Thông tư 10/2021/TT-BTTTT ban hành QCKT quốc gia về thiết bị vô tuyến cự ly ngắn dải tần 40GHz đến 246 GHz

thuộc tính Thông tư 10/2021/TT-BTTTT

Thông tư 10/2021/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị vô tuyến cự ly ngắn dải tần 40GHz đến 246 GHz
Cơ quan ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:10/2021/TT-BTTTT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Mạnh Hùng
Ngày ban hành:28/10/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thông tin-Truyền thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

QCVN về thiết bị vô tuyến cự ly ngắn dải tần 40GHz đến 246 GHz

Ngày 28/10/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra Thông tư 10/2021/TT-BTTTT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị vô tuyến cự ly ngắn dải tần 40GHz đến 246 GHz.

Theo đó, Quy chuẩn này áp dụng cho các loại thiết bị phát, thu – phát vô tuyến cự ly chung bao gồm: Thiết bị cảnh báo vô tuyến điện, thiết bị điều khiển từ xa vô tuyến điện, thiết bị đo từ xa vô tuyến điện, thiết bị truyền dữ liệu chung, hoạt động trong dải tần số từ 40 GHz đến 146 GHz cho các trường hợp: Có kết nối đầu ra vô tuyến với ăng ten riêng hoặc với ăng ten tích hợp; Sử dụng mọi loại điều chế; Thiết bị cố định, thiết bị di động và thiết bị cầm tay.

Bên cạnh đó, việc đo kiểm đối với yêu cầu kỹ thuật của quy chuẩn này để thực hiện về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy phải thực hiện theo các quy định hiện hành. Các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng kết quả đo kiểm/thử nghiệm của phòng thử nghiệm trong nước được chỉ định, hoặc phòng thử nghiệm ngoài nước được thừa nhận,…

Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/7/2022.

Xem chi tiết Thông tư10/2021/TT-BTTTT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

______________

Số: 10/2021/TT-BTTTT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2021

 

                                                                                      

THÔNG TƯ

Ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị vô tuyến cự ly ngắn dải tần 40 GHz đến 246 GHz”

________________

 

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Viên thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Tần số vô tuyến điện ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ,

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị vô tuyến cự ly ngắn dải tần 40 GHz đến 246 GHz.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị vô tuyến cự ly ngắn dải tần 40 GHz đến 246 GHz (QCVN 123:2021/BTTTT).

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

Nơi nhận:

- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Văn phòng TW Đảng và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Tòa án Nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;

- Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);

- Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;

- Bộ TTTT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Cổng thông tin điện tử của Bộ;

- Lưu: VT, KHCN (250).

BỘ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Mạnh Hùng

 

 

 

 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

 

 

 

 

 

 

QCVN 123:2021/BTTTT

 

 

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THIẾT BỊ VÔ TUYẾN CỰ LY NGẮN DẢI TẦN 40 GHz ĐẾN 246 GHz

 

National technical regulation on Short Range Device (SRD) - Radio equipment to be used in the 40 GHz to 246 GHz frequency range

 

 

 

 

 

 

 

HÀ NỘI – 2021

 

 

Mục lục

 

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

1.2. Đối tượng áp dụng

1.3. Tài liệu viện dẫn

1.4. Giải thích từ ngữ

1.5. Ký hiệu

1.6. Chữ viết tắt

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Quy định cho phần phát

2.1.1. Công suất đầu ra RF

2.1.2. Dải tần số được phép hoạt động

2.1.3. Phát xạ ngoài băng

2.1.4. Phát xạ giả

2.2. Quy định cho phần thu

2.2.1. Phát xạ không mong muốn

3. PHƯƠNG PHÁP ĐO

3.1. Quy định đo kiểm

3.1.1. Điều kiện môi trường đo kiểm

3.1.2. Lựa chọn mẫu để đo kiểm

3.1.3. Giải thích các kết quả đo

3.1.4. Đo kiểm ở băng tần trên 110 GHz

3.2. Đo kiểm cho phần phát

3.2.1. Đo công suất đầu ra RF

3.2.2. Đo dải tần số được phép hoạt động

3.2.3. Đo phát xạ ngoài băng

3.2.4. Đo phát xạ giả

3.3. Đo kiểm cho phần thu

4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Phụ lục A (Quy định) Các phép đo bức xạ

Phụ lục B (Quy định) Điều kiện chung

Phụ lục C (Quy định) Điều kiện chung

Phụ lục D (Quy định) Quy định về mã HS của thiết bị vô tuyến cự ly ngắn dải tần 40 GHz đến 246 GHz

Phụ lục E (Tham khảo) Quy định kỹ thuật và phương pháp đo cho thiết bị vô tuyến cự ly ngắn hoạt động trong dải tần 57 GHz đến 64 GHz

Thư mục tài liệu tham khảo

 

 

Lời nói đầu

 

QCVN 123:2021/BTTTT do Cục Viễn thông biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Thông tư số 10/2021/TT-BTTTT ngày 28 tháng 10 năm 2021

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THIẾT BỊ VÔ TUYẾN CỰ LY NGẮN DẢI TẦN 40 GHz ĐẾN 246 GHz

National technical regulation on Short Range Device (SRD) - Radio Equipment to be used
in the 40 GHz to 246 GHz frequency range

 

1. QUY ĐỊNH CHUNG

 

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này áp dụng cho các loại thiết bị phát, thu-phát vô tuyến cự ly ngắn (SRD) chung, bao gồm: Thiết bị cảnh báo vô tuyến điện, thiết bị điều khiển từ xa vô tuyến điện, thiết bị đo từ xa vô tuyến điện, thiết bị truyền dữ liệu chung, hoạt động trong dải tần số từ 40 GHz đến 246 GHz được quy định cụ thể tại Bảng 1 của Quy chuẩn này cho các trường hợp:

- Có kết nối đầu ra vô tuyến với ăng ten riêng hoặc với ăng ten tích hợp;

- Sử dụng mọi loại điều chế;

- Thiết bị cố định, thiết bị di động và thiết bị cầm tay.

Bảng 1 - Các băng tần sử dụng cho thiết bị SRD dải tần 40 GHz đến 246 GHz

Băng tần

Loại ứng dụng

61,0 GHz đến 61,5 GHz

Dùng cho mục đích chung

122 GHz đến 123 GHz

244 GHz đến 246 GHz

 

Quy chuẩn này áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa là thiết bị vô tuyến cự ly ngắn có mã số HS quy định tại Phụ lục D.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này được áp dụng cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh các thiết bị thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này trên lãnh thổ Việt Nam.

1.3. Tài liệu viện dẫn

ETSI TR 100 028 (V1.4.1) (all parts): "Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Uncertainties in the measurement of mobile radio equipment characteristics".

CEPT/ERC Recommendation 74-01: "Unwanted emissions in the spurious domain", Hradec Kralove, Cardiff 2011.

Recommendation ITU-R SM.329-12 (09/2012): "Unwanted emissions in the spurious domain, SM Series, Spectrum management".

CISPR 16 (2006) (parts 1-1, 1-4 and 1-5): "Specification for radio disturbance and immunity measuring apparatus and methods".

ETSI TR 102 273 (V1.2.1) (all parts): "Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Improvement on Radiated Methods of Measurement (using test site) and evaluation of the corresponding measurement uncertainties".

Recommendation ITU-T 0.153: "Basic parameters for the measurement of error performance at bit rates below the primary rate".

ETSI TS 103 052: "Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Radiated measurement methods and general arrangements for test sites up to 100 GHz".

1.4. Giải thích từ ngữ

1.4.1. Cảnh báo (alarm)

Việc dùng thông tin vô tuyến điện để chỉ thị một trạng thái báo động tại vị trí xa.

1.4.2. Ăng ten giả (artificial antenna)

Một tải giả không bức xạ, có trở kháng danh định bằng trở kháng ra cao tần của thiết bị cần đo. Mức trở kháng này do nhà sản xuất thiết bị quy định.

1.4.3. Băng tần được ấn định (assigned frequency band)

Băng tần mà thiết bị được phép hoạt động để thực hiện đầy đủ các chức năng theo thiết kế của thiết bị.

1.4.4. Ăng ten chuyên dùng (dedicated antenna)

Ăng ten có thể tháo rời và được đo kiểm với thiết bị vô tuyến, được thiết kế như một phần không thể thiếu của thiết bị.

1.4.5. Trải phổ chuỗi trực tiếp (direct sequence spread spectrum)

Sản phẩm điều chế nhận được từ sự kết hợp dữ liệu cần phát và chuỗi mã cố định dùng để điều chế trực tiếp sóng mang, ví dụ bằng cách dịch pha.

CHÚ THÍCH: Tỷ lệ mã hóa xác định băng thông chiếm dụng.

1.4.6. Điều kiện môi trường (environmental profile)

Các điều kiện môi trường hoạt động mà thiết bị thuộc phạm vi của quy chuẩn này bắt buộc phải tuân thủ.

1.4.7. Thiết bị cố định (fixed station)

Thiết bị dự định dùng cố định tại một vị trí.

1.4.8. Trải phổ nhảy tần (frequency hopping spread spectrum)

Kỹ thuật trải phổ trong đó tín hiệu phát lần lượt chiếm các tần số theo thời gian, mỗi tần số chiếm một khoảng thời gian nhất định, theo một lịch trình đã lập sẵn.

CHÚ THÍCH: Khối phát và khối thu sử dụng cùng theo một mẫu nhảy tần. Số vị trí nhảy và băng thông cho mỗi vị trí nhảy xác định băng thông chiếm dụng.

1.4.9. Ăng ten tích hợp (integral antenna)

Ăng ten cố định, được gắn cùng thiết bị và được thiết kế như một phần không thể thiếu của thiết bị.

1.4.10. Thiết bị di động (mobile station)

Thiết bị được gắn trên các phương tiện di động hoặc dùng như là một trạm di động.

1.4.11. Băng thông cần thiết (necessary bandwidth)

Độ rộng của băng tần phát xạ, đủ để truyền thông tin với tốc độ và chất lượng theo yêu cầu quy định trước.

CHÚ THÍCH: Băng thông cần thiết bao gồm cả phần dung sai tần số so với băng tần được ấn định.

1.4.12. Băng thông chiếm dụng (occupied bandwidth)

Là độ rộng của băng tần mà công suất trung bình được phát xạ tại các tần số thấp hơn cận dưới và cao hơn cận trên của băng tần đó bằng 0,5 % của tổng công suất trung bình của phát xạ máy phát.

CHÚ THÍCH: Giá trị trên tương ứng với mức -23 dBc so với công suất phát xạ đỉnh.

1.4.13. Tần số hoạt động (operating frequency)

Tần số danh định hoạt động của thiết bị, được coi là tần số hoạt động trung tâm.

CHÚ THÍCH: Thiết bị có thể hoạt động tại nhiều băng tần khác nhau.

1.4.14. Dải tần số hoạt động (operating frequency range)

Dải các tần số hoạt động của thiết bị trong đó tần số này có thể được điều chỉnh bằng điều chỉnh máy, chuyển mạch hoặc lập trình lại.

1.4.15. Thiết bị cầm tay (portable station)

Thiết bị có thể mang theo khi di chuyển.

1.4.16. Mật độ phổ công suất (power spectral density)

Tỷ lệ công suất trên băng thông đo vô tuyến sử dụng.

CHÚ THÍCH: Đơn vị của mật độ phổ công suất là dBm/Hz hoặc là đơn vị công suất dBm đối với băng thông sử dụng. Trong trường hợp đo sử dụng máy phân tích phổ thì băng thông đo bằng RBW.

1.4.17. Đo bức xạ (radiated measurements)

Các phép đo liên quan tới trường bức xạ.

1.4.18. Trải phổ (spread spectrum)

Kỹ thuật điều chế trong đó năng lượng của tín hiệu phát được trải trên một phổ tần số rộng.

1.4.19. Thiết bị công suất siêu thấp (ultralow power equipment)

Thiết bị sử dụng đường bao công suất truyền tải dưới mức giới hạn của máy thu và phát ở chế độ rỗi/chờ được cho trong Bảng 5 của khuyến nghị CEPT/ERC Recommendation 74-01.

1.4.20. Phát xạ không mong muốn (unwanted emissions)

Là phát xạ trên một tần số hoặc nhiều tần số nằm ngoài băng thông cần thiết và có cường độ có thể suy giảm mà không làm ảnh hưởng đến việc truyền thông tin.

CHÚ THÍCH: Phát xạ không mong muốn bao gồm phát xạ hài, phát xạ kí sinh, các thành phần xuyên điều chế và các thành phần do chuyển đổi tần số.

1.5. Ký hiệu

dB    Đề xi ben

dBc  Đề xi ben tương đối (so với mật độ công suất lớn nhất của tín hiệu phát)

dBm Đề xi ben tương ứng với 1 mW

f       Tần số

p      Công suất

t       Thời gian

λ       Bước sóng

1.6. Chữ viết tắt

BW

Bandwidth

Băng thông

CEPT

European Conference of Postal and Telecommunications Administrations

Hiệp hội các nhà quản lý bưu chính và viễn thông châu Âu

CISPR

Comité international special des perturbations radioélectriques

Ủy ban quốc tế đặc biệt về nhiễu vô tuyến điện

e.i.r.p.

equivalent isotropical radiated power

Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương

e.r.p.

effective radiated power

Công suất bức xạ hiệu dụng

ERC

European Radiocommunication Committee

Ủy ban vô tuyến điện châu Âu

EUT

Equipment Under Test

Thiết bị được đo kiểm

FHSS

Frequency Hopping Spread Spectrum

Trải phổ nhảy tần

FSL

Free Space Loss

Suy hao truyền dẫn trong không gian tự do

NSA

Normalized Site Attenuation

Phép đo suy hao vị trí chuẩn hóa

OATS

Open Area Test Site

Vùng đo kiểm ngoài trời

OBW

Occupied Bandwidth

Băng thông chiếm dụng

OOB

Out-of-Band

Ngoài băng

PD

Power Density

Mật độ công suất

PDL

Power Density Limit

Giới hạn mật độ công suất

PSD

Power Spectral Density

Mật độ phổ công suất

R&TTE

Radio and Telecommunications Terminal Equipment

Thiết bị vô tuyến và đầu cuối viễn thông

RBW

Resolution Bandwidth

Băng thông phân giải

RF

Radio Frequency

Tần số vô tuyến

RMS

Root Mean Square

Giá trị hiệu dụng

SRD

Short Range Device

Thiết bị vô tuyến cự ly ngắn

TX

Transmitter

Máy phát

VBW

Video Bandwidth

Băng thông video

 

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

 

Các yêu cầu kỹ thuật của quy chuẩn này áp dụng trong môi trường hoạt động của thiết bị được nhà sản xuất công bố. Thiết bị phải phù hợp với tất cả các yêu cầu kỹ thuật của quy chuẩn này khi hoạt động trong giới hạn biên của điều kiện môi trường hoạt động được công bố.

2.1. Quy định cho phần phát

2.1.1. Công suất đầu ra RF

2.1.1.1. Định nghĩa

Công suất đầu ra RF là công suất bức xạ đẳng hướng tương đương (e.i.r.p.) trung bình trong suốt quá trình truyền một gói dữ liệu. Trường hợp thiết bị thực hiện điều khiển công suất, giá trị e.i.r.p. trung bình là mức công suất cao nhất của dãy điều khiển công suất máy phát trong suốt chu kỳ truyền.

2.1.1.2. Giới hạn

Công suất đầu ra RF lớn nhất ứng với trường hợp hệ thống hoạt động ở mức công suất cao nhất được công bố. Đối với hệ thống ăng ten thông minh và ăng ten định hướng, giới hạn này ứng với trường hợp cấu hình để đạt mức e.i.r.p. cao nhất.

Giới hạn công suất đầu ra RF ở chế độ hoạt động băng rộng không được vượt quá giá trị quy định trong Bảng 2 dưới đây.

Bảng 2 - Giới hạn mức công suất đầu ra RF

Băng tần

Công suất đầu ra RF (e.i.r.p.)

ứng dụng

Chú thích

61,0 GHz đến 61,5 GHz

100 mW (20 dBm)

Dùng cho mục đích chung

 

122 GHz đến 123 GHz

100 mW (20 dBm)

Dùng cho mục đích chung

 

244 GHz đến 246 GHz

100 mW (20 dBm)

Dùng cho mục đích chung

 

 

2.1.1.3. Phương pháp đo

Phương pháp đo được quy định tại 3.2.1.

2.1.2. Dải tần số được phép hoạt động

2.1.2.1. Định nghĩa

Dải tần số được phép hoạt động là dải tần mà trong đó thiết bị căn cứ để hoạt động. Nhà sản xuất phải công bố dải tần được phép hoạt động.

Gọi fL là tần số hoạt động thấp nhất, gọi fH là tần số hoạt động cao nhất. Nếu thiết bị có thể làm việc trong nhiều chế độ khác nhau và trên các dải tần số khác nhau thì các tần số này phải được ghi lại cho từng chế độ và từng dải tần.

2.1.2.2. Giới hạn

Dải tần số của thiết bị được tính từ tần số thấp nhất (fL) tới tần số cao nhất (fH) được giới hạn bởi đường bao phổ công suất. Trong thiết bị cho phép điều chỉnh hoặc lựa chọn các tần số làm việc khác nhau, đường bao công suất chiếm các vị trí khác nhau trong băng tần được phân bổ. Dải tần số này được xác định bởi các giá trị thấp nhất fL và giá trị cao nhất fH, xác định từ sự điều chỉnh của thiết bị từ tần số hoạt động thấp nhất đến tần số hoạt động cao nhất.

Băng thông chiếm dụng (bằng 99 % công suất phát xạ mong muốn) và băng thông cần thiết phải nằm trong băng tần đã được ấn định.

Dải tần số được phép hoạt động của thiết bị phải nằm trong các đoạn băng tần quy định tại Bảng 1 của Quy chuẩn này.

2.1.2.3. Phương pháp đo

Phương pháp đo được quy định tại 3.2.2.

2.1.3. Phát xạ ngoài băng

Theo khuyến nghị của CEPT/ERC 74-01 và khuyến nghị ITU-R SM.329-12, ranh giới giữa miền phát xạ ngoài băng và miền phát xạ giả là ±250 % băng thông cần thiết tính từ tần số phát xạ trung tâm.

2.1.3.1. Định nghĩa

Phát xạ ngoài băng là phát xạ trên một hay nhiều tần số ngoài độ rộng băng cần thiết, là kết quả của quá trình điều chế, nhưng không bao gồm các phát xạ giả.

Phát xạ ngoài băng được xác định dựa trên phép đo giá trị của mật độ phổ (e.i.r.p.) trung bình trong điều kiện hoạt động bình thường.

Các kết quả đo của fH và fL được sử dụng để xác định băng thông chiếm dụng của thiết bị.

Giá trị băng thông chiếm dụng (fH – fL) được sử dụng để xác định miền phát xạ ngoài băng và miền phát xạ giả.

2.1.3.2. Giới hạn

Giá trị biên miền phát xạ ngoài băng và miền phát xạ giả phụ thuộc vào băng thông chiếm dụng của EUT.

Giới hạn biên được xác định như sau:

F1 = tần số trung tâm của OBW [GHz] - (2,5 * (fH – fL))

F2 = tần số trung tâm của OBW [GHz] + (2,5 * (fH – fL))

Trong đó, tần số trung tâm của OBW là tần số trung tâm của tín hiệu.

Phép tính này được đưa ra việc xác định biên miền phát xạ ngoài băng và phát xạ giả, nó sẽ lớn hơn/nhỏ hơn giá trị tối đa trong dải cho phép hoạt động (xem Hình 1).

Hình 1 - Tổng quan sự phụ thuộc OOB/phát xạ giả vào OBW

Ngoài ra có thể tính F1/F2 bằng cách: Nếu coi F1/F2 là các tần số phía dưới hoặc phía trên theo lý thuyết thì giá trị của chúng tính được dựa trên 250 % giá trị tối đa của OBW (xem Bảng 2). Do đó giá trị biên độ giữa OOB/phát xạ giả sẽ được cố định ở tần số cho trong Bảng 3 dưới đây (thông thường F1/F2 được tính bằng 250 % tần số trung tâm của tín hiệu).

Bảng 3 - Giới hạn giá trị tần số F1 F2, dựa trên giá trị lý thuyết tối đa OBW của EUT

Băng tần

Tần số trung tâm

Giá trị tối đa OBW

F1

F2

61,0 GHz đến 61,5 GHz

61,25 GHz

500 MHz

60 GHz

62,5 GHz

122 GHz đến 123 GHz

122,5 GHz

1 GHz

120 GHz

125 GHz

244 GHz đến 246 GHz

245 GHz

2 GHz

240 GHz

250 GHz

 

Giá trị mật độ công suất phát xạ theo giá trị RMS trong vùng OOB (giữa F1 ≤ f < fLfH < f ≤F2) không được vượt quá các giá trị quy định tại Bảng 4 và Bảng 5 dưới đây.

Bảng 4 - Miền phát xạ ngoài băng

Tần số [GHz]

Mật độ công suất RMS [dBm/MHz]

F1 ≤ f < fL

Xem Bảng 6

fH < f ≤F2

Xem Bảng 6

 

Bảng 5 - Giới hạn phát xạ ngoài băng

Băng tần

Giới hạn OOB [dBm/MHz]

61,0 GHz đến 61,5 GHz

-10 dBm/MHz

122 GHz đến 123 GHz

-10 dBm/MHz

244 GHz đến 246 GHz

-15 dBm/MHz

 

2.1.3.3. Phương pháp đo

Phương pháp đo được quy định tại 3.2.3

2.1.4. Phát xạ giả

2.1.4.1. Định nghĩa

Phát xạ giả là phát xạ trên một hay nhiều tần số nằm ngoài độ rộng băng tần cần thiết và giá trị của nó có thể giảm mà không ảnh hưởng đến việc truyền dẫn thông tin. Phát xạ giả bao gồm, phát xạ hài, phát xạ ký sinh, các thành phần xuyên điều chế và các thành phần chuyển đổi tần số, nhưng không bao gồm phát xạ ngoài băng.

Phát xạ giả được đo như là mật độ phổ công suất trong điều kiện hoạt động bình thường. Theo khuyến nghị của CEPT/ERC 74-01 và khuyến nghị ITU-R SM.329-12, biên giữa miền phát xạ giả và phát xạ ngoài băng là ±250 % độ rộng băng thông cần thiết của phát xạ tần số trung tâm.

Các dải tần số được đánh giá trong miền phát xạ giả là:

- Tần số f < F1 [GHz]

- Tần số f > F2 [GHz].

cách xác định giá trị của các tần số này được nêu tại 2.1.3.2, giá trị nhỏ nhất và lớn nhất được nêu tại Bảng 3 nêu trên.

2.1.4.2. Giới hạn

Công suất của phát xạ giả không vượt quá các giá trị quy định tại Bảng 6 dưới đây.

Bảng 6 - Giới hạn phát xạ giả

Dải tần số (MHz)

Giá trị giới hạn cho phát xạ giả

Loại tách sóng

47 đến 74

-54 dBm e.r.p.

Giá trị tựa đỉnh

87,5 đến 118

-54 dBm e.r.p.

Giá trị tựa đỉnh

174 đến 230

-54 dBm e.r.p.

Giá trị tựa đỉnh

470 đến 862

-54 dBm e.r.p.

Giá trị tựa đỉnh

Trường hợp khác trong băng tần 30 đến 1 000

-36 dBm e.r.p.

Giá trị tựa đỉnh

1 000 đến 300 000

-30 dBm e.i.r.p.

Giá trị trung bình

(Xem Chú thích)

CHÚ THÍCH: Các thông số được thiết lập để đo kiểm

- RBW: 1MHz;

- VBW: 3MHz;

- Chế độ tách sóng (Detector): rms;

- Thời gian quét (Sweep time): Tối thiểu 1 chu kỳ ra da, tối đa 100 ms.

 

Theo khuyến nghị của CEPT/ERC 74-01, phát xạ giả được đo đến hài bậc hai của tần số cơ sở (trong trường hợp này, tần số lớn nhất được đo kiểm là 90 GHz).

Băng thông đo được quy định như sau:

• 100 kHz giữa tần số 30 MHz đến 1 GHz;

• 1 MHz đối với tần số trên 1 GHz.

2.1.4.3. Phương pháp đo

Phương pháp đo được quy định tại 3.2.4.

2.2. Quy định cho phần thu

2.2.1. Phát xạ không mong muốn

2.2.1.1. Định nghĩa

Phát xạ không mong muốn từ máy thu là các bức xạ ở tần số bất kỳ bởi thiết bị và ăng ten. Giá trị phát xạ không mong muốn phải được đo bằng mức công suất bức xạ hiệu dụng của nó bao gồm: Bức xạ vỏ và thiết bị tích hợp hoặc với ăng ten chuyên dụng.

2.2.1.2. Giới hạn

Công suất phát xạ không mong muốn:

- Không được vượt quá 2 nW (-57 dBm) trong dải tần số 30 MHz đến 1 GHz;

- Không được vượt quá 20 nW (-47 dBm băng thông đo tham chiếu 1 MHz) trong dải tần số trên 1 GHz.

Tần số giới hạn trên là hài bậc hai của EUT hoặc 300 GHz, lấy giá trị nào thấp hơn. Các phát xạ không mong muốn đo được phải ghi vào trong kết quả đo kiểm.

2.2.1.3. Phương pháp đo

Phương pháp đo được quy định tại 3.3.

 

3. PHƯƠNG PHÁP ĐO

 

3.1. Quy định đo kiểm

3.1.1. Điều kiện môi trường đo kiểm

Các phép đo quy định tại quy chuẩn này phải được thực hiện trong phạm vi giới hạn biên của môi trường đo kiểm.

3.1.1.1. Các điều kiện đo kiểm bình thường

3.1.1.1.1. Nhiệt độ và độ ẩm

Các điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường cho các phép đo kiểm phải nằm trong phạm vi sau đây:

- Nhiệt độ: từ +15 °C đến +35 °C;

- Độ ẩm: từ 20 % đến 75 %.

3.1.1.1.2. Nguồn điện đo kiểm bình thường

a) Điệp áp chính

Điện áp nguồn nối với thiết bị thử nghiệm phải là điện áp danh định. Trong phạm vi của quy chuẩn này, điện áp danh định là điện áp được công bố bởi nhà sản xuất, hoặc điện áp mà thiết bị được thiết kế để hoạt động.

Tần số nguồn điện áp đo kiểm tương ứng với điện áp xoay chiều AC phải nằm trong khoảng 49 Hz đến 51 Hz.

b) Các nguồn điện khác

Trường hợp thiết bị đo sử dụng nguồn điện khác hoặc các loại pin (sơ cấp hoặc thứ cấp), điện áp nguồn thử nghiệm được công bố bởi nhà sản xuất và phải được các phòng đo kiểm chấp nhận. Các giá trị này được ghi lại trong kết quả đo kiểm.

3.1.1.2. Yêu cầu chung về nguồn điện đo kiểm

Thiết bị phải được đo kiểm bằng các nguồn điện đo kiểm thích hợp như quy định tại 3.1.1.2.1 hoặc 3.1.1.2.2. Trường hợp thiết bị được đo kiểm có thể sử dụng cả nguồn điện bên ngoài hoặc bên trong, sử dụng nguồn điện bên ngoài để đo kiểm cho thiết bị, sau đó lặp lại phép đo kiểm bằng cách sử dụng nguồn điện bên trong.

3.1.1.2.1. Nguồn điện đo kiểm bên ngoài

Trong suốt quá trình đo kiểm, nguồn điện của thiết bị phải được thay thế bởi một nguồn điện đo kiểm bên ngoài có khả năng cung cấp điện áp đo kiểm bình thường. Trở kháng trong của nguồn điện đo kiểm bên ngoài phải đủ thấp và được kiểm soát để không gây ảnh hưởng đến kết quả đo. Trong phép đo kiểm này, điện áp của nguồn điện đo kiểm ngoài phải được đo tại các đầu vào của thiết bị. Các nguồn điện đo kiểm ngoài phải được tách riêng cho phù hợp và thực hiện như các cực của pin trong thiết bị. Đối với các phép đo kiểm bức xạ, các nguồn ngoài phải được sắp xếp để ảnh hưởng không đáng kể đến các phép đo.

Trong suốt quá trình đo kiểm, dung sai điện áp nguồn phải nằm trong khoảng ±1 % so với điện áp ở đầu mỗi phép đo kiểm. Việc giảm dung sai điện áp sẽ làm giảm sai số của phép đo.

3.1.1.2.2. Nguồn điện đo kiểm bên trong

Đối với các phép đo bức xạ trên thiết bị cầm tay với ăng ten liền, thiết bị phải sử dụng pin đã được sạc đầy. Các loại pin phải được cung cấp hoặc theo khuyến nghị của nhà sản xuất. Nếu nguồn điện bên trong được sử dụng, sau khi đo kiểm dung sai điện áp nguồn phải nằm trong khoảng ±5 % so với điện áp ở đầu mỗi phép đo kiểm. Trường hợp nếu không đáp ứng yêu cầu trên, giá trị này phải được ghi vào trong kết quả đo kiểm.

Trường hợp vị trí đo kiểm cố định, nguồn điện bên ngoài có thể thay thế pin bên trong do nhà sản xuất cung cấp hoặc khuyến nghị sử dụng. Thông tin này được ghi vào trong kết quả đo kiểm.

3.1.2. Lựa chọn mẫu để đo kiểm

Đối với các thiết bị riêng lẻ, việc đo kiểm phải được thực hiện bao gồm cả thiết bị phụ trợ. Nếu thiết bị có một số chức năng tùy chọn, nhưng không gây ảnh hưởng đến các thông số sóng cao tần RF, thì chỉ cần đo kiểm thiết bị với một cấu hình sao cho kết hợp được tất cả các đặc điểm phức tạp nhất.

3.1.3. Giải thích các kết quả đo

Việc giải thích các kết quả trong kết quả đo kiểm đối với các phép đo mô tả trong quy chuẩn này được quy định như sau:

1) So sánh giá trị đo với giới hạn tương ứng để quyết định xem thiết bị có đáp ứng được các yêu cầu trong quy chuẩn không;

2) Giá trị độ không đảm bảo đo của mỗi tham số đo phải được thể hiện trong kết quả đo kiểm;

3) Giá trị độ không đảm bảo đo được ghi lại đối với mỗi phép đo phải bằng hoặc nhỏ hơn các giá trị quy định trong Bảng 7.

Đối với phương pháp đo theo quy chuẩn này, độ không đảm bảo đo phải được tính toán theo hướng dẫn tại TR 100 028 và tương ứng với hệ số mở rộng (hệ số phủ) k = 1,96 hay k = 2 (cho phép độ tin cậy tương ứng là 95 % và 95,45 % trong trường hợp phân bố của các sai số đo thực tế là phân bố chuẩn (Gaussian)).

Hệ số mở rộng cụ thể sử dụng để tính toán độ không đảm bảo đo phải được ghi rõ.

Bảng 7 - Độ không đảm bảo đo tối đa

Thông số

Độ không đảm bảo đo tối đa

Tần số RF

±1 X 10-7

Công suất đầu ra RF( ≤ 40 GHz)

±6 dB

Công suất đầu ra RF (40 GHz đến 66 GHz)

±8 dB

Công suất đầu ra RF (66 GHz đến 100 GHz)

±10 dB (Xem Chú thích 1)

Công suất đầu ra RF ( >100 GHz)

Xem Chú thích 2

Nhiệt độ

±1 °C

Độ ẩm

±5 %

Tần số điện áp thấp và dòng DC

±3 %

CHÚ THÍCH 1: Độ nhạy đã đạt được và độ không đảm bảo đo là do phòng đo kiểm lựa chọn trực tiếp. Do thiếu các thông tin liên quan, các phép đo trên 66 GHz với các giá trị được chỉ ra ở trên là minh họa chứ không phải là giá trị tuyệt đối. Đối với phát xạ trên 66 GHz, độ không đảm bảo đo được căn cứ việc cài đặt đo lường trên một dây cáp. Trong các trường hợp việc cài đặt thông số đo khác (ví dụ ống dẫn sóng) có thể làm giảm độ không đảm bảo đo như các mức quy định trong Bảng 7.

CHÚ THÍCH 2: Đối với các phép đo trên 100 GHz, độ không đảm bảo đo được ghi lại trong kết quả đo kiểm và căn cứ thêm các tính toán chi tiết.

 

3.1.4. Đo kiểm băng tần trên 110 GHz

Đối với các phép đo trên 110 GHz, thiết bị đo "tiêu chuẩn" chỉ có sẵn ở dải tần số khoảng 110 GHz với giới hạn độ nhạy liên quan đến độ rộng băng thông (BW) đo và bộ dò. Đối với các tần số cao hơn trên 110 GHz, độ nhạy sẽ giảm.

Khả năng hiệu chuẩn có sẵn trên thị trường hiện giới hạn ở băng tần khoảng 110 GHz. Vì vậy, các kết quả đo ở băng tần trên 110 GHz của các phòng thử nghiệm khác nhau không hoàn toàn có thể so sánh được do thiết bị đo không được hiệu chuẩn ở dải tần hoạt động cần thiết.

3.2. Đo kiểm cho phần phát

3.2.1. Đo công suất đầu ra RF

Công suất đầu ra RF, tùy thuộc vào các điều kiện như đã nêu tại 3.1.1, được đo bằng cách sử dụng vị trí đo kiểm như mô tả tại B.2 của Phụ lục B và được ghi lại trong phương pháp đo. Tất cả các thiết bị phải đo kiểm phải thiết lập tần số trung tâm nằm trong các băng tần xác định.

Bước 1:

a) Sử dụng các bộ suy hao phù hợp, thiết bị đo phải được ghép với bộ tách sóng bằng đi-ốt phù hợp hoặc thiết bị tương đương. Đầu ra của bộ tách sóng đi-ốt được nôai với kênh y của bộ tạo dao động hoặc thiết bị đo công suất tương đương.

b) Sự kết hợp của bộ tách sóng bằng đi-ốt và máy hiện sóng phải có khả năng hiển thị chu kỳ làm việc của tín hiệu đầu ra máy phát.

c) Chu kỳ làm việc quan sát được (Tx_on/(Tx_on + Tx_off)) được ký hiệu là x (0 < x ≤ 1) và phải được ghi lại trong kết quả đo kiểm. Với mục đích đo kiểm, thiết bị phải hoạt động với chu kỳ làm việc lớn hơn hoặc bằng 0,1.

Bước 2:

a) Công suất đầu ra RF của máy phát khi hoạt động ở mức công suất lớn nhất phải được đo bằng cách sử dụng máy phân tích phổ với hệ số tích phân lớn hơn hoặc bằng 5 lần khoảng thời gian lặp lại của máy phát. Sử dụng chế độ tách sóng trung bình RMS. Giá trị quan sát được ghi lại là “A” (dBm).

b) Giá trị EIRP được tính toán từ mức công suất A (dBm) đo được ở trên và chu kỳ làm việc quan sát được là x, theo công thức dưới đây.

c) PD = A + 10 x log10 (1/x).

3.2.2. Đo dải tần số được phép hoạt động

3.2.2.1. Phương pháp đo

Phương pháp đo phải được ghi lại trong kết quả đo kiểm.

Các phương pháp đo cho các thiết bị sử dụng điều chế FHSS nêu tại 3.2.2.2.

Sử dụng các phép đo dưới đây tương ứng cho các dải tần số phát và giá trị đo phải được ghi lại trong kết quả đo kiểm. Trường hợp áp dụng, khi đo các chuỗi dữ liệu đo kiểm sử dụng theo quy định tại B.1 và B.1.1 của Phụ lục B.

Mức công suất máy phát phải được thiết lập ở mức công suất lớn nhất.

Thủ tục đo kiểm được thực hiện như sau:

a) Đặt máy phân tích phổ ở chế độ hiển thị trung bình với bước quét tối thiểu là 50.

b) Chọn tần số hoạt động thấp nhất của thiết bị cần đo kiểm và kích hoạt máy phát ở chế độ điều chế. Phát xạ RF của thiết bị phải được hiển thị trên máy phân tích phổ.

c) Sử dụng điểm đánh dấu (marker) của máy phân tích phổ, tìm tần số thấp hơn tần số hoạt động thấp nhất tại đó mật độ phổ công suất sụt xuống dưới mức giá trị được đưa ra trong 2.1.2. Tần số này được ghi lại trong kết quả đo kiểm.

d) Lựa chọn tần số hoạt động cao nhất của thiết bị cần đo kiểm và tìm ra tần số cao nhất mà tại đó mật độ phổ công suất sụt xuống dưới mức giá trị được đưa ra tại

2.1.2. Tần số này được ghi lại trong kết quả đo kiểm.

a) Hiệu số của các tần số đo được trong bước c) và d) là dải tần số hoạt động. Giá trị này phải được ghi lại trong kết quả đo kiểm.

Phép đo này phải được lặp lại cho từng dải tần số theo công bố của nhà sản xuất.

3.2.3.2. Phương pháp đo cho các thiết bị sử dụng điều chế FHSS

Sử dụng các phép đo dưới đây tương ứng cho các dải tần số phát và giá trị đo phải được ghi lại trong kết quả đo kiểm.

Trong suốt các phép đo kiểm, các chuỗi dữ liệu đo kiểm sử dụng theo quy định tại B.1 của Phụ lục B. Mức công suất máy phát phải được thiết lập ở mức công suất danh định.

Thủ tục đo kiểm được thực hiện như sau:

a) Đặt máy phân tích phổ ở chế độ hiển thị trung bình với bước quét tối thiểu là 50.

b) Chọn tần số nhảy thấp nhất của thiết bị cần đo kiểm và kích hoạt máy phát ở điều chế.

c) Tìm tần số thấp hơn tần số hoạt động thấp nhất tại đó mật độ phổ công suất sụt xuống dưới mức được nêu tại 2.1.2. Tần số này được ghi lại trong kết quả đo kiểm.

d) Chọn tần số nhảy cao nhất của thiết bị cần đo kiểm và tìm ra tần số cao nhất mà tại đó mật độ phổ công suất sụt xuống dưới mức được nêu trong 2.1.2. Tần số này được ghi lại trong kết quả đo kiểm.

e) Hiệu số của các tần số đo được trong bước c) và d) là dải tần số hoạt động của thiết bị. Giá trị này phải được ghi lại trong kết quả đo kiểm.

Phép đo này phải được lặp lại cho từng dải tần số theo công bố của nhà sản xuất.

3.2.3. Đo phát xạ ngoài băng

Máy thu đo là một vôn kế hoặc máy phân tích phổ. Băng thông của máy thu đo được thiết lập theo quy định tại CISPR 16. Để đạt được độ nhạy theo yêu cầu, có thể cần phải sử dụng một băng thông đo hẹp hơn, giá trị này phải được ghi lại trong kết quả đo kiểm.

Các thiết lập cho máy phân tích phổ như sau:

- Băng thông phân dải (RBW): Xem Bảng 8.

- Băng thông chọn lọc (VBW) ≥ 3 MHz.

- Chế độ tách sóng (Detector Mode): RMS/Hz lấy trung bình trong khoảng thời gian tối thiểu một chu kỳ tín hiệu (tối đa 100 ms)

Phổ tần đo được tại máy phân tích phổ được ghi lại trong dải biên độ tương đối 35 dB. Không yêu cầu phải thực hiện phép đo khi mật độ phổ công suất trung bình dưới -40 dBm/MHz (e.i.r.p.).

Băng thông của máy thu đo phải nhỏ hơn giá trị tối đa được chỉ ra trong Bảng 8.

Bảng 8 - Băng thông đo

Tần số đo

Băng thông đo tối đa

f < 1 000 MHz

100 kHz đến 120 kHz

f 1 000 MHz

1 MHz

 

Vị trí đo kiểm được lựa chọn như tại Phụ lục A, phép đo này sử dụng đầy đủ các dải tần số đáp ứng yêu cầu cụ thể. Phương pháp đo theo như mô tả tại Phụ lục C. Các băng thông của máy thu đo phải được thiết lập một giá trị thích hợp để đo chính xác phát xạ không mong muốn. Băng thông này phải được ghi lại trong kết quả đo kiểm.

Đối với các tần số trên 40 GHz, sử dụng một bộ giảm tần như mô tả trong Hình 2. Bộ dao động nội được sử dụng để làm giảm tần số tín hiệu thu được với nhiễu pha tốt hơn -80 dBc/Hz tại độ lệch 100 kHz. Tần số của bộ dao động nội được lựa chọn để tín hiệu thu được sau bộ giảm tần nằm trong băng tần hoạt động của máy phân tích phổ, đồng thời duy trì một cách đầy đủ băng thông đáp ứng IF để thu được toàn bộ phổ tần của tín hiệu. Giá trị e.i.r.p. của EUT phải được đo và ghi lại.

Hình 2 - Sơ đồ thiết lập đo kiểm của bức xạ ngoài băng cho băng tần trên 40 GHz

Các phát xạ ngoài băng của tín hiệu ở chế độ điều chế bình thường phải được đo và ghi lại trên dải tần số lân cận với dải tần hoạt động quy định trong Bảng 1, đến tần số mà mức phát xạ tại đó thấp hơn 50 dB so với mức phát xạ tối đa.

3.2.4. Đo phát xạ giả

Phương pháp đo này áp dụng cho các máy phát có ăng ten liền.

a) Trong phép đo này phải yêu cầu sử dụng đầy đủ các dải tần số xác định.

Ăng ten đo kiểm ban đầu được định hướng phân cực dọc và kết nối với máy thu đo, thông qua một bộ lọc phù hợp để tránh quá tải của máy thu đo nếu cần thiết. Độ rộng băng thông của máy thu đo được điều chỉnh đến mức sao cho độ nhạy thu của nó thấp hơn mức phát xạ không mong muốn 6 dB so với giới hạn phát xạ không mong muốn chỉ ra ở Bảng 3 mục 2.1.3.2. Độ rộng băng thông này được ghi lại trong kết quả đo kiểm.

Để đo bức xạ giả dưới mức hài bậc 2 của tần số sóng mang, thì cần dùng một bộ lọc nhọn (“Q” notch filter) có tâm ở tần số sóng mang, với độ suy hao tín hiệu tối thiểu cỡ 30 dB.

Các máy phát để đo kiểm phải được đặt trên giá ở vị trí chuẩn và sẽ được để ở chế độ không điều chế (xem B.1 của Phụ lục B). Nếu chế độ điều chế không thể dừng và sau đó phép đo phải thực hiện với chế độ điều chế thì việc này phải được ghi vào kết quả đo kiểm.

b) Máy thu đo phải được điều chỉnh trong khoảng từ 30 MHz đến 2,2 lần tần số sóng mang, ngoại trừ cho các kênh tần mà máy phát được thiết kế để hoạt động. Tần số của mỗi phát xạ không mong muốn được xác định sẽ được ghi lại. Nếu các vị trí đo kiểm bị nhiễu từ bên ngoài vào, để tìm được giá giá trị tốt thì thực hiện mở rộng màn hình và thực hiện giảm khoảng cách giữa máy phát với ăng ten đo kiểm.

c) Tại mỗi tần số mà tại đó xuất hiện một phát xạ, máy thu đo phải được điều chỉnh và ăng ten đo được nâng lên hoặc hạ xuống thông qua giới hạn độ cao quy định cho đến khi mức tín hiệu cực đại xuất hiện trên máy thu đo.

d) Các máy phát được xoay 360° quanh trục thẳng đứng, để tối đa hóa các tín hiệu nhận được.

e) Các ăng ten đo kiểm được nâng lên hoặc hạ xuống một lần nữa thông qua phạm vi độ cao quy định cho đến mức tối đa thu được. Mức này sẽ được ghi lại.

f) Tại mỗi tần số mà tại đó một phát xạ xuất hiện, các bộ tạo tín hiệu, ăng ten thay thế và máy thu đo phải được điều chỉnh. Ăng ten đo được nâng lên hoặc hạ xuống trong phạm vi độ cao quy định cho đến khi mức tín hiệu cực đại trên máy thu đo. Mức độ của máy phát tín hiệu cho mức tín hiệu tương tự trên máy thu đo như trong e) sẽ được ghi nhận. Sau khi hiệu chỉnh thêm độ tăng ích của ăng ten thay thế và suy hao cáp giữa các máy phát tín hiệu và ăng ten thay thế, đây là phát xạ không mong muốn ở tần số này.

g) Các tần số và mức độ của mỗi phát xạ đo được và băng thông của máy thu đo phải được ghi trong kết quả đo kiểm.

h) Các bước c) đến g) phải được lặp lại với ăng ten đo kiểm theo định hướng phân cực ngang.

i) Nếu sử dụng tính năng điều chỉnh công suất, các bước đo kiểm từ bước c) đến bước h) phải được lặp lại ở mức công suất thấp nhất.

j) Các bước c) đến h) phải được lặp lại với máy phát trong điều kiện chế độ chờ nếu tùy chọn này có sẵn.

Độ nhạy của máy phân tích phổ chỉ ra với nhiễu nền tối thiểu là 6 dB so với giới hạn cho trong Bảng 5. Để cải thiện độ nhạy của máy thu đo, băng thông đo có thể được giảm bớt hoặc khoảng cách đo có thể được giảm. Nếu điều này là không thực hiện, những nhiễu nền trong đo kiểm sẽ được ghi lại trong kết quả đo kiểm.

Theo khuyến nghị tại điều 3 khuyến nghị của CEPT/ERC 74-01, các giới hạn miền phát xạ giả được áp dụng cho vùng tần số từ 9 kHz đến 300 GHz. Tuy nhiên, tùy theo từng điều kiện, các dải tần số của phép đo phát xạ giả có thể bị hạn chế vẫn đảm bảo rằng các giới hạn được đáp ứng. Tham khảo tại điều 3 khuyến nghị của CEPT/ERC 74-01 để có thêm hướng dẫn.

CHÚ THÍCH: Đo kiểm ở tần số cao hơn có thể không có có cách xác định độ không đảm bảo phép đo do thiếu các tài liệu tham khảo chính. Ngoài ra việc đơn giản hóa hơn nữa kỹ thuật đo kiểm để tiết kiệm thời gian/chi phí, trong khi vẫn đảm bảo chắc chắn rằng việc thực hiện các yêu cầu có thể làm được.

3.3. Đo kiểm cho phần thu

Phương pháp đo này áp dụng cho các máy phát có ăng ten liền.

a) Trong phép đo này phải yêu cầu sử dụng đầy đủ vị trí đo kiểm của các dải tần số đo xác định.

Ăng ten đo kiểm ban đầu được định hướng phân cực dọc và kết nối với máy thu đo, thông qua một bộ lọc phù hợp để tránh quá tải của máy thu đo nếu cần thiết. Băng thông của máy thu đo phải được điều chỉnh cho đến khi độ nhạy của máy thu đo ít nhất là 6 dB dưới so với giới hạn phát xạ không mong muốn chỉ ra ở điều 3.2.3. Băng thông này sẽ được ghi lại trong kết quả đo kiểm.

Thiết bị đo kiểm phải được đặt trên giá đặt ở vị trí tiêu chuẩn.

b) Máy thu đo phải được điều chỉnh trong khoảng từ 30 MHz đến 2,2 lần tần số sóng mang. Tần số của mỗi phát xạ không mong muốn được phát hiện sẽ được ghi nhận. Nếu các vị trí đo kiểm bị nhiễu từ bên ngoài vào để tìm được giá trị tốt thì thực hiện mở rộng màn hình và thực hiện giảm khoảng cách giữa máy phát với ăng ten đo kiểm.

c) Tại mỗi tần số mà tại đó một thành phần xuất hiện, máy thu đo phải được điều chỉnh và ăng ten đo được nâng lên hoặc hạ xuống thông qua giới hạn độ cao quy định cho đến khi mức tín hiệu cực đại xuất hiện trên máy thu đo.

d) Các máy thu được xoay 360° quanh trục thẳng đứng, để tối đa hóa các tín hiệu nhận được.

e) Các ăng ten đo kiểm được nâng lên hoặc hạ xuống một lần nữa thông qua phạm vi độ cao quy định cho đến mức tối đa thu được. Mức này sẽ được ghi nhận.

f) Tại mỗi tần số mà tại đó có thành phần được phát hiện, các máy phát tín hiệu, ăng ten thay thế và máy thu đo phải được điều chỉnh. Ăng ten đo được nâng lên hoặc hạ xuống thông qua phạm vi độ cao quy định cho đến khi mức tín hiệu cực đại trên máy thu đo. Mức độ của máy phát tín hiệu cho mức tín hiệu tương tự trên máy thu đo như trong e) sẽ được ghi nhận. Sau khi hiệu chỉnh thêm độ tăng ích của ăng ten thay thế và suy hao cáp giữa các máy phát tín hiệu và ăng ten thay thế, giá trị này là các thành phần bức xạ không mong muốn tại tần số này.

g) Các tần số và mức độ của mỗi phát xạ đo được và băng thông của máy thu đo phải được ghi trong kết quả đo kiểm.

h) Các phép đo từ c) đến g) phải được lặp lại với ăng ten đo kiểm theo định hướng phân cực ngang.

Theo khuyến nghị tại điều 3 của CEPT/ERC 74-01, các giới hạn miền phát xạ giả cho các thiết bị vô tuyến được xem xét ở đây được áp dụng cho vùng tần số tới 300 GHz. Tuy nhiên, chỉ cho mục đích đo thực tế, các dải tần số của phép đo phát xạ giả có thể bị hạn chế. Để được hướng dẫn thêm, tham khảo điều 3 khuyến nghị của CEPT/ERC 74-01.

 

4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

 

4.1. Các thiết bị vô tuyến cự ly ngắn chung thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại điều 1.1 phải tuân thủ các quy định trong quy chuẩn này.

4.2. Việc đo kiểm đối với yêu cầu kỹ thuật của quy chuẩn này để thực hiện về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy phải thực hiện theo các quy định hiện hành. Các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng kết quả đo kiểm/thử nghiệm của phòng thử nghiệm trong nước được chỉ định, hoặc phòng thử nghiệm ngoài nước được thừa nhận, hoặc các phòng thử nghiệm trong nước và ngoài nước được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 17025, hoặc kết quả đo kiểm/thử nghiệm của nhà sản xuất.

 

5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

 

Các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện các quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy các thiết bị thuộc phạm vi áp dụng của quy chuẩn này và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định hiện hành.

 

6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

6.1. Cục Viễn thông, Cục Tần số vô tuyến điện và các Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổ chức triển khai hướng dẫn và quản lý các thiết bị thuộc phạm vi áp dụng theo quy chuẩn này.

6.2. Trong trường hợp các quy định nêu tại quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới.

6.3. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chuẩn này, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, tổ chức và cá nhân có liên quan phản ánh bằng văn bản về Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Khoa học và Công nghệ) để được hướng dẫn, giải quyết./.

 

 

 

Phụ lục A

(Quy định)

Các phép đo bức xạ

 

A.1. Phép đo thay thế

Phép đo thay thế có thể sử dụng mà không cần đảm bảo sự phù hợp của vị trí đo kiểm vì sai số của vị trí đo tại các tần số nhất định sẽ là hằng số và có thể bù vào qua phép đo thay thế. Độ chính xác của phép đo chủ yếu phụ thuộc vào độ chính xác của thông số nguồn phát RF và giá trị tăng ích của của ăng ten thay thế.

A.1.1. Nguyên lý của phép đo thay thế

Khi đánh giá công suất bức xạ bằng phép đo thay thế, sẽ tính được giá trị công suất đỉnh.

Do sử dụng phương pháp đánh giá sai số của “so sánh vị trí đo kiểm” làm giảm giá trị độ không đảm bảo đo. Nhược điểm của phương pháp này làm tăng thời gian đo do có nhiều thông số phải xác định cho một EUT.

Tại Hình A.1 có mô tả “so sánh vị trí đo kiểm” phù hợp. Hình A.1 bao gồm: một ăng ten không có tham số hấp thụ công suất (1) cung cấp một góc mở đủ rộng, có giá đỡ cho phép điều chỉnh độ cao (2), một cáp nối ăng ten (3) và một bộ hiển thị là một máy thu đo hoặc một máy phân tích phổ hoặc một đồng hồ đo công suất (4).

Trong bước thứ nhất của phép đo thay thế, mức phát xạ lớn nhất của EUT được xác định. Mức này không có đơn vị và không đại diện cho giá trị được đo. Nó đưa một giá trị tham chiếu.

Vị trí phép đo thay thế Vùng 2 Hình A.2 bao gồm một máy phát không điều chế, thay đổi được tần số và công suất, với giá trị công suất có thể được đánh giá nhờ hiệu chuẩn hoặc so sánh với một đồng hồ đo đã được hiệu chuẩn (1), một dây cáp 50 Ω với các chỉ số suy hao phù hợp (2), bộ suy hao (3) dùng kết nối với ăng ten, bao gồm các trở kháng thực, một giá đỡ ăng ten hỗ trợ không ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm (4) và một ăng ten lưỡng cực chuẩn lên đến 1 GHz hoặc một ăng ten với thông số hiệu chỉnh, tăng ích đẳng hướng tương đương(5).

Hình A.2 - Bước thứ hai của phép đo thay thế

Đối với các tần số đo, tại bước hai, máy phát phát mức công suất tương ứng với giá trị chỉ số trong bước thứ nhất.

A.2. Phép đo tiền- thay thế

Phép đo tiền-thay thế là một quy trình đã được đơn giản hóa và không thể thay đổi cách thay thế. Nó chỉ khả thi khi vị trí đo được chứng minh là phù hợp với phạm vi tần số thử nghiệm cụ thể trong dải 30 MHz đến 100 GHz. Việc xác minh tương ứng có thể được thực hiện bằng phương pháp NSA hoặc Svswr. Việc xác minh này khó thực hiện tại các vị trí đo kiểm khác vị trí đo kiểm ngoài trời (OATS) do tác động cộng hưởng của màn chắn kim loại kết hợp với các tác động của các vật liệu hấp thụ sóng vô tuyến, trong trường hợp này có sáu mặt phản xạ so với một mặt của OATS.

Xem thêm trong điều 5 của TR 102 273-2.

Một nhược điểm chung nữa là, ngay cả khi có đủ các bước tần số, nó phải được nội suy giữa các bước tần số đó và dẫn đến việc tăng độ không đảm bảo đo.

A.2.1. Nguyên lý của phép đo công suất bức xạ dựa trên suy hao của vị trí đo kiểm

Phép đo tiền thay thế có thể đánh giá công suất bức xạ đỉnh và các loại công suất bức xạ khác.

Do ảnh hưởng của vị trí đo kiểm và thiết bị đo, phương pháp này làm tăng độ không đảm bảo đo, mức tăng này tương đương với phép đo cường độ trường trong CISPR 16. Để kết quả đo sát với giá trị ngưỡng thì cần đánh giá lại và xem xét thêm bằng phép đo thay thế.

Để xác định độ suy hao vị trí đo, cần một vị trí đo kiểm phù hợp với yêu cầu của CISPR 16-1-4 và một nguồn RF. Nguồn này bao gồm một một ăng ten lưỡng cực chuẩn lên đến 1 GHz hoặc một ăng ten với thông số tăng ích đẳng hướng tương đương đã được hiệu chuẩn (1), một giá đỡ ăng ten không ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm (2), một bộ bù được hiệu chỉnh (3) và phù hợp với hệ số thích nghi của ăng ten, gồm các điện trở tích cực, một dây cáp 50 Ω với các chỉ số suy hao cáp (4) phù hợp và một máy phát không điều chế, thay đổi được tần số và công suất, với giá trị công suất có thể được đánh giá nhờ hiệu chuẩn hoặc so sánh với một đồng hồ đo đã được hiệu chuẩn (5).

Cùng với đó là cần thêm các thiết bị đo công suất bao gồm: Một ăng ten với các thông số độ lợi được chỉ rõ (6), giá đỡ điều chỉnh được độ cao (7), một dây cáp có trở kháng 50 Ω với chỉ số suy hao được chỉ rõ (8) và một máy thu đo đã được hiệu chuẩn (9).

Ăng ten (1) phải được đặt ở khoảng cách xa nhất có thể, tại độ cao như độ cao của EUT trước khi được thay thế dựa vào các thông số đo. Cần lưu ý rằng phân cực của cả hai ăng ten sử dụng phải giống nhau. Công suất bức xạ biết trước đó được tạo ra tại đầu ra nguồn RF. Các ăng ten đo sẽ được điều chỉnh tới độ cao mà ở đó chỉ số công suất đo được ở máy thu là cao nhất (9). Công suất này sẽ được ghi lại. Độ chênh lệch giữa công suất phát và công suất thu theo dB là độ suy hao tại vị trí đo kiểm. Việc xác định độ suy hao của vị trí đo kiểm phải được thực hiện với đầy đủ các bước tần số trong dải tần số đánh giá và các giá trị này phải được ghi lại.

Hình A.4 - Ví dụ một vị trí đo kiểm dựa trên suy hao của vị trí đo

Trong phép đo thực tế, công suất bức xạ được xác định bằng giá trị đo được và giá trị suy hao tại vị trí đo theo đơn vị.

 

 

Phụ lục B

(Quy định)

Điều kiện chung

 

B.1. Tín hiệu và quá trình điều chế đo kiểm bình thường

Tín hiệu điều chế đo kiểm là tín hiệu dùng để điều chế sóng mang, phụ thuộc vào loại thiết bị cần đo kiểm và phép đo được yêu cầu. Tín hiệu điều chế đo kiểm chỉ áp dụng cho các thiết bị có đầu kết nối điều chế bên ngoài. Đối với thiết bị không có đầu kết nối điều chế bên ngoài, thì dùng điều chế bên trong của thiết bị để đo kiểm.

Tín hiệu đo kiểm được sử dụng có các đặc điểm sau:

- Đại diện cho quá trình hoạt động bình thường.

- Làm băng thông RF chiếm dụng lớn nhất

Đối với thiết bị phát không liên tục, tín hiệu đo kiểm phải:

- Tín hiệu RF tạo ra là như nhau cho mỗi đường truyền.

- Quá trình phát tín hiệu phải ổn định theo thời gian.

- Chuỗi tín hiệu phát phải được lặp lại một cách chính xác.

Thông tin chi tiết của tín hiệu đo phải ghi trong kết quả đo kiểm.

Trường hợp không có quy định với điều chế đo kiểm bên ngoài, thì dùng điều chế bên trong của thiết bị để đo kiểm.

B.1.1. Tín hiệu đo kiểm cho truyền số liệu

Đối với thiết bị có đầu kết nối ngoài để điều chế dữ liệu, thì tín hiệu đo kiểm phải như sau:

D-M2: Tín hiệu thử nghiệm là chuỗi nhị phân giả ngẫu nhiên, gồm ít nhất 511 bít, được lặp lại liên tục, phù hợp với khuyến nghị ITU-T 0.153. Nếu chuỗi tín hiệu không được lặp lại liên tục, thì cần ghi rõ phương pháp áp dụng thực tế trong kết quả đo kiểm.

D-M3: Trong trường hợp dùng các tin báo chọn lọc, có kèm theo bộ tạo mã/giải mã trong thiết bị đo kiểm, thì phải có sự thống nhất giữa nhà cung cấp thiết bị và phòng đo kiểm về tín hiệu thử nghiệm. Tín hiệu đo kiểm này có thể được định dạng và có thể chứa mã tìm lỗi và sửa lỗi.

B.1.2. Thông tin sản phẩm

Các tham số dưới đây phải được nhà sản xuất thiết bị công bố để thực hiện các phép đo, để công bố sự phù hợp quy chuẩn:

a) Các kênh tần số hoạt động: Là các tần số trung tâm mà EUT có khả năng điều chỉnh. Nếu thiết bị có khả năng hỗ trợ nhiều phân kênh khác nhau (ví dụ: cho phép hoạt động với các độ rộng kênh khác nhau), các kênh tần số này phải được công bố.

b) Các loại điều chế mà EUT sử dụng.

c) Các phương thức truy cập đường truyền mà EUT sử dụng.

d) Mô tả ăng ten tích hợp mà thiết bị sử dụng và biện pháp ngăn chặn người dùng kết nối với một ăng ten khác

B.1.3. Đo kiểm cho các thiết bị nhảy tần

Việc đo kiểm cần được thực hiện trên tần số trong phạm vi ±20 ppm của tần số nhẩy tần cao nhất và tần số nhảy tần thấp nhất. Đối với thiết bị nhảy tần đặc biệt, cần thực hiện ba bài đo kiểm khác nhau theo các điều kiện trên, cụ thể như sau:

a) Chuỗi nhảy tần bị chặn lại và thiết bị được đo kiểm ở hai kênh khác nhau như đã nêu ở trên.

b) Chuỗi nhảy tần đang hoạt động và thiết bị được đo kiểm với hai kênh nhảy như đã nêu ở trên, các kênh được truy cập tuần tự và số lượng các truy cập của mỗi phép đo là bằng nhau.

c) Chuỗi nhảy tần hoạt động bình thường và thiết bị được đo kiểm với tất cả các kênh nhảy như công bố của nhà sản xuất.

B.2. Khu vực đo kiểm và các phép đo bức xạ

B.2.1. Hộp ghép đo

B.2.1.1. Các yêu cầu

Hộp ghép đo cho các thiết bị vô tuyến thực hiện trong dải tần số có liên quan, nó cho phép EUT được hỗ trợ cơ bản, cùng với một ăng ten dẫn sóng dạng loa Rx, được sử dụng để đo năng lượng truyền, trong mối quan hệ vật lý giữa vị trí cố định với EUT hoặc với ăng ten đã được hiệu chuẩn Tx. Hộp ghép đo phải được thiết kế để sử dụng trong cả môi trường triệt phản xạ và đo lường ở khu vực xa tức là khoảng cách lớn hơn 2d2/λ, trong đó d là kích thước lớn nhất khẩu độ ăng ten của EUT.

Hộp ghép đo phải kết hợp với ít nhất một đầu nối RF, một thiết bị với các khớp nối điện từ tới EUT và một thiết bị để định vị vị trí của EUT. Sự chắc chắn của thiết bị này phải cho phép trong toàn bộ quá trình đo kiểm và sẽ thích hợp trong trường hợp phòng triệt phản xạ, thông thường đó là phòng điều hòa nhiệt độ. Các mạch kết hợp với các thiết bị ghép RF phải không chứa các thiết bị điện hoạt động hoặc các thành phần phi tuyến.

Chỉ sau khi xác nhận bộ ghép đo không ảnh hưởng gì tới hoạt động của EUT, thì thiết bị EUT hoàn toàn có thể sẵn sàng để đo kiểm.

Trong giai đoạn chuẩn bị, thiết bị EUT phải liên kết với bộ ghép đo sao cho công suất tại đầu ra là lớn nhất. Hướng của ăng ten sẽ được đưa vào số liệu phân cực của EUT.

Ngoài ra, bộ ghép đo phải cung cấp một đầu nối tới nguồn cung cấp bên ngoài.

Bộ ghép đo phải được cung cấp bởi những nhà sản xuất thiết bị cùng với tài liệu mô tả đầy đủ, chúng sẽ được đánh giá và lựa chọn thông qua bởi phòng đo kiểm đã được công nhận.

Các đặc điểm vận hành của bộ ghép đo phải được đo lường và lựa chọn thông qua bởi phòng đo kiểm đã được công nhận. Nó có các thông số phù hợp và cơ bản sau đây:

- Độ lợi của ống dẫn sóng hình loa không vượt quá 20 dB;

- Khoảng cách tối thiểu giữa ăng ten truyền và ăng ten nhận phải đảm bảo có tương tác lẫn nhau trong điều kiện thực tế (khoảng cách lớn hơn 2d2/λ.), trong đó d là kích thước lớn nhất của khẩu độ ăng ten của EUT).

CHÚ THÍCH 1: Thông tin về độ không đảm bảo đo và các thủ tục kiểm định được mô tả chi tiết trong điều 5 và 6 tương ứng trong tiêu chuẩn TR 102 273-6.

CHÚ THÍCH 2: Các điều kiện trường xa của thiết lập đo kiểm phải được xem xét kỹ càng trong các băng tần được chỉ ra trong quy chuẩn này. Tỷ lệ điện áp sóng đứng (VSWR) khi đo kiểm không lớn hơn 1,5 tại các mép ống dẫn sóng.

- Hiệu suất của bộ ghép đo khi đặt trong buồng đo kiểm triệt phản xạ hoặc trong buồng đo kiểm nhiệt độ, nó sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự tiếp xúc của người hay vật bên trong buồng đo. Việc thực hiện đo kiểm có thể lặp lại sau khi EUT được thay thế và bỏ ra;

- Hiệu suất của bộ ghép đo sẽ được duy trì trong giới hạn đã được chỉ ra trong báo cáo kiểm định, khi các điều kiện đo kiểm thay đổi trong các giới hạn mô tả trong 3.1.1.2 và 3.1.1.3. Các đặc tính và việc hiệu chuẩn của bộ ghép đo phải được thể hiện trong báo cáo hiệu chuẩn.

B.2.1.2. Hiệu chuẩn

Việc hiệu chuẩn bộ ghép đo thiết lập mối quan hệ giữa đầu ra từ bộ ghép đo và công suất truyền (như việc lấy mẫu tại một vị trí của ăng ten) từ EUT trong bộ ghép đo. Điều này có thể thực hiện được bằng cách sử dụng ăng ten loa có độ lợi bằng hoặc nhỏ hơn 20 dB, được cung cấp bởi một nguồn tín hiệu bên ngoài thiết bị, tại đó EUT sẽ xác định được các giá trị công suất thay đổi theo nhiệt độ và tần số.

Việc hiệu chuẩn bộ ghép đo phải được thực hiện bởi mỗi nhà sản xuất EUT hoặc tại phòng đo kiểm đã được công nhận. Các kết quả này phải được thông qua bởi các phòng đo kiểm đã được công nhận.

Việc hiệu chuẩn phải được thực hiện tại những băng tần hoạt động, tối thiểu là 3 lần, theo công bố phân cực của EUT.

 

Hình B.1 - Ví dụ về bộ ghép đo

Để biết thêm thông tin chi tiết hơn về cách sử dụng, thời hạn và hiệu suất giới hạn của bộ ghép đo tới 100 GHz thì xem thêm tại TS 103 502.

B.2.2. Những vị trí đo kiểm và cách bố trí chung

B.2.2.1. Vị trí đo kiểm ngoài trời (OATS)

Vị trí đo kiểm ngoài trời gồm có một bàn xoay ở một đầu và một ăng ten có thể thay đổi được chiều cao so với đầu kia, cả hai được đặt phía trên một mặt nền, trong trường hợp lý tưởng mặt nền này là dẫn điện tốt và mở rộng vô hạn. Thực tế, có thể tạo được một mặt nền dẫn điện tốt, nhưng không thể tạo ra được mặt nền vô hạn. Hình B.2 mô tả một vị trí đo kiểm ngoài trời điển hình.

Hình B.2 – Vị trí đo kiểm ngoài trời điển hình.

Mặt nền tạo ra các tia phản xạ mong muốn, do đó ăng ten thu sẽ thu được một tín hiệu là tổng của tín hiệu được truyền trực tiếp và tín hiệu phản xạ. Đối với mỗi một độ cao phát (hoặc EUT) và độ cao ăng ten thu so với mặt nền, độ lệch pha giữa hai tín hiệu này sẽ tạo ra một mức thu duy nhất.

Trong thực tế, các ăng ten thẳng có chiều cao biến đổi cho nên độ cao của ăng ten đo kiểm được tối ưu tối đa cho tín hiệu, cùng kết hợp với bàn xoay để tạo ra góc phương vị.

Cả hai phép đo tuyệt đối và tương đối có thể được thực hiện tại vị trí đo kiểm ngoài trời. Trường hợp thực hiện phép đo tuyệt đối, để phép đo tại vị trí đo được công nhận cần phải kiểm định tại vị trí OATS. Việc so sánh về hiệu suất đo được coi là ý tưởng về vị trí lý thuyết, việc chấp nhận được quyết định trên cơ sở sự chênh lệch không vượt quá một giới hạn xác định trước.

B.2.2.2. Các vị trí đo kiểm khác

Các vị trí đo kiểm được mô tả dưới đây được trang bị vật liệu hấp thụ để làm giảm sự phản xạ. Khả năng của vật liệu hấp thụ đưa ra ngưỡng giới hạn trên và giới hạn dưới cho tần số. Đối với việc sử dụng tại các tần số cao phù hợp các với các vị trí thử nghiệm này cần phải kiểm tra suy hao phản xạ, cộng hưởng trong phòng đo kiểm.

B.2.2.3. Phòng đo kiểm triệt phản xạ có mặt nền.

Phòng đo kiểm triệt phản xạ có một mặt nền là một phòng đo kiểm được che chắn kín, trong đó mặt trong của các bức tường và trần được che phủ một lớp vật liệu hấp thụ sóng RF, thường lớp vật liệu này là loại xốp urethane và có hình chóp. Nền phòng đo kiểm được làm từ kim loại trần (không bị bọc) và có dạng một mặt phẳng. Thông thường, phòng đo kiểm gồm có một cột ăng ten ở một đầu và một bàn xoay ở đầu kia. Hình B.3 mô tả một phòng đo kiểm triệt phản xạ có mặt nền điển hình.

Hình B.3 - Phòng đo kiểm triệt phản xạ có mặt nền điển hình

Loại phòng đo kiểm này cố gắng mô phỏng được vị trí đo kiểm ngoài trời (OATS) mà đặc trưng chính của nó là có một mặt nền lý tưởng được mở rộng không giới hạn.

Việc che chắn phòng đo kiểm kết hợp với việc sử dụng vật liệu hấp thụ sóng vô tuyến, mục đích để tạo ra sự kiểm soát môi trường trong phòng đo kiểm. Việc che chắn sẽ tạo ra được không gian đo kiểm, làm giảm bớt được mức nhiễu của các tín hiệu xung quanh và các hiệu ứng bên ngoài khác, trong khi đó, vật liệu hấp thụ sóng vô tuyến sẽ tối thiểu hóa được tia phản xạ không mong muốn từ tường và trần, những tia phản xạ này có thể ảnh hưởng đến phép đo.

Thực tế, có thể dễ dàng che chắn để loại bỏ được nhiễu xung quanh ở mức cao (80 dB đến 140 dB) (thường có thể bỏ qua được nhiễu xung quanh), không có vật liệu hấp thụ vô tuyến nào được thiết kế để có thể hấp thụ hết tất cả các nguồn năng lượng. Ví dụ nó không được sản xuất và cấu hình một cách hoàn hảo, suy hao phản xạ của nó (một thước đo độ hiệu quả) cũng thay đổi theo tần số, góc tới. Trong một số trường hợp, nó còn phải chịu ảnh hưởng của mức công suất cao của năng lượng từ sóng vô tuyến tới. Để cải thiện suy hao phản xạ trên dải tần số rộng hơn, gạch ferit, lưới ferrite và các loại vật liệu lai giữa xốp urethane và gạch ferit được sử dụng sẽ đạt yêu cầu đề ra.

Mặt nền sẽ tạo ra các tia phản xạ mong muốn, do đó ăng ten thu sẽ thu được tín hiệu là tổng của tín hiệu được truyền trực tiếp và tín hiệu phản xạ. Đối với mỗi một độ cao của ăng ten phát (hoặc EUT) và độ cao của ăng ten thu so với mặt nền, độ lệch pha giữa hai tín hiệu này sẽ tạo ra một mức thu duy nhất.

Trong thực tế, cột ăng ten phải có chiều cao thay đổi được, sao cho có thể chọn được chính xác vị trí của ăng ten đo kiểm kết hợp với bàn xoay mà tại đó tín hiệu tổng của hai tín hiệu giữa góc phương vị với ăng ten, hoặc giữa một EUT và một ăng ten đo kiểm là lớn nhất.

Cả hai phép đo tuyệt đối và tương đối có thể được thực hiện trong một phòng đầy đủ không phản xạ. Phòng đo kiểm phải được kiểm định trước tại nơi thực hiện các phép đo tuyệt đối hay tại nơi thực hiện hiện các phép đo kiểm được công nhận. Việc kiểm định này liên quan đến việc so sánh về hiệu suất đo so với một phòng đo lý tưởng theo lý thuyết, sự chấp nhận được quyết định dựa trên cơ sở độ chênh lệch lớn nhất giữa hai loại phòng này không vượt quá giới hạn cho trước.

B.2.2.4. Phòng đo kiểm triệt phản xạ

Phòng đo kiểm triệt phản xạ thường là một phòng đo kiểm kín được che chắn, trong đó mặt trong của các bức tường, trần và sàn được phủ một lớp vật liệu hấp thụ sóng vô tuyến, thường lớp vật liệu này là loại xốp urethane có mấu hình chóp. Thông thường, phòng gồm có một giá đỡ ăng ten ở một đầu và một bàn xoay ở đầu kia. Một phòng đo kiểm triệt phản xạ điển hình được thể hiện trong Hình B.4 với ăng ten lưỡng cực ở cả hai đầu.

Hình B.4 - Phòng đo kiểm triệt phản xạ điển hình

Việc che chắn phòng đo kiểm kết hợp với việc sử dụng vật liệu hấp thụ sóng vô tuyến sẽ tạo ra một môi trường dễ kiểm soát trong quá trình đo kiểm. Loại phòng đo kiểm này cố gắng mô phỏng tốt nhất các điều kiện trong không gian tự do. Việc che chắn sẽ tạo ra được một không gian đo kiểm làm giảm bớt được nhiễu của các tín hiệu xung quanh và các hiệu ứng bên ngoài khác, trong khi đó, vật liệu hấp thụ sóng vô tuyến sẽ tối thiểu hóa được tia phản xạ không mong muốn từ tường, sàn và trần, những tia phản xạ này có thể ảnh hưởng đến phép đo.

Thực tế, có thể dễ dàng che chắn để loại bỏ được nhiễu xung quanh ở mức cao (80 dB đến 140 dB) (thường có thể bỏ qua được nhiễu xung quanh), không có vật liệu hấp thụ vô tuyến nào được thiết kế để có thể hấp thụ hết tất cả các nguồn năng lượng. Ví dụ nó không được sản xuất và cấu hình một cách hoàn hảo, suy hao phản xạ của nó (một thước đo độ hiệu quả) cũng thay đổi theo tần số, góc tới. Trong một số trường hợp, nó còn phải chịu ảnh hưởng của mức công suất cao của năng lượng từ sóng vô tuyến tới. Để cải thiện suy hao phản xạ trên dải tần số rộng hơn, gạch ferit, lưới ferrite và các loại vật liệu lai giữa xốp urethane và gạch ferit được sử dụng sẽ đạt yêu cầu đề ra.

Nói chung, buồng đo kiểm triệt phản xạ có rất nhiều ưu điểm so với các phòng đo kiểm khác. Nó ít bị ảnh hưởng bởi nhiễu xung quanh, ít tia phản xạ từ tường, trần và sàn, và không phụ thuộc vào thời tiết. Tuy nhiên, nó cũng có một vài nhược điểm là: khoảng cách đo bị hạn chế (do kích thước của phòng đo, chi phí,...) và sử dụng tần số thấp hơn, do hạn chế về kích thước của phòng đo và các vật liệu hấp thụ hình chóp.

Cả hai phép đo tuyệt đối và tương đối có thể được thực hiện trong một phòng đầy đủ không phản xạ. Phòng đo kiểm phải được kiểm định trước tại nơi thực hiện các phép đo tuyệt đối hay tại nơi thực hiện hiện các phép đo kiểm được công nhận. Việc kiểm định này liên quan đến việc so sánh về hiệu suất đo so với một phòng đo lý tưởng theo lý thuyết, sự chấp nhận được quyết định dựa trên cơ sở độ chênh lệch lớn nhất giữa hai loại phòng này không vượt quá giới hạn cho trước.

Buồng đo kiểm triệt phản xạ điển hình được thể hiện trong Hình B.5. Đây là loại buồng đo kiểm được xây dựng để cố gắng mô phỏng như các điều kiện trong không gian tự do.

Hình B.5 - Phòng đo kiểm triệt phản xạ điển hình

Buồng đo kiểm chứa ăng ten phù hợp và hỗ trợ ở cả hai đầu.

Thiết bị treo ăng ten đo kiểm và treo EUT cần phải được làm bằng vật liệu có suy hao sóng siêu cao tần thấp và có giá trị hằng số điện môi tương đối thấp.

Buồng đo kiểm triệt phản xạ phải được che chắn. Tường bên trong, sàn và trần phải được bao phủ bằng vật liệu hấp thụ vô tuyến. Việc che chắn và suy hao phản xạ tạo ra sóng vuông góc với tần số. Trong các dải tần số đo kiểm thường gặp thì:

- Suy hao che chắn là 105 dB;

- Suy hao phản xạ là 30 dB.

Cả hai phép đo tương đối và tuyệt đối cần phải được thực hiện trong buồng đo kiểm triệt phản xạ. Phòng đo kiểm phải được kiểm định trước ở các nơi thực hiện các phép đo tuyệt đối

Vị trí của buồng đo kiểm triệt phản xạ được bảo vệ phải được hiệu chuẩn và thẩm định trong các dải tần số đang áp dụng.

CHÚ THÍCH 1: Thông tin về độ không đảm bảo đo và các thủ tục kiểm định được mô tả chi tiết trong điều 5 và 6 tương ứng trong tiêu chuẩn TR 102 273-2.

CHÚ THÍCH 2: Bộ ghép đo được giới thiệu và các thủ tục được dựa trên thực tế tốt nhất trong các băng tần thấp. Các thiết lập có thể cần phải được điều chỉnh theo nhu cầu cụ thể của hệ thống có bước sóng milimet, đặc biệt là các tần số trên 100 GHz. Các kết quả đo kiểm nên thể hiện rõ cách thiết lập bộ ghép đo. Bộ ghép đo được giới thiệu chủ yếu là dự kiến để sử dụng đo kiểm công suất như đã được định nghĩa trong phạm vi của quy chuẩn này.

Khi đo kiểm trong buồng đo kiểm triệt phản xạ trên 1 GHz không quét chiều cao ăng ten so sánh, thay vì thực hiện xoay 360° với bàn xoay EUT thì cần phải được di chuyển trên tất cả các bề mặt của nó để đo công suất RF bức xạ tối đa do các mô hình ăng ten hẹp xuất hiện ở tần số cao.

B.2.2.5. Yêu cầu tối thiểu đối với các vị trí đo kiểm cho phép đo trên 18 GHz

Nói chung các vị trí đo kiểm phải đủ để thực hiện phép đo kiểm trường xa của EUT. Do đó, vị trí đo kiểm phải là một phòng không có phản xạ điện từ hoặc ít nhất là bề mặt nền được che phủ bằng vật liệu hấp thụ vô tuyến hoặc tối đa có sáu bề mặt xung quanh được bao phủ bằng vật liệu hấp thụ vô tuyến. Các vật liệu hấp thụ phải làm suy giảm tối thiểu là 30 dB. Hiệu quả của sự suy giảm phản xạ này phải được kiểm chứng. Các vị trí đo kiểm có các kích thước như sau:

- Chiều rộng 2 mét.

- Chiều dài 3 mét.

- Chiều cao 2 mét (chỉ áp dụng cho một phòng với nhiều hơn một mặt phản xạ).

Chiều cao ăng ten định hướng thu làm giảm phản xạ. Khuyến nghị sử dụng ăng ten loa có độ lợi tiêu chuẩn. Lưu ý rằng nếu ăng ten có khẩu độ nhỏ hơn EUT, phép đo phải được thực hiện đủ cả ở góc phương vị và góc ngẩng để đảm bảo xác định được bức xạ tối đa. Khoảng cách đo phải được lựa chọn để tránh hiệu ứng khớp nối ăng ten. Do đó, khuyến khích sử dụng khoảng cách tối thiểu 0,5 m. EUT có thể được đặt ở bất kỳ vị trí độ cao nào để làm giảm tối thiểu sự phản xạ từ mặt sàn.

Do cáp đồng trục suy hao lớn tại các tần số cao, việc kết nối từ ăng ten thu tới máy thu đo kiểm không được vượt quá 1m, do đó việc đặt máy thu đo gần với ăng ten thu là cần thiết. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp sử dụng bộ trộn sóng hài bên ngoài kết nối rất ngắn với máy thu đo. Vì vậy bằng cách nào đó máy thu đo phải được bao phủ bằng vật liệu hấp thụ vô tuyến theo hướng đo từ trường để giảm sự phản xạ. Hình B.6 chỉ ra một ví dụ vị trí đo trên 18 GHz với bề một bề mặt phản xạ.

Hình B.6 - Ví dụ về vị trí đo trên 18 GHz với một bề mặt phản xạ

Suy hao theo vị trí của vị trí đo kiểm phải được xác định. Các vị trí đo kiểm với các đặc điểm tương đối lý tưởng, có thể sử dụng lý thuyết suy hao trong không gian tự do (FSL) như suy hao thể hiện trong các ví dụ từ Bảng B.1 đến Bảng B.3.

Bảng B.1 - Ví dụ về suy hao trong không gian tự do tại khoảng cách 1 m

Khoảng cách đo (m)

f (GHz)

λ (1 m)

FSL (dB)

0,5

24,2

0,012397

60,12

48,4

0,006198

66,14

72,6

0,004132

69,66

96,8

0,003099

72,16

 

Bảng B.2 - Ví dụ về suy hao trong không gian tự do tại khoảng cách 0,5 m

Khoảng cách đo (m)

f (GHz)

λ (1 m)

FSL (dB)

0,5

24,2

0,012397

54,1

48,4

0,006198

60,12

72,6

0,004132

63,64

96,8

0,003099

66,14

 

Bảng B.3 - Ví dụ về suy hao trong không gian tự do tại khoảng cách 0,25 m

Khoảng cách đo (m)

f (GHz)

λ (1 m)

FSL (dB)

0,25

72,6

0,004132

57,62

96,8

0,003099

60,12

 

Trong đó:

λ = c/f

[FSL] = 10 log (4πr/λ)2

 

 

Phụ lục C

(Tham khảo)

Suy hao do hấp thụ qua không khí và vật liệu

 

Trong dải tần từ 40 GHz đến 246 GHz, độ suy hao do hấp thụ qua không khí và vật liệu là một yếu tố quan trọng đảm bảo khả năng tương thích của nhiều dịch vụ khác nhau cùng chia sẻ trong một băng tần hoạt động. Phụ lục này tổng quan mối liên hệ giữa các thông số về khả năng hấp thụ qua không khí và qua các vật liệu khác nhau.

C.1. Hấp thụ qua không khí

Tần số càng cao thì ảnh hưởng của sự hấp thụ qua không khí càng trở nên quan trọng trong việc đánh giá các hệ thống không dây cự ly ngắn. Hình B.1 mô tả cụ thể sự hấp thụ trong băng tần giữa 1 GHz và 350 GHz. Biểu đồ cho thấy đường biểu diễn sự hấp thụ của không khí khô, H2O và sự kết hợp của cả hai. Có thể thấy rằng trong điều kiện bình thường thì hấp thụ do H2O có ảnh hưởng đáng kể nhất. Không khí khô cũng cho thấy sự hấp thu đáng kể hai vùng phổ quanh băng tần 60 GHz và 120 GHz. Điều đó có nghĩa là những sự hấp thu này không phụ thuộc vào lượng H2O trong không khí. Đặc biệt là độ hấp thụ đỉnh xung quanh băng tần 60 GHz sẽ được sử dụng để làm tăng hoạt động độc lập giữa các hệ thống không dây khác nhau. Độ hấp thụ đỉnh xung quanh băng tần 60 GHz bắt đầu từ các vạch hấp thụ oxy. Chi tiết về trạng thái trong vùng băng tần 60 GHz được mô tả trong hình C.2 cho các độ cao khác nhau từ 0 km (mực nước biển) đến 20 km. Đặc biệt, biểu đồ thể hiện khá rõ các vạch hấp thụ khác nhau tại độ cao 20 Km. Hấp thụ đỉnh xung quanh băng tần 60 GHz đạt 16 dB/km.

Hình C.1 - Độ suy hao qua không khí trong băng tần 1 GHz đến 350 GHz (dB/km)

Hình C.2 - Độ suy hao qua không khí trong băng tần 50 GHz đến 70 GHz tại độ cao khác nhau (0 km, 5 km, 10 km, 15 km và 20 km)

C.2. Suy hao do vật liệu

Suy hao do vật liệu cũng tăng theo tần số hoạt động. Độ suy hao cụ thể đối với các vật liệu khác nhau được thể hiện trong Hình C.3 trong dải tần 3 GHz đến 200 GHz. Các ảnh hưởng này là quan trọng khi đánh giá trường hợp các hệ thống trong nhà và ngoài trời cùng hoạt động.

Hình C.3 - Suy hao do vật liệu tại tần số cao trong dải tần 3 GHz đến 200 GHz theo dB

 

 

Phụ lục D
(Quy định)

 

Quy định về mã HS của thiết bị vô tuyến cự ly ngắn dải tần 40 GHz đến 246 GHz

TT

Tên sản phẩm, hàng hóa theo QCVN

Mã số HS

Mô tả sản phẩm, hàng hóa

1

Thiết bị vô tuyến cự ly ngắn dải tần 40 GHz đến 246 GHz

8517.62.59

8526.10.10

8526.10.90

8526.92.00

Thiết bị cảnh báo vô tuyến điện, thiết bị điều khiển từ xa vô tuyến điện, thiết bị đo từ xa vô tuyến điện, thiết bị truyền dữ liệu chung, hoạt động trong dải tần số từ 40 GHz đến 246 GHz được quy định cụ thể tại Bảng 1 của Quy chuẩn này cho các trường hợp:

- Có kết nối đầu ra vô tuyến với ăng ten riêng hoặc với ăng ten tích hợp;

- Sử dụng mọi loại điều chế;

- Thiết bị cố định, thiết bị di động và thiết bị cầm tay.

 
 

Phụ lục E

(Tham khảo)

Quy định kỹ thuật và phương pháp đo cho thiết bị vô tuyến cự ly ngắn hoạt động trong dải tần 57 GHz đến 64 GHz

 

E.1. Quy định kỹ thuật cho phần phát

E.1.1. Mật độ phổ công suất

E.1.1.1. Định nghĩa

Mật độ phổ công suất là công suất bức xạ đẳng hướng tương đương (e.i.r.p.) trung bình tính theo dBm trên mỗi MHz trong suốt quá trình truyền.

E.1.1.2. Giới hạn

Mật độ phổ công suất lớn nhất ứng với trường hợp thiết bị hoạt động ở mức công suất phát cao nhất được công bố. Đối với hệ thống ăng ten thông minh và ăng ten định hướng thì giới hạn này ứng với trường hợp cấu hình để đạt mức giá trị PSD (e.i.r.p.) cao nhất.

Giới hạn mật độ phổ công suất không được vượt quá giá trị quy định trong Bảng E.1.

Bảng E.1 - Giới hạn mật độ phổ công suất

Băng tần

Mật độ phổ công suất (e.i.r.p.)

ứng dụng

57 GHz đến 64 GHz

13 dBm/MHz

Dùng cho mục đích chung

 

CHÚ THÍCH: Yêu cầu mật độ phổ công suốt chỉ áp dụng cho thiết bị phát, thu-phát sóng hoạt động trong băng tần từ 57 đến 64 GHz (không bao gồm thiết bị chỉ hoạt động trong băng tần 61,0 GHz đến 61,5 GHz).

E.1.1.3. Phương pháp đo

Phương pháp đo được quy định tại E.3.1

E.1.2. Công suất đầu ra RF

E.1.2.1. Định nghĩa

Xem 2.1.1.1.

E.1.2.2. Giới hạn

Công suất đầu ra RF lớn nhất ứng với trường hợp hệ thống hoạt động ở mức công suất cao nhất được công bố. Đối với hệ thống ăng ten thông minh và ăng ten định hướng, giới hạn này ứng với trường hợp cấu hình để đạt mức e.i.r.p. cao nhất.

Giới hạn công suất đầu ra RF ở chế độ hoạt động băng rộng không được vượt quá giá trị quy định trong Bảng E.2 dưới đây.

Bảng E.2 - Giới hạn mức công suất đầu ra RF

Băng tần

Công suất đầu ra RF (e.i.r.p.)

ứng dụng

Chú thích

57 GHz đến 64 GHz

100 mW (20 dBm)

Dùng cho mục đích chung

Xem Chú thích

CHÚ THÍCH: Công suất đầu ra tối đa cho thiết bị phát là 10 dBm.

 

E.1.2.3. Phương pháp đo

Phương pháp đo được quy định tại 3.2.1.

E.1.3. Dải tần số được phép hoạt động

E.1.3.1. Định nghĩa

Xem 2.1.2.1.

E.1.3.2. Giới hạn

Dải tần số của thiết bị được tính từ tần số thấp nhất (fL) tới tần số cao nhất (fH) được giới hạn bởi đường bao phổ công suất. Trong thiết bị cho phép điều chỉnh hoặc lựa chọn các tần số làm việc khác nhau, đường bao công suất chiếm các vị trí khác nhau trong băng tần được phân bổ. Dải tần số này được xác định bởi các giá trị thấp nhất fL và giá trị cao nhất fH, xác định từ sự điều chỉnh của thiết bị từ tần số hoạt động thấp nhất đến tần số hoạt động cao nhất.

Băng thông chiếm dụng (bằng 99 % công suất phát xạ mong muốn) và băng thông cần thiết phải nằm trong băng tần đã được ấn định.

Dải tần số được phép hoạt động của thiết bị phải nằm trong đoạn băng tần 57 GHz - 64 GHz.

E.1.3.3. Phương pháp đo

Phương pháp đo được quy định tại 3.2.2.

E.1.4. Phát xạ ngoài băng

Theo khuyến nghị của CEPT/ERC 74-01 và khuyến nghị ITU-R SM.329-12, ranh giới giữa miền phát xạ ngoài băng và miền phát xạ giả là ±250 % băng thông cần thiết tính từ tần số phát xạ trung tâm.

E.1.4.1. Định nghĩa

Xem 2.1.3.1.

E.1.4.2. Giới hạn

Giá trị biên miền phát xạ ngoài băng và miền phát xạ giả phụ thuộc vào băng thông chiếm dụng của EUT.

Giới hạn biên được xác định như sau:

F1 = tần số trung tâm của OBW [GHz] - (2,5 * (fH - fL))

F2 = tần số trung tâm của OBW [GHz] + (2,5 * (fH - fL))

Trong đó, tần số trung tâm của OBW là tần số trung tâm của tín hiệu.

Phép tính này được đưa ra việc xác định biên miền phát xạ ngoài băng và phát xạ giả, nó sẽ lớn hơn/nhỏ hơn giá trị tối đa trong dải cho phép hoạt động (xem Hình 1).

Ngoài ra có thể tính F1/F2 bằng cách: Nếu coi F1/F2 là các tần số phía dưới hoặc phía trên theo lý thuyết thì giá trị của chúng tính được dựa trên 250 % giá trị tối đa của OBW (xem Bảng E.1 và E.2). Do đó giá trị biên độ giữa OOB/phát xạ giả sẽ được cố định ở tần số cho trong Bảng E.3 dưới đây (thông thường F1/F2 được tính bằng 250 % tần số trung tâm của tín hiệu).

Bảng E.3. - Giới hạn giá trị tần số F1 F2, dựa trên giá trị lý thuyết tối đa OBW của EUT

Băng tần

Tần số trung tâm

Giá tri tối đa OBW

F1

F2

57 GHz đến 64 GHz

60,5 GHz

7 GHz

43 GHz

78 GHz

 

Giá trị mật độ công suất phát xạ theo giá trị RMS trong vùng OOB (giữa F1 ≤ f < fL và fH < f ≤ F2) không được vượt quá các giá trị quy định tại Bảng E.4 và Bảng E.5 dưới đây.

Bảng E.4 - Miền phát xạ ngoài băng

Tần số [GHz]

Mật độ công suất rms [dBm/MHz]

F1 ≤ f < fL

Xem Bảng 6

fH < f ≤ F2

Xem Bảng 6

 

Bảng E.5 - Giới hạn phát xạ ngoài băng

Băng tần

Giới hạn OOB [dBm/MHz]

57 GHz đến 64 GHz

-20 dBm/MHz

 

2.1.4.3. Phương pháp đo

Phương pháp đo được quy định tại 3.2.3.

E.1.5. Phát xạ giả

E.1.5.1. Định nghĩa

Phát xạ giả là phát xạ trên một hay nhiều tần số nằm ngoài độ rộng băng tần cần thiết và giá trị của nó có thể giảm mà không ảnh hưởng đến việc truyền dẫn thông tin. Phát xạ giả bao gồm phát xạ hài, phát xạ ký sinh, các thành phần xuyên điều chế và các thành phần chuyển đổi tần số, nhưng không bao gồm phát xạ ngoài băng.

Phát xạ giả được đo như là mật độ phổ công suất trong điều kiện hoạt động bình thường.Theo khuyến nghị của CEPT/ERC 74-01 và khuyến nghị ITU-R SM.329-12, biên giữa miền phát xạ giả và phát xạ ngoài băng là ±250 % độ rộng băng thông cần thiết của phát xạ tần số trung tâm.

Các dải tần số được đánh giá trong miền phát xạ giả là:

- Tần số f < F1 [GHz]

- Tần số f > F2 [GHz],

cách xác định giá trị của các tần số này được nêu tại E.1.4.2, giá trị nhỏ nhất và lớn nhất được nêu tại Bảng E.3 nêu trên.

E.1.5.2. Giới hạn

Xem 2.1.4.2.

E.1.5.3. Phương pháp đo

Phương pháp đo được quy định tại 3.2.4.

E.2. Quy định kỹ thuật cho phần thu

Xem 2.2.

E.3. Phương pháp đo cho phần phát

E.3.1. Đo mật độ phổ công suất

Mật độ phổ công suất trung bình lớn nhất, tùy thuộc vào các điều kiện đo kiểm nêu tại điều 3.1, sẽ được đo và ghi lại. Mật độ phổ công suất trung bình lớn nhất được xác định bằng cách sử dụng máy phân tích phổ với độ rộng băng thông thích hợp ứng với từng kiểu điều chế và được sử dụng kết hợp với một máy đo công suất RF.

Với mục đích của bài đo này, thời gian hoạt động của máy phát tối thiểu phải là 10 ụs. Đối với thiết bị mà thời gian hoạt động của máy phát nhỏ hơn 10 ụs, phương pháp đo phải được ghi lại trong kết quả đo kiểm.

Các bước đo kiểm thực hiện như sau:

Bước 1:

Máy phân tích phổ phải cài đặt như sau:

a) Tần số trung tâm (Centre frequency): Tần số trung tâm của kênh đo kiểm.

b) Băng thông phân giải (Resolution bandwidth): 1 MHz.

c) Băng thông hiển thị (Video bandwidth): 1 MHz ( ≥ băng thông phân giải).

d) Khoảng tần số đo (Frequency span): 2 x băng thông kênh do nhà sản xuất công bố.

e) Chế độ tách sóng (Detector): Đỉnh (Peak).

f) Chế độ dò (Trace mode): Mức lớn nhất (Max hold).

Bước 2:

Khi các quá trình dò được hoàn thành, tìm giá trị đỉnh của đường bao công suất và ghi lại giá trị tần số tương ứng.

Bước 3:

Thay đổi thiết lập của máy phân tích phổ như sau:

a) Tần số trung tâm (Centre frequency): Bằng tần số ghi lại ở Bước 2.

b) Băng thông phân giải (Resolution bandwidth): 1 MHz.

c) Băng thông hiển thị (Video bandwidth): 1 MHz ( ≥ băng thông phân giải).

d) Khoảng tần số đo (Frequency span): 3 MHz.

e) Thời gian quét (Sweep time): 1 phút.

f) Chế độ tách sóng (Detector): RMS trung bình, mẫu, hoặc trung bình (loại trừ hiển thị trung bình).

g) Chế độ dò (Trace mode): Mức lớn nhất (Max hold).

Đối với các thiết bị có băng thông chiếm dụng (OBW) lớn hơn 100 MHz, thì có thể sử dụng băng thông phân giải khác 1 MHz, nằm trong khoảng 1 MHz đến 100 MHz.

Trong trường hợp này giới hạn mật độ công suất trong Bước 4 được xác định như sau:

PDL (RBW) = PDL (1 MHz) + 10 x Log10(RBW), trong đó RBW là băng thông phân giải được sử dụng tính theo MHz, PDL (1 MHz) là giới hạn mật độ công suất với băng thông phân giải 1 MHz và PDL (RBW) là giới hạn mật độ công suất với băng thông phân giải thiết lập ở trên. Băng thông hiển thị được đặt bằng băng thông phân giải và dải tần số đo được đặt bằng 3 lần băng thông phân giải.

Bước 4

Khi quá trình dò hoàn tất, sử dụng tùy chọn “View” trên máy phân tích phổ để quan sát tín hiệu.

Xác định giá trị đỉnh lớn nhất và đặt con trỏ vào giá trị này. Giá trị này được ghi lại là mức công suất trung bình cao nhất (mật độ phổ công suất) PD trong 1 MHz (hoặc trong băng thông phân dải khác như trình bày ở trên).

Ngoài ra, trong trường hợp máy phân tích phổ có khả năng đo mật độ phổ công suất, có thể sử dụng chức năng này để hiển thị mật độ phổ công suất PD dBm/1 MHz (hoặc trong băng thông phân giải khác như đã nêu ở trên).

Trong trường hợp băng thông của máy phân tích phổ không tuân theo phân bố chuẩn (Gaussian) thì cần phải sử dụng một hệ số hiệu chỉnh phù hợp, việc này phải được ghi trong kết quả đo kiểm.

E.3.2. Đo công suất đầu ra RF

Xem 3.2.1.

E.3.3. Đo dải tần số được phép hoạt động

Xem 3.2.2.

E.3.4. Đo phát xạ ngoài băng

Xem 3.2.3.

E.3.5. Đo phát xạ giả

Xem 3.2.4.

E.4. Phương pháp đo cho phần thu

Xem 3.3.

 

 

Thư mục tài liệu tham khảo

 

[1] ETSI EN 305 550-1 V1.2.1 (2014-10): “Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Short Range Devices (SRD); Radio equipment to be used in the 40 GHz to 246 GHz frequency range; Part 1: Technical characteristics and test methods”.

[2] ETSI EN 305 550-2 V1.2.1 (10-2014): “Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Short Range Devices (SRD); Radio equipment to be used in the 40 GHz to 246 GHz frequency range; Part 2: Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive".

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF INFORMATION AND COMMUNICATIONS

___________

No. 10/2021/TT-BTTTT

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

__________

Hanoi, October 28, 2021

CIRCULAR

Promulgating “National technical regulation on short range device (SRD) - Radio equipment to be used in the 40 GHz to 246 GHz frequency range”

--------------------

Pursuant to the Law on Standards and Technical Regulations dated June 29, 2006;

Pursuant to the Law on Telecommunications dated November 23, 2009;

Pursuant to the Law on Radio Frequencies dated November 23, 2009;

Pursuant to Decree No. 127/2007/ND-CP dated August 1, 2007 of the Government detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Standards and Technical Regulations;

Pursuant to Decree No. 78/2018/ND-CP dated May 16, 2018 of the Government amending and supplementing a number of articles of the Decree No. 127/2007/ND-CP dated August 1, 2007 of the Government detailing the implementation of a number of articles of the Law on Standards and Technical Regulations;

Pursuant to Decree No. 17/2017/ND-CP dated February 17, 2017 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Information and Communications;

At the proposal of the Director General of the Department of Science and Technology,

The Minister of Information and Communications hereby promulgates the Circular stipulating the national technical regulation on short range device (SRD) - Radio equipment to be used in the 40 GHz to 246 GHz frequency range.

 

Article 1. This Circular is promulgated together with the National Technical Regulation on short range device (SRD) -Radio equipment to be used in the 40 GHz to 246 GHz frequency range (QCVN 123: 2021/BTTTT).

Article 2. This Circular takes effect from July 01, 2022.

Article 3. The Chief of Office, Director General of the Department of Science and Technology, Heads of agencies and units under the Ministry of Information and Communications, Directors of Departments of Information and Communications of provinces and centrally-run cities and relevant organizations and individuals shall implement this Circular./.

 

The Minister

NGUYEN MANH HUNG

 

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

 

 

QCVN 123:2021/BTTTT

NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON SHORT RANGE DEVICE (SRD) - RADIO EQUIPMENT TO BE USED IN THE 40 GHZ TO 246 GHZ FREQUENCY RANGE

 

 

Hanoi – 2021

 

 

Preface

QCVN 123:2021/BTTTT compiled by the Authority of Telecommunications, submitted by the Department of Science and Technology, appraised by the Ministry of Science and Technology, and issued by the Ministry of Information and Communications together with Circular No. 10/2021/TT -BTTTT dated October 28, 2021

 

 

 

NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON SHORT RANGE DEVICE (SRD) - RADIO EQUIPMENT TO BE USED IN THE 40 GHZ TO 246 GHZ FREQUENCY RANGE

 

1. GENERAL PROVISIONS

1.1. Scope of regulation

This Regulation applies to general types of transmitting device, short range device (SRD) – radio transmitting and receiving equipment, including the equipment used for alarms, telemetry, telecommand, data transmission, operating in the 40 GHz to 246 GHz frequency range specified in Table 1 of this Regulation in the following cases:

- With a radio frequency output connection and dedicated antenna or with an integral antenna;

- With all types of modulation;

- Fixed stations, mobile stations and portable stations.

Table 1 – Frequency bands used for short range devices within the 40 GHz to 246 GHz frequency range

Frequency Band

Applications

61.0 GHz to 61.5 GHz

Use for general purposes

122 GHz to 123 GHz

244 GHz to 246 GHz

 

This Regulation applies to products and goods that are short-range devices - radio equipment with HS codes specified in Appendix D.

1.2. Subjects of application

This Regulation applies to Vietnamese and foreign agencies, organizations and individuals engaged in the production and business of equipment covered by this Regulation in the Vietnamese territory.

1.3. Normative references

ETSI TR 100 028 (V1.4.1) (all parts): “Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Uncertainties in the measurement of mobile radio equipment characteristics”.

CEPT/ERC Recommendation 74-01: “Unwanted emissions in the spurious domain”, Hradec Kralove, Cardiff 2011.

Recommendation ITU-R SM.329-12 (09/2012): “Unwanted emissions in the spurious domain, SM Series, Spectrum management”.

CISPR 16 (2006) (parts 1-1, 1-4 and 1-5): “Specification for radio disturbance and immunity measuring apparatus and methods”.

ETSI TR 102 273 (V 1.2.1) (all parts): “Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Improvement on Radiated Methods of Measurement (using test site) and evaluation of the corresponding measurement uncertainties”.

Recommendation ITU-T O.153: “Basic parameters for the measurement of error performance at bit rates below the primary rate”.

ETSI TS 103 052: “Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Radiated measurement methods and general arrangements for test sites up to 100 GHz”.

1.4 Interpretation of terms

1.4.1 Alarm

Use of radio communication for indicating an alarm condition at a distant location

1.4.2 Artificial antenna

Non-radiating dummy load equal to the nominal impedance specified by the manufacturer

1.4.3 Assigned frequency band

Frequency band within which the device is authorized to operate and to perform the intended functions of the device.

1.4.4 Dedicated antenna

Removable antenna supplied and tested with the radio equipment, designed as an indispensable part of the equipment

1.4.5 Direct sequence spread spectrum

Form of modulation where a combination of data to be transmitted and a fixed code sequence is used to directly modulate a carrier, e.g. by phase shift keying.

NOTE: The code rate determines the occupied bandwidth.

1.4.6 Environmental profile

Range of environmental conditions under which equipment within the scope of this regulation is required to comply with the provisions of this regulation.

1.4.7 Fixed station

Equipment intended for use in a fixed location

1.4.8 Frequency hopping spread spectrum

Spread spectrum technique in which the transmitter signal occupies a number of frequencies in time, each for some period of time, referred to as the dwell time

NOTE: Transmitters and receivers follow the same frequency hop pattern. The number of hop positions and the bandwidth per hop position determine the occupied bandwidth.

1.4.9 Integral antenna

Permanent fixed antenna, which may be built-in, designed as an indispensable part of the equipment

1.4.10 Mobile station

Equipment normally fixed in a vehicle or used as a transportable station.

1.4.11 Necessary bandwidth

Width of the emitted frequency band which is sufficient to ensure the transmission of information at the rate and with the quality required under specified conditions

NOTE: The necessary bandwidth including the frequency tolerances is accommodated within the assigned frequency band.

1.4.12 Occupied bandwidth

Width of a frequency band such that, below the lower and above the upper frequency limits, the mean powers emitted are each equal to 0,5 % of the total mean power of a given emission

NOTE: This corresponds to the -23 dBc bandwidth of the signal.

1.4.13 Operating frequency

Nominal frequency at which equipment is operated; this is also referred to as the operating center frequency

NOTE: Equipment may be able to operate at more than one operating frequency.

1.4.14 Operating frequency range

Range of operating frequencies over which the equipment can be adjusted through tuning, switching or reprogramming

1.4.15 Portable station

Equipment that may be carried

1.4.16 Power spectral density

Ratio of the amount of power to the used radio measurement bandwidth

NOTE: It is expressed in units of dBm/Hz or as a power in dBm with respect to the used bandwidth. In case of measurement with a spectrum analyser the measurement bandwidth is equal to the RBW.

1.4.17 Radiated measurements

Measurements which involve the absolute measurement of a radiated field

1.4.18 Spread spectrum

Modulation technique in which the energy of a transmitted signal is spread throughout a large portion of the frequency spectrum

1.4.19 Ultra low power equipment

Equipment using transmit envelope power below the receiver and idle/standby transmitter limits given in CEPT/ERC Recommendation 74-01.

1.4.20 Unwanted emissions

Emission on a frequency or frequencies which are outside the necessary bandwidth and the level of which may be reduced without affecting the corresponding transmission of information

NOTE: Unwanted emissions include harmonic emissions, parasitic emissions, intermodulation products and frequency conversion products.

1.5 Symbols

dB      deciBel

dBc    Relative deciBel (compared to the maximum power density of the transmitted signal)

dBm  decibel corresponding to 1mW

f         Frequency

P        Power

t         Time

λ        Wavelength

1.6 Abbreviations

BW

Bandwidth

CEPT

European Conference of Postal and Telecommunications Administrations

CISPR

Comité international special des perturbations radioélectriques

e.i.r.p.

equivalent isotropical radiated power

e.r.p.

effective radiated power

ERC

European Radiocommunication Committee

EUT

Equipment Under Test

FHSS

Frequency Hopping Spread Spectrum

FSL

Free Space Loss

NSA

Normalized Site Attenuation

OATS

Open Area Test Site

OBW

Occupied Bandwidth

OOB

Out-of-Band

PD

Power Density

PDL

Power Density Limit

PSD

Power Spectral Density

R&TTE

Radio and Telecommunications Terminal Equipment

RBW

Resolution Bandwidth

RF

Radio Frequency

RMS

Root Mean Square

SRD

Short Range Device

TX

Transmitter

VBW

Video Bandwidth

2. TECHNICAL SPECIFICATIONS

The technical specifications of this regulation apply in the operating environment of the equipment which shall be declared by the manufacturer. The equipment shall comply with all technical requirements of this regulation when operating within the boundary limits of the declared operating environment.

2.1. Requirements for transmitters

2.1.1. RF output power

2.1.1.1. Definition

The RF output power is the mean equivalent isotropic radiated power during the transmission of a data package. In the case of equipment performing power control, the mean e.i.r.p. is the highest power level of the transmitter power control range during the transmission cycle.

2.1.1.2. Limits

The maximum RF output power corresponds to the system operating at the highest declared power level. For smart antenna systems and directional antennas, this limit corresponds to the configuration which results in the highest e.i.r.p.

The RF output power limit in the broadband operation mode shall not exceed the value specified in Table 2 below.

Table 2 - RF output power limits

Frequency Band

RF output power (e.i.r.p.)

Applications

Remarks

61.0 GHz to 61.5 GHz

100 mW (20 dBm)

Use for general purposes

 

122 GHz to 123 GHz

100 mW (20 dBm)

Use for general purposes

 

244 GHz to 246 GHz

100 mW (20 dBm)

Use for general purposes

 

 

2.1.1.3. Measurement methods

The measurement methods are specified in 3.2.1.

2.1.2 Permitted operating frequency range

2.1.2.1. Definition

The permitted operating frequency range is the frequency range over which the equipment is authorized to operate. The manufacturer shall declare the permitted operating frequency range.

fL means the lowest operating frequency and fH means the highest operating frequency. If equipment is able to operate in different modes and on different frequency bands, these frequencies shall be reported for each mode and frequency band.

2.1.2.2. Limits

The frequency range of the equipment measured from the lowest frequency (fL) to the highest frequency (fH) is limited by the power spectrum envelope. In equipment that allows adjustment or selection of different operating frequencies, the power envelope occupies different positions in the allocated frequency band. This frequency range is defined by the lowest values ​​fL and the highest values ​​fH, determined from the adjustment of the device from the lowest operating frequency to the highest operating frequency.

The occupied bandwidth (equal to 99% of the wanted radiated power) and the required bandwidth shall be within the assigned frequency band.

The operating frequency range of the equipment shall be within the frequency band segments specified in Table 1 of this Regulation.

2.1.2.3. Measurement methods

The measurement methods are specified in 3.2.2.

2.1.3. Out-of-band emissions

According to CEPT/ERC recommendation 74-01 and Recommendation ITU-R SM.329-12, the boundary between the out-of-band emission domain and spurious emission domain is ±250 % of the required bandwidth from the central emission frequency.

2.1.3.1. Definition

Out-of-band emissions are emissions on one or more frequencies outside the required bandwidth, resulting from a modulation process, but excluding spurious emissions.

Out-of-band emissions are determined in accordance with a measurement of the mean spectral density (e.i.r.p.) under normal operating conditions.

The measurement results of fH and fL are used to determine the occupied bandwidth of the device.

The occupied bandwidth (fH - fL) is used to determine the out-of-band emission domain and spurious emission domain.

2.1.3.2. Limits

The boundary values of the out-of-band emission domain and spurious emission domain ​​depend on the occupied bandwidth of the EUT.

The boundary limit is determined as follows:

F1 = center frequency of OBW [GHz] - (2.5 * (fH - fL))

F2 = center frequency of OBW [GHz] + (2.5 * (fH - fL))

Where, the center frequency of the OBW is the center frequency of the signal.

This calculation is given to determine the out-of-band and spurious emission domain boundaries, which will be greater than/less than the maximum value in the permitted operating range (see Figure 1).





Figure 1 - Overview of OOB/spurious emission dependence on OBW

In addition, it is possible to calculate F1/F2 as follows: If F1/F2 is considered as the theoretical lower or upper frequency which come out of the calculation based on 250 % of the maximum value of the OBW (see Table 2). Therefore, the amplitude between OOB and spurious emission will be fixed at the frequency given in Table 3 below (normally F1/F2 is calculated as 250 % of the center frequency of the signal).

Table 3 - Limits of frequency values F1 and F2, based on the maximum theoretical OBW of the EUT

Frequency Band

Center frequency

Maximum OBW

F1

F2

61.0 GHz to 61.5 GHz

61.25 GHz

500 MHz

60 GHz

62.5 GHz

122 GHz to 123 GHz

122.5 GHz

1 GHz

120 GHz

125 GHz

244 GHz to 246 GHz

245 GHz

2 GHz

240 GHz

250 GHz

 

The value of the radiated power density based on the RMS value in the OOB range (between F1 ≤ f < fL and fH < f ≤ F2) shall not exceed the values specified in Tables 4 and 5 below.

Table 4 - Out-of-band emission domain

Frequency [GHz]

RMS power density [dBm/MHz]

F1 ≤ f < fL

See Table 6

fH < f F2

See Table 6

 

Table 5: Limits for out-of-band radiation

Frequency band

OOB limit [dBm/MHz]

61.0 GHz to 61.5 GHz

-10 dBm/MHz

122 GHz to 123 GHz

-10 dBm/MHz

244 GHz to 246 GHz

-15 dBm/MHz

 

 

2.1.3.3. Measurement methods

The measuring methods are specified in 3.2.3

2.1.4. Spurious emission

2.1.4.1. Definition

Spurious emissions are emissions on one or more frequencies that are outside the required bandwidth and whose value can be reduced without affecting the transmission of information. Spurious emissions include harmonic emissions, parasitic emissions, intermodulation components and frequency conversion components, but exclude out-of-band emissions.

Spurious emissions are measured as power spectral density under normal operating conditions. According to CEPT/ERC recommendation 74-01 and Recommendation ITU-R SM.329-12, the boundary between spurious and out-of-band emission domains emission is ±250 % of the required bandwidth of the center frequency emission.

The frequency ranges to be evaluated in the spurious emission domain are:

- Frequency f < F1 [GHz]

and

- Frequency f > F2 [GHz]

The way to determine the values ​​of these frequencies is given in 2.1.3.2, the minimum and maximum values ​​are given in Table 3 above.

2.1.4.2. Limits

The power of spurious emissions shall not exceed the values ​​specified in Table 6 below.

Table 6 - Spurious emission limits

Frequency range (MHz)

Limit values for spurious emission

Type of detector

47 to 74

-54 dBm e.r.p.

Quasi-peak

87.5 to 118

-54 dBm e.r.p.

Quasi-peak

174 to 230

-54 dBm e.r.p.

Quasi-peak

470 to 862

-54 dBm e.r.p.

Quasi-peak

Otherwise in frequency bands 30 to 1 000

-36 dBm e.r.p.

Quasi-peak

1 000 to 300 000

-30 dBm e.i.r.p.

Mean value

(See NOTE)

NOTE: Parameters to be set up for testing

- RBW: 1MHz;

- VBW: 3MHz;

- Detector: rms;

- Sweep time: At least a radar cycle, 100 ms at the maximum.

 

According to CEPT/ERC 74-01 recommendations, spurious emissions are measured to the second harmonic of the fundamental frequency (in this case, the maximum frequency is 90 GHz).

The measured bandwidth is specified as follows:

• 100 kHz between 30 MHz and 1 GHz frequencies;

• 1 MHz for frequencies above 1 GHz.

2.1.4.3. Measurement methods

The measurement methods are specified in 3.2.4.

2.2. Requirements for receivers

2.2.1. Unwanted emissions

2.2.1.1. Definition

Unwanted emissions from the receiver are radiations of any frequency by equipment and antennas. The unwanted emission shall be measured by its effective radiated power including: Enclosure radiation and integrated equipment or with a dedicated antenna.

2.2.1.2. Limits

Unwanted emitted power:

- shall not exceed 2 nW (-57 dBm) in the 30 MHz to 1 GHz frequency range;

- shall not exceed 20 nW (-47 dBm in the 1 MHz reference bandwidth) in the frequency range above 1 GHz.

The upper limit frequency is the EUT's second harmonic or 300 GHz, whichever is lower.

The measured unwanted emissions shall be included in the test report.

2.2.1.3. Measurement methods

The measurement methods are specified in 3.3.

3. MEASUREMENT METHODS

3.1. Requirements for test

3.1.1. Environmental conditions for testing

The tests specified in this regulation shall be carried out within the boundary limits of the test environment.

3.1.1.1. General conditions for testing

3.1.1.1.1. Temperature and humidity

The normal temperature and humidity conditions for the tests shall be within the following ranges:

- Temperature: from +15°C to +35°C;

- Humidity: from 20% to 75%.

3.1.1.1.2. Normal power supply for testing

a) Main voltage

The supply voltage connected to the test equipment shall be the rated voltage. Within the scope of this regulation, the rated voltage is the voltage which is declared by the manufacturer or the voltage at which the equipment is designed to operate.

The test voltage frequency corresponding to the AC voltage shall be between 49 Hz and 51 Hz.

b) Other power supplies

Where the measuring device uses other (primary or secondary) power supplies or batteries, the supply voltage for testing shall be declared by the manufacturer and shall be accepted by the testing laboratories. These values ​​are included in the test report.

3.1.1.2. General requirements for power supply for testing

The equipment shall be tested using the suitable power supply as specified in 3.1.1.2.1 or 3.1.1.2.2. Where the equipment under test can use both external or internal power supplies, the external power supply shall be used to test the equipment and the test shall be then repeated using the internal power supply.

3.1.1.2.1. External power supply for testing

During the test, the power supply of the equipment shall be replaced by an external power supply capable of providing the normal test voltage. The internal impedance of the external power supply for testing shall be sufficiently low and controlled so as not to affect the test results. In this test, the voltage of the external power supply for testing shall be measured at the inputs of the equipment. External power supplies for testing shall be suitably segregated and performed as battery terminals in the equipment. For radiation tests, external supplies shall be arranged to have a minimal effect on the tests.

During the test, the tolerance of the supply voltage shall be within ±1 % of the voltage at the beginning of each test. Reducing the voltage tolerance will reduce the test error.

3.1.1.2.2. Internal power supply for testing

For radiated measurements on portable stations with integral antennas, the equipment shall use a fully charged battery. Batteries shall be provided or as recommended by the manufacturer. If an internal power supply is used, the tolerance of the supply voltage after the test shall be within ±5 % of the voltage at the beginning of each test. If the above requirement is not met, this value shall be included in the test report.

In the case of a fixed test site, an external power supply may replace the internal battery provided or recommended by the manufacturer. This information shall be included in the test report.

3.1.2 Selection of equipment for testing

For individual equipment, the test shall be carried out including the ancillary equipment. If the equipment has some optional functions, but does not affect the RF parameters, the tests need only to be performed on the equipment configured with that combination of features considered to be the most.

3.1.3. Interpretation of measurement results

The interpretation of the results in the test report described in this regulation is specified as follows:

1) The measured value is compared with the corresponding limit to decide whether the equipment meets the requirements of the regulation;

2) The measurement uncertainty of each measurement parameter shall be shown in the test report;

3) The value of the measurement uncertainty reported for each test shall be equal to or less than the values ​​specified in Table 7.

For the method of measurement stated in this regulation, the uncertainty shall be calculated in accordance with the instructions in TR 100 028 and corresponding to the expansion factor (coverage factor) k = 1.96 or k = 2 (the allowable confidence intervals shall be 95 % and 95.45 % respectively where the actual distribution of measurement errors is a normal (Gaussian) distribution).

The specific expansion factor used to calculate the measurement uncertainty shall be specified.

Table 7 - Maximum measurement uncertainties

Parameter

Maximum measurement uncertainty

Radio frequency RF

±1 X 10-7

Radiated RF power ( ≤ 40 GHz)

±6 dB

Radiated RF power (40 GHz to 66 GHz)

±8 dB

Radiated RF power (66 GHz to 100 GHz)

±10 dB (See Note 1)

Radiated RF power ( >100 GHz)

See Note 2

Temperature

±1°C

Humidity

±5 %

DC and low frequency voltages

±3 %

NOTE 1: The achieved sensitivity and measurement uncertainty are a direct result of the chosen test suites. The values mentioned together with the concerns should therefore be considered illustrational rather than absolute for measurements above 66 GHz, given the absence of some relevant information. For radiated emissions above 66 GHz the given measurement uncertainties are based on the assumption of the deployment of a cable based measurement set-up. In the cases of other measurement set-up (e.g. wave guides) it may not be possible to reduce measurement uncertainty to the levels specified in this table.

NOTE 2: For measurements above 100 GHz, the measurement uncertainty shall also be included in the test report and a detailed calculation be added.

 

3.1.4. Tests in the frequency band above 110 GHz

For measurements above 110 GHz, the "standard" measuring devices is only available in the frequency range of about 110 GHz with a sensitivity limit related to the measurement bandwidth (BW) and the detector. For higher frequencies above 110 GHz, the sensitivity will decrease.

The commercially available calibration capabilities are currently limited to about 110 GHz. Therefore, the measurement results above 110 GHz by different laboratories are not completely comparable because the measuring device is not calibrated at the required operating frequency range.

3.2. Test on transmitters

3.2.1. RF output power measurement

The RF output power, subject to the conditions as stated in 3.1.1, is measured using the test site as described in B.2 of Appendix B and recorded in the measurement method. All equipment under test shall be set to center frequencies within the specified frequency bands.

Step 1:

a) Using suitable attenuators, the measuring device shall be coupled to a suitable diode detector or equivalent device. The output of the diode detector is connected to the y channel of the oscillator or equivalent power measuring device.

b) The combination of diode detector and oscilloscope shall be able to display the duty cycle of the transmitter output signal.

c) The observed duty cycle (Tx_on/(Tx_on + Tx_off)) is denoted by x (0 < x ≤ 1) and shall be included in the test report. For test purposes, the equipment shall operate with a duty cycle equal to or greater than 0.1.

Step 2:

a) The RF output power of the transmitter when operating at a maximum power shall be measured using a spectrum analyser with an integration factor greater than or equal to 5 times of the transmitter repetition interval. Using the mean RMS detection mode, the observed value shall be recorded as “A” (dBm).

b) The EIRP value is calculated from the power A (dBm) measured above and the observed duty cycle is x, according to the formula below.

c) PD = A + 10 x log10 (1/x).

3.2.2. Measurement of permitted operating frequency range

3.2.2.1. Measurement methods

The measurement methods shall be included in the test report.

Measurement methods for equipment using FHSS modulation are given in 3.2.2.2.

The following measurements shall be used respectively for the transmitter frequency ranges and the measured value shall be included in the test report. Where applicable, the measurement of test data sequences shall be applied in accordance with B.1 and B.1.1 of Appendix B.

The transmitter power shall be set to the maximum power level.

The test procedure shall be performed as follows:

a) Set the spectrum analyser to medium display with a minimum sweep of 50.

b) Select the lowest operating frequency of the equipment under test and activate the transmitter in a modulation mode. The RF emissions of the equipment shall be displayed on the spectrum analyser.

c) Use the marker of the spectrum analyser, find a frequency below the lowest operating frequency at which the power spectral density falls below the value given in 2.1.2. This frequency shall be included in the test report.

d) Select the highest operating frequency of the equipment under test and find the highest frequency at which the power spectral density falls below the value given in 2.1.2. This frequency shall be included in the test report.

e) The difference of the frequencies measured in steps c) and d) is the operating frequency range. This value shall be included in the test report.

This measurement shall be repeated for each frequency range as declared by the manufacturer.

3.2.3.2. Measurement method for devices using FHSS modulation

The following measurements shall be used respectively for the transmitter frequency ranges and the measured value shall be included in the test report.

During the tests, the test data sequences are used as specified in B.1 of Appendix B. The transmitter power level shall be set to the rated power level.

The test procedures shall be performed as follows:

a) Set the spectrum analyser to medium display with a minimum sweep of 50.

b) Select the lowest hopping frequency of the equipment under test and activate the transmitter in a modulation mode.

c) Find a frequency below the lowest operating frequency at which the power spectral density falls below the value specified in 2.1.2. This frequency shall be included in the test report.

d) Select the highest hopping frequency of the equipment under test and find the highest frequency at which the power spectral density falls below the value specified in 2.1.2. This frequency shall be included in the test report.

e) The difference of the frequencies measured in steps c) and d) is the operating frequency range of the equipment. This value shall be included in the test report.

This measurement shall be repeated for each frequency range as declared by the manufacturer.

3.2.3. Measurement of out-of-band emissions

The measuring receiver is a voltmeter or spectrum analyser. The bandwidth of the measuring receiver shall be set as specified in CISPR 16. To achieve the required sensitivity, it may be necessary to use a narrower measurement bandwidth, which shall be included in the test report.

The settings for the spectrum analyser are as follows:

- Resolution Bandwidth (RBW): See Table 8.

- Video Bandwidth (VBW) ≥ 3 MHz.

- Detector Mode: RMS/Hz averaged over a period of at least one signal cycle (up to 100 ms)

The frequency spectrum measured at the spectrum analyser shall be recorded in the relative amplitude range of 35 dB. No measurement is required when the mean power spectral density is below -40 dBm/MHz (e.i.r.p.).

The bandwidth of the measuring receiver shall be less than the maximum value shown in Table 8.

Table 8 - Measurement bandwidth

Measurement frequency

Maximum measurement bandwidth

f < 1 000 MHz

100 kHz to 120 kHz

f ³ 1 000 MHz

1 MHz

 

The test site is selected as shown in Annex A, which makes full use of the frequency ranges that meet the specific requirements. The measurement methods are described in Appendix C. The bandwidths of the measuring receiver shall be set to an appropriate value for accurate measurement of unwanted emissions. This bandwidth shall be included in the test report.

For frequencies above 40 GHz, a frequency reducer is used as shown in Figure 2. An internal oscillator is used to reduce the received signal frequency with phase noise better than -80 dBc/Hz at 100 kHz offset. The frequency of the internal oscillator is chosen so that the signal received after the frequency reduction is within the operating frequency band of the spectrum analyser, while maintaining adequate IF response bandwidth to receive the entire frequency spectrum of the signal. The e.i.r.p. of the EUT shall be measured and recorded.







Figure 2 - Diagram of test setup of out-of-band radiation for the frequency band above 40 GHz

Out-of-band emissions of the signal in the normal modulation mode shall be measured and recorded over the frequency range adjacent to the operating frequency range specified in Table 1, up to a frequency at which the emission level is less than 50 dB relative to the maximum emission level.

3.2.4. Measurement of spurious emissions

This measurement method is applicable to transmitters with integral antennas.

a) In this measurement the full use of the specified frequency ranges shall be required.

Initially, the test antenna is vertically polarized and connected to the measuring receiver, through a suitable filter to avoid overload of the measuring receiver if necessary. The bandwidth of the measuring receiver shall be adjusted to such an extent that its receive sensitivity is 6 dB below the unwanted emission limits shown in Table 3, clause 2.1.3.2. This bandwidth shall be included in the test report.

To measure spurious radiation below the 2nd harmonic of the carrier frequency, a notch filter (“Q” notch filter) centered at the carrier frequency, with a signal loss of at least 30 dB, should be used.

Transmitters under test shall be mounted on a stand in the reference position and shall be left in the nonmodulation mode (see B.1 of Appendix B). If the modulation cannot be stopped and the test must then be performed in the modulation mode, this shall be included in the test report.

b) The measuring receiver shall be adjusted between 30 MHz and 2,2 times of the carrier frequency, except for the channels on which the transmitter is intended to operate. The frequency of each identified unwanted emission shall be recorded. If the test sites are subject to external interference, widen the display and reduce the distance between the transmitter and the test antenna to find a good value.

c) At each frequency at which an emission occurs, the measuring receiver shall be adjusted and the test antenna shall be raised or lowered through the specified height limit until a maximum signal level is reached on the measuring receiver.

d) The transmitters are rotated in 360° around the vertical axis, to maximize the received signals.

e) The test antennas are raised or lowered again through the specified range of heights up to the received maximum level. This level will be recorded.

f) At each frequency at which an emission occurs, the signal generators, replacement antenna and measuring receiver shall be adjusted. The test antenna is raised or lowered within the specified height until the maximum signal level is reached on the measuring receiver. The level of the signal generator for the analog signal level on the measuring receiver as stated in e) shall be recorded. After further correction for the replacement antenna gain and cable loss between the signal generators and the replacement antenna, this is an unwanted emission at this frequency.

g) The frequencies and levels of each measured emission and the bandwidth of the measuring receiver shall be included in the test report.

h) Steps c) to g) shall be repeated with the test antenna that is horizontally polarized

i) If the power adjustment feature is used, the test steps from c) to h) shall be repeated at the lowest power level.

j) Steps c) to h) shall be repeated with the transmitter in the standby condition if this option is available.

The sensitivity of the spectrum analyser shown to background noise is at least 6 dB above the limit given in Table 5. To improve the sensitivity of the measuring receiver, the measurement bandwidth or measuring distance may be reduced. If this is not done, background noise during the test shall be included in the test report.

As recommended in Clause 3 of CEPT/ERC 74-01, spurious emission domain limits are applied to the frequency range from 9 kHz to 300 GHz. However, subject to the conditions, the frequency ranges of spurious emission measurements may be limited, ensuring that the limits are met. Refer to Clause 3 of CEPT/ERC recommendation 74-01 for further guidance.

NOTE: Testing at higher frequencies may not determine measurement uncertainties due to the lack of key references. In addition, further simplification of the test technique saves time/cost, while it is possible to ensure the fulfilment of the requirements.

3.3. Test on receivers

This measurement method is applicable to transmitters with integral antennas.

a) In this measurement, the full use of the test site of the specified frequency ranges shall be required.

Initially, the test antenna is vertically polarized and connected to the measuring receiver, through a suitable filter to avoid overload of the measuring receiver if necessary. The bandwidth of the measuring receiver shall be adjusted until the sensitivity of the measuring receiver is at least 6 dB below the unwanted emission limit specified in clause 3.2.3. This bandwidth shall be included in the test report.

The test equipment shall be placed on a stand in the standard position.

b) The measuring receiver shall be adjusted between 30 MHz and 2.2 times of the carrier frequency. The frequency of each detected unwanted emission will be recorded. If the test sites are subject to external interference to find a good value, expand the display and reduce the distance between the transmitter and the test antenna.

c) At each frequency at which a component occurs, the measuring receiver shall be adjusted and the test antenna shall be raised or lowered through the specified height limit until a maximum signal level is reached on the measuring receiver.

d) The receivers are rotated in 360° around the vertical axis, to maximize the received signals.

e) The test antennas are raised or lowered again through the specified range of heights up to the maximum level received. This level will be recorded.

f) At each frequency at which a component is detected, the transmitters, replacement antennas and measuring receivers shall be adjusted. The test antenna is raised or lowered through the specified range of heights until the maximum signal level is reached on the measuring receiver. The level of the signal generator for the analog signal level on the measuring receiver as stated in e) shall be included. After further correction for the replacement antenna gain and the cable loss between the transmitters and the replacement antenna, these values ​​represent unwanted radiation components at this frequency.

g) The frequencies and levels of each measured emission and the bandwidth of the measuring receiver shall be included in the test report.

h) Measurements from c) to g) shall be repeated with the test antenna that is horizontally polarized.

As recommended in Clause 3 of CEPT/ERC 74-01, the spurious emission domain limits of the radio equipment considered herein are applied to the frequency range up to 300 GHz. However, for practical measurements only, the frequency ranges of spurious emission measurements may be limited. For further guidance, refer to Clause 3 of CEPT/ERC 74-01.

4. REQUIREMENTS FOR MANAGEMENT

4.1. General short-range devices within the scope specified in Article 1.1 shall comply with the provisions of this regulation.

4.2. The test of technical specifications in this regulation in order to provide conformity certification and announcement shall comply with the applicable regulations. Organizations and individuals are allowed to use measurement/ test results of designated domestic testing laboratories, or recognized foreign testing laboratories or accredited domestic and foreign laboratories in accordance with ISO/IEC 17025, or the manufacturer's measurement/test results.

5. RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS

The relevant organizations and individuals shall comply with the provisions on conformity certification and announcement of equipment within the scope of this regulation and subject to inspection by the State authorities in accordance with the applicable regulations.

6. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

6.1. The Authority of Telecommunications, the Department of Radio Frequency and the Departments of Information and Communications shall organize the implementation, guidance and management of equipment under the scope of this regulation.

6.2. Where the provisions mentioned in this regulation are changed, supplemented or replaced, the provisions of the new document shall apply.

6.3. During the implementation of this Regulation, if any problem arises, relevant organizations and individuals shall report it in writing to the Ministry of Information and Communications (Department of Science and Technology) for guidance and settlement./.

 

Appendix A

(Normative)
Radiation measurements

A.1. Replacement measurement

The replacement measurement can be used without guaranteeing the suitability of the test site, since the error of the measurement site at certain frequencies will be constant and can be offset through the replacement measurement. The accuracy of the measurement depends mainly on the accuracy of the RF transmit parameters and the gain value of the replacement antenna.

A.1.1. Principle of replacement measurement

When the radiated power is evaluated by the replacement measurement, the peak power will be calculated.

The use of the error evaluation method of “test site comparison” reduces the measurement uncertainty value. The disadvantage of this method increases the measurement period since many parameters must be determined for an EUT.

A suitable description of “test site comparison” is shown in Figure A.1. Figure A.1 includes: an antenna without power absorption parameters (1) providing a sufficiently wide opening angle, with a height-adjustable support (2), an antenna cable (3) and a display unit that is a measuring receiver or spectrum analyser or a power meter (4).



Figure A.1 — First step of replacement measurement

In the first step of the replacement measurement, the maximum emission level of the EUT is determined. This level has no units and does not represent the measured value. It gives a reference value.

The replacement measurement site Area 2 in Figure A.2 includes a unmodulated, variable frequency and power transmitter, whose power value can be evaluated by calibration or comparison with a calibrated meter (1), a 50W cable with appropriate attenuations (2), attenuator (3) for connection to the antenna, including actual impedances, an antenna holder that does not affect the test results (4) and a standard dipole antenna up to 1 GHz or an antenna with an equivalent correction or isotropic gain (5).





Figure A.2 - Second step of replacement measurement

For the measured frequencies, in the second step, the transmitter generates a power level corresponding to the readings in the first step.

A.2. Pre-replacement measurement

The pre-replacement measurement is a simplified procedure and is unable to change the replacement. It is only possible when the measurement site is proven to be suitable for the specific test frequency range in the range of 30 MHz to 100 GHz. The corresponding verification can be performed by NSA or SVSWR method. It is difficult to perform this verification at test sites other than the open area test site (OATS) due to the resonant effects of the metal screen combined with the effects of radio absorbers, in which there are six reflectors compared to one reflector of the OATS.

See also Article 5 of TR 102 273-2.

Another common disadvantage is that, even if there are sufficient frequency steps, it shall be interpolated between those frequency steps, resulting in increased measurement uncertainties.

A.2.1. Principle of radiated power measurement based on attenuation of test site

The pre-replacement measurement may evaluate peak radiated power and other types of radiated power.

Due to the influence of the test site and measuring device, this method increases measurement uncertainty in which the increase is equivalent to the field strength measurement in CISPR 16. It is necessary to re-evaluate and further review with a replacement measurement so that the measurement results are close to the threshold value.

To determine the attenuation of the measurement site, a test site that complies with the requirements of CISPR 16-1-4 and an RF source shall be required. This source consists of a standard dipole antenna up to 1 GHz or an antenna with calibrated equivalent isotropic gain (1), an antenna holder that does not affect the test results (2), a compensator calibrated (3) and matched to the antenna adaptation factor, including active resistors, a 50W cable with suitable cable attenuations (4) and a unmodulated, variable frequency and power transmitter, with power values ​​which can be evaluated by calibration or comparison with a calibrated meter (5).

At the same time, an additional power measuring device that is require includes: An antenna with specified gain parameters (6), height-adjustable support (7), a 50 Ω cable with a specified attenuation (8) and a calibrated measuring receiver (9).

The antenna (1) shall be placed as far as possible, at the same height as the EUT, before it is replaced on the basis of measurements. It should be noted that the polarization of both antennas must be the same. The previously known radiated power is generated at the output of the RF source. The test antennas shall be adjusted to the height at which the measured power reading at the receiver is highest (9). This power will be recorded. The difference between the transmit power and the receive power in dB is the attenuation at the test site. The attenuation of the test site shall be determined with all frequency steps in the rated frequency range and these values ​​shall be recorded.




 

Figure A.3 - Example of a test site based on the attenuation of the test site



Figure A.4 - Example of a test site based on the attenuation of the test site

In the actual measurement, the radiated power is determined by the measured value and the attenuation value at the test site in units.

 

 

Appendix B
(Normative)
 General conditions

B.1. Signal and normal test modulation

The test modulation signal is the signal used to modulate the carrier, subject to the type of equipment under test and the required measurement. The test modulation signal applies only to the equipment with an external modulation connector. For equipment without an external modulation connector, the internal modulation of the equipment shall be used for testing.

The used test signal has the following characteristics:

- Represent the normal operating process.

- Make the largest occupied RF bandwidth

For discontinuous transmitters, the test signal shall be such that:

- The generated RF signal is the same for each transmission.

- Transmission occurs in a stable manner over time.

- The transmitted signal sequence is repeated exactly.

Details of the test signal shall be included in the test report.

Where no external test modulation is specified, the internal modulation of the equipment shall be used for testing.

B.1.1. Test signal for data transmission

For the equipment with an external connector for data modulation, the test signal shall be as follows:

D-M2: The test signal is a pseudorandom binary sequence of at least 511 bits, repeated continuously, in accordance with Recommendation ITU-T O.153. If the signal sequence is not repeated continuously, the actual method of application should be indicated in the test report.

D-M3: The test signal shall be agreed between the testing laboratory and the equipment supplier where selective messages are used, generated or decoded within the test equipment. This test signal may be formatted and may contain error detection and correction codes.

B.1.2. Product information

The following parameters shall be declared by the manufacturer of the equipment to carry out the measurements, in order to declare conformity:

a) Operating frequency channels: Means the center frequencies that the EUT is capable of adjusting. If equipment is capable of supporting multiple sub-channels (e.g. allowing operation with different channel widths), these frequency channels shall be declared.

b) Types of modulation used by the EUT.

c) The line access methods used by the EUT.

d) Description of the integral antennas used by the equipment and the measures to prevent users from connecting to another antenna

B.1.3. Tests on frequency hopping devices

The test should be performed on a frequency within ±20 ppm of the highest hopping frequency and the lowest hopping frequency. For a special frequency hopping device, three different tests should be carried out under the above conditions, as follows:

a) The frequency hopping sequence is intercepted and the equipment is tested on two different channels as stated above.

b) The frequency hopping sequence is active and the equipment is tested on two hopping channels as stated above, the channels are accessed sequentially and the number of visits to each measurement is equal.

c) The frequency hopping sequence operates normally and the equipment is tested on all hopping channels as declared by the manufacturer.

B.2. Test area and radiation measurements

B.2.1. Test fixture

B.2.1.1. Requirements

The test fixture for radio equipment that operates in the relevant frequency range shall enable the EUT to be physically supported, together with a wave-guide horn antenna, which is be used to measure the transmitted energy, in a fixed physical relationship to the EUT or the calibrated antenna Tx. The test fixture shall be designed for use in an anechoic environment and allow certain measurements to be performed in the far field, i.e. at a distance greater than 2d2/λ, where d is the EUT's largest dimension of the antenna aperture.

The test fixture shall incorporate at least a RF connector, a device with electromagnetic couplings to the EUT and a device for locating the EUT. Its compactness shall be permissible during the entire test and will be appropriate in the case of an anechoic suite, usually an air-conditioned facility. Circuits associated with RF coupling devices shall contain no active electrical equipment or non-linear components.

Only after it has been verified that the test fixture does not affect performance of the EUT, the EUT can be tested confidently.

During the preparation phase, the EUT shall be connected to the test fixture so that the maximum output power is measured. The direction of the antenna will be included in the EUT's polarization data.

In addition, the test fixture shall provide a connector to an external supply.

The test fixture shall be provided by the equipment manufacturers with full description, evaluated and selected by an accredited testing laboratory.

The performance characteristics of the test fixture shall be measured and selected through an accredited testing laboratory. It shall comply with the following relevant and basic parameters:

- the gain of the waveguide horn does not exceed 20 dB;

- The minimum distance between the transmitting antenna and the receiving antenna shall ensure mutual interaction under actual conditions (distance greater than 2d2/λ), where d is the EUT's largest dimension of the antenna aperture).

NOTE 1: The information on measurement uncertainty and verification procedures are detailed in Clauses 5 and 6 of TR 102 273-6, respectively.

NOTE 2: The far-field conditions of the test setup must be carefully verified in the frequency bands specified in this regulation. The voltage standing wave ratio (VSWR) at the waveguide flange at which measurements are made is not greater than 1,5.

- The performance of the test fixture when mounted in the anechoic chamber or in a temperature chamber shall not be affected by the contact of people or objects inside the chamber. The test performance may be repeated after the EUT is replaced and removed;

- The performance of the test fixture shall remain within the limits indicated in the test report, when the test conditions change within the limits described in 3.1.1.2 and 3.1.1.3. The characteristics and calibration of the test fixture shall be shown in the calibration report.

B.2.1.2. Calibration

The calibration of the test fixture establishes the relationship between the output from the test fixture and the transmitted power (as sampled at the position of the antenna) from the EUT in the test fixture. This can be achieved by using a horn antenna with a gain equal to or less than 20 dB, provided by an external signal source, in place of the EUT to determine changes in power values with temperature and over frequency.

The test fixture shall be calibrated by each EUT manufacturer or by an accredited testing laboratory. These results shall be approved by accredited testing laboratories.

Calibration shall be carried out in the operating frequency bands, at least 3 times, for the declared polarization of the EUT.






Figure B.1 - Example of a test fixture

For more detailed information on the usage, validation and performance limits of test fixtures up to 100 GHz, see TS 103 502.

B.2.2. Test sites and general arrangements

B.2.2.1. Open-Area Test Site (OATS)

The open-area test site consists of a turntable at one end and a height-adjustable antenna at the other end, both located above a ground plane, which in the ideal case is conductive and infinite. In fact, it is possible to create a well conductive plane, but it is not possible to create an infinite plane. Figure B.2 describes a typical open-area test site. 






 

Figure B.2 - Typical Open-Area Test Site

The ground plane produces the desired reflections, so the receiving antenna will receive a signal that is the sum of the transmitted signal and the reflected signal. For each of the transmit (or EUT) and receive antenna heights above the ground plane, the phase difference between these two signals will produce a single receive level.

In fact, the straight antennas have variable height so that the height of the test antenna is optimized for the signal, combined with the turntable to produce the azimuth.

Both absolute and relative measurements can be made at the open-area test site. In the case of an absolute measurement, it is necessary to verify the OATS so that the measurement can be made at the recognized test site. The comparison of measured performance shall be considered ideal in terms of ​​a theoretical position, so the acceptance shall be determined on the basis that the difference does not exceed a predetermined limit.

B.2.2.2. Other test sites

The test sites described below are equipped with absorbers to reduce reflections. The absorbers are able to provide an upper and lower limit for the frequency. For use at high frequencies in accordance with these test sites, it is necessary to test the attenuation of reflection and resonance in the test suite.

B.2.2.3. Anechoic chamber with a ground plane.

The anechoic chamber with a ground plane is a closed test suite, in which the inner surface of the walls and ceiling is covered with a layer of RF absorber which is usually a type of urethane foam and has a pyramid shape. Its ground plane is made of bare metal (uncoated) and flat. Typically, the test suite consists of an antenna mast at one end and a turntable at the other. Figure B.3 describes a typical anechoic chamber with a ground plane.







Figure B.3 - A typical anechoic chamber with a ground plane

This type of test suite attempts to simulate an open-area test site (OATS) whose main feature is an ideal ground plane that is infinitely extended.

The shielding of the test suite, combined with the use of radio absorbers, is intended to create a controlled environment in the test suite. The shielding creates the test environment, reducing interference from surrounding signals and other external effects, while the radio absorber minimizes unwanted reflections from walls and ceilings, which may affect the measurement.

In fact, it can be easily shielded to reject ambient noise at a high level (80 dB to 140 dB) (ambient noise can often be ignored) because no radio absorber is intended to absorb all the energy sources. For example, it is not manufactured and configured perfectly, so its attenuation of reflections (a measure of efficiency) also varies with frequency, angle of incidence. In some cases, it is also affected by the high power level of the energy from the incident radio waves. To improve the attenuation of reflections over a wider frequency range, ferrite bricks, ferrite meshes and hybrid materials between urethane foams and ferrite bricks are used.

The ground plane will produce the desired reflections, so the receive antenna will receive a signal that is the sum of the transmitted signal and the reflected signal. For each of the transmit (or EUT) and receive antenna heights above the ground plane, the phase difference between these two signals will produce a single receive level.

In fact, the antenna mast has variable height, so that it is possible to choose the exact position of the test antenna combined with the turntable at which the sum of the two signals between the azimuth and the antenna, or between an EUT and a test antenna is maximum.

Both absolute and relative measurements can be made in a fully anechoic chamber. The test suite shall be pre-verified at the place where absolute measurements are taken or at the place where recognized tests are performed. This test involves a comparison of measurement performance with a theoretically ideal suite, so the acceptance shall be determined on the basis that the maximum difference between the two types of suites does not exceed the given limit.

B.2.2.4. Anechoic chamber

The anechoic chamber is usually a shielded, closed test suite in which the interior of the walls, ceiling and floor is covered with a layer of radio absorber, generally urethane foam with cone-shaped nodules. Typically, the chamber consists of an antenna mast at one end and a turntable at the other. A typical anechoic chamber is shown in Figure B.4 with dipole antennas at both ends.







Figure B.4 - Typical anechoic chamber

The shielding of the test suite combined with the use of radio-absorbers creates a controllable environment during the test. This type of test suite tries to best simulate conditions in free space. The shielding creates a test space that reduces interference from surrounding signals and other external effects, while the radio absorbers minimizes unwanted reflections from walls, floors and ceilings that can affect the measurement.

In fact, it can be easily shielded to reject high level ambient noise (80 dB to 140 dB) (which can often be ignored), no radio absorber is intended to absorb all the energy sources. For example, it is not manufactured and configured perfectly, so its attenuation of reflections (a measure of efficiency) also varies with frequency, angle of incidence. In some cases, it is also affected by the high-power level of the energy from the incident radio waves. To improve the attenuation of reflections over a wider frequency range, ferrite bricks, ferrite meshes and hybrid materials between urethane foams and ferrite bricks are used.

In general, the anechoic chamber has many advantages over other test suites. It is less affected by ambient noise, less reflected from walls, ceilings and floors, and is weather independent. However, it also has some disadvantages: limited measuring distance (due to the size of the test suite, cost, etc.) and usage of lower frequencies, due to the size limitation of the test suite and pyramidal absorbers.

Both absolute and relative measurements can be made in a fully anechoic chamber. The test suite shall be pre-verified at the place where absolute measurements are taken or at the place where recognized tests are performed. This test involves a comparison of measurement performance with a theoretically ideal suite, so the acceptance shall be determined on the basis that the maximum difference between the two types of suites does not exceed the given limit.

A typical anechoic chamber is shown in Figure B.5. This type of test chamber is built to simulate free space conditions.





Figure B.5 - Typical anechoic chamber

The test chamber contains suitable antennas and supports at both ends.

The test antenna and EUT supports should be made of materials with low attenuation of ultrahigh frequency waves and a relatively low value of dielectric constant.

The anechoic chamber shall be shielded. Interior walls, floors and ceilings must be covered with radio absorbers. The shielding and attenuation of reflections produce a wave that is perpendicular to the frequency. Among the common test frequency ranges:

- The shielding attenuation is 105 dB;

- The attenuation of reflection is 30 dB.

Both relative and absolute measurements shall be made in an anechoic chamber. The test suite must be pretested at the places where absolute measurements are taken

The location of the protected anechoic chamber shall be calibrated and validated within the applicable frequency ranges.

NOTE 1: The information on measurement uncertainties and verification procedures are detailed in Clauses 5 and 6 of TR 102 273-2 respectively.

NOTE 2: The test fixture is introduced and the procedures are based on best practice in the low frequency bands. Settings should be adjusted to the specific needs of millimeter wave systems, especially frequencies above 100 GHz. The test results should clearly show how the test fixture is set up. The proposed test fixture is intended primarily for a power test as defined within the scope of this regulation.

When the test is carried out in an anechoic chamber above 1 GHz without sweeping the reference antenna height, instead of performing a 360° rotation with the EUT turntable, it is necessary to move it over all its surfaces to measure the maximum RF radiated power because narrow antenna patterns occurs at high frequencies.

B.2.2.5 Minimum requirements for test sites for measurements above 18 GHz

In general, the test sites shall be sufficient to carry out the far-field test of the EUT. Therefore, the test site shall consist of an electromagnetic anechoic chamber or at least the ground plane covered with radio absorbers or up to six surrounding surfaces covered with radio absorbers. Absorbers shall provide a minimum attenuation of 30 dB. It shall be verified that reflections are sufficiently reduced. The test sites shall have the following dimensions:

- Width of 2 meters.

- Length of 3 meters.

- Height of 2 meters (only applicable to a suite with more than one reflector).

The height of the directional receive antenna reduces reflections. It is recommended to use a horn antenna with standard gain. It shall be noted that if the antenna aperture is smaller than the EUT, measurements shall be made sufficiently both in azimuth and elevation to ensure that maximum radiation is determined. The measuring distance shall be selected in such a way that antenna coupling effects are avoided. Therefore, it is recommended to use a minimum distance of 0.5 m. The EUT can be placed at any height to minimize reflections from the floor.

Due to the high attenuation of coaxial cable at high frequencies, the connection from the receive antenna to the measuring receiver should not exceed 1m, thus making it necessary to place the measuring receiver close to the receive antenna. This is especially the case when using an external harmonic mixer with very short connections to the measuring receiver. Therefore, the measuring receiver should somehow be covered with radio absorbers in the direction of the measuring field to reduce reflections. Figure B.6 shows an example of a test site above 18 GHz with one reflector.







Figure B.6 - Example of a test site above 18 GHz with one reflector

The site attenuation of the test site can be determined. If the test site with its characteristics is nearly ideal, it may be possible to use the theoretical Free Space Loss (FSL) as site attenuation as shown in the examples in Tables B.1 to B.3.

Table B.1 - Example of Free Space Loss at a distance of 1m

Measuring distance (m)

f (GHz)

λ (1 m)

FSL (dB)

0.5

24.2

0.012397

60.12

48.4

0.006198

66.14

72.6

0.004132

69.66

96.8

0.003099

72.16

 

Table B.2 - Example of Free Space Loss at a distance of 0.5 m

Measuring distance (m)

f (GHz)

λ (1 m)

FSL (dB)

0.5

24.2

0.012397

54.1

48.4

0.006198

60.12

72.6

0.004132

63.64

96.8

0.003099

66.14

 

Table B.3 - Example of Free Space Loss at a distance of 0.25 m

Measuring distance (m)

f (GHz)

λ (1 m)

FSL (dB)

0.25

72.6

0.004132

57.62

96.8

0.003099

60.12

 

Where:

λ = c/f

[FSL] = 10 log (4πr/λ)2

 

 

Appendix C
(Informative)
Atmospheric absorption and material dependent attenuations

In the frequency range between 40 GHz and 246 GHz, the atmospheric absorption and material dependent attenuations are an important factor for the compatibility of different services sharing the same operating frequency band. This appendix provides an overview of relevant parameters for different materials and atmospheric absorptions.

C.1. Atmospheric absorptions

With higher frequencies, the effect of the atmospheric absorption becomes more and more important in the evaluation of short-range wireless systems. Figure B.1 specifically describes the absorption in the frequency band between 1 GHz and 350 GHz. The graph shows the absorption curve of dry air, H2O, and a combination of the two. It can be seen that under normal conditions the absorption due to H2O is the most significant effect. Dry air also shows the significant absorption of two spectral regions around 60 GHz and 120 GHz. That means these absorptions are independent of the amount of H2O in the air. Especially the absorption peak around 60 GHz will be used to increase the independent operation between different wireless systems. The absorption peak around 60 GHz originates from several oxygen absorption lines. A more detailed description of the behaviour around 60 GHz is depicted in Figure C.2 for different altitudes from 0 km (sea level) to 20 km. In particular, the graph clearly shows the different absorption lines at an altitude of 20 km. The absorption peak around 60 GHz reaches 16 dB/km.






Figure C.1: Atmospheric attenuation in the frequency band between 1 GHz and 350 GHz (dB/km)

Specific attenuation in the frequency range from 50 to 70 GHz at identified altitudes

(0 km, 5 km, 10 km, 15 km and 20 km)



Figure C.2 - Atmospheric attenuation in the frequency band between 50 GHz and 70 GHz at different altitudes (0 km, 5 km, 10 km, 15 km and 20 km)

C.2. Material dependent attenuations

The material dependent attenuation also increases with the operating frequency. Typical attenuations for different materials are described in Figure C.3 for the frequency range between 3 GHz and 200 GHz. These effects are important when coexistence scenarios are investigated between indoor and outdoor systems.

Figure C.3: Material dependent attenuation at high frequency in the frequency range from 3 GHz to 200 GHz in dB

 

 

Appendix D
(Normative)
Regulations on the HS codes of short-range devices to be used in the 40 GHz to 246 GHz frequency range

No.

Name of products and goods as stated in QCVN

HS code

Description

1

Short range device (SRD) - Radio equipment to be used in the 40 GHz to 246 GHz frequency range

8517.62.59

8526.10.10

8526.10.90

8526.92.00

Radio devices used for alarms, telemetry, telecommand, data transmission, operating in the 40 GHz to 246 GHz frequency range specified in Table 1 of this Regulation in the following cases:

- With a radio frequency output connection and dedicated antenna or with an integral antenna;

- With all types of modulation;

- Fixed stations, mobile stations and portable stations.

 

 

Appendix E
(Informative)

Technical requirements and measurement methods for short range device (SRD) - radio equipment to be used in the 57 GHz to 64 GHz frequency range

E.1. Technical requirements for transmitters

E.1.1. Power spectral density

E.1.1.1. Definition

The power spectral density means the mean equivalent isotropic radiated power (e.i.r.p.) in dBm per MHz during transmission.

E.1.1.2. Limits

The maximum power spectral density is applicable to the equipment operating at the highest declared power level. For smart antenna systems and directional antennas, this limit applies to the configuration to achieve the highest PSD (e.i.r.p.).

The power spectral density limit shall not exceed the value specified in Table E.1.

Table E.1 - Power Spectral Density Limits

Frequency band

Power spectral density (e.i.r.p.)

Application

57 GHz to 64 GHz

13 dBm/MHz

Use for general purposes

NOTE: The requirements for power spectral density apply only to transmitters, transceivers operating in the 57 GHz to 64 GHz frequency range (excluding the equipment that only operates in the 61.0 GHz to 61.5 GHz frequency range).

E.1.1.3. Measurement methods

The measurement methods are specified in E.3.1

E.1.2. RF output power

E.1.2.1. Definition

See 2.1.1.1.

E.1.2.2. Limits

The maximum RF output power corresponds to the system operating at the highest declared power level. For smart antenna systems and directional antennas, this limit corresponds to the configuration to achieve the highest e.i.r.p.

The RF output power limit in the broadband operation mode shall not exceed the value specified in Table E.2 below.

Table E.2 - RF output power limits

Frequency band

RF output power (e.i.r.p.)

Application

Remarks

57 GHz to 64 GHz

100 mW (20 dBm)

Use for general purposes

See NOTE

NOTE: The maximum output power of the transmitter is 10 dBm.

 

E.1.2.3. Measurement methods

The measurement methods are specified in 3.2.1.

E.1.3. Permitted operating frequency range

E. 1.3.1. Definition

See 2.1.2.1.

E.1.3.2. Limits

The frequency range of the equipment measured from the lowest frequency (fL) to the highest frequency (fH) is limited by the power spectrum envelope. In equipment that allows adjustment or selection of different operating frequencies, the power envelope occupies different positions in the allocated frequency band. This frequency range is defined by the lowest values ​​fL and the highest values ​​fH, determined from the adjustment of the device from the lowest operating frequency to the highest operating frequency.

The occupied bandwidth (equal to 99% of the wanted radiated power) and the required bandwidth shall be within the assigned frequency band.

The permitted operating frequency range of the equipment shall be within the 57 GHz to 64 GHz frequency band.

E.1.3.3 Measurement methods

The measurement methods are specified in 3.2.2.

E.1.4. Out-of-band emissions

According to CEPT/ERC recommendation 74-01 and Recommendation ITU-R SM.329-12, the boundary between the out-of-band emission domain and spurious emission domain is ±250 % of the required bandwidth from the central emission frequency.

E.1.4.1. Definition

See 2.1.3.1

E.1.4.2. Limits

The boundary values of the out-of-band emission domain and spurious emission domain ​​depend on the occupied bandwidth of the EUT.

The boundary limit is determined as follows:

F1 = center frequency of OBW [GHz] - (2.5 * (fH - fL))

F2 = center frequency of OBW [GHz] + (2.5 + (fH - fL))

Where, the center frequency of the OBW is the center frequency of the signal.

This calculation is given to determine the out-of-band and spurious emission domain boundaries, which will be greater than/less than the maximum value in the permitted operating range (see Figure 1).


In addition, it is possible to calculate F1/F2 as follows: If F1/F2 is considered as the theoretical lower or upper frequency which come out of the calculation based on 250 % of the maximum value of the OBW (see Tables E.1 and E.2). Therefore, the amplitude between OOB and spurious emission will be fixed at the frequency given in Table E.3 below (normally F1/F2 is calculated as 250 % of the center frequency of the signal).

Table E.3 - Limits of frequency values F1 and F2, based on the maximum theoretical OBW of the EUT

Frequency Band

Center frequency

Maximum OBW

F1

F2

57 GHz to 64 GHz

60.5 GHz

7 MHz

43 GHz

78 GHz

 

The value of the radiated power density based on the RMS value in the OOB range (between F1 ≤ f < fL and fH < f ≤ F2) shall not exceed the values specified in Tables E.4 and E.5 below.

Table E.4 - Out-of-band emission domain

Frequency [GHz]

RMS power density [dBm/MHz]

F1 ≤ f < fL

See Table 6

fH < f F2

See Table 6

 

Table E.5: Limits for out-of-band radiation

Frequency band

OOB limit [dBm/MHz]

57 GHz to 64 GHz

-20 dBm/MHz

 

2.1.4.3. Measurement methods

The measuring methods are specified in 3.2.3

E.1.5. Spurious emission

E.1.5.1. Definition

Spurious emissions are emissions on one or more frequencies that are outside the required bandwidth and whose value can be reduced without affecting the transmission of information. Spurious emissions include harmonic emissions, parasitic emissions, intermodulation components and frequency conversion components, but exclude out-of-band emissions.

Spurious emissions are measured as power spectral density under normal operating conditions. According to CEPT/ERC recommendation 74-01 and Recommendation ITU-R SM.329-12, the boundary between spurious and out-of-band emission domains emission is ±250 % of the required bandwidth of the center frequency emission.

The frequency ranges to be evaluated in the spurious emission domain are:

- Frequency f < F1 [GHz]

and

- Frequency f > F2 [GHz]

The way to determine the values ​​of these frequencies is given in E.1.4.2, the minimum and maximum values ​​are given in Table E.3 above.

E.1.5.2. Limits

See 2.1.4.2

E.1.5.3. Measurement methods

The measurement methods are specified in 3.2.4.

E.2. Technical requirements for receivers

See 2.2.

E.3. Measurement methods for transmitters

E.3.1. Measurement of power spectral density

The maximum mean power spectral density, subject to the test conditions specified in 3.1, shall be measured and recorded. The maximum mean power spectral density is determined using a spectrum analyser with the appropriate bandwidth for each modulation type and used in conjunction with an RF power meter.

For the purposes of this test, the operating period of the transmitter should be at least 10 μs. For equipment where the operating period of the transmitter is less than 10 μs, the measurement method shall be included in the test report.

The test steps are as follows:

Step 1:

The spectrum analyser shall be set as follows:

a) Center frequency: The center frequency of the test channel.

b) Resolution bandwidth: 1 MHz.

c) Video bandwidth: 1 MHz (≥ resolution bandwidth).

d) Frequency span: 2 x channel bandwidth declared by the manufacturer.

e) Detector: Peak.

f) Trace mode: Max hold.

Step 2:

When the detection is completed, find the peak value of the power envelope and record the corresponding frequency value.

Step 3:

The settings of the spectrum analyser are changed as follows:

a) Center frequency: The frequency band recorded in Step 2.

b) Resolution bandwidth: 1 MHz.

c) Video bandwidth: 1 MHz (≥ resolution bandwidth).

d) Frequency span: 3 MHz.

e) Sweep time: 1 minute

f) Detector: Average RMS, sample, or mean (except for displayed average).

g) Trace mode: Max hold.

For devices with occupied bandwidth (OBW) greater than 100 MHz, a resolution bandwidth other than 1 MHz can be used, ranging from 1 MHz to 100 MHz.

In this case the power density limit in Step 4 is defined as follows:

PDL (RBW) = PDL (1 MHz) + 10 x Log10(RBW), where RBW is the used resolution bandwidth in MHz, PDL (1 MHz) is the power density limit with a resolution bandwidth of 1 MHz and PDL (RBW) is the power density limit with the resolution bandwidth set above. The video bandwidth is set at a level equal to the resolution bandwidth and the measurement frequency range is set at a level 3 times as much as the resolution bandwidth.

Step 4

When the detection is completed, use the “View” option on the spectrum analyser to observe the signal.

Determine the maximum peak value and place the pointer to this value. This value is considered as the highest mean power (power spectral density) PD in 1 MHz (or in another resolution bandwidth as shown above).

Alternatively, in the case of a spectrum analyser capable of measuring power spectral density, this function can be used to display the power spectral density PD in dBm/1 MHz (or in another resolution bandwidth as shown above).

Where the bandwidth of the spectrum analyser does not follow a normal (Gaussian) distribution, a suitable correction factor should be used, which shall be included in the test report.

E.3.2. Measurement of RF output power

See 3.2.1.

E.3.3. Measurement of permitted operating frequency range

See 3.2.2.

E.3.4. Measurement of out-of-band emissions

See 3.2.3.

E.3.5. Measurement of spurious emissions

See 3.2.4.

E.4. Measurement method for receivers

See 3.3.

 

Bibliography of References

[1] ETSI EN 305 550-1 V1.2.1 (2014-10): “Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Short Range Devices (SRD): Radio equipment to be used in the 40 GHz to 246 GHz frequency range; Part 1: Technical characteristics and test methods”.

[2] ETSl EN 305 550-2 V1.2.1 (10-2014): “Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Short Range Devices (SRD); Radio equipment to be used in the 40 GHz to 246 GHz frequency range; Part 2: Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive”.

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 10/2021/TT-BTTTT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định 33/QĐ-TTg ngày 05/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định 356/QĐ-TTg ngày 03/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định 33/QĐ-TTg ngày 05/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ

Hành chính, Thông tin-Truyền thông

văn bản mới nhất