Thông tư 11/2011/TT-TTCP về tiêu chí nhận định tình hình tham nhũng

thuộc tính Thông tư 11/2011/TT-TTCP

Thông tư 11/2011/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ về việc quy định tiêu chí nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng
Cơ quan ban hành: Thanh tra Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:11/2011/TT-TTCP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Đức Lượng
Ngày ban hành:09/11/2011
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tiết kiệm-Phòng, chống tham nhũng, lãng phí

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THANH TRA CHÍNH PHỦ
------------------
Số: 11/2011/TT-TTCP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2011
 
 
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH THAM NHŨNG VÀ
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
 
 
Căn cứ Luật phòng, chống tham nhũng;
Căn cứ Nghị định số 65/2008/NĐ-CP ngày 20/5/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ;
Căn cứ Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 ban hành kèm theo Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ;
Thanh tra Chính phủ quy định tiêu chí nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng như sau:
 
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định nguyên tắc, tiêu chí nhận định tình hình tham nhũng, đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi quốc gia và trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong việc nhận định tình hình tham nhũng, đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi quốc gia.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng.
Điều 3. Nguyên tắc nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng
1. Đảm bảo tính khách quan, trung thực và công khai trong việc nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng.
2. Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
3. Kết quả nhận định, đánh giá của các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan truyền thông trong nước, các tổ chức quốc tế về tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng của Việt Nam; sự ổn định và phát triển về kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước là những căn cứ quan trọng để tham chiếu, phục vụ cho việc nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng.
 
Chương 2.
NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH THAM NHŨNG
 
Điều 4. Đo lường, dự báo tình hình tham nhũng
Tình hình tham nhũng được đo lường, dự báo dựa trên quy mô và tính chất tham nhũng.
1. Quy mô tham nhũng được phản ánh thông qua các yếu tố sau:
a) Mức độ phổ biến của các nhóm hành vi tham nhũng trên các lĩnh vực quản lý nhà nước;
b) Mức độ thiệt hại do các hành vi tham nhũng gây ra đối với Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
2. Tính chất tham nhũng được phản ánh thông qua các yếu tố sau:
a) Mức độ nghiêm trọng của các hành vi tham nhũng;
b) Cấu trúc của tham nhũng theo các nhóm hành vi tham nhũng;
c) Tính có tổ chức trong việc thực hiện các hành vi tham nhũng;
d) Tính liên kết giữa hành vi tham nhũng với các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Điều 5. Tiêu chí nhận định tình hình tham nhũng
1. Tiêu chí đo lường quy mô tham nhũng:
a) Nhận thức của công chúng về mức độ phổ biến của hành vi tham nhũng.
b) Nhận thức của cán bộ, công chức về những thiệt hại do tham nhũng gây ra đối với ngân sách nhà nước.
c) Chi phí không chính thức của doanh nghiệp trong giao dịch với cơ quan nhà nước.
d) Chi phí không chính thức của người dân trong giao dịch với cơ quan nhà nước.
2. Tiêu chí đo lường tính chất tham nhũng:
a) Tỷ lệ tương quan giữa các loại tội phạm tham nhũng
b) Tỷ lệ tội phạm tham nhũng nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
c) Tỷ lệ vụ án tham nhũng được khởi tố, truy tố và đưa ra xét xử.
d) Tỷ lệ tương quan giữa số tội phạm tham nhũng với số vụ án tham nhũng.
đ) Tỷ lệ các vụ án tham nhũng có yếu tố nước ngoài
e) Tỷ lệ các vụ án tham nhũng có liên quan các tội phạm khác.
Điều 6. Phương pháp nhận định tình hình tham nhũng
1. Thu thập thông tin cơ sở theo các tiêu chí nhận định về tình hình tham nhũng.
2. Xác định công thức tính chỉ số tổng hợp đo lường thực trạng tham nhũng dựa trên so sánh tương quan giữa các năm và trọng số của từng tiêu chí thành phần.
3. Thu thập thông tin, dữ liệu tại năm tiến hành nhận định nhằm xác định chỉ số tổng hợp đo lường thực trạng tham nhũng của năm. Chỉ số tổng hợp là công cụ chính để đưa ra nhận định về tình hình tham nhũng.
4. Phương pháp đo lường chỉ số về thực trạng tham nhũng và ví dụ cụ thể nêu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 7. Trách nhiệm thu thập, xử lý thông tin phục vụ việc nhận định tình hình tham nhũng trên phạm vi quốc gia
1. Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan tiến hành thu thập thông tin, dữ liệu để phục vụ cho việc nhận định về tình hình tham nhũng hàng năm.
2. Thanh tra Chính phủ chủ trì phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền phân tích thông tin, dữ liệu để đề xuất với Chính phủ nội dung nhận định về tình hình tham nhũng hàng năm và công bố công khai nhận định của Chính phủ về tình hình tham nhũng hàng năm.
 
Chương 3.
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
 
Điều 8. Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng
Công tác phòng chống tham nhũng được đánh giá dựa trên các nỗ lực phòng, chống tham nhũng, kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng, tác động của công tác phòng, chống tham nhũng đối với niềm tin của nhân dân và tình hình tham nhũng.
Điều 9. Tiêu chí đánh giá các nỗ lực phòng, chống tham nhũng
1. Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
a) Các văn bản dưới luật được ban hành đúng theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng.
b) Các văn bản được ban hành, sửa đổi, bổ sung theo đúng Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 và Kế hoạch thực thi Công ước Liên hợp quốc tế về chống tham nhũng.
c) Các hành vi tham nhũng được hình sự hóa, các biện pháp phòng, chống tham nhũng được quy định theo đúng yêu cầu của việc thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
2. Tiêu chí về mức độ đáp ứng của bộ máy chỉ đạo và các cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng:
a) Các cơ quan, đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng được thành lập theo quy định của pháp luật.
b) Cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ trong các cơ quan, đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng được bố trí theo kế hoạch biên chế, đáp ứng yêu cầu về cơ cấu chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ.
c) Cán bộ trong các cơ quan, đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng được đào tạo, bồi dưỡng về các kỹ năng cần thiết về phòng, chống tham nhũng theo kế hoạch đã được phê duyệt.
3. Tiêu chí về mức độ tham gia của xã hội trong công tác phòng, chống tham nhũng:
a) Các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, cơ quan truyền thông tham gia thực hiện các hoạt động phòng, chống tham nhũng.
b) Mức độ tiếp cận của người dân đối với thông tin về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng.
c) Tỷ lệ cá nhân được khen thưởng do có thành tích trong phát hiện hành vi tham nhũng.
Điều 10. Tiêu chí đánh giá về kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng
1. Tiêu chí đánh giá kết quả phát hiện tham nhũng:
a) Tỷ lệ các vụ việc tham nhũng được phát hiện qua tự kiểm tra nội bộ.
b) Tỷ lệ các vụ việc tham nhũng được phát hiện qua hoạt động thanh tra.
c) Tỷ lệ các vụ việc tham nhũng được phát hiện qua hoạt động kiểm tra.
d) Tỷ lệ các vụ việc tham nhũng được phát hiện qua hoạt động giám sát.
đ) Tỷ lệ các vụ việc tham nhũng được phát hiện qua hoạt động kiểm toán.
e) Tỷ lệ các vụ việc tham nhũng được phát hiện qua giải quyết tố cáo.
g) Tỷ lệ các vụ việc tham nhũng được phát hiện qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
2. Tiêu chí đánh giá kết quả xử lý tham nhũng:
a) Tỷ lệ đối tượng tham nhũng bị xử lý hình sự.
b) Tỷ lệ các đối tượng tham nhũng bị xử lý hành chính.
c) Tỷ lệ thu hồi về tiền và tài sản trong lĩnh vực thanh tra.
d) Tỷ lệ thu hồi về tiền và tài sản trong lĩnh vực kiểm toán.
đ) Tỷ lệ thu hồi về tiền và tài sản trong các vụ án tham nhũng.
Điều 11. Tiêu chí đánh giá tác động của công tác phòng, chống tham nhũng đối với niềm tin của nhân dân và tình hình tham nhũng
a) Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức về hiệu quả phòng, chống tham nhũng.
b) Mức độ tin tưởng của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức đối với việc thực hiện mục tiêu ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng.
c) Mức độ chuyển biến của tình hình tham nhũng.
Điều 12. Phương pháp đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng
1. Tiến hành thu thập thông tin, dữ liệu định kỳ theo các tiêu chí đánh giá.
2. Tổng hợp, phân loại, chuẩn hóa thông tin, dữ liệu.
3. Phân tích, đánh giá những tiến triển đã đạt được trong công tác phòng, chống tham nhũng thông qua so sánh giữa các tiêu chí của năm hiện tại với năm trước đó và tham chiếu các nội dung có liên quan theo quy định tại Khoản 3, Điều 3 của Thông tư này.
Điều 13. Trách nhiệm thu thập, xử lý thông tin phục vụ việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng ở cấp độ quốc gia
1. Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan tiến hành thu thập thông tin, dữ liệu phục vụ cho việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng hàng năm.
2. Thanh tra Chính phủ chủ trì phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền phân tích thông tin, dữ liệu, đề xuất với Chính phủ về nội dung đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng hàng năm và công bố công khai đánh giá của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng hàng năm.
 
Chương 4.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 
Điều 14. Trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ
1. Xây dựng, triển khai kế hoạch chi tiết để tiến hành nhận định về tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi toàn quốc.
2. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan hữu quan tổ chức khảo sát, điều tra xã hội học và các hoạt động nghiên cứu khác nhằm thu thập thông tin, dữ liệu phục vụ cho việc nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng.
3. Xây dựng, quản lý và vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ việc thẩm định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng.
Điều 15. Trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương
Các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm cung cấp thông tin phục vụ việc nhận định tình hình tham nhũng, đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng; phối hợp với Thanh tra Chính phủ trong việc tiến hành các khảo sát, phân tích, nhận định về tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng.
Điều 16. Nguồn kinh phí phục vụ việc nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng
Kinh phí phục vụ việc nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng lấy từ nguồn ngân sách nhà nước và huy động các nguồn tài trợ, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan liên quan phản ánh về Thanh tra Chính phủ để được hướng dẫn hoặc xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cổng TTĐT của TTCP; Công báo;
- Các cục, vụ, đơn vị thuộc TTCP;
- Lưu: Văn thư, Cục CTN (5b).
KT. TỔNG THANH TRA
PHÓ TỔNG THANH TRA




Trần Đức Lượng
 
PHƯƠNG PHÁP
TÍNH CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG VỀ THỰC TRẠNG THAM NHŨNG
(Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 11/2011/TT-TTCP
ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thanh tra Chính phủ)
 
1. Phương pháp tính chỉ số đo lường thực trạng tham nhũng
a) Chỉ số quy mô tham nhũng (IQM) được đo lường từ 4 chỉ số:
- Chỉ số nhận thức của công chúng về mức độ phổ biến của tham nhũng (INT)
- Chỉ số thiệt hại về kinh tế đối với ngân sách nhà nước (INS)
- Chỉ số thiệt hại về kinh tế đối với doanh nghiệp (IDN)
- Chỉ số thiệt hại về kinh tế đối với người dân (IGĐ)
b) Chỉ số tính chất tham nhũng (ITC) được tính toán từ kết quả đo lường theo các nhóm tiêu chí cụ thể, trong đó bao gồm các tiêu chí định tính (sẽ thu thập thông tin bằng phương pháp điều tra xã hội học) và các tiêu chí định lượng (sẽ thu thập bằng các phương pháp thông dụng: báo cáo của các đơn vị liên quan, rà soát văn bản,…).
c) Phương pháp tính:
Các chỉ số được tính điểm (lượng hóa) theo trình tự như sau:
Bước 1: Thu thập thông tin về các tiêu chí
Dữ liệu được thu thập từ năm khởi đầu (gọi là năm t0) làm dữ liệu cơ sở. Các chỉ số đo lường quy mô và tính chất tham nhũng được tính từ năm t1 (sau năm t0 trở đi).
- Đối với các tiêu chí định lượng: tổng hợp kết quả từ các báo cáo của các cơ quan có trách nhiệm, từ đó tính toán các giá trị của tiêu chí theo công thức được quy định cho từng tiêu chí.
- Đối với các chỉ số định tính: tổng hợp thông tin từ kết quả điều tra, xử lý kết quả điều tra theo phương pháp thang điểm BARS (Behavior Accomodated Rating System). Theo phương pháp này, các câu hỏi điều tra được thiết kế để thu thập thông tin về các biểu hiện của tình hình tham nhũng, sau đó sử dụng khung phân tích (Bảng BARS) để tổng hợp và đánh giá mức độ theo các biểu hiện đã ghi nhận được qua kết quả điều tra.
Bảng BARS
 

Tên tiêu chí
Mức độ (điểm)
1
2
3
4
5
Tiêu chí 1
- Biểu hiện 1
- Biểu hiện 2
- …
- Như (1) và
- Biểu hiện 3
- Biểu hiện 4
- Như (2) và
- Biểu hiện 5
- Biểu hiện 6
- Như (3) và
- Biểu hiện 7
- Biểu hiện 8
- Như (4) và
- Biểu hiện 9
- Biểu hiện 10
 
Ghi chú: Với mỗi tiêu chí định tính, sẽ xây dựng các câu hỏi điều tra nhằm thu thập các thông tin định tính về các biểu hiện khác nhau của thực trạng tham nhũng tương ứng với các mức độ (những biểu hiện này được xác định trước khi thiết kế phiếu điều tra). Sau khi có kết quả điều tra, chuyên gia sẽ căn cứ vào các câu trả lời theo phiếu điều tra để tổng hợp vào bảng BARS, và trên cơ sở đó đánh giá mức độ đạt được (tương ứng với số điểm) cho từng chỉ số. Kết quả xử lý thông tin điều tra sẽ là số điểm (thể hiện mức độ) theo từng tiêu chí.
Cách thức thu thập thông tin và xử lý thông tin điều tra được minh họa cụ thể trong Ví dụ ở mục 2 của Phụ lục này.
Bước 2: Tính toán các chỉ số thành phần
Phương án tính toán chỉ số thành phần cho năm T1 như sau:
- Tính toán điểm số tiến triển của các tiêu chí (Vi) đo lường quy mô và tính chất tham nhũng. Điểm số tiến triển của các tiêu chí được tính theo công thức (1) dưới đây.
Vij = 1 +  (1)
Trong đó:
Vij là giá trị theo dõi của tiêu chí i ở năm j
Xij là giá trị thực tế của tiêu chí i đã đo lường được ở năm tj
Xi0 là giá trị của tiêu chí i đã quan sát được ở năm t0
- Tính chỉ số tiến triển thành phần đo lường quy mô tham nhũng Ik (INT, INS, IDN, IGĐ). Chỉ số tiến triển thành phần của Quy mô tham nhũng được tính theo công thức (2) dưới đây:
Ikj =  (2)
Trong đó:
Ikj là chỉ số thành phần đo lường quy mô tham nhũng năm j
qi: trọng số của tiêu chí i
Vij là giá trị theo dõi của tiêu chí i ở năm j
- Tính Chỉ số tiến triển về Quy mô (IQM) và Tính chất (ITC) tham nhũng:
Chỉ số tiến triển về Tính chất của các hành vi tham nhũng (ITC) được tính trực tiếp từ các tiêu chí theo công thức (3).
ITCj =   (3)
Trong đó:
ITCj là chỉ số đo lường tính chất của các hành vi tham nhũng năm j
qi: trọng số của tiêu chí i
Vij là giá trị theo dõi của tiêu chí i ở năm j
- Chỉ số tiến triển về Quy mô tham nhũng (IQM) được tính từ các chỉ số thành phần (Ik) như công thức (4) dưới đây.
IQMj =     (4)
Trong đó:
IQMj: là chỉ số đo lường quy mô tham nhũng năm j
Qk: trọng số của chỉ số thành phần Ik
Ikj: là giá trị của chỉ số thành phần k ở năm j
Ví dụ: Tính toán các chỉ số đo lường tham nhũng
Bảng dưới đây đưa ra các con số giả định theo bộ tiêu chí hiện tại.
 

STT
Tiêu chí
T0
T1
Chỉ số tiến triển thành phần
1
Chỉ số đo lường quy mô tham nhũng
 
 
 
1.1
Chỉ số nhận thức của công chúng về mức độ phổ biến của hành vi tham nhũng
3
3.5
1.17
1.2
Chỉ số thiệt hại về kinh tế do tham nhũng gây ra đối với ngân sách nhà nước
1% GDP
1.1%
1.10
1.3
Chỉ số chi phí không chính thức của doanh nghiệp trong giao dịch giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước
1% doanh thu
0.9%
0.90
1.4
Chỉ số chi phí không chính thức của người dân trong giao dịch với các cơ quan nhà nước.
2% thu nhập
1.5%
0.75
 
Chỉ số quy mô tham nhũng.
 
 
0.98
2
Chỉ số tính chất của các hành vi tham nhũng
 
 
 
2.1
Tỷ lệ tội phạm tham nhũng nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng trong tổng số tội phạm tham nhũng đã bị phát hiện và xử lý.
10%
9%
0.90
2.3
Tỷ lệ tương quan giữa số tội phạm tham nhũng với số vụ án tham nhũng
1
1,3
1.30
2.4
Tỷ lệ các vụ án tham nhũng có tổ chức có yếu tố nước ngoài
5%
9%
1.80
2.5
Tỷ lệ các vụ án tham nhũng có liên quan các tội phạm khác.
20%
15%
0.75
 
 
Chỉ số tính chất tham nhũng.
 
 
1.19
 
- Kết quả đạt được sẽ là số điểm, chẳng hạn IQMj = 0.98 có nghĩa là quy mô tham nhũng có giảm đôi chút so với T0;
- Kết quả ITCj = 1.19 có nghĩa là tính chất (nghiêm trọng) tham nhũng tăng hơn tới 19% so với T0).
- Ghi chú: Trong ví dụ này, giả định trọng số của các chỉ số thành phần là bằng nhau. Trên thực tế, để tính toán các chỉ số quy mô và tính chất tham nhũng, cần xác định trọng số khác nhau cho mỗi thành phần, thể hiện mức độ ảnh hưởng khác nhau của các chỉ số thành phần đến quy mô và tính chất tham nhũng. Các trọng số này sẽ được xác định bằng phương pháp chuyên gia sau khi đã có khảo sát ban đầu về thực trạng tình hình tham nhũng theo các tiêu chí nêu trên.
2. Công cụ thu thập thông tin về các tiêu chí
Để đảm bảo cung cấp những thông tin chính xác, kịp thời về tình hình thực trạng tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng, phải sử dụng kết hợp nhiều “kênh” thông tin, thu thập bằng các công cụ khác nhau, bao gồm:
a) Hệ thống thông tin, báo cáo về thực trạng tham nhũng và phòng, chống tham nhũng (Hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng);
b) Kết quả khảo sát, điều tra xã hội học về chi phí không chính thức hoặc nhận thức của chuyên gia, của công chúng về thực trạng tham nhũng và phòng, chống tham nhũng (được tiến hành định kỳ theo yêu cầu về đo lường thực trạng tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng).
Ví dụ: Thu thập và xử lý thông tin định tính bằng phương pháp điều tra (Tiêu chí: Nhận thức của công chúng về mức độ phổ biến của hành vi tham nhũng).
 
Bảng BARS (chuẩn)
 

Tên tiêu chí
Mức độ (điểm)
1
2
3
4
5
Nhận thức của công chúng về mức độ phổ biến của hành vi tham nhũng
- Không thấy có biểu hiện của hành vi tham nhũng (chưa nghe nói đến tham nhũng)
Biết là có biểu hiện của tham nhũng (nhưng chưa được chứng kiến)
Có hiện tượng tham nhũng (đã được chứng kiến, đã từng là nạn nhân)
Có hiện tượng tham nhũng ở một số ngành, địa phương (đã được chứng kiến, đã từng là nạn nhân)
Tham nhũng tràn lan, ở tất cả các ngành, các cấp (đã được chứng kiến, đã từng là nạn nhân)
 
Bảng BARS (kết quả điều tra)
 

Tên tiêu chí
Mức độ (điểm)
1
2
3
4
5
Nhận thức của công chúng về mức độ phổ biến của hành vi tham nhũng
 
 
Đã được chứng kiến hành vi tham nhũng (không có ví dụ cụ thể trong trường hợp nào)
Đã từng là nạn nhân của hành vi tham nhũng của cán bộ cấp tỉnh (khi xin cấp phép xây dựng).
 
 
Kết quả xử lý kết thông tin điều tra: Nhận thức của công chúng về mức độ phổ biến của hành vi tham nhũng: 3,5 (điểm)./.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT INSPECTORATE
------------------

No. 11/2011/TT-TTCP

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------------

Hanoi, November 09, 2011

 

 

CIRCULAR

PROVIDING CRITERIA FOR JUDGMENT OF THE SITUATION OF CORRUPTION AND EVALUATION OF ANTI-CORRUPTION WORK

 

 

Pursuant to the Law Against Corruption;

Pursuant to the Government s Decree No. 65/2008/ND-CP of May 20, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Government Inspectorate;

Pursuant to the national strategy against corruption toward 2020, promulgated together with the Government s Resolution No. 12/NQ-CP of May 12, 2009;

The Government Inspectorate provides criteria for judgment of the situation of corruption and evaluation of anti-corruption work as follows:

 

Chapter 1

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

This Circular provides the principles and criteria for the judgment of the situation of corruption and evaluation of anti-corruption work nationwide and responsibilities of ministries, sectors, localities, agencies, organizations and units involved in this work.

Article 2. Subjects of application

This Circular applies to ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, People s Committees of provinces and centrally run cities and other agencies, organizations, units and persons in the organization of anti-corruption work, judgment of the situation of corruption and evaluation of anti-corruption work.

Article 3. Principles of judgment of the situation of corruption and evaluation of anti-corruption work

1. Assurance of the objectivity, honesty and publicity in the judgment of the situation of corruption and evaluation of anti-corruption work.

2. Thorough understanding of the Party s guidelines and line and the State s policies and laws on the prevention and combat of corruption.

3. Results of judgment and evaluation by domestic socio-political organizations and communication agencies and international organizations of the situation of corruption and anti-corruption work of Vietnam and its economic, political and social stability and deve­lopment serve as important bases for reference and judgment of the situation of corruption and evaluation of anti-corruption work.

 

Chapter 2

JUDGMENT OF THE SITUATION OF CORRUPTION

 

Article 4. Measurement and forecast of the situation of corruption

The situation of corruption shall be measured and forecast based on the scale and nature of corruption.

1. The scale of corruption is reflected through the following factors:

a/ Prevalence of groups of acts of corruption in various areas of state management;

b/ Damage caused by acts of corruption to the State, enterprises and people.

2. The nature of corruption is reflected through the following factors:

a/ Seriousness of acts of corruption;

b/ Corruption structure according to groups of acts of corruption;

c/ Organization of the commission of acts of corruption;

d/ Connection between acts of corruption and other illegal acts.

Article 5. Criteria for judgment of the situation of corruption

1. Criteria for measuring the scale of corruption:

a/ Awareness of the public about the prevalence of acts of corruption;

b/ Awareness of cadres and civil servants about losses caused by corruption to the state budget;

c/ Informal expenses of enterprises in transactions with state agencies;

d/ Informal expenses of people in transactions with state agencies.

2. Criteria for measuring the nature of corruption

a/ Rate of correlation among different crimes of corruption;

b/ Rates of serious, very serious and particularly serious crimes of corruption;

c/ Rates of criminal cases of corruption already instituted, prosecuted and tried;

d/ Rates of correlation between numbers of crimes of corruption and numbers of criminal cases of corruption;

e/ Rate of criminal cases of corruption involving foreign elements;

f/ Rates of criminal cases of corruption related to other crimes.

Article 6. Methods of judging the situation of corruption

1. Collecting baseline information according to criteria for judging the situation of corruption.

2. Determining a formula for calculating general indexes for measuring the current situation of corruption based on comparison between years and material data of each component criterion.

3. Collecting information and data in the year of judgment to determine general indexes for measuring the year s situation of corruption. General indexes serve as major tools for judging the situation of corruption.

4. Methods of measuring indexes of the current situation of corruption and specific examples are provided in an appendix to this Circular (not printed herein).

Article 7. Responsibility for collecting and processing information to serve the judgment of the situation of corruption nationwide

1. The Government Inspectorate shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, sectors and localities and related agencies in, collecting information and data to serve the annual judgment of the situation of corruption.

2. The Government Inspectorate shall assume the prime responsibility for, and coordinate with competent agencies in, analyzing information and data before proposing to the Government the contents of annual judgment of the situation of corruption, and publicize the Government s annual judgment of the situation of corruption.

 

Chapter 3

EVALUATION OF ANTI-CORRUPTION WORK

 

Article 8. Evaluation of anti-corruption work

Anti-corruption work shall be evaluated based on anti-corruption efforts, results of detection and handling of cases of corruption and impacts of anti-corruption work on the people s confidence and the situation of corruption.

Article 9. Criteria for evaluation of anti-corruption efforts

1. Criteria for evaluating the level of completion of anti-corruption policies and laws.

a/ Sub-law documents promulgated in accordance with the Law Against Corruption;

b/ Documents promulgated, revised and supplemented in line with the plan for implementation of the national strategy against corruption toward 2020 and the plan for implementation of the United Nations Convention Against Corruption;

c/ Criminalized acts of corruption and anti-corruption measures already introduced according to the requirements of the implementation of the United Nations Convention Against Corruption.

2. Criteria regarding the level of qualification of the anti-corruption steering apparatus and specialized agencies:

a/ Specialized anti-corruption agencies and units established in accordance with law;

b/ Leading officials and professional officers in specialized anti-corruption agencies and units arranged according to staffing plans, meeting the requirements on the structure of professional titles and standards.

c/ Officers of specialized anti-corruption agencies and units who have been trained in necessary anti-corruption skills according to approved plans.

3. Criteria regarding the level of participation of the society in anti-corruption work:

a/ Socio-political organizations, socio-professional organizations, business associations, commodity line associations and communication agencies involved in anti-corruption activities;

b/ Level of accessibility of the people to information on cases of corruption and anti-corruption work;

c/ Rate of individuals commended and rewarded for achievements in detecting acts of corruption.

Article 10. Criteria for evaluation of results of detection and handling of corruption

1. Criteria for evaluation of results of detection of corruption:

a/ Rate of cases of corruption detected through internal self-examination;

b/ Rate of cases of corruption detected through inspection;

c/ Rate of cases of corruption detected through examination;

d/ Rate of cases of corruption detected through supervision;

e/ Rate of cases of corruption detected through audit;

f/ Rate of cases of corruption detected through settlement of denunciations;

g/ Rate of cases of corruption detected through investigation, prosecution and adjudication activities.

2. Criteria for evaluation of results of handling of corruption:

a/ Rate of corrupt persons criminally handled;

b/ Rate of corrupt persons administratively handled;

c/ Rate of recovery of money and property through inspection;

d/ Rate of recovery of money and property through audit;

e/ Rate of recovery of money and property in criminal cases of corruption.

Article 11. Criteria for evaluation of impacts of anti-corruption work on the people s confidence and the situation of corruption

a/ Level of satisfaction of people, enterprises, cadres and civil servants with the effectiveness of anti-corruption work;

b/ Level of confidence of people, enterprises, cadres and civil servants in the realization of the objective of corruption prevention and mitigation.

c/ Level of change of the situation of corruption

Article 12. Methods of evaluating anti corruption work

1. Periodically collecting information and data according to evaluation criteria.

2. Summarizing, classifying and standardizing information and data.

3. Analyzing and evaluating progresses recorded in anti-corruption work through comparing indexes of the present and previous years and referring to relevant contents stated in Clause 3, Article 3 of this Circular.

Article 13. Responsibilities to collect and process information to serve the evaluation of anti-corruption work at national level

1. The Government Inspectorate shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries, sectors, localities and agencies in, collecting information and data to serve the annual evaluation of anti-corruption work.

2. The Government Inspectorate shall assume the prime responsibility for, and coordinate with competent agencies in, analyzing information and data and proposing to the Government the contents of annual evaluation of anti-corruption work, and publicize the Government s annual evaluation of anti-corruption work.

 

Chapter 4

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

 

Article 14. Responsibilities of the Government Inspectorate

1. To formulate and implement detailed plans for judging the situation of corruption and evaluating anti-corruption work nationwide.

2. To assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries, sectors and agencies in, conducting sociological surveys and investigations and other research activities to collect information and data to serve the judgment of the situation of corruption and evaluation of anti-corruption work.

3. To build, manage and operate a system of information and data to serve the judgment of the situation of corruption and evaluation of anti-corruption work.

Article 15. Responsibilities of ministries, sectors and localities

Ministries, sectors and localities shall provide information to serve the judgment of the situation of corruption and evaluation of anti-corruption work; and coordinate with the Government Inspectorate in surveying, analyzing and judging the situation of corruption and evaluating anti-corruption work.

Article 16. Fund for the judgment of the situation of corruption and evaluation of anti-corruption work

The fund for the judgment of the situation of corruption and evaluation of anti-corruption work shall be allocated from the state budget and financial assistance sources in accordance with law.

Article 17. Effect

This Circular takes effect on January 1, 2012. Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Government Inspectorate for guidance, amendment and supplementation as appropriate.-

 

 

FOR THE INSPECTOR GENERAL
DEPUTY INSPECTOR GENERAL




Tran Duc Luong

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 11/2011/TT-TTCP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất