Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải

thuộc tính Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD

Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Bộ Xây dựng
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư liên tịch
Người ký:Nguyễn Văn Liên; Phạm Khôi Nguyên
Ngày ban hành:18/01/2001
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Từ ngày 15/8/2019, Thông tư liên tịch này sẽ hết hiệu lực bởi Thông tư 01/2019/TT-BXD.

Xem chi tiết Thông tư liên tịch01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD tại đây

tải Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

LIÊN TỊCH BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG -
BỘ XÂY DỰNG SỐ 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD NGÀY 18 THÁNG 1 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
ĐỐI VỚI VIỆC LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM, XÂY DỰNG
VÀ VẬN HÀNH BàI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN

 

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định tại Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 05 năm 1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và của Bộ Xây dựng quy định tại Nghị định số 15/CP ngày 04 tháng 03 năm 1994 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Để đáp ứng nhu cầu bức thiết trong tình hình hiện nay về vấn đề chôn lấp chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp, hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường.

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

 

1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:

1.1. Phạm vi điều chỉnh:

Thông tư này hướng dẫn thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn.

1.2. Các loại chất thải rắn không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này bao gồm: chất thải rắn thuộc danh mục chất thải nguy hại được quy định tại Quy chế quản lý chất thải nguy hại ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ và những loại chất thải rắn nguy hại khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định theo quy định tại Quy chế quản lý chất thải nguy hại.

1.3. Đối tượng áp dụng:

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan Quản lý Nhà nước về đầu tư và xây dựng, và các Cơ quan quản lý nhà nước về Bảo vệ môi trường (sau đây viết tắt là CQQLNNMT); các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài làm công tác dịch vụ môi trường, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn (kể cả các bãi chôn lấp chất thải rắn do các cơ sở sản xuất tự quản lý).

2. Giải thích thuật ngữ:

Trong Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2.1. Bãi chôn lấp chất thải rắn (sau đây viết tắt là BCL): là một diện tích hoặc một khu đất đã được quy hoạch, được lựa chọn, thiết kế, xây dựng để chôn lấp chất thải rắn nhằm giảm tối đa các tác động tiêu cực của BCL tới môi trường.

BCL bao gồm các ô chôn lấp chất thải, vùng đệm và các công trình phụ trợ khác như trạm xử lý nước, khí thải, cung cấp điện, nước và văn phòng điều hành.

2.2. Chất thải rắn (sau đây viết tắt là CTR): là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động ở các đô thị và khu công nghiệp, bao gồm chất thải khu dân cư, chất thải từ các hoạt động thương mại, dịch vụ đô thị, bệnh viện, chất thải công nghiệp, chất thải do hoạt động xây dựng.

2.3. Nước rác: là nước phát sinh do quá trình phân huỷ tự nhiên chất thải rắn, có chứa các chất gây ô nhiễm.

2.4. Khí thải từ ô chôn lấp chất thải: là hỗn hợp khí sinh ra từ ô chôn lấp chất thải do quá trình phân huỷ tự nhiên CTR.

2.5. Vùng đệm: là dải đất bao quanh BCL nhằm mục đích ngăn cách, giảm thiểu tác động xấu của BCL đến môi trường.

2.6. Lớp lót: là các lớp vật liệu được trải trên toàn bộ diện tích đáy và thành bao quanh ô chôn lấp chất thải nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu sự ngấm, thẩm thấu nước rác vào tầng nước ngầm.

2.7. Lớp che phủ: là lớp vật liệu phủ trên toàn bộ BCL trong khi vận hành và khi đóng BCL nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tác động từ ô chôn lấp tới môi trường xung quanh và từ bên ngoài vào ô chôn lấp CTR.

2.8. Hệ thống thu gom khí thải: là hệ thống các công trình, thiết bị thu gom khí thải sinh ra từ BCL nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm không khí và nguy cơ gây cháy, nổ.

2.9. Hệ thống thu gom nước rác: là hệ thống các công trình bao gồm tầng thu gom, đường ống dẫn, mương dẫn để thu gom nước rác về hố tập trung hoặc tới trạm xử lý.

2.10. Hàng rào bảo vệ: là hệ thống tường, rào chắn, vành đai cây xanh hoặc vật cản có chiều cao nhất định bao quanh BCL nhằm hạn chế tác động từ các hoạt động chôn lấp CTR đến môi trường xung quanh.

2.11. Thời gian hoạt động của BCL: là toàn bộ khoảng thời gian từ khi bắt đầu chôn lấp CTR đến khi đóng BCL.

2.12. Đóng BCL: là việc ngừng hoàn toàn hoạt động chôn lấp CTR tại BCL.

2.13. Hệ thống thoát nước mặt và nước mưa là hệ thống thu gom nước mặt và nước mưa dẫn về nơi quy định nhằm ngăn ngừa nước mặt từ bên ngoài xâm nhập vào các ô chôn lấp.

2.14. Chủ đầu tư BCL: là tổ chức, cá nhân người Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân người nước ngoài chịu trách nhiệm quản lý vốn/cung cấp vốn đầu tư xây dựng BCL.

2.15. Chủ vận hành BCL: là tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về quản lý khai thác và sử dụng BCL.

2.16. Tổ chức chuyên môn kiểm tra BCL: là tổ chức có tư cách pháp nhân thực hiện giám sát, kiểm định, lấy mẫu, phân tích các hạng mục và các chỉ tiêu liên quan tới hoạt động của BCL.

 

 

 

 

II. LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM, ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
BàI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN

 

1. Nguyên tắc chung:

Công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, xây dựng BCL phải tuân theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng (gọi tắt là Nghị định 52/CP), Nghị định 12/CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi một số điều của Nghị định số 52/CP (gọi tắt là Nghị định 12/CP), theo các quy định tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư và xây dựng.

Khi phê duyệt dự án đầu tư BCL phải có phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo Phụ lục II, Thông tư 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29/4/1998 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn lập và thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư).

2. Yêu cầu lựa chọn địa điểm BCL

2.1. Địa điểm BCL phải được xác định căn cứ theo quy định xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2.2. Khoảng cách xây dựng từ BCL tới các điểm dân cư, khu đô thị được quy định trong Phụ lục 1 của Thông tư này.

2.3. Việc lựa chọn địa điểm phải căn cứ vào các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, hệ hống hạ tầng kỹ thuật tại khu vực dự kiến xây dựng BCL (quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này).

3. Lựa chọn các mô hình BCL

Tuỳ thuộc vào các đặc tính của từng loại chất thải được chôn lấp và đặc điểm địa hình từng khu vực, có thể lựa chọn các mô hình BCL sau: bãi chôn lấp khô, bãi chôn lấp ướt, bãi chôn lấp hỗn hợp khô-ướt, bãi chôn lấp nổi, bãi chôn lấp chìm, bãi chôn lấp kết hợp chìm nổi và bãi chôn lấp ở các khe núi (được quy định cụ thể tại Phụ lục số 3).

4. Quy mô diện tích BCL:

4.1. Quy mô diện tích BCL được xác định trên cơ sở:

a. Dân số và lượng chất thải hiện tại, tỷ lệ tăng dân số và tăng lượng chất thải trong suốt thời gian vận hành của BCL.

b. Khả năng tăng trưởng kinh tế và định hướng phát triển của đô thị.

4.2. Việc thiết kế BCL phải đảm bảo sao cho tổng chiều dày của bãi kể từ đáy đến đỉnh có thể từ 15 m đến 25 m, tuỳ thuộc vào loại hình BCL và điều kiện cảnh quan xung quanh BCL.

4.3. Tỷ lệ diện tích xây dựng các công trình phụ trợ: đường, đê kè, hệ thống thoát nước, dẫn nước, nhà kho, sân bãi, xưởng, hồ lắng nước rác, hồ xử lý nước, hệ thống hàng rào cây xanh và các công trình phụ trợ khác trong BCL chiếm khoảng 20% tổng diện tích bãi.

Căn cứ vào các đặc điểm trên xác lập quy mô các BCL theo Bảng 2 tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này.

5. Quy trình lựa chọn BCL.

Việc lựa chọn địa điểm BCL được thực hiện theo 4 bước sau:

- Bước 1: Thu thập các tài liệu liên quan đến yêu cầu của BCL, khối lượng chất thải cần chôn lấp và dự kiến trong tương lai. Quy định về mức độ điều tra khi lập dự án xây dựng BCL được quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này.

- Bước 2: Xác định phương án các địa điểm có khả năng để xây dựng BCL. Các vị trí này có thể được xem xét và đề xuất trên cơ sở nghiên cứu phân tích các bản đồ địa hình, địa chất, địa chất thuỷ văn, bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã có, hiện trạng phân bố dân cư. Tổ chức các chuyến khảo sát thực địa.

- Bước 3: So sánh và lựa chọn phương án với các chỉ tiêu của BCL và loại bỏ bớt một số địa điểm dự định. Lựa chọn chính thức, trong bước này so sánh đánh giá chi tiết các địa điểm còn lại trên cơ sở phân tích đánh giá dựa theo các chỉ tiêu: kỹ thuật, kinh tế và xã hội, lựa chọn tối ưu, áp dụng các phương pháp chập bản đồ, tính điểm các chỉ tiêu. Để thực hiện được bước này cần phải có đầy đủ các tài liệu điều tra hiện trạng môi trường, đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tất cả các địa điểm dự định. Từ đó, cho điểm từng yếu tố đối với từng địa điểm và lựa chọn địa điểm thích hợp nhất.

- Bước 4: Sơ phác, mô phỏng phương án địa điểm lựa chọn

Về các công trình xây dựng cơ bản của BCL được quy định tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này.

 

III- VẬN HÀNH BàI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN

 

1. Giai đoạn hoạt động của BCL

1.1. Chất thải được chở đến BCL phải được kiểm tra phân loại (qua trạm cân) và tiến hành chôn lấp ngay, không để quá 24 giờ. Chất thải phải được chôn lấp theo đúng các ô quy định cho từng loại chất thải tương ứng. Đối với các BCL tiếp nhận trên 20.000 tấn (hoặc 50.000 m3) chất thải/năm nhất thiết phải trang bị hệ thống cân điện tử để kiểm soát định lượng chất thải.

1.2. Chủ vận hành BCL phải xác định đúng các loại chất thải được phép chôn lấp khi tiếp nhận vào BCL và phải lập sổ đăng ký theo dõi định kỳ hàng năm theo các đề mục sau:

a. Tên người lái xe vận tải chất thải.

b. Tính chất của chất thải, nếu là bùn sệt phải ghi rõ hàm lượng cặn.

c. Lượng chất thải.

d. Thời gian (ngày, tháng, năm) vận chuyển chất thải.

e. Nguồn phát sinh chất thải, nếu là chất thải công nghiệp thì phải ghi rõ tên nhà máy, xí nghiệp.

Sổ sách ghi chép và các tài liệu có liên quan phải được lưu giữ và bảo quản tại Ban Quản lý BCL trong thời gian vận hành và sau ít nhất là 5 năm kể từ ngày đóng BCL.

1.3. Chất thải phải được chôn lấp thành các lớp riêng rẽ và ngăn cách nhau bằng các lớp đất phủ.

a. Chất thải sau khi được chấp nhận chôn lấp phải được san đều và đầm nén kỹ (bằng máy đầm nén 6 á 8 lần) thành những lớp có chiều dày tối đa 60 cm đảm bảo tỷ trọng chất thải tối thiểu sau đầm nén 0,52 tấn á 0,8 tấn/m3.

b. Phải tiến hành phủ lấp đất trung gian trên bề mặt rác khi rác đã được đầm chặt (theo các lớp) có độ cao tối đa từ 2,0 m - 2,2 m. Chiều dày lớp đất phủ phải đạt 20 cm. Tỷ lệ lớp đất phủ chiếm khoảng 10% á 15% tổng thể tích rác thải và đất phủ.

c. Đất phủ phải có thành phần hạt sét > 30%, đủ ẩm để dễ đầm nén. Lớp đất phủ phải được trải đều khắp và kín lớp chất thải và sau khi đầm nén kỹ thì có bề dày khoảng 15cm á 20 cm.

1.4. Ngoài đất phủ, vật liệu đủ các điều kiện sau đây cũng được sử dụng làm vật liệu phủ trung gian giữa các lớp chất thải:

a. Có hệ số thấm Ê 1 x 10-4cm/s và có ít nhất 20% khối lượng có kích thước Ê 0,08 mm.

b. Có các đặc tính:

- Có khả năng ngăn mùi.

- Không gây cháy, nổ.

- Có khả năng ngăn chặn các loại côn trùng, động vật đào bới.

- Có khả năng ngăn chặn sự phát tán các chất thải là vật liệu nhẹ.

1.5. CTR của các nhà máy nhiệt điện được chôn lấp theo hướng dẫn kỹ thuật chuyên ngành.

1.6. Các ô chôn lấp phải được phun thuốc diệt côn trùng (không được ở dạng dung dịch). Số lần phun sẽ căn cứ vào mức độ phát triển của các loại côn trùng mà phun cho thích hợp nhằm hạn chế tối đa sự phát triển của côn trùng.

1.7. Các phương tiện vận chuyển CTR sau khi đổ chất thải vào BCL cần phải được rửa sạch trước khi ra khỏi phạm vi BCL.

1.8. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải phải thường xuyên hoạt động và được kiểm tra, duy tu, sửa chữa và thau rửa định kỳ đảm bảo công suất thiết kế. Các hố lắng phải được nạo vét bùn và đưa bùn đến khu xử lý thích hợp.

Nước rác không được phép thải trực tiếp ra môi trường nếu hàm lượng các chất ô nhiễm vượt quá các tiêu chuẩn quy định (TCVN).

1.9. Cho phép sử dụng tuần hoàn nước rác nguyên chất từ hệ thống thu gom của BCL, hoặc bùn sệt phát sinh ra từ hệ thống xử lý nước rác trở lại tưới lên BCL để tăng cường quá trình phân huỷ chất thải trong những điều kiện sau:

a. Chiều dầy lớp rác đang chôn lấp phải lớp hơn 4 m.

b. Phải áp dụng kỹ thuật tưới đều trên bề mặt.

c. Không áp dụng cho những vùng của ô chôn lấp khi đã tiến hành phủ lớp cuối cùng.

2. Giai đoạn đóng BCL

2.1. Việc đóng BCL được thực hiện khi:

a. Lượng chất thải đã được chôn lấp trong BCL đã đạt được dung tích lớn nhất như thiết kế kỹ thuật.

b. Chủ vận hành BCL không có khả năng tiếp tục vận hành BCL.

c. Đóng BCL vì các lý do khác.

Trong mọi trường hợp chủ vận hành BCL phải gửi công văn tới CQQLNNMT để thông báo thời gian đóng BCL.

2.2. Trình tự đóng BCL:

a. Lớp đất phủ trên cùng có hàm lượng sét > 30%, đảm bảo độ ẩm tiêu chuẩn và được đầm nén cẩn thận, chiều dày lớn hơn hoặc bằng 60 cm. Độ dốc từ chân đến đỉnh bãi tăng dần từ 3 á 5%, luôn đảm bảo thoát nước tốt và không trượt lở, sụt lún, sau đó cần:

- Phủ lớp đệm bằng đất có thành phần phổ biến là cát dày từ 50 cm á 60 cm.

- Phủ lớp đất trồng (lớp đất thổ nhưỡng) dày từ 20 cm á 30 cm.

- Trồng cỏ và cây xanh.

b. Trong các BCL lớn, cần phải tiến hành song song việc vận hành BCL với việc xây dựng các ô chôn lấp mới, đóng các ô đầy. Vì vậy, các công việc đều phải tuân thủ các quy định cho từng công đoạn nêu trên.

2.3. Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày đóng BCL, chủ vận hành BCL phải báo cáo CQQLNNMT về hiện trạng của BCL. Báo cáo này phải do một tổ chức chuyên môn độc lập về môi trường thực hiện, bao gồm các nội dung sau:

a. Tình trạng hoạt động, hiệu quả và khả năng vận hành của tất cả các công trình trong BCL bao gồm: hệ thống chống thấm của BCL, hệ thống thu gom và xử lý nước rác, hệ thống quản lý nước mặt, nước ngầm, hệ thống thu gom khí thải cũng như toàn bộ hệ thống giám sát chất lượng nước ngầm v.v...

b. Tình hình quan trắc chất lượng nước thải từ BCL ra môi trường, về chất lượng nước ngầm cũng như về phát thải khí thải.

c. Việc tuân thủ những quy định hiện hành của Thông tư này cũng như phục hồi và cải thiện cảnh quan khu vực BCL. Báo cáo phải chỉ rõ các trường hợp không tuân thủ các quy định của Thông tư này và phải nêu các biện pháp khắc phục.

2.4. Sau khi đóng BCL, vẫn không được phép cho người và súc vật vào tự do, đặc biệt trên đỉnh bãi nơi tập trung khí gas. Phải có các biển báo, chỉ dẫn an toàn trong BCL.

3. Quan trắc môi trường BCL

3.1. Quy định chung

Bất kỳ một BCL nào, quy mô lớn hay nhỏ, ở đồng bằng hay miền núi đều phải quan trắc về môi trường và tổ chức theo dõi biến động môi trường.

a. Quan trắc môi trường bao gồm việc quan trắc môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất và hệ sinh thái, môi trường lao động, sức khoẻ cộng đồng khu vực phụ cận.

b. Vị trí các trạm quan trắc cần đặt ở các điểm đặc trưng có thể xác định được các diễn biến của môi trường do ảnh hưởng của bãi chôn lấp tạo nên.

c. Đối với các BCl. cần phải bố trí các trạm quan trắc tự động.

3.2. Các trạm quan trắc môi trường nước

a. Nước mặt:

- Trong mỗi BCL phải bố trí ít nhất 2 trạm quan trắc nước mặt ở dòng chảy nhận nước thải của BCL.

+ Trạm thứ nhất nằm ở thượng lưu cửa xả nước thải của BCL từ 15 m á 20 m.

+ Trạm thứ hai nằm ở hạ lưu cửa xả nước thải của BCL từ 15m á 20 m.

- Nếu trong chu vi 1000 m có các hồ chứa nước phải bố trí thêm một trạm tại hồ chứa nước.

b. Nước ngầm:

- Trạm quan trắc ngầm bố trí theo hướng dòng chảy từ phía thượng lưu đến phía hạ lưu BCL, cần ít nhất là 4 lỗ khoan quan trắc (1 lỗ khoan ở phía thượng lưu và 3 lỗ khoan ở phía Hạ lưu). Quan trắc cả trong đới thông khí và đới bão hoà nước.

- ng với mỗi điểm dân cư quanh BCL bố trí ít nhất một trạm quan trắc (giếng khơi hay lỗ khoan).

c. Nước thải:

Vị trí các trạm quan trắc được bố trí đảm bảo sao cho quan trắc toàn diện chất lượng nước thải ở đầu vào và đầu ra khỏi khu xử lý. Cụ thể là:

- Một trạm đặt tại vị trí trước khi vào hệ thống xử lý.

- Một trạm đặt tại vị trí sau xử lý, trước khi thải ra môi trường xung quanh.

3.5. Chu kỳ quan trắc: Đối với các trạm tự động phải tiến hành quan trắc và cập nhật số liệu hàng ngày. Khi chưa có trạm quan trắc tự động thì tuỳ thuộc vào thời kỳ hoạt động hay đóng bãi mà thiết kế vị trí và tần suất quan trắc cho hợp lý, đảm bảo theo dõi được toàn bộ các diễn biến môi trường do hoạt động của BCL, cụ thể như sau:

a. Đối với thời kỳ vận hành cần quan trắc:

- Lưu lượng (nước mặt, nước thải): 2 tháng/lần.

- Thành phần hoá học: 4 tháng/lần.

b. Đối với thời kỳ đóng BCL:

- Trong năm đầu: 3 tháng/lần

- Từ các năm sau: 2 á 3 lần/năm

Chú ý khi lấy mẫu tại các lỗ khoan quan trắc nước ngầm, trước khi lấy mẫu phải bơm cho nước lưu thông ít nhất 30 phút.

c. Chỉ tiêu phân tích và đối sánh thành phần hoá học:

Theo tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường (TCVN).

d. Có thể mỗi năm vào đầu mùa mưa lấy và phân tích mẫu nước mưa.

3.4. Các trạm quan trắc môi trường không khí

a. Vị trí các trạm quan trắc:

Các trạm theo dõi môi trường không khí được bố trí như sau: Bên trong các công trình và nhà làm việc trong phạm vi của BCL cần bố trí mạng lưới tối thiểu 4 điểm giám sát không khí bên ngoài các công trình và nhà làm việc trong phạm vi của BCL.

b. Chế độ quan trắc (khi chưa có trạm quan trắc tự động): 3 tháng/lần

c. Thông số đo: bụi, tiếng ồn, nhiệt độ, khí phát thải theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN).

3.5. Theo dõi sức khoẻ công nhân viên

Cán bộ công nhân làm việc tại BCL cần phải được theo dõi và kiểm tra sức khoẻ định kỳ, ít nhất là 6 tháng/lần.

3.6. Các vị trí đo (các trạm): các vị trí đo (các trạm) phải cố định, nên có mốc đánh dấu. Đối với trạm quan trắc nước ngầm phải có thiết kế chi tiết, có thể tham khảo sơ đồ (xem Hình vẽ trong phần Phụ lục 7 kèm theo).

3.7. Quan trắc kiểm tra độ dốc, độ sụt lún lớp phủ và thảm thực vật: Khi chưa có trạm quan trắc tự động: 2 lần/năm. Nếu có vấn đề thì phải hiệu chỉnh ngay.

3.8. Chế độ báo cáo: Hàng năm đơn vị quản lý BCL phải có báo cáo về hiện trạng môi trường của bãi cho các CQQLNNMT.

3.9. Tài liệu báo cáo: Ngoài tài liệu các kết quả đo đạc, quan trắc phải có các báo cáo về địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, thuyết minh chi tiết hoạt động các hệ thống thu gom nước, rác, khí, độ dốc...

3.10. Các chi phí: Chi phí cho việc xây dựng, mạng quan trắc môi trường được tính vào giá thành xây dựng và vận hành BCL.

3.11. Thời gian hoạt động: thời gian hoạt động của mạng quan trắc được bắt đầu từ khí BCL bắt đầu vận hành đến khi đóng BCL. Sau khi đóng BCL thì việc lấy mẫu phân tích phải tiếp tục trong vòng 5 năm, nếu chất lượng mẫu phân tích đạt dưới TCVN thì sẽ chấm dứt việc lấy mẫu phân tích và ngừng hoạt động của trạm quan trắc.

3.12. Thiết bị đo và phương pháp đo:

Thiết bị đo và phương pháp đo phải thống nhất, tuỳ theo sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật các trạm đo có thể được trang bị tự động hoá và nối mạng chung với phòng điều hành của bãi.

4. Kiểm tra chất lượng công trình về mặt môi trường.

4.1. Công tác kiểm tra môi trường trong xây dựng, vận hành và đóng BCL phải được tiến hành thường xuyên.

4.2. Trong số các hạng mục phải kiểm tra chất lượng về môi trường cần đặc biệt chú ý kiểm tra các hệ thống chống thấm, hệ thống thu gom và xử lý nước rác, hệ thống thu gom, đánh giá và khử biogas cũng như hệ thống giếng quan trắc nước dưới đất, các trạm quan trắc nước mặt. Công tác kiểm tra phải được tiến hành cả ở hiện trường và trong phòng thí nghiệm, đúng hạng mục và phù hợp với từng thời điểm cần thiết nhằm đảm bảo sao cho những vật liệu và thiết bị sử dụng trong BCL đáp ứng các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường (TCVN).

4.3. Tất cả các vật liệu và thiết bị sử dụng trong việc xây dựng các BCL để chống thấm hoặc để lắp đặt các hệ thống nêu trong Phần II cần phải được cán bộ chuyên môn kiểm tra khách quan để đáp ứng các yêu cầu về môi trường.

4.4. Các cán bộ chuyên môn phụ trách công tác kiểm tra và giám sát chất lượng môi trường phải nộp báo cáo kết quả sau mỗi giai đoạn, hạng mục đầu tư xây dựng nêu trong Phần II cho CQQLNNMT nhằm kịp thời phát hiện những trường hợp vi phạm tiêu chuẩn môi trường trong việc thiết kế, xây dựng, vận hành BCLvà đề ra những biện pháp khắc phục.

4.5. Các trang thiết bị sử dụng để kiểm tra chất lượng môi trường phải đảm bảo quy chuẩn quốc gia và quốc tế.

5. Tái sử dụng diện tích BCL

5.1. Khi quy hoạch sử dụng và thiết kế BCL phải tính đến khả năng tái sử dụng mặt bằng chôn lấp sau khi BCL đóng cửa như: giữ nguyên trạng thái BCL, làm công viên, khu vui chơi giải trí, sân thể thao, bãi đậu xe, hay trồng cây xanh.

5.2. Muốn tái sử dụng BCL phải tiến hành khảo sát, đánh giá các yếu tố môi trường có liên quan, nếu đảm bảo mới tiến hành tái sử dụng.

5.3. Trong suốt thời gian chờ sử dụng lại diện tích BCL, việc xử lý nước rác, khí gas vẫn phải tiếp tục hoạt động bình thường.

5.4. Sau khi đóng BCL vẫn phải tiến hành theo dõi sự biến động của môi trường tại các trạm quan trắc.

5.5. Sau khi đóng BCL phải thành lập lại bản đồ địa hình của khu vực BCL.

5.6. Sau khi đóng BCL phải có báo cáo đầy đủ về quy trình hoạt động của BCL, đề xuất các biện pháp tích cực kiểm soát môi trường trong những năm tiếp theo.

5.7. Làm thủ tục bàn giao cho các cơ quan và đơn vị có thẩm quyền tiếp tục quản lý, sử dụng lại mặt bằng của BCL.

5.8. Khi tái sử dụng phải tiến hành kiểm tra chặt chẽ các lỗ khoan thu hồi khí gas. Khi áp suất của các lỗ khoan khí không còn chênh lệch với áp suất khí quyển và nồng độ khí gas không lớn hơn 5% mới được phép san ủi lại.

 

IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường:

1.1. Chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng, Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức phổ biến hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

1.2. Chỉ đạo Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các việc sau:

a. Tổ chức điều tra khảo sát các điều kiện địa chất thuỷ văn, địa chất công trình và môi trường của khu vực được quy hoạch làm cơ sở cho việc thiết kế xây dựng BCL, theo dõi đôn đốc chủ đầu tư xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường BCL để trình CQQLNNMT có thẩm quyền phê duyệt.

b. Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Giao thông Công chính hướng dẫn thực hiện các quy định, tiêu chuẩn môi trường hiện hành của Việt Nam trong việc thiết kế xây dựng và vận hành BCL.

2. Bộ Xây dựng:

2.1. Chủ trì và phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn lập quy hoạch địa điểm xây dựng cho BCL tại các địa phương, xây dựng ban hành các tiêu chuẩn thiết kế và thi công BCL đảm bảo vệ sinh môi trường.

2.2. Chỉ đạo Sở Xây dựng, Sở Giao thông Công chính phối hợp với Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thực hiện các quy định, tiêu chuẩn môi trường hiện hành của Việt Nam trong việc lựa chọn địa điểm, thiết kế xây dựng và vận hành BCL.

3. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Theo chức năng và quyền hạn của mình chỉ đạo việc tổ chức, thực hiện các quy định tại Thông tư này trong phạm vi địa phương.

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu phát sinh những khó khăn, vướng mắc, các địa phương, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.


PHỤ LỤC 1:

BẢNG 1- KHOẢNG CÁCH THÍCH HỢP KHI LỰA CHỌN
BàI CHÔN LẤP

 

Các công trình

Đặc điểm và quy mô công trình

Khoảng cách tối thiểu từ vành đai công trình tới các bãi chôn lấp (m)

 

 

Bãi chôn lấp nhỏ và vừa

Bãi chôn
lấp lớn

Bãi chôn lấp rất lớn

1

2

3

4

5

Đô thị

Các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ...

3000-5000

5000-15000

15000-30000

Sân bay, các khu công nghiệp, hải cảnh.

Từ quy mô nhỏ đến lớn

1000-2000

2000-3000

3000-5000

Cụm dân cư ở đồng bằng và trung du

³ 15 hộ

 

 

 

 

 

Cuối hướng gió chính

³ 1000

³ 1000

³ 1000

 

Các hướng khác

³ 300

³ 300

³ 300

Cụm dân cư ở miền núi

Theo khe núi (có dòng chảy xuống).

3000.5000

>5000

> 5000

 

Không cùng khe núi

Không quy định

Không quy định

Không quy định

Công trình khai thác nước ngầm

Công suất < 100 m3/ng

50-100

>100

>500

 

Q < 10.000 m3/ng

> 100

> 500

> 1000

 

Q > 10.000 m3/ng

> 500

> 1000

> 5000

 

Lưu ý: Không nên quy hoạch BCL ở những vùng có tầng chứa nước ngầm với trữ lượng lớn, không kể nước ngầm nằm nông hay sâu, những vùng có đá vôi (Karst). Tuy nhiên nếu không có cách lựa chọn nào khác thì bãi chôn lấp phải đảm bảo tất cả các ô rác, các hồ chứa và xử lý nước thải, các kênh dẫn nước thải (kể cả đáy và bờ) đều phải xây dựng lớp chống thấm, hoặc phải gia cố đáy các công trình trên đạt hệ số thấm nhỏ hơn hoặc bằng 1x10-7 cm/s với bề dày không nhỏ hơn 1m và phải có hệ thống thu gom và xử lý nước rác, nước thải.

 

 


PHỤ LỤC 2

LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM BàI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN

 

Khi lựa chọn địa điểm xây dựng BCL, cần phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể của từng vùng, tỉnh hoặc thành phố và phải đảm bảo được sự phát triển bền vững và phải xem xét toàn diện các yếu tố sau:

1. Các yếu tố tự nhiên (môi trường tự nhiên):

- Địa hình.

- Khí hậu.

- Thuỷ văn.

- Yếu tố thuỷ văn.

- Địa chất công trình.

- Yếu tố tài nguyên, khoáng sản.

- Cảnh quan sinh thái.

2. Các yếu tố kinh tế - xã hội:

- Sự phân bố dân cư của khu vực.

- Hiện trạng kinh tế và khả năng tăng trưởng kinh tế.

- Hệ thống quản lý hành chính.

- Di tích lịch sử.

- An ninh và quốc phòng.

3. Các yếu tố về cơ sở hạ tầng:

- Giao thông và các dịch vụ khác.

- Hiện trạng sử dụng đất.

- Phân bố các cơ sở sản xuất công nghiệp, khai khoáng hiện tại và tương lai.

- Hệ thống cấp thoát nước và mạng lưới điện.

4. Khoảng cách thích hợp khi lựa chọn bãi chôn lấp:

Khi lựa chọn vị trí BCL cần phải xác định rõ:

- Khoảng cách từ BCL đến các đô thị.

- Khoảng cách từ bãi chôn lấp đến các cụm dân cư.

- Khoảng cách từ bãi chôn lấp đến các sân bay.

- Khoảng cách từ bãi chôn lấp đến các công trình văn hoá, khu du lịch.

- Khoảng cách từ bãi chôn lấp đến các công trình khai thác nước ngầm.

- Khoảng cách từ rìa bãi chôn lấp đến đường giao thông chính.

Các khoảng cách này được qui định cụ thể trong Bảng 1 tại Phụ lục 1 của Thông tư này.

 


PHỤ LỤC 3

CÁC MÔ HÌNH BàI CHÔN LẤP CHẤT THẢI THƯỜNG
ĐƯỢC SỬ DỤNG

 

1. Bãi chôn lấp khô: là bãi chôn lấp các chất thải thông thường (rác sinh hoạt, rác đường phố và rác công nghiệp).

2. Bãi chôn lấp ướt: là bãi chôn lấp dùng để chôn lấp chất thải dưới dạng bùn nhão.

3. Bãi chôn lấp hỗn hợp khô, ướt: là nơi dùng để chôn lấp chất thải thông thường và cả bùn nhão. Đối với các ô dành để chôn lấp ướt và hỗn hợp bắt buộc phải tăng khả năng hấp thụ nước rác của hệ thống thu nước rác, không để cho nước rác thấm đến nước ngầm.

4. Bãi chôn lấp nổi: là bãi chôn lấp xây nổi trên mặt đất ở những nơi có địa hình bằng phẳng, hoặc không dốc lắm (vùng đồi gò). Chất thải được chất thành đống cao đến 15m. Trong trường hợp này xung quanh bãi phải có các đê và đê phải không thấm để ngăn chặn quan hệ nước rác với nước mặt xung quanh. (Hình 1).

5. Bãi chôn lấp chìm: là loại bãi chìm dưới mặt đất hoặc tận dụng các hồ tự nhiên, moong khai thác cũ, hào, mương, rãnh (Hình 2).

6. Bãi chôn lấp kết hợp chìm nổi: là loại bãi xây dựng nửa chìm, nửa nổi. Chất thải không chỉ được chôn lấp đầy hố mà sau đó tiếp tục được chất đống lên trên. (Hình 3).

7. Bãi chôn lấp ở các khe núi: là loại bãi được hình thành bằng cách tận dụng khe núi ở các vùng núi, đồi cao. (Hình 4).

 

Hình 1 -Bãi chôn lấp nổi

 

Hình 2- Bãi chôn lấp chìm

 

Hình 3- Bãi chôn lấp kết hợp chìm - nổi

Hình 4- Bãi chôn lấp ở các khe núi.

 

PHỤ LỤC 4

BẢNG 2- PHÂN LOẠI QUI MÔ BàI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN

 

STT

Loại bãi

Dân số đô thị hiện tại

Lượng rác

Diện tích bãi

1

Nhỏ

Ê 100.000

20.000 tấn/năm

Ê 10 ha

2

Vừa

100.000 - 300.000

65.000 tấn/năm

10 - 30 ha

3

Lớn

300.000 - 1.000.000

200.000 tấn/năm

30 - 50 ha

4

Rất lớn

³ 1.000.000

> 200.000 tấn/năm

³ 50 ha

 

Lưu ý: Thời gian hoạt động đối với BCL ít nhất là 5 năm; Hiệu quả nhất là từ 25 năm trở lên.


PHỤ LỤC 5

QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU TRA (MỨC ĐỘ ĐIỀU TRA)

 

1. Điều tra về địa hình:

Đối với tất cả các BCL phải tiến hành đo đạc địa hình với tỷ lệ 1: 5000; 1: 2000, ngoài ra phải có bản đồ địa hình khu vực, tỷ lệ ³ 1: 25.000 đối với đồng bằng và ³ 1:50.000 đối với trung du và miền núi. Tất cả các điểm đo địa vật lý, khoan địa chất thuỷ văn, khoan địa chất công trình phải được xác định toạ độ, độ cao và đưa lên bản đồ địa hình.

2. Điều tra về thời tiết, khí hậu:

Phải thu thập tài liệu khí hậu ở các trạm khí tượng gần nhất, các yéu tố cần thu thập bao gồm:

a. Lượng mưa trung bình các tháng năm, lượng mưa ngày lớn nhất, ngày nhỏ nhất.

b. Độ bốc hơi trung bình và lớn nhất trong tháng.

c. Hướng gió và tốc độ gió trong năm.

d. Nhiệt độ trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất trong tháng v.v...

3. Điều tra về thuỷ văn:

Ngoài việc thu thập các tài liệu thuỷ văn khu vực (mạng sông suối, giá trị mực nước trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất, lưu lượng trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất ở các trạm thuỷ văn gần nhất, chế độ thuỷ triều đối với các vùng ảnh hưởng triều), còn phải tiến hành điều tra khảo sát thực địa và phải làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản sau:

a. Mạng lưới sông suối của khu vực và đặc biệt là các dòng chảy chảy qua khu vực BCL (dòng chảy liên tục hoặc tạm thời đối với dòng chảy theo mùa).

b. Quy mô của các dòng chảy: độ rộng, độ sâu, hướng chảy...

c. Lưu vực các dòng chảy: diện tích, độ dốc, khả năng tập trung nước.

d. Lưu lượng dòng chảy, đặc biệt chú ý lưu lượng lũ.

e. Mức nước cao nhất, nhỏ nhất của các dòng chảy.

f. Chất lượng nước.

g. Hiện trạng sử dụng nước.

h. Các ao hồ, kích thước, chất lượng và hiện trạng sử dụng.

i. Biến động mực nước các hồ.

k. Khoảng cách từ BCL đén các hồ, các dòng chảy.

l. Kết quả phân tích một số mẫu nước.

Việc cập nhập các số liệu trên với chuỗi thời gian càng dài càng có giá trị, tối thiểu không nhỏ hơn 5 năm

4. Điều tra về địa chất, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình:

4.1. Mức độ điều tra phải trả lời được các vấn đề cơ bản sau:

a. Diện phân bố của các lớp đất đá trong khu vực BCL, diện tích, bề dày, độ sâu phân bố.

b. Thành phần thạch học của các lớp.

c. Hệ số thấm nước của các lớp.

d. Thành phần hoá học của nước, tính chất cơ lý của các lớp đất, thành phần hạt.

e. Mực nước của các lớp.

f. Vùng xây dựng bãi có các đứt gãy chạy qua không? Quy mô, tính chất của đứt gãy.

g. Mức độ động đất.

h. Khả năng trữ và chất lượng đất phục vụ việc phủ và đóng cửa bãi chôn lấp.

Độ sâu nghiên cứu đối với vùng trung du phải tới chiều sâu đá gốc, ở đồng bằng phải hết độ sâu tầng chứa nước trên cùng và ở một số vùng như ở Hà Nội phải đến độ sâu của tầng chứa nước chủ yếu đang khai thác.

4.2 Để thực hiện được các yêu cầu trên phải:

a. Tiến hành đo địa vật lý để xác định đứt gãy.

b. Khoan và thí nghiệm ít nhất một lỗ khoan địa chất thuỷ văn. Độ sâu lỗ khoan địa chất thuỷ văn phải vào tầng chứa nước có ý nghĩa cấp nước. Ví dụ lỗ khoan có thể bố trí ngoài diện tích bãi chôn lấp đến 50 m (sau này nếu cần có thể sử dụng làm lỗ khoan cấp nước cho bãi chôn lấp hoặc để làm trạm quan trắc nước ngầm).

c. Hiện trạng khai thác sử dụng nước ngầm của khu vực.

d. Địa chất công trình: mạng lưới khoan các lỗ khoan địa chất công trình có thể 30m x 30m đến 50m x 50 m tuỳ theo bãi lớn hay nhỏ.

- Chiều sâu các lỗ khoan địa chất công trình Ê 15m.

- Số mẫu lấy trong mỗi lớp ít nhất là 1 mẫu.

- Chỉ tiêu phân tích: hệ số thấm, thành phần hạt, tính chất cơ lý của đất đá.

- Tất cả các lỗ khoan phải đo mực nước.

- Sau khi kết thúc công tác khảo sát, các lỗ khoan cần được lấp đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, tuyệt đối không để nước thấm rỉ xuống dưới và chỉ để lại các lỗ khoan dùng để quan trắc (đo mực nước, lấy mẫu phân tích...).

- Phân tích hoá học một số mẫu đất (mỗi lớp tối thiểu 1 mẫu).

5. Điều tra hệ sinh thái khu vực:

a. Hệ thực vật, động vật chủ yéu và ý nghĩa kinh tế của nó.

b. Hệ thuỷ sinh.

c. Các loài thực vật và động vật quý hiếm có trong sách đỏ của khu vực BCL và vùng phụ cận.

6. Điều tra về tình hình kinh tế - xã hội:

a. Hiện trạng sử dụng đất, đặc biệt khu dự kiến chọn BCL: năng suất sản xuất, giá trị kinh tế hiện tại.

b. Cơ sở hạ tầng quanh BCL (giao thông, điện nước...).

c. Cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

d. Các khu dân cư gần nhất (số dân, tỷ lệ sinh sản, bệnh tật hiện tại... phong tục tập quán).

e. Các khu du lịch, di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh và các yếu tố khác.


PHỤ LỤC 6

BẢNG 3- CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN
TRONG BàI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN

 

Số TT

Công trình

Đồng bằng

Trung du

Miền núi

 

 

Nhỏ, vừa

Lớn

Rất lớn

Nhỏ, vừa

Lớn

Rất lớn

Nhỏ, vừa

Lớn

Rất lớn

1

Ô rác

x

x

x

x

x

x

x

x

x

2

Sân phơi bùn, ô chứa bùn

x

x

x

x

x

x

x

x

x

3

Hệ thống thu gom, xử lý nước rác.

x

x

x

x

x

x

x

x

x

4

Thu và xử lý khí gas

x

x

x

x

x

x

x

x

x

5

Hệ thống thoát và ngân dòng mặt

x

x

x

x

x

x

x

x

x

6

Hệ thống hàng rào

x

x

x

x

x

x

x

x

x

7

Vành đai cây xanh có tán

x

x

x

x

x

x

x

x

x

8

Hệ thống biển báo

x

x

x

x

x

x

x

x

x

9

Hệ thống quan trắc môi trường

x

x

x

x

x

x

x

x

x

10

Hệ thống điện, cấp thoát nước

 

x

x

 

x

x

 

x

x

11

Trạm cân

 

x

x

 

x

x

 

x

x

12

Trạm kiểm tra CTR

 

x

x

 

x

x

 

x

x

13

Trạm vệ sinh xe máy.

 

x

x

 

x

x

 

x

x

14

Hệ thống điều hành

 

x

x

 

x

x

 

x

x

15

Văn phòng làm việc

 

x

x

 

x

x

 

x

x

16

Khu vực chứa chất phủ

x

x

x

 

x

x

 

x

x

17

Khu vực chứa phế liệu thu hồi

x

x

x

x

x

x

x

x

x

18

Kho chứa các chất diệt côn trùng

 

x

x

 

x

x

 

x

x

19

Trạm sửa chữa, bảo dưỡng

 

x

x

x

x

x

x

x

x

20

Lán để xe máy

x

x

x

x

x

x

x

x

x

21

Trạm thí nghiệm

 

x

x

 

 

x

 

 

x

 

 


CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN, CHỦ YẾU
TRONG BàI CHÔN LẤP

 

1. Các ô chôn lấp bao gồm một số dạng như sau:

1.1. Các ô chôn lấp CTR thông thường.

a. Các ô chôn lấp là nơi chứa và chôn chất thải. Đối với các BCL có quy mô lớn và rất lớn, có thể chia thành các ô chôn lấp CTR thông thường và một số ô chôn lấp chất thải nguy hại khi được phép của CQQLNMT. Trong mỗi BCL thường thiết kế số ô chôn lấp phù hợp với công suất của BCL và các điều kiện thực tế của từng địa phương.

b. Kích thước các ô chôn lấp nên thiết kế sao cho mỗi ô vận hành không quá 3 năm phải đóng cửa và chuyển sang ô chôn lấp mới.

c. Các ô nên được ngăn cách với nhau bởi các con đê và trồng cây xanh để hạn chế ô nhiễm và tạo cảnh quản môi trường.

d. Nền và vách của ô chôn lấp phải có hệ số thấm nhỏ và có khả năng chịu tải lớn, có thể là nền và vách tự nhiên hoặc nhân tạo. Nền và vách tự nhiên đáy ô chôn lấp phải đảm bảo có các lớp đất có hệ số thấm của đất Ê 1 x 10-7 cm/s và bề dày trên 1m. Nếu lớp đất tự nhiên có hệ số thấm nước > 1x 10-7 cm/s và bề dầy không nhỏ hơn 60 cm. Nền và vách thấm của các ô trong bãi chôn lấp cần phải lót đáy bởi lớp chống thấm bằng lớp màng tổng hợp chống thấm có chiều dày ít nhất 1,5 mm. Đỉnh của vách ngăn tối thiểu phải đạt bằng mặt đất và đáy của nó phải xuyên vào lớp sét ở đáy bãi, ít nhất là 60 cm.

e. Đáy ô chôn lấp phải có sức chịu tải > 1kg/cm2 để thuận tiện cho việc thi công cơ giới. Độ dốc đáy ô không nhỏ hơn 2%. Tại các điểm gần rãnh thu nước rác thì độ dốc không nhỏ hơn 5%.

f. Đáy các ô chôn lấp phải có hệ thống thu gom nước rác.

1.2. Ô chôn lấp chất thải dạng bùn: Yêu cầu tương tự như đối với ô chôn lấp chất thải thông thường, tuy nhiên ô chôn lấp chất thải dạng bùn cần bêtông hoá và láng xi măng kỹ hoặc cấu tạo các lớp lót đáy kép, có 2 lớp và thêm 1 lớp màng tổng hợp chống thấm HDPE (hoặc các vật liệu có tính chất và chất lượng tương đương) dầy ít nhất 1,5mm để hoàn toàn không thấm và thuận tiện cho việc thi công cơ giới. Khoảng cách các rãnh và các hố thu nước rác phải đảm bảo thu hồi hết nước rác trong ô. Bùn trước khi đổ vào các ô chôn lấp cần được phơi khô và ép nén.

1.3. Khi tận dụng moong, mỏ khai thác đá, khai thác quặng (đã qua sử dụng) dùng làm ô chôn lấp cần phải tuân theo những điều kiện sau đây:

a. Trường hợp moong hoặc mỏ có cao trình đáy nằm ở vị trí cao hơn so với mực nước ngầm, nếu lưu lượng nước thấm bình quân trong ngày (tính trung bình của một năm quan trắc liên tục) nhỏ hơn 1,5 x 10-3 m3 nước/m2 thì không cần thực hiện các biện pháp chống thấm cho đáy và thành ô chôn lấp. Nếu lưu lượng nước bình quân ngày thấm vào lớn hơn 1,5 x 10-3 m3 nước/m2 thì phải thực hiện các biện pháp chống thấm như đã quy định tại Phụ lục này.

b. Trường hợp moong hoặc mỏ có cao trình đáy nằm ở vị trí thấp hơn so với mực nước ngầm thì phải thực hiện các biện pháp chống thấm như đã quy định tại Phụ lục này.

2. Hệ thống thu gom và xử lý nước rác, nước thải của BCL:

2.1. Tất cả các BCL đều phải thu gom và xử lý nước rác, nước thải (nước thải sinh hoạt, nước thải thau rửa các phương tiện vận chuyển, thí nghiệm và các loại nước thải khác). Nước rác và nước thải sau khi xử lý phải đạt Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường (TCVN).

2.2. Hệ thống thu gom nước rác, nước thải bao gồm: các rãnh, ống dẫn và hố thu nước rác, nước thải được bố trí hợp lý đảm bảo thu gom toàn bộ nước rác, nước thải về trạm xử lý. Hệ thống thu gom này bao gồm:

a. Tầng thu gom nước rác được đặt ở đáy và thành ô chôn lấp và nằm trên tầng chống thấm của đáy ô chôn lấp hoặc trên màng tổng hợp chống thấm tuỳ theo từng trường hợp. Tầng thu gom nước rác phải có chiều dày ít nhất 50 cm với những đặc tính như sau:

- Có ít nhất 5% khối lượng hạt có kích thước Ê 0,075 mm.

- Có hệ số thấm tối thiểu bằng 1 x 10-2 cm/s.

b. Mạng lưới ống thu gom nước rác được đặt ở bên trong tầng thu gom nước rác (như đã mô tả ở trên) phủ lên toàn bộ đáy ô chôn lấp. Mạng lưới đường ống thu gom nước rác này phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Có thành bên trong nhẵn và có đường kính tối thiểu 150 mm

- Có độ dốc tối thiểu 1%.

c. Lớp lọc bao quanh đường ống thu gom nước rác, nước thải bao gồm: một lớp đất có độ hạt ít nhất 5% khối lượng là hạt có đường kính 0,075 mm hoặc một màng lọc tổng hợp có hiệu quả lọc tương đương để ngăn sự di chuyển các hạt quá mịn xuống hệ thống thu gom sao cho nước rác tự chảy xuống hệ thống thu gom.

2.3. Hệ thống thu gom nước rác, nước thải phải được thiết kế và lắp đặt sao cho hạn chế tới mức thấp nhất khả năng tích tụ nước rác ở đáy ô chôn lấp. Vật liệu được lựa chọn để xây dựng hệ thống thu gom nước rác phải đảm bảo đủ độ bền cả về tính chất hoá học và cơ học trong suốt thời gian vận hành và sử dụng BCL.

2.4. Hệ thống thu gom và xử lý nước rác và nước thải đều phải xử lý chống thấm ở đáy và bên thành đảm bảo không có nước rác và nước thải thấm vào nước ngầm và nước mặt.

2.5. Phương pháp và công nghệ xử lý nước rác và nước thải tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng BCL mà áp dụng cho phù hợp, yêu cầu nước rác và nước thải sau khi xử lý và thải ra môi trường xung quanh phải đạt tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường (TCVN).

3. Thu gom và xử lý khí thải.

3.1. Để đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường, tất cả các BCL phải có hệ thống thu hồi và xử lý khí gas. Tuỳ theo lượng khí sản sinh có thể sử dụng khí gas vào mục đích dân sinh hoặc tiêu huỷ bằng phương pháp đốt, không được để khí thoát tự nhiên ra môi trường xung quanh.

3.2. Thu hồi khí gas thường bằng hệ thống thoát khí bị động (đối với BCL loại nhỏ) hoặc hệ thống thu khí gas chủ động bằng các giếng khoan thẳng đứng (đối với các loại BCLvừa và lớn).

3.3. Vị trí các giếng khoan nên đặt ở đỉnh các ụ chất thải.

Độ sâu lỗ khoan tối thiểu phải khoan sâu vào lớp chất thải (dưới lớp phủ bãi) 1m - 1,5m. Khoảng cách các lỗ khoan thu khí thường từ 50m-70m và bố trí theo hình tam giác đều.

Xung quanh lỗ khoan thu hồi khí gas phải được lèn kỹ bằng sét dẻo và ximăng.

3.6. Xung quanh khu vực thu gom và xử lý khí thải phải có rào chắn hoặc biển báo "Không nhiệm vụ miễn vào".

4. Hệ thống thoát nước mặt và nước mưa.

Tuỳ theo địa hình BCL mà hệ thống thoát nước mặt và nước mưa có khác nhau.

4.1. Đối với các BCL xây dựng ở miền núi và trung du có thể phải dùng các kênh mương để thu nước, ngăn nước từ các sườn dốc đổ vào BCL. Kênh này cũng làm nhiệm vụ thoát nước mưa trong BCL.

Quy mô (kích thước kênh mương) được thiết kế trên cơ sở khả năng nước từ các sườn dỗc xung quanh đổ vào bãi và từ bãi ra. những vị trí dòng lũ mạnh phải tiến hành kè đá để tránh nước phía bờ kênh đổ vào BCL.

4.2.đồng bằng có thể sử dụng hệ thống đê (không thấm) bao quanh BCL nhằm ngăn cách BCL với xung quanh. Đê phải có độ cao lớn hơn mực nước lũ 2m-3m, mặt đê rộng 3m-4m có rào và trồng cây. Có hệ thống thu gom nước mưa riêng và đổ ra các kênh thoát nước mưa của khu vực.

5. Hàng rào và vành đai cây xanh: Đối với BCL nhất thiết phải có hàng rào quanh bãi.

5.1. Hàng rào giai đoạn đầu nên sử dụng rào kẽm gai có kết hợp trồng cầy xanh loại mọc nhanh, rễ chùm (nên sử dụng loại cây ô rô) hoặc xây tường.

5.2. Trồng cây xanh xung quanh BCT.

a. Nên lựa chọn loại cây có tán rộng, không rụng lá, xanh quanh năm. Chiều cao của cây tính toán tối thiểu thường bằng chiều cao của BCL.

b. Cây xanh cần được trồng ở các khoảng đất chưa được sử dụng và đất trồng ở khu vực nhà kho và công trình phụ trợ.

c. Cây xanh còn được trồng dọc hai bên đường dẫn từ đường giao thông chính vào BCL.

6. Hệ thống giao thông: Hệ thống giao thông phải đáp ứng yêu cầu để các loại xe và máy móc hoạt động thuận lợi trong suốt quá trình vận hành BCL.

6.1. Đường vào BCL:

a. Cấp đường được thiết kế xây dựng trên cơ sở tính toán lưu lượng xe chạy, tải trọng xe, tốc độ theo quy phạm thiết kế đường bộ của Bộ Giao thông vận tải; mặt đường phải rộng để hai làn xe chạy với tốc độ 60-80km/h, áo đường phải tốt đạt cường độ 5-7kg/cm2, thoát nước tốt.

b. Có vạch phân cách cho xe, người đi bộ và xe thô sơ.

c. Có rãnh thoát nước (nếu ở miền núi và trung du).

d. Không cho phép xây dựng nhà cửa hai bên đường.

e. Trồng cây hai bên đường.

6.2. Đường trong BCL:

a. Phải thuận tiện, đủ rộng để các loại xe và máy móc hoạt động thuận lợi.

b. Đối với các BCL lớn và rất lớn phải có các đường vĩnh cửu, bán vính cửu, đều phải trải nhựa hoặc bêtông.

c. Các đường bán vính cửu, đường tạm bố trí chủ yếu xe chạy một chiều. Xe vào đổ rác xong đi ra đường khác, qua bãi vệ sinh (rửa) xe và theo cửa khác ra ngoài BCL nhằm tránh ùn tắc và giảm bụi.

d. Đường tạm chỉ làm cho xe vào đổ rác; các đường tạm phải có chỗ quay xe dễ dàng.

7. Hệ thống cấp nước: Đối với các BCL lớn và rất lớn phải có hệ thống cấp nước để phục vụ sinh hoạt cho cán bộ, công nhân viên và sản xuất.

7.1. Hệ thống cấp nước có thể độc lập, hoặc đầu tư hệ thống cấp nước chung của đô thị.

7.2. Trong trường hợp cấp nước độc lập tốt nhất nên sử dụng nước ngầm từ lỗ khoan và phải có hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn cấp nước cho ăn uống sinh hoạt.

7.3. Nước cho sản xuất (rửa xe, tưới đường, rửa sân bãi) được lấy từ kênh thoát nước mưa (hoặc hồ sinh học sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn) không dùng nước cấp cho sinh hoạt để làm vệ sinh xe, bãi.

 

 

PHỤ LỤC 7

SƠ ĐỒ LỖ KHOAN QUAN TRẮC NƯỚC NGẦM

ơ Nắp bảo vệ

ư Bệ xi măng

đ Sét chèn ống

¯ Đất thấm kém

° Tầng chứa nước

± ng lọc

² ng lắng

³ ng chống

´ Lớp lọc ngược

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF SCIENCE, TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT - THE MINISTRY OF CONSTRUCTION
------

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
-------------

No: 01/2001/TTLT/BKHCNMT-BXD

Hanoi, January 18, 2001

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE REGULATIONS ON ENVIRONMENTAL PROTECTION FOR THE SELECTION OF LOCATION FOR, THE CONSTRUCTION AND OPERATION OF, SOLID WASTE BURIAL SITES

In implementation of the functions and tasks of the Ministry of Science, Technology and Environment defined in the Government’s Decree No. 22/CP of May 22, 1993 on the tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Science, Technology and Environment, and of the Ministry of Construction in the Government’s Decree No. 15/CP of March 4, 1994 on the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Construction;

In order to meet the current urgent demand for the burial of urban and industrial zone solid wastes, to control pollution and protect environment,

The Ministry of Science, Technology and Environment and the Ministry of Construction hereby jointly guide the regulations on environmental protection regarding the selection of location for, the construction and operation of solid waste burial sites as follows:

 

I. GENERAL PROVISIONS

1. Regulation scope and application objects:

1.1. Regulation scope:

This Circular guides the implementation of the regulations on environmental protection in selecting locations for, building and operating solid waste burial sites.

1.2. The solid wastes not covered by this Circular shall include the solid wastes on the list of hazardous wastes specified in the Regulation on management of hazardous wastes, promulgated together with Decision No. 155/1999/QD-TTg of July 16, 1999 of the Prime Minister and other kinds of hazardous solid waste decided by competent State bodies according to the provisions of the Regulation on management of hazardous wastes.

1.3. Application objects:

This Circular shall apply to agencies exercising the State management over investment and construction; agencies exercising the State management over environmental protection; domestic and foreign organizations and individuals providing services on environment, construction and operation of solid waste burial sites (including solid waste burial sites managed by production establishments themselves).

2. Term interpretation:

In this Circular, the following terms shall be construed as follows:

2.1. Solid waste burial site (hereinafter abbreviated to BS) means a land area or plot, which has already been planned, selected, designed and constructed for burial of solid wastes in order to minimize the negative impacts of BS on the environment.

A BS is composed of waste burial squares, buffer zone and other support works such as waste water and/or gas treatment stations, power and water supply stations, the executive office.

2.2. Solid wastes (hereinafter abbreviated to SW) mean the solid wastes arising from daily-life activities in urban areas and industrial zones, which include wastes from population quarters, wastes from trade activities, urban services, hospitals, industrial wastes, wastes from construction activities.

2.3. Garbage water means that coming from the process of natural disintegration of SW and containing polluting substances.

2.4. Gas discharged from waste burial squares means the gaseous mixture generated from waste burial squares due to the process of natural disintegration of SW.

2.5. The buffer zone means a stretch of land surrounding a BS for the purpose of preventing and minimizing the adverse impact of the BS on the environment.

2.6. Lining layers mean layers of materials spread on the entire bottom areas and surrounding walls of the waste burial squares in order to prevent and minimize the penetration of garbage water into underground water streams.

2.7. Covering layers mean layers of materials that cover the entire BSs while operating and closing the BSs with a view to preventing and minimizing the impacts from the burial squares on the surrounding environment and from the outside on the BS squares.

2.8. Waste gas-collecting system means a system of works and equipment for gathering waste gases generated from the BSs in order to prevent, minimize air pollution as well as fire and explosion dangers.

2.9. Garbage water-collecting system means a system of works including gathering layers, conduits, canals to gather garbage water into concentrated holes or treatment stations.

2.10. Protecting fences mean a system of walls, shielding fences, green belts or barriers with given heights, which surround BSs with a view to limiting the impacts of the solid waste burial activities on the surrounding environment.

2.11. The operation duration of a BS means the entire duration from the time the SW burial starts to the time the BS is closed.

2.12. BS closure means the complete cessation of SW burial activities at the BS.

2.13. Surface water and rain water drainage systems mean the systems to gather and conduct surface and rain water to designated places in order to prevent the outside surface water from penetrating into burial squares.

2.14. BS investors mean Vietnamese or foreign organizations and/or individuals that have the responsibility to manage/ provide investment capital for the construction of BSs.

2.15. BS operators mean Vietnamese or foreign organizations and/or individuals that take responsibility before the investors for the management of operation and use of BSs.

2.16. Specialized BS inspection organizations are those with the legal person status, which supervise, inspect, sample and analyze items and indexes related to the operation of BSs.

II. LOCATION SELECTION, INVESTMENT AND CONSTRUCTION OF SOLID WASTE BURIAL SITES

1. General principles:

The work of investment preparation and execution as well as BS construction must comply with the Government’s Decree No.52/1999/ND-CP of July 8, 1999, promulgating the Regulation on investment and construction management (called Decree 52/CP for short), Decree No.12/2000/ND-CP of May 5, 2000 amending a number of articles of Decree 52/CP (called Decree 12/CP for short), with the provisions of this Circular and legal documents on investment and construction.

When an investment project for BS is approved, there must be the approval of the report on assessment of environmental impacts (according to Appendix II, to Circular 490/1998/TT-BKHCNMT of April 29, 1998 of the Ministry of Science, Technology and Environment guiding the making and evaluation of environmental impact assessment reports for investment projects).

2. Requirements on selection of BS location.

2.1. The BS locations must be determined on the basis of construction planning already approved by the competent State management bodies.

2.2. The distance from the constructed BS to population quarters, urban centers is stipulated in Appendix 1 to this Circular.

2.3. The location selection must be based on the natural, economic and social factors as well as the technical infrastructure systems in the areas planned for the BS construction (stipulated in Appendix 2 to this Circular).

3. Selection of BS models

Depending on the characteristics of each kind of waste to be buried and the topographic characteristics of each region, the following BS models can be selected: dry burial site, wet burial site, dry-wet mixed burial site, above-ground burial site, underground burial site, above-ground- cum underground burial site and mountain-creek burial site (specified in Appendix No.3).

4. BS sizes:

4.1. The BS sizes are determined on the basis of:

a/ Population and current waste volume, the rates of population growth and waste volume increase throughout the operation duration of the BS.

b/ The economic growth possibility and urban development orientations.

4.2. The BS design must ensure that the total depth of the site from its bottom to its top may reach between 15 m to 25m, depending on the BS type and the conditions of the landscapes surrounding the BS.

4.3. The area for the construction of support works: roads, embankment, water drainage and conducting systems, warehouses, yards, workshops, garbage water deposit reservoir, water treatment reservoir, green tree fence systems and other support works in a BS accounts for about 20% of the total area of the site.

Based on the above characteristics, the BS sizes shall be determined according to Table 2 in Appendix 4 to this Circular.

5. The BS selection process.

The selection of BS location is carried out through 4 steps:

- Step 1: Gathering materials related to the BS’s requirements, the volume of SW to be buried and future projection. The stipulations on investigation extent upon the elaboration of BS construction projects are prescribed in Appendix 5 to this Circular.

- Step 2: Determining the plan on possible locations for BS construction. These locations may be considered and proposed on the basis of studying and analyzing the topographical, geological, hydro-geological maps, the maps on the current state of available land use, current population distribution state. Conducting field surveys.

- Step 3: Comparing and selecting plans with the BS norms and dropping a number of planned locations. Making official selection. At this step, comparison and evaluation of details of the remaining locations shall be made on the basis of analyzing and evaluating the technical, economic and social norms, the optimum option, applying methods of grafting maps and giving points to norms. To carry out this step, there must be enough materials on the investigation of the current environmental state, natural, economic and social characteristics of all planned locations; thereby to give points to each factor for each location and select the most appropriate location.

- Step 4: Outlining and reproducing selected location plan.

The BS’s capital construction works are prescribed in Appendix 6 to this Circular.

III. OPERATING SOLID WASTE BURIAL SITES

1. The stage of operation of BSs.

1.1. Wastes transported to the BSs must be checked and classified (through weighing stations) and buried immediately within 24 hours. Wastes must be buried strictly according to squares prescribed for each type of corresponding waste. For BSs receiving more than 20,000 tons (or 50,000 m3) of wastes per year, they must be equipped with electronic weighing systems in order to control waste quantity.

1.2. The operators of BSs must determine correctly types of waste permitted for burial when admitting them into the BSs and open books for annual monitoring with the following subjects:

a/ Names of drivers of waste carrying trucks.

b/ The nature of waste, if it is thick mud, the sediment content must be clearly inscribed.

c/ Waste volume.

d/ Time (day, month, year) of transporting the waste.

e/ Sources of waste; if it is industrial waste, the names of factories or enterprises must be clearly inscribed.

The recording books and relevant documents must be kept and preserved at the BS Management Boards during the operation and for at least 5 years after the closure of the BSs.

1.3. Wastes must be buried in layers separated from each other with layers of soil.

a/ Wastes, after being admitted for burial, must be leveled out and carefully stamped (with mechanical stamper 6 ¸ 8 times) into layers of the maximum thickness of 60 cm, ensuring the minimum percentage of stamped wastes of 0.52 ton ¸ 0.8 ton/m3.

b/ Intermediary soil layer must be covered on garbage surface after the garbage was tightly stamped (into layers) with the maximum height of 2.0m - 2.2m. The thickness of the covering soil layer must reach 20 cm. The covering soil layer makes up about 10% ¸ 15% of the total garbage and soil coverage volume.

c/ The covering soil must contain > 30% clay grain, being wet enough for easy stamping. The covering soil layer must be evenly and fully spread over the waste layer and, after being carefully stamped and pressed, have the thickness of about 15 cm ¸ 20 cm.

1.4. Besides covering soil, materials which satisfy the following conditions may also be used as intermediary covering materials between waste layers:

a/ Having the permeability of £ 1 x 10-4 cm/s and at least 20% of the volume sized £ 0.08 mm.

b/ Having the characteristics of:

- Being capable of preventing odors.

- Not causing fire, explosion.

- Being capable of preventing assorted insects, burrowers.

- Being capable of preventing the dispersal of wastes being light materials.

1.5. The SW of thermo-power plants shall be buried under the specialized technical guidance.

1.6. The burial squares must be sprayed with insecticides (not in solution form). The number of sprays shall depend on the level of development of assorted insects so as to make appropriate number of spray aiming to limit to the utmost the development of insects.

1.7. SW transport means, after dumping wastes into the BSs, must be cleaned before moving out of the BS areas.

1.8. The waste water-gathering and-treating systems must operate regularly and be periodically inspected, maintained, repaired and cleaned in order to ensure their designed capacities. The sediment holes must be dredged and the mud therefrom must be carried to appropriate treatment areas.

The garbage water must not be discharged directly into the environment if the percentage of polluting substances exceeds the prescribed standards (Vietnamese standards).

1.9. Pure garbage water from the gathering systems of BSs or thick mud from the garbage water treatment systems are allowed to be used for watering on BSs in order to accelerate the process of waste disintegration under the following conditions:

a/ The thickness of the being buried-garbage layer must exceed 4 m.

b/ The technique of watering evenly on the surface must be applied.

c/ This shall not apply to areas of the burial squares, which have been covered with the final layer.

2. The stage of BS closure

2.1. The BS closure shall be effected when:

a/ The volume of waste buried in the BS has reached the largest capacity according to the technical design.

b/ The operator of the BS is incapable of continuing to operate the BS.

c/ The BS is close for other reasons.

In all circumstances, the BS operators must send official dispatches to the State management bodies in charge of environment, informing the latter of the time to close the BS.

2.2. The BS closure order:

a/ The top covering soil layer contains the clay percentage of >30%, ensures the standard humidity and is stamped and pressed carefully, has the thickness of over or equal to 60 cm. The slanting degree from the foot to the peak of a dump rises gradually from 3 ¸ 5%, always ensuring good water drainage, non-slide and non-sink. It should be then:

- Covered with a soil buffer layer containing commonly sand of from 50 cm ¸ 60 cm thick.

- Covered with a layer of cultivation soil (edaphic soil layer) of from 20 cm ¸ 30 cm thick.

- Planted with grass and green trees.

b/ In big BSs, their operations must be carried out simultaneously with the construction of new burial squares and the closure of filled-up squares. Therefore, the regulations for each of the above stage must be strictly complied with.

2.3. Within 6 months after the BS closure, the BS operators shall have to report to the State management bodies in charge of environmental protection on the represent situation of the BSs. Such a report must be made by an independent specialized environment agency, including the following contents:

a/ The stituation of operation, efficiency and possible operation of all works in the BS, including the anti-penetration system of the BS, the garbage water-gathering and-treating systems, the surface water and/or underground water management systems, the waste gases-gathering systems as well as the entire system for supervising underground water quality, etc.

b/ The observation of the quality of water discharged from the BSs into the environment, the situation on the quality of underground water as well as on the emission of waste gases.

c/ The compliance with the current provisions of this Circular as well as the restoration and improvement of the landscapes in the BS areas. The report must clearly point to cases of non-compliance with the provisions of this Circular and propose remedial measures.

2.4. After the BS closure, people and animals are still not allowed to freely enter the BSs, particularly the peak of the sites where gas is concentrated. There must be safety signs and instructions in the BSs.

3. Observation of the BS environment

3.1. General provisions:

Any BS, big or small, in delta or mountainous region, must be observed in term of environment and organize the monitoring of environmental changes.

a/ The environment observation covers the observation of the air environment, water environment, land environment and ecological system, labor environment, the health of people in nearby communities.

b/ The observation posts must be placed at typical points where the environmental changes due to the impacts of the burial sites can be determined.

c/ For BSs, the automatic observation posts must be arranged.

3.2. Water environment observation posts

a/ Surface water:

- In each BS, there must be at least two observation posts for monitoring surface water on the flows receiving waste water of the BS.

+ The first post is situated 15 m ¸ 20 m upstream the waste water discharge sluice-gate of the BS.

+ The second is situated 15 m ¸ 20 m downstream the waste water discharge sluice-gate of the BS.

- If there exist within a parameter of 1000m water reservoirs, one more post should be arranged at the water reservoirs.

b/ Underground water:

- The underground water observation post is arranged along the flow direction from upstream to downstream of the BS, needing at least 4 observation bores (one bore on the upstream and three on the downstream). Observation is conducted even in atmospheric zone and water saturation zone.

- For each population spot around the BS, at least one observation post (a deep well or a bore) should be arranged.

c/ Waste water:

Observation posts shall be arranged for the comprehensive observation of the quality of the input and output waste water of the treating areas. Concretely:

- One post is situated before the entrance to the treating system.

- One post is situated after the treatment, before being discharged into the surrounding environment.

3.5. Observation cycle: For automatic posts, the observation and data updating must be made daily. When the automatic observation posts are not available, depending on the period of operation or closure of the burial sites, the observation location and frequency must be designed in a rational manner, ensuring the full observation of environmental developments due to the operation of the BS; concretely as follows:

a/ For the period of operation, the following should be observed:

- Flow (surface water, waste water): Once every two months.

- Chemical component: Once every four months.

b/ For the period of closure of the BS:

- In the first year: Once every three months

- In subsequent years: 2 m ¸ 3 m times/year.

When taking samples at underground water observation bores, water must be pumped in flows for at least 30 minutes.

c/ Indexes for chemical composition analysis and comparison:

According to the Vietnamese standards on environment.

d/ Each year at the beginning of the rainy season, rain water can be sampled and analyzed.

3.4. Air environment observation posts

a/ Location of observation posts:

Air environment monitoring posts are arranged as follows: Insides the works and working offices within the BSs, a network of at least 4 posts should be arranged to supervise the air outside such works and working offices within the BS areas.

b/ Observation regime (when the automatic observation post is yet available): Once every three months.

c/ Measuring parameters: dust, noise, temperature, emitted gas according to the Vietnamese standards.

3.5. Monitoring employees’ health:

Officials and workers working at the BSs must have their health monitored and checked periodically at least once every six months.

3.6. Measuring locations (posts): The measuring locations (posts) must be fixed, preferably with markers. For underground water observation posts, there must be detailed design, which can be referred to diagram (see drawing in Appendix 7).

3.7. Observation to inspect the slanting degree, the sinking degree of the covering layer and floral cover: When the automatic observation posts are yet available: Twice a year. If problems arise, adjustment should be made immediately.

3.8. Reporting regime: Annually, the BS- managing units must report on the present environment of the sites to the State management bodies in charge of environmental protection.

3.9. Reporting documents: Apart from documents on measuring, observation results, there must be reports on hydrologic geology, project geology, detailed explanation of operation of systems gathering water, garbage, gas, slope, etc.

3.10. Expenses: Expenses for the construction, the environment observation network may be calculated into the costs of construction and operation of the BSs.

3.11. Operation duration: The operation duration of an observation network commences from the time of starting the operation to the time of closing a BS. After the BS closure, the sampling for analysis must continue for 5 years; if the quality of the analytical samples is below the Vietnamese standards, the sampling for analysis shall terminate and the operation of the observation post shall cease.

3.12. Measuring equipment and methods:

The measuring equipment and methods must be uniform; depending on the scientific and technical progress, the measuring stations can be automated and hooked up with the general control room of the site.

4. Examining the project quality regarding the environment

4.1. The work of examining the environment in the construction, operation and closure of BSs must be conducted regularly.

4.2. Among items which must be environmentally qualitatively checked, special attention should be paid to examining the anti-penetration system, garbage water-gathering and-treating systems, biogas-gathering, -evaluating and -disposing systems as well as underground water observation well systems, surface water observation posts. The examination must be carried out both in the field and in the laboratory, for the right items and in conformity with each necessary period of time in order to ensure that the materials and equipment being used in the BSs meet the Vietnamese standards on environment.

4.3. All materials and equipment used in the construction of BSs to combat penetration or to install systems mentioned in Part II must be objectively inspected by professional officials in order to meet the requirements on environment.

4.4. Professional officials in charge of environment quality inspection and supervision must submit reports on the results thereof after each period, each construction investment item stated in Part II to the State management bodies in charge of environment in order to detect in time cases of violation of the environment standards in designing, constructing and operating BSs and propose remedial measures.

4.5. Equipment used for inspection of environment quality must satisfy the national and international standards.

5. Reusing BS areas

5.1. When planning the use and design of BSs, the possibility of reusing the burial grounds after the closure of BSs for such purposes as keeping the status quo of the BSs, for construction of parks, entertainment centers, stadiums, parking lots, or tree planting, shall be taken into account.

5.2. In case of a need to reuse BSs, the survey and evaluation of relevant environmental elements must be conducted; only if the prescribed conditions are met can the reuse be made.

5.3. Pending the reuse of the BSs, the treatment of garbage water and gas must continue as usual.

5.4. After the BS closure, the monitoring of environmental changes must be carried on at the observation posts.

5.5. After the BS closure, the topographical maps of the BS areas must be re-drawn.

5.6. After the BS closure, there must be full reports on the BSs’ operation process, and active measures must be proposed for environment control in subsequent years.

5.7. Carrying out procedures for handing over the BS grounds to the competent agencies and units for continued management and reuse thereof.

5.8. When reusing BSs, the gas gathering bores must be closely examined. Only when the pressure of the gas bores no longer differs from the atmospheric pressure and the gas concentration is not higher than 5% can the leveling be permitted.

IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The Ministry of Science, Technology and Environment:

1.1. To assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Construction and the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities in disseminating, guiding and inspecting the implementation of this Circular.

1.2. To direct the provincial/municipal Services of Science, Technology and Environment to do the following:

a/ Organizing surveys of conditions on hydrologic geology, project geology and environment of the planned areas, which shall serve as basis for designing and constructing BSs; monitoring and urging the construction investors to make reports on the assessment of the BSs’ environmental impacts and submit them to the State management bodies in charge of environment for approval.

b/ Coordinating with the provincial/municipal Services of Construction as well as of Communications and Public Works in guiding the implementation of Vietnam’s current regulations and standards on environment in designing, constructing and operating BSs.

2. The Ministry of Construction:

2.1. To assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Science, Technology and Environment and the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities in guiding the planning of locations for construction of BSs in localities, the elaboration and promulgation of standards for BS design and construction, which ensure the environmental hygiene.

2.2. To direct the provincial/municipal Services of Construction as well as of Communications and Public Works to coordinate with the provincial/municipal Services of Science, Technology and Environment in guiding the implementation of Vietnam’s current regulations and standards on environment in selecting locations, designing, constructing and operating the BSs.

3. The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities

According to their respective functions and powers, to direct the implementation of the provisions of this Circular in their respective localities.

This Circular takes effect 15 days after its signing.

If difficulties and problems arise in the course of implementing this Circular, the localities, organizations and individuals shall reflect them in time to the Ministry of Science, Technology and Environment and the Ministry of Construction for study and appropriate amendments and supplements.

 

FOR THE MINISTER OF
SCIENCE, TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT
VICE MINISTER




Pham Khoi Nguyen

FOR THE MINISTER OF CONSTRUCTION
VICE MINISTER






Nguyen Van Lien

 

APPENDIX 1

TABLE 1. APPROPRIATE DISTANCES WHEN SELECTING LOCATIONS FOR BURIAL SITES

Works

Works’ features and sizes

Minimum distance from the works’ belt to burial sites (m)

 

 

Small and medium burial sites

Large burial sites

Very large burial sites

Urban regions

Cities, provincial towns, district capitals, townships...

3,000 - 5,000

5,000 - 15,000

15,000 - 30,000

Airports, industrial zones, seaports

From small to large size

1,000 - 2,000

2,000 - 3,000

3,000 - 5,000

Delta and midland population clusters

³ 5 households

at the end of principal wind direction

Other directions

 

³ 1,000

³ 300

 

³ 300

³ 1,000

 

³ 1,000

³ 300

Mountainous population clusters

Along mountain creeks (with down- running current).

Not in the same creek

3,000 - 5,000

Not prescribed

> 5,000

Not prescribed

> 5,000

Not prescribed

Underground water exploiting works

Capacity <100 m3/day

Q<10,000 m3/day

Q>10,000 m3/day

50 - 100

> 100

> 500

> 100

> 500

> 1,000

> 500

> 1,000

> 5,000

 

Note:BSs should not be planned on areas with large deposits of underground water, regardless of whether the underground water lies shallow or deep, areas with lime stone (Karst). However, if there is no other alternatives, the burial sites must ensure that all the dump squares, waste water storing and treating lakes, waste water conducting canals (both their beds and banks) must be constructed with anti-penetration layers, or the bottoms of the above works must be reinforced to reach the penetration coefficient of lower than or equal to 1 x 107 cm/s with the thickness of not lower than 1m, and there must be systems to gather and treat garbage water and waste water.

 

APPENDIX 2

SELECTION OF LOCATIONS FOR SOLID WASTE BURIAL SITES

Upon the selection of locations for the construction of BSs, the overall planning of each region, province or city must serve as the basis therefor, the sustainable development must be ensured and the following factors must be taken into full account:

1. Natural factors (natural environment):

- Terrain.

- Climate.

- Hydrology.

- Geological elements.

- Hydrologic geology.

- Project geology.

- Natural resources, minerals.

- Ecological landscapes.

2. Socio-economic factors:

- The population distribution of the region.

- The current economic situation and the possibility of economic growth.

- The administrative management system.

- Historical relics.

- Security and defense.

3. Infrastructure factors:

- Communications and other services.

- Current land use situation.

- Distribution of industrial production establishments, mining establishments at present and in the future.

- Water supply system and electricity networks.

4. Appropriate distances when selecting locations for burial sites:

When selecting locations for BSs, the following should be clearly determined:

- The distance from the BS to urban centers.

- The distance from the BS to population quarters.

- The distance from the BS to airports.

- The distance from the BS to cultural works, tourist sites.

- The distance from the BS to underground water exploiting works.

- The distance from the edge of the BS to the main traffic roads.

These distances are specified in Table 1 of Appendix 1 to this Circular.

 

APPENDIX 3

COMMONLY USED WASTE BURIAL SITE MODELS

1. Dry burial sites are burial sites for common waste (daily- life garbage, street garbage and industrial garbage).

2. Wet burial sites are those used for burial of waste in form of thick mud.

3. Dry-cum- wet burial sites are places for burial of common waste and thick mud too. For squares reserved for wet and mixed burial, it is compulsory to increase the garbage water-gathering system’s capacity to absorb garbage water, without letting the garbage water penetrate into the underground water.

4. Aboveground burial sites are those built on the land surface in areas with flat terrain or slightly slanting (hilly regions). Wastes are piled up into heaps of 15m high. In this case, the sites must be surrounded with non-penetration dykes in order to prevent contact between garbage water and surrounding surface water.

5. Underground burial sites are those lying under the land surface or built through making full use of natural holes, former mining pits, ditches, canals.

6. Underground-cum-aboveground burial sites are those built with half underground and half aboveground. Wastes are not only filled up the underground half but also heaped up above the ground.

7. Mountain creek burial sites are those formulated by way of making full use of mountain creeks in high-mountain and hilly regions.

 

APPENDIX 4

TABLE 2- CLASSIFICATION OF SOLID WASTE BURIAL SITE SIZES

Ordinal number

Site type

Current urban population

Garbage volume

Site area

1

Small

100,000

20,000 tons/year

£ 10 ha

2

Medium

100,000-300,000

65,000 tons/year

10-30 ha

3

Large

300,000-1,000,000

200,000 tons/year

30-50 ha

4

Very large

³ 1,000,000

> 200,000 tons/year

³ 50 ha

Note:The operation duration of a BS shall be at least 5 years. It is most efficient if such duration is 25 years or more.

 

APPENDIX 5

REGULATIONS ON SURVEY (SURVEY EXTENT)

1. Topographical survey:

For all BSs, topographical measuring must be carried out with scales of 1:5,000 and 1:2,000, in addition to regional topographical maps of scale ³ 1:25,000 for the delta and ³ 1:50,000 for midland and mountainous regions. All points of physio-geological measuring, hydro-geological boring and project-geological boring must be determined with coordinates and heights and put on topographical maps.

2. Weather and climatic survey:

To gather climatic materials at the nearest meteorological stations, factors to be gathered include:

a/ Average rainfall of the months in a year, the maximum daily rainfall, the minimum daily rainfall.

b/ The average and maximum evaporation degree in the month.

c/ The wind direction and wind speed in the year.

d/ The average, highest and lowest temperatures in the month, etc.

3. Hydrological survey:

Apart from gathering materials on regional hydrology (river and stream networks, value of the average, maximum and minimum water levels, average, maximum and minimum water flows at the nearest hydrologic stations, the tidal regimes for regions under the tidal impacts), field surveys must be carried out and the following fundamental issues must be clarified:

a/ The region’s river and stream networks, particularly currents running through BS areas (constant flows or temporary flows for seasonable flows).

b/ Scales of currents: width, depth, flowing direction…

c/ Current basin: area, slope, water gathering capacity.

d/ Current flow, with special attention being paid to flood flow.

e/ The maximum, minimum water levels of currents.

f/ Water quality.

g/ The current water use situation.

h/ Ponds and lakes, their sizes, quality and current use.

i/ Fluctuation of water levels in lakes.

j/ The distances from BSs to lakes, water flows.

k/ Results of analyzing a number of water samples

The longer duration for which the update of the above data is made, the higher the value of such data, but the minimum duration shall not be shorter than 5 years.

4. Geological, hydro-geological and project-geological surveys:

4.1. The survey must answer the following basic questions:

a/ The distribution of soil and rock layers in the BS regions, the area, thickness and depth of such layers.

b/ The petrographic composition of layers.

c/ The absorbent coefficients of layers.

d/ The chemical composition of water, the physio-mechanical properties of soil layers, the grain composition.

e/ The water levels of layers.

f/ Are there broken and discontinuous stretches running through the site construction regions? The scale and nature of such breaks and discontinuity.

g/ The seismic extent.

h/ The capability of storing earth and quality of soil in service of the coverage and closure of burial sites.

The research depth must reach the depth of base rock, for midland regions, the full depth of the top water storing layer for delta regions and the depth of the main water- storing layer being exploited, for a number of regions such as Hanoi.

4.2. To meet the above requirements, the following must be done:

a/ Conducting physio-geological measuring in order to determine the break and discontinuity.

b/ Boring and experimenting at least one hydro-geological bore. The depth of the hydro-geological bore must reach the water storing layer of water supply significance. The bore may be located outside the burial site up to 50m (which may be used, if necessary, as bore to supply water for the burial site or as the underground water observation post).

c/ The present situation on underground water exploitation in the region.

d/ Project geology: The project geological bore network may be 30m x 30m to 50m x 50 m, depending on whether the site is large or small.

- The depth of project geological bores  15m

- The number of sample taken from each layer shall be at least one.

- The analytical indexes: absorbent coefficients, grain composition, the physio-mechanical properties of soil and rock.

- The water levels in all bores must be gauged.

- Upon the completion of survey work, the bores must be filled up in strict accordance with the technical requirements, absolutely not letting water penetrate down, and only bores used for observation (water level gauging, taking samples for analysis…) are left.

- Chemical analysis of a number of soil samples (at least one sample for each layer).

5. Survey of regional ecological system:

a/ The major flora and fauna systems and their economic significance.

b/ Aquatic system.

c/ Rare and precious plant and animal species on the red list of the BS region and vicinities.

6. Socio-economic situation survey:

a/ The present land use situation, particularly areas selected for BS: The productivity, current economic value.

b/ The infrastructure near the BS (communications, water, power supply…)

c/ Production, business, service establishments.

d/ The nearest population quarters (the population, fertility rate, current public health situation…, customs and practices).

e/ Tourist sites, historical relics, cultural relics, scenic places and other factors.

 

APPENDIX 6

TABLE 3. CAPITAL CONSTRUCTION WORKS IN THE SOLID WASTE BURIAL SITES

Ordinal number

Works

Delta

Midland

Mountain

 

 

Small, medium

Big

Very big

Small, medium

Big

Very big

Small, medium

Big

Very big

1

Garbage squares

x

x

x

x

x

x

x

x

x

2

Mud-drying yard, mud-storing square

x

x

x

x

x

x

x

x

x

3

Garbage water-collecting and treating system

x

x

x

x

x

x

x

x

x

4

Gas collection and treatment

x

x

x

x

x

x

x

x

x

5

Surface flow drainage and checking system

x

x

x

x

x

x

x

x

x

6

Fence system

x

x

x

x

x

x

x

x

x

7

Canopy tree belt

x

x

x

x

x

x

x

x

x

8

Signboard system

x

x

x

x

x

x

x

x

x

9

Environment observation system

x

x

x

x

x

x

x

x

x

10

Power-and water-supply systems

 

x

x

 

x

x

 

x

x

11

Weighing station

 

x

x

 

x

x

 

x

x

12

SW inspection station

 

x

x

 

x

x

 

x

x

13

Vehicle, machinery cleaning station

 

x

x

 

x

x

 

x

x

14

Control system

 

x

x

 

x

x

 

x

x

15

Working office

 

x

x

 

x

x

 

x

x

16

Covering substance-storage

x

x

x

 

x

x

 

x

x

17

Recovered discarded materials storage

x

x

x

x

x

x

x

x

x

18

Insecticide warehouses

 

x

x

 

x

x

 

x

x

19

Repair, maintenance station

 

x

x

x

x

x

x

x

x

20

Vehicle, machinery shed

x

x

x

x

x

x

x

x

x

21

Experimenting station

 

x

x

 

 

x

 

 

x

 

MAJOR CAPITAL CONSTRUCTION WORKS IN BURIAL SITES

1. The burial squares include a number of following types:

1.1. Common SW burial squares:

a/ Burial squares are places where wastes are stored and buried. For large and very large BSs, they can be divided into common SW burial squares and a number of squares for burial of hazardous wastes when so permitted by the State management bodies in charge of environmental protection. Each BS is often designed with a number of burial squares in conformity with the BS’s capacity and practical conditions of each locality.

b/ Burial squares should be designed in a way with sizes that each square must be closed after no more than 3 years’ operation and a new burial square shall be used.

c/ Squares should be separated from each other with dykes on which green trees are planted to limit pollution and create environmental landscapes.

d/ The burial squares’ foundations and walls must have low absorbent coefficients and great loading capacity, which are either natural or man-made. The natural foundations and walls of burial squares must be lined with soil layers with the absorbent coefficient of  1 x 10-7 cm/s and the thickness of over 1m. If the natural soil layers have the absorbent coefficient of > 1 x 10-7 cm/s, the anti-penetration layers with the absorbent coefficient of  1 x 10-7 cm/s and the thickness of not lower than 60 cm must be built. The foundations and walls of the squares in burial sites must be lined with anti-penetration layers made of synthetic membrane of at least 1.5 mm thick. The top of partitioning walls must be at least ground-high and their bases must pierce into the clay layer of the sites for at least 60 cm.

e/ The beds of burial squares must have the loading capacity of >1 kg/cm2 to facilitate the mechanized construction. The slope of the burial square is not lower than 2%, which shall be not lower than 5% at places near the garbage water gathering ditches.

f/ The burial squares’ beds must be constructed with garbage water gathering systems.

1.2. Squares for burial of wastes in form of mud: The requirements thereon are similar to those on squares for burial of common wastes but the squares for burial of wastes in mud form should be solidified with concrete and thoroughly lined with cement layers or structured with double beds with two layers plus one anti-penetration synthetic membrane of HDPE (or materials of equivalent properties and quality) of at least 1.5 mm thick for absolute non-penetration and convenient mechanized construction. The distance between ditches and garbage water-gathering holes must ensure the full recovery of garbage water in squares. Before being put into burial squares, mud must be sun-dried and pressed.

1.3. When rock or ore mining pits or mines (already used) are reused as burial sites, the following conditions must be satisfied:

a/ Where mining pits’ or mines’ beds are situated higher than the underground water level, if the daily average flow of infiltrating water (calculated according to the average of a continuous observation year) is lower than 1.5 x 10-3 m3 of water/m2, it is not necessary to apply the anti-penetration measures for beds and walls of the burial squares. If the daily average flow of infiltrating water is higher than 1.5 x 10-3 m3 of water/m2, the anti-penetration measures must be applied as provided for in this Appendix.

b/ Where the pits’ or mines’ beds are situated lower than the underground water level, the anti-penetration measures must be applied as provided for in this Appendix.

2. Garbage water, waste water- gathering and treating systems of BSs:

2.1. All BSs must gather garbage water and waste water (from daily-life activities, water from cleaning transport means, water discharged from testing and experiment and other kinds of waste water). Garbage water and waste water, after being treated, must reach the Vietnamese standards on environment.

2.2. The garbage water and/or waste water-gathering system is composed of ditches, conducting pipes and garbage water- and waste water-gathering holes, which are rationally arranged in order to fully gather the garbage water, waste water into the treating stations. This gathering system is composed of:

a/ The garbage water-gathering layer is placed at the bed and walls of a burial square and above the anti-penetration layer of the burial square’s beds or above the anti-penetration synthetic membrane, depending on each specific case. It must be at least 50 cm thick and have the following properties:

- Having at least 5% of volume of grains sized  0.075 mm.

- Having the minimum absorbent coefficient of 1 x 10-2cm/s.

b/ The network of garbage water-gathering pipes is placed inside the garbage water gathering layer (as described above), fully covering the burial square’s bed. These garbage water gathering pipes must satisfy the following requirements:

- The inner walls are smooth and their minimum diameter is 150 mm.

- The minimum slope is 1%.

c/ The layer enclosing the garbage water and/or waste water-gathering pipes is composed of a layer of soil with grain of at least 5% of the volume of grains with the diameter of 0.075 mm or a synthetic filtering membrane of equivalent filtering efficiency in order to prevent the movement of too smooth grains into the gathering system so that the garbage water automatically runs into the gathering system.

2.3. The garbage water and/or waste water-gathering systems must be designed and installed in a way so as to minimize the accumulation of garbage water at the beds of the burial squares. Materials selected for the construction of garbage water gathering system must ensure their chemical and mechanical durability throughout the duration of operating and using the BSs.

2.4. The garbage water and/or waste water-gathering and treating systems must be constructed with anti-penetration beds and walls to prevent the infiltration of garbage water and waste water into underground water and surface water.

2.5. The garbage water- and waste water-treating methods and technologies shall be properly applied according to the practical conditions of each BS and the requirement that the garbage water and waste water, after being treated and discharged into the surrounding environment, must reach the Vietnamese standards on environment.

3. Waste gas gathering and treatment

3.1. To ensure safety and environmental hygiene, all BSs must have the waste gas-gathering and- treating system. Depending on the volume of generated gas, the gas may be used for welfare purpose or destroyed by method of burning, without letting the gas leak into the surrounding environment.

3.2. Gas is usually gathered by passive gas releasing systems (for small BSs) or active gas releasing systems with vertical drilling wells (for medium and large BSs).

3.3. The positions of drilling wells should be placed atop the waste mounds

The bores must reach deep into the waste layer (under the site covering layers) for at least 1m - 1.5m. The distance between gas gathering bores is usually 50m - 70m and such bores are arranged in equilateral triangles.

The gas gathering bores must be fully wedged around with ductile clay and cement.

3.6. The gas-gathering and- treating areas must be surrounded with fences or signboards "For staff only".

4. Surface water and rain water drainage systems

The surface water and rain water drainage systems vary according the BSs’ terrain.

4.1. For BSs constructed in mountainous and midland regions, canals must be used to gather water, prevent water from pouring down from slopes into BSs. These canals shall function to drain rain water in the BSs.

The canals are designed with sizes based on the capacity of water pouring from nearly slopes into BSs and running out from the sites. Places where strong flood currents run must be embanked with rocks so as to prevent water on the canal banks from pouring into the BSs.

4.2. In delta regions, the BSs may be surrounded with (non-penetration) dyke systems in order to separate the BSs from surrounding areas. The dykes must be 2m - 3m higher than the flood water level, the dyke surface is 3m - 4m wide, planted with fences and trees. There must be separate systems to gather and discharge rain water into rain water drainage canals of the regions.

5. Fence and green- tree belts: The BSs must be surrounded by fences.

5.1. At the initial stage, the fences must be made of barbed wires in combination with the planting of thriving and polyrhizous plants (acanthus is a good choice) or construction of walls.

5.1. At the initial stage, the fences should be made of barbed wires in combination with the planting of green trees of polyrhizal roots, which grow quick (better the acanthi), or brick walls.

5.2. Planting green trees around BSs.

a/ Better to select trees of with large canopy, without leave fall and green all year round. The minimum height of the trees is usually equal to the height of the BSs.

b/ Green trees should be planted in land areas left unused and unoccupied land around warehouses and support works.

c/ Green trees shall also be planted along the passages from the main traffic roads leading into the BSs.

6. Communications system: The communications system must satisfy the requirement of facilitating the operation of assorted vehicles and machinery throughout the process of operating the BSs.

6.1. Roads leading into the BSs:

a/ The roads shall be designed and constructed with grades based on the calculation of vehicle flow, tonnage and speeds according to the road designing norms set by the Ministry of Communications and Transport; the road surfaces must be wide enough with two lanes for vehicles running at the speed of 60 - 80 km/h, the top dressing must be well made for the intensity of 5 - 7 kg/cm2 and well drained.

b/ Being painted with separating lines for vehicles, passers-by, rudimentary means;

c/ Built with water drainage ditches (for mountainous and midland regions).

d/ Houses are not allowed to be constructed along both sides of the roads.

e/ The roads are planted with trees on both sides.

6.2. Intra-BS roads:

a/ They must be convenient and large enough for smooth operation of vehicles and machinery.

b/ For large and very large BSs, there must be solid and semi-solid roads top-dressed with asphalt or concrete.

c/ The semi-solid roads, temporarily used as one-way run for vehicles. Vehicles enter for dumping garbage and exit on other roads, through vehicle-cleaning yards, and get out of the BSs through other entrance in order to avoid congestion and reduce dust.

d/ Temporary roads are used for entering vehicles to dump garbage; they must be built with places for easy U-turns.

7. Water supply systems: For large and very large BSs, there must be water supply systems in service of daily life of officials, employees and of production.

7.1. The water supply system may be constructed independently or in conjunction with the common urban water supply system.

7.2. In case of independent water supply system, it is best to use the underground water from the bores and there must be the treating system reaching the standards prescribed for the supply of water for daily life activities.

7.3. Water for production (cleaning vehicles, spraying roads, cleaning yards) are taken from the rain water drainage canals (or biological lakes after the standardized treatment); water supplied for daily life activities shall not be used for cleaning vehicles, yards.-

 

APPENDIX 7

DIAGRAM OF UNDERGROUND WATER OBSERVATION BORE

(1) Protection lid

(2) Cement platform

(3) Wedging clay

(4) Poorly-absorbent soil

(5) Water-storing layer

(6) Filtering pipe

(7) Sediment pipe

(8) Prop pipe

(9) Reverse filtering layer

 

THE MINISTRY OF SCIENCE, TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT
VICE MINISTER
 




Pham Khoi Nguyen

THE MINISTRY OF CONSTRUCTION
VICE MINISTER





Nguyen Van Lien

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Joint Circular 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất