Quyết định 158/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển Bưu chính - viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 158/2001/QĐ-TTg

Quyết định 158/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển Bưu chính - viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:158/2001/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:18/10/2001
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thông tin-Truyền thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 158/2001/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 158/2001/QĐ-TTG
NGÀY 18 THÁNG 10 NĂM 2001 PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 VÀ
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2001 số 10/2001/NQ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2001;

Xét đề nghị của Tổng cục Bưu điện tại tờ trình số 369/TCBĐ-KTKH ngày 10 tháng 4 năm 2001; ý kiến của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 2099 BKH/CSHT ngày 09 tháng 4 năm 2001), Khoa học, Công nghệ và Môi trường (công văn số 874/BKHCNMT-CN ngày 05 tháng 4 năm 2001), Văn hoá - Thông tin (công văn số 1164/BVHTT-BC ngày 03 tháng 4 năm 2001), Công an (công văn số 453CV/BCA(V11) ngày 11 tháng 4 năm 2001), Quốc phòng (công văn số 1169/QP ngày 27 tháng 4 năm 2001), Tài chính (công văn số 3237TC/TCDN ngày 10 tháng 4 năm 2001), Công nghiệp (công văn số 1252/CV-KHĐT ngày 05 tháng 4 năm 2001) về "Chiến lược phát triển Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020",

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt "Chiến lược phát triển Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020" với những nội dung chủ yếu sau đây :

1. Quan điểm

a) Bưu chính, viễn thông Việt Nam trong mối liên kết với tin học, truyền thông tạo thành cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, phải là một ngành mũi nhọn, phát triển mạnh hơn nữa, cập nhật thường xuyên công nghệ và kỹ thuật hiện đại. Phát triển đi đôi với quản lý và khai thác có hiệu quả, nhằm tạo điều kiện ứng dụng và thúc đẩy phát triển công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực của toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước và nâng cao dân trí.

b) Phát huy mọi nguồn lực của đất nước, tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia phát triển bưu chính, viễn thông, tin học trong môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch do Nhà nước quản lý với những cơ chế thích hợp. Phát triển nhanh, chiếm lĩnh và đứng vững ở thị trường trong nước, đồng thời chủ động vươn ra hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế.

c) Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển đi đôi với đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2. Mục tiêu của Chiến lược

 

a) Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia có công nghệ hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, có độ bao phủ rộng khắp trên cả nước với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, hoạt động hiệu quả, tạo điều kiện để toàn xã hội cùng khai thác, chia sẻ thông tin trên nền xa lộ thông tin quốc gia đã xây dựng; làm nền tảng cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

b) Cung cấp cho xã hội, người tiêu dùng các dịch vụ bưu chính, viễn thông hiện đại, đa dạng, phong phú với giá cả thấp hơn hoặc tương đương mức bình quân của các nước trong khu vực; đáp ứng mọi nhu cầu thông tin phục vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Thực hiện phổ cập các dịch vụ bưu chính, viễn thông, tin học tới tất cả các vùng, miền trong cả nước với chất lượng phục vụ ngày càng cao. Đến năm 2010, số máy điện thoại, số người sử dụng Internet trên 100 dân đạt mức trung bình trong khu vực.

c) Xây dựng bưu chính, viễn thông trong xu thế hội tụ công nghệ thành ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn hoạt động hiệu quả, đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng GDP của cả nước, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội.

3. Định hướng phát triển các lĩnh vực

a) Phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông, tin học

- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông, tin học quốc gia tiên tiến, hiện đại, hoạt động hiệu quả, an toàn và tin cậy, phủ trong cả nước, đến vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, Hình thành xa lộ thông tin quốc gia có dung lượng lớn, tốc độ cao, trên cơ sở hội tụ công nghệ và dịch vụ viễn thông, tin học, truyền thông quảng bá. ứng dụng các phương thức truy nhập băng rộng tới tận hộ tiêu dùng : cáp quang, vô tuyến băng rộng, thông tin vệ tinh (VINASAT) v.v..., làm nền tảng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, thương mại điện tử, Chính phủ điện tử, dịch vụ công và các lĩnh vực khác.

- Năm 2005, tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước được kết nối bằng cáp quang băng rộng. Năm 2010, xa lộ thông tin quốc gia nối tới tất cả các huyện và nhiều xã trong cả nước bằng cáp quang và các phương thức truyền dẫn băng rộng khác; ít nhất 30% số thuê bao có khả năng truy cập viễn thông và Internet băng rộng.

b) Phát triển mạng lưới bưu chính

- Phát triển bưu chính Việt Nam theo hướng cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá, nhằm đạt trình độ hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực. Tổ chức bưu chính tách khỏi viễn thông, hoạt động độc lập có hiệu quả, cung cấp các dịch vụ đa dạng theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Năm 2010 đạt mức độ phục vụ bình quân dưới 7.000 người dân trên một điểm phục vụ bưu chính - viễn thông, bán kính phục vụ bình quân dưới 3 km. Đạt chỉ tiêu 100% số xã đồng bằng và hầu hết các xã miền núi có báo đến trong ngày.

c) Phát triển các mạng thông tin dùng riêng

- Phát triển các mạng thông tin dùng riêng hiện đại, phù hợp với sự phát triển của mạng công cộng quốc gia; vừa đáp ứng nhu cầu thông tin riêng của các ngành, vừa sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng thông tin của mạng công cộng đã xây dựng.

- Ưu tiên phát triển mạng thông tin dùng riêng hiện đại phục vụ Đảng, Chính phủ, quốc phòng, an ninh; đảm bảo chất lượng phục vụ, yêu cầu bảo mật và an toàn thông tin.

d) Phát triển dịch vụ

- Phát triển nhanh, đa dạng hoá, khai thác có hiệu quả các loại hình dịch vụ trên nền cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia nhằm cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông, Internet với chất lượng cao, an toàn, bảo mật, giá cước thấp hơn hoặc tương đương mức bình quân của các nước trong khu vực, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Đẩy nhanh tốc độ phổ cập các dịch vụ bưu chính, viễn thông, Internet trong cả nước. Bên cạnh các dịch vụ cơ bản cố định, đẩy mạnh phát triển dịch vụ di động, Internet, thương mại điện tử, dịch vụ phục vụ Chính phủ điện tử, dịch vụ công, dịch vụ cộng đồng và các dịch vụ giá trị gia tăng khác.

Năm 2010, mật độ điện thoại bình quân đạt 15 - 18 máy/100 dân; đạt bình quân hơn 60% số hộ gia đình có máy điện thoại, thành thị bình quân 100% số hộ gia đình có máy điện thoại; cung cấp rộng rãi dịch vụ Internet tới các viện nghiên cứu, các trường đại học, trường phổ thông, bệnh viện trong cả nước.

đ) Phát triển thị trường

- Phát huy mọi nguồn nội lực của đất nước kết hợp với hợp tác quốc tế hiệu quả để mở rộng, phát triển thị trường. Tiếp tục xoá bỏ những lĩnh vực độc quyền doanh nghiệp, chuyển mạnh sang thị trường cạnh tranh, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia các hoạt động dịch vụ bưu chính, viễn thông, Internet trong mối quan hệ giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Các doanh nghiệp mới (ngoài doanh nghiệp chủ đạo) đạt khoảng 25-30% vào năm 2005, 40-50% vào năm 2010 thị phần thị trường bưu chính viễn thông và Internet Việt Nam.

- Tích cực khai thác thị trường trong nước, đồng thời vươn ra hoạt động trên thị trường quốc tế. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình đã được cam kết đa phương và song phương.

e) Phát triển khoa học công nghệ

- Cập nhật công nghệ hiện đại, tiên tiến trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia. Các công nghệ được lựa chọn phải mang tính đón đầu, tương thích, phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong tất cả các lĩnh vực : thiết bị, mạng lưới, dịch vụ, công nghiệp, quản lý, nguồn nhân lực ... Làm chủ công nghệ nhập, tiến tới sáng tạo ngày càng nhiều sản phẩm mang công nghệ Việt Nam.

g) Phát triển công nghiệp bưu chính, viễn thông, tin học

- Khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia phát triển công nghiệp bưu chính, viễn thông, tin học; các hình thức đầu tư nước ngoài có chuyển giao công nghệ cao, kể cả hình thức 100% vốn nước ngoài.

- Tăng cường tiếp thụ chuyển giao công nghệ hiện đại; từng bước tiến tới làm chủ công nghệ cả phần cứng và phần mềm, sản xuất các sản phẩm có chất lượng quốc tế. Nâng cao năng lực sản xuất thiết bị trong nước, năm 2005 đáp ứng 60% và năm 2010 đạt 80% nhu cầu sử dụng thiết bị bưu chính, viễn thông và tin học của Việt Nam. Đẩy nhanh tiến trình nâng cao hàm lượng giá trị lao động Việt Nam trong các sản phẩm: năm 2005 đạt 30 - 40%, năm 2010 đạt 60 - 70%. Tăng cường hợp tác trao đổi, tham gia thị trường phân công lao động quốc tế, thực hiện chuyên môn hoá sản xuất một số sản phẩm tại Việt Nam; đẩy mạnh thị trường xuất khẩu ra nước ngoài.

 

- Chú trọng ưu tiên huy động vốn và đầu tư về nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp phần mềm. Năm 2010, doanh số phần mềm phấn đấu đạt trên 30% trong doanh số công nghiệp bưu chính, viễn thông, tin học. Tăng nhanh tỷ trọng phần mềm trong các sản phẩm; từng bước thâm nhập thị trường khu vực và quốc tế thông qua phân công lao động, chuyên môn hoá sản xuất.

h) Phát triển nguồn nhân lực

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn lành nghề, có phẩm chất; làm chủ công nghệ, kỹ thuật hiện đại; vững vàng về quản lý kinh tế.

- Năm 2010, đạt chỉ tiêu về năng suất, chất lượng lao động phục vụ bưu chính, viễn thông Việt Nam ngang bằng trình độ các nước tiên tiến trong khu vực.

4. Các giải pháp chủ yếu

a) Tiếp tục đổi mới chính sách để huy động các nguồn lực trong nước, thu hút nguồn lực nước ngoài

- Đẩy nhanh việc xây dựng Pháp lệnh, Luật Bưu chính-Viễn thông cùng hệ thống các văn bản pháp quy khác tạo điều kiện chuyển mạnh bưu chính, viễn thông sang thị trường cạnh tranh; chủ động thực hiện lộ trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế.

- Nhanh chóng xây dựng và ban hành các chính sách, biện pháp cụ thể thúc đẩy cạnh tranh, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển bưu chính, viễn thông và Internet. Cho phép các doanh nghiệp trong nước có đủ điều kiện tham gia thị trường cung cấp dịch vụ cơ bản, dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ ứng dụng công nghệ tin học trong nước và quốc tế. Mở rộng thị trường cạnh tranh trên cơ sở phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước. Xây dựng các chính sách đảm bảo cho cơ chế thị trường vận hành có hiệu quả; chính sách điều tiết phục vụ kinh doanh, công ích, phổ cập dịch vụ. Sớm xây dựng và công bố lộ trình mở cửa thị trường bưu chính, viễn thông, Internet theo các mốc thời gian cho từng dịch vụ cụ thể.

- Đổi mới chính sách giá cước đảm bảo thiết lập được môi trường cạnh tranh thực sự, tạo động lực để các doanh nghiệp phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm giá thành sản phẩm và dịch vụ. Năm 2001-2002 hầu hết giá cước bưu chính, viễn thông, Internet của Việt Nam thấp hơn hoặc tương đương với mức bình quân của các nước trong khu vực.

- Có những chính sách, biện pháp phù hợp nhằm tận dụng, huy động nguồn lực của các ngành, địa phương tham gia phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; nâng cao năng lực phục vụ cộng đồng; tăng khả năng truy nhập dịch vụ cho người dân trong xã hội.

- Quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên quốc gia như : phổ tần số vô tuyến điện, kho số, mã số; tên vùng, miền; địa chỉ; thương quyền; tạo bình đẳng cho các doanh nghiệp hoạt động.

b) Đổi mới tổ chức, tăng cường và nâng cao hiệu lực bộ máy quản lý nhà nước, hiệu lực các công cụ và chính sách quản lý vĩ mô

- Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước thống nhất về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ; năng lực quản lý phải theo kịp tốc độ phát triển. Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện quản lý nhà nước có hiệu lực, hiệu quả trong môi trường mở cửa cạnh tranh.

- Quản lý theo pháp luật, giảm bớt biện pháp hành chính, tăng cường các biện pháp "hậu kiểm", không can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chú trọng định hướng và dự báo; gắn quy hoạch, kế hoạch với hệ thống cơ chế chính sách và thị trường; đảm bảo phát triển lành mạnh, bình đẳng. Bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, người tiêu dùng và của doanh nghiệp.

- Thiết lập các tiền đề cần thiết cho bưu chính, viễn thông, tin học trong quá trình Việt Nam tham gia AFTA, APEC, thực hiện Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, gia nhập WTO.

c) Tiếp tục đổi mới tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và hoạt động của các doanh nghiệp

- Đổi mới doanh nghiệp theo mục tiêu: "năng suất, chất lượng hiệu quả"; nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tin học. Phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, hình thành các tập đoàn bưu chính, viễn thông, tin học mạnh; tạo thế và lực để hội nhập, cạnh tranh quốc tế thắng lợi.

- Đẩy nhanh sắp xếp lại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông trên cơ sở phân định loại hình: doanh nghiệp do Nhà nước nắm 100% vốn; doanh nghiệp do Nhà nước nắm cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt; doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế - xã hội. Từng bước bãi bỏ chế độ bao cấp chéo, thực hiện hạch toán độc lập, phân định rõ nhiệm vụ công ích và kinh doanh. Thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, tin học theo lộ trình cụ thể.

- Đẩy mạnh quá trình điều chỉnh cơ cấu đầu tư, từng bước tiến hành tách bưu chính hoạt động độc lập với viễn thông.

d) Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn

- Giai đoạn 2001-2020 huy động khoảng 160-180 ngàn tỷ đồng (tương đương 11 - 12 tỷ USD) để đầu tư phát triển bưu chính, viễn thông, tin học. Trong đó giai đoạn 2001-2010 huy động khoảng 60-80 ngàn tỷ đồng (4-6 tỷ USD). Dự kiến vốn huy động trong nước sẽ vào khoảng 60%, vốn nước ngoài 40% tổng số vốn đầu tư.

- Nhà nước có chính sách thương quyền về bưu chính, viễn thông đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này; có chính sách điều tiết phát triển mạng lưới tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Các doanh nghiệp tự huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển mạng lưới và kinh doanh dịch vụ, đồng thời có nghĩa vụ cung cấp dịch vụ phổ cập, dịch vụ công ích theo yêu cầu của Nhà nước.

- Về vốn trong nước: Đẩy mạnh đổi mới doanh nghiệp, điều chỉnh cơ cấu sản xuất, đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả để tăng nhanh khả năng tích lũy bằng nguồn vốn nội sinh, tái đầu tư phát triển. Tăng cường thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong nước; có giải pháp thích hợp để khuyến khích các ngành, địa phương tham gia phát triển bưu chính, viễn thông, tin học; xây dựng quỹ phổ cập dịch vụ phục vụ cho việc phổ cập dịch vụ bưu chính, viễn thông và Internet, đặc biệt cho các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

- Về vốn ngoài nước: Tranh thủ khai thác triệt để các nguồn vốn ngoài nước; khuyến khích các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là đầu tư vào công nghiệp bưu chính, viễn thông, tin học, đầu tư kinh doanh dịch vụ, với các hình thức đầu tư phù hợp với lộ trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của ngành. Dành một phần nguồn vốn ODA để phát triển bưu chính, viễn thông, tin học nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

đ) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế phục vụ phát triển

 

- Tiếp tục chủ động tham gia mọi mặt hoạt động của các tổ chức quốc tế để thu thập, bổ sung kiến thức, kinh nghiệm và đóng góp thiết thực; nâng cao vị thế, uy tín và quyền lợi của Việt Nam trên trường quốc tế.

- Chủ động trong lộ trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Đa dạng hoá các hoạt động hợp tác với nước ngoài để tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài (vốn đầu tư, công nghệ, kỹ thuật, đào tạo đội ngũ...) và tạo sự cạnh tranh về bưu chính, viễn thông, Internet. Tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đứng vững tại thị trường trong nước và mở rộng kinh doanh ra thị trường thế giới và khu vực.

e) Tăng cường xây dựng đội ngũ

- Đào tạo và tái đào tạo đội ngũ hiện có. Đào tạo đón đầu thích hợp với các mục tiêu phát triển; đa dạng hoá các loại hình đào tạo, bồi dưỡng. Hiện đại hoá các trung tâm đào tạo chuyên ngành; nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị; đổi mới giáo trình; cập nhật kiến thức mới. Tiếp tục xây dựng Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông theo hướng tích cực tham gia đào tạo nguồn nhân lực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực.

- Xây dựng chính sách đào tạo phù hợp để có đội ngũ chuyên gia giỏi về kinh tế, kỹ thuật; đội ngũ quản lý kinh doanh giỏi trong môi trường cạnh tranh quốc tế; đặc biệt chú trọng đội ngũ phần mềm viễn thông, tin học.

- Thực hiện chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút tài năng, nguồn chất xám trong và ngoài nước đóng góp cho phát triển bưu chính, viễn thông, tin học.

 

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Tổng cục Bưu điện chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện "Chiến lược phát triển Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020".

2. Trên cơ sở các mục tiêu, định hướng phát triển của Chiến lược này, Tổng cục Bưu điện xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển tổng thể bưu chính, viễn thông và Internet đến năm 2010, các kế hoạch phát triển theo định kỳ 5 năm và hàng năm phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chiến lược; đề xuất những giải pháp cần thiết, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định, tạo điều kiện thực hiện có kết quả Chiến lược này; sơ kết tình hình thực hiện Chiến lược định kỳ 5 năm và tổng kết tình hình thực hiện Chiến lược vào năm kết thúc.

3. Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục Bưu điện thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của Chiến lược; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa phương.

 

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALISTREPUBLICOF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 158/2001/QD-TTg

Hanoi, October 18, 2001

 

DECISION

RATIFYING VIETNAM POST AND TELECOMMUNICATIONS DEVELOPMENT STRATEGY TILL 2010 AND ORIENTATIONS TILL 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;

Pursuant to the August 31, 2001 Resolution No. 10/2001/NQ-CP on the Government’s August 2001 regular meeting;

At the proposal of the General Department of Post and Telecommunications in its Report No.369/TCBD-KTKH of April 10, 2001; after considering opinions of the Ministry of Planning and Investment (Official Dispatch No.2099-BKH/CSHT of April 9, 2001), the Ministry of Science, Technology and Environment (Official Dispatch No.874/BKHCNMT-CN of April 5, 2001), the Ministry of Culture and Information (Official Dispatch No.1164/BVHTT-BC of April 3, 2001), the Ministry of Public Security (Official Dispatch No.453-CV/BCA(V11) of April 11, 2001), the Ministry of Defense (Official Dispatch No.1169/QP of April 27, 2001), the Ministry of Finance (Official Dispatch No.3237-TC/TCDN of April 10, 2001), and the Ministry of Industry (Official Dispatch No.1252/CV-KHDT of April 5, 2001) on "Vietnam post and telecommunications development strategy till 2010 and orientations till 2020",

DECIDES:

Article 1.-To ratify "Vietnam post and telecommunications development strategy till 2010 and orientations till 2020" with the following major contents:

1. Viewpoints

a/ Vietnam post and telecommunications, which, together with informatics and communication, constitute the national information infrastructure, must be a spearhead branch, developing more strongly and being regularly updated with modern technologies and techniques. The development must go in line with the efficient management and exploitation in order to create conditions for the application and promotion of information technology in all domains of the entire society, thus contributing to national socio-economic development and raising the population’s intellectual standards.

b/ To bring into play all resources of the country, create conditions for all economic sectors to participate in post, telecommunications and informatics development in an environment of fair and transparent competition, managed by the State through appropriate mechanisms. To quickly develop, occupy and stand firm on the domestic market while taking initiative in expanding business activities on the international market.

c/ To take initiative in economic integration, ensuring that development goes in parallel with the maintenance of information security and safety, contributing to firmly defending the socialist fatherland of Vietnam.

2. The strategy’s objectives:

a/ To build up and develop the national information infrastructure with modern technologies being on a par with those of the regional advanced countries, which covers the whole nation with high flux, speed and quality, as well as fruitful operation, creating conditions for the entire society to exploit and share information on the background of the already built national information highway; and lays foundation for the application and development of information technology in service of the cause of national industrialization and modernization.

b/ To provide the society and consumers with modern, diversified and abundant post and telecommunications services with prices below or equal to the average prices of the regional countries; to satisfy all demands for information in service of socio-economic development, security and defense. To universalize post, telecommunications and informatics services to all regions and parts of the country with higher and higher service quality. By 2010, the number of telephone sets and Internet users per 100 people shall reach the regional average level.

c/ To build up post and telecommunications in the trend of technological integration into a spearhead economic-technical branch which fruitfully operates and contributes more and more to the national GDP growth, thus creating more jobs for the society.

3. Orientations for development of domains

a/ Development of infrastructure of telecommunications and informatics networks

- To build and develop an advanced, modern, fruitful, safe and reliable infrastructure of the national telecommunications and informatics networks covering the whole country, including deep-lying, remote, border and island areas. To formulate the national information highway of big capacity and with high speed on the basis of integrating telecommunications, informatics and mass media technologies and services. To apply broad band-access methods to each user’s household: optic fiber cables, broad band wireless, VINASAT..., which lay foundation for the application and development of information technologies, electronic commerce, electronic government, public services and other domains.

- By 2005, all provinces and cities throughout the country shall be linked together by broad band- optic fiber cables. By 2010, the national information highway shall link to all districts and many communes in the whole country by optic cables and other broad band transmission modes; at least 30% of the subscribers will be able to access to the broad band telecommunications and Internet.

b/ Development of postal network

- To develop Vietnam post along the direction of mechanization, automation and computerization, aiming to reach the modern level of the regional advanced countries. To separate post from telecommunications so that they will operate independently and fruitfully, provide various services with international standards.

- By 2010, to achieve an average service level of under 7,000 people per one post and telecommunications service-providing place within an average service diameter of under 3 km. To achieve the target of 100% of delta communes and most of mountainous communes receiving daily papers in the day.

c/ Development of exclusive-use information networks

- To develop modern exclusive-use information networks compatible with the development of the national public networks, which, on the one hand meet the branches’ demand for exclusive information and, on the other hand, efficiently use information infrastructure of the already built public networks.

- To give priority to the development of a modern exclusive-use information network in service of the Party, the Government, defense and security; to ensure the service quality and requirements on confidentiality and information safety.

d/ Development of services

- To quickly develop, diversify and efficiently exploit different types of services based on the national information infrastructure, with a view to providing users with high-quality, safe and confidential post, telecommunications and Internet services at the charge rates below or equal to the average level of the regional countries, in service of the cause of socio-economic development, security, defense, national industrialization and modernization.

- To speed up the universalization of postal, telecommunications and Internet services throughout the country. Besides the basic fixed services, to promote the development of mobile services, Internet, e-commerce, services for e-Government, public services, community services and other value-added services.

By 2010, the average telephone density shall reach 15-18 telephones/100 people; more than 60% of households will have telephones on average, which shall be 100% in urban centers; to widely provide Internet services to research institutes, universities, schools and hospitals throughout the country.

e/ Market development

- To bring into play all the country’s internal resources in combination with efficient international cooperation for market expansion and development. To continue eliminating domains where enterprises hold monopoly, strongly shift to the competitive market, create conditions for all economic sectors to participate in postal, telecommunications and Internet services while firmly maintaining the leading role of the State-run economic sector. The new enterprises (besides the leading ones) will hold a share of 25-30% of Vietnam post, telecommunications and Internet market by 2005, and 40-50% by 2010.

- To actively exploit the domestic market while expanding operations to international market. To take initiative in economic integration along the roadmap already committed multilaterally or bilaterally.

f/ Scientific and technological development

- To update modern and advanced technologies in building the national information infrastructure. The selected technologies must be the forerunners, compatible and suitable with the technological integration trend.

- To step up the research and application of scientific and technological achievements in all domains: equipment, networks, services, industries, management, human resources... To master the imported technologies, then proceed to create more and more products with Vietnamese technologies.

g/ Development of post, telecommunications and informatics industries

- To encourage domestic and foreign economic sectors to participate in the development of post, telecommunications and informatics industries; and various forms of foreign investment with the transfer of high technologies, including form of 100% foreign capital.

- To enhance the acceptance of the transferred modern technologies; step by step proceed to master both hardware and software engineering, make products of international quality. To raise the home-made equipment production capacity, thus meeting 60% of Vietnam’s demand for use of post, telecommunications and informatics equipment by 2005 and 80% by 2010. To accelerate the process of raising the value content of Vietnam’s labor in its products to 30-40% by 2005 and 60-70% by 2010. To enhance cooperation and exchange, participating in the international labor distribution market, effect the specialized production of a number of products in Vietnam; to promote the export of products to overseas markets.

- To pay attention to prioritizing the mobilization of capital and investment in human resources for the development of software engineering. By 2010, the software’s turnover is expected to make up over 30% of the total turnover of post, telecommunications and informatics industries. To quickly increase the software’s proportion in products; step by step penetrate into regional and international markets through labor distribution and production specialization.

h/ Development of human resources

- To train and develop skillful and qualified human resources that can master modern technologies and techniques and manage the economy in a sound manner.

- By 2010, to raise the productivity and quality of labor in service of Vietnam post and telecommunications to the level of the regional advanced countries.

4. Major solutions

a/ To continue renewing policies to mobilize domestic resources and attract foreign resources

- To speed up the elaboration of the Post and Telecommunications Ordinance and Law and the formulation of a system of relevant legal documents so as to create conditions for strongly shifting post and telecommunications to the competitive market; to take initiative in effecting the door-opening process and international economic integration.

- To quickly adopt and promulgate specific policies and measures to boost competition, create conditions for all economic sectors to participate in post, telecommunications and Internet development. To permit the qualified domestic enterprises to participate in the market of providing basic services, value-added services and services of applying domestic and international information technology. To expand the competitive market on the basis of bringing into play the leading role of State enterprises. To adopt policies to ensure the effective operation of market mechanism; policies of regulatory character in service of business, public utility and service universalization. To early map out and announce the roadmap of opening post, telecommunications and Internet market according to the time table set for each specific service.

- To renew the charge rate policy so as to ensure the establishment of a really competitive market, create motive force for enterprises to strive to raise the efficiency of their production and business activities and reduce their products and services prices. In 2001-2002, to strive to reduce almost all charge rates of Vietnam post, telecommunications and Internet services to the levels below or equal to the average level of the regional countries.

- To adopt appropriate policies and measures with a view to exploiting and mobilizing resources of all branches and localities participating in development of the national information infrastructure; to raise the capability of servicing the community, and increase the service-accessing possibilities for people in the society.

- To effectively manage national natural resources such as: radio frequency spectrum, number and code storage; zone and domain names and addresses, and commercial rights, thereby creating equality for operations of enterprises.

b/ To renew the organization, enhance and raise the effectiveness, of the State management apparatus, and effectiveness of macro management instruments and policies

- To build up and perfect a uniform State management apparatus for post, telecommunications and information technology, suited to the technological integration trend, ensuring that the management capability be on a par with the growth rate. To speed up the administrative reform and exercise the State management effectively and fruitfully in an open and competitive environment.

- To exercise management according to law, reduce administrative measures, enhance "post-inspection" measures, not to interfere deep into production and business activities of enterprises. To pay attention to the orientation and forecast; associate the planning and plans with the system of mechanisms, policies and market, ensuring the healthy and equal development. To protect the State’s, consumers and enterprises interests.

- To establish necessary premises for post, telecommunications and informatics in the process of participating in AFTA and APEC, implementing Vietnam- US Bilateral Trade Agreement and joining WTO.

c/ To continue renewing the organization and management of production and business and other activities of enterprises

- To renovate enterprises according to the objective of "productivity, quality and efficiency"; to raise the competitiveness of enterprises operating in the fields of post, telecommunications and informatics. To promote the leading role of the State-run economic sector, formulate powerful post, telecommunications and informatics consortiums; to create posture and strength for successful international integration and competition.

- To accelerate the restructuring of enterprises operating in the fields of post and telecommunications, based on classifying them into different categories: enterprises with 100% State-owned capital; enterprises where the State holds dominant or special equities; and enterprises of all socio-economic sectors. To step by step eliminate the cross-subsidy regime, effect independent cost-accounting, clearly determine public-service and business tasks. To equitize post, telecommunications and informatics enterprises according to the specific schedule.

- To accelerate the process of restructuring investment, step by step separate post from telecommunications.

d/ To mobilize and efficiently use capital sources

- In the 2001-2020 period, to mobilize around VND 160-180 trillion (equivalent to USD 11-12 billion) for investment in the development of post, telecommunications and informatics, of which around VND 60-80 trillion (USD 4-6 billion) is to be mobilized in the 2001-2010 period. Of the total investment capital, the mobilized domestic capital is estimated to represent 60% while the foreign capital accounts for remaining 40%.

- The State shall adopt policies on commercial rights towards post and telecommunications for enterprises operating in this field; policies to regulate the network development in rural, mountainous, deep-lying and remote areas. Enterprises shall mobilize by themselves capital sources for investment in network development and service provision, and at the same time, be obliged to provide popularization and public-utility services at the State’s request.

- Regarding the domestic capital: To accelerate the renovation of enterprises, restructure production and investment, create conditions for enterprises to operate efficiently so as to increase their accumulation capability with domestically- arising capital sources and development reinvestment. To enhance the attraction of investment capital from all domestic economic sectors; to apply appropriate solutions to encourage branches and localities to take part in post, telecommunications and informatics development; to set up the service universalization fund for the universalization of post, telecommunications and Internet services, especially in rural, deep-lying and far-flung areas.

- Regarding foreign capital: To take advantage for the full exploitation of foreign capital sources; to encourage foreign direct investment forms, especially the investment in post, telecommunications and informatics industries, investment in service provision and other investment forms suited to the branch’s door-opening process and international economic integration. To set aside part of the ODA capital source for post, telecommunications and informatics development in rural, deep-lying and remote areas.

e/ To promote international cooperation in service of development

- To further take initiative in participating in all operations of international organizations so as to gather, supplement knowledge and experiences and make practical contributions, thereby raising Vietnam’s position, prestige and interests on the international arena.

- To take initiative in the process of opening door for international economic integration. To diversify activities of cooperation with foreign countries in order to take advantage of external resources (investment capital, technologies, techniques, personnel training...) and create competition on post, telecommunications and Internet. To create all conditions for domestic enterprises to stand firm on the domestic market and expand business to international and regional markets.

f/ To enhance the building of a contingent of personnel

- To train and retrain the existing personnel. To train in advance a contingent of personnel compatible with the development objectives; diversify forms of training and fostering. To modernize specialized training centers, upgrade material bases and facilities; renovate textbooks; update new knowledge. To continue building the Post and Telecommunications Technology Institute along the direction of actively participating in the human resource training for post, telecommunications and information technology; to enhance international cooperation in human resource training.

- To adopt appropriate training policies in order to have a contingent of economic and technical experts; and a contingent of excellent business managers in the international competitive environment, paying special attention to the contingent of telecommunications and informatics software experts.

- To implement a rational treatment policy in order to attract talents and gray matter sources from inside and outside the country, to be contributed to the post, telecommunications and informatics development.

Article 2.-Organization of implementation

1. To assign the General Department of Post and Telecommunications to assume the prime responsibility and coordinate with the ministries, branches and Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities in implementing "Vietnam post and telecommunications development strategy till 2010 and orientations till 2020".

2. Based on the development objectives and orientations of this strategy, the General Department of Post and Telecommunications shall elaborate and organize the implementation of an overall planning on post, telecommunications and Internet development till 2010 as well as the five-year and annual development plans in conformity with the national socio-economic development plan; guide, inspect and supervise the implementation of the Strategy; propose necessary solutions to the Prime Minister for decision, thus creating conditions for the fruitful implementation of this strategy; make preliminary review of five-year implementation of the strategy and final review thereof in the conclusion year.

3. The ministries, branches and People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall, according to their respective functions, tasks and powers, have to coordinate with the General Department of Post and Telecommunications in performing tasks and realizing objectives of the Strategy; ensure uniformity and conformity with the implementation of the branch’s and localities socio-economic development plans.

Article 3.-This Decision takes effect 15 days after its signing.

Article 4.-The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.

 

 

PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 158/2001/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất