Thông tư 14/2021/TT-BTTTT Quy chuẩn kỹ thuật về tương thích điện từ của mạng cáp phân phối tín hiệu truyền hình, âm thanh

thuộc tính Thông tư 14/2021/TT-BTTTT

Thông tư 14/2021/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ của mạng cáp phân phối tín hiệu truyền hình, âm thanh và các dịch vụ tương tác"
Cơ quan ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:14/2021/TT-BTTTT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Mạnh Hùng
Ngày ban hành:29/10/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thông tin-Truyền thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

QCVN về tương thích điện từ mạng cáp phân phối tín hiệu truyền hình

Ngày 29/10/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra Thông tư 14/2021/TT-BTTTT về việc ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ của mạng cáp phân phối tín hiệu truyền hình, âm thanh và các dịch vụ tương tác".

Theo đó, Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về bức xạ nhiễu điện từ của các mạng cáp dùng để truyền tín hiệu hình ảnh, âm thanh và các dịch vụ tương tác trong băng tần từ 0,15 MHz đến 3,5 GHz ở Việt Nam. Việc áp dụng Quy chuẩn để đảm bảo mạng cáp có thể hoạt động đồng thời với các nghiệp vụ vô tuyến điện như: an toàn, quảng bá, di động hàng không, vô tuyến dẫn đường hàng không, di động mặt đất và các nghiệp vụ khác tại Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia mà không xảy ra can nhiễu.

Bên cạnh đó, để đánh giá mức bức xạ rò rỉ của tín hiệu số, băng rộng sử dụng phương pháp sóng mang phụ, có thể sử dụng một tín hiệu sóng mang không điều chế dạng sin phát chèn vào giữa các tín hiệu số, băng rộng. Sóng mang phụ này được thiết lập sao cho mức tín hiệu được đo với băng thông đo 200 Hz, phù hợp với giá trị đo được của tín hiệu số, băng rộng đã đo trước đó.

Các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình cáp có trách nhiệm đảm bảo mạng cáp phân phối tín hiệu truyền hình phù hợp với Quy chuẩn trong quá trình thiết kế, lắp đặt, vận hàng, bảo dưỡng, phối hợp với các bên liên quan trong quá trình giải quyết can nhiễu từ mạng cáp truyền hình ảnh hưởng tới hoạt động của mạng, dịch vụ khác.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/7/2022.

Xem chi tiết Thông tư14/2021/TT-BTTTT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

B THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

____________

S: 14/2021/TT-BTTTT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2021

THÔNG TƯ

Ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ của mạng cáp phân phối tín hiệu truyền hình, âm thanh và các dịch vụ tương tác”

____________________

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Tần số vô tuyến điện ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ,

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ của mạng cáp phân phối tín hiệu truyền hình, âm thanh và các dịch vụ tương tác.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ của mạng cáp phân phối tín hiệu truyền hình, âm thanh và các dịch vụ tương tác (QCVN 71:2021/BTTTT).
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022.
2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ (EMC) của mạng cáp phân phối tín hiệu truyền hình, Ký hiệu QCVN 71:2013/BTTTT quy định tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 16/2013/TT-BTTTT ngày 10 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
Văn phòng TW Đảng và các Ban của Đảng;
Văn phòng Quốc hội;
Văn phòng Chủ tịch nước;
Tòa án Nhân dân tối cao;
Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;
Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
Bộ TTTT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Cổng thông tin điện tử của Bộ;
Lưu: VT, KHCN (250).

B TRƯỞNG

 

 

 

 

Nguyễn Mạnh Hùng

 

Thông tư 14/2021/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành

 

 

CNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

 

 

QCVN 71:2021/BTTTT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN T CỦA MẠNG CÁP PHÂN PHỐI TÍN HIỆU TRUYỀN HÌNH, ÂM THANH VÀ CÁC DỊCH VỤ TƯƠNG TÁC

National technical regulation on electromagnetic compatibility (EMC) of cable network for
distribution of television, sound and interactive services

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HÀ NỘI – 2021

 

 

Mục lục

 

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều Chỉnh

1.2. Đối tượng áp dụng

1.3. Tài liệu viện dẫn

1.4. Giải thích từ ngữ

1.5. Chữ viết tắt

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Yêu cầu kỹ thuật

2.1.1. Bức xạ tín hiệu số, băng rộng

2.1.2. Bức xạ băng hẹp

2.2. Phương pháp đo

2.2.1. Quy định chung

2.2.2. Phương pháp đo cường độ trường

2.2.3. Phương pháp đo sóng mang phụ

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Phụ lục A (Quy định) Đo ở các khoảng cách khác khoảng cách chuẩn 3 m

Phụ lục B (Tham khảo) Miễn nhiễm của mạng cáp

Phụ lục C (Tham khảo) Các băng tần và nghiệp vụ vô tuyến điện

Phụ lục D (Tham khảo) Mô hình hệ thống mạng cáp HFC

Thư mục tài liệu tham khảo

 

Lời nói đầu

QCVN 71:2021/BTTTT thay thế cho QCVN 71:2013/BTTTT.

QCVN 71:2021/BTTTT do Cục Tần số vô tuyến điện biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Thông tư số 14/2021/TT-BTTTT ngày 29 tháng 10 năm 2021.

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ CỦA MẠNG CÁP PHÂN PHỐI TÍN HIỆU TRUYỀN HÌNH, ÂM THANH VÀ CÁC DỊCH VỤ TƯƠNG TÁC

National technical regulation on electromagnetic compatibility (EMC) of cable network for distribution of television, sound and interactive services

 

1. QUY ĐỊNH CHUNG

 

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định các yêu cầu về bức xạ nhiễu điện từ của các mạng cáp dùng để truyền tín hiệu hình ảnh, âm thanh và các dịch vụ tương tác trong băng tần từ 0,15 MHz đến 3,5 GHz ở Việt Nam.

Mạng cáp bắt đầu từ phía trung tâm thu-phát (headend) tới đầu ra của hệ thống (system outlet) (minh họa tại Phụ lục D) phải tuân thủ Quy chuẩn này nếu không có các quy định cụ thể khác.

Việc áp dụng Quy chuẩn này để đảm bảo mạng cáp có thể hoạt động đồng thời với các nghiệp vụ vô tuyến điện như: an toàn, quảng bá, di động hàng không, vô tuyến dẫn đường hàng không và di động mặt đất (bao gồm cả mạng di động tế bào) và các nghiệp vụ khác quy định tại Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia mà không xảy ra can nhiễu. Dải tần của một số nghiệp vụ như trong Phụ lục C.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình cáp trên lãnh thổ Việt Nam.

1.3. Tài liệu viện dẫn

IEC 60728-12:2017 Cable networks for television signals, sound signal and interactive services - Part 12: Electromagnetic compatibility of systems.

1.4. Giải thích từ ngữ

1.4.1. Bức xạ điện từ (electromagnetic radiation)

- Hiện tượng mà năng lượng ở dạng sóng điện từ phát ra từ một nguồn vào không gian;

- Năng lượng truyền qua không gian dưới dạng sóng điện từ.

CHÚ THÍCH: Mở rộng, khái niệm "bức xạ điện từ" đôi khi cũng bao hàm cả hiện tượng nhiễu dẫn (induction).

1.4.2. Các dịch vụ tương tác (interactive services)

Các dịch vụ có trao đổi thông tin 2 chiều giữa trung tâm thu-phát và thuê bao (ví dụ như dịch vụ internet).

1.4.3. Miễn nhiễm với nhiễu (immunity to a disturbance)

Khả năng của một phần tử, thiết bị hoặc hệ thống thể hiện sự hoạt động mà không có suy giảm khi có nhiễu điện từ (sau đây gọi tắt là miễn nhiễm).

1.4.4. Hiện tượng nhiễu điện từ (disturbance)

Hiện tượng điện từ bất kỳ có thể làm suy giảm hoạt động của một phần tử, thiết bị hoặc hệ thống.

1.4.5. Nhiễu điện từ (electromagnetic interference - EMI)

Sự suy giảm chất lượng hoạt động của một thiết bị, kênh truyền dẫn hay hệ thống do nhiễu điện từ.

1.4.6. Dải tần hoạt động (operating frequency range)

Dải thông của tín hiệu mong muốn mà thiết bị được thiết kế để sử dụng.

1.4.7. Tỷ số sóng mang trên nhiễu (carrier-to-interference ratio)

Tỉ số giữa sóng mang và tổng công suất nhiễu bao gồm nhiễu nội tại hệ thống và nhiễu từ các hệ thống khác.

1.4.8. Trung tâm thu-phát (headend)

Hệ thống thiết bị nối giữa các ăng ten thu hoặc nguồn tín hiệu khác và phần còn lại của mạng cáp, theo đó tín hiệu sẽ được phân phối đi.

CHÚ THÍCH: Trung tâm thu-phát cuối cáp có thể bao gồm các bộ khuếch đại ăng ten, các bộ đổi tần, bộ kết hợp, bộ tách và các bộ tạo tín hiệu.

1.4.9. Đầu ra của hệ thống (system outlet)

Thiết bị để nối cáp của thuê bao vào mạng cáp.

1.4.10. Mức nhiễu (disturbance level)

Mức của tín hiệu điện từ trường gây nhiễu tại một vị trí xác định gây ra do các nguồn nhiễu cộng lại.

1.4.11. Sự suy giảm về chất lượng (degradation of performance)

Sự xuất hiện không mong muốn trong chất lượng hoạt động của một phần tử, thiết bị hoặc hệ thống so với chất lượng hoạt động dự kiến.

CHÚ THÍCH: Khái niệm “suy giảm” có thể áp dụng đối với hư hỏng tạm thời hay vĩnh viễn.

1.4.12. Cáp kết nối của thuê bao (subscriber’s feeder)

cáp kết nối thuê bao với đầu ra của hệ thống, hoặc nếu không có, thì nối trực tiếp với thiết bị thuê bao.

CHÚ THÍCH: Cáp nối thuê bao có thể bao gồm các bộ lọc và biến áp balun.

1.4.13. Đầu nối máy thu (receiver lead)

Đầu nối đầu ra mạng của thiết bị thuê bao.

1.4.14. Tín hiệu số, băng rộng (digital, broadband signal)

Trong Quy chuẩn này, tín hiệu số, băng rộng là tín hiệu truyền hình số hoặc internet.

1.4.15. Tín hiệu băng hẹp (narrowband signal)

Các thành phần bức xạ còn lại như truyền hình tương tự...

1.5. Chữ viết tắt

AM

Amplitude Modulation

Điều biên

BPF

Band Pass Filter

Bộ lọc thông dải

CATV

Community Antenna Television

Truyền hình cáp

DSC

Distress, Safety and Calling

Điện thoại chọn tần

EMC

Electromagnetic Compatibility

Tương thích điện từ

EMI

Electromagnetic Interference

Nhiễu điện từ

EPIRB

Emergency Position Indicating Radiobeacons

Phao vô tuyến chỉ thị vị trí khẩn cấp

FM

Frequency Modulation

Điều tần

HFC

Hybrid fiber-coax network

Mạng cáp đồng trục lai

ILS

Instrument Landing System

Hệ thống hỗ trợ hạ cánh

ITU-R

International Telecommunication

Union - Radiocommunication

Liên minh Viễn thông quốc tế -

Bộ phận vô tuyến

LNA

Low Noise Amplifier

Khuếch đại tạp âm thấp

MATV

Master Antenna Television Network

Mạng truyền hình sử dụng ăng ten chủ

RF

Radio Frequency

Tần số vô tuyến

RMS

Root Mean Square

Căn bậc 2 của trung bình các bình phương

SMATV

Satellite Master Antenna Television Network

Mạng truyền hình sử dụng ăng ten chủ vệ tinh

TV

Television

Máy thu hình

VSB

Vestigial Side Band

Điều biên sót

 

 

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

 

2.1. Yêu cầu kỹ thuật

2.1.1. Bức xạ tín hiệu số, băng rộng

Các mức bức xạ tín hiệu số, băng rộng tối đa cho phép được quy định trong Bảng 1 áp dụng theo phương pháp đo tại 2.2 như sau:

Bảng 1 - Giới hạn bức xạ tín hiệu số, băng rộng

Băng tần

MHz

Giới hạn cường độ trường bức xạ @3m, độ rộng kênh đo 8 MHz

dBµV/m

Chế độ tách sóng

30 tới 950

37

RMS

950 tới 2 500

43

RMS

2 500 tới 3 500

45

RMS

 

2.1.2. Bức xạ băng hẹp

Nếu bức xạ từ mạng cáp có bao gồm bức xạ băng hẹp, thì mức bức xạ tín hiệu băng hẹp tối đa cho phép được quy định trong Bảng 2, áp dụng theo phương pháp đo tại 2.2 sau đây:

Bảng 2 - Giới hạn bức xạ tín hiệu băng hẹp

Băng tần

MHz

Giới hạn cường độ trường bức xạ @3m

dBµV/m

Băng thông đo

Chế độ tách sóng

30 tới 950

27

100 kHz

RMS

950 tới 2 500

43

1 MHz

RMS

2 500 tới 3 500

45

1 MHz

RMS

 

2.2. Phương pháp đo

Các phương pháp đo này mô tả thủ tục đo kiểm tra mức bức xạ do mạng cáp tạo ra.

Các phép đo bao gồm các tham số đo thiết yếu và điều kiện đo để đánh giá các trường hợp không tương thích điện từ giữa mạng cáp và các mạng thông tin vô tuyến điện hoặc các thiết bị điện, điện tử khác. Trong quá trình thử nghiệm, mạng cáp phải hoạt động trong các điều kiện hoạt động bình thường theo dự tính của mạng này.

2.2.1. Quy định chung

Khi đo kiểm tra mạng cáp, thiết bị đầu cuối có thể được kết nối. Việc đo kiểm tra mạng cáp so với các giới hạn liên quan có thể yêu cầu thiết bị đầu cuối phải ngắt kết nối. Khi vượt quá giới hạn, các phần riêng lẻ của mạng (ví dụ: thiết bị đầu cuối, khối thu vệ tinh ngoài trời, lắp đặt phân phối...) có thể được kiểm tra kế tiếp để xác định phần nào của mạng không hoạt động trong giới hạn.

Tần số đo kiểm phải được lựa chọn đảm bảo không bị ảnh hưởng từ các phát xạ vô tuyến điện có cường độ lớn trong khu vực đo khảo sát như truyền hình số mặt đất, thông tin di động... nhằm tránh các bất thường về kết quả đo.

Số lượng tần số đo kiểm phải được chọn sao cho có thể đánh giá đầy đủ các thành phần tín hiệu bức xạ trên toàn bộ dải tần hoạt động thực tế của mạng cáp.

Số điểm đo trong một khu vực địa lý của mạng cáp cần được lựa chọn sao cho bao gồm được các điểm có nguy cơ bức xạ cao (các điểm có thiết bị tích cực của mạng cáp như bộ chuyển đổi quang-điện, bộ khuếch đại...) để đánh giá đầy đủ các trường hợp có thể không tương thích điện từ của mạng cáp.

Mức bức xạ tối đa cho phép được quy định tại 2.1.

2.2.2. Phương pháp đo cường độ trường

Thông tư 14/2021/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành

Hình 1 - Minh họa sơ đồ đo cường độ trường

2.2.2.1. Yêu cầu về thiết bị đo

- Để đo bức xạ từ một mạng cáp, hệ thống đo bao gồm một máy thu kết với một ăng ten có hướng để đo cường độ trường;

- Sử dụng máy thu thích hợp được hiệu chuẩn có khả năng đo công suất kênh và các chế độ tách sóng thích hợp;

- Ăng ten đã được hiệu chuẩn (ăng ten đã xác định các thông số như tăng ích, hệ số ăng ten, trở kháng);

- Cáp ăng ten có đặc tính suy hao/tần số đã được xác định;

- Trong trường hợp cần thiết, có thể sử dụng bộ khuếch đại tạp âm thấp (LNA) và bộ lọc thông dải (BPF) đã được hiệu chuẩn, bao được dải tần số theo yêu cầu;

- Quy chuẩn này xác định các mức bức xạ theo cường độ trường ở khoảng cách 3 m từ đối tượng bức xạ. Trong trường hợp đặc biệt (thực địa không thể đo được ở khoảng cách chuẩn 3m) có thể đo ở khoảng cách đo khác như quy định tại Phụ lục A.

2.2.2.2. Thủ tục đo cường độ trường

Cần đảm bảo rằng mạng cáp đang hoạt động với mức tín hiệu bình thường.

Trường hợp có thể xác định được mức bức xạ của các kênh trong đoạn băng tần cần khảo sát là tương đương nhau. Có thể đo bức xạ của một số kênh trong đoạn băng tần khảo sát để đánh giá đại diện.

Thiết lập máy đo ở chế độ tách sóng (detector) RMS, chế độ hiển thị (trace) AVERAGE. Đối với bức xạ tín hiệu số, băng rộng thiết lập chế độ đo công suất kênh nhằm tính tổng công suất bức xạ trong 8 MHz. Trường hợp mạng cáp bao gồm tín hiệu số, băng rộng có khoảng cách kênh khác 8 MHz, đo tổng công suất bức xạ trong 8 MHz với tần số đo là tần số trung tâm của kênh khảo sát và đánh giá theo giới hạn tại Bảng 1.

Đối với bức xạ tín hiệu băng hẹp, thiết lập băng thông phân giải (RBW) và đánh giá theo giới hạn tại Bảng 2.

Khoảng cách đo d được xác định như sau: Bằng khoảng cách từ điểm cần khảo sát của mạng cáp tới điểm tham chiếu của ăng ten đo.

Đối với một điểm đo cụ thể, hướng, độ cao và phân cực của ăng ten đo phải thay đổi để đo được giá trị cường độ trường lớn nhất.

CHÚ THÍCH 1: Sự thay đổi của các thông số ăng ten, đặc biệt là chiều cao ăng ten, phụ thuộc vào tần số đo. Khi kích thước của ăng ten đo đã hiệu chuẩn không phù hợp với thực tế, việc sử dụng ăng ten vòng đã hiệu chuẩn rất hữu ích.

Nếu máy đo cung cấp kết quả ở dạng mức điện áp đầu vào máy đo, mức cường độ trường có thể được tính toán chuyển đổi sử dụng công thức:

Edist = Ul + ac + ka (1)

Trong đó:

Edist là cường độ trường của bức xạ, đơn vị dBµV/m;

Ul: là mức điện áp đầu vào của máy thu đo dBµV (trở kháng 50Ω);

ac là suy hao cáp tính bằng dB;

ka là hệ số ăng ten xác định bởi tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất, hoặc quá trình hiệu chuẩn ăng ten, đơn vị là dB/m. Với ăng ten có trở kháng 50Q, hệ số ăng ten ka có thể xác định qua tăng ích ăng ten theo công thức:

ka = -29,77 - g + 20log(f)                                          (2)

Trong đó:

g là tăng ích của ăng ten đo, đơn vị dBi;

f là tần số đo, đơn vị MHz;

2.2.3. Phương pháp đo sóng mang phụ

Phương pháp đo sóng mang phụ được sử dụng khi không đo trực tiếp được bức xạ tín hiệu số, băng rộng (ví dụ như trường hợp cường độ trường của bức xạ nhỏ hơn độ nhạy máy thu). Điều này là do sự giảm độ nhạy ở đầu vào máy thu đo do việc giảm tỉ số tín hiệu trên tạp âm đối với trường hợp mở rộng băng thông cần đo đối với tín hiệu băng rộng.

2.2.3.1. Mức bức xạ và sự điều chỉnh

Để đánh giá mức bức xạ rò rỉ của tín hiệu số, băng rộng sử dụng phương pháp sóng mang phụ, có thể sử dụng một tín hiệu sóng mang không điều chế dạng sin phát chèn vào giữa các tín hiệu số, băng rộng. Sóng mang phụ này được thiết lập sao cho mức tín hiệu được đo với băng thông đo 200 Hz, phù hợp với giá trị đo được của tín hiệu số, băng rộng đã đo trước đó.

Nếu cần thiết, sóng mang phụ có thể được cấp với mức tăng lên so với mức mong muốn của tín hiệu số, băng rộng. Điều quan trọng là phải tính đến các hạn chế của hệ thống một cách thích hợp. Việc xác định cường độ trường rò rỉ của tín hiệu số, băng rộng được xác định theo 2.2.3.2.

Trong mọi trường hợp, việc sử dụng sóng mang phụ sẽ cần được phối hợp với nhà mạng.

2.2.3.2. Xác định cường độ trường bức xạ

Khi mức của sóng mang phụ và tín hiệu số, băng rộng đã được thiết lập theo 2.2.3.1, kết quả của phép đo sóng mang phụ tại các điểm đo liên quan cung cấp cường độ điện trường chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp tới điện áp tại đầu vào của máy thu đo.

Nếu sóng mang phụ được cấp vào mạng cáp với mức cao hơn so với tín hiệu số, băng rộng mong muốn, giá trị của tín hiệu số, băng rộng rò rỉ sẽ bằng giá trị cường độ trường đo được của sóng mang phụ trừ đi sai khác giữa mức sóng mang phụ và tín hiệu số, băng rộng nói trên.

Eleak = Esub_meas - (Psub - PsigUT) (3)

Trong đó:

Eleak là cường độ trường của tín hiệu rò rỉ cần đo (dBµV/m);

Esub_meas là cường độ trường rò rỉ của sóng mang phụ (dBµV/m);

Psub là công suất sóng mang phụ đưa vào trong mạng cáp (dBm);

PsigUT là công suất của tín hiệu số, băng rộng cần đo (dBm).

 

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

 

Các bức xạ nhiễu điện từ của các mạng cáp truyền tín hiệu hình ảnh, âm thanh và các dịch vụ tương tác thuộc phạm vi điều chỉnh tại 1.1 phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Quy chuẩn này

 

4. TRÁCH NHIỆM CỦA T CHỨC, CÁ NHÂN

 

4.1. Các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình cáp có trách nhiệm đảm bảo mạng cáp phân phối tín hiệu truyền hình phù hợp với Quy chuẩn trong quá trình thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng; và phối hợp với các bên liên quan trong quá trình giải quyết can nhiễu từ mạng cáp truyền hình ảnh hưởng tới hoạt động của mạng, dịch vụ khác.

4.2. Các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình cáp có trách nhiệm đảm bảo khả năng miễn nhiễm của mạng cáp của chính tổ chức, doanh nghiệp (xem Phụ lục B).

4.3. Các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình cáp có trách nhiệm thực hiện công bố hợp quy theo các quy định, hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và chịu sự kiểm tra thường xuyên, đột xuất của cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định hiện hành.

4.4. Cục Viễn thông có trách nhiệm tiếp nhận đăng ký công bố hợp quy, thực hiện việc quản lý hướng dẫn, kiểm tra việc công bố hợp quy. Trình tự thủ tục công bố hợp quy theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

 

5. T CHỨC THỰC HIỆN

 

5.1. Cục Viễn thông, Cục Tần số vô tuyến điện và các Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức triển khai quản lý các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện theo Quy chuẩn này.

5.2. Quy chuẩn này được áp dụng thay thế cho Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 71:2013/BTTTT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ (EMC) của mạng cáp phân phối tín hiệu truyền hình”.

5.3. Trong trường hợp các quy định nêu tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới.

5.4. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chuẩn, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, các tổ chức và cá nhân phản ánh bằng văn bản về Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Khoa học và Công nghệ) để được hướng dẫn, giải quyết./.

 

 

Phụ lục A

(Quy định)
Đo ở các khoảng cách khác khoảng cách chuẩn 3 m

 

A.1. Đo ở khoảng cách dưới 3 m

Nếu đo ở khoảng cách dưới 3 m, khoảng cách đến mạng cáp được xác định bởi độ mở hình học của ăng ten vòng.

Nếu yêu cầu đo ở khoảng cách 3 m tiêu chuẩn không thể đạt được (ví dụ trong không gian giới hạn của ngõ hẻm), có thể sử dụng phương pháp đo ở khoảng cách ngắn hơn. Tuy nhiên khoảng cách đo tối thiểu phải đảm bảo 1 m. Trong trường hợp này, kết quả đo được tính toán điều chỉnh theo công thức A-1.

Thông tư 14/2021/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành  

Trong đó:

Emeas là kết quả đo, đơn vị dBµV/m;

Edist là kết quả đo được điều chỉnh, đơn vị dBµV/m;

dmeas là khoảng cách đo, đơn vị m;

dstand là khoảng cách đo chuẩn (3 m).

A.2. Đo ở khoảng cách trên 3 m

Nếu trong trường hợp không thể thực hiện phép đo ở khoảng cách 3 m tiêu chuẩn, có thể sử dụng phép đo ở khoảng cách trên 3 m. Phải xác định 2 điểm đo trên trục vuông góc với hướng của mạng cáp cần đo. Khoảng cách giữa 2 điểm đo phải càng lớn càng tốt. Mức cường độ trường được đo như trong mô tả tại 2.2.2. Các kết quả đo phải tính theo đơn vị dBµV/m và được vẽ dưới dạng biểu đồ Logarit của khoảng cách. Đường thẳng nối các kết quả đo thể hiện sự giảm cường độ theo hướng đo. Nếu mức giảm cường độ trường không thể xác định, cần thực hiện các phép đo bổ sung. Mức cường độ trường tiêu chuẩn phải được đọc từ biểu đồ bằng các đường nối.

 

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Miễn nhiễm của mạng cáp

 

B.1. Yêu cầu kỹ thuật

Giới hạn miễn nhiễm (Bảng B.1) xác định mức cường độ trường chuẩn bên ngoài mạng cáp. Với giá trị đó phải thu được tỉ số sóng mang trên nhiễu như quy định trong Bảng B.2 (yêu cầu về chất lượng) đối với kênh tín hiệu mong muốn ở bất kỳ điểm nào của mạng cáp.

Bảng B.1 - Cường độ trường tối đa

Băng tần (MHz)

Cường độ trường (dBµV/m)

0,15 tới 3 500

106

694 tới 862

120a

a trong trường hợp tín hiệu mong muốn sử dụng điều chế số.

 

Yêu cầu về chất lượng cho mạng cáp tương ứng với tín hiệu AM-VSB-TV hoặc QAM- DVB trong băng tần từ 30 MHz tới 1 000 MHz và tín hiệu FM-TV trong băng tần từ 950 MHz tới 3 500 MHz. Khi mạng cáp phân phối các tín hiệu khác (như là tín hiệu điều chế số), do tỉ số sóng mang trên nhiễu của những tín hiệu này cho phép thấp hơn, dẫn tới khả năng miễn nhiễm của mạng cáp cao hơn.

Phương pháp đo được quy định tại B.2.

Bảng B.2 - Tỷ số sóng mang trên nhiễu yêu cầu

Băng tần áp dụng (MHz)

Tỉ số sóng mang trên nhiễu (dB)

30 tới 1 000

57 (AM)

≥35 (64/256 QAM)

950 tới 3 500

≥33 (FM)

13 (QPSK)

 

B.2. Phương pháp đo

Trong trường hợp bị nhiễu, tỉ số sóng mang-trên-nhiễu sẽ được đo ở các đầu ra bị nhiễu.

Trước tiên, cần đo mức tín hiệu mong muốn ở các kênh bị nhiễu ở mỗi đầu ra. Sau đó mạng cáp sẽ được ngắt kết nối từ các điểm chuyển giao hoặc ăng ten của hệ thống. Các cổng mở cần được kết cuối bằng tải 75 Ohm. Mức tín hiệu tại mỗi đầu ra được đo bằng máy thu ở chế độ tách sóng đỉnh (peak), có tính đến băng thông của tín hiệu mong muốn, cần đảm bảo rằng máy đo được phối hợp trở kháng tốt với mạng và suy hao phản xạ (return loss) có thể được xem xét tính tới.

Độ chênh lệch giữa mức tín hiệu mong muốn và mức tín hiệu nhiễu là tỉ số sóng mang trên nhiễu phải đáp ứng quy định trong Bảng B.2.

Nếu tỉ số sóng mang trên nhiễu bằng hoặc lớn hơn giá trị danh định (nominal), mạng đáp ứng yêu cầu. Nếu tỉ số sóng mang trên nhiễu nhỏ hơn tỉ lệ yêu cầu, cần các phép đo bổ sung. Tất cả các phân phối đã được cài đặt ngoài hệ thống cổng ra (dây dẫn máy thu, máy thu, các cài đặt khác của thuê bao sẽ bị ngắt kết nối ra khỏi mạng để kiểm tra. Trong phần lớn các trường hợp, nhiễu là do các thành phần này. Cần đo lại mức nhiễu. Sau khi đo, sẽ khôi phục lại điều kiện hoạt động bình thường của mạng.

Nếu các phương pháp kiểm tra này không cho kết quả tỉ số sóng mang trên nhiễu tốt hơn thì sẽ được coi là các tín hiệu nhiễu xâm nhập vào mạng cáp. Trong trường hợp này, cường độ trường của các tín hiệu bên ngoài toà nhà phía được đo ở điểm lân cận điểm giả thiết có nhiễu xâm nhập.

Cường độ trường lớn nhất được xác định bằng cách thay đổi vị trí ăng ten. Giới hạn cường độ trường như trong Bảng B.1, tại đó các chỉ số sóng mang trên nhiễu phải đáp ứng theo Bảng B.2.

Nếu cường độ trường gây nhiễu bằng hoặc thấp hơn các giá trị này, mạng không đáp ứng yêu cầu và nhà khai thác phải thực hiện các biện pháp để cải thiện khả năng miễn nhiễm của mạng.

Nếu cường độ trường gây nhiễu đo được vượt quá giá trị này, các yêu cầu của mạng cáp không tương ứng với các yêu cầu của nghiệp vụ vô tuyến khác (máy phát công suất lớn). Giải pháp đối với vấn đề này phải được giải quyết bởi cơ quan quản lý và các nhà khai thác vô tuyến điện.

 

 

Phụ lục C

(Tham khảo)

Các băng tần và nghiệp vụ vô tuyến điện

 

Băng tần (MHz)

Các hệ thống vô tuyến được bảo vệ

74,8 đến 75,2

Dẫn đường vô tuyến hàng không vũ trụ;

Đèn hiệu vô tuyến ILS

108 đến 117,975

Vô tuyến dẫn đường hàng không

121,450 đến 121,550

An toàn cứu nạn (EPIRPs)

156,525

Cứu nạn DSC

156,7625 đến 156,8375

Cứu nạn hàng hải quốc tế

328,6 đến 335,4

Vô tuyến dẫn đường hàng không

406,0 đến 406,1

An toàn cứu nạn EPIRP

703 đến 733 và 758 đến 788

Thông tin di động tế bào

824 đến 835

Thông tin di động tế bào

869 đến 915

Thông tin di động tế bào

925 đến 960

Thông tin di động tế bào

1710 đến 1785 và 1805 đến 1880

Thông tin di động tế bào

1920 đến 1970 và 2110 đến 2170

Thông tin di động tế bào

2300 đến 2400

Thông tin di động tế bào

2500 đến 2690

Thông tin di động tế bào

 
 

 

Phụ lục D

(Tham khảo)

Mô hình hệ thống mạng cáp HFC

 

Thông tư 14/2021/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành

 

 

 

Thư mục tài liệu tham khảo

 

[1] IEC 60728-12:2017 Edition 2.0 (06/2017) Cable networks for television signals, sound signals and interactive services - Part 12: Electromagnetic compatibility of systems;

[2] ITU-T K.106 (03/2015) Techniques to mitigate interference between radio devices and cable or equipment connected to wired broadband networks and cable television networks;

[3] ITU-R BT.2339-0 (11/2014) Co-channel sharing and compatibility studies between digital terrestrial television broadcasting andinternational mobile telecommunication in the frequency band 694-790 MHz in the GE06 planning area;

[4] ICAO Doc 9718 AN/957 (2018) Handbook on Radio Frequency Spectrum Requirements for Civil Aviation - Volume I ICAO spectrum strategy, policy statements and related information;

[5] Title 47: Telecommunication (FCC Rules), Part 76: Multichannel Video and Cable Television Service.

[6] Recommendation ITU-R F.1336-5 (01/2019) Reference radiation patterns of omnidirectional, sectoral and other antennas for the fixed and mobile services for use in sharing studies in the frequency range from 400 MHz to about 70 GHz.

[7] QCVN 72:2013/BTTTT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ (EMC) của thiết bị trong hệ thống phân phối truyền hình cáp.

[8] QCVN 83:2014/BTTTT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng tín hiệu truyền hình số mặt đất DVB-T2 tại điểm thu.

[9] Recommendation ITU-R BT.2033-1 (2015) Planning criteria including protection ratios, for second genneration of digital terrestrial television broadcasting systems in the VHF/UHF bands.

[10] Report ITU-R BT.2254-4 (10/2020) Frequency and network planning aspects of DVB-T2.

[11] Recommendation ITU-R BT.419-3 Directivity and polarization discrimination of antennas in the reception of television broadcasting.

[12] ITU-R The Handbook on Spectrum Monitoring (2011).

[13] Quyết định số 71/2013/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia.

[14] Quyết định số 02/2017/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 71/2013/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF INFORMATION AND COMMUNICATIONS

_______________

No. 14/2021/TT-BTTTT

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence – Freedom – Happiness

Hanoi, October 29, 2021

CIRCULAR

Promulgating “National Technical Regulation on Electromagnetic Compatibility (EMC) of Cable Network for Distribution of Television, Sound and Interactive Services”

_____________________

Pursuant to the Law on Standards and Technical Regulations dated June 29, 2006;

Pursuant to the Law on Telecommunications dated November 23, 2009;

Pursuant to the Law on Radio Frequencies dated November 23, 2009;

Pursuant to the Government’s Decree No. 127/2007/ND-CP dated August 1, 2007, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Standards and Technical Regulations;

Pursuant to the Government’s Decree No. 78/2018/ND-CP dated May 16, 2018, amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 127/2007/ND-CP dated August 1, 2007, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Standards and Technical Regulations;

Pursuant to the Government’s Decree No. 17/2017/ND-CP dated February 17, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Information and Communications;

At the proposal of the Director General of the Department of Science and Technology,

The Minister of Information and Communications hereby promulgates the Circular promulgating the National Technical Regulation on Electromagnetic Compatibility (EMC) of Cable Network for Distribution of Television, Sound and Interactive Services.

 

Article 1. This Circular is promulgated together with the National Technical Regulation on Electromagnetic Compatibility (EMC) of Cable Network for Distribution of Television, Sound and Interactive Services (QCVN 71: 2021/BTTTT).

Article 2.  Effect

1. This Circular takes effect from July 01, 2022.

2. The National Technical Regulation on Electromagnetic Compatibility (EMC) of Cable Network for Distribution of Television, Sound and Interactive Services (QCVN 71:2021/BTTTT) specified in Clause 3, Article 1 of the Minister of Information and Communications’ Circular No. 16/2013/TT-BTTTT dated July 10, 2013, promulgating the National Technical Regulation on telecommunications ceases to be effective from July 1, 2023.

Article 3. The Chief of Office, Director General of the Department of Science and Technology, Heads of agencies and units under the Ministry of Information and Communications, Directors of Departments of Information and Communications of provinces and centrally-run cities and relevant organizations and individuals shall implement this Circular./.

 

THE MINISTER

 

 

Nguyen Manh Hung

 

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

QCVN 71:2021/BTTTT

NATIONAL TECHNICAL REGULATION
ON ELECTROMAGNETIC COMPATIBILITY (EMC) OF CABLE NETWORK FOR DISTRIBUTION OF TELEVISION, SOUND AND INTERACTIVE SERVICES

 

HA NOI – 2021

 

Foreword

QCVN 71:2021/BTTTT replaces QCVN 71:2013/BTTTT.

QCVN 71:2021/BTTTT was compiled by the Authority of Radio Frequency Management, submitted to the Department of Science and Technology, reviewed by the Ministry of Science and Technology, and promulgated by the Ministry of Information and Communications together with Circular No. 14/2021/TT-BTTTT dated October 29, 2021.

 

 

NATIONAL TECHNICAL REGULATION
ON ELECTROMAGNETIC COMPATIBILITY (EMC) OF CABLE NETWORK FOR DISTRIBUTION OF TELEVISION, SOUND AND INTERACTIVE SERVICES

 

1. GENERAL PROVISIONS

1.1. Scope of regulation

This National Technical Regulation specifies requirements for electromagnetic interference radiation of cable networks used to transmit video, audio and interactive services in the band from 0.15 MHz to 3.5 GHz in Vietnam.

Cable networks starting from the headend to the system outlet (illustrated in Appendix D) must comply with this Regulation unless otherwise specified.

The application of this Regulation is to ensure that cable networks may operate simultaneously with radio services such as: safety, broadcasting, aeronautical mobile, aeronautical radio navigation and land mobile (including cellular networks) and other services specified in the National Radio Frequency Spectrum Plan without interference. The frequency range of some services is as shown in Appendix C.

1.2. Subjects of application

This Technical Regulation applies to organizations and enterprises providing cable television services in the territory of Vietnam.

1.3. Normative references

IEC 60728-12:2017 Cable networks for television signals, sound signal and interactive services - Part 12: Electromagnetic compatibility of systems.

1.4. Interpretation of terms

1.4.1. Electromagnetic radiation

- Energy that comes from a source and travels through space.

- Energy travels through space in the form of electromagnetic waves.

NOTE By extension, the term "electromagnetic radiation" sometimes also includes the induction.

1.4.2. Interactive services

Services with two-way communication between the transceiver and the subscriber (e.g. internet service).

1.4.3. Immunity to a disturbance

Ability of an element, device or system to operate without degradation in the presence of electromagnetic disturbances (hereinafter referred to as immunity).

1.4.4. Disturbance

Any electromagnetic phenomenon that can degrade the operation of an element, device or system.

1.4.5. Electromagnetic interference (EMI)

Degradation of the performance of a device, transmission channel or system due to electromagnetic interference.

1.4.6. Operating frequency range

passband for the wanted signals for which the equipment has been designed

1.4.7. Carrier-to-interference ratio

The ratio between the carrier and the total noise power includes the disturbances internal to the system and interference from other systems.

1.4.8. Headend

Equipment that is connected between receiving antennas or other signal sources and the remainder of the cable network, to process the signals to be distributed

Note: The headend can comprise antenna amplifiers, frequency converters, combiners, separators and generators.

1.4.9. System outlet

Equipment for connecting the subscriber's cable to the cable network.

1.4.10. Disturbance level

Level of an electromagnetic disturbance at a given location, which results from all contributing interference sources

1.4.11. Degradation of performance

undesired departure in the operational performance of any device, equipment or system from its intended performance

NOTE: The term “deterioration” can be applied to temporary or permanent damage.

1.4.12. Subscriber's feeder

feeder connecting a subscriber's tap to a system outlet or, where the latter is not used, directly to the subscriber's equipment

NOTE: Subscriber cables may include filters and balun transformers.

1.4.13. Receiver lead 

Lead that connects the system outlet to the subscriber's equipment.

1.4.14. Digital, broadband signal

In this Regulation, digital and broadband signals are digital television or internet signals.

1.4.15. Narrowband signal

The remaining radiation components such as analog television.

1.5 Abbreviated terms

AM                      Amplitude Modulation

BPF                     Band Pass Filter

CATV                  Community Antenna Television

DSC                     Distress, Safety and Calling

EMC                    Electromagnetic Compatibility

EMI                     Electromagnetic Interference

EPIRB                 Emergency Position Indicating Radio beacons

FM                       Frequency Modulation

HFC                     Hybrid fiber-coax network

ILS                      Instrument Landing System

ITU-R                  International Telecommunication

                            Union - Radio communication

LNA                    Low Noise Amplifier

MATV                 Master Antenna Television Network

RF                       Radio Frequency

RMS                    Root Mean Square

SMATV              Satellite Master Antenna Television Network

TV                       Television

VSB                     Vestigial Side Band

 

2. SPECIFICATIONS

2.1. Technical requirements

2.1.1. Digital, broadband signal radiation

The maximum allowable digital signal, broadband radiation limits specified in Table 1 apply to the measurement method in section 2.2 as follows:

Table 1 - Digital, broadband signal radiation limits

 

Frequency band

MHz

Limited radiated field strength @3m, measuring channel width 8 MHz

dBV/m

 

Demodulation

mode

 

30 to 950

37

RMS

950 to 2,500

43

RMS

2,500 to 3,500

45

RMS

 

2.1.2. Narrowband radiation

If the radiation from the cable network includes the narrowband radiation, the maximum allowable narrowband signal radiation is specified in Table 2, using the following method of measurement in section 2.2:

Table 2 - Narrowband signal radiation limits

Frequency band

MHz

Radiation field strength limit

@3m

dBV/m

 

Measurement bandwidth

Demodulation

mode

 

30 to 950

27

100 kHz

RMS

950 to 2,500

43

1 MHz

RMS

2,500 to 3,500

45

1 MHz

RMS

 

 

2.2. Measurement methods

These test methods describe the measurement procedure for checking the radiation come from the cable network.

The measurements include the essential measurement parameters and measurement conditions for the evaluation of electromagnetic incompatibility between the cable network and the radio communication network or other electrical and electronic equipment. During the test, the cable network shall operate under the normal operating conditions intended for the network.

2.2.1. General provisions

When testing cable network, terminals can be connected. Testing the cable network against relevant limits may require the terminals to be disconnected. When the limit is exceeded, individual parts of the network (e.g. terminals, outdoor satellite internet receiver, distribution installations...) can be next tested to determine which part of the network does not work within limits.

The test frequency must be selected to ensure not being affected by radio emissions with large intensity in the survey area such as digital television, mobile information ... to avoid abnormalities on measurement results.

The number of test frequency must be selected so that it can fully evaluate the radiation components on the entire actual frequency range of the cable network.

The number of measurement points in a geographical area of ​​the cable network should be selected so that it includes high-risk points (points with positive equipment of the cable network such as optical-electric converters, amplifiers ...etc.) to fully assess the possible cases of electromagnetic incompatibility of cable network.

The allowable maximum radiation level is specified in section 2.1.

2.2.2. Field strength measurement method

 


 

Figure 1 - Illustrating field strength measurement diagram

2.2.2.1. Requirements for measuring equipment

- To measure radiation from a cable network, the measurement system consists of a receiver with an antenna to measure the field strength;

- Use appropriate receiver which is calibrated capable of measuring channel power and appropriate demodulation modes;

- The antenna is calibrated (the antenna is identified parameters such as gain, antenna coefficient and impedance);

- The antenna cable has a defined loss/frequency;

- In case of necessity, calibrated low noise amplifier (LNA) and Band-pass filter (BPF) may be used which covers the frequency range as required;

- This regulation determines the radiation levels to the field strength at a distance of 3m from the object of radiation. In special cases (the field cannot be measured at a standard distance of 3m) can be measured at another measurement distance as prescribed in Appendix A.

2.2.2.2. Field strength measurement procedure

It is required to ensure that the cable network is operating with a normal signal level.

The case can be determined that the radiation levels of the channels in the frequency band to be investigated are equivalent. The radiation of some channels can be measured in the survey band to evaluate representatives.

Set the meter to RMS detector mode, AVERAGE display mode; For the digital, broadband radiation sets the channel power measurement mode to calculate the total radiated power in 8 MHz. If the cable network includes digital, broadband signal with different channels of 8 MHz, measuring the radiated power in 8 MHz with the frequency of measurement is the central frequency of the survey channel and evaluation according to the limits in the table 1.

For narrowband signal radiation, set the resolution bandwidth (RBW) and evaluate to the limits given in the Table 2.

The measuring distance d is determined as follows: By the distance from the point to be investigated of the cable network to the reference point of the measuring antenna.

For a particular measuring point, the direction, height and polarization of the measuring antenna must be changed to obtain the maximum field strength value.

NOTE 1: The variation of antenna parameters, especially antenna height, depends on the frequency of measurement. When the size of the calibrated measuring antenna does not correspond to reality, it is useful to use a calibrated loop antenna.

If the meter provides the Result in the form of the meter input voltage level, the field strength level can be calculated converted using the formula

Edist = Ul + ac + ka

(1)

Where:

Edist  is the field strength of the radiation, in dBμV/m;

Ul  is the input voltage level of the measuring receiver dBμV (impedance 50Ω);

ac is the cable loss in dB;

ka is the antenna factor determined by the manufacturer's technical documentation, or antenna calibration process, in dB/m. For an antenna with an impedance of 50Ω, the antenna factor ka can be determined by the antenna gain by the formula:

ka = -29.77 - g + 20log(ƒ) (2)

Where:

g is the gain of the measuring antenna, in dBi;

ƒ is the measurement frequency, in MHz;

2.2.3. Subcarrier measurement method

The subcarrier measurement method is used when not directly measuring digital, broadband signal radiation (for example, when the field strength of radiation is smaller than the receiver sensitivity). This is due to a decrease in sensitivity at the input of the measuring receiver due to the reduction of the signal-to-noise ratio for the case of extending the bandwidth under measurement for the wideband signal.

2.2.3.1. Radiation level and correction

To assess the leakage radiation level of digital, broadband signal using the subcarrier method, an unmodulated sine wave carrier signal can be used interspersed between the broadband, digital signals. This subcarrier is set up so that the signal level measured with a measurement bandwidth of 200 Hz matches the measured value of the previously measured digital, broadband signal.

If necessary, the subcarrier can be cabled with a gain above the desired level of the broadband, digital signal. It is important to take into account the limitations of the system appropriately. The determination of the leakage field strength of digital, broadband signal is determined according to 2.2.3.2.

In all cases, the use of subcarriers will need to be coordinated with the network provider.

2.2.3.2. Determination of radiation field strength

Once the level of the subcarrier and the digital, broadband signal has been established in accordance with 2.2.3.1, the results of the subcarrier measurement at the relevant measuring points provide the dominant electric field strength directly or indirectly to voltage at the input of the measuring receiver.

If the subcarrier is fed into the cable network with a higher level than the desired broadband, digital signal, the value of the digital signal, the leaked broadband will be equal to the measured field strength value of the subcarrier minus difference between the subcarrier level and the abovementioned broadband, digital signal.

Eleak = Esub_meas - ( Psub - Psigut)

(3)

Where:

Eleak is field strength of the leakage signal to be measured (dBμV/m);

Esub_meas  is leakage field strength of subcarrier (dBμV/m);

Psub  is subcarrier power introduced into the cable network (dBm);

Psigut is power of the broadband, digital signal to be measured (dBm).

3. MANAGEMENT

Electromagnetic interference radiations of cable networks transmitting video, audio and interactive services within the scope in section 1.1 must comply with the requirements specified in this Regulation.

4. RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS

4.1. Cable television service providers shall ensure that the cable network that distributes television signals conforms to the Regulation during the design, installation, operation and maintenance process; and coordinate with related parties in the process of resolving interference from the cable network that affects the operation of other networks and services,

4.2. Cable television service providers shall ensure the immunity of their own cable networks (see Appendix B).

4.3. Cable television service providers shall state the conformity according to regulations and guidance of the Ministry of Information and Communications and be subject to regular and irregular inspections by State management agencies in accordance with the applicable regulations.

4.4. The Department of Telecommunications shall receive registrations for conformity statement, manage, guide and inspect the conformity statement. The order and procedures for conformity statement are prescribed in the Circular No. 28/2012/TT-BKHCN dated December 12, 2012 of the Minister of Science and Technology, providing for standard conformity, conformity statement and method of assessing conformity with standards and technical regulations.

5. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

5.1. The Department of Telecommunications, the Department of Radio Frequency and Departments of Information and Communications are responsible for guiding and organizing the management of organizations and enterprises/service providers to comply with this Regulation.

5.2. This Regulation is applied to replace the National Technical Regulation QCVN 71:2013/BTTTT "National technical regulation on electromagnetic compatibility (EMC) of cable network for distribution of television, sound and interactive services".

5.3. If the provisions of this Regulation are revised, supplemented or replaced, the new Regulation shall apply.

5.4. During the implementation of the Regulation, if any problems arise, organizations and individuals report in writing to the Ministry of Information and Communications (Department of Science and Technology) for guidance, resolution./.

 

Appendix A
(Normative)
Measured at distances other than the 3m standard distance

A.1. Measuring at the distance of less than 3m

If measured at a distance of less than 3m, the distance to the cable network is determined by the geometry of loop antenna.

If measuring at the 3m standard distance cannot be achieved (for example in the confined space of an alley), a shorter distance measurement method may be used. However, the minimum measuring distance must be 1m. In this case, the measuring result is calculated and adjusted according to the formula A-1.

                                                         

Where:

Emeas is the measuring result, in dBμV/m;

Edist is the adjusted measuring result, in dBμV/m,

dmeas is the measuring distance, in m;

dstand is the standard measuring distance (3m).

A.2. Measuring at the distance over 3m

If measuring at the 3m standard distance cannot be achieved, a measurement at a distance above 3m may be used. Two measuring points must be determined on an axis perpendicular to the direction of the cable network to be measured. The distance between the two measuring points should be as large as possible. The field strength is measured as described in 2.2.2. Measuring results must be in dBμV/m and shown as a logarithmic plot of the distance. The straight line connecting the measuring results represents the decrease in strength in the direction of measurement. If the field strength reduction may not be determined, additional measurements should be made. The standard field strength level shall be read from the graph by the connecting line.


Appendix B
(Informative)
Noise Immunity of Cable Networks

 

B.1. Technical requirements

The immunity limit (Table B.1) defines the reference field strength level outside the cable network. For such value, a carrier-to-noise ratio as specified in Table B.2 (quality requirements) must be obtained for the wanted signal channel at any point of the cable network.

Table B.1 - Maximum field strength

Band (MHz)

Field strength (dBμV/m)

0.15 to 3,500

106

694 to 862

120a

a in the case of wanted signals using digital modulation.

 

The quality requirements for cable networks correspond to AM-VSB-TV or QAM-DVB signals in the 30 MHz to 1 000 MHz bands and FM-TV signals in the 950 MHz to 3 500 MHz bands. When the cable network distributes other signals (such as digital modulated signals), the lower carrier-to-noise ratio of these signals allows, resulting in higher immunity of the cable network.

The measurement method is specified in B.2

Table B.2 - Required Carrier-to-Noise Ratio

Applicable band (MHz)

Carrier-to-noise ratio (dB)

30 to 1,000

≥ 57 (AM)

≥ 35 (64/256 QAM)

950 to 3,500

≥ 33 (FM)

≥ 13 (QPSK)

B.2. Measurement methods

In the case of interference, the carrier-to-noise ratio will be measured at the noisy outputs.

It is necessary to first measure the wanted signal in the disturbed channels at each output. Then the network cable will be disconnected from the transferring point or antenna of the system. Open ports need to be terminated with a 75 Ohm load. The signal level at each output is measured with a receiver in peak detection mode, taking into account the bandwidth of the wanted signal with ensuring that the meter has good impedance matching with the network and return loss can be taken into account.

The difference between the wanted signal level and the interference signal level is the carrier-to-noise ratio that shall be met as specified in Table B.2.

If the carrier-to-noise ratio is equal to or greater than the nominal value, the network meets the requirements. If the carrier-to-noise ratio is less than the required ratio, additional measurements should be made. All distributions installed outside of the output port system (receiver wiring, receiver and other subscriber settings will be disconnected from the network for testing. In most cases, the interference comes from these factors. It is necessary to re-measure the interference level. After the measurement, the normal operating condition of the network will be restored.

If these testing methods do not result in a better carrier-to-noise ratio, then interference signals are be considered as interference signals entering the cable network. In this case, the field strength of the signals outside the building side is measured at a point in the vicinity of the point where the interference is assumed.

The maximum field strength is determined by varying the antenna position. The field strength limits are as shown in Table B1, where the carrier-to-noise readings must meet in accordance with Table B.2

If the interference field strength is equal to or lower than these values, the network does not meet the requirements and the operator must take measures to improve the immunity of the network.

If the measured interference field strength exceeds these values, the requirements of the cable network do not correspond to the requirements of the other radio service (high power transmitter). The solution to this problem must be addressed by the management agency and radio operators.

 

Appendix C
(Informative)
Radio frequency bands and services

 

Bands (MHz)

Protected radio systems

74.8 to 75.2

Aeronautical radionavigation;

ILS  instrument landing system

108 to 117,975

Aircraft navigation radio

121.450 to 121.550

Emergency Position Indicating Radio Beacon (EPIRPs)

156.525

DSC Rescue

156.7625 to 156.8375

International Maritime Rescue

328.6 to 335.4

Air navigation radio

406.0 to 406.1

Emergency Position Indicating Radio Beacon EPIRP

703 to 733 and 758 to 788

Cellular communication

824 to 835

Cellular communication

869 to 915

Cellular communication

925 to 960

Cellular communication

1710 to 1785 and 1805 to 1880

Cellular communication

1920 to 1970 and 2110 to 2170

Cellular communication

2300 to 2400

Cellular communication

2500 to 2690

Cellular communication

 

Appendix D
(Informative)
HFC cable network diagram


 

References

[1] IEC 60728-12:2017 Edition 2.0 (06/2017) Cable networks for television signals, sound signals and interactive services - Part 12. Electromagnetic compatibility of systems;

[2] ITU-T K.106 (03/2015) Techniques to mitigate interference between radio devices and cable or equipment connected to wired broadband networks and cable television networks;

[3] ITU-R BT.2339-0 (11/2014) Co-channel sharing and compatibility studies between digital terrestrial television broadcasting and international mobile telecommunication in the frequency band 694-790 MHz in the GE06 planning area;

[4] ICAO Doc 9718 AN/957 (2018) Handbook on Radio Frequency Spectrum Requirements for Civil Aviation - Volume I ICAO spectrum strategy, policy statements and related information;

[5] Title 47 Telecommunication (FCC Rules), Part 76: Multichannel Video and Cable Television Service.

[6] Recommendation ITU-R F.1336-5 (01/2019) Reference radiation patterns of omnidirectional, sectoral and other antennas for the fixed and mobile services for use in sharing studies in the frequency range from 400 MHz to about 70 GHz.

[7] QCVN 72:2013/BTTTT, National technical regulation on electromagnetic compatibility (EMC) of cable network for distribution of television, sound and interactive services.

[8] QCVN 83:2014/BTTTT, National Technical Regulation

on the quality of signal of DVB-T2 Terrestrial Digital Television

 at Point of Receiver Location.

[9] Recommendation ITU-R BT 2033-1 (2015) Planning criteria including protection ratios, for second generation of digital terrestrial television broadcasting systems In the VHF/UHF bands.

[10] Report ITU-R BT.2254-4 (10/2020) Frequency and network planning aspects of DVB-T2.

[11] Recommendation ITU-R BT.419-3 Directivity and polarization discrimination of antennas in the reception of television broadcasting

[12] ITU-R The Handbook on Spectrum Monitoring (2011).

[13] Decision No.71/2013/QD-TTg dated November 21, 2013 of the Prime Minister promulgating the National Radio Frequency Spectrum Planning.

[14] Decision No. 02/2017/QD-TTg dated January 17, 2017 of the Prime Minister amending and supplementing the National Radio Frequency Spectrum Planning issued together with the Decision No. 71/2013/QD-TTg dated November 21, 2013 of the Prime Minister. 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 14/2021/TT-BTTTT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Nghị định 67/2024/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 76/2020/NĐ-CP ngày 01/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, thu hồi, hủy giá trị sử dụng giấy thông hành và Nghị định 77/2020/NĐ-CP ngày 01/7/2020 của Chính phủ quy định việc quản lý, khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh; dịch vụ công trực tuyến phục vụ cấp, quản lý, kiểm soát hộ chiếu của công dân Việt Nam; kiểm soát xuất nhập cảnh bằng cổng kiểm soát tự động

Hành chính, Xuất nhập cảnh, Thông tin-Truyền thông

văn bản mới nhất