản phí nào dưới hình thức khoá học, khoá đào tạo, hội thảo, hoạt động xã hội hay các hoạt động tương tự khác để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, trừ tiền mua tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này.
4. Không cam kết cho người tham gia trả lại hàng hoá và nhận lại khoản tiền đã chuyển cho doanh nghiệp theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
5. Cản trở người tham gia trả lại hàng hoá phát sinh từ việc chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp.
6. Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.
7. Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia có quyền hưởng.
8. Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.
9. Cung cấp thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hoá để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.
Điều 8. Trách nhiệm và những hành vi bị cấm của người tham gia
1. Khi tham gia hoạt động bán hàng đa cấp, người tham gia có những trách nhiệm sau đây:
a) Xuất trình thẻ thành viên mạng lưới bán hàng đa cấp trước khi giới thiệu hàng hoá hoặc tiếp thị bán hàng;
b) Thông báo đầy đủ những nội dung quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này khi bảo trợ một người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp;
c) Đưa tin trung thực, chính xác về loại, chất lượng, giá cả, công dụng, cách thức sử dụng của hàng hoá được bán;
d) Tuân thủ quy định trong Quy tắc hoạt động và Chương trình bán hàng của doanh nghiệp.
2. Cấm người tham gia thực hiện những hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người được mình bảo trợ tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp trả bất kỳ khoản phí nào dưới danh nghĩa khoá học, khoá đào tạo, hội thảo, hoạt động xã hội hay các hoạt động tương tự khác;
b) Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hoá, về hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.
Điều 9. Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp
1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải ký kết hợp đồng tham gia bằng văn bản với người tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp.
2. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm hướng dẫn về các nội dung cơ bản của hợp đồng mẫu cho hoạt động bán hàng đa cấp.
Điều 10. Chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp
1. Người tham gia có quyền chấm dứt hợp đồng tham gia bằng việc gửi thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bán hàng đa cấp trước khi chấm dứt hợp đồng tối thiểu là 7 ngày làm việc.
2. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có quyền chấm dứt hợp đồng với người tham gia khi người tham gia vi phạm các quy định tại Điều 8 Nghị định này và phải thông báo cho người tham gia biết bằng văn bản trước khi chấm dứt hợp đồng tối thiểu là 7 ngày làm việc.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm sau đây:
a) Mua lại từ người tham gia hàng hoá đã bán cho người tham gia theo quy định tại Điều 11 Nghị định này;
b) Thanh toán cho người tham gia tiền hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế mà người tham gia có quyền nhận trong quá trình tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp.
Điều 11. Mua lại hàng hoá của người tham gia khi chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp
1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải mua lại hàng hoá đã bán cho người tham gia khi hàng hoá đó đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có thể bán lại theo mục đích sử dụng ban đầu của hàng hoá;
b) Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày người tham gia nhận hàng.
2. Trong trường hợp phải mua lại hàng hoá theo quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm:
a) Hoàn lại tổng số tiền mà người tham gia đã trả để nhận được hàng hoá đó nếu không có căn cứ để khấu trừ theo quy định tại điểm b khoản này;
b) Trong trường hợp doanh nghiệp phải chịu các chi phí quản lý, tái lưu kho và các chi phí hành chính khác thì phải hoàn lại tổng số tiền không ít hơn 90% khoản tiền mà người tham gia đã trả để nhận được hàng hoá đó.
3. Khi hoàn lại tiền theo quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có thể khấu trừ tiền hoa hồng, tiền thưởng và/hoặc lợi ích kinh tế khác mà người tham gia đã nhận từ việc nhận hàng hoá đó.
4. Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không áp dụng đối với trường hợp hàng hoá thuộc diện không phải mua lại bao gồm: hàng hoá khi trả lại đã hết hạn sử dụng, hàng hoá theo mùa hoặc hàng hoá dùng để khuyến mại.
Điều 12. Ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp bán hàng đa cấp và người tham gia
1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm bồi thường cho người tiêu dùng hoặc người tham gia trong các trường hợp sau đây:
a) Người tham gia gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc người tham gia khác khi thực hiện đúng Quy tắc hoạt động và Chương trình bán hàng của doanh nghiệp;
b) Người tham gia không được thông tin đầy đủ về hàng hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này.
2. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm thường xuyên giám sát hoạt động của người tham gia để bảo đảm người tham gia thực hiện đúng Quy tắc hoạt động và Chương trình bán hàng của doanh nghiệp.
3. Trường hợp không tuân thủ các quy định tại Điều 8 Nghị định này và gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc người tham gia khác, người tham gia bán hàng đa cấp có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã gây ra.
Điều 13. Thông tin về các lợi ích khi tham gia bán hàng đa cấp
Trường hợp sử dụng một cá nhân tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp để giới thiệu hoạt động bán hàng, doanh nghiệp bán hàng đa cấp hoặc người tham gia phải nêu rõ tên, tuổi, địa chỉ, thời gian tham gia, lợi nhuận thu được từng kỳ có biên lai xác nhận của cơ quan thuế đã thu thuế của người đó.
CHƯƠNG III
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP
Điều 14. Điều kiện cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp
Doanh nghiệp được cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp khi đáp ứng đủ những điều kiện sau đây:
1. Đã thực hiện ký quỹ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
2. Kinh doanh hàng hóa phù hợp với ngành nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Có đủ điều kiện kinh doanh hoặc được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật trong trường hợp kinh doanh hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện.      
4. Có Chương trình bán hàng minh bạch và không trái pháp luật.
5. Có Chương trình đào tạo người tham gia rõ ràng.
Điều 15. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp được nộp tại Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại - Du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp theo mẫu của Bộ Thương mại.
2. Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Văn bản xác nhận của ngân hàng về số tiền ký quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này.
4. Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong trường hợp kinh doanh hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện.
5. Danh sách và lý lịch của những người đứng đầu doanh nghiệp có ảnh và xác nhận của công an xã, phường nơi cư trú. Đối với người nước ngoài, phải có xác nhận của Đại sứ quán hoặc cơ quan lãnh sự tại Việt Nam của nước người đó mang quốc tịch.
6. Chương trình bán hàng có các nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định này.
7. Chương trình đào tạo người tham gia có các nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định này.
Điều 16. Thủ tục cấp, bổ sung Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp
1. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại - Du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh có trách nhiệm cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp khi hồ sơ của doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 14 Nghị định này.
Trường hợp không cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp, Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại - Du lịch phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp phải nộp lệ phí cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp. Mức thu lệ phí và chế độ quản lý, sử dụng lệ phí do Bộ Tài chính quy định.
3. Trường hợp có những thay đổi liên quan đến nội dung của Chương trình bán hàng thì doanh nghiệp có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cấp bổ sung Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp.
Trình tự, thời hạn cấp bổ sung Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày cấp hoặc cấp bổ sung Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp, Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại - Du lịch có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản tới cơ quan quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Thương mại.
5. Khi doanh nghiệp bán hàng đa cấp phát triển mạng lưới bán hàng ra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà doanh nghiệp không đặt trụ sở chính, doanh nghiệp phải thông báo cho Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại - Du lịch của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó.
6. Bộ Thương mại quy định mẫu Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp và mẫu Thông báo tổ chức bán hàng đa cấp.
Điều 17. Ký quỹ
1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải ký quỹ 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn một tỷ đồng Việt Nam tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam.
2. Khi có thông báo ngừng hoạt động bán hàng đa cấp, doanh nghiệp bán hàng đa cấp được sử dụng tiền ký quỹ để chi trả tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc tiền mua lại hàng hóa từ người tham gia.
3. Khi chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp, doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ được rút toàn bộ số tiền ký quỹ trong trường hợp không có bất cứ khiếu kiện nào từ phía người tham gia bán hàng đa cấp liên quan đến việc chi trả tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc tiền mua lại hàng hóa.
Điều 18. Thu hồi Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp
1. Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại - Du lịch thu hồi Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp trong những trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
b) Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong trường hợp kinh doanh hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện;
c) Hồ sơ xin cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp có thông tin gian dối do cố ý;
d) Có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động bán hàng đa cấp.
2. Trong trường hợp bị thu hồi Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp theo quy định khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải đình chỉ ngay việc bán hàng đa cấp, đình chỉ việc tuyển dụng người tham gia mới và phải thực hiện trách nhiệm đối với người tham gia theo quy định tại Điều 11 Nghị định này hoặc bồi thường cho người tiêu dùng, người tham gia đối với các vụ việc phát sinh từ những giao kết trước ngày bị thu hồi Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp.
3. Quyết định thu hồi Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp được Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại - Du lịch gửi tới cơ quan quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Thương mại và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Điều 19. Tạm ngừng, chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp
1. Khi muốn tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ các quy định về tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
b) Thông báo với Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại - Du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh; đồng thời, thông báo công khai ở trụ sở chính và thông báo cho những người tham gia biết trong thời hạn 30 ngày làm việc trước khi tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động.
2. Trong trường hợp tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp, doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải tiến hành thanh lý hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với người tham gia theo quy định tại Điều 10 Nghị định này trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp.
Điều 20. Báo cáo định kỳ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp
Định kỳ 6 tháng doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm báo cáo với Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại - Du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh về số lượng người tham gia, doanh thu và số thuế đã nộp của doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của người tham gia mà doanh nghiệp đã nộp hộ.
Điều 21. Trách nhiệm của Bộ Thương mại
1. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trong phạm vi cả nước.
2. Cơ quan quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Thương mại có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại trong các nội dung quản lý cụ thể sau đây:
a) Hướng dẫn các Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại - Du lịch trong việc cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp; kiểm tra việc quản lý hoạt động bán hàng đa cấp của các Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại - Du lịch;
b) Trực tiếp kiểm tra, thanh tra hoạt động bán hàng đa cấp khi cần thiết; xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về hoạt động bán hàng đa cấp;
c) Kiến nghị với Chính phủ ban hành hoặc sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan đến việc bảo đảm trật tự trong tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp, bảo vệ quyền lợi của người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, người tiêu dùng và giữ ổn định kinh tế - xã hội.
Điều 22. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với phương thức bán hàng đa cấp theo thẩm quyền và theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Thương mại theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại - Du lịch giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp; thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn và báo cáo định kỳ với cơ quan quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Thương mại về việc kiểm tra, giám sát đó.
Điều 23. Xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp
1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp có hành vi vi phạm sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
a) Tổ chức bán hàng đa cấp khi chưa đủ điều kiện quy định;
b) Vi phạm quy định về đối tượng được tham gia bán hàng đa cấp;
c) Vi phạm quy định về hàng hoá được phép kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp;
d) Không thông báo đầy đủ thông tin theo quy định khi bảo trợ người tham gia mới vào mạng lưới bán hàng;
đ) Thực hiện những hành vi mà doanh nghiệp bán hàng đa cấp và người tham gia bán hàng đa cấp không được phép thực hiện;
e) Doanh nghiệp bán hàng đa cấp không ký hợp đồng bằng văn bản với người tham gia;
g) Vi phạm các quy định về chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
h) Không chấp hành chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 20 Nghị định này;
i) Thay đổi nội dung của Chương trình bán hàng mà không làm thủ tục đề nghị cấp bổ sung Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp;
k) Doanh nghiệp bán hàng đa cấp vi phạm quy định về số tiền ký quỹ, chi trả từ tiền ký quỹ trong quá trình hoạt động;
l) Không nộp thuế theo quy định của pháp luật;
m) Không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra, thanh tra;
n) Vi phạm các quy định khác của Nghị định này.
2. Trường hợp doanh nghiệp hoặc người tham gia bán hàng đa cấp vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích vật chất của tổ chức, cá nhân liên quan thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Điều 24. Thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành chính
1. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Điều 23 Nghị định này được thực hiện theo quy định của Luật Cạnh tranh và Pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính.
2. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Điều 23 Nghị định này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 25. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã đăng ký kinh doanh trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp tại Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại - Du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Happiness

No. 110/2005/ND-CP

Hanoi, August 24th, 2005

DECREE

ON MANAGEMENT OF MULTI-LEVEL SALE OF GOODS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the December 3, 2004 Competition Law;

At the proposal of the Trade Minister,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1: Governing scope

This Decree provides for activities of multi-level sale of goods and management of such activities in the territory of the Socialist Republic of Vietnam.

Article 2: Subjects of application

This Decree shall apply to enterprises engaged in multi-level sale of goods and participants in the multi-level sale of network.

Article 3: Multi-level sale of goods

1. Multi-level sale of goods means an approach of marketing to retail goods which meets the conditions specified in Clause 11, Article 3 of the Competition Law.

2. Enterprises shall be allowed to organize multi-level sale of goods only after being granted multi-level sale registration papers according to the provisions of Article 16 of this Decree.

Article 4: Participants in multi-level sale of goods

1. Participants in multi-level sale of goods (hereinafter referred collectively to as participants) are individuals who have full civil act capacity and have entered into contracts for participation in multi-level sale of goods with multi-level sale enterprises, except for individuals defined in Clause 2 of this Article.

2. The following individuals must not participate in multi-level sale of goods:

a. Those who are serving imprisonment sentences or former convicts for crimes of manufacturing and trading in fake goods, making false advertisements, illegally conducting business, evading taxes, deceiving customers, appropriating property through swindling, abusing trust in order to appropriate property, illegally holding property;

b. Foreigners and overseas Vietnamese without permits to work in Vietnam granted by competent agencies.

Article 5: Goods traded by mode of multi-level sale

1. All goods may be traded by mode of multi-level sale, except for the following case:

a. Goods on the list of goods banned from circulation or the list of goods subject to restricted business, fake goods and illegally imported goods according to provisions of law;

b. Goods being preventive and curative medicines for human use; vaccines and immuno-biologicals; medical equipment and instruments; assorted veterinary drugs (including veterinary drugs for aquatic animals), plant protection drugs; insecticidal and germicidal chemicals and preparations for domestic and medical use; raw materials for manufacture of curative medicines; toxic chemicals and products containing toxic chemicals and products containing toxic chemicals specified by law.

2. Goods traded by mode of multi-level sale must satisfy the following conditions:

a. Being up to the food quality, safety and hygiene standards provided for by law;

b. Having clear and lawful origins, properties and utilities;

c. Having labels according to provisions of law.

Chapter II

MULTI-LEVEL SALE ACTIVITIES

Article 6: Responsibilities of multi-level sale enterprises

1. Multi-level sale enterprises shall have to formulate and publicly announce the rules of activities of enterprises and participants in multi-level sale activities;

2. Multi-level sale enterprises shall have to supply the persons who wish to join their multi-level sale networks with documents regarding the following contents:

a. Sale programs, covering modes of bonus payment; model contracts which enterprises would enter into with participants and all other agreements on the rights and obligations of participants; information on quality standards or quality certificates (if any), prices, utilities and use instructions for goods sold; regulations on warranty, return or buy-back of goods sold.

b. Programs on training of participants, covering training contents; training duration; order and procedures for granting training certificates; duration and contents of periodical training courses for participants;

c. Operation rules containing guidance on transaction modes and regulations concerning multi-level sale;

d. Responsibilities of participants;

e. Economic benefits which participants may enjoy through activities of marketing or directly selling goods, as well as conditions for obtaining such economic benefits;

f. Conditions for termination of contracts by participants as well as rights and obligations arising from such contract termination;

g. Other matters stipulated by competent state agencies.

3. Apart from the responsibilities defined in Clause 2 of this Article, multi-level sale enterprises shall also have the following responsibilities:

a. To ensure truthfulness and accuracy of information supplied to participants;

b. To ensure quality of goods sold by mode of multi-level sale;

c. To settle complaints of participants and consumers;

d. To withhold and remit personal income tax amounts of participants into the state budget before paying commissions, bonuses or other economic benefits to participants;

e. To provide professional training in multi-level sale and law on multi-level sale to participants;

f. To manage participants through the system of multi-level sale network member cards made according to a form set by the Trade Ministry;

g. To notify participants of goods not to be bought back by enterprises before they buy such goods.

Article 7: Prohibited acts of multi-level sale enterprises

Multi-level sale enterprises are forbidden to perform the following acts:

1. Requesting want-to-be participants to make deposits in order to be entitled to participate in their respective multi-level sale networks.

2. Requesting want-to-be participants to buy an initial quantity of goods in order to be entitled to participate in their multi-level sale networks.

3. Requesting want-to-be participants to pay money or any charges for study courses, training courses, seminars, social activities or other similar activities in order to be entitled to participate in their respective multi-level sale networks, except for expenses for purchase of documents specified in Clause 2, Article 6 of this Decree.

4. Failing to commit to permit participants to return goods and receive back money amounts already remitted to enterprises according to the provisions of Article 11 of this Decree.

5. Obstructing participants in returning goods as a result of termination of contracts on participation in multi-level sale.

6. Permitting participants to receive commissions, bonuses or other economic into participating in multi-level sale.

7. Refusing to pay, without plausible reasons, commissions, bonuses or other economic benefits enjoyable by participants.

8. Supplying deceitful information on benefits from participation in the multi-level sale networks in order to entice other persons to participate in multi-level sale.

9. Supplying untruthful information on characteristics and utilities of goods in order to lure other persons into participating in multi-level sale.

Article 8: Responsibilities and prohibited acts of participants

1. When participating in multi-level sale activities, the participants shall have the following responsibilities:

a. To produce their multi-level sale network member cards before introducing goods or marketing for sale of goods;

b. To notify all contents specified in Clause 2, Article 6 of this Decree to other persons under their sponsorship for participation in multi-level sale networks;

c. To supply truthful and accurate information on type, quality, prices, and usage of goods for sale;

d. To comply with regulations in operation rules and sale programs of enterprises.

2. Participants are forbidden to take the following acts:

a. Requesting persons under their sponsorship for participation in multi-level sale networks to pay any charges for study course, training courses, seminars, social activities or other similar activities;

b. Supplying deceitful information on benefits from the participation in multi-level sale, untruthful information on characteristics and utilities of goods, activities of multi-level sale enterprises in order to entice other persons to participate in multi-level sale.

Article 9: Contracts on participation in multi-level sale

1. Multi-level sale enterprises must enter into written participation contracts with participants in their respective multi-level sale networks.

2. The Trade Ministry shall have to guide the basic contents of model contract for multi-level sale activities.

Article 10: Termination of contracts on participation in multi-level sale

1. Participants have the right to terminate participation contracts by sending written notices to multi-level sale enterprises at least 7 working days before terminating the contracts.

2. Multi-level sale enterprises have the right to terminate contracts with participants when the latter violate the provisions of Article 8 of this Decree and shall have to notify such in writing to the participants at least 7 working days before terminating contracts.

3. Within 15 working days after the termination of contracts, multi-level sale enterprises shall have the following responsibilities:

a. To buy back goods already sold to the participants according to the provisions of Article 11 of this Decree;

b. To pay the participants commissions, bonuses and economic benefits enjoyable by participants in the course of participating in the multi-level sale networks.

Article 11: Buying back goods from participants upon termination of multi-level sale participation contracts

1. Multi-level sale enterprises must buy back goods already sold to participants when such goods satisfy the following conditions:

a. They can be re-sold for their initial use purposes;

b. They are returned within 30 days after the participants receive them.

2. In cases where they must buy back goods under the provisions of Clause 1 of this Article, multi-level sale enterprises shall have to:

a. Refund the total money amount already paid by participants to receive such goods, if there is no ground for deduction under the provisions of Point b of this Clause;

b. In cases where enterprises must bear management and re-warehousing expenses as well as other administrative expenses, they shall have to refund a total sum which is nor smaller than 90% of the amount already paid by participants to receive such goods.

3. When refunding money according to the provisions of Clause 2 of this Article, multi-level sale enterprises may deduct commissions, bonuses and/or other economic benefits which have been enjoyed by participants form the receipt of such goods.

4. The provisions of Clauses 1 and 2 of this Article shall not apply to goods which are not subject to buy-back, including goods which are expired upon return, seasonal goods or goods for sale promotion.

Article 12: Responsibilities binding between multi-level sale enterprises and participants

1. Multi-level sale enterprises shall have to pay damages to consumers or participants in the following cases:

a. Participants cause damage to consumers or other participants while strictly observing operation rules and sale programs of enterprises;

b. Participants have not been supplied with adequate information on goods according to the provisions of Clause 2, Article 6 of this Decree.

2. Multi-level sale enterprises shall have to regularly supervise activities of participants in order to ensure that the latter strictly observe their operation rules and sale programs.

3. In cases where they fail to comply with the provisions of Article 8 of this Decree, thus causing damage to consumers or other participants, multi-level sale participants shall have to pay level sale participants shall have to pay compensations for such damage.

Article 13: Information on benefits from participation in multi-level sale

In cases where an individual participates in a multi-level sale network to introduce sale activities, the multi-level sale enterprise or the participant must clearly state his/her name, age, address, participation duration and profit earned in each period, certified by tax payment receipts issued by the tax office which collects tax from such individual.

Chapter III

MANAGEMENT OF MULTI-LEVEL SALE ACTIVITIES

Article 14: Conditions for granting multi-level sale registration papers

Enterprises shall be granted multi-level sale registration papers when fully satisfying the following conditions:

1. Having paid deposits according to the provisions of Article 17 of this Decree.

2. Trading in goods in accordance with business lines and trades stated in their business registration certificates.

3. Satisfying all business conditions or being granted certificates of satisfaction of business conditions as provided for by law in cases where they trade in goods on the list of goods subject to conditional business.

4. Having transparent sale programs which are not contrary to law.

5. Having clear programs on training of participants.

Article 15: Dossiers of request for multi-level sale registration papers

Dossiers of request for multi-level sale registration papers shall be filed with provincial-level Trade Service or Trade-Tourism Services where enterprises have made their business registrations. Such a dossier comprises:

1. A written request for multi-level sale registration paper, made according to a form set by the Trade Ministry.

2. Notarized copies of the business registration certificate.

3. A banks written certification of the deposit amount according to the provisions of Clause 1, Article 17 of this Decree.

4. Notarized copies of the certificate of satisfaction of business conditions in cases where the enterprise trades in goods on the list of goods subject to conditional business.

5. The list and curricula vitae of leaders of the enterprise with their photos and certifications by police offices of communes or wards where they reside. For foreigners, certifications by Vietnam-based embassies or consulates of foreign countries of which such persons are citizens are required.

6. The sale program which has the contents specified at Point a, Clause 2, Article 6 of this Decree.

7. The program on training of participants, with the contents specified at Point b, Clause 2, Article 6 of this Decree.

Article 16: Procedures for granting and supplementing multi-level sale registration papers

1. Within 15 working days after receiving complete and valid dossiers, provincial-level Trade Services or Trade-Tourism Services where enterprises have made their business registrations shall have to such enterprises, provided that their dossiers fully satisfy the conditions specified in Article 14 of this Decree.

In case of refusal to grant the multi-level sale registration papers, provincial-level Trade Services or Trade-Tourism Services must issue written replies clearly stating the reasons therefor.

2. Enterprises requesting the grant of multi-level sale registration papers must pay grant fees. The fee levels and the regime of fee management and use shall be specified by the Finance Ministry.

3. In case of any changes relating to contents of their sale programs, enterprises shall have to carry out procedures for requesting shall have to of multi-level sale registration papers shall comply with the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article.

The order and time limit for additional grant of multi-level sale registration papers shall comply with the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article.

4. Within 15 working days after the grant or additional grant of multi-level sale registration papers, provincial-level Trade Services or Trade-Tourism Services shall have to report such in writing to the competition-managing office of the Trade Ministry.

5. When multi-level sale enterprises develop their sale networks to provinces or centrally-run cities other than those where they are headquartered, they shall have to notify such development to Trade Services or Trade- Tourism Services of such provinces or centrally-run cities.

6. The Trade Ministry shall set the forms of multi-level sale registration papers and multi-level sale organization notices.

Article 17: Deposits

1. A multi-level sale enterprise must pay a deposit which is equal to 5% of its charter capital and must not be lower than VND one billion at a commercial bank operating in Vietnam.

2. Upon receiving notices on cessation of multi-level sale activities, multi-level sale enterprises may use deposits to pay commissions, bonuses or sums for buying back goods from participants.

3. Upon termination of multi-level sale activities, multi-level sale enterprises may withdraw the whole deposit amount only in cases where there is no complaint or lawsuit initiated by multi-level sale participants concerning the payment of commissions, bonuses or sums for buying back goods.

Article 18: Withdrawal of multi-level sale registration papers

1. Provincial-level Trade Services or Trade-Tourism Services shall withdraw multi-level sale registration papers in the following cases:

a. Enterprises have their business registration certificates withdrawn;

b. Enterprises have their certificates of satisfaction of business conditions withdraw in cases where they trade in goods on the list of goods subject to conditional business;

c. Enterprises intentionally include in their dossiers of request for multi-level sale registration papers untruthful information;

d. Enterprises commit serious law-breaking acts in multi-level sale activities.

2. In cases where multi-level sale enterprises have their multi-level sale registration papers withdrawn under the provisions of Clause 1 of this Article, they shall have to immediately stop the multi-level sale and the recruitment of new participants, and fulfill their responsibilities toward participants according to the provisions of Article 11 of this Decree, or compensate consumers or participants for cases or matters arising from previous transactions before the withdrawal of multi-level sale registration papers.

3. Decisions on withdrawal of multi-level sale registration papers shall be sent by provincial-level Trade Services or Trade-Tourism Services to the competition-managing office of the Trade Ministry and publicized on the mass media.

Article 19: Suspension or termination of multi-level sale activities

1. When wishing to suspend or terminate multi-level sale activities, multi-level sale enterprises shall have the following obligations:

a. To abide by registrations on suspension or termination of business activities according to the provisions of law on enterprises;

b. To notify such to provincial-level Trade Services or Trade-Tourism Services where they have made their business registrations; and at the same time, to post up the suspension or termination at their headquarters and notify participants thereof within 30 working days before the suspension or termination of activities.

2. In case of suspension or termination of multi-level sale activities, multi-level sale activities, multi-level sale enterprises shall have to liquidate multi-level sale participation contracts with participants according to the provisions of Article 10 of this Decree within 30 working days after multi-level sale activities are suspended or terminated.

Article 20: Period reports of multi-level sale enterprises

Once every six months, multi-level sale enterprises shall have to report to provincial-level Trade Services or Trade -Tourism Services where they have made their business registrations on the number of participants, their turnovers and paid tax amounts as well as personal income tax amounts of participants they have paid on the latters behalf.

Article 21: Responsibilities of the Trade Ministry

1. The Trade Ministry shall be answerable to the Government for performing the function of state management over multi-level sale activities throughout the country.

2. The competition-managing office of the Trade Ministry shall have to assist the Trade Minister in the following specific management contents:

a. Guiding provincial-level Trade Services or Trade-Tourism Services in granting multi-level sale registration papers; inspecting the management of multi-level sale activities by provincial-level Trade Services or Trade-Tourism Services;

b. Directly inspecting or examining multi-level sale activities when deeming it necessary; handling according to its competence acts of violating the provisions of law on multi-level sale activities;

c. Proposing the Government to promulgate or amend legal documents on assurance of order on organizing multi-level sale activities, protection of benefits of participants in the multi-level sale networks, consumers, and maintenance of socio-economic stability.

Article 22: Responsibilities of provincial/municipal Peoples Committees

1. Provincial/municipal Peoples Committees shall have to perform the state management over the mode of multi-level sale according to their respective competence and the Trade Ministrys directions and instructions under the provisions of this Decree and other relevant provisions of this Decree and other relevant provisions of law.

2. Provincial-level Trade Services or Trade-Tourism Services shall assist provincial/municipal Peoples Committees in granting multi-level sale registration papers; regularly inspect and supervise multi-level sale activities in their localities and periodically report to the competition managing office of the Trade Ministry on such inspection or supervision.

Article 23: Handling of violations committed by multi-level sale enterprises or participants

1. Multi-level sale enterprises or participants that commit the following acts of violation shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned according to the provisions of law on handling of administrative violations:

a. Organizing multi-level sale while the specified conditions therefore are not fully satisfied;

b. Violating the regulations on subjects eligible for participating in multi-level sale;

c. Violating the regulations on goods permitted to be traded by mode of multi-level sale;

d. Failing to fully notify the required information to new sale network participants under their sponsorship;

e. Taking acts which multi-level sale enterprises and participants are forbidden to take;

f. Failing to enter into written contracts with participants;

g. Violating the regulations on termination of multi-level sale participation contracts;

h. Failing to comply with the reporting regime provided for in Article 20 of this Decree;

i. Altering contents of sale programs without carrying out procedures of request for additional grant of multi-level sale registration papers;

j. Violating the regulations on deposits and payments made from deposits in the course of operation;

k. Failing to pay taxes according to the provisions of law;

l. Failing to abide by the requests of competent state agencies conducting inspections or examinations;

m. Violating other provisions of this Decree

2. In cases where violations by multi-level sale enterprises or participants cause damage to material benefits of concerned organizations or individuals, they shall have to pay damages according to the provisions of law.

Article 24: Competence and procedures for handling and administrative violations

1. Competence for handling acts of administrative violation specified in Article 23 of this Decree shall comply with the provisions of the Competition Law and the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

2. Procedures for handling acts of administrative violation specified in Article 23 of this Decree shall comply with the provisions of law on handling of administrative violations.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 25: Implementation effect

1. This Decree takes effect 15 days after its publication in CONG BAO . Multi-level sale enterprises which make business registrations before the effective date of this Decree shall have to carry out procedures of request for multi-level sale registration papers at provincial-level Trade Services or Trade-Tourism Services where they have made business registrations within 3 months as from the effective date of this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies and presidents of Peoples Committees of provinces or centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER

 


Phan Van Khai

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 110/2005/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe