Thông tư 61/2010/TT-BNNPTNT điều kiện vệ sinh thú y với cơ sở giết mổ gia cầm

thuộc tính Thông tư 61/2010/TT-BNNPTNT

Thông tư 61/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ gia cầm
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:61/2010/TT-BNNPTNT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Diệp Kỉnh Tần
Ngày ban hành:25/10/2010
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Điều kiện vệ sinh đối với cơ sở giết mổ gia cầm
Ngày 25/10/2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 61/2010/TT-BNNPTNT quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ gia cầm.
Theo đó, các khu vực giết mổ phải nằm cách biệt với khu dân cư và xa các trang trại chăn nuôi, các nguồn gây ô nhiễm; có nguồn cung cấp điện và nước ổn định; có tường rào bao quanh hoặc cách biệt với khu vực xung quanh.
Khu vực giết mổ gia cầm phải được thiết kế bảo đảm quá trình giết mổ theo nguyên tắc một chiều từ khu bẩn đến khu sạch. Khu bẩn và khu sạch phải cách biệt nhau, giữa hai khu phải có hố hoặc máng sát trùng. Các khu vực này có hệ thống thoát nước thải và xử lý chất thải tốt đảm bảo có thể thoát tất cả các chất thải trong quá trình giết mổ, làm vệ sinh nhà xưởng, xe vận chuyển gia cầm. Đồng thời đảm bảo hệ thống thông khí phải được thiết kế để không khí lưu thông từ khu sạch sang khu bẩn.
Bên cạnh đó, các cơ sở giết mổ gia cầm phải có đủ phòng vệ sinh, phòng thay quần áo cho công nhân. Nhà vệ sinh được trang bị đầy đủ dụng cụ vệ sinh cá nhân, trong tình trạng hoạt động tốt, thông thoáng, sạch sẽ và cách biệt hoàn toàn với khu vực giết mổ, cửa không được mở trực tiếp vào khu giết mổ.
Trên cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Thông tư này, các cơ sở giết mổ gia cầm tự kiểm tra và chịu sự thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Mọi quy định trước đây trái với nội dung quy định tại Thông tư này đều bãi bỏ.

Xem chi tiết Thông tư61/2010/TT-BNNPTNT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
------------------------
Số: 61/2010/TT-BNNPTNT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------
Hà Nội, ngày 25  tháng 10 năm 2010
 
 
THÔNG TƯ
Quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ gia cầm
------------------------------
 
Căn cứ Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH được Ủy Ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 4 năm 2004; 
Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH được Ủy Ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 7 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y; Nghị định số 119/2008/NĐ-CP ngày 28/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ gia cầm:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ gia cầm theo phương thức thủ công hoặc bán tự động.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có hoạt động giết mổ gia cầm trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Trang thiết bị: gồm các dụng cụ, máy móc sử dụng để giết mổ, chứa đựng, pha lóc và vận chuyển gia cầm và thịt gia cầm.
2. Làm sạch: Là việc thực hiện các biện pháp cơ học để loại bỏ các chất vô cơ, hữu cơ bám dính trên bề mặt của thiết bị, dụng cụ, đồ bảo hộ, nhà xưởng của cơ sở giết mổ.
3. Khử trùng: Là việc sử dụng các tác nhân vật lý, hóa học để tiêu diệt các vi sinh vật vấy nhiễm trên đối tượng cần khử trùng, bảo đảm an toàn thực phẩm.
4. Vệ sinh: Là điều kiện đối với công nhân, thiết bị dụng cụ, nhà xưởng của cơ sở giết mổ để đảm bảo quá trình sản xuất được thực hiện trong một môi trường phù hợp và sản phẩm tạo ra đáp ứng được các tiêu chí an toàn đối với người sử dụng. 
5. Khu vực sản xuất: Bao gồm khu nuôi nhốt gia cầm chờ giết mổ và khu giết mổ.
6. Khu giết mổ: Là nơi diễn ra các hoạt động gây choáng, lấy tiết, nhúng nước nóng, đánh lông, tách phủ tạng, làm sạch phủ tạng ăn được, rửa thân thịt lần cuối, làm lạnh, kiểm tra thân thịt và dán tem, đóng dấu kiểm soát giết mổ.
7. Khu sạch: Là nơi diễn ra hoạt động, rửa lần cuối, làm lạnh, kiểm tra thân thịt lần cuối, pha lóc, đóng gói.
8. Khu bẩn: Là nơi nuôi nhốt gia cầm chờ giết mổ, gây choáng, lấy tiết, nhúng nước nóng, đánh lông, tách phủ tạng, làm sạch phủ tạng ăn được, thu gom phụ phẩm.
Chương II
QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y
 
Điều 4. Yêu cầu đối với cơ sở hạ tầng
1. Địa điểm:
a) Theo quy hoạch của địa phương và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
b) Cách biệt với khu dân cư và xa các trang trại chăn nuôi, các nguồn gây ô nhiễm (bãi rác, nhà máy thải bụi và hóa chất độc hại, đường quốc lộ….).
c) Được xây dựng ở nơi có nguồn cung cấp điện và nước ổn định.
d) Thuận tiện đường giao thông, cách xa sông, suối là nguồn cung cấp nước sinh hoạt.
2. Thiết kế và bố trí:
a) Có tường rào bao quanh hoặc cách biệt với khu vực xung quanh.
b) Đường nhập gia cầm sống và xuất thịt ra khỏi cơ sở giết mổ phải riêng biệt, bảo đảm xe chở gia cầm sống không đi qua khu sạch.
c) Có hố sát trùng hoặc phương tiện khử trùng xe vận chuyển và người ra vào khu giết mổ.
d) Có hệ thống xử lý chất thải rắn và chất thải lỏng phù hợp.
e) Bố trí thành 2 khu vực riêng biệt: khu vực hành chính và khu vực sản xuất.
g) Tại khu vực sản xuất phải có phòng làm việc cho cán bộ thú y.
Điều 5. Yêu cầu đối với khu nhập gia cầm và nhốt gia cầm chờ giết mổ
1. Nơi nhập gia cầm có trang thiết bị đảm bảo việc chuyển gia cầm xuống được an toàn.
2. Khu nuôi nhốt gia cầm chờ giết mổ phải phù hợp với quy mô giết mổ và đặc điểm của từng loại gia cầm:
a) Có mái che mưa, che nắng, thoáng mát, không bị dột hoặc mưa tạt.
b) Nền lát bằng vật liệu chắc chắn, chống trơn trượt, dễ thoát nước, dễ vệ sinh khử trùng và dốc về rãnh thoát nước thải.
3. Có lối đi cho cán bộ thú y kiểm tra gia cầm trước khi giết mổ.
4. Có hệ thống cung cấp nước để làm vệ sinh phương tiện vận chuyển gia cầm và khu vực nhốt gia cầm chờ giết mổ.
Điều 6. Yêu cầu đối với khu vực giết mổ gia cầm
1. Được thiết kế bảo đảm quá trình giết mổ theo nguyên tắc một chiều từ khu bẩn đến khu sạch. Khu bẩn và khu sạch phải cách biệt nhau, giữa hai khu phải có hố hoặc máng sát trùng.
2. Mái hoặc trần: phải kín, không bị dột, được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, dễ vệ sinh khử trùng.
3. Tường phía trong khu giết mổ: được làm bằng vật liệu chắc chắn, bền, chịu nhiệt, nhẵn, chống ẩm mốc, dễ vệ sinh và khử trùng. Chân tường, nơi tiếp giáp giữa mặt sàn và góc cột được xây tròn hay ốp nghiêng.
4. Được bố trí đủ hệ thống bồn rửa tay cho công nhân, bồn rửa và khử trùng dụng cụ giết mổ, bảo hộ lao động tại những vị trí thuận tiện cho việc làm sạch và khử trùng.
5. Sàn khu vực giết mổ:
a) Được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, chống trơn trợt, dễ vệ sinh và khử trùng.
b) Được thiết kế dốc về phía hệ thống thu gom chất thải để đảm bảo thoát nước tốt và không đọng nước trên sàn.
6. Đối với giết mổ treo, chiều cao từ sàn đến trần phải đảm bảo không gây ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm của thịt. Dây chuyền giết mổ treo phải thấp hơn trần ít nhất 1m.
Đối với giết mổ thủ công, phải có bàn hoặc bệ lấy phủ tạng. Chiều cao của bàn, bệ lấy phủ tạng ít nhất 0,9m và được làm bằng vật liệu liệu bền, không thấm nước, dễ vệ sinh và khử trùng.
7. Có hệ thống hút hơi nước ngưng tụ hoạt động tốt. 
8. Nơi làm sạch và khám thân thịt gia cầm phải bảo đảm:
a) Thoáng mát, hợp vệ sinh, có lưới chống côn trùng và động vật gây hại.
b) Có dụng cụ chứa thân thịt chưa sạch lông, dính dị vật, bị trầy xước hoặc không đủ tiêu chuẩn chờ xử lý.
c) Có bàn để kiểm tra thân thịt hoặc bố trí nơi khám thân thịt tại cuối dây chuyền giết mổ treo.
d) Nếu giết mổ thủ công, phải có bàn hoặc bệ để xếp thân thịt gia cầm chờ kiểm soát của Thú y.
9. Yêu cầu về làm lạnh và bảo quản lạnh thịt gia cầm tại cơ sở (nếu có):
a) Thịt tươi sau khi làm nguội, đóng gói và bảo quản ở nhiệt độ 0 – 5oC.
b) Thịt đông lạnh sau khi làm nguội, cấp đông ở nhiệt độ –40oC đến –50oC, bảo quản ở nhiệt độ –18oC đến –20oC.
Điều 7. Yêu cầu về hệ thống thoát nước thải và xử lý chất thải
1. Hệ thống thoát nước thải:
a) Có hệ thống cống thoát nước thải tại tất cả các khu vực bốc dỡ, khu chờ giết mổ và khu giết mổ gia cầm.
b) Cống thoát nước thải có nắp đậy, có đường kính phù hợp để có thể thoát tất cả các chất thải trong quá trình giết mổ, làm vệ sinh nhà xưởng, xe vận chuyển gia cầm.
c) Hệ thống thoát nước được lắp đặt để nước có thể chảy từ khu sạch đến khu bẩn, đảm bảo không có nước đọng trên sàn.
d) Nước thải từ khu vệ sinh công nhân được dẫn trực tiếp ra hệ thống nước thải chung bên ngoài, tách biệt với hệ thống thoát nước thải khu giết mổ.
e) Có lưới chắn rác và bể tách mỡ vụn, phủ tạng trước khi nước thải đổ vào hệ thống xử lý nước thải.
g) Nước thải sau khi xử lý phải đạt QCVN 24:2009/BTNMT đối với các chỉ tiêu sau: BOD, COD, Coliforms, pH, NH3, H2S, TN, TP, TSS theo Phụ lục số 3 của Thông tư này.
2. Xử lý chất thải rắn, phụ phẩm, sản phẩm không đạt yêu cầu ATTP
a) Có nơi xử l‎ý gia cầm chết, nội tạng không ăn được đảm bảo không có sự lây nhiễm với các sản phẩm ăn được.
b) Nếu cơ sở không tự xử lý‎ được thì phải ký hợp đồng với tổ chức được cấp phép hành nghề xử lý chất thải.
c) Các thùng đựng phế phụ phẩm phải có nắp đậy và được ghi nhãn theo chức năng sử dụng. Phế phụ phẩm được thu dọn thường xuyên sau ca làm việc.
d) Phân, rác thải hữu cơ được xử lý để hạn chế ô nhiễm môi trường.
e) Thường xuyên dọn sạch chất thải sau mỗi ca giết mổ.
Điều 8. Yêu cầu đối với thiết bị chiếu sáng và thông khí
1. Yêu cầu về thiết bị chiếu sáng và cường độ ánh sáng
a) Cường độ ánh sáng trắng khu vực giết mổ và khu pha lọc thịt ít nhất phải đạt 300Lux; khu vực lấy nội tạng và khu vực kiểm tra của cán bộ thú y 500Lux; khu vực đóng gói và đông lạnh là 200Lux.
b) Bóng đèn phải có lưới hoặc chụp bảo vệ.
2. Thông khí
a) Hệ thống thông khí phải được thiết kế đảm bảo không khí lưu thông từ khu sạch sang khu bẩn.
b) Cửa thông gió của khu sạch, khu pha lóc phải có lưới bảo vệ chống côn trùng và động vật gây hại.
Điều 9. Yêu cầu đối với nước dùng và nước đá 
1. Nước và nước nóng:
a) Nước và nước nóng cung cấp nước cho tất cả các hoạt động giết mổ và vệ sinh phải đầy đủ.
b) Phải có quy định về giám sát chất lượng nước và bảo trì hệ thống cung cấp nước dùng cho hoạt động giết mổ. Hồ sơ phải lưu tại cơ sở.
c) Nước được sử dụng trong cơ sở giết mổ đạt QCVN 01:2009/BYT.
2. Nước đá và bảo quản nước đá:
a) Chỉ sử dụng nước đá có nguồn gốc rõ ràng, có hợp đồng cung cấp nước đá giữa cơ sở giết mổ và cơ sở sản xuất nước đá.
b) Nước sử dụng làm nước đá trong cơ sở giết mổ phải đạt QCVN 01:2009/BYT.
c) Nước và nước đá phải được phân tích về các chỉ tiêu vi sinh và lý hóa phải được thực hiện 6 tháng một lần.
d) Việc vận chuyển, bảo quản nước đá phải đảm bảo không bị vấy nhiễm từ bên ngoài.
Điều 10. Yêu cầu đối với tiện nghi vệ sinh cho công nhân
1. Có đủ phòng vệ sinh, phòng thay quần áo cho công nhân.
2. Nhà vệ sinh được trang bị đầy đủ dụng cụ vệ sinh cá nhân, trong tình trạng hoạt động tốt, thông thoáng, sạch sẽ và cách biệt hoàn toàn với khu vực giết mổ, cửa không được mở trực tiếp vào khu giết mổ.
3. Có nơi bảo quản quần áo, đồ dùng cá nhân cho công nhân cách biệt với khu vực giết mổ.
Điều 11. Yêu cầu đối với trang thiết bị và bảo dưỡng  
1. Trang thiết bị:
a) Trang thiết bị sử dụng cho giết mổ được làm bằng vật liệu bền, không rỉ, không bị ăn mòn, không độc, không thấm nước.
b) Dụng cụ và đồ dùng được sử dụng riêng rẽ cho mỗi khu vực.
c) Dao, dụng cụ dùng trong giết mổ phải được cất giữ tại cơ sở giết mổ và được bảo quản vệ sinh. Phải có đủ giá để dao trong cơ sở giết mổ. 
d) Có đủ bồn rửa có vòi nước và xà phòng để công nhân rửa tay và dụng cụ ở các khu vực làm việc khác nhau.
2. Bảo dưỡng:
a) Có chương trình bảo dưỡng định kỳ các thiết bị để đảm bảo không làm thịt bị ô nhiễm chéo. Hồ sơ bảo dưỡng được lưu giữ đầy đủ.
b) Việc bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị, máy móc chỉ được tiến hành sau ca giết mổ, khi thịt đã được chuyển đi hết. 
Điều 12. Yêu cầu đối với hệ thống kho
1. Kho bảo quản:
a) Nơi bảo quản, dự trữ dụng cụ giết mổ phải riêng biệt với nơi để hóa chất; chống ẩm mốc, mưa dột và sự phá hoại của động vật gây hại.
b) Bao bì và vật liệu bao gói được bảo quản ở khu vực riêng.
2. Kho lạnh, công-ten-nơ lạnh (nếu có)
Có nhiệt kế và bộ phận điều chỉnh nhiệt độ gắn trực tiếp hoặc điều khiển từ xa cho mỗi thiết bị lạnh.
Điều 13. Yêu cầu đối với vệ sinh và khử trùng 
1. Có quy trình vệ sinh và khử trùng, bao gồm: danh sách thiết bị, máy móc, các bước thực hiện và tần suất vệ sinh và khử trùng; loại hóa chất, nồng độ hóa chất được sử dụng.
2. Quy trình vệ sinh và khử trùng nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ phải được duy trì thường xuyên.
3. Kiểm tra lại vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ trước khi bắt đầu mỗi ca giết mổ. Chỉ khi nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ đạt yêu cầu vệ sinh thì mới được bắt đầu giết mổ. Tiêu chuẩn vệ sinh dụng cụ theo Phụ lục số 2 của Thông tư này.
4. Định kỳ lấy mẫu kiểm tra việc vệ sinh dụng cụ nhà xưởng giết mổ. Kết quả kiểm tra và các hành động khắc phục được lưu vào hồ sơ của cơ sở.
Điều 14. Yêu cầu đối với việc kiểm soát côn trùng và động vật gây hại
1. Có quy trình và biện pháp hữu hiệu và hợp lý chống côn trùng và động vật gây hại trong cơ sở giết mổ.
2. Chỉ sử dụng bẫy hoặc các hóa chất cho phép để chống côn trùng và động vật gây hại trong cơ sở.
3. Không được nuôi chim, chó, mèo và bất kỳ động vật nào khác trong khu vực giết mổ.
Điều 15. Yêu cầu đối với vệ sinh công nhân
1. Yêu cầu về sức khỏe
a) Người trực tiếp giết mổ gia cầm được khám sức khỏe trước khi tuyển dụng và định kỳ 6 tháng một lần theo quy định của Bộ Y tế.
b) Những người đang mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da theo danh mục quy định của Bộ Y tế không được tham gia trực tiếp vào quá trình giết mổ.
2. Vệ sinh cá nhân trong cơ sở giết mổ
a) Người giết mổ phải mang bảo hộ lao động. Bảo hộ được làm sạch trước và sau mỗi ca giết mổ.
b) Những người có vết thương hở phải băng bó bằng vật liệu chống thấm.
c) Duy trì quy phạm vệ sinh cá nhân: sử dụng bảo hộ đúng cách, không mang trang sức khi làm việc.
d) Không được ăn uống, hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực giết mổ.
e) Không được mang thực phẩm vào khu vực giết mổ.
g) Rửa tay bằng xà phòng trước khi giết mổ, sau khi tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc những vật liệu bị ô nhiễm.
Điều 16. Yêu cầu đối với khách tham quan
Tất cả khách tham quan phải mang đầy đủ bảo hộ và tuân thủ các biện pháp vệ sinh và khử trùng của cơ sở.
Điều 17. Yêu cầu về vận chuyển
1. Vận chuyển gia cầm đến cơ sở giết mổ:
a) Gia cầm được vận chuyển đến cơ sở giết mổ phải có giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển của cơ quan thú y có thẩm quyền hoặc giấy chứng nhận tiêm phòng hoặc giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ gia cầm của thú y cơ sở.
b) Phương tiện vận chuyển gia cầm được làm bằng vật liệu bền, dễ vệ sinh và khử trùng.
c) Sàn phương tiện phải được thiết kế kín, đảm bảo không bị rơi phân, chất thải trên đường vận chuyển.
d) Sau khi vận chuyển, phương tiện phải được làm vệ sinh.
2. Vận chuyển thịt và phủ tạng đến nơi tiêu thụ:
a) Thịt trước khi đưa ra khỏi cơ sở giết mổ phải có dấu kiểm soát giết mổ hoặc tem vệ sinh thú y.
b) Phương tiện vận chuyển thịt được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, trơ, dễ làm vệ sinh khử trùng và có cửa đóng kín.
c) Không dùng xe chở động vật sống, phân, hóa chất hoặc chất thải để chuyên chở thịt.
d) Thùng xe chứa thịt được làm sạch và khử trùng trước khi xếp thịt lên xe.
e) Thùng xe phải đóng kín trong suốt quá trình vận chuyển.
g) Phương pháp xếp dỡ thịt đảm bảo hạn chế tối đa sự ô nhiễm.
Điều 18. Yêu cầu về giết mổ
1. Quy trình giết mổ:
a) Có quy trình giết mổ gia cầm, bao gồm trình tự, thao tác từ khi gây choáng, lấy tiết, nhúng nước nóng, đánh lông, rửa, tách phủ tạng và làm sạch, làm lạnh, pha lóc, đóng gói, xử lý phụ phẩm.
b) Quy trình giết mổ phải phù hợp với quy mô và kỹ thuật giết mổ bảo        đảm an toàn thực phẩm.
c) Việc lấy phủ tạng phải được kiểm soát để hạn chế tối đa ô nhiễm vào thân thịt.
d) Cơ sở phải định kỳ tập huấn quy trình giết mổ và các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm cho từng nhóm công nhân.
2. Kiểm soát giết mổ:
a) Có nhân viên thú y thực hiện việc kiểm soát giết mổ theo quyết định số 87/2005/QĐ-BNN.
b) Thân thịt, phủ tạng ăn được đủ tiêu chuẩn vệ sinh phải được đóng dấu kiểm soát giết mổ hoặc cấp tem Vệ sinh thú y và được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển sản phẩm động vật theo quy định.
c) Thú y viên phải hướng dẫn biện pháp xử lý xác gia cầm, phụ tạng, phụ phẩm theo quy định.
Điều 19. Yêu cầu về quản lý kỹ thuật trong giết mổ
1. Cơ sở phải bố trí một người chịu trách nhiệm về vệ sinh thú y bảo đảm an toàn thực phẩm trong hoạt động giết mổ.
2. Nhân viên kỹ thuật phải chịu trách nhiệm kiểm soát việc thực hiện quy trình giết mổ và điều kiện vệ sinh thú y trong cơ sở.
Chương III
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
 
Điều 20. Chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y bảo đảm an toàn thực phẩm
1. Cơ sở giết mổ gia cầm phải được cơ quan thú y kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y 2 năm một lần.
2. Trình tự, quy trình kiểm tra theo quy định của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
Điều 21. Thanh tra, kiểm tra
1. Cơ sở giết mổ gia cầm tự kiểm tra và chịu sự thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. Nội dung kiểm tra theo Phụ lục số 1 của Thông tư này.
2. Việc tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm phải tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 
Điều 22. Trách nhiệm của Cục Thú y
1. Triển khai hướng dẫn việc thực hiện Thông tư này cho chủ cơ sở giết mổ, người giết mổ và cán bộ thú y tại các tỉnh, thành phố.
2. Tập huấn về phương pháp kiểm tra, đánh giá cho cán bộ làm công tác thanh kiểm tra.
3. Tổ chức thanh tra, đánh giá việc thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện vệ sinh thú y bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở.
Điều 23. Trách nhiệm của các Chi cục Thú y
1. Tổ chức tập huấn và chỉ đạo các cơ sở giết mổ gia cầm tại địa phương thực hiện các quy định của Thông tư này.
2. Tổ chức kiểm tra và cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y đối với cơ sở có đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư này.
3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với các cơ sở giết mổ gia cầm thuộc địa bàn quản lý.
Điều 24. Trách nhiệm của các cơ sở giết mổ gia cầm
1. Chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Chấp hành việc cung cấp tài liệu, thông tin có liên quan, tạo điều kiện cho việc lấy mẫu phục vụ kiểm tra, giám sát khi có yêu cầu.
3. Có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
 
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
 
Điều 25. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Mọi quy định trước đây trái với nội dung quy định tại thông tư này đều bãi bỏ.
Điều 26. Sửa đổi, bổ sung
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, sửa đổi, bổ sung.
 
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Công báo; Website Chính phủ;
- Cục kiểm tra văn bản của Bộ Tư pháp;
- Các Tổng Cục, Cục, Vụ, Thanh tra, Văn phòng (Bộ Nông nghiệp và PTNT);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư;
- Sở NN&PTNT, Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư;
- Các đơn vị thuộc Cục Thú y;
- Lưu: VT, TY.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(Đã ký)
 
 
Diệp Kỉnh Tần


LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 61/2010/TT-BNNPTNT

Hanoi, October 25, 2010

 

CIRCULAR

ON VETERINARY HYGIENE CONDITIONS FOR POULTRY SLAUGHTERHOUSES

Pursuant to Animal Health Ordinance No. 18/ 2004/PL-UBTVQH, which was passed by the National Assembly Standing Committee on April 29, 2004;

Pursuant to Food Hygiene and Safety Ordinance No. 12/2003/PL-UBTVQH, which was passed by the National Assembly Standing Committee on July 26, 2003;

Pursuant to the Government s Decree No. 01/ 2008/ND-CP of January 3, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development; and the Government s Decree No. 75/2009/ND-CP of September 10, 2009, amending Article 3 of the Government s Decree No. 01/2008/ND-CP;

Pursuant to the Government s Decree No. 163/2004/ND-CP of September 7,2004, detailing a number of articles of the Food Hygiene and Safety Ordinance;

Pursuant to the Government s Decree No. 33/ 2005/ND-CP of March 15, 2005, detailing a number of articles of the Animal Health Ordinance; and the Government s Decree No. 119/2008/ND-CP of November 28, 2008, amending and supplementing a number of articles of the Government s Decree No. 33/2005/ ND-CP;

The Ministry of Agriculture and Rural Development promulgates the circular on veterinary hygiene conditions for poultry slaughterhouses:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Circular provides veterinary hygiene conditions for slaughterhouses killing poultry by the manual or semi-automatic method.

Article 2. Subjects of application

This Circular applies to domestic and overseas organizations and individuals engaged in poultry slaughter in Vietnam.

Article 3. Interpretation of terms

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1. Equipment includes tools and machines used to slaughter, contain, cut and debone, and transport poultry and meat.

2. Cleaning means taking mechanical measures to remove inorganic and organic substances on equipment, tools, safety devices and workshops of slaughterhouses.

3. Sanitization means using physical and chemical agents to exterminate contaminating microorganisms on objects to be sanitized for food safety assurance.

4. Hygiene means conditions for workers, equipment, tools and workshops of slaughterhouses to ensure production in an appropriate environment and products satisfaction of criteria of safety for users.

5. Production area includes the area for keeping poultry before slaughter and the slaughter area.

6. Slaughter area is the place for stunning, cutting the jugular veins and collecting blood, scalding, defeathering, eviscerating, cleaning edible viscera, washing carcasses for the last time, chilling, checking carcasses and sticking and affixing slaughter control stamps and marks

7. Clean area is the place for final washing, chilling, final inspection of carcasses, cutting and deboning and packing.

8. Unclean area is the place for keeping poultry before slaughter, stunning, cutting the jugular veins and collecting blood, scalding, defeathering and eviscerating poultry and cleaning edible viscera and collecting by­products.

Chapter II

VETERINARY HYGIENE CONDITIONS

Article 4. Requirements on physical facilities

1. Location:

a/ To conform with local planning and to be licensed by competent agencies.

b/ To be separated from residential areas and far away from animal breeding farms and polluting sources (dumping grounds, plants emitting dust and toxic chemicals, national highways, etc).

c/ To be in areas with stable supply of electricity and water.

d/ To be convenient in transport and far away from rivers and streams used as daily-life water sources.

2. Design and arrangement:

a/ To have surrounding fences or be separated from surrounding areas.

b/ To have separate routes for transporting live poultry and meat, ensuring that vehicles carrying live poultry do not pass the clean area.

c/To have sterilization pits or equipment for sanitizing vehicles and people entering the slaughter area.

d/ To have appropriate solid and liquid waste treatment systems.

f/ To be arranged in two separate areas: the administrative area and the production area.

g/To have a working office for animal health workers in the production area.

Article 5. Requirements on areas for receiving and keeping poultry before slaughter

1. The area for receiving poultry has equipment to enable safe unloading of poultry.

2. The area for keeping poultry before slaughter is suitable to the slaughtering scale and characteristics of each type of poultry:

a/ To have roof to protect poultry from rain and sunshine, to be airy.

b/ To be floored with materials which are solid, non-slippery, easily drained and sanitized and sloped toward wastewater drains.

3. To have a passage for animal health workers to examine poultry before slaughter.

4. To have a water supply system to sanitize vehicles carrying poultry and the poultry keeping area.

Article 6. Requirements on the slaughter area

1. To be designed to enable one-direction slaughter process from unclean to clean areas. The unclean area is separated from the clean area, between them are sanitization pits or troughs.

2. The roof or ceiling is tight, leakless and made of durable and waterproof materials which are easily cleaned and sanitized.

3. Walls inside the slaughter area are made of solid, durable, heatproof, smooth, damp- and mold-proof materials which are easily cleaned and sanitized. The foot of the wall and corner between the floor and pillar are built round or sloping.

4. To have sufficient hand-wash sinks for workers, sinks for washing and sanitizing slaughtering tools and safety devices in places which are conveniently located for cleaning and sanitization.

5. Floor of the slaughter area:

a/ To be made of durable, waterproof and non-slippery materials which are easily cleaned and sanitized.

b/ To be sloped toward the waste collection system to, ensure proper drainage without stagnant water on the floor.

6. For hanging slaughter, the height from the floor to the ceiling must guarantee food safety for meat. The hanging slaughter line is at least 1m below the ceiling.

For manual slaughter, there are tables or platforms for evisceration. Such table or platform is at least 0.9 m high and made of materials which are durable, waterproof and easily cleaned and sanitized.

7. To have a good steam absorption system.

8. The place for cleaning and inspecting carcasses must:

a/ Be airy and hygienic with nets to keep out insects and harmful animals.

b/ Have containers to keep carcasses with feather, alien articles or abrasion or unqualified carcasses to be handled.

c/ To have tables or place for carcass inspection at the end of the hanging slaughter line.

d/ For manual slaughter, to have tables or platforms for loading carcasses for veterinary control.

9. Requirements on chilling and cold preservation of poultry meat at slaughterhouses (if any):

a/ For fresh meat, after cooling, to pack and preserve at a temperature of 0-5°C.

b/ For frozen meat, after cooling, to freeze at a temperature of between -40°C and -50°C, to preserve at a temperature of between -18°C and -20°C.

Article 7. Requirements on wastewater drainage and waste treatment systems

1. Wastewater drainage system:

a/ To have a wastewater drainage system in the areas for loading and unloading, keeping and slaughtering poultry.

b/ To have covered wastewater drains of proper size, which can carry away all waste discharged from the process of slaughter and cleaning of workshops and vehicles transporting poultry.

c/ To have a water drainage system which allows water flow from clean to unclean areas without stagnant water on the floor.

d/ To have wastewater from workers toilets directly discharged into the outside common wastewater system, which is separate from the wastewater drainage system for the slaughter area.

e/ To have garbage nets and fat and viscera-separating tanks before discharge of wastewater into the wastewater treatment system.

f/ Treated wastewater reaches regulation QCVN 24:2009/BTNMT for the following norms: BOD, COD. Coliforms, pH, NH3, H2 S, TN, TP and TSS specified in Appendix 3 to this Circular (not printed herein).

2. Treatment of solid waste, by-products and unsafe products

a/ To have a place for handling dead poultry and inedible viscera, ensuring no contamination of edible products.

b/ If unable to handle them, to sign a contract with a licensed waste treatment institution.

c/ To have covered containers of waste materials and by-products labeled by their use. To frequently collect waste materials and by­products at the end of each working shift.

d/ To treat manure and organic waste to mitigate environmental pollution.

e/ To frequently clean up all waste at the end of each slaughtering shift.

Article 8. Requirements on lighting and ventilation

1. Requirements on lighting and illumination power

a/ White illumination power at least reaches 300 Lux in the slaughter and cutting and deboning areas; 500 Lux in the areas of evisceration and veterinary inspection; and 200 Lux in the packing and chilling areas.

b/ All light bulbs have protective nets or shades.

2. Ventilation

a/ The ventilation system is designed to enable air to flow from clean to unclean areas.

b/ Ventilation doors in clean and cutting and deboning areas have nets to keep out insects and harmful animals.

Article 9. Requirements on water and ice

1. Water and hot water:

a/ To have sufficient water and hot water for slaughter and cleaning activities.

b/ To have rules on water quality control and maintenance of the water supply system. To keep dossiers at the facility.

c/ Water used in the slaughterhouse to reach regulation QCVN 01: 2009/BYT.

2. Ice and ice preservation:

a/ To only use ice of clear origin, to have an ice supply contract between the slaughterhouse and ice maker.

b/ Water used for making ice for slaughterhouses to reach regulation QCVN 0L2009/BYT.

c/ To have water and ice analyzed biannually for microorganic, physical and chemical indicators.

d/ To prevent contamination for ice in its transportation and preservation.

Article 10. Requirements on personal hygiene facilities for workers

1. To have sufficient toilets and change rooms for workers.

2. To furnish toilets with sufficient personal hygiene equipment. Toilets to be in proper conditions, airy, clean and completely separate from the slaughter area without doors directly leading to the slaughter area.

3. To have a place for keeping clothes and personal articles of workers, which is separate from the slaughter area.

Article 11. Requirements on equipment and maintenance

1. Equipment:

a/ To have slaughtering equipment made of durable, stainless, non-corroded, non-toxic and waterproof materials.

b/ To use separate tools and utensils for each area.

c/ To keep knives and slaughtering tools hygienic at the slaughterhouse. To have sufficient knife-holding shelves at the slaughterhouse.

d/ To have sufficient sinks with running water and soap for workers to wash hands and tools in different working areas.

2. Maintenance:

a/ To have programs on routine maintenance of equipment to prevent cross contamination of meat. To fully keep maintenance records.

b/ To only maintain and repair equipment and machines at the end of a slaughtering shift after meat is all carried away.

Article 12. Requirements on the warehouse system

1. Warehouses:

a/ To have places for storing and reserving slaughtering equipment separate from places for keeping chemicals. To prevent mold, rain and harmful animals in warehouses.

b/ To preserve packaging and packaging materials in a separate area.

2. Cold stores and containers (if any)

To have thermometers and built-in or remote temperature controllers for each refrigerating equipment.

Article 13. Requirements on cleaning and sanitization

1. To have a cleaning and sanitization process, covering a list of equipment and machines, cleaning and sanitization steps and frequency; chemicals and chemical contents to be used.

2. To regularly maintain the process to clean and sanitize workshops, equipment and tools.

3. To examine sanitary conditions of workshops, equipment and tools before each slaughtering shift. To conduct slaughtering only after workshops, equipment and tools meet sanitary requirements. Hygiene criteria for tools are specified in Appendix 2 to this Circular (not printed herein).

4. To regularly take samples for hygiene examination of slaughtering tools and workshops. To record examination results and cleaning measures in dossiers of the slaughterhouse.

Article 14. Requirements on control of insects and harmful animals

1. To have effective appropriate processes and measures to control insects and harmful animals in the slaughterhouse.

2. To only use permissible traps or chemicals to kill insects and harmful animals in the slaughterhouse.

3. Not to keep birds, dogs, cats and any other animals in the slaughter area.

Article 15. Hygiene requirements for workers

1. Health requirements

a/ Slaughterers receive health checks before recruitment and biannually under the Ministry of Health s regulations.

b/ Sufferers of infectious and dermatological diseases on the list of the Ministry of Health may not directly participate in the slaughter process.

2. Personal hygiene in the slaughterhouse

a/ Slaughterers must wear safety devices which must be cleaned before and after each slaughtering shift.

b/ Those with an open wound must have such wound dressed with unabsorbent materials.

c/ To maintain rules on personal hygiene: to properly use safety devices, not to wear jewelry while working.

d/ Not to eat. drink, smoke and spit in the slaughter area.

e/ Not to bring food into the slaughter area.

g/ To wash hands with soap before slaughter and after touching products, using the toilet or touching contaminated materials.

Article 16. Requirements for visitors

All visitors must fully wear safety devices and observe cleaning and sanitization requirements of the slaughterhouse.

Article 17. Requirements on transportation

1. Transportation of poultry to slaughterhouses:

a/ Poultry transported to a slaughterhouse has a certificate of transportation quarantine issued by a competent animal health agency, or vaccination certificate or certificate of poultry origin issued by a grassroots animal health office.

b/ Vehicles carrying poultry are made of durable materials which arc easily cleaned and sanitized.

c/ Vehicles floor is tight to prevent manure and waste from dropping on the way.

d/ Vehicles are cleaned after transportation.

2. Transportation of meat and viscera to places of consumption:

a/ Before being brought out of a slaughterhouse, meat bears a slaughter control mark or veterinary hygiene stamp.

b/ Vehicles transporting meat have tightly closed doors and are made of durable and waterproof materials which are easily cleaned and sanitized,

c/ Vehicles carrying live animals, manure, chemicals or waste may not be used to transport meat.

d/ Vehicles meat containers are cleaned and sanitized before loading meat.

f/ Vehicles" meat containers have doors tightly closed during transportation.

g/ Meat unloading measures minimize contamination,

Article 18. Requirements on slaughter

1. Slaughter process:

a/ To have a poultry slaughter process, covering the order and operations from stunning, collecting blood, scalding, defeathering, washing and evisceration, cleaning, chilling, cutting and deboning, packing and disposing of by-products.

b/ The slaughter process is suitable to the slaughtering scale and techniques to assure food safety.

c/ To control evisceration to minimize carcass contamination.

d/ The slaughterhouse provides regular training in the slaughter process and food safety assurance measures for each group of workers.

2. Slaughter control:

a/ To have animal health workers to control slaughter under Decision No. 87/2005/QD-BNN.

b/ Hygienic carcasses and edible viscera bear a laughter control mark or veterinary hygiene stamp and obtain a certificate of animal product transportation quarantine under regulations.

c/ Animal health workers guide the disposal of dead poultry, viscera and by-products under regulations.

Article 19. Requirements on technical management of slaughter

1. The slaughterhouse must assign a person responsible for veterinary hygiene to assure food safety in slaughter.

2. Technicians shall control the observance of the slaughter process and veterinary hygiene conditions in the slaughterhouse.

Chapter III

PROVISIONS ON MANAGEMENT

Article 20. Certification of veterinary hygiene conditions to assure food safety

1. Slaughterhouses shall be biennially examined and granted certificates of satisfaction of veterinary hygiene conditions by animal health agencies.

2. The examination order and process comply with the Ministry of Agriculture and Rural Development s regulations.

Article 21. Inspection and examination

1. Slaughterhouses shall conduct self-examination and be inspected and examined regularly or extraordinarily by competent state management agencies. Examination contents are specified in Appendix 1 to this Circular (not printed herein).

2. Inspection, examination, and handling of violations comply with current law.

Chapter IV

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 22. Responsibilities of the Animal Health Department

1. To guide owners of slaughterhouses, slaughterers and animal health workers in provinces and cities in implementing this Circular.

2. To train in inspection and evaluation methods for inspection and examination officers.

3. To inspect and evaluate slaughterhouses in taking measures to improve veterinary hygiene conditions for food safety assurance.

Article 23. Responsibilities of Animal Health Sub-Departments

1. To train and direct local slaughterhouses in the implementation of this Circular.

2. To examine and grant certificates of veterinary hygiene to eligible slaughterhouses under this Circular.

3. To regularly and irregularly inspect and examine slaughterhouses under their management.

Article 24. Responsibilities of slaughterhouses

1. To be managed and supervised by competent state management agencies.

2. To provide documents and information related to, and create conditions for sampling for, examination and supervision when so requested.

3. To fulfill obligations prescribed by law.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 25. Effect

This Circular takes effect 45 days from the date of its signing. All regulations which are contrary to this Circular are annulled.

Article 26. Amendment and supplementation

Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Agriculture and Rural Development for consideration, amendment and supplementation.-

 

 

FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
DEPUTY MINISTER




Diep Kinh Tan

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 61/2010/TT-BNNPTNT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 32/2024/TT-BCA của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Thông tư 08/2018/TT-BCA ngày 05/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Nghị định 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy

An ninh trật tự, Tài nguyên-Môi trường

văn bản mới nhất

Thông tư 54/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ các thông tư của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

Tài chính-Ngân hàng

Quyết định 709/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận 69-KL/TW ngày 11/01/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

Khoa học-Công nghệ, Chính sách