Quyết định 3283/QĐ-BKHCN Kế hoạch Ứng dụng CNTT, phát triển chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 3283/QĐ-BKHCN
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3283/QĐ-BKHCN |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Bùi Thế Duy |
Ngày ban hành: | 27/11/2020 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Khoa học-Công nghệ, Thông tin-Truyền thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 27/11/2020, Bộ Khoa học và Công nghệ ra Quyết định 3283/QĐ-BKHCN về việc ban hành Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025 tại Bộ Khoa học và Công nghệ.
Theo đó, mục tiêu cụ thể của Kế hoạch như sau: Hoàn thiện Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ,đảm bảo 100% các thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử của bộ được kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia; tích hợp 50% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của bộ với Cổng Dịch vụ công quốc gia; tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính;…
Ngoài ra, nhiệm vụ của Kế hoạch gồm: Xây dựng và hướng dẫn triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử tại Bộ cập nhật phiên bản 2.0, đảm bảo tuân thủ Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; Triển khai ứng dụng Điện toán đám mây, thuê dịch vụ và kết nối với Đám mây Chính phủ toàn quốc tại Trung tâm dữ liệu phục vụ triển khai Chính phủ điện tử của Bộ;…
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2019.
Xem chi tiết Quyết định3283/QĐ-BKHCN tại đây
tải Quyết định 3283/QĐ-BKHCN
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Số: 3283/QĐ-BKHCN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025 tại Bộ Khoa học và Công nghệ
_______________
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006;
Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13 ngày 19/11/2015;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025 tại Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 2. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ căn cứ Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025 tại Bộ Khoa học và Công nghệ, theo chức năng, nhiệm vụ được giao và nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin hằng năm cho đơn vị mình.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
KẾ HOẠCH
Ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025 tại Bộ Khoa học và Công nghệ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3283/QĐ-BKHCN ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
Phần I:
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2016-2020
Trong giai đoạn 2016-2020, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã có sự chuyển biến rất tích cực so với giai đoạn 2010-2015 và đạt được những kết quả nhất định về công tác ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của các đơn vị trực thuộc Bộ. Từ vị trí cuối bảng xếp hạng trong các Bộ Ngành, Bộ KH&CN đã vươn lên nhóm dẫn đầu, đặc biệt là năm 2018 được xếp hạng thứ 2/19. Bộ KH&CN luôn luôn hoàn thành các nhiệm vụ được Chính phủ giao về xây dựng và triển khai Chính phủ điện tử trong Quyết định số 1819/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020, Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ về Chính phủ điện tử, Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025. Từ năm 2016 trở lại đây, Bộ KH&CN đã định hướng, triển khai được các ứng dụng nội bộ dùng chung cho các đơn vị trực thuộc Bộ (như ứng dụng thư điện tử, ứng dụng quản lý xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, ứng dụng quản lý cán bộ, công chức, viên chức, ứng dụng quản lý văn bản và điều hành), đạt được hiệu quả rất tích cực (100% cán bộ có tài khoản thư điện tử của đơn vị và sử dụng thành thạo; 100% đơn vị sử dụng ứng dụng quản lý cán bộ và quản lý văn bản điều hành); … Ngoài ra, Bộ KH&CN cũng tập trung nguồn lực triển khai hiệu quả các hoạt động nhằm thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử tại Bộ theo định hướng của Chính phủ và các Bộ ngành chức năng (xây dựng hệ thống LGSP của Bộ, phần mềm nền tảng dịch vụ công, cổng dịch vụ công, một cửa điện tử của Bộ). Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, sau nhiều năm triển khai thực hiện, Bộ KH&CN cũng rút ra được những kinh nghiệm quý báu trong công tác ứng dụng CNTT, những ưu điểm cần được phát huy, những hạn chế, thách thức cần phải giải quyết trong thời gian tới. Chi tiết các đánh giá được nêu tại Phụ lục 1.
Phần II:
NỘI DUNG KẾ HOẠCH
I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH
- Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
- Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW;
- Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;
- Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/04/2020 của chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước;
- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;
- Quyết định số 2323/BTTTT-THH ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0;
- Quyết định số 3769/QĐ-BKHCN ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ KH&CN phê duyệt Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ KH&CN Phiên bản 1.0.
- Công văn số 2606/BTTTT-THH-ATTT ngày 15/7/2020 về việc Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ số/Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021- 2025 và Kế hoạch năm 2021.
II. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tử tại Bộ KH&CN trên cơ sở cải cách hành chính, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, thực hiện chuyển đổi số, hướng tới chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số và bảo đảm an toàn thông tin mạng.
III. MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Ứng dụng CNTT trong nội bộ Bộ KH&CN
a) Nâng cấp, vận hành Hệ thống quản lý văn bản và điều hành trên môi trường mạng đảm bảo kết nối, liên thông trao đổi văn bản điện tử qua tất cả các cấp chính quyền của Bộ và kết nối với Trục liên thông văn bản quốc gia. Tỷ lệ văn bản trao đổi, hồ sơ công việc tại cấp Bộ được xử lý trên môi trường mạng đạt 100% đối với các nội dung không mật.
b) Khai thác, sử dụng triệt để hộp thư điện tử được cấp, các phần mềm chuyên ngành phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ; sử dụng hiệu quả mạng Internet để khai thác thông tin phục vụ hoạt động chuyên môn; Xây dựng, khai thác dịch vụ nền tảng để đăng nhập trong các hệ thống thông tin theo cơ chế đăng nhập một lần (SSO - Single Sign On).
c) Hoàn thiện Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ KH&CN kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ theo quy định của Nghị định 09/2019/NĐ-CP ngày 24/01/2019 quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước và Thông tư số 03/2019/TT-BKHCN ngày 26/6/2019 của Bộ trường Bộ KH&CN quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ KH&CN, đảm bảo 90% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) của các đơn vị được cập nhật, chia sẻ trên hệ thống này.
d) Phát triển hệ thống tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp Bộ (LGSP) kết nối với các hệ thống thông tin, cơ sử dữ liệu trong nội bộ bộ và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) theo Khung Kiến trúc để trao đổi, chia sẻ dữ liệu với các cơ quan bên ngoài.
đ) Phát triển các hệ thống đặc thù để dùng chung trong nội bộ của bộ để tiết kiệm thời gian, chi phí triển khai, tạo điều kiện kết nối, chia sẻ dữ liệu.
e) Phát triển hệ thống trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) cho các hệ thống thông tin của Bộ và kết nối với Hệ thống hỗ trợ giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng phục vụ chính phủ số của quốc gia.
2. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp
a) Cung cấp đầy đủ thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ KH&CN theo Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên Website/Portal của cơ quan nhà nước; Kết nối Cổng thông tin điện tử của Bộ KH&CN với Cổng thông tin điện tử Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương.
b) Hoàn thiện Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, đảm bảo 100% các thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử của bộ được kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia.
c) 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phổ biến, liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% giao dịch trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của bộ được xác thực điện tử.
d) Hoàn thành việc kết nối Hệ thống thông tin tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp của Bộ KH&CN với Hệ thống của Chính phủ, đảm bảo tiếp nhận 100% thông tin phản ánh của người dân và chuyển cho các đơn vị liên quan để giải quyết. Công bố 100% thông tin phản hồi đảm bảo người dân, doanh nghiệp tiếp cận được thông tin một cách chính xác và kịp thời.
đ) Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 60% trở lên; 80% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; tích hợp 50% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của bộ với Cổng Dịch vụ công quốc gia; tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài l ng về việc giải quyết thủ tục hành chính.
e) Xây dựng kế hoạch và triển khai công bố dữ liệu mở của Bộ; thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu theo lộ trình yêu cầu tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/04/2020 của chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước
3. Bảo đảm an toàn thông tin
a) Xác định và bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ để có thể xác định được những hệ thống thông tin cần bảo vệ, thuộc phạm vi quản lý của mình và triển khai các phương án bảo vệ hiệu quả, giảm thiểu chi phí đầu tư.
b) Triển khai các giải pháp điều hành, giám sát an toàn, an ninh mạng, phòng chống mã độc tập trung, kết nối chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia
c) Triển khai, đảm bảo vận hành trung tâm điều hành an ninh mạng (SOC); bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
d) Đảm bảo 100% cán bộ được tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn thông tin.
đ) Đảm bảo việc ứng cứu, khắc phục sự cố theo quy trình, quy định.
4. Hoàn thiện môi trường pháp lý.
a) Xây dựng và tổ chức triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ KH&CN làm cơ sở định hướng công tác ứng dụng CNTT tại Bộ KH&CN; nâng cao khả năng tích hợp, kết nối liên thông, chia sẻ, sử dụng lại thông tin, hạ tầng cơ sở thông tin, hạn chế đầu tư trùng lặp.
b) Xây dựng và ban hành các văn bản chính sách nhằm thống nhất hoạt động ứng dụng CNTT và bảo đảm công tác an toàn thông tin của ngành KH&CN.
c) Các văn bản pháp quy được rà soát, cập nhật để phù hợp với việc triển khai các thủ tục hành chính, các hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.
IV. NHIỆM VỤ
1. Hoàn thiện môi trường pháp lý
a) Xây dựng và hướng dẫn triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử tại Bộ cập nhật phiên bản 2.0, đảm bảo tuân thủ Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam;
b) Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Bộ để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các mối quan hệ mới phát sinh trong quá trình chuyển đổi số, khuyến khích đổi mới sáng tạo;
c) Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy cán bộ công chức, các đơn vị trực thuộc Bộ đẩy mạnh triển khai ứng dụng CNTT, sử dụng hiệu quả các hệ thống CNTT vào công tác chuyên môn nghiệp vụ. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mức độ ứng dụng CNTT và chuyển đổi số của các đơn vị trực thuộc Bộ, đưa tiêu chí này thành một trong các tiêu chí thi đua khen thưởng của các đơn vị trực thuộc Bộ;
d) Xây dựng và triển khai Kế hoạch ứng dụng CNTT trung hạn (05 năm) làm cơ sở xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể hằng năm của Bộ và các đơn vị;
đ) Xây dựng chiến lược dữ liệu cấp Bộ phù hợp với Chiến lược dữ liệu quốc gia;
e) Xây dựng quy chế kết nối, chia sẻ, sử dụng dữ liệu chia sẻ của các CSDL; các quy chuẩn, tiêu chuẩn về cấu trúc dữ liệu trao đổi.
f) Xây dựng, ban hành Danh mục dữ liệu mở của Bộ KH&CN
g) Xây dựng và ban hành kế hoạch cung cấp dữ liệu mở của Bộ Khoa học và Công nghệ.
h) Xây dựng, ban hành danh mục dữ liệu chia sẻ theo hình thức mặc định.
i) Xây dựng, ban hành và triển khai chương trình, kế hoạch kiểm tra, đánh giá dữ liệu hằng năm tại Bộ KH&CN.
k) Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT và chuyển đổi số hằng năm.
l) Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật về chính phủ số bắt kịp sự phát triển của công nghệ, bảo đảm sự phát triển đồng bộ các mô hình chính phủ số, bảo đảm sự kết nối liên thông, chia sẻ hạ tầng kỹ thuật, dữ liệu giữa các hệ thống thông tin.
m) Xây dựng, ban hành, thường xuyên rà soát, cập nhật các Kế hoạch, quy chế, quy định về bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của cơ quan, tổ chức.
2. Phát triển hạ tầng kỹ thuật
a) Bảo đảm hạ tầng kỹ thuật triển khai ứng dụng CNTT và Chính phủ điện tử cho Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ: (i) Nâng cấp và đảm bảo hoạt động của mạng nội bộ tại trụ sở 1-113 Trần Duy Hưng, trụ sở 2-39 Trần Hưng Đạo và các trụ sở khác; (ii) Nâng cấp và đảm bảo hoạt động của Trung tâm dữ liệu của Bộ và của các đơn vị trực thuộc Bộ; (iii) Đảm bảo hoạt động của Trung tâm dữ liệu bên ngoài Bộ; (iv) Đảm bảo hoạt động của các đường truyền số liệu chuyên dụng; (v) Duy trì kết nối Internet; (vi) Triển khai hệ thống giám sát hạ tầng của Bộ KH&CN; (vii) Đảm bảo Hệ thống các CSDL đang cài đặt và khai thác hoạt động ổn định phục vụ công tác quản lý (cấu hình, cập nhật, sao lưu, phục hồi, …); (viii) Duy trì hoạt động của hệ thống hội nghị truyền hình;
b) Bảo đảm hạ tầng truyền dẫn đáp ứng nhu cầu triển khai Chính phủ điện tử tại Bộ theo hướng ưu tiên thuê dịch vụ, sử dụng hiệu quả
c) Triển khai ứng dụng Điện toán đám mây, thuê dịch vụ và kết nối với Đám mây Chính phủ toàn quốc tại Trung tâm dữ liệu phục vụ triển khai Chính phủ điện tử của Bộ.
d) Trang bị, nâng cấp máy tính, các thiết bị đầu cuối phục vụ kịp thời các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ Bộ và công việc của của cán bộ.
đ) Thực hiện triển khai dịch vụ chứng thực điện tử và chữ ký số cho các hệ thống thông tin và thiết bị di động, cho cán bộ công chức viên chức người lao động thuộc Bộ
e) Sử dụng giải pháp, thiết bị, công nghệ dựa trên công nghệ mở để triển khai các ứng dụng CNTT đảm bảo đáp ứng nhu cầu thực tế phát sinh;
g) Chuyển đổi toàn bộ mạng Internet của Bộ sang ứng dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPv6).
3. Phát triển các hệ thống nền tảng
a) Xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp Bộ (LGSP) kết nối với các hệ thống thông tin, cơ sử dữ liệu trong nội bộ bộ và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) theo Khung Kiến trúc để trao đổi, chia sẻ dữ liệu với các cơ quan bên ngoài.
b) Xây dựng, duy trì dịch vụ nền tảng để đăng nhập trong các hệ thống thông tin theo cơ chế đăng nhập một lần (SSO - Single Sign On).
c) Hoàn thiện Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ KH&CN kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ.
d) Xây dựng các hệ thống đặc thù để dùng chung trong nội bộ của bộ để tiết kiệm thời gian, chi phí triển khai, tạo điều kiện kết nối, chia sẻ dữ liệu.
4. Phát triển dữ liệu
a) Xây dựng và khai thác CSDL danh mục điện tử dùng chung của Bộ KH&CN, đồng bộ thống nhất giữa các danh mục do các đơn vị trực thuộc Bộ quản lý; đồng bộ với danh mục dữ liệu dùng chung của cơ quan nhà nước.
b) Tiếp tục phát triển CSDL quốc gia về KH&CN.
c) Rà soát, tổng hợp và đánh giá toàn bộ hiện trạng dữ liệu, hệ thống thông tin phục vụ kết nối; quản lý việc sử dụng, chia sẻ CSDL dùng chung của Bộ và của ngành KH&CN. Xây dựng kế hoạch hoàn thiện, nâng cấp dữ liệu để sử dụng cho việc mở dữ liệu và kết nối với cổng dữ liệu quốc gia.
d) Xây dựng hệ thống quản lý thông tin dữ liệu về các lĩnh vực do Bộ KH&CN quản lý;
đ) Xây dựng Chiến lược dữ liệu cấp Bộ phù hợp với Chiến lược dữ liệu quốc gia.
e) Cập nhật, hoàn thiện các Cơ sở dữ liệu chuyên ngành KH&CN, kết nối, liên thông, chia sẻ với hệ thống thông tin 1 cửa điện tử, Cổng dịch vụ công cấp Bộ
g) Xây dựng hệ thống hỗ trợ cá nhân, tổ chức truy cập đến các thông tin dữ liệu do Bộ KH&CN quản lý.
h) Định kỳ kiểm tra, đánh giá, duy trì dữ liệu; quản lý chất lượng dữ liệu theo quy định hiện hành.
5. Phát triển các ứng dụng, dịch vụ
a) Phát triển các ứng dụng, dịch vụ CNTT phục vụ hoạt động nội bộ các đơn vị (phục vụ công tác chỉ đạo, quản lý và điều hành; hệ thống thông tin báo cáo; họp trực tuyến; làm việc từ xa; phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ; phục vụ các công tác khác; ...).
- Duy trì, hoàn thiện Hệ thống quản lý văn bản và điều hành trên môi trường mạng của Bộ đảm bảo thực hiện quản lý hồ sơ công việc, kết nối, liên thông trao đổi văn bản điện tử qua tất cả các cấp của Bộ trên Hệ thống quản lý văn bản và điều hành trên môi trường mạng và kết nối với Trục liên thông văn bản quốc gia.
- Thực hiện quản lý hồ sơ công việc tại tất cả các cấp của Bộ trên Hệ thống quản lý văn bản và điều hành trên môi trường mạng.
- Khai thác, sử dụng triệt để hộp thư điện tử được cấp, các phần mềm chuyên ngành phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ; sử dụng hiệu quả mạng Internet để khai thác thông tin phục vụ hoạt động chuyên môn.
- Duy trì dịch vụ thuê hệ thống hội nghị truyền hình phục vụ họp trực tuyến, làm việc từ xa.
- Duy trì hoạt động hệ thống quản lý cán bộ của Bộ.
- Xây dựng cổng thông tin nội bộ, ứng dụng di động tập trung, hệ thống thông tin tập trung phục vụ công tác chỉ đạo điều hành
b) Phát triển ứng dụng, dịch vụ CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp.
- Nâng cấp, duy trì hoạt động Cổng Thông tin điện tử Bộ KH&CN tại địa chỉ truy cập: www.most.gov.vn và các Website/Portal của các đơn vị trực thuộc Bộ đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định mới về cung cấp thông tin, kết nối, liên thông, … giữa các Website/Portal.
- Phát triển và duy trì hoạt động Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, tổ chức thực hiện kết nối, tích hợp chia sẻ dữ liệu với Cổng dịch vụ công quốc gia thông qua cơ chế đăng nhập 1 lần từ Cổng Dịch vụ công quốc gia.
- Xây dựng và cập nhật hằng năm danh mục dịch vụ công được ưu tiên phát triển ở mức độ 3, 4. Tích hợp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phổ biến, liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Triển khai xác thực điện tử đối với các giao dịch trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Kết nối Hệ thống thông tin tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp của Bộ KH&CN với Hệ thống của Chính phủ.
- Xây dựng và triển khai các hệ thống khai thác thông tin ngành cho tổ chức, cá nhân;
- Nâng cao nhận thức, năng lực và hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến.
- Thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia theo yêu cầu tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt” Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
6. Bảo đảm an toàn thông tin
a) Hoàn thành triển khai, nâng cấp và duy trì bảo đảm an toàn thông tin mô hình 4 lớp (Kiện toàn lực lượng tại chỗ; Lựa chọn tối thiểu một tổ chức, doanh nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp; Định kỳ thực hiện kiểm tra, đánh giá độc lập; Kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia) theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; áp dụng hệ thống quản lý an toàn thông tin mạng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vào hoạt động của cơ quan, tổ chức;
b) Hoàn thành triển khai, nâng cấp và duy trì Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC); kết nối và chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin);
c) Thường xuyên rà soát, cập nhật, phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin và triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;
d) Rà soát hiện trạng, tăng cường đầu tư trang thiết bị và thuê dịch vụ chuyên nghiệp nhằm nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin, phòng chống mã độc theo mô hình tập trung, ưu tiên cho các hệ thống cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp và hệ thống trung tâm dữ liệu;
đ) Định kỳ, đột xuất thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin theo quy định của pháp luật;
e) Xây dựng và triển khai kế hoạch dự phòng, sao lưu dữ liệu, bảo đảm hoạt động liên tục của cơ quan, tổ chức; sẵn sàng khôi phục hoạt động bình thường của hệ thống sau khi gặp sự cố mất an toàn thông tin mạng;
g) Định kỳ hằng năm tổ chức đào tạo hoặc cử nhân sự chuyên trách/phụ trách về an toàn thông tin/công nghệ thông tin tham gia các khóa đào tạo về quản lý, kỹ thuật về an toàn thông tin;
h) Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng cơ bản về an toàn thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, tổ chức nhà nước và người dân truy cập vào hệ thống thông tin của Bộ;
i) Chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp, tổ chức thuộc phạm vi quản lý thực hiện rà soát, đánh giá, có biện pháp tăng cường bảo đảm an toàn thông tin đối với các hệ thống hạ tầng thông tin, hệ thống điều khiển công nghiệp và các hệ thống thông tin quan trọng khác do doanh nghiệp quản lý, khai thác, vận hành;
k) Kiện toàn, nâng cao năng lực và duy trì hoạt động thường xuyên của Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng; tham gia tích cực vào các hoạt động của Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia; tăng cường chia sẻ, cung cấp thông tin về sự cố an toàn mạng;
l) Bảo đảm tỷ lệ kinh phí chi cho các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng đạt tối thiểu 10% trong tổng kinh phí triển khai kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin hằng năm, giai đoạn 5 năm và các dự án công nghệ thông tin (trong trường hợp chủ đầu tư chưa có hệ thống kỹ thuật hoặc thuê dịch vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng chuyên biệt đáp ứng được các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ).
7. Phát triển nguồn nhân lực
a) Kiện toàn và tăng cường hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử tại Bộ KH&CN;
b) Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về ứng dụng CNTT và kỹ năng số cho lãnh đạo các cấp và cán bộ các đơn vị trực thuộc Bộ, đặc biệt là về việc sử dụng các hệ thống thông tin của Bộ KH&CN, các hệ thống thông tin nghiệp vụ của từng đơn vị;
c) Định kỳ hằng năm tổ chức các chương trình diễn tập, tập huấn bảo đảm an toàn thông tin mạng với các phương án, kịch bản phù hợp thực tế cho cán bộ chuyên trách/phụ trách về an toàn thông tin của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý;
d) Đào tạo chuyên sâu cho chuyên gia Chính phủ điện tử và an toàn thông tin của Bộ KH&CN; bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo chuẩn tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng CNTT mức cơ bản và mức nâng cao;
đ) Tổ chức tập huấn phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến CNTT và an toàn thông tin; bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức của Bộ, ngành về việc sử dụng các phần mềm ứng dụng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, chuyên môn, nghiệp vụ; việc khai thác, sử dụng và đảm bảo an toàn thông tin hệ thống mạng máy tính;
e) Đưa việc đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng ứng dụng CNTT thành tiêu chí bắt buộc đối với cán bộ mới được tuyển dụng;
g) Xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức của Bộ.
V. GIẢI PHÁP
1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp
a) Ứng dụng các kênh truyền thông đa dạng để nâng cao nhận thức, hình thành văn hóa số cho người dân, tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ chính phủ số.
b) Ứng dụng các nền tảng đào tạo kỹ năng số cho người dân.
c) Xây dựng/ứng dụng các nền tảng, kênh tương tác trực tuyến giữa cơ quan nhà nước và người dân, doanh nghiệp.
2. Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp
a) Phối hợp với Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam thông qua mạng bưu chính công cộng để cung cấp dịch vụ công.
b) Tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ số.
3. Tăng cường hợp tác quốc tế
Tham gia học tập, chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường hội nhập và lĩnh hội những thành tựu của các tổ chức quốc tế, đồng thời tạo thị trường quảng bá cho các sản phẩm, dịch vụ công nghệ của các doanh nghiệp số Việt Nam.
4. Tăng cường triển khai thuê dịch vụ, mua sắm tập trung
Rà soát các nội dung đầu tư và thuê dịch vụ để triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo lựa chọn giải pháp hiệu quả nhất trong đầu tư và thuê; mở rộng phạm vi mua sắm tập trung đối với các sản phẩm dịch vụ công nghệ thông tin để đảm bảo thống nhất, tập trung, hiệu quả.
VI. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
1. Xây dựng, hiếu đính, điều chỉnh, bổ sung, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Bộ để triển khai chính phủ điện tử trên dữ liệu mở, ứng dụng các công nghệ mới hướng tới nền kinh tế số, xã hội số, cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
2. Ban hành và triển khai Kiến trúc CPĐT cấp Bộ, cập nhật phiên bản 2.0 để làm cơ sở triển khai các nhiệm vụ phát triển chính phủ điện tử tại Bộ.
3. Tiếp tục phát triển Cơ sở dữ liệu quốc gia về Khoa học và Công nghệ. Nghiên cứu sự phù hợp, tính tương thích và quy định các chuẩn về CSDL, chuẩn về công nghệ Cổng thông tin điện tử và các hệ thống thông tin, ... để đảm bảo dữ liệu được liên thông trên hệ thống điều hành của Chính phủ số.
4. Xây dựng, nâng cấp và Duy trì hoạt động các hệ thống nền tảng, các ứng dụng dùng chung của Bộ.
5. Nâng cấp, duy trì hoạt động của Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin Một cửa điện tử của Bộ kết nối với Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin Một cửa điện tử quốc gia.
6. Nâng cấp, duy trì các hệ thống ứng dụng phục vụ quản lý điều hành của Bộ.
7. Đảm bảo an toàn an ninh thông tin: Xây dựng, duy trì Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC); kết nối và chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin); ban hành quy chế về an toàn an ninh thông tin tại Bộ,…
8. Nâng cấp hệ thống hạ tầng CNTT đảm bảo đủ năng lực để vận hành CPĐT, đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, kết nối, chia sẻ dữ liệu theo lộ trình triển khai các ứng dụng CNTT trong giai đoạn.
9. Phát huy vai trò Ban chỉ đạo Chính phủ điện tử, nâng cao hiệu quả thực thi và trách nhiệm giải trình
VII. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí của các nhiệm vụ, dự án ứng dụng CNTT trong Kế hoạch lấy từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác (nếu có).
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm
Phối hợp chặt chẽ với Trung tâm CNTT trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; ứng dụng kết quả của các nhiệm vụ, dự án theo Kế hoạch phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ.
Quản lý, duy trì, cập nhật đảm bảo đầy đủ, chính xác các thông tin trên các hệ thống thông tin của Bộ và của đơn vị. Khai thác và tạo lập, cập nhật thông tin do đơn vị quản lý vào các Hệ thống thông tin chuyên ngành dùng chung của đơn vị, của Bộ đã được xây dựng, triển khai; khai thác có hiệu quả hạ tầng kỹ thuật dùng chung của Bộ. Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo, tập huấn sử dụng chung về CNTT và an toàn thông tin, cũng như các ứng dụng CNTT dùng chung của Bộ.
2. Trung tâm CNTT có trách nhiệm
Là đơn vị thường trực của Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử tại Bộ KH&CN, chủ trì, phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ triển khai các giải pháp tổng thể, các ứng dụng dùng chung, ứng dụng chuyên ngành theo nhiệm vụ được giao.
Tăng cường vai tr tham mưu, giúp Bộ trưởng về công tác ứng dụng CNTT và an toàn thông tin trong hoạt động của Bộ KH&CN.
Định kỳ kiểm tra, hướng dẫn, giám sát, thẩm định kỹ thuật và đôn đốc các đơn vị trong Bộ việc triển khai thực hiện và ứng dụng các kết quả của Kế hoạch này. Sơ kết tình hình thực hiện hằng năm, đề xuất các giải pháp cụ thể để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện báo cáo Lãnh đạo Bộ kịp thời.
Rà soát, đề xuất điều chỉnh Kế hoạch phù hợp với yêu cầu phát sinh của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ KH&CN và yêu cầu thực tế hằng năm.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tư vấn xây dựng, thẩm định các nhiệm vụ, dự án CNTT trong Kế hoạch trình Bộ phê duyệt.
Chủ trì xây dựng và trình Bộ ban hành các văn bản thúc đẩy ứng dụng CNTT và các quy chế, quy định về quản lý hoạt động ứng dụng CNTT của Bộ KH&CN.
Nghiên cứu sự phù hợp, tính tương thích và quy định các chuẩn về CSDL, chuẩn về công nghệ, về Cổng thông tin điện tử, về các hệ thống thông tin, ... để đảm bảo sự hoạt động thông suốt các hệ thống thông tin của Bộ trên phạm vi toàn quốc.
3. Vụ Kế hoạch – Tài chính
Trên cơ sở Kế hoạch này, thực hiện triển khai chính sách huy động các nguồn vốn trong nước và nước ngoài cho ứng dụng và phát triển CNTT; cân đối, thực hiện cấp phát kinh phí đã được cân đối trong dự toán chi ngân sách năm cho các đề tài, dự án thành phần trong Kế hoạch.
Hàng năm rà soát các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin để đưa vào danh mục các sản phẩm, dịch vụ mua sắm tập trung của Bộ
Hướng dẫn các đơn vị liên quan công tác giải ngân các nhiệm vụ trong Kế hoạch đúng tiến độ và tuân theo các quy định của pháp luật.
4. Văn phòng Bộ
Phối hợp với Vụ Pháp chế chủ trì thực hiện việc chuẩn hóa và áp dụng các quy trình hành chính tại cơ quan Bộ, bảo đảm gắn kết chặt chẽ việc ứng dụng CNTT trong quá trình cải cách hành chính của Bộ, giữa các đơn vị trực thuộc Bộ và với các đơn vị ngoài Bộ.
Phối hợp với Trung tâm CNTT xây dựng, triển khai các nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch.
5. Vụ Tổ chức cán bộ
Kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp, bố trí hợp lý công chức làm công tác CNTT và an toàn thông tin.
Xây dựng Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm CNTT và an toàn thông tin để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đảm bảo triển khai Chính phủ số, Chính phủ điện tử.
6. Vụ Pháp chế
Rà soát, cập nhật các văn bản pháp quy để phù hợp với việc thực hiện các thủ tục hành chính, các hoạt động chỉ đạo điều hành trên môi trường mạng.
Phối hợp với Văn phòng Bộ xây dựng và chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ đảm bảo tối ưu trong công việc.
Phối hợp với Trung tâm CNTT xây dựng các văn bản chính sách thúc đẩy ứng dụng CNTT tại Bộ.
7. Vụ Thi đua khen thưởng
Phối hợp với Trung tâm CNTT để nghiên cứu, đưa việc đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch này của các đơn vị vào làm tiêu chí thi đua khen thưởng hằng năm./.
IX. DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN
Danh mục dự án, nhiệm vụ CNTT ưu tiên triển khai trong giai đoạn 2021-2025 được tổng hợp tại Phụ lục 02./.
PHỤ LỤC I
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3283/QĐ-BKHCN ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
I. Môi trường pháp lý:
Các văn bản liên quan đến ứng dụng CNTT được Bộ ban hành trong giai đoạn 2016-2020:
- Quyết định số 572/QĐ-BKHCN ngày 24/3/2016 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về CPĐT của Bộ KH&CN.
- Quyết định số 837/QĐ-BKHCN ngày 12/4/2016 của Bộ trưởng Bộ KH&CN ban hành Kế hoạch cải cách hành chính của Bộ KH&CN giai đoạn 2016 – 2020.
- Quyết định số 3903/QĐ-BKHCN ngày 07/12/2016 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc Ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT tại Bộ KH&CN giai đoạn 2016 – 2020.
- Quyết định số 4245/QĐ-BKHCN ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành “Kế hoạch Ứng dụng CNTT tại Bộ KH&CN năm 2017”.
- Quyết định số 4237/QĐ-BKHCN ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc Phê duyệt Lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Bộ KH&CN năm 2017 và định hướng đến năm 2020.
- Quyết định 3767/QĐ-BKHCN ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc Phê duyệt Lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2018.
- Quyết định 3767/QĐ-BKHCN ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc Ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin tại Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2018.
- Quyết định 3768/QĐ-BKHCN ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc Phê duyệt Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Khoa học và Công nghệ Phiên bản 1.0.
- Quyết định số 414/QĐ-BKHCN ngày 01/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Phê duyệt kế hoạch triển khai chữ ký số chuyên dùng tại Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2018.
- Quyết định số 1665/QĐ-BKHCN ngày 18/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Ban hành Danh mục mã định danh các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ phục vụ kết nối, trao đổi văn bản điện tử thông qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành.
- Quyết định số 3305/QĐ-BKHCN ngày 29/10/2018 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử tại Bộ KH&CN.
- Quyết định số 3306/QĐ-BCĐCPĐT ngày 29/10/2018 của Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử tại Bộ KH&CN về việc Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử tại Bộ KH&CN.
- Quyết định số 3891/QĐ-BKHCN ngày 21/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin tại Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2019.
- Quyết định 4094/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc Phê duyệt Lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2019.
- Quyết định số 4043/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Ban hành Quy chế bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Quyết định số 4033/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy chế Tổ chức quản lý, cung cấp thông tin cho Cổng thông tin điện tử Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Quyết định số 675/QĐ-BKHCN ngày 28/3/2019 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc Ban hành Danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Quyết định 676/QĐ-BKHCN ngày 28/3/2019 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc Ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025.
- Quyết định số 1003/QĐ-BKHCN ngày 26/4/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử theo quy định tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg và các văn bản pháp luật liên quan.
- Quyết định 3951/QĐ-BKHCN ngày 30/12/2019 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc Phê duyệt Lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2020.
- Quyết định số 4178/QĐ-BKHCN ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin tại Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2020.
- Quyết định số 2260/QĐ-BKHCN ngày 20/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về Phê duyệt Danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4và Danh mục dịch vụ công trực tuyến tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia trong năm 2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Quyết định số 401/QĐ-BCĐCPĐT ngày 25/02/2020 của Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử về việc ban hành Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử tại Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2020.
II. Hạ tầng kỹ thuật CNTT
Tổng quan: Tỷ lệ kết nối mạng LAN tại các đơn vị trực thuộc Bộ đạt 100%, tỷ lệ máy tính kết nối mạng Internet đạt 91.8%; tỷ lệ máy tính c n lại không được kết nối mạng Internet là vì lý do an ninh, cần cách ly không kết nối với Internet (chủ yếu là các máy tính của Cục Sở hữu trí tuệ). Theo số liệu khảo sát của Trung tâm CNTT, tính đến ngày 30/06/2020, đa số các đơn vị thuộc Bộ đều được trang bị máy tính cài đặt, sử dụng phần mềm hệ điều hành và phần mềm diệt virus có bản quyền.
1. Hạ tầng kỹ thuật tại trụ sở Bộ
à Hệ thống máy chủ
Hệ thống máy chủ tại Phòng máy chủ của Bộ được đầu tư mới và đưa vào sử dụng chính thức bắt đầu từ tháng 4/2013 cơ bản đáp ứng được nhu cầu ứng dụng CNTT giai đoạn 2016 - 2020 trong đó bao gồm:
- Các hệ thống và giải pháp an toàn, an ninh thông tin đang sử dụng: Firewall; IPS; Application control and URL filtering; Anti-spam mail, Anti-virus; IDS
- Các giải pháp về an toàn dữ liệu đang sử dụng: Băng từ (IBM Tape Library TS3200); Tủ đĩa; SAN (Storage Area Network); NAS (Network - Attached Storage) và HDD Box.
à Hệ thống đường truyền và các hệ thống khác
Hệ thống đường truyền tại T a nhà Trụ sở Bộ KH&CN - 113 Trần Duy Hưng được chia làm 02 thành phần (Đường truyền kết nối Internet & các đường truyền chuyên dụng).
Đường truyền kết nối Internet bao gồm 02 đường truyền của 02 nhà cung cấp khác nhau, dự phòng lẫn nhau là NetNam và IPN. Băng thông kết nối trong nước và quốc tế của cả 02 đường truyền lần lượt là 500Mbps (có thể lên tới 1Gbps) và 25Mbps đã đảm bảo kết nối 24/7 cho hạ tầng mạng của Bộ. Giao thức định tuyến kết nối Internet hiện đang sử dụng là giao thức BGP với dải Public IP do VNNIC cấp phát riêng cho Bộ.
Các đường truyền chuyên dụng, bao gồm 04 đường truyền: CPNet do Viettel cung cấp; đường truyền số liệu chuyên dụng của Đảng và Chính phủ do Cục Bưu điện Trung ương cung cấp; đường truyền kết nối hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS) của Bộ Tài chính và đường truyền Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam (VinaREN). Hiện toàn bộ 04 đường truyền này đều đã được tích hợp vào hạ tầng kỹ thuật CNTT chung của Bộ KH&CN tại T a nhà 113 Trần Duy Hưng.
Các hệ thống điện, điều h a và phòng cháy chữa cháy được đầu tư và thiết theo đúng tiêu chuẩn, đảm bảo cho Hạ tầng kỹ thuật CNTT tại 113 Trần Duy Hưng hoạt động an toàn và ổn định tại thời điểm hiện tại.
2. Hạ tầng kỹ thuật CNTT tại các đơn vị
Hạ tầng kỹ thuật CNTT của các đơn vị trực thuộc Bộ nằm ngoài trụ sở Bộ chưa đảm bảo được an toàn, an ninh thông tin và đáp ứng được nhu cầu ứng dụng trong giai đoạn 2016 - 2020. Tỷ lệ máy chủ được trang bị hệ điều hành có bản quyền đạt 100%.
Hầu hết, phòng máy chủ tại các đơn vị đều có trang bị hệ thống đảm bảo an toàn, an ninh thông tin nhưng chưa đầy đủ các giải pháp an toàn, an ninh thông tin. Các phòng máy chủ đã có hệ thống lưu trữ dự phòng (backup) nhưng cũng chưa đầy đủ các giải pháp về an toàn dữ liệu. Ngoài ra, các phòng máy chủ của các đơn vị đều được trang bị các hệ thống hỗ trợ đảm bảo tiêu chuẩn như: hệ thống lưu điện; hệ thống an toàn chống sét; hệ thống điều h a; hệ thống an toàn báo cháy nổ.
III. Ứng dụng CNTT trong nội bộ đơn vị
Bộ KH&CN đã bước đầu ứng dụng thành công một số ứng dụng CNTT (quản lý xây dựng đề án văn bản pháp quy, quản lý văn bản và điều hành) tạo tiền đề để triển khai các hệ thống tiếp theo. Các hệ thống phục vụ trao đổi văn bản điện tử đã triển khai đáp ứng được nhu cầu trao đổi văn bản điện tử của các cán bộ (hệ thống thư điện tử; hệ thống quản lý văn bản và điều hành; hệ thống quản lý cán bộ, công chức; hội nghị truyền hình trực tuyến, Hệ thống thông tin báo cáo).
Các ứng dụng cơ bản phục vụ chung cho các đơn vị trực thuộc Bộ bao gồm:
à Ứng dụng thư điện tử
Hệ thống thư điện tử của Bộ (@most.gov.vn) đã được xây dựng và đưa vào
vận hành từ năm 1998, từ đó đến nay cũng đã nhiều lần được nâng cấp nhằm đảm bảo nhu cầu sử dụng ngày càng cao của các cán bộ trong Bộ. Bên cạnh đó, có 8 đơn vị trực thuộc Bộ đã có hệ thống thư điện tử dùng riêng của đơn vị như: Cục Thông tin KH&CN quốc gia; Văn phòng Công nhận chất lượng; Cục Sở hữu trí tuệ; Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Ban Quản lý Khu công nghệ cao H a Lạc; Viện Năng lượng nguyên tử; Viện Khoa học sở hữu trí tuệ; Viện Ứng dụng công nghệ.
Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức đã được cấp phát và sử dụng thư điện tử chính thống với địa chỉ tên miền là .gov.vn trong công việc (bao gồm Hệ thống Thư điện tử dùng chung của Bộ và Hệ thống Thư điện tử riêng của các đơn vị) đạt 100%.
à Ứng dụng quản lý văn bản và điều hành
Hệ thống quản lý văn bản và điều hành đã được xây dựng và triển khai dùng chung đến tất cả các đơn vị trực thuộc Bộ. Hiện tại, hệ thống đã được liên thông đã được kết nối với Trục liên thông văn bản quốc gia. Các đơn vị đã triển khai gửi, nhận văn bản điện tử (Trừ văn bản mật) không kèm văn bản giấy trên hệ thống Quản lý văn bản và điều hành của Bộ tạo thành một v ng xử lý văn bản khép kín phục vụ công tác điều hành từ cấp Lãnh đạo Bộ đến cấp chuyên viên.
Về sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của đơn vị, tỷ lệ trung bình văn bản điện tử được trao đổi qua môi trường mạng trong nội bộ cơ quan đạt 80%, tỷ lệ văn bản được trao đổi qua môi trường mạng với các cơ quan, tổ chức, cá nhân bên ngoài đạt 100%.
à Ứng dụng hội nghị, họp giao ban trực tuyến
Một số đơn vị đã được trang bị hệ thống Hội nghị truyền hình (bao gồm: Cục Thông tin KH&CN quốc gia; Cục An toàn bức xạ và hạt nhân; Cục Sở hữu trí tuệ; Cục Công tác phía Nam; Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, ...). Các hệ thống này được sử dụng tích cực để phục vụ các cuộc họp, đặc biệt là các cuộc họp giao ban trực tuyến của Bộ.
Số lượng cuộc họp giao ban trực tuyến của các đơn vị trực thuộc Bộ thông qua hệ thống Hội nghị truyền hình trung bình là 12 cuộc họp/năm.
à Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ KH&CN
Năm 2020, Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ KH&CN được triển khai xây dựng, đảm bảo các yêu cầu về chức năng, tính năng kỹ thuật để kết nối liên thông với Hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ. Tính tới thời điểm hiện tại, Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ đã tích hợp 04 biểu mẫu báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 24/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế -xã hội phục vụ chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.
à Hệ thống tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp Bộ
Triển khai thử nghiệm Trục tích hợp của Bộ KH&CN kết nối với một số dịch vụ, CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; dịch vụ bưu chính công ích qua nền tảng chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP) do Bộ TTTT quản lý.
Các ứng dụng nội bộ phục vụ nghiệp vụ của các đơn vị
Phụ thuộc vào chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị, Bộ KH&CN đã triển khai thành công một số hệ thống thông tin nghiệp vụ của các đơn vị như:
- Hệ thống quản lý xây dựng Đề án văn bản pháp quy phục vụ cho công tác quản lý xây dựng các văn bản pháp quy của các đơn vị;
- Phần mềm Kế toán - Tài chính;
- Quản lý nhân sự;
- Quản lý KH&CN;
- Quản lý tài sản;
- Quản lý thanh tra, khiếu nại, tố cáo,...
- ...
Các ứng dụng này bước đầu đã phục vụ cho các đơn vị nâng cao hiệu quả công tác, tuy nhiên, chưa bao phủ được hết các hoạt động của Bộ KH&CN, chưa có cơ chế kết nối liên thông để hình thành hệ thống thông tin thống nhất của Bộ KH&CN.
IV. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp
1. Trang/Cổng thông tin điện tử
Cổng thông tin điện tử của Bộ KH&CN được xây dựng, duy trì, cung cấp thông tin đến người dân và doanh nghiệp tại địa chỉ truy cập: www.most.gov.vn. Việc quản lý, duy trì vận hành đảm bảo tuân thủ đúng các quy định tại các văn bản hiện hành. Tần suất cung cấp thông tin trung bình đạt khoảng 06 tin bài/ngày làm việc, cập nhật các thông tin về các sự kiện của Đảng, Chính phủ, Quốc hội và của Bộ, ngành, địa phương có liên quan đến các hoạt động của ngành KH&CN.
Ngoài ra, có 41/42 đơn vị đã xây dựng và duy trì Trang/Cổng thông tin điện tử (Website/Portal) để cung cấp thông tin của đơn vị phục vụ người dân và doanh nghiệp tra cứu thông tin.
2. Triển khai các dịch vụ công trực tuyến
Tính đến tháng 30/6/2020, tổng số thủ tục hành chính (TTHC) thuộc phạm vi quản lý của Bộ KH&CN là 340 thủ tục, trong đó số TTHC do các đơn vị trực
thuộc Bộ thực hiện 279 thủ tục, Số TTHC do các chủ thể khác thực hiện là 61 thủ tục. Toàn bộ các TTHC đều được cung cấp trực tuyến tối thiểu ở mức độ 2 trên Cổng dịch vụ công của Bộ và cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC. Trong đó, có 28 TTHC mức độ 4, 52 mức độ 3, 260 mức độ 2) và tỷ lệ hồ sơ nộp, xử lý trực tuyến c n khá thấp.
Bộ KH&CN đã hoàn thành việc kết nối, tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia theo Văn bản số 11864/VPCP-KSTT ngày 8/01/2020.
Ngoài ra, Bộ KH&CN cũng được giao chủ trì cung cấp các TTHC liên quan đến Hệ thống một cửa ASEAN trên Cổng Thông tin một cửa quốc gia (VNSW) như: Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu; Thông báo Kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu; Kết quả đánh giá sự phù hợp của Tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định.
3. Hệ thống thông tin tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp
Năm 2020, Bộ KH&CN đã triển khai xây dựng Hệ thống tiếp nhận xử lý phản ảnh, kiến nghị của Bộ để tiếp nhận, xử ý và đăng tải công khai kết quả xử lý các phản ảnh, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp để sẵn sàng tích hợp với Hệ thống tiếp nhận, phản ánh, kiến nghị trên Cổng dịch vụ công quốc gia khi có yêu cầu.
V. Nguồn nhân lực
1. Nhân lực CNTT tại đơn vị chuyên trách về CNTT
Hiện nay, Trung tâm CNTT là đơn vị chuyên trách về CNTT của Bộ, Trung tâm có 32 người.
Số cán bộ chuyên trách về CNTT là 26 người, đa số đều đạt trình độ đại học và trên đại học. Cán bộ chuyên trách về ATTT là 6 người.
2. Nhân lực CNTT tại các đơn vị khác
Tổng số cán bộ có văn bằng trong lĩnh vực CNTT tại các đơn vị là 126 người, trong đó số cán bộ làm việc chuyên trách về ATTT là 21 người, số cán bộ bán chuyên trách về ATTT là 41 người.
100% cán bộ, công chức, viên chức sử dụng thành thạo máy tính trong công việc.
VI. Cơ sở dữ liệu
Hiện nay, Bộ KH&CN có 14 cơ sở dữ liệu (CSDL) được xây dựng bao gồm:
TT | Tên CSDL | Trạng thái | Đơn vị chủ trì |
1. | CSDL Công bố KH&CN Việt Nam (STD) | Triển khai năm 2003 | Cục Thông tin KH&CN quốc gia |
2. | CSDL nhiệm vụ khoa học và công nghệ Việt Nam | Triển khai năm 2000 | Cục Thông tin KH&CN quốc gia |
3. | Dữ liệu về các tổ chức Khoa học và Công nghệ | Triển khai năm 2016 | Cục Thông tin KH&CN quốc gia |
4. | CSDL Công nghệ chào bán và tìm mua công nghệ, thiết bị | Triển khai năm 2016 | Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ |
5. | CSDL kết nối cung cầu công nghệ |
| Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ |
6. | Thư viện điện tử IP-LIP | Triển khai năm 2009 | Cục Sở hữu trí tuệ |
7. | Thư viện số về Bằng độc quyền Sáng chế/ Giải pháp hữu ích của Việt Nam (DIGIPAT) | Triển khai năm 2013 | Cục Sở hữu trí tuệ |
8. | CSDL chuyên gia Khoa học và Công nghệ | Triển khai năm 2014 | Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ |
9. | CSDL Quy chuẩn kỹ thuật | Triển khai năm 2019 | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng |
10. | CSDL tiêu chuẩn quốc gia | Triển khai năm 2007 đã nâng cấp năm 2019 | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng |
11. | CSDL về TBT | Triển khai năm 2015 | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng |
12. | CSDL mã số mã vạch quốc gia | Triển khai năm 2014 | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng |
13. | CSDL SCITEC |
| Cục Thông tin KH&CN quốc gia |
14. | CSDL về vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân | Triển khai năm 2014 | Cục An toàn bức xạ và hạt nhân |
PHỤ LỤC 02
DANH MỤC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ CNTT ƯU TIÊN TRIỂN KHAI TRONG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3283/QĐ-BKHCN ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
STT |
Tên nhiệm vụ |
Thời gian |
Đơn vị chủ trì |
I |
Hoàn thiện môi trường pháp lý |
|
|
1 |
Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Bộ để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các mối quan hệ mới phát sinh trong quá trình chuyển đổi số, khuyến khích đổi mới sáng tạo. |
2021-2025 |
Vụ Pháp chế, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Cục Sở hữu trí tuệ, Vụ Kế hoạch tài chính |
2 |
Chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ trên môi trường mạng, biểu mẫu, chế độ báo cáo. |
2021-2025 |
Văn phòng Bộ, các đơn vị chủ trì cung cấp dịch vụ công |
3 |
Xây dựng và triển khai Kiến trúc CPĐT tại Bộ KH&CN. |
2021-2025 |
Trung tâm CNTT |
4 |
Xây dựng chiến lược dữ liệu cấp Bộ phù hợp với chiến lược dữ liệu quốc gia. |
2021-2022 |
|
5 |
Xây dựng và ban hành kế hoạch cung cấp dữ liệu mở của Bộ. |
2021-2022 |
|
6 |
Xây dựng, ban hành Kiến trúc CPĐT cập nhật phiên bản 2.0. |
2020-2025 |
|
7 |
Kế hoạch ứng dụng CNTT và chuyển đổi số tại Bộ. |
Hằng năm |
|
8 |
Cập nhật Quy chế cung cấp quản lý và sử dụng CTS, CKS chuyên dùng của Bộ KH&CN. |
2021-2025 |
|
9 |
Xây dựng Quy chế hoạt động của Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của Bộ KH&CN. |
2021-2025 |
|
10 |
Xây dựng, cập nhật danh mục dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3,4 và danh mục các DVCTT tích hợp Cổng dịch vụ công quốc gia. |
Hằng năm |
Văn phòng Bộ |
11 |
Xây dựng kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử của Bộ KH&CN hằng năm. |
Hằng năm |
|
12 |
Xây dựng quy chế quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu chia sẻ của các cơ sở dữ liệu |
2021-2022 |
Các đơn vị chủ quản CSDL |
II |
Phát triển hạ tầng kỹ thuật |
|
|
1 |
Trang bị, nâng cấp máy tính, các thiết bị đầu cuối phục vụ kịp thời các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ Bộ và công việc của của cán bộ |
2021-2025 |
Các đơn vị trực thuộc Bộ |
2 |
Thuê dịch vụ đường truyền Internet đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT tại Bộ |
2021-2025 |
|
3 |
Đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo đủ năng lực để vận hành Chính phủ điện tử Bộ KH&CN; đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, kết nối, chia sẻ dữ liệu của Bộ |
2021-2025 |
|
4 |
Trang bị bản quyền phần mềm |
|
|
5 |
Nâng cấp hệ thống mạng Internet của 2 trụ sở Bộ sang ứng dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPv6) |
2021-2022 |
Trung tâm CNTT |
6 |
Xây dựng hệ thống điện toán có năng lực đủ mạnh để xử lý, phân tích dữ liệu, huy động được sự tham gia của cộng đồng, cho phép các tổ chức, doanh nghiệp cùng khai thác phục vụ phát triển hệ sinh thái sản phẩm sáng tạo ứng dụng trí tuệ nhân tạo; |
2021-2025 |
|
III |
Phát triển các hệ thống nền tảng |
|
|
1 |
Nghiên cứu phát triển các nền tảng, dịch vụ, ứng dụng phục vụ chuyển đổi số trong các tổ chức, doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực ưu tiên trong Chương trình KH&CN trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2025: “Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0” theo Quyết định số 2813/QĐ-BKHCN ngày 27/9/2018 của Bộ KH&CN |
2021-2025 |
Vụ Công nghệ cao |
2 |
Xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp Bộ. |
2021-2025 |
Trung tâm CNTT |
3 |
Xây dựng hệ thống dịch vụ nền tảng đăng nhập trong các hệ thống thông tin theo cơ chế đăng nhập một lần (SSO - Single Sign On. |
||
4 |
Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ KH&CN kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ. |
||
5 |
Nâng cấp, mở rộng các hệ thống triển khai Chính phủ điện tử tại Bộ KH&CN giai đoạn 2021-2025. |
||
6 |
Nâng cấp, phát triển phần mềm quản lý CSDL chuyên gia KH&CN |
2021 - 2022 |
Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ |
IV |
Phát triển dữ liệu |
|
|
1 |
Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành khoa học và công nghệ, kết nối, tích hợp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ. |
2021-2025 |
Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia |
2 |
Triển khai Đề án Hệ tri thức Việt số hóa, tích hợp vào Cổng dữ liệu quốc gia. |
2021-2025 |
|
3 |
Tăng cường nguồn lực thông tin năm 2021 - Cơ sở dữ liệu tra cứu trực tuyến tiêu chuẩn toàn cầu PERINORM (kèm cấp phép cho phép chiết xuất dữ liệu) năm 2021 và 04 nhóm tiêu chuẩn nước ngoài: tiêu chuẩn về đổi mới sáng tạo; tiêu chuẩn về kiểm soát ô nhiễm môi trường; tiêu chuẩn về trang thiết bị y tế; tiêu chuẩn về dịch vụ chung |
2021 |
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng |
4 |
Cập nhật CSDL về các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển năng lượng nguyên tử |
2021-2025 |
Cục năng lượng nguyên tử |
5 |
Nâng cấp dữ liệu để sử dụng cho việc chia sẻ dữ liệu rộng rãi |
2021-2025 |
Các đơn vị chủ quản CSDL của Bộ |
6 |
Chuẩn hóa các CSDL đã xây dựng để đảm bảo khả năng chia sẻ dữ liệu và thúc đẩy khai thác, sử dụng dữ liệu vào các hoạt động điều hành |
2021-2025 |
Các đơn vị chủ quản CSDL của Bộ |
7 |
Đăng ký và cung cấp thông về dữ liệu, dữ liệu mở và nhu cầu khai thác dữ liệu của Bộ KH&CN trên cổng dữ liệu quốc gia |
2021-2025 |
Các đơn vị trực thuộc Bộ |
8 |
Xây dựng hệ thống quản lý, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu mở trực tuyến của Bộ |
2021 |
Trung tâm CNTT |
9 |
Xây dựng Cổng dữ liệu mở ngành KH&CN |
2021-2025 |
|
V |
Phát triển ứng dụng dịch vụ (nội bộ và dịch vụ công) |
|
|
1 |
Chú trọng nhóm nhiệm vụ nghiên cứu các mô hình chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và triển khai mô hình quản trị, sản xuất kinh doanh của các tổ chức, các doanh nghiệp theo hướng chuyển đổi số |
2021-2025 |
Vụ Công nghệ cao |
2 |
Xây dựng phần mềm phục vụ quản lý các nhiệm vụ thuộc các Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia |
2020-2021 |
Văn phòng các Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia |
3 |
Xây dựng hệ thống lưu trữ điện tử tại Bộ KH&CN |
2021-2022 |
Trung tâm CNTT |
4 |
Xây dựng phần mềm đánh giá trình độ công nghệ |
2020-2021 |
|
5 |
Nâng cấp Cổng thông tin điện tử, Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ KH&CN |
2021 |
|
6 |
Xây dựng Hệ thống quản lý tài sản hình thành từ đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ |
2021-2022 |
|
7 |
Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ |
2021-2025 |
Cục Sở hữu trí tuệ |
8 |
Hệ thống tiếp nhận đơn đăng ký sở hữu công nghiệp trực tuyến |
2021-2025 |
|
9 |
Triển khai hệ thống quản trị đơn Wipo IPAS |
2021 |
|
10 |
Nâng cấp Cổng thông tin điện tử Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng |
2021 |
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng |
11 |
Nâng cấp Tạp chí điện tử VietQ theo tiêu chuẩn t a soạn hội tụ |
2021 |
|
12 |
Duy trì, cập nhật, nâng cấp Hệ thống CNTT của Bộ KH&CN về thủ tục hành chính đối với hệ thống xuất nhập khẩu kết nối một cửa Quốc gia |
2021-2025 |
|
13 |
Nghiên cứu xây dựng bộ mã định danh điện tử của các cơ quan tổ chức thống nhất theo tiêu chuẩn Quốc tế |
2021-2025 |
|
14 |
Nâng cấp vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa Quốc gia |
2021-2025 |
|
15 |
Nghiên cứu bổ sung modul cho sản phẩm thịt lợn, thịt b và thịt gia cầm cho phần mềm quản lý, đăng ký kê khai thông tin SPHH Quốc gia phục vụ XNK |
2021-2025 |
|
16 |
Triển khai xây dựng và duy trì Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của các đơn vị chủ trì cung cấp dịch vụ công đáp ứng lộ trình cung cấp DVCTT. |
2021-2025 |
Các đơn vị chủ trì cung cấp dịch vụ công |
17 |
Triển khai Hệ thống phần mềm hỗ trợ BoA quản lý thống nhất, đồng bộ hoạt động đánh giá, công nhận chất lượng tại BoA |
2021 |
Văn phòng công nhận chất lượng |
18 |
Xây dựng hệ thống phân tích và thống kê thông tin KH&CN phục vụ công tác chỉ đạo điều hành |
2021-2025 |
Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia |
19 |
Duy trì hoạt động các trang/cổng thông tin điện tử của Bộ và các đơn vị trực thuộc |
Hằng năm |
Đơn vị chủ quản trang/cổng Thông tin điện tử |
VI |
Bảo đảm an toàn thông tin |
|
|
1 |
Xây dựng hệ thống giám sát, xử lý an toàn thông tin cho các hệ thống ứng dụng CNTT triển khai tại trung tâm dữ liệu bên ngoài Bộ |
2021 |
Trung tâm CNTT |
2 |
Xây dựng trung tâm điều hành An toàn An ninh thông tin Bộ KH&CN (SoC) |
2021 |
|
3 |
Rà soát và xử lý các nguy cơ có thể bị tin tặc tấn công, chiếm quyền kiểm soát và thất thoát dữ liệu của các cán bộ |
Định kỳ |
Các đơn vị trực thuộc Bộ |
4 |
Thuê dịch vụ giám sát và bảo đảm an toàn mạng cho hệ thống thông tin của Bộ KH&CN tại 113 Trần Duy Hưng |
Hằng năm |
Trung tâm CNTT |
5 |
Thuê dịch vụ kiểm tra, đánh giá ATTT cho hệ thống thông tin của Bộ KH&CN tại 113 Trần Duy Hưng |
Hằng năm |
|
6 |
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố, bảo đảm an toàn thông tin mạng |
Hằng năm |
Các đơn vị trực thuộc Bộ |
7 |
Nâng cấp hạ tầng CNTT, Trung tâm dữ liệu, Phòng máy chủ đảm bảo an toàn an ninh thông tin |
2021-2025 |
Các đơn vị trực thuộc Bộ |
VII |
Phát triển nguồn nhân lực |
|
|
1 |
Lựa chọn, đào tạo, tập huấn đội ngũ chuyên gia về chuyển đổi số và triển khai chính phủ điện tử, an toàn an ninh thông tin của Bộ |
2021-2025 |
Các đơn vị trực thuộc Bộ |
2 |
Tập huấn về ứng dụng CNTT và kỹ năng số cho lãnh đạo các cấp và cán bộ các đơn vị trực thuộc Bộ, đặc biệt là về việc sử dụng các hệ thống thông tin của Bộ KH&CN, các hệ thống thông tin nghiệp vụ c ủa từng đơn vị |
2021-2025 |
|
3 |
Diễn tập, tập huấn bảo đảm an toàn thông tin mạng với các phương án, kịch bản phù hợp thực tế cho cán bộ chuyên trách/phụ trách về an toàn thông tin của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý |
Hằng năm |
|
4 |
Bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo chuẩn tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng CNTT mức cơ bản và mức nâng cao |
Hằng năm |
Trung tâm CNTT |
5 |
Xây dựng hệ thống đào tạo từ xa (eLearning) phục vụ tập huấn, đào tạo. |
2021 |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây