Thông tư 07/2012/TT-BCT về dán nhãn năng lượng

thuộc tính Thông tư 07/2012/TT-BCT

Thông tư 07/2012/TT-BCT của Bộ Công Thương về quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện và thiết bị sử dụng năng lượng
Cơ quan ban hành: Bộ Công Thương
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:07/2012/TT-BCT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Hoàng Quốc Vượng
Ngày ban hành:04/04/2012
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
-----------------

Số: 07/2012/TT-BCT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------

Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 2012

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG CHO CÁC PHƯƠNG TIỆN

VÀ THIẾT BỊ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG

Căn cứ Nghị định số 189/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Nghị định số 44/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 28 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2011 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện và thiết bị sử dụng năng lượng như sau:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định trình tự đăng ký, đánh giá, cấp giấy chứng nhận, đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận, chỉ định tổ chức thử nghiệm và thực hiện dán nhãn năng lượng đối với các phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng do Thủ tướng chính phủ ban hành hoặc các phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng theo hình thức tự nguyện (sau đây gọi chung là phương tiện, thiết bị).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Các nhà sản xuất, nhập khẩu (sau đây gọi là doanh nghiệp) các phương tiện, thiết bị quy định tại Điều 1.
2. Các tổ chức thử nghiệm được chỉ định tham gia thử nghiệm phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng.
3. Các cơ quan quản lý hoạt động dán nhãn năng lượng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ viết tắt dưới đây được hiểu như sau:
1. Dán nhãn năng lượng: là việc dán, gắn, in, khắc nhãn năng lượng lên sản phẩm, bao bì.
2. ILAC: Hiệp hội công nhận các Tổ chức thử nghiệm quốc tế (International Laboratory Accreditation Cooperation).
3. APLAC: Hiệp hội công nhận các phòng thử nghiệm Châu Á – Thái Bình Dương (Asia Pacific Laboratory Accreditation Cooperation).
4. VILAS: Hệ thống công nhận Phòng thử nghiệm Việt Nam (Vietnam Laboratory Accreditation Scheme).
5. ISO: Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for Standardization).
6. IEC: Uỷ ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (International Electrotechnical Commission).
7. TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam.
Điều 4. Nguyên tắc và phương thức chứng nhận dán nhãn cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng
1. Căn cứ để thử nghiệm, đánh giá và chứng nhận phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng là các TCVN hoặc các quy định của Bộ Công Thương tương ứng.
2. Tổ chức thử nghiệm phải là các tổ chức đáp ứng các điều kiện theo quy định và được Bộ Công Thương chỉ định.
3. Phương thức chứng nhận phương tiện, thiết bị sản xuất, bao gồm:
a) Thử nghiệm mẫu điển hình;
b) Đánh giá điều kiện sản xuất (tại cơ sở sản xuất);
c) Cấp giấy chứng nhận, hiệu lực của giấy chứng nhận không quá 03 (ba) năm;
d) Giám sát sản phẩm, hàng hoá sau chứng nhận.
4. Phương thức chứng nhận đối với phương tiện, thiết bị nhập khẩu, bao gồm:
a) Thử nghiệm mẫu điển hình;
b) Đánh giá thực tế (kho, bãi);
c) Cấp giấy chứng nhận cho từng lô.
Chương II
ĐIỀU KIỆN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHỈ ĐỊNH TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM
VÀ CÔNG NHẬN KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM
Điều 5. Điều kiện để chỉ định Tổ chức thử nghiệm
1. Tổ chức thử nghiệm độc lập có đủ năng lực nằm trong hệ thống VILAS, được công nhận theo tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025 hoặc các Tổ chức thử nghiệm nước ngoài đã được công nhận bởi các tổ chức công nhận đã ký kết thoả ước thừa nhận lẫn nhau (ILAC hoặc APLAC).
2. Tổ chức thử nghiệm chưa được công nhận theo tiêu chuẩn của hệ thống VILAS, TCVN ISO/IEC 17025 nhưng có đủ năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết bị bao gồm:
a) Có nhân viên thử nghiệm được đào tạo đúng chuyên ngành kỹ thuật đối với phương tiện, thiết bị thử nghiệm;
b) Có thiết bị thí nghiệm đảm bảo hoạt động tốt, được bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn đúng theo quy định và đủ độ chính xác để thực hiện các chỉ tiêu thử nghiệm;
c) Có đầy đủ các trang thiết bị phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn thử nghiệm;
d) Có đầy đủ các quy trình, hướng dẫn công việc thử nghiệm;
đ) Có lập và lưu trữ các hồ sơ cần thiết: hồ sơ đào tạo nhân viên thử nghiệm; hồ sơ theo dõi việc kiểm định, hiệu chuẩn; hồ sơ bảo trì và bảo dưỡng thiết bị thử nghiệm; hồ sơ kết quả hoạt động thử nghiệm (nếu có).
Điều 6. Trình tự thủ tục chỉ định Tổ chức thử nghiệm
1. Tổ chức thử nghiệm muốn tham gia hoạt động thử nghiệm để dán nhãn phải lập hồ sơ đăng ký gửi về Tổng cục Năng lượng.
2. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo Thông tư 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 Hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp.
b) Giấy đăng ký chỉ định tổ chức thử nghiệm dán nhãn năng lượng theo mẫu tại Phụ lục 1;
c) Danh sách thử nghiệm viên của tổ chức thử nghiệm đăng ký chỉ định theo mẫu tại Phụ lục 2;
d) Danh mục các tài liệu, tiêu chuẩn, quy trình phục vụ thử nghiệm theo mẫu tại Phụ lục 3;
đ) Phiếu, báo cáo thử nghiệm;
e) Các tài liệu, chứng chỉ làm bằng chứng (nếu có);
g) Kết quả hoạt động thử nghiệm trong một năm gần nhất (nếu có).
3. Trong thời hạn không quá hai mươi ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục Năng lượng tổ chức xem xét hồ sơ, thực hiện đánh giá năng lực thực tế tại cơ sở để trình Bộ Công Thương quyết định chỉ định tổ chức thử nghiệm. Hiệu lực quyết định chỉ định không quá 03 (ba) năm.
Trường hợp từ chối việc chỉ định, Tổng cục Năng lượng thông báo lý do từ chối bằng văn bản cho tổ chức thử nghiệm.
4. Ít nhất ba tháng trước khi quyết định chỉ định tổ chức thử nghiệm hết hiệu lực, nếu có nhu cầu, tổ chức thử nghiệm phải thực hiện thủ tục đăng ký lại và gửi hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
5. Trường hợp thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực được chỉ định Tổ chức thử nghiệm được chỉ định phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi, bổ sung (đăng ký mới) và gửi hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 7. Công nhận kết quả thử nghiệm của các tổ chức nước ngoài
Kết quả thử nghiệm phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng ở nước ngoài chỉ được chấp nhận trong trường hợp thỏa mãn các điều kiện dưới đây:
1. Tổ chức thử nghiệm có yếu tố nước ngoài phải là tổ chức độc lập được công nhận theo chuẩn mực ISO/IEC 17025 (hoặc tương đương) bởi các tổ chức công nhận đã ký kết thoả ước thừa nhận lẫn nhau (ILAC hoặc APLAC).
2. Tổ chức thử nghiệm có yếu tố nước ngoài phải đăng ký chỉ định với Tổng cục Năng lượng theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
3. Hồ sơ đăng ký chỉ định gồm:
a) Bản sao giấy chứng nhận tư cách pháp nhân hoặc giấy tờ tương tự;
b) Giấy đăng ký chỉ định tổ chức thử nghiệm dán nhãn năng lượng theo mẫu tại Phụ lục 1;
c) Danh sách thử nghiệm viên của tổ chức thử nghiệm đăng ký chỉ định theo mẫu tại Phụ lục 2;
d) Danh mục các tài liệu, tiêu chuẩn, quy trình phục vụ thử nghiệm theo mẫu tại Phụ lục 3;
đ) Phiếu hoặc báo cáo thử nghiệm;
e) Chứng chỉ công nhận của tổ chức công nhận (nếu có);
g) Kết quả hoạt động thử nghiệm trong một năm gần nhất (nếu có).
Tài liệu trong hồ sơ phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng.
4. Các phép thử phải phù hợp với phương pháp thử quy định trong các TCVN và quy định tương ứng khác.
Chương III
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VÀ DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG
Điều 8. Trình tự thủ tục đánh giá và cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng
Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục nêu ở Điều 1 Thông tư này tham gia chứng nhận và dán nhãn năng lượng (nhãn xác nhận hoặc nhãn so sánh) cần thực hiện các bước sau đây:
1. Thử nghiệm mẫu điển hình: Doanh nghiệp tự lấy mẫu phương tiện, thiết bị; Số lượng và phương pháp lấy mẫu thử theo tiêu chuẩn tương ứng hoặc theo quy định của Bộ Công Thương và gửi tới tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định để thử nghiệm theo tiêu chuẩn tương ứng để được cấp phiếu kết quả thử nghiệm.
2. Lập hồ sơ và gửi về Tổng cục Năng lượng, hồ sơ bao gồm:
a) Giấy đăng ký chứng nhận dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng, trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo danh mục các loại phương tiện, thiết bị;
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng);
c) Bản sao của hợp đồng với các nhà cung cấp hàng hóa ở nước ngoài (đối với các nhà nhập khẩu) và Tờ khai hàng hóa nhập khẩu;
d) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa;
đ) Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa (bản sao có đóng dấu xác nhận của người đứng đầu doanh nghiệp), bản mô tả tóm tắt các thông số đặc trưng cơ bản của phương tiện, thiết bị;
e) Kết quả thử nghiệm do Tổ chức thử nghiệm được chỉ định cấp có thời hạn không quá 06 tháng kể từ ngày cấp;
g) Hồ sơ, tài liệu, quy trình quản lý chất lượng của doanh nghiệp;
h) Hồ sơ, chứng chỉ quản lý chất lượng liên quan.
Đối với trường hợp đại lý nộp thay cho nhà sản xuất ở nước ngoài, đại lý phải xuất trình Giấy ủy quyền. Trường hợp các hồ sơ, tài liệu nêu trên bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng.
3. Đánh giá chứng nhận
a) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ đăng ký chứng nhận dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị, Tổng cục Năng lượng xem xét hồ sơ, đánh giá năng lực doanh nghiệp, sự phù hợp của hồ sơ, kết quả thử nghiệm so với tiêu chuẩn đánh giá; xác định mức tiêu thụ năng lượng so với các tiêu chuẩn đã công bố;
b) Sau khi có kết quả đánh giá hồ sơ phù hợp, Tổng cục Năng lượng đánh giá thực tế các doanh nghiệp đăng ký tham gia dán nhãn năng lượng và ra quyết định chứng nhận phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.
4. Cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng
Trường hợp kết quả hồ sơ đánh giá đạt yêu cầu:
a) Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, Bộ Công Thương ra quyết định cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị được đăng ký. Giấy chứng nhận chỉ có giá trị cho từng lô hàng nhập khẩu. Các lô nhập tiếp theo có cùng xuất xứ, cùng địa chỉ nhà máy sản xuất, không có thay đổi về kỹ thuật làm ảnh hưởng đến các yêu cầu chứng nhận, Doanh nghiệp nhập khẩu nộp hồ sơ báo cáo Tổng cục Năng lượng để Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận mới. Nếu có sự thay đổi về xuất xứ hàng hóa hoặc địa điểm nhà máy sản xuất hoặc model hoặc thiết kế kỹ thuật thì phải đánh giá, chứng nhận lại;
b) Đối với nhà sản xuất, Bộ Công Thương quyết định cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng. Giấy chứng nhận có thời hạn tối đa là 03 (ba) năm. Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này. Ba tháng trước khi hết hiệu lực của giấy chứng nhận, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ chứng nhận lại.
Trường hợp kết quả đánh giá không đạt, Tổng cục Năng lượng thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết và nêu rõ lý do.
Điều 9. Sử dụng nhãn năng lượng
1. Nhãn năng lượng được sử dụng thống nhất theo quy định của Bộ Công Thương, hình thức, mẫu phải in theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư này. Nhãn năng lượng phải có các thông tin cơ bản sau:
a) Tên nhà sản xuất đầy đủ hoặc viết tắt;
b) Tên và mã hiệu của phương tiện và thiết bị;
c) Mã số chứng nhận do Bộ Công Thương cấp, ngày cấp;
d) Thông tin về mức tiêu thụ năng lượng;
đ) Tiêu chuẩn hoặc Quy định áp dụng.
Các thông tin kỹ thuật đặc thù cho từng phương tiện và thiết bị sẽ được quy định cụ thể tại phụ lục của quyết định chứng nhận nhãn năng lượng.
2. Sau khi được cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng, doanh nghiệp tự in nhãn năng lượng và dán lên phương tiện, thiết bị đã đăng ký theo mức năng lượng xác định trong giấy chứng nhận được cấp.
3. Nhãn năng lượng gắn lên phương tiện, thiết bị hoặc bao gói có kích thước phù hợp được thay đổi kích thước tăng giảm theo tỉ lệ, không được gây nhầm lẫn, che lấp hoặc ảnh hưởng tới thông tin ghi trên nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật.
4. Hết thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận, doanh nghiệp không được tiếp tục dán nhãn năng lượng và phải đăng ký chứng nhận lại.
Điều 10. Chứng nhận lại
1. Doanh nghiệp phải đăng ký chứng nhận lại khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy chứng nhận hết hiệu lực;
b) Tiêu chuẩn đánh giá có thay đổi;
c) Phương tiện, thiết bị đã được chứng nhận có những thay đổi về mức tiêu thụ năng lượng;
d) Nội dung của nhãn hàng hóa thay đổi;
đ) Thay đổi địa điểm sản xuất.
2. Nội dung và thủ tục chứng nhận lại được thực hiện như chứng nhận lần đầu.
Chương IV
KIỂM TRA, GIÁM SÁT, ĐÌNH CHỈ, THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG
Điều 11. Kiểm tra, giám sát sau chứng nhận
1. Định kỳ hoặc bất thường, Bộ Công Thương chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiến hành kiểm tra mẫu phương tiện, thiết bị trên thị trường hoặc tại cơ sở sản xuất.
2. Định kỳ hàng năm các doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận và dán nhãn năng lượng có trách nhiệm lập báo cáo về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị đã được sản xuất, tiêu thụ và được dán nhãn năng lượng trong năm theo mẫu tại Phụ lục 7 gửi về Tổng cục Năng lượng và Sở Công Thương trước ngày 15 tháng 01 năm tiếp theo.
Điều 12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
1. Tổ chức, cá nhân khiếu nại về dán nhãn năng lượng gửi đến Tổng cục Năng lượng để giải quyết theo pháp luật về khiếu nại.
2. Phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng có khiếu nại được lưu mẫu và kiểm tra lại tại Tổ chức thử nghiệm độc lập.
3. Trường hợp phương tiện, thiết bị được thử nghiệm không đạt yêu cầu, Tổng cục Năng lượng xem xét quyết định việc tăng số lượng và phương pháp lấy mẫu thử nghiệm.
4. Tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khiếu nại phải chịu toàn bộ chi phí thử nghiệm trong trường hợp khiếu nại không đúng.
5. Tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng phải chịu toàn bộ chi phí thử nghiệm; chi phí liên quan đến xử lý, khắc phục lỗi; các hình xử phạt và hình thức xử phạt bổ sung khác theo quy định của pháp luật trong trường hợp phương tiện, thiết bị không đạt theo quy định.
Điều 13. Quản lý hoạt động thử nghiệm
1. Định kỳ một năm một lần các Tổ chức thử nghiệm được chỉ định có trách nhiệm lập báo cáo về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị thuộc danh mục phải dán nhãn đã thử nghiệm theo mẫu tại Phụ lục 8 gửi về Tổng cục Năng lượng.
2. Bộ Công Thương quyết định đình chỉ việc chỉ định thử nghiệm dán nhãn năng lượng khi Tổ chức thử nghiệm có một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả thử nghiệm;
b) Không nộp báo cáo định kỳ theo quy định của Thông tư này hoặc không tuân thủ các chỉ dẫn, điều hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Không còn đủ năng lực thử nghiệm theo quy định.
Điều 14. Đình chỉ sử dụng nhãn năng lượng
1. Bộ Công Thương quyết định đình chỉ dán nhãn năng lượng khi doanh nghiệp có một trong các hành vi sau:
a) Dán nhãn năng lượng khi chưa được cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng;
b) In sai quy cách, mẫu mã và sử dụng sai mục đích nhãn năng lượng với mục đích gây nhầm lẫn cho khách hàng;
c) Thể hiện trên nhãn năng lượng sai mức năng lượng được Bộ Công Thương cấp trong giấy chứng nhận;
d) Sử dụng nhãn năng lượng cho đối tượng khác với phương tiện, thiết bị đã được đăng ký và cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng;
đ) Sử dụng giấy chứng nhận đã hết hạn hoặc bị tẩy xóa;
e) Có các thay đổi về thiết kế và chế tạo phương tiện, thiết bị làm giảm chỉ tiêu năng lượng nhưng không đăng ký lại với Tổng cục Năng lượng;
g) Không thực hiện việc chế độ báo cáo theo quy định;
h) Có kết quả thử nghiệm thực tế không đúng với hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị đã đăng ký.
2. Doanh nghiệp bị đình chỉ dán nhãn năng lượng không được tiếp tục thực hiện dán nhãn năng lượng cho đến khi hoàn thành các biện pháp sửa chữa, khắc phục vi phạm.
Điều 15. Thu hồi giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng
1. Bộ Công Thương quyết định thu hồi giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng khi doanh nghiệp có một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện các yêu cầu trong quyết định đình chỉ sử dụng nhãn năng lượng đúng thời hạn;
b) Có gian dối trong hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng.
2. Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng được gửi đồng thời đến doanh nghiệp vi phạm, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và đăng tải trên Website Bộ Công Thương và Website Tổng cục Năng lượng.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16. Trách nhiệm của Tổng cục Năng lượng
1. Xây dựng kế hoạch hàng năm về dán nhãn năng lượng, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng, đánh giá và chỉ định các Tổ chức thử nghiệm.
2. Đầu mối tham mưu cho Bộ Công Thương trong việc phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng, ban hành, sửa đổi Tiêu chuẩn Quốc gia về hiệu suất năng lượng và phương pháp xác định hiệu suất năng lượng.
3. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký chứng nhận dán nhãn năng lượng.
4. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký chỉ định tổ chức thử nghiệm đối với phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng.
5. Đánh giá năng lực, điều kiện đảm bảo chất lượng tại doanh nghiệp sản xuất, tổ chức thử nghiệm, doanh nghiệp nhập khẩu và các điều kiện có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu năng lượng, chất lượng của phương tiện, thiết bị đăng ký.
6. Quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của các Tổ chức thử nghiệm được chỉ định, các doanh nghiệp có phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng trên thị trường, giám sát quá trình chọn mẫu để thử nghiệm của doanh nghiệp.
7. Phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết các khiếu nại, tranh chấp liên quan đến việc đăng ký, đánh giá, chứng nhận, cấp chứng nhận và dán nhãn năng lượng.
8. Tổ chức kiểm tra việc dán nhãn năng lượng, đề xuất Bộ Công Thương phương án xử lý trong trường hợp khiếu nại đúng và có căn cứ hoặc thông báo cho tổ chức, cá nhân khiếu nại trong trường hợp khiếu nại không đúng, thiếu căn cứ.
9. Công bố chi tiết thông tin về thủ tục đăng ký, các biểu mẫu chi tiết cho việc dán nhãn phương tiện, thiết bị tiêu thụ năng lượng trên trang thông tin điện tử (website) của Bộ Công Thương và của Tổng cục.
10. Yêu cầu các doanh nghiệp thu hồi các phương tiện, thiết bị đã được dán nhãn năng lượng không đúng quy định đang lưu thông trên thị trường.
11. Đề nghị Bộ Công Thương ra quyết định đình chỉ sử dụng nhãn năng lượng trong trường hợp quá 90 ngày doanh nghiệp không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư này.
Điều 17. Trách nhiệm của Sở Công Thương
1. Thanh tra, kiểm tra, giám sát trên địa bàn, việc thực hiện dán nhãn đối với các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, phân phối phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng.
2. Tiếp nhận và tổng hợp thông tin báo cáo của doanh nghiệp về phương tiện, thiết bị sản xuất, nhập khẩu thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng tại địa phương hàng năm và các phương tiện, thiết bị đã dán nhãn năng lượng trong năm và gửi Bộ Công Thương trước ngày 15 tháng 3 năm tiếp theo.
3. Xử lý, đề xuất phương án xử lý, kiểm tra việc khắc phục vi phạm của doanh nghiệp đóng trụ sở trên địa bàn tỉnh vi phạm về dán nhãn năng lượng và báo cáo cho Bộ Công Thương.
4. Đề nghị Bộ Công Thương quyết định đình chỉ sử dụng nhãn năng lượng trong trường hợp quá 90 ngày doanh nghiệp không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư này.
5. Thực hiện các công tác quản lý, giám sát khác theo uỷ quyền của Bộ Công Thương.
Điều 18. Trách nhiệm của doanh nghiệp
1. Lập báo cáo định kỳ về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị đã được sản xuất, kinh doanh và dán nhãn tiết kiệm năng lượng gửi về Sở Công Thương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở trước ngày 15 tháng 01 hàng năm.
2. Kịp thời báo cáo Bộ Công Thương các chỉ tiêu công nghệ thay đổi, các tác động tăng hoặc giảm các chỉ tiêu tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết bị, thực hiện đăng ký chứng nhận lại theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này khi có các thay đổi về thiết kế, công nghệ làm ảnh hưởng tới mức tiêu thụ năng lượng.
3. Chủ động báo cáo về Bộ Công Thương và cơ quan chức năng tại địa phương đồng thời tiến hành các biện pháp khắc phục đối với phương tiện, thiết bị đang sản xuất, nhập khẩu hoặc phân phối, phương tiện, thiết bị đang lưu thông trên thị trường cũng như phương tiện, thiết bị đang trong quá trình sử dụng khi phát hiện phương tiện, thiết bị của mình đang sản xuất, kinh doanh có biểu hiện không phù hợp với tiêu chuẩn đánh giá tương ứng.
4. Ngừng ngay việc dán nhãn năng lượng lên phương tiện, thiết bị, và gửi báo cáo về Bộ Công Thương cùng đề xuất giải pháp khắc phục khi có quyết định đình chỉ sử dụng nhãn năng lượng.
5. Thường xuyên thực hiện và duy trì các biện pháp đảm bảo phương tiện, thiết bị đạt tiêu chuẩn sử dụng năng lượng tiết kiệm như đã đăng ký và được xác nhận trong Giấy chứng nhận.
6. Thu hồi các phương tiện, thiết bị của doanh nghiệp đã dán nhãn năng lượng không đúng quy định đang lưu thông trên thị trường.
Điều 19. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 19 tháng 5 năm 2012.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc vấn đề mới phát sinh đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công thương để kịp thời xử lý./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hoàng Quốc Vượng

PHỤ LỤC 1.

MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ CHỈ ĐỊNH TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 07/2012/TT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2012

 của Bộ trưởng Bộ Công thương)

 

TÊN PHÒNG THỬ NGHIỆM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------

.........., ngày..........tháng...........m.........

 

GIY ĐĂNG KÝ CHỈ ĐNH TỔ CHC THỬ NGHIỆM N NHÃN NĂNG LƯNG

 

Kính gi: ..........................................(tên cơ quan đu mi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chđnh)

1. Tên tchc:.........………..................................................................

2. Đa chliên lạc: ………………………………………................

Điện thoi:………..... Fax: ……………. E-mail: ………..............

3. Quyết định thành lp (nếu có)/Giy đăng ký kinh doanh/Giy phép đu tư số:...............Cơ quan cp: ....................cấp ngày ......….ti ......................................

4. Hồ sơ kèm theo:

- .....

- .....

5. Sau khi nghiên cu các điu kin hot đng thnghiệm quy định ti Nghđịnh số 21/2011/-CP ngày 29 tháng 3 năm 2011 ca Chính phquy đnh chi tiết thi hành mt sđiu ca Lut Sdụng năng lưng tiết kim và hiu qu; Thông tư s........../2012/TT-BCT ngày ..... tháng ..... năm 2011 ca Btrưng

Bộ Công Thương quy định dán nhãn năng lưng, trình t, thtc chđịnh tổ chc thnghiệm phương tin, thiết btiết kiệm năng lưng (nêu tên cụ thphương tin, thiết b).

Đngh(tên cơ quan đu mi do cơ quan nhà nước có thm quyền chđịnh) xem xét để chđịnh (tên tchức) đưc hot đng thnghim đối vi các phương tin, thiết btiết kiệm năng lưng (nêu tên tương ng)

Chúng i cam kết thực hin các quy định ca quí cơ quan và chu tch nhiệm về các khai báo nêu trên

 

 

Đi diện Tổ chc...

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 2.

MẪU DANH SÁCH THỬ NGHIỆM VIÊN CỦA TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 07/2012/TT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2012

của Bộ trưởng Bộ Công thương)

TÊN TỔ CHC THỬ NGHIM :.......................................................................................

 

DANH SÁCH THỬ NGHIỆM VIÊN CA TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM ĐĂNG KÝ CHỈ ĐNH

 

STT

Họ và tên

Chng chỉ đào tạo chuyên môn

Chng chỉ đào tạo thử nghiệm

Kinh nghim công tác

Loại hợp đồng lao động đã

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

....

 

 

 

 

 

 

....

 

 

 

 

 

 

 

 

........., ngày........tháng......m.....

Đi diện Tổ chc....

(Họ tên, chữ , đóng du)

 

Ghi chú: Đăng ký chỉ đnh lĩnh vực hot động nào thì ghi tên lĩnh vực hot động đó

PHỤ LỤC 3.

MẪU DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU, TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH THỬ NGHIỆM
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 07/2012/TT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2012

của Bộ trưởng Bộ Công thương)

 

TÊN TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM : ..................................................................................

 

DANH MC CÁC TÀI LIỆU, TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH PHC VỤ THỬ NGHIỆM

 

TT

Tên tài liệu

Mã số

Hiu lực t

quan ban hành

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

....

 

 

 

 

 

....

 

 

 

 

 

 

 

........., ngày........tháng......m.....

Đi diện Tổ chc....

(Họ tên, chữ , đóng du)

 

Ghi chú: Đăng ký chỉ đnh lĩnh vực hot động nào thì ghi tên lĩnh vực hot động đó.

 

PHỤ LỤC 4.

MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG CHO PHƯƠNG TIỆN,

THIẾT BỊ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 07/2012/TT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2012

 của Bộ trưởng Bộ Công thương)

 

TÊN DOANH NGHIP
---------------

Số:........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------

......, ngày.... tháng.... m ...

 

 

GIẤY

ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG
CHO PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG

 

Kính gửi: BCông Thương

 

Tên doanh nghip:...................................................................................

Tên cơ quan chqun:............................................................................

Trụ sở chính ti:.......................................................................................

Điện thoi:...................................... Fax:.................................................

E-mail:.....................................................................................................

Sau khi nghiên cu các điều kiện quy định ti Nghđnh s21/2011/-

CP ngày 29 tháng 3 năm 2011 ca Chính phquy định chi tiết thi hành mt sđiu ca Lut Sdụng năng lưng tiết kim và hiu qu; Thông tư s........../2012/TT-BCT ngày ..... tháng ..... năm 2012 ca Btrưng BCông Thương quy đnh Quy định dán nhãn năng lưng cho các phương tin và thiết bsdng năng lưng.

ĐnghBộ Công Thương đánh giá, chng nhận đdoanh nghip được dán nhãn năng lưng đi với các sn phẩm tiêu thụ năng lưng:

1) ......

2) ........

Hồ sơ đính kèm bao gồm:...........................................................................

1) ......

2) ........

Chúng i cam kết thực hin các quy định ca quí cơ quan và chu tch nhiệm về các khai báo nêu tn.

 

Nơi nhn:
- Như trên,
- ........

GIÁM ĐỐC

(Ghi rõ htên và đóng du)

 

PHỤ LỤC 5.

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 07 /2012/TT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công thương)

 

 

BỘ CÔNG THƯƠNG
------------

 

 

 

CHỨNG NHẬN

dán nhãn năng lưng

 

 

                                                                        Sản phẩm .................

                                                                        Nhà sn xut ...............

 

 

Đạt tiêu chun sn phm tiết kiệm năng lưng/đt mc so sánh tiêt kiệm năng lưng s....

 

 

 

Quyết đnh số :     /-BCT

Ngày      tháng     m 201..

BỘ TRƯỞNG

 

(Ghi chú: nn giy chng nhận có thể có trang thí hoa văn)

 

 

PHỤ LỤC 5.

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 07 /2012/TT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2012

của Bộ trưởng Bộ Công thương)

 

BỘ CÔNG THƯƠNG
--------------

S:       /CNTKNL-BCT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------

Hà Ni, ngày     tháng    năm 20....

 

 

GIY CHỨNG NHN DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

 

Căn cứ .......................................................................................

Căn cứ .......................................................................................

Xét đnghị cp giấy chứng nhn sản phẩm tiết kiệm năng lưng của .... tại công văn số        ngày,    tháng    , năm ........................

Theo đnghca Tng cc trưng Tổng cc Năng lưng:

 

QUYẾT ĐNH

 

Điều 1: Chứng nhận sản phẩm ....         do nhà sản xuất .....

Trụ sở .........., điện thoại .....

Giấy chứng nhn đăng ký kinh doanh s.... do .... cấp ngày ..... Đạt tiêu chun sn phm tiết kiệm năng lưng.

Điều 2: Sản phẩm .... . đạt yêu cầu dán nhãn Xác nhn sn phm tiết kiệm năng lưng/ nhãn so sánh sản phẩm tiết kim năng lưng mc .....

Trong quá trình tham gia Chương trình dán nhãn sn phẩm tiết kiệm năng lưng ........ phải thc hiện đúng các yêu cầu ca Thông tư .... đm bảo chất lưng và các chtiêu đăng ký về tiết kiệm năng lưng.

Điều 3: Giấy chứng nhn này có giá tr đến ngày .... tháng          năm ..../.

 

Nơi nhận:
- Như trên,
- .........
- Lưu: VT, TCNL.

BỘ TRƯỞNG

(tên, đóng dấu)


 

PHỤ LỤC 6.

QUY CÁCH MẪU NHÃN NĂNG LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 07 /2012/TT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2012

của Bộ trưởng Bộ Công thương)

 

A. Nhãn năng lượng c nhn

1. Nhãn năng lưng xác nhn là nhãn thhiện hình biểu tưng Tiết kiệm năng lưng (hay còn gọi là Ngôi sao năng lưng Vit) được dán cho các phương tin, thiết blưu thông trên thtrưng khi nhng phương tin, thiết bnày có mc hiệu suất năng lượng đạt hoặc vượt mc hiệu suất năng lưng cao do BCông Thương quy định theo từng thời k.

2. Mu sc,ch thưc nhãn năng lưng xác nhn được quy định cụ thdưới đây:

Thông tư 07/2012/TT-BCT của Bộ Công Thương về quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện và thiết bị sử dụng năng lượng

B. Nhãn năng lượng so nh

1. Nhãn năng lưng so sánh là nhãn đưc dán cho c phương tin, thiết blưu thông trên thtrưng nhm cung cp cho ngưi tiêu dùng biết các thông tin vhiu sut năng lưng ca phương tin, thiết bnày so vi c phương tin, thiết bị cùng loi khác tn thtrưng, giúp ngưi tiêu dùng la chọn đưc phương tin, thiết bcó mc tiêu thnăng lưng tiết kim hơn.

Mức hiu sut năng lưng khác nhau ng vi năm cấp hiu sut năng lưng tương tng vi ssao in trên nhãn, tmt sao đến năm sao, nhãn năm sao là nhãn có hiu sut tốt nht.

Hình nh nhãn năng lưng so sánh hin thdưi đây tương ng vi 5 cấp hiu sut năng lưng theo quy đnh (thhin bng ssao trên nhãn):

Thông tư 07/2012/TT-BCT của Bộ Công Thương về quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện và thiết bị sử dụng năng lượng

2. Mầu sắc và kích thước ca nhãn năng lưng so sánh được quy đnh cụ thdưới đây:

Thông tư 07/2012/TT-BCT của Bộ Công Thương về quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện và thiết bị sử dụng năng lượng

3. Thông tin quy đnh hin thị trên Nhãn

Nhãn so sánh năng lưng bao gm các tng tin tối thiểu sau:

a) Mã chứng nhn: Là mã do Bộ Công Thương cp nhằm phc vụ công tác qun lý, được quy định cụ thtrong Giấy chứng nhn sn phẩm tiết kiệm năng lưng;

b)n/mã sản phẩm: Là tên hoc mã sn phẩm doanh nghip đăng ký dán nhãn và được Bộ Công Thương cp trong Giấy chng nhn sn phm tiết kiệm năng lưng;

c) Hãng sản xuất: Là tên của tổ chức/doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đăng ký dán nhãn năng lượng;

d) Nhà nhp khu: Là tên ca tchc/doanh nghiệp nhập khẩu sn phẩm đăng ký dán nhãn năng lưng (thông tin này cháp dụng đối với nhà nhập khu);

đ) Phn thể hiện chsđánh giá mức tiết kiệm năng lượng (Cp hiệu sut năng lưng): ng năng lưng tiêu thtrong mt givn hành ca các sn phẩm cùng chng loại nhưng do các nhà sn xut khác nhau chế tạo được chia thành 5 khong mc tương ứng vi ssao trên nhãn (từ 1 sao đến 5 sao). Mc tiết kiệm năng lưng (cấp hiu sut năng lưng) do BCông Thương xác định qua việc đánh giá kết quả thnghiệm chỉ tiêu hiu sut năng lưng ca sản phẩm và được thhiện trong Giấy chng nhn sản phẩm tiết kiệm năng lưng;

e) Mức tiêu thụ năng lượng ca sn phm: trị stiêu thnăng lưng được nh bng kWh/năm;

g) Các thông tin khác: được quy đnh chi tiết trong Quyết đnh cp Giấy chứng nhn phù hp vi tng loại sn phẩm cụ thể.

PHỤ LỤC 7.

MẪU BÁO CÁO ĐỊNH KỲ CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT, NHẬP KHẨU PHƯƠNG TIỆN,

THIẾT BỊ DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 07/2012/TT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2012

 của Bộ trưởng Bộ Công thương)

 

TÊN DOANH NGHIỆP
-----------

Số: ....../.........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------

....., ngày......tng.....năm.....

 

 

BÁO CÁO ĐỊNH KỲ CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT, NHẬP KHẨU, PHƯƠNG TIỆN,

THIẾT BỊ DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG

(Tnăm …………….. đến năm ……….……)

 

* Ngày tháng năm nhận báo cáo

 

* Ngày tháng năm xử lý

 

 

Tên doanh nghip: …………………, trc thuc ……………….

Điạ ch: …………………………………………….………...................

Người đại diện (ông/bà): .....................................................................................................

Điện thoi: .....................................................

Fax: …………………................., Email: ……….........……….......…………..

 

Lĩnh vực hot động

 

Mã số qun lý

 

 

 

 

 

Mã số ngành nghề

 

 

 

 

 

Kính gửi : …………………………………………………….

Căn cứ qui định tại Điều 39 Luật Sử dng năng lưng tiết kiệm và hiu quả, Điều 20,21 Nghđnh s21 /2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2011 ca Chính ph, Điu ... Thông tư số .../2011/TT-BCT ngày .... tháng .... năm 2011 ca Btrưng Bộ Công Thương, doanh nghip sản xut, nhập khu phương tin thiết bị dán nhãn năng lưng báo cáo những ni dung sau:

I. Thông tin vcơ shạ tầng và hot động

1. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng

 

STT

Nội dung thông tin

Ghi chú

1

Năm đưa vào hot động

 

 

2

Tổng số người lao động hiện ti

 

 

3

Số nhà xưởng, cơ sở sản xut

 

 

2. Doanh nghip sn xuất, nhập khu phương tin, thiết bn nhãn năng lượng thuc phân nhóm sau:

STT

Nhóm thiết bị

Sản phẩm ca Doanh nghiệp

Xuất xứ / Cơ sở sản xuất

Ghi chú

1

Nhóm đồ gia dụng

 

 

 

2

Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại:

 

 

 

3

Nhóm thiết bị công nghip

 

 

 

4

Nhóm sn phm sử dụng năng lượng tái tạo và vt liu tiết kim năng lượng

 

 

 

 

II. Báo cáo sliệu các phương tiện và thiết bị dán nhãn năng lượng

STT

Tên Sản phẩm

Model

Đã/ Chưa Dán nhãn TKNL

Mã do Bộ CT cấp

Hiệu suất năng lượng

Cấp Hiệu suất năng lượng

Tiêu chuẩn TCVN

Chứng chỉ về HSNL tại nước sản xuất

Thời gian hiệu lực

Sản lượng tiêu thụ trong kỳ

Giá trung bình /1 SP

Ghi chú

I

Sn phm 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Sn phm 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

N

Sn phm n

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lp bng báo cáo

(Ký và ghi rõ họ, tên)

Người đng đu Doanh nghip duyt

(Ký và ghi rõ h, tên)

 

PHỤ LỤC 8.

BIỂU MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ ĐÃ THỬ NGHIỆM
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 07/2012/TT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2012

 của Bộ trưởng Bộ Công thương)

 

(Tên cơ quan chquản)

(Tên tchc thnghim)
-----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------

......, ngàytháng . năm 20.….

 

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH PHƯƠNG TIỆN, THIT BỊ ĐÃ THỬ NGHIỆM

 

(Từ ngày.... /..../ 201... đến ngày.... /..../201....)

Kính gi: - ( tên cơ quan đu mối do cơ quan nhà c có thẩm quyn chỉ đnh)

 

1. Tên tchức thnghim…………………............

2. Đa chỉ:................................................................................................................

3. Đin thoi:..........................Fax:..............................E-mail:................................

4.Quyết đnh chỉ định thnghim: ....../QĐ-BCT ngày .... tháng... năm.... , năm hết hiệu lc ........................

5. Tình hình hoạt động

………..(tên tchứcthnghim) báo cáo nh hình hoạt đng thnghiệm được chđịnh t ngày... /..../ 201... đến ngày.... /..../ 201... như sau:

a) Hoạt động thnghiệm trong kbáo cáo:

- Tên lĩnh vực chuyên ngành

- Slượng, nội dung công việc đã tiến hành th nghiệm

- ............................................................

b) Đơn vcó giy thnghim đã bthu hồi hoc hết hn (nếu có) trong kbáo cáo

- ............................................................

- ............................................................

- ............................................................

 

Báo onh hình phương tin, thiết bđã thnghim

TT

Tên DN thử nghim

Đa chỉ

(ghi đa danh tỉnh/thành phố)

Lĩnh vực /đối tượng

Sản phẩm

sp

Tên tiêu chuẩn thử nghim

Số giấy thử nghim

Thời gian /hiệu lực của giấy thử nghim/

(ghi năm hết hiệu lực)

Ghi c

 

 

 

Thiết bị gia dụng

Qut

 

 

 

 

 

 

 

 

Thiết bị văn phòng

Máy photocopy

 

 

 

 

 

 

 

 

Công nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Các kiến ngh, đxuất (nếu ).

………..(tên tchc thnghim) báo cáo để (tên cơ quan đu mối do cơ quan nhà nưc có thm quyn chỉ định)./.

 

 

Tchức thnghim

(Đại diện có thẩm quyền ký tên, đóng du)

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

MINISTRY OF
INDUSTRY & TRADE
--------

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence-Freedom-Happiness
---------------

No.: 07/2012/TT-BCT

Hanoi, April 04, 2012

 

CIRCULAR

DEFINING THE ENERGY LABELING FOR MEANS AND EQUIPMENT USING ENERGY

Pursuant to the Decree No.189/2008/ND-CP dated December 27, 2007 of the Government regulating functions, duties, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade; the Decree No.44/2011/ND- CP amending and supplementing Article 3 of Decree No.189/2007/ND-CP dated December 27, 2007 of the Government regulating functions, duties, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;

Pursuant to the Law on Effective and Economic Use of Energy dated June 28, 2010;

Pursuant to the Decree No.21/2011/ND-CP dated March 29, 2011 detailing and taking measures for implementation of the Law on Effective and Economic Use of Energy;

Minister of Industry and Trade defines the energy labeling for means and equipment using energy as follows:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scopeof governing

This Circular provides for order of registration, evaluation, grant of certificates, suspension and revocation of certificates, appointment of the testing organization and implementation of energy labeling for means and equipment on the List of means and equipment required for energy labeling issued by the Prime Minister or other means, equipment are conducted energy labeling in the form of voluntary (hereinafter referred to as means and equipment).

Article 2. Subjects of application

This Circular shall apply to:

1. The manufacturers, importers (hereinafter referred to as enterprises) of means and equipment specified in Article 1.

2. The testing organizations appointed to participate in testing means and equipment labeled energy.

3. The agencies managing energy labeling activities and other concerned agencies, organizations and individuals.

Article 3. Interpretation of terms

In this Circular, the following abbreviated words are construed as follows:

1. Labeling of energy means the paste, add, print, engraving energy labels on the products, packaging.

2. ILAC: International Laboratory Accreditation Cooperation.

3. APLAC: Asia Pacific Laboratory Accreditation Cooperation.

4. VILAS: Vietnam Laboratory Accreditation Scheme.

5. ISO: International Organization for Standardization.

6. IEC: International Electrotechnical Commission.

7. TCVN: Vietnam standards.

Article 4. Principles and methods of certification of labeling for means and equipment using energy

1. Bases for the test, evaluation and certification of means, equipment of energy saving are the TCVN or respective regulations of the Ministry of Industry and Trade.

2. Testing organizations must be the organizations meeting the conditions as prescribed and appointed by the Ministry of Industry and Trade.

3. Methods of certification of production means and equipment include:

a) Testing of the typical samples;

b) Assessment of production conditions (in the production facilities);

c) Issuance of certificates and its effect is not more than 03 (three) years;

d) Monitoring of products, goods after the certification.

4. Methods of certification for means and equipment to be imported, including:

a) Testing of the typical samples;

b) Real assessment (warehouses);

c) Issuance of certificates for each lot

Chapter II

CONDITIONS, ORDER AND PROCEDURES FOR APPOINMENT OF TESTING ORGANIZATIONS AND ACCREDITATION OF TESTING RESULTS OF THE TESTING ORGANIZATIONS

Article 5. Conditions for appointing testing organization

1. Independent testing organizations having sufficient capacity in the system VILAS, accredited according to standards ISO/IEC 17025 or the foreign testing organizations accredited by the accreditation bodies that have signed agreements of mutual recognition (ILAC or APLAC).

2. Testing organizations that have not been accredited according to standards of VILAS system, ISO/IEC 17025 but having sufficient capacity of testing the energy consumption norms of means and equipment including:

a) With testing staffs to be properly trained for technical speciality for testing means, equipment;

b) With testing equipment to ensure good operation, to be maintained, tested, calibrated in accordance with provisions and to have enough precision to perform the testing criteria;

c) With sufficient equipment in accordance with the requirements of testing standards;

d) With adequate procedures and guidance for testing work;

e) With compilation and storage of the needed records: records of training testing staffs; of tracking testing and calibration; of maintenance and maintenance of testing equipment; of testing performance results (if any).

Article 6. Order and procedures for appointing testing organization

1. Testing organizations wishing for participating in testing activities to label must make registration dossiers and submit to the General Department of Energy.

2. Registration dossier comprises:

a) A copy of certificate of registration of testing activities in accordance with the Circular No.08/2009/TT-BKHCN dated April 08, 2009 guiding the request, order, and procedures for registration of conformity assessment activities.

b) A written registration for appointment of the testing organization of energy labeling in the form in Appendix 1;

c) A list of testers of the testing organization registering for appointment in the form in Appendix 2;

d) A list of documents, standards, process for testing in the form in Appendix 3;

đ) Slips, reports of testing;

e) The documents and certificates as evidence (if any);

g) Testing operating results in a latest year (if any).

3. Within a period of not more than twenty working days after receipt of complete and valid dossiers, General Department of Energy reviews dossiers, evaluates the actual capacity at the facilities to submit to the Ministry of Industry and Trade for deciding the appointment of testing organizations. Validity of a decision on appointment is not more than 03 (three) years.

In case of refusal, the General Department of Energy issues the written replies stating clearly the reasons to the testing organizations.

4. At least three months before the decision on appointing the testing organization is invalid, if required, the testing organizations must implement procedures for re-registration and send dossiers as prescribed in Clause 2 of this Article.

5. In case of changes, supplement of scope, field to be appointed, the appointed testing organizations must conduct the procedures registering for changes and supplements (new registration) and submit dossiers as specified in clause 2 of this Article.

Article 7. Accreditation of testing results of the foreign organizations

Results of testing means and equipment of energy saving in foreign countries are accepted only in case of satisfying the following conditions:

1. Testing organizations with foreign elements must be the independent organizations accredited under standard ISO/IEC 17025 (or equivalent) by the accreditation bodies that have signed the mutual recognition agreements (ILAC or APLAC).

2. Testing organizations with foreign elements must register appointment with the General Department of Energy under the order and procedures prescribed in Article 6 of this Circular.

3. Registration dossier for appointment includes:

a) A copy of certificate of legal entity status or similar documents;

b) A written registration for appointment of the testing organization of energy labeling in the form in Appendix 1;

c) A list of testers of the testing organization registering for appointment in the form in Appendix 2;

d) A list of documents, standards, procedures for testing in the form in Appendix 3;

đ) Slips, reports of testing;

e) A certificate of accreditation of accreditation organization (if any);

g) Testing operating results in a latest year (if any).

Documents on file must be translated into Vietnamese and notarized.

4. The tests must be consistent with the test method specified in TCVN and other respective provisions.

Chapter IV

ORDER, PROCEDURES FOR EVALUATION, AND ISSUANCE OF CERTIFICATES OF ENERGY LABELING

Article 8. Order, procedures for evaluation, and issuance of certificates of energy labeling

Enterprises manufacturing and importing means and equipment on the List mentioned in Article 1 of this Circular participating in the certification and labeling of energy (certification label or comparison label) should perform the following steps:

1. Testing the typical samples: Enterprises self-sample means, equipment; number and sampling method according to respective standards or according to regulations of the Ministry of Industry and Trade and send to the testing organization appointed by the Ministry of Industry and Trade for testing according to respective standards to be granted the slips of testing results.

2. Compiling dossier and sending to the General Department of Energy, dossier includes:

a) A written registration for certification of energy labeling for means, equipment using energy, which clearly state that the enterprise registers for labeling comparison or certification in the form in Appendix 4 issued together with the list of means and equipment;

b) A Certificate of business registration (notarized copy);

c) Copies of contracts with the suppliers of goods in foreign countries (for importers) and declarations of imported goods;

d) Certificates of registration for trademarks;

đ) A written publication of the quality standards of products and goods (copy stamped and certified by the head of the enterprise), a brief description of the basic typical parameters of the means and equipment;

e) Testing results granted by the appointed testing organizations with a period of not exceeding 06 months from date of issue;

g) Records and documents, process of quality management of the enterprise;

h) Related records and certificates of quality management.

In case dealers submit as substitutes for overseas manufacturers, dealers must present the written authorizations. Where the mentioned-above records and documents are in foreign languages, they must be translated into Vietnamese and notarized.

3. Certification assessment

a) Within 10 (ten) working days after receiving complete dossiers registering for certification of energy labeling for means, equipment, General Department of Energy reviews dossiers, evaluate capacity of enterprises, the compatibility of the dossiers, testing results compared with the evaluation criteria; and determine energy consumption rate compared with standards published;

b) After the dossier evaluating results meet the requirements, the General Department of Energy evaluate in reality enterprises registered to participate in energy labeling and issue decision on certifying means, equipment of energy saving.

4. Grant of certificates of labeling energy

Where the dossier evaluating results meet the requirements:

a) For importers, the Ministry of Industry and Trade issues the decisions on granting certificates of energy labeling for means and equipment to be registered. Certificates are only valid for each lot of imported goods. The next lots of imported goods of the same origin, same address of manufacturing plant, having no technical change affecting the certification request, importers file reports to the General Department of Energy for the Ministry of Industry and Trade to issue the new certificates. If there is a change in goods origin or factory location or model or technical design, it must be evaluated, re-certificated;

b) For manufacturers, the Ministry of Industry and Trade issues the decisions on granting certificates of energy labeling. Certificate is valid for a maximum period of 03 (three) years. Certificate of energy labeling is in the form prescribed in Appendix 5 of this Circular. Three months before the expiry of the certificate, the enterprise must apply for re-certification.

Where the assessment results do not meet the requirements, the General Department of Energy announces in writing to the enterprises, clearly stating the reasons.

Article 9. Use of energy labels

1. Energy labels are used in uniform in accordance with provisions of the Ministry of Industry and Trade, forms, samples must be in the form prescribed in Appendix 6 of this Circular. Energy labels must contain the following basic information:

a) Abbreviated or full name of the manufacturer;

b) The name and code sign of means and equipment;

c) Code of certificate issued by the Ministry of Industry and Trade, the date of issuance;

d) Information on energy consumption rate;

đ) Applicable standards or regulations.

The specific technical information for each means and equipment will be specified in the appendix of the decision on certifying energy labels.

2. After being granted the certificates of energy labeling, the enterprises self-print the energy labels and paste on the means and equipment registered under the energy levels identified in the issued certificates.

3. Energy label pasted on the means and equipment or container with suitable size is changed its size with increasing or decreasing ratio, not misleading, obscuring, or affecting information recorded on labels under the law provisions.

4. Expiry of the validity of the certificates, the enterprises shall not be allowed to continue to paste energy labels and must conduct registration for recertification.

Article 10. Re-certification

1. The enterprises must registration for re-certification when one of the following circumstances occurs:

a) The certificate expires;

b) Evaluation criteria have changed;

c) Means and equipment that have been certified have the changes in energy consumption rate;

d) The contents of goods label change;

đ) Relocation of production place.

2. Content and recertification procedures are implemented as the first certification.

Chapter VI

INSPECTION, MONITORING, SUSPENSION AND REVOCATION OF CERTIFICATE OF ENERGY LABELING

Article 11. Inspection and monitoring after the certification

1. Periodically, irregularly, the Ministry of Industry and Trade shall preside over; coordinate with concerned ministries and branches to carry out sample testing of means and equipment on the market or in the production facilities.

2. Annually, the enterprises who have been granted certificates and labeled energy are responsible for making reports on the number and types of means and equipment which have been produced, consumed and labeled energy during year in the form in Appendix 7 to the General Department of Energy and Department of Industry and Trade before January 15 of next year.

Article 12. Complaints and settlement of complaints

1. Organizations and individuals may send complaints on the energy labeling to the General Department of Energy for settlement according to law on complaints.

2. Means and equipment of energy labeling being claimed are stored sample and re-inspected in an independent testing organization.

3. Where means and equipment being tested are not satisfactory, the General Department of Energy considers deciding to increase the number and methods of sampling for testing.

4. The organizations and individuals, enterprises making complaints shall pay all testing costs in the case the complaints are untrue.

5. Organizations, individuals, and enterprises having the means and equipment of energy labeling must bear all costs of testing; expenses related to handling, fixing errors; of the fines and other additional sanctions as prescribed by law in case of means and equipment not meeting as prescribed.

Article 13. Management of testing activities

1. Once a year, the appointed testing organizations shall make reports on the number and types of means and equipment of the list required to label that have been tested in the form in Appendix 8 and send to the General Department of Energy.

2. The Ministry of Industry and Trade decides to suspend the appointment of the energy labeling test when the testing organizations have one of the following acts:

a) Providing fake or false testing results;

b) Failing to submit periodic reports under the provisions of this Circular or failing to comply with instructions and administration of the competent state agencies;

c) Being no longer sufficient capacity of testing as prescribed.

Article 14. Suspension of use of energy labels

1. The Ministry of Industry and Trade decides to suspend the energy labeling when the enterprises have one of the following acts:

a) Pasting energy labels when having not been granted certificates of energy labeling;

b) Printing the wrong specifications, designs and using for the improper purpose of energy labels confusing consumers;

c) Displaying wrongly on energy labels the energy rates granted by the Ministry of Industry and Trade in the certificates;

d) Using energy labels for objects other than means and equipment that have been registered and granted certificates of energy labeling;

đ) Using the certificates have expired or been defaced;

e) Having the changes in design and manufacturing means, equipment making reduction of energy targets but not re-registering with the General Department of Energy;

g) Failing to make the reporting regime as prescribed;

h) Having the actual testing results not incompliance with the energy efficiency of means and equipment that have been registered.

2. Enterprises who are suspended the energy labeling are not continued to implement energy labeling until the completion of the measures of repairing, overcoming violations.

Article 15. Revocation of certificates of energy labeling

1. The Ministry of Industry and Trade decides to revoke the certificates of energy labeling when the enterprises have one of the following acts:

a) Failing to implement the requirements in the decisions to suspend the use of energy labels on time;

b) With fraud in the registration dossier for energy labeling.

2. Decisions to withdraw the certificates of energy labeling are sent simultaneously to the violating enterprises, the association of standards and protection of Vietnamese consumers and posted on the Website of the Ministry of Industry and Trade and of General Department of Energy.

Chapter VII

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 16. Responsibilities of the General Department of Energy

1. To develop annual plan on the energy labeling, plans to build energy efficiency standards, assess and appoint the testing organizations.

2. To be contact point to consult the Ministry of Industry and Trade in collaboration with the Ministry of Science and Technology to develop, promulgate, amend the National Standards for energy efficiency and methods for determining energy efficiency.

3. To receive registration dossiers for certificating the energy labeling.

4. To receive registration dossiers for appointing the testing organizations for means, equipment using energy.

5. To evaluate capacity, conditions to ensure quality in the producing enterprises, testing organizations, importers, and other conditions affecting the energy targets, the quality of means, equipment registered.

6. To manage, inspect and monitor activities of the appointed testing organizations, the enterprises having means, equipment of energy labeling on the market, the selection of samples for testing of the enterprises.

7. To coordinate with relevant functional agencies to resolve complaints and disputes regarding the registration, evaluation, certification, grant of certificates and labeling of energy.

8. To examine the labeling of energy, propose to the Ministry of Industry and Trade the plans for handling the complaints properly and basically or inform the organization or individual making complaint in case the complaint is incorrect, lack of base.

9. To publish detailed information on registration procedures, the detailed forms for labeling means and equipment of energy consumption on electronic information page (website) of the Ministry of Industry and Trade and the General Department of Energy.

10. To require the enterprises to recall means and equipment which have been labeled energy not in compliance with regulations being circulated on the market.

11. To request the Ministry of Industry and Trade to issue the decisions to suspend use of energy labels in the case of exceeding 90 days but the enterprises do not make reporting regime as prescribed in Clause 1 of Article 18 of this Circular.

Article 17. Responsibilities of the Departments of Industry and Trade

1. To inspect, examine, and supervise in the areas the implementation of labeling for the enterprises manufacturing, importing and distributing means and equipment on the list of means and equipment required to be labeled energy.

2. To receive and synthesize information of report of the enterprises on means, equipment of manufacture, import on the list of means and equipment required to be labeled energy in the localities annually and the means and equipment affixed energy labels in year and send to the Ministry of Industry and Trade before March 15 of the following year.

3. To handle, propose the plan of processing and examine overcomes of violations of the enterprises who are headquartered in the provinces violated the energy labeling and report to the Ministry of Industry and Trade.

4. To request the Ministry of Industry and Trade to issue the decisions to suspend use of energy labels in the case of exceeding 90 days but the enterprises do not make reporting regime as prescribed in Clause 1 of Article 18 of this Circular.

5. To implement the management and supervision under authorization of the Ministry of Industry and Trade.

Article 18. Responsibilities of the enterprises

1. To make periodic reports on the number and types of means and equipment having been manufactured, traded and labeled energy saving and send to the Department of Industry and Trade where enterprises are headquartered before January 01 each year.

2. Promptly report to the Ministry of Industry and Trade the changed targets of technology, the increasing or decreasing impacts of energy consumption norms of means and equipment, conduct the registration for recertification under the provisions of Article 10 of this Circular when there are changes in design and technology affecting energy consumption rate.

3. Initiatively report to the Ministry of Industry and Trade and the local functional authorities and also carry out the remedial measures for means and equipment being manufactured, imported or distributed, means and equipment being circulated on the market as well as means and equipment being in the process of using upon detecting that they have signs of not conformity with the corresponding evaluation standards.

4. Immediately stop the energy labeling on means, equipment, and send reports to the Ministry of Industry and Trade with proposal of solutions when decisions on suspending the use of energy labels are made.

5. Regularly implement and maintain the measures to ensure means and equipment to achieve standards to use energy economically as registered and certified in the certificate.

6. To revoke means and equipment of enterprises that have been pasted energy labeling not in compliance with regulations and being circulated on the market.

Article 19. Effect

1. This Circular takes effect from May 19, 2012.

2. During execution, if any problems arise or new issues arise, the organizations and individuals should promptly reflect to the Ministry of Industry and Trade for timely processing./.

 

 

FOR MINISTER
DEPUTY MINISTER




Hoang Quoc Vuong

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 07/2012/TT-BCT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất