Thông tư 13/2020/TT-BTTTT xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình

thuộc tính Thông tư 13/2020/TT-BTTTT

Thông tư 13/2020/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình
Cơ quan ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:13/2020/TT-BTTTT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Mạnh Hùng
Ngày ban hành:03/07/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thông tin-Truyền thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Hướng dẫn quy trình 07 bước sản xuất sản phẩm phần mềm
Ngày 03/7/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư 13/2020/TT-BTTTT quy định việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình.

Cụ thể, các công đoạn trong quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm như sau:

Bước thứ nhất, xác định yêu cầu, bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như đưa ra hoặc hoàn thiện ý tưởng về phát triển sản phẩm phần mềm; mô tả các đặc tính (yêu cầu) của sản phẩm, các ngữ cảnh sử dụng sản phẩm; đề xuất, khảo sát, làm rõ yêu cầu đối với sản phẩm phần mềm; phân tích nghiệp vụ; xây dựng yêu cầu hoàn chỉnh đối với sản phẩm phần mềm; tư vấn điều chỉnh quy trình;…

Bước thứ hai, phân tích và thiết kế, bao gồm một trong nhiều tác nghiệp như: đặc tả yêu cầu (yêu cầu thuộc chức năng và không thuộc chức năng, các vấn đề cần được giải quyết); thiết lập bài toán phát triển; các kỹ thuật phù hợp được thực hiện để tối ưu hóa giải pháp, phân tích về tính đúng đắn và khả năng kiểm tra của phần mềm;…

Tiếp theo là các bước như: Lập trình, viết mã lệnh; Kiểm tra, kiểm nghiệm phần mềm; Hoàn thiện, đóng gói sản phẩm phần mềm, Cài đặt, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng, bảo trì, bảo hành sản phẩm phần mềm; Phát hành, phân phối sản phẩm phần mềm.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 19/8/2020.

Thông tư này làm hết hiệu lực Thông tư 16/2014/TT-BTTTT quy định việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm.

Xem chi tiết Thông tư13/2020/TT-BTTTT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

B THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

_____________

Số: 13/2020/TT-BTTTT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 03 tháng 7 năm 2020

THÔNG TƯ

Quy định việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình

_____________________

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin;

Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Căn cứ Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin,

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình để được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan quản lý, các tổ chức và doanh nghiệp liên quan đến hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm thuộc Danh mục sản phẩm phần mềm theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Điều 3. Quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm
Các công đoạn trong quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm:
1. Xác định yêu cầu, bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: đưa ra hoặc hoàn thiện ý tưởng về phát triển sản phẩm phần mềm; mô tả các đặc tính (yêu cầu) của sản phẩm, các ngữ cảnh sử dụng sản phẩm; đề xuất, khảo sát, làm rõ yêu cầu đối với sản phẩm phần mềm; phân tích nghiệp vụ; xây dựng yêu cầu hoàn chỉnh đối với sản phẩm phần mềm; tư vấn điều chỉnh quy trình; thống nhất yêu cầu, xét duyệt yêu cầu, khả năng kiểm soát và các cơ sở để xác nhận sự tuân thủ yêu cầu của sản phẩm.
2. Phân tích và thiết kế, bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: đặc tả yêu cầu (yêu cầu thuộc chức năng và không thuộc chức năng, các vấn đề cần được giải quyết); thiết lập bài toán phát triển; các kỹ thuật phù hợp được thực hiện để tối ưu hóa giải pháp, phân tích về tính đúng đắn và khả năng kiểm tra của phần mềm, phân tích ảnh hưởng của các yêu cầu phần mềm vào môi trường vận hành, các yêu cầu được ưu tiên, chấp thuận và được cập nhật khi cần thiết; mô hình hóa dữ liệu; mô hình hóa chức năng; mô hình hóa luồng thông tin; xác định giải pháp phần mềm; thiết kế giải pháp, thiết kế hệ thống phần mềm; thiết kế dữ liệu, thiết kế kiến trúc của phần mềm, thiết kế các đơn vị, mô đun thành phần phần mềm; thiết kế bảo mật, an toàn thông tin cho phần mềm; thiết kế giao diện trải nghiệm khách hàng.
3. Lập trình, viết mã lệnh, bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: viết chương trình phần mềm; lập trình các đơn vị, mô đun phần mềm; chỉnh sửa, tùy biến, tinh chỉnh phần mềm; tích hợp các đơn vị phần mềm; tích hợp hệ thống phần mềm.
4. Kiểm tra, thử nghiệm phần mềm, bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: xây dựng các kịch bản kiểm tra, thử nghiệm các đơn vị, mô đun phần mềm; thử nghiệm phần mềm; kiểm thử hệ thống phần mềm; kiểm thử chức năng phần mềm; thẩm định chất lượng phần mềm; đánh giá khả năng gây lỗi; kiểm thử bảo mật, an toàn thông tin cho phần mềm; xác định thỏa mãn yêu cầu khách hàng; nghiệm thu phần mềm.
5. Hoàn thiện, đóng gói sản phẩm phần mềm bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: xây dựng tài liệu mô tả sản phẩm phần mềm, tài liệu hướng dẫn cài đặt (trong trường hợp chuyển giao sản phẩm trọn gói), tài liệu hướng dẫn sử dụng sản phẩm phần mềm (cho người sử dụng hoặc người thuê dịch vụ); đóng gói sản phẩm phần mềm; đăng ký mẫu mã; đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.
6. Cài đặt, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng, bảo trì, bảo hành sản phẩm phần mềm bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: chuyển giao (trọn gói sản phẩm hoặc quyền sử dụng sản phẩm dưới dạng cho thuê); hướng dẫn cài đặt sản phẩm phần mềm (trường hợp chuyển giao sản phẩm trọn gói); triển khai cài đặt sản phẩm phần mềm (trên hệ thống của khách hàng trong trường hợp chuyển giao trọn gói hoặc trên hệ thống cung cấp dịch vụ trong trường hợp cho thuê sản phẩm phần mềm); đào tạo, hướng dẫn (người sử dụng hoặc người thuê dịch vụ); kiểm tra sản phẩm phần mềm sau khi bàn giao hoặc sản phẩm phần mềm trên hệ thống cung cấp dịch vụ; sửa lỗi sản phẩm phần mềm sau bàn giao hoặc sản phẩm phần mềm trên hệ thống cung cấp dịch vụ; hỗ trợ sau bàn giao trong quá trình cho thuê dịch vụ; bảo hành sản phẩm sau bàn giao hoặc trong quá trình cho thuê dịch vụ; bảo trì sản phẩm phần mềm (trên hệ thống của khách hàng hoặc trên hệ thống cung cấp dịch vụ).
7. Phát hành, phân phối sản phẩm phần mềm, bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như bán, cho thuê, phân phối, phát hành sản phẩm phần mềm tự sản xuất.
Điều 4. Xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình
1. Hoạt động sản xuất một sản phẩm phần mềm của tổ chức, doanh nghiệp quy định tại Điều 3 Thông tư này được xác định là hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình khi đối với sản phẩm đó tổ chức, doanh nghiệp thực hiện ít nhất một trong hai công đoạn: Xác định yêu cầu, Phân tích và thiết kế quy định tương ứng tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
2. Hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình quy định tại Khoản 1 Điều này được thể hiện bằng một hoặc nhiều tài liệu sau, tương ứng với từng tác nghiệp thuộc các công đoạn mà tổ chức, doanh nghiệp đã thực hiện:
a) Tài liệu chứng minh từng tác nghiệp của công đoạn Xác định yêu cầu: Mô tả ý tưởng về phương thức phát triển sản phẩm; mô tả các đặc tính (yêu cầu) của sản phẩm, các ngữ cảnh sử dụng sản phẩm; mô tả đề xuất, kết quả khảo sát, kết quả làm rõ, hoàn chỉnh yêu cầu đối với sản phẩm; mô tả phân tích chi tiết nghiệp vụ; mô tả yêu cầu hoàn chỉnh đối với sản phẩm; mô tả nội dung tư vấn điều chỉnh quy trình; biên bản thống nhất yêu cầu, xét duyệt yêu cầu, mô tả khả năng kiểm soát và các cơ sở để xác nhận sự tuân thủ yêu cầu của sản phẩm; hoặc các tài liệu có nội dung tương tự.
b) Tài liệu chứng minh từng tác nghiệp của công đoạn Phân tích và thiết kế: Mô tả yêu cầu; mô tả bài toán phát triển; mô tả các kỹ thuật phù hợp được thực hiện để tối ưu hóa giải pháp, phân tích về tính đúng đắn và khả năng kiểm tra của phần mềm, phân tích ảnh hưởng của các yêu cầu phần mềm vào môi trường vận hành, liệt kê các yêu cầu được ưu tiên, chấp thuận và được cập nhật khi cần thiết; mô tả mô hình dữ liệu, mô hình chức năng, mô hình luồng thông tin; mô tả giải pháp phần mềm; thiết kế giải pháp, thiết kế hệ thống phần mềm, thiết kế dữ liệu, thiết kế kiến trúc, thiết kế các đơn vị, mô đun thành phần của phần mềm; thiết kế bảo mật, an toàn thông tin cho phần mềm; thiết kế giao diện trải nghiệm khách hàng; hoặc các tài liệu có nội dung tương tự.
c) Tài liệu chứng minh tùng tác nghiệp của công đoạn Lập trình, viết mã lệnh: Một số đoạn mã nguồn chính thể hiện doanh nghiệp có viết mã lệnh phần mềm; mô tả hệ thống phần mềm đã được tích hợp; hoặc các tài liệu có nội dung tương tự.
d) Tài liệu chứng minh từng tác nghiệp của công đoạn Kiểm tra, thử nghiệm phần mềm: Kịch bản kiểm tra, thử nghiệm các đơn vị, mô đun phần mềm; mô tả kết quả thử nghiệm phần mềm, kết quả kiểm thử hệ thống phần mềm, kết quả kiểm thử chức năng phần mềm, kết quả thẩm định chất lượng phần mềm; mô tả đánh giá khả năng gây lỗi; mô tả kết quả kiểm thử bảo mật, an toàn thông tin cho phần mềm; xác nhận phần mềm đáp ứng yêu cầu của khách hàng; biên bản nghiệm thu phần mềm; hoặc các tài liệu có nội dung tương tự.
đ) Tài liệu chứng minh từng tác nghiệp của công đoạn Hoàn thiện, đóng gói sản phẩm: Giới thiệu đầy đủ về sản phẩm phần mềm; hướng dẫn cài đặt (trong trường hợp chuyển giao sản phẩm trọn gói), hướng dẫn sử dụng sản phẩm sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ (cho người sử dụng hoặc người thuê dịch vụ); bản sao chứng nhận đăng ký mẫu mã (nếu có); bản sao chứng nhận đăng ký quyền sở hữu trí tuệ (nếu có); hoặc các tài liệu có nội dung tương tự.
e) Tài liệu chứng minh từng tác nghiệp của công đoạn Cài đặt, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng, bảo hành, bảo trì sản phẩm: Biên bản hoặc hợp đồng chuyển giao (trọn gói sản phẩm hoặc quyền sử dụng sản phẩm dưới dạng cho thuê); hướng dẫn cài đặt sản phẩm phần mềm (trường hợp chuyển giao sản phẩm trọn gói); mô tả kết quả cài đặt sản phẩm phần mềm (trên hệ thống của khách hàng trong trường hợp chuyển giao trọn gói hoặc trên hệ thống cung cấp dịch vụ trong trường hợp cho thuê sản phẩm phần mềm); nội dung đào tạo, hướng dẫn (người sử dụng hoặc người thuê dịch vụ); mô tả hoạt động kiểm tra sản phẩm phần mềm sau khi bàn giao hoặc sản phẩm phần mềm trên hệ thống cung cấp dịch vụ; mô tả hoạt động sửa lỗi sản phẩm phần mềm sau bàn giao hoặc sản phẩm phần mềm trên hệ thống cung cấp dịch vụ; mô tả hoạt động hỗ trợ sau bàn giao trong quá trình cho thuê dịch vụ; mô tả hoạt động bảo hành sản phẩm sau bàn giao hoặc trong quá trình cho thuê dịch vụ; mô tả hoạt động bảo trì sản phẩm phần mềm (trên hệ thống của khách hàng hoặc trên hệ thống cung cấp dịch vụ).
Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Vụ Công nghệ thông tin có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện Thông tư này.
b) Tổng hợp thông tin có liên quan từ tổ chức, doanh nghiệp như quy định tại điểm b Khoản 2 Điều này để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước.
2. Tổ chức, doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm quy định tại Thông tư này có trách nhiệm:
a) Tự chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin trong hồ sơ đề xuất ưu đãi thuế cho hoạt động sản xuất phần mềm và tự xác định hoạt động sản xuất phần mềm đáp ứng quy trình.
b) Gửi, cập nhật thông tin về sản phẩm phần mềm, công đoạn trong hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình, mức thuế được khấu trừ về Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Công nghệ thông tin) để tổng hợp.
c) Đảm bảo các hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm và các sản phẩm phần mềm của mình không vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định pháp luật liên quan khác.
Điều 6. Điều khoản chuyển tiếp
Các hoạt động sản xuất phần mềm đã được xác định đáp ứng quy trình theo quy định trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực vẫn tiếp tục được coi là đáp ứng quy trình sản xuất phần mềm cho đến khi hết thời hạn của dự án đầu tư đã được phê duyệt.
Điều 7. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19 tháng 8 năm 2020.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 16/2014/TT-BTTTT ngày 18 tháng 11 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định việc xác định hoạt động sản xuất phần mềm.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các tổ chức, doanh nghiệp gửi văn bản về Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Công nghệ thông tin) để được xử lý, giải quyết, hướng dẫn hoặc chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp.
4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, doanh nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:

Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);

Văn phòng Quốc hội;

Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

Toà án nhân dân tối cao;

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

Kiểm toán Nhà nước;

Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Đơn vị chuyên trách CNTT các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính);

Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;

- Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử;

Ban Chỉ đạo CNTT của cơ quan Đảng;

Bộ TT&TT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Cổng thông tin điện tử của Bộ;

Lưu: VT, CNTT.

B TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Mạnh Hùng

 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF INFORMATION AND COMMUNICATIONS
 

No. 13/2020/TT-BTTTT

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

 

Hanoi, July 03, 2020


 

CIRCULAR

Determining procedural compliance of software product manufacturing operations

 

Pursuant to the Law on Information Technology dated June 29, 2006;

Pursuant to the Government's Decree No. 71/2007/ ND-CP dated May 3, 2007, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Information Technology regarding the information technology industry;

Pursuant to the Government's Decree No. 17/2017/ ND-CP dated February 17, 2017, defining the functions, services, powers and organizational structure of the Ministry of Information and Communications;

Pursuant to the Government's Decree No. 218/2013/ ND-CP dated December 26, 2013, detailing and guiding the implementation of the Law on Enterprise Income Tax;

At the request of Director General of Department of Information Technology,

The Minister of Information and Communications promulgates the Circular on determining procedural compliance of software product manufacturing operations.

 

Article 1. Scope of regulation

This Circular prescribes the determination of procedural compliance of software product manufacturing operations for benefitting from corporate income tax.

Article 2. Subjects of application

This Circular applies to management agencies, organizations and enterprises related to manufacturing of software products mentioned under list of software products regulated by Ministry of Information and Communications.

Article 3. Manufacturing process of software products

Stages in manufacturing process of software products:

1. Requirement determination, which includes one or multiple following operations: producing or completing ideas regarding developing software products; describing characteristics (requirements) of products; proposing, surveying, and clarifying requirements of software products; analyzing operations; developing complete requirements for software products; consulting about procedural adjustment; consolidating requirements, approving requirement, control capacity and other factors to determine compliance of the products with the requirements.

2. Analysis and design, which include on or multiple following operations: specifically describing requirements (functional and non-functional requirements, and issues that need to be dealt with); establishing development equation and necessary techniques to best utilize solutions; analyzing legitimacy and examination capacity of the software, analyzing impacts of software requirements on operation environment; listing requirements to be prioritized, approved and updated when necessary; implementing data modeling, function modeling, and information channel modeling; identifying software solutions; designing solution and designing software system; designing data, software structure, designing composition units and modules of software; designing information safety and security for software; designing customer experience interface.

3. Programming and coding, which include one or multiple following operations: programming software; programming units and modules of software; adjusting, customizing and modifying software; integrating software components; integrating software system.

4. Software examination and experimentation, which include one or multiple following operations: developing testing and experimenting scenarios of units and modules of software; testing software; experimenting software; experimenting software functions; appraising software quality; assessing error possibilities; experimenting information safety and security of software; verifying satisfaction of customers’ requirements; inspecting software.

5. Software product completion and packaging, which include one or multiple following operations: developing documents on software product description, installation manuals (in case of total product transfer), software product manuals (for persons using or hiring services); packing software products; registering models; registering intellectual property rights.

6. Software product installation, transfer, instruction, and maintenance, which include one or multiple following operations: transferring (entire products or rights to use products in form of hiring); instructing installation (in case of total product transfer); installing software products (on customers’ systems in case of total product transfer or on service providing systems in case of lending software products); training and instructing (persons using or hiring services); examining software products after transferring or software products on service providing systems; correcting software products after transferring or software products on service providing systems; providing post-transfer assistance during service rental period; guaranteeing products post-transfer or during service rental period; maintaining software products (on customers’ systems or service providing systems).

7. Release, distribution of software products, which include one or multiple following operations: selling, lending, distributing, and publishing manufactured software products.

Article 4. Determination of procedural compliance of software product manufacturing operations

1. Software product manufacturing operations of an organization or enterprise specified under Article 3 of this Circular shall be considered to be procedurally compliant software product manufacturing operations when the organization/enterprise performs at least any of the 2 stages: Requirement determination, Analysis and design specified under Clause 1 and Clause 2 Article 3 of this Circular respectively.

2. Procedurally compliant software product manufacturing operations specified under Clause 1 of this Article shall be displayed by one or multiple following documents depending on operations within stages performed by the organization/enterprise:

a) Documents proving each operation within the Requirement determination stage: Description of ideas regarding  product development methods; description of characteristics (requirements) of products and context of use of products; description of propositions and results of surveys, clarification results, and requirement development results for products; detailed description and analysis regarding operations; description of complete requirements for products; description of contents of consultancy regarding procedural adjustment; records on consolidation of requirements, approval of requirements, description of control capacity and factors to verify adherence to requirements of products; or equivalent documents.

b) Documents proving each operation within the Analysis and design stage: Description of requirements; establishment of development equation and necessary techniques to best utilize solutions; analysis of legitimacy and examination capacity of software, analysis of impacts of software requirements on operation environment; lists of requirements to be prioritized, approved and updated when necessary; descriptions of data modeling, function modeling, and information channel modeling; description of software solutions; solution design and software system design; data design, structure design, designs for composition units and modules of software; designs for information safety and security for software; designs for customer interface; or equivalent documents.

c) Documents proving each operation within the Programming and coding stage: Some primary source code lines to prove that the enterprise writes the software code; description of consolidated software; or equivalent documents.

d) Documents proving each operation within the Software examination and experimentation stage: Scripts of examining and experimenting units and modules of software; description of software experimentation results, software system experimentation results, software function experimentation results, software quality appraisal results; assessment of error possibility; description of information safety and security of software; verification of software’s satisfaction for customers’ requirements; software inspection records; or equivalent documents.

e) Documents proving each operation within the Software product completion and packaging stage: Total introduction to software products; installation instructions (in case of total product transfer), product or service use instructions (for persons using or hiring the services); copies of model registration certificates (if any); copies of intellectual property right registration (if any); or equivalent documents.

f) Documents proving each operation within the Software product installation, transfer, instruction, and maintenance stage: Transfer contracts or records (entire products or rights to use products in form of hiring); installation instructions (in case of total product transfer); description of software product installation (on customers’ systems in case of total product transfer or on service providing systems in case of lending software products); training and instruction contents (persons using or hiring services); description of software product examination after transferring or software products on service providing systems; description of software product correction after transfer or software products on service providing systems; description of post-transfer assistance during service rental period; description of software product guarantee post-transfer or during service rental period; description of software product maintenance (on customers’ systems or service providing systems).

Article 5. Organization of implementation

1. The Department of Information Technology is responsible for:

a) Organizing the implementation of this Circular.

b) Synthesizing relevant information from organizations and enterprises as specified at Point b, Clause 2 of this Article to serve state management.

2. Organizing and participating in the production of software products specified in this Circular shall:

a) Taking responsibility for the veracity of information in the application for tax incentives for software production and determine by themselves software production meets the process.

b) Sending and updating information on software products and stages in the production of software products meeting the process and deductible tax rates to the Ministry of Information and Communications (the Information Technology Department) for synthetic.

c) Ensuring that their production activities of software products and software products do not violate the law on intellectual property and other relevant laws.

Article 6. Transitional provision

Software manufacturing operations determined to be procedurally compliant as per the law prior to the effective date hereof shall remain procedurally compliant until the expiry date of approved investment projects.

Article 7. Implementation provisions

1. This Circular takes effect on August 19, 2020.

2. This Circular replaces Circular No. 16/2014/TT-BTTTT dated November 18, 2014 of the Ministry of Information and Communications regulating the determination of software production activities.

3. In the course of implementation, if any problem arises, organizations and enterprises shall send documents to the Ministry of Information and Communications (the Department of Information Technology) for handling, settlement, guidance or correction, supplementation accordingly.

4. Chief of Office, Director General of Department of Information Technology, Heads of agencies and units under the Ministry of Information and Communications, Directors of Departments of Information and Communications of provinces and cities under central authority, organizations and enterprises are responsible for the implementation of this Circular.

 

 

THE MINISTER


 

 

Nguyen Manh Hung

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 13/2020/TT-BTTTT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Nghị định 67/2024/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 76/2020/NĐ-CP ngày 01/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, thu hồi, hủy giá trị sử dụng giấy thông hành và Nghị định 77/2020/NĐ-CP ngày 01/7/2020 của Chính phủ quy định việc quản lý, khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh; dịch vụ công trực tuyến phục vụ cấp, quản lý, kiểm soát hộ chiếu của công dân Việt Nam; kiểm soát xuất nhập cảnh bằng cổng kiểm soát tự động

Hành chính, Xuất nhập cảnh, Thông tin-Truyền thông

văn bản mới nhất