Quyết định 01/2000/QĐ-BTS về việc ban hành Quy chế kiểm tra và chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh thuỷ sản đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

thuộc tính Quyết định 01/2000/QĐ-BTS

Quyết định 01/2000/QĐ-BTS về việc ban hành Quy chế kiểm tra và chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh thuỷ sản đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Cơ quan ban hành: Bộ Thủy sản
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:01/2000/QĐ-BTS
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Tạ Quang Ngọc
Ngày ban hành:03/01/2000
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 01/2000/QĐ-BTS

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN SỐ 01/2000/QĐ-BTS
NGÀY 3 THÁNG 1 NĂM 2000 BAN HÀNH QUY CHẾ KIỂM TRA
VÀ CHỨNG NHẬN CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH THUỶ SẢN
ĐẠT TIÊU CHUẨN ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

 

BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN

 

- Căn cứ Nghị định 50/CP ngày 21/6/1994 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thuỷ sản;

- Căn cứ Nghị định 86/CP ngày 8/12/1995 của Chính phủ phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá;

- Căn cứ Thông tư 02 TT/LB ngày 24/5/1996 của Liên Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Thuỷ sản hướng dẫn thực hiện Nghị định 86/CP;

- Theo đề nghị của Ông Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ,

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế kiểm tra và chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thuỷ sản đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

 

Điều 2: Các tổ chức và cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuỷ sản, các cơ quan kiểm tra và cơ quan cấp Giấy chứng nhận điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có trách nhiệm thực hiện quy chế này.

Các đối tượng sau không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này:

a) Cơ sở chế biến thuỷ sản qui mô hộ gia đình để bán lẻ.

b) Cơ sở bán lẻ thực phẩm thuỷ sản, dịch vụ ăn uống thuỷ sản

c) Tàu cá có công suất máy chính dưới 90 cv

d) Thuyền đánh cá thủ công

e) Bến cá (thủ công)

f) Cơ sở chế biến thuỷ sản không dùng làm thực phẩm

 

Điều 3: Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ chịu trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện Quy chế. Các qui định trước đây trái với quy định tại Quy chế này đều bị bãi bỏ.

 

Điều 4: Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Thanh tra, Cục trưởng Cục Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản, Giám đốc Trung tâm Kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản, Giám đốc các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có quản lý thuỷ sản chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


QUY CHẾ

KIỂM TRA VÀ CHỨNG NHẬN CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH THUỶ SẢN ĐẠT TIÊU CHUẨN ĐẢM BẢO VỆ SINH
AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2000/QĐ-BTS
ngày 03/1/2000 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản)

 

CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1. Quy chế này quy định trình tự thủ tục kiểm tra và chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh thuỷ sản (dưới đây gọi tắt là cơ sở) đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (dưới đây viết tắt là VSATTP).

2. Đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này là:

a) Các cơ sở chế biến, cơ sở đóng gói, cơ sở bảo quản thuỷ sản dùng làm thực phẩm theo phương thức công nghiệp, đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

b) Các cơ sở chế biến, cơ sở sơ chế theo phương thức thủ công, đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; các cơ sở thu gom, cơ sở làm sạch, cơ sở bảo quản nguyên liệu thuỷ sản; các tàu cá; các cảng cá; các cơ sở nuôi thuỷ sản bán thâm canh, thâm canh, công nghiệp; các chợ bán buôn nguyên liệu thuỷ sản; các phương tiện cơ giới chuyên dùng để vận chuyển thuỷ sản,

 

Điều 2. Giải thích thuật ngữ

Trong Quy chế này, các thuật ngữ sau đây được hiểu như sau:

1. Cơ sở chế biến, cơ sở đóng gói, cơ sở bảo quản thuỷ sản theo phương thức công nghiệp: cơ sở sản xuất thuỷ sản mà trong đó các thiết bị cơ, nhiệt, điện, lạnh đóng vai trò quyết định trong dây chuyền công nghệ chế biến, đóng gói hoặc bảo quản thuỷ sản.

2. Cơ sở chế biến, cơ sở sơ chế theo phương thức thủ công: cơ sở sản xuất thuỷ sản, tại đó các thiết bị cơ điện chỉ đóng vai trò phụ trợ trong dây chuyền công nghệ chế biến, sơ chế thuỷ sản.

3. Cơ sở nuôi thuỷ sản bán thâm canh, thâm canh, công nghiệp: cơ sở nuôi thuỷ sản thương phẩm, có sử dụng giống nhân tạo, thức ăn đã chế biến và các trang thiết bị cơ điện để thực hiện quá trình nuôi.

4. Cảng cá: công trình xây dựng chuyên dùng, được trang bị phương tiện cơ giới để tiếp nhận, bốc dỡ, xử lý, bảo quản nguyên liệu thuỷ sản từ các tàu cá và cung ứng dịch vụ cho tàu cá.

5. Chợ bán buôn nguyên liệu thuỷ sản: công trình xây dựng chuyên dùng vào mục đích tổ chức bán buôn nguyên liệu thuỷ sản.

6. Tàu cá: phương tiện thuỷ chuyên dùng để khai thác, thu gom, bảo quản, vận chuyển nguyên liệu thuỷ sản, có trang bị động cơ.

 

Điều 3. Căn cứ để kiểm tra, chứng nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn đảm bảo VSATTP

1. Căn cứ để kiểm tra và chứng nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn đảm bảo VSATTP là các tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn Ngành Thuỷ sản và các quy định khác của Bộ Thuỷ sản về điều kiện đảm bảo VSATTP và hệ thống quản lý VSATTP bắt buộc áp dụng đối với từng loại hình cơ sở .

2. Thời hạn và nội dung tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng cho từng loại hình cơ sở nói tại Khoản 2 Điều 1 do Bộ Thuỷ sản quy định cho từng thời kỳ.

3. Đối với các cơ sở chế biến, đóng gói thuỷ sản xuất khẩu sang các nước có yêu cầu và tiêu chuẩn khác với quy định của Việt Nam, việc kiểm tra và chứng nhận đạt tiêu chuẩn đảm bảo VSATTP sẽ căn cứ trên các tiêu chuẩn và quy định của nước nhập khẩu, được Bộ Thuỷ sản công nhận và cho phép áp dụng.

 

Điều 4. Cơ quan Kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP

1. Cơ quan kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP (dưới đây gọi tắt là cơ quan kiểm tra) gồm 2 cấp: cơ quan kiểm tra Trung ương và cơ quan kiểm tra địa phương (cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

2. Cơ quan kiểm tra Trung ương là Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản: chịu trách nhiệm kiểm tra điều kiện bảo đảm VSATTP cho các loại hình cơ sở nêu tại Điểm a, Khoản 2, Điều 1 Quy chế này.

3. Cơ quan kiểm tra địa phương là Chi cục bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản; ở địa phương không có chi cục, cơ quan này do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có quản lý thuỷ sản chỉ định, sau khi có ý kiến của Bộ Thuỷ sản: chịu trách nhiệm kiểm tra điều kiện bảo đảm VSATTP cho các cơ sở đóng tại địa phương, được nêu tại Điểm b, Khoản 2, Điều 1 Quy chế này.

4. Đối với các địa phương chưa đủ điều kiện về tổ chức và cán bộ để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, cơ quan kiểm tra Trung ương chịu trách nhiệm kiểm tra các cơ sở đã nói tại Điểm b, Khoản 2 , Điều 1 tại địa phương đó, đồng thời hướng dẫn và hỗ trợ địa phương xây dựng cơ quan kiểm tra địa phương.

 

Điều 5. Các hình thức kiểm tra và thẩm tra

1. Kiểm tra lần đầu: Kiểm tra lần đầu áp dụng cho:

a) Cơ sở chưa được kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận;

b) Cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng thay đổi địa điểm sản xuất.

2. Kiểm tra lại: Kiểm tra lại áp dụng cho:

a) Cơ sở đã được kiểm tra, nhưng chưa đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận;

b) Cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận, nhưng sau đó đã:

* Bố trí lại hoặc mở rộng mặt bằng sản xuất

* Thay đổi thiết bị công nghệ chủ yếu;

* Sản xuất sản phẩm khác với nhóm sản phẩm đã đăng ký.

c) Cơ sở bị thu hồi hoặc đình chỉ hiệu lực của Giấy chứng nhận, sau khi đã khắc phục xong các sai phạm.

3. Kiểm tra định kỳ: thực hiện theo kế hoạch của cơ quan kiểm tra nhằm xác nhận việc duy trì điều kiện đảm bảo VSATTP của các cơ sở đã được Cấp giấy chứng nhận.

4. Kiểm tra đột xuất: biện pháp được cơ quan kiểm tra thực hiện khi cần, không báo trước cho cơ sở.

5. Thẩm tra: biện pháp do cơ quan chứng nhận thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Khi cơ sở có văn bản khiếu nại về kết luận của cơ quan kiểm tra;

b) Trong những trường hợp cần thiết để đáp ứng nhu cầu quản lý.

 

Điều 6. Cơ quan chứng nhận

1. Cơ quan chứng nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn đảm bảo VSATTP (dưới đây gọi tắt là cơ quan chứng nhận) gồm 2 cấp: ở Trung ương là Bộ Thuỷ sản; ở tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương là Sở Thuỷ sản hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quản lý thuỷ sản.

2. Bộ Thuỷ sản chứng nhận cho các cơ sở nêu tại Điểm a, Khoản 2, Điều 1 của Quy chế này.

3. Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có quản lý thuỷ sản chứng nhận cho các cơ sở tại địa phương nêu tại Điểm b, Khoản 2, Điều 1 của Quy chế này.

 

Điều 7. Giấy chứng nhận

1. Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn đảm bảo VSATTP (gọi tắt là: Giấy chứng nhận) là văn bản có giá trị pháp lý, do cơ quan có thẩm quyền nói tại Điều 6 cấp theo quy định của Quy chế này, xác nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn về điều kiện đảm bảo VSATTP để tiến hành các hoạt động sản xuất và kinh doanh thực phẩm thuỷ sản.

2. Trường hợp cơ sở có từ 2 phân xưởng sản xuất độc lập trở lên, trong giấy chứng nhận cần ghi rõ tên các phân xưởng đạt tiêu chuẩn đảm bảo VSATTP.

3. Giấy chứng nhận chỉ có giá trị đối với cơ sở hoặc phân xưởng đã được xác định rõ trong giấy.

4. Mẫu Giấy chứng nhận do Bộ Thuỷ sản ban hành và áp dụng thống nhất trong cả nước, theo Phụ lục 1 của Quy chế này.

5. Cơ quan Kiểm tra Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức việc in ấn và quản lý mẫu Giấy chứng nhận theo chế độ quản lý ấn chỉ Nhà nước.

6. Mỗi Giấy chứng nhận được làm thành 01 (một) bản chính và 02 (hai) bản sao. Bản chính giao cho cơ sở được cấp giấy, 1 bản sao lưu tại cơ quan chứng nhận, 1 bản sao gửi cơ quan kiểm tra cùng cấp.

7. Mỗi cơ sở hoặc phân xưởng được cấp giấy chứng nhận sẽ được cấp một mã số. Hệ thống mã số do Bộ Thuỷ sản quy định và được áp dụng thống nhất trong cả nước, theo Phụ lục 2 của quy chế này.

CHƯƠNG 2
KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO VSATTP

 

Điều 8. Đăng ký kiểm tra

1. Các cơ sở phải đăng ký với cơ quan kiểm tra theo sự phân cấp được nêu tại Điều 4 để được kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP.

2. Hồ sơ đăng ký kiểm tra lần đầu đối với cơ sở nói tại Mục a Khoản 2 Điều 1: Cơ sở nộp 02 (hai) bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra, mỗi bộ gồm:

a) Bản sao đăng ký sản xuất kinh doanh chế biến thuỷ sản;

b) Giấy đăng ký kiểm tra (theo mẫu);

c) Bản vẽ sơ đồ bố trí mặt bằng toàn bộ cơ sở, trên giấy khổ A3, thể hiện đầy đủ những công đoạn chính của các dây chuyền công nghệ sản xuất;

d) Danh mục các sản phẩm chủ yếu và sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất;

e) Danh mục trang thiết bị công nghệ chủ yếu;

f) Báo cáo về điều kiện đảm bảo VSATTP của cơ sở (theo mẫu).

3. Hồ sơ đăng ký kiểm tra lần đầu đối với cơ sở nói tại Mục b Khoản 2 Điều 1: Cơ sở nộp 02 (hai) bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra, mỗi bộ gồm:

a) Giấy đăng ký kiểm tra (theo mẫu);

b) Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở, trên giấy khổ A4, thể hiện những hạng mục có liên quan trực tiếp đến VSATTP của nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm thuỷ sản;

c) Bản sao giấy phép hành nghề thuỷ sản;

d) Báo cáo về điều kiện đảm bảo VSATTP của cơ sở (theo mẫu).

4. Hồ sơ đăng ký kiểm tra lại: Cơ sở nộp 02 (hai) bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra lại, mỗi bộ gồm:

a) Giấy đăng ký kiểm tra lại (theo mẫu);

b) Báo cáo thay đổi điều kiện đảm bảo VSATTP, nêu rõ các thay đổi về điều kiện VSATTP so với kiểm tra lần trước, bao gồm cả các biện pháp sửa chữa đã tiến hành để khắc phục các sai lỗi (nếu có).

5. Mẫu Giấy đăng ký kiểm tra, kiểm tra lại, mẫu đề cương Báo cáo về điều kiện đảm bảo VSATTP của cơ sở nói tại các Khoản 2, 3 và 4 của điều này do cơ quan kiểm tra Trung ương quy định, áp dụng thống nhất trong cả nước.

 

Điều 9. Xác nhận đăng ký và Thông báo kiểm tra

Khi nhận được hồ sơ đăng ký kiểm tra, cơ quan kiểm tra tiến hành:

1. Xem xét hồ sơ, hướng dẫn cơ sở bổ sung những nội dung còn thiếu.

2. Xác nhận đã nhận đủ hồ sơ đăng ký của cơ sở.

3. Trong vòng 7 (bảy) ngày sau khi nhận đủ hồ sơ đăng ký, có văn bản thông báo cho cơ sở về thời gian, nội dung kiểm tra và tiêu chuẩn được dùng làm cơ sở để tiến hành kiểm tra.

Điều 10. Thành lập Đoàn kiểm tra/Đoàn Thẩm ra

1. Thủ trưởng cơ quan kiểm tra ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP đối với các cơ sở kiểm tra lần đầu, kiểm tra lại hoặc kiểm tra đột xuất. Việc kiểm tra định kỳ tiến hành theo kế hoạch của cơ quan kiểm tra, không cần ra quyết định.

2. Thủ trường cơ quan chứng nhận ra quyết định thành lập đoàn thẩm tra trong các trường hợp đã nói tại Khoản 5 Điều 5.

3. Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra hoặc Đoàn thẩm tra cần nêu rõ:

a) Phạm vi kiểm tra và trách nhiệm của đoàn;

b) Tên của cơ sở được kiểm tra;

c) Họ tên, chức danh của trưởng đoàn và các thành viên trong đoàn.

4. Thành viên của đoàn kiểm tra, đoàn thẩm tra là cán bộ đã tốt nghiệp các khoá đào tạo nghiệp vụ kiểm tra, có kinh nghiệm về công tác kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP trong lĩnh vực thuỷ sản.

 

Điều 11. Nội dung và phương pháp kiểm tra

1. Nội dung kiểm tra phải phù hợp với quy định trong tiêu chuẩn về điều kiện đảm bảo VSATTP của loại hình cơ sở cần kiểm tra.

2. Phương pháp kiểm tra, danh mục các nhóm hạng mục cần kiểm tra, phương pháp đánh giá mức độ sai lỗi đối với từng nhóm hạng mục, tiêu chuẩn phân loại áp dụng cho từng loại cơ sở cơ quan kiểm tra Trung ương xây dựng, trình Bộ Thuỷ sản ban hành áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước.

3. Đoàn kiểm tra phải tiến hành đánh giá tất cả các nội dung và nhóm hạng mục cần kiểm tra theo quy định nói tại Khoản 2 điều này; đồng thời phải xếp hạng mức độ đảm bảo VSATTP của cơ sở theo 4 loại sau đây:

a) Loại A: đạt tiêu chuẩn đảm bảo VSATTP;

b) Loại B: Còn một số sai lỗi nhẹ, gây ảnh hưởng không đáng kể đến VSATTP cho sản phẩm thuỷ sản;

c) Loại C: Còn một số sai lỗi nặng, có thể gây ảnh hưởng đến VSATTP của sản phẩm, nhưng chưa nghiêm trọng;

d) Loại D: Còn nhiều sai lỗi nghiêm trọng, không có khả năng sửa chữa trong thời gian ngắn, nếu tiếp tục sản xuất sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến VSATTP sản phẩm thuỷ sản.

4. Nội dung và các hạng mục kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất do cơ quan kiểm tra quy định cho từng trường hợp cụ thể.

 

Điều 12. Tần xuất kiểm tra

Tần suất kiểm tra định kỳ cho các cơ sở quy định như sau:

1. Đối với các cơ sở nói tại Điểm a, Khoản 2, Điều 1:

a) Cơ sở loại A: 02 (hai) lần/năm

b) Cơ sở loại B: 04 (bốn) lần/năm

c) Cơ sở Loại C: 12 (mười hai) lần/năm

d) Cơ sở Loại D: 24 (hai mươi bốn) lần/năm

2. Đối với các cơ sở nói tại Điểm b, Khoản 2, Điều 1:

a) Cơ sở Loại A: 01 (một) lần/năm

b) Cơ sở Loại B: 02 (hai) lần/năm

c) Cơ sở Loại C: 06 (sáu) lần/năm

d) Cơ sở Loại D: 12 (mười hai) lần/năm

 

Điều 13. Biên bản kiểm tra

1. Mẫu biên bản kiểm tra do cơ quan kiểm tra Trung ương xây dựng cho từng loại hình cơ sở, trình Bộ Thuỷ sản ban hành, áp dụng thống nhất trong cả nước.

2. Biên bản kiểm tra phải:

a) Được ghi theo mẫu quy định ngay tại cơ sở sau khi đã kết thúc kiểm tra;

b) Thể hiện đầy đủ và chính xác kết quả kiểm tra;

c) Ghi rõ nội dung cần được sửa chữa của những hạng mục không đáp ứng tiêu chuẩn và quy định (nếu có);

d) Nêu rõ ý kiến của Đoàn kiểm tra, xếp hạng mức độ đảm bảo VSATTP của cơ sở, theo quy định tại Khoản 3, Điều 11;

e) Có chữ ký của trưởng Đoàn kiểm tra và của người đại diện có thẩm quyền của cơ sở, đóng dấu của cơ sở được kiểm tra;

f) Được lập thành 2 (hai) bản: 1 bản lưu tại cơ quan kiểm tra, 1 bản giao cơ sở.

3. Nếu không đồng ý với kết luận của Đoàn kiểm tra, đại diện của cơ sở có quyền ghi kiến nghị, khiếu nại của mình, kể cả yêu cầu được kiểm tra lại hoặc được thẩm tra, vào cuối biên bản, trước khi ký tên và đóng dấu xác nhận.

 

CHƯƠNG 3
CẤP, ĐÌNH CHỈ HIỆU LỰC VÀ THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN

 

Điều 14. Cấp Giấy chứng nhận

1. Đối với cơ sở kiểm tra lần đầu, đạt Loại A hoặc Loại B như quy định tại Khoản 3, Điều 11, trong thời hạn 07 (bảy) ngày sau khi kiểm tra, cơ quan kiểm tra phải gửi hồ sơ cho cơ quan chứng nhận đề nghị cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở.

2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận bao gồm:

a) Hồ sơ đăng ký kiểm tra của cơ sở nêu tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 8;

b) Biên bản kiểm tra của Đoàn kiểm tra;

c) Văn bản của thủ trưởng cơ quan kiểm tra đề nghị cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở.

3. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, cơ quan chứng nhận phải ra quyết định cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở. Trường hợp cần thẩm tra, phải có văn bản thông báo cho cơ quan kiểm tra và cơ sở.

4. Sau khi cấp Giấy chứng nhận, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận được chuyển trả về cơ quan kiểm tra cùng cấp và được lưu trữ tại đó.

5. Riêng đối với cơ sở Loại B:

a) Thủ trưởng cơ quan kiểm tra gửi văn bản khuyến cáo cho cơ sở. Văn bản khuyến cáo được làm thành 02 (hai) bản, 1 bản gửi cho cơ sở, 1 bản lưu giữ tại Cơ quan Kiểm tra.

b) Nội dung văn bản: nêu rõ các hạng mục cần phải sửa chữa và thời hạn phải hoàn thành việc sửa chữa các hạng mục đó.

c) Trong thời hạn quy định nói trên, cơ sở được phép sản xuất bình thường.

 

Điều 15. Các trường hợp chưa đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận

Đối với cơ sở kiểm tra lần đầu chưa đạt tiêu chuẩn về điều kiện đảm bảo VSATTP (Loại C và D), căn cứ biên bản kiểm tra, trong thời hạn 07 ngày sau khi kiểm tra, cơ quan kiểm tra và cơ quan chứng nhận phải áp dụng các biện pháp sau đây:

1. Đối với cơ sở Loại C:

a) Thủ trưởng cơ quan kiểm tra gửi thông báo chưa đạt tiêu chuẩn về điều kiện đảm bảo VSATTP cho cơ sở. Thông báo được làm thành 03 (ba) bản: 1 bản gửi cơ sở, 1 bản sao lưu tại cơ quan kiểm tra, 1 bản sao gửi cơ quan cấp Giấy chứng nhận để báo cáo, kèm theo bản sao Biên bản kiểm tra.

b) Nội dung thông báo:

* Lý do chưa cấp Giấy chứng nhận: các hạng mục không đạt yêu cầu;

* Thời hạn phải sửa chữa các hạng mục không đạt yêu cầu;

* Thông báo tăng tần suất kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP và thực hiện lấy mẫu trên dây chuyền để kiểm tra.

c) Trong thời hạn quy định nói trên cơ sở được phép sản xuất, nhưng sản phẩm của cơ sở khi xuất xưởng phải được kiểm tra chặt chẽ.

2. Đối với cơ sở Loại D:

a) Trong thời hạn 07 (bảy) ngày sau khi kiểm tra, cơ quan kiểm tra phải gửi đầy đủ hồ sơ cho cơ quan chứng nhận trình bầy rõ lý do và đề nghị không cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở;

b) Không quá 15 ngày sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, thủ trưởng cơ quan chứng nhận xem xét gửi thông báo không cấp giấy chứng nhận. Thông báo được làm thành 04 (bốn) bản: 1 bản gửi cho cơ sở, 1 bản lưu tại cơ quan chứng nhận, 1 bản gửi cơ quan kiểm tra, 1 bản gửi cơ quan ra quyết định thành lập hoặc cơ quan cấp đăng ký sản xuất kinh doanh cho cơ sở.

c) Nội dung thông báo:

* Nêu rõ số sai lỗi và mức độ nghiêm trọng của các sai lỗi;

* Quy định các hạng mục cần phải sửa chữa;

* Đề nghị cơ quan ra quyết định thành lập cơ sở thông báo đình chỉ sản xuất/ xuất xưởng cho đến khi sửa chữa xong các hạng mục sai lỗi;

* Yêu cầu các cơ quan kiểm tra Nhà nước về chất lượng không cấp Giấy chứng nhận chất lượng và chứng thư vệ sinh cho sản phẩm của cơ sở.

d) Sau khi nhận được thông báo, các cơ quan kiểm tra Nhà nước về chất lượng không được phép cấp giấy chứng nhận Nhà nước về chất lượng hoặc chứng thư vệ sinh cho sản phẩm của cơ sở.

 

Điều 16. Đối với các cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng có vi phạm

Đối với cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận, nhưng không duy trì tốt điều kiện đảm bảo VSATTP, căn cứ biên bản kiểm tra, trong thời hạn 07 ngày (bảy) ngày sau khi kiểm tra, cơ quan kiểm tra và cơ quan chứng nhận phải áp dụng các biện pháp sau đây:

1. Đối với cơ sở Loại B: Xử lý theo Khoản 5, Điều 14.

2. Đối với cơ sở Loại C:

a) Thủ trưởng cơ quan kiểm tra gửi cảnh báo vi phạm. Cảnh báo được làm thành 03 (ba) bản: 1 bản gửi cơ sở, 1 bản lưu tại cơ quan kiểm tra, 1 bản gửi cơ quan chứng nhận để báo cáo, kèm theo bản sao biên bản kiểm tra.

b) Nội dung cảnh báo:

* Lý do phải cảnh báo: các hạng mục đã xuống cấp, không đạt yêu cầu;

* Thời hạn phải sửa chữa các hạng mục không đạt yêu cầu;

* Thông báo tăng tần suất kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP và thực hiện lấy mẫu trên dây chuyên để kiểm tra.

c) Trong thời hạn quy định cơ sở được phép sản xuất, nhưng sản phẩm của cơ sở khi xuất xưởng phải được cơ quan kiểm tra kiểm soát chặt chẽ.

3. Đối với cơ sở Loại C:

a) Trong thời hạn 07 (bảy) ngày sau khi kiểm tra, cơ quan kiểm tra phải gửi đầy đủ hồ sơ cho cơ quan chứng nhận trình bầy rõ lý do và đề nghị đình chỉ hiệu lực Giấy chứng nhận đã cấp cho cơ sở.

b) Không quá 15 ngày sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, thủ trưởng cơ quan chứng nhận xem xét gửi thông báo đình chỉ hiệu lực Giấy chứng nhận đã cấp cho cơ sở. Thông báo được làm thành 04 (bốn) bản: 1 bản gửi cho cơ sở, 1 bản gửi cho cơ quan kiểm tra, 1 bản gửi cơ quan ra quyết định thành lập hoặc cơ quan cấp đăng ký sản xuất kinh doanh cho cơ sở, 1 bản lưu tại cơ quan chứng nhận.

c) Nội dung thông báo:

* Nêu rõ số sai lỗi và mức độ nghiêm trọng của các sai lỗi;

* Quy định các hạng mục cần phải sửa chữa;

* Đề nghị cơ quan ra quyết định thành lập cơ sở thông báo tạm đình chỉ sản xuất/ xuất xưởng cho đến khi sửa chữa xong các hàng mục sai lỗi;

* Yêu cầu các cơ quan kiểm tra Nhà nước về chất lượng không cấp Giấy chứng nhận chất lượng và chứng thư vệ sinh cho sản phẩm của cơ sở.

d) Sau khi nhận được thông báo, các cơ quan kiểm tra Nhà nước về chất lượng đình chỉ việc cấp Giấy chứng nhận hoặc chứng thư vệ sinh cho sản phẩm của cơ sở cho đến khi có quyết định mới của cơ quan chứng nhận.

 

Điều 17. Đình chỉ hiệu lực Giấy chứng nhận

1. Trong những trường hợp sau đây, Thủ trưởng cơ quan kiểm tra gửi văn bản kèm theo đầy đủ hồ sơ cho cơ quan chứng nhận, đề nghị ra quyết định đình chỉ có thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đã cấp cho:

a) Cơ sở bị xếp Loại D;

b) Cơ sở bị xếp loại C quá 6 tháng mà không có biện pháp khắc phục sai lỗi;

c) Cơ sở không thực hiện các khuyến cáo bằng văn bản của cơ quan kiểm tra về duy trì điều kiện đảm bảo VSATTP từ 2 lần trở lên;

d) Cơ sở có 2 lô hàng liên tiếp bị cơ quan kiểm tra trong hoặc ngoài nước cảnh báo, nhưng không kịp thời khắc phục sai lỗi;

e) Cơ sở cố tình vi phạm các quy định về sử dụng Giấy chứng nhận và mã số được cấp, vi phạm nghiêm trọng quy định về đảm bảo VSATTP.

2. Thủ trưởng cơ quan chứng nhận xem xét ra quyết định đình chỉ có thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đã cấp. Quyết định được làm thành 4 (bốn) bản: 1 bản gửi cơ sở, 1 bản lưu tại cơ quan cấp Giấy chứng nhận, 1 bản gửi cơ quan kiểm tra, 1 bản gửi cơ quan quyết định thành lập hoặc cơ quan cấp giấy phép sản xuất kinh doanh cho cơ sở.

3. Sau khi nhận được quyết định, các cơ quan kiểm tra Nhà nước về chất lượng đình chỉ việc cấp Giấy chứng nhận hoặc chứng thư vệ sinh cho sản phẩm của cơ sở cho đến khi có quyết định mới cuả cơ quan chứng nhận.

 

Điều 18. Khôi phục hiệu lực Giấy chứng nhận

1. Trong thời hạn đã quy định, sau khi đã khắc phục hoàn toàn các sai lỗi, cơ sở có Giấy chứng nhận bị đình chỉ hiệu lực đăng ký xin kiểm tra lại theo thủ tục quy định tại Khoản 4, Điều 8 Quy chế này.

2. Cơ quan kiểm tra thực hiện kiểm tra lại theo quy định tại Chương 2.

3. Nếu cơ sở được xếp Loại A hoặc Loại B theo quy định tại Khoản 3 Điều 11, cơ quan kiểm tra phải gửi văn bản đề nghị cơ quan chứng nhận khôi phục lại hiệu lực cho Giấy chứng nhận đã cấp cho cơ sở theo thủ tục quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 14.

4. Trên cơ sở xem xét hồ sơ và đề nghị của cơ quan kiểm tra, Thủ trưởng cơ quan chứng nhận ra quyết định khôi phục hiệu lực Giấy chứng nhận đã cấp cho cơ sở theo thủ tục quy định tại Khoản 3, Điều 14.

 

Điều 19. Thu hồi Giấy chứng nhận

1. Trong những trường hợp sau đây, Thủ trưởng cơ quan kiểm tra gửi văn bản kèm theo đầy đủ hồ sơ cho cơ quan chứng nhận, đề nghị ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã được cấp cho:

a) Cơ sở có giấy chứng nhận đã bị đình chỉ hiệu lực cố ý không thực hiện các yêu cầu của cơ quan kiểm tra về sửa chữa, khắc phục các sai lỗi về điều kiện đảm bảo VSATTP trong thời hạn đã quy định;

b) Cơ sở đã bị đình chỉ hiệu lực Giấy chứng nhận lần thứ 2 trong 12 tháng;

c) Cơ sở có quá 3 lô hàng liên tiếp bị cơ quan thẩm quyền cảnh báo, nhưng không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục;

d) Cơ sở cố tình vi phạm nghiêm trọng hoặc tái phạm nhiều lần các quy định về sử dụng Giấy chứng nhận và mã số đã được cấp; vi phạm có hệ thống các quy định pháp luật về đảm bảo VSATTP, có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khoẻ của người tiêu dùng;

e) Có bằng chứng rõ ràng cho thấy kết quả kiểm tra không phản ánh đúng thực tế về điều kiện đảm bảo VSATTP của cơ sở.

2. Thủ trưởng cơ quan chứng nhận xem xét ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp cho cơ sở, quyết định được làm thành 5 (năm) bản: 1 bản gửi cho cơ sở, 1 bản gửi cơ quan kiểm tra, 1 bản gửi cơ quan ra quyết định thành lập hoặc cấp đăng ký sản xuất kinh doanh cho cơ sở, 1 bản lưu tại cơ quan chứng nhận.

3. Cơ sở phải nộp lại bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp, cơ quan chứng nhận có trách nhiệm đóng dấu "Đã thu hồi" vào giấy và lưu hồ sơ. Giấy chứng nhận đã bị thu hồi không còn giá trị pháp lý.

4. Thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận áp dụng như đối với cơ sở xin đăng ký kiểm tra lại theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 Quy chế này.

 

CHƯƠNG 4
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN

 

Điều 20. Trách nhiệm của cơ sở

1. Thực hiện đầy đủ các thủ tục hồ sơ quy định tại Điều 8 Quy chế này.

2. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ kiểm tra khi làm việc tại cơ sở.

3. Bảo trì thường xuyên điều kiện đảm bảo VSATTP đã được công nhận.

4. Thực hiện nghiêm túc việc sửa chữa các sai lỗi đã nêu trong biên bản kiểm tra.

5. Nộp phí kiểm tra và lệ phí cấp giấy chứng nhận theo quy định

 

Điều 21. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan kiểm tra Trung ương

1. Tổ chức thực hiện việc kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP của các cơ sở trong phạm vi được phân công tại Điều 4.

2. Tổ chức hướng dẫn cho các cơ sở thuộc phạm vi được phân công tại Điều 4 về các quy định, tiêu chuẩn, thủ tục liên quan đến đảm bảo VSATTP.

3. Lưu trữ có hệ thống toàn bộ hồ sơ kiểm tra của các cơ sở; cung cấp hồ sơ, giải trình đầy đủ và chính xác về kết quả kiểm tra khi cơ sở hoặc cơ quan cấp giấy chứng nhận yêu cầu.

4. Giải quyết khiếu nại của cơ sở theo quy định tại Chương 6 Quy chế này trong phạm vi thẩm quyền được phân công.

5. Xây dựng hướng dẫn về phương pháp kiểm tra, bảng các hạng mục cần kiểm tra, phương pháp đánh giá mức độ sai lỗi đối với từng nhóm hạng mục cần kiểm tra, phương pháp đánh giá tổng hợp điều kiện đảm bảo VSATTP cho từng loại hình cơ sở, các biểu mẫu kiểm tra, trình Bộ Thuỷ sản ban hành để áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước.

6. Phối hợp với Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, cho các cơ quan kiểm tra địa phương, hỗ trợ và phối hợp với cơ quan kiểm tra địa phương trong hoạt động quản lý VSATTP.

7. Định kỳ hàng năm trước ngày 15/1 và ngày 15/7, tổng hợp các hoạt động quản lý VSATTP của các địa phương, cơ sở báo cáo bằng văn bản cho Bộ Thuỷ sản, đề xuất các kiến nghị để cải thiện công tác này.

 

Điều 22. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan kiểm tra địa phương

1. Thực hiện các nhiệm vụ nêu tại các Khoản từ 1 đến 4, Điều 21 trong phạm vi quản lý được phân công tại Điều 4.

2. Định kỳ hàng năm trước ngày 7 của tháng đầu từng quý báo cáo tổng hợp bằng văn bản cho Sở Thuỷ sản (Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn có quản lý thuỷ sản) và cơ quan kiểm tra Trung ương về kết quả kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP của các cơ sở thuộc phạm vi quản lý.

3. Phối hợp với các Trung tâm Y tế dự phòng và các cơ quan quản lý hữu quan trên địa bàn, tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền giáo dục kiến thức và hiểu biết về đảm bảo VSATTP cho nhân dân địa phương và đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành quy định tại các cơ sở thuộc phạm vi quản lý.

 

Điều 23. Trách nhiệm và quyền hạn của cán bộ kiểm tra

1. Kiểm tra, xem xét, đánh giá sự phù hợp của hiện trạng sản xuất và kinh doanh sản phẩm thuỷ sản so với tiêu chuẩn quy định.

2. Lấy mẫu theo quy định để kiểm tra nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và những phụ gia, hoá chất... dùng để chế biến thực phẩm thuỷ sản.

3. Yêu cầu được xem xét sổ sách, tài liệu, hồ sơ liên quan đến quản lý chất lượng thực phẩm thuỷ sản, sao chụp và ghi chép các thông tin cần thiết.

4. Lập biên bản và niêm phong các mẫu vật trong một thời gian cần thiết, nếu có bằng chứng khẳng định việc cơ sở vi phạm Quy chế này và các quy định khác của Nhà nước liên quan đến đảm bảo VSATTP thuỷ sản.

5. Báo cáo thủ trưởng Cơ quan Kiểm tra xử lý những trường hợp vượt quá thẩm quyền đã quy định.

6. Bảo mật các thông tin liên quan đến bí mật sản xuất kinh doanh của cơ sở kiểm tra, tuân thủ quy định của Pháp lệnh thanh tra và các văn bản liên quan đến thanh tra viên.

 

Điều 24. Trách nhiệm của Bộ Thuỷ sản

1. Thống nhất quản lý công tác kiểm tra và cấp giấy chứng nhận điều kiện đảm bảo VSATTP của các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thuỷ sản trên phạm vi cả nước.

2. Cấp Giấy chứng nhận, đình chỉ hiệu lực Giấy chứng nhận hoặc thu hồi Giấy chứng nhận theo các quy định của Quy chế này.

3. Phê duyệt các tổ chức thuộc hệ thống các cơ quan kiểm tra ở trung ương và địa phương.

4. Chỉ đạo thống nhất tất cả các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; kiểm soát hoạt động của các cơ quan kiểm tra địa phương, cơ quan kiểm tra Trung ương và các cơ quan cấp giấy chứng nhận địa phương

5. Định kỳ hàng năm vào ngày 1 tháng 2 và ngày 1 tháng 8 công bố danh sách các cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận.

6. Phối hợp với các Bộ ngành hữu quan, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện các quy định về đảm bảo VSATTP của cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thuỷ sản.

 

Điều 25. Trách nhiệm của Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có quản lý thuỷ sản.

1. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này trong phạm vi quản lý được phân công tại Khoản 3 Điều 6.

2. Cấp Giấy chứng nhận, đình chỉ hiệu lực hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp theo các quy định của Quy chế này trong phạm vi quản lý được phân công.

3. Tổ chức và kiểm tra việc chấp hành các quy định của Bộ Thuỷ sản và các hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn của cơ quan kiểm tra Trung ương.

4. Tổ chức, xây dựng cơ sở vật chất và cán bộ cho cơ quan kiểm tra địa phương đủ năng lực để kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thuỷ sản thuộc phạm vi được phân công.

5. Định kỳ hàng năm trước ngày 15 tháng 1 và trước ngày 15 tháng 7 báo cáo bằng văn bản cho Bộ Thuỷ sản và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, danh sách các cơ sở được cấp Giấy chứng nhận trong kỳ, tình hình cấp giấy chứng nhận, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong phạm vi được phân công.

6. Phối hợp với Sở Y tế và các ngành hữu quan địa phương tổ chức thực hiện tốt các quy định về đảm bảo VSATTP của cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thuỷ sản.

 

CHƯƠNG 5
PHÍ KIỂM TRA VÀ LỆ PHÍ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

 

Điều 26. Phí và lệ phí

1. Cơ quan kiểm tra được thu phí kiểm tra trong các trường hợp: kiểm tra lần đầu, kiểm tra lại, kiểm tra định kỳ, thẩm tra; được thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận. Mức phí, lệ phí, việc quản lý và sử dụng phí, lệ phí thực hiện theo quy định và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

2. Nghiêm cấm cơ quan kiểm tra, cơ quan chứng nhận và thanh tra viên thu các khoản phí và lệ phí khác trái với quy định.

 

CHƯƠNG 6
KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ XỬ PHẠT

 

Điều 27. Khiếu nại

1. Cơ sở có quyền khiếu nại đến thủ trưởng của cơ quan kiểm tra, cơ quan chứng nhận các cấp về các hoạt động kiểm tra và cấp giấy chứng nhận.

2. Nếu không đồng ý với kết luận của cơ quan kiểm tra hoặc cơ quan chứng nhận, cơ sở có quyền khiếu nại lên cấp có thẩm quyền cao hơn theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo được hướng dẫn tại Nghị định 67/1999/NĐ-CP ngày 07/08/1999 của Chính phủ.

 

Điều 28. Giải quyết khiếu nại

1. Trong 10 ngày kể từ khi nhận được đơn khiếu nại của cơ sở, thủ trưởng cơ quan kiểm tra hoặc cơ quan chứng nhận phải xem xét giải quyết trong phạm vi quyền hạn của mình; không được trái với quy định tại Điều 32 của Luật Khiếu nại, tố cáo và phải có văn bản trả lời cho bên khiếu nại và báo cáo cơ quan cấp trên quyết định.

2. Trong trường hợp cần thiết, thủ trưởng của cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan kiểm tra hoặc cơ quan chứng nhận ra quyết định thành lập đoàn thẩm tra để xem xét và trả lời cho cơ sở bằng văn bản.

3. Cơ sở phải trả toàn bộ chi phí kiểm tra lại hoặc thẩm tra nếu kết quả kiểm tra lại hoặc thẩm tra để giải quyết khiếu nại phù hợp với kết quả kiểm tra lần trước.

 

Điều 29. Xử phạt

1. Mọi hành vi vi phạm Quy chế này từ phía cơ sở, cơ quan kiểm tra, cơ quan chứng nhận và các thanh tra viên đều sẽ bị xử phạt theo luật định, tuỳ thuộc mức độ vi phạm.

2. Các vi phạm hành chính sẽ xử phạt theo Nghị định 57/CP ngày 31/5/1997 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hoá và các văn bản có liên quan khác.

3. Những vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tái phạm nguy hiểm sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật định.

 

CHƯƠNG 7
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 30. Thời hiệu và sửa đổi quy chế

1. Quy chế này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành. Tất cả các quy định trước đây trái với Quy chế này đều bị bãi bỏ.

2. Mọi bổ sung hoặc sửa đổi Quy chế này do Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản xem xét và quyết định bằng văn bản.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF AQUATIC RESOURCES
--------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
--------------
No. 01/2000/QD-BTS
Hanoi, January 3, 2000
 
DECISION
PROMULGATING THE REGULATION ON INSPECTION AND CERTIFICATION OF AQUATIC GOODS PRODUCTION AND/OR BUSINESS ESTABLISHMENTS MEETING THE STANDARDS ON FOOD HYGIENE AND SAFETY
THE MINISTER OF AQUATIC RESOURCES
Pursuant to Decree No.50/CP of June 21, 1994 of the Government defining the tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Aquatic Resources;
Pursuant to Decree No.86/CP of December 8, 1995 of the Government assigning the responsibility of State management over goods quality;
Pursuant to Circular No.02 TT/LB of May 24, 1996 jointly issued by the Ministry of Science, Technology and Environment and the Ministry of Aquatic Resources guiding the implementation of Decree No.86/CP;
At the proposal of the director of the Science and Technology Department,
DECIDES:
Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on Inspection and Certification of Aquatic Goods Production and/or Business Establishments Meeting the Standards on Food Hygiene and Safety.
Article 2.- Organizations and individuals producing and/or trading in aquatic food, the inspecting bodies and the agencies granting the certificates of qualifications for food hygiene and safety shall have to implement this Regulation.
The following objects shall not be governed by this Regulation:
a) Family household- scale establishments processing aquatic products for retail.
b) Establishments retailing aquatic products, aquatic food catering service establishments
c) Fishing ships with the main engine capacity of under 90 cv
d) Fishing boats operated manually.
e) Fish wharves (manual)
f) Establishments processing aquatic products not used as food.
Article 3.- The director of the Science and Technology Department shall have to guide the implementation of this Regulation. The previous provisions contrary to this Regulation shall all be annulled.
Article 4.- The Office director, the Department directors, the inspector, the head of Aquatic Resources Protection Department, the director of the Center for Aquatic Products Quality and Hygiene Inspection, the directors of the provincial/municipal Aquatic Resources Services and of the provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services managing aquatic resources shall have to implement this Decision.
 

 
THE MINISTER OF AQUATIC RESOURCES




Ta Quang Ngoc
 
REGULATION
ON INSPECTING AND CERTIFYING AQUATIC GOODS PRODUCTION AND/OR BUSINESS ESTABLISHMENTS MEETING THE STANDARDS ON FOOD HYGIENE AND SAFETY
(Promulgated together with Decision No.01/2000/QD-BTS of January 03, 2000 of the Minister of Aquatic Resources)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Objects and scope of application
1. This Regulation prescribes the order and procedures for inspecting and certifying aquatic goods production and/or business establishments (hereafter referred to as establishments) meeting the standards on food hygiene and safety (hereafter abbreviated as FHS).
2. Objects governed by this Regulation shall be:
a) Establishments processing, packing and/or preserving aquatic products used as food by industrial mode, that register their operation under the Law on Enterprises.
b) Establishments processing or preliminarily processing aquatic products by manual mode, which register their operation under the Law on Enterprises; aquatic products gathering, cleaning and/or preserving establishments; fishing ships; fish ports, semi-extensive, extensive, industrial aquaculture establishments; aquatic products raw materials wholesale markets; motor vehicle used exclusively for transportation of aquatic products.
Article 2.- Term interpretation
In this Regulation, the following terms shall be construed as follows:
1. Establishments processing, packing and/or preserving aquatic products by industrial mode means the aquatic goods-producing establishments where the mechanical, thermal, electrical and refrigerating equipment play the decisive role in the technological chains of aquatic product processing, packing and/or preserving.
2. Establishments processing or preliminarily processing aquatic products by manual mode means the aquatic goods-producing establishments where mechanical and electrical equipment only play the support role in the technological chains of aquatic product processing or preliminary processing.
3. Semi-intensive, intensive or industrial aquaculture establishments means the commercial aquaculture establishments which use artificial breeds, processed feeds and mechanical and electrical equipment to carry out the aquaculture process.
4. Fish ports mean special-use construction works furnished with mechanical equipment for receiving, loading and unloading, treating and/or preserving aquatic product raw materials from fishing ships and providing services for fishing ships.
5. Aquatic product raw materials wholesale markets means special-use construction works for the purpose of wholesaling aquatic product raw materials.
6. Fishing ships are motorized water means used exclusively for exploitation, gathering, preservation and/or transportation of aquatic product raw materials.
Article 3.- Bases for inspection and certification of establishments meeting the FHS standards
1. The bases for inspection and certification of establishments meeting the FHS standards shall be the Vietnamese Standards, the Aquatic Resource Branch’s Standards and other provisions of the Ministry of Aquatic Resources on conditions to ensure FHS and the FHS control system which must be applied to each type of establishment.
2. The duration and contents of standards compulsorily applied to each type of establishment stated in Clause 2, Article 1, stipulated by the Ministry of Aquatic Resources for each period.
3. For establishments processing and/or packing aquatic products for export to countries with requirements and standards different from Vietnamese regulations, the FHS inspection and certification shall be based on the standards and regulations of the importing countries, which are recognized and permitted for application by the Ministry of Aquatic Resources.
Article 4.- Agencies inspecting the conditions to ensure FHS
1. The agencies inspecting conditions to ensure FHS (hereafter called the inspecting agencies for short) include two levels: The central inspecting agency and the local inspecting agencies (of the provincial and municipal level).
2. The central inspecting agency is the Center for Inspection of Aquatic Product Quality and Hygiene: having the responsibility to inspect the conditions to ensure FHS for types of establishments stated at Point a, Clause 2, Article 1 of this Regulation.
3. The local inspecting agencies are Sub-Departments for Aquatic Resources Protection; in localities where such Sub-Departments are not available, the local inspecting agencies shall be nominated by the provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services after obtaining opinions of the Ministry of Aquatic Resources. These agencies shall have to inspect the conditions to ensure FHS for establishments stationed in the localities, as stated at Point b, Clause 2, Article 1 of this Regulation.
4. For localities lacking the organizational and personnel conditions to perform the inspection task, the central inspecting agency shall have to inspect the establishments stated at Point b, Clause 2, Article 1 in such localities, and at the same time guide and support the localities to build the local inspecting agencies.
Article 5.- Forms of inspection and examination
1. First-time inspection: The first-time inspection shall apply to:
a) Establishments which have not yet been inspected and granted certificates;
b) Establishments which have already been granted certificates but change their production locations.
2. Re-inspection: The re-inspection shall apply to:
a) Establishments which have already been inspected but failed to meet the conditions for being granted the certificates;
b) Establishments which have already been granted certificates, but later:
- Re-arrange or expand their production ground;
- Replace major technological equipment;
- Turn out products other than those already registered.
c) Establishments which have their certificates revoked or invalidated, after rectifying their errors.
3. Periodical inspection shall comply with the plans of the inspecting agencies in order to determine the maintenance of conditions to ensure the FHS of establishments already granted certificates.
4. Unexpected inspection is a measure applied by inspecting agencies when necessary without notifying establishments in advance.
5. Examination is a measure taken by certifying agencies in the following cases:
a) where establishments complain in writing about the conclusions of inspecting agencies;
b) where it is so needed in order to satisfy the managerial requirements.
Article 6.- Certifying agencies
1. Agencies certifying establishments meeting FHS standards (hereafter called the certifying agencies for short) include two levels: At the central level, it is the Ministry of Aquatic Resources; in the provinces and centrally-run cities, they are the provincial/municipal Aquatic Resources Services or the provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services managing aquatic resources.
2. The Ministry of Aquatic Resources shall provide certification for establishments stated at Point a, Clause 2, Article 1 of this Regulation.
3. The provincial/municipal Aquatic Resources Services or the provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services managing aquatic resources shall provide certification for establishments in localities as stated at Point b, Clause 2, Article 1 of this Regulation.
Article 7.- Certificates
1. The certificate of FHS standards (hereafter called the certificate for short) is a legally valid document issued by the competent bodies stated in Article 6 according to the provisions of this Regulation, certifying that establishments meet the standards on conditions to ensure FHS for carrying out aquatic food production and business activities.
2. Where an establishment has two independent workshops or more, the certificate must clearly state the name(s) of the workshops which meet the FHS standards.
3. The certificate is valid only for the establishment or workshop clearly defined therein.
4. The certificate form shall be issued by the Ministry of Aquatic Resource for uniform application nationwide.
5. The central inspecting agency shall have to organize the printing and management of certificate form according to the State regime on management of printed matters.
6. Each certificate is made into 01 (one) original and 02 (two) duplicates. The original shall be handed to the establishment granted the certificate, 1 copy shall be kept at the certifying agency and 1 copy shall be sent to the inspecting agency of the same level.
7. Each establishment or workshop, which is granted the certificate, shall be given a code. The code system shall be stipulated by the Ministry of Aquatic Resource and uniformly applied nationwide.
Chapter II
INSPECTION OF CONDITIONS TO ENSURE FHS
Article 8.- Inspection registration
1. Establishments shall have to register with inspecting agencies according to the assignment of responsibility stated in Article 4 for the inspection of their conditions to ensure FHS.
2. The dossier of registration for the first-time inspection for establishments stated in Item a, Clause 2, Article 1:
An establishment shall have to submit two sets of dossier of inspection registration, each set shall include:
a) The copy of the registration paper for production, trading and/or processing of aquatic products;
b) The inspection registration paper;
c) The drawing of the arrangement of the entire flooring space of the establishment on A3-size paper, fully reflecting the principal processes of the technological chain of production;
d) The list of major products and the plan of the technological process of production;
e) The list of major technological equipment;
f) The report on the establishment’s conditions to ensure FHS.
3. The dossier of registration for first-time inspection for establishments stated at Item b, Clause 2, Article 1:
An establishment shall submit 02 sets of dossier of inspection registration; each set shall include:
a) The inspection registration paper;
b) The drawing of the plan of the establishment’s flooring space, on A4-size paper, clearly reflecting construction items directly related to the FHS of aquatic raw materials, semi-finished products and products;
c) The copy of the aquatic products practicing license;
d) The report on the establishment’s conditions to meet the FHS.
4. The dossier of registration for re-inspection: An establishment shall submit 02 sets of dossier of re-inspection registration; each set shall include:
a) The re-inspection registration paper;
b) The report on changes in the conditions to ensure FHS, clearly stating changes in the FHS conditions as compared with the previous inspection, including remedial measures already taken to rectify errors (if any).
5. The inspection and re-inspection registration forms and the form of report on the establishments’ conditions to ensure FHS as stated in Clauses 2, 3 and 4 of this Article shall be stipulated by the central inspecting agency and uniformly applied nationwide.
Article 9.- Registration certification and inspection notice
Upon receiving the inspection registration dossiers, the inspecting agencies shall proceed:
1. To examine the dossiers and guide establishments to supplement insufficient contents.
2. To certify their full receipt of registration dossiers of establishments.
3. Within 7 (seven) days after the receipt of the full registration dossiers, to notify in writing the establishments of the inspection time and contents, and standards to be used as bases for the inspection.
Article 10.- Setting up inspection teams/ examination teams
1. The heads of the inspecting agencies shall issue decisions to set up team for inspection of the conditions to ensure FHS for establishments under the first-time inspection, re-inspection or unexpected inspection. The regular inspection shall comply with the plans of the inspecting agencies, without having to issue decisions thereon.
2. The heads of the certifying agencies shall issue decisions to set up examination teams in cases stated in Clause 5, Article 5.
3. A decision to set up an inspection team or an examination team should clearly state:
a) The scope of inspection and responsibilities of the team;
b) The name of the establishment to be inspected;
c) The full names and titles of the team leader and members.
4. Members of inspection teams or examination teams are cadres having graduated from training courses on inspection operations, having experiences in the work of inspection of conditions to ensure FHS in the field of aquatic products.
Article 11.- Inspection contents and methods
1. The inspection contents must comply with the provisions on standards regarding the conditions to ensure FHS of the type of establishment to be inspected.
2. The inspection method, the list of groups of items to be inspected, the method of evaluating the extent of error for each group of item, the classification criteria applicable to each type of establishment shall be elaborated by the central inspecting agency, and submitted to the Ministry of Aquatic Resources for promulgation and uniform application nationwide.
3. The inspection teams shall have to assess all contents and groups of items to be inspected according to the provisions in Clause 2 of this Article; and at the same time classify establishments according to the extents of ensuring FHS into the 4 following class:
a) Class A: Meeting the FHS standards;
b) Class B: Being found with some minor errors which cause minimal impacts on FHS for aquatic products;
c) Class C: Being found with some grave errors which may affect FHS of the products, but not seriously;
d) Class D: Being found with many serious errors, which cannot be rectified within a short period of time, which shall seriously affect the FHS of the aquatic products if production continues.
4. The regular and unexpected inspection contents and items shall be stipulated by the inspecting agencies on the case-by-case basis.
Article 12.- Inspection frequency
The regular inspection frequency for establishments is stipulated as follows:
1. For establishments stated at Point a, Clause 2, Article 1:
a) Class A establishments: 02 (two) times/year
b) Class B establishments: 04 (four) times/year
c) Class C establishments: 12 (twelve) times/year
d) Class D establishments: 24 (twenty-four) times/year.
2. For establishments stated at Point b, Clause 2, Article 1:
a) Class A establishments: 01 (one) time/year
b) Class B establishments: 02 (two) times/year
c) Class C establishments: 06 (six) times/year
d) Class D establishments: 12 (twelve) times/year.
Article 13.- Inspection minutes
1. The form of inspection minutes shall be elaborated by the central inspecting agency for each type of establishment, submitted to the Ministry of Aquatic Resources for promulgation and uniform application nationwide.
2. The inspection minutes must:
a) Be made according to set form right at the establishments after the end of inspection;
b) Fully and accurately reflect the inspection results;
c) Be clearly inscribed with the to be-rectified contents of items which have failed to meet the standards and regulations (if any);
d) Clearly state the opinions of the inspection teams, the classification of extent of ensuring the FHS by the establishments, according to the provisions in Clause 3, Article 11;
e) Be signed by the inspection team leader and the competent representative of the establishment, stamped with the seal of the inspected establishment;
f) Be made in 2 (two) copies: 1 copy is kept at the inspecting agency, 1 copy is handed over to the establishment.
3. If disagreeing with the conclusions of the inspection team, the establishment’s representative may inscribe his/her proposal and/or complaints, including request for re-investigation or examination, at the end of the minutes before signing and stamping for certification.
Chapter III
GRANTING, INVALIDATING AND WITHDRAWING CERTIFICATES
Article 14.- Granting certificates
1. For establishments under the first-time inspection, reaching Class A or Class B as stipulated in Clause 3, Article 11, within 07 (seven) days after the inspection, the inspecting agencies shall have to forward the dossiers to the certifying agencies, proposing the granting of certificates to the establishments.
2. A dossier proposing the granting of certificate shall include:
a) The dossier of inspection registration of the establishment stated in Clauses 1 and 2, Article 8;
b) The inspection minutes of the inspection team;
c) The document of the head of the inspecting agency proposing the granting of certificate to the establishment.
3. Within 07 (seven) days after fully receiving the dossiers, the certifying agency shall have to issue a decision to grant certificate to the establishment. In cases where examination is required, there must be a document notifying the examining agency and the establishment thereof.
4. After granting the certificate, the dossier proposing the granting of certificate shall be returned to the inspecting agency of the same level and archived thereat.
5. Particularly for Class B establishments:
a) The head of the inspecting agency shall send a written request to the establishment, which is made in 02 (two) copies, 1 copy is sent to the establishment, 1 copy is kept at the inspecting agency.
b) The content of such request: clearly stating item to be rectified and the time limit for the complete rectification of such items.
c) During the above-said time limit, the establishment is allowed to conduct its production activities as usual.
Article 15.- Cases of failure to satisfy conditions for being granted certificates
For establishments under the first-time inspection, which fail to satisfy the conditions to ensure FHS (Class C and Class D), basing themselves on the inspection minutes, the inspecting agencies and the certifying agencies shall, within 07 (seven) days after the inspection, have to apply the following measures:
1. For Class C establishments:
a) The head of the inspecting agency sends a notice on failure to satisfy the standards regarding the conditions to ensure FHS to the concerned establishment. The notice is made in 03(three) copies: 1 copy is sent to the establishment, 1 is kept at the inspecting agency, 1 is sent to the certificate-granting agency for report, together with the copy of the inspection minutes.
b) The notice content:
- The reason for not granting the certificate: Items failing to meet requirements;
- The time limit for rectification of items which have failed to meet the requirements;
- The notification on increase of frequency of inspection of conditions to ensure FHS and taking samples on production chains for inspection.
c) Within the above-said time limit, the establishment may carry out production activities, but its products, when being delivered, must be closely inspected.
2. For Class D establishments:
a) Within 07 (seven) days after the inspection, the inspecting agency shall have to send all dossiers to the certifying agency, clearly stating the reasons and proposal for not granting the certificate to the establishment;
b) Within no more than 15 days after fully receiving the dossiers, the head of the certifying agency shall examine them and send a notice on non-granting of certificate. The notice is made in 04(four) copies: 1 copy is sent to the establishment, 1 is kept at the certifying agency, 1 is sent to the inspecting agency, and 1 is sent to the agency which has issued the establishment decision or the agency which has granted the production/business registration to the establishment.
c) The notice contents:
- Clearly stating the number of errors and the seriousness of such errors;
- Stipulating the items to be rectified;
- Proposing the agency which has issued the decision on setting up of the establishment to notify the suspension of production/delivery till the erroneous items are rectified;
- Requesting the State quality inspection bodies not to grant the quality certificate and the hygiene deed to the products of the establishment.
d) After receiving the notice, the State quality inspection bodies must not grant the State certificate of quality or the hygiene deed to the products of the establishment.
Article 16.- For establishments which have been granted certificates but committed violations
For establishments which have already been granted certificates, but failed to well maintain the conditions to ensure the FHS, basing themselves on the inspection minutes, the inspecting agency and the certifying agency shall, within 07 (seven) days after the inspection, have to apply the following measures:
1. For Class B establishments: The handling shall comply with Clause 5, Article 14.
2. For Class C establishments:
a) The head of the inspecting agency shall send the violation warning, which is made in 03(three) copies: 1 copy is sent to the establishment, 1 is kept at the inspecting agency, and 1 sent to the certifying agency for report, attached with the copy of the inspection minutes.
b) The warning contents:
- The reason(s) for warning: Items have degenerated, failing to meet requirements;
- The time limit for rectification of items which have failed to meet the requirements;
- The notification on increase of frequency of inspection of the conditions to ensure FHS and taking samples on production chain for inspection.
c) Within the prescribed time limit, the establishment is allowed to carry out production activities, but its products, when being delivered, must be closely inspected by the inspecting agency.
3. For Class D establishments:
a) Within 07 (seven) days after the inspection, the inspecting agency shall have to fully send the dossiers to the certifying agency, clearly stating the reason(s) and proposal for invalidation of the certificate already granted to the establishment.
b) Within not more than 15 days after fully receiving the dossiers, the head of the certifying agency shall examine them and send a notice on the invalidation of the certificate already granted to the establishment. The notice is made in 04 (four) copies: 1 copy is sent to the establishment, 1 to the inspecting agency, 1 to the agency which has issued the establishment decision or the agency which has granted production/business registration to the establishment, and 1 is kept at the certifying agency.
c) The notice contents:
- Stating clearly the number of errors and the seriousness of such errors;
- Stipulating items to be rectified;
- Proposing the agency which has issued the decision to set up the establishment to notify the suspension of production/delivery till the erroneous items are completely rectified;
- Requesting the State quality inspection bodies not to grant the quality certificates and hygiene deeds to the products of the establishment.
d) After receiving the notice, the State quality inspection bodies shall suspend the granting of certificates or hygiene deeds to the products of the establishments till a new decision is made by the certifying agency.
Article 17.- Invalidation of certificates
1. In the following cases, the head of the inspecting agency shall send a document fully attached with dossiers to the certifying agency, requesting the latter to issue a decision to invalidate for a definite period of time the certificates already granted to:
a) Establishments rated Class D;
b) Establishments rated Class C for more than 6 months without applying any measures to rectify the errors;
c) Establishments which fail to abide by the written requests of the inspecting agency for the maintenance of conditions to ensure FHS for two times or more;
d) Establishments which have 2 successive goods lots subject to warning by the inspecting agencies at home or abroad, but have not rectified the errors in time;
e) Establishments which deliberately breach the regulations on the use of granted certificates and codes, seriously violate the regulations on ensuring FHS.
2. The head of the certifying agency shall examine them and issue a decision to suspend for a definite period of time the validity of the granted certificate. The decision is made in 4 (four) copies: 1 copy is sent to the establishment, 1 kept at the certificate-granting agency, 1 sent to the inspecting agency and 1 to the agency which has decided the setting up of the establishment or the agency which has granted the production/business license to the establishment.
3. After receiving the decision, the State quality inspection bodies shall suspend the granting of certificates or hygiene deeds to products of the establishment till a new decision is issued by the certifying agency.
Article 18.- Restoring the validity of certificates
1. Within the prescribed time limit, after completely rectifying the errors, the establishment having its certificate invalidated shall register its application for re-inspection according to the procedures defined in Clause 4, Article 8 of this Regulation.
2. The inspecting agency shall conduct the re-inspection according to the provisions in Chapter 2.
3. If the establishment is rated Class A or Class B according to the provisions in Clause 3, Article 11, the inspecting agency shall have to send a written document requesting the certifying agency to restore the validity of the certificate granted to the establishment according to the procedures defined at Clauses 1 and 2 of Article 14.
4. After examining the dossiers and proposal of the inspecting agency, the head of the certifying agency shall issue a decision to restore the validity of the certificate already granted to the establishment according to the procedures prescribed in Clause 3, Article 14.
Article 19.- Withdrawal of certificates
1. In the following cases, the head of the inspecting agency shall send a document enclosed with the full dossiers to the certifying agency, requesting the latter to issue a decision to withdraw the certificates already granted to:
a) The establishments which have their certificates invalidated and deliberately failed to meet the inspecting agencies’ requirements on rectifying, overcoming errors regarding the conditions to ensure the FHS within the prescribed time limit;
b) The establishments which have their certificates invalidated for the second time in 12 months;
c) The establishments which have more than 3 consecutive goods lots subject to warning by the competent bodies, but fail to apply effective remedial measures;
d) The establishments which have deliberately committed serious violations or repeated violations of the regulations on the use of granted certificates and code, violated in a systematic manner the law provisions on ensuring the FHS which may seriously affect the consumers’ health;
e) Having clear evidence showing that the inspection results do not accurately reflect the reality on the establishment’s conditions to ensure FHS.
2. The head of the certifying agency shall consider and decide the withdrawal of certificate already granted to the establishment. The decision is made in 5(five) copies: 1 copy is sent to the establishment, 1 to the inspecting agency, 1 to the agency which has issued the decision to set up the establishment or the agency which has granted the production/business license to the establishment, and 1 kept at the certifying agency.
3. The establishment shall have to submit the original of the granted certificate, the certifying agency shall have to stamp "Da thu hoi" (withdrawn) on the certificate and keep the dossier. The withdrawn certificate is no longer valid legally.
4. The procedures for applying for re-granting of the certificate shall comply with those applicable to establishments applying for re-inspection registration as provided for in Clause 2, Article 5 this Regulation.
Chapter IV
RESPONSIBILITIES AND POWERS
Article 20.- Responsibilities of establishments
1. To fully comply with the dossier procedures defined in Article 8 of this Regulation.
2. To create all favorable conditions for inspectors to work at the establishments.
3. To regularly maintain the already recognized FHS conditions.
4. To seriously rectify errors stated in the inspection mininutes.
5. To pay inspection charges and certificate-granting fees as prescribed.
Article 21.- Responsibilities and powers of the central inspecting agency
1. To organize the inspection of the FHS conditions of establishments as assigned in Article 4.
2. To guide establishments as assigned at Article 4 on the regulations, standards and procedures related to ensuring the FHS.
3. To systematically archive all inspection dossiers of establishments; to supply dossiers, to fully and accurately explain the inspection results at the request of establishments or certificate-granting agency.
4. To settle complaints of establishments according to provisions at Chapter 6 of this Regulation within the assigned competence.
5. To elaborate instructions on inspection methods, tables of to be- inspected items; methods of assessment of the extent of errors for each group of to be-inspected items, methods of general assessment of FHS conditions for each type of establishment, inspection forms, and submit them to the Ministry of Aquatic Resources for promulgation and uniform application nationwide.
6. To coordinate with the Aquatic Resource Protection Department in providing professional guidance to local inspecting agencies, to support and coordinate with local inspecting agencies in FHS control activities.
7. Periodically before January 15 and July 15 every year, to sum up FHS control activities of localities and establishments, send written reports thereon to the Ministry of Aquatic Resources and propose measures to better this work.
Article 22.- Responsibilities and powers of local inspecting agencies
1. To perform tasks mentioned in Clauses from 1 to 4 of Article 21, within the scope of management assigned at Article 4.
2. Periodically before the seventh day of the first month of each quarter every year, to send written sum-up reports to the provincial/municipal Aquatic Resources Services (provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services managing aquatic resources) and the central inspecting agency on the results of inspection of FHS conditions of establishments under their respective management.
3. To coordinate with Prophylactic Medicine Centers and concerned managerial agencies in their respective localities in guiding and popularizing knowledge about FHS to local people and to urge and examine the observance of regulations by establishments under their respective management.
Article 23.- Responsibilities and powers of inspectors
1. To inspect, consider and assess the compatibility of the current production and trading of aquatic products with the prescribed criteria.
2. To take samples as prescribed for inspection of raw materials, semi-finished products, products as well as additives and chemicals’ used in aquatic food processing.
3. To request the examination of books, documents and dossiers related to the aquatic food quality control, photocopy and take notes of necessary information.
4. To make records on and seal samples for a necessary period of time if there is evidence confirming that establishments have breached this Regulation as well as other State provisions related to ensuring aquatic food hygiene and safety.
5. To report to the heads of inspecting agencies cases which fall beyond their prescribed jurisdiction for the handling thereof.
6. To keep confidential information related production and business secrets of the inspected establishments, to comply with the Ordinance on Inspection and documents related to inspectors.
Article 24.- Responsibilities of the Ministry of Aquatic Resources
1. To uniformly manage the inspection work and the granting of certificates of FHS conditions of establishments engaged in aquatic goods - production and trading nationwide.
2. To grant certificates, suspend the validity of certificates or withdraw certificates according to the provisions of this Regulation.
3. To approve organizations under the system of central and local inspecting agencies.
4. To uniformly direct all professional activities; to control the activities of local inspecting agencies, the central inspecting agency and the local certificate-granting agencies.
5. Periodically on February 1st and August 1st every year, to publicize lists of establishments already granted certificates.
6. To coordinate with concerned ministries, branches and provincial/municipal People’s Committees in organizing the implementation of regulations on ensuring FHS by aquatic food production and business establishments.
Article 25.- Responsibilities of provincial/municipal Aquatic Resources Services, the provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services managing aquatic resources
1. To direct, guide and inspect the implementation of this Regulation within the scope of their management as assigned at Clause 3, Article 6.
2. To grant certificates, suspend the validity of certificates or withdraw granted certificates according to the provisions of this Regulation within the scope of their assigned management.
3. To organize and inspect the implementation of the stipulations of the Ministry of Aquatic Resources as well as professional guidance of the central inspecting agency.
4. To organize and build the material and personnel foundations for local inspecting agencies to be capable of inspecting the FHS conditions of aquatic food production and business establishments within their assigned responsibilities.
5. Periodically before January 15 and July 15 every year, to report in writing to the Ministry of Aquatic Resources and the provincial/municipal People’s Committees on the lists of establishments granted certificates in the period, on the certificate granting situation, inspection, supervision and handling of violations within the scope of their assigned responsibilities.
6. To coordinate with the provincial/municipal Health Services and concerned local branches in organizing the implementation of regulations on FHS by aquatic food production and business establishments.
Chapter V
INSPECTION CHARGES AND CERTIFICATE- GRANTING FEES
Article 26.- Charges and fees
1. The inspecting agencies are entitled to collect inspection charges in the cases of: first-time inspection, re-inspection, periodical inspection, verification; to collect fees for granting of certificates. The levels, management and use of charges and fees shall comply with the stipulations and guidance of the Finance Ministry.
2. The inspecting agencies, the certifying agencies and inspectors are strictly forbidden to collect charges and fees in contravention of regulations.
Chapter VI
COMPLAINTS, SETTLEMENT OF COMPLAINTS AND SANCTIONS
Article 27.- Complaints
1. Establishments may complain to the heads of inspecting agencies and/or certifying agencies at all levels about the inspection activities and the granting of certificates.
2. If disagreeing with the conclusions of inspecting agencies or certifying agencies, establishments may complain to the higher-level competent authorities according to the Law on Complaints and Denunciations, which was guided in the Government’s Decree No.67/1999/ND-CP of August 7, 1999.
Article 28.- Settlement of complaints
1. Within 10 days after the receipt of complaints of establishments, the heads of the inspecting agencies or the certifying agencies shall have to consider and settle them within their respective jurisdiction, not in contravention of the Law on Complaints and Denunciations, and have to reply the complainants in writing and report them to the superior agencies for decision.
2. In case of necessity, the heads of the immediate superior bodies of the inspecting agencies or the certifying agencies shall issue decisions to set up inspection teams to consider and reply the establishments in writing.
3. Establishments shall have to pay all the costs of re-inspection or verification if the results of the re-inspection or verification to settle the complaints conform to the results of the previous inspection.
Article 29.- Sanctions
1. All acts of violating this Regulation by establishments, inspecting agencies, certifying agencies or inspectors shall be sanctioned according to law, depending on the seriousness of the violations.
2. All administrative violations shall be sanctioned according to Decree No.57/CP of May 31, 1997 of the Government on administrative sanctions in the field of measurement and goods quality as well as other relevant documents.
3. Violations which cause serious consequences or constitute dangerous recidivism may be examined for penal liability according to law.
Chapter VII
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 30.- Statute of limitations and amendment of the Regulation
1. This Regulation takes effect 15 days after its signing for promulgation. All previous stipulations contrary to this Regulation are now annulled.

2. Every supplement or amendment to this Regulation shall be considered and decided in writing by the Minister of Aquatic Resources

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 01/2000/QD-BTS DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất