Thông tư 11/2021/TT-BTTTT QCKT quốc gia về thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 11/2021/TT-BTTTT
Cơ quan ban hành: | Bộ Thông tin và Truyền thông |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 11/2021/TT-BTTTT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Nguyễn Mạnh Hùng |
Ngày ban hành: | 28/10/2021 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Thông tin-Truyền thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 28/10/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra Thông tư 11/2021/TT-BTTTT về việc ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz”.
Cụ thể, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này áp dụng cho các thiết bị mạng nội bộ vô tuyến (thiết bị RLAN băng tần 5 GHz) có khả năng hoạt động ở toàn bộ hoặc một số băng tần. Băng thông kênh danh định đối với một kênh hoạt động đơn bằng 20 MHz. Băng thông kênh chiếm dụng phải nằm trong khoảng từ 80 – 100% băng thông kênh danh định.
Trường hợp có sử dụng hệ thống ăng ten thông minh với nhiều ăng ten phát, băng thông kênh danh định và băng thông kênh chiếm dụng trên mỗi nhánh phát phải đáp ứng các yêu cầu trên. Băng thông kênh chiếm dụng có thể thay đổi theo thời gian hoặc tải tin. Trong thời gian COT, thiết bị có thể sử dụng băng thông kênh chiếm dụng tạm thời nhỏ hơn 80% băng thông kênh danh định nhưng không được nhỏ hơn 2 MHz.
Ngoài ra, Bộ cũng quy định, trong dải tần từ 5 150 MHz đến 5 250 MHz, thiết bị không bắt buộc sử dụng TPC. Truyền phát báo hiệu điều khiển ngắn phải tuân thủ các yêu cầu sau: Trong mỗi chu kỳ quan sát bằng 50 ms, số lần thiết bị phát báo hiệu điều khiển ngắn không được vượt quá 50; Tổng thời gian thiết bị phát báo hiệu điều khiển ngắn phải nhỏ hơn 2 500 μS trong chu kỳ quan sát.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/5/2022.
Xem chi tiết Thông tư11/2021/TT-BTTTT tại đây
tải Thông tư 11/2021/TT-BTTTT
BỘ THÔNG TIN VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2021/TT-BTTTT |
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2021 |
THÔNG TƯ
BAN HÀNH “QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THIẾT BỊ TRUY NHẬP VÔ TUYẾN BĂNG TẦN 5 GHz”
____________
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Tần số vô tuyến điện ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ,
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG
|
QCVN 65:2021/BTTTT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THIẾT BỊ TRUY NHẬP VÔ TUYẾN BĂNG TẦN 5 GHZ
National technical regulation on radio access equipment operating in the 5 GHz band
MỤC LỤC
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
1.2. Đối tượng áp dụng
1.3. Điều kiện môi trường
1.4. Tài liệu viện dẫn
1.5. Giải thích từ ngữ
1.6. Ký hiệu
1.7. Chữ viết tắt
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Tần số trung tâm danh định
2.1.1. Định nghĩa
2.1.2. Giới hạn
2.1.3. Đo kiểm
2.2. Băng thông kênh danh định và băng thông kênh chiếm dụng
2.2.1. Định nghĩa
2.2.2. Giới hạn
2.2.3. Đo kiểm
2.3. Công suất phát RF, điều khiển công suất phát (TPC) và mật độ công suất
2.3.1. Định nghĩa
2.3.2. Giới hạn
2.3.3. Đo kiểm
2.4. Phát xạ không mong muốn của máy phát
2.4.1. Phát xạ không mong muốn ngoài băng tần RLAN 5 GHz
2.4.1.1. Định nghĩa
2.4.1.2. Giới hạn
2.4.1.3. Đo kiểm
2.4.2. Phát xạ không mong muốn của máy phát trong băng tần RLAN 5 GHz
2.4.2.1. Định nghĩa
2.4.2.2. Giới hạn
2.4.2.3. Đo kiểm
2.5. Phát xạ giả máy thu
2.5.1. Định nghĩa
2.5.2. Giới hạn
2.5.3. Đo kiểm
2.6. Lựa chọn tần số động DFS
2.6.1. Các yêu cầu với thiết bị FBE
2.6.2. Các yêu cầu với thiết bị LBE
2.6.3. Cơ chế phát báo hiệu điều khiển ngắn trên FBE và LBE
2.7. Đặc tính chặn máy thu
2.7.1. Định nghĩa
2.7.2. Yêu cầu
2.7.3. Đo kiểm
3. PHƯƠNG PHÁP ĐO
3.1. Các điều kiện đo kiểm
3.1.1. Các điều kiện đo bình thường và tới hạn
3.1.2. Yêu cầu đối độ không đảm bảo đo
3.1.3. Các chuỗi đo kiểm
3.1.4. Kênh đo kiểm
3.1.5. Ăngten
3.1.6. Phép đo dẫn, phép đo bức xạ
3.2. Các phép đo kiểm
3.2.1. Khai báo thiết bị
3.2.2. Tần số
3.2.3. Băng thông kênh chiếm dụng
3.2.4. Công suất RF ra, TPC và mật độ công suất
3.2.5. Phát xạ không mong muốn ngoài băng 5 GHz
3.2.6. Phát xạ không mong muốn trong băng tần RLAN 5 GHz
3.2.7. Phát xạ giả máy thu
3.2.8. Cơ chế truy nhập thích nghi
3.2.9. Đặc tính chặn máy thu
4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Phụ lục A (Quy định) Hệ thống đo kiểm và bố trí đo bức xạ
Phụ lục B (Quy định) Các thủ tục đo đối với phép đo bức xạ
Phụ lục C (Quy định) Mã HS thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz
Thư mục tài liệu tham khảo
Lời nói đầu
QCVN 65:2021/BTTTT thay thế QCVN 65:2013/BTTTT.
QCVN 65:2021/BTTTT do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện và Vụ Khoa học và Công nghệ biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Thông tư số …../2021/TT-BTTTT ngày … tháng ....năm 2021.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THIẾT BỊ TRUY NHẬP VÔ TUYẾN BĂNG TẦN 5 GHZ
National technical regulation on radio access equipment operating in the 5 GHz band
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này áp dụng cho các thiết bị mạng nội bộ vô tuyến (thiết bị RLAN băng tần 5 GHz) có khả năng hoạt động ở toàn bộ hoặc một số băng tần quy định trong Bảng 1.
Quy chuẩn này đặt ra các yêu cầu truy nhập băng thông để chia sẻ tài nguyên băng thông với các thiết bị khác.
Bảng 1- Dải tần hoạt động của thiết bị RLAN băng tần 5 GHz
Chức năng |
Băng tần |
Phát |
5 150 MHz đến 5 350 MHz |
Thu |
5 150 MHz đến 5 350 MHz |
Phát |
5 470 MHz đến 5 850 MHz |
Thu |
5 470 MHz đến 5 850 MHz |
Mã HS thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz theo quy định Phụ lục C.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất và khai thác thiết bị có khả năng truy nhập vô tuyến băng tần RLAN 5 GHz nằm trong phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này trên lãnh thổ Việt Nam.
1.3. Điều kiện môi trường
Các yêu cầu kỹ thuật của Quy chuẩn này áp dụng trong điều kiện môi trường hoạt động của thiết bị theo công bố của nhà sản xuất. Thiết bị phải tuân thủ tất cả yêu cầu kỹ thuật của quy chuẩn này khi hoạt động trong các giới hạn biên của điều kiện môi trường hoạt động đã công bố.
1.4. Tài liệu viện dẫn
ETSl TR 100 028-1: "Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Uncertainties in the measurement of mobile radio equipment characteristics; Part 1".
R 100 028-2: "Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Uncertainties in the measurement of mobile radio equipment characteristics; Part 2".
IEEE Std. 802.11TM-201G, IEEE standard for Information Technology-Telecommunications and Information Exchange between Systems-Local and Metropolitan Area Networks-Specific Requirements. Part 11: Wireless LAN Medium Access Control (MAC) and Physical Layer (PHY) Specifications.
ETSI TS 136 141 (V13.5.0) (10-2016): "LTE; Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA); Base station (BS) conformance testing (3GPP TS 36.141 version 13.5.0 Release 13).
1.5. Giải thích từ ngữ
1.5.1. Băng tần RLAN 5 GHz (5 GHz RLAN band)
Băng tần bao gồm các dải tần từ 5 150 MHz đến 5 350 MHz và từ 5 470 MHz đến 5 850 MHz.
1.5.2. Thiết bị thích nghi (adaptive equipment)
Thiết bị hoạt động ở chế độ thích nghi.
1.5.3. Chế độ thích nghi (adaptive mode)
Chế độ của thiết bị thay đổi thích nghi với điều kiện môi trường hoạt động bằng cách xác định các yếu tố truyền dẫn khác có ảnh hưởng trong băng tần hoạt động.
1.5.4. Chế độ ad-hoc (Ad-hoc mode)
Chế độ hoạt động của thiết bị khi kết nối trực tiếp, tạm thời với thiết bị khác, không thông qua điều hành quản lý mạng.
1.5.5. Mảng ăng ten (antenna array)
Hai hoặc nhiều ăng ten kết hợp trong một thiết bị và hoạt động đồng thời.
1.5.6. Bộ ăng ten (antenna assembly)
Bao gồm ăng ten, cáp đồng trục và các giắc nối, bộ phận chuyển mạch nếu được sử dụng
CHÚ THÍCH 1: Bộ ăng ten tương ứng với thành phần trong một nhánh phát.
CHÚ THÍCH 2: Tăng ích bộ ăng ten là tăng ích của chính ăng ten, không bao gồm tăng ích do sử dụng các công nghệ xử lý như điều hướng búp sóng.
1.5.7. Kênh khả dụng (available channel)
Kênh được xác định có khả năng sử dụng ngay làm kênh hoạt động.
CHÚ THÍCH: Các kênh có thể sử dụng có băng thông danh định dải tần từ 5 150 MHz đến 5 250 MHz là các kênh khả dụng mà không cần thực hiện các cách thức xác định độ khả dụng.
1.5.8. Thủ tục dự phòng (backoff procedure)
Thủ tục cho phép chia số tài nguyên chung bằng cách lựa chọn phát ngẫu nhiên từ các thiết bị yêu cầu truy nhập kênh vận hành để phát thông tin.
1.5.9. Tăng ích điều hướng (beamforming gain)
Tăng ích do sử dụng kỹ thuật điều hướng búp sóng trong hệ thống ăng ten thông minh.
CHÚ THÍCH: tăng ích điều hướng độc lập và tách riêng so với tăng ích bộ ăng ten.
1.5.10. Cụm (Burst)
Khoảng thời gian sóng vô tuyến được dự kiến phát liên tiếp, trước và sau khoảng thời gian này không có dự kiến phát nào khác.
1.5.11. Kênh (channel)
Lượng phổ tần số nhỏ nhất được sử dụng bởi một thiết bị RLAN để thu phát thông tin vô tuyến.
CHÚ THÍCH: Thiết bị RLAN có thể hoạt động trên một kênh hoặc một vài kênh đồng thời.
1.5.12. Thủ tục CAE (Channel Access Engine)
Thủ tục dùng để xác định được phép phát tín hiệu.
1.5.13. Bảng phân hoạch kênh (channel plan)
Danh sách bao gồm tần sổ trung tâm các kênh cùng với băng thông kênh danh định tương ứng.
1.5.14. Thủ tục CCA (Clear Channel Assessment)
Thủ tục được thiết bị sử dụng để xác định khả năng kênh được thiết bị khác sử dụng để truyền tin.
1.5.15. Thiết bị kết hợp (combined equipment)
Thiết bị gồm nhiều thành phần, trong đó có ít nhất một thành phần có chức năng thu phát vô tuyến nằm trong phạm vi điều chỉnh.
1.5.16. Cửa sổ tranh chấp (Contention Window - CW)
Thông số chính để xác định khoảng thời gian của thủ tục dự phòng.
1.5.17. Ăng ten dành riêng (Dedicated antenna)
Ăng ten nằm ngoài thiết bị, được kết nối với thiết bị bằng giắc nối, cáp hoặc ống dẫn sóng.
1.5.18. Phát hiện năng lượng (energy detect)
Cơ chế được hệ thống thích nghi sử dụng để xác định khả năng có thiết bị khác hoạt động trong kênh bằng cách phát hiện mức tín hiệu được các thiết bị đó phát ra.
1.5.19. Điều kiện môi trường (environmental profile)
Dải điều kiện môi trường mà thiết bị hoạt động trong đó phải tuân thủ toàn bộ các quy định đặt ra trong Quy chuẩn.
1.5.20. Thiết bị FBE (Frame Based Equipment)
Thiết bị thực hiện thu, phát định kỳ với chu kỳ bằng chu kỳ khung cố định FFP (Chu kỳ khung cố định FFP).
1.5.21. Ăng ten tích hợp (integral antenna)
Ăng ten được thiết kế như một phần cố định của thiết bị (không qua giắc nối) và không thể tách ra khỏi thiết bị để thay thế bằng một ăng ten khác.
CHÚ THÍCH: ăng ten tích họp có thể nằm trong hoặc nằm ngoài thiết bị, tuy nhiên kết nối đến phần còn lại của thiết bị bằng cáp hoặc ống dẫn sóng liền, không sử dụng giắc nối có khả năng tháo lắp.
1.5.22. Thiết bị LBT (Listen Before Talk)
Thiết bị sử dụng chức năng CCA trước khi sử dụng kênh.
1.5.23. Thiết bị LBE (Load Based Equipment)
Thiết bị tạo ra và thực hiện thu, phát vô tuyến theo nhu cầu lượng thông tin, không cố định theo thời gian.
1.5.24. Chế độ Master (Master mode)
Chế độ của thiết bị có DFS (Dynamic Frequency Selection) nhờ phát hiện nhiễu radar (RID - Radar Interference Detection) dùng để điều khiển các thiết bị RLAN khác đang hoạt động ở chế độ Slave.
1.5.25. Thiết bị đa vô tuyến (Multi-radio equipment)
Thiết bị kết hợp có ít nhất 2 khối vô tuyến (phát, thu hoặc thu phát) hoặc thiết bị vô tuyến có khả năng hoạt động đồng thời ở ít nhất 2 băng tần.
1.5.26. Khe thời gian quan sát (observation slot)
Khoảng thời gian thiết bị sử dụng để kiểm tra sự hiện diện của các thiết bị RLAN khác trên kênh vô tuyến hoạt động.
1.5.27. Kênh vận hành (operating channel)
Kênh khả dụng được thiết bị RLAN sử dụng để bắt đầu thu phát.
1.5.28. Thủ tục hậu dự phòng (post backoff)
Thủ tục dự phòng được áp dụng ngay sau mỗi lần phát thành công.
1.5.29. Khoảng thời gian ưu tiên (prioritization period)
Khoảng thời gian bao gồm khởi tạo và quan sát để thực hiện kiểm tra việc thiết bị RLAN khác thực hiện phát trên kênh hoạt động.
1.5.30. Chuỗi thu (receive chain)
Phần bao gồm mạch thu và ăng ten tương ứng.
1.5.31. Thiết bị RLAN (RLAN device)
Thiết bị truy nhập không dây ở băng tần 5 GHz có khả năng sử dụng trong mạng vô tuyến nội bộ.
1.5.32. Cụm radar mô phỏng (simulated radar burst)
Chuỗi các xung vô tuyến tuần hoàn sử dụng cho mục đích đo.
1.5.33. Chế độ Slave (Slave mode)
Chế độ khi việc thu phát của thiết bị RLAN được điều khiển bởi thiết bị RLAN chủ (Master) khi thực hiện DFS.
Khi đặt ở chế độ Slave, thiết bị RLAN gọi là thiết bị Slave.
1.5.34. Hệ thống ăng ten thông minh (smart antenna systems)
Thiết bị kết hợp nhiều ăng ten phát, thu có khả năng xử lý tín hiệu để nâng cao thông lượng hoặc tối ưu hóa khả năng thu, phát vô tuyến.
1.5.35. Thiết bị vô tuyến độc lập (stand-alone radio equipment)
Thiết bị được sử dụng trong mạng vô tuyến có khả năng hoạt động độc lập.
1.5.36. Băng tần thành phần (Sub-band)
Một phần cửa băng tần RLAN 5 GHz.
1.5.37. Băng thông chiếm dụng tổng cộng (total occupied bandwidth)
Tổng của các băng thông danh định trong trường hợp thiết bị hoạt động đồng thời trên các kênh liền kề hoặc không liền kề.
1.5.38. Chuỗi phát (transmit chain)
Phần bao gồm mạch phát và ăng ten tương ứng.
1.5.39. TPC (Transmit Power Control)
Kỹ thuật cho phép công suất đầu ra máy phát vô tuyến được điều khiển để giảm nhiễu cho các hệ thống khác.
1.5.40. Kênh không khả dụng (unavailability channel)
Kênh không thể sử dụng bởi thiết bị RLAN trong một khoảng thời gian nhất định (gọi là chu kỳ bỏ chiếm dụng kênh (Non Occupancy Period- NOP)) khi phát hiện tín hiệu radar trên kênh đó.
1.5.41. Kênh không được sử dụng (unusable channel)
Kênh được khai báo không thể sử dụng trong danh mục kênh do có tín hiệu radar được phát hiện trên đó.
1.5.42. Kênh được sử dụng (usable channel)
Kênh nằm trong danh mục kênh đã khai báo có khả năng sử dụng bởi thiết bị RLAN.
1.6. Ký hiệu
A Công suất đo được ở đầu ra
D Mật độ công suất đo được
dBm Tỷ lệ (theo dB) so với 1 milliwatt công suất
dBW Tỷ lệ (theo dB) so với 1 watt công suất
E Cường độ trường
E0 Cường độ trường tham chiếu
fc Tần số sóng mang
G Độ tăng ích của ăng ten
GHz Gigahertz
Hz Hertz
kHz kiloHertz
MHz Megahertz
ms millisecond
mW milliwatt
n Số lượng kênh
p Bộ đếm chu kỳ ưu tiên
PH EIRP được tính tại mức công suất lớn nhất
PL EIRP được tính tại mức công suất nhỏ nhất
Pburst Công suất trung bình trên toàn bộ cụm phát
PD Mật độ công suất được tính
Pd Xác suất phát hiện
q Bộ đếm liên quan thủ tục dự phòng
R Khoảng cách
Rch Số lượng chuỗi thu đang hoạt động
R0 Khoảng cách tham chiếu
S0 Công suất tín hiệu
T0 Mốc thời gian
T1 Mốc thời gian
T2 Mốc thời gian
T3 Mốc thời gian
W Độ rộng xung radar
x Chu kì quan sát
Y Tăng ích do định hướng búp sóng
1.7. Chữ viết tắt
ACK |
Xác nhận |
ACKnowledgement |
AWGN |
Nhiễu trắng Gauss |
Additive White Gaussian Noise |
BW |
Băng thông |
BandWidth |
CCA |
Đánh giá kênh rỗi |
Clear Channel Assessment |
COT |
Thời gian chiếm dụng kênh |
Channel Occupancy Time |
DC |
Dòng một chiều |
Direct Current |
DFS |
Lựa chọn tần số động |
Dynamic Frequency Selection |
e.i.r.p. |
Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương |
equivalent isotropically radiated power |
e.r.p. |
Công suất bức xạ hiệu dụng |
effective radiated power |
ED |
Phát hiện năng lượng |
Energy Detect |
FAR |
Phòng hấp thụ toàn phần |
Fully Anechoic Room |
IEEE |
Viện Kỹ sư Điện và Điện tử |
Institute of Electrical and Electronic Engineers |
LBT |
Nghe trước khi nói |
Listen Before Talk |
LPDA |
Ăng ten lưỡng cực theo chu kỳ logarit |
Logarithmic Periodic Dipole Antenna |
OFDM |
Ghép kênh phân chia theo tần số trực giao |
Orthogonal Frequency Division Multiplexing |
PER |
Tỷ lệ lỗi gói |
Packet Error Rate |
PHY |
Lớp vật lý |
Physical Layer |
ppm |
Một phần triệu |
parts per million |
RBW |
Băng thông phân giải |
Resolution BandWidth |
RF |
Tần số vô tuyến |
Radio Frequency |
RLAN |
Mạng nội bộ vô tuyến |
Radio Local Area Network |
RMS |
Giá trị trung bình hiệu dụng |
Root Mean Square |
SAR |
Phòng bán hấp thụ |
Semi Anechoic Room |
TL |
Mức giới hạn |
Threshold Level |
TPC |
Điều khiển công suất phát |
Transmit Power Control |
Tx |
Máy phát |
Transmitter |
UUT |
Thiết bị được đo kiểm |
Unit Under Test |
VBW |
Băng thông Video |
Band width Video |
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Tần số trung tâm danh định
2.1.1. Định nghĩa
Tần số trung tâm danh định tà tần số trung tâm của kênh hoạt động.
Thiết bị RLAN thường hoạt động trên một hoặc một số tần số cố định. Thiết bị được phép thay đổi tần số hoạt động danh định trong trường hợp phát hiện có nhiễu hoặc để tránh nhiễu đến các thiết bị khác và đáp ứng yêu cầu của quy hoạch tần số.
2.1.2. Giới hạn
Tần sổ trung tâm danh định (fc) cho băng thông kênh danh định là 20 MHz được xác định theo (1):
5 160 +(g x 20) MHz (1)
trong đó, g là số nguyên thỏa mãn 0 ≤ g ≤ 9 hoặc 16 ≤ g ≤ 29.
Tần số trung tâm danh định được phép chênh lệch không quá 200 kHz so với giá trị xác định trong biểu thức (1). Nhà sản xuất thiết bị phải khai báo trong trường hợp sử dụng tần số trung tâm danh định.
Tần số trung tâm hoạt động (thực tế) cho bất kỳ kênh nhất định nào phải được duy trì trong phạm vi fc ± 20 ppm.
2.1.3. Đo kiểm
Sử dụng phương pháp đo như quy định trong 3.2.2.
2.2. Băng thông kênh danh định và băng thông kênh chiếm dụng
2.2.1. Định nghĩa
Băng thông kênh danh định: dải tần số rộng nhất được gán cho cho một kênh độc lập, bao gồm cả băng thông bảo vệ.
Băng thông kênh chiếm dụng: băng thông tập trung 99% công suất tín hiệu.
Khi thiết bị phát trên nhiều kênh lân cận, tín hiệu phát có thể coi như từ một kênh với băng thông kênh danh định bằng “n” lần băng thông kênh danh định riêng biệt với “n” là số kênh lân cận liên tiếp.
Khi thiết bị phát trên nhiều kênh không lân cận, mỗi kênh được sử dụng sẽ được yêu cầu tuân thủ quy định.
2.2.2. Giới hạn
Băng thông kênh danh định đối với một kênh hoạt động đơn bằng 20 MHz.
Ngoài ra, thiết bị có thể sử dụng băng thông kênh danh định tối thiểu bằng 5 MHz nếu vẫn đáp ứng được yêu cầu về tần số trung tâm danh định trong mục 2.1.
Băng thông kênh chiếm dụng phải nằm trong khoảng từ 80% đến 100% băng thông kênh danh định.
Trường hợp có sử dụng hệ thống ăng ten thông minh với nhiều ăng ten phát, băng thông kênh danh định và băng thông kênh chiếm dụng trên mỗi nhánh phát phải đáp ứng các yêu cầu nói trên.
Băng thông kênh chiếm dụng có thể thay đổi theo thời gian hoặc tải tin.
Trong khoảng thời gian COT, thiết bị có thể sử dụng băng thông kênh chiếm dụng tạm thời nhỏ hơn 80% băng thông kênh danh định nhưng không được nhỏ hơn 2 MHz.
2.2.3. Đo kiểm
Sử dụng phương pháp đo như quy định trong 3.2.3.
2.3. Công suất phát RF, điều khiển công suất phát (TPC) và mật độ công suất
2.3.1. Định nghĩa
Công suất phát RF: giá trị trung bình của công suất bức xạ đẳng hướng tương đương (e.i.r.p) trong một cụm phát.
Điều khiển công suất phát (TPC): cơ chế được thiết bị RLAN sử dụng để đảm bảo độ triệt tiêu ít nhất 3 dB từ tổng công suất gây ra bởi số lượng lớn các thiết bị hoạt động. Thiết bị RLAN phải có khả năng điều khiển TPC xuống ít nhất 6 dB dưới mức e.i.r.p. trung bình cho trong giới hạn Bảng 2.
Mật độ công suất là mật độ công suất bức xạ đẳng hướng tương đương (e.i.r.p.) trung bình trong một cụm truyền.
Các giới hạn dưới đây có thể áp dụng trên toàn bộ hệ thống và trong bất kỳ cấu hình nào, có tính đến độ lợi ăng ten của ăng ten tích hợp hoặc ăng ten chuyên dụng cũng như độ lợi bổ sung (định dạng chùm) trong trường hợp hệ thống ăng ten thông minh.
Trong trường hợp có nhiều kênh (liền kề hoặc không liền kề) trong cùng một băng tần thành phần, tổng công suất đầu ra RF của tất cả các kênh trong băng tần thành phần đó không được vượt quá giới hạn được xác định trong Bảng 2 và Bảng 3.
Trong trường hợp nhiều kênh không liền kề hoạt động trong các băng tần thành phần riêng biệt, tổng công suất đầu ra RF trong mỗi các băng tần thành phần không được vượt quá các giới hạn được xác định trong Bảng 2 và Bảng 3.
2.3.2. Giới hạn
Các giới hạn dưới đây áp dụng trên toàn bộ hệ thống trong mọi cấu hình, có tính đến tăng ích ăng ten tích hợp hoặc dành riêng cũng như tăng ích do sử dụng ăng ten thông minh. Trong trường hợp thiết bị sử dụng nhiều kênh liên tiếp hoặc tách rời bên trong băng tần thành phần, công suất phát RF trên băng tần thành phần được xác định bằng tổng công suất trên các kênh và không được lớn hơn mức giới hạn. Trường hợp thiết bị hoạt động trên các kênh không thuộc băng tần thành phần, công suất phát RF trên mỗi băng tần thành phàn bằng tổng công suất phát RF của các kênh thuộc băng đó và không được lớn hơn mức giới hạn.
Trong dải tần từ 5 150 MHz đến 5 250 MHz, thiết bị không bắt buộc sử dụng TPC.
Với thiết bị sử dụng TPC, công suất phát RF và mật độ công suất khi hoạt động ở mức công suất cao nhất (PH) của dải TPC không vượt quá mức quy định trong Bảng 2.
Nếu thiết bị không sử dụng TPC, mức giới hạn cũng được quy định trong Bảng 2.
Bảng 2 - Giới hạn e.i.r.p. trung bình để xác định công suất phát RF và mật độ công suất tại mức công suất lớn nhất (PH)
Băng tần (MHz) |
Giới hạn e.i.r.p. trung bình tại PH (dBm) |
Giới hạn mật độ e.i.r.p. trung bình (dBm/MHz) |
||
Có TPC |
Không TPC |
Có TPC |
Không TPC |
|
5 150 đến 5 350 |
23 |
20/23 (Chú thích 1) |
10 |
7/10 (Chú thích 2) |
5 470 đến 5 850 |
30 (Chú thích 3) |
27 (Chú thích 3) |
17 (Chú thích 3) |
14 (Chú thích 3) |
Ghi chú 1: giới hạn áp dụng bằng 20 dBm, trừ trường hợp phát với băng thông danh định nằm hoàn toàn trong băng tần từ 5 150 MHz đến 5 250 Mhz có giới hạn áp dụng bằng 23 dBm Ghi chú 2: giới hạn áp dụng bằng 7 dBm/MHz, trừ trường hợp phát với băng thông danh định nằm hoàn toàn trong băng tần từ 5 150 MHz đến 5 250 Mhz có giới hạn áp dụng bằng 10 dBm/MHz Ghi chú 3: thiết bị Slave không có tính năng phát hiện nhiễu radar phải tuân thủ trong băng tần từ 5 250 MHz đến 5 350 MHz |
Bảng 3 - Giới hạn e.i.r.p. trung bình để xác định công suất phát RF tại mức công suất nhỏ nhất (PL)
Băng tần |
Giới hạn e.i.r.p. trung bình tại PL (dBm) |
5 150 đến 5 350 |
17 |
5 470 đến 5 850 |
24 (Chú thích) |
CHÚ THÍCH : Thiết bị Slave không có tính năng phát hiện nhiễu radar phải tuân thủ trong băng tần từ 5 250 MHz đến 5 350 MHz. |
2.3.3. Đo kiểm
Sử dụng phương pháp đo như quy định trong 3.2.4.
2.4. Phát xạ không mong muốn của máy phát
2.4.1. Phát xạ không mong muốn của máy phát ngoài băng tần RLAN 5 GHz
2.4.1.1. Định nghĩa
Phát xạ không mong muốn của máy phát ngoài băng tần RLAN 5 GHz là các phát xạ nằm ngoài băng tần RLAN 5 GHz được định nghĩa trong 1.5.1.
2.4.1.2. Giới hạn
Mức phát xạ không mong muốn ngoài băng tần RLAN 5 GHz không được vượt quá mức quy định trong Bảng 4.
Trong trường hợp thiết bị có cổng nối ăng ten, các mức giới hạn trên được áp dụng đối với phát xạ tại cổng ăng ten.
Đối với cổng vỏ hoặc thiết bị sử dụng ăng ten tích hợp không có cổng nối ăng ten, mức giới hạn áp dụng đối với giá trị e.r.p. tại tần só đến 1 GHz và e.i.r.p. tại tần số lớn hơn 1 GHz.
Bảng 4 - Giới hạn phát xạ không mong muốn của máy phát ngoài băng RLAN 5 GHz
Dải tần |
Công suất lớn nhất |
Băng thông |
30 MHz đến 47 MHz |
-36 dBm |
100 kHz |
47 MHz đến 74 MHz |
-54 dBm |
100 kHz |
74 MHz đến 87,5 MHz |
-36 dBm |
100 kHz |
87,5 MHz đến 118 MHz |
-54 dBm |
100 kHz |
118 MHz đến 174 MHz |
-36 dBm |
100 kHz |
174 MHz đến 230 MHz |
-54 dBm |
100 kHz |
230 MHz đến 470 MHz |
-36 dBm |
100 kHz |
470 MHz đến 862 MHz |
-54 dBm |
100 kHz |
862 MHz đến 1 GHz |
-36 dBm |
100 kHz |
1 GHz đến 5,35 GHz |
-30 dBm |
1 MHz |
5,35 GHz đến 5,470 GHz |
-30 dBm |
1 MHz |
5,470 GHz đến 26 GHz |
-30 dBm |
1 MHz |
2.4.1.3. Đo kiểm
Sử dụng phương pháp đo như quy định trong 3.2.5.
2.4.2. Phát xạ không mong muốn của máy phát trong băng tần RLAN 5 GHz
2.4.2.1. Định nghĩa
Phát xạ không mong muốn của máy phát trong băng tần RLAN 5 GHz định nghĩa trong 1.5.1.
2 4.2.2. Giới hạn
Mật độ công suất (xác định trên băng thông 1 MHz) của phát xạ phát không mong muốn của máy phát trong băng tần RLAN 5 GHz không được lớn hơn -30 dBm/MHz và mức giới hạn xác định bởi mặt nạ phổ trong Hình 1. Các giới hạn trong Hình 1 là mức so sánh tương ứng với mật độ công suất lớn nhất của thiết bị RLAN trên băng thông 1 MHz.
Mặt nạ phổ trong Hình 1 chỉ áp dụng đối với băng tần hoạt động của thiết bị. Bên ngoài băng tần hoạt động của thiết bị, giới hạn được xác định như trong mục 2.4.1.
Trong trường hợp sử dụng hệ thống ăng ten thông minh có nhiều đường phát, phát xạ phát trên mỗi chuỗi phát phải thỏa mãn giới hạn xác định từ Hình 1.
Với thiết bị phát đồng thời trên các kênh lân cận, các giới hạn trên được áp dụng như với thiết bị phát trên một kênh tổng với băng thông bằng n lần băng thông danh định của mỗi kênh, trong đó n là số kênh lân cận được thiết bị sử dụng đồng thời.
Với thiết bị phát đồng thời trên các kênh không liên tiếp nhau, việc áp dụng giới hạn được thực hiện như sau:
- Phát xạ phát không mong muốn của mỗi kênh không được vượt quá mặt nạ phổ trong Hình 1;
- Tại mỗi tần số, mức mặt nạ phổ lớn nhất xác định từ phát xạ của mỗi kênh được thiết bị sử dụng sẽ được coi là mức giới hạn trong mặt nạ phổ tương ứng với tần số đó.
Hình 1 - Mặt nạ phổ phát xạ
2.4.2.3. Đo kiểm
Sử dụng phương pháp đo như quy định trong 3.2.6.
2.5. Phát xạ giả máy thu
2.5.1. Định nghĩa
Các phát xạ trên tần số bất kỳ khi thiết bị hoạt động ở chế độ thu.
2.5.2. Giới hạn
Phát xạ giả ở máy thu không được lớn hơn mức giới hạn xác định trong Bảng 5.
Trong trường hợp thiết bị có cổng nối ăng ten, các mức giới hạn trên được áp dụng đối với phát xạ tại cổng ăng ten.
Đối với cổng vỏ hoặc thiết bị sử dụng ăng ten tích hợp không có cổng nối ăng ten, mức giới hạn áp dụng đối với giá trị e.r.p tại tần số đến 1 GHz và e.i.r.p. tại tần số lớn hơn 1 GHz.
Bảng 5 - Giới hạn phát xạ giả ở máy thu
Dải tần |
Công suất lớn nhất |
Băng thông do |
30 MHz đến 1 GHz |
-57 dBm |
100 kHz |
1 GHz đến 26 GHz |
-47dBm |
1 MHz |
2.5.3. Đo kiểm
Sử dụng phương pháp đo như quy định trong 3.2.7.
2.6. Lựa chọn tần số động DFS
Là cơ chế được thiết bị sử dụng để tự động giới hạn phát và thực hiện truy nhập vào kênh vận hành.
RLAN sẽ sử dụng chức năng Lựa chọn tần số động (DFS) để phát hiện nhiễu từ các hệ thống radar (phát hiện radar) và để tránh hoạt động đồng kênh với các hệ thống này.
Chức năng DFS được mô tả trong các điều kiện mà thiết bị có thể truyền, việc truyền được cho phép gắn với điều kiện không bị cấm theo yêu cầu chức năng thích nghi.
Có hai loại thiết bị thích nghi:
- Thiết bị thích nghi theo khung tin (FBE);
- Thiết bị thích nghi theo tải (LBE).
2.6.1. Các yêu cầu với thiết bị FBE
2.6.1.1. Giới thiệu
Các thiết bị FBE sẽ thực hiện cơ chế truy nhập theo phương thức LBT để phát hiện tín hiệu từ thiết bị RLAN khác đang phát trên kênh vận hành nhất định.
Thiết bị FBE sắp xếp việc thu, phát một cách định kì với chu kỳ được xác định bằng tham số FFP. Mỗi khe thời gian quan sát được sử dụng sẽ có khoảng thời gian không ít hơn 9 μs.
Thiết bị khởi tạo một chuỗi gồm một hoặc nhiều tín hiệu phát được gọi là thiết bị khởi tạo. Ngược lại, thiết bị gọi là thiết bị đáp ứng.
Thiết bị FBE có thể thuộc dạng thiết bị khởi tạo, thiết bị đáp ứng hoặc cả hai dạng này. Cơ chế truy nhập đối với LBE dang thiết bị khởi tạo phải tuân theo quy định trong 2.6.1.2. Cơ chế truy nhập đối với LBE dạng thiết bị đáp ứng phải tuân theo quy định trong 2.6.1.3.
Nếu có khả năng phát đồng thời trên các kênh vận hành lân cận hoặc riêng biệt, FBE được phép sử dụng tổ hợp/nhóm kênh vận hành 20 MHz bất kỳ nằm trong danh sách tần số trung tâm danh định (xem 2.1) nếu thỏa mãn yêu cầu về truy nhập kênh đối với thiết bị khởi tạo quy định trong 2.6.1.2 trên từng kênh vận hành 20 MHz.
2.6.1.2. Cơ chế truy nhập của thiết bị khởi tạo
Thiết bị LBE dạng thiết bị khởi tạo thực hiện truy nhập kênh đáp ứng các yêu cầu dưới đây:
1) Nhà sản xuất phải khai báo các khoảng thời gian chu kỳ khung cố định FFP được hỗ trợ và các khoảng thời gian này phải nằm trong khoảng từ 1 ms đến 10 ms. Tín hiệu chỉ được phát tại thời điểm bắt đầu chu kỳ FFP như trong Hình 2. Thiết bị có thể thay đổi chu kỳ khung cố định FFP nhưng tần suất thay đổi tối đa chỉ 1 lần trong mỗi khoảng thời gian 200 ms.
2) Ngay trước khi bắt đầu phát trên kênh vận hành tại thời điểm bắt đầu của chu kỳ FFP, thiết bị LBE sẽ thực hiện kiểm tra CCA trong một khe thời gian quan sát. Kênh vận hành sẽ được xem là đã sử dụng nếu mức năng lượng trên đó vượt giới hạn ED Threshold Level (TL) như trong yêu cầu thứ (6) ở mục này. Nếu kênh vận hành được xác định chưa sử dụng, thiết bị LBE có thể phát trên đó như trên Hình 2.
Nếu phát hiện kênh vận hành đã sử dụng, thiết bị sẽ không phát trên kênh đó trong chu kỳ FFP ngay tiếp theo. Tuy nhiên, FBE được phép phát báo hiệu điều khiển ngắn trên kênh này nếu đáp ứng yêu cầu quy định trong mục 2.6.3.
Nếu có khả năng phát đồng thời trên các kênh vận hành, thiết bị được phép phát trên kênh vận hành bất kỳ được xác nhận còn trống nhờ thủ tục kiểm tra CCA. Tổng thời gian thiết bị FBE được phép phát trên kênh vận hành nhất định mà không cần thực hiện lại thủ tục kiểm tra CCA gọi là thời gian chiếm dụng kênh COT. Trong thời gian đó, thiết bị có thể phát nhiều lần trên kênh vận hành mà không cần thực hiện thêm thủ tục kiểm tra CCA nếu khoảng thời gian nghỉ giữa hai lần phát liên tiếp không vượt quá 16 μs. Nếu dự kiến bắt đầu phát sau lần trước lớn hơn 16 μs, thiết bị phải thực hiện xác nhận kênh còn trống qua thủ tục kiểm tra CCA mới ngay trước khi được phát. Tất cả các khoảng thời gian ngừng phát đều bao hàm trong COT.
3) Thiết bị FBE dạng thiết bị khởi tạo được phép cấp xác thực cho một hoặc một số các thiết bị đáp ứng liên quan trong khoảng thời gian chiếm dụng kênh. Thiết bị đáp ứng thu được xác thực sẽ phải tuân thủ các thủ tục quy định trong mục 2.6.1.3.
4) Khoảng thời gian chiếm dụng kênh COT sẽ không được lớn hơn 95% chu kỳ FFP. Khoảng thời gian tiếp theo khi hết chiếm dụng kênh được gọi là khoảng thời gian chờ (Idle Time). Khoảng thời gian chờ không được nhỏ hơn 5% của COT và không nhỏ hơn 100 μs.
5) Khi nhận được gói tin dự định, thiết bị có thể bỏ qua CCA để ngay lập tức xử lý phát các khung tin quản lí và điều khiển như ACK. Tổng thời gian thiết bị thực hiện xử lý phát liên tiếp mà không thực hiện CCA mới không được vượt quá giá trị lớn nhất COT như quy định trong bước (4) ở mục này. Để phát đa hướng (multi-cast), các thông tin ACK tương ứng với cùng gói dữ liệu của các thiết bị khác được phép phát liên tiếp.
6) Mức ngưỡng ED Threshold Level (TL) tại đầu vào máy thu được xác định theo công suất phát lớn nhất theo biểu thức sau (giả thiết ăngten thu đẳng hướng và công suất được sử dụng là e.i.r.p theo dBm):
-75 dBm/MHz, nếu PH ≤ 13 dBm;
-85 dBm/MHz + (23 dBm - PH) nếu 13 dBm <>PH < 23="">
-85 dBm/MHz, nếu PH ≥ 23 dBm.
Hình 2 - Cấu trúc trong chu kỳ khung cố định FFP
2.6.1.3. Cơ chế truy nhập của thiết bị đáp ứng
Yêu cầu 3) trong 2.6.1.2 đã quy định thủ tục thiết bị khởi tạo cấp quyền cho thiết bị đáp ứng để phát trên kênh vận hành trong khoảng thời gian chu kỳ khung cố định FFP hiện tại. Thiết bị đáp ứng nhận được quyền phát sẽ phải đáp ứng các thủ tục từ bước 1) đến 3) trong mục này.
1) Thiết bị đáp ứng được cấp quyền phát từ một thiết bị khởi tạo có thể phát trên kênh vận hành như sau:
a) Thiết bị đáp ứng có thể phát mà không cần thực hiện thủ tục giám sát CCA nếu thời điểm phát cách không quá 16 μs so với thời điểm phát trước đó của thiết bị khởi tạo cấp quyền.
b) Thiết bị đáp ứng không phát trong khoảng 16 μs kể từ thời điểm phát trước đó của thiết bị khởi tạo cấp quyền phải thực hiện thủ tục kiểm tra kênh CCA trên kênh vận hành trước khi phát. Thủ tục CCA phải thực hiện trong khe thời gian giám sát không quá 25 μs kể từ thời điểm phát trước đó của thiết bị khởi tạo.
Nếu tín hiệu phát hiện khi giám sát lớn hơn mức ED Threshold Level (TL) trong điểm 6) ở mục 2.6.1.2, thiết bị đáp ứng phải xử lý theo bước 3) trong mục này. Ngược lại, thiết bị đáp ứng xử lý theo bước 2) của mục này.
2) Thiết bị đáp ứng có thể phát trên kênh vận hành trong khoảng thời gian COT còn lại của chu kì FFP hiện tại. Thiết bị đáp ứng (Responding Device) có thể phát nhiều lần trên kênh vận hành nếu khoảng cách giữa các lần phát liên tiếp không vượt quá 16 μs. Khi hoàn thành phát, thiết bị đáp ứng sẽ thực hiện theo thủ tục ở bước 3).
b) Thiết bị đáp ứng không phát trong khoảng 16 μs kể từ thời điểm phát trước đó của thiết bị khởi tạo cấp quyền phải thực hiện thủ tục kiểm tra kênh CCA trên kênh vận hành trước khi phát.
3) Thiết bị đáp ứng bị mất quyền phát.
2.6.2. Các yêu cầu với thiết bị LBE
2.6.2.1. Giới thiệu
Thiết bị LBE sẽ thực hiện cơ chế truy nhập kênh theo kiểu Listen Before Talk (LBT) để phát hiện đã có tín hiệu RLAN phát trên kênh vận hành.
2.6.2.2. Phân loại thích nghi
Thiết bị khởi tạo một chuỗi gồm một hoặc nhiều tín hiệu phát được gọi là thiết bị khởi tạo. Ngược lại, thiết bị gọi là thiết bị đáp ứng.
Thiết bị LBE có thể thuộc dạng thiết bị khởi tạo, thiết bị đáp ứng hoặc cả hai dạng này.
Cơ chế truy nhập đối với LBE dạng thiết bị khởi tạo phải tuân theo quy định trong mục 2.6.2.6. Cơ chế truy nhập đối với LBE dạng thiết bị đáp ứng phải tuân theo quy định trong mục 2.6.2.7.
Thiết bị LBE phát trên các khoảng thời gian chiếm dụng COT. Mỗi COT bao gồm ít nhất một khoảng thời gian phát của thiết bị khởi tạo và có thể cả các khoảng thời gian phát của các thiết bị đáp ứng tương ứng.
Thiết bị điều khiển (không phải DFS) các tham số hoạt động của một hoặc một số thiết bị khác gọi là thiết bị giám sát (Supervising Device). Ngược lại, các thiết bị chịu sự điều khiển của thiết bị giám sát gọi là thiết bị được giám sát (Supervised Device).
2.6.2.3. Sử dụng đa kênh
Nếu có khả năng phát đồng thời trên các kênh vận hành lân cận hoặc riêng biệt, LBE phải đáp ứng tùy chọn dưới đây:
LBE được phép sử dụng tổ hợp/nhóm kênh vận hành 20 MHz bất kì nằm trong danh sách tần số trung tâm danh định (mục 2.1) nếu thỏa mãn yêu cầu về truy nhập kênh đối với thiết bị khởi tạo quy định trong mục 2.6.2.6 trên từng kênh vận hành 20 MHz;
LBE sử dụng tổ hợp/nhóm kênh 20 MHz nằm trong kênh liên kết 40 MHz, 80 MHz hoặc 160 MHz có thể phát trên kênh vận hành 20 MHz bất kì nếu thỏa mãn yêu cầu về truy nhập kênh đối với thiết bị khởi tạo quy định trong mục 2.6.2.6 trên một trong các kênh vận hành 20 MHz (gọi là kênh vận hành chính) và thực hiện kiểm tra CCA trong ít nhất 25 μs để xác định không có tín hiệu khác có mức lớn hơn ED Threshold Level (TL) (xem mục 2.6.2.5) trên kênh vận hành định sử dụng khác.
Kênh liên kết 40 MHz, 80 MHz và 160 MH z được sắp xếp như trong Hình 3.
Hình 3 - Sắp xếp kênh 40 MHz, 80 MHz, 160 MHz
Việc lựa chọn kênh vận hành chính được thực hiện theo một trong hai cách sau:
- Lựa chọn với xác suất đều nhau mỗi khi cửa sổ cạnh tranh CW tương ứng với một lần phát của kênh vận hành chính đang sử dụng được đặt ở mức nhỏ nhất CWmin. Cửa sổ CW sẽ được giữ nguyên cho từng lớp ưu tiên (xem mục 2.6.2.4) trong một kênh 20 MHz thành phần của kênh liên kết 40 MHz, 80 MHz hoặc 160 MHz;
- Lựa chọn ngẫu nhiên và không thay đổi quá một lần trong 1 giây.
Kênh liên kết 40 MHz, 80 MH, 160 MH chứa nhóm kênh vận hành 20 MHz sẽ không được thay đổi quá một lần trong 1 giây.
2.6.2.4. Các lớp ưu tiên
Bảng 7, Bảng 8 chứa 4 tập tham số truy nhập kênh tương ứng cho các thiết bị giám sát và được giám sát, tạo ra các lớp ưu tiên và tham số COT lớn nhất. Các tham số trên được thiết bị khởi tạo sử dụng trong cơ chế truy nhập kênh (tại 2.6.2.6) để truy nhập kênh vận hành.
Nếu kênh chiếm dụng chứa ít nhất 2 đoạn phát, các đoạn phát phải được phân tách bởi khoảng phân cách nhất định. COT được xác định bằng tổng tất cả thời khoảng phát và các khoảng phân cách không quá 25 μs nằm trong kênh chiếm dụng. Giá trị COT không được vượt quá giá trị lớn nhất được quy định trong Bảng 7 và Bảng 8. Khoảng cách giữa thời điểm phát cuối cùng đến thời điểm phát đầu tiên trong một kênh chiếm dụng không được vượt quá 20 ms.
Thiết bị khởi tạo có thể phát trên các lớp ưu tiên khác nhau. Khi đó cơ chế truy nhập kênh sử dụng đồng thời các công cụ chiếm lĩnh kênh (Channel Occupancy Engine) tương ứng với mỗi lớp ưu tiên khác nhau quy định trong 2.6.2.6.
Bảng 7 - Thông số truy nhập kênh các lớp ưu tiên khác nhau (thiết bị khởi tạo)
Lớp |
P0 |
CWmin |
CWmax |
Thời gian chiếm dụng kênh (COT) lớn nhất |
4 |
1 |
3 |
7 |
2 ms |
3 |
1 |
7 |
15 |
4 ms |
2 |
3 |
15 |
63 |
6 ms (Chú thích 1, 2) |
1 |
7 |
15 |
1023 |
6 ms (Chú thích 1) |
CHÚ THÍCH 1: Giá trị COT lớn nhất bằng 6 ms có thể tăng lên 8 ms bằng cách chèn thêm các khoảng dừng với độ dài nhỏ nhất 100 μs. Giá trị lớn nhất của COT không tính các khoảng dừng bằng 6 ms. CHÚ THÍCH 2: Giá trị COT lớn nhất bằng 6 ms có thể tăng lên 10 ms bằng cách mở rộng CW lên CW x 2 + 1 khi lựa chọn số lần ngẫu nhiên q cho các khoảng dự trữ trước khoảng thời gian chiếm dụng kênh có khả năng lớn hơn 6 ms hoặc cho khoảng dự trữ sau chiếm dụng kênh lớn hơn 6 ms. Việc sử dụng dự trữ trước hay sau chiếm dụng kênh phải không thay đổi trong khoảng thời gian vận hành của thiết bị. CHÚ THÍCH 3: Các giá trị cho P0, CWmin, CWmax là các giá trị nhỏ nhất có thể sử dụng. |
Bảng 8 - Thông số truy nhập kênh các lớp ưu tiên khác nhau (thiết bị đáp ứng)
Lớp |
P0 |
CWmin |
CWmax |
Thời gian chiếm dụng kênh (COT) lớn nhất |
4 |
2 |
3 |
7 |
2 ms |
3 |
2 |
7 |
15 |
4 ms |
2 |
3 |
15 |
1023 |
6 ms (Chú thích 1) |
1 |
7 |
15 |
1023 |
6 ms (Chú thích 1) |
CHÚ THÍCH 1: Giá trị COT lớn nhất bằng 6 ms có thể tăng lên 8 ms bằng cách chèn thêm các khoảng dừng với độ dài nhỏ nhất 100 μs. Giá trị lớn nhất của COT không tính các khoảng dừng bằng 6 ms. CHÚ THÍCH 2: Các giá trị cho P0, CWmin, CWmax là các giá trị nhỏ nhất có thể sử dụng. |
2.6.2.5. Mức giới hạn phát hiện ED Threshold Level
Thiết bị sẽ coi kênh đã bị chiếm hữu khi phát hiện có tin hiệu phát RLAN với mức lớn hơn ED Threshold Level (TL). ED Threshold Level (TL) được xác định trên băng thông kênh danh định của tất cả các kênh vận hành được thiết bị sử dụng.
Giả trị giới hạn ED Threshold Level (TL) phụ thuộc vào loại thiết bị:
- Tùy chọn 1: với thiết bị hoạt động ở băng tần RLAN 5 GHz tuân thủ một hoặc một số trong các điều 17, 19, 21 trong tiêu chuẩn IEEE 802.11TM-2016, giá trị ED Threshold Level (TL) không phụ thuộc công suất phát lớn nhất của thiết bị (PH). Giả sử dùng ăngten có tăng ích 0 dBi, giá trị ED Threshold Level (TL) sẽ được xác định bằng:
TL = -75 dBm/MHz (2)
- Tùy chọn 2: với thiết bị tuân thủ điều kiện trong Tùy chọn 1 và ít nhất một chế độ hoạt động khác hoặc với thiết bị không tuân thủ điều kiện trong Tùy chọn 1, giá trị ED Threshold Level (TL) sẽ phụ thuộc với công suất phát lớn nhất của thiết bị (PH). Giả sử dùng ăng ten có tăng ích 0 dBi, giá trị ED Threshold Level (TL) sẽ được xác định bằng:
PH ≤ 13 dBm: TL = -75 dBm/MHz
13 dBm <>PH ≤ 23 dBm: TL = -85 dBm/MHz + (23 dBm - PH)
PH > 23 dBm: TL = -85 dBm/MHz
2.6.2.6. Cơ chế truy nhập của thiết bị khởi tạo
Trước khi phát trên kênh vận hành, thiết bị khởi tạo phải kích hoạt và vận hành ít nhất một thủ tục CAE để thực hiện thủ tục trong các bước từ 1) đến 8) dưới đây. Thủ tục CAE sử dụng các tham số theo quy định trong Bảng 7 và Bảng 8.
Khe thời gian quan sát định nghĩa trong 1.5.26 và được sử dụng trong mục này không được nhỏ hơn 9 μs.
Thiết bị khởi tạo sẽ sử dụng từ 1 đến 4 thủ tục CAE khác nhau tương ứng với mỗi lớp ưu tiên xác định trong mục 2.6.2.4.
1) |
Thủ tục CAE đặt CW bằng CWmin. |
||
2) |
Thủ tục CAE lựa chọn ngẫu nhiên theo mật độ xác suất phân bố đều một số q trong khoảng từ 0 đến CW. Chú thích 2 trong Bảng 7 xác định dải giải trị khác của q khi thời khoảng COT trước hoặc tiếp sau lớn hơn giá trị lớn nhất của COT xác định trong Bảng 7. |
||
3) |
Thủ tục CAE sẽ khởi tạo khoảng thời gian ưu tiên như được quy định từ bước 3a) đến bước 3c): |
||
|
a) |
Thủ tục CAE đặt tham số p theo lớp ưu tiên tương ứng như trong 2.6.2.4 |
|
|
b) |
Thủ tục CAE đợi trong khoảng thời gian 16 μs |
|
|
c) |
Thủ tục CAE thực hiện thủ tục CCA trên kênh vận hành trong khe thời gian quan sát. |
|
|
|
i) |
Kênh vận hành sẽ được coi như bị chiếm dụng nếu có tín hiệu phát trên kênh đó lớn hơn mức giới hạn ED Threshold như trong 2.6.2.5. Khi đó, Thủ tục CAE sẽ khởi tạo khoảng thời gian ưu tiên theo bước 3a) sau khi tín hiệu phát hiện trong kênh nhỏ hơn mức giới hạn ED Threshold; |
|
|
ii) |
Trong trường hợp tín hiệu trên kênh vận hành có mức nhỏ hơn mức giới hạn ED Threshold, p có thể được giảm xuống với bước giảm không vượt quá 1. Nếu p bằng 0, Thủ tục CAE sẽ xử lý tiếp sang bước 4). Ngược lại, thủ tục CAE sẽ xử lý theo bước 3c); |
4 |
Thủ tục CAE sẽ thực hiện thủ tục dự phòng theo các bước từ 4a) đến 4d) như sau: |
||
|
a) |
Xác định thủ tục CAE có thỏa mãn điều kiện thủ tục dự phòng hay không. Nếu q < 0="" và="" ở="" trạng="" thái="" sẵn="" sàng="" phát,="">thủ tục CAE sẽ đặt CW bằng CWmin và lựa chọn số ngẫu nhiên q theo xác suất phân bố đều trong dải từ 0 đến CW trước khi thực hiện bước 4b). Ghi chú 2 trong Bảng 7 xác định dải giải trị khác của q khi thời khoảng COT trước hoặc tiếp sau lớn hơn giá trị lớn nhất của COT xác định trong Bảng 7. |
|
|
b) |
Nếu q < 1,="">thủ tục CAE sẽ xử lý theo bước 4d). Ngược lại, thủ tục CAE có thể giảm q một giá trị không lớn hơn 1 và xử lí theo bước 4c); |
|
|
c) |
Thủ tục CAE thực hiện thủ tục CCA trên kênh vận hành trong khe thời gian quan sát đơn lẻ như sau: |
|
|
|
i) |
Kênh vận hành sẽ được coi như bị chiếm dụng nếu có tín hiệu phát trên kênh đó lớn hơn mức giới hạn ED Threshold như trong mục 2.6.2.5. Khi đó, thủ tục CAE sẽ tiếp tục thực hiện theo bước 3; |
|
|
ii) |
Trong trường hợp tín hiệu trên kênh vận hành có mức nhỏ hơn mức giới hạn ED Threshold, thủ tục CAE sẽ xử lý tiếp sang bước 4b); |
|
d) |
Nếu sẵn sàng để phát, thủ tục CAE sẽ tiếp tục theo bước 5). Ngược lại, thủ tục CAE sẽ giảm giá trị q đi 1 và thực hiện xử lí theo bước 4c). Lưu ý giá trị q có thể nhỏ hơn 0 và giảm dần khi thủ tục CAE chưa sẵn sàng phát; |
|
5) |
Nếu chỉ có một thủ tục CAE của thiết bị khởi tạo xử lí ở bước này (Chú thích 1), thủ tục CAE đó sẽ thực hiện xử lí sang bước 6). Nếu có nhiều hơn 1 thủ tục CAE của thiết bị khởi tạo ở bước này (Chú thích 2), thủ tục CAE có mức ưu tiên cao nhất sẽ thực hiện xử lí sang bước 6) và các CAE còn lại sẽ xử lý sang bước 8). |
||
|
CHÚ THÍCH 1: Trường hợp thiết bị không có xung đột nội bộ; CHÚ THÍCH 2: Trường hợp thiết bị có xung đột nội bộ; |
||
6) |
Thủ tục CAE có thể bắt đầu phát với mức ưu tiên tương ứng hoặc cao hơn trên một hoặc nhiều kênh vận hành. Nếu phát trên nhiều kênh vận hành, thiết bị khởi tạo phải đáp ứng tất cả các yêu cầu trong 2.6.2.3: |
||
|
a) |
CAE có thể phát nhiều lần mà không thực hiện thủ tục CCA trên kênh vận hành nếu khoảng cách giữa các lần phát không vượt quá 16 μs. Ngược lại, nếu khoảng cách giữa các lần phát vượt quá 16 μs và không quá 25 μs, thiết bị khởi tạo có thể tiếp tục phát nếu không phát hiện tín hiệu lớn hơn mức giới hạn trên kênh vận hành trong khe thời gian quan sát; |
|
|
b) |
CAE có thể cấp quyền phát trên kênh vận hành hiện tại cho một hoặc một số thiết bị đáp ứng. Nếu được thiết bị khởi tạo cấp quyền phát, thiết bị đáp ứng phải thực hiện theo các thủ tục quy định trong 2.6.2.7; |
|
|
c) |
Thiết bị khởi tạo có thể phát đồng thời với các mức ưu tiên nhỏ hơn mức ưu tiên đang được CAE sử dụng nếu khoảng thời gian phát không vượt ra ngoài thời gian cần thiết để CAE phát với mức ưu tiên xác định; |
|
7) |
Khi kết thúc chiếm dụng kênh và có xác nhận đã hoàn thành ít nhất một lần phát tại thời điểm bắt đầu chiếm dụng kênh, thiết bị khởi tạo sẽ xử lý theo bước 1). Ngược lại, thiết bị khởi tạo xử lý theo bước 8); |
||
8) |
Thiết bị khởi tạo có thể phát lại. Nếu thiết bị không phát lại, CAE sẽ bỏ qua tất cả các gói dữ liệu trong thời khoảng chiếm dụng kênh và thực hiện xử lý theo bước 1). Ngược lại, CAE sẽ đặt CW bằng (CW +1) x m -1 với m ≥ 2. Nếu giá trị CW sau khi thiết lập lớn hơn giá trị CWmax, CAE sẽ đặt CW bằng CWmax. CAE sẽ xử lý theo bước 2). |
Theo các quy định trong mục 2.6.2.4, thiết bị khởi tạo phải hoạt động với các CAE riêng cho từng lớp ưu tiên.
CW có thể lấy giá trị lớn hơn mức CW xác định tại các bước từ 1) đến 8) trong mục này.
2.6.2.7. Cơ chế truy nhập của thiết bị đáp ứng
Bước 6b) trong 2.6.2.6 xác định khả năng thiết bị khởi tạo cho phép một hoặc một số thiết bị đáp ứng phát trên kênh vận hành hiện tại. Khi được cấp quyền, thiết bị đáp ứng sẽ thực hiện theo các bước từ 1) đến 3) như sau:
1) Thiết bị đáp ứng được cấp quyền phát từ thiết bị khởi tạo có thể phát trên kênh vận hành hiện tại như sau:
a) Thiết bị đáp ứng có thể phát ngay mà không cần thực hiện thủ tục CCA nếu thời điểm phát ở cách thời điểm phát cuối của thiết bị khởi tạo tương ứng không quá 16 μs;
b) Thiết bị đáp ứng không phát trong vòng 16 μs kể từ thời điểm thiết bị khởi tạo tương ứng ngừng phát phải thực hiện thủ tục CCA trên kênh vận hành trong khe thời gian quan sát nằm trong khoảng 25 μs ngay trước thời điểm được cấp quyền phát. Nếu phát hiện có tín hiệu trên kênh vận hành vượt quá mức giới hạn ED Threshold, thiết bị đáp ứng sẽ thực hiện xử lý sang bước 3). Ngược lại, thiết bị sẽ xử lý sang bước 2);
2) Thiết bị đáp ứng có thể phát trên kênh vận hành hiện tại trong khoảng thời gian COT còn lại. Thiết bị đáp ứng có thể phát nhiều lần trên kênh vận hành trong khoảng thời gian này nếu khoảng cách giữa hai lần phát liên tiếp không vượt quá 16 μs. Khi kết thúc phát, thiết bị đáp ứng sẽ xử lý sang bước 3;
3) Rút quyền phát của thiết bị đáp ứng.
2.6.3. Cơ chế phát báo hiệu điều khiển ngắn trên FBE và LBE
2.6.3.1. Định nghĩa
Báo hiệu điều khiển ngắn dược thiết bị sử dụng để phát các khung thông tin quản lý và điều khiển mà không cần giám sát sự tồn tại của tín hiệu khác trên kênh.
Các thiết bị FBE và LBE được phép sử dụng truyền phát báo hiệu điều khiển ngắn trên kênh vận hành nếu việc truyền phát thoả mãn các quy định trong mục này. Các thiết bị có thể sử dụng hoặc không sử dụng truyền phát báo hiệu điều khiển ngắn.
2.6.3.2. Yêu cầu
Truyền phát báo hiệu điều khiển ngắn phải tuân thủ các yêu cầu sau:
- Trong mỗi chu kỳ quan sát bằng 50 ms, số lần thiết bị phát báo hiệu điều khiển ngắn không được vượt quá 50;
- Tổng thời gian thiết bị phát báo hiệu điều khiển ngắn phải nhỏ hơn 2 500 μs trong chu kỳ quan sát.
2.6.3.3. Đo kiểm
Sử dụng phương pháp đo như quy định trong 3.2.8.
2.7. Đặc tính chặn máy thu
2.7.1. Định nghĩa
Đặc tính chặn máy thu là khả năng thiết bị thu được tín hiệu mong muốn trên kênh vận hành với mức chất lượng vẫn đảm bảo khi có các tín hiệu không mong muốn (tín hiệu chặn) ở đầu vào tại các tần số ngoài băng tần quy định trong Bảng 1.
Chất lượng được đánh giá qua tỷ lệ lỗi khung (Packet Error Rate - PER) với mức giới hạn 10 %. Trong các trường hợp đặc biệt do mục đích khác, nhà sản xuất phải khai báo mức giới hạn chất lượng riêng được sử dụng.
2.7.2. Yêu cầu
Thiết bị phải đảm bảo mức giới hạn chất lượng khi có các tín hiệu chặn ở tần số xác định không nhỏ hơn các giới hạn trong Bảng 9.
Bảng 9 - Giới hạn tham số tín hiệu chặn máy thu
Công suất trung bình mong muốn (dBm) |
Tần số tín hiệu chặn |
Công suất tín hiệu chặn, dBm (Chú thích 2) |
Loại tín hiệu chặn |
|
Master/Slave có khả năng phát hiện radar |
Slave không có khả năng phát hiện radar |
|||
Pmin+ 6 |
5 100 |
-53 |
-59 |
Sóng sin (CW) |
Pmin+ 6 |
4 900 |
-47 |
-53 |
Sóng sin (CW) |
|
5 000 |
|
|
|
|
5975 |
|
|
|
CHÚ THÍCH 1: Pmin là mức tín hiệu mong muốn thấp nhất (theo dBm) để thỏa mãn mức ngưỡng chất lượng trong mục 2.7.1 khi không có tín hiệu chặn CHÚ THÍCH 2: Các mức trong bảng tương ứng với trước ăng ten thiết bị được đánh giá. Trong trường hợp đo dẫn, các mức trên được áp dụng tương ứng với tín hiệu đo tại giắc nối ăng ten. |
2.7.3. Đo kiểm
Sử dụng phương pháp đo như quy định trong 3.2.9.
3. PHƯƠNG PHÁP ĐO
3.1. Các điều kiện đo kiểm
3.1.1. Các điều kiện đo bình thường và tới hạn
Các bài đo trong quy chuẩn này sẽ được thực hiện trong các điều kiện đo bình thường như sau.
- Nhiệt độ: từ 15 °C đến 35 °C;
- Độ ẩm: từ 20 % đến 75 %;
- Nguồn điện: nguồn cung cấp theo yêu cầu hoạt động của thiết bị.
Các thông số về điều kiện đo nói trên phải được ghi trong Báo cáo kết quả đo.
Trong trường hợp yêu cầu thiết bị đo trong điều kiện tới hạn, nhà sản xuất phải khai báo điều kiện môi trường tới hạn thiết bị được sử dụng.
3.1.2. Yêu cầu đối độ không đảm bảo đo
Độ không đảm bảo đo của các phép đo không được vượt khỏi mức giới hạn trong Bảng 10.
Bảng 10 - Độ không đảm bảo đo tối đa
Tham số |
Độ không đảm bảo tối đa |
Tần số |
±10 ppm |
Công suất RF dẫn |
±1,5 dB |
Công suất RF bức xạ |
±6 dB |
Phát xạ không mong muốn dẫn |
±3 dB |
Phát xạ không mong muốn bức xạ |
±6 dB |
Độ ẩm |
±5 % |
Nhiệt độ |
±2 °C |
Thời gian |
±10 % |
3.1.3. Các chuỗi đo kiểm
Trừ các bài đo liên quan đến DFS, các bài đo trong quy chuẩn này được thực hiện thông qua việc sử dụng các chuỗi truyền dẫn đo thử. Các chuỗi này bao gồm các gói dữ liệu được phát đi đều đặn trong khoảng thời gian nhất định (ví dụ: 2 ms). Thời gian phát được cố định trong chuỗi đo thử và lớn hơn 10% thời gian mỗi chu kỳ.
Cấu trúc tổng quát của chuỗi đo kiểm được biểu diễn trong Hình 4.
Hình 4 - Chuỗi đo kiểm
3.1.4. Kênh đo kiểm
Trừ trường hợp riêng sẽ được quy định cụ thể, các kênh được sử dụng trong các phép đo kiểm được quy định trong Bảng 11.
Khi đo thiết bị hỗ trợ phát đồng thời trên các kênh liên tiếp hoặc rời rạc, phép đo DFS không cần phải thực hiện đồng thời trên các kênh tương ứng được sử dụng.
Bảng 11 - Kênh đo kiểm
Phép đo |
Điều/mục |
Kênh đo |
||||
Dải thấp (5 150 MHz đến 5 350 MHz |
Dải cao (5 470 MHz đến 5 850 MHz |
|||||
5 150 MHz - 5 250 MHz |
5 250 MHz - 5 350 MHz |
|||||
|
|
|
|
|
||
Tần số trung tâm |
2.1 |
C7 (ghi chú 1) |
C8 (ghi chú 1) |
|||
Băng thông kênh chiếm dụng |
2.2 |
C7 |
C8 |
|||
Công suất, mật độ công suất |
2.3 |
C1 |
C2 |
C3, C4 |
||
Phát xạ không mong muốn máy phát ngoài băng tần RLAN 5 GHz |
2.4.1 |
C7 (ghi chú 1) |
C8 (ghi chú 1) |
|||
Phát xạ không mong muốn máy phát trong băng tần RLAN 5 GHz |
2.4.2 |
C1 |
C2 |
C3, C4 |
||
Phát xạ giả máy thu |
2.5 |
C7 (ghi chú 1) |
C8 (ghi chú 1) |
|||
Điều khiển công suất phát (TPC) |
2.3 |
NA (ghi chú 2) |
C2 (ghi chú 1) |
C3, C4 (ghi chú 1) |
||
Thích nghi |
2.6 |
C9 |
||||
Đặc tính chặn máy thu |
2.7 |
C7 |
C8 |
|||
C1, C3: |
Kênh khai báo thấp nhất ứng với mỗi băng thông kênh danh định nằm trong dải băng. Để đo mật độ công suất, chỉ cần thực hiện phép đo với băng thông kênh danh định nhỏ nhất |
|||||
C2, C4: |
Kênh khai báo cao nhất ứng với mỗi băng thông kênh danh định nằm trong dải băng. Để đo mật độ công suất, chỉ cần thực hiện phép đo với băng thông kênh danh định nhỏ nhất |
|||||
C7, C8: |
Một kênh trong số các kênh của dải băng. Phép đo băng thông kênh chiếm dụng sẽ được thực hiện với mỗi giá trị được khai báo để đo |
|||||
C9: |
Một (với phép đo đơn kênh) hoặc một nhóm kênh (phép đo đa kênh) trong số các kênh được khai báo |
|||||
CHÚ THÍCH 1: |
Trường hợp có nhiều hơn một danh sách kênh được khai báo, phép đo chỉ cần thực hiện với một trong số danh sách kênh |
|||||
CHÚ THÍCH 2: |
Không cần thực hiện phép đo khi băng thông kênh danh định nằm hoàn toàn trong băng tần 5 150 MHz đến 5 250 MHz |
|||||
CHÚ THÍCH 3: |
Trong trường hợp gói kênh đã khai báo bao gồm các kênh có Băng thông kênh danh nghĩa giảm hoàn toàn hoặc một phần trong băng tần 5 600 MHz đến 5 650 MHz, các thử nghiệm đối với Kiểm tra tính khả dụng của kênh (và nếu được thực hiện, đối với Off-Channel CAC) sẽ được thực hiện trên một của các kênh này ngoài một kênh trong băng tần 5 470 MHz đến 5 600 Mhz hoặc trong băng tần 5 650 MHz đến 5 725 MHz. |
|||||
3.1.5. Ăng ten
3.1.5.1. Ăng ten tích hợp và ăng ten riêng
Thiết bị có thể có ăng ten tích hợp hoặc ăng ten riêng. Ăng ten riêng (ăng ten ngoài) là ăng ten nằm ngoài thiết bị, khi kết hợp với phần thiết bị phải đáp ứng các yêu cầu liên quan trong quy chuẩn.
Trong quy chuẩn, các thành phần hệ thống ăng ten bao gồm ăng ten, cáp nối, giắc nối và các bộ phận chuyển mạch. Tăng ích ăng ten chưa tính đến tăng ích tạo ra bởi công nghệ nâng cao chất lượng như điều hướng, phân tập, …
Hệ thống ăng ten thông minh có thể sử dụng các kĩ thuật điều hướng để nâng cao tăng ích. Tăng ích nâng cao nhờ các biện pháp này sẽ được xác định riêng, độc lập với tăng ích nội tại của ăng ten.
Mặc dù các phương pháp đo trong qui chuẩn bao gồm cả các phép đo dẫn, cần lưu ý tổ hợp thiết bị và ăng ten phải đáp ứng toàn bộ các yêu cầu liên quan trong quy chuẩn.
3.1.5.2. Các chế độ phát
Chế độ 1: sử dụng ăng ten đơn
Thiết bị sử dụng duy nhất 1 ăng ten, bao gồm:
- Thiết bị với ăng ten duy nhất;
- Thiết bị với hai ăng ten phân tập nhưng chỉ kết nối duy nhất với 1 ăng ten tại thời điểm nhất định;
- Hệ thống ăng ten thông minh có nhiều ăng ten nhưng chỉ sử dụng ăng ten duy nhất tại chế độ đo.
Chế độ 2: sử dụng nhiều ăng ten, không điều hướng
Thiết bị trong chế độ này có sử dụng ăng ten thông minh với nhiều ăng ten phát đồng thời nhưng không sử dụng kỹ thuật điều hướng.
Chế độ 3: sử dụng nhiều ăng ten và kỹ thuật điều hướng
Thiết bị trong chế độ này sử dụng ăng ten thông minh với nhiều ăng ten phát đồng thời, hỗ trợ kỹ thuật điều hướng.
Ngoài tăng ích của hệ thống ăng ten G, cần tính đến tăng ích điều hướng Y khi thực hiện các phép đo.
3.1.6. Phép đo dẫn, phép đo bức xạ
Trừ trường hợp quy định cụ thể, cần thực hiện phép đo dẫn và phép đo bức xạ.
Thiết bị sử dụng ăng ten tích hợp phải có các giắc nối để thực hiện các phép đo dẫn.
Trường hợp không có giắc nối để đo, nhả sản xuất thiết bị phải thực hiện điều chỉnh đặt thêm các giắc nối đo trên thiết bị được đo.
3.2. Các phép đo kiểm
3.2.1. Khai báo thiết bị
Nhà sản xuất thiết bị phải khai báo các thông tin sau để đưa vào báo cáo kết quả đo. Các thông tin này được sử dụng để thực hiện phép đo cũng như đánh giá kết quả đo.
- Sơ đồ phân kênh, các tần số trung tâm danh định và băng thông kênh danh định;
- Nếu thiết bị LBE hỗ trợ phát đa kênh, các thông tin sau cần khai báo:
• Tùy chọn (1 hoặc 2) được LBE sử dụng khi phát đa kênh;
• Số kênh lớn nhất được sử dụng đồng thời;
• Loại kênh sử dụng đồng thời: liên tiếp hoặc rời rạc;
• Khả năng sử dụng kênh ở các băng tần thành phần khác nhau;
• Số kênh được sử dụng để đo khi thiết bị hoạt động ở Tùy chọn 1.
- Các chế độ phát khác nhau được sử dụng;
- Với mỗi chế độ phát, cần khai báo các thông tin;
• Số chuỗi phát;
• Nếu có nhiều hơn một chuỗi phát được kích hoạt, phân bố công suất trên các chuỗi kích hoạt đều hoặc không đều;
• Số chuỗi thu;
• Khả năng sử dụng điều hướng ăng ten và tăng ích điều hướng tối đa Y ở chế độ phát;
- Các thông số đặc trưng của TPC được thiết bị sử dụng;
CHÚ THÍCH: Thiết bị có thể sử dụng nhiều dải TPC khác nhau trên các ăng ten hoặc yêu cầu công suất khác nhau. Nhà sản xuất có thể khai báo thiết bị có hoặc không sử dụng TPC.
- Với thiết bị sử dụng TPC, nhà sản xuất phải khai báo các thông tin với từng dải TPC như sau:
• Mức công suất phát nhỏ nhất và lớn nhất (e.i.r.p. trong trường hợp sử dụng ăng ten tích hợp). Nếu hỗ trợ phát đồng thời trên các băng tần thành phần khác nhau, thông tin cần khai báo bao gồm công suất phát nhỏ nhất và lớn nhất trên từng băng tần thành phần;
• Mức công suất phát khác nhau tương ứng với chế độ hoạt động trong trường hợp có ăng ten thông minh với các chế độ phát khác nhau;
• Các thành phần cấu thành của hệ thống ăng ten, tăng ích cực đại G, e.i.r.p. tương ứng (có tính đến tăng ích điều hướng Y nếu có) và mức giới hạn DFS Threshold Level;
• Dải tần số hoạt động;
- Với thiết bị không sử dụng TPC, nhà sản xuất phải khai báo các thông tin như sau:
• Mức công suất phát lớn nhất (e.i.r.p. trong trường hợp sử dụng ăng ten tích hợp). Nếu hỗ trợ phát đồng thời trên các băng tần thành phần khác nhau, thông tin cần khai báo bao gồm công suất phát lớn nhất trên từng băng tần thành phần;
• Mức công suất phát khác nhau tương ứng với chế độ hoạt động trong trường hợp có ăng ten thông minh với các chế độ phát khác nhau;
• Các thành phần cấu thành của hệ thống ăng ten, tăng ích cực đại G, e.i.r.p. tương ứng (có tính đến tăng ích điều hướng Y nếu có) và mức giới hạn DFS Threshold Level;
• Dải tần số hoạt động;
- Các chế độ hoạt động DFS của thiết bị (Master, Slave với khả năng phát hiện radar hoặc không có khả năng phát hiện radar);
- Tần số chế độ kết nối trực tiếp (ad-hoc) nếu nếu thiết bị có thể hoạt động ở chế độ này;
- Dải tần hoạt động của thiết bị;
- Môi trường hoạt động (bình thường hoặc khắc nghiệt);
- Phần mềm đo được UUT sử dụng;
- Chủng loại thiết bị: hoạt động độc lập, thiết bị kết hợp hoặc thiết bị đa vô tuyến;
- Loại thiết bị thích ứng: FBE hoặc LBE;
- Với thiết bị FBE, cần khai báo các thông tin sau:
• Chế độ vận hành của FBE: thiết bị khởi tạo và/hoặc thiết bị đáp ứng;
• Thời khoảng FFP được thiết bị sử dụng;
- Với thiết bị LBE, cần khai báo các thông tin sau:
• Chế độ vận hành của LBE: thiết bị giám sát và/hoặc thiết bị được giám sát;
• Khả năng sử dụng Chú thích 1 tại Bảng 7 hoặc Chú thích 1 trong Bảng 8;
• Khả năng sử dụng Chú thích 2 tại Bảng 7 trong trường hợp LBE là thiết bị giám sát;
• Chế độ thiết bị khởi tạo và/hoặc thiết bị đáp ứng;
• Các mức phân lớp ưu tiên được sử dụng;
• Khả năng sử dụng Tùy chọn 1 hoặc Tùy chọn 2 để phát hiện tín hiệu. Trường hợp không sử dụng các thủ tục đo trong 3.2.8.5 và 3.2.8.13:
+ Khả năng LBE tuân thủ đầy đủ yêu cầu trong 2.6.2.6 và 2.6.2.7;
+ Khả năng LBE tuân thủ yêu cầu đối với COT (tại 2.6.2.4);
- Yêu cầu đối với chất lượng tối thiểu của thiết bị trong trường hợp đặc biệt (tại 2.7);
- Năng lực chất lượng tối đa của thiết bị (ví dụ: thông lượng lớn nhất,...).
3.2.2. Tần số
3.2.2.1. Điều kiện đo kiểm
Phép đo được thực hiện trong điều kiện thường hoặc điều kiện tới hạn trong trường hợp thiết bị được sử dụng đặc biệt.
Kênh đo kiểm được quy định trong 3.1.4.
UUT được cấu hình để hoạt động tại mức công suất phát RF danh định trên một kênh đơn.
UUT có giắc nối ăng ten và sử dụng ăng ten riêng ngoài hoặc UUT có ăng ten tích hợp nhưng có giắc nối ăng ten tạm thời được đo bằng phép đo dẫn.
UUT có ăng ten tích hợp nhưng không có giắc nối ăng ten tạm thời sẽ đo bằng phép đo bức xạ.
3.2.2.2. Phép đo dẫn
- Thiết bị không điều chế
UUT được kết nối với máy đo tần số thích hợp (máy đếm tần hoặc phân tích phổ) và hoạt động ở chế độ không điều chế.
Ghi tại tần số đo.
- Thiết bị có điều chế:
UUT kết nối với phân tích phổ. Trên phân tích phổ, đặt chế độ Max Hold, chọn tần số trung tâm trùng tần số UUT.
Ghi lại giá trị đỉnh của đường bao công suất đo. Biên độ đo Span trên phân tích phổ được giảm và Maker được di chuyển phía dải tần dương cho đến khi đạt mức -10 dBc so với mức đỉnh. Biểu diễn tần số tương ứng bằng f1.
Dịch chuyển Marker sang phía tần số âm cho đến khi đạt mức -10 dBc so với mức đỉnh. Biểu diễn tần số tương ứng bằng f2.
Tần số UUT được xác định bằng: (f1+f2)/2
3.2.2.3. Phép đo bức xạ
Cấu hình phép đo bức xạ theo Phụ lục A với phân tích phổ được gắn với ăng ten đo. Thủ tục đo được quy định trong 3.2.2.2.
3.2.3. Băng thông kênh chiếm dụng
3.2.3.1. Điều kiện đo
Phép đo được thực hiện trong điều kiện đo thường với kênh đo và băng thông quy định trong 3.1.4.
Phép đo thực hiện khi thiết bị hoạt động ở chế độ hoạt động thường xuyên.
UUT được cấu hình để hoạt động với mức công suất RF ra sử dụng trong hoạt động thường xuyên.
Khi phát đồng thời trên nhiều kênh liền kề, các tín hiệu phát được coi như một tín hiệu tổng với băng thông kênh danh định bằng tổng các băng thông danh định thành phần. Khi phát đồng thời trên nhiều kênh rời rạc, mỗi tín hiệu được xác định riêng.
UUT có giắc nối ăng ten và sử dụng ăng ten riêng ngoài hoặc UUT có ăng ten tích hợp nhưng có giắc nối ăng ten tạm thời được đo bằng phép đo dẫn. Trường hợp sử dụng phép đo dẫn với thiết bị có ăng ten thông minh với nhiều chuỗi phát, phép đo chỉ cần thực hiện trên một nhánh kích hoạt.
UUT có ăng ten tích hợp nhưng không có giắc nối ăng ten tạm thời sẽ đo bằng phép đo bức xạ.
3.2.3.2. Phép đo dẫn
Bước 1: Nối UUT với phân tích phổ được thiết lập với các tham số sau:
- Centre Frequency: tần số kênh cần đo;
- Resolution Bandwidth: 100 kHz;
- Video Bandwidth: 300 kHz;
- Frequency Span: 2 lần băng thông kênh danh định (ví dụ: 40 MHz đối với kênh 20 MHz);
- Sweep time: > 1 s. Với băng thông danh định lớn, thời gian quét được tăng lên sao cho không ảnh hưởng đến giá trị RMS của tín hiệu;
- Detector Mode: RMS;
- Trace Mode: Max Hold.
Bước 2: Đợi đến khi hình ảnh quét ổn định.
Bước 3:
- Chú ý để đường bao công suất đủ lớn hơn tạp âm nền của phân tích phổ để tạp âm không ảnh hưởng đến đường bao ở phía phải và trái của tần số trung tâm;
- Sử dụng tính năng xác định 99% băng thông của phân tích phổ để đo băng thông kênh chiếm dụng của UUT và ghi lại giá trị này.
Lặp lại phép đo từ B1 đến B3 đối với các các tín hiệu phát khác khi phát đồng thời trên các kênh không liền kề.
3.2.3.3. Phép đo bức xạ
Cấu hình đo được mô tả trong Phụ lục A và thực hiện các thủ tục tương ứng trong Phụ lục B.
Thực hiện đo theo phương pháp đo trong 3.2 3.2.
3.2.4. Công suất RF ra, TPC và mật độ công suất
3.2.4.1. Điều kiện đo
Kênh đo kiểm được quy định trong 3.1.4.
Các phép đo trong mục này có thể được lặp lại để đo các chỉ tiêu tương ứng:
- Mỗi dải TPC khác nhau (hoặc mức công suất đầu ra máy thu cho thiết bị không hỗ trợ TPC) và mỗi cấu hình ăng ten khác nhau được nhà sản xuất khai báo;
- Mỗi chế độ phát được nhà sản xuất khai báo.
Trong trường hợp cần đo chức năng riêng, thiết bị có thể được cấu hình để phát liên tiếp hoặc phát theo các chu kỳ với hiệu suất kích hoạt không nhỏ hơn 10%.
UUT có giắc nối ăng ten và sử dụng ăng ten riêng ngoài hoặc UUT có ăng ten tích hợp nhưng có giắc nối ăng ten tạm thời được đo bằng phép đo dẫn.
UUT có ăng ten tích hợp nhưng không có giắc nối ăng ten tạm thời sẽ đo bằng phép đo bức xạ.
3.2.4.2. Công suất RF đầu ra lớn nhất tại mức công suất cực đại PH - phép đo dẫn
Phép đo được thực hiện trong điều kiện đo kiểm thường và điều kiện đo kiểm tới hạn.
UUT được cấu hình để đạt mức công suất lớn nhất trong dải công suất khi sử dụng TPC hoặc đạt mức lớn nhất được khai báo nếu không có TPC.
Trường hợp 1: Thiết bị có khả năng phát liên tục hoặc thiết bị có khả năng phát theo chu kỳ.
Trong trường hợp này, thiết bị hoạt động trên một băng tần thành phần hoặc có khả năng hoạt động trên nhiều băng tần thành phần nhưng được cấu tạo để chỉ hoạt động trên một băng tần và có thể phát liên tục hoặc phát theo chu kỳ.
Bước 1: Thiết bị phát liên tục bỏ qua bước này. Đối với thiết bị phát theo chu kỳ:
- Công suất ra máy phát phải được ghép nối qua bộ tách sóng diode kết hợp hoặc tương đương. Đầu ra bộ tách sóng diode kết hợp sẽ được nối với kênh trục tung của oscilloscope;
- Việc sử dụng bộ tách sóng diode kết hợp và oscilloscope phải hiển thị được thông tin về chu kỳ và tỉ lệ phát của tín hiệu đầu ra máy phát;
- Tỉ lệ phát của máy phát (Tx on / (Tx on + Tx off)) sẽ được ghi trong báo cáo đo.
Bước 2:
- Công suất RF ra được đo bằng máy đo công suất RF băng rộng sử dụng bộ tách sóng nhiệt hoặc tương đương với khoảng thời gian tích hợp đủ lớn hơn 5 lần chu kỳ kích hoạt của máy phát. Công suất RF đo được biểu diễn bởi A (dBm);
- Trường hợp đo dẫn trên hệ thống ăng ten thông minh với nhiều nhánh ăng ten phát đồng thời, công suất ra mỗi nhánh được đo riêng để xác định tổng công suất RF ra của thiết bị cần đo;
Bước 3:
Công suất RF ra tại mức công suất lớn nhất PH (EIRP) được xác định từ công suất đo A (dBm) nói trên, chu kỳ giám sát x, tăng ích ăng ten G (dBi) và tăng ích điều hướng Y (dBi) nếu có sử dụng kỹ thuật này như sau:
PH = A + G + Y + 10 x lg(1/x), dBm (4)
Nếu sử dụng nhiều ăng ten, giá trị tăng ích của ăng ten cao nhất sẽ được sử dụng.
- Giá trị PH sẽ được so sánh với giới hạn trong Bảng 2.
Trường hợp 2: Thiết bị không có khả năng phát liên tục và chỉ có thể phát trên một dải băng tần thành phần.
Trong trường hợp này, thiết bị có thể sử dụng nhiều băng tần thành phần nhưng tại mỗi thời điểm, tín hiệu phát chỉ được thực hiện trong một băng tần. Ngoài ra, thiết bị cũng có thể phát trên nhiều băng tần thành phần đồng thời nhưng được cấu hình để phát chỉ trên một băng tần thành phần.
Bước 1:
- Lấy mẫu tín hiệu phát từ thiết bị từ cảm biến đo nhanh thích hợp dải tần 6 GHz. Ghi các mẫu đo để xác định công suất RMS của tín hiệu.
- Thiết lập như sau:
• Tốc độ lấy mẫu: ≥ 106 mẫu/s;
• Thời khoảng đo: ít nhất 10 burst phát.
Bước 2:
- Với thiết bị sử dụng một nhánh phát: nối cảm biến công suất với cổng phát, lấy mẫu tín hiệu phát và lưu kết quả đo để sử dụng trong các bước tiếp theo.
- Với thiết bị sử dụng nhiều nhánh phát:
• Nối cảm biến công suất với từng cổng phát để đo trên tất cả các cổng;
• Điều khiển cảm biến công suất để lấy mẫu được thực hiện cùng lúc với sai số nhỏ hơn 500 ns;
• Đối với mỗi điểm lấy mẫu đo riêng biệt trên miền thời gian, tổng hợp công suất từ tất cả các cổng phát và lưu lại kết quả để sử dụng trong các bước tiếp theo.
Bước 3:
- Tìm điểm bắt đầu và kết thúc của mỗi burst trong các mẫu đo được lưu;
• Điểm bắt đầu và kết thúc được xác định tương ứng với khi công suất nhỏ hơn ít nhất 30 dB so với công suất lớn nhất trong các mẫu đo ở bước 2;
• Trong trường hợp không có sự chênh lệch đủ lớn giữa các mẫu đo, giá trị ngưỡng 30 dB có thể được giảm xuống để phù hợp;
Bước 4:
- Tính công suất RMS của burst giữa thời điểm bắt đầu và kết thúc theo biểu thức sau:
với k là số mẫu.
- Biểu diễn A (dBm) là giá trị Pburst lớn nhất.
Bước 5:
- Công suất RF ra (e.i.r.p) tại mức công suất lớn nhất PH được xác định dựa trên công suất ra A (dBm), tăng ích ăng ten G (dBi) và tăng ích điều hướng Y (dBi) nếu có sử dụng kỹ thuật này:
PH = A + G + Y, dBm (6)
- Giá trị PH xác định nói trên sẽ được so sánh với mức giới hạn trong Bảng 2 và được ghi vào báo cáo đo.
Trường hợp 3: Thiết bị không có khả năng phát liên tục nhưng phát đồng thời trên các băng tần thành phần:
- Thiết bị phát đồng thời trên các băng tần thành phần như không thể cấu hình để phát chỉ trên 1 băng tần thành phần;
- Thực hiện phép đo công suất cao nhất trên từng băng tần thành phần, sau đó đo biến thiên công suất và sử dụng các kết quả đo để xác định công suất RF ra (e.i.r.p) trên từng băng tần thành phần.
Bước 1 : Đo tổng công suất đỉnh trong băng tần thành phần thấp
- Nối UUT với phân tích phổ và thiết lập máy đo như sau:
• Start Frequency: 5 100 MHz;
• Stop Frequency: 5 400 MHz;
• Resolution Bandwidth: 1 MHz;
• Video Bandwidth: 3 MHz;
• Detector Mode: Peak;
• Trace Mode: Max Hold;
• Sweep Time: Auto
- Cần đảm bảo tạp âm nền của phân tích phổ nhỏ hơn ít nhất 30 dB so với đường bao công suất đỉnh. Nếu không thể đảm bảo mức này, cần giảm băng thông của kênh đo công suất xuống mức gần băng thông kênh danh định (độ chênh lệch khoảng 10%) để giảm ảnh hưởng của tạp âm nền đến kết quả đo;
- Khi thiết lập xong thông số đo, sử dụng tính năng đo công suất để đo tổng công suất đỉnh của các tín hiệu phát trong băng tần từ 5 150 MHz đến 5 350 MHz;
- Với thiết bị sử dụng nhiều nhánh phát, thủ tục đo nói trên được áp dụng đối với từng nhánh hoạt động. Kết quả đo sẽ được tổng hợp từ tất cả các nhánh.
Bước 2: Đo tổng công suất đỉnh trong băng tần thành phần cao
- Đặt trên phân tích phổ: Start Frequency bằng 5 420 MHz, Stop Frequency bằng 5 875 MHz;
- Cần đảm bảo tạp âm nền của phân tích phổ nhỏ hơn ít nhất 30 dB so với đường bao công suất đỉnh. Nếu không thể đảm bảo mức này, cần giảm băng thông của kênh đo công suất xuống mức gần băng thông kênh danh định (độ chênh lệch khoảng 10%) để giảm ảnh hưởng của tạp âm nền đến kết quả đo;
- Khi thiết lập xong thông số đo, sử dụng tính năng đo công suất để đo tổng công suất đỉnh của các tín hiệu phát trong dải tần từ 5 470 MHz đến 5 825 MHz;
- Với thiết bị sử dụng nhiều nhánh phát, thủ tục đo nói trên được áp dụng đối với từng nhánh hoạt động. Kết quả đo sẽ được tổng hợp từ tất cả các nhánh.
Bước 3: Xác định tổng công suất đỉnh:
- Tính tổng công suất đỉnh bằng cách cộng kết quả đo từ bước 1 và kết quả đo từ bước 2;
- Một số phân tích phổ cho phép đo đồng thời công suất đỉnh trên cả hai băng tần thành phần và tự động tính kết quả tổng hợp.
Bước 4: Đo tổng công suất ra trung bình
- Lấy mẫu tín hiệu phát của thiết bị bằng cảm biến nhanh phù hợp ở băng tần 6 GHz. Các mẫu được lấy là giá trị RMS của công suất tín hiệu;
- Thiết lập cấu hình đo:
• Tốc độ lấy mẫu: ≥ 106 mẫu/s;
• Thời gian đo: đủ lớn để có ít nhất 10 burst phát;
- Với phép đo dẫn cho thiết bị chỉ sử dụng 1 nhánh phát: nối cảm biến công suất với cổng ra phát của thiết bị, lấy mẫu tín hiệu phát và lưu kết quả để sử dụng cho các bước tiếp theo;
- Với phép đo dẫn cho thiết bị sử dụng nhiều nhánh phát:
• Nối cảm biến công suất trên từng cổng phát để thực hiện phép đo đồng bộ trên tất cả các cổng phát;
• Với mỗi điểm lấy mẫu, xác định tổng công suất các mẫu đo trên tất cả các cổng và lưu kết quả để sử dụng trong các bước tiếp theo;
- Tìm điểm bắt đầu và kết thúc của mỗi burst trong các mẫu đo được lưu;
• Điểm bắt đầu và kết thúc được xác định tương ứng với khi công suất nhỏ hơn ít nhất 30 dB so với công suất lớn nhất trong các mẫu đo ở bước 2;
• Trong trường hợp không có sự chênh lệch đủ lớn giữa các mẫu đo, giá trị ngưỡng 30 dB có thể được giảm xuống để phù hợp;
- Tính công suất RMS của burst giữa thời điểm bắt đầu và kết thúc theo biểu thức sau:
với k là số mẫu.
- Giá trị Pburst lớn nhất là công suất ra trung bình tổng hợp để sử dụng trong các bước tiếp theo.
Bước 5: Xác định tỷ lệ công suất biến động
Sử dụng giá trị công suất đỉnh tổng hợp trong bước 3 và giá trị công suất ra trung bình tổng hợp trong bước 4 để tính tỉ lệ công suất biến động (bằng tỉ số giữa công suất đỉnh và công suất ra trung bình).
Bước 6:
Công suất RF ra (e.i.r.p) tại mức công suất lớn nhất PH được xác định cho từng băng tần thành phần dựa trên độ biến thiên công suất ra ở bước 5, công suất đỉnh trên từng băng tần thành phần ở bước 1, bước 2, tăng ích ăng ten G (dBi) và tăng ích điều hướng Y (dBi) nếu có sử dụng kỹ thuật này. Trường hợp sử dụng nhiều ăng ten, tăng ích ăng ten tổng cộng của một nhánh (G hoặc G + Y) sẽ được sử dụng để thực hiện tính:
PH =A + G + Y, dBm (8)
- Các giá trị PH sẽ được sử dụng để so với mức giới hạn trong Bảng 2.
3.2.4.3. Công suất RF đầu ra lớn nhất tại mức công suất cực tiểu PL - phép đo dẫn
Phép đo được thực hiện trong điều kiện đo kiểm thường và điều kiện đo kiểm tới hạn trên thiết bị có sử dụng TPC. Thiết bị cần đo được cấu hình để phát ở mức công suất thấp nhất trong dải TPC.
Trường hợp 1: Thiết bị có khả năng phát liên tục hoặc thiết bị có khả năng phát theo chu kỳ.
Trong trường hợp này, thiết bị hoạt động trên một băng tần thành phần hoặc có khả năng hoạt động trên nhiều băng tần thành phần nhưng được cấu tạo để chỉ hoạt động trên một băng tần và có thể phát liên tục hoặc phát theo chu kỳ.
Bước 1 và bước 2 tương tự như bước 1, bước 2 trong mục 3.2.4.2, trong đó không cần đo lặp đối với phép đo chu kỳ.
Bước 3:
- Công suất RF ra tại mức công suất nhỏ nhất PL (e.i.r.p.) được xác định từ công suất đo A (dBm) nói trên, chu kỳ giám sát x, tăng ích ăng ten G (dBi) và tăng ích điều hướng Y (dBi) nếu có sử dụng kỹ thuật này như sau:
PL = A + G + Y+ 10 x lg(1/x), dBm (9)
Nếu sử dụng nhiều ăng ten, giá trị tăng ích của ăng ten cao nhất sẽ được sử dụng.
- Giá trị PL sẽ được so sánh với giới hạn trong Bảng 3.
Trường hợp 2: Thiết bị không có khả năng phát liên tục và chỉ có thể phát trên một băng tần thành phần.
Trong trường hợp này, thiết bị có thể sử dụng nhiều băng tần thành phần nhưng tại mỗi thời điểm, tín hiệu phát chỉ được thực hiện trong một băng. Ngoài ra, thiết bị cũng có thể phát trên nhiều băng tần thành phần đồng thời nhưng được cấu hình để phát chỉ trên một băng tần thành phần.
Bước 1, bước 2, bước 3, bước 4 tương tự như các bước tương ứng trong 3.2.4.2.
Bước 5:
- Công suất RF ra (e.i.r.p.) tại mức công suất nhỏ nhất PH được xác định dựa trên công suất ra A (dBm), tăng ích ăng ten G (dBi) và tăng ích điều hướng Y (dBi) nếu có sử dụng kỹ thuật này:
PL = A + G + Y, dBm (10)
Giá trị PL xác định nói trên sẽ được so sánh với mức giới hạn trong Bảng 3 và được ghi vào báo cáo đo.
Trường hợp 3: Thiết bị không có khả năng phát liên tục nhưng phát đồng thời trên các băng tần thành phần:
- Thiết bị phát đồng thời trên các băng tần thành phần như không thể cấu hình để phát chỉ trên 1 băng tần thành phần;
- Thực hiện phép đo công suất cao nhất trên từng băng thành phần, sau đó đo biến thiên công suất và sử dụng các kết quả đo để xác định công suất RF ra (e.i.r.p) trên từng băng thành phần.
Bước 1: Đo tổng công suất đỉnh trong băng thành phần thấp
- Nối UUT với phân tích phổ và thiết lập máy đo như sau:
• Start Frequency: 5 100 MHz;
• Stop Frequency: 5 400 MHz;
• Resolution Bandwidth: 1 MHz;
• Video Bandwidth: 3 MHz;
• Detector Mode: Peak;
• Trace Mode: Max Hold;
• Sweep Time: Auto
- Cần đảm bảo tạp âm nền của phân tích phổ nhỏ hơn ít nhất 30 dB so với đường bao công suất đỉnh. Nếu không thể đảm bảo mức này, cần giảm băng thông của kênh đo công suất xuống mức gần băng thông kênh danh định (độ chênh lệch khoảng 10%) để giảm ảnh hưởng của tạp âm nền đến kết quả đo;
- Khi thiết lập xong thông số đo, sử dụng tính năng đo công suất để đo tổng công suất đỉnh của các tín hiệu phát trong băng tần từ 5 150 MHz đến 5 350 MHz;
- Với thiết bị sử dụng nhiều nhánh phát, thủ tục đo nói trên được áp dụng đối với từng nhánh hoạt động. Kết quả đo sẽ được tổng hợp từ tất cả các nhánh.
Bước 2: Đo tổng công suất đỉnh trong băng tần thành phần cao
- Đặt trên phân tích phổ: Start Frequency bằng 5 420 MHz, Stop Frequency bằng 5 875 MHz;
- Cần đảm bảo tạp âm nền của phân tích phổ nhỏ hơn ít nhất 30 dB so với đường bao công suất đỉnh. Nếu không thể đảm bảo mức này, cần giảm băng thông của kênh đo công suất xuống mức gần băng thông kênh danh định (độ chênh lệch khoảng 10%) để giảm ảnh hưởng của tạp âm nền đến kết quả đo;
- Khi thiết lập xong thông số đo, sử dụng tính năng đo công suất để đo tổng công suất đỉnh của các tín hiệu phát trong dải tần từ 5 470 MHz đến 5 825 MHz;
- Với thiết bị sử dụng nhiều nhánh phát, thủ tục đo nói trên được áp dụng đối với từng nhánh hoạt động. Kết quả đo sẽ được tổng hợp từ tất cả các nhánh.
Bước 3: Xác định tổng công suất đỉnh:
- Tính tổng công suất đỉnh bằng cách cộng kết quả đo từ bước 1 và kết quả đo từ bước 2;
- Một số phân tích phổ cho phép đo đồng thời công suất đỉnh trên cả hai băng tần thành phần và tự động tính kết quả tổng hợp.
Bước 4: Đo tổng công suất ra trung bình
- Lấy mẫu tín hiệu phát của thiết bị bằng cảm biến nhanh phù hợp tại băng tần 6 GHz. Các mẫu được lấy là giá trị RMS của công suất tín hiệu;
- Thiết lập cấu hình đo:
• Tốc độ lấy mẫu: ≥ 106 mẫu/s;
• Thời gian đo: đủ lớn để có ít nhất 10 burst phát;
- Với phép đo dẫn cho thiết bị chỉ sử dụng 1 nhánh phát: nối cảm biến công suất với cổng ra phát của thiết bị, lấy mẫu tín hiệu phát và lưu kết quả để sử dụng cho các bước tiếp theo;
- Với phép đo dẫn cho thiết bị sử dụng nhiều nhánh phát:
• Nối cảm biến công suất trên từng cổng phát để thực hiện phép đo đồng bộ trên tất cả các cổng phát;
• Với mỗi điểm lấy mẫu, xác định tổng công suất các mẫu đo trên tất cả các cổng và lưu kết quả để sử dụng trong các bước tiếp theo;
- Tìm điểm bắt đầu và kết thúc của mỗi burst trong các mẫu đo được lưu;
• Điểm bắt đầu và kết thúc được xác định tương ứng với khi công suất nhỏ hơn ít nhất 30 dB so với công suất lớn nhất trong các mẫu đo ở B2;
• Trong trường hợp không có sự chênh lệch đủ lớn giữa các mẫu đo, giá trị ngưỡng 30 dB có thể được giảm xuống để phù hợp;
- Tính công suất RMS của burst giữa thời điểm bắt đầu và kết thúc theo biểu thức sau:
(11)
với k là số mẫu.
- Giá trị Pburst lớn nhất là công suất ra trung bình tổng hợp để sử dụng trong các bước tiếp theo.
Bước 5: Xác định tỉ lệ công suất biến động
- Sử dụng giá trị công suất đỉnh tổng hợp trong bước 3 và giá trị công suất ra trung bình tổng hợp trong bước 4 để tính tỷ lệ công suất biến động (bằng tỉ số giữa công suất đỉnh và công suất ra trung bình).
Bước 6:
- Công suất RF ra (e.i.r.p) tại mức công suất nhỏ nhất PL được xác định cho từng băng thành phần dựa trên độ biến thiên công suất ra ở bước 5, công suất đỉnh trên từng băng thành phần ở bước 1, bước 2, tăng ích ăng ten G (dBi) và tăng ích điều hướng Y (dBi) nếu có sử dụng kỹ thuật này. Trường hợp sử dụng nhiều ăng ten, tăng ích ăng ten tổng cộng của một nhánh (G hoặc G + Y) sẽ được sử dụng để thực hiện tính:
PL = A + G + Y, dBm (12)
Các giá trị PL sẽ được sử dụng để so với mức giới hạn trong Bảng 3.
3.2.4.4. Mật độ công suất - phép đo dẫn
Đo kiểm được thực hiện trong điều kiện thường. UUT được cấu hình để hoạt động ở băng thông kênh danh định nhỏ nhất và có công suất phát ra là công suất lớn nhất trong dải TPC nếu có sử dụng điều khiển công suất hoặc là công suất được khai báo lớn nhất trong trường hợp không sử dụng TPC.
Trường hợp 1: Thiết bị có khả năng phát liên tục hoặc thiết bị có khả năng phát theo chu kỳ.
Bước 1: Nối UUT với phân tích phổ và thiết lập máy đo như sau:
- Center Frequency: tần số trung tâm kênh cần đo;
- Resolution Bandwidth: 1 MHz;
- Video Bandwidth: 3 MHz;
- Frequency Span: 2 lần băng thông kênh danh định;
- Detector Mode: Peak;
- Trace Mode: Max Hold;
Bước 2: Khi hoàn thành bước 1, tìm đỉnh đường bao công suất và ghi lại tần số tương ứng;
Bước 3: Thay đổi thông số trên phân tích phổ như sau:
- Center Frequency: tần số trung tâm kênh cần đo;
- Resolution Bandwidth: 1 MHz;
- Video Bandwidth: 3 MHz;
- Frequency span: 3 MHz;
- Sweep Time: 1 phút
- Detector Mode: RMS;
- Trace Mode: Max Hold;
Bước 4:
- Khi hoàn thành đo trong bước 3, lưu lại màn hình bằng cách sử dụng tính năng giữ (Hold) hoặc xem (View) trên máy phân tích phổ;
Xác định điểm giá trị đỉnh và đặt marker tương ứng với điểm này và ghi lại giá trị là mật độ công suất trung bình lớn nhất D trong băng thông 1 MHz;
- Nếu phân tích phổ có tính năng đo mật độ công suất, sử dụng tính năng này để xác định ngay kết quả đo (đồ thị) mật độ phổ công suất D, dBm/MHz;
- Trong trường hợp thiết bị sử dụng ăng ten thông minh với nhiều ăng ten phát đồng thời, mật độ phổ công suất trên mỗi nhánh ăng ten sẽ được đo riêng, sau đó xác định mật độ phổ công suất tổng (D) cho toàn bộ thiết bị cần đo.
Bước 5: Mật độ công suất lớn nhất (e.i.r.p) được xác định dựa trên giá trị D, chu kỳ x, tăng ích ăng ten G (dBi), tăng ích điều hướng (nếu có) Y dB theo biểu thức dưới đây. Giá trị tính được sẽ được ghi lại trong báo cáo đo. Nếu sử dụng nhiều hơn một nhánh ăng ten phát, tăng ích lớn nhất trong các ăng ten phát sẽ được sử dụng ở biểu thức.
PD= D + G + Y + 10 x lg(1/x), dBm/MHz (13)
Trường hợp 2: Thiết bị không có khả năng phát liên tục và phát theo chu kỳ cố định.
Bước 1:
- Nối UUT với phân tích phổ và thiết lập máy đo như sau:
● Start Frequency: tần số thấp nhất của băng thành phần cần đo (5 150 MHz hoặc 5 470 MHz)
● Stop Frequency: tần số cao nhất của băng thành phần cần đo (5 350 MHz hoặc 5 825 MHz);
• Resolution Bandwidth: 10 kHz;
• Video Bandwidth: 30 kHz;
• Sweep Points: >20 000 (băng tần thánh phần thấp) hoặc > 25 000 (bâng tần thành phần cao);
• Detector Mode: RMS;
• Trace Mode: Max Hold;
• Sweep Time: 30s;
- Đối với tín hiệu không liên tục, đợi đến khi máy đo và kết quả đo ổn định. Lưu đồ thị đo (dữ liệu) vào file.
Bước 2:
- Đối với phép đo dẫn hệ thống sử dụng ăng ten thông ở chế độ hoạt động 2 hoặc 3 (xem mục 3.1.5.2), lặp lại phép đo trên từng cổng phát. Với từng điểm lấy mẫu trên miền tần số, xác định tổng công suất đo được từ các cổng phát. Ghi lại kết quả tương ứng với các điểm đo trên miền tần số.
Bước 3: Xác định công suất tổng của tất cả các mẫu theo biểu thức dưới đây:
với k là số mẫu.
Bước 4:
Chuẩn hóa các kết quả đo công suất khác nhau (dBm) để tổng công suất đo được bằng công suất RF đầu ra (e.i.r.p) (PH) được đo trong mục 3.2.4.2:
|
|
(15) |
|
|
(16) |
với n là chỉ số mẫu.
Bước 5: Tính tổng các mẫu công suất PSamplecorr(n) từ điểm bắt đầu đo (tần số thấp nhất) đến điểm kết thúc của các đoạn băng rộng 1 MHz và lưu kết quả cùng chỉ số mẫu tương ứng. Giá trị này chính là mật độ công suất (e.i.r.p) của đoạn băng 1 MHz đầu tiên.
Bước 6: Dịch chuyển lên một mẫu và thực hiện thủ tục tương tự bước 2;
Bước 7:
- Lặp lại các bước cho đến mẫu cuối cùng và lưu kết quả đo mật độ công suất trên từng đoạn 1 MHz;
- Giá trị lớn nhất trong các kết quả được lưu là mật độ công suất lớn nhất (e.i.r.p) của thiết bị cần đo. Giá trị này phải đáp ứng yêu cầu trong Bảng 2.
3.2.4.5. Phép đo bức xạ
Khi thực hiện đo UUT với ăng ten định hướng (bao gồm ăng ten thông minh ăng ten điều hướng), thiết bị cần đo được cấu hình để mức e.i.r.p công suất lớn nhất trên mặt phẳng nằm ngang. Cấu hình này sẽ được lưu lại để sử dụng sau.
Các phép đo và phương pháp đo tương ứng được thực hiện như với các phép đo dẫn trong các mục 3.2.4.2, 3.2.4.3, 3.2.4.4. Tuy nhiên, có một vài khác biệt cần lưu ý khi thực hiện đo như sau:
- Đo công suất ra:
● Khi thiết bị cần đo ở Trường hợp 1: bỏ qua giá trị G và Y sử dụng trong bước 3;
● Khi thiết bị cần đo ở Trường hợp 2: bỏ qua giá trị G và Y sử dụng trong bước 5;
● Khi thiết bị cần đo ở Trường hợp 3: bỏ qua giá trị G và Y sử dụng trong bước 6;
- Đo mật độ công suất: khi thiết bị cần đo ở Trường hợp 1, bỏ qua giá trị G và Y sử dụng trong bước 5.
Để đo công suất RF ra lớn nhất và nhỏ nhất, thiết bị đo là phân tích phổ hoặc máy thu đo, không phải cảm biến công suất băng rộng. Trong trường hợp này, nếu băng thông phân giải (Resolution Bandwidth) của máy đo nhỏ hơn băng thông kênh chiếm dụng của tín hiệu cần đo từ UUT, cần phải ghi chú rõ ràng trong báo cáo đo.
3.2.5. Phát xạ không mong muốn ngoài băng 5 GHz
3.2.5.1. Điều kiện đo
Các phép đo chỉ tiêu ở mục 2.4.1 được thực hiện trong điều kiện đo thường khi sử dụng các kênh định nghĩa trong mục 3.1.4.
Thiết bị cần đo được cấu hình để hoạt động trong trường hợp gây ra phát xạ không mong muốn ngoài băng tần 5 GHz nhiều nhất.
Nếu có hỗ trợ, thiết bị cần đo UUT phải được thiết lập để phát liên tục trong suốt quá trình đo. Nếu không hỗ trợ phát liên tục, UUT được cấu hình để phát với tần suất kích hoạt (duty cycle) cao nhất có thể.
Phép đo phát xạ không mong muốn được biểu diễn bởi một trong các đại lượng sau:
- Công suất trên tải đặc dụng (phép đo dẫn) và công suất bức xạ (e.r.p. hoặc e.i.r.p như trong mục 2.4.1) khi có bức xạ từ vỏ máy hoặc cấu trúc vật lí của thiết bị;
- Công suất bức xạ (e.r.p. hoặc e.i.r.p như trong mục 2.4.1) khi có bức xạ từ vỏ máy và ăng ten.
3.2.5.2. Phép đo dẫn - Thủ tục quét kiểm tra trước
UUT được kết nối với máy phân tích phổ có khả năng đo công suất RF. Thủ tục quét kiểm tra trước được thực hiện để xác định tiềm năng của các phát xạ không mong muốn của UUT.
Bước 1:
- Độ nhạy của máy phân tích phổ được kiểm tra và thiết lập để đảm bảo nhiễu nền nhỏ hơn ít nhất 12 dB so với mức được quy định trong Bảng 4.
Bước 2:
- Xác định phát xạ không mong muốn trong dải từ 30 MHz đến 1 000 MHz;
- Đặt thông số trên phân tích phổ như sau:
● Resolution bandwidth: 100 kHz
● Video bandwidth: 300 kHz
● Detector mode: Peak
● Trace mode: Max Hold
● Sweep Points: ≥ 9 700 (nếu phân tích phổ không hỗ trợ thiết lập này, có thể phân đoạn dải tần cần đo). Nếu phân tích phổ có khả năng quét số điểm gấp đôi so với giá trị tối thiểu yêu cầu, có thể bỏ qua việc tinh chỉnh tần số để tìm phát xạ cực đại trong bước 1 của mục 3.2.5.3;
● Sweep Time: nếu không phát liên tục, thời gian quét phả đủ lớn để trong mỗi bước phân giải 100 kHz trên dải tần, thời gian đo lớn hơn ít nhất 2 lần phát liên tiếp của UUT;
- Chờ kết quả hiển thị ổn định. Xác định tất cả phát xạ trong phạm vi chênh lệch 6 dB so với mức quy định trong Bảng 4 để thực hiện đo trong mục 3.2.5.3.
Bước 3:
- Xác định phát xạ không mong muốn trong dải từ 1 GHz đến 26 MHz;
- Đặt thông số trên phân tích phổ như sau:
● Resolution bandwidth: 1 MHz
● Video bandwidth: 3 MHz
● Detector mode: Peak
● Trace mode: Max Hold
● Sweep Points: ≥ 25 000 (nếu phân tích phổ không hỗ trợ thiết lập này, có thể phân đoạn dải tần cần đo). Nếu phân tích phổ có khả năng quét số điểm gấp đôi so với giá trị tối thiểu yêu cầu, có thể bỏ qua việc tinh chỉnh tần số để tìm phát xạ cực đại trong bước 1 của mục 3.2.5.3;
● Sweep Time: nếu không phát liên tục, thời gian quét phải đủ lớn để trong mỗi bước phân giải 1 MHz trên dải tần, thời gian đo lớn hơn ít nhất 2 lần phát liên tiếp của UUT;
- Chờ kết quả hiển thị ổn định. Xác định tất cả phát xạ trong phạm vi chênh lệch 6 dB so với mức quy định trong Bảng 4 để thực hiện đo trong mục 3.2.5.3.
3.2.5.3. Phép đo dẫn - Thủ tục đo phát xạ sau khi quét kiểm tra
Giới hạn đối với phát xạ phát không mong muốn trong mục 2.4.1 được áp dụng cho các mức công suất trung bình.
Các bước trong mục này được sử dụng để xác định chính xác các phát xạ riêng biệt được phát hiện qua thủ tục kiểm tra trước.
Tùy thuộc tín hiệu phát liên tục hay không liên tục, phép đo sau:
- Tín hiệu liên tục: máy đo sử dụng chế độ tách sóng RMS trên phân tích phổ;
- Tín hiệu không liên tục: phép đo được thực hiện chỉ khi có tín hiệu phát trong burst.
Bước 1:
- Thiết lập tham số trên máy phân tích phổ như sau:
● Centre Frequency: tần số phát xạ xác định ở thủ tục kiểm tra trước;
● Resolution Bandwidth: 100 kHz (< 1ghz),="" 1="" mhz="" (từ="" 1="">
● Video Bandwidth: 300 kHz (< 1="" ghz),="" 3="" mhz="" (từ="" 1="">
● Frequency Span: 0 Hz;
● Sweep Mode: Single Sweep;
● Sweep Time: đủ để chứa một burst phát. Có thể cần đo thêm để xác định thời khoảng burst. Nếu thiết bị cần đo phát liên tục, Sweep Time được đặt bằng 30 ms;
● Sweep Point: bằng trị số thời gian quét tính theo đơn vị μs (nhưng không vượt quá 30 000);
● Trigger: quan sát qua hình ảnh hoặc thực hiện nhân công;
● Detector: RMS;
● Trace Mode: Clear/Write;
- Tinh chỉnh tần số trung tâm của phân tích phổ để thu được phát xạ lớn nhất trong burst phát. Bước này có thể bỏ qua nếu phân tích phổ có thể quét với số điểm quét lớn hơn ít nhất 2 lần so với số điểm yêu cầu trong các bước ở thủ tục kiểm tra trước.
Bước 2:
- Điều chỉnh mức bắt tín hiệu để chọn phát xạ có mức cao nhất;
- Thiết lập cửa sổ trùng với bắt đầu và kết thúc burst phát để đo công suất chế độ RMS trong miền thời gian. Nếu phát xạ giả cần đo gây ra bởi tín hiệu liên tục, cửa sổ đo cần thiết lập để trùng thời điểm bắt đầu và kết thúc của mỗi lần quét;
- Chọn và ghi lại giá trị công suất RMS đo được, sau đó so sánh với mức giới hạn trong Bảng 4.
Các thủ tục đo trong mục này được thực hiện đối với từng phát xạ được xác định qua thủ tục kiểm tra trước ở mục 3.2.5.2.
Trong trường hợp thiết bị sử dụng ăng ten thông minh với nhiều nhánh phát, phép đo được thực hiện trên từng nhánh phát hoạt động. Kết quả đo được sử dụng để so sánh với yêu cầu theo một trong hai tùy chọn sau:
- Tùy chọn 1: kết quả đo trên mỗi nhánh phát ở từng khoảng 1 MHz được tổng lại và so với giới hạn trong Bảng 4;
- Tùy chọn 2: kết quả đo trên từng nhánh phát được so với mức thấp hơn 10 x lg(Tch) (Tch là số nhánh phát hoạt động đồng thời) so với giới hạn trong Bảng 4.
3.2.5.4. Phép đo bức xạ
Cấu hình phép đo được quy định trong Phụ lục A bằng cách kết nối phân tích phổ với ăng ten đo, sau đó đo theo thủ tục trong mục 3.2.5.2, 3.2.5.3.
3.2.6. Phát xạ không mong muốn trong băng tần RLAN 5 GHz
Các phép đo chỉ tiêu ở mục 2.4.2 được thực hiện trong điều kiện đo thường khi sử dụng các kênh định nghĩa trong mục 3.1.4.
Thiết bị cần đo được cấu hình để hoạt động trong trường hợp gây ra phát xạ không mong muốn trong dải tần RLAN 5 GHz nhiều nhất.
Với thiết bị cần đo UUT không có ăng ten tích hoặp hoặc có ăng ten tích hợp nhưng có cổng kết nối ăng ten tạm, cần ưu tiên sử dụng phép đo dẫn. Ngược lại, nếu UUT có ăng ten tích hợp nhưng không có cổng kết nối ăng ten tạm, cần thực hiện phép đo bức xạ.
Nếu UUT sử dụng hệ thống ăng ten thông minh có nhiều chuỗi phát đồng thời, các phép đo thực hiện trên một trong các chuỗi phát.
3.2.6.1. Phép đo dẫn
Trường hợp 1: Thiết bị UUT có khả năng phát liên tục
Phép đo sử dụng để đo khi UUT được cấu hình để phát liên tục.
Bước 1: xác định mức công suất trung bình tham chiếu
- Đặt thông số trên máy phân tích phổ như sau:
● Resolution bandwidth: 1 MHz
● Video bandwidth: 30 kHz
● Detector mode: Peak
● Trace mode: Video Average
● Sweep Time: Coupled;
● Centre Frequency: tần số trung tâm của kênh đang được UUT phát;
● Span: 2 x băng thông kênh danh định.
- Sử dụng Marker để tìm mức công suất trung bình lớn nhất trong đường bao công suất đo được. Mức xác định được sẽ coi là mức tham chiếu.
Bước 2: xác định mức công suất trung bình tương đối
- Điều chỉnh dải tần số của máy phân tích phổ để phép đo có thể thực hiện trong các dải tần từ 5 150 MHz đến 5 350 MHz và 5 470 MHz đến 5 825 MHz. Các thông số khác trên phân tích phổ giữ nguyên;
- So các mức công suất tương đối (mức tham chiếu xác định trong bước 1) đo được với các giới hạn quy định trong mục 2.4.2.
Trường hợp 2: Thiết bị UUT không có khả năng phát liên tục
Bước 1: xác định mức công suất trung bình tham chiếu
- Đặt thông số trên máy phân tích phổ như sau:
● Resolution bandwidth: 1 MHz
● Video bandwidth: 30 kHz
● Detector mode: RMS
● Trace mode: Max Hold
● Sweep Time: ≥ 1 phút;
● Centre Frequency: tần số trung tâm của kênh đang được UUT phát;
● Span: 2 x băng thông kênh danh định.
- Sử dụng Marker để tìm mức công suất trung bình lớn nhất trong đường bao công suất đo được. Mức xác định được sẽ coi là mức tham chiếu.
Bước 2: xác định mức công suất trung bình tương đối
- Điều chỉnh dải tần số của máy phân tích phổ để phép đo có thể thực hiện trong các dải tần từ 5 150 MHz đến 5 350 MHz và 5 470 MHz đến 5 825 MHz. Các thông số khác trên phân tích phổ giữ nguyên;
- So các mức công suất tương đối (mức tham chiếu xác định trong bước 1) đo được với các giới hạn quy định trong mục 2.4.2.
3.2.6.2. Phép đo bức xạ
Phép đo bức xạ sử dụng cấu hình đo trong Phụ lục A và phân tích phổ được nối với ăng ten đo. Thủ tục đo tương tự như thủ tục đo mục 3.2.6.1.
3.2.7. Phát xạ giả máy thu
3.2.7.1. Điều kiện đo
Phát xạ giả máy thu được đo trong điều kiện hoạt động thường của thiết bị sử dụng các kênh định nghĩa trong mục 3.1.4.
Với thiết bị cần đo có nhiều chế độ hoạt động (xem mục 3.1.5.2), các phép đo không cần thực hiện với tất cả các chế độ.
Phát xạ giả máy thu có thể được đo và biểu diễn bởi ít nhất một đại lượng dưới đây:
- Công suất trên tải đặc dụng (phép đo dẫn) và công suất bức xạ (e.r.p. hoặc e.i.r.p như trong mục 2.4.1) khi có bức xạ từ vỏ máy hoặc cấu trúc vật lí của thiết bị;
- Công suất bức xạ (e.r.p. hoặc e.i.r.p như trong mục 2.4.1) khi có bức xạ từ vỏ máy và ăng ten.
Các phép đo trong mục này được thực hiện khi máy thu được cấu hình để hoạt động ở chế độ thu liên tục hoặc ở chế độ không phát.
3.2.7.2. Phép đo dẫn - Thủ tục quét kiểm tra trước
Thủ tục quét kiểm tra trước được thực hiện để xác định tiềm năng của các phát xạ giả máy thu của UUT.
Bước 1:
- Độ nhạy của máy phân tích phổ được kiểm tra và thiết lập để đảm bảo nhiễu nền nhỏ hơn ít nhất 12 dB so với mức được quy định trong Bảng 5.
Bước 2:
- Xác định phát xạ không mong muốn trong dải từ 30 MHz đến 1 000 MHz;
- Đặt thông số trên phân tích phổ như sau:
● Resolution bandwidth: 100 kHz
● Video bandwidth: 300 kHz
● Detector mode: Peak
● Trace mode: Max Hold
● Sweep Points: ≥ 9 700 (nếu phân tích phổ không hỗ trợ thiết lập này, có thể phân đoạn dải tần cần đo). Nếu phân tích phổ có khả năng quét số điểm gấp đôi so với giá trị tối thiểu yêu cầu, có thể bỏ qua việc tinh chỉnh tần số trong bước 1 của mục 3.2.7.3;
● Sweep Time: Auto;
- Chờ kết quả hiển thị ổn định. Xác định tất cả phát xạ trong phạm vi chênh lệch 6 dB so với mức quy định trong Bảng 5 để thực hiện đo trong mục 3.2.7.3.
Bước 3:
- Xác định phát xạ không mong muốn trong dải từ 1 GHz đến 26 GHz;
- Đặt thông số trên phân tích phổ như sau:
● Resolution bandwidth: 1 MHz
● Video bandwidth: 3 MHz
● Detector mode: Peak
● Trace mode: Max Hold
● Sweep Points: ≥ 25 000 (nếu phân tích phổ không hỗ trợ thiết lập này, có thể phân đoạn dải tần cần đo). Nếu phân tích phổ có khả năng quét số điểm gấp đôi so với giá trị tối thiểu yêu cầu, có thể bỏ qua việc tinh chỉnh tần số trong bước 1 của mục 3.2.7.3;
● Sweep Time: Auto;
- Chờ kết quả hiển thị ổn định. Xác định tất cả phát xạ trong phạm vi chênh lệch 6 dB so với mức quy định trong Bảng 5 để thực hiện đo trong mục 3.2.7.3.
3.2.7.3. Phép đo dẫn - Thủ tục đo phát xạ sau khi quét kiểm tra
Giới hạn đối với phát xạ giả thu trong mục 2.5.2 được áp dụng cho các mức công suất trung bình.
Các bước trong mục này được sử dụng để xác định chính xác các phát xạ riêng biệt được phát hiện qua thủ tục kiểm tra trước. Máy phân tích phổ cần có tính năng đo công suất trên miền thời gian.
Bước 1:
- Thiết lập tham số trên máy phân tích phổ như sau:
● Measurement Mode: Time Domain Power
● Centre Frequency: tần số phát xạ giả xác định ở thủ tục kiểm tra trước;
● Resolution Bandwidth: 100 kHz (< 1ghz),="" 1="" mhz="" (từ="" 1="">
● Video Bandwidth: 300 kHz (< 1="" ghz),="" 3="" mhz="" (từ="" 1="">
● Frequency Span: 0 Hz;
● Sweep Mode: Single Sweep;
● Sweep Time: 30 ms;
● Sweep Point: ≥ 30 000;
● Trigger: quan sát qua hình ảnh hoặc thực hiện nhân công;
● Detector: RMS;
- Tinh chỉnh tần số trung tâm của phân tích phổ để bắt được phát xạ lớn nhất trong burst phát xạ. Bước này có thể bỏ qua nếu phân tích phổ có thể quét với số điểm quét lớn hơn ít nhất 2 lần so với số điểm yêu cầu trong các bước ở thủ tục kiểm tra trước.
Bước 2:
- Thiết lập cửa sổ trùng với bắt đầu và kết thúc burst phát xạ cao nhất và ghi lại giá trị công suất đo được trong cửa sổ thời gian này;
- Nếu phát xạ giả cần đo xuất hiện liên tục, cửa sổ đo cần thiết lập để trùng thời điểm bắt đầu và kết thúc của mỗi lần quét.
- Chọn và ghi lại giá trị công suất RMS đo được, sau đó so sánh với mức giới hạn trong Bảng 4.
Bước 3:
- Trong trường hợp thiết bị sử dụng ăng ten thông minh với nhiều nhánh thu, phép đo được thực hiện trên từng nhánh thu hoạt động;
- Xác định tổng công suất đo được trong cửa sổ đo trên các nhánh thu.
Bước 4:
Giá trị xác định trong bước 3 sẽ được so với mức giới hạn trong Bảng 5.
3.2.7.4. Phép đo bức xạ
Phép đo bức xạ sử dụng cấu hình đo trong Phụ lục A và phân tích phổ được nối với ăng ten đo. Thủ tục đo tương tự như thủ tục đo mục 3.2.7.2 và 3.2.7.3.
3.2.8. Cơ chế truy nhập thích nghi
Các phép đo trong mục này được thực hiện trong điều kiện đo thường. Kênh sử dụng để đo tuân theo yêu cầu trong mục 3.1.4. Thiết bị cần đo được cấu hình để hoạt động ở mức công suất ra cao nhất.
3.2.8.1. Thiết bị FBE - Điều kiện đo bổ sung
Nhà sản xuất phải khai báo UUT là thiết bị khởi tạo và/hoặc thiết bị đáp ứng.
Nhà sản xuất phải khai báo các khoảng thời gian chu kỳ khung cố định FFP được sử dụng bởi thiết bị FBE.
Tất cả các phép đo phải được thực hiện trên miền thời gian với độ phân giải nhỏ hơn 1 μs.
Thiết bị đo phải có khả năng theo dõi UUT trong suốt quá trình ít nhất 250 ms với độ phân giải thời gian nói trên. Nếu dữ liệu được ghi thành các phân đoạn riêng, khoảng thời gian chu kỳ khung cố định FFP sẽ được tách từ từng phân đoạn. Tổ hợp tất cả các khoảng chu kỳ khung cố định FFP sẽ được phân tích như trong mục 3.2.8.5.
3.2.8.2. Thiết bị FBE - Khởi tạo phép đo dẫn
Cấu hình đo được minh họa trong Hình 5.
Hình 5 - Cấu hình đo FBE - Phép đo dẫn
Bước 1:
- UUT nối với thiết bị liên quan trong quá trình đo. Máy tạo tín hiệu, máy phân tích phổ, UUT, nguồn lưu lượng và các thiết bị liên quan được kết nối như trong Hình 5, trong đó bộ tạo nhiễu được tắt. Máy phân tích phổ được sử dụng để giám sát tín hiệu phát của UUT dưới ảnh hưởng của nhiễu. Nguồn lưu lượng có thể là một phần trong cấu trúc của UUT.
- Mức tín hiệu thu (tín hiệu mong muốn) tại UUT phải đủ để đảm bảo và duy trì kết nối tin cậy trong quá trình đo. Giải trị mức tín hiệu thu điển hình trong phần lớn các trường hợp là -50 dBm/MHz.
Cài đặt các thông số sau trên phân tích phổ:
● RBW: ≥ băng thông kênh chiếm dụng (hoặc giá trị cao nhất của phân tích phổ nếu không đảm bảo yêu cầu trên);
● VBW: ≥ RBW (hoặc giá trị cao nhất của phân tích phổ nếu không đảm bảo yêu cầu trên);
● Detector Mode: RMS;
● Centre Frequency: tần số kênh vận hành của UUT;
● Span: 0 Hz;
● Sweep Time: > 2 x COT;
● Trace Mode: Clear/Write;
● Trigger Mode: Video hoặc RF/IF Power.
Bước 2:
- Cấu hình nguồn lưu lượng sao cho bộ nhớ đệm của UUT đảm bảo luôn có dữ liệu được xếp hàng để phát (gọi là điều kiện phát đệm sẵn sàng) đến thiết bị liên quan. Nếu không thể cấu hình theo yêu cầu này, UUT phải được cấu hình để có thời gian COT lớn nhất trong khoảng thời gian chu kỳ khung cố định FFP;
- Để tránh ảnh hưởng của hiện tượng đảo chiều lưu lượng được đến kết quả đo, nguồn lưu lượng đượng được sử dụng là nguồn có chiều duy nhất.
3.2.8.3. Thiết bị FBE - Phép đo dẫn - Thủ tục xác nhận khả năng phát hiện tín hiệu RLAN khác trên kênh vận hành ở chế độ đơn kênh
Bước 1: Thiết lập kết nối
- UUT được cấu hình để hoạt động ở chế độ đơn kênh (sử dụng duy nhất 1 kênh vận hành);
Bước 2: Kết nối tín hiệu gây nhiễu
- Một trong 3 tín hiệu gây nhiễu như mô tả trong mục B.7 được đưa vào kênh vận hành của UUT. Băng thông của tín hiệu nhiễu chứa cả kênh vận hành. Mức tín hiệu nhiễu tại đầu vào UUT bằng mức ED Threshold Level định nghĩa trong mục 2.6.1.
Bước 3: Xác nhận đáp ứng của thiết bị với tín hiệu nhiễu
- Phân tích phổ được sử dụng để giám sát tín hiệu phát của UUT trên kênh vận hành sau khi có tín hiệu nhiễu đưa vào. Phân tích phổ cần quét để phát hiện khi có tín hiệu nhiễu;
- Xác nhận các yêu cầu sau theo thủ tục ở mục 3.2.8.6:
● UUT không phát trên kênh vận hành trong khoảng thời gian chu kỳ khung cố định FFP tiếp theo thủ tục CCA đầu tiên sau khi tín hiệu nhiễu được đưa vào. UUT được phép phát tín hiệu điều khiển ngắn (Short Control Signalling Transmission) trên kênh vận hành như các yêu cầu tiếp theo;
● Ngoài tín hiệu điều khiển ngắn, UUT không được phát tín hiệu khác khi có tín hiệu nhiễu;
● Tín hiệu điều khiển ngắn phải thỏa mãn yêu cầu trong mục 2.6.3. Việc xác nhận đáp ứng đối với tín hiệu điều khiển ngắn có thể yêu cầu thay đổi thông số trên phân tích phổ;
- Để xác nhận UUT không phát tín hiệu thường (ngoài báo hiệu ngắn) khi có nhiễu, thời gian giám sát phải bằng 60 s hoặc lâu hơn nếu cần phân đoạn thực hiện đo để đáp ứng yêu cầu về độ phân giải;
- Khi hoàn thành phép đo và loại bỏ tín hiệu nhiễu, UUT có thể được bắt đầu phát trở lại trên kênh vận hành nhưng không cần xác nhận thêm các yêu cầu khác.
Bước 4:
Thực hiện lại bước 2 và bước 3 đối với các tín hiệu nhiễu khác trong mục B.7.
3.2.8.4. Thiết bị FBE - Phép đo dẫn - Thủ tục xác nhận khả năng phát hiện tín hiệu RLAN khác trong trường hợp sử dụng nhiều kênh vận hành
Bước 1: Thiết lập kết nối
- UUT được cấu hình để hoạt động từ 2 đến 6 kênh vận hành 20 MHz liên tiếp. Số lượng kênh được sử dụng được ghi lại trong Báo cáo đo;
- Xác nhận UUT đã bắt đầu phát trên các kênh vận hành
Bước 2: Chèn tín hiệu nhiễu
- Nhiễu (xem mục B.1.1) được bật;
- Tần số và băng thông của nhiễu phải đảm bảo để chứa tất cả các kênh vận hành được sử dụng. Ngoài ra, bài đo có thể thực hiện bằng các lần lượt đưa nhiễu với tần số và băng thông đủ để chứa duy nhất từng kênh vận hành;
- Mức tín hiệu nhiễu tại đầu vào UUT phải bằng mức ED Threshold Level (TL) định nghĩa trong mục 2.6.1.
Bước 3: Xác nhận đáp ứng của thiết bị với tín hiệu nhiễu
- Phân tích phổ được sử dụng để giám sát tín hiệu phát của UUT trên kênh vận hành sau khi có tín hiệu nhiễu đưa vào. Phân tích phổ cần quét để phát hiện khi có tín hiệu nhiễu;
- Xác nhận các yêu cầu sau theo thủ tục ở mục 3.2.8.6:
● UUT không phát trên tất cả kênh vận hành thiết lập ở bước 1 có nhiễu trong khoảng thời gian chu kỳ khung cố định FFP tiếp theo thủ tục CCA đầu tiên sau khi tín hiệu nhiễu được phát hiện. UUT được phép phát tín hiệu điều khiển ngắn trên kênh vận hành như các yêu cầu tiếp theo;
● Ngoài tín hiệu điều khiển ngắn, UUT không được phát tín hiệu khác khi có tín hiệu nhiễu;
● Tín hiệu điều khiển ngắn phải thỏa mãn yêu cầu trong mục 2.6.3. Việc xác nhận đáp ứng đối với tín hiệu điều khiển ngắn có thể yêu cầu thay đổi thông số trên phân tích phổ;
- Để xác nhận UUT không phát tín hiệu thường (ngoài báo hiệu ngắn) khi có nhiễu, thời gian giám sát phải bằng 60 s hoặc lâu hơn nếu cần phân đoạn thực hiện đo để đáp ứng yêu cầu về độ phân giải;
- Khi hoàn thành phép đo và loại bỏ tín hiệu nhiễu, UUT có thể được bắt đầu phát trở lại trên kênh vận hành nhưng không cần xác nhận thêm các yêu cầu khác.
3.2.8.5. Thiết bị FBE - Phép đo dẫn - Cơ chế truy nhập kênh
Mục này quy định thủ tục đo kiểm để xác nhận phù hợp đối với tham số COT và thời gian rỗi (Idle Period) được sử dụng trong cơ chế truy nhập kênh.
Bước 1: tương tự bước 1 trong mục 3.2.8.2.
Bước 2: tương tự bước 2 trong mục 3.2.8.2.
Bước 3: Ghi tham số phát.
- Ghi thời điểm bắt đầu và khoảng thời gian phát, thời điểm bắt đầu và thời gian nghỉ giữa các lần phát trên kênh vận hành;
- Biểu diễn tx là thời điểm UUT bắt đầu, dx là khoảng thời gian kênh vận hành được sử dụng. Biểu diễn iy là thời điểm bắt đầu, gy là khoảng thời gian kênh vận hành không được sử dụng. Hình 6 biểu diễn các thông số này.
Bước 4: Đo khoảng thời gian không sử dụng (Un-Occupied Period) và COT
Khoảng thời gian COT được định nghĩa bằng (th + dh -tc) với tc <>th. nếu trong khoảng thời gian [tC,th + dh], tất các các khoảng thời gian gy kênh vận hành không có tín hiệu phát đều không lớn hơn 16 μs. Như được định nghĩa trong mục 2.6.1, trong mỗi COT có thể có một hoặc nhiều hơn lần UUT phát;
- Sử dụng các giá trị ghi được ở bước 3, có thể xác định được các giá trị của các khoảng thời gian COT và các khoảng thời gian không sử dụng. Khoảng thời gian không sử dụng là khoảng thời gian giữa các lần phát khác nhau của UUT với giá trị không lớn hơn 18 μs. Các khoảng thời gian lớn hơn giá trị này được coi như nằm trong COT.
Bước 5: Xác định chu kỳ khung cố định FFP
- Dựa trên các kết quả đo ở bước 4 và khai báo chu kỳ khung cố định FFP của UUT, xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc của từng FFP;
- Khoảng thời gian không sử dụng ngay trước thời điểm bắt đầu của chu kỳ khung cố định FFP được gọi là khoảng thời gian rỗi của khoảng thời gian FFP trước đó như được định nghĩa trong mục 2.6.1.
Hình 6 - Tiến trình trên UUT
Bước 6: Xác nhận thỏa mãn yêu cầu
- Sử dụng kết quả trong bước 5 để đánh giá sự phù hợp của các tham số xác định được với yêu cầu về về COT lớn nhất và khoảng thời gian rỗi nhỏ nhất trong từng chu kỳ khung cố định FFP được sử dụng.
3.2.8.6. Thiết bị FBE - Phép đo dẫn - Thủ tục đo việc sử dụng kênh/tần số
Mục này đưa ra thủ tục đo chung để xác định có tín hiệu phát trên kênh vận hành đang đo hay không. Thủ tục này chỉ được sử dụng như một phần của thủ tục ở các mục đã nói ở trên.
Bước 1:
- Đặt thông số máy phân tích phổ như sau:
• Centre Frequency: Tần số trung tâm của kênh đang được kiểm tra;
• Frequency Span: 0 Hz
• RBW: khoảng 50% băng thông kênh chiếm dụng (nếu không hỗ trợ đến mức này, sử dụng RBW cao nhất của máy);
• VBW: ≥ RBW (nếu phân tích phổ không hỗ trợ, lựa chọn VBW lớn nhất có thể được thiết lập);
• Detector Mode: RMS;
• Sweep Time: > 2 x COT;
• Sweep Points: ít nhất một điểm trong 1 μs;
• Trace Mode: Clear/Write;
• Trigger: Video hoặc RF/IF Power.
Bước 2:
- Lưu dữ liệu đo vào file để thực hiện phân tích bằng máy tính bằng phần mềm thích hợp.
Bước 3:
- Xác định các điểm dữ liệu cần phân tích bằng cách sử dụng ngưỡng phát hiện;
- Đếm số điểm dữ liệu liên tiếp được xác định là kết quả của một lần truyền trên kênh đang được đánh giá và nhân số này với chênh lệch thời gian giữa hai điểm dữ liệu liên tiếp. Lặp lại việc này trên toàn bộ cửa sổ đo;
- Khi đo các khoảng thời gian rỗi hoặc khoảng lặng, đếm số điểm dữ liệu liên tiếp từ một khoảng dừng phát trên kênh được đánh giá và nhân số điểm này với khoảng thời gian giữa hai điểm dữ liệu liên tiếp. Lặp lại việc này trên toàn bộ cửa sổ đo.
3.2.8.7. Thiết bị FBE - Phép đo bức xạ
Công suất đầu ra của bộ tạo tín hiệu nhiễu phải thích hợp để công suất đầu vào ăng ten của UUT bằng mức ED Threshold Level trong mục 2.6.1.
Khi thực hiện đo kiểm bằng phương pháp bức xạ trên UUT có ăng ten định hướng (bao gồm ăng ten thông minh và ăng ten có khả năng điều hướng), đường kết nối giữa UUT với thiết bị đi kèm và tín hiệu radar được tạo ra phải được sắp xếp trùng với hướng bức xạ lớn nhất của ăng ten được UUT sử dụng.
Cấu hình đo trong Phụ lục A và thủ tục đo liên quan trong Phụ lục B sẽ được sử dụng trong quá trình đo UUT. Thủ tục đo bức xạ cũng tương tự như đối với đo dẫn.
3.2.8.8. Thiết bị LBE - Điều kiện đo bổ sung
UUT có khả năng hoạt động ở chế độ thiết bị giám sát và thiết bị được giám sát (Supervising và Supervised) phải được đo ở cả hai chế độ.
Nhà sản xuất phải khai báo các thông tin sau:
- Khả năng UUT sử dụng Chú thích 1 của Bảng 7 hoặc Chú thích 1 của Bảng 8;
- Khả năng sử dụng Chú thích 2 của Bảng 7 nếu UUT là thiết bị giám sát và thiết bị được giám sát;
- Dạng thiết bị của UUT là thiết bị khởi tạo và/hoặc thiết bị đáp ứng;
- Mức chất lượng cao nhất theo lý thuyết của UUT;
- Các Lớp ưu tiên (Priority Class) được UUT sử dụng.
Tất cả phép đo cần được thực hiện với độ phân giải thời gian không vượt quá 1μs.
Thiết bị đo phải có khả năng giám sát, theo dõi UUT trong ít nhất 10 000 khoảng thời gian COT với độ phân giải theo yêu cầu nói trên. Dữ liệu lưu lại có thể được phân đoạn. Khi đó, các khoảng thời gian COT sẽ được tách ra từ các phân đoạn dữ liệu được lưu. Việc phân tích, đánh giá COT được thực hiện theo thủ tục 3.2.8.11.
Lớp ưu tiên sử dụng trong phép đo được lựa chọn như sau:
- Nếu có Lớp ưu tiên 2 (và có thể lớp ưu tiên khác), UUT phải được đo để đánh giá so với các yêu cầu tương ứng Lớp ưu tiên 2 như được quy định trong Bảng 7, Bảng 8;
- Nếu không sử dụng Lớp ưu tiên 2 nhưng có Lớp ưu tiên 1 (hoặc các lớp ưu tiên khác), UUT phải được đo để đánh giá so với các yêu cầu tương ứng Lớp ưu tiên 1 như được quy định trong Bảng 1, Bảng 7, Bảng 8;
Nếu không sử dụng Lớp ưu tiên 1, 2 nhưng có Lớp ưu tiên 3 (hoặc 4), UUT phải được đo để đánh giá so với các yêu cầu tương ứng Lớp ưu tiên 3 như được quy định trong Bảng 1, Bảng 7, Bảng 8;
Nếu chỉ sử dụng Lớp ưu tiên 4, UUT phải được đo để đánh giá so với các yêu cầu tương ứng Lớp ưu tiên 4 như được quy định trong Bảng 1, Bảng 7, Bảng 8;
3.2.8.9. Thiết bị LBE - Khởi tạo phép đo dẫn
Hình 7 biểu diễn ví dụ sơ đồ đo thiết bị bằng phép đo dẫn.
Hình 7 - Sơ đồ đo thiết bị LBE bằng phép đo dẫn
Việc đánh giá khả năng thích nghi của thiết bị được thực hiện với các thủ tục dưới đây.
Bước 1:
- UUT nối với thiết bị liên quan trong quá trình đo. Máy tạo tín hiệu, máy phân tích phổ, UUT, nguồn lưu lượng và các thiết bị liên quan được kết nối như trong Hình 7, trong đó bộ tạo nhiễu được tắt. Máy phân tích phổ được sử dụng để giám sát tín hiệu phát của UUT dưới ảnh hưởng của nhiễu. Nguồn lưu lượng có thể là một phần trong cấu trúc của UUT;
- Mức tín hiệu thu (tín hiệu mong muốn) tại UUT phải đủ để đảm bảo và duy trì kết nối tin cậy trong quá trình đo. Giải trị mức tín hiệu thu điển hình trong phần lớn các trường hợp là -50 dBm/MHz.
- Cài đặt các thông số sau trên phân tích phổ:
• RBW: ≥ băng thông kênh chiếm dụng (hoặc giá trị cao nhất của phân tích phổ nếu không đảm bảo yêu cầu trên);
• VBW: ≥ 3 x RBW (hoặc giá trị cao nhất của phân tích phổ nếu không đảm bảo yêu cầu trên);
• Detector Mode: RMS;
• Centre Frequency: tần số kênh vận hành của UUT;
• Span: 0 Hz;
• Sweep Time: > 2 x COT;
• Trace Mode: Clear/Write;
• Trigger Mode: Video hoặc RF/IF Power.
Bước 2:
- Cấu hình nguồn lưu lượng sao cho bộ nhớ đệm của UUT đảm bảo luôn có dữ liệu được xếp hàng để phát (gọi là điều kiện phát đệm sẵn sàng) đến thiết bị liên quan. Nếu không thể cấu hình theo yêu cầu này, UUT phải được cấu hình để có thời gian COT lớn nhất trong khoảng thời gian chu kỳ khung cố định FFP;
- Để tránh ảnh hưởng của hiện tượng đảo chiều lưu lượng được đến kết quả đo, nguồn lưu lượng đượng được sử dụng là nguồn có chiều duy nhất.
3.2.8.10. Thiết bị LBE - Phép đo dẫn - Thủ tục xác nhận khả năng phát hiện tín hiệu RLAN khác trên kênh vận hành ở chế độ đơn kênh
Bước 1: Thiết lập kết nối
- UUT được cấu hình để hoạt động ở chế độ đơn kênh (sử dụng duy nhất 1 kênh vận hành);
Bước 2: Kết nối tín hiệu gây nhiễu
- Một trong 3 tín hiệu gây nhiễu như mô tả trong B.7 được đưa vào kênh vận hành của UUT. Băng thông của tín hiệu nhiễu chứa cả kênh vận hành. Mức tín hiệu nhiễu tại đầu vào UUT bằng mức ED Threshold Level (TL) định nghĩa trong mục 2.6.2.
Bước 3: Xác nhận đáp ứng của thiết bị với tín hiệu nhiễu
- Phân tích phổ được sử dụng để giám sát tín hiệu phát của UUT trên kênh vận hành sau khi có tín hiệu nhiễu đưa vào. Phân tích phổ cần quét để phát hiện khi có tín hiệu nhiễu;
- Xác nhận các yêu cầu sau theo thủ tục ở mục 3.2.8.17:
• UUT dừng phát trên kênh vận hành trong khoảng thời gian bằng giá trị lớn nhất của COT tương ứng với mức ưu tiên Lớp ưu tiên đang được sử dụng khi đo (xem Bảng 7, Bảng 8). UUT được phép phát Tín hiệu điều khiển ngắn trên kênh vận hành như các yêu cầu tiếp theo;
• Ngoài Tín hiệu điều khiển ngắn, UUT không được phát tín hiệu khác khi có tín hiệu nhiễu;
• Tín hiệu điều khiển ngắn phải thỏa mãn yêu cầu trong mục 2.6.3. Việc xác nhận đáp ứng đối với tín hiệu điều khiển ngắn có thể yêu cầu thay đổi thông số trên phân tích phổ;
- Để xác nhận UUT không phát tín hiệu thường (ngoài báo hiệu ngắn) khi có nhiễu, thời gian giám sát phải bằng 60 s hoặc lâu hơn nếu cần phân đoạn thực hiện đo để đáp ứng yêu cầu về độ phân giải;
- Khi hoàn thành phép đo và loại bỏ tín hiệu nhiễu, UUT có thể được bắt đầu phát trở lại trên kênh vận hành nhưng không cần xác nhận thêm các yêu cầu khác.
Bước 4:
Thực hiện lại bước 2 và bước 3 đối với các tín hiệu nhiễu khác trong mục B.7.
3.2.8.11. Thiết bị LBE - Phép đo dẫn - Thủ tục xác nhận khả năng phát hiện tín hiệu RLAN khác trong trường hợp sử dụng nhiều kênh vận hành theo Tùy chọn 1
Bước 1: Thiết lập kết nối
- UUT được cấu hình để hoạt động từ 2 đến 6 kênh vận hành 20 MHz liên tiếp. Số lượng kênh được sử dụng được ghi lại trong Báo cáo đo;
- Xác nhận UUT đã bắt đầu phát trên các kênh vận hành
Bước 2: Chèn tín hiệu nhiễu
- Nhiễu (xem mục B.1.1) được bật;
- Tần số và băng thông của nhiễu phải đảm bảo để chứa tất cả các kênh vận hành được sử dụng. Ngoài ra, bài đo có thể thực hiện bằng các lần lượt đưa nhiễu với tần số và băng thông đủ để chứa duy nhất từng kênh vận hành;
- Mức tín hiệu nhiễu tại đầu vào UUT phải bằng mức ED Threshold Level (TL) định nghĩa trong mục 2.6.2.
Bước 3: Xác nhận đáp ứng của thiết bị với tín hiệu nhiễu
- Phân tích phổ được sử dụng để giám sát tín hiệu phát của UUT trên kênh vận hành sau khi có tín hiệu nhiễu đưa vào. Phân tích phổ cần quét để phát hiện khi có tín hiệu nhiễu;
- Xác nhận các yêu cầu sau theo thủ tục ở mục 3.2.8.17:
• UUT không phát trên tất cả kênh vận hành thiết lập ở bước 1 có nhiễu trong khoảng thời gian bằng giá trị lớn nhất của COT tương ứng với mức Lớp ưu tiên đang được sử dụng khi đo (xem Bảng 7, Bảng 8). UUT được phép phát tín hiệu điều khiển ngắn trên kênh vận hành như các yêu cầu tiếp theo;
• Ngoài tín hiệu điều khiển ngắn, UUT không được phát tín hiệu khác khi có tín hiệu nhiễu;
• Tín hiệu điều khiển ngắn phải thỏa mãn yêu cầu trong mục 2.6.3. Việc xác nhận đáp ứng đối với tín hiệu điều khiển ngắn có thể yêu cầu thay đổi thông số trên phân tích phổ;
- Để xác nhận UUT không phát tín hiệu thường (ngoài báo hiệu ngắn) khi có nhiễu, thời gian giám sát phải bằng 60 s hoặc lâu hơn nếu cần phân đoạn thực hiện đo để đáp ứng yêu cầu về độ phân giải;
- Khi hoàn thành phép đo và loại bỏ tín hiệu nhiễu, UUT có thể được bắt đầu phát trở lại trên kênh vận hành nhưng không cần xác nhận thêm các yêu cầu khác.
3.2.8.12. Thiết bị LBE - Phép đo dẫn - Thủ tục xác nhận khả năng phát hiện tín hiệu RLAN khác trong trường hợp sử dụng nhiều kênh vận hành theo Tùy chọn 2
B1: Thiết lập kết nối
- UUT được cấu hình để hoạt động trên kênh vận hành là kênh ghép 40 MHz. Một trong hai kênh 20 MHz cấu thành kênh ghép được gọi là kênh vận hành chính (xem mục 2.6.2);
- Xác nhận UUT đã bắt đầu phát trên các kênh vận hành.
B2: Chèn tín hiệu nhiễu
- Nhiễu (xem mục B.1.1) được bật;
- Tần số và băng thông của nhiễu phải đảm bảo để chỉ chứa kênh vận hành 20 MHz phụ mà không chứa kênh vận hành 20 MHz chính;
- Mức tín hiệu nhiễu tại đầu vào UUT phải bằng mức ED Threshold Level (TL) định nghĩa trong mục 2.6.2.
Bước 3: Xác nhận đáp ứng của thiết bị với tín hiệu nhiễu
- Phân tích phổ được sử dụng để giám sát tín hiệu phát của UUT trên kênh vận hành sau khi có tín hiệu nhiễu đưa vào. Phân tích phổ cần quét để phát hiện khi có tín hiệu nhiễu;
- Xác nhận các yêu cầu sau theo thủ tục ở mục 3.2.8.17:
• UUT dừng phát trên kênh vận hành 20 MHz phụ có nhiễu trong khoảng thời gian bằng giá trị lớn nhất của COT tương ứng với mức ưu tiên Lớp ưu tiên đang được sử dụng khi đo (xem Bảng 7, Bảng 8). UUT được phép phát tín hiệu điều khiển ngắn trên kênh vận hành phụ như các yêu cầu tiếp theo;
• Ngoài Tín hiệu điều khiển ngắn, UUT không được phát tín hiệu khác trên kênh vận hành 20 MHz phụ khi có tín hiệu nhiễu;
• Tín hiệu điều khiển ngắn phải thỏa mãn yêu cầu trong mục 2.6.3. Việc xác nhận đáp ứng đối với Tín hiệu điều khiển ngắn có thể yêu cầu thay đổi thông số trên phân tích phổ;
- Để xác nhận UUT không phát tín hiệu thường (ngoài báo hiệu ngắn) trên kênh vận hành 20 MHz phụ khi có nhiễu, thời gian giám sát phải bằng 60 s hoặc lâu hơn nếu cần phân đoạn thực hiện đo để đáp ứng yêu cầu về độ phân giải;
- Khi hoàn thành phép đo và loại bỏ tín hiệu nhiễu, UUT có thể được bắt đầu phát trở lại trên kênh vận hành 20 MHz phụ nhưng không cần xác nhận thêm các yêu cầu khác.
3.2.8.13. Thiết bị LBE - Phép đo dẫn - Cơ chế truy nhập kênh (Tùy chọn A)
Mục này quy định thủ tục đo kiểm để xác nhận cơ chế truy nhập kênh được UUT sử dụng.
Bước 1: tương tự B1 trong mục 3.2.8.9.
Bước 2:
- Tương tự B2 trong mục 3.2.8.9;
- Nếu UUT sử dụng theo Chú thích 1 trong Bảng 7, cần lưu ý:
• Cấu hình nguồn lưu lượng thứ hai để lớn hơn lưu lượng lí thuyết của các thiết bị liên quan. Nguồn lưu lượng thứ hai sẽ được đưa vào bộ đệm của các thiết bị liên quan để thiết bị này luôn có dữ liệu ở hàng đợi (bộ đệm đầy) để đưa đến UUT;
• Trong bài đo, thiết bị giám sát sẽ cấp phép một hoặc nhiều lần đối với từng thông số COT. Với mỗi COT, sẽ chỉ có duy nhất 1 khoảng lặng với độ dài ít nhất 100 μs được sử dụng.
Bước 3: Ghi tham số phát.
- Ghi thời điểm bắt đầu và khoảng thời gian phát, thời điểm bắt đầu và thời gian nghỉ giữa các lần phát trên kênh vận hành;
Biểu diễn tx là thời điểm UUT bắt đầu, dx là khoảng thời gian kênh vận hành được sử dụng. Biểu diễn iy là thời điểm bắt đầu, gy là khoảng thời gian kênh vận hành không được sử dụng.
- Hình 8 biểu diễn các thông số này.
Hình 8 - Các khoảng thời gian
Bước 4: Đo khoảng thời gian rỗi và COT
- Khoảng thời gian COT được định nghĩa bằng (th + dh - tc) với tc <>h. nếu trong khoảng thời gian [tc, th + dh], tất các các khoảng thời gian gy kênh vận hành không có tín hiệu phát đều không lớn hơn 25 μs. Như được định nghĩa trong mục 2.6.2, trong mỗi COT có thể có một hoặc nhiều hơn lần UUT phát;
- Sử dụng các giá trị ghi được ở bước 3, có thể xác định được các giá trị của các khoảng thời gian COT và các khoảng thời gian rỗi. Khoảng thời gian rỗi là khoảng thời gian giữa các lần phát khác nhau của UUT với giá trị lớn hơn 27 μs;
So với giá trị của khoảng thời gian rỗi (25 μs), giá trị 27 μs sử dụng trong phép đo này để tính đến sai số phép đo.
Bước 5: Phân loại khoảng thời gian rỗi
- Gọi k là số tự nhiên;
- Gán tất cả các khoảng khoảng thời gian rỗi đến một trong số k + 1 nhóm chứa. Giá trị của k phụ thuộc mức Lớp ưu tiên được phép đo sử dụng. Mỗi nhóm chứa được biểu diễn bởi Bn, 0 ≤ n ≤ k:
• Nếu Lớp ưu tiên bằng 1, k = 16 và các nhóm chứa được kí hiệu B0, …, B16;
• Nếu Lớp ưu tiên bằng 2:
+ Nếu UUT sử dụng Chú thích 2 trong Bảng 7, k = 32 và các nhóm chứa được kí hiệu B0, …, B32;
+ Nếu UUT không sử dụng Chú thích 2 trong Bảng 7, k = 16 và các nhóm chứa được kí hiệu B0, …, B16;
• Nếu Lớp ưu tiên bằng 3, k = 8 và các nhóm chứa được kí hiệu B0, …, B8;
• Nếu Lớp ưu tiên bằng 4, k = 4 và các nhóm chứa được kí hiệu B0, …, B4;
- Nếu Lớp ưu tiên bằng 1, nhóm chứa Bn được xác định như sau:
- Nếu Lớp ưu tiên bằng 2, nhóm chứa Bn được xác định như sau:
• Nếu UUT là Giám sát sử dụng Chú thích 2 trong Bảng 7:
• Nếu UUT là thiết bị được giám sát hoặc UUT là thiết bị giám sát không sử dụng CHÚ THÍCH 2 trong Bảng 7:
- Nếu Lớp ưu tiên là 3, nhóm chứa Bn được xác định như sau:
• Nếu UUT là Thiết bị được giám sát:
• Nếu UUT là thiết bị giám sát:
- Nếu Lớp ưu tiên là 4, nhóm chứa Bn được xác định như sau:
• Nếu UUT là thiết bị được giám sát:
• Nếu UUT là thiết bị giám sát:
Bước 6: Tính xác suất khoảng thời gian rỗi
- Đặt H(Bn) là số lượng khoảng thời gian rỗi trong nhóm chứa Bn;
- Đặt E là số lượng Khoảng thời gian rỗi quan sát được. Khi đó:
- Tính xác suất quan sát được như sau:
• Đặt p(n) là xác suất Khoảng thời gian rỗi có độ dài nhỏ hơn giới hạn trên của nhóm chứa Bn: p(n) = p(Idle Period < giới="" hạn="" trên="" của="">Bn);
Với mỗi giá trị n, 0≤ n ≤ k:
- Đánh giá UUT phù hợp với yêu cầu về xác suất lớn nhất như sau:
• Nếu Lớp ưu tiên là 1, từng xác suất p(n) của Khoảng thời gian rỗi trong từng nhóm chứa [B0, …, Bn] không được lớn hơn xác suất cực đại sau:
• Nếu Lớp ưu tiên là 2, từng xác suất p(n) của Khoảng thời gian rỗi trong từng nhóm chứa [B0, …, Bn] không được lớn hơn xác suất cực đại sau:
+ Nếu UUT sử dụng Chú thích 2 của Bảng 7:
+ Nếu UUT không sử dụng Chú thích 2 của Bảng 7:
+ Nếu UUT sử dụng Chú thích 1 của Bảng 7:
• Nếu Lớp ưu tiên là 3, từng xác suất p(n) của Khoảng thời gian rỗi trong từng nhóm chứa [B0, …, Bn] không được lớn hơn xác suất cực đại sau:
• Nếu Lớp ưu tiên là 4, từng xác suất p(n) của Khoảng thời gian rỗi trong từng nhóm chứa [B0, …, Bn] không được lớn hơn xác suất cực đại sau:
3.2.8.14. Thiết bị LBE - Phép đo dẫn - Cơ chế truy nhập kênh (tùy chọn B)
Trong tùy chọn B, thay vì thực hiện đo như mục 3.2.8.13, nhà sản xuất được phép khai báo sự phù hợp với các yêu cầu trong mục 2.6.2.
3.2.8.15. Thiết bị LBE - Phép đo dẫn - COT lớn nhất (Tùy chọn A)
Các bước dưới đây được sử dụng để đo kiểm xác nhận giá trị COT lớn nhất được UUT sử dụng.
Một kênh chiếm dụng bao gồm các thông tin phát từ UUT và có thể gồm cả thông tin phát từ các thiết bị liên qua. COT được xác định qua bước 4 mục 3.2.8.13. Các giá trị của COT phải được ghi trong Báo cáo đo.
Cấu hình ở bước 2 của mục 3.2.8.9 sẽ cho phép UUT ở chế độ hoạt động có COT lớn nhất.
UUT phải thỏa mãn yêu cầu về giới hạn lớn nhất của COT dưới các điều kiện sau:
- Nếu Lớp ưu tiên sử dụng là 1, các giá trị COT không lớn hơn 6 ms;
- Nếu Lớp ưu tiên sử dụng là 2, các giá trị của COT không được lớn hơn các mức sau:
• 6 ms nếu UUT sử dụng Chú thích 1 trong Bảng 7;
• 10 ms nếu UUT sử dụng Chú thích 2 trong Bảng 7;
• 6 ms nếu UUT không sử dụng Chú thích 2 trong Bảng 7;
- Nếu Lớp ưu tiên sử dụng là 3, các giá trị COT không lớn hơn 4 ms;
- Nếu Lớp ưu tiên sử dụng là 4, các giá trị COT không lớn hơn 2 ms;
3.2.8.16. Thiết bị LBE - Phép đo dẫn - COT lớn nhất (Tùy chọn B)
Trong tùy chọn B, thay vì thực hiện đo như mục 3.2.8.15, nhà sản xuất được phép khai báo sự phù hợp với các yêu cầu trong mục 2.6.2.
3.2.8.17. Thiết bị LBE - Phép đo dẫn - Thủ tục đo việc sử dụng kênh/tần số
Mục này đưa ra thủ tục đo chung để xác định có tín hiệu phát trên kênh vận hành đang đo hay không. Thủ tục này chỉ được sử dụng như một phần của thủ tục ở các mục đã nói ở trên.
Bước 1:
- Đặt thông số máy phân tích phổ như sau:
• Centre Frequency: Tần số trung tâm của kênh đang được kiểm tra;
• Frequency Span: 0 Hz
• RBW: khoảng 50% băng thông kênh chiếm dụng (nếu không hỗ trợ đến mức này, sử dụng RBW cao nhất của máy);
• VBW: ≥ RBW (nếu phân tích phổ không hỗ trợ, lựa chọn VBW lớn nhất có thể được thiết lập);
• Detector Mode: RMS;
• Sweep Time: > 2 x COT;
• Sweep Points: ít nhất một điểm trong 1 μs;
• Trace Mode: Clear/Write;
• Trigger: Video hoặc RF/IF Power.
Bước 2:
- Lưu dữ liệu đo vào file để thực hiện phân tích bằng máy tính bằng phần mềm thích hợp.
Bước 3:
- Xác định các điểm dữ liệu cần phân tích bằng cách sử dụng ngưỡng phát hiện;
- Đếm số điểm liên tiếp được xác định bởi kênh được đánh giá và nhân số đó với khoảng thời gian giữa hai điểm dữ liệu liên tiếp. Lặp lại việc này trên toàn bộ cửa sổ đo;
- Khi đo các khoảng khoảng thời gian rỗi hoặc khoảng lặng, đếm số điểm dữ liệu liên tiếp từ một khoảng dừng phát trên kênh được đánh giá và nhân số điểm này với khoảng thời gian giữa hai điểm dữ liệu liên tiếp. Lặp lại việc này trên toàn bộ cửa sổ đo.
3.2.8.18. Thiết bị LBE - Phép đo bức xạ
Công suất đầu ra của bộ tạo tín hiệu nhiễu phải thích hợp để công suất đầu vào ăng ten của UUT bằng mức ED Threshold Level(TL) trong mục 2.6.2.
Khi thực hiện đo kiểm bằng phương pháp bức xạ trên UUT có ăng ten định hướng (bao gồm ăng ten thông minh và ăng ten có khả năng điều hướng), đường kết nối giữa UUT với thiết bị đi kèm và tín hiệu radar được tạo ra phải được sắp xếp trùng với hướng bức xạ lớn nhất của ăng ten được UUT sử dụng.
Cấu hình đo trong Phụ lục A và thủ tục đo liên quan trong Phụ lục B sẽ được sử dụng trong quá trình đo UUT. Thủ tục đo bức xạ cũng tương tự như đối với đo dẫn.
3.2.9. Đặc tính chặn máy thu
3.2.9.1. Điều kiện đo
Các phép đo được thực hiện trong điều kiện đo thường.
Kênh đo kiểm được sử dụng như trong mục 3.1.4.
UUT hoạt động ở chế độ vận hành bình thường.
Với thiết bị cần đo UUT có khả năng thay đổi tần số tự động (cấp phát kênh thích nghi), tính năng này phải được ngăn không sử dụng khi đo.
Nếu thiết bị có thể cấu hình để hoạt động với nhiều băng thông kênh chiếm dụng khác nhau, nhiều tốc độ dữ liệu khác nhau, phép đo yêu cầu sử dụng băng thông kênh chiếm dụng nhỏ nhất, tốc độ dữ liệu thấp nhất. Thiết bị phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng trong mục 2.7 và khai báo của nhà sản xuất trong mục 3.2.1. Các yêu cầu này phải được ghi trong Báo cáo đo.
3.2.9.2. Phép đo dẫn
Với hệ thống sử dụng nhiều nhánh thu, chỉ một nhánh được lựa chọn để đo. Tất cả các nhánh khác đều bị ngăn.
Hình 9 trình bày sơ đồ đo được sử dụng với chỉ tiêu đặc tính chặn của máy thu. Các thiết bị liên quan có thể cần sử dụng phòng cách li hoặc không gian đặc biệt để chống lại các ảnh hưởng gây sai lệch kết quả đo.
Hình 9. Cấu hình đo đặc tính chặn máy thu
Đo kiểm tra đặc tính chặn máy thu được thực hiện như sau.
Bước 1:
- UUT được đặt ở tần số hoạt động đầu tiên để đo.
Bước 2:
- Bộ tạo tín hiệu chặn được đặt ở tần số đầu tiên như trong Bảng 9.
Bước 3:
- Khi bộ tạo tín hiệu chặn được tắt, thiết lập kết nối giữa UUT và thiết bị liên quan theo sơ đồ đo trên Hình 8. Điều chỉnh bộ suy hao theo từng bước 1 dB cho đến khi chất lượng yêu cầu vẫn được đảm bảo. Mức tín hiệu mong muốn tại đầu vào UUT là Pmin;
- Tăng mức tối thiểu (Pmin) lên 6 dB để đưa đến đầu vào máy thu của UUT.
Bước 4:
- Mức tín hiệu chặn tại đầu vào UUT được thiết lập bằng mức tương ứng trong Bảng 9. Ghi lại kết quả chất lượng đo và đánh giá UUT có đáp ứng được yêu cầu chất lượng trong mục 2.7 hay không;
- Nếu chất lượng vẫn được đảm bảo, tăng tiếp mức tín hiệu chặn cho đến khi chất lượng đạt mức thấp hơn mức tối thiểu. Mức tín hiệu chặn lớn nhất khi chất lượng không thấp hơn mức yêu cầu tối thiểu sẽ được ghi trong Báo cáo đo;
Bước 5:
- Lặp lại B4 đối với từng tổ hợp tần số và mức trong Bảng 9.
Bước 6:
- Lặp lại từ bước 2 đến bước 5 với UUT trên các tần số hoạt động khác để đánh giá chỉ tiêu đặc tính chặn của máy thu.
3.2.9.3. Phép đo bức xạ
Khi thực hiện đo bức xạ cho thiết bị sử dụng ăng ten dành riêng, các phép đo được thực hiện riêng cho từng ăng ten được sử dụng.
Phép đo sử dụng sơ đồ đo ở Phụ lục A và thủ tục đo trong Phụ lục b kết hợp thủ tục tương tự như phép đo trong mục 3.2.9.2.
Mức tín hiệu gây chặn máy thu tại UUT được coi như mức trước ăng ten của UUT. UUT được sắp xếp và định vị sau cho hướng búp sóng chính của ăng ten trùng hướng bức xạ của tín hiệu chặn. Vị trí và hướng đặt UUT được ghi trong Báo cáo đo.
4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
Các thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz thuộc phạm vi điều chỉnh nêu tại mục 1.1 phải tuân thủ Quy chuẩn này.
5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện chứng nhận và công bố hợp quy các thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz theo quy định về chứng nhận và công bố hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định hiện hành.
6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
6.1. Cục Viễn thông, Cục Tần số vô tuyến điện và các Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, triển khai quản lý các thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz theo Quy chuẩn này.
6.2. Quy chuẩn này được áp dụng thay thế cho Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 65:2013/BTTTT, “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz”.
6.3. Trong trường hợp các quy định nêu tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế, việc thực hiện theo quy định tại văn bản mới.
Phụ lục A
(Quy định)
Hệ thống đo kiểm và bố trí đo bức xạ
A.1. Tổng quan
Phụ lục này giới thiệu 3 hệ thống đo kiểm (test sites) phổ biến nhất và bộ ghép đo được sử dụng trong phép đo bức xạ theo quy định của quy chuẩn này.
• Hệ thống đo kiểm ngoài trời (OATS)
• Phòng bán hấp thụ (SAR)
• Phòng hấp thụ hoàn toàn (FAR)
• Bộ ghép đo cho phép đo tương đối
• Tín hiệu nhiễu được sử dụng các bài kiểm tra khả năng thích ứng
A.2.1. Hệ thống đo kiểm ngoài trời (OATS)
Hệ thống đo kiểm ngoài trời gồm có một bàn xoay ở một đầu và một ăng ten có thể thay đổi được chiều cao so với đầu kia, cả hai được đặt phía trên một mặt đáy, trong trường hợp lý tưởng mặt đáy này là dẫn điện tốt và mở rộng vô hạn. Thực tế, có thể tạo được một mặt đáy dẫn điện tốt, nhưng không thể tạo ra được mặt đáy vô hạn. Hình A.1 mô tả một Hệ thống đo kiểm ngoài trời điển hình.
Hình A.1 - Hệ thống đo kiểm ngoài trời điển hình
Mặt phẳng đất tạo ra đường phản xạ. Khi đó ăng ten thu sẽ thu được tín hiệu từ đường truyền trực tiếp và đường phản xạ. Việc kết hợp các đường tín hiệu bị ảnh hưởng bởi độ cao đặt ăng ten do pha đường truyền phản xạ bị thay đổi.
Bàn xoay ăng ten cho phép thay đổi độ cao so với bề mặt đất từ 1 đến 4m sao cho vị trí đo ăng ten đặt tối ưu, đảm bảo thông tin giữa các ăng ten trong hệ thống đo.
Bàn xoay ăng ten phải có khả năng xoay tối đa 360° trong mặt phẳng ngang khi được sử dụng để đo UUT đặt ở vị trí cao hơn bề mặt đất 1,5 m.
Khoảng cách giữa các điểm đặt ăng ten sẽ được trình bày trong mục A.2. Thông tin khoảng cách sẽ được ghi trong Báo cáo kết quả đo.
A.2.2. Phòng bán hấp thụ (phòng câm/phòng không phản xạ)
Phòng có kết cấu đặc biệt với các vật liệu bao bọc phía trong có khả năng hấp thụ sóng vô tuyến, triệt tiêu hiện tượng phản xạ. Bên trong phòng câm, thiết bị đo bao gồm hệ thống ăng ten ở một phía và bàn xoay ở một phía, có thể dùng để gắn thiết bị cần đo như minh họa trong Hình A.2.
Hình A.2 - Phòng không phản xạ điển hình
A.2.3. Phòng hấp thụ hoàn toàn (FAR)
Hộp kín, thường được che chắn, những bức tường, sàn nhà và trần nhà bên trong được che phủ bởi vật liệu hấp thụ sóng vô tuyến. Phòng thường gồm có cột ăng ten ở một đầu và bàn xoay ở đầu kia. Như mô tả trong Hình A.3.
Hình A.3 - Phòng hấp thụ điển hình
Vật liệu che chắn phòng và vật liệu hấp thụ sóng vô tuyến tạo nên môi trường được kiểm soát cho những mục đích đo kiểm. Loại phòng đo này cố gắng mô phỏng điều kiện không gian tự do.
Vật liệu che chắn cung cấp không gian đo kiểm với việc giảm các mức của can nhiễu từ những tín hiệu xung quanh và những tác động bên ngoài khác, trong khi vật liệu hấp thụ sóng vô tuyến giảm thiểu những phản xạ không mong muốn từ các bức tường và trần nhà là những thứ có thể ảnh hưởng đến các phép đo. Vật liệu che chắn phải đủ để ngăn cản nhiễu. Vật liệu che chắn phải đảm bảo loại bỏ nhiễu từ môi trường bên ngoài, che chắn bất kỳ tín hiệu được đo
Bàn xoay có thể quay 360° trong mặt phẳng ngang và nó được sử dụng để đỡ mẫu đo kiểm (EUT) ở độ cao thích hợp (ví dụ 1 m) phía trên mặt vật liệu hấp thụ.
Khoảng cách đo và kích thước buồng cách ly tối thiểu có thể được tìm thấy trong A.2.4. Khoảng cách sử dụng trong đo kiểm thực tế phải được ghi lại cùng với kết quả đo.
A.2.4. Khoảng cách đo
Khoảng cách để thực hiện đo UUT được lựa chọn sao cho UUT ở vị trí khu vực trường xa của ăng ten máy đo. Khoảng cách nhỏ nhất giữa thiết bị cần đo (UUT) và ăng ten đo là rm >> D2/λ , trong đó:
: bước sóng, m;
rm: khoảng cách nhỏ nhất giữa UUT và ăng ten thu, m;
D: Kích thước lớn nhất của khẩu độ (độ mở) vật lý của ăng ten lớn nhất được cài đặt để đo, tính bằng m..
là khoảng cách giữa ranh giới bên ngoài của phát xạ trường gần (vùng Fresnel) và ranh giới bên trong của phát xạ trường xa (vùng Fraunhofer), tính bằng m và cũng được gọi là khoảng cách Rayleigh.
Với các phép đo không thể đảm bảo khoảng cách yêu cầu, cần phải ghi những yếu tố này trong Báo cáo đo.
A.3. Ăng ten
A.1.3. Ăng ten đo
Ăng ten đo được sử dụng để đo sóng từ UUT và từ các ăng ten phụ. Nếu thiết bị cần đo phần thu, ăng ten đo được sử dụng để phát tín hiệu.
Ăng ten đo được gắn vào hệ thống giá đỡ và có thể sử dụng với phân cực ngang hoặc phân cực thẳng đứng. Ngoài ra, với bài đo ngoài trời, độ cao ăng ten phải đủ lớn, khoảng từ 1 đến 4 m.
Tùy thuộc dải tần cần đo, ăng ten cần được lựa chọn để đáp ứng đầy đủ yêu cầu về thu/phát trong dải tần đó.
A.3.2. Ăng ten phụ
Ăng ten phụ được sử dụng để thay cho UUT trong một số phép đo bổ sung.
Ăng ten phụ được lựa chọn để đáp ứng đầy đủ yêu cầu về thu/phát trong dải tần cần đo.
Điểm đặt ăng ten phụ trùng với vị trí tâm của UUT nếu UUT dùng ăng ten tích hợp hoặc vị trí kết nối ăng ten ngoài vào UUT nếu UUT dùng ăng ten rời.
Khoảng cách của điểm thấp nhất của ăng ten phụ đến mặt đất không nhỏ hơn 30 cm. Trước khi sử dụng, ăng ten phụ phải được căn chuẩn so với ăng ten tham chiếu. Ăng ten tham chiếu ở dải tần dưới 1 GHz là ăng ten lưỡng cực nửa bước sóng và ăng ten tham chiếu ở dải tần trên 1 GHz là ăng ten bức xạ đẳng hướng.
A.4. Bộ ghép đo
A.4.1. Giới thiệu
Các phép đo dẫn có thể được áp dụng cho thiết bị cung cấp đầu kết nối ăng ten tạm thời, ví dụ tới máy phân tích phổ.
Trong trường hợp ăng ten tích hợp không có đầu kết nối ăng ten thì bộ ghép đo được sử dụng để thực hiện các phép đo tương đối tại điều kiện nhiệt độ tới hạn.
A.4.2. Mô tả bộ ghép đo
Bộ ghép đo sẽ cung cấp phương tiện đấu nối tới đầu ra của tần số vô tuyến.
Trở kháng danh định của kết nối bên ngoài tới bộ ghép đo phải là 50 Ω tại các tần số hoạt động của thiết bị.
Đặc điểm hoạt động của bộ ghép đo dưới các điều kiện bình thường và tới hạn phải là:
a) Suy hao ghép nối phải được giới hạn để đảm bảo một dải hoạt động đầy đủ về thiết lập;
b) Sự thay đổi suy hao ghép nối với tần số sẽ không gây ra lỗi quá ± 2 dB;
c) Thiết bị ghép nối không bao gồm bất kỳ phần tử không tuyến tính.
A.4.3. Sử dụng bộ ghép đo cho các phép đo tương đối.
Bước 1 đến bước 4 dưới đây mô tả thủ tục thực hiện các phép đo tương đối cho các yêu cầu này trong trường hợp đo kiểm cần phải được lặp lại tại các nhiệt độ khác nhau:
Bước 1:
Thực hiện đo kiểm dưới điều kiện bình thường trong một vị trí đo đối với đo bức xạ như được mô tả trong phụ lục A.2. Kết quả là giá trị tuyệt đối được ghi lại.
Bước 2:
Đặt thiết bị với bộ ghép đo trong phòng nhiệt độ. Thực hiện đo kiểm tương tự tại điều kiện bình thường trong môi trường này và bình thường hóa các thiết bị đo để có được những giá trị tương tự như trong bước 1.
Bước 3:
Cẩn thận các khớp nối của bộ ghép đo vẫn không thay đổi trong suốt quá trình đo kiểm.
Bước 4:
Phép đo được lặp lại cho các điều kiện nhiệt độ tới hạn. Do việc bình thường thực hiện ở bước 2, các giá trị thu được là kết quả đo cho yêu cầu này.
A.5. Hướng dẫn khi đo bức xạ
Mục này mô tả chi tiết những thủ tục, cách bố trí thiết bị đo và việc kiểm tra phải được thực hiện trước bất kỳ ghép đo bức xạ. Những thủ tục này là phổ biến cho các loại Hệ thống đo kiểm được mô tả trong phụ lục này.
Các UUT được đặt ra hay gắn trên một giá đỡ không dẫn điện.
A.5.1. Bộ nguồn cho UUT chỉ dùng pin
Trong trường hợp UUT chỉ dùng pin việc ưu tiên là để thực hiện đo kiểm bằng cách sử dụng pin của UUT.
Việc đo kiểm phải có các dây dẫn nguồn được nối tới những đầu cấp nguồn của UUT (và được kiểm tra bằng vôn kế hiện số) và được cách ly về điện với phần còn lại của thiết bị, có thể bằng cách dán băng keo lên các điểm tiếp xúc của nó.
Sự có mặt những cáp tải điện này có thể ảnh hưởng đến phép đo. Vì lý do này, chúng cần phải được làm “trong suốt” như là tránh xa phép đo liên quan (ví dụ dây dẫn có thể xoắn với nhau, nạp tải với các hạt ferrite …).
A.5.2. Bố trí vị trí
Cáp tới ăng ten đo kiểm và ăng ten thay thế phải được bố trí phù hợp để giảm thiểu tác động tới phép đo.
A.6. Ghép nối các tín hiệu
Sự hiện diện của các dây dẫn đo (không kết hợp với UUT để hoạt động bình thường) trong trường bức xạ có thể gây ra nhiễu cho trường này dẫn đến làm tăng độ không đảm bảo đo. Những nhiễu này có thể được giảm thiểu bằng cách sử dụng các phương pháp ghép nối phù hợp, cung cấp cách ly tín hiệu và tối thiểu trường nhiễu (ví dụ ghép quang học).
A.7. Tín hiệu nhiễu được sử dụng các bài kiểm tra khả năng thích ứng
A.7.1. Nhiễu trắng Gauss (AWGN - Additive White Gaussian Noise)
Nhiễu AWGN được sử dụng là nhiễu liên tục (tần suất 100%) có băng thông 20 MHz.
- Khi đo khả năng phát hiện tín hiệu RLAN ở chế độ vận hành đa kênh theo Tùy chọn 1, AWGN sẽ xuất hiện trên tất cả các kênh được sử dụng. Tuy nhiên, nếu thực hiện đo tuần tự trên các kênh, AWGN sẽ chỉ xuất hiện trên kênh vận hành được đo;
- Khi đo khả năng phát hiện tín hiệu RLAN ở chế độ vận hành đa kênh theo Tùy chọn 2, nhiễu AWGN chỉ xuất hiện ở kênh vận hành phụ.
A.7.2. Tín hiệu đo OFDM
Tín hiệu đo OFDM bao gồm chuỗi các symbol OFDM liên tục được định nghĩa trong mục 17 của tài liệu viện dẫn IEEE 802.11™-2016. Như vậy, tín hiệu đo OFDM không chứa thành phần mào đầu OFDM PHY như trong mục 17.3.3 của tài liệu viện dẫn IEEE 802.11™-2016.
- Khi đo khả năng phát hiện tín hiệu RLAN ở chế độ vận hành đa kênh theo Tùy chọn 1, tín hiệu đo OFDM sẽ xuất hiện trên tất cả các kênh được sử dụng. Tuy nhiên, nếu thực hiện đo tuần tự trên các kênh, tín hiệu đo OFDM sẽ chỉ xuất hiện trên kênh vận hành được đo;
- Khi đo khả năng phát hiện tín hiệu RLAN ở chế độ vận hành đa kênh theo Tùy chọn 2, tín hiệu đo chỉ xuất hiện ở kênh vận hành phụ.
A.7.3. Tín hiệu đo LTE
Tín hiệu đo LTE là tín hiệu liên tục có băng thông 20 MHz được định nghĩa trong mục 6.1.1.1 của tài liệu viện dẫn ETSI TS 136 141.
- Khi đo khả năng phát hiện tín hiệu RLAN ở chế độ vận hành đa kênh theo Tùy chọn 1, tín hiệu đo LTE sẽ xuất hiện trên tất cả các kênh được sử dụng. Tuy nhiên, nếu thực hiện đo tuần tự trên các kênh, tín hiệu đo LTE sẽ chỉ xuất hiện trên kênh vận hành được đo;
- Khi đo khả năng phát hiện tín hiệu RLAN ở chế độ vận hành đa kênh theo Tùy chọn 2, tín hiệu đo chỉ xuất hiện ở kênh vận hành phụ.
B.7.4. Thủ tục đánh giá tín hiệu đo
Tín hiệu đo được kiểm tra theo thủ tục dưới đây.
Nối bộ tạo tín hiệu nhiễu với máy phân tích phổ. Đặt các thông số sau trên phân tích phổ:
- Centre Frequency: Tần số trung tâm danh định của tín hiệu nhiễu;
- Span: 2 x băng thông danh định của tín hiệu nhiễu;
- Resolution BW: xấp xỉ 1% băng thông danh định của tín hiệu nhiễu;
- Video BW: 3 × Resolution BW
- Sweep Points: 2 × Span / Resolution BW. Nếu phân tích phổ không hỗ trợ đến số điểm quét yêu cầu, có thể thực hiện phân đoạn băng thông và đo từng đoạn;
- Detector: Peak
- Trace Mode: Averaging
- Number of sweeps: Thích hợp để kết quả đo ổn định;
- Sweep time: Auto
Băng thông 99% (băng thông chứa đến 99% công suất) của tín hiệu nhiễu phải nằm trong khoảng từ 80% đến 100% băng thông kênh danh định của UUT. Để đảm bảo độ ổn định (phẳng) của nhiễu, băng thông 4 dB (băng thông gồm các điểm chênh lệch không quá 4 dB so với mức đỉnh) của tín hiệu nhiễu (bỏ qua biến động DC tại tần số trung tâm) phải nằm trong ít nhất 80% băng thông 99% của tín hiệu nhiễu.
Khi đo khả năng phát hiện tín hiệu RLAN ở chế độ vận hành đa kênh theo Tùy chọn 1, yêu cầu trên áp dụng đối với tín hiệu nhiễu tương ứng tất cả các kênh được sử dụng. Tuy nhiên, nếu thực hiện đo tuần tự trên các kênh, yêu cầu trên chỉ áp dụng với tín hiệu nhiễu tương ứng kênh vận hành được đo.
Khi đo khả năng phát hiện tín hiệu RLAN ở chế độ vận hành đa kênh theo Tùy chọn 2, yêu cầu trên chỉ áp dụng cho tín hiệu nhiễu tương ứng kênh vận hành phụ.
Mật độ phổ công suất của tín hiệu nhiễu được kiểm tra bằng cách thiết lập thông số phân tích phổ như sau:
- Centre Frequency: Tần số trung tâm danh định của tín hiệu nhiễu;
- Span: Băng thông danh định của tín hiệu nhiễu;
- Resolution BW: 1 MHz
- Video BW: 3 x Resolution BW
- Filter: Channel
- Detector: RMS
- Trace Mode: Clear Write
- Number of sweeps: Single
- Sweep time: 1 s (tốc độ quét có thể giảm sao cho không ảnh hưởng đến giá trị RMS của tín hiệu cần đo).
Giá trị đỉnh đo được ở trên là mật độ phổ công suất của tín hiệu nhiễu.
Khi kết hợp nhiều tín hiệu nhiễu để kiểm tra khả năng hoạt động đa kênh, các phép đo kiểm tra tín hiệu đo nói trên được thực hiện trên từng băng thông kênh danh định trong các kênh được sử dụng.
Phụ lục B
(Quy định)
Các thủ tục đo đối với phép đo bức xạ
B.1. Tổng quan
Phụ lục này đưa các thủ tục chung đối với các phép đo bức xạ bằng cách sử dụng các hệ thống đo kiểm và bố trí đo được mô tả trong Phụ lục A.
Tốt nhất, các phép đo bức xạ phải được thực hiện trong phòng FAR, như mô tả trong B.3. Đo bức xạ trong OATS hoặc SAR được mô tả trong B.2.
B.2. Đo bức xạ trong OATS hoặc SAR
B.2.1. Đo ngoài trời OATS
Đo bức xạ được thực hiện bằng cách sử dụng ăng ten đo và ăng ten thay thế trong không gian được trình bày trong mục A. Cấu hình và hiệu chuẩn thiết bị đo được thực hiện theo thủ tục sau.
UUT và ăng ten được chỉnh hướng sao cho công suất phát xạ thu được từ UUT là lớn nhất. Vị trí đặt và hướng được ghi trong Báo cáo đo.
a) Ăng ten đo (thiết bị 2 trong Hình B.1) phải được định hướng ban đầu là phân cực đứng trừ khi có các chỉ định khác và UUT (thiết bị 1 trong Hình C1) được đặt trên giá đỡ ở vị trí chuẩn của nó và được bật lên;
b) Thiết bị đo (thiết bị 3 trong Hình B.1) phải được kết nối tới ăng ten đo (thiết bị 2 trong hình B.1) như trình bày trong hình B.1;
c) UUT quay 360° quanh trục thẳng đứng cho đến khi thu được mức tín hiệu lớn nhất;
d) Ăng ten đo lại được điều chỉnh nâng lên hoặc hạ xuống trong khoảng độ cao quy định cho tới khi thu được mức tín hiệu lớn nhất. Ghi lại giá trị này;
e) Phép đo này được lặp lại đối với phân cực ngang.
Hình B.1 - Sơ đồ đo bức xạ
B.2.2. Đo trong phòng câm
Đo trong phòng câm được thiết lập và căn chỉnh tương tự như với đo ngoài trời trong B.2.1 nhưng bỏ qua bước căn chỉnh độ cao ăng ten đo.
B.2.3. Đo thay thế
Để xác định giá trị đo kiểm tuyệt đối, phương pháp đo thay thế như được mô tả trong các bước dưới đây phải được thực hiện:
1) Thay thế UUT với ăng ten thay thế được mô tả là thiết bị 1 trong hình B.1. Ăng ten đo và ăng ten thay thế là phân cực đứng;
2) Kết nối máy tạo tín hiệu với ăng ten thay thế và điều chỉnh đến tần số đo kiểm tra;
3) Nếu OATS hoặc SAR được sử dụng, ăng ten đo được nâng lên hoặc hạ xuống để đảm bảo tín hiệu thu được là lớn nhất;
4) Sau đó công suất của máy tạo tín hiệu được điều chỉnh cho tới khi cùng mức thu được như đã ghi từ UUT;
5) Công suất bực xạ bằng công suất cung cấp bởi máy tạo tín hiệu cộng với tăng ích của ăng ten thay thế trừ đi suy hao cáp (theo dB);
6) Phép đo được lặp lại đối với phân cực ngang.
Với các phòng đo hay không gian đo gắn cố định ăng ten đo và cho phép điều chỉnh vị trí UUT, có thể sử dụng các giá trị hiệu chuẩn lắp đặt của phòng đo hay không gian đo để thay thế cho các bước thực hiện nói trên.
B.3. Hướng dẫn đối với đo khả năng thích nghi
B.3.1 Cấu hình đo
Hình B.2 biểu diễn cấu hình được sử dụng trong phép đo cơ chế truy nhập của UUT. Để tránh ảnh hưởng của tín hiệu khác và môi trường đến kết quả phép đo, việc thực hiện đo được thực hiện trong phòng câm.
Hình B.2 - Cấu hình đo truy nhập thích nghi
B.3.2. Hiệu chuẩn cấu hình đo
Trước khi thực hiện đo, cần thực hiện hiệu chuẩn cấu hình đo.
Hình B.B.3 biểu diễn sơ đồ hiệu chuẩn cấu hình đo trong Hình B.B.2 bằng cách sử dụng ăng ten thay thế và phân tích phổ. Việc hiệu chuẩn được thực hiện để đảm bảo mức tín hiệu nhiễu tại đầu vào ăng ten thay thế tương ứng với mức sẽ được sử dụng trong phép đo dẫn khi sử dụng ăng ten tăng ích 0 dBi để đưa đến UUT.
Với phòng đo có ăng ten cố định và cho phép thay đổi được vị trí UUT, có thể sử dụng các giá trị hiệu chuẩn do phòng đo cung cấp.
Hình B.3 - Cấu hình hiệu chuẩn phép đo bức xạ cơ chế truy nhập thích nghi
B.3.3. Phương pháp đo
Thủ tục đo bao gồm các bước sau:
- Thay thế ăng ten thay thế với UUT, thực hiện một lần hiệu chuẩn.
- UUT phải được định vị để có công suất e.i.r.p. lớn nhất hướng về phía ăng ten loa.
CHÚ THÍCH: vị trí thiết lập được ghi trong Báo cáo đo.
B.4. Hướng dẫn đo kiểm đặc tính chặn của máy thu
A.4.1. Cấu hình đo
Hình B.4 minh họa cấu hình đo để việc bố trí được sử dụng để thực hiện đo bức xạ khả năng chặn máy thu. Để đảm bảo kết quả đo chính xác, không bị tác động của môi trường bên ngoài, bài đo được thực hiện trong phòng SAR, FAR.
Hình B.4 - Cấu hình đo đặc tính chặn máy thu bằng phương pháp đo bức xạ
B.4.2. Hiệu chuẩn cấu hình đo
Trước khi thực hiện đo, cần thực hiện hiệu chuẩn cấu hình đo. Hình B.5 biểu diễn sơ đồ hiệu chuẩn cấu hình đo trong Hình B.4 bằng cách sử dụng ăng ten thay thế và phân tích phổ. Việc hiệu chuẩn được thực hiện để đảm bảo mức tín hiệu nhiễu tại đầu vào ăng ten thay thế tương ứng với mức sẽ được sử dụng trong phép đo dẫn khi sử dụng ăng ten tăng ích 0 dBi để đưa đến UUT.
Với phòng đo có ăng ten cố định và cho phép thay đổi được vị trí UUT, có thể sử dụng các giá trị hiệu chuẩn do phòng đo cung cấp.
Hình B.5 - Cấu hình hiệu chuẩn đo đặc tính chặn máy thu
B.4.3. Phương pháp đo
Thủ tục đo bao gồm các bước sau:
● Thay thế ăng ten thay thế với UUT; thực hiện một lần hiệu chuẩn.
● UUT phải được định vị để có công suất e.i.r.p. lớn nhất hướng về phía ăng ten loa.
CHÚ THÍCH: vị trí thiết lập được ghi trong Báo cáo đo.
Phụ lục C
(Quy định)
Mã HS thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz
TT |
Tên sản phẩm, hàng hóa theo QCVN |
Mã số HS |
Mô tả sản phẩm, hàng hóa |
01 |
Thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz có công suất bức xạ đẳng hướng tương đương từ 60 mW trở lên |
8517.62.51 |
Thiết bị thu-phát sóng WiFi sử dụng trong mạng nội bộ không dây ở băng tần 5 GHz (Modem WiFi, bộ phát WiFi) có công suất bức xạ đẳng hướng tương đương từ 60 mW trở lên, có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều chức năng sau: - Thu phát vô tuyến sử dụng kỹ thuật điều chế trải phổ trong băng tần 2,4 GHz; - Đầu cuối thông tin di động GSM; - Đầu cuối thông tin di động W-CDMA FDD; - Đầu cuối thông tin di động E-UTRA FDD (4G/LTE); - Đầu cuối thông tin di động thế hệ thứ năm (5G); - Thu phát vô tuyến cự ly ngắn khác. |
|
|
8525.80.40 |
Flycam (camera truyền hình, camera kỹ thuật số và camera ghi hình ảnh được gắn trên thiết bị bay) sử dụng công nghệ điều khiển từ xa, truyền hình ảnh bằng sóng vô tuyến điều chế trải phổ trong băng tần 5 GHz và có công suất bức xạ đẳng hướng tương đương từ 60 mW trở lên. |
|
|
8802.20.90 |
UAV/Drone (phương tiện bay được điều khiển từ xa, có thể tích hợp thiết bị camera truyền hình, camera kỹ thuật số và camera ghi hình ảnh) sử dụng công nghệ điều khiển từ xa, truyền hình ảnh bằng sóng vô tuyến điều chế trải phổ trong băng tần 5 GHz và có công suất bức xạ đẳng hướng tương đương từ 60 mW trở lên. |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] Directive 1999/5/EC of the European Parliament and of the Council of 9 March 1999 on radio equipment and telecommunications terminal equipment and the mutual recognition of their conformity (R&TTE Directive).
[2] FCC PART 15.247: Code of Federal Regulations (USA), Title 47 Telecommunications, Chapter 1 Federal Communications Commission, Part 15 Radio Frequency Devices, Subpart C - Intentional Radiators, §15.247 Operation within the bands 902 - 928 MHz, 2400 - 2483.5 MHz, and 5725 - 5850 MHz.
[3] FCC PART 15.407: Code of Federal Regulations (USA), Title 47 Telecommunications, Chapter 1 Federal Communications Commission, Part 15 Radio Frequency Devices, Subpart E - Unlicensed National Information Infrastructure Devices, §15.407 General technical requirements.
[4] CISPR 16-1: "Specification for radio disturbance and immunity measuring apparatus and methods - Part 1: Radio disturbance and immunity measuring apparatus".
[5] ECC/DEC(04)08: "ECC Decision of 12 November 2004 on the harmonised use of the 5 GHz frequency bands for the implementation of Wireless Access Systems including Radio Local Area Networks (WAS/RLANs)".
[6] ETSI EN 301 489: "Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); ElectroMagnetic Compatibility (EMC) standard for radio equipment and services".
[7] ITU-R M.1652: Dynamic frequency selection (DFS) in wireless access systems including radio local area networks for the purpose of protecting the radiodetermination service in the 5 GHz band.
[8] ETSI EN 301 893 V2.1.1 (2017-05): 5 GHz RLAN; Harmonised Standard covering the essential requirements of article 3.2 of Directive 2014/53/EU.
MINISTRY OF INFORMATION AND COMMUNICATIONS No. 11/2021/TT-BTTTT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence – Freedom – Happiness Hanoi, October 28, 2021 |
CIRCULAR
Promulgating “National Technical Regulation on Radio Access Equipment Operating in the 5 GHz Band”
_____________________
Pursuant to the Law on Standards and Technical Regulations dated June 29, 2006;
Pursuant to the Law on Telecommunications dated November 23, 2009;
Pursuant to the Law on Radio Frequencies dated November 23, 2009;
Pursuant to Decree No. 127/2007/ND-CP dated August 1, 2007 of the Government detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Standards and Technical Regulations;
Pursuant to Decree No. 78/2018/ND-CP dated May 16, 2018 of the Government amending and supplementing a number of articles of the Decree No. 127/2007/ND-CP dated August 1, 2007 of the Government detailing the implementation of a number of articles of the Law on Standards and Technical Regulations;
Pursuant to Decree No. 17/2017/ND-CP dated February 17, 2017 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Information and Communications;
At the proposal of the Director General of the Department of Science and Technology,
The Minister of Information and Communications hereby promulgates the Circular promulgating the National Technical Regulation on Radio Access Equipment Operating in the 5 GHz Band.
Article 1. This Circular is promulgated together with the National Technical Regulation on Radio Access Equipment Operating in the 5 GHz Band (QCVN 65: 2021/BTTTT).
Article 2. Effect
1. This Circular takes effect on May 01, 2022.
2. The National Technical Regulation on Radio Access Equipment Operating in the 5 GHz Band, Code: QCVN 65:2013/BTTTT specified in Clause 1, Article 1 of Circular No. 01/2013/TT-BTTTT dated January 10, 2013 of the Minister of Information and Communications promulgating the National Technical Regulation on telecommunications expires from July 1, 2023.
Article 3. Roadmap for application
1. From July 1, 2023, domestically imported and manufactured 5 GHz band radio access equipment terminals must meet the requirements specified in QCVN 65:2021/BTTTT before being available in the market.
2. Enterprises, organizations and individuals are encouraged to manufacture and import 5 GHz radio access equipment applied the provisions of QCVN 65:2021/BTTTT from the effective date of this Circular.
Article 3. The Chief of Office, Director General of the Department of Science and Technology, Heads of agencies and units under the Ministry of Information and Communications, Directors of Departments of Information and Communications of provinces and centrally run cities and relevant organizations and individuals shall implement this Circular./.
|
THE MINISTER
Nguyen Manh Hung |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
QCVN 65:2021/BTTTT
NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON RADIO ACCESS EQUIPMENT OPERATING IN THE 5 GHZ BAND
HA NOI - 2021
CONTENTS
1.2. Subjects of application. 6
1.3. Environmental conditions 6
1.5. Interpretation of terms. 7
2.1. Nominal center frequency. 12
2.2. Nominal channel bandwidth and occupied channel bandwidth. 13
2.3. RF transmit power, transmit power control (TPC) and power density. 13
2.4 Transmitter unwanted emissions. 15
2.4.1. Transmitter unwanted emissions in 5 GHz RLAN out-of-band domain. 15
2.4.2. Transmitters unwanted emissions within the 5 GHz RLAN bands. 16
2.5. Receiver spurious emissions 17
2.6. Dynamic Frequency Selection (DFS) 17
2.6.1. Requirements for FBE. 18
2.6.2. Requirements for LBE. 20
2.6.3. Mechanism of short control signaling on FBE and LBE. 25
3.1.1. Normal and critical conditions. 27
3.1.2. Test uncertainty condition. 27
3.1.6. Conduction and radiation test 30
3.2.4. RF output power, TPC and power density. 33
3.2.5. Unwanted emissions out of the 5 GHz band. 43
3.2.6. Unwanted emissions in the 5 GHz RLAN band. 46
3.2.7. Spurious emissions of receiver 47
3.2.9. Receiver blocking feature. 65
5. RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS. 66
6. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION.. 66
Appendix A (Normative) Radiation test site and scheme. 68
Appendix B (Normative) Radiation test procedures. 75
Appendix C (Normative) HS Code for 5 GHz radio access equipment 79
Bibliography of References. 80
Foreword
QCVN 65:2021/BTTTT replaces QCVN 65:2013/BTTTT.
QCVN 65:2021/BTTTT was compiled by the Research Institute of Posts and Telecommunications and the Department of Science and Technology, submitted to the Department of Science and Technology, reviewed by the Ministry of Science and Technology, and promulgated by the Ministry of Information and Communications together with Circular No. /2021/TT-BTTTT dated 2021.
NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON RADIO ACCESS EQUIPMENT OPERATING IN THE 5 GHZ BAND
1. GENERAL PROVISIONS
1.1. Scope of regulation
This National Technical Regulation applies to radio intranet equipment (RLAN equipment operating in 5 GHz band) capable of operating in all or some of the bands specified in Table 1.
This Regulation sets forth bandwidth access requirements for sharing bandwidth resources with other equipment.
Table 1- Operating frequency range of 5 GHz band RLAN equipment
Function |
Band |
Transmitting |
5,150 MHz to 5,350 MHz |
Receiving |
5,150 MHz to 5,350 MHz |
Transmitting |
5,470 MHz to 5,850 MHz |
Receiving |
5,470 MHz to 5,850 MHz |
HS codes of radio access equipment in the 5 GHz band are specified in Appendix c.
1.2. Subjects of application
This Regulation applies to organizations and individuals that import, manufacture and operate the equipment capable of accessing radio in the 5 GHz RLAN band within the scope of this Regulation in the territory of Vietnam.
1.3. Environmental conditions
The specifications of this Regulation apply in the operating environment conditions of the equipment as declared by the manufacturer. The equipment shall comply with all specifications of this Regulation when operating within the boundary limits of the declared operating environmental conditions.
1.4. Normative references
ETSI TR 100 028-1: "Electromagnetic compatibility and Radio Spectrum Matters (ERM); Uncertainties in the measurement of mobile radio equipment characteristics; Part 1".
R 100 028-2: "Electromagnetic compatibility and Radio Spectrum Matters (ERM); Uncertainties in the measurement of mobile radio equipment characteristics; Part 2".
IEEE std. 802.11TM-2016, IEEE standard for Information Technology— Telecommunications and Information Exchange between Systems—Local and Metropolitan Area Networks—Specific Requirements. Part 11: Wireless LAN Medium Access Control (MAC) and Physical Layer (PHY) Specifications.
ETSI TS 136 141 (V13.5.0) October 2016): "LTE; Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA); Base station (BS) conformance testing (3GPP TS 36.141 version 13.5.0 Release 13).
1.5. Interpretation of terms
1.5.1. 5 GHz RLAN band
The band covers the frequency bands from 5,150 MHz to 5,350 MHz and from 5,470 MHz to 5,850 MHz.
1.5.2. Adaptive equipment
The device operates in adaptive mode.
1.5.3. Adaptive mode
The mode of equipment changes to adapt to the operating environment conditions by determining other influential transmission factors in the operating band.
1.5.4. Ad-hoc mode
Operation mode of equipment when connected directly, temporarily with each other without any network management.
1.5.5. Antenna array
Two or more antennas combine in one unit and operate simultaneously.
1.5.6. Antenna assembly
Including antenna, coaxial cable and connectors, and switches if used.
Note 1 to entry: Antenna assembly corresponds to a component in a transmitting arm.
Note 2 to entry: Antenna assembly gain is the gain of the antenna itself, not including the gain resulting from the use of processing technologies such as beam navigation.
1.5.7. Available channel
The defined channel is available for immediate use as the active channel.
NOTE: Usable channels with a nominal bandwidth which are entirely in the 5 150 MHz to 5 250 MHz frequency ranges are available channels without any means of determining availability.
1.5.8. Backoff procedure
Procedure to share common resources by randomly transmitting from devices that require access to the operating channel to transmit information.
1.5.9. beamforming gain
Gain due to using beam navigation technique in smart antenna system.
NOTE: The beamforming gain is independent and separate from antenna gain.
1.5.10. Burst
Period during which radio waves are intentionally transmitted, preceded and succeeded by periods during which no intentional transmission is made
1.5.11. Channel
Minimum amount of spectrum used by a single RLAN device to receive and transmit radio information
NOTE: An RLAN device is permitted to operate in one or more adjacent or non-adjacent channels simultaneously.
1.5.12. CAE (Channel Access Engine) procedure
Procedure used to determine whether transmission is allowed.
1.5.13. Channel plan
The list includes the channel center frequencies along with the corresponding nominal channel bandwidth.
1.5.14. CCA (Clear Channel Assessment) procedure
Procedure used by a device to determine the likelihood of a channel being used by another device for communication.
1.5.15. Combined equipment
Equipment with several components, of which at least one component has a radio transceiver function within the scope of regulation.
1.5.16. Contention Window (CW)
Main parameter for determining the duration of the backoff procedure.
1.5.17. Dedicated antenna
The antenna is outside the device, connected to the device by a connector, cable, or waveguide.
1.5.18. Energy detection
Mechanism used by an adaptive system to determine the likelihood of other equipment operating in the channel by detecting the signal level emitted by those devices.
1.5.19. Environmental conditions
The range of environmental conditions in which the equipment operates must comply with all the regulations set out in this Regulation.
1.5.20. Frame Based Equipment (FBE)
The device periodically receives and transmits with a period equal to the Fixed Frame Period.
1.5.21. Integrated antenna
The antenna is designed as a permanent part of the equipment (not via a connector) and cannot be detached from the equipment to be replaced by another antenna.
NOTE The Integrated antenna can be inside or outside the equipment, but connected to the rest of the equipment by means of cable or waveguide, not using a detachable connector.
1.5.22. LBT (Listen Before Talk)
The equipment uses the CCA function before using the channel.
1.5.23. LBE (Load Based Equipment)
The equipment generates, receives and transmits radio according to the demand for information, which is not fixed over time.
1.5.24. Master mode
The mode of the equipment with DFS (Dynamic Frequency Selection) thanks to radar interference detection (RID - Radar Interference Detection) used to control other RLAN equipment operating in Slave mode.
1.5.25. Multi-radio equipment
Combined equipment with at least 2 radio units (transmitter, receiver or transceiver) or radio equipment capable of operating in at least 2 bands simultaneously.
1.5.26. Observation slot
The period of time used by the equipment to check the presence of other RLAN equipment on the active radio channel.
1.5.27. Operating channel
The available channel is used by the RLAN equipment to initiate transceiver.
1.5.28. Post backoff procedure
The backoff procedure is applied immediately after each successful transmission.
1.5.29. Prioritization period
The period of time includes initialization and observation to check that another RLAN equipment transmits on the active channel.
1.5.30. Receiver chain
The part includes the receiver circuit and the corresponding antenna.
1.5.31. RLAN device
The 5 GHz wireless access device is capable of being used in an internal wireless network.
1.5.32. Simulated radar burst
A series of cyclic radio pulses used for measurement purposes.
1.5.33. Slave mode
Mode when the transceiver of the RLAN device is controlled by the master RLAN device when performing DFS.
When set to Slave mode, an RLAN device is called a Slave device.
1.5.34. Smart antenna systems
The device combines many transmitting and receiving antennas capable of signal processing to improve throughput or optimize radio reception and transmission.
1.5.35. Stand-alone radio equipment
Equipment used in a radio network capable of independent operation.
1.5.36. Sub-band
Part of the 5 GHz RLAN band.
1.5.37. Total occupied bandwidth
Sum of the nominal bandwidths in the case of equipment operating simultaneously on adjacent or non-adjacent channels.
1.5.38. Transmit chain
The part includes the transmitter circuit and the corresponding antenna.
1.5.39. TPC (Transmit Power Control)
The technique allows the radio transmitter output power to be controlled to reduce interference to other systems.
1.5.40. Unavailability channel
The channel cannot be used by RLAN device for a certain period of time (called the Non Occupancy Period (NOP)) when a radar signal is detected on that channel.
1.5.41. Unusable channel
The declared channel cannot be used in the list of channels due to a radar signal detected on it.
1.5.42. Usable channel
The channel is in the list of declared channels available for use by the RLAN device.
1.6. Symbols
A Measured output power
D Measured power density
dBm Power ratio in decibels (dB) of the measured power referenced to one milliwatt (mW)
dBW Power ratio in decibels (dB) of the measured power referenced to one watt (mW)
E Field strength
Eo Reference Field Strength
fc Carrier frequency
G Antenna gain
GHz Gigahertz
Hz Hertz
kHz kiloHertz
MHz Megahertz
ms millisecond
mW milliwatt
n Number of channels
p Priority cycle counter
PH EIRP calculated at max power level
PL EIRP calculated at min power level
Pburst Mean power over the transmission burst
PD Calculated Power Density
Pd Detection Probability
q Backoff procedure related counter
R Distance
Rch Number of active receiver chains
R0 Reference distance
S0 Signal power
T0 Time instant
T1 Time instant
T2 Time instant
T3 Time instant
W Radar pulse width
x Observation period
Y Beamforming (antenna) gain
1.7. Abbreviations
ACK |
ACKnowledgement |
AWGN |
Additive White Gaussian Noise |
BW |
BandWidth |
CCA |
Clear Channel Assessment |
COT |
Channel Occupancy Time |
DC |
Direct Current |
DFS |
Dynamic Frequency Selection |
e.i.r.p. |
equivalent isotropically radiated power |
e.r.p. |
effective radiated power |
ED |
Energy Detect |
FAR |
Fully Anechoic Room |
IEEE |
Institute of Electrical and Electronic Engineers |
LBT |
Listen Before Talk |
LPDA |
Logarithmic Periodic Dipole Antenna |
OFDM |
Orthogonal Frequency Division Multiplexing |
PER |
Packet Error Rate |
PHY |
Physical Layer |
ppm |
parts per million |
RBW |
Resolution BandWidth |
RF |
Radio Frequency |
RLAN |
Radio Local Area Network |
RMS |
Root Mean Square |
SAR |
Semi Anechoic Room |
TL |
Threshold Level |
TPC |
Transmit Power Control |
Tx |
Transmitter |
UUT |
Unit Under Test |
VBW |
Band width Video |
2. SPECIFICATIONS
2.1. Nominal center frequency
2.1.1. Definition
The nominal center frequency is the center frequency of the active channel.
RLAN device usually operates on one or several fixed frequencies. The device is allowed to change its nominal operating frequency when the interference is detected or to avoid interference to other device and to meet frequency planning requirements.
2.1.2. Limits
The nominal center frequency (fc) for a nominal channel bandwidth of 20 MHz is determined by (1):
5,160 +(g x 20) MHz (1)
where, g is an integer satisfying 0 ≤ g ≤ 9 or 16 ≤ g ≤ 29.
The nominal center frequency is allowed to differ by not more than 200 kHz from the value specified in formula (1). The manufacturer shall declare if the nominal center frequency is used.
The (actual) operating center frequency for any given channel must be maintained within fc ± 20ppm.
2.1.3. Measurement
Use the measurement method as specified in 3.2.2.
2.2. Nominal channel bandwidth and occupied channel bandwidth
2.2.1. Definition
Nominal channel bandwidth: the widest frequency band assigned to an independent channel, including guard bandwidth.
Occupied channel bandwidth: bandwidth containing 99 % of the power of the signal.
When the device has simultaneous transmissions in adjacent channels, these transmissions may be considered as one signal with an actual Nominal Channel Bandwidth of 'n' times the individual Nominal Channel Bandwidth where 'n' is the number of adjacent channels.
When the device has simultaneous transmissions in non-adjacent channels, each power envelope shall be considered separately
2.2.2. Limits
The nominal channel bandwidth for a single active channel is 20 MHz.
In addition, the device may use the minimum nominal channel bandwidth of 5 MHz if it still meets the nominal center frequency requirement in section 2.1.
The occupied channel bandwidth must be between 80% and 100% of the nominal channel bandwidth.
If a smart antenna system with multiple transmit antennas is used, the nominal channel bandwidth and occupied channel bandwidth on each transmitting branch must meet the above requirements.
The occupied channel bandwidth can vary with time or payload.
During the COT period, the device may use a temporary occupied channel bandwidth less than 80% of the nominal channel bandwidth but not less than 2 MHz.
2.2.3. Measurement
Use the measurement method as specified in 3.2.3.
2.3. RF transmit power, transmit power control (TPC) and power density
2.3.1. Definition
RF transmit power: mean equivalent isotropically radiated power (e.i.r.p.) during a transmission burst.
Transmit Power Control (TPC): a mechanism to be used by the RLAN device to ensure a mitigation factor of at least 3 dB on the total power from a large number of devices. This requires the RLAN device to have a TPC range from which the lowest value is at least 6 dB below the values for mean e.i.r.p. given in table 2.
Power density: the equivalent Isotropically Radiated Power (e.i.r.p.) density during a transmission burst.
The limits below are applicable throughout the system and in any configuration, taking into account the antenna gain of the integrated or dedicated antenna as well as the additional gain (beam format) in the case of smart antenna systems.
In case of multiple (adjacent or non-adjacent) channels within the same sub-band, the total RF output power of all channels in that sub-band shall not exceed the limits defined in Table 2 and Table 3.
In case of multiple, non-adjacent channels operating in separate sub-bands, the total RF output power in each of the sub-bands shall not exceed the limits defined in Table 2 and Table 3.
2.3.2 Limits
The limits below apply system-wide in all configurations, taking into account the integrated or dedicated antenna gain and the gain resulting from the use of smart antennas. If the device uses adjacent or separate multiple channels within the sub-band, the RF output power on the sub-band is determined by the total power on the channels and shall not be greater than the limit. If the device operates on channels that are not in the sub-band, the RF output power on each component band is equal to the sum of the RF output power of the channels in that band and must not be greater than the limit.
TPC is not required for channels whose nominal bandwidth falls completely within the band 5 150 MHz to 5 250 MHz.
For the devices with TPC, the RF output power and the power density when configured to operate at the highest stated power level (PH) of the TPC range shall not exceed the levels given in Table 2.
If the device is allowed to operate without TPC, see Table 2 for the applicable limits in this case.
Table 2: Mean e.i.r.p. limits for RF output power and power density at the highest power level (PH)
Band [MHz] |
Mean e.i.r.p. limit at PH |
Mean e.i.r.p. density limit [dBm/MHz] |
||
with TPC |
without TPC |
with TPC |
without TPC |
|
5,150 to 5,350 |
23 |
20 / 23 (see note 1) |
10 |
7 / 10 (see note 2) |
5,470 to 5,725 |
30 (see note 3) |
27 (see note 3) |
17 (see note 3) |
14 (see note 3) |
NOTE 1: The applicable limit is 20 dBm, except for transmissions whose nominal bandwidth falls completely within the band 5 150 MHz to 5 250 MHz, in which case the applicable limit is 23 dBm. NOTE 2: The applicable limit is 7 dBm/MHz, except for transmissions whose nominal bandwidth falls completely within the band 5 150 MHz to 5 250 MHz, in which case the applicable limit is 10 dBm/MHz. NOTE 3: Slave devices without a Radar Interference Detection function shall comply with the limits for the band 5 250 MHz to 5 350 MHz. |
Table 3: Mean e.i.r.p. limits for RF output power at the lowest power level (PL)
Band |
Mean e.i.r.p at PL [dBm] |
5,250 MHz to 5,350 MHz |
17 |
5,470 MHz to 5,850 MHz |
24 (see note) |
NOTE: Slave devices without a Radar Interference Detection function shall comply with the limits for the band 5 250 MHz to 5 350 MHz. |
2.3.3. Measurement
Use the measurement method as specified in 3.2.4.
2.4 Transmitter unwanted emissions
2.4.1. Transmitter unwanted emissions in 5 GHz RLAN out-of-band domain
2.4.1.1. Definition
Transmitters unwanted emissions in 5 GHz RLAN out-of-band domain are emissions outside the 5 GHz RLAN band defined in 1.5.1.
2.4.1.2. Limits
The unwanted emissions in 5 GHz RLAN out-of-band domain shall not exceed the limits specified in Table 4.
For the device with an antenna connector, the upper limits apply to emissions at the antenna port.
For enclosure ports or integrated antenna device without the antenna connector, the limits apply to the value of e.r.p. at frequencies up to 1 GHz and e.i.r.p. at frequencies greater than 1 GHz.
Table 4 - Transmitters unwanted emissions in 5 GHz RLAN out-of-band domain
Frequency range |
Maximum power |
Bandwidth |
30 MHz to 47 MHz |
-36 dBm |
100 kHz |
47 MHz to 74 MHz |
-54 dBm |
100 kHz |
74 MHz to 87.5 MHz |
-36 dBm |
100 kHz |
87.5 MHz to 118 MHz |
-54 dBm |
100 kHz |
118 MHz to 174 MHz |
-36 dBm |
100 kHz |
174 MHz to 230 MHz |
-54 dBm |
100 kHz |
230 MHz to 470 MHz |
-36 dBm |
100 kHz |
470 MHz to 862 MHz |
-54 dBm |
100 kHz |
862 MHz to 1 GHz |
-36 dBm |
100 kHz |
1 GHz to 5.35 GHz |
-30 dBm |
1 MHz |
5.35 GHz to 5.470 GHz |
-30 dBm |
1 MHz |
5.470 GHz to 26 GHz |
-30 dBm |
1 MHz |
2.4.1.3. Measurement
Use the measurement method as specified in 3.2.5.
2.4.2. Transmitters unwanted emissions within the 5 GHz RLAN bands
2.4.2.1. Definition
Unwanted emissions of transmitters in the 5 GHz RLAN band as defined in 1.5.1.
2.4.2.2. Limits
The power density (determined over a 1 MHz bandwidth) of the unwanted emissions of transmitters within the 5 GHz RLAN band shall be not more than -30 dBm/MHz and the limits determined by the spectrum mask in Fig. 1. The limits in Fig. 1 are comparisons corresponding to the maximum power density of RLAN device over 1 MHz bandwidth.
The spectrum mask in Fig. 1 applies only to the operating band of the device. Outside the operating band of the device, the limits are determined as in clause 2.4.1.
In the case of smart antenna system with multiple transmit chains, the transmitted emissions per transmit chain shall satisfy the limit specified from Fig 1.
For device transmitting simultaneously in adjacent channels, the above limits apply as for device transmitting on a total channel with a bandwidth equal to n times the nominal bandwidth of each channel, where 'n' is the number of adjacent channels used simultaneously.
For simultaneous transmissions in multiple non-adjacent channels, the application of the limits shall be as follows:
– the unwanted emission of each channel shall not exceed the spectrum mask in Fig.1;
- At each frequency, the maximum spectrum mask level determined from the emission of each channel used by the device shall be considered as the limit level in the spectrum mask corresponding to that frequency.
Figure 1: Transmit spectral power mask
2.4.2.3. Measurement
Use the measurement method as specified in 3.2.6.
2.5. Receiver spurious emissions
2.5.1. Definition
Emissions on any frequency when the device is in receiving mode.
2.5.2. Limits
Receiver spurious emissions shall not exceed the limits specified in Table 5.
For the device with the antenna connector, the upper limits apply to emissions at the antenna port.
For enclosure ports or integrated antenna device without the antenna connector, the limits apply to the value of e.r.p. at frequencies up to 1 GHz and e.i.r.p. at frequencies greater than 1 GHz.
Table 5 - Spurious radiated emission limits
Frequency range |
Maximum power
|
Measurement bandwidth |
30 MHz to 1 GHz |
-57 dBm |
100 kHz |
1 GHz to 26 GHz |
-47 dBm |
1 MHz |
2.5.3 Measurement
Use the measurement method as specified in 3.2.7.
2.6. Dynamic Frequency Selection (DFS)
The mechanism used by the device to automatically limit transmission and access to the operating channel.
RLAN will use Dynamic Frequency Selection (DFS) function to detect the interference from radar systems (radar detection) and to avoid co-channel operation with these systems.
The DFS function is described under the conditions under which the device may transmit, transmission is allowed in conjunction with the condition that it is not prohibited under to the adaptive function requirements.
There are two types of adaptive devices:
- Frame based equipment (FBE);
- Load Based Equipment (LBE).
2.6.1. Requirements for FBE
2.6.1.1. Introduction
FBE will implement LBT mode access to detect signals from other RLAN devices transmitting on a given operating channel.
The FBE arranges the reception and transmission periodically with the period specified by the FFP parameter. Each observation slot used shall have a duration of not less than 9 μs.
The device that initiates a sequence of one or more transmitted signals is called the initiating device. Otherwise, the device is called the responding device.
FBE may be the initiating device, responding device or both. The access mechanism for the LBE as the initiating device shall comply with the provisions of 2.6.1.2. The access mechanism for responding device for the LBE shall comply with the provisions of 2.6.1.3.
If simultaneous transmission is possible on adjacent or separate operating channels, the FBE is permitted to use any 20 MHz combination/group of operating channels within the list of nominal center frequencies (see 2.1) if satisfying the channel access requirement for the initiating device as specified in 2.6.1.2 on each 20 MHz operating channel.
2.6.1.2. Access mechanism of the initiating device
The initiating device LBE that performs channel access sastifies following requirements:
1) The manufacturer must declare the supported FFP fixed frame cycle times and these must be between 1 ms and 10 ms. The signal is transmitted only at the beginning of the FFP cycle as shown in Fig. 2. The device may change the FFP fixed frame period but the maximum frequency of change is only 1 time in every 200 ms interval.
2) Just before the start of transmission on the operating channel at the start of the FFP cycle, the LBE shall perform a CCA check in one observation slot. The operating channel will be considered to be used if the energy level above it exceeds the ED Threshold Level (TL) limit as in requirement (6) in this section. If the specified operating channel is not in use, the LBE may transmit on it as shown in Fig. 2.
If a used operating channel is detected, the device will not broadcast on that channel for the next immediate FFP cycle. However, the FBE is allowed to transmit a short control signal on this channel if the requirements specified in clause 2.6.3 are satisfied.
If simultaneous transmission on operating channels is possible, the device is allowed to transmit on any operating channel that is confirmed to be available by the CCA check procedure. The total time when the FBE is allowed to transmit on a given operating channel without re-doing the CCA check procedure is called the channel occupancy time (COT). During that time, the device may transmit multiple times on the operating channel without further CCA check if the interval between two consecutive transmissions does not exceed 16 μs. If it is expected to start transmitting more than 16 μs after the previous one, the device must perform a channel availability assertion through a new CCA check just before it is transmitted. All transmission pauses are included in the COT.
3) The initiating device FBE is authorized to issue authentication to one or more of the relevant responding device for the duration of the channel occupation. The responding device that receives the authentication shall follow the procedure specified in section 2.6.1.3.
4) The channel occupancy time (COT ) shall not be more than 95% of the FFP cycle. The next time when the channel is occupied is called the idle time. The idle time should not be less than 5% of the COT and not less than 100 μs.
5) When the intended packet is received, the device may bypass the CCA to immediately process transmission of management and control frames such as ACK. The total time for the device to perform consecutive transmission processing without performing a new CCA must not exceed the maximum COT value as specified in step (4) of this section. For multi-cast transmission, ACK messages corresponding to the same data packets from other devices are allowed to be transmitted consecutively.
6) The ED Threshold Level (TL) at the receiver input is determined by the maximum transmit power according to the following expression (assuming an isotropic receiving antenna and the power used is e.i.r.p in dBm):
-75 dBm/MHz, if PH ≤ 13 dBm;
-85 dBm/MHz + (23 dBm - PH) if 13 dBm < PH < 23 dBm;
-85 dBm/MHz, if PH ≥ 23 dBm.
Figure 2 - Structure in the FFP fixed frame cycle
2.6.1.3. Access mechanism of responding device
Requirement 3) in 2.6.1.2 specifies an initiating device procedure that grants the permission to the responding device to transmit on the operating channel for the duration of the current FFP fixed frame cycle. The responding device that receives the broadcast permission shall comply with the procedures steps 1) through 3) in this section.
1) The responding device authorized to transmit from an initiating device may transmit on the operating channel as follows:
a) The responding device may transmit without performing the CCA observation procedure if the transmission time is not more than 16 μs from the previous transmission time of the initiating device.
b) The responding device that has not transmitted within 16 μs of the previous transmission of initiating device shall perform a CCA channel check on the operating channel prior to transmission. The CCA procedure shall execute in the observation slot not exceeding 25 μs from the time of previous transmission of the initiating device.
If the signal detected when observation is greater than the ED Threshold Level (TL) in item 6) of section 2.6.1.2, the responding device must proceed according to step 3) in this section. In contrast, the responding device is processed in accordance with step 2) of this section.
2) The responding device may transmit on the operating channel for the remainder of the COT period of the current FFP cycle. The responding device may transmit multiple times on the operating channel if the interval between successive transmissions does not exceed 16 μs. When the transmission is complete, the responding device will follow the procedure in step 3).
b) The responding device that has not transmitted within 16 μs of the previous transmission of the grant initiator shall perform a CCA channel check on the operating channel prior to transmission.
3) The responding device has lost broadcast permissions.
2.6.2. Requirements for LBE
2.6.2.1. Introduction
The LBE will implement a Listen Before Talk (LBT) channel access mechanism to detect that an RLAN signal has been transmitted on the operating channel.
2.6.2.2. Adaptive Classification
The device that initiates a sequence of one or more transmitted signals is called the initiating device. Otherwise, the device is called the responding device.
The LBE may be the initiating device, responding device or both.
The access mechanism for the initiating device LBE shall comply with the provisions of section 2.6.2.6. The access mechanism for responding device LBE shall comply with the provisions of section 2.6.2.7.
The LBE transmits on COT occupancy intervals. Each COT includes at least one initiating device transmit time and possibly corresponding responding device.
The device that controls (not DFS) the operation parameters of one or several other devices is called a supervising device. In contrast, the devices that are under the control of supervising device are called supervised device.
2.6.2.3. Multi-channel usage
If simultaneous transmission is possible on adjacent or separate operating channels, the LBE shall satisfy the following option:
- The LBE is allowed to use any combination/group of 20 MHz operating channels included in the list of nominal center frequencies (clause 2.1) if the channel access requirements for initiating device specified in 2.6 are s. .2.6 on each 20 MHz operating channel;
- LBEs using a 20 MHz channel combination/group within a 40 MHz, 80 MHz or 160 MHz link channel may transmit on any 20 MHz operating channel if the channel access requirements for the specified initiator device are met. 2.6.2.6 on one of the 20 MHz operating channels (called the main operating channel) and perform a CCA test for at least 25 μs to determine that there are no other signals with a level greater than the ED Threshold Level (TL) (see section 2.6.2.5) on the other intended operating channel.
The 40 MHz, 80 MHz and 160 MHz link channels are arranged as shown in Fig. 3.
Fig. 3 - 40 MHz, 80 MHz and 160 MHz channel arrangement
The selection of the main operating channel is done in one of two ways:
- Selection with equal probability each time when the CW window corresponding to a transmission of the main operating channel in use is set to the minimum CWmin. The CW window shall be preserved for each priority class (see section 2.6.2.4) within a 20 MHz component of 40 MHz, 80 MHz or 160 MHz link channels;
- Random selection and without change more than once in 1 second.
The 40 MHz, 80 MH, 160 MH link channels containing the 20 MHz operating channel group shall not be changed more than once per second.
2.6.2.4. Multi-channel usage
Table 7, Table 8 contains 4 sets of corresponding channel access parameters for supervising device and supervised device, generating the largest priority classes and COT parameters. The above parameters are used by the initiating device in the channel access mechanism (at 2.6.2.6) to access the operating channel.
If the occupied channel contains at least two transmissions, the transmissions shall be separated by a certain separation. The COT is defined as the sum of all transmit intervals and the separations not exceeding 25 μs within the occupied channel. The COT value shall not exceed the maximum value specified in Tables 7 and 8. The interval between the last transmission and the first transmission in an occupied channel shall not exceed 20 ms.
The initiating device may broadcast on different priority classes. Then, the channel access mechanism uses simultaneously the channel Occupancy Engine corresponding to each different priority class specified in 2.6.2.6.
Table 7 - Different priority class channel access parameters (initiating device)
Class |
P0 |
CWmin |
CWmax |
Max. COT |
4 |
1 |
3 |
7 |
2 ms |
3 |
1 |
7 |
15 |
4 ms |
2 |
3 |
15 |
63 |
6 ms (Notes 1, 2) |
1 |
7 |
15 |
1023 |
6 ms (Note1) |
NOTE 1 to entry: Maximum COT value of 6 ms may be increased to 8 ms by inserting pauses with a minimum length of 100 μs. The maximum COT value excluding pauses is 6 ms. NOTE 2 to entry: A maximum COT of 6 ms may be increased to 10 ms by extending CW to CW x 2 + 1 when selecting a random number of times q for the reservation intervals prior to the available channel occupancy period which is possibly greater than 6 ms, or for a post-occupation margin greater than 6 ms. The reservation usage before or after channel occupancy must remain unchanged over the lifetime of the equipment. NOTE 3 to entry: The values for P0, CWmin, CWmax are the minimum values that can be used. |
Table 8 - Different priority class channel access parameters (responding device)
Class |
P0 |
CWmin |
CWmax |
Max. COT |
4 |
2 |
3 |
7 |
2 ms |
3 |
2 |
7 |
15 |
4 ms |
2 |
3 |
15 |
1023 |
6 ms (Note 1) |
1 |
7 |
15 |
1023 |
6 ms (Note 1) |
NOTE 1 to entry: Maximum COT value of 6 ms may be increased to 8 ms by inserting pauses with a minimum length of 100 μs. The maximum COT value excluding pauses is 6 ms. NOTE 2 to entry: The values for P0, CWmin, CWmax are the minimum values that can be used. |
2.6.2.5. ED Threshold Level
The device will consider the channel occupied when it detects an RLAN transmission with a level greater than the ED Threshold Level (TL). The ED Threshold Level (TL) is determined over the nominal channel bandwidth of all operating channels used by the device.
The ED Threshold Level (TL) limit value depends on the device type:
- Option 1: for the device operating in the 5 GHz RLAN band that complies with one or more of IEEE 802.11TM-2016 clauses 17, 19, and 21, the ED Threshold Level (TL) value is independent from the maximum output power of the device (PH). Assuming an antenna with 0 dBi gain, the ED Threshold Level (TL) value will be determined by:
TL = -75 dBm/MHz (2)
- Option 2: for the device that complies with the condition in Option 1 and at least one other mode of operation, or with a device that does not comply with the condition in Option 1, the ED Threshold Level (TL) value will depend with the maximum output power of the device (PH). Assuming an antenna with 0 dBi gain, the ED Threshold Level (TL) value will be determined by:
PH ≤13 dBm: TL = -75 dBm/MHz
13 dBm < PH ≤ 23 dBm: TL = -85 dBm/MHz + (23 dBm - PH)
PH > 23 dBm: TL = -85 dBm/MHz
2.6.2.6. Access mechanism of the initiating device
Before transmitting on the operating channel, the initiating device must activate and operate at least one CAE procedure to perform the procedure in steps 1) to 8) below. The CAE procedure uses the parameters specified in Tables 7 and 8.
The observation slot defined in 1.5.26 and used in this section shall not be less than 9 μs.
The initiating device will use 1 to 4 different CAE procedures corresponding to each priority class defined in 2.6.2.4.
- The CAE procedure sets CW equal to CWmin.
- The CAE procedure randomly selects to a uniformly distributed probability density q between 0 and CW. Note 2 to Table 7 defines a different range of q values when the preceding or following COT interval is greater than the maximum value of COT defined in Table 7.
3) The CAE procedure will initiate the priority interval as specified from step 3a) to step 3c):
a) The CAE procedure sets the p parameter according to the corresponding priority class as in 2.6.2.4
b) The CAE procedure waits for a period of 16 μs
c) The CAE procedure perform the CCA procedure on the operating channel in the observation slot.
i) An operating channel will be considered occupied if there is a signal transmitted on that channel that is greater than the ED Threshold level as defined in 2.6.2.5. The CAE Procedure then initiates the priority interval according to step 3a) after the detected signal in the channel is less than the ED Threshold level;
ii) If the signal on the operating channel has a level less than the ED Threshold level, p may be reduced in an increment not exceeding 1. If p is zero, the CAE procedure will proceed to step 4. ). In contract, the CAE procedure will follow step 3c);
4) The CAE procedure will perform the backoff procedure in steps 4a) to 4d) as follows:
a) Determine whether the CAE procedure satisfies the backoff procedure condition. If q < 0 and ready to transmit, the CAE procedure sets CW equal to CWmin and selects a random number q according to a uniformly distributed probability between 0 and CW before performing step 4b). Note 2 in Table 7 defines a different range of q when the preceding or following COT interval is greater than the maximum value of the COT defined in Table 7.
b) If q < 1, the CAE procedure will follow step 4d). In contract, the CAE procedure may reduce q to a value not greater than 1 and proceed in step 4c);
c) The CAE procedure performs the CCA procedure on the operating channel in a single observation slot as follows:
i) An operating channel will be considered occupied if there is a signal transmitted on that channel that is greater than the ED Threshold level as defined in 2.6.2.5. At that time, the CAE procedure will continue to follow step 3;
ii) If the signal on the operating channel is less than the ED Threshold level, the CAE procedure will proceed to step 4b);
d) If ready for transmission, the CAE procedure continues to step 5). In contract, the CAE procedure will reduce the q value by 1 and perform the processing in step 4c). Note that the q value may be less than 0 and decreases when the CAE procedure is not ready to transmit;
5) If there is only one device CAE procedure that initiates processing in this step (Note 1), that CAE procedure will proceed to step 6). If there is more than one device CAE procedure initiated at this step (Note 2), the CAE procedure with the highest priority will proceed to step 6) and the remaining CAEs will proceed to the step 8).
NOTE 1: In the case of device without internal conflict;
NOTE 2: In the case of device without internal conflict;
6) The CAE procedure may initiate transmission with the same or higher priority on one or more operating channels. If transmitting on more than one operating channel, the initiating device must meet all the requirements in 2.6.2.3:
a) The CAE may transmit multiple times without performing the CCA procedure on the operating channel if the interval between transmissions does not exceed 16 μs. In contract, if the interval between transmissions exceeds 16 μs and does not exceed 25 μs, the initiating device may continue transmitting if it does not detect a signal greater than the limit on the operating channel in the observation slot;
b) The CAE may grant transmission rights on the current operating channel to one or several responding devices. If authorized to transmit by the originating device, the responding device shall follow the procedures specified in 2.6.2.7;
c) The initiating device may transmit concurrently with priority levels lower than that being used by the CAE if the transmission interval does not exceed the time required for the CAE to transmit with a specified priority;
7) At the end of channel occupation and receipt of confirmation of completion of at least one transmission at the time of the start of the channel occupation, the initiating device will proceed to step 1). In contract, the initiating device will proceed to step 8);
8) The initiating device may transmit again. If the device does not transmit again, the CAE will ignore all data packets during the channel occupancy interval and perform processing to step 1). In contract, the CAE will set CW equal to (CW +1) x m -1 with m ≥ 2. If CW value after setting is greater than CWmax value, the CAE will set CW equal to CWmax. The CAE will process to step 2).
In accordance with the provisions of section 2.6.2.4, the initiating device must operate with separate CAEs for each priority class.
The CW may take a larger value than the CW specified in steps 1) to 8) in this section.
Step 6b) of 2.6.2.6 defines the ability of the initiator to allow one or more responding devices to transmit signals on the current operating channel. Once authorized, the responding device will follow steps 1) through 3) as follows:
- Responding device authorized to transmit from the initiator can transmit signals on the current operating channel as follows:
- The responding device may transmit immediately without performing the CCA procedure if the transmitting time is not more than 16 µs from the last transmit of the respective initiator;
- Responding device that does not transmit within 16 µs since the respective initiator stops transmitting shall perform a CCA procedure on the operating channel in an observation time slot within 25 µs immediately prior to the time of authorization. If a signal on the operating channel is detected that it exceeds the ED Threshold, the responding device will proceed to step 3). Otherwise, it will proceed to step 2);
- The responding device may transmit signals on the current operating channel with the remainder of the COT. It may transmit multiple times on the operating channel during this period if the period between two consecutive transmissions does not exceed 16 µs. At the end of transmit, the responding device proceeds to step 3;
- Withdraw transmit authorization of the responding device.
Short control signaling is used to transmit control and management information framework without supervising the existence of other signals on the channel.
FBE and LBE devices are permitted to use short control signaling on the operating channel if it complies with the provisions of this section. They may or may not adopt short control signaling.
The transmission of a short control signal shall meet the following requirements:
- During each observation cycle of 50 ms, the number of times the device transmits a short control signal shall not exceed 50;
- The total time the device transmits a short control signal shall be less than 2 500 µs during the observation cycle.
Use the test method as stated in 3.2.8.
Receiver blocking is the ability of the equipment to receive the wanted signal on the operating channel with a performance level that remains consistent in the presence of unexpected signals (signals blocking) at input of out-of-band frequencies as stated in Table 1.
Performance is assessed through the Packet Error Rate (PER) with a limit of 10%. In special cases for other purposes, the manufacturer must declare the specific performance limit that is applied.
The system shall ensure a performance limit in the presence of blocking signals at a specified frequency not less than the limits given in Table 9.
Table 9 - Parameter limits of receiver blocking signal
Wanted average power (dBm) |
Blocking signal frequency |
Blocking signal power, dBm (Note 2)' |
Type of blocking signal |
|
Master/Slave can detect radar signal |
Slave cannot detect radar |
|||
Pmin+ 6 |
5,100 |
-53 |
-59 |
Sine Wave (CW) |
Pmin + 6 |
4,900 5,000 5,975 |
-47 |
-53 |
Sine Wave (CW) |
NOTE 1: Pmin is the lowest level of wanted signal (in dBm) to satisfy the performance limit in 2.7.1 in the absence of a blocking signal. NOTE 2: The levels in the table correspond to the pre-antenna levels of the considered equipment. In the case of conductive measurements, the above levels are applied respective to the test signal at the antenna jacks. |
Test method as stated in 3.2.9.
The tests herein shall be carried out under normal conditions as follows.
- Temperature: from 15 °C to 35 °C;
- Humidity: from 20% to 75%;
- Power supply: Based on the operation needs of the system
The above test condition parameters must be recorded in the test report.
Where critical conditions for testing are required, the manufacturer shall declare critical environmental conditions of the equipment used.
The test uncertainty shall not exceed the limits in Table 10.
Table 10 - Maximum test uncertainty
Parameters |
Maximum uncertainty |
Frequency |
±10 ppm |
Conducted RF power |
±1.5 dB |
Radiated RF power |
±6 dB |
Conducted Unwanted Emissions |
±3 dB |
Radiated Unwanted Emissions |
±6dB |
Humidity |
±5 % |
Temperature |
±2 °c |
Time |
±10% |
3.1.3. Test chain
Except for DFS-related tests, the tests in this specification are performed through the use of test transmit chains. These chains consist of data packets that are transmitted at regular periods within a specified period (e.g. 2 ms). The transmitting time is fixed in the test chain and is greater than 10 % of the time per cycle.
The general structure of the test chain is shown in Figure 4.
Figure 4 - Test chain
Unless otherwise specified, the channels used in the tests are stated in Table 11.
During test, supportive equipment provides simultaneous transmitting signals on consecutive or discrete channels; the DFS test is not required to be performed simultaneously on the respective channels used.
Table 11 - Test channel
Test |
Item/Article |
Test channel |
||
Low range (5 150 MHz to 350 MHz |
High range (5m470 MHz-5,850 MHz) |
|||
5,150 MHz-5,250 MHz |
5,250 MHz-5,350 MHz |
|||
Center frequency |
2.1 |
C7 (Note 1) |
C8 (Note 1) |
|
Occupied channel bandwidth |
2.2 |
C7 |
C8 |
|
Power, power density |
2.3 |
C1 |
C2 |
03, C4 |
Unwanted emissions out of 5 GHz RLAN band |
2.4.1 |
C7 (Note 1) |
C8 (Note 1) |
|
Unwanted emissions of transmitters in the 5 GHz RLAN |
2.4.2 |
C1 |
C2 |
03, 04 |
Spurious emission of receiver |
2.5 |
C7 (Note 1) |
08 (Note 1) |
|
Transmit Power Control (TPC) |
2.3 |
NA (Note 2) |
C2 (Note 1) |
03, 04 (Note 1) |
Dynamic Frequency Selection (DFS) |
2.6 |
NA (Note 2) |
C5 |
06 (Note 3) |
Adaption |
2.6 |
C9 |
||
Receiver blocking |
2.7 |
C7 C8 |
||
C1, C3: The lowest declared channel for each rated channel bandwidth in the band. for power density test, it only needs to be performed with the minimum rated channel bandwidth. C2, C4: The highest declared channel for each rated channel bandwidth in the band. For Power density test, it only needs to be performed with the minimum rated channel bandwidth. C7, C8: One of the channels of the band. The test of the occupied channel bandwidth will be performed with each value declared for test. C9: One (with single-channel test) or a group of channels (multi-channel test) among declared channels |
||||
NOTE 1: Where more than one channel list is declared, the test only needs to be performed with one of the channel lists. NOTE 2: No test is required when the rated channel bandwidth is completely within 5 150 MHz - 5 250 MHz. NOTE 3: Where the declared channel packet includes channels with fully or partially reduced Rated Channel Bandwidth in the band of 5 600 MHz to 5 650 MHz, the tests for Channel Availability (and if performed, for Off-Channel CAC) shall be performed on one of these channels other than a channel within 5 470 MHz to 5 600 MHz or within 5 650 MHz to 5 725 MHz. |
The system may have a integral antenna or a separate antenna. A separate antenna (external antenna) is an antenna located outside the system, which, in combination with a part of the system, must meet the relevant requirements of the standard.
In the standard, antenna system components include antennas, cables, connectors and switching elements. The antenna gain does not take into account the gain provided by performance enhancement technologies such as beamforming, diversity scheme, etc.
Smart antenna systems can apply beamforming techniques to increase gain. The gain resulting from these measures will be determined separately and independent of the intrinsic gain of the antenna.
Although the test methods in the standard include conduction tests, it should be noted that the device and antenna assembly must meet all relevant requirements in the standard.
Mode 1: Use single antenna
The system uses only 1 antenna, including:
- Equipment with a single antenna;
- Equipment with two diversity antennas but only connected to one antenna at a given time;
- Smart antenna systems have multiple antennas but only one antenna is used in test mode.
Mode 2: Use multiple antennas without beamforming
The system in this mode applies a smart antenna group with multiple antennas transmission at the same time but not adopting beamforming techniques.
Mode 3: Use multiple antennas with beamforming techniques
The system in this mode uses a smart antenna group with multiple antennas transmission at the same time with support of beamforming techniques.
In addition to the gain of the antenna system G, the beamforming gain Y should be taken into account when doing the tests.
Unless otherwise specified, conduction and radiation tests should be performed.
The system using a integral antenna shall have connectors for conduction tests. Where there is no connector for test, the equipment manufacturer must make modifications to place additional connectors on the equipment under test.
The equipment manufacturer shall declare the following information for inclusion in the test report. This information is used to perform the test as well as to evaluate the test results.
- Channelization scheme, rated center frequencies and rated bandwidth;
- If the LBE supports multichannel transmission, the following details should be declared:
- Option (1 or 2) is adopted by the LBE when multichannel transmission;
- Maximum number of channels used simultaneously;
- Channel type used simultaneously: consecutive or discrete;
- Ability to use channels in different sub-bands;
- Number of channels used for test when the equipment is operating in Option 1.
- Various transmission modes are used;
- For each transmission mode, it is necessary to declare the following information:
- Number of transmit chains;
- If more than one transmit chain is triggered, the power distribution on the trigger chains is even or uneven;
- Number of receive chains;
- Ability to use antenna beamforming and maximum beamforming gain Y in transmission mode;
- TPC specifications used by the device;
NOTE Equipment may adopt different TPC bands on different antennas or require different power. The manufacturer can declare the equipment with or without TPC.
- For equipment with TPC, the manufacturer must declare the following information for each TPC range:
- Minimum and maximum transmit power (e.i.r.p in case of using a integral antenna). If simultaneous transmitting signals on different sub-bands is supported, the information to be declared includes the minimum and maximum transmit power in each sub-band;
- The different transmit power levels correspond to the operating mode in the case of smart antennas with different transmission modes;
- The components of the antenna system, the respective maximum gain G, e.i.r.p (taking into account the beamforming gain Y if any) and the DFS Threshold Level,
- Operating frequency range;
- For the equipment without TPC, the manufacturer must declare the following information:
- Maximum transmit power (e.i.r.p in case of using a integral antenna). If simultaneous transmitting signals on different sub-bands is supported, the information to be declared includes the maximum transmit power in each sub-band;
- The different transmit power levels correspond to the operating mode in the case of smart antennas with different transmission modes;
- The components of the antenna system, the maximum gain G, the respective e.i.r.p (taking into account the beamforming gain Y if any) and the DFS limit Threshold Level.
- Operating frequency range;
- DFS operating modes (Master, Slave with or without radar detection);
- Frequency of (ad-hoc) mode if the equipment can operate in this mode;
- The operating frequency range of the equipment;
- Operating environment (normal or critical);
- Test software used by the UUT;
- Type of equipment: stand-alone, combined or multi-radio equipment;
- Type of adaptive device: FBE or LBE;
- For FBE devices, the following information should be declared:
- FBE operating mode: initiator and/or responding device;
- FFP period used by the device;
- For LBE devices, the following information should be declared:
- LBE operating mode: supervise and/or supervised device;
- Possibility to use Note 1 in Table 7 or Note 1 in Table 8;
- Possibility to use Note 2 in Table 7 where the LBE is a supervising device;
- Initiator and/or responding device mode;
- Priority levels are used;
- Possibility to use Option 1 or Option 2 for signal detection. Where the test procedures in 3.2.8.5 and 3.2.8.13 are not used:
+ Ability of the LBE to fully meet the requirements in 2.6.2.6 and 2.6.2.7;
+ Ability of the LBE to meet the COT requirement (at 2.6.2.4);
- Requirements for the minimum performance of equipment in special cases (clause 2.7);
- The equipment's maximum performance capacity (e.g. maximum throughput ...).
Tests are made under normal or critical conditions in the case of special equipment used.
The test channel is stated in 3.1.4.
The UUT is configured to operate at the rated RF transmit power on a single channel.
The UUT with an antenna connector and a separate external antenna, or the UUT with a integral antenna but with a temporary antenna connector is determined by conduction test.
The UUT with a integral antenna but without a temporary antenna connector shall be determined by radiation tests.
- Demodulator
The UUT is connected to an appropriate frequency tester (frequency counter or spectrum analyzer) and operates in demodulated mode.
Record the test frequency.
- Modulator:
The UUT connected to spectrum analyzer. Set to Max Hold mode on it, select the center frequency equal to the UUT frequency.
Record the envelope peak power. The Span on the spectrum analyzer is reduced and the Maker is moved to the positive side until it reaches -10 dBc against the peak. Express the respective frequency in f1.
Move the Marker to the negative side until it reaches -10 dBc against the peak. Express the respective frequency in f2.
The UUT frequency is determined by: (f1 +f2)/2
Configure the radiation test according to Appendix A with the spectrum analyzer attached to the measuring antenna. The test procedure is stated in 3.2.2.2.
The test is made under normal test conditions with the test channel and bandwidth stated in 3.1.4.
The test is made when the equipment is operating in the normal operating mode.
The UUT is configured to operate with the RF output power level used in normal operation.
Upon simultaneous transmitting signals on multiple adjacent channels, the transmitted signals are considered as a total signal with a rated bandwidth equal to the sum of the component rated bandwidths. When transmitting simultaneously on multiple discrete channels, each signal is identified individually.
The UUT with an antenna connector and a separate external antenna, or the UUT with a integral antenna but with a temporary antenna connector is determined by conduction test. Where conduction test is applied for the equipment with a smart antenna with multiple transmit chains, the test only needs to be performed on one trigger branch.
The UUT with a integral antenna but without a temporary antenna connector shall be determined by radiation test.
Step 1: Connect the UUT to the spectrum analyzer and set the following parameters:
- Center Frequency
- Resolution bandwidth: 100 kHz;
- Video Bandwidth: 300 kHz;
- Frequency Span: 2 times the rated bandwidth (eg 40 MHz for a 20 MHz channel);
- Sweep time: > 1 s. With a large rated bandwidth, the sweep time is increased so as not to affect the RMS value of the signal;
- Detector Mode: RMS;
- Trace Mode: Max Hold.
Step 2: Wait until the sweep image is stable.
Step 3:
- Take care that the power envelope must be sufficiently larger than the background noise of the spectrum analyzer so that the noise does not affect the envelope to the right and left of the center frequency;
- Use the spectrum analyzer's 99% bandwidth function to measure the occupied bandwidth of the UUT and record this value.
Repeat the test from Step 1 to Step 3 for other transmitted signals during simultaneous transmitting signals on non-adjacent channels.
The test configuration is described in Appendix A and the respective procedures are performed in Appendix B.
Measure according to the test method in 3.2.3.2,
3.2.4. RF output power, TPC and power density
The test channel is stated in 3.1.4.
The tests in this section may be repeated to measure the respective parameters:
- Each different TPC band (or receiver output power for the equipment that does not support TPC) and each different antenna configuration is declared by its manufacturer;
- Each transmission mode is declared by the manufacturer.
Where individual function tests are required, the equipment may be configured to transmit continuously or cyclically with an activation efficiency of not less than 10 %.
The UUT with an antenna connector and a separate external antenna, or the UUT with a integral antenna but with a temporary antenna connector are determined by conduction test.
The UUT with a integral antenna but without a temporary antenna connector shall be determined by radiation tests.
The test is made under normal and critical conditions. The UUT is configured to reach the maximum power in the power range when using the TPC or to the declared maximum value if the TPC is not available.
Case 1: The equipment with continuous or cyclic transmission
In this case, the equipment operates on a single sub-band or on multiple sub-bands but is constructed to operate on only one band and it can transmit signal continuously or periodically. .
Step 1: The continuous transmitter skips this step. For cyclic transmitters:
- The transmitter output power shall be paired through a combined diode detector or equivalent. The combined diode detector output will be connected to the vertical channel of the oscilloscope;
- The use of a combined diode detector and an oscilloscope must express information about the cycle and transmit ratio of the transmitter output signal;
- The transmission ratio of the transmitter (Tx on / (Tx on + Tx off)) will be recorded in the test report.
Step 2:
- The RF output power is measured with a wideband RF power tester using a thermal detector or equivalent with a integral period of more than 5 times the transmitter trigger cycle. The measured RF power is expressed in A (dBm);
- In case of conduction test on a smart antenna system with multiple sub-antennas of simultaneous transmitting, the output power of each sub-branch is measured separately to determine the total RF output power of the equipment;
Step 3:
- The RF output power at the peak power Ph (E.I.R.P) is determined from the above measured power A (dBm), the supervising cycle X, the antenna gain G (dBi) and the beamforming gain Y (dBi ) ) if any, use this technique as follows:
Ph = A + G + Y + 10 X lg(1/x), dBm (4)
If multiple antennas are used, the highest antenna gain value will be used.
- Ph value will be compared against the limit in Table 2.
Case 2: The equipment is not capable of continuous transmitting and can only transmit signals on one sub-band.
In this case, the equipment may use multiple sub-bands, but can only transmit signals on one band at a time. In addition, the equipment can also transmit signals on multiple sub-bands simultaneously, but is configured to transmit signals on only one sub-band.
Step 1:
- Take signal sample transmitted from the equipment with a suitable quick-measuring sensor of 6 GHz frequency range. Record test samples to determine the RMS power of the signal.
- Make settings as follows:
- Sampling rate:≥10 6 samples/s;
- Test period: at least 10 burst.
Step 2:
- For the equipment using a transmit branch: connect the power sensor to the transmitter port, sample the transmitted signal and save the test results for use in the next steps.
- For the equipment using multiple branches:
- Connect a power sensor to each transmitter port to measure all ports;
- Power sensor control for sampling is performed at the same time with an error of less than 500 ns;
- For each separate sampling point on the time domain, sum the power from all transmitter ports and save the results for use in the next steps.
Step 3:
- Find the start and end points of each burst in the saved test samples;
- The start and end points are determined respectively when the power is at least 30 dB less than the maximum power in the samples measured in step 2;
- If there is not a sufficiently large difference between the test samples, the limit value of 30 dB may be reduced to match;
Step 4:
- Calculate the RMS power of the burst between the start and end using the following expression:
where k is the number of samples.
- Express A (dBm) as the maximum Pburst value.
Step 5:
- RF output power (e.i.r.p) at peak power PH is determined based on output power A (dBm), antenna gain G (dBi) and beamforming gain y (dBi) if the technique is used. this:
- Ph will be compared against the limit in Table 2 and recorded in the test report.
Case 3: The equipment that is not capable of transmitting continuously but simultaneously in the sub-bands:
- The equipment transmits signals simultaneously in the sub-bands but not configurable to transmit signals in only 1 sub-band;
- Take a peak power test in each sub-band, then measure the power variation and use the test results to determine the RF output power (e.i.r.p) in each sub-band.
Step 1: Measure the total peak power in the low sub-band
- Connect the UUT to the spectrum analyzer and set up the tester as follows:
- Start Frequency: 5 100 MHz;
- Stop Frequency: 5 400 MHz;
- Resolution bandwidth: 1 MHz;
- Video Bandwidth: 3 MHz;
- Detector Mode: Peak;
- Trace Mode: Max Hold;
- Sweep Time: Auto
- It should be ensured that the in background noise of the spectrum analyzer is at least 30 dB less than the peak envelope power. If this level cannot be guaranteed, the bandwidth of the power test channel should be reduced to a level close to the rated bandwidth (about 10 % difference) to reduce the influence of background noise on the test results;
- When setting test parameters are completed, use the power test function to measure the total peak power of the transmitted signals in the band of 5 150 MHz to 5 350 MHz;
- For the equipment using multiple transmit branches, the above test procedure is applied to each operating branch. Test results will be recorded from all branches.
Step 2: Measure the total peak power in the high sub-band
- Set spectrum analyzer: Start Frequency is 5 420 MHz, Stop Frequency is 5 875 MHz;
- It should be ensured that the in background noise of the spectrum analyzer is at least 30 dB less than the peak envelope power. If this level cannot be guaranteed, the power test channel bandwidth should be reduced to a level close to the rated channel bandwidth (about 10 % difference) to reduce the influence of background noise on the test results;
- When setting test parameters are completed, use the power test function to measure the total peak power of the transmitted signals in the band of 5 470 MHz to 5 825 MHz;
- For the equipment using multiple transmit branches, the above test procedure is applied to each operating branch. Test results will be recorded from all branches.
Step 3: Determine the total peak power:
- Calculate the total peak power by adding the test results from step 1 and the test results from step 2;
- Some spectrum analyzers allow simultaneous test of peak power on both sub-bands and automatic calculation of the aggregate result.
Step 4: Measure the average total output power
- Take the equipment's transmitted signal with a suitable quick sensor in the 6 GHz band. The samples taken are the RMS values of the signal power;
- Test configuration:
- Sampling rate: ≥ 10 6 samples/s;
- Test time: Long enough to have at least 10 transmit bursts;
- With the conduction test for the equipment using only one transmit branch: connect the power sensor to the output port of the equipment, take the sample of the transmitted signal and save the result for use in the next steps;
- With the conduction test for the equipment using multiple transmit branches:
- Connect a power sensor to each transmitter port to perform a synchronous test on all transmitter ports;
- For each sampling point, determine the total power of the measured samples on all ports and save the results for use in the next steps;
- Find the start and end of each burst in the saved test samples;
- The start and end points are determined respectively when the power is at least 30 dB less than the maximum power in the samples measured in step 2;
- If there is not a sufficiently large difference between the test samples, the limit value of 30 dB may be reduced to match;
- Calculate the RMS power of the burst between the start and end times using the following expression:
where k is the number of samples.
- The max Pburst value is the total average output power for use in the next steps.
Step 5: Determine the variable power ratio
- Use the peak power value in step 3 and the total average output power value in step 4 to calculate the variable power ratio (which is the ratio between peak power and average output power).
Step 6:
- The RF output power (e.i.r.p) at the peak power PH is determined for each sub-band based on the variation of the output power in step 5, peak power in each sub-band in step 1, step 2, antenna gain G (dBi) and beamforming gain Y (dBi) if this technique is used. In case of using multiple antennas, the total antenna gain of one branch (G or G + Y) will be used to make the calculation:
- Ph values will be used to compare with the limits in Table 2.
The test is made under normal and critical conditions for the equipment using TPC. The equipment under test is configured to transmit at the lowest power level in the TPC range.
Case 1: The equipment with continuous or cyclic transmission
In this case, the equipment operates on a single sub-band o multiple sub-bands but is designed to operate on only one band and can transmit signals continuously or periodically. .
Step 1 and step 2 are similar to step 1 and step 2 in 3.2.4.2 where repeated test is not required for the cyclic test.
Step 3:
- The RF output power at the minimum power level Pl (e.i.r.p) is determined from the above measured power A (dBm), the supervising cycle X, the antenna gain G (dBi) and the beamforming gain Y (dBi ) ) if this technique is used as follows:
If multiple antennas are used, the highest antenna gain value will be used.
- Pl value will be compared with the limit in Table 3.
Case 2: The equipment is not capable of continuous transmitting and can only transmit signals on one sub-band.
In this case, the equipment can use multiple sub-bands, but transmitting is carried out in only one band at a time. In addition, the equipment can also transmit signals on multiple sub-bands simultaneously, but it is configured to transmit signals on only one sub-band.
Step 1, step 2, step 3, step 4 are similar to the respective steps in 3.2.4.2.
Step 5:
- The RF output power (e.i.rp) at the minimum power level Ph is determined based on the the output power A (dBm), antenna gain G (dBi) and beamforming gain Y (dBi) if using this technique:
PL value will be compared with the limit in Table 3 and recorded in the test report.
Case 3: The equipment is not capable of transmitting signals continuously but simultaneously in sub-bands:
- The equipment transmits signals simultaneously in the sub-bands but not configurable to transmit signals in only 1 sub-band;
- Measure peak power in each sub-band, then measure the power variation and use the test results to determine the RF output power (e.i.r.p) in each sub-band.
Step 1: Measure the total peak power in the low sub-band
- Connect the UUT to the spectrum analyzer and set up the tester as follows:
- Start Frequency: 5,100 MHz;
- Stop Frequency: 5,400 MHz;
- Resolution bandwidth: 1 MHz;
- Video Bandwidth: 3 MHz;
- Detector Mode: Peak;
- Trace Mode: Max Hold;
- Sweep Time: Auto
- It should be ensured that the in background noise of the spectrum analyzer is at least 30 dB less than the peak envelope power. If this level cannot be guaranteed, the power test channel bandwidth should be reduced to a level close to the rated bandwidth (about 10 % difference) to reduce the influence of background noise on the test results;
- When setting test parameters are completed, use the power test function to measure the total peak power of the transmitted signals in the band of 5 150 MHz to 5 350 MHz;
- For the equipment using multiple transmit branches, the above test procedure is applied to each operating branch. Test results will be recorded from all branches.
Step 2: Measure the total peak power in the high sub-band
- Set spectrum analyzer: Start Frequency is 5 420 MHz, Stop Frequency is 5 875 MHz;
- It should be ensured that the in background noise of the spectrum analyzer is at least 30 dB less than the peak envelope power. If this level cannot be guaranteed, the power test channel bandwidth should be reduced to a level close to the rated channel bandwidth (about 10 % difference) to reduce the influence of background noise on the test results;
- When setting test parameters are completed, use the power test function to measure the total peak power of the transmitted signals in the band of 5 470 MHz to 5 825 MHz;
- For the equipment using multiple transmit branches, the above test procedure is applied to each operating branch. Test results will be recorded from all branches.
Step 3: Determine the total peak power:
- Calculate the total peak power by summing the test results of the step 1 and the one of the step 2;
- Some spectrum analyzers allow simultaneous test of peak power on both sub-bands and automatic calculation of the result.
Step 4: Measure the average total output power
- Take the sample of the transmitted signal of the equipment with a suitable quick sensor in the 6 GHz band. The samples taken are the RMS values of the signal power;
- Test configuration:
- Sampling rate: > 10 6 samples/s;
- Test time: long enough to have at least 10 bursts;
- With the conduction test for the equipment using only one transmit branch: connect the power sensor to the output port of the equipment, take the sample of the transmitted signal and save the result for use in the next steps;
- With the conduction test for the equipment using multiple transmit branches:
- Connect a power sensor to each transmitter port to perform a synchronous test on all transmitter ports;
- For each sampling point, determine the total power of the measured samples on all ports and save the results for use in the next steps;
- Find the start and end of each burst in the saved test samples;
- The start and end points are determined respectively when the power is at least 30 dB less than the maximum power in the samples measured in step 2;
- If there is not a sufficiently large difference between the test samples, the limit value of 30 dB may be reduced to match;
- Calculate the RMS power of the burst between the start and end times using the following expression:
where k is the number of samples.
- The max Pburst value is the total average output power for use in the next steps.
Step 5: Determine the variable power ratio
- Use the peak power value in step 3 and the total average output power value in step 4 to calculate the variable power ratio (which is the ratio between peak power and average output power).
Step 6:
- The RF output power (e.i.r.p) at the minimum power level Pl is determined for each sub-band based on the output power variation in step 5, peak power per subband in step 1, step 2 , antenna gain G (dBi) and beamforming gain Y (dBi) if this technique is used. In the case of multiple antennas, the total antenna gain of one arm (G or G + y) will be used to perform the calculation:
Pl values will be used to compare with the limits in Table 3.
The test is made under normal conditions. The UUT is configured to operate at the minimum rated channel bandwidth and has the maximum output power in the TPC range if using power control or the maximum declared power if not using TPC.
Case 1: Equipment with continuous or cyclic transmission
Step 1: Connect the UUT to the spectrum analyzer and set up the tester as follows:
- Center Frequency: frequency of the channel center to be measured;
- Resolution bandwidth: 1 MHz;
- Video Bandwidth: 3 MHz;
- Frequency Span: 2 times the rated channel bandwidth;
- Detector Mode: Peak;
- Trace Mode: Max Hold;
Step 2: When step 1 is completed, find the peak of the peak envelope power and record the respective frequency;
Step 3: Change the parameters on the spectrum analyzer as follows:
- Center Frequency: frequency of the channel center to be measured;
- Resolution bandwidth: 1 MHz;
- Video Bandwidth: 3 MHz;
- Frequency Span: 3 MHz;
- Sweep Time: 1 minute
- Detector Mode: RMS;
- Trace Mode: Max Hold;
Step 4:
- When the test is completed in step 3, save the results on display using the hold or view (View) function of the spectrum analyzer;
- Determine the peak value point and set the marker respective to this point and record the value as the maximum average power density D in the 1 MHz bandwidth;
- If the spectrum analyzer has a power density test function, use this function to immediately determine the test result (graph) of the power spectral density D, dBm/MHz;
- In the case of the smart antenna equipment with multiple antennas transmission at the same time, the power spectral density on each antenna branch shall be measured separately, and then the total power spectral density (D) for all antennas shall be determined.
Step 5: The maximum power density (e.i.r.p) is determined based on the value D, cycle X, antenna gain G (dBi), beamforming gain (if any) Y dB according to the expression below. The calculated value will be recorded in the test report. If more than one transmit antenna branch is used, the maximum gain among the antennas shall be used in expression.
Case 2: The equipment without continuous and cyclic transmitting
Step 1:
- Connect UUT to the spectrum analyzer and set up the tester as follows:
- Start Frequency: lowest frequency of the sub-band to be measured (5 150 MHz or 5 470 MHz)
- Stop Frequency: the highest frequency of the sub-band to be measured (5 350 MHz or 5 825 MHz);
- Resolution bandwidth: 10 kHz;
- Video Bandwidth: 30 kHz;
- Sweep Points: >20 000 (low sub-band) or > 25 000 (high sub-band);
- Detector Mode: RMS;
- Trace Mode: Max Hold;
- Sweep Time: 30s;
- For intermittent signals, wait until the spectrum analyzer and its readings become stable. Save the test graph (data) to the file.
Step 2:
- With the test for the equipment with a smart antenna in operation mode 2 or 3 (see 3.1.5.2), repeat the test on each transmitter port. For each sampling point in the frequency domain, determine the total power measured from the transmitter ports. Record the results respective to the test points in the frequency domain.
Step 3: Determine the total power of all samples according to the expression below:
where k is the number of samples.
Step 4:
- Normalize the different power tests (dBm) so that the total measured power is equal to the RF output power (e.i.r.p) (Ph) measured in 3.2.4.2:
where n is the sample index.
Step 5: Sum the power samples Psamplecorr (n) from the starting test point (lowest frequency) to the end of the 1 MHz wide bandwidth segments and save the result with the respective sample index. This value is the power density (e.i.r.p) of the first 1 MHz band.
Step 6: Move up a template and perform the same procedure as step 2;
Step 7:
- Repeat the steps until the final sample and save the power density test on each 1 MHz band;
- The largest of the saved results is the maximum power density (e.i.r.p) of the equipment under test. This value shall meet the requirements in Table 2.
When testing a UUT test with a directional antenna (including smart directional antenna), the equipment under test is configured to the maximum power e.i.r.p level in the horizontal plane, this configuration will be saved for later use.
The respective tests and test method are the same as conduction ones in 3.2.4.2, 3.2.4.3, 3.2.4.4. However, there are a few differences to keep in mind when performing these tests as follows:
- Measure output power:
- When the equipment to be measured is in Case 1: Skip the G and Y values used in step 3;
- When the equipment to be measured is in Case 2: Skip the G and Y values used in step 5;
- When the equipment to be measured is in Case 3: Skip the G value and /use in step 6;
- Power density test: when the device to be measured is in Case 1, skip the G value used in step 5.
To measure the maximum and minimum RF output power, the measuring device is a spectrum analyzer or measuring receiver, not a broadband power sensor. In this regard, if the resolution bandwidth of the tester is less than the occupied channel bandwidth of the signal to be measured from the UUT, it should be clearly noted in the test report.
The tests in 2.4.1 are carried out under normal test conditions using the channels defined in 3.1.4.
The equipment to be tested is configured to operate in the event that it causes unwanted emissions out of the 5 GHz band at most.
If supported, the UUT to be tested shall be set up to transmit signals continuously during the test. If continuous transmitting is not supported, the UUT is configured to transmit signals with the highest duty cycle possible.
The test of unwanted emissions is expressed in one of the following quantities:
- Power on special load (conduction test) and radiated power (e.r.p or e.i.r.p as stated in 2.4.1) in the presence of radiation from the enclosure or physical construction of the equipment;
- Radiated power (e.r.p or e.i.r.p as stated in 2.4.1) in the presence of radiation from the enclosure and antenna.
The UUT is connected to a spectrum analyzer capable of measuring RF power. A pre-test sweep is performed to determine the potential for unwanted emissions of the UUT.
Step 1:
- The sensitivity of the spectrum analyzer is checked and set to ensure that the background noise is at least 12 dB less than the level stated in Table 4.
Step 2:
- Identify unwanted emissions in the range of 30 MHz to 1 000 MHz;
- Set the parameters of the spectrum analyzer as follows:
- Resolution bandwidth: 100 kHz
- Video bandwidth: 300 kHz
- Detector mode: Peak
- Trace mode: Max Hold
- Sweep Points: ≥ 9 700 (if spectrum analyzer does not support this setting, frequency band segmentation is possible). If the spectrum analyzer is capable of sweeping twice as many points as the minimum required, the frequency tuning to find the maximum emission in step 1 of 3.2.5.3 can be skipped.
- Sweep Time: if without continuous transmitting, the sweep time must be long enough so that in each step of 100 kHz resolution over the frequency band, the test time is greater than at least 2 consecutive transmissions of the UUT;
- Wait for the readings to become stable. Determine all emissions within 6 dB difference against of the level stated in Table 4 in 3.2.5.3.
Step 3:
- Identify unwanted emissions in the range of 1 GHz to 26 GHz;
- Set the parameters of the spectrum analyzer as follows:
- Resolution bandwidth: 1 MHz
- Video bandwidth: 3 MHz
- Detector mode: Peak
- Trace mode: Max Hold
- Sweep Points: ≥ 25 000 (if spectrum analyzer does not support this setting, frequency band segmentation is possible). If the spectrum analyzer is capable of sweeping twice as many points as the minimum required, the frequency tuning to find the maximum emission in step 1 of 3.2.5.3 can be skipped.
- Sweep Time: if without continuous transmitting, the sweep time must be long enough so that in each step of 1 MHz resolution over the frequency band, the test time is greater than at least 2 consecutive transmissions of the UUT;
- Wait for the readings to become stable. Determine all emissions within 6 dB difference against of the level stated in Table 4 in 3.2.5.3.
The limits for unwanted emissions of the transmitter in 2.4.1 are applied to the average power levels.
The steps in this section are used to accurately determine the individual emissions that were detected by the pre-test procedure.
Depending on whether the transmitted signal is continuous or not, performs the following test:
- Continuous signal: the tester applies RMS detection mode on spectrum analyzer
- Discontinuous signal: the test is performed only when there is a signal transmitted in the burst.
Step 1:
- Set the parameters of the spectrum analyzer as follows:
- Center Frequency: the emission frequency stated in the pre-test procedure;
- Resolution bandwidth: 100 kHz (< 1GHz), 1 MHz (from 1 GHz);
- Video Bandwidth: 300 kHz (< 1 GHz), 3 MHz (from 1 GHz);
- Frequency Span: 0 Hz;
- Sweep Mode: Single Sweep;
- Sweep Time: enough to accommodate a transmit burst. Additional tests may be needed to determine burst duration. If the equipment under test transmits signals continuously, the Sweep Time is set to 30 ms;
- Sweep Point: equal to the sweep time value in µs (but not exceeding 30 000);
- Trigger: observation through images or manual operation;
- Detector: RMS;
- Trace Mode: Clear/Write;
- Tuning the center frequency of the spectrum analyzer to obtain the maximum emission in the burst transmission. This step can be skipped if the spectrum analyzer can sweep with a number of sweep points at least 2 times larger than the number of points required in the steps of the pre-test procedure.
Step 2:
- Adjust the signal receive level to select the highest emission;
- Set the window to coincide with the start and end of the burst transmission to measure RMS power in the time domain. If spurious emissions to be measured are caused by a continuous signal, the test window should be set to coincide with the start and end time of each sweep;
- Select and record the measured RMS power value, then compare with the limit in Table 4.
The test procedures in this section are performed for each emission determined by the pre-test procedure in 3.2.5.2.
In the case of equipment using a smart antenna with multiple transmit branches, the test is made on each active transmit branch. The test results are used to compare with the specification based on of the following two options:
- Option 1: the test results on each transmit branch at each 1 MHz band are summed and compared with the limit in Table 4;
- Option 2: the measured result on each transmit branch is 10 X Ig(Tch) lower ((Tch) is the number of simultaneous transmitting branches) than the limit in Table 4.
The test configuration is stated in Appendix A by connecting the spectrum analyzer to the antenna, and then measures it according to the procedure in 3.2.5.2, 3.2.5.3.
The performance tests in 2.4.2 are carried out under normal test conditions using the channels defined in 3.1.4.
The equipment to be tested is configured to operate in the event that it causes unwanted emissions in the 5 GHz RLAN band at most.
For the UUT equipment to be tested with or without a integral antenna but with a temporary antenna connector, preference should be given to conduction tests. Conversely, in case of the UUT with a integral antenna but without temporary antenna connector, a radiation test should be performed.
If the UUT uses a smart antenna system with multiple simultaneous transmit chain, tests are made on one of the transmit chains.
Case 1: The UUT with continuous transmitting
Test used for the UUT that is configured for continuous transmitting.
Step 1: determine the reference average power
- Set the parameters of the spectrum analyzer as follows:
- Resolution bandwidth: 1 MHz
- Video bandwidth: 30 kHz
- Detector mode: Peak
- Trace mode: Video Average
- Sweep Time: Coupled;
- Center Frequency: the center frequency of the channel being transmitted by the UUT;
- Span: 2 X rated channel bandwidth.
- Use the Marker to find the maximum average power level in the measured envelope power. The determined level will be considered as the reference one.
Step 2: Determine the relative average power level
- Adjust the frequency range of the spectrum analyzer so that tests can be made in the bands of 5 150 MHz to 5 350 MHz and 5 470 MHz to 5 825 MHz. Other parameters on spectrum analyzer remain the same;
- Compare the measured relative power levels (reference levels determined in step 1) with the limits stated in 2.4.2.
Case 2: The UUT without continuous transmitting
Step 1: determine the reference average power level
- Set the parameters of the spectrum analyzer as follows:
- Resolution bandwidth: 1 MHz
- Video bandwidth: 30 kHz
- Detector mode: RMS
- Trace mode: Max Hold
- Sweep Time: ≥ 1 minute;
- Center Frequency: the center frequency of the channel being transmitted by the UUT;
- Span: 2 X rated channel bandwidth.
- Use the Marker to find the maximum average power level in the measured envelope power. The determined level will be considered as the reference one.
Step 2: determine the relative average power level
- Adjust the frequency range of the spectrum analyzer so that tests can be made in the bands of 5 150 MHz to 5 350 MHz and 5 470 MHz to 5 825 MHz. Other parameters on spectrum analyzer remain the same;
- Compare the measured relative power levels (reference levels determined in step 1) with the limits stated in 2.4.2.
The radiation test uses the test configuration in Appendix A and the spectrum analyzer is connected to the test antenna. The test procedure is similar to that of 3.2.6.1.
Spurious emission of receiver is measured under normal operating conditions using the channels defined in 3.1.4.
For the equipment to be tested with multiple operating modes (see 3.1.5.2), tests made with all modes are not required.
Spurious emission of receiver can be measured and expressed by at least one of the following quantities:
- Power on special load (conduction test) and radiated power (e.r.p or e.i.r.p as stated in 2.4.1) in the presence of radiation from the enclosure or physical construction of the equipment;
- Radiated power (e.r.p or e.i.r.p as stated in 2.4.1) in the presence of radiation from the enclosure and antenna.
The tests in this section are performed when the receiver is configured to operate in continuous receive mode or in non-transmission mode.
A pre-test sweep is performed to determine the potential of the spurious emission of receiver of the UUT.
Step 1:
- The sensitivity of the spectrum analyzer is checked and set to ensure that the background noise is at least 12 dB less than the level stated in Table 5.
Step 2:
- Identify unwanted emissions in the band of 30 MHz to 1 000 MHz;
- Set the parameters of the spectrum analyzer as follows:
- Resolution bandwidth: 100 kHz
- Video bandwidth: 300 kHz
- Detector mode: Peak
- Trace mode: Max Hold
- Sweep Points: ≥ 9 700 (if spectrum analyzer does not support this setting, frequency band segmentation is possible). If the spectrum analyzer is capable of sweeping twice as many points as the minimum required, the frequency tuning to find the maximum emission in step 1 of 3.2.5.3 can be skipped.
- Sweep Time: Auto;
- Wait for the readings to become stable. Determine all emissions within 6 dB difference against of the level stated in Table 5 in 3.2.7.3.
Step 3:
- Identify unwanted emissions in the band of 1 GHz to 26 GHz;
- Set the parameters of the spectrum analyzer as follows:
- Resolution bandwidth: 1 MHz
- Video bandwidth: 3 MHz
- Detector mode: Peak
- Trace mode: Max Hold
- Sweep Points: > 25 000 (if spectrum analyzer does not support this setting, frequency band segmentation is possible). If the spectrum analyzer is capable of sweeping twice as many points as the minimum required, the frequency tuning in step 1 of 3.2.7.3 can be skipped;
- Sweep Time: Auto;
- Wait for the readings to become stable. Determine all emissions within 6 dB difference against the Table 5 to perform the test in 3.2.7.3.
The limits for spurious emissions in 2.5.2 are applied to the average power levels.
The steps in this section are used to accurately determine the individual emissions detected by the pre-test procedure. The spectrum analyzer should be capable of measuring power in the time domain.
Step 1:
- Set the parameters of the spectrum analyzer as follows:
- Test Mode: Time Domain Power
- Center Frequency: the spurious emission frequency determined in the pre-test procedure;
- Resolution bandwidth: 100 kHz (< 1GHz), 1 MHz (from 1 GHz);
- Video Bandwidth: 300 kHz (< 1 GHz), 3 MHz (from 1 GHz);
- Frequency Span: 0 Hz;
- Sweep Mode: Single Sweep;
- Sweep Time: 30 ms;
- Sweep Point: ≥ 30 000;
- Trigger: observation through images or manual operation;
- Detector: RMS;
- Tune the center frequency of the spectrum analyzer to receive the largest emission in the burst transmission. This step can be skipped if the spectrum analyzer can sweep with a number of sweep points at least 2 times larger than the number of points required in the steps in the pre-test procedure.
Step 2:
- Set the window to coincide with the start and end of the highest burst transmission and record the measured power value within this time window;
- If spurious emissions to be measured occur continuously, the test window should be set to coincide with the start and end of each sweep.
- Select and record the measured RMS power value, then compare with the limit in Table 4.
Step 3:
- In the case of the equipment using a smart antenna with multiple receive branches, the test is made on each active receiving branch;
- Determine the total power measured in the test window on the receiving branches.
Step 4:
The value determined in step 3 will be compared with the limit in Table 5.
The radiation test applies the configuration in Appendix A and the spectrum analyzer is connected to the test antenna. The test procedure is similar to that of 3.2.7.2 and 3.2.7.3.
The tests in this section are made under normal test conditions. The channel used for test meets the requirements in 3.1.4. The equipment under test is configured to operate at the highest output power.
The manufacturer shall declare the UUT as the initiator and/or responding device.
The manufacturer must declare the FFP used by the FBE.
All tests must be performed in the time domain with a resolution of less than µs.
The tester shall be able to supervise the UUT during a period of at least 250 ms with the aforementioned time resolution. If the data is written into separate segments, the FFP will be separated from each segment. The combination of all FFPs will be analyzed as per 3.2.8.5.
The test configuration is illustrated in Figure 5.
Figure 5 - FBE configuration - Conduction test
Step 1:
- The UUT connects to the relevant equipment during the test. The signal generator, spectrum analyzer, UUT, traffic source and related equipment are connected to each other as displayed in Figure 5 where the jamming signal generator is switched off. The spectrum analyzer is used to supervise the transmitted signal of the UUT under the influence of noise. The traffic source can be a part of the structure of the UUT.
- The level of the received signal (wanted signal) at the UUT shall be sufficient to assure and maintain a reliable connection during the test. The typical received signal value in most cases is -50 dBm/MHz.
- Set the following parameters of the spectrum analyzer:
- RBW: ≥ occupied channel bandwidth (or the highest value of spectrum analyzer if the above requirements are not met);
- VBW: ≥ RBW (or the highest value of spectrum analyzer if the above requirements are not met);
- Detector Mode: RMS;
- Center Frequency: UUT’s operating channel frequency;
- Span: 0 Hz;
- Sweep Time: > 2 X COT;
- Trace Mode: Clear/Write;
- Trigger Mode: Video or RF/IF Power.
Step 2:
- Configure the traffic source in such manner that the UUT buffer can ensure available data queued for transmit (referred to as a buffer transmit ready condition) to the relevant device. If it is impossible to configure like this, the UUT shall be configured to have the maximum COT time within the FFP;
- To avoid the influence of traffic reversal on the test results, the traffic source used is the non-return source.
Step 1: Set up a connection
- The UUT is configured to operate in single-channel mode (using only 1 operating channel);
Step 2: Connect the jamming signal
- One of three jamming signals as described in B.7 is fed into the operating channel of the UUT. The bandwidth of the jamming signal contains the operating channel as well. The jamming signal level at the UUT input is equal to the ED Threshold Level defined in 2.6.1.
Step 3: Verify the equipment’s response to the jamming signal
- Spectrum analyzer is used to supervise the transmitted signal of the UUT on the operating channel after the input of jamming signal. Spectrum analyzer shall sweep to detect any jamming signal;
- Verify the following requirements according to the procedure in 3.2.8.6:
- The UUT does not transmit signals on the operating channel for the FFP following the first CCA procedure after the jamming signal has been introduced. The UUT is allowed to transmit a short control signal (Short Control Signaling Transmit) on the operating channel;
- Apart from a short control signal, the UUT shall not transmit other signals in the presence of an jamming signal;
- The short control signal shall satisfy the requirements of 2.6.3. Verifying the response to short control signals may require a parameter change on the spectrum analyzer;
- To verify that the UUT does not transmit a normal signal (other than a short signal) in the presence of jamming signal, the supervising time shall be 60 s or longer if the test segment is required to meet the resolution requirement;
- When the test has been completed and the jamming signal has been removed, the UUT can be resumed on the operating channel, but no further verification is required.
Step 4:
Repeat steps 2 and 3 for other jamming signals in B.7.
Step 1: Establish a connection
- The UUT is configured to operate from 2 to 6 consecutive 20 MHz channels, the number of channels used is recorded in the Test Report;
- Verify UUT has started transmitting on operating channels
Step 2: Introduce jamming signal
- Jamming signal (see B.1.1) is enabled;
- The frequency and bandwidth of the jamming signal shall be sufficient to accommodate all operating channels used. In addition, the test can be performed by introducing jamming signals in turn with sufficient frequency and bandwidth to accommodate each operating channel only;
- The jamming signal level at the UUT input shall be equal to the ED Threshold Level (TL) defined in 2.6.1.
Step 3: Verify the equipment's response to the jamming signal
- Spectrum analyzer is used to supervise the transmitted signal of the UUT on the operating channel after the input of jamming signal. Spectrum analyzer shall sweep to detect any jamming signal;
- Verify the following requirements according to the procedure in 3.2.8.6:
- The UUT does not transmit signal on the operating channel set in step 1 for the FFP following the first CCA procedure after the jamming signal has been detected. The UUT is allowed to transmit a short control signal (Short Control Signaling Transmit) on the operating channel;
- UUT shall not transmit other signals in the presence of jamming signals ;
- The short control signal shall satisfy the requirements of 2.6.3. Verifying the response to short control signals may require a parameter change on the spectrum analyzer;
- To verify that the UUT does not transmit a normal signal (other than a short signal) in the presence of jamming signal, the supervising time shall be 60 s or longer if the test segment is required to meet the resolution requirement;
- When the test has been completed and the jamming signal has been removed, the UUT can be resumed on the operating channel, but no further verification is required.
This section specifies the test procedure to verify compliance with the COT parameter and the idle period used in the channel access.
Step 1: similar to step 1 in 3.2.8.2.
Step 2: similar to step 2 in 3.2.8.2.
Step 3: Record transmit parameters.
- Record start time and transmit period, start time and rest time between transmissions on the operating channel;
- Express tx as the time when the UUT starts, dx is the time the operating channel is in use. iy is the start time, gy is the time the channel is unused. Figure 6 shows these parameters.
Step 4: Measure Un-Occupied Period and COT
- The COT is defined as (t h +d h-tc ) with tc<th, if, in the time period [tc ,th +dn] , all the time periods gy when the operating channel has no signal transmitted are not greater than 16 µs. As defined in 2.6.1, in each COT there may be one or more transmissions by the UUT;
- Using the values recorded in step 3, the values of the COT and the un-occupied periods can be determined. The un-occupied period is the period between different transmissions of the UUT with a value not greater than 18 µs. The periods greater than this value are considered to be within the COT.
Step 5: Determine FFP
- Based on the test results in step 4 and the UUT's FFP declaration, it is possible to determine the start and end times of each FFP;
- The un-occupied period immediately preceding the start of the FFP is called the idle period of the previous FFP as defined in 2.6.1.
g e >16µs Occupied channel Oy consists of many transmit lines gh >16 µs
The period of occupied channel oy is (th+dh -te)
Figure 6 -Progress on UUT
Step 6: Verify that the requirements are satisfied
- Use the results in step 5 to evaluate the conformity of the determined parameters to the maximum COT and minimum idle period in each used FFP.
This section covers a general test procedure for determining whether a signal is transmitted on the operating channel under test. This procedure is to be used only as part of the procedure in the foregoing sections.
Step 1:
- Set the parameters of the spectrum analyzer as follows:
- Center Frequency: The center frequency of the channel under test;
- Frequency Span: 0 Hz
- RBW: about 50% of occupied channel bandwidth (if this level is not supported, use the highest RBW);
- VBW: ≥ RBW (if spectrum analyzer is not supported, select the largest VBW that can be set);
- Detector Mode: RMS;
- Sweep Time: > 2 X COT;
- Sweep Points: at least one point in 1 µs;
- Trace Mode: Clear/Write;
- Trigger: Video or RF/IF Power.
Step 2:
- Save the measured data to a file to perform the analysis by PC using the appropriate software.
Step 3:
- Identify data points to be analyzed using detection thresholds;
- Count the number of consecutive data points identified as the result of a single transmitted signal on the channel being evaluated and multiply this number by the time period between two consecutive data points. Repeat this over the entire test window;
- When measuring idle or quiet periods, count the number of consecutive data points from a transmit pause on the channel being evaluated and multiply this number by the time period between two consecutive data points. Repeat this over the entire test window.
The jamming signal generator output power shall be adequate so that the antenna input power of the UUT is equal to the ED Threshold Level in 2.6.1.
When radiation tests are performed on a UUT with a directional antenna (including a smart antenna and a beamforming antenna), the connection between the UUT and the associated equipment and radar signal that are generated shall be aligned with the maximum radiation direction of the antenna used by the UUT.
The test configuration in Appendix A and the associated test procedure in Appendix B will be used during the UUT test. The radiation test procedure is the same as for the conduction test.
The UUT that can operate in Supervising and Supervised mode must be measured in both modes.
The manufacturer must declare the following information:
- UUT’s ability to use Note 1 of Table 7 or Note 1 of Table 8;
- UTT’s ability to use Note 2 of Table 7 if the UUT is a supervising and a supervised device;
- UUT is an initiator and/or responding device;
- The highest performance level according to the UUT theory;
- Priority Classes are used by the UUT.
All tests should be performed with a time resolution not exceeding 1µs.
The tester shall be capable of supervising the UUT for at least 10 000 COTs with the resolution required above. The saved data may be segmented. The COTs will then be separated from the saved data segments. The analysis and assessment of COT is carried out according to procedure 3.2.8.11.
The priority class used in the test is selected as follows:
- If Priority Class 2 is available (and possibly other priority classes are present), the UUT shall be measured against the respective Priority Class 2 requirements as stated in Table 7 and Table 8;
- If Priority Class 2 is not used but Priority Class 1 (or other priority classes) is used, the UUT shall be measured against the respective Priority Class 1 requirements as stated in Table 1, Table 1. 7 and Table 8;
- If Priority Classes 1,2 are not used but Priority Class 3 (or 4) is used, the UUT shall be measured against the respective Priority Class 3 requirements as stated in Table 1, Table 7 and Table 8;
- If only Priority Class 4 is used, the UUT shall be measured against the respective Priority Class 4 requirements as stated in Table 1, Table 7 and Table 8;
Figure 7 shows an example diagram of conduction test.
Figure 7 - Diagram of conduction test method of LBE
The assessment of the equipment’s adaption is carried out with the following procedures.
Step 1:
- The UUT connects to the relevant equipment during the test. The signal generator, spectrum analyzer, UUT, traffic source and related equipment are connected to each other as displayed in Figure 7, where the jamming signal generator is switched off. The spectrum analyzer is used to supervise the transmitted signal of the UUT under the influence of jamming signal. The traffic source can be a part of the structure of the UUT;
- The level of the received signal (wanted signal) at the UUT shall be sufficient to ensure and maintain a reliable connection during the test. The value of the receive signal level in most cases is -50 dBm/MHz.
- Set the following parameters of the spectrum analyzer:
- RBW: ≥ occupied channel bandwidth (or the highest value of spectrum analyzer if the above requirements are not met);
- VBW: ≥ 3 X RBW (or the highest value of spectrum analyzer if the above requirements are not met);
- Detector Mode: RMS;
- Center Frequency: operating channel frequency of the UUT;
- Span: 0 Hz;
- Sweep Time: > 2 X COT;
- Trace Mode: Clear/Write;
- Trigger Mode: Video or RF/IF Power.
Step 2:
- Configure the traffic source in such manner that the UUT buffer can ensure available data queued for transmit (referred to as a buffer transmit ready condition) to the relevant device. If it is impossible to configure like this, the UUT shall be configured to have the maximum COT time within the FFP;
- To avoid the influence of traffic reversal on the test results, the traffic source used is the non-return source.
Step 1: Set up a connection
- The UUT is configured to operate in single-channel mode (using only 1 operating channel);
Step 2: Connect the jamming signal
- One of three jamming signals as described in B.7 is fed into the operating channel of the UUT. The bandwidth of the jamming signal contains the operating channel as well. The jamming signal level at the UUT input is equal to the ED Threshold Level defined in 2.6.2.
Step 3: Verify the equipment’s response to the jamming signal
- Spectrum analyzer is used to supervise the transmitted signal of the UUT on the operating channel after the input of jamming signal. Spectrum analyzer shall sweep to detect any jamming signal;
- Verify the following requirements according to the procedure in 3.2.8.17:
- The UUT stops transmitting on the operating channel for a period equal to the maximum value of the COT respective to the Priority Class being used under test (see Table 7, Table 8). The UUT is allowed to transmit a short control signal on the operating channel as further requirements;
- Apart from a short control signal, the UUT shall not transmit other signals in the presence of an jamming signal;
- The short control signal shall satisfy the requirements of 2.6.3. Verifying the response to short control signals may require a parameter change on the spectrum analyzer;
- To verify that the UUT does not transmit a normal signal (other than a short signal) in the presence of jamming signal, the supervising time shall be 60 s or longer if the test segment is required to meet the resolution requirement;
- When the test has been completed and the jamming signal has been removed, the UUT can be resumed on the operating channel, but no further verification is required.
Step 4:
- Repeat steps 2 and 3 for other jamming signals in B.7.
Step 1: Establish a connection
- The UUT is configured to operate from 2 to 6 consecutive 20 MHz channels, the number of channels used is recorded in the Test Report;
- Verify UUT has started transmitting on operating channels
Step 2: Introduce jamming signal
- Jamming signal (see B.1.1) is enabled;
- The frequency and bandwidth of the jamming signal shall be sufficient to accommodate all operating channels used. In addition, the test can be performed by introducing jamming signals in turn with sufficient frequency and bandwidth to accommodate each operating channel only;
- The jamming signal level at the UUT input shall be equal to the ED Threshold Level (TL) defined in 2.6.2.
Step 3: Verify the equipment's response to the jamming signal
- Spectrum analyzer is used to supervise the transmitted signal of the UUT on the operating channel after the input of jamming signal. Spectrum analyzer shall sweep to detect any jamming signal;
- Verify the following requirements according to the procedure in 3.2.8.17:
- The UUT does not transmit signals on all operating channels set up in step 1 with jamming signal for a period equal to the maximum value of the COT respective to the Priority Class level being used under test (see Table 7, Table 8). The UUT is allowed to transmit a short control signal on the operating channel as further requirements;
- UUT shall not transmit other signals in the presence of jamming signals ;
- The short control signal shall satisfy the requirements of 2.6.3. Verifying the response to short control signals may require a parameter change on the spectrum analyzer;
- To verify that the UUT does not transmit a normal signal (other than a short signal) in the presence of jamming signal, the supervising time shall be 60 s or longer if the test segment is required to meet the resolution requirement;
- When the test has been completed and the jamming signal has been removed, the UUT can be resumed on the operating channel, but no further verification is required.
Step 1: Establish a connection
- The UUT is configured to operate on the 40 MHz multiplex operating channel. One of the two 20 MHz channels constituting the multiplex is called the main operating channel (see 2.6.2);
- Verify the UUT has started transmitting on the operating channels.
Step 2: Introduce jamming signal
- Jamming signal (see B1) is enable
- The frequency and bandwidth of the jamming signal must be such that it contains only the 20 MHz operating sub-channel and not the main 20 MHz operating channel;
- The jamming signal level at the UUT input shall be equal to the ED Threshold Level (TL) defined in 2.6.2.
Step 3: Verify the equipment’s response to jamming signal
- Spectrum analyzer is used to supervise the transmitted signal of the UUT on the operating channel after the input of the jamming signal. The spectrum analyzer shall sweep to detect any jamming signal;
- Verify the following requirements according to the procedure in 3.2.8.17:
- The UUT stops transmitting signal on the jamming 20 MHz sub-channel for a period equal to the maximum value of the COT respective to the Priority Class under test (see Table 7, Table 8). The UUT is allowed to transmit a short control signal on the operating sub-channel as further requirements;
- Apart from the short control signal, the UUT shall not transmit other signals on the 20 MHz operating sub-channel in the presence of an jamming signal;
- The short control signal shall satisfy the requirements of 2.6.3. Verifying the response to short control signals may require a parameter change on the spectrum analyzer;
- To verify that the UUT does not transmit normal signals (other than short signal) on the 20 MHz operating sub-channel in the presence of jamming signal, the supervising time shall be 60 s or longer if a test segment is required to meet the resolution;
- When the test has been completed and the jamming signal has been removed, the UUT can be resumed on the 20 MHz operating sub-channel, but no further verification is required.
This section specifies the test procedure to verify the channel access used by the UUT.
Step 1: Similar to step 1 in 3.2.8.9.
Step 2:
- Similar to step 2 in 3.2.8.9;
- If the UUT is used according to Note 1 in Table 7, the following should be noted:
- Configure the second traffic source to exceed the theoretical one of the equipment involved. The second source of traffic will be buffered by the relevant equipment so that this equipment always has data in the queue (full buffer) to send to the UUT;
- During the test, the supervising device will give one or more authorizations for each COT parameter. For each COT, only one quiet period of at least 100 µs will be used.
Step 3: Record transmit parameters.
- Record start time and transmit period, start time and rest time between transmissions on the operating channel;
- Express tx as the time when the UUT starts, dx is the time the operating channel is in use. iy is the start time, gy is the time the channel is unused.
- Figure 8 shows these parameters.
g e >25µs Occupied channel Oy consists of many transmit lines gh >25 µs
The period of occupied channel oy is (th+dh -te)
Figure 8 - Time periods
Step 4: Measure idle period and COT
- The COT is defined as (t h +d h-tc ) with tc<th, if, in the time period [tc ,th +dn] , all the time periods gy when the operating channel has no signal transmitted are not greater than 25 µs. As defined in 2.6.2, in each COT there may be one or more transmissions by the UUT;
- Using the values recorded in step 3, the values of the COT and the idle periods can be determined. The idle period is the period between different transmissions of the UUT with a value greater than 27 µs.
- Compared with the value of idle period (25 µs), the value of 27 µs is used in this test to account for the test error.
Step 5: Classification of idle periods
- Let k be a natural number;
- Assign all idle periods to one of k + 1 container groups. The value of k depends on the level of Priority Class used by the test. Each container group is represented by Bn, 0< n < k:
- If the Priority Class is 1, k = 16 and the container groups are denoted with Bo,...,B16
- If Priority Class is 2:
+ If the UUT uses Note 2 in Table 7, k= 32 and the groups contain the symbols Bo,..., B32;
+ If the UUT does not use Note 2 in Table 7, k = 16 and the container groups are denoted with Bo,...,B16;
- If Priority Class is 3, k= 8 and the container groups are denoted with Bo, ..., B8,
- If Priority Class is 4, k = 4 and the container groups are denoted with Bo, ..., B4;
- If Priority Class is 1, the container group Bn is determined as follows:
- If Priority Class is 2, the container group Bn is determined as follows:
- If the UUT is a supervising device, use Note 2 in Table 7:
- If the UUT is a supervised device or a UUT is a supervising device without using Note 2 in Table 7:
- If Priority Class is 3, the container group Bn is determined as follows:
• If the UUT is a supervised device:
• If the UUT is a supervising device:
- If Priority Class is 4, the container group Bn is determined as follows:
• If the UUT is a supervised device:
• If the UUT is a supervising device:
Step 6: Calculate the idle period probability
- Let H(Bn) be the number of idle periods in the container group Bn,
- Let E be the number of observed idle periods. Then:
Calculate observed probability as follows:
- Let p(n) be the probability that the idle period is less than the upper limit of the container group Bn: p(n) = p(Idle Period< Upper limit of Bn)
- For each value of n, 0 ≤ n ≤ k:
- Evaluate the UUT’s compliance with the maximum probability as follows:
• If Priority Class is 1, each probability p(n) of idle period in each container group [Bo,… Bn] must not be greater than the following maximum probability:
If Priority Class is 2, each probability p(n) of the idle period in each container group [Bo, ...., Bn] must not be greater than the following maximum probability:
+ If the UUT uses Note 2 of Table 7:
+ If the UUT does not use Note 2 of Table 7:
+ If the UUT uses Note 1 of Table 7:
• If Priority Class is 3, each probability p(n) of idle period in each container group [Bo,
..., Bn] must not be greater than the following maximum probability:
• If Priority Class is 4, each probability p(n) of idle period in each container group [Bo,…,Bn] must not be greater than the following maximum probability:
In option B, instead of taking tests in 3.2.8.13, the manufacturer is allowed to declare conformity to the requirements in 2.6.2.
The following steps are used to verify the maximum COT value used by the UUT.
An occupied channel includes information transmitted from the UUT and may also include information transmitted from the associated equipment. COT values are determined through step 4 in 3.2.8.13. They shall be recorded in the Test Report.
The configuration in step 2 of 3.2.8.9 will allow the UUT to be in the mode of operation with maximum COT.
The UUT must satisfy the COT maximum limit requirement under the following conditions:
- If the Priority Class is 1, the COT is not greater than 6 ms;
- If the Priority Class is 2, the COT should not be greater than the followings:
- 6 ms if the UUT uses Note 1 in Table 7;
- 10 ms if the UUT uses Note 2 in Table 7;
- 6 ms if the UUT does not use Note 2 in Table 7;
- If the Priority Class is 3, the COT is not greater than 4 ms;
- If the Priority Class is 4, the COT is not greater than 2 ms;
In option B, instead of tests in 3.2.8.15, the manufacturer is allowed to declare conformity to the requirements in 2.6.2.
This section covers a general test procedure for determining whether a signal is transmitted on the operating channel under test. This procedure is to be used only as part of the procedure in the foregoing.
Step 1:
- Set parameters of the spectrum analyzer as follows:
- Center Frequency: The center frequency of the channel to be tested;
- Frequency Span: 0 Hz
- RBW: about 50% of occupied channel bandwidth (if this level is not supported, use the highest RBW);
- VBW: ≥ RBW (if spectrum analyzer is not supported, select the maximum VBW that can be set);
- Detector Mode: RMS;
- Sweep Time: > 2 X COT;
- Sweep Points: at least one point in 1 µs;
- Trace Mode: Clear/write;
- Trigger: Video or RF/IF Power.
Step 2:
- Save the measured data to a file to perform the analysis by PC using the appropriate software.
Step 3:
- Identify data points to be analyzed using detection thresholds;
- Count the number of consecutive data points identified as the result of a single transmit signals on the channel under evaluation and multiply this by the time difference between two consecutive data points. Repeat this over the entire test window;
- When measuring idle or silence periods, count the number of consecutive data points from a transmit pause on the channel under evaluation and multiply this number by the time period between two consecutive data points Repeat this over the entire test window.
The jamming signal generator output power shall be adequate so that the antenna input power of the UUT is equal to the ED Threshold Level (TL) in 2.6.2.
When radiation tests are performed on a UUT with a directional antenna (including a smart antenna and a beamforming antenna), the connection between the UUT and the associated equipment and a radar signal that are generated shall be aligned with the maximum radiation direction of the antenna used by the UUT.
The test configuration in Appendix A and the associated test procedure in Appendix B will be used during the UUT test. The radiation test procedure is the same as for the conduction test.
3.2.9. Receiver blocking feature
Tests are made under normal conditions.
The test channel is used as stated in 3.1.4.
UUT operates in normal mode.
UUT is capable of automatic frequency change (adaptive channel allocation), this feature shall be prevented from being used during test.
If the equipment can be configured to operate with different occupied channel bandwidths, different data rates, the test shall require the use of the smallest occupied channel bandwidth and the lowest data rate. It shall meet the performance requirements in 2.7 and the manufacturer's declaration in 3.2.1. These requirements shall be recorded in the Test Report.
For systems using multiple receiver branches, only one branch is selected for test. All other branches are blocked.
Figure 9 shows the test scheme used with the receiver blocking. The equipment involved may require the use of an isolated room or special space to protect against the bad impacts on tests.
Figure 9 - Receiver blocking test configuration
The receiver blocking test is performed as follows.
Step 1:
- The UUT is set to the first operating frequency for test.
Step 2:
- The blocking signal generator is set to the first frequency as displayed in Table 9.
Step 3:
- With the blocking signal generator turned off, establish a connection between the UUT and the associated equipment according to the test scheme shown in Figure 8. Adjust the attenuator in increments of 1 dB until the required performance is maintained. The wanted signal at the UUT input is Pmin,
- Increase the minimum level (Pmin) to 6 dB to feed to the receiver input of the UUT.
Step 4:
- The blocking signal level at the UUT input is set to the respective level in Table 9. Record the test performance results and evaluate whether the UUT meets the performance requirements in 2.7;
- If its performance is still guaranteed, increase the level of the blocking signal further until it is below the minimum one. The maximum blocking signal when the performance is not lower than the minimum required level shall be recorded in the Test Report;
Step 5:
- Repeat step 4 for each frequency and level combination in Table 9.
Step 6:
- Repeat steps 2 to 5 for the UUT on other operating frequencies to evaluate the receiver's blocking performance.
When performing radiation tests for equipment using a specific antenna, the tests are made separately for each antenna used.
The test uses the scheme in Appendix A and the test procedure in Appendix B in combination with the same procedure as stated in 3.2.9.2.
The signal level causing receiver blocking at the UUT is considered to be the one before the antenna of the UUT. The UUT is arranged and positioned so that the main beam direction of the antenna coincides with the radiation direction of the blocking signal. The position and orientation of the UUT are recorded in the Test Report.
- REGULATORY MANAGEMENT
The 5 GHz radio equipment covered by 1.1 must conform to this Regulation.
- RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS
Relevant organizations and individuals are responsible for obtaining certification and announcing the conformity of 5 GHz radio equipment according to regulations on certification and announcement of conformity for specialized products and goods in information and communication technology industry and subject to inspection by state agencies in accordance with applicable law.
- ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
- 1. The Telecommunication Authority, the Authority of Radio Frequency Management and the provincial Departments of Information and Communications are responsible for guiding deployment and management of 5 GHz radio equipment in accordance with this Regulation.
- 2. This regulation is applied as replacement for the National Technical Regulation QCVN 65:2013/BTTTT, "National Technical Regulation on radio access equipment in 5 GHz band ".
- 3. In case the terms and provisions of this Regulation are changed, supplemented or replaced, such new terms and provisions shall be applied.
Appendix A
(Normative)
Radiation test site and scheme
A.1. Overview
This appendix introduces the three most common test sites and test kits used in radiation tests as defined by this standard.
- Open-area test site (OATS)
- Semi-Absorption Room (SAR)
- Full Absorption Room (FAR)
- Test kit for relative test
- Signal jamming signal used for adaptability tests
A.2. Radiation test location
A.2.1. Open-area test site (OATS)
The open-area test site consists of a turntable at one end and a height-adjustable antenna at the other end, both located on a surface, which in the ideal case is a good conductivity and infinite expansion one. In fact, it is possible to create a surface with good conductivity, but not with infinite expansion. Figure A.1 describes a typical open-area test site.
Figure A.1 - Typical open-area test site
Ground creates the echo line. Then the receiving antenna will receive the signal from the direct transmit line and the echo line. Combination of signal lines is affected by the antenna placement height due to the altered phase of the echo line.
The antenna turntable allows changing the height above the ground surface from 1 to 4 m so that the antenna test site is optimal, ensuring communication between the antennas in the test site.
The antenna turntable shall be capable of rotating up to 360° in the horizontal plane when used for measuring UUTs located 1.5 m above the ground surface.
The distances between antenna placements will be shown in A.2. Distance data will be recorded in the Test Report.
A.2.2. Semi-absorbent room (quiet room/anechoic room)
The room has a special structure with inner insulation materials capable of absorbing radio waves and eliminating echo. Inside the quiet room, the instrument consists of an antenna system on one end and a turntable on the other end, which can be used to mount the equipment to be tested as displayed in Figure A.2.
The special construction and materials of the quiet room minimize background noise and the impact of other factors on the test results.
The distance of the instrument placement and the size of the quiet room shall meet the requirements in A.2.
Figure A.2 - Typical anechoic room
A.2.3. Fully Absorption Room (FAR)
Enclosed, normally shielded box, the inner walls, floors and ceilings are lined with radio-absorbing material. The room usually consists of an antenna at one end and a turntable at the other end. It is described in Figure A.3.
Figure A.3 - Typical absorption room
Insulation and radio-absorbing materials of the room create a controlled environment for test purposes. This type of test room attempts to simulate free space conditions.
The insulation material provides a test space with reduced levels of jamming signal from ambient signals and other external impacts, while the radio-absorbing material minimizes unwanted echo from walls and ceilings that can affect test results. Insulation material must be sufficient to prevent jamming signal. The insulation material must be able to eliminate jamming signal from the ambient environment and protect any signal to be measured
The turntable can be rotated 360° in the horizontal plane and it is used to support the test EUT at a suitable height (e.g. 1 m) above the surface of the absorbing material.
Minimum measuring distances and chamber dimensions can be found in A.2.4. The distance used in the actual test shall be recorded with the test result.
A.2.4. Measuring distance
The distance to perform the UUT test is chosen in such manner that the UUT is located in the far field area of the test antenna. The minimum distance between the equipment to be tested (UUT) and the antenna is rm ≥ D2 /, where:
λ: wavelength, in m;
rm : minimum distance between UUT and receiving antenna, in m;
D: Maximum physical size of the maximum opening of the antenna installed for test, is the distance between the outer boundary of the near-field emission (Eresnel zone) and the inner boundary of the far field emission (the Fraunhofer zone), in m and also called the Rayleigh distance.
For tests where the required distance cannot be guaranteed, these factors should be recorded in the Test Report.
A.3. Antenna
A.3.1. Measuring antenna
The test antenna is used to measure waves from the UUT and from the sub-antennas. If it is required to measure the receiver, this antenna is used to transmit signal.
The test antenna is attached to the mounting system and can be used with horizontal or vertical polarization. In addition, for open-area tests, the antenna height must be large enough, about 1 to 4 m.
Depending on the frequency range to be measured, the antenna should be selected to fully meet the requirements for receive/transmit in such frequency range.
A.3.2. Sub-Antenna
The sub-antenna is used instead of the UUT in several additional tests.
The sub-antenna is selected to fully meet the receive/transmit requirements in the frequency range to be measured.
The placement of the sub-antenna coincides with the center of the UUT if the UUT uses a integral antenna, or the point where the external antenna is connected to the UUT if the UUT uses an external antenna.
The distance between the lowest point of the sub-antenna and the ground shall not be less than 30 cm. Before use, the sub-antenna must be calibrated against the reference antenna. The reference antenna in the frequency range below 1 GHz is a half-wave dipole antenna and the reference antenna in the frequency range above 1 GHz is an isotropic radiation antenna.
A.4. Test kit
A.4.1. Introduction
Conduction tests can be applied to the equipment providing a temporary antenna connection, for example to a spectrum analyzer.
If a integral antenna has no antenna connector, a test kit is used to make relative tests at critical temperature.
A.4.2. Description of the test kit
The test kit shall provide a means of connection to the radio frequency output.
The rated impedance of the external connection to the test kit shall be 50 Ω at the operating frequencies of the equipment.
The performance characteristics of the test kit under normal and critical conditions shall be:
- The attenuation must be limited to ensure a full operating range;
- The frequency-paired attenuation shall not cause an error of more than ±2 dB;
- The test kit does not include any non-linear elements.
A.4.3. Use the test kit for relative tests.
Steps 1 to 4 below describe the procedure for performing relative tests for these requirements in case the test needs to be repeated at different temperatures:
Step 1:
Carry out the tests under normal conditions in one test point for radiation tests as described in appendix A.2. As a result, the absolute value is recorded.
Step 2:
Place the equipment to be tested with the test kit in the temperature room. Perform the same test at normal conditions in this environment and normalize the instruments to obtain the same values as stated in step 1.
Step 3:
Care should be taken that the couplings of the test kit remain unchanged throughout the test.
Step 4:
The test is repeated for the critical temperature conditions. Due to the normalization performed in step 2, the values obtained are the test results for this requirement.
A.5. Guidelines for radiation test
This section describes in detail the procedures, instrument scheme and checks that must be performed prior to any radiation test. These procedures are common to the types of Test Sites described in this appendix.
UUTs are placed standalone or mounted on a non-conductive support.
A.5.1. Battery as only supply for UUT
In the case of a battery-only UUT, the priority is to perform the test using the UUT's pin.
The test shall have the power leads connected to the power supply ends of the UUT (and checked with a digital voltmeter) and electrically isolated from the rest of the equipment by possible tape wrapping around its contact.
The presence of these power leads may affect the test. For this reason, they need to be made "transparent" as far as test is concerned (e.g. they can be twisted together, loaded with ferrite beads...).
A.5.2. Layout
Cables terminated to the test antenna and the substitution antenna shall be suitably arranged to minimize jamming signal with the test.
A.6. Signal pairing
The presence of test leads (not combined with the UUT for normal operation) in the radiated field can cause jamming signal to this field resulting in increased test uncertainty. These jamming signals can be minimized by using suitable pairing methods that provide signal isolation and minimal noisy field (e.g. optical pairing).
A.7. Jamming signal used for adaptability tests
A.7.1. AWGN - Additive White Gaussian Noise
The AWGN noise used is a continuous noise (100 % frequency) with a bandwidth of 20 MHz.
- When measuring RLAN signal detection in multichannel operation according to Option 1, AWGN will appear on all channels used. However, if a sequential test is performed on the channels, AWGN will appear only on the operating channel to be measured;
- When measuring RLAN signal detection in multi-channel operation according to Option 2, AWGN noise occurs only in the sub-operating channel.
A.7.2. OFDM test signal
The OFDM test signal consists of a continuous chain of OFDM symbols defined in section 17 of the IEEE 802.11™-2016 document. Thus, the OFDM test signal does not contain an OFDM PHY header as stated in 17.3.3 of the IEEE 802.11™-2016 document.
- When measuring RLAN signal detection in multichannel operation according to Option 1, the OFDM test signal will appear on all channels used. However, if a sequential test is performed on the channels, the OFDM test signal will appear only on the operating channel to be measured;
- When measuring RLAN signal detection in multi-channel operation according to Option 2, the test signal occurs only in the sub-operating channel.
A.7.3. LTE test signal
The LTE test signal is a 20 MHz continuous signal as defined in 6.1.1.1 of ETSI TS 136 141.
- When measuring RLAN signal detection in multichannel operation according to Option 1, the LTE test signal will appear on all channels used. However, if a sequential test is performed on the channels, the LTE test signal will occurs only on the operating channel to be measured.
- When measuring RLAN signal detection in multi-channel operation according to Option 2, the test signal appears only in the sub-operating channel.
A.7.4. Test signal evaluation procedure
The tested signal is checked according to the procedure below.
Connect the jamming signal generator to the spectrum analyzer. Set the following parameters on it:
- Center Frequency: The rated center frequency of the jamming signal;
- Span: 2 X the rated bandwidth of the jamming signal;
- Resolution BW: approx. 1 % of the rated bandwidth of the jamming signal;
- Video BW: 3 X Resolution BW
- Sweep Points: 2 X Span / Resolution BW. If spectrum analyzer does not support the required number of sweep points, bandwidth segmentation may be done and each segment may be tested.
- Detector: Peak
- Trace Mode: Averaging
- Number of sweeps: Suitable for giving stable test results;
- Sweep time: Auto
The 99 % bandwidth (bandwidth containing up to 9 9% power) of the jamming signal shall be between 80 % and 100 % of the rated channel bandwidth of the UUT. To ensure the (flatness) stability of the noise, a bandwidth of 4 dB (bandwidth include points with difference of not more than 4 dB above the peak) of the jamming signal (ignoring DC fluctuations at the center frequency) shall be within at least 80 % of the 99 % bandwidth of the signal.
When measuring RLAN signal detection in multichannel operation according to Option, the above requirements apply to the jamming signal respective to all channels used. However, if a sequential test is performed on the channels, the above requirement applies only to the jamming signal respective to the operating channel to be measured.
When measuring RLAN signal detection in multichannel operation according to Option 2, the above requirement applies only to the jamming signal respective to the sub-operating channel.
The power spectral density of the jamming signal is tested by setting the spectrum analyzer parameter as follows:
- Center Frequency: The rated center frequency of the jamming signal;
- Span: Rated bandwidth of the jamming signal;
- Resolution BW: 1 MHz
- Video BW: 3 X Resolution BW
- Filter: Channel
- Detector: RMS
- Trace Mode: Clear/Write
- Number of sweeps: Single
- Sweep time: 1 s (sweeping speed can be reduced so as not to affect the RMS value of the signal to be measured).
The measured peak value above is the power spectral density of the jamming signal.
When multiple jamming signals are combined to check multichannel operability, the above test signal tests are performed on each of the rated channel bandwidths in the channels used.
Appendix B
(Normative)
Radiation test procedures
B.1. Overview
This appendix covers general procedures for radiation tests using the test sites and test scheme described in Appendix A.
Ideally, radiation tests should be performed in a FAR, as described in B.3. Radiation test in OATS or SAR is described in B.2.
B.2. Radiation test in OATS or SAR
B.2.1. OATS test
The radiation tests are carried out using the test antenna and the substitution antenna in the space shown in Appendix A. The configuration and calibration of the instruments are carried out according to the following procedure.
The UUT and antenna are oriented so that the radiated power received from the UUT is maximized. Placement and orientation are recorded in the Test Report.
- The test antenna (the device 2 in figure B.1) shall be initially oriented to vertical polarization unless otherwise specified and the UUT (device 1 in figure C1) shall be mounted on the support in its reference position and is turned on;
- The tester (the device 3 in figure B.1) shall be connected to the test antenna (device 2 in figure B.1) as displayed in figure B.1;
- The UUT is rotated 360° around the vertical axis until the maximum signal level is obtained;
- The re-test antenna is raised or lowered within the specified height range until the maximum signal level is obtained. Record this value;
- This test is repeated for horizontal polarization.
1 The equipment to be tested
- Test antenna
- Spectrum analyzer or receiver
Figure B.1 - Radiation test scheme
B.2.2. Test in a quiet room
The quiet room tests are set up and aligned in the same way as for the OATS tests in B.2.1 , but the test antenna height adjustment is omitted.
B.2.3. Alternate test
To determine the absolute test value, an alternative test method as described in the steps below shall be performed:
- Replace the UUT with the antenna as described as device 1 in figure B.1. The test and substitution antennas are vertically polarized;
- Connect the signal generator to the substitution antenna and tune to the test frequency;
- If OATS or SAR is used, the test antenna is raised or lowered to ensure maximum signal received;
- The power of the signal generator is then adjusted until the same level is obtained as recorded from the UUT;
- The radiated power is equal to the power supplied by the signal generator plus the substitution antenna gain minus the attenuation in cable (in dB);
- The test is repeated for horizontal polarization.
For test rooms or spaces where the test antenna is fixed and the UUT position is adjusted, the calibration values of the test room or space can be used as an alternative to the above steps.
B.3. Guidelines for adaptive test
B.3.1. Test configuration
Figure B.2 shows the configuration used in the UUT access mechanism test. To avoid the influence of other signals and the environment on the test results, the test is carried out in a quiet room.
Figure B.2 - Adaptive access meter configuration
B.3.2. Calibration of the test configuration
Before taking a test, it is necessary to perform a calibration of the test configuration.
Figure B.B.3 shows the calibration scheme of the test configuration in Figure B.B.2 using a substitution antenna and spectrum analyzer. Calibration is performed to ensure that the jamming signal level at the substitution antenna input corresponds to the level that will be used in the conduction test when a 0 dBi antenna is used to feed to the UUT.
For test room with fixed antennas, which allow the UUT position to be changed, calibration values provided by the test room can be used.
Figure B.3 – Scheme of radiation test of adaptive access
B.3.3. Test methods
The test procedure includes the following steps:
- Replace the substitution antenna with the UUT, perform one calibration.
- The UUT must be positioned for maximum e.i.r.p power towards the loudspeaker antenna.
NOTE: The set position is recorded in the Test Report,
B.4. Instructions for measuring the blocking characteristics of the receiver
B.4.1. Test configuration
Figure B.4 illustrates the test configuration for performing the receiver blocking radiation test. To ensure accurate test results that are not affected by the external environment the test is carried out in the SAR, FAR rooms.
Figure B.4-Sheme for receiver blocking test by radiation method
B.4.2. Calibration of test configuration
Before performing a test, it is necessary to carry out a calibration of the test configuration. Figure B.5 shows the calibration scheme of the test configuration in Figure B.4 using a substitution antenna and spectrum analyzer. Calibration is performed to ensure that the signal level at the substitution antenna input corresponds to that to be used in the conduction test when a 0 dBi gain antenna is used to feed to the UUT.
For a test room with a fixed antenna, which allows the UUT position to be changed, the calibration values provided by the test room can be used.
Figure B.4-Sheme for receiver blocking test
B.4.3. Test methods
The test procedure includes the following steps:
- Replace the substitution antenna with the UUT, perform one calibration.
- The UUT must be positioned for maximum e.i.r.p power towards the loudspeaker antenna.
NOTE: The set position is recorded in the Test Report.
Appendix C
(Normative)
HS Code for 5 GHz radio access equipment
No. |
Name of products and goods according to Vietnamese technical regulation |
HS code |
Description of products and goods |
01 |
5 GHz band radio access equipment with an equivalent isotropic radiated power of 60 mW or more |
8517.62.51 |
WiFi transmitter receiver for use in a wireless network in the 5 GHz band (wifi modem, router) with an equivalent isotropic radiated power of 60 mW or more, with or without a integral one or more of the following functions:
|
8525.80.40 |
Flycams (television cameras, digital cameras and video recorders mounted on aircraft) applying remote control technology and transmitting images with spread spectrum modulation in the 5 GHz band and having equivalent isotropic radiated power of 60 mW or more. |
||
8802.20.90 |
UAVs/Drones (radio-controlled flying vehicle, which can integrate television camera equipment, digital camera and video recorder) using remote control technology and transmitting images with spread spectrum modulation in the 5 GHz band and having an equivalent isotropic radiated power of 60 mW or more. |
Bibliography of References
[1 ] Directive 1999/5/EC of the European Parliament and of the Council of 9 March 1999 on radio equipment and telecommunications terminal equipment and the mutual recognition of their conformity (R&TTE Directive).
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây