Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về việc quản lý chất thải nguy hại

thuộc tính Thông tư 36/2015/TT-BTNMT

Thông tư 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quản lý chất thải nguy hại
Cơ quan ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:36/2015/TT-BTNMT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Minh Quang
Ngày ban hành:30/06/2015
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy định về đăng ký nguồn thải chất thải nguy hại

Ngày 30/06/2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại, quy định cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt động phát sinh chất thải nguy hại phải đăng ký nguồn thải chất thải nguy hại với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở phát sinh chất thải nguy hại.
Chủ nguồn thải chất thải nguy hại được đăng ký chung cho các cơ sở phát sinh chất thải nguy hại do mình sở hữu hoặc điều hành trong phạm vi 01 tỉnh hoặc được lựa chọn 01 điểm đầu mối để đại diện đăng ký chung đối với cơ sở phát sinh chất thải nguy hại có dạng tuyến trải dài trên phạm vi 01 tỉnh.
Riêng đối với các cơ sở phát sinh chất thải nguy hại có thời gian hoạt động không quá 01 năm; cơ sở dầu khí ngoài biển và cơ sở phát sinh chất thải nguy hại thường xuyên hay định kỳ hàng năm với tổng số lượng không quá 600kg/năm (trừ trường hợp chất thải nguy hại thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy), chỉ phải đăng ký bằng báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ, không phải thực hiện thủ tục lập hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
Tương tự, tổ chức, cá nhân chỉ được phép tự tái sử dụng chất thải nguy hại phát sinh trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải nguy hại của mình và phải đăng ký trong Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
Cũng theo Thông tư này, các hoạt động vận chuyển, bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện, thiết bị, sản phẩm để tiếp tục sử dụng theo đúng mục đích ban đầu hoặc vận chuyển mẫu vật là chất thải nguy hại để mang đi phân tích không được coi là hoạt động vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại và không phải cấp phép xử lý chất thải nguy hại.
Thông tư này thay thế Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/09/2015.

Xem chi tiết Thông tư36/2015/TT-BTNMT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
--------

Số: 36/2015/TT-BTNMT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2015

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư về quản lý chất thải nguy hại.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết Khoản 3 Điều 90, Khoản 6 Điều 141 Luật Bảo vệ môi trường; Khoản 3 Điều 8, Khoản 11 Điều 9, Khoản 7 Điều 10, Khoản 5 Điều 11, Khoản 1 Điều 13, Khoản 6 Điều 49, Khoản 1 Điều 65 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu (sau đây viết tắt là Nghị định số 38/2015/NĐ-CP).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức, cá nhân trong nước hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây viết tắt là tổ chức, cá nhân) có hoạt động liên quan đến chất thải nguy hại (sau đây viết tắt là CTNH).
Điều 3. Đơn vị tính số lượng CTNH
Số lượng CTNH trong các hồ sơ, giấy phép, báo cáo, chứng từ và các giấy tờ khác quy định tại Thông tư này thống nhất sử dụng đơn vị tính là kilôgam (sau đây viết tắt là kg).
Điều 4. Quy định về xác thực hồ sơ, giấy tờ và ủy quyền
1. Bản sao giấy tờ trong hồ sơ, kế hoạch và báo cáo quy định tại Thông tư này không phải chứng thực nhưng phải được tổ chức, cá nhân đóng dấu giáp lai hoặc dấu treo vào từng trang bản sao và chịu trách nhiệm về tính xác thực của bản sao trước khi nộp cơ quan có thẩm quyền.
2. Các hồ sơ, kế hoạch, chứng từ và báo cáo được tổ chức, cá nhân lập theo quy định tại Thông tư này phải được đóng dấu giáp lai hoặc đóng dấu treo vào từng trang để xác thực trước khi nộp cơ quan có thẩm quyền.
3. Việc ủy quyền để ký, đóng dấu các hồ sơ, hợp đồng, chứng từ, kế hoạch, báo cáo lập theo quy định tại Thông tư này được thực hiện như sau:
a) Chủ nguồn thải CTNH chỉ được ủy quyền cho các cơ sở phát sinh CTNH được ghi trong Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH;
b) Chủ xử lý CTNH chỉ được ủy quyền cho các cơ sở xử lý CTNH được ghi trong Giấy phép xử lý CTNH được cấp theo quy định tại Thông tư này;
c) Chủ hành nghề quản lý CTNH chỉ được ủy quyền cho các cơ sở xử lý và đại lý vận chuyển CTNH được ghi trong Giấy phép hành nghề quản lý CTNH được cấp theo quy định có trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành;
d) Chủ vận chuyển CTNH hoặc chủ xử lý, tiêu hủy CTNH chỉ được ủy quyền cho cơ sở được ghi trong Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH hoặc Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH được cấp theo quy định có trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Chương II
DANH MỤC CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT, QUY TRÌNH
QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
Điều 5. Danh mục CTNH, mã CTNH, mã số quản lý CTNH
1. Danh mục CTNH và mã CTNH (mã của từng CTNH) quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Mã số quản lý CTNH là mã số của Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, Giấy phép xử lý CTNH hoặc Giấy phép quản lý CTNH (tên gọi chung cho Giấy phép hành nghề quản lý CTNH, Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH, Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH được cấp theo quy định có trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành).
Điều 6. Phân định, phân loại CTNH
1. Việc phân định CTNH thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này và Quy chuẩn kỹ thuật môi trường (sau đây viết tắt là QCKTMT) về ngưỡng CTNH.
2. CTNH phải được chủ nguồn thải phân loại bắt đầu từ các thời điểm:
a) Khi đưa vào khu vực lưu giữ CTNH tại cơ sở phát sinh CTNH;
b) Khi chuyển giao CTNH đi xử lý bên ngoài cơ sở mà không đưa vào khu vực lưu giữ CTNH tại cơ sở phát sinh CTNH.
3. Trường hợp CTNH được đưa vào tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng tại cơ sở sau khi phát sinh thì dựa vào công nghệ, kỹ thuật hiện có, chủ nguồn thải CTNH được lựa chọn phân loại hoặc không phân loại.
Điều 7. Yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý đối với chủ nguồn thải CTNH
1. Chủ nguồn thải CTNH thực hiện các trách nhiệm theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP với các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định từ Khoản 2 đến Khoản 9 Điều này.
2. Bố trí khu vực lưu giữ CTNH; lưu giữ CTNH trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định tại Phụ lục 2 (A) ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Yêu cầu khi chuyển giao CTNH:
a) Chỉ ký hợp đồng chuyển giao CTNH với các tổ chức, cá nhân có Giấy phép xử lý CTNH hoặc Giấy phép quản lý CTNH phù hợp;
b) Khi có nhu cầu xuất khẩu CTNH để xử lý ở nước ngoài, chủ nguồn thải CTNH phải tuân thủ Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới các CTNH và việc tiêu hủy chúng (sau đây gọi tắt là Công ước Basel) theo quy định tại Điều 23 Thông tư này.
4. Sử dụng chứng từ CTNH mỗi lần chuyển giao CTNH theo quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này, trừ các trường hợp sau:
a) Tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH trong khuôn viên cơ sở;
b) Trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 24 Thông tư này.
5. Sau thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày chuyển giao CTNH, nếu không nhận được hai liên cuối cùng của chứng từ CTNH mà không có lý do hợp lý bằng văn bản từ phía tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTNH thì chủ nguồn thải CTNH báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Tổng cục Môi trường để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
6. Lập và nộp các báo cáo:
a) Báo cáo quản lý CTNH định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 (A) ban hành kèm theo Thông tư này và nộp Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo. Trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 12 Thông tư này, chủ nguồn thải CTNH chỉ báo cáo một lần trong thời hạn 01 (một) tháng kể từ ngày chấm dứt hoạt động;
b) Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Lưu trữ với thời hạn 05 (năm) năm tất cả các liên chứng từ CTNH đã sử dụng, báo cáo quản lý CTNH và các hồ sơ, tài liệu liên quan để cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu.
8. Áp dụng đồng thời việc kê khai chứng từ CTNH và báo cáo quản lý CTNH trực tuyến trên hệ thống thông tin của Tổng cục Môi trường hoặc thông qua thư điện tử khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
9. Trường hợp tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH thì phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục 2 (A) ban hành kèm theo Thông tư này và đăng ký trong Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.
Điều 8. Yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý liên quan đến các điều kiện cấp phép xử lý CTNH
1. Các phương tiện, thiết bị lưu giữ, vận chuyển và xử lý CTNH (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH) phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Phương tiện vận chuyển CTNH phải có hệ thống định vị vệ tinh (GPS) được kết nối mạng thông tin trực tuyến để xác định vị trí và ghi lại hành trình vận chuyển CTNH.
3. Một phương tiện, thiết bị chỉ được đăng ký cho một Giấy phép xử lý CTNH, trừ các phương tiện vận chuyển đường biển, đường sắt, đường hàng không.
4. Công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý CTNH và trạm trung chuyển CTNH (nếu có) phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp phép xử lý CTNH phải xây dựng đầy đủ các nội dung về quy trình vận hành an toàn các hệ thống, phương tiện, thiết bị; các kế hoạch về kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường, an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa và ứng phó sự cố, đào tạo, tập huấn định kỳ hàng năm, xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động; chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý CTNH theo các nội dung tương ứng quy định tại Phụ lục 5 (B) ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp phép xử lý CTNH phải lập các bảng hướng dẫn dạng rút gọn hoặc dạng sơ đồ về quy trình vận hành an toàn quy định tại Khoản 5 Điều này với kích thước phù hợp và lắp đặt tại vị trí thuận tiện để quan sát trên phương tiện vận chuyển, trong cơ sở xử lý và trạm trung chuyển CTNH (nếu có).
Điều 9. Yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý đối với chủ xử lý CTNH
1. Chủ xử lý CTNH thực hiện các trách nhiệm theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP với các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định từ Khoản 2 đến Khoản 13 Điều này.
2. Thực hiện biện pháp quản lý và chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với hoạt động của phương tiện vận chuyển không chính chủ trong quá trình vận chuyển CTNH; báo cáo Tổng cục Môi trường về việc thay đổi nội dung, gia hạn hoặc chấm dứt hợp đồng bàn giao phương tiện vận chuyển không chính chủ trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày thực hiện việc thay đổi, gia hạn hoặc chấm dứt.
3. Khi tham gia vận chuyển trong nội địa đối với CTNH vận chuyển xuyên biên giới thì phải phối hợp với chủ nguồn thải CTNH hoặc nhà xuất khẩu đại diện cho chủ nguồn thải CTNH để tuân thủ các quy định của Công ước Basel theo quy định tại Điều 22 Thông tư này.
4. Khi có nhu cầu sử dụng các phương tiện vận chuyển đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tư này nhưng không được ghi trong Giấy phép xử lý CTNH thì phải có văn bản báo cáo cơ quan cấp phép để được xem xét, chấp thuận. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm trả lời bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
5. Lập các loại báo cáo:
a) Báo cáo quản lý CTNH định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 (B) ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn 01 (một) tháng kể từ ngày cuối của kỳ báo cáo;
b) Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Báo cáo cơ quan cấp phép về các thay đổi đối với cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân sự (người đại diện theo pháp luật và các đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP) hoặc các chương trình, kế hoạch trong hồ sơ đăng ký kèm theo Giấy phép xử lý CTNH so với khi được cấp phép.
6. Lập: sổ giao nhận CTNH để theo dõi tên, số lượng, mã CTNH, thời gian, đơn vị chuyển giao hoặc tiếp nhận CTNH với cơ sở xử lý CTNH của mình, bảo đảm khớp với chứng từ CTNH; nhật ký vận hành các hệ thống, phương tiện, thiết bị cho việc xử lý CTNH; sổ theo dõi số lượng, chất lượng, nguồn tiêu thụ của các sản phẩm tái chế hoặc thu hồi từ CTNH; hồ sơ trực tuyến theo dõi hành trình phương tiện vận chuyển bằng GPS (hệ thống định vị toàn cầu) và cung cấp quyền truy cập cho cơ quan cấp phép; cơ sở dữ liệu quan trắc tự động liên tục (nếu có).
7. Trường hợp chủ xử lý CTNH đồng thời là chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt hoặc chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, việc thực hiện các báo cáo, hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường được tích hợp trong nội dung các báo cáo, hồ sơ, tài liệu, nhật ký về quản lý CTNH.
8. Khi 02 (hai) tổ chức, cá nhân có nhu cầu liên kết trong đó một bên chỉ thực hiện việc vận chuyển CTNH và chuyển giao trách nhiệm xử lý cho bên còn lại (bao gồm cả cơ sở đang vận hành thử nghiệm xử lý CTNH) thì bên chuyển giao hoặc tiếp nhận phải gửi văn bản đề nghị kèm theo hợp đồng đến cơ quan cấp phép để được xem xét, chấp thuận trước khi thực hiện. Trường hợp chấm dứt, thay đổi, bổ sung hoặc gia hạn hợp đồng thì phải có văn bản gửi cơ quan cấp phép để xem xét. Thời hạn cơ quan cấp phép trả lời bằng văn bản là 15 (mười lăm) ngày làm việc. Việc chuyển giao chỉ được thực hiện giữa hai bên theo hợp đồng được cơ quan cấp phép chấp thuận, không được phép chuyển giao CTNH cho bên thứ ba.
9. Áp dụng việc kê khai chứng từ CTNH và báo cáo quản lý CTNH trực tuyến trên hệ thống thông tin của Tổng cục Môi trường hoặc thông qua thư điện tử khi có yêu cầu bằng văn bản của Tổng cục Môi trường.
10. Lưu trữ với thời hạn 05 (năm) năm tất cả các liên chứng từ CTNH đã sử dụng, báo cáo quản lý CTNH và các hồ sơ, tài liệu liên quan.
11. Trường hợp thay đổi người đảm nhiệm việc quản lý, điều hành, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật của cơ sở xử lý CTNH theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP thì người thay thế phải có chứng chỉ quản lý CTNH trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày thay thế người quản lý, điều hành.
12. Phải vận chuyển CTNH về cơ sở xử lý để xử lý bằng các hệ thống, thiết bị xử lý CTNH đã được cấp phép sau khi tiếp nhận từ chủ nguồn thải CTNH, trừ trường hợp chuyển giao cho cơ sở xử lý CTNH khác quy định tại Khoản 3, Khoản 8 Điều này.
13. Bảo đảm các hệ thống, phương tiện, thiết bị vận chuyển, xử lý CTNH (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH) đã được cấp phép và công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý và trạm trung chuyển (nếu có) đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tư này trong quá trình vận hành.
Điều 10. Trách nhiệm của Tổng cục Môi trường
1. Quản lý, kiểm tra điều kiện, hoạt động và các hồ sơ, hợp đồng, báo cáo, chứng từ liên quan đến các tổ chức, cá nhân có Giấy phép xử lý CTNH hoặc Giấy phép quản lý CTNH do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
2. Sao gửi Giấy phép xử lý CTNH hoặc Quyết định thu hồi Giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có địa điểm cơ sở xử lý được cấp phép và công khai thông tin trên trang thông tin điện tử do Tổng cục Môi trường quản lý.
3. Tổ chức xây dựng và vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về CTNH; tổ chức, hướng dẫn việc triển khai đăng ký chủ nguồn thải, kê khai chứng từ CTNH và báo cáo quản lý CTNH trực tuyến; tổ chức việc tăng cường sử dụng hệ thống thông tin hoặc thư điện tử để thông báo, hướng dẫn, trao đổi với tổ chức, cá nhân trong quá trình cấp Giấy phép xử lý CTNH.
Điều 11. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.
2. Quản lý hoạt động và các hồ sơ, hợp đồng, báo cáo, chứng từ liên quan đến các tổ chức, cá nhân có Giấy phép quản lý CTNH do tỉnh cấp.
3. Công khai thông tin về Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH do mình cấp trên Cổng thông tin điện tử (nếu có).
4. Lập các báo cáo:
a) Báo cáo quản lý CTNH định kỳ theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 (C) ban hành kèm theo Thông tư này (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm) trong thời hạn 03 (ba) tháng kể từ ngày cuối của kỳ báo cáo tương ứng, bao gồm cả nội dung về việc thực hiện việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH theo kế hoạch được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo quy định tại Điều 23 và Điều 24 Thông tư này (nếu có);
b) Báo cáo đột xuất về quản lý CTNH theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5. Có văn bản trả lời văn bản lấy ý kiến về việc cấp phép xử lý CTNH theo quy định tại Khoản 5 Điều 17, Điểm b Khoản 3 Điều 18, Khoản 3 Điều 19 Thông tư này.
Chương III
ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI;
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP, CẤP LẠI, ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP
XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
Mục 1
Đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Điều 12. Đối tượng đăng ký chủ nguồn thải CTNH
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt động phát sinh CTNH phải đăng ký chủ nguồn thải CTNH với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở phát sinh CTNH.
2. Nguyên tắc xác định chủ nguồn thải CTNH:
a) Việc xác định chủ nguồn thải CTNH để đăng ký chủ nguồn thải và quản lý CTNH phải căn cứ vào nơi phát sinh CTNH;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh CTNH bên ngoài cơ sở của mình phải có văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân quản lý nơi phát sinh về việc lựa chọn giữa một trong hai đối tượng này để đăng ký chủ nguồn thải CTNH trừ trường hợp CTNH phát sinh do sự cố hoặc trường hợp bất khả kháng;
c) Chủ nguồn thải CTNH được đăng ký chung cho các cơ sở phát sinh CTNH do mình sở hữu hoặc điều hành trong phạm vi một tỉnh hoặc được lựa chọn một điểm đầu mối để đại diện đăng ký chung đối với cơ sở phát sinh CTNH có dạng tuyến trải dài trên phạm vi một tỉnh.
3. Các đối tượng không phải thực hiện thủ tục lập hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH mà chỉ phải đăng ký bằng báo cáo quản lý CTNH định kỳ:
a) Cơ sở phát sinh CTNH có thời gian hoạt động không quá 01 (một) năm;
b) Cơ sở phát sinh CTNH thường xuyên hay định kỳ hàng năm với tổng số lượng không quá 600 (sáu trăm) kg/năm, trừ trường hợp CTNH thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) theo quy định tại Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (sau đây gọi tắt là Công ước Stockholm);
c) Cơ sở dầu khí ngoài biển.
Điều 13. Hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH
1. Hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH:
a) Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 (A) ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 01 (một) bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương;
c) Hồ sơ, giấy tờ đối với trường hợp đăng ký tự tái sử dụng, tái chế, sơ chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH theo hướng dẫn tại điểm 5.2 Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 (A) ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Hồ sơ đối với trường hợp đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư này được thay thế bằng báo cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 (A) ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 14. Trình tự, thủ tục đăng ký chủ nguồn thải CTNH
1. Lập hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH:
a) Chủ nguồn thải CTNH (trừ các đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư này) lập 01 (một) hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH và nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở phát sinh CTNH;
b) Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho chủ nguồn thải CTNH để hoàn thiện hồ sơ;
c) Chủ nguồn thải CTNH sau khi nộp hồ sơ đăng ký theo quy định tại Điểm a Khoản này được coi là hoàn thành trách nhiệm đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường khi có văn bản tiếp nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc giấy xác nhận của đơn vị có chức năng chuyển phát bưu phẩm (trường hợp gửi qua bưu điện), trừ trường hợp có thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc hoàn thiện hồ sơ theo quy định của Điểm b Khoản này. Văn bản tiếp nhận hoặc giấy xác nhận nêu tại Điểm này có giá trị pháp lý tạm thời để thay thế Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH trong thời gian thực hiện thủ tục cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.
2. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét và cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.
3. Trường hợp đăng ký chủ nguồn thải CTNH thuộc đối tượng tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH trong khuôn viên cơ sở phát sinh CTNH thì thời hạn xem xét, cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH là 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cụ thể như sau:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra cơ sở trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH đầy đủ, hợp lệ. Thời gian kiểm tra đối với một cơ sở không quá 02 (hai) ngày làm việc;
b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra cơ sở, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 (B) ban hành kèm theo Thông tư này với 01 (một) mã số quản lý CTNH theo quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp chưa đủ điều kiện cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH thì Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Chủ nguồn thải CTNH sửa đổi, bổ sung và nộp lại hồ sơ theo thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường. Thời gian sửa đổi, bổ sung hồ sơ không tính vào thời hạn xem xét, cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.
4. Trường hợp không phải thực hiện thủ tục lập hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư này:
a) Chủ nguồn thải CTNH lập báo cáo quản lý CTNH lần đầu theo quy định tại Phụ lục 4 (A) ban hành kèm theo Thông tư này và nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Sở Tài nguyên và Môi trường;
b) Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản tiếp nhận ngay khi nhận được báo cáo quản lý CTNH. Văn bản tiếp nhận này hoặc giấy xác nhận của đơn vị có chức năng chuyển phát bưu phẩm kèm theo một bản sao báo cáo quản lý CTNH lần đầu nêu trên có giá trị tương đương Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.
Điều 15. Cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH
1. Chủ nguồn thải CTNH quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP phải đăng ký để được cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.
2. Hồ sơ đăng ký cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải:
a) Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 (A) ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Các giấy tờ, hồ sơ liên quan đến việc thay đổi, bổ sung so với hồ sơ đăng ký cấp lần đầu.
3. Trình tự, thủ tục đăng ký cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH được thực hiện theo quy định từ Khoản 1 đến Khoản 3 Điều 14 Thông tư này.
4. Số thứ tự các lần cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH trong trường hợp cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH được tính lần lượt kể từ cấp lần đầu và các lần cấp lại tiếp theo.
​Mục 2
Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy phép xử lý chất thải nguy hại;
thu hồi Giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc Giấy phép quản lý
chất thải nguy hại
Điều 16. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép xử lý CTNH
1. Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (A.1) ban hành kèm theo Thông tư này.
2. 01 (một) bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường (sau đây viết tắt là báo cáo ĐTM) được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải hoặc các hồ sơ, giấy tờ thay thế quy định tại Phụ lục 5 (B.1) ban hành kèm theo Thông tư này.
3. 01 (một) bản sao văn bản về quy hoạch có nội dung quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt.
4. Các giấy tờ pháp lý đối với trạm trung chuyển CTNH (nếu có) quy định tại Phụ lục 5 (B.1) ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Các mô tả, hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (B.1) ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (C) ban hành kèm theo Thông tư này. Kế hoạch vận hành thử nghiệm được đóng quyển riêng với bộ hồ sơ đăng ký.
Điều 17. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép xử lý CTNH
1. Tổ chức, cá nhân nộp 02 (hai) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 16 Thông tư này đến cơ quan cấp phép để xem xét, cấp Giấy phép xử lý CTNH. Tổ chức, cá nhân lựa chọn nộp 02 (hai) bản kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH đồng thời hoặc sau thời điểm nộp hồ sơ đăng ký cấp phép xử lý CTNH. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ thì trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, cơ quan cấp phép thông báo bằng văn bản để tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ.
2. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan cấp phép xem xét và có văn bản chấp thuận kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH theo trình tự sau:
a) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc xem xét nội dung hồ sơ đăng ký theo quy định tại Khoản 1 Điều này (hoặc kể từ ngày nhận được bản kế hoạch vận hành thử nghiệm trong trường hợp nộp sau khi kết thúc thời hạn xem xét nội dung hồ sơ), cơ quan cấp phép xem xét kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH và thông báo để tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung nếu nội dung không đầy đủ, phù hợp với cơ sở xử lý CTNH;
b) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc xem xét kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH, cơ quan cấp phép có văn bản chấp thuận theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (D) ban hành kèm theo Thông tư này với thời gian thử nghiệm không quá 06 (sáu) tháng (kèm theo 01 (một) bản kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH được cơ quan cấp phép đóng dấu xác nhận).
3. Sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan cấp phép, tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy phép xử lý CTNH thực hiện vận hành thử nghiệm xử lý CTNH theo quy định như sau:
a) Được phép tạm thời thu gom, vận chuyển hoặc tiếp nhận CTNH để vận hành thử nghiệm xử lý CTNH;
b) Thực hiện lấy mẫu quan trắc môi trường ít nhất 03 (ba) lần tại các thời điểm khác nhau. Chỉ lấy mẫu quan trắc môi trường khi các hệ thống, thiết bị xử lý hoạt động ở công suất tối đa. Trường hợp cần thiết, cơ quan cấp phép kiểm tra đột xuất cơ sở và lấy mẫu giám sát trong quá trình vận hành thử nghiệm xử lý CTNH;
c) Trường hợp có nhu cầu gia hạn thời gian vận hành thử nghiệm xử lý CTNH thì phải có văn bản giải trình gửi cơ quan cấp phép chậm nhất 15 (mười lăm) ngày làm việc trước ngày hết hạn ghi trong văn bản chấp thuận; việc vận hành thử nghiệm không được gia hạn quá 01 (một) lần trừ trường hợp bất khả kháng;
d) Trường hợp phát hiện nguy cơ gây ô nhiễm môi trường vượt QCKTMT mà không có biện pháp khắc phục ngay thì phải tạm ngừng hoạt động các hệ thống, thiết bị xử lý để có phương án giải quyết trước khi vận hành trở lại theo kế hoạch đã được phê duyệt và báo cáo cơ quan cấp phép.
4. Sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm xử lý CTNH, tổ chức, cá nhân nộp báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm theo quy định sau đây:
a) Nộp 02 (hai) bản báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm xử lý CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (Đ) ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan cấp phép. Trường hợp trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày có văn bản chấp thuận mà không có báo cáo hoặc không có văn bản đăng ký gia hạn hoặc giải trình gửi cơ quan cấp phép thì phải đăng ký vận hành thử nghiệm lại;
b) Trường hợp báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm không đạt QCKTMT, có nội dung không đầy đủ hoặc chưa hoàn thiện thì trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm xử lý CTNH, cơ quan cấp phép thông báo cho tổ chức, cá nhân để điều chỉnh, hoàn thiện hoặc vận hành thử nghiệm lại.
5. Lấy ý kiến Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở xử lý CTNH:
a) Cơ quan cấp phép lấy ý kiến bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có địa điểm cơ sở xử lý CTNH; thời điểm văn bản lấy ý kiến không muộn hơn thời điểm cơ quan cấp phép có văn bản chấp thuận vận hành thử nghiệm;
b) Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận văn bản của cơ quan cấp phép, trường hợp không đồng thuận phải nêu rõ lý do.
6. Trong thời hạn 25 (hai mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm xử lý CTNH và có văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan cấp phép tổ chức kiểm tra thực tế tại cơ sở xử lý CTNH, trạm trung chuyển CTNH (nếu có) đồng thời lựa chọn tiến hành một trong hai hoạt động sau để đánh giá điều kiện và cấp Giấy phép xử lý CTNH:
a) Thành lập Nhóm tư vấn kỹ thuật về việc cấp phép xử lý CTNH, thành phần bao gồm các chuyên gia về môi trường và các lĩnh vực có liên quan;
b) Tổ chức lấy ý kiến của chuyên gia hoặc các tổ chức, cá nhân có liên quan.
7. Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng đủ các điều kiện, yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định, cơ quan cấp phép thông báo bằng văn bản hoặc kết hợp trong biên bản kiểm tra quy định tại Khoản 6 Điều này cho tổ chức, cá nhân để đáp ứng, thực hiện hoặc giải trình.
8. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký được sửa đổi, bổ sung phù hợp theo quy định, cơ quan cấp phép xem xét, cấp Giấy phép xử lý CTNH.
9. Giấy phép xử lý CTNH được quy định như sau:
a) Giấy phép xử lý CTNH có 02 (hai) bản gốc theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (E) ban hành kèm theo Thông tư này: 01 (một) bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện đến chủ xử lý CTNH và 01 (một) bản lưu tại cơ quan cấp phép;
b) Giấy phép xử lý CTNH có thời hạn hiệu lực là 03 (ba) năm kể từ ngày cấp kèm theo bộ hồ sơ đăng ký được cơ quan cấp phép đóng dấu xác nhận;
c) Giấy phép xử lý CTNH có 01 (một) mã số quản lý CTNH theo quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
10. Trong quá trình tiến hành thủ tục, nếu quá 06 (sáu) tháng mà tổ chức, cá nhân không nộp lại hồ sơ hoặc không có văn bản giải trình hợp lý theo quy định thì hồ sơ đăng ký được xem xét lại từ đầu.
Điều 18. Cấp lại Giấy phép xử lý CTNH
1. Trường hợp cấp lại Giấy phép xử lý CTNH được quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.
2. Hồ sơ đăng ký cấp lại Giấy phép xử lý CTNH:
a) Đơn đăng ký theo quy định tại Phụ lục 5 (A.2) ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Các báo cáo, bản sao các biên bản, kết luận thanh tra, kiểm tra theo quy định tại Phụ lục 5 (B.2) ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy phép xử lý CTNH:
a) Thời điểm nộp hồ sơ đăng ký cấp lại Giấy phép xử lý CTNH chậm nhất là 03 (ba) tháng trước ngày Giấy phép hết hạn hoặc trong thời gian 01 (một) tháng kể từ ngày phát hiện Giấy phép bị mất hoặc hư hỏng;
b) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ quy định tại Khoản 2 Điều này, cơ quan cấp phép cấp lại Giấy phép xử lý CTNH. Trường hợp cần thiết, cơ quan cấp phép lấy ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở xử lý CTNH theo quy định tại Khoản 5 Điều 18 Thông tư này và tiến hành kiểm tra thực tế cơ sở.
4. Trường hợp có sự thay đổi, bổ sung thì hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định về điều chỉnh giấy phép theo quy định tại Điều 19 Thông tư này; trường hợp cấp lại theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP khi có thay đổi, bổ sung thì hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.
Điều 19. Điều chỉnh Giấy phép xử lý CTNH
1. Trường hợp điều chỉnh Giấy phép xử lý CTNH quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.
2. Hồ sơ đăng ký điều chỉnh Giấy phép xử lý CTNH:
a) Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (A.1) ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Các hồ sơ, giấy tờ về thay đổi, bổ sung so với hồ sơ cấp lần đầu Giấy phép xử lý CTNH (nếu có);
c) Bản tổng hợp giải trình các nội dung thay đổi, bổ sung, các báo cáo, bản sao các biên bản, kết luận thanh tra, kiểm tra theo quy định tại Phụ lục 5 (B.3) ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH theo quy định tại Phụ lục 5 (C) ban hành kèm theo Thông tư này trong trường hợp có bổ sung các hệ thống, thiết bị xử lý thuộc đối tượng phải thực hiện vận hành thử nghiệm.
3. Trình tự, thủ tục điều chỉnh Giấy phép xử lý CTNH được thực hiện theo quy định tại Điều 17 Thông tư này. Trường hợp cần thiết, cơ quan cấp phép lấy ý kiến Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại Khoản 5 Điều 17 Thông tư này.
4. Các trường hợp không yêu cầu vận hành thử nghiệm:
a) Thay đổi, bổ sung địa bàn hoạt động (không bao gồm việc thay đổi địa điểm cơ sở xử lý);
b) Thay đổi địa điểm, số lượng trạm trung chuyển CTNH;
c) Thay đổi, bổ sung: hệ thống, phương tiện, thiết bị cho việc đóng gói, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, trung chuyển, sơ chế CTNH; hệ thống, thiết bị xử lý CTNH mà không trực tiếp gây tác động xấu đến môi trường;
d) Bổ sung loại CTNH có tính chất, phương án xử lý tương tự các CTNH hoặc nhóm CTNH đã được vận hành thử nghiệm và cấp phép;
e) Tăng số lượng, khối lượng loại CTNH đã được cấp phép.
5. Việc cấp điều chỉnh Giấy phép xử lý CTNH được thực hiện bằng một trong hai hình thức:
a) Cấp Giấy phép xử lý CTNH thay thế Giấy phép trước đó với thời hạn 03 (ba) năm kể từ ngày cấp;
b) Cấp bổ sung Phụ lục kèm theo Giấy phép xử lý CTNH đã được cấp, trong đó nêu rõ nội dung điều chỉnh so với Giấy phép đã được cấp. Thời hạn của Giấy phép đã được cấp không thay đổi khi được điều chỉnh bằng hình thức cấp bổ sung phần Phụ lục.
Điều 20. Việc tích hợp và thay thế một số thủ tục liên quan đến cấp phép xử lý CTNH
1. Các thủ tục sau đây được tích hợp và thay thế bằng thủ tục cấp Giấy phép xử lý CTNH:
a) Kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo báo cáo ĐTM, kiểm tra việc thực hiện các công trình bảo vệ môi trường theo đề án bảo vệ môi trường chi tiết (hoặc các hồ sơ, giấy tờ tương đương) của dự án có hạng mục xử lý CTNH;
b) Xác nhận bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường trong trường hợp cơ sở xử lý CTNH kết hợp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường (bao gồm việc kết hợp xử lý chung bằng các hệ thống, thiết bị xử lý CTNH hoặc sử dụng hệ thống, thiết bị xử lý riêng biệt).
2. Cơ sở xử lý CTNH kết hợp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường đã được cấp phép theo các quy định có trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành và đã thực hiện thủ tục kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường trước ngày 15 tháng 6 năm 2015 nhưng có nhu cầu xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường tích hợp vào Giấy phép xử lý CTNH thì thực hiện thủ tục theo quy định tại Khoản 4 Điều 18 Thông tư này.
Điều 21. Thu hồi Giấy phép xử lý CTNH hoặc Giấy phép quản lý CTNH
1. Việc thu hồi Giấy phép xử lý CTNH hoặc Giấy phép quản lý CTNH được thực hiện trong các trường hợp:
a) Vi phạm các quy định về quản lý CTNH hoặc quy định trong Giấy phép xử lý CTNH, Giấy phép quản lý CTNH đến mức độ phải thu hồi theo quy định của pháp luật;
b) Chủ xử lý CTNH không hoạt động sau 01 (một) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép xử lý CTNH trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Chủ vận chuyển CTNH, chủ xử lý, tiêu hủy CTNH, chủ hành nghề quản lý CTNH, chủ xử lý CTNH chấm dứt hoạt động về CTNH hoặc phá sản, giải thể.
2. Cơ quan cấp phép ban hành quyết định thu hồi giấy phép do mình cấp, trong đó nêu rõ tên tổ chức, cá nhân bị thu hồi, mã số quản lý CTNH, ngày cấp, căn cứ, lý do thu hồi.
Chương IV
MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC THÙ
Điều 22. Vận chuyển xuyên biên giới CTNH
1. Hồ sơ đăng ký vận chuyển xuyên biên giới CTNH:
a) Đơn đăng ký vận chuyển xuyên biên giới CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 (A) ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 01 (một) bản sao hợp đồng xử lý CTNH với đơn vị xử lý CTNH tại quốc gia nhập khẩu;
c) 01 (một) thông báo vận chuyển bằng tiếng Anh theo mẫu quy định của Công ước Basel (http://www.basel.int/techmatters/forms-notif-mov/vCOP8.pdf).
2. Trình tự, thủ tục đăng ký vận chuyển xuyên biên giới CTNH:
a) Tổ chức, cá nhân đăng ký vận chuyển xuyên biên giới CTNH nộp 02 (hai) hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này đến Tổng cục Môi trường là cơ quan thẩm quyền Công ước Basel tại Việt Nam (hoặc Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định);
b) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, Tổng cục Môi trường xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện nếu nội dung không đầy đủ, hợp lệ theo quy định;
c) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục Môi trường gửi văn bản thông báo kèm theo 01 (một) thông báo vận chuyển bằng tiếng Anh cho cơ quan thẩm quyền Công ước Basel tại quốc gia nhập khẩu và quá cảnh (nếu có) theo quy định của Công ước Basel;
d) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày có văn bản trả lời của các cơ quan thẩm quyền Công ước Basel tại quốc gia nhập khẩu và quá cảnh (nếu có), Tổng cục Môi trường ban hành văn bản chấp thuận theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 (B) ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không chấp thuận, Tổng cục Môi trường có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3. Việc vận chuyển CTNH trong nội địa đến cửa khẩu phải được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân có Giấy phép xử lý CTNH hoặc Giấy phép quản lý CTNH.
4. Sau khi có văn bản chấp thuận của Tổng cục Môi trường về việc xuất khẩu CTNH, tổ chức, cá nhân phải lập ít nhất 02 (hai) bộ hồ sơ vận chuyển bằng tiếng Anh cho từng chuyến vận chuyển CTNH đã được phép xuất khẩu theo mẫu quy định của Công ước Basel (www.basel.int/pub/move.pdf).
5. Sau khi việc xử lý CTNH hoàn thành, tổ chức, cá nhân được Tổng cục Môi trường chấp thuận việc xuất khẩu CTNH lưu 01 (một) bộ hồ sơ vận chuyển và gửi 01 (một) bộ hồ sơ vận chuyển đã có xác nhận của đơn vị xử lý ở nước ngoài cho Tổng cục Môi trường.
Điều 23. Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại
1. Bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển, phương tiện vận chuyển, hệ thống, thiết bị xử lý chất thải y tế nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục 2 (A) và Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường lập, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn bảo đảm phù hợp với điều kiện của địa phương và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Y tế về kế hoạch đã được phê duyệt.
3. Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại quy định tại Khoản 2 Điều này bao gồm các nội dung chính sau:
a) Địa điểm, mô hình xử lý chất thải y tế nguy hại;
b) Phạm vi, phương thức thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại;
c) Thông tin về tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại;
d) Các vấn đề liên quan khác.
4. Sổ giao nhận chất thải y tế nguy hại được sử dụng thay thế cho chứng từ CTNH trong trường hợp có hướng dẫn trong kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Trường hợp chủ xử lý CTNH, chủ hành nghề quản lý CTNH tham gia thực hiện kế hoạch quy định tại Khoản 2 Điều này nhưng ngoài phạm vi của Giấy phép được cấp thì phải báo cáo cho cơ quan cấp phép trước khi thực hiện.
Điều 24. Thu gom, vận chuyển, lưu giữ, trung chuyển CTNH bằng phương tiện, thiết bị không ghi trên Giấy phép xử lý CTNH
1. Sở Tài nguyên và Môi trường lập, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch thu gom, vận chuyển, lưu giữ, trung chuyển CTNH đối với các chủ nguồn thải CTNH có số lượng CTNH phát sinh thấp hơn 600 (sáu trăm) kg/năm hoặc chủ nguồn thải CTNH ở vùng sâu, vùng xa, khu vực chưa đủ điều kiện cho chủ xử lý CTNH trực tiếp thực hiện vận chuyển, lưu giữ, trung chuyển bằng các phương tiện, thiết bị được ghi trên Giấy phép xử lý CTNH bảo đảm phù hợp với điều kiện của địa phương và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Việc xử lý các CTNH từ các chủ nguồn thải CTNH nêu trên phải được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân có Giấy phép xử lý CTNH phù hợp.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường kế hoạch đã được phê duyệt quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Việc sử dụng các phương tiện, thiết bị không được ghi trên Giấy phép xử lý CTNH để vận chuyển, lưu giữ CTNH chưa có khả năng xử lý trong nước hoặc được quy định trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì phải có văn bản báo cáo cơ quan cấp phép để được xem xét, chấp thuận cho từng trường hợp. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, cơ quan cấp phép trả lời bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận nêu rõ lý do.
Điều 25. Tái sử dụng CTNH
Tổ chức, cá nhân chỉ được phép tự tái sử dụng CTNH phát sinh trong khuôn viên cơ sở phát sinh CTNH của mình và phải đăng ký trong Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.
Điều 26. Thu gom, vận chuyển CTNH từ các công trình dầu khí ngoài biển vào đất liền
1. Tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển CTNH từ các công trình dầu khí ngoài biển vào đất liền bằng các phương tiện vận chuyển không được ghi trong Giấy phép xử lý CTNH quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển, phương tiện vận chuyển CTNH phải đáp ứng các yêu cầu tại Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Có hợp đồng chuyển giao CTNH với tổ chức, cá nhân có Giấy phép xử lý CTNH hoặc Giấy phép quản lý CTNH phù hợp;
c) Có phương án thu gom, lưu giữ, vận chuyển và danh sách các phương tiện vận chuyển.
2. Tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này phải báo cáo cơ quan cấp phép xem xét, chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện hoặc khi có sự thay đổi tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều này. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, cơ quan cấp phép trả lời bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận nêu rõ lý do.
Điều 27. Nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý CTNH trong môi trường thí nghiệm
1. Tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển công nghệ khi có nhu cầu tiếp nhận CTNH để thử nghiệm, đánh giá công nghệ trong môi trường thí nghiệm phải có văn bản giải trình kèm theo kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý theo mẫu tương tự Phụ lục 5 (C) ban hành kèm theo Thông tư này gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.
2. Tổ chức, cá nhân chỉ được phép tiếp nhận CTNH phù hợp với việc thử nghiệm từ chủ xử lý CTNH hoặc chủ hành nghề quản lý CTNH. Trường hợp tự vận chuyển bằng các phương tiện vận chuyển của mình thì các phương tiện vận chuyển này phải đáp ứng các yêu cầu tại Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tư này và được ghi trong văn bản chấp thuận kế hoạch vận hành thử nghiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
3. Thời gian vận hành thử nghiệm xử lý CTNH không quá 06 (sáu) tháng. Trường hợp có nhu cầu gia hạn thì phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường để được chấp thuận, mỗi lần gia hạn không quá 06 (sáu) tháng và không được gia hạn quá 03 (ba) lần. Sau khi kết thúc thử nghiệm, phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 28. Các trường hợp khác
Các hoạt động sau đây không phải là hoạt động vận chuyển, xử lý CTNH và không phải cấp phép xử lý CTNH:
1. Hoạt động vận chuyển, bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện, thiết bị, sản phẩm (chưa hết hạn sử dụng, còn giá trị sử dụng theo đúng mục đích ban đầu và chưa được chủ nguồn thải xác định là chất thải) để tiếp tục sử dụng theo đúng mục đích ban đầu.
2. Việc vận chuyển mẫu vật là CTNH để mang đi phân tích.
Chương V
CHỨNG CHỈ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
Điều 29. Đối tượng đào tạo, cấp Chứng chỉ quản lý CTNH
Đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP (bắt buộc) và người có nhu cầu được đào tạo, cấp chứng chỉ về quản lý CTNH (tự nguyện).
Điều 30. Yêu cầu đối với cơ sở đào tạo quản lý CTNH
1. Các cơ sở đào tạo quản lý CTNH cho đối tượng được cấp Chứng chỉ quản lý CTNH phải đáp ứng như sau:
a) Có chức năng đào tạo phù hợp về môi trường hoặc ngành liên quan theo quy định của pháp luật;
b) Người thực hiện đào tạo các chuyên đề chính về quản lý CTNH phải có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý CTNH.
2. Việc đào tạo được thực hiện theo hình thức tập trung hoặc tại chỗ nơi có nhu cầu đào tạo theo nội dung, thời gian căn cứ vào Khung chương trình đào tạo theo quy định tại Phụ lục 9 (A) ban hành kèm theo Thông tư này. Ít nhất 10 (mười) ngày làm việc trước thời điểm tổ chức đào tạo, cơ sở đào tạo phải có văn bản thông báo kế hoạch đào tạo cho Tổng cục Môi trường. Trường hợp cần thiết, Tổng cục Môi trường tổ chức kiểm tra việc đào tạo.
Điều 31. Thẩm quyền, trách nhiệm đào tạo, cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ quản lý CTNH
1. Tổng cục Môi trường cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ quản lý CTNH.
2. Tổng cục Môi trường có trách nhiệm xây dựng và phê duyệt chương trình đào tạo về quản lý CTNH; khi chủ trì tổ chức các khóa đào tạo với hình thức tập trung hoặc tại chỗ nơi có nhu cầu đào tạo thì việc cấp Chứng chỉ quản lý CTNH không yêu cầu hồ sơ theo quy định tại Điều 32 Thông tư này.
Điều 32. Trình tự, thủ tục cấp Chứng chỉ quản lý CTNH
1. Cơ sở đào tạo lập hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ quản lý CTNH quy định tại Khoản 3 Điều này và nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Tổng cục Môi trường để xem xét, cấp Chứng chỉ quản lý CTNH.
2. Trong thời hạn 15 (mười) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục Môi trường xem xét, cấp Chứng chỉ quản lý CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 (B) ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp phải nêu rõ lý do.
3. Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ quản lý CTNH:
a) Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ quản lý CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 (C) ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bảng tổng hợp kết quả đào tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 (D) ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản sao chứng minh thư nhân dân của các đối tượng cấp Chứng chỉ;
d) Bản sao các văn bản, giấy tờ có liên quan đến quy định tại Điều 30 Thông tư này.
4. Chứng chỉ quản lý CTNH có thời hạn 03 (ba) năm và không được gia hạn. Trường hợp hết thời hạn, người có Chứng chỉ hết thời hạn phải được đào tạo lại để được cấp Chứng chỉ mới theo quy định tại Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều này.
5. Người có Chứng chỉ quản lý CTNH hết thời hạn mà có ít nhất 02 (hai) năm liên tục hoạt động trong lĩnh vực quản lý, xử lý CTNH tính đến thời điểm hết thời hạn thì nộp 01 (một) đơn đề nghị theo quy định tại Phụ lục 9 (Đ) ban hành kèm theo Thông tư này và Giấy xác nhận của nơi làm việc đến Tổng cục Môi trường. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, Tổng cục Môi trường xem xét, cấp Chứng chỉ quản lý CTNH. Trường hợp không cấp phải nêu rõ lý do.
Điều 33. Cấp lại, thu hồi Chứng chỉ quản lý CTNH
1. Cấp lại Chứng chỉ quản lý CTNH:
a) Người có Chứng chỉ quản lý CTNH bị hư hỏng hoặc bị mất nộp 01 (một) đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 (E) đến Tổng cục Môi trường để xem xét, cấp lại;
b) Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, Tổng cục Môi trường cấp lại Chứng chỉ quản lý CTNH;
c) Chứng chỉ quản lý CTNH được cấp lại có thời hạn sử dụng bằng thời hạn sử dụng còn lại của Chứng chỉ đã bị hư hỏng hoặc bị mất.
2. Chứng chỉ quản lý CTNH bị thu hồi trong các trường hợp bị tẩy, xóa, sửa chữa hoặc sử dụng vào các mục đích không được pháp luật cho phép.
Điều 34. Lưu trữ hồ sơ đào tạo
Trong thời gian ít nhất 03 (ba) năm kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo, cơ sở đào tạo có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ từng khóa đào tạo bao gồm:
1. Hồ sơ học viên (bao gồm thông tin: họ tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, nghề nghiệp, địa chỉ) và kết quả đào tạo.
2. Danh sách người thực hiện đào tạo (bao gồm thông tin: họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, tên và địa chỉ nơi công tác).
3. Giáo trình, tài liệu trình bày, đề bài kiểm tra và bài làm của học viên.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 35. Điều khoản chuyển tiếp
1. Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH đã được cấp theo quy định có trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng, trừ trường hợp phải cấp lại theo quy định Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.
2. Giấy phép quản lý CTNH đã được cấp theo quy định có trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng cho đến hết thời hạn ghi trên Giấy phép. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH hoặc Giấy phép hành nghề quản lý CTNH được coi là đã thực hiện thủ tục kiểm tra, xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo quy định đối với các hạng mục liên quan đến hoạt động xử lý CTNH.
3. Hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, hồ sơ đăng ký cấp, gia hạn, điều chỉnh Giấy phép hành nghề quản lý CTNH tiếp nhận trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được thực hiện theo quy định pháp luật tại thời điểm tiếp nhận.
4. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép hành nghề quản lý CTNH phải thực hiện các quy định tại Điều 9 Thông tư này (trừ Khoản 11) và các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý sau:
a) Áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia về Hệ thống quản lý môi trường (ISO 14001) chậm nhất trước ngày 15 tháng 6 năm 2017;
b) Thực hiện đầy đủ, hệ thống, đồng bộ các biện pháp quản lý môi trường theo nội dung của các hồ sơ đăng ký được cơ quan cấp phép đóng dấu xác nhận kèm theo các Giấy phép hành nghề quản lý CTNH đã được cấp. Hồ sơ này là căn cứ cụ thể cho hoạt động quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường đối với chủ hành nghề quản lý CTNH;
c) Giám sát hoạt động của các đại lý vận chuyển CTNH và chịu trách nhiệm chung đối với các vi phạm về bảo vệ môi trường và quản lý CTNH của các đại lý. Phải báo cáo cho cơ quan cấp phép về việc thay đổi nội dung, gia hạn hoặc chấm dứt hợp đồng đại lý trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày thực hiện việc thay đổi, gia hạn hoặc chấm dứt.
5. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH phải thực hiện các quy định tại Điều 9 Thông tư này (trừ Khoản 11 và các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý có liên quan đến hoạt động xử lý CTNH) và các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý sau:
a) Ký hợp đồng ba bên với chủ nguồn thải CTNH, chủ xử lý CTNH (hoặc chủ hành nghề quản lý CTNH hoặc chủ xử lý, tiêu hủy CTNH) về việc chuyển giao CTNH hoặc ký hợp đồng với chủ nguồn thải với sự chứng kiến, xác nhận của chủ xử lý CTNH (hoặc chủ hành nghề quản lý CTNH hoặc chủ xử lý, tiêu hủy CTNH);
b) Thực hiện đầy đủ nội dung của hồ sơ đăng ký hành nghề vận chuyển CTNH được cơ quan cấp phép đóng dấu xác nhận kèm theo Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH. Hồ sơ này là căn cứ cụ thể cho hoạt động quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường đối với chủ vận chuyển CTNH.
6. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH phải thực hiện các quy định tại Điều 9 Thông tư này (trừ Khoản 11 và các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý có liên quan đến hoạt động vận chuyển CTNH trong trường hợp không đồng thời có Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH) và thực hiện đầy đủ nội dung của hồ sơ đăng ký hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH được cơ quan cấp phép đóng dấu xác nhận kèm theo Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH. Hồ sơ này là căn cứ cụ thể cho hoạt động quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường đối với chủ xử lý, tiêu hủy CTNH.
Điều 36. Hiệu lực, trách nhiệm thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2015. Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc các Sở Tài nguyên và Môi trường và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
3. Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.
4. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu phát sinh những khó khăn, vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản; Cục Kiểm soát thủ tục hành chính; (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Website Chính phủ;
- Website và các đơn vị thuộc Bộ TN&MT;
- Lưu VT, PC, VP, TCMT, QLCT&CTMT(250).

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Minh Quang

Phụ lục 1
DANH MỤC CHẤT THẢI NGUY HẠI

(Kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

A. Hướng dẫn sử dụng danh mục CTNH

1. Giải thích về các cột trong Danh mục chi tiết tại Mục C Phụ lục này:

1.1. Mã CTNH (mã chất thải nguy hại): Là cột thể hiện mã số của các chất thải trong Danh mục khi được phân định là CTNH. Mã CTNH được tổ hợp từ 1, 2 hoặc 3 cặp chữ số (hay 2, 4 hoặc 6 chữ số) như sau:

a) Cặp chữ số (hay 2 chữ số) thứ nhất thể hiện mã của nhóm chất thải phân loại theo nhóm nguồn hoặc dòng thải chính;

b) Cặp chữ số (hay 2 chữ số) thứ hai thể hiện mã của phân nhóm chất thải phân loại theo phân nhóm nguồn hoặc dòng thải trong từng nhóm nguồn hoặc dòng thải chính;

c) Cặp chữ số (hay 2 chữ số) thứ ba thể hiện mã của từng loại chất thải trong từng phân nhóm nguồn hoặc dòng thải.

1.2. Tên chất thải: Là cột thể hiện tên gọi của các chất thải trong Danh mục, được phân loại theo 3 cấp như sau:

a) Cấp 1 (tương ứng với mã có 1 cặp chữ số): Tên gọi của nhóm chất thải phân loại theo nhóm nguồn hoặc dòng thải chính;

b) Cấp 2 (tương ứng mã có 2 cặp chữ số): Tên gọi của phân nhóm chất thải phân loại theo phân nhóm nguồn hoặc dòng thải trong từng nhóm nguồn hoặc dòng thải chính;

c) Cấp 3 (tương ứng mã đầy đủ 3 cặp chữ số): Tên gọi của từng loại chất thải trong từng phân nhóm nguồn hoặc dòng thải.

1.3. Mã EC: Là cột thể hiện mã đối chiếu theo Danh mục chất thải của Cộng đồng Châu Âu (EC).

1.4. Mã Basel (A): Là cột thể hiện mã đối chiếu A theo Phụ lục VIII (Danh mục A) của Công ước Basel. Đối với những loại chất thải trong Danh mục mà có một số phương án mã đối chiếu A hoặc không có mã đối chiếu mặc định nào thì cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể (ví dụ theo nguồn phát thải, thành phần và tính chất nguy hại của chất thải) và nội dung Phụ lục nói trên của Công ước Basel để lựa chọn mã phù hợp.

1.5. Mã Basel (Y): Là cột thể hiện mã đối chiếu Y theo Phụ lục I của Công ước Basel. Đối với những loại chất thải trong Danh mục mà có một số phương án mã đối chiếu Y hoặc không có mã đối chiếu mặc định nào thì cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể (ví dụ theo nguồn phát thải, thành phần và tính chất nguy hại của chất thải) và nội dung Phụ lục nói trên của Công ước Basel để lựa chọn mã phù hợp.

1.6. Tính chất nguy hại chính: Là cột thể hiện các tính chất nguy hại chính mà một CTNH trong Danh mục có thể có, đối chiếu theo quy định của EC và Phụ lục III của Công ước Basel. Tùy vào từng trường hợp, một CTNH có thể có một, một số hoặc tất cả các tính chất được ghi tại cột này. Các tính chất nguy hại được trình bày chi tiết tại bảng sau (trong đó các tính chất có ký hiệu * liên quan đến các tính chất và thành phần nguy hại theo QCKTMT về ngưỡng CTNH):

Tính chất nguy hại

Ký hiệu

Mô tả

Mã H (Theo quy định của EC)

Mã H
(Theo Phụ lục III Công ước Basel)

Dễ nổ

N

Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết quả của phản ứng hóa học (khi tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát) hoặc tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh.

H1

H1

Dễ cháy

C

- Chất thải lỏng dễ cháy: Các chất thải ở thể lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng chứa chất rắn hòa tan hoặc lơ lửng, có nhiệt độ chớp cháy thấp theo QCKTMT về ngưỡng CTNH.

H3B

H3

- Chất thải rắn dễ cháy: Các chất thải rắn có khả năng tự bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển.

H3A

H4.1

- Chất thải có khả năng tự bốc cháy: Các chất thải rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng bốc cháy.

H3A

H4.2

- Chất thải tạo ra khí dễ cháy: Các chất thải khi tiếp xúc với nước có khả năng tự cháy hoặc tạo ra khí dễ cháy.

H3A

H4.3

Oxy hóa

OH

Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hóa tỏa nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó.

H2

H5.1

 

Ăn mòn

AM

Các chất thải thông qua phản ứng hóa học gây tổn thương nghiêm trọng các mô sống hoặc phá hủy các loại vật liệu, hàng hóa và phương tiện vận chuyển. Thông thường đó là các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh hoặc kiềm mạnh theo QCKTMT về ngưỡng CTNH.

H8

H8

Có độc tính

Đ

- Gây kích ứng: Các chất thải không ăn mòn có các thành phần nguy hại gây sưng hoặc viêm khi tiếp xúc với da hoặc màng nhầy.

H4

H11

- Gây hại: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây các rủi ro sức khỏe ở mức độ thấp thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.

H5

H11

- Gây độc cấp tính: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc tức thời cho sức khỏe thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.

H6

H6.1

- Gây độc từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe một cách từ từ hoặc mãn tính thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.

H6

H11

- Gây ung thư: Các chất thải có các thành phần nguy hại có khả năng gây ra hoặc tăng tỉ lệ mắc ung thư thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.

H7

H11

- Gây độc cho sinh sản: Các chất thải có các thành phần nguy hại có khả năng gây tổn thương hoặc suy giảm khả năng sinh sản của con người thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.

H10

H11

- Gây đột biến gien: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây ra hoặc tăng tỷ lệ tổn thương gen di truyền thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.

H11

H11

- Sinh khí độc: Các chất thải có các thành phần mà khi tiếp xúc với không khí hoặc với nước sẽ giải phóng ra khí độc, gây nguy hiểm đối với người và sinh vật.

H12

H10

Có độc tính sinh thái

ĐS

Các chất thải có các thành phần nguy hại gây tác hại nhanh chóng hoặc từ từ đối với môi trường và các hệ sinh vật thông qua tích lũy sinh học.

H14

H12

Lây nhiễm

LN

Các chất thải có vi sinh vật hoặc độc tố sinh học gây nhiễm trùng hoặc bệnh tật cho người và động vật.

H9

H6.2

 

1.7. Trạng thái (thể) tồn tại thông thường: Là cột thể hiện các trạng thái hay thể tồn tại thông thường (rắn, lỏng hoặc bùn) của chất thải trong Danh mục.

1.8. Ngưỡng CTNH: Là cột ghi chú về sự cần thiết phải áp dụng ngưỡng CTNH trong việc phân định một chất thải trong Danh mục là CTNH, bao gồm hai loại như sau:

1.8.1. Có khả năng là CTNH (ký hiệu là *): Cần áp dụng ngưỡng CTNH (hay ngưỡng nguy hại của chất thải) theo quy định tại QCKTMT về ngưỡng CTNH để phân định có phải là CTNH. Nếu không áp dụng ngưỡng CTNH thì phải phân định luôn là CTNH. Trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật đối với một số tính chất và thành phần nguy hại nhất định thì áp dụng theo các tiêu chuẩn của quốc tế theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về môi trường.

1.8.2. Là CTNH trong mọi trường hợp (ký hiệu là **): Không cần áp dụng ngưỡng CTNH mà xác định luôn là CTNH.

2. Hướng dẫn quy trình tra cứu, sử dụng Danh mục:

2.1. Tra cứu một chất thải bất kỳ căn cứ vào mã CTNH: Nếu đã biết mã CTNH, căn cứ vào cột “Mã CTNH” trong Danh mục chi tiết tại Mục C Phụ lục này để tìm ra loại tương ứng.

2.2. Tra cứu, phân loại và áp mã CTNH căn cứ vào nguồn thải hoặc dòng thải:

2.2.1. Bước 1: Căn cứ Danh mục nhóm chất thải phân loại theo nhóm nguồn hoặc dòng thải chính tại Mục B Phụ lục này để sơ bộ xác định một chủ nguồn thải đang được xem xét có thể phát sinh các chất thải nằm trong những nhóm nào, có thứ tự bao nhiêu. Lưu ý là một cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thể liên quan đến một số nguồn thải hoặc dòng thải khác nhau do bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, do đó phát sinh những chất thải nằm trong nhiều nhóm khác nhau thuộc hai loại như sau:

- Các nhóm mã từ 01 đến 16 bao gồm những nhóm chất thải đặc trưng cho từng loại nguồn thải hoặc dòng thải khác nhau;

- Các nhóm mã 17, 18 và 19 bao gồm những nhóm chất thải chung mà mọi nguồn thải đều có thể phát sinh.

2.2.2. Bước 2: Căn cứ vào thứ tự nêu trên để xác định vị trí của nhóm chất thải phân loại theo nhóm nguồn hoặc dòng thải chính trong Danh mục chi tiết tại Mục C Phụ lục này (tương ứng với nhóm mã CTNH gồm một cặp chữ số).

2.2.3. Bước 3: Rà soát trong nhóm nguồn hoặc dòng thải chính nêu trên để xác định phân nhóm chất thải phân loại theo phân nhóm nguồn hoặc dòng thải liên quan (tương ứng với phân nhóm mã CTNH gồm hai cặp chữ số).

2.2.4. Bước 4: Rà soát trong phân nhóm chất thải phân loại theo phân nhóm nguồn hoặc dòng thải nêu trên để xác định từng loại CTNH căn cứ vào tên của chúng (tương ứng với mã CTNH gồm ba cặp chữ số). Phân loại và áp mã CTNH tương ứng nếu chất thải được phân định là CTNH (thuộc loại * vượt ngưỡng CTNH hoặc thuộc loại **).

2.2.5. Bước 5: Trong trường hợp một hỗn hợp chất thải không có tên tương ứng trong Danh mục chi tiết tại Mục C Phụ lục này, việc phân loại và áp mã CTNH theo nguyên tắc sau:

a) Khi hỗn hợp chất thải chỉ có một chất thải thành phần có tên tương ứng trong Danh mục chi tiết được phân định là CTNH (thuộc loại * vượt ngưỡng CTNH hoặc thuộc loại **) thì áp mã của CTNH này;

b) Khi hỗn hợp chất thải có hai hay nhiều chất thải thành phần có tên tương ứng trong Danh mục chi tiết được phân định là CTNH (thuộc loại * vượt ngưỡng CTNH hoặc thuộc loại **) thì có thể sử dụng tất cả các mã CTNH tương ứng hoặc áp một mã CTNH đại diện theo thứ tự ưu tiên sau: Mã CTNH của chất thải thành phần có tỷ trọng lớn hơn trong hỗn hợp; khi không xác định rõ được tỷ trọng, thì áp mã của chất thải thuộc loại ** (nếu có) hoặc mã của CTNH có thành phần nguy hại với giá trị ngưỡng CTNH thấp nhất;

c) Cần phân biệt hỗn hợp chất thải với chất thải có thành phần nguy hại bám dính hoặc hỗn hợp chất thải mà các thành phần đã được hòa trộn với nhau một cách tương đối đồng nhất về tính chất hóa-lý tại mọi điểm trong khối hỗn hợp chất thải theo quy định tại QCKTMT về ngưỡng CTNH.

2.2.6. Bước 6: Trong trường hợp không tìm được mã CTNH cụ thể theo nguồn thải hay dòng thải thì áp các mã CTNH từ 19 12 01 đến 19 12 05 nếu vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCKTMT về ngưỡng CTNH.

3. Quy định áp dụng cụ thể đối với một số trường hợp đặc biệt thường gặp trong thực tế:

3.1. Hỗn hợp phế liệu kim loại (hoặc nhựa) lẫn dầu mỡ (ví dụ mã 07 03 11): Phế liệu kim loại (hoặc nhựa) không phải là CTNH còn dầu mỡ thải (trừ dầu mỡ thực phẩm) luôn là CTNH (loại **), do vậy, đây là hỗn hợp CTNH. Trường hợp hỗn hợp này được tách riêng ra, còn lại phế liệu kim loại (hoặc nhựa) tương đối sạch, chỉ bám dính lượng dầu mỡ không đáng kể đến mức không có nguy cơ bị rò rỉ hoặc chảy ra môi trường trong quá trình lưu giữ, thu gom và vận chuyển (ví dụ dầu bảo quản) thì không bị coi là CTNH (bảo đảm thành phần dầu bám dính có hàm lượng tuyệt đối nhỏ hơn ngưỡng CTNH theo quy định tại QCKTMT về ngưỡng CTNH).

3.2. Các phương tiện, thiết bị thải (ví dụ phương tiện giao thông, thiết bị điện, điện tử...): Nếu có bất kỳ một bộ phận hoặc vật liệu cấu thành là CTNH thì phải coi toàn bộ phương tiện hoặc thiết bị đó là CTNH, trừ khi bộ phận hoặc vật liệu này được tách riêng ra.

3.3. Thiết bị điện, điện tử (ví dụ máy biến thế, tụ điện...) thải: Chỉ được phân loại, áp mã theo loại CTNH có PCB khi có hàm lượng tuyệt đối của PCB trong ít nhất một chất thải thành phần (bộ phận hoặc vật liệu cấu thành, ví dụ dầu cách điện) vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCKTMT về ngưỡng CTNH.

3.4. Dầu, hóa chất hoặc dung môi thải: Chỉ được phân loại, áp mã theo loại CTNH có gốc halogen hữu cơ hoặc có thành phần halogen hữu cơ (đặc biệt là cơ clo như PCB) nếu hàm lượng tuyệt đối của ít nhất một thành phần halogen hữu cơ vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCKTMT về ngưỡng CTNH.

3.5. Các vật liệu amiăng xi măng thải (như tấm lợp đã qua sử dụng): Không phải là CTNH, trừ trường hợp có lẫn hoặc có các thành phần nguy hại khác vượt ngưỡng CTNH, được phép chôn lấp tại bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hoặc xây dựng hợp vệ sinh.

3.6. Tên gọi “dầu thải” hoặc “hóa chất thải” được áp dụng khi thành phần dầu hoặc hóa chất chiếm tỷ trọng ưu thế trong chất thải (lớn hơn hoặc bằng 50%); tên gọi chất thải có hoặc lẫn dầu hoặc chất thải có hoặc lẫn một hóa chất nhất định được áp dụng khi thành phần dầu hoặc hóa chất chiếm tỷ trọng kém ưu thế hơn so với các thành phần khác trong chất thải (nhỏ hơn 50%).

3.7. Các loại dầu, mỡ, sáp và chất béo có nguồn gốc thực phẩm mà không có chứa các thành phần nguy hại vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCKTMT về ngưỡng CTNH không phải là CTNH.

B. Danh mục nhóm chất thải được phân loại theo các nhóm nguồn hoặc dòng thải chính

  1. Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than
  2. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hóa chất vô cơ
  3. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hóa chất hữu cơ
  4. Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các cơ sở đốt khác
  5. Chất thải từ ngành luyện kim và đúc kim loại
  6. Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thủy tinh
  7. Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, gia công kim loại và các vật liệu khác
  8. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm che phủ (sơn, véc ni, men thủy tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in
  9. Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy
  10. Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm
  11. Chất thải xây dựng và phá dỡ (bao gồm cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm)
  12. Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý chất thải, nước thải và xử lý nước cấp
  13. Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này)
  14. Chất thải từ ngành nông nghiệp
  15. Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải từ hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải
  16. Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác
  17. Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất đẩy (propellant)
  18. Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ
  19. Các loại chất thải khác 

C. Danh mục chi tiết của các CTNH và chất thải có khả năng là CTNH

CTNH

Tên chất thải

Mã EC

Mã Basel

(A)

Mã Basel
(Y)

Tính chất
nguy hại chính

Trạng thái (thể) tồn tại thông thường

Ngưỡng CTNH

01

CHẤT THẢI TỪ NGÀNH THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN, DẦU KHÍ VÀ THAN

 

 

 

 

 

 

01 01

Chất thải từ quá trình chế biến quặng sắt bằng phương pháp hóa-lý

01 03

 

 

 

 

 

01 01 01

Cặn thải có khả năng sinh axit từ quá trình chế biến quặng sunfua

01 03 04

A1010
A1020
A1030

Từ Y22
đến Y31

Đ, ĐS

Rắn/bùn

**

01 01 02

Các loại cặn thải khác có các thành phần nguy hại

01 03 05

A1010
A1020
A1030

Từ Y22 đến Y31

Đ, ĐS

Rắn/lỏng/bùn

*

01 01 03

Chất thải có các thành phần nguy hại từ quá trình chế biến quặng sắt

01 03 07

A1010
A1020
A1030

Từ Y22 đến Y31

Đ, ĐS

Rắn/lỏng/bùn

*

01 02

Chất thải từ quá trình chế biến quặng kim loại màu bằng phương pháp hóa-lý

01 04

 

 

 

 

 

01 02 01

Chất thải có các thành phần nguy hại từ quá trình chế biến quặng kim loại màu bằng phương pháp hóa-lý

01 04 07

A1010
A1020
A1030

Từ Y22 đến Y31

AM, Đ, ĐS

Rắn/lỏng/bùn

*

01 03

Bùn thải và các chất thải khác từ quá trình khoan

01 05

 

 

 

 

 

01 03 01

Bùn thải và chất thải có dầu từ quá trình khoan

01 05 05

A3020
A4060

Y9

Đ, ĐS

Bùn/rắn/lỏng

*

01 03 02

Bùn thải và chất thải có các thành phần nguy hại (khác với dầu) từ quá trình khoan

01 05 06

A3020

Y9

Đ, ĐS

Bùn/rắn/lỏng

*

01 04

Chất thải từ quá trình lọc dầu

05 01

 

 

 

 

 

01 04 01

Bùn thải từ thiết bị khử muối

05 01 02

A3010

 

Đ, ĐS

Bùn

**

01 04 02

Bùn đáy bể

05 01 03

A4060

Y9

Đ, ĐS

Bùn

**

01 04 03

Bùn thải axit alkyl

05 01 04

A3010
A4060

Y9

AM, Đ, ĐS

Bùn

**

01 04 04

Dầu tràn (hoặc rơi vãi, rò rỉ)

05 01 05

A3010
A3020
A4060

Y8
Y9

Đ, ĐS

Rắn/Lỏng

**

01 04 05

Bùn thải có dầu từ hoạt động bảo dưỡng cơ sở, máy móc, trang thiết bị

05 01 06

A3020
A4060

Y9

Đ, ĐS

Bùn

**

01 04 06

Các loại hắc ín (tar) thải

05 01 07

05 01 08

A3190

Y11

Đ, ĐS, C

Rắn/bùn

**

01 04 07

Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải

05 01 09

A3010
A3020
A3190
A4060

Y18

Đ, ĐS

Bùn

*

01 04 08

Chất thải từ quá trình làm sạch xăng dầu bằng bazơ

05 01 11

A4090

Y35

AM, Đ, ĐS

Lỏng

**

01 04 09

Dầu thải chứa axit

05 01 12

A4090

Y34

AM, Đ, ĐS

Lỏng

**

01 04 10

Vật liệu lọc bằng đất sét đã qua sử dụng

05 01 15

 

Y18

Đ, ĐS

Rắn

**

01 05

Chất thải từ quá trình chế biến than bằng phương pháp nhiệt phân

05 06

 

 

 

 

 

01 05 01

Các loại hắc ín (tar) thải

05 06 01

05 06 03

A3190

Y11

Đ, ĐS, C

Rắn

**

01 06

Chất thải từ quá trình tinh chế và vận chuyển khí tự nhiên

05 07

 

 

 

 

 

01 06 01

Chất thải có thủy ngân

05 07 01

A1030

Y29

Đ, ĐS

Lỏng

*

02

CHẤT THẢI TỪ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT, ĐIỀU CHẾ, CUNG ỨNG VÀ SỬ DỤNG HÓA CHẤT VÔ CƠ

 

 

 

 

 

 

02 01

Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng axit

06 01

 

 

 

 

 

02 01 01

Axit sunfuric, axit sunfurơ thải

06 01 01

A4090

Y34

AM, OH, Đ, ĐS

Rắn/lỏng/bùn

**

02 01 02

Axit clohydric thải

06 01 02

A4090

Y34

AM, Đ, ĐS

Rắn/lỏng/bùn

**

02 01 03

Axit flohydric thải

06 01 03

A4090

Y34

AM, Đ, ĐS

Rắn/lỏng/bùn

**

02 01 04

Axit photphoric, axit photphorơ thải

06 01 04

A4090

Y34

AM, Đ, ĐS

Rắn/lỏng/bùn

**

02 01 05

Axit nitric, axit nitrơ thải

06 01 05

A4090

Y34

AM, N, OH, Đ, ĐS

Rắn/lỏng/bùn

**

02 01 06

Các loại axit thải khác

06 01 06

A4090

Y34

AM, Đ, ĐS

Rắn/lỏng/bùn

*

02 02

Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng bazơ

06 02

 

 

 

 

 

02 02 01

Natri hydroxit, amoni hydroxit, kali hydroxit thải và bã thải có chứa natri hydroxit, amoni hydroxit, kali hydroxit

06 02 03

06 02 04

A4090

Y35

AM, Đ, ĐS

Rắn/lỏng/bùn

**

02 02 02

Các loại bazơ thải khác

06 02 05

A4090

Y35

AM, Đ, ĐS

Rắn/lỏng

*

02 03

Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng muối, dung dịch muối và oxit kim loại

06 03

 

 

 

 

 

02 03 01

Muối và dung dịch muối thải có xyanua

06 03 11

A4050

Y33

Đ, ĐS

Rắn/lỏng

*

02 03 02

Muối và dung dịch muối thải có kim loại nặng

06 03 13

A1020
A1030
A1040

Từ Y21
đến Y31

 

Đ, ĐS

Rắn/lỏng

*

02 03 03

Oxit kim loại thải có kim loại nặng

06 03 15

A1010
A1020
A1030
A1040

Từ Y21
đến Y31

 

Đ, ĐS

Rắn

*

02 04

Chất thải khác có kim loại từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng muối, dung dịch muối và oxit kim loại

06 04

 

 

 

 

 

02 04 01

Chất thải có asen

06 04 03

A1030

Y24

Đ, ĐS

Rắn/lỏng

*

02 04 02

Chất thải có thủy ngân

06 04 04

A1030

Y29

Đ, ĐS

Rắn/lỏng

*

02 04 03

Chất thải có các kim loại nặng khác

06 04 05

A1010
A1020

A1030
A1040

Từ Y21
đến Y31

 

Đ, ĐS

Rắn/lỏng

*

02 05

Bùn thải từ quá trình xử lý nước thải tại cơ sở sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hóa chất vô cơ

06 05

 

 

 

 

 

02 05 01

Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải

06 05 02

 

Y18

Đ, ĐS

Bùn

**

02 06

Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng, chế biến hóa chất lưu huỳnh và quá trình khử lưu huỳnh

06 06

 

 

 

 

 

02 06 01

Chất thải có hợp chất sunfua kim loại nặng

06 06 02

 

 

Đ, ĐS, AM

Rắn/lỏng/bùn

*

02 07

Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng halogen và chuyển hóa hợp chất halogen

06 07

 

 

 

 

 

02 07 01

Chất thải có amiăng từ quá trình điện phân

06 07 01

A2050

Y36

Đ, ĐS

Rắn/lỏng

*

02 07 02

Than hoạt tính thải từ quá trình sản xuất clo

06 07 02

A4160

 

Đ

Rắn

**

02 07 03

Bùn thải bari sunphat có thủy ngân

06 07 03

A1030

Y29

Đ, ĐS

Bùn

**

02 07 04

Các dung dịch và axit thải

06 07 04

 

 

Đ, ĐS, AM

Lỏng

**

02 08

Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng silic (silicon) và các dẫn xuất của silic

06 08

 

 

 

 

 

02 08 01

Chất thải có silic hữu cơ nguy hại

06 08 02

 

 

Đ, C

Rắn/lỏng

*

02 09

Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng và chế biến hóa chất photpho

06 09

 

 

 

 

 

02 09 01

Chất thải có hay nhiễm các thành phần nguy hại từ phản ứng các hợp chất của canxi có photpho

06 09 03

A4090

 

Y34

Đ, ĐS, C

Rắn/lỏng

*

02 10

Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng, chế biến hóa chất nitơ và sản xuất phân bón

06 10

 

 

 

 

 

02 10 01

Chất thải có các thành phần nguy hại

06 10 02

A4090

 

Y34

Đ, ĐS, C, AM

Rắn/lỏng

*

02 11

Chất thải khác từ các quá trình sản xuất, điều chế, chế biến, cung ứng hóa chất vô cơ

06 13

 

 

 

 

 

02 11 01

Hóa chất bảo vệ thực vật vô cơ, chất bảo quản gỗ và các loại biôxit (biocide) khác được thải bỏ

06 13 01

A3070
A4030
A4040

Y4
Y5

Đ, ĐS

Rắn/lỏng

**

02 11 02

Than hoạt tính đã qua sử dụng

06 13 02

A4160

Y18

Đ, C

Rắn

**

02 11 03

Chất thải từ quá trình chế biến amiăng

06 13 04

A2050

Y36

Đ, ĐS

Rắn

*

02 11 04

Bồ hóng, muội

06 13 05

 

 

Đ, ĐS

Rắn

**

03

CHẤT THẢI TỪ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT, ĐIỀU CHẾ, CUNG ỨNG VÀ SỬ DỤNG HÓA CHẤT HỮU CƠ

 

 

 

 

 

 

03 01

Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hóa chất hữu cơ cơ bản

07 01

 

 

 

 

 

03 01 01

Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor) và dung dịch tẩy rửa thải có gốc nước

07 01 01

A3080
A3170

Y40

Đ, C

Lỏng

**

03 01 02

Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), dung dịch tẩy rửa và dung môi có gốc halogen hữu cơ

07 01 03

A3150

Y40
Y41

Đ, ĐS, C

Lỏng

**

03 01 03

Các loại dịch cái thải từ quá trình chiết, tách (mother liquor), dung dịch tẩy rửa và dung môi hữu cơ thải khác

07 01 04

A3140

Y40
Y42

Đ, C

Lỏng

**

03 01 04

Cặn phản ứng và cặn đáy tháp chưng cất có các hợp chất halogen

07 01 07

A3160
A3170
A3190

Y45

Đ, ĐS

Rắn/bùn

**

03 01 05

Các loại cặn phản ứng và cặn đáy tháp chưng cất khác

07 01 08

A3070
A3130
A3190

Y6

Đ

Rắn/bùn

**

03 01 06

Chất hấp thụ đã qua sử dụng và bã lọc có các hợp chất halogen

07 01 09

A3160
A3170

Y45

Đ, ĐS

Rắn

**

03 01 07

Các loại chất hấp thụ đã qua sử dụng và bã lọc khác

07 01 10

A3070
A3130

 

Đ, ĐS

Rắn

**

03 01 08

Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải

07 01 11

 

Y18

Đ, ĐS

Bùn

**

03 02

Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng nhựa, cao su tổng hợp và sợi nhân tạo

07 02

 

 

 

 

 

03 02 01

Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor) và dung dịch tẩy rửa thải có gốc nước

07 02 01

A3070
A3080

Y39
Y40

Đ, C

Lỏng

**

03 02 02

Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), dung dịch tẩy rửa và dung môi có gốc halogen hữu cơ

07 02 03

A3070
A3080
A3150

Y39
Y40
Y41

Đ, ĐS, C

Lỏng

**

03 02 03

Các loại dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), dung dịch tẩy rửa và dung môi hữu cơ thải khác

07 02 04

A3070
A3080
A3140

Y39
Y40
Y42

Đ, ĐS, C

Lỏng

**

03 02 04

Cặn phản ứng và cặn đáy tháp chưng cất có các hợp chất halogen hữu cơ

07 02 07

A3160
A3170
A3190

Y41
Y45

Đ, ĐS

Rắn/bùn

**

03 02 05

Các loại cặn phản ứng và cặn đáy tháp chưng cất khác

07 02 08

A3070
A3160
A3190

Y39
Y42

Đ

Rắn/bùn

**

03 02 06

Chất hấp thụ đã qua sử dụng và bã lọc có các hợp chất halogen hữu cơ

07 02 09

A3160
A3170

Y45

Đ, ĐS

Rắn

**

03 02 07

Các loại chất hấp thụ đã qua sử dụng và bã lọc khác

07 02 10

A3070
A3160

Y39
Y42

Đ, ĐS

Rắn

**

03 02 08

Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải

07 02 11

A3070
A3080

Y18

Đ, ĐS

Bùn

**

03 02 09

Chất phụ gia thải có các thành phần nguy hại

07 02 14

 

Y38

Đ, ĐS

Rắn/lỏng

*

03 02 10

Chất thải có silic hữu cơ nguy hại

07 02 16

 

 

Đ, ĐS, C

Rắn/lỏng

*

03 03

Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng phẩm màu hữu cơ

07 03

 

 

 

 

 

03 03 01

Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor) và dung dịch tẩy rửa thải có gốc nước

07 03 01

A3080

Y40

Đ, C

Lỏng

**

03 03 02

Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), dung dịch tẩy rửa và dung môi có gốc halogen hữu cơ

07 03 03

A3080
A3150

Y40
Y41

Đ, ĐS, C

Lỏng

**

03 03 03

Các loại dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), dung dịch tẩy rửa và dung môi hữu cơ thải khác

07 03 04

A3080
A3140

Y40
Y42

Đ, ĐS, C

Lỏng

**

03 03 04

Cặn phản ứng và cặn đáy tháp chưng cất có các hợp chất halogen hữu cơ

07 03 07

A3160
A3170
A3190

Y45

Đ, ĐS

Rắn/bùn

**

03 03 05

Các loại cặn phản ứng và cặn đáy tháp chưng cất khác

07 03 08

A3070

A3160

A3190

Y39

Y42

Đ, ĐS

Rắn/bùn

**

03 03 06

Chất hấp thụ đã qua sử dụng và bã lọc có các hợp chất halogen hữu cơ

07 03 09

A3160

A3170

Y45

Đ, ĐS

Rắn

**

03 03 07

Các loại chất hấp thụ đã qua sử dụng và bã lọc khác

07 03 10

A3070

A3160

Y39
Y42

Đ, ĐS

Rắn

**

03 03 08

Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải

07 03 11

 

Y18

Đ, ĐS

Bùn

**

03 04

Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản gỗ và các loại biôxit (biocide) hữu cơ khác

07 04

 

 

 

 

 

03 04 01

Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor) và dung dịch tẩy rửa thải có gốc nước

07 04 01

A4030
A4040

Y4
Y5

Đ, C

Lỏng

**

03 04 02

Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), dung dịch tẩy rửa và dung môi có gốc halogen hữu cơ

07 04 03

A3150
A4030
A4040

Y4
Y5
Y41

Đ, ĐS, C

Lỏng

**

03 04 03

Các loại dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), dung dịch tẩy rửa và dung môi hữu cơ thải khác

07 04 04

A3140

A4030

A4040

Y4
Y5
Y39
Y42

Đ, ĐS, C

Lỏng

**

03 04 04

Cặn phản ứng và cặn đáy tháp chưng cất có các hợp chất halogen hữu cơ

07 04 07

A3160
A3170
A3190

Y4

Y5

Y45

Đ, ĐS

Rắn/bùn

**

03 04 05

Các loại cặn phản ứng và cặn đáy tháp chưng cất khác

07 04 08

A3070
A3160
A3190

Y4

Y5

 

Đ, ĐS

Rắn/bùn

**

03 04 06

Chất hấp thụ đã qua sử dụng và bã lọc có các hợp chất halogen hữu cơ

07 04 09

A3160
A3170

Y4
Y5
Y45

Đ, ĐS

Rắn

**

03 04 07

Các loại chất hấp thụ đã qua sử dụng và bã lọc khác

07 04 10

A3070
A3160

Y4
Y5

Đ, ĐS

Rắn

**

03 04 08

Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải

07 04 11

A4030
A4040

Y18

Đ, ĐS

Bùn

**

03 04 09

Chất thải rắn có các thành phần nguy hại

07 04 13

A4030
A4040

Y4
Y5

Đ, ĐS

Rắn

*

03 05

Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế và cung ứng dược phẩm

07 05

 

 

 

 

 

03 05 01

Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor) và dung dịch tẩy rửa thải có gốc nước

07 05 01

A4010

Y3

Đ, C

Lỏng

**

03 05 02

Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), dung dịch tẩy rửa và dung môi có gốc halogen hữu cơ

07 05 03

A3150
A4010

Y3
Y41

Đ, ĐS, C

Lỏng

**

03 05 03

Các loại dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), dung dịch tẩy rửa và dung môi hữu cơ thải khác

07 05 04

A3140
A4010

Y3
Y42

Đ, ĐS, C

Lỏng

**

03 05 04

Cặn phản ứng và cặn đáy tháp chưng cất có các hợp chất có halogen hữu cơ

07 05 07

A3160
A3190
A4010

Y3
Y45

Đ, ĐS

Rắn/bùn

**

03 05 05

Các loại cặn phản ứng và cặn đáy tháp chưng cất khác

07 05 08

A3190
A4010

Y3

Đ, ĐS

Rắn/bùn

**

03 05 06

Chất hấp thụ đã qua sử dụng và bã lọc có các hợp chất halogen hữu cơ

07 05 09

A4010

Y45

Đ, ĐS

Rắn

**

03 05 07

Các loại chất hấp thụ đã qua sử dụng và bã lọc khác

07 05 10

A4010

Y3

Đ, ĐS

Rắn

**

03 05 08

Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải

07 05 11

A4010

Y3
Y18

Đ, ĐS

Bùn

**

03 05 09

Chất thải rắn có các thành phần nguy hại

07 05 13

A4010

Y3

Đ, ĐS

Rắn

*

03 06

Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng chất béo, xà phòng, chất tẩy rửa, sát trùng và mỹ phẩm

07 06

 

 

 

 

 

03 06 01

Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor) và dung dịch tẩy rửa thải có gốc nước

07 06 01

A3080

Y40

Đ, C

Lỏng

**

03 06 02

Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), dung dịch tẩy rửa và dung môi có gốc halogen hữu cơ

07 06 03

A3150

Y41

Đ, ĐS, C

Lỏng

**

03 06 03

Các loại dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), dung dịch tẩy rửa và dung môi hữu cơ thải khác

07 06 04

A3140

Y42

Đ, ĐS, C

Lỏng

**

03 06 04

Cặn phản ứng và cặn đáy tháp chưng cất có các hợp chất halogen hữu cơ

07 06 07

A3160
A3170
A3190

Y45

Đ, ĐS

Rắn/bùn

**

03 06 05

Các loại cặn phản ứng và cặn đáy tháp chưng cất khác

07 06 08

A3070

A3190

 

Đ, ĐS

Rắn/bùn

**

03 06 06

Chất hấp thụ đã qua sử dụng và bã lọc có các hợp chất halogen hữu cơ

07 06 09

A3160
A3170

Y45

Đ, ĐS

Rắn

**

03 06 07

Các loại chất hấp thụ đã qua sử dụng và bã lọc khác

07 06 10

A3070

 

Đ, ĐS

Rắn

**

03 06 08

Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải

07 06 11

 

Y18

Đ, ĐS

Bùn

**

03 07

Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng hóa chất tinh khiết và các hóa phẩm khác

07 07

 

 

 

 

 

03 07 01

Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor) và dung dịch tẩy rửa thải có gốc nước

07 07 01

A3080
A3170

Y40

Đ, C

Lỏng

**

03 07 02

Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), dung dịch tẩy rửa và dung môi có gốc halogen hữu cơ

07 07 03

A3150

Y40

Y41

Đ, ĐS, C

Lỏng

**

03 07 03

Các loại dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), dung dịch tẩy rửa và dung môi hữu cơ thải khác

07 07 04

A3140

Y40
Y42

Đ, ĐS, C

Lỏng

**

03 07 04

Cặn phản ứng và cặn đáy tháp chưng cất có các hợp chất halogen hữu cơ

07 07 07

A3160
A3170
A3190

Y45

Đ, ĐS

Rắn/lỏng

**

03 07 05

Các loại cặn phản ứng và cặn đáy tháp chưng cất khác

07 07 08

A3070
A3190

Y6

Đ, ĐS

Rắn/lỏng

**

03 07 06

Chất hấp thụ đã qua sử dụng và bã lọc có các hợp chất halogen hữu cơ

07 07 09

A3160
A3170

Y45

Đ, ĐS

Rắn

**

03 07 07

Các loại chất hấp thụ đã qua sử dụng và bã lọc khác

07 07 10

A3070

 

Đ, ĐS

Rắn

**

03 07 08

Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải

07 07 11

 

Y18

Đ, ĐS

Bùn

**

04

CHẤT THẢI TỪ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN VÀ CÁC CƠ SỞ ĐỐT KHÁC

 

 

 

 

 

 

04 01

Chất thải từ nhà máy nhiệt điện

10 01

 

 

 

 

 

04 01 01

Tro bay và bụi lò hơi có dầu

10 01 04

A4100

Y18

Đ, ĐS

Rắn

*

04 01 02

Axit sunfuric thải

10 01 09

A4090

Y34

AM, Đ

Lỏng

**

04 01 03

Tro bay từ quá trình sử dụng nhiên liệu hydrocacbon dạng nhũ tương

10 01 13

A4100

Y18

Đ, ĐS, AM

Rắn

**

04 02

Chất thải từ các cơ sở đốt khác

10 01

 

 

 

 

 

04 02 01

Tro đáy, xỉ và bụi lò hơi có các thành phần nguy hại từ quá trình đồng xử lý trong các cơ sở đốt

10 01 14

A4100

Y18

Đ, ĐS

Rắn

*

04 02 02

Tro bay có các thành phần nguy hại từ quá trình đồng xử lý

10 01 16

A4100

Y18

Đ, ĐS

Rắn

*

04 02 03

Chất thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý khí thải

10 01 18

A4100

Y18

Đ, ĐS

Rắn, lỏng

*

04 02 04

Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải

10 01 20

 

Y18

Đ, ĐS

Bùn

*

04 02 05

Bùn thải pha loãng có các thành phần nguy hại từ quá trình vệ sinh lò hơi

10 01 22

 

Y18

Đ, ĐS, AM

Bùn

*

05

CHẤT THẢI TỪ NGÀNH LUYỆN KIM VÀ ĐÚC KIM LOẠI

 

 

 

 

 

 

05 01

Chất thải từ ngành công nghiệp gang thép

10 02

 

 

 

 

 

05 01 01

Chất thải rắn có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý khí thải của nhà máy sử dụng nguyên liệu từ quặng thép

10 02 07

A4100

Y18

Đ, ĐS

Rắn

*

05 01 02

Chất thải lẫn dầu từ quá trình xử lý nước làm mát

10 02 11

A4060

Y9

Đ, ĐS

Rắn/lỏng

*

05 01 03

Bùn thải và bã lọc có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý khí thải

10 02 13

 

Y18

Đ, ĐS, AM

Bùn/rắn

*

05 01 04

Chất thải rắn có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý khí thải của nhà máy sử dụng nguyên liệu từ sắt thép phế liệu

10 02 07

A4100

Y18

Đ, ĐS

Rắn

**

05 02

Chất thải từ quá trình nhiệt luyện nhôm

10 03

 

 

 

 

 

05 02 01

Xỉ có các thành phần nguy hại từ quá trình sản xuất sơ cấp (sơ luyện)

10 03 04

 

 

Đ, ĐS

Rắn

*

05 02 02

Xỉ muối từ quá trình sản xuất thứ cấp (tinh luyện)

10 03 08

 

 

Đ, ĐS

Rắn

**

05 02 03

Xỉ có các thành phần nguy hại từ quá trình sản xuất thứ cấp

10 03 09

 

Y32
Y33

Đ, ĐS,C

Rắn

*

05 02 04

Váng bọt dễ cháy hoặc bốc hơi khi tiếp xúc với nước

10 03 15

 

Y15

C, Đ, ĐS

Lỏng/bùn

**

05 02 05

Chất thải có hắc ín (tar) từ quá trình sản xuất cực anot

10 03 17

A3190

Y11

Đ, ĐS

Rắn

*

05 02 06

Bụi khí thải có các thành phần nguy hại

10 03 19

A4100

Y18

Đ, ĐS

Rắn

*

05 02 07

Các loại bụi và hạt (bao gồm cả bụi nghiền bi) có các thành phần nguy hại

10 03 21

 

Y18

Đ, ĐS

Rắn

*

05 02 08

Chất thải rắn từ quá trình xử lý khí thải có các thành phần nguy hại

10 03 23

A4100

Y18

Đ, ĐS

Rắn

*

05 02 09

Bùn thải và bã lọc từ quá trình xử lý khí thải có các thành phần nguy hại

10 03 25

 

Y18

Đ, ĐS

Bùn/rắn

*

05 02 10

Chất thải lẫn dầu từ quá trình xử lý nước làm mát

10 03 27

A4060

Y9
Y18

Đ, ĐS

Rắn/lỏng

*

05 02 11

Chất thải từ quá trình xử lý xỉ muối và xỉ đen có các thành phần nguy hại

10 03 29

 

Y18

Đ, ĐS, C, AM

Rắn/lỏng

*

05 03

Chất thải từ quá trình nhiệt luyện chì

10 04

 

 

 

 

 

05 03 01

Xỉ có các thành phần nguy hại

10 04 01

A1010
A1020

Y31

Đ, ĐS

Rắn

*

05 03 02

Váng bọt có các thành phần nguy hại

10 04 02

A1010
A1020

Y31

Đ, ĐS

Rắn

*

05 03 03

Bụi khí thải

10 04 04

A1010
A1020

Y18
Y31

Đ, ĐS

Rắn

**

05 03 04

Các loại bụi và hạt khác

10 04 05

A1010
A1020

Y18
Y31

Đ, ĐS

Rắn

**

05 03 05

Chất thải rắn từ quá trình xử lý khí thải

10 04 06

A1010
A1020
A4100

Y18

Y31

Đ, ĐS

Rắn

**

05 03 06

Bùn thải và bã lọc từ quá trình xử lý khí thải

10 04 07

A1010
A1020
A4100

Y18

Y31

Đ, ĐS

Bùn/rắn

**

05 03 07

Chất thải lẫn dầu từ quá trình xử lý nước làm mát

10 04 09

A4060

Y9

Đ, ĐS

Rắn/lỏng/bùn

*

05 03 08

Canxi asenat thải

10 04 03

 

 

Đ, ĐS

Rắn

**

05 04

Chất thải từ quá trình nhiệt luyện kẽm

10 05

 

 

 

 

 

05 04 01

Bụi khí thải

10 05 03

 

Y18
Y23

Đ, ĐS

Rắn

**

05 04 02

Chất thải rắn từ quá trình xử lý khí thải

10 05 05

 

Y18
Y23

Đ, ĐS

Rắn

**

05 04 03

Bùn thải và bã lọc từ quá trình xử lý khí thải

10 05 06

 

Y18

Y23

Đ, ĐS, AM

Bùn/rắn

**

05 04 04

Chất thải lẫn dầu từ quá trình xử lý nước làm mát

10 05 08

A4060

Y9

Đ, ĐS

Rắn/lỏng

*

05 04 05

Xỉ (cứt sắt) và váng bọt dễ cháy hoặc bốc hơi khi tiếp xúc với nước

10 05 10

 

Y15

Y23

Đ, ĐS, C

Rắn/lỏng

**

05 05

Chất thải từ quá trình nhiệt luyện đồng

10 06

 

 

 

 

 

05 05 01

Bụi khí thải

10 06 03

A1100

Y18
Y22

Đ, ĐS

Rắn

**

05 05 02

Chất thải rắn từ quá trình xử lý khí thải

10 06 06

A1100
A4100

Y18
Y22

Đ, ĐS

Rắn

*

05 05 03

Bùn thải và bã lọc từ quá trình xử lý khí thải

10 06 07

A1100
A4100

Y18
Y22

Đ, ĐS, AM

Bùn/rắn

**

05 05 04

Chất thải lẫn dầu từ quá trình xử lý nước làm mát

10 06 09

A4060

Y9
Y18

Đ, ĐS, C

Rắn/lỏng

*

05 06

Chất thải từ quá trình nhiệt luyện vàng, bạc và platin

10 07

 

 

 

 

 

05 06 01

Chất thải lẫn dầu từ quá trình xử lý nước làm mát

10 07 07

A4060

Y9
Y18

Đ, ĐS, C

Rắn/lỏng

*

05 07

Chất thải từ quá trình nhiệt luyện các kim loại màu khác

10 08

 

 

 

 

 

05 07 01

Xỉ có các thành phần nguy hại

10 08 08

 

Y32
Y33

Đ, ĐS, C

Rắn

*

05 07 02

Xỉ (cứt sắt) và váng bọt dễ cháy hoặc bốc hơi khi tiếp xúc với nước

10 08 10

 

 

Đ, ĐS, C

Rắn/lỏng

**

05 07 03

Chất thải có hắc ín (tar) từ quá trình sản xuất cực anot

10 08 12

A3190

Y11

Đ, ĐS

Rắn

*

05 07 04

Bụi khí thải có các thành phần nguy hại

10 08 15

A4100

Y18

Đ, ĐS

Rắn

*

05 07 05

Bùn thải và bã lọc có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý khí thải

10 08 17

A4100

Y18

Đ, ĐS, AM

Bùn/rắn

*

05 07 06

Chất thải lẫn dầu từ quá trình xử lý nước làm mát

10 08 19

A4060

Y9
Y18

Đ, ĐS, C

Rắn/lỏng

*

05 08

Chất thải từ quá trình đúc kim loại đen

10 09

 

 

 

 

 

05 08 01

Lõi và khuôn đúc thải có các thành phần nguy hại

10 09 07

A3070

Y39

Đ

Rắn

*

05 08 02

Bụi khí thải có các thành phần nguy hại

10 09 09

A4100

Y18

Đ, ĐS

Rắn

*

05 08 03

Các loại bụi khác có các thành phần nguy hại

10 09 11

 

 

Đ, ĐS

Rắn

*

05 08 04

Chất gắn khuôn thải có các thành phần nguy hại

10 09 13

A3070

Y39

Đ, ĐS

Rắn, lỏng

*

05 08 05

Chất tách khuôn thải có các thành phần nguy hại

10 09 15

A3140
A3150

Y41
Y42

Đ, ĐS, C

Lỏng

*

05 08 06

Xỉ và váng bọt từ quá trình nấu chảy kim loại đen có chứa các kim loại nặng

 

A1020

Từ Y20 đến Y31

Đ, ĐS

Rắn

*

05 09

Chất thải từ quá trình đúc kim loại màu

10 10

 

 

 

 

 

05 09 01

Lõi và khuôn đúc đã qua sử dụng có các thành phần nguy hại

10 10 07

A3070

Y39

Đ

Rắn

*

05 09 02

Bụi khí thải có các thành phần nguy hại

10 10 09

A4100

Y18

Đ, ĐS

Rắn

*

05 09 03

Các loại bụi khác có các thành phần nguy hại

10 10 11

 

 

Đ, ĐS

Rắn

*

05 09 04

Chất gắn khuôn thải có các thành phần nguy hại

10 10 13

A3070

Y39

Đ

Rắn/lỏng

*

05 09 05

Chất tách khuôn thải có các thành phần nguy hại

10 10 15

A3140
A3150

Y41
Y42

Đ, ĐS, C

Lỏng

*

05 09 06

Xỉ và váng bọt từ quá trình nấu chảy kim loại màu có chứa các kim loại nặng

 

A1020

 

Đ, ĐS

Rắn

*

05 10

Chất thải từ quá trình thủy luyện (hoàn nguyên bằng phương pháp hóa học hoặc điện phân trong môi trường dung dịch) kim loại màu

11 02

 

 

 

 

 

05 10 01

Bùn thải từ thủy luyện kẽm (bao gồm cả jarosit, goethit)

11 02 02

A1070
A1080

Y23

Đ, ĐS

Bùn

**

05 10 02

Chất thải từ quá trình thủy luyện đồng có các thành phần nguy hại

11 02 05

A1110
A1120

Y22

Đ, ĐS

Rắn/lỏng/bùn

*

05 10 03

Các loại chất thải khác có các thành phần nguy hại

11 02 07

 

Từ Y22 đến Y31

Đ, ĐS

Rắn/lỏng/bùn

*

05 11

Bùn thải và chất thải rắn từ quá trình tôi luyện

11 03

 

 

 

 

 

05 11 01

Chất thải có xyanua

11 03 01

A4050

Y7

Y33

Đ, ĐS

Bùn/rắn

*

05 11 02

Các loại chất thải khác có các thành phần nguy hại

11 03 02

 

 

Đ

Bùn/rắn

*

06

CHẤT THẢI TỪ NGÀNH SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG VÀ THỦY TINH

 

 

 

 

 

 

06 01

Chất thải từ quá trình sản xuất thủy tinh và sản phẩm thủy tinh

10 11

 

 

 

 

 

06 01 01

Chất thải có các thành phần nguy hại từ hỗn hợp chuẩn bị trước quá trình xử lý nhiệt

10 11 09

A1010

Y26
Y29
Y31

Đ, ĐS

Rắn/lỏng

*

06 01 02

Thủy tinh hoạt tính (ví dụ từ ống phóng catot) và các loại thủy tinh thải có kim loại nặng

10 11 11

A1010
A2011

Y26
Y29
Y31

Đ, ĐS

Rắn

*

06 01 03

Bùn nghiền và đánh bóng thủy tinh có các thành phần nguy hại

10 11 13

A1010

Y18

Đ

Bùn

*

06 01 04

Chất thải rắn có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý khí thải

10 11 15

A1010
A4100

Y18

Đ

Rắn

*

06 01 05

Bùn thải và bã lọc có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý khí thải

10 11 17

A1010
A4100

Y18

Đ, ĐS

Bùn/rắn

*

06 01 06

Cặn rắn có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải

10 11 19

A1010

Y18

Đ, ĐS

Rắn

*

06 02

Chất thải từ quá trình sản xuất hàng gốm sứ, gạch ngói, tấm ốp lát và các sản phẩm xây dựng khác

10 12

 

 

 

 

 

06 02 01

Chất thải rắn có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý khí thải

10 12 09

A4100

Y18
Y22
Y31

Đ

Rắn

*

06 02 02

Chất thải có kim loại nặng từ quá trình tráng men, mài bóng

10 12 11

A1010
A1020

Từ Y22 đến Y31

Đ, ĐS

Rắn/lỏng/bùn

*

06 03

Chất thải từ quá trình sản xuất xi măng, vôi, thạch cao và các sản phẩm liên quan

10 13

 

 

 

 

 

06 03 01

Chất thải có amiăng (trừ sản phẩm amiăng xi măng bị loại bỏ) từ quá trình sản xuất amiăng xi măng

10 13 09

 

Y36

Đ, ĐS

Rắn

*

06 03 02

Chất thải rắn có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý khí thải

10 13 12

A4100

Y18

Đ, ĐS

Rắn

*

07

CHẤT THẢI TỪ QUÁ TRÌNH XỬ LÝ, CHE PHỦ BỀ MẶT, GIA CÔNG KIM LOẠI VÀ CÁC VẬT LIỆU KHÁC

 

 

 

 

 

 

07 01

Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt kim loại và các vật liệu khác bằng phương pháp hóa học (ví dụ quá trình mạ điện, tráng kẽm, tẩy axit/bazơ, khắc axit, photphat hóa, tẩy mỡ nhờn bằng kiềm, anot hóa)

11 01

 

 

 

 

 

07 01 01

Axit tẩy thải

11 01 05

A4090

Y17
Y34

AM, Đ, ĐS

Lỏng

**

07 01 02

Các loại axit thải khác

11 01 06

A4090

Y17
Y34

AM, Đ, ĐS

Lỏng

**

07 01 03

Bazơ tẩy thải

11 01 07

A4090

Y17
Y35

AM, Đ, ĐS

Lỏng

**

07 01 04

Bùn thải của quá trình photphat hóa

11 01 08

A3130

Y17

Đ, AM

Bùn

**

07 01 05

Bùn thải và bã lọc có các thành phần nguy hại

11 01 09

 

Y17
Y18

Đ, ĐS

Bùn/rắn

**

07 01 06

Dung dịch nước tẩy rửa thải có các thành phần nguy hại

11 01 11

 

Y17
Y18

AM, Đ, ĐS

Lỏng

*

07 01 07

Chất thải có các thành phần nguy hại từ quá trình tẩy mỡ nhờn

11 01 13

 

Y35

AM, Đ, ĐS

Lỏng

*

07 01 08

Bùn thải hoặc dung dịch ngâm chiết/tách rửa (eluate) có các thành phần nguy hại từ hệ thống màng hoặc hệ thống trao đổi ion

11 01 15

 

Y17
Y18

AM, Đ, ĐS

Bùn/lỏng

*

07 01 09

Nhựa trao đổi ion đã qua sử dụng hoặc đã bão hòa

11 01 16

 

Y17
Y18

Đ, ĐS

Rắn

**

07 01 10

Các chất thải khác có các thành phần nguy hại

11 01 98

 

Y17
Y18

AM, Đ, ĐS

Rắn/lỏng

*

07 02

Chất thải từ quá trình mạ điện

11 05

 

 

 

 

 

07 02 01

Chất thải từ quá trình xử lý khí thải

11 05 03

 

Y18

Đ, ĐS

Rắn/lỏng/bùn

**

07 02 02

Chất thải từ quá trình tráng rửa, làm sạch bề mặt

11 05 04

 

Y21
Y23

Đ, ĐS, AM

Lỏng/bùn

**

07 02 03

Nước thải từ quá trình mạ điện

 

 

Y21
Y22
Y23
Y33

Đ, ĐS

Lỏng

*

07 03

Chất thải từ quá trình gia công tạo hình và xử lý cơ-lý bề mặt kim loại và các vật liệu khác

12 01

 

 

 

 

 

07 03 01

Dầu gốc khoáng có hợp chất halogen hữu cơ thải từ quá trình gia công tạo hình

12 01 06

A3150

Y8
Y45

Đ, ĐS

Lỏng

**

07 03 02

Dầu gốc khoáng không có hợp chất halogen hữu cơ thải từ quá trình gia công tạo hình

12 01 07

A3140

Y8

Đ, ĐS

Lỏng

**

07 03 03

Nhũ tương và dung dịch thải có hợp chất halogen hữu cơ từ quá trình gia công tạo hình

12 01 08

A4060
A3150

Y9
Y17
Y45

Đ, ĐS

Lỏng

**

07 03 04

Nhũ tương và dung dịch thải không có hợp chất halogen hữu cơ từ quá trình gia công tạo hình

12 01 09

A4060
A3140

Y9
Y17

Đ, ĐS

Lỏng

**

07 03 05

Dầu tổng hợp thải từ quá trình gia công tạo hình

12 01 10

A4060

Y9

Đ, ĐS

Lỏng

**

07 03 06

Sáp và mỡ đã qua sử dụng

12 01 12

 

Y17

Đ, ĐS

Rắn

**

07 03 07

Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình gia công tạo hình

12 01 14

 

Y9
Y17

Đ, ĐS

Bùn

**

07 03 08

Các vật liệu mài dạng hạt thải có các thành phần nguy hại (cát, bột mài…)

12 01 16

 

Y17
Y18

Đ, ĐS

Rắn

*

07 03 09

Bùn thải nghiền, mài có dầu

12 01 18

 

Y9
Y17

Đ, ĐS

Bùn

**

07 03 10

Vật thể dùng để mài đã qua sử dụng có các thành phần nguy hại (ví dụ đá mài, giấy ráp...)

12 01 20

 

Y17
Y18

Đ, ĐS

Rắn

*

07 03 11

Phoi từ quá trình gia công tạo hình hoặc vật liệu bị mài ra lẫn dầu, nhũ tương hay dung dịch thải có dầu hoặc các thành phần nguy hại khác

 

 

 

Đ, ĐS

Rắn, bùn

*

07 04

Chất thải từ quá trình hàn

 

 

 

 

 

 

07 04 01

Que hàn thải có các kim loại nặng hoặc thành phần nguy hại

 

 

 

Đ, ĐS

Rắn

*

07 04 02

Xỉ hàn có các kim loại nặng hoặc các thành phần nguy hại

 

 

 

Đ, ĐS

Rắn

*

08

CHẤT THẢI TỪ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT, ĐIỀU CHẾ, CUNG ỨNG, SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM CHE PHỦ (SƠN, VÉC NI, MEN THỦY TINH), CHẤT KẾT DÍNH, CHẤT BỊT KÍN VÀ MỰC IN

 

 

 

 

 

 

08 01

Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng sơn và véc ni

08 01

 

 

 

 

 

08 01 01

Cặn sơn, sơn và véc ni thải có dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác

08 01 11

A3070
A3080
A3140
A3150

Y12
Từ Y39 đến Y42

C, Đ, ĐS

Rắn/lỏng

*

08 01 02

Bùn thải lẫn sơn hoặc véc ni có dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác

08 01 13
08 01 15

A3070
A3080
A3140
A3150

Y12
Từ Y39 đến Y42

Đ, ĐS

Bùn

*

08 01 03

Chất thải từ quá trình cạo, bóc tách sơn hoặc véc ni có dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác

08 01 17

A3070
A3080
A3140
A3150

Y12
Từ Y39 đến Y42

Đ, ĐS, C

Rắn/lỏng

*

08 01 04

Huyền phù nước thải lẫn sơn hoặc véc ni có dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác

08 01 19

A3070
A3080
A3140
A3150

Y9
Y12
Từ Y39 đến Y42

Đ, ĐS, C

Lỏng

*

08 01 05

Dung môi tẩy sơn hoặc véc ni thải

08 01 21

 

Y12
Y41
Y42

Đ, ĐS, C

Lỏng

**

08 02

Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng mực in

08 03

 

 

 

 

 

08 02 01

Mực in thải có các thành phần nguy hại

08 03 12

A4070

Y12

Đ, ĐS

Rắn/lỏng

*

08 02 02

Bùn mực thải có các thành phần nguy hại

08 03 14

A4070

Y12

Đ, ĐS

Bùn

*

08 02 03

Dung dịch bản khắc axit (hoặc kiềm) thải

08 02 16

A4090

Y34

AM, Đ, ĐS

Lỏng

**

08 02 04

Hộp mực in thải có các thành phần nguy hại

08 03 17

 

Y12

Đ, ĐS

Rắn

*

08 02 05

Dầu phân tán (disperse oil) thải

08 03 19

A3140
A3150

Y9

Đ, ĐS

Lỏng

**

08 03

Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng chất kết dính và chất bịt kín (bao gồm cả sản phẩm chống thấm)

08 04

 

 

 

 

 

08 03 01

Chất kết dính và chất bịt kín thải có dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác

08 04 09

A3050
A3070
A3080
A3140
A3150

Y13
Từ Y39 đến Y42

Đ, ĐS, C

Lỏng

*

08 03 02

Bùn thải lẫn chất kết dính và chất bịt kín có dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác

08 04 11
08 04 13

A3070
A3080
A3140
A3150

Y13
Từ Y39 đến Y42

Đ, ĐS, C

Bùn

*

08 03 03

Chất thải lỏng lẫn chất kết dính và chất bịt kín có dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác

08 04 15

A3070
A3080
A3140
A3150

Y9
Y13
Từ Y39 đến Y42

Đ, ĐS, C

Lỏng

*

08 04

Các hợp chất isoxyanat thải

08 05

 

 

 

 

 

08 04 01

Các hợp chất isoxyanat thải

08 05 01

 

 

Đ, ĐS

Rắn/lỏng

**

09

CHẤT THẢI TỪ NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ, SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM GỖ, GIẤY VÀ BỘT GIẤY

 

 

 

 

 

 

09 01

Chất thải từ quá trình chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm gỗ

03 01

 

 

 

 

 

09 01 01

Mùn cưa, phoi bào, đầu mẩu, gỗ thừa, ván và gỗ dán vụn thải có các thành phần nguy hại

03 01 04

 

Y5

Đ, ĐS,C

Rắn

*

09 02

Chất thải từ quá trình bảo quản gỗ

03 02

 

 

 

 

 

09 02 01

Các chất bảo quản gỗ hữu cơ không có hợp chất halogen hữu cơ thải

03 02 01

A4040

 

Y5
Y39
Y42

Đ, ĐS

Lỏng

**

09 02 02

Các chất bảo quản gỗ có hợp chất cơ clo thải

03 02 02

A4040

 

Y5
Y39
Y41

Đ, ĐS

Lỏng

**

09 02 03

Các chất bảo quản gỗ có hợp chất cơ kim thải

03 02 03

A4040

 

Y5
Y19

Đ, ĐS

Lỏng

**

09 02 04

Các chất bảo quản gỗ vô cơ thải

03 02 04

A4040

 

Y5
Y21
Y24
Y29

Đ, ĐS

Lỏng

**

09 02 05

Các loại chất bảo quản gỗ thải khác có các thành phần nguy hại

03 02 05

A4040

Y39

Đ, ĐS

Lỏng

*

10

CHẤT THẢI TỪ NGÀNH CHẾ BIẾN DA, LÔNG VÀ DỆT NHUỘM

 

 

 

 

 

 

10 01

Chất thải từ ngành chế biến da và lông

04 01

 

 

 

 

 

10 01 01

Chất thải không ở pha lỏng có dung môi từ quá trình tẩy mỡ nhờn

04 01 03

A3140
A3150

Y41
Y42

Đ, C

Rắn/bùn

*

10 01 02

Da thú có các thành phần nguy hại thải bỏ từ quá trình thuộc da và các quá trình liên quan

 

A3090
A3110

Y21

Đ, ĐS

Rắn

*

10 02

Chất thải từ ngành dệt nhuộm

04 02

 

 

 

 

 

10 02 01

Chất thải từ quá trình hồ vải có dung môi hữu cơ

04 02 14

A3140
A3150

Y41
Y42

Đ,C

Lỏng

*

10 02 02

Phẩm màu và chất nhuộm thải có các thành phần nguy hại

04 02 16

A1040

 

Y12

 

Đ, ĐS

Rắn/lỏng

*

10 02 03

Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải

04 02 19

A4070

 

Y18

Đ, ĐS

Bùn

*

10 02 04

Dung dịch thải có các thành phần nguy hại từ quá trình nhuộm

 

A4070

 

Y12

 

Đ, ĐS

Lỏng

*

11

CHẤT THẢI XÂY DỰNG VÀ PHÁ DỠ (KỂ CẢ ĐẤT ĐÀO TỪ CÁC KHU VỰC BỊ Ô NHIỄM)

 

 

 

 

 

 

11 01

Bê tông, gạch, ngói, tấm ốp và gốm sứ thải

17 01

 

 

 

 

 

11 01 01

Bê tông, gạch, ngói, tấm ốp và gốm sứ thải (hỗn hợp hay phân lập) có các thành phần nguy hại

17 01 06

 

 

Đ, ĐS

Rắn

*

11 02

Gỗ, thủy tinh và nhựa thải

17 02

 

 

 

 

 

11 02 01

Thủy tinh, nhựa và gỗ thải có hoặc bị nhiễm các thành phần nguy hại

17 02 04

A2011
A3180

Y5

Y10

Đ, ĐS

Rắn

*

11 03

Hỗn hợp bitum, nhựa than đá và sản phẩm có hắc ín thải

17 03

 

 

 

 

 

11 03 01

Hỗn hợp bitum có nhựa than đá thải

17 03 01

A3010
A3070

Y11
Y39

Đ, AM, C

Rắn

*

11 03 02

Nhựa than đá và các sản phẩm hắc ín (tar) thải (trừ lớp nhựa đường được bóc tách từ mặt đường)

17 03 03

A3070
A3190

Y11

 

Đ, AM, C

Rắn

**

11 04

Kim loại (bao gồm cả hợp kim của chúng) thải

17 04

 

 

 

 

 

11 04 01

Phế liệu kim loại bị nhiễm các thành phần nguy hại

17 04 09

A1010
A1020

 

Đ, ĐS

Rắn

*

11 04 02

Phế liệu kim loại thải lẫn dầu hoặc nhựa than đá

17 04 10

A1010
A1020
A3070

A3180

Y8

Y10

Y11

Đ, ĐS, C

Rắn

*

11 05

Đất (bao gồm cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm), đá và bùn nạo vét

17 05

 

 

 

 

 

11 05 01

Đất đá thải có các thành phần nguy hại

17 05 03

 

 

Đ, ĐS

Rắn

*

11 05 02

Bùn đất nạo vét có các thành phần nguy hại

17 05 05

 

 

Đ, ĐS

Bùn/rắn

*

11 05 03

Đá balat có các thành phần nguy hại

17 05 07

 

 

Đ, ĐS

Rắn

*

11 06

Vật liệu cách nhiệt và vật liệu xây dựng có amiăng thải

17 06

 

 

 

 

 

11 06 01

Vật liệu cách nhiệt có amiăng thải

17 06 01

A2050

Y36

Đ, ĐS

Rắn

*

11 06 02

Các loại vật liệu cách nhiệt thải khác có hay bị nhiễm các thành phần nguy hại

17 06 03

 

 

Đ, ĐS

Rắn

*

11 06 03

Vật liệu xây dựng thải có amiăng (trừ amiăng xi măng)

17 06 05

A2050

Y36

Đ, ĐS

Rắn

*

11 07

Vật liệu xây dựng gốc thạch cao thải

17 08

 

 

 

 

 

11 07 01

Vật liệu xây dựng gốc thạch cao thải có các thành phần nguy hại

17 08 01

 

 

Đ

Rắn

*

11 08

Các loại chất thải xây dựng và phá dỡ khác

17 09

 

 

 

 

 

11 08 01

Các chất thải xây dựng và phá dỡ có thủy ngân

17 09 01

A1030

Y29

Đ, ĐS

Rắn

*

11 08 02

Các chất thải xây dựng và phá dỡ có PCB (ví dụ chất bịt kín có PCB, chất rải sàn gốc nhựa có PCB, tụ điện có PCB)

17 09 02

A3180

Y45

Đ, ĐS

Rắn

*

11 08 03

Các loại chất thải xây dựng và phá dỡ khác (bao gồm cả hỗn hợp chất thải) có các thành phần nguy hại

17 09 03

 

 

Đ, ĐS

Rắn

*

12

CHẤT THẢI TỪ CÁC CƠ SỞ TÁI CHẾ, XỬ LÝ, TIÊU HỦY CHẤT THẢI, NƯỚC THẢI VÀ XỬ LÝ NƯỚC CẤP

 

 

 

 

 

 

12 01

Chất thải từ quá trình thiêu đốt hoặc nhiệt phân chất thải

19 01

 

 

 

 

 

12 01 01

Bã lọc từ quá trình xử lý khí thải

19 01 05

A4100

Y18

Đ

Rắn

**

12 01 02

Nước thải từ quá trình xử lý khí và các loại nước thải khác

19 01 06

A4100

 

Đ

Lỏng

**

12 01 03

Chất thải rắn từ quá trình xử lý khí thải

19 01 07

A4100

Y18

Đ

Rắn

**

12 01 04

Than hoạt tính đã qua sử dụng từ quá trình xử lý khí thải

19 01 10

A4160

Y18

Đ, ĐS

Rắn

**

12 01 05

Xỉ và tro đáy có các thành phần nguy hại

19 01 11

A4100

Y18

Đ

Rắn

*

12 01 06

Tro bay có các thành phần nguy hại

19 01 13

A4100

Y18

Đ, ĐS

Rắn

*

12 01 07

Bụi lò hơi có các thành phần nguy hại

19 01 15

A4100

Y18

Đ, ĐS

Rắn

*

12 01 08

Chất thải nhiệt phân có các thành phần nguy hại

19 01 17

A4100

Y18

Đ, ĐS

Rắn

*

12 02

Chất thải từ quá trình xử lý hóa-lý chất thải (bao gồm cả các quá trình xử lý crom, xử lý xyanua, trung hòa)

19 02

 

 

 

 

 

12 02 01

Chất thải tiền trộn có ít nhất một loại chất thải nguy hại

19 02 04

 

 

AM, Đ, ĐS

Lỏng

**

12 02 02

Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý hóa-lý

19 02 05

A4090

Y18

AM, Đ, ĐS

Bùn

*

12 02 03

Dầu và chất cô từ quá trình phân tách

19 02 07

A4060

Y9

Đ, ĐS, C

Rắn/lỏng

**

12 02 04

Chất thải lỏng dễ cháy có các thành phần nguy hại

19 02 08

A4070

 

C, Đ, ĐS

Lỏng

*

12 02 05

Chất thải rắn dễ cháy có các thành phần nguy hại

19 02 09

A4070

 

C, Đ, ĐS

Rắn

*

12 02 06

Các loại chất thải khác có các thành phần nguy hại

19 02 11

 

 

Đ, ĐS

Rắn/lỏng

*

12 03

Chất thải đã được ổn định hóa/hóa rắn[1]

19 03

 

 

 

 

 

12 03 01

Chất thải nguy hại đã được ổn định hóa một phần[2]

19 03 04

 

 

Đ

Lỏng/bùn

**

12 03 02

Chất thải nguy hại đã được hóa rắn

19 03 06

 

 

Đ

Rắn

*

12 04

Chất thải được thủy tinh hóa và chất thải từ quá trình thủy tinh hóa

19 04

 

 

 

 

**

12 04 01

Tro bay và các loại chất thải từ quá trình xử lý khí thải

19 04 02

 

Y18

Đ, ĐS

Rắn

**

12 04 02

Chất thải rắn chưa được thủy tinh hóa

19 04 03

 

Y18

Đ, ĐS

Rắn

**

12 05

Nước rỉ rác

19 07

 

 

 

 

 

12 05 01

Nước rỉ rác có các thành phần nguy hại

19 07 02

 

 

LN, Đ, ĐS

Lỏng

*

12 06

Chất thải từ công trình xử lý nước thải chưa nêu tại các mã khác

19 08

 

 

 

 

 

12 06 01

Nhựa trao đổi ion đã bão hòa hay đã qua sử dụng

19 08 06

 

 

Đ, ĐS

Rắn

**

12 06 02

Dung dịch và bùn thải từ quá trình tái sinh cột trao đổi ion

19 08 07

 

 

Đ, ĐS

Lỏng/bùn

**

12 06 03

Chất thải của hệ thống màng có kim loại nặng

19 08 08

 

 

Đ, ĐS

Rắn

**

12 06 04

Hỗn hợp dầu mỡ thải và chất béo độc hại từ quá trình phân tách dầu/nước

19 08 10

 

Y9

Đ, C

Lỏng

**

12 06 05

Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý sinh học nước thải công nghiệp

19 08 11

 

 

Đ, ĐS

Bùn

*

12 06 06

Bùn thải có các thành phần nguy hại từ các quá trình xử lý nước thải công nghiệp khác

19 08 13

 

 

Đ, ĐS

Bùn

*

12 06 07

Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý sinh học của hệ thống xử lý nước thải tập trung của các khu công nghiệp có các ngành nghề: sản xuất, điều chế hóa chất vô cơ, hữu cơ; xử lý, che phủ bề mặt, gia công kim loại và các vật liệu khác.

19 08 12

 

 

Đ, ĐS

Bùn

**

12 06 08

Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải khác của hệ thống xử lý nước thải tập trung của các khu công nghiệp có các ngành nghề: sản xuất, điều chế hóa chất vô cơ, hữu cơ; xử lý, che phủ bề mặt, gia công kim loại và các vật liệu khác.

19 08 14

 

 

Đ, ĐS

Bùn

**

12 07

Chất thải từ quá trình tái chế, tận thu dầu

19 11

 

 

 

 

 

12 07 01

Đất sét lọc đã qua sử dụng

19 11 01

 

Y8

Đ, ĐS, C

Rắn

**

12 07 02

Hắc ín (tar) thải

19 11 02

A4090

Y11
Y34

AM, Đ, ĐS

Rắn

**

12 07 03

Nước thải (chưa xử lý)

19 11 03

A4060

Y9

Đ, ĐS

Lỏng

**

12 07 04

Chất thải từ quá trình làm sạch nhiên liệu bằng bazơ

19 11 04

A4090

Y9

Y35

AM, Đ, ĐS

Lỏng

**

12 07 05

Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải

19 11 05

 

 

Đ, ĐS

Bùn

*

12 07 06

Chất thải từ quá trình làm sạch khí thải

19 11 07

A4100

Y18

Đ, ĐS

Rắn/lỏng

**

12 08

Chất thải từ quá trình xử lý cơ học chất thải (ví dụ quá trình phân loại, băm, nghiền, nén ép, tạo hạt)

19 12

 

 

 

 

 

12 08 01

Gỗ thải có các thành phần nguy hại

19 12 06

 

Y5

Đ, ĐS

Rắn

*

12 08 02

Chất thải (bao gồm cả hỗn hợp) có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý cơ học chất thải

19 12 11

 

 

Đ, ĐS

Rắn

*

12 09

Chất thải từ quá trình xử lý đất và nước cấp

19 13

 

 

 

 

 

12 09 01

Chất thải rắn có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý đất

19 13 01

 

 

Đ, ĐS

Rắn

*

12 09 02

Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý đất

19 13 03

 

 

Đ, ĐS

Bùn

*

12 09 03

Bùn thải, cặn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước cấp

19 13 05

 

 

Đ, ĐS

Bùn

*

12 09 04

Nước thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước cấp

19 13 07

 

 

Đ, ĐS

Rắn/lỏng

*

13

CHẤT THẢI TỪ NGÀNH Y TẾ VÀ THÚ Y
(trừ chất thải sinh hoạt của ngành này)

 

 

 

 

 

 

13 01

Chất thải từ quá trình khám bệnh, điều trị và phòng ngừa bệnh ở người

18 01

 

 

 

 

 

13 01 01

Chất thải lây nhiễm (bao gồm cả chất thải sắc nhọn)

18 01 03

A4020

Y1

LN

Rắn/lỏng

**

13 01 02

Hóa chất thải bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại

18 01 06

A4020

Y1

Đ, ĐS

Rắn/lỏng

*

13 01 03

Dược phẩm gây độc tế bào (cytotoxic và cytostatic) thải

18 01 08

A4010

Y2
Y3

Đ

Rắn/lỏng

**

13 01 04

Chất hàn răng almagam thải

18 01 10

 

 

Đ

Rắn

**

13 02

Chất thải từ các hoạt động thú y

18 02

 

 

 

 

 

13 02 01

Chất thải lây nhiễm (bao gồm cả chất thải sắc nhọn)

18 02 02

A4020

Y1

LN

Rắn/lỏng

**

13 02 02

Hóa chất thải bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại

18 02 05

A4020

Y1

Đ, ĐS

Rắn/lỏng

*

13 02 03

Chế phẩm gây độc tế bào (cytotoxic và cytostatic) thải

18 02 07

A4020

Y2
Y3

Đ

Rắn/lỏng

**

13 03

Các thiết bị y tế và thú y thải

 

 

 

 

 

 

13 03 01

Các bình chứa áp suất chưa bảo đảm rỗng hoàn toàn

 

 

 

N

Rắn

**

13 03 02

Các thiết bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng có chứa thủy ngân và các kim loại nặng (nhiệt kế, huyết áp kế…)

 

 

 

Đ, ĐS

Rắn

**

14

CHẤT THẢI TỪ NGÀNH NÔNG NGHIỆP

 

 

 

 

 

 

14 01

Chất thải từ việc sử dụng các hóa chất nông nghiệp (hóa chất bảo vệ thực vật và diệt trừ các loài gây hại)

 

 

 

 

 

 

14 01 01

Chất thải có dư lượng hóa chất trừ sâu và các loài gây hại (chuột, gián, muỗi...)

02 01 08

A4030

Y4

Đ, ĐS

Rắn/lỏng/bùn

*

14 01 02

Chất thải có dư lượng hóa chất trừ cỏ

02 01 08

A4030

Y4

Đ, ĐS

Rắn/lỏng/bùn

*

14 01 03

Chất thải có dư lượng hóa chất diệt nấm

02 01 08

A4030

Y4

Đ, ĐS

Rắn/lỏng/bùn

*

14 01 04

Hóa chất bảo vệ thực vật và diệt trừ các loài gây hại thải, tồn lưu hoặc quá hạn sử dụng không có gốc halogen hữu cơ

02 01 08

A4030

Y4

Đ, ĐS

Rắn/lỏng

**

14 01 05

Bao bì mềm thải (không chứa hóa chất nông nghiệp có gốc halogen hữu cơ)

02 01 08

A4030
A4130

Y4

Đ, ĐS

Rắn

*

14 01 06

Bao bì cứng thải (không chứa hóa chất nông nghiệp có gốc halogen hữu cơ)

02 01 08

A4030
A4130

Y4

Đ, ĐS

Rắn

*

14 01 07

Hóa chất nông nghiệp thải, tồn lưu hoặc quá hạn sử dụng có gốc halogen hữu cơ

02 01 08

A4030

Y4

Đ, ĐS

Rắn

**

14 01 08

Bao bì (cứng, mềm) thải chứa hóa chất nông nghiệp có gốc halogen hữu cơ

02 01 08

A4030
A4130

Y4

Đ, ĐS

Rắn

**

14 02

Chất thải từ chăn nuôi gia súc, gia cầm

 

 

 

 

 

 

14 02 01

Gia súc, gia cầm chết (do dịch bệnh)

 

 

 

LN, Đ

Rắn

**

14 02 02

Chất thải có các thành phần nguy hại từ quá trình vệ sinh chuồng trại

 

 

 

LN, Đ

Rắn/lỏng/bùn

*

15

THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐÃ HẾT HẠN SỬ DỤNG VÀ CHẤT THẢI TỪ HOẠT ĐỘNG PHÁ DỠ, BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI

 

 

 

 

 

 

15 01

Phương tiện giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường không hết hạn sử dụng (bao gồm cả các thiết bị ven đường) và chất thải từ quá trình phá dỡ, bảo dưỡng phương tiện giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường không

 

 

 

 

 

 

15 01 01

Phương tiện giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường không (xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, đầu máy và toa xe lửa, máy bay…) hết hạn sử dụng (đem đi phá dỡ) có các thành phần nguy hại hoặc các thiết bị, bộ phận, vật liệu được phân định CTNH (trong phân nhóm 15 01 này)

16 01 04

A1010

A1020
A1030

A1040
A1160

A2011
A3020
A4080
A4090

Y8

Y21

Y26
Y29
Y31
Y34
Y45

Đ, ĐS

Rắn

*

15 01 02

Bộ lọc dầu đã qua sử dụng

16 01 07

A3020

Y8

Đ, ĐS

Rắn

**

15 01 03

Các thiết bị, bộ phận đã qua sử dụng có thủy ngân

16 01 08

A1030

Y29

Đ, ĐS

Rắn

*

15 01 04

Các thiết bị, bộ phận đã qua sử dụng có PCB

16 01 09

A3180

Y10

Đ, ĐS

Rắn

*

15 01 05

Các thiết bị, bộ phận đã qua sử dụng có khả năng nổ (ví dụ túi khí)

16 01 10

A4080

Y15

N, Đ, ĐS

Rắn

**

15 01 06

Các chi tiết, bộ phận của phanh đã qua sử dụng có amiăng

16 01 11

A2050

Y36

Đ, ĐS

Rắn

*

15 01 07

Dầu thải (nếu không áp cụ thể theo nhóm mã 17)

16 01 13

A3020

Y8

Đ, ĐS, C

Lỏng

**

15 01 08

Hóa chất chống đông thải có các thành phần nguy hại

16 01 14

 

Y45

Đ, ĐS

Lỏng

*

15 01 09

Các thiết bị, linh kiện điện tử thải hoặc các thiết bị điện khác có các linh kiện điện tử có các thành phần nguy hại (trừ bản mạch điện tử không chứa các chi tiết có các thành phần nguy hại vượt ngưỡng CTNH)

16 01 21

 

 

Đ, ĐS

Rắn

**

15 02

Phương tiện giao thông vận tải đường thủy hết hạn sử dụng và chất thải từ quá trình phá dỡ, bảo dưỡng phương tiện giao thông vận tải đường thủy

 

 

 

 

 

 

15 02 01

Phương tiện giao thông vận tải đường thủy (tàu thủy, xà lan, thuyền, ca nô…) hết hạn sử dụng (đem đi phá dỡ) có các thành phần nguy hại hoặc các thiết bị, bộ phận, vật liệu được phân định là CTNH (trong phân nhóm 15 02 này)

16 01 04

A1010

A1020
A1030

A1040
A1160

A2011
A3020
A4080
A4090

Y8

Y21

Y26
Y29
Y31
Y34
Y45

Đ, ĐS

Rắn

*

15 02 02

Bộ lọc dầu đã qua sử dụng

16 01 07

A3020

Y8

Đ, ĐS

Rắn

**

15 02 03

Các thiết bị, bộ phận đã qua sử dụng có thủy ngân

16 01 08

A1030

Y29

Đ, ĐS

Rắn

*

15 02 04

Các thiết bị, bộ phận đã qua sử dụng có PCB

16 01 09

A3180

Y10

Đ, ĐS

Rắn

*

15 02 05

Dầu thải (nếu không áp cụ thể theo nhóm mã 17)

16 01 13

A3020

Y8

Đ, ĐS, C

Lỏng

**

15 02 06

Hóa chất chống đông thải có các thành phần nguy hại

16 01 14

 

Y45

Đ, ĐS

Lỏng

*

15 02 07

Các thiết bị, bộ phận thải khác có các thành phần nguy hại

16 01 21

 

 

Đ, ĐS

Rắn

*

15 02 08

Các vật liệu dạng hạt dùng để phun mài bề mặt phương tiện (xỉ đồng, cát…) đã qua sử dụng có hoặc lẫn các thành phần nguy hại (asen, chì, crom hóa trị 6...)

12 01 16

A1020
A1030
A1040

 

Y17

Y21

Y24

Y31

Đ, ĐS

Rắn

*

15 02 09

Vụn sơn, gỉ sắt được bóc tách từ bề mặt phương tiện có các thành phần nguy hại (asen, chì, crom hóa trị 6...)

 

A1020
A1030
A1040

 

Y17

Y21

Y24

Y31

Đ, ĐS

Rắn

*

15 02 10

Vật liệu cách nhiệt, chống cháy thải có amiăng

 

A2050

Y36

Đ, ĐS

Rắn

*

15 02 11

Nước la canh (nước dằn tàu)

 

A4060

Y9

Đ, ĐS

Lỏng

**

15 02 12

Nước thải lẫn dầu hoặc có các thành phần nguy hại (khác với các loại nêu tại mã 15 02 11 hoặc phân nhóm mã 17 04)

 

A4060

Y9

Đ, ĐS

Lỏng

*

15 02 13

Bùn thải lẫn dầu hoặc có các thành phần nguy hại

 

A4060

 

Đ, ĐS

Bùn

*

15 02 14

Các thiết bị, linh kiện điện tử thải hoặc các thiết bị điện khác có các linh kiện điện tử (trừ bản mạch điện tử không chứa các chi tiết có các thành phần nguy hại vượt ngưỡng CTNH)

20 01 35

A1180

A2011

Y26
Y29
Y31

Đ, ĐS

Rắn

**

16

CHẤT THẢI HỘ GIA ĐÌNH VÀ CHẤT THẢI SINH HOẠT TỪ CÁC NGUỒN KHÁC

 

 

 

 

 

 

16 01

Các thành phần chất thải đã được thu gom, phân loại (trừ các loại nêu phân nhóm mã 18 01)

20 01

 

 

 

 

 

16 01 01

Dung môi thải

20 01 13

A3140
A3150

Y41
Y42

Đ, ĐS, C

Lỏng

**

16 01 02

Axit thải

20 01 14

A4090

Y34

AM, Đ, ĐS

Lỏng

**

16 01 03

Kiềm thải

20 01 15

A4090

Y35

AM, Đ, ĐS

Rắn/lỏng

**

16 01 04

Chất quang hóa thải

20 01 17

 

Y16

Đ, ĐS

Rắn/lỏng

**

16 01 05

Thuốc diệt trừ các loài gây hại thải

20 01 19

A4030

Y4

Đ, ĐS

Rắn/lỏng

**

16 01 06

Bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính thải

20 01 21

A1030

Y29

Đ, ĐS

Rắn

**

16 01 07

Các thiết bị thải bỏ có CFC

20 01 23

 

Y45

Đ, ĐS

Rắn

**

16 01 08

Các loại dầu mỡ thải

20 01 26

A3020

Y8

Đ, ĐS, C

Rắn/lỏng

**

16 01 09

Sơn, mực, chất kết dính và nhựa thải có các thành phần nguy hại

20 01 27

A3050
A4070

Y12

Y13

Đ, ĐS, C

Rắn/lỏng

*

16 01 10

Chất tẩy rửa thải có các thành phần nguy hại

20 01 29

 

 

AM, Đ, ĐS

Lỏng

*

16 01 11

Các loại dược phẩm gây độc tế bào (cytotoxic và cytostatic) thải

20 01 31

A4010

Y3

Đ

Rắn/lỏng

**

16 01 12

Pin, ắc quy thải

20 01 33

A1160
A1170

Y26
Y29
Y31

Đ, ĐS, AM

Rắn

**

16 01 13

Các thiết bị, linh kiện điện tử thải hoặc các thiết bị điện (khác với các loại nêu tại mã 16 01 06, 16 01 07, 16 01 12) có các linh kiện điện tử (trừ bản mạch điện tử không chứa các chi tiết có các thành phần nguy hại vượt ngưỡng CTNH)

20 01 35

A1180

A2011

Y26
Y29
Y31

Đ, ĐS

Rắn

**

16 01 14

Gỗ thải có các thành phần nguy hại

20 01 37

 

Y5

Đ, ĐS

Rắn

*

17

DẦU THẢI VÀ CHẤT THẢI LẪN DẦU, CHẤT THẢI TỪ NHIÊN LIỆU LỎNG, CHẤT THẢI DUNG MÔI HỮU CƠ, MÔI CHẤT LẠNH VÀ CHẤT ĐẨY (PROPELLANT)

 

 

 

 

 

 

17 01

Dầu thủy lực thải

13 01

 

 

 

 

 

17 01 01

Dầu thủy lực thải có PCB

13 01 01

A3180

Y10

Đ, ĐS, C

Lỏng

**

17 01 02

Nhũ tương cơ clo thải

13 01 04

A4060

Y9
Y45

Đ, ĐS

Lỏng

**

17 01 03

Nhũ tương thải không cơ clo

13 01 05

A4060

Y9

 

Đ, ĐS

Lỏng

**

17 01 04

Dầu thủy lực cơ clo gốc khoáng thải

13 01 09

A3020

 

Y8
Y45

Đ, ĐS, C

Lỏng

**

17 01 05

Dầu thủy lực gốc khoáng thải không cơ clo

13 01 10

A3020

 

Y8

Đ, ĐS, C

Lỏng

**

17 01 06

Dầu thủy lực tổng hợp thải

13 01 11

A4060

Y9

Đ, ĐS, C

Lỏng

**

17 01 07

Các loại dầu thủy lực thải khác

13 01 13

A4060

Y9

Đ, ĐS, C

Lỏng

**

17 02

Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn thải

13 02

 

 

 

 

 

17 02 01

Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn gốc khoáng cơ clo thải

13 02 04

A3020

 

Y8
Y45

Đ, ĐS, C

Lỏng

**

17 02 02

Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn gốc khoáng thải không cơ clo

13 02 05

A3020

 

Y8

Đ, ĐS, C

Lỏng

**

17 02 03

Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải

13 02 06

A4060

Y9

Đ, ĐS, C

Lỏng

**

17 02 04

Các loại dầu động cơ, hộp số và bôi trơn thải khác

13 02 07

13 02 08

A4060

Y9

Đ, ĐS, C

Lỏng

**

17 03

Dầu truyền nhiệt và cách điện thải

13 03

 

 

 

 

 

17 03 01

Dầu truyền nhiệt và cách điện thải có PCB

13 03 01

A3180

Y10

Đ, ĐS, C

Lỏng

**

17 03 02

Dầu truyền nhiệt và cách điện gốc khoáng cơ clo thải

13 03 06

A3020
A3040

Y8
Y45

Đ, ĐS, C

Lỏng

**

17 03 03

Dầu truyền nhiệt và cách điện gốc khoáng thải không cơ clo

13 03 07

A3020
A3040

Y8

Đ, ĐS, C

Lỏng

**

17 03 04

Dầu truyền nhiệt và cách điện tổng hợp thải

13 03 08

A3040

Y8

Đ, ĐS, C

Lỏng

**

17 03 05

Các loại dầu truyền nhiệt và cách điện thải khác

13 03 09

13 03 10

A3040

Y8

Đ, ĐS, C

Lỏng

**

17 04

Dầu đáy tàu

13 04

 

 

 

 

 

17 04 01

Dầu đáy tàu từ hoạt động đường thủy nội địa

13 04 01

A4060

Y8
Y9

Đ, ĐS, C

Lỏng

**

17 04 02

Dầu đáy tàu từ nước thải cầu tàu

13 04 02

A4060

Y8
Y9

Đ, ĐS, C

Lỏng

**

17 04 03

Dầu đáy tàu từ các hoạt động đường thủy khác

13 04 03

A4060

Y8
Y9

Đ, ĐS, C

Lỏng

**

17 05

Chất thải từ thiết bị tách dầu/nước

13 05

 

 

 

 

 

17 05 01

Chất thải rắn từ buồng lọc cát sỏi và các bộ phận khác của thiết bị tách dầu/nước

13 05 01

A4060

Y9

Đ, ĐS

Rắn

**

17 05 02

Bùn thải từ thiết bị tách dầu/nước

13 05 02

A4060

Y9

Đ, ĐS

Bùn

**

17 05 03

Bùn thải từ thiết bị chặn dầu

13 05 03

A4060

Y9

Đ, ĐS

Bùn

**

17 05 04

Dầu thải từ thiết bị tách dầu/nước

13 05 06

A4060

Y9

Đ, ĐS, C

Lỏng

**

17 05 05

Nước lẫn dầu thải từ thiết bị tách dầu/nước

13 05 07

A4060

Y9

Đ, ĐS

Lỏng

**

17 05 06

Hỗn hợp chất thải từ buồng lọc cát sỏi và các bộ phận khác của thiết bị tách dầu/nước

13 05 08

A4060

Y9

Đ, ĐS

Rắn/lỏng

**

17 06

Nhiên liệu lỏng thải

13 07

 

 

 

 

 

17 06 01

Dầu nhiên liệu và dầu diesel thải

13 07 01

A4060

Y9

C, Đ, ĐS

Lỏng

**

17 06 02

Xăng dầu thải

13 07 02

A4060

Y9

C, Đ, ĐS

Lỏng

**

17 06 03

Các loại nhiên liệu thải khác (bao gồm cả hỗn hợp)

13 07 03

A4060

Y9

C, Đ, ĐS

Lỏng

**

17 07

Các loại dầu thải khác (chưa nêu tại các mã khác)

13 08

 

 

 

 

 

17 07 01

Bùn hoặc nhũ tương thải từ thiết bị khử muối

13 08 01

A4060

Y9

Đ, ĐS, C

Bùn/lỏng

**

17 07 02

Các loại nhũ tương thải khác

13 08 02

A4060

Y9

Đ, ĐS, C

Lỏng

**

17 07 03

Các loại dầu thải khác

13 08 99

A4060

Y9

Đ, ĐS, C

Lỏng

**

17 07 04

Các loại sáp và mỡ thải

 

A4060

Y9

Đ, ĐS, C

Rắn/Lỏng

**

17 08

Chất thải là dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất đẩy (propellant) dạng bọt/sol khí (trừ các loại nêu tại nhóm mã 03 và 08)

14 06

 

 

 

 

 

17 08 01

Các chất CFC, HCFC, HFC thải

14 06 01

A3150

Y45

Đ, ĐS

Lỏng

**

17 08 02

Các loại dung môi và hỗn hợp dung môi halogen hữu cơ thải

14 06 02

A3150

Y41

Đ, ĐS, C

Lỏng

**

17 08 03

Các loại dung môi và hỗn hợp dung môi thải khác

14 06 03

A3140

Y42

Đ, ĐS, C

Lỏng

**

17 08 04

Bùn thải hoặc chất thải rắn có dung môi halogen hữu cơ

14 06 04

A3150

Y41

Đ, ĐS, C

Bùn/rắn

*

17 08 05

Bùn thải hoặc chất thải rắn có các loại dung môi khác

14 06 05

A3140

Y42

Đ, ĐS, C

Bùn/rắn

*

18

CÁC LOẠI CHẤT THẢI BAO BÌ, CHẤT HẤP THỤ, GIẺ LAU, VẬT LIỆU LỌC VÀ VẢI BẢO VỆ

 

 

 

 

 

 

18 01

Bao bì thải (bao gồm cả bao bì thải phát sinh từ đô thị đã được phân loại, trừ các loại nêu tại phân nhóm mã 14 01)

15 01

 

 

 

 

 

18 01 01

Bao bì mềm thải

15 01 10

A4130

 

Đ, ĐS

Rắn

*

18 01 02

Bao bì cứng thải bằng kim loại bao gồm cả bình chứa áp suất bảo đảm rỗng hoàn toàn

15 01 11

A4130

 

Đ, ĐS

Rắn

*

18 01 03

Bao bì cứng thải bằng nhựa

15 01 11

A4130

 

Đ, ĐS

Rắn

*

18 01 04

Bao bì cứng thải bằng các vật liệu khác (composit...)

15 01 11

A4130

 

Đ, ĐS

Rắn

*

18 02

Chất hấp thụ, vật liệu lọc, giẻ lau và vải bảo vệ thải

15 02

 

 

 

 

 

18 02 01

Chất hấp thụ, vật liệu lọc (bao gồm cả vật liệu lọc dầu chưa nêu tại các mã khác), giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại

15 02 02

A3020
A3140
A3150

Y8
Y41
Y42

Đ, ĐS

Rắn

*

19

CÁC LOẠI CHẤT THẢI CHƯA NÊU TẠI CÁC MÃ KHÁC

 

 

 

 

 

 

19 01

Chất thải từ ngành phim ảnh

09 01

 

 

 

 

 

19 01 01

Dung dịch thải thuốc hiện ảnh và tráng phim gốc nước

09 01 01

 

Y16

Đ, ĐS,AM

Lỏng

**

19 01 02

Dung dịch thải thuốc tráng bản in offset gốc nước

09 01 02

 

Y16

Đ, ĐS,AM

Lỏng

**

19 01 03

Dung dịch thải thuốc hiện ảnh gốc dung môi

09 01 03

A3140

Y16

Đ, ĐS,AM

Lỏng

**

19 01 04

Dung dịch hãm thải

09 01 04

 

Y16

Đ, ĐS,AM

Lỏng

**

19 01 05

Dung dịch tẩy màu (làm trắng) thải

09 01 05

 

Y16

Đ, ĐS, AM

Lỏng

**

19 01 06

Chất thải có bạc từ quá trình xử lý chất thải phim ảnh

09 01 06

 

Y16

Đ, ĐS, AM, OH

Lỏng

*

19 01 07

Máy ảnh dùng một lần đã qua sử dụng còn chứa pin

09 01 11

A1170

Y26
Y29

Đ, ĐS

Rắn

**

19 01 08

Nước thải từ quá trình tận thu bạc

09 01 13

 

Y16

Đ, ĐS, AM, OH

Lỏng

**

19 02

Các thiết bị điện, điện tử thải và chất thải từ hoạt động sản xuất, lắp ráp thiết bị điện, điện tử (trừ các loại nêu tại nhóm mã 15 và 16)

16 02

 

 

 

 

 

19 02 01

Máy biến thế và tụ điện thải có PCB

16 02 09

A3180

Y10

Đ, ĐS

Rắn

*

19 02 02

Các thiết bị điện thải khác có hoặc nhiễm PCB

16 02 10

A3180

Y10

Đ, ĐS

Rắn

*

19 02 03

Thiết bị điện thải có CFC, HCFC, HFC

16 02 11

A3150

Y45

Đ, ĐS

Rắn

**

19 02 04

Thiết bị điện thải có amiăng

16 02 12

A2050

Y36

Đ, ĐS

Rắn

*

19 02 05

Thiết bị thải có các bộ phận, linh kiện điện tử (trừ bản mạch điện tử không chứa các chi tiết có các thành phần nguy hại vượt ngưỡng CTNH)

16 02 13

A1030
A2011
A3180

Y10
Y29
Y31

Đ, ĐS

Rắn

**

19 02 06

Các thiết bị, bộ phận, linh kiện điện tử thải (trừ bản mạch điện tử không chứa các chi tiết có các thành phần nguy hại vượt ngưỡng CTNH)

16 02 15

A1030
A2011
A3180

Y10
Y29
Y31

Đ, ĐS

Rắn

**

19 03

Các sản phẩm chưa qua sử dụng bị loại bỏ từ quá trình sản xuất

16 03

 

 

 

 

 

19 03 01

Sản phẩm vô cơ có các thành phần nguy hại

16 03 03

A4140

 

Đ, ĐS

Rắn/lỏng

*

19 03 02

Sản phẩm hữu cơ có các thành phần nguy hại

16 03 05

A4140

 

Đ, ĐS

Rắn/lỏng

*

19 04

Chất nổ thải

16 04

 

 

 

 

 

19 04 01

Đạn dược thải

16 04 01

A4080

Y15

N, Đ

Rắn

**

19 04 02

Pháo hoa thải

16 04 02

A4080

Y15

N, Đ

Rắn

**

19 04 03

Các loại chất nổ thải khác

16 04 03

A4080

Y15

N, Đ

Rắn

**

19 05

Các bình chứa áp suất và hóa chất thải

16 05

 

 

 

 

 

19 05 01

Bình chứa áp suất thải chưa bảo đảm rỗng hoàn toàn (trừ loại nêu tại mã 13 03 01)

16 05 04

A4080

 

N

Rắn

**

19 05 02

Hóa chất và hỗn hợp hóa chất phòng thí nghiệm thải có các thành phần nguy hại

16 05 06

A4150

Y14

Đ, ĐS

Rắn/lỏng

*

19 05 03

Hóa chất vô cơ thải bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại (trừ các loại nêu tại nhóm mã 02, 13, 14 và 15)

16 05 07

A4140

 

Đ, ĐS

Rắn/lỏng

*

19 05 04

Hóa chất hữu cơ thải bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại (trừ các loại nêu tại nhóm mã 03, 13, 14 và 15)

16 05 08

A4140

 

Đ, ĐS

Rắn

*

19 06

Pin, ắc quy thải (trừ loại từ nguồn chất thải sinh hoạt nêu tại mã 16 01 12)

16 06

 

 

 

 

 

19 06 01

Pin, ắc quy chì thải

16 06 01

A1160
A1010

Y31

Đ, ĐS, AM

Rắn

**

19 06 02

Pin Ni-Cd thải

16 06 02

A1170
A1010

Y26

Đ, ĐS

Rắn

**

19 06 03

Pin, ắc quy thải có thủy ngân

16 06 03

A1170

Y29

Đ, ĐS

Rắn

**

19 06 04

Chất điện phân từ pin và ắc quy thải

16 06 06

A1180

Y31
Y34

Đ, ĐS, AM

Rắn

**

19 06 05

Các loại pin, ắc quy khác

 

 

 

Đ, ĐS

Rắn

**

19 07

Chất thải từ quá trình vệ sinh thùng, bồn chứa và bể lưu động (trừ các loại nêu tại nhóm mã 01 và 17)

16 07

 

 

 

 

 

19 07 01

Chất thải lẫn dầu

16 07 08

A4060

Y9

Đ, ĐS, C

Rắn/lỏng

*

19 07 02

Chất thải có các thành phần nguy hại (khác với dầu)

16 07 09

 

 

Đ, ĐS

Rắn/lỏng

*

19 08

Chất xúc tác đã qua sử dụng

16 08

 

 

 

 

 

19 08 01

Chất xúc tác đã qua sử dụng có các kim loại chuyển tiếp hoặc hợp chất của chúng

16 08 02

A2030

 

Đ, ĐS

Rắn

*

19 08 02

Chất xúc tác đã qua sử dụng có axit photphoric

16 08 05

A2030
A4090

 

AM, Đ

Rắn/lỏng

*

19 08 03

Xúc tác ở thể lỏng đã qua sử dụng

16 08 06

A2030

 

Đ, ĐS

Lỏng

**

19 08 04

Xúc tác đã qua sử dụng bị nhiễm các thành phần nguy hại

16 08 07

A2030

 

Đ, ĐS

Rắn/lỏng

*

19 09

Các chất oxi hóa thải

16 09

 

 

 

 

 

19 09 01

Pemanganat thải

16 09 01

 

 

OH, Đ, ĐS

Rắn/lỏng

**

19 09 02

Cromat thải (ví dụ cromat kali, dicromat kali và natri)

16 09 02

A1040

Y21

OH, Đ, ĐS

Rắn/lỏng

**

19 09 03

Các hợp chất peroxit thải

16 09 03

A4120

 

OH, Đ

Rắn/lỏng

**

19 09 04

Các loại chất oxi hóa thải

16 09 04

 

 

OH, Đ

Rắn/lỏng

**

19 10

Nước thải vận chuyển đi để xử lý bên ngoài cơ sở hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung (khác với các loại nêu tại nhóm mã 12)

16 10

 

 

 

 

 

19 10 01

Nước thải có các thành phần nguy hại

16 10 01

 

 

Đ, ĐS

Lỏng

*

19 10 02

Cặn nước thải có các thành phần nguy hại

16 10 03

 

 

Đ, ĐS

Bùn/lỏng

*

19 11

Vật liệu lót và chịu lửa thải

16 11

 

 

 

 

 

19 11 01

Vật liệu lót và chịu lửa thải gốc cacbon từ quá trình luyện kim có các thành phần nguy hại

16 11 01

A3070

 

Đ

Rắn

*

19 11 02

Các loại vật liệu lót và chịu lửa thải khác từ quá trình luyện kim có các thành phần nguy hại

16 11 03

A3070

 

Đ

Rắn

*

19 11 03

Vật liệu lót và chịu lửa thải có các thành phần nguy hại không phải từ quá trình luyện kim

16 11 05

A3070

 

Đ

Rắn

*

19 12

Các loại chất thải khác (chưa nêu tại các mã khác hoặc không xác định được nguồn phát sinh)

 

 

 

 

 

 

19 12 01

Các loại chất thải khác có các thành phần nguy hại vô cơ

 

 

 

Đ, ĐS

Rắn/lỏng/bùn

*

19 12 02

Các loại chất thải khác có các thành phần nguy hại hữu cơ

 

 

 

Đ, ĐS

Rắn/lỏng/bùn

*

19 12 03

Các loại chất thải khác có các thành phần nguy hại vô cơ và hữu cơ

 

 

 

Đ, ĐS

Rắn/lỏng/bùn

*

19 12 04

Các loại chất thải khác có tính ăn mòn

 

 

 

AM

Rắn/lỏng/bùn

*

19 12 05

Các loại chất thải khác có tính dễ cháy

 

 

 

C

Rắn/lỏng/bùn

*

 
 

[1] Quá trình ổn định hóa thay đổi tính chất nguy hại của thành phần chất thải và do đó chuyển hóa chất thải nguy hại thành không nguy hại. Quá trình hóa rắn chỉ thay đổi trạng thái hay thể tồn tại của chất thải (ví dụ lỏng thành rắn), bằng cách cho các phụ gia vào mà không làm thay đổi tính chất hóa học của chất thải.

[2] Một chất thải được coi là đã được ổn định hóa một phần nếu trong quá trình ổn định hóa, các thành phần nguy hại chưa được chuyển hóa hoàn toàn thành các thành phần không nguy hại, vì vậy vẫn có khả năng phát tán ra môi trường trong các khoảng thời gian ngắn, trung hoặc dài hạn.

Phụ lục 2

YÊU CẦU KỸ THUẬT, QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
(Kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

A. Yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý đối với chủ nguồn thải CTNH

1. Bao bì CTNH

            1.1. Bao bì CTNH (vỏ cứng hoặc vỏ mềm) bảo đảm lưu giữ an toàn CTNH, không bị hư hỏng, rách vỡ vỏ.

1.2. Bao bì mềm được buộc kín và bao bì cứng có nắp đậy kín để bảo đảm ngăn chất thải rò rỉ hoặc bay hơi.

            1.3. Chất thải lỏng, bùn thải dạng nhão hoặc chất thải có các thành phần nguy hại dễ bay hơi phải chứa trong bao bì cứng không vượt quá 90% dung tích hoặc mức chứa cao nhất cách giới hạn trên của bao bì là 10 (mười) cm.

            2. Thiết bị lưu chứa CTNH

2.1. Thiết bị lưu chứa (có vỏ cứng với cỡ lớn hơn các bao bì thông thường, như các bồn, bể, công ten nơ...) phải đáp ứng các yêu cầu chung như sau:

2.1.1. Bảo đảm lưu chứa an toàn CTNH, có gia cố hoặc thiết kế đặc biệt tại điểm tiếp nối và vị trí xếp, dỡ hoặc nạp, xả chất thải để tránh rò rỉ.

2.1.2. Kết cấu cứng chịu được va chạm, không bị hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng.

2.1.3. Có biển dấu hiệu cảnh báo theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707:2009 về chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa (sau đây viết tắt là TCVN 6707:2009) với kích thước ít nhất 30 (ba mươi) cm mỗi chiều.

2.2. Thiết bị lưu chứa CTNH ở thể lỏng hoặc có thành phần nguy hại dễ bay hơi phải có nắp đậy kín, biện pháp kiểm soát bay hơi, đặc biệt tại điểm nạp, xả, biện pháp kiểm soát nạp đầy tràn để bảo đảm mức chứa cao nhất cách giới hạn trên của thiết bị lưu chứa 10 (mười) cm.

2.3. Trường hợp thiết bị lưu chứa CTNH không có các thành phần nguy hại dễ bay hơi thì có thể không cần nắp đậy kín nhưng phải có mái hoặc biện pháp che hoàn toàn nắng, mưa khác và biện pháp kiểm soát gió trực tiếp vào bên trong.

2.4. Thiết bị lưu chứa CTNH có dung tích từ 02 (hai) m3 trở lên và đáp ứng các quy định tại Mục này được đặt ngoài trời nhưng phải đảm bảo kín khít, không bị nước mưa lọt vào.

2.5. Trường hợp lưu chứa loại hoặc nhóm CTNH có khả năng phản ứng hóa học với nhau trong cùng thiết bị lưu chứa thì phải có biện pháp cách ly bảo đảm loại hoặc nhóm CTNH không tiếp xúc với nhau trong quá trình lưu chứa.

            3. Khu vực lưu giữ CTNH

3.1. Khu vực lưu giữ CTNH (không bắt buộc phải xây dựng dưới dạng kho) phải đáp ứng các yêu cầu chung như sau:

3.1.1. Mặt sàn trong khu vực lưu giữ CTNH bảo đảm kín khít, không bị thẩm thấu và tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào.

3.1.2. Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ CTNH, trừ các thiết bị lưu chứa CTNH với dung tích lớn hơn 02 (hai) m3 thì được đặt ngoài trời; có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong.

3.1.3. Có biện pháp cách ly với các loại hoặc nhóm CTNH khác có khả năng phản ứng hóa học với nhau.

3.1.4. Khu lưu giữ CTNH phải được bảo đảm không chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài khi có sự cố rò rỉ, đổ tràn.

3.2. Khu vực lưu giữ CTNH dễ cháy, nổ bảo đảm khoảng cách không dưới 10 (mười) m với lò hơi và các thiết bị đốt khác.

            3.3. Chất thải lỏng có PCB, các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc đối tượng quản lý của Công ước Stockholm và các thành phần nguy hại hữu cơ halogen khác (vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCKTMT về ngưỡng CTNH) phải được chứa trong các bao bì cứng hoặc thiết bị lưu chứa đặt trên các tấm nâng và không xếp chồng lên nhau.

3.4. Khu vực lưu giữ CTNH phải được trang bị như sau:

3.4.1. Thiết bị phòng cháy chữa cháy theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy.

            3.4.2. Vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn CTNH ở thể lỏng.

            3.4.3. Biển dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại CTNH được lưu giữ theo TCVN 6707:2009 với kích thước ít nhất 30 (ba mươi) cm mỗi chiều.

3.4.4. Đối với các cơ sở y tế thì khu vực lưu chứa phải đáp ứng các quy định về quản lý chất thải y tế.

4. Yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý đối với chủ nguồn thải tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH

4.1. Việc tự sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH phù hợp với nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc chứng nhận đầu tư (trừ trường hợp các cơ sở không thuộc đối tượng áp dụng của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư).

4.2. Việc tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH chỉ được thực hiện bằng công nghệ, thiết bị sản xuất sẵn có hoặc công trình bảo vệ môi trường trong khuôn viên cơ sở phát sinh CTNH; phải bảo đảm đạt QCKTMT hiện hành và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý tương tự quy định tại Mục 5, Mục 6 Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tư này; không được đầu tư mới lò đốt, bãi chôn lấp CTNH để tự xử lý CTNH kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

4.3. Việc tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH bằng các công nghệ, thiết bị sản xuất hoặc công trình bảo vệ môi trường trong khuôn viên cơ sở phát sinh CTNH phải phù hợp với báo cáo ĐTM hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường (hoặc hồ sơ, giấy tờ tương đương). Trường hợp chưa nằm trong báo cáo ĐTM, Kế hoạch bảo vệ môi trường (hoặc hồ sơ, giấy tờ tương đương) thì phải trình phương án và được sự chấp thuận của các cơ quan sau:

4.3.1. Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM (hoặc hồ sơ, giấy tờ tương đương) của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4.3.2. Các cơ quan đã phê duyệt báo cáo ĐTM, Kế hoạch bảo vệ môi trường (hoặc hồ sơ, giấy tờ tương đương) đối với các trường hợp không thuộc đối tượng quy định tại Điểm 4.3.1, Mục 4, Phụ lục 2 (A) ban hành kèm theo Thông tư này.

4.4. Việc kiểm tra, xác nhận công trình bảo vệ môi trường theo báo cáo ĐTM (hoặc hồ sơ, giấy tờ tương đương) đối với cơ sở tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH được thực hiện như sau:

4.4.1. Trường hợp việc kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường (hoặc được ủy quyền) thì được tích hợp với thủ tục cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.

4.4.2. Trường hợp việc kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ, cơ quan ngang Bộ khác thì phải được kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ môi trường trước khi cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.

4.5. Phải đăng ký trong Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH trước khi thực hiện việc tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH, bao gồm cả các đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư này.

5. Các quy định khác

5.1. Các hệ thống, phương tiện, thiết bị cho việc thu gom, vận chuyển, lưu giữ, tự xử lý (kể cả tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng) CTNH đáp ứng được các quy định tại Phụ lục 2 (A) này được phép sử dụng để quản lý các chất thải thông thường nhưng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải thông thường.

5.2. Ngoài các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Phụ lục 2 (A) này, các hệ thống, phương tiện, thiết bị cho việc thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý CTNH trong cơ sở y tế phải tuân thủ theo quy định về quản lý chất thải y tế. Cơ sở y tế thực hiện xử lý CTNH theo mô hình cụm áp dụng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý tương tự như chủ nguồn thải tự xử lý CTNH và tuân thủ các quy định về quản lý chất thải y tế, nội dung của kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo quy định tại Điều 23 Thông tư này.

5.3. Trường hợp có QCKTMT riêng đối với từng phương tiện, thiết bị cho việc thu gom, vận chuyển, lưu giữ và tự xử lý CTNH thì áp dụng theo QCKTMT đó.

B. Yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý đối với chủ xử lý CTNH

1. Bao bì CTNH

            1.1. Bao bì CTNH (vỏ cứng hoặc vỏ mềm) phải đáp ứng các yêu cầu chung như sau:

1.1.1. Toàn bộ vỏ bao bì có khả năng chống được sự ăn mòn, không bị gỉ, không phản ứng hóa học với CTNH chứa bên trong, có khả năng chống thấm hoặc thẩm thấu, rò rỉ, đặc biệt tại điểm tiếp nối và vị trí nạp, xả chất thải; bao bì mềm có ít nhất 02 lớp vỏ.

1.1.2. Chịu được va chạm, không bị hư hỏng, rách vỡ vỏ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng thông thường.

1.1.3. Bao bì mềm được buộc kín và bao bì cứng có nắp đậy kín để bảo đảm ngăn chất thải rò rỉ hoặc bay hơi ra ngoài.

            1.1.4. Chất thải lỏng, bùn thải dạng nhão hoặc chất thải có các thành phần nguy hại dễ bay hơi phải chứa trong bao bì cứng không vượt quá 90% dung tích hoặc mức chứa cao nhất cách giới hạn trên của bao bì là 10 (mười) cm.

            1.2. Trước khi vận chuyển, bao bì phải được dán nhãn rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ và phai màu. Nhãn bao gồm các thông tin sau: Tên và mã CTNH, tên và địa chỉ nơi phát sinh CTNH, ngày bắt đầu được đóng gói; dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo TCVN 6707:2009 với kích thước ít nhất 05 (năm) cm mỗi chiều. Trường hợp chỉ vận chuyển một  loại CTNH, không bắt buộc dãn nhãn riêng cho từng bao bì mà dán nhãn chung cho một chuyến vận chuyển.

            2. Thiết bị lưu chứa CTNH

2.1. Các thiết bị lưu chứa (có vỏ cứng với cỡ lớn hơn các bao bì thông thường, như các bồn, bể, công ten nơ...) để bảo quản CTNH phải đáp ứng các yêu cầu chung như sau:

2.1.1. Vỏ có khả năng chống được sự ăn mòn, không bị gỉ, không phản ứng hóa học với CTNH chứa bên trong, có khả năng chống thấm hoặc thẩm thấu, có gia cố hoặc thiết kế đặc biệt tại điểm tiếp nối và vị trí xếp, dỡ hoặc nạp, xả chất thải để tránh rò rỉ.

2.1.2. Kết cấu cứng chịu được va chạm, không bị hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng.

2.1.3. Có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707:2009 với kích thước ít nhất 30 (ba mươi) cm mỗi chiều, được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ và phai màu.

2.2. Thiết bị lưu chứa CTNH ở thể lỏng hoặc có thành phần nguy hại dễ bay hơi phải có nắp đậy kín, biện pháp kiểm soát bay hơi, đặc biệt tại điểm nạp, xả, biện pháp kiểm soát nạp đầy tràn để bảo đảm mức chứa cao nhất cách giới hạn trên của thiết bị lưu chứa 10 (mười) cm.

2.3. Trường hợp thiết bị lưu chứa CTNH không có các thành phần nguy hại dễ bay hơi thì có thể không cần nắp đậy kín nhưng phải có mái hoặc biện pháp che hoàn toàn nắng, mưa khác và biện pháp kiểm soát gió trực tiếp vào bên trong.

            3. Khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển CTNH

3.1. Khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển CTNH phải đáp ứng các yêu cầu chung như sau:

3.1.1. Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; mặt sàn trong khu vực lưu giữ CTNH được thiết kế để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào.

3.1.2. Có sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, chịu ăn mòn, không có khả năng phản ứng hóa học với CTNH; sàn có đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng CTNH cao nhất theo tính toán; tường và vách ngăn bằng vật liệu không cháy.

3.1.3. Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ CTNH bằng vật liệu không cháy, trừ các thiết bị lưu chứa CTNH với dung tích lớn hơn 05 (năm) m3 thì được đặt ngoài trời; có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong.

3.1.4. Có phân chia các ô hoặc bộ phận riêng cho từng loại CTNH hoặc nhóm CTNH có cùng tính chất để cách ly với các loại hoặc nhóm CTNH khác có khả năng phản ứng hóa học với nhau bằng vách không cháy cao hơn chiều cao xếp CTNH.

3.2. Khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển nếu xây dựng theo dạng nhà kho thì phải đáp ứng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4317:86 - Nhà kho - Nguyên tắc cơ bản thiết kế hoặc tiêu chuẩn quốc tế tương đương hoặc cao hơn.

3.3. Khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển CTNH ở thể lỏng phải có tường, đê, hoặc gờ bao quanh toàn bộ hoặc từng phần của khu vực hoặc một biện pháp cách ly thứ cấp khác để dự phòng CTNH phát tán ra ngoài môi trường trong trường hợp có sự cố; có rãnh thu về một hố ga thấp hơn sàn để bảo đảm không chảy tràn ra bên ngoài.

3.4. Khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển CTNH dễ cháy, nổ bảo đảm khoảng cách không dưới 10 (mười) m với lò đốt, lò hơi và các thiết bị đốt khác.

            3.5. CTNH đóng gói trong bao bì phải được xếp không cao quá 300 (ba trăm) cm, chừa lối đi chính thẳng hàng và rộng ít nhất 150 (một trăm năm mươi) cm. CTNH kỵ ẩm phải xếp trên bục hoặc tấm nâng cao ít nhất 30 (ba mươi) cm. Sử dụng thiết bị nâng và có biện pháp chằng buộc tránh đổ, rơi khi xếp chồng các bao bì ở độ cao hơn 150 (một trăm năm mươi) cm.

3.6. Chất thải lỏng có PCB, các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc đối tượng quản lý của Công ước Stockholm và các thành phần nguy hại hữu cơ halogen khác (vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCKTMT về ngưỡng CTNH) phải được chứa trong các bao bì cứng hoặc thiết bị lưu chứa đặt trên các tấm nâng và không xếp chồng lên nhau.

3.7. Khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại phải trang bị hệ thống bảo quản lạnh.

3.8. Khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển CTNH phải được trang bị như sau:

3.8.1. Thiết bị phòng cháy chữa cháy (ít nhất bao gồm bình bọt chữa cháy, cát để dập lửa) theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy.

            3.8.2. Vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn CTNH ở thể lỏng.

            3.8.3. Hộp sơ cứu vết thương; bình chứa dung dịch sođa gia dụng để trung hòa khẩn cấp vết bỏng axít trong trường hợp lưu giữ chất thải có tính axít.

3.8.4. Thiết bị xếp dỡ (thủ công hoặc cơ giới).

3.8.5. Thiết bị thông tin liên lạc (điện thoại cố định hoặc bộ đàm).

3.8.6. Thiết bị báo động (như còi, kẻng, loa).

3.8.7. Trong từng ô hoặc bộ phận của khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển và trên từng thiết bị lưu chứa phải có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại CTNH được lưu giữ theo TCVN 6707:2009 với kích thước ít nhất 30 (ba mươi) cm mỗi chiều; vật liệu và mực của dấu hiệu và các dòng chữ nêu trên không bị mờ hoặc phai màu.

3.8.8. Sơ đồ thoát hiểm, ký hiệu hướng dẫn thoát hiểm (ký hiệu exit hoặc ký hiệu chỉ lối thoát) đặt ở các điểm đầu mối của lối đi.

3.8.9. Các bảng hướng dẫn rút gọn về quy trình vận hành an toàn khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển, quy trình ứng phó sự cố (kèm theo danh sách điện thoại của các cơ quan quản lý môi trường, công an, cấp cứu, cứu hỏa tại địa phương), nội quy về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe (kèm theo yêu cầu sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân); có kích thước và ở vị trí bảo đảm thuận tiện quan sát đối với người vận hành, được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ.

4. Phương tiện vận chuyển CTNH

            4.1. Các phương tiện vận chuyển CTNH phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tương tự các phương tiện vận chuyển hàng hóa cùng loại theo quy định của pháp luật.

            4.2. Thiết bị lưu chứa CTNH lắp cố định hoặc có thể tháo rời trên phương tiện vận chuyển phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Mục 2 Phụ lục 2 (B) này.

            4.3. Yêu cầu đặc thù cho một số loại phương tiện vận chuyển CTNH như sau:

4.3.1. Xe tải thùng lắp cố định có lắp đặt thùng hoặc hộp thu chất lỏng dự phòng bên dưới đáy thùng.

4.3.2. Công ten nơ hoặc thùng có thể tháo rời phải được bắt chặt vào xe tải trước khi hoạt động.

4.3.3. Xe tải thùng hở phải được phủ bạt kín che nắng, mưa sau khi chứa CTNH.

4.3.4. Xe tải bồn (hay còn gọi là xe xitéc) và khoang chứa tàu thủy đối với CTNH ở thể lỏng phải có biện pháp kiểm soát bay hơi, đặc biệt tại điểm nạp, xả, biện pháp kiểm soát nạp đầy tràn để bảo đảm mức chứa cao nhất cách giới hạn trên của bồn hoặc khoang chứa là 10 (mười) cm; xe tải bồn phải đáp ứng quy định tại Văn bản Kỹ thuật đo lường Việt Nam ĐLVN 04:1998 về Xitéc ô tô – Yêu cầu kỹ thuật.

4.3.5. Xe tải ben (có thùng có thể vận hành nghiêng để đổ hàng xuống) có phủ bạt kín che nắng, mưa sau khi chứa CTNH và chỉ được sử dụng cho một số trường hợp đặc biệt theo hướng dẫn của Tổng cục Môi trường.

4.3.6. Xe mô tô, xe gắn máy phải có thùng chứa và được gắn chặt trên giá để hàng (phía sau vị trí ngồi lái) của xe mô tô, xe gắn máy. Kích thước của thùng chứa gắn trên xe mô tô, xe gắn máy phải tuân theo quy định tại Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.

            4.4. Phải vận chuyển CTNH đã được đóng gói trong bao bì trừ các trường hợp sau:

            4.4.1. CTNH là bao bì thải hoặc cùng loại với bao bì.

            4.4.2. CTNH ở thể rắn có kích thước không phù hợp để đóng gói trong bao bì.

            4.4.3. CTNH ở thể lỏng hoặc bùn nhão chứa trực tiếp trong bồn của xe bồn hoặc khoang chứa kín của tàu thủy.

            4.4.4. CTNH ở thể rắn (kể cả bùn thải khô) có tính chất hóa lý tương đối đồng nhất tại mọi điểm trong khối chất thải, có số lượng lớn được chở trực tiếp bằng xe tải ben, xe ép rác, tàu thủy, xà lan.

            4.5. Khu vực chứa CTNH trên tàu thủy, xà lan bảo đảm các yêu cầu sau:

4.5.1. Có sàn và vách xung quanh bảo đảm kín khít đặc biệt tại đường tiếp giáp giữa sàn và vách, bằng vật liệu chống thấm, không cháy, chịu ăn mòn, không có khả năng phản ứng hóa học với CTNH; sàn có đủ độ bền để chịu được tải trọng CTNH cao nhất theo tính toán.

4.5.2. Có mái hoặc phủ bạt che hoàn toàn nắng, mưa, trừ khu vực chứa CTNH trong các thiết bị lưu chứa với dung tích lớn hơn 02 (hai) m3 thì được đặt ngoài trời; có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong.

4.5.3. Có phân chia các ô hoặc bộ phận riêng cho từng loại CTNH hoặc nhóm CTNH có cùng tính chất để cách ly với các loại hoặc nhóm CTNH khác có khả năng phản ứng hóa học với nhau.

4.5.4. Có danh sách hàng hóa hay bảng kê khai chỉ ra vị trí của chất thải.

4.6. Phương tiện vận chuyển CTNH khi đang hoạt động phải được trang bị như sau:

4.6.1. Các dụng cụ cứu hỏa (ít nhất là bình bọt dập lửa) theo quy định về phòng cháy chữa cháy.

            4.6.2. Vật liệu thấm hút (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn CTNH ở thể lỏng.

            4.6.3. Hộp sơ cứu vết thương; bình chứa dung dịch sođa gia dụng để trung hòa khẩn cấp vết bỏng axít trong trường hợp vận chuyển chất thải có tính axít.

4.6.4. Thiết bị thông tin liên lạc (điện thoại di động hoặc bộ đàm).

4.6.5. Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo TCVN 6707:2009 với kích thước ít nhất là 30 (ba mươi) cm mỗi chiều, có thể tháo, lắp linh hoạt tùy theo loại CTNH được vận chuyển ít nhất ở hai bên của phương tiện; có dòng chữ “VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI” với chiều cao chữ ít nhất 15 (mười lăm) cm kèm theo tên cơ sở, địa chỉ, số điện thoại liên hệ được đặt cố định ít nhất ở hai bên của phương tiện; vật liệu và mực của dấu hiệu và các dòng chữ nêu trên không bị mờ và phai màu. Trừ trường hợp xe gắn máy thì kích thước lựa chọn phù hợp với thực tế.

4.6.6. Biển thông báo sự cố cho các đối tượng giao thông khác trong trường hợp sự cố trên đường.

4.6.7. Các bản hướng dẫn rút gọn về quy trình vận hành an toàn phương tiện vận chuyển và xếp dỡ hay nạp xả CTNH, quy trình ứng phó sự cố (kèm theo danh sách điện thoại của các cơ quan quản lý môi trường, công an, cấp cứu, cứu hỏa của các địa phương trên địa bàn hoạt động), nội quy về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe (kèm theo yêu cầu về thiết bị bảo hộ cá nhân) đặt ở cabin hoặc khu vực điều khiển theo quy định của pháp luật, được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ.

            4.7. Không chở các CTNH có khả năng phản ứng hóa học với nhau trong cùng một phương tiện vận chuyển, hoặc phải có biện pháp cách ly phù hợp tránh không để CTNH phản ứng hóa học với nhau kể cả khi có sự cố rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn.

            5. Hệ thống, thiết bị xử lý CTNH

5.1. Hệ thống hoặc thiết bị xử lý CTNH (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH, sau đây gọi chung là xử lý CTNH) phải đáp ứng các yêu cầu chung như sau:

5.1.1. Có công nghệ, công suất phù hợp với đặc tính hóa học, vật lý, sinh học và số lượng các loại CTNH đăng ký xử lý CTNH.

5.1.2. CTNH được phân loại, kiểm tra và đưa qua hệ thống hoặc thiết bị sơ chế CTNH (nếu cần thiết) để bảo đảm kích thước, trạng thái vật lý phù hợp trước khi đưa vào xử lý.

5.1.3. CTNH sau khi được xử lý cuối cùng và các chất thải phát sinh từ quá trình xử lý phải bảo đảm các tính chất và thành phần nguy hại dưới ngưỡng CTNH theo quy định tại QCKTMT về ngưỡng CTNH hoặc có biện pháp quản lý phù hợp theo quy định.

5.2. Yêu cầu đặc thù đối với một số hệ thống hoặc thiết bị xử lý CTNH như sau:

5.2.1. Lò đốt CTNH tuân thủ theo quy định tại QCKTMT về lò đốt chất thải công nghiệp. Lò đốt CTNH phải có công suất không dưới 100 (một trăm) kg/giờ trừ trường hợp đã được phê duyệt báo cáo ĐTM hoặc cấp phép hoạt động trước ngày 01 tháng 6 năm 2011.

5.2.2. Khí thải từ việc đồng xử lý CTNH trong lò nung xi măng phải tuân thủ theo quy định tại QCKTMT về đồng xử lý CTNH trong lò nung xi măng.

5.2.3. Sản phẩm của quá trình hóa rắn hoặc ổn định hóa CTNH phải tuân thủ theo quy định tại QCKTMT về ngưỡng CTNH.

5.2.4. Cô lập CTNH bằng đóng kén trong bể bê tông (còn gọi là bể đóng kén) phải đáp ứng các yêu cầu sau:

5.2.4.1. Bể đóng kén gồm ba dạng: Chìm dưới mặt đất, nửa chìm nửa nổi và nổi trên mặt đất.

5.2.4.2. Diện tích đáy của mỗi bể không quá 100 (một trăm) m2 và chiều cao không quá 05m; trường hợp có nhiều hơn một bể thì các bể phải được xây dựng với kết cấu tách rời không chung vách trừ trường hợp tổng diện tích các bể không quá 100 (một trăm) m2.

5.2.4.3. Vách và đáy bằng bê tông chống thấm, kết cấu cốt thép bền vững (bổ sung hệ khung dầm để tăng cường kết cấu chịu lực nếu cần thiết) đặt trên nền đất được gia cố (bổ sung đóng cọc nếu nền đất yếu) để bảo đảm tránh sụt lún gây nứt gãy, rò rỉ, thẩm thấu theo đúng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về xây dựng.

5.2.4.4. Xung quanh vách (phần chìm dưới mặt đất) và dưới đáy bể có bổ sung lớp lót chống thấm ít nhất gồm một trong các vật liệu sau: Lớp đất sét có hệ số thấm K £ 10-7 cm/s được đầm nén chặt với bề dày ³ 60 (sáu mươi) cm; màng HDPE (High Density Polyethylen) hoặc nhựa tổng hợp PVC, cao su butila, cao su tổng hợp neopren hoặc vật liệu tương đương với chiều dày ³ 02 (hai) mm.

5.2.4.5. Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ mặt bể và biện pháp hạn chế gió trực tiếp vào trong bể trong thời gian sử dụng cho đến khi đóng bể.

5.2.4.6. Sau khi đầy, phải đóng bể bằng nắp bằng bê tông chống thấm, kết cấu cốt thép bền vững theo đúng quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về xây dựng; nắp phải phủ kín toàn bộ bề mặt bể bảo đảm tuyệt đối không để nước rò rỉ, thẩm thấu; nắp bể có bổ sung lớp lót tương tự như quy định tại Điểm 5.2.4.4 Phụ lục 2 (B) này.

5.2.4.7. Trường hợp sử dụng khu vực mặt bể sau khi đóng kín để cho các chức năng khác (trừ đường giao thông cho phương tiện cơ giới) thì phải bảo đảm các tải trọng phía trên bể không vượt quá 25 % khả năng chịu lực theo tính toán của bể.

5.3. Trong thời gian chưa có QCKTMT về bãi chôn lấp CTNH, việc thiết kế, xây dựng bãi chôn lấp CTNH phải tuân thủ nội dung của báo cáo ĐTM và quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM trên cơ sở Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 320:2004 về Bãi chôn lấp chất thải nguy hại - Tiêu chuẩn thiết kế. Việc vận hành bãi chôn lấp CTNH phải tuân thủ nội dung giấy phép xử lý CTNH trên cơ sở Quyết định số 60/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 07 tháng 8 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành Hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp chất thải nguy hại.

5.4. Khu vực lắp đặt các hệ thống hoặc thiết bị xử lý CTNH phải được trang bị như sau:

5.4.1. Thiết bị phòng cháy chữa cháy (ít nhất bao gồm bình bọt chữa cháy, cát để dập lửa) theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy.

            5.4.2. Vật liệu thấm hút (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn CTNH ở thể lỏng.

            5.4.3. Hộp sơ cứu vết thương. Phải trang bị bình chứa dung dịch sođa gia dụng để trung hòa khẩn cấp vết bỏng axít trong trường hợp xử lý chất thải có tính axít.

5.4.4. Thiết bị thông tin liên lạc (điện thoại cố định).

5.4.5. Thiết bị báo động (như còi, kẻng, loa).

5.4.6. Sơ đồ thoát hiểm, ký hiệu hướng dẫn thoát hiểm (ký hiệu exit hoặc ký hiệu chỉ lối thoát) đặt ở điểm đầu mối của lối đi.

5.4.7. Các bản hướng dẫn rút gọn về quy trình vận hành an toàn của các hệ thống, thiết bị, quy trình ứng phó các loại sự cố (kèm theo danh sách điện thoại của các cơ quan quản lý môi trường, công an, cấp cứu, cứu hỏa tại địa phương), nội quy an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe (kèm theo yêu cầu sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân); có kích thước và ở vị trí bảo đảm thuận tiện quan sát đối với người vận hành, được in rõ ràng, dễ đọc và không bị mờ.

5.5. Hệ thống hoặc thiết bị xử lý CTNH ở nhiệt độ cao có khả năng gây sự cố cháy nổ phải có cơ chế cảnh báo và tự động ngắt khi ở tình trạng vận hành không an toàn song song với cơ chế ngắt bằng tay.

6. Yêu cầu chung đối với công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

6.1. Có công trình bảo vệ môi trường để xử lý khí thải phát sinh từ toàn bộ hoạt động tại cơ sở xử lý hoặc trạm trung chuyển CTNH (nếu có) bảo đảm đạt các QCKTMT hiện hành trước khi thải ra môi trường hoặc có biện pháp kiểm soát khí thải khác.

6.2. Có công trình bảo vệ môi trường để xử lý nước thải phát sinh từ toàn bộ hoạt động tại cơ sở xử lý hoặc trạm trung chuyển CTNH (nếu có) bảo đảm đạt các QCKTMT hiện hành trước khi xả ra môi trường hoặc có biện pháp quản lý nước thải khác.

6.3. Khu vực lắp đặt các công trình bảo vệ môi trường để xử lý khí thải, nước thải có các bản hướng dẫn rút gọn về quy trình vận hành an toàn của công trình; có kích thước và ở vị trí bảo đảm thuận tiện quan sát đối với người vận hành, được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ.

6.4. Có các biện pháp quản lý CTNH, chất thải rắn thông thường phát sinh từ hoạt động tại cơ sở xử lý và trạm trung chuyển CTNH theo đúng quy định.

6.5. Có biện pháp thông gió (cưỡng bức hoặc tự nhiên) hoặc điều hòa không khí trong các nhà kho, nhà xưởng, để giảm bụi, mùi, khí có hại và bảo đảm nhiệt độ không quá 35 (ba mươi lăm) oC (trừ trường hợp nhiệt độ ngoài trời cao hơn 35 (ba mươi lăm) oC.

6.6. Có biện pháp giảm tiếng ồn, rung trong trường hợp gây tiếng ồn, rung vượt tiêu chuẩn, QCKTMT hiện hành.

6.7. Việc giám sát môi trường định kỳ đối với khí thải; nước thải; chất thải rắn sản phẩm tái chế, tận thu, hóa rắn; tiếng ồn, rung; môi trường lao động thực hiện theo yêu cầu của Tổng cục Môi trường trên cơ sở báo cáo ĐTM đã được phê duyệt và căn cứ vào các QCKTMT hiện hành. Không bắt buộc giám sát định kỳ đối với thông số dioxin/furan theo quy định tại các QCKTMT hiện hành trừ trường hợp xử lý CTNH có các thành phần halogen hữu cơ vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCKTMT về ngưỡng CTNH hoặc các trường hợp đặc biệt khác do cơ quan cấp phép yêu cầu.

6.8. Hệ thống hoặc thiết bị xử lý CTNH có chứa các thành phần halogen hữu cơ vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCKTMT về ngưỡng CTNH thì phải có thiết bị giám sát môi trường tự động liên tục trừ trường hợp xử lý bằng phương pháp hóa rắn, chôn lấp. Các trường hợp khác chỉ phải lắp thiết bị giám sát môi trường tự động liên tục nếu có yêu cầu của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM hoặc cơ quan cấp phép. Các thông số giám sát do các cơ quan này yêu cầu tùy theo tình hình thực tế căn cứ vào các QCKTMT hiện hành.

7. Các quy định khác

7.1. Các hệ thống, phương tiện, thiết bị cho việc thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý CTNH đáp ứng được các quy định tại Phụ lục 2 (B) này được phép sử dụng để quản lý các chất thải thông thường nhưng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải thông thường.

7.2. Ngoài các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Phụ lục 2 (B) này, các phương tiện, thiết bị cho việc thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý CTNH trong lĩnh vực y tế phải tuân thủ theo quy định hiện hành về quản lý chất thải y tế.

7.3. Trường hợp có QCKTMT riêng đối với từng phương tiện, thiết bị cho việc thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý CTNH thì áp dụng theo QCKTMT đó.

Phụ lục 3
CHỨNG TỪ CHẤT THẢI NGUY HẠI

(Kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

A. Hướng dẫn sử dụng Chứng từ CTNH

1. Giới thiệu:

Một bộ Chứng từ CTNH gồm các liên (được in sẵn để kê khai bằng tay hoặc kê khai trực tiếp trong máy tính trước khi in ra) như sau:

            - Liên số 1: Lưu tại chủ nguồn thải;

            - Liên số 2: Lưu tại chủ xử lý CTNH 1 (thứ nhất hoặc duy nhất);

            - Liên số 2S: Chủ xử lý CTNH 1 gửi Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có địa điểm cơ sở của mình (tập hợp gửi đồng thời kèm theo Báo cáo quản lý CTNH (sau đây viết tắt là QLCTNH) định kỳ theo mẫu tại Phụ lục 4 (B); phải đóng dấu treo trong trường hợp chỉ thực hiện việc vận chuyển mà không xử lý);

            - Liên số 3: Lưu tại chủ xử lý CTNH 2 (thứ hai);

            - Liên số 3S: Chủ xử lý CTNH 2 gửi Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có địa điểm cơ sở xử lý CTNH (tập hợp gửi đồng thời kèm theo Báo cáo QLCTNH định kỳ theo mẫu tại Phụ lục 4 (B));

            - Liên số 2T hoặc 3T: (Các) chủ xử lý CTNH gửi Tổng cục Môi trường (tập hợp gửi đồng thời kèm theo Báo cáo QLCTNH định kỳ theo mẫu tại Phụ lục 4 (B));

- Liên số 4: Lưu tại chủ nguồn thải (chủ xử lý CTNH gửi lại sau khi đã hoàn thành việc xử lý CTNH);

- Liên số 5: Chủ nguồn thải gửi Sở Tài nguyên và Môi trường nơi cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH (tập hợp gửi đồng thời kèm theo Báo cáo QLCTNH định kỳ theo quy định tại Phụ lục 4 (A)).

Trong đó, các liên số 1, 2, 2S, 4 và 5 là các liên mặc định được sử dụng trong mọi trường hợp; các liên còn lại là các liên tùy chọn theo thực tế.

            2. Tổ chức thực hiện:

- Chủ nguồn thải CTNH phải thống nhất với các tổ chức, cá nhân có liên quan để khai đầy đủ vào Chứng từ CTNH theo đúng nội dung hợp đồng chuyển giao CTNH và các quy định trong Giấy phép xử lý CTNH hoặc Giấy phép QLCTNH của tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTNH.

- Chủ nguồn thải CTNH phát hành một bộ Chứng từ CTNH mỗi khi thực hiện một lần chuyển giao CTNH tương ứng với từng chủ xử lý CTNH thực hiện việc xử lý, không dùng chung Chứng từ CTNH cho các lô CTNH được chuyển đến các chủ xử lý CTNH thực hiện việc xử lý khác nhau, kể cả trường hợp do cùng một chủ xử lý CTNH thực hiện việc vận chuyển. Chủ nguồn thải có trách nhiệm bảo đảm các chủ xử lý CTNH kê khai và xác nhận vào Chứng từ khi có chuyển giao CTNH và khi đã hoàn thành xử lý CTNH.

- Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ quản lý CTNH không có chủ nguồn thải cụ thể (như CTNH phát sinh do sự cố môi trường hoặc từ chất thải sinh hoạt) hoặc không xác định được chủ nguồn thải (như CTNH vận chuyển bất hợp pháp bị bắt giữ), chủ xử lý CTNH 1 phát hành Chứng từ CTNH thay cho chủ nguồn thải.

3. Trình tự kê khai, lưu và chuyển Chứng từ CTNH:

a) Mục @: Căn cứ vào thực tế chuyển giao CTNH để xác định số lượng các liên và đánh dấu vào số ký hiệu tương ứng của từng liên.

b) Số Chứng từ: Số thứ tự trong năm/năm/mã số QLCTNH của chủ nguồn thải.

            (Ví dụ: Chứng từ đầu tiên trong năm 2015 của chủ nguồn thải có mã số QLCTNH  01.000001.T có số là: 01/2015/01.000001.T)

            Trường hợp chủ nguồn thải không có mã số QLCTNH thì thay bằng ký hiệu viết tắt tên chủ nguồn thải. Trường hợp không có chủ nguồn thải cụ thể thì thay bằng ký hiệu viết tắt tên cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ vận chuyển.

c) Mục 1, 2 và 3: Chủ nguồn thải và (các) chủ xử lý CTNH thống nhất khai đầy đủ tên, mã số QLCTNH, địa chỉ (địa chỉ cơ sở hoặc đại lý tương ứng với lô CTNH trong trường hợp có nhiều hơn một cơ sở hoặc đại lý), số điện thoại theo đúng như Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH và Giấy phép đã được cấp. Trường hợp chỉ có duy nhất một chủ xử lý CTNH 1 thực hiện toàn bộ việc QLCTNH (không có chủ xử lý CTNH 2) thì bỏ các liên số 3, 3S, 3T và bỏ qua Mục 3.

d) Mục 4: Chủ nguồn thải và (các) chủ xử lý CTNH thống nhất khai đầy đủ tên, mã CTNH, trạng thái tồn tại, số lượng và phương pháp xử lý các loại CTNH trong một lần chuyển giao.

đ) Mục 5: Trong trường hợp xuất khẩu CTNH, chủ nguồn thải (hoặc nhà xuất khẩu đại diện), chủ xử lý CTNH hoặc chủ hành nghề QLCTNH thực hiện việc vận chuyển trong nội địa, đơn vị vận chuyển xuyên biên giới và đơn vị xử lý ở nước ngoài thống nhất khai đầy đủ các thông tin. Bỏ các liên số 3, 3S, 3T và không sử dụng Mục 7, 8. Chủ xử lý CTNH hoặc chủ hành nghề QLCTNH thực hiện việc vận chuyển trong nội địa trực tiếp gửi tất cả các liên số 4 và 5 cho chủ nguồn thải kèm theo hồ sơ vận chuyển theo quy định tại Điều 22 Thông tư này.

e) Mục 6: Người có thẩm quyền thay mặt chủ nguồn thải ký, đóng dấu vào tất cả các liên để xác nhận việc đã thống nhất kê khai chính xác các thông tin tại Mục 1 đến 4 (hoặc 5) trước khi tiến hành chuyển giao. Trường hợp không có chủ nguồn thải thì thay bằng cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ vận chuyển.

g) Mục 7.1: Khi tiếp nhận CTNH từ chủ nguồn thải, người nhận (lái xe hoặc nhân viên thu gom) thay mặt chủ xử lý CTNH 1 ghi họ tên và ký xác nhận vào tất cả các liên của Chứng từ. Chủ nguồn thải giữ liên 1 và chuyển các liên còn lại cho chủ xử lý CTNH 1.

h) Mục 7.2: Khi tiếp nhận CTNH từ chủ xử lý CTNH 1, người nhận (lái xe hoặc nhân viên thu gom) thay mặt chủ xử lý CTNH 2 ghi họ tên và ký xác nhận vào tất cả các liên của Chứng từ mà chủ xử lý CTNH 1 đang giữ. Chủ xử lý CTNH 1 chuyển các liên từ liên 3 trở đi cho chủ xử lý CTNH 2. Trường hợp không có chủ xử lý CTNH 2 thì bỏ qua Mục này.

i) Mục 8: Người có thẩm quyền thay mặt cho chủ xử lý CTNH thực hiện việc xử lý ký, đóng dấu vào tất cả các liên nhận được sau khi hoàn thành việc xử lý an toàn CTNH. Chủ xử lý CTNH gửi trả các liên 4 và 5 cho chủ nguồn thải trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành xử lý.

k) Chủ nguồn thải gửi liên 5 cho Sở Tài nguyên và Môi trường nơi cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.

Lưu ý: Có thể xóa hoặc sửa đổi một số thông tin cho phù hợp khi lập Chứng từ CTNH tùy theo thực tế. Trường hợp chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu hủy CTNH và chủ hành nghề QLCTNH sử dụng Chứng từ CTNH thì cần xóa, sửa đổi các thông tin, ví dụ như sau: Chủ vận chuyển thay thế Chủ xử lý CTNH 1; Chủ xử lý, tiêu hủy thay thế Chủ xử lý CTNH 2 hoặc Chủ hành nghề QLCTNH thay thế Chủ xử lý CTNH.

 

B. Mẫu Chứng từ CTNH

TỈNH/THÀNH PHỐ                                                CHỨNG TỪ CHẤT THẢI NGUY HẠI

……………………………………………..                      Số:…………………………

1. Chủ nguồn thải:………………………….................................……..…Mã số QLCTNH:…………………………....

Địa chỉ văn phòng:…………………………………………………………......................... ĐT: ……………………...

Địa chỉ cơ sở:………………………………………………………………......................... ĐT: ……………………...

2. Chủ xử lý CTNH 1:……………………………………………….......Mã số QLCTNH:…………………………....

Địa chỉ văn phòng:……………………………………………………………..................... ĐT: ……………………...

Địa chỉ cơ sở/đại lý:……………………………………….…………………........................ĐT: ……………………..

3. Chủ xử lý CTNH 2 :……………………………………………………Mã số QLCTNH: ........................................

Địa chỉ văn phòng:…………………………………………………………………………. ĐT: ……………………...

Địa chỉ cơ sở:……………………………………………………………............................. ĐT: ……………………...

4. Kê khai CTNH chuyển giao (sử dụng thêm trang phụ lục cho bảng dưới đây nếu không ghi đủ)

Số TT

Tên CTNH

Trạng thái tồn tại

Mã CTNH

Số lượng (kg)

Phương pháp xử lý #

Rắn

Lỏng

Bùn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

# Ghi lần lượt ký hiệu của phương pháp xử lý đã áp dụng đối với từng CTNH: TC (Tận thu/tái chế); TH (Trung hòa); PT (Phân tách/chiết/lọc/kết tủa); OH (Oxy hóa); SH (Sinh học);  ĐX (Đồng xử lý); TĐ (Thiêu đốt); HR (Hóa rắn); CL (Cô lập/đóng kén); C (Chôn lấp); SC (Sơ chế); Khác (ghi rõ tên phương pháp).

5. Xuất khẩu CTNH (nếu có)        Nước nhập khẩu:……………………………. Cửa khẩu nhập…………...................

Số hiệu phương tiện:…………..... Ngày xuất cảng:……………......Cửa khẩu xuất: ………….........………………….

7. Xác nhận việc tiếp nhận đủ số lượng và loại CTNH như kê khai ở mục 4

7.1. Họ tên người nhận thay mặt chủ xử lý CTNH 1:………………........ Ký:…………………Ngày:…………………

7.2. Họ tên người nhận thay mặt chủ xử lý CTNH 2:………...................... Ký:………………Ngày:………………….

6. Chủ nguồn thải xác nhận đã thống nhất để kê khai chính xác các thông tin ở mục 1-4 (hoặc 5)

…………………, ngày……..tháng……. năm………

 

 

 

 

 

(ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

8. Chủ xử lý CTNH (cuối dùng) xác nhận đã hoàn thành việc xử lý an toàn tất cả CTNH bằng các phương pháp như kê khai ở mục 4

……………………, ngày……..tháng……. năm………

 

 

 

 

(ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

@Liên số:           1¨  - 2¨  2S¨ - 2T¨ - 3¨ - 3S¨ - 3T¨ - 4¨ - 5¨
 

                 

Phụ lục 4

MẪU BÁO CÁO QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI ĐỊNH KỲ

(Kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

A. Mẫu báo cáo quản lý CTNH định kỳ của chủ nguồn thải CTNH
***

(TÊN CHỦ NGUỒN THẢI)

____________

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

....., ngày ... tháng ... năm ......

BÁO CÁO QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI NĂM ...

 

Kính gửi: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố…

1. Phần khai chung:

1.1. Tên chủ nguồn thải:

Địa chỉ văn phòng:

Điện thoại:              Fax:                 E-mail:

Mã số QLCTNH (nếu không có thì thay bằng số Chứng minh nhân dân đối với cá nhân):

1.2. Cơ sở phát sinh CTNH (trường hợp có nhiều hơn một thì trình bày lần lượt từng cơ sở):

Tên cơ sở (nếu có):

Địa chỉ cơ sở:

Điện thoại:                 Fax:                 E-mail:

2. Tình hình chung về phát sinh, quản lý CTNH và chất thải thông thường tại cơ sở trong kỳ báo cáo vừa qua:

3. Kế hoạch quản lý CTNH trong kỳ báo cáo tới (trừ trường hợp chủ nguồn thải có thời gian hoạt động dưới 01 năm):

4. Các vấn đề khác:


Người có thẩm quyền ký

                                    (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Phụ lục 1: Thống kê chất thải phát sinh

(Trường hợp có nhiều hơn một cơ sở phát sinh CTNH thì phân biệt rõ đối với từng cơ sở)

a. Thống kê CTNH (bao gồm cả phát sinh thường xuyên và đột xuất):

Tên chất thải

Mã CTNH

Số lượng (kg)

Phương pháp xử lý (i)

Tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTNH

Ghi chú

 

 

 

 

(tên và mã số QLCTNH)

 

Ví dụ: Tự tái sử dụng; xuất khẩu; đồng xử lý;...

 

 

 

 

 

 

Tổng số lượng

 

 

 

 

 

(i) Ghi ký hiệu của phương pháp xử lý đã áp dụng đối với từng CTNH: TC (Tận thu/tái chế); TH (Trung hòa); PT (Phân tách/chiết/lọc/kết tủa); OH (Oxy hóa); SH (Sinh học);  ĐX (Đồng xử lý); TĐ (Thiêu đốt); HR (Hóa rắn); CL (Cô lập/đóng kén); C (Chôn lấp); TR (Tẩy rửa); SC (Sơ chế); Khác (ghi rõ tên phương pháp).

a1) Thống kê các CTNH được xuất khẩu (nếu có):

Tên chất thải

Mã CTNH

Mã Basel

Số lượng (kg)

 

Đơn vị vận chuyển xuyên biên giới

Đơn vị xử lý ở nước ngoài

 

 

 

 

(tên, địa chỉ)

(tên, địa chỉ)

Tổng số lượng

 

 

 

 

 

a2) Thống kê các CTNH được tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH trong khuôn viên cơ sở (nếu có):

Tên chất thải

Mã CTNH

Số lượng (kg)

Phương thức tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH

 

 

 

 

Tổng số lượng

 

 

 

b) Thống kê chất thải rắn thông thường:

Tên chất thải

Số lượng (kg)

Phương pháp xử lý hoặc tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý

Đơn vị xử lý

 

 

 

(tên, địa chỉ)

Tổng số lượng

 

 

 

Phụ lục 2: Tất cả các liên Chứng từ CTNH và bản sao Hợp đồng chuyển giao CTNH với (các) chủ xử lý CTNH đã sử dụng trong kỳ báo cáo vừa qua (để gửi Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi)

(Lưu ý sắp xếp thành từng bộ, bao gồm bản sao hợp đồng kèm theo các liên Chứng từ tương ứng sắp xếp lần lượt theo số chứng từ).

B. Mẫu báo cáo quản lý CTNH định kỳ của chủ xử lý CTNH

***

(TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ GIẤY PHÉP)

____________

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

....., ngày ... tháng ... năm ......

BÁO CÁO QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI NĂM ...                     

        Kính gửi:

- Tổng cục Môi trường;

- Sở Tài nguyên và Môi trường (nơi có địa điểm cơ sở).

1. Thông tin chung:

Tên chủ xử lý CTNH (hoặc chủ vận chuyển/chủ xử lý, tiêu hủy, chủ hành nghề quản lý CTNH):

Địa chỉ văn phòng:

Điện thoại:            Fax:                 E-mail:

Mã số QLCTNH:             

Giấy phép có giá trị đến ngày: ... / ... / ......

2. Tình hình chung về việc quản lý chất thải đã thực hiện trong kỳ báo cáo:

2.1 Tình hình lưu giữ, thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH

2.2 Tình hình lưu giữ, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường (nếu có)

2.3 Tình hình lưu giữ, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt (nếu có)

3. Kết quả thực hiện chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý CTNH trong kỳ báo cáo:

4. Kế hoạch hoạt động trong kỳ báo cáo tới:

5. Các vấn đề khác (việc thực hiện các kế hoạch: Kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường; phòng ngừa và ứng phó sự cố; an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; đào tạo, tập huấn định kỳ):

 

Người có thẩm quyền ký

 (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Phụ lục 1: Thống kê về chất thải

a. Số lượng CTNH được quản lý:

Tên chất thải

Mã CTNH

Số lượng (kg)

Phương pháp xử lý (i)

Ghi chú

 

 

 

 

(nêu cơ sở xử lý tương ứng trong trường hợp có nhiều hơn một cơ sở hoặc ghi chú khác như xuất khẩu, chưa xử lý….)

Tổng số lượng

 

 

 

 

(i) Trừ trường hợp báo cáo của chủ vận chuyển CTNH, ghi ký hiệu của phương pháp xử lý đã áp dụng đối với từng CTNH: TC (Tận thu/tái chế); TH (Trung hòa); PT (Phân tách/chiết/lọc/kết tủa); OH (Oxy hóa); SH (Sinh học);  ĐX (Đồng xử lý); TĐ (Thiêu đốt); HR (Hóa rắn); CL (Cô lập/đóng kén); C (Chôn lấp); SC (Sơ chế); Khác (ghi rõ tên phương pháp).

b. Thông tin về các chủ nguồn thải chuyển giao CTNH:

Tên chủ nguồn thải

Mã số QLCTNH

Số lượng (kg)

Ghi chú

 

 

 

 

Tổng số lượng

 

 

 

c. Thông tin về các chủ xử lý CTNH, chủ hành nghề QLCTNH, chủ vận chuyển CTNH khác chuyển giao CTNH:

Tên chủ xử lý, chủ hành nghề QLCTNH hoặc chủ vận chuyển CTNH

Mã số QLCTNH

Số lượng (kg)

Ghi chú

 

 

 

 

Tổng số lượng

 

 

 

d. Thông tin về các chủ xử lý CTNH hoặc chủ hành nghề quản lý CTNH, chủ xử lý, tiêu hủy CTNH tiếp nhận CTNH để xử lý:

Tên chủ xử lý, chủ hành nghề QLCTNH hoặc chủ xử lý, tiêu hủy CTNH

Mã số QLCTNH

Số lượng (kg)

 

Ghi chú

 

 

 

 

Tổng số lượng

 

 

 

đ. Số lượng chất thải rắn sinh hoạt được vận chuyển, xử lý (nếu có):

Tên chất thải

Số lượng (kg)

Phương pháp xử lý

Ghi chú

 

 

 

Làm rõ phương án vận chuyển, xử lý đồng thời bằng các phương tiện, thiết bị trong Giấy phép hay thiết bị riêng đối với chất thải rắn sinh hoạt

Tổng số lượng

 

 

 

e. Số lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường được vận chuyển, xử lý (nếu có):

Tên chất thải

Số lượng (kg)

 

Phương pháp xử lý

Ghi chú

 

 

 

Làm rõ phương án vận chuyển, xử lý đồng thời bằng các phương tiện, thiết bị trong Giấy phép hay thiết bị riêng đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường

Tổng số lượng

 

 

 

Phụ lục 2: Bản sao các kết quả phân tích liên quan đến chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý CTNH trong kỳ báo cáo.

Phụ lục 3: Tất cả các liên Chứng từ CTNH hoặc bản sao Sổ giao nhận CTNH (đối với một số trường hợp đặc thù) đã sử dụng trong kỳ báo cáo (lưu ý sắp xếp lần lượt theo thứ tự số Chứng từ)

Phụ lục 4: Sổ giao nhận chất thải rắn sinh hoạt hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường (nếu có)

Lưu ý: Trường hợp các chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu hủy CTNH, chủ hành nghề quản lý CTNH sử dụng mẫu báo cáo này thì cần sửa đổi các nội dung cho phù hợp.

C. Mẫu báo cáo quản lý CTNH định kỳ của Sở Tài nguyên và Môi trường
***

ỦY BAN NHÂN DÂN …

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

_________________

Số: ......

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

....., ngày ... tháng ... năm ......

BÁO CÁO QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI NĂM …

Kính gửi:      

                            - Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố …;

    - Tổng cục Môi trường.

1. Tình hình chung về các hoạt động QLCTNH đã triển khai:

2. Tình hình chung về phát sinh CTNH:

3. Tình hình chung về hoạt động của các chủ xử lý CTNH, chủ hành nghề QLCTNH, chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu hủy CTNH trên địa bàn tỉnh:

4. Tình hình cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH trên địa bàn tỉnh:

5. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm:

6. Các vấn đề khác:

7. Kết luận và kiến nghị:

 

Người có thẩm quyền ký

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Phụ lục 1: Các số liệu thống kê về phát sinh và quản lý CTNH trong năm ...

a. Thống kê CTNH theo các chủ nguồn thải CTNH:

TT

Chủ nguồn thải(i)

Mã số QLCTNH

Số lượng CTNH (kg)

Các chủ xử lý CTNH/chủ hành nghề quản lý CTNH/chủ vận chuyển, xử lý tiêu hủy CTNH

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số lượng

 

 

 

 

     (i) Chủ nguồn thải cần được nhóm theo loại hình (ngành nghề) hoạt động đã đăng ký

b. Thống kê CTNH theo các chủ hành nghề QLCTNH; chủ xử lý, tiêu hủy CTNH (do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường cấp phép):

TT

Chủ hành nghề quản lý CTNH/chủ xử lý, tiêu hủy CTNH

Mã số QLCTNH

Số lượng CTNH (kg)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

Tổng số lượng

 

 

 

Phụ lục 2: Thống kê toàn bộ các chủ nguồn thải CTNH (kể cả các chủ nguồn thải đã được cấp Sổ đăng ký theo quy định có trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành) đã cấp Sổ đăng ký cho đến hết năm ...:

TT

Tên chủ nguồn thải

 

Địa chỉ cơ sở phát sinh CTNH

Mã số QLCTNH

Ngày cấp

 

 

 

 

 

Phụ lục 3: Bản sao hoặc file điện tử Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH (bao gồm cả Phụ lục kèm theo) được cấp trong năm báo cáo

Phụ lục 5

MẪU ĐƠN, HỒ SƠ ĐĂNG KÝ, GIẤY PHÉP XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

(Kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015

 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

A. Mẫu Đơn đăng ký cấp Giấy phép xử lý CTNH

A.1. Mẫu Đơn đăng ký cấp hoặc điều chỉnh Giấy phép xử lý CTNH

***

...........(1)...........

_______

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

....., ngày ... tháng ... năm ......

ĐƠN ĐĂNG KÝ CẤP/ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

 

Kính gửi: (tên cơ quan cấp phép)

1. Phần khai chung:

1.1. Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:

Địa chỉ văn phòng:

Điện thoại:                Fax:                 E-mail:

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ tương đương)              ngày cấp:     nơi cấp:

Giấy CMND (nếu là cá nhân) số:           ngày cấp:           nơi cấp:

Mã số QLCTNH hiện có (trong trường hợp điều chỉnh Giấy phép)

Giấy phép xử lý CTNH có giá trị đến ngày (trong trường hợp điều chỉnh Giấy phép): 

Tên người liên hệ (trong quá trình tiến hành thủ tục):

1.2. Cơ sở xử lý chất thải (trường hợp có nhiều hơn một thì trình bày lần lượt từng cơ sở):

Tên (nếu có):

Địa chỉ:

Điện thoại:                Fax:                E-mail:                                                        

1.3. Trạm trung chuyển CTNH (trường hợp có nhiều hơn một thì trình bày lần lượt từng cơ sở) :

Tên (nếu có):

Địa chỉ:

Điện thoại:                Fax:                E-mail:        

(Trường hợp đăng ký điều chỉnh Giấy phép thì ghi rõ là cơ sở xử lý hoặc trạm trung chuyển CTNH đã được cấp phép hay đăng ký bổ sung).

2. Địa bàn hoạt động đăng ký:

Vùng

Tỉnh

Ghi tên vùng theo Bảng 3 Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này

Ghi tên từng tỉnh hoặc ghi “toàn bộ vùng”
(lưu ý không ghi cấp địa bàn nhỏ hơn tỉnh)

 

 

(Phân biệt rõ danh sách đối với từng cơ sở nếu không giống nhau, trường hợp đăng ký điều chỉnh Giấy phép liên quan đến thay đổi, bổ sung địa bàn hoạt động thì phân biệt rõ địa bàn hoạt động đã được cấp phép và địa bàn hoạt động đăng ký thay đổi, bổ sung)

3. Danh sách phương tiện, thiết bị đăng ký cho lưu giữ, vận chuyển, xử lý CTNH

TT

Tên phương tiện, thiết bị

Số lượng

(đơn vị đếm)

Loại hình

 

 

 

(ví dụ: đóng gói, bảo quản, vận chuyển, lưu giữ, tái chế, tận thu, đồng xử lý, cô lập, chôn lấp...)

(Phân biệt rõ danh sách đối với từng cơ sở nếu không giống nhau; trường hợp đăng ký điều chỉnh Giấy phép liên quan đến thay đổi, bổ sung các phương tiện, thiết bị thì phân biệt rõ danh sách đã được cấp phép và danh sách đăng ký thay đổi, bổ sung)

3a. Danh sách phương tiện, thiết bị đăng ký cho xử lý chất thải rắn sinh hoạt (sau đây viết tắt là CTRSH):

TT

Tên phương tiện, thiết bị

Số lượng

(đơn vị đếm)

Loại hình

 

 

 

(ví dụ: vận chuyển, lưu giữ, tái chế, tận thu, đồng xử lý, cô lập, chôn lấp...)

(Phân biệt rõ danh sách đối với từng cơ sở nếu không giống nhau; trường hợp đăng ký điều chỉnh Giấy phép liên quan đến thay đổi, bổ sung các phương tiện, thiết bị thì phân biệt rõ danh sách đã được cấp phép và danh sách đăng ký thay đổi, bổ sung tại cột ghi chú)

3b. Danh sách phương tiện, thiết bị đăng ký cho việc xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường (sau đây viết tắt là CTRCNTT):

TT

Tên phương tiện, thiết bị

Số lượng

(đơn vị đếm)

Loại hình

 

 

 

 

(ví dụ: vận chuyển, lưu giữ, tái chế, tận thu, đồng xử lý, cô lập, chôn lấp...)

(Phân biệt rõ danh sách đối với từng cơ sở nếu không giống nhau; trường hợp đăng ký điều chỉnh Giấy phép liên quan đến thay đổi, bổ sung các phương tiện, thiết bị thì phân biệt rõ danh sách đã được cấp phép và danh sách đăng ký thay đổi, bổ sung tại cột ghi chú).

4. Danh sách CTNH đăng ký vận chuyển, xử lý:

TT

Tên chất thải

Trạng thái
tồn tại

Số lượng (kg/năm)

Mã CTNH

Phương án xử lý

Mức độ xử lý
 

 

 

(rắn/lỏng/bùn)

 

 

 

(tương đương tiêu chuẩn, quy chuẩn nào)

 

Tổng số lượng

 

 

 

 

 

(Phân biệt rõ danh sách đối với từng cơ sở nếu không giống nhau; trường hợp đăng ký điều chỉnh Giấy phép liên quan đến thay đổi, bổ sung số lượng và mã CTNH thì phân biệt rõ số lượng và danh sách đã được cấp phép và đăng ký thay đổi).

5. Mục lục Bộ hồ sơ đăng ký:

-

            -

Tôi xin cam đoan rằng những thông tin cung cấp ở trên là đúng sự thật. Đề nghị quý Cơ quan xem xét hồ sơ và cấp Giấy phép, đồng thời kiểm tra, xác nhận các nội dung sau (nếu có):

- Việc hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo ĐTM, Đề án bảo vệ môi trường chi tiết;

- Xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với xử lý CTRCNTT;

- Xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với xử lý CTRSH.

...................(2)....................

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Tên tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy phép xử lý CTNH;

(2) Người có thẩm quyền ký của tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy phép xử lý CTNH.

A2. Mẫu Đơn đăng ký cấp lại Giấy phép xử lý CTNH

...........(1)...........

_______

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

....., ngày ... tháng ... năm ......

ĐƠN ĐĂNG KÝ CẤP LẠI GIẤY PHÉP XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

Kính gửi: (tên cơ quan cấp phép)

 

Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:

Địa chỉ văn phòng:

Điện thoại:                Fax:                 E-mail:

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:              ngày cấp:     nơi cấp:

Giấy CMND (nếu là cá nhân) số:           ngày cấp:           nơi cấp:

Mã số QLCTNH hiện có:

Giấy phép quản lý CTNH hoặc xử lý CTNH có giá trị đến ngày:

Tên người liên hệ (trong quá trình tiến hành thủ tục):

Đề nghị cấp lại Giấy phép xử lý CTNH với lý do sau:

1.……………………….

2………………………..

Tôi xin cam đoan rằng những thông tin cung cấp ở trên là đúng sự thật. Đề nghị quý Cơ quan xem xét hồ sơ và cấp lại Giấy phép xử lý CTNH.

...................(2)....................

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

 Hồ sơ kèm theo:

1………..

2………..

Ghi chú:

(1) Tên tổ chức, cá nhân đăng ký cấp lại Giấy phép xử lý CTNH;

(2) Người có thẩm quyền ký của tổ chức, cá nhân đăng ký cấp lại Giấy phép xử lý CTNH.

B. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép xử lý CTNH

            B.1. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép xử lý CTNH được đóng quyển thành bộ hồ sơ bao gồm Đơn đăng ký theo mẫu A.1 Phụ lục này kèm theo các hồ sơ, tài liệu trình bày theo cấu trúc như sau:

            1. Hồ sơ pháp lý đối với cơ sở xử lý

a) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;

b) Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM được Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải hoặc các hồ sơ, giấy tờ thay thế như sau:

- Văn bản hợp lệ về môi trường do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành đối với cơ sở xử lý chất thải đã đưa vào hoạt động trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 gồm: Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; Văn bản thẩm định bản kê khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh có tác động đến môi trường; Phiếu thẩm định đánh giá tác động môi trường; hoặc các giấy tờ tương đương với các văn bản này;

- Quyết định phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường theo quy định đối với cơ sở xử lý chất thải đã đưa vào hoạt động.

- Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường (hoặc hồ sơ giấy tờ tương đương) đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nhu cầu đồng xử lý CTNH theo quy định tại Khoản 9 Điều 9 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

- Phụ lục 1: Bản sao Báo cáo ĐTM, Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, Đề án bảo vệ môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc các hồ sơ kèm theo giấy tờ thay thế nêu trên (phần nội dung chính, không kèm theo phụ lục).

2. Hồ sơ pháp lý đối với trạm trung chuyển CTNH (nếu có)

- Các giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê địa điểm làm trạm trung chuyển CTNH.

- Bản sao kế hoạch BVMT hoặc cam kết BVMT (trước đây) được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho dự án đầu tư các hạng mục công trình phục vụ hoạt động lưu giữ CTNH tại trạm trung chuyển CTNH trong trường hợp các hồ sơ, giấy tờ nêu tại Mục 1, phần B1, Phụ lục này chưa bao gồm các hạng mục đó.

3. Bản mô tả các cơ sở xử lý chất thải và trạm trung chuyển CTNH đã đầu tư

3.1. Vị trí và quy mô

3.1.1. Vị trí (địa chỉ; các hướng tiếp giáp; khoảng cách đến khu dân cư và doanh nghiệp sản xuất gần nhất; đặc điểm khu vực...)

3.1.2. Quy mô (tổng diện tích; kích thước; đặc điểm khu đất...)

3.2. Điều kiện địa chất - thủy văn khu vực xung quanh

3.3. Mô tả các hạng mục công trình

3.3.1. Các hạng mục công trình xử lý CTNH

3.3.2. Các hạng mục công trình cho quản lý CTNH tại trạm trung chuyển (nếu có)

3.3.3. Các hạng mục công trình xử lý CTRSH (nếu có)

3.3.4. Các hạng mục công trình xử lý CTRCNTT (nếu có)

(Lưu ý các hạng mục được mô tả phải thống nhất về tên, ký hiệu và số thứ tự so với sơ đồ phân khu chức năng. Các hạng mục công trình cần được mô tả riêng biệt với các thông tin về: Chức năng; diện tích/quy mô; thiết kế kiến trúc/cấu trúc; các đặc điểm khác…. Trường hợp các hạng mục công trình xử lý CTNH dùng chung để xử lý CTRSH và CTRCNTT thì chỉ mô tả một lần).

 (Trường hợp có nhiều hơn một cơ sở xử lý chất thải hoặc trạm trung chuyển CTNH thì trình bày lần lượt từng cơ sở hoặc trạm trung chuyển theo cấu trúc tương tự như trên).

Phụ lục 2: Sơ đồ phân khu chức năng (hay còn gọi là sơ đồ tổng mặt bằng) trong cơ sở xử lý chất thải và trạm trung chuyển CTNH (nếu có); các bản vẽ, hình ảnh về cơ sở xử lý chất thải và trạm trung chuyển CTNH (nếu có).

4. Hồ sơ kỹ thuật của các phương tiện, thiết bị đã đầu tư cho việc vận chuyển, xử lý và lưu giữ chất thải

Bảng giới thiệu tóm tắt các phương tiện, thiết bị đã đầu tư cho việc quản lý chất thải:

TT

Tên phương tiện, thiết bị

Mô tả

Chức năng

Ghi chú

1

Các phương tiện, thiết bị đã đầu tư cho việc xử lý CTNH (bao gồm tại cơ sở xử lý và trạm trung chuyển CTNH (nếu có))

 

 

 

 

(thuộc cơ sở xử lý hoặc trạm trung chuyển CTNH )

2

Các phương tiện, thiết bị đã đầu tư cho việc xử lý CTRSH (nếu có)

 

 

 

 

 

3

Các phương tiện, thiết bị đã đầu tư cho việc xử lý CTRCNTT (nếu có)

 

 

 

 

 

4.1. Hồ sơ kỹ thuật của phương tiện/thiết bị cho xử lý CTNH

4.1.1. Hồ sơ kỹ thuật của (tên phương tiện/thiết bị)

4.1.1.1. Chức năng (nêu thêm là thuộc cơ sở xử lý hay trạm trung chuyển CTNH)

4.1.1.2. Công suất, quy mô, kích thước…

4.1.1.3. Thiết kế, cấu tạo, quy trình công nghệ và tính chất các loại CTNH có khả năng quản lý (phân tích về thiết kế, cấu tạo, vật liệu và các đặc tính kỹ thuật, quy trình công nghệ để chứng minh khả năng quản lý an toàn chúng)

4.1.1.4. Thiết bị phụ trợ (thiết bị cảnh báo và xử lý sự cố, thiết bị tự động ngắt, thiết bị thông tin liên lạc, dấu hiệu cảnh báo-phòng ngừa …)

4.1.1.5. Các vấn đề liên quan khác…

4.1.2. Hồ sơ kỹ thuật của...

4.2. Hồ sơ kỹ thuật của phương tiện/thiết bị cho xử lý CTRSH (nếu có)

4.2.1. Hồ sơ kỹ thuật của (tên phương tiện/thiết bị)

4.2.1.1. Chức năng

4.2.1.2. Công suất, quy mô, kích thước…

4.2.1.3. Thiết kế, cấu tạo, quy trình công nghệ và tính chất chất thải có khả năng quản lý (phân tích về thiết kế, cấu tạo, vật liệu và các đặc tính kỹ thuật, quy trình công nghệ để chứng minh khả năng quản lý an toàn chúng)

4.2.1.4. Thiết bị phụ trợ (thiết bị cảnh báo và xử lý sự cố, thiết bị tự động ngắt, thiết bị thông tin liên lạc, dấu hiệu cảnh báo-phòng ngừa …)

4.2.1.5. Các vấn đề liên quan khác…

4.2.2. Hồ sơ kỹ thuật của...

4.3. Hồ sơ kỹ thuật của phương tiện/thiết bị cho xử lý CTRCNTT (nếu có)

4.3.1. Hồ sơ kỹ thuật của (tên phương tiện/thiết bị)

4.3.1.1. Chức năng

4.3.1.2. Công suất, quy mô, kích thước…

4.3.1.3. Thiết kế, cấu tạo, quy trình công nghệ và tính chất chất thải có khả năng quản lý (phân tích về thiết kế, cấu tạo, vật liệu và các đặc tính kỹ thuật, quy trình công nghệ để chứng minh khả năng quản lý an toàn chúng)

4.3.1.4. Thiết bị phụ trợ (thiết bị cảnh báo và xử lý sự cố, thiết bị tự động ngắt, thiết bị thông tin liên lạc, dấu hiệu cảnh báo-phòng ngừa …)

4.3.1.5. Các vấn đề liên quan khác…

4.3.2. Hồ sơ kỹ thuật của...

Lưu ý: Trường hợp các phương tiện, thiết bị xử lý CTNH dùng chung để xử lý cả CTRSH và CTRCNTT thì chỉ mô tả một lần.

Phụ lục 3: Các ảnh chụp, bản vẽ, giấy tờ, hợp đồng (bàn giao phương tiện không chính chủ) kèm theo các phương tiện, thiết bị (sắp xếp thành từng bộ đối với mỗi phương tiện, thiết bị)

(Hợp đồng bàn giao phương tiện không chính chủ gồm các nội dung chính sau: Thông tin của hai bên ký kết; số đăng ký và các thông tin khác của phương tiện; các cam kết khác theo quy định của pháp luật và tại Thông tư này; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đăng ký đối với toàn bộ hoạt động và nhân sự của phương tiện vận chuyển liên quan đến quá trình vận chuyển CTNH; quy định rõ về trách nhiệm của các bên; chế độ kiểm tra, giám sát và liên đới chịu trách nhiệm về các vi phạm)

5. Hồ sơ kỹ thuật của các công trình BVMT đã đầu tư

Bảng giới thiệu tóm tắt các công trình BVMT:

TT

Tên công trình, biện pháp

Mô tả

Chức năng

Ghi chú

1

Các công trình BVMT cho hoạt động xử lý CTNH và trạm trung chuyển CTNH (nếu có)

 

 

 

 

(thuộc cơ sở xử lý hay trạm trung chuyển CTNH)

2

Các công trình BVMT cho hoạt động xử lý CTRSH (nếu có)

 

 

 

 

 

3

Các công trình BVMT cho hoạt động xử lý CTRCNTT (nếu có)

 

 

 

 

 

5.1. Các công trình BVMT cho hoạt động xử lý CTNH và trạm trung chuyển CTNH (nếu có)

5.1.1. Hồ sơ kỹ thuật của (tên công trình/biện pháp)

5.1.1.2. Chức năng

5.1.1.2. Công suất, quy mô, kích thước…

5.1.1.3. Thiết kế, cấu tạo và quy trình công nghệ

5.1.1.4. Thiết bị phụ trợ (nếu có)

5.1.1.5. Các vấn đề liên quan khác…

5.1.2. Hồ sơ kỹ thuật của...

5.2. Các công trình BVMT cho hoạt động xử lý CTRSH (nếu có)

5.2.1. Hồ sơ kỹ thuật của (tên công trình/biện pháp)

5.2.1.2. Chức năng

5.2.1.2. Công suất, quy mô, kích thước…

5.2.1.3. Thiết kế, cấu tạo và quy trình công nghệ

5.2.1.4. Thiết bị phụ trợ (nếu có)

5.2.1.5. Các vấn đề liên quan khác…

5.2.2. Hồ sơ kỹ thuật của...

5.3. Các công trình BVMT cho hoạt động xử lý CTRCNTT (nếu có)

5.3.1. Hồ sơ kỹ thuật của (tên công trình/biện pháp)

5.3.1.2. Chức năng

5.3.1.2. Công suất, quy mô, kích thước…

5.3.1.3. Thiết kế, cấu tạo và quy trình công nghệ

5.3.1.4. Thiết bị phụ trợ (nếu có)

5.3.1.5. Các vấn đề liên quan khác…

5.3.2. Hồ sơ kỹ thuật của...

(Trường hợp các hoạt động xử lý CTNH, CTRSH, CTRCNTT có cùng chung công trình BVMT (như cùng hệ thống xử lý nước thải) thì chỉ mô tả một lần).

Phụ lục 4: Bản sao hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hoàn công các công trình bảo vệ môi trường; các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận, giám định, văn bản có liên quan để kết hợp với việc kiểm tra, xác nhận các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo báo cáo ĐTM được phê duyệt hoặc xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với hoạt động xử lý CTRSH, CTRCNTT; nếu dày quá thì có thể đóng quyển riêng; giấy tờ, ảnh chụp có liên quan.

6. Hồ sơ nhân lực

6.1. Giới thiệu chung về nhân lực của cơ sở

6.2. Bảng lý lịch trích ngang của các cán bộ, công nhân viên (nêu toàn bộ những người tham gia hoặc có liên quan đến công tác chuyên môn về quản lý CTNH và bảo vệ môi trường)

TT

Họ và tên

Trình độ chuyên môn

Kinh nghiệm

Chức vụ

Nhiệm vụ

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 5: Bản sao các văn bằng, chứng chỉ, hợp đồng lao động, sổ bảo hiểm của những cán bộ, công nhân viên có yêu cầu bắt buộc về trình độ quy định tại Điểm a, Khoản 5, Điều 9 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

7. Quy trình vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị

7.1. Quy trình vận hành an toàn của (tên phương tiện/thiết bị)

7.1.1. Mục tiêu

7.1.2. Phạm vi áp dụng

7.1.3. Nội dung thực hiện

  • Chuẩn bị vận hành
  • Xác định nguy cơ/rủi ro
  • Trang bị bảo hộ lao động
  • Dụng cụ, thiết bị cần thiết
  • Quy trình, thao tác vận hành chuẩn
  • Kết thúc vận hành

7.1.4. Quy trình và tần suất bảo trì

7.2. Quy trình vận hành an toàn của...

Phụ lục 6: Bản hướng dẫn dạng rút gọn (hoặc dạng sơ đồ) cho quy trình vận hành an toàn của các phương tiện/thiết bị (phải ghi chú vị trí đặt bản)

8. Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường (tại cơ sở xử lý và các trạm trung chuyển)

8.1. Chương trình quản lý môi trường

8.1.1. Mục tiêu

8.1.2. Tổ chức nhân sự

8.1.3. Kế hoạch quản lý (kế hoạch thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường theo báo cáo ĐTM hoặc các hồ sơ, giấy tờ tương đương)

8.2. Quy trình vận hành, sử dụng các công trình bảo vệ môi trường (trình bày cho từng công trình đã lập hồ sơ kỹ thuật tại Mục 5 theo cấu trúc tương tự hồ sơ tại Mục 7 Phụ lục này)

8.3. Kế hoạch vệ sinh các phương tiện, thiết bị và công trình

8.4. Kinh phí hàng năm

Phụ lục 7: Bản hướng dẫn dạng rút gọn (hoặc dạng sơ đồ) cho quy trình vận hành, sử dụng các công trình bảo vệ môi trường (phải ghi chú vị trí đặt bản)

9. Chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý chất thải

9.1. Chương trình giám sát môi trường

9.1.1. Giám sát môi trường lao động trong các nhà xưởng (áp dụng thêm đối với trạm trung chuyển CTNH nếu có hoạt động trung chuyển, lưu giữ, sơ chế)

9.1.2. Giám sát môi trường không khí xung quanh, tiếng ồn (áp dụng thêm đối với trạm trung chuyển CTNH nếu có hoạt động trung chuyển, lưu giữ, sơ chế)

9.1.3. Giám sát chất lượng nước mặt, nước ngầm (áp dụng thêm đối với trạm trung chuyển CTNH nếu có phát sinh và xử lý nước thải)

9.1.4. Giám sát nước thải (đầu vào và đầu ra) (áp dụng thêm đối với trạm trung chuyển CTNH nếu có phát sinh và xử lý nước thải)

9.1.5. Giám sát khí thải (không áp dụng đối với trạm trung chuyển CTNH)

9.1.6. Giám sát khác

9.2. Giám sát vận hành xử lý chất thải

Giám sát vận hành xử lý chất thải (ví dụ: Nhiệt độ, lượng ôxi, tốc độ nạp CTNH, công suất xử lý,…)

9.3. Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải (ví dụ: Các thành phần nguy hại, tính chất nguy hại của sản phẩm tái chế, tận thu và chất thải sau xử lý so với QCKTMT về ngưỡng CTNH và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan,....)

(Từng hợp phần của chương trình giám sát nêu trên phải trình bày đầy đủ các thông tin sau: Vị trí giám sát; thông số giám sát; tần suất giám sát; quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn so sánh; mô tả quy trình thực hiện)

9.4. Hệ thống quan trắc môi trường tự động (nếu có)

Phụ lục 8: Bảng tóm tắt chương trình giám sát; sơ đồ vị trí lấy mẫu...

10. Kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe cho cán bộ, công nhân viên

10.1. Trang bị bảo hộ cá nhân và các biện pháp bảo vệ sức khỏe người lao động

10.1.1. Trang bị bảo hộ lao động

TT

Trang bị

Xuất xứ

Số lượng

Tính năng/trường hợp, điều kiện sử dụng

 

 

 

 

 

10.1.2. Các biện pháp bảo vệ sức khỏe khác

10.2. Các thủ tục, biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình lao động

10.3. Chăm sóc sức khỏe (kế hoạch khám sức khỏe định kỳ hàng năm; việc tổ chức uống sữa tẩy độc thường xuyên; chính sách về bảo hiểm, y tế, chế độ đối với bệnh nghề nghiệp/tai nạn lao động; kết quả khám sức khỏe định kỳ mới nhất của cán bộ công nhân viên)

10.4. Các vấn đề liên quan khác…

Phụ lục 9: Bản nội quy an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; bản chỉ dẫn sử dụng trang bị bảo hộ lao động (phải ghi chú vị trí đặt bản)

11. Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố

(Lưu ý cần phân biệt sự cố ở các khâu khác nhau như trên đường vận chuyển, tại trạm trung chuyển, cơ sở xử lý chất thải)

11.1. Mục tiêu

11.2. Ưu tiên trong trường hợp xảy ra sự cố (xác định các ưu tiên hàng đầu trong mọi tình huống khẩn cấp, liệt kê theo thứ tự ưu tiên)

11.3. Phân tích các kịch bản sự cố có thể xảy ra

TT

Sự cố

Ở khâu

Nguyên nhân

Tác động có thể

 

 

 

 

 

11.4. Biện pháp, quy trình phòng ngừa và chuẩn bị cho việc ứng phó sự cố

11.4.1. Biện pháp, quy trình về quản lý

11.4.2. Biện pháp kỹ thuật và trang thiết bị

TT

Loại trang thiết bị/biện pháp

Số lượng

Đặc điểm, chức năng

Vị trí

 

 

 

 

 

11.5. Quy trình ứng phó khẩn cấp

11.5.1. Đối với sự cố cháy, nổ

a) Phạm vi áp dụng

b) Nội dung quy trình các bước ứng phó

c) Thủ tục thông báo và yêu cầu trợ giúp khi có sự cố (nêu rõ địa chỉ, số điện thoại, trình tự thông báo cho các bên liên quan như ban quản lý cơ sở, các cơ quan chức năng về môi trường, công an, phòng cháy chữa cháy, y tế...; nêu rõ phương án, địa điểm cấp cứu người)

11.5.2. Đối với sự cố rò rỉ, đổ tràn

11.5.3. Đối với tai nạn lao động

11.5.4. Đối với tai nạn giao thông

11.5.5. Đối với (các sự cố khác…)

11.6. Tình huống và kế hoạch sơ tán người tại cơ sở và khu vực phụ cận (trong những tình huống nào thì phải sơ tán và tổ chức sơ tán như thế nào)

11.7. Biện pháp xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường sau khi kết thúc sự cố (đối với ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm; môi trường đất; môi trường không khí; quản lý chất thải phát sinh do sự cố)

11.8. Kinh phí dự phòng và bảo hiểm

Phụ lục 10: Bản hướng dẫn dạng rút gọn (hoặc dạng sơ đồ) của các quy trình ứng phó sự cố; bản sơ đồ thoát hiểm trong cơ sở (phải ghi chú rõ vị trí đặt bản)

12. Kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ hàng năm cho cán bộ, công nhân viên

12.1. Mô tả các nội dung đào tạo, tập huấn

12.1.1. Các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quản lý CTNH, CTRSH, CTRCNTT.

12.1.2. Vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị

12.1.3. Kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường (cần đề cập cả nội dung quản lý CTNH như nhận biết, phân loại, lưu giữ, xử lý…)

12.1.4. An toàn lao động và bảo vệ sức khỏe

12.1.5. Phòng ngừa và ứng phó sự cố

12.1.6. Các nội dung khác…

12.2. Các đối tượng (cán bộ, công nhân viên) cần được đào tạo

12.3. Tổ chức thực hiện

TT

(Nhóm) đối tượng

Nội dung đào tạo

Đơn vị/địa điểm
tổ chức đào tạo

Thời gian-Tần suất thực hiện

 

 

 

 

 

12.4. Công tác đánh giá sau đào tạo, tập huấn (cách thức, nội dung, tiêu chí đánh giá)

Phụ lục 11: Tài liệu đào tạo (nếu tự tổ chức; lưu ý phần tài liệu đào tạo là các kế hoạch, quy trình, chương trình đã lập trong bộ hồ sơ đăng ký này thì không cần nêu lại mà chỉ cần ghi chú)

13. Kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động (toàn bộ hoặc một số khu vực xử lý chất thải, trạm trung chuyển CTNH).

13.1. Các kế hoạch (xử lý triệt để lượng chất thải còn tồn đọng; vệ sinh phương tiện, thiết bị và cơ sở; phá dỡ cơ sở hoặc chuyển đổi mục đích; các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác động môi trường; cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình giám sát môi trường sau khi chấm dứt hoạt động, đặc biệt là nếu có bãi chôn lấp...)

13.2. Các thủ tục (thông báo cho các cơ quan chức năng, khách hàng và cộng đồng, nộp lại giấy phép…)

13.3. Kinh phí dự phòng

14. Báo cáo các vấn đề khác trong việc thực hiện các nội dung của báo cáo ĐTM và yêu cầu của Quyết định phê duyệt hoặc các hồ sơ, giấy tờ thay thế tương đương (giải trình các điểm thay đổi so với báo cáo ĐTM).

B.2. Bộ hồ sơ đăng ký cấp lại Giấy phép xử lý CTNH bao gồm Đơn đăng ký theo mẫu A.2 Phụ lục này kèm theo các hồ sơ, tài liệu trình bày theo cấu trúc như sau:

1. Báo cáo việc thực hiện các chương trình, kế hoạch đã lập trong Bộ hồ sơ đăng ký (trong thời gian 01 năm trước thời điểm đăng ký cấp gia hạn hoặc điều chỉnh; trừ trường hợp đăng ký cấp lại trong vòng 06 (sáu) tháng kể từ ngày được cấp phép gần nhất thì không phải báo cáo), bao gồm:

1.1. Thực hiện kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường

1.2. Thực hiện chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý chất thải

1.3. Thực hiện kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe

1.4. Thực hiện kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố

1.5. Thực hiện kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ hàng năm

2. Bản sao tất cả các Biên bản thanh tra, kiểm tra các văn bản kết luận, xử lý vi phạm (nếu có) liên quan của các cơ quan có thẩm quyền (trong thời gian 03 năm trước thời điểm đăng ký cấp gia hạn hoặc cấp điều chỉnh).

B.3. Bộ hồ sơ đăng ký điều chỉnh Giấy phép xử lý CTNH được đóng quyển bao gồm Đơn đăng ký theo mẫu A.1 Phụ lục này kèm theo các hồ sơ, giấy tờ trình bày theo cấu trúc như sau:

Đối với các hồ sơ, giấy tờ nêu từ Mục 1 đến 14 trong Phần B.1: Chỉ trình bày những  nội dung cập nhật, sửa đổi, bổ sung.

Các hồ sơ, giấy tờ đặc trưng cho việc đăng ký điều chỉnh Giấy phép bao gồm:

15. Bản tổng hợp giải trình các nội dung thay đổi, bổ sung.

16. Báo cáo việc thực hiện các chương trình, kế hoạch đã lập trong Bộ hồ sơ đăng ký (trong thời gian 01 năm trước thời điểm đăng ký cấp gia hạn hoặc điều chỉnh; trừ trường hợp đăng ký cấp điều chỉnh trong vòng 06 (sáu) tháng kể từ ngày được cấp lần đầu thì không phải báo cáo), bao gồm:

16.1. Thực hiện kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường

16.2. Thực hiện chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý chất thải

16.3. Thực hiện kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe

16.4. Thực hiện kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố

16.5. Thực hiện kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ hàng năm

17. Bản sao tất cả các biên bản thanh tra, kiểm tra các văn bản kết luận, xử lý vi phạm (nếu có) liên quan của các cơ quan có thẩm quyền (trong thời gian từ thời điểm được cấp phép gần nhất đến trước thời điểm đăng ký cấp điều chỉnh).

Lưu ý:

- Đối với bộ hồ sơ được nộp lại sau khi sửa đổi, bổ sung theo hướng dẫn của cơ quan cấp phép thì phải gửi kèm theo một bản giải trình cụ thể các điểm sửa đổi, bổ sung;

- Trường hợp tổ chức, cá nhân muốn đổi bộ hồ sơ kèm theo các Giấy phép đã được cấp thì lập hồ sơ như cấp lần đầu cho cơ quan cấp phép xem xét khi cấp lại, điều chỉnh Giấy phép.

C. Mẫu kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý chất thải

***

1. Văn bản đề nghị cơ quan cấp phép xem xét, chấp thuận kế hoạch vận hành thử nghiệm

2. Giới thiệu (thông tin về tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề)

3. Nội dung vận hành thử nghiệm

3.1. Tóm tắt kế hoạch thử nghiệm

3.1.1. Các phương tiện, thiết bị xử lý chất thải

TT

Tên phương tiện, thiết bị

Tên (nhóm) CTNH thử nghiệm

Số lượng (kg)

Thời gian thử nghiệm

Đầu ra (cặn bã/sản phẩm)

1

Các phương tiện, thiết bị xử lý CTNH

 

 

 

 

 

 

2

Các phương tiện, thiết bị xử lý CTRSH (nếu có)

 

 

 

 

 

 

3

Các phương tiện, thiết bị xử lý CTRCNTT (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

(Không nhất thiết phải vận hành thử nghiệm tất cả các mã chất thải đăng ký mà có thể lựa chọn một số mã chất thải có tính đại diện của từng nhóm chất thải có cùng tính chất và phương án xử lý; cần vận hành thử ở các mức công suất khác nhau, đặc biệt là công suất lớn nhất để lựa chọn công suất phù hợp cho từng nhóm chất thải; có thể không vận hành các phương tiện, thiết bị sơ chế như nghiền…)

3.1.2. Các công trình bảo vệ môi trường

TT

Tên công trình

Thời gian thử nghiệm

Tác động môi trường
(khí thải, nước thải, tiếng ồn, chất thải rắn, bùn thải...)

1

Các công trình bảo vệ môi trường cho hoạt động xử lý CTNH

 

 

 

 

2

Các công trình bảo vệ môi trường cho hoạt động xử lý CTRSH (nếu có)

 

 

 

 

3

Các công trình bảo vệ môi trường cho hoạt động xử lý CTRCNTT (nếu có)

 

 

 

 

 

3.2. Mô tả cụ thể quy trình vận hành thử nghiệm dự kiến

3.3. Các vấn đề liên quan (an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; phòng ngừa và ứng phó sự cố…)

4. Kế hoạch lấy mẫu giám sát

4.1. Tóm tắt kế hoạch:

Vị trí lấy mẫu

Thời gian, tần suất lấy mẫu

Chỉ tiêu giám sát
(và số hiệu quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn so sánh)

Khí thải

Không khí xung quanh

Môi trường lao động

Tiếng ồn

Nước thải trước xử lý

Nước thải sau xử lý

Sản phẩm đầu ra

Cặn bã (chất thải rắn, bùn)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.2. Mô tả quy trình lấy mẫu giám sát dự kiến

4.3. Các vấn đề liên quan

5. Kế hoạch tạm thời thu gom, vận chuyển hoặc tiếp nhận CTNH cho vận hành thử nghiệm

(Nêu đầy đủ các thông tin về: Dự kiến về loại, số lượng và nguồn CTNH; phương án và phương tiện (loại, số đăng ký...) để tạm thời thu gom, vận chuyển hoặc tiếp nhận CTNH cho vận hành thử nghiệm)

6. Kết luận và kiến nghị

 

....., ngày ... tháng ... năm ......

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Lưu ý: Trường hợp vận hành thử nghiệm đồng thời tại nhiều hơn một cơ sở xử lý CTNH thì phải phân biệt rõ đối với từng cơ sở. Trường hợp các hoạt động xử lý CTNH, CTRSH, CTRCNTT có cùng chung công trình BVMT (như cùng hệ thống xử lý nước thải) thì chỉ mô tả một lần.

D. Mẫu văn bản chấp thuận kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý chất thải

***

(TÊN CƠ QUAN CẤP PHÉP)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày … tháng … năm ……

 

Kính gửi: (Tên tổ chức, cá nhân đăng ký cấp phép)

Sau khi xem xét Kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý chất thải lập ngày … tháng … năm …… của (tên tổ chức, cá nhân đăng ký cấp phép xử lý chất thải), (tên cơ quan cấp phép) có ý kiến như sau:

1. Chấp thuận (tên tổ chức, cá nhân đăng ký cấp phép xử lý chất thải) triển khai vận hành thử nghiệm các phương tiện, thiết bị xử lý chất thải cũng như các công trình bảo vệ môi trường tại (tên và địa chỉ cơ sở xử lý chất thải); Tạm thời cho phép (tên tổ chức, cá nhân đăng ký cấp phép xử lý chất thải) thu gom, vận chuyển hoặc tiếp nhận các chất thải cho vận hành thử nghiệm theo đúng kế hoạch nêu trên (kèm theo Công văn này*).

2. Yêu cầu (tên tổ chức, cá nhân đăng ký cấp phép xử lý chất thải):

- (Các yêu cầu hoặc lưu ý khác, ví dụ thực hiện đúng nội dung báo cáo ĐTM và yêu cầu của Quyết định phê duyệt…);

- Sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm, yêu cầu (tên tổ chức, cá nhân đăng ký cấp phép xử lý chất thải) báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm và ngừng thu gom, vận chuyển, tiếp nhận, xử lý các mã chất thải đăng ký cho đến khi có ý kiến khác của (tên cơ quan cấp phép) hoặc được cấp Giấy phép xử lý CTNH.

3. Trường hợp cần thiết, (tên cơ quan cấp phép) kiểm tra và lấy mẫu giám sát trong quá trình vận hành thử nghiệm.

(Tên cơ quan cấp phép) thông báo để (tên tổ chức, cá nhân đăng ký cấp phép xử lý CTNH) biết và thực hiện./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Sở TN&MT;

- Lưu …

Người có thẩm quyền ký

 (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

*Ghi chú: Văn bản chấp thuận kèm theo một bản kế hoạch vận hành thử nghiệm được cơ quan cấp phép đóng dấu xác nhận vào trang bìa và dấu giáp lai.

Đ. Mẫu báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm xử lý chất thải

***

1. Giới thiệu chung về tổ chức, cá nhân

2. Báo cáo nội dung vận hành thử nghiệm

2.1. Tóm tắt kế hoạch

2.1.1. Các phương tiện, thiết bị chuyên dụng xử lý CTNH

TT

Tên phương tiện, thiết bị

Tên (nhóm) CTNH thử nghiệm

Số lượng (kg)

Thời gian thử nghiệm

Đầu ra (cặn bã/sản phẩm)

1

Các phương tiện, thiết bị xử lý CTNH

 

 

 

 

 

 

2

Các phương tiện, thiết bị xử lý CTRSH (nếu có)

 

 

 

 

 

 

3

Các phương tiện, thiết bị xử lý CTRCNTT (nếu có)

 

 

 

 

 

 

2.1.2. Các công trình bảo vệ môi trường

TT

Tên công trình

Thời gian thử nghiệm

Tác động môi trường
(khí thải, nước thải, tiếng ồn, chất thải rắn, bùn thải...)

1

Các công trình bảo vệ môi trường tại khu vực xử lý CTNH

 

 

 

 

2

Các công trình bảo vệ môi trường tại khu vực xử lý CTRSH (nếu có)

 

 

 

 

3

Các công trình bảo vệ môi trường tại khu vực xử lý CTRCNTT (nếu có)

 

 

 

 

2.2. Báo cáo cụ thể về quá trình và kết quả vận hành thử nghiệm

2.3. Các vấn đề liên quan (an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; phòng ngừa và ứng phó sự cố…)

3. Báo cáo kết quả lấy mẫu giám sát

3.1. Tóm tắt kế hoạch

Vị trí lấy mẫu

Thời gian, tần suất lấy mẫu

Chỉ tiêu giám sát
(và số hiệu quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn so sánh)

Khí thải

Không khí xung quanh

Môi trường lao động

Tiếng ồn

Nước thải trước xử lý

Nước thải sau xử lý

Sản phẩm đầu ra

Cặn bã (chất thải rắn, bùn)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2. Đánh giá kết quả (kèm theo bảng chi tiết kết quả phân tích từng chỉ tiêu so sánh với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn hiện hành)

3.3. Các vấn đề liên quan

4. Báo cáo việc thu gom, vận chuyển và tiếp nhận chất thải cho vận hành thử nghiệm

5. Kết luận

5.1. Các điểm đạt

5.2. Các điểm chưa đạt và giải thích nguyên nhân

5.3. Các điểm thay đổi so với kế hoạch và lý do thay đổi

6. Cam kết và kiến nghị

6.1 Cam kết (cam kết các biện pháp để bảo đảm các điểm chưa đạt)

6.2. Kiến nghị

            ....., ngày ... tháng ... năm ......

                                           (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

E. Mẫu Giấy phép xử lý CTNH

(TÊN CƠ QUAN CẤP PHÉP)

-----------------

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm ......

 

GIẤY PHÉP XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

Mã số QLCTNH:..............

(Cấp lần ...)

 

I. Thông tin chung về chủ xử lý CTNH:

Tên:

Địa chỉ văn phòng/trụ sở chính:

Điện thoại:                Fax:                 E-mail:

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ tương đương):     ngày cấp:       nơi cấp:

Giấy CMND (nếu là cá nhân) số:           ngày cấp:           nơi cấp:

 

II. Nội dung cấp phép:

  1. Được phép thực hiện dịch vụ vận chuyển và xử lý chất thải cho các chủ nguồn thải trên địa bàn hoạt động theo Mục 1 của Phụ lục I kèm theo.
  2. Được phép sử dụng, vận hành các phương tiện, thiết bị theo Mục 2 của Phụ lục I kèm theo.
  3. Được phép vận chuyển và xử lý các loại CTNH theo Mục 3 của Phụ lục I kèm theo.
  4. Được phép thực hiện những điều chỉnh theo quy định tại Phụ lục II kèm theo (nếu có).

 

III. Điều khoản thi hành:

Giấy phép này có hiệu lực kể từ ngày ký đến ngày: ... / ... / ......  và thay thế Giấy phép có mã số QLCTNH :....... cấp lần ... ngày ... / ... / ...... (nếu có).

Giấy phép này xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt/chất thải rắn công nghiệp thông thường (nếu có).

 

 

Nơi nhận:

  • Như phần I;
  • UBND tỉnh; Sở TN&MT;
  • Lưu ...

Người có thẩm quyền ký

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

 

...(1)...                                                                                                                     ...(2)...

 

IV. CÁC YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI CHỦ XỬ LÝ CTNH

(Do cơ quan cấp phép quy định theo từng trường hợp, ví dụ như sau:)

 

  1. Các CTNH phải bảo đảm các điều kiện sau trước khi đưa vào xử lý (hoặc không được phép xử lý các CTNH có tính chất như sau):...
  2. Hạn chế vận chuyển CTNH trên các tuyến đường có các cơ quan hành chính Nhà nước, trường học, bệnh viện và các vị trí tập trung đông người như: Trung tâm thể dục thể thao, nhà hát, rạp chiếu phim, chợ, trung tâm thương mại… trừ trường hợp thu gom CTNH cho các chủ nguồn thải CTNH ở các khu vực này.
  3. Tuân thủ các quy định tại Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại và các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường có liên quan.
  4. Thực hiện các yêu cầu khác của cơ quan cấp phép trong quá trình hoạt động.

 

 

V. DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ XỬ LÝ VÀ TRẠM TRUNG CHUYỂN CTNH

 

(Trình bày lần lượt thông tin của từng cơ sở xử lý và trạm trung chuyển CTNH như sau:)

 

1. Tên cơ sở xử lý số …:

Địa chỉ:

Điện thoại:                Fax:                E-mail:

 

2. Tên trạm trung chuyển CTNH số …:

Địa chỉ:

Điện thoại:                Fax:                E-mail:

 

 

VI. XÁC NHẬN HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Các công trình bảo vệ môi trường dưới đây đã được hoàn thành phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của Dự án) có báo cáo ĐTM (hoặc Đề án bảo vệ môi trường) được phê duyệt tại Quyết định số ... ngày ... tháng ... năm ... của Bộ Tài nguyên và Môi trường:

1.1. ...

1.2. …

(Liệt kê các nội dung về công trình bảo vệ môi trường đã được hoàn thành phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của Dự án), trong đó nêu rõ những công trình bảo vệ môi trường đã được thực hiện có thay đổi, điều chỉnh so với báo cáo ĐTM hoặc Đề án được phê duyệt).

 

 

...(1)...                                                                                                                     ...(2)...

PHỤ LỤC I

(Kèm theo Giấy phép xử lý CTNH có Mã số QLCTNH:.......
cấp lần ... ngày ... tháng ... năm ......)

1. Địa bàn hoạt động được phép:

Vùng

Tỉnh

Ghi tên vùng theo Bảng 3 Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này

Ghi tên từng tỉnh hoặc ghi “toàn bộ vùng”
(Lưu ý không ghi địa bàn nhỏ hơn cấp

tỉnh)

 

 

 

(Phân biệt rõ danh sách đối với từng cơ sở nếu không giống nhau)

2. Danh sách phương tiện, thiết bị được phép vận hành:

TT

Tên phương tiện, thiết bị

Số lượng

(đơn vị đếm)

Loại hình

 

 

 

 

(ví dụ: Đóng gói, bảo quản, lưu giữ, tái chế, đồng xử lý, chôn lấp, đóng kén.

.)

 

(Bao gồm cả các phương tiện, thiết bị phục vụ cho hoạt động xử lý CTRSH và CTRCNTT, phân biệt rõ danh sách đối với từng cơ sở và trạm trung chuyển)

3. Danh sách CTNH được phép vận chuyển, xử lý:

TT

Tên chất thải

Trạng thái
tồn tại

Số lượng (kg/năm)

Mã CTNH

Phương án xử lý

 

Mức độ xử lý
 

 

 

(rắn/lỏng/bùn)

 

 

 

(tương đương tiêu chuẩn, quy chuẩn nào)

 

Tổng số lượng

 

 

 

 

 

 

(Phân biệt rõ danh sách đối với từng cơ sở và đại lý nếu không giống nhau)

4. Hồ sơ kèm theo Giấy phép:

(Các) bộ hồ sơ sau đây được cơ quan cấp phép đóng dấu xác nhận trang bìa và dấu giáp lai là bộ phận không tách rời kèm theo Giấy phép và Phụ lục của Giấy phép này: …(3)…

 

 
 

...(1)...                                                                                                                     ...(2)...

(TÊN CƠ QUAN CẤP PHÉP)

-----------------

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

 

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm ......

PHỤ LỤC II

 (Nội dung điều chỉnh đối với Giấy phép xử lý CTNH có Mã số QLCTNH:.......
cấp lần ... ngày ... tháng ... năm ......)

1. Điều chỉnh về địa bàn được phép hoạt động (nếu có):

2. Điều chỉnh về danh sách phương tiện, thiết bị được phép vận hành (nếu có):

3. Điều chỉnh về danh sách CTNH được phép vận chuyển, xử lý (nếu có):

4. Các điều chỉnh khác:

5. Hồ sơ kèm theo:

Phụ lục II này và bộ hồ sơ đăng ký điều chỉnh Giấy phép được cơ quan cấp phép đóng dấu xác nhận trang bìa và dấu giáp lai là bộ phận không tách rời kèm theo Giấy phép có Mã số QLCTNH:....... cấp lần ... ngày ... tháng ... năm .......

 

Nơi nhận:

  • Như phần I;
  • UBND tỉnh; Sở TN&MT;
  • Lưu ...

Người có thẩm quyền ký

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

 

Ghi chú: Trên đầu (header) các trang của Giấy phép (trừ trang đầu) cần ghi:

  1. Mã số QLCTNH (ngày/tháng/năm cấp Giấy phép), ví dụ: 1-2.001.VX (01/10/2014) và đóng dấu treo của cơ quan cấp phép lên vị trí này;
  2. Số trang/tổng số trang, ví dụ : Trang 01/10;
  3. Liệt kê toàn bộ các bộ hồ sơ đăng ký (với dòng chữ sau trên bìa: “Kèm theo Giấy phép có Mã số QLCTNH: ... cấp lần … ngày ... tháng ... năm ...”) kèm theo Giấy phép này và các Giấy phép xử lý CTNH cấp, cấp lại hoặc cấp điều chỉnh (nếu có) trước đó.

Phụ lục 6

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ, SỔ ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI

(Kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015

 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

A. Mẫu Đơn đăng ký chủ nguồn thải CTNH

***

...........(1)...........

________

                                   

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________

....., ngày ... tháng ... năm ......

ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI

(cấp/cấp lại)

 

Kính gửi: ................(2)....................

1. Phần khai chung về chủ nguồn thải CTNH:

1.1. Tên:

Địa chỉ văn phòng/trụ sở chính:

Điện thoại:                Fax:                 E-mail:       

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:             ngày cấp:       nơi cấp:

Giấy CMND (nếu là cá nhân) số:           ngày cấp:           nơi cấp:

Mã số QLCTNH (trường hợp cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH):

Tên người liên hệ (trong quá trình tiến hành thủ tục):

1.2. Cơ sở phát sinh CTNH (trường hợp có nhiều hơn một thì trình bày lần lượt từng cơ sở):

Tên (nếu có):

Địa chỉ:

Loại hình (ngành nghề) hoạt động#:

Điện thoại                Fax:                E-mail:                                  

2. Dữ liệu về sản xuất:

(Trường hợp có nhiều hơn một cơ sở phát sinh CTNH thì phân biệt rõ đối với từng cơ sở)

2.1. Danh sách nguyên liệu thô/hóa chất (dự kiến):

TT

Nguyên liệu thô/hóa chất

Số lượng trung bình (kg/năm)

 

 

 

2.2. Danh sách máy móc, thiết bị (dự kiến):

TT

Máy móc, thiết bị

Công suất

 

 

 

2.3. Danh sách sản phẩm (dự kiến):

TT

Tên sản phẩm

Sản lượng trung bình (kg/năm)

 

 

 

3. Dữ liệu về chất thải:

(Trường hợp có nhiều hơn một cơ sở phát sinh CTNH thì phân biệt rõ đối với từng cơ sở)

 

3.1. Danh sách CTNH phát sinh thường xuyên (ước tính):

TT

Tên chất thải

Trạng thái tồn tại

 

Số lượng trung bình (kg/năm)

Mã CTNH

 

 

(rắn/lỏng/bùn)

 

 

 

Tổng số lượng

 

 

 

3.2. Danh sách CTNH tồn lưu (nếu có):

TT

Tên chất thải

Trạng thái tồn tại

 

Số lượng (kg)

Mã CTNH

Thời điểm bắt đầu tồn lưu

 

 

(rắn/lỏng/bùn)

 

 

 

 

Tổng khối lượng

 

 

 

 

4. Danh sách CTNH đăng ký tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH tại cơ sở (nếu có):

(Trường hợp có nhiều hơn một cơ sở phát sinh CTNH thì phân biệt rõ đối với từng cơ sở)

TT

Tên chất thải

Trạng thái
tồn tại

 

Số lượng (kg/năm)

Mã CTNH

Phương án tự tái sử dụng/sơ chế/tái chế/xử lý/đồng xử lý/thu hồi năng lượng

Mức độ xử lý

 

 

(rắn/lỏng/bùn)

 

 

 

(tương đương tiêu chuẩn, quy chuẩn nào)

 

Tổng số lượng

 

 

 

 

 

5. Hồ sơ kèm theo Đơn đăng ký

5.1. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương

5.2. Hồ sơ, giấy tờ đối với trường hợp đăng ký tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH gồm các nội dung cụ thể như sau:

- Bản sao báo cáo ĐTM, Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc hồ sơ, giấy tờ tương đương (Bản cam kết bảo vệ môi trường, Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, Đề án bảo vệ môi trường hoặc giấy tờ về môi trường khác) kèm theo quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận tương ứng;

- Bản sao văn bản chấp thuận phương án tự tái sử dụng, tái chế, sơ chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH trong trường hợp chưa nằm trong báo cáo ĐTM hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc hồ sơ, giấy tờ tương đương;

- Văn bản xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường đối với cơ sở thuộc đối tượng lập báo cáo ĐTM (trừ trường hợp tích hợp vào thủ tục cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải);

- Bản mô tả chi tiết hệ thống, thiết bị hoặc phương án cho việc tự tái sử dụng, tái chế, sơ chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH kèm theo kết quả 03 (ba) lần lấy mẫu, phân tích đạt QCKTMT đối với các hệ thống, thiết bị xử lý và bảo vệ môi trường.

Tôi xin cam đoan rằng những thông tin cung cấp ở trên là đúng sự thật. Đề nghị quý Sở cấp (hoặc cấp lại) Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.

.............(3)............

            (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Tên chủ nguồn thải CTNH;

(2) Sở Tài nguyên và Môi trường nơi đăng ký chủ nguồn thải CTNH;

(3) Người có thẩm quyền ký của chủ nguồn thải CTNH;

#  Loại hình (ngành nghề) hoạt động được phân loại như sau: Chế biến thực phẩm; cơ khí; dầu khí; dược; điện; điện tử; hóa chất; khoáng sản; luyện kim; nông nghiệp; quản lý, xử lý nước, nước thải, chất thải; sản xuất hàng tiêu dùng; sản xuất vật liệu cơ bản (cao su, nhựa, thủy tinh…); sản xuất vật liệu xây dựng; xây dựng (bao gồm cả phá dỡ công trình); y tế và thú y; ngành khác.

B. Mẫu Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH

 

UBND TỈNH…

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

________

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

 

....., ngày ... tháng ... năm ......

                           

SỔ ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI

Mã số QLCTNH: ........................
(Cấp lần ...)

 

I. Thông tin chung về chủ nguồn thải CTNH:

Tên:

Địa chỉ văn phòng/trụ sở chính:

Điện thoại:                Fax:                 E-mail:       

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:              ngày cấp:            nơi cấp:

Giấy CMND (nếu là cá nhân) số:           ngày cấp:           nơi cấp:

 

II. Nội dung đăng ký:

Chủ nguồn thải CTNH đã đăng ký (các) cơ sở phát sinh CTNH kèm theo danh sách CTNH tại Phụ lục kèm theo.

 

III. Trách nhiệm của chủ nguồn thải:

  1. Tuân thủ các quy định tại Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường có liên quan.
  2. Thực hiện đúng trách nhiệm quy định tại Điều 7 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  3. (Các trách nhiệm khác..., ví dụ các trách nhiệm đối với việc tự tái sử dụng, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH…)

 

IV. Điều khoản thi hành:

Sổ đăng ký này có giá trị sử dụng cho đến khi cấp lại hoặc chấm dứt hoạt động (và thay thế Sổ đăng ký có mã số QLCTNH :....... cấp lần ... ngày ... / ... / ...... (trường hợp cấp lại Sổ đăng ký)).

 

Nơi nhận:

  • Như phần I;
  • …;
  • Lưu .
  • .

Người có thẩm quyền ký

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

 

 

 

...(1)...                                                                                                                     ...(2)...

PHỤ LỤC

(Kèm theo Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH có mã số QLCTNH......
do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh… cấp lần  ... ngày ... tháng ... năm ......)

1. Cơ sở phát sinh CTNH

(Trường hợp có nhiều hơn một thì trình bày lần lượt từng cơ sở):

Tên (nếu có):

Địa chỉ:

Điện thoại:                Fax:                E-mail:

 

2. Danh sách chất thải nguy hại đã đăng ký phát sinh thường xuyên (ước tính)

(Trường hợp có nhiều hơn một cơ sở phát sinh CTNH thì phân biệt rõ đối với từng cơ sở)

TT

Tên chất thải

Trạng thái tồn tại

 

Số lượng trung bình (kg/năm)

Mã CTNH

 

 

(rắn/lỏng/bùn)

 

 

 

Tổng số lượng

 

 

 

3. Danh sách CTNH đã đăng ký tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH tại cơ sở (nếu có)

(Trường hợp có nhiều hơn một cơ sở phát sinh CTNH đăng ký tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH thì phân biệt rõ đối với từng cơ sở)

TT

Tên chất thải

Trạng thái
tồn tại

 

Số lượng (kg/năm)

CTNH

Phương án tái sử dụng/sơ chế/tái chế/xử lý/đồng xử lý/thu hồi năng lượng

Mức độ xử lý

 

 

(rắn/lỏng/bùn)

 

 

 

(tương đương tiêu chuẩn, quy chuẩn nào)

 

Tổng số lượng

 

 

 

 

 

 

                      

Ghi chú: Trên đầu (header) các trang của Sổ đăng ký (trừ trang đầu) cần ghi:

  1. Mã số QLCTNH (ngày/tháng/năm cấp Sổ), ví dụ: 01.000001.T (01/3/2015) và đóng dấu treo của Sở Tài nguyên và Môi trường lên vị trí này
  2. Số trang/tổng số trang, ví dụ : Trang 01/10

 

Phụ lục 7
MÃ SỐ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

(Kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

A. Mã số QLCTNH của chủ nguồn thải CTNH:

Mã tỉnh. Số thứ tự cấp sổ đăng ký. T (hoặc Tx)

            Chú thích:

  • Mã tỉnh: Theo Bảng 1 Phụ lục này
  • Số thứ tự cấp Sổ đăng ký (chủ nguồn thải): Có 6 chữ số từ 000001 đến 999999
  • T: Ký hiệu chủ nguồn thải (hoặc Tx là ký hiệu chủ nguồn thải tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH)

Ví dụ: Một chủ nguồn thải CTNH ở An Giang, số thứ tự cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải là 25 thì có mã số QLCTNH là: 89.000025.T hoặc 89.000025.Tx

B. Mã số QLCTNH của chủ vận chuyển CTNH

B.1. Đối với chủ vận chuyển CTNH có địa bàn hoạt động trong một tỉnh:

            Mã tỉnh. Số thứ tự cấp phép.V

            Chú thích:

  • Mã tỉnh: Theo Bảng 1 Phụ lục này
  • Số thứ tự cấp phép: Có 3 chữ số từ 001 đến 999
  • V: Ký hiệu chủ vận chuyển CTNH

Ví dụ: Một chủ vận chuyển CTNH có địa bàn hoạt động trong tỉnh An Giang, số thứ tự cấp phép là 25 thì có mã số QLCTNH là: 89.025.V

 

B.2. Đối với chủ vận chuyển CTNH có địa bàn hoạt động từ hai tỉnh trở lên:

  1. Trong một vùng:

Mã vùng. Số thứ tự cấp phép. V

  1. Từ 2 vùng trở lên:

Mã vùng thứ nhất-Mã vùng thứ 2-...-Mã vùng thứ n. Số thứ tự cấp phép. V

            Chú thích:

  • Mã vùng: Theo Bảng 2 Phụ lục này
  • Số thứ tự cấp phép: Có 3 chữ số từ 001 đến 999
  • V: Ký hiệu chủ vận chuyển CTNH

Ví dụ:

- Một chủ vận chuyển CTNH có địa bàn hoạt động trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, số thứ tự cấp phép là 25 thì có mã số QLCTNH là: 8.025.V

- Một chủ vận chuyển CTNH có địa bàn hoạt động trong các vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, số thứ tự cấp phép là 25 thì có mã số QLCTNH là: 7-8.025.V

C. Mã số QLCTNH của chủ xử lý, tiêu hủy CTNH

C.1. Đối với chủ xử lý, tiêu hủy CTNH có địa bàn hoạt động trong một tỉnh:

            Mã tỉnh. Số thứ tự cấp phép.X

            Chú thích:

  • Mã tỉnh: Theo Bảng 1 Phụ lục này
  • Số thứ tự cấp phép: Có 3 chữ số từ 001 đến 999
  • X: Ký hiệu chủ xử lý, tiêu hủy CTNH

Ví dụ: Một chủ xử lý, tiêu hủy CTNH có địa bàn hoạt động trong tỉnh An Giang, số thứ tự cấp phép là 25 thì có mã số QLCTNH là: 89.025.X.

 

C.2. Đối với chủ xử lý, tiêu hủy CTNH có địa bàn hoạt động từ hai tỉnh trở lên

  1. Trong một vùng:

Mã vùng. Số thứ tự cấp phép. X

  1. Từ 2 vùng trở lên:

Mã vùng thứ nhất-Mã vùng thứ 2-...-Mã vùng thứ n. Số thứ tự cấp phép. X

            Chú thích:

  • Mã vùng: Theo Bảng 2 Phụ lục này
  • Số thứ tự cấp phép: Có 3 chữ số từ 001 đến 999
  • X: Ký hiệu chủ xử lý, tiêu hủy CTNH

Ví dụ:

- Một chủ xử lý, tiêu hủy CTNH có địa bàn hoạt động trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, số thứ tự cấp phép là 25 thì có mã số QLCTNH là: 8.025.X

- Một chủ xử lý, tiêu hủy CTNH có địa bàn hoạt động trong các vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, số thứ tự cấp phép là 25 thì có mã số QLCTNH là: 7-8.025.X

D. Mã số QLCTNH của chủ hành nghề QLCTNH

D.1. Đối với chủ hành nghề QLCTNH có địa bàn hoạt động trong một tỉnh:

            Mã tỉnh. Số thứ tự cấp phép.VX

            Chú thích:

  • Mã tỉnh: Theo Bảng 1 Phụ lục này
  • Số thứ tự cấp phép: Có 3 chữ số từ 001 đến 999
  • VX: Ký hiệu chủ hành nghề QLCTNH

Ví dụ: Một chủ hành nghề QLCTNH có địa bàn hoạt động trong tỉnh An Giang, số thứ tự cấp phép là 125, được cấp mã số QLCTNH là: 89.125.VX.

 

            D.2. Đối với chủ hành nghề QLCTNH có địa bàn hoạt động từ hai tỉnh trở lên

  1. Trong một vùng:

Mã vùng. Số thứ tự cấp phép.VX

  1. Từ 2 vùng trở lên:

Mã vùng thứ nhất-Mã vùng thứ 2-...-Mã vùng thứ n. Số thứ tự cấp phép.VX

            Chú thích:

  • Mã vùng: Theo Bảng 2 Phụ lục này
  • Số thứ tự cấp phép: Có 3 chữ số từ 001 đến 999
  • VX: Ký hiệu chủ hành nghề QLCTNH

Ví dụ:

- Một chủ hành nghề QLCTNH có địa bàn hoạt động trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, số thứ tự cấp phép là 125, được cấp mã số QLCTNH là: 8.125.VX

- Một chủ hành nghề QLCTNH có địa bàn hoạt động trong các vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, số thứ tự cấp phép là 125, được cấp mã số QLCTNH là: 7-8.125.VX

Đ. Mã số QLCTNH của chủ xử lý CTNH được cấp phép theo quy định tại Thông tư này:

  1. Trong một vùng:

Mã vùng. Số thứ tự cấp phép.VX

  1. Từ 2 vùng trở lên:

Mã vùng thứ nhất-Mã vùng thứ 2-...-Mã vùng thứ n. Số thứ tự cấp phép.VX

            Chú thích:

  • Mã vùng: Theo Bảng 3 Phụ lục này
  • Số thứ tự cấp phép: Có 3 chữ số từ 001 đến 999
  • VX: Ký hiệu chủ xử lý CTNH

Ví dụ:

- Một chủ xử lý CTNH có địa bàn hoạt động trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, số thứ tự cấp phép là 125, được cấp mã số QLCTNH là: 6.125.VX

- Một chủ xử lý CTNH có địa bàn hoạt động trong các vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, số thứ tự cấp phép là 125, được cấp mã số QLCTNH là: 5-6.125.VX

Lưu ý:

  1. Khi cấp đổi Giấy phép hành nghề QLCTNH sang Giấy phép xử lý CTNH theo quy định tại Thông tư này thì số thứ tự cấp phép vẫn được giữ nguyên.
  2. Số thứ tự của Giấy phép xử lý CTNH được cấp theo quy định tại Thông tư này được tính tiếp theo số thứ tự của Giấy phép hành nghề QLCTNH.

Bảng 1: Mã tỉnh

(Căn cứ Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam)

Mã tỉnh

Tên tỉnh

Mã tỉnh

Tên tỉnh

Mã tỉnh

Tên tỉnh

01

TP. Hà Nội

34

Thái Bình

67

Đắk Nông

02

Hà Giang

35

Hà Nam

68

Lâm Đồng

04

Cao Bằng

36

Nam Định

70

Bình Phước

06

Bắc Kạn

37

Ninh Bình

72

Tây Ninh

08

Tuyên Quang

38

Thanh Hóa

74

Bình Dương

10

Lào Cai

40

Nghệ An

75

Đồng Nai

11

Điện Biên

42

Hà Tĩnh

77

Bà Rịa - Vũng Tàu

12

Lai Châu

44

Quảng Bình

79

TP. Hồ Chí Minh

14

Sơn La

45

Quảng Trị

80

Long An

15

Yên Bái

46

Thừa Thiên Huế

82

Tiền Giang

17

Hòa Bình

48

TP. Đà Nẵng

83

Bến Tre

19

Thái Nguyên

49

Quảng Nam

84

Trà Vinh

20

Lạng Sơn

51

Quảng Ngãi

86

Vĩnh Long

22

Quảng Ninh

52

Bình Định

87

Đồng Tháp

24

Bắc Giang

54

Phú Yên

89

An Giang

25

Phú Thọ

56

Khánh Hòa

91

Kiên Giang

26

Vĩnh Phúc

58

Ninh Thuận

92

TP. Cần Thơ

27

Bắc Ninh

60

Bình Thuận

93

Hậu Giang

30

Hải Dương

62

Kon Tum

94

Sóc Trăng

31

Hải Phòng

64

Gia Lai

95

Bạc Liêu

33

Hưng Yên

66

Đắk Lắk

96

Cà Mau

 

Bảng 2: Mã vùng trong Giấy phép quản lý CTNH

(Đã ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại)

Mã vùng

Tên vùng

Các tỉnh trong vùng

1

Đồng bằng sông Hồng

Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc

2

Đông Bắc

Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái

3

Tây Bắc

Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La

4

Bắc Trung bộ

Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế

5

Duyên hải Nam Trung bộ

Bình Định, Bình Thuận, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận,

Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi

6

Tây Nguyên

Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng

7

Đông Nam bộ

Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh

8

Đồng bằng sông Cửu Long

An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long

 

Bảng 3: Mã vùng trong Giấy phép xử lý CTNH

(Căn cứ theo Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội)

Mã vùng

Tên vùng

Các tỉnh trong vùng

1

Trung du và miền núi phía Bắc

Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái

2

Đồng bằng sông Hồng

Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh

3

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận

4

Tây Nguyên

Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng

5

Đông Nam Bộ

Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu

6

Đồng bằng sông Cửu Long

Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh,  Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau

Phụ lục 8

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ, VĂN BẢN CHẤP THUẬN VẬN CHUYỂN XUYÊN BIÊN GIỚI CHẤT THẢI NGUY HẠI
(Kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

A. Đơn đăng ký vận chuyển xuyên biên giới CTNH

(Căn cứ Phụ lục V A của Công ước Basel)

Việc vận chuyển xuyên biên giới CTNH được thực hiện bằng việc đăng ký xuất khẩu CTNH. Đối với cùng một loại CTNH, việc đăng ký xuất khẩu có thể được thực hiện cho từng chuyến xuất khẩu đơn lẻ hoặc chung cho nhiều chuyến xuất khẩu trong một năm. Chủ nguồn thải CTNH hoặc nhà xuất khẩu đại diện cho các chủ nguồn thải phải phối hợp với các bên liên quan lập hồ sơ theo quy định tại Điều 22 Thông tư này với Đơn đăng ký gồm đầy đủ các thông tin sau:

  1. Lý do xuất khẩu CTNH
  2. (Các) chủ nguồn thải CTNH 1/
  3. Nhà xuất khẩu đại diện cho chủ nguồn thải (nếu có) 1/
  4. Đơn vị xử lý CTNH ở nước ngoài 1/
  5. Nhà nhập khẩu CTNH (nếu khác với đơn vị xử lý) 1/
  6. Đơn vị thực hiện việc vận chuyển trong nội địa (dự kiến)  1/
  7. Đơn vị vận chuyển xuyên biên giới (dự kiến) 1/
  8. Quốc gia quá cảnh dự kiến
    Cơ quan thẩm quyền Công ước Basel của quốc gia quá cảnh 2/
  9. Quốc gia nhập khẩu
    Cơ quan thẩm quyền Công ước Basel của quốc gia nhập khẩu 2/
  10. Chỉ rõ đăng ký đơn lẻ cho từng chuyến hay đăng ký chung cho nhiều chuyến trong một năm
  11. Dự kiến về ngày xuất cảnh, thời gian vận chuyển và hành trình dự kiến (bao gồm cả cửa khẩu nhập và cửa khẩu xuất) 3/
  12. Phương tiện vận chuyển (đường bộ, đường sắt, đường nội thủy, đường biển, đường không...) và số hiệu (nếu đã xác định)
  13. Những thông tin về bảo hiểm trong trường hợp sự cố 4/
  14. Mô tả tính chất của từng loại CTNH, mã CTNH quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này và theo danh mục A của Công ước Basel, thành phần chất thải 5/ và những thông tin về mọi yêu cầu xử lý đặc biệt, bao gồm cả những quy định khẩn cấp trong trường hợp có sự cố
  15. Loại bao bì (kiện, thùng phuy hoặc téc...) và phương án đóng gói, bảo quản
  16. Khối lượng 6/
  17. Quá trình phát sinh CTNH 7/
  18. Phương pháp xử lý CTNH ở nước ngoài
  19. Cam kết của chủ nguồn thải (hoặc nhà xuất khẩu đại diện) xác nhận các thông tin là đúng
  20. Những thông tin do đơn vị xử lý ở nước ngoài thông báo cho chủ nguồn thải (hoặc nhà xuất khẩu đại diện), chứng minh rằng chất thải được bảo đảm quản lý hợp lý về môi trường phù hợp với luật pháp của Quốc gia nhập khẩu
  21. Thông tin liên quan đến hợp đồng ký kết giữa chủ nguồn thải (hoặc nhà xuất khẩu đại diện) và đơn vị xử lý ở nước ngoài hoặc nhà nhập khẩu

Ghi chú

1/           Tên, mã số QLCTNH (nếu có) địa chỉ, số điện thoại, fax, thư điện tử (nếu có) cũng như tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, thư điện tử (nếu có) của những người cần liên hệ

2/           Tên và địa chỉ đầy đủ, số điện thoại, fax, thư điện tử (nếu có)

3/           Trong trường hợp có một đăng ký chung cho nhiều chuyến xuất khẩu trong một năm, thì phải ghi rõ ngày tháng của từng chuyến, hoặc nếu chưa biết ngày xuất cảng, thì cần thông báo tần suất vận chuyển

4/           Cung cấp thông tin liên quan đến các yêu cầu bảo hiểm tương ứng và cách các chủ nguồn thải, nhà xuất khẩu đại diện (nếu có), đơn vị vận chuyển, nhà nhập khẩu, và đơn vị xử lý có thể đáp ứng được yêu cầu này

5/           Tính chất và nồng độ của các thành phần nguy hiểm nhất về mặt độc tính và các mối đe dọa khác của CTNH trong cả khâu quản lý lẫn các khâu liên quan đến xử lý

6/           Trong trường hợp có một đăng ký chung cho nhiều chuyến xuất khẩu trong một năm, cần chỉ rõ dự kiến về tổng số lượng và số lượng của từng chuyến

7/           Thông tin này là cần thiết cho việc đánh giá mối nguy hiểm và xác định sự thích hợp của hoạt động xử lý được đề xuất

B. Mẫu văn bản chấp thuận vận chuyển xuyên biên giới CTNH

***

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG   

Số: …

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Hà Nội,  ngày … tháng … năm ……

 

Kính gửi: (Tên tổ chức, cá nhân đăng ký xuất khẩu)

    Theo ...; căn cứ..., Tổng cục Môi trường với tư cách cơ quan thẩm quyền Công ước Basel tại Việt Nam chấp thuận việc xuất khẩu chất thải nguy hại (CTNH) với những thông tin và điều kiện cụ thể như sau:

  1. Tên và mã CTNH:
  2. Lý do xuất khẩu:
  3. Chủ nguồn thải (hoặc nhà xuất khẩu đại diện):
  4. Đơn vị xử lý ở nước ngoài:
  5. Đơn vị thực hiện việc vận chuyển trong nội địa:
  6. Đơn vị vận chuyển xuyên biên giới:
  7. Quốc gia quá cảnh:
    Cơ quan thẩm quyền Công ước Basel:
  8. Quốc gia nhập khẩu:
    Cơ quan thẩm quyền Công ước Basel:    
  9. Số lần xuất khẩu:
  10. Thời gian được phép xuất khẩu (từ ngày ... đến ngày ...):
  11. Dự kiến về ngày xuất cảnh, thời gian vận chuyển và hành trình dự kiến (cảng xuất khẩu, quá cảnh, nhập khẩu):
  12. Phương tiện vận chuyển và số hiệu (nếu đã xác định):
  13. Thông tin về bảo hiểm cho từng lô hàng (trong trường hợp sự cố):
  14. Mô tả tính chất của từng loại CTNH:
  15. Loại bao bì:
  16. Khối lượng (kg):
  17. Quá trình phát sinh CTNH:
  18. Phương pháp xử lý ở nước ngoài:

Việc xuất khẩu CTNH nêu trên phải được thực hiện theo đúng các quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong đó có việc sử dụng Chứng từ CTNH theo Phụ lục 3 và việc lập hồ sơ vận chuyển cho từng chuyến xuất khẩu theo quy định tại Điều 22 Thông tư này.

Tổng cục Môi trường thông báo để (tên tổ chức, cá nhân đăng ký xuất khẩu) biết và thực hiện./.

 Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu...

TỔNG CỤC TRƯỞNG

(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 Phụ lục 9

ĐÀO TẠO, CẤP CHỨNG CHỈ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

 (Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015

 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

A. Khung chương trình đào tạo quản lý chất thải nguy hại

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung

Chương trình này cung cấp cho người học một số năng lực để có thể thực hiện được các nghiệp vụ cơ bản về quản lý CTNH.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Sau khi hoàn thành chương trình, người học có khả năng:

- Có nhận thức đúng đắn về vai trò, quyền hạn, trách nhiệm của mình trong công tác quản lý CTNH.

- Trình bày và giải thích được những nội dung cơ bản quản lý chất thải nguy hại; tổ chức thực hiện các nghiệp vụ quản lý CTNH.

- Áp dụng được những kiến thức về quản lý CTNH để lập được kế hoạch và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ quản lý CTNH phù hợp với điều kiện thực tế trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH.

2. Nội dung khung chương trình đào tạo và thời lượng

2.1. Chương trình đào tạo nghiệp vụ quản lý CTNH bao gồm các chuyên đề chính sau:

TT

Tên chuyên đề

Thời lượng (tiết)

 

Tổng

Lý thuyết

Thảo luận, thực

hành

 
 

1

Chuyên đề 1: Tổng quan hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về môi trường và quản lý CTNH

4

3

1

 

2

Chuyên đề 2: Danh mục, phân định, phân loại CTNH; Tình hình quản lý CTNH trên toàn quốc và các công nghệ xử lý CTNH đang áp dụng hiện nay

4

3

1

 

3

Chuyên đề 3: Yêu cầu kỹ thuật đối với việc hành nghề quản lý CTNH; An toàn lao động, bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa, ứng phó sự cố trong quản lý CTNH

4

3

1

 

4

Chuyên đề 4: Chứng từ, báo cáo quản lý CTNH

4

2

2

 

 

TỔNG

16

11

5

 

2.2. Mô tả các chuyên đề

2.2.1. Chuyên đề 1: Tổng quan hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về môi trường và quản lý CTNH

Nội dung cơ bản của chuyên đề bao gồm:

- Các Điều ước quốc tế liên quan đến quản lý CTNH;

- Các quy định của hệ thống pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường và quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam;

+ Các nội dung về quản lý CTNH trong Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014;

+ Các nội dung về quản lý CTNH trong Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

+ Các quy định cụ thể của Thông tư này.

- Các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý CTNH;

- Hướng dẫn áp dụng các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn liên quan đến quản lý CTNH.

2.2.2. Chuyên đề 2: Danh mục CTNH, phân định, phân loại CTNH. Tình hình quản lý CTNH trên toàn quốc và các công nghệ xử lý CTNH đang áp dụng hiện nay

Nội dung cơ bản của chuyên đề bao gồm:

- Danh mục CTNH, phân định, phân loại CTNH:

+ Danh mục CTNH;

+ Phân định CTNH;

+ Phân loại CTNH.

- Tình hình quản lý CTNH trên toàn quốc và các công nghệ xử lý CTNH đang áp dụng hiện nay:

+ Thực trạng công tác quản lý CTNH trên toàn quốc;

+ Các công nghệ xử lý CTNH hiện nay.

            2.2.3. Chuyên đề 3: Yêu cầu kỹ thuật và quy trình vận hành các phương tiện, thiết bị, hệ thống xử lý CTNH và bảo vệ môi trường. An toàn lao động, bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa, ứng phó sự cố trong quản lý CTNH

Nội dung cơ bản của chuyên đề bao gồm:

- Yêu cầu kỹ thuật và quy trình vận hành các phương tiện, thiết bị, hệ thống xử lý CTNH và bảo vệ môi trường:

+ Yêu cầu kỹ thuật, quy trình vận hành an toàn đối với phương tiện thiết bị lưu chứa, lưu giữ CTNH và vận chuyển CTNH;

+ Yêu cầu kỹ thuật, quy trình vận hành an toàn đối với hệ thống, thiết bị xử lý CTNH;

+ Yêu cầu kỹ thuật, quy trình vận hành an toàn đối với công trình, biện pháp bảo vệ môi trường;

+ Các vấn đề khác.

            - An toàn lao động, bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa, ứng phó sự cố trong quản lý CTNH:

+ Các biện pháp an toàn lao động trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH;

+ Các biện pháp bảo vệ sức khỏe cán bộ, công nhân viên tham gia công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH;

+ Xác định các sự cố có thể xảy ra và biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố đặc biệt là phòng ngừa cháy, nổ.

2.2.4. Chuyên đề 4: Chứng từ, báo cáo quản lý CTNH.

Nội dung cơ bản của chuyên đề bao gồm:

- Hướng dẫn lập, sử dụng, lưu trữ chứng từ CTNH;

- Hướng dẫn lập và báo cáo quản lý CTNH;

- Giới thiệu về hệ thống thông tin quản lý tích hợp CTNH (E-manifest) do Tổng cục Môi trường xây dựng và hướng dẫn sử dụng các tính năng của hệ thống.

3. Đánh giá kết quả học tập và xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo

3.1. Kết thúc mỗi chuyên đề trong chương trình đào tạo này sẽ có một bài kiểm tra chuyên đề để đánh giá kết quả học tập. Nội dung, hình thức, thời gian kiểm tra do giảng viên cơ sở đào tạo chương trình này quyết định và phải được công bố trước khi thực hiện đào tạo chuyên đề.

3.2. Điểm kiểm tra kết thúc chuyên đề được chấm theo thang điểm hệ 10 (từ 0 đến 10), bài kiểm tra phải đạt từ 5 điểm trở lên mới đạt yêu cầu.

3.3. Người học tham dự ít nhất 80% thời gian lên lớp lý thuyết, thực hiện đầy đủ các bài thảo luận theo yêu cầu của chuyên đề, chấp hành đúng các quy định của cơ sở đào tạo thì được tham dự kiểm tra kết thúc chuyên đề.

3.4. Nếu người học có điểm chưa đạt yêu cầu hoặc không đủ điều kiện dự kiểm tra được quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Mục này thì phải học lại chuyên đề đó. Việc học lại do giảng viên cơ sở đào tạo chương trình này quyết định.

3.5. Người học có điểm kiểm tra của tất cả các chuyên đề trong chương trình đào tạo đạt yêu cầu sẽ được xem xét cấp chứng chỉ quản lý CTNH.

 

B. Mẫu Chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số: .............

Có giá trị đến ngày: .../.../...  

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

CHỨNG CHỈ

Quản lý chất thải nguy hại
Cấp cho

 

Họ và tên:

Ngày sinh:

Số CMND:                                      Nơi cấp:                                 

                                        

                                                  TỔNG CỤC TRƯỞNG

                                                 (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

C. Mẫu đơn đề nghị cấp Chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại

 (TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO)

Số: ....................            

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

          .....…., ngày....tháng....năm

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP CHỨNG CHỈ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

 

Kính gửi: Tổng cục Môi trường

I. Thông tin chung

Tên cơ sở đào tạo:

Địa chỉ:

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận cơ sở đào tạo):

Số điện thoại liên lạc:

II. Kết quả đào tạo quản lý CTNH

1. Khóa đào tạo: 

2. Thời gian đào tạo:

3. Tổng số học viên đào tạo:

Trong đó:

- Số học viên đạt kết quả đào tạo:

- Số học viên không đạt kết quả đào tạo:

Dựa vào kết quả đào tạo nêu trên, (tên cơ sở đào tạo) đề nghị Tổng cục Môi trường cấp Chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại cho các học viên đạt kết quả đào tạo có tên tại Bảng tổng hợp kết quả đào tạo gửi kèm theo.

 

 

Lãnh đạo cơ sở đào tạo

(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

  D. Mẫu Bảng tổng hợp kết quả đào tạo quản lý chất thải nguy hại

(TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÀO TẠO QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

Khóa đào tạo:.........

Từ ngày … tháng … năm ….. đến  ngày … tháng … năm…..

TT

Họ tên học viên

Số CMND/
Nơi cấp

Sinh ngày

Đơn vị công tác

Điểm kiểm tra chuyên đề

Tổng số điểm

Kết quả đào tạo

(Đạt/không đạt)

Chuyên đề số 1

Chuyên đề số 2

Chuyên đề số 3

Chuyên đề số 4

...

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 ..............., ngày....tháng....năm........                                            

       Lãnh đạo cơ sở đào tạo                                  

(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

Đ. Mẫu đơn đề nghị cấp mới Chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......., ngày … tháng ... năm...

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP MỚI CHỨNG CHỈ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI NGUY HẠI

 

Kính gửi: Tổng cục Môi trường

Họ và tên:

Sinh ngày: ...../....../........               Giới tính:

Số CMND:.............................. ngày cấp ....../....../............. nơi cấp:

Địa chỉ:

Số điện thoại liên lạc:

Đơn vị công tác:

Tôi đã được cấp Chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại với thông tin như sau:

Chứng chỉ số: ...............................  ngày cấp: ....../....../......

Có giá trị đến: ......./....../.......

Tôi đã hoạt động (thời gian) trong lĩnh vực quản lý, xử lý chất thải nguy hại tại (tổ chức nơi làm việc). Đến nay, Chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại của tôi đã hết hạn.

Xin gửi kèm theo:

- 01 bản sao Chứng minh nhân dân (có chứng thực);

- 01 bản sao Chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại đã được cấp (có chứng thực);

- Giấy xác nhận của tổ chức nơi làm.

Tôi xin cam đoan các thông tin trên đây hoàn đúng sự thật, đề nghị Tổng cục Môi trường cấp Chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại mới cho tôi../.

Người đề nghị

 (Ký, ghi rõ họ tên)

E. Mẫu đơn đề nghị cấp lại Chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......., ngày … tháng ... năm.......

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI CHỨNG CHỈ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI NGUY HẠI

 

Kính gửi: Tổng cục Môi trường

Họ và tên:

Sinh ngày: ........../......../............  Giới tính: ....................

Số CMND:.............................. ngày cấp ....../....../............. nơi cấp:..........

Địa chỉ:

Số điện thoại liên lạc:

Đơn vị công tác:

Đề nghị Tổng cục Môi trường cấp lại Chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại tôi đã được cấp với thông tin như sau:

Chứng chỉ số: ...............................  ngày cấp: ......./......../...........

Có giá trị đến: ........./........./.............

Cơ sở đào tạo:

Khóa đào tạo:

Thời gian đào tạo: Từ ngày ......../........./......... đến ngày ......../........./.........

Lý do đề nghị cấp lại:

Xin gửi kèm theo:

- 01 bản sao Chứng minh nhân dân (có chứng thực);

Tôi xin cam đoan các thông tin trên đây hoàn đúng sự thật, đề nghị Tổng cục Môi trường cấp lại Chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại../.

Người đề nghị

 (Ký, ghi rõ họ tên)

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT

Circular No.36/2015/TT-BTNMT dated June 30, 2015 of the Ministry of Natural Resources and Environment on management of hazardous wastes
Pursuant to the Law on Environment protection dated June 23, 2014;

Pursuant to the Government s Decree No. 19/2015/ND-CP dated February 14, 2015 on guidelines for some Articles of the Law on Environment protection;

Pursuant to the Government s Decree No. 38/2015/ND-CP dated April 24, 2015 on management of wastes and scrap;

Pursuant to the Government s Decree No. 21/2013/ND-CP dated March 04, 2013 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Natural Resources and Environment;

At the request of Director of Vietnam Environment Administration and Director of the Legal Department,

The Minister of Natural Resources and Environment promulgates a Circular on management of hazardous wastes

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of adjustment

This Circular elaborates Clause 3 Article 90 and Clause 6 Article 141 of the Law on Environment protection; Clause 3 Article 8, Clause 11 Article 9, Clause 7 Article 10, Clause 5 Article 11, Clause 1 Article 13, Clause 6 Article 49, and Clause 1 Article 65 of the Government s Decree No. 38/2015/ND-CP dated April 24, 2015 on management of wastes and scrap (hereinafter referred to as Decree No. 38/2015/ND-CP).

Article 2. Subject of application

This Circular applies to regulatory bodies, Vietnamese or foreign organizations and individuals (hereinafter referred to as entities) whose activities involve hazardous wastes.

Article 3. Unit of measurement of hazardous wastes

The amount of hazardous wastes in licenses, reports, and other documents mentioned in this Circular shall be expressed as kilogram (kg).

Article 4. Authentication of documents and authorization

1. Authentication of copies of documents in the dossiers, plans, and reports mentioned in this Circular are not required. However, each page must bear the issuer’s seal and the issuer is responsible for their authenticity before they are submitted to competent authorities.

2. Each page of the documents, plans, and reports issued by organizations and individuals as prescribed in this Circular must bear the seal of the issuer for authentication before they are submitted to competent authorities.

3. The authorization to sign, seal documents, contracts, plans, and reports mentioned in this Circular shall be given as follows:

a) Hazardous waste source owner may only authorize the facilities producing hazardous wastes written in the register of hazardous waste source owners;

b) Owners of hazardous waste treatment facilities may only authorize the facilities written on the License for hazardous waste treatment prescribed by this Circular;

c) Owners of hazardous waste management establishments may only authorize the facilities and hazardous waste transport agents written on the License for hazardous waste management issued before the effective date of this Circular;

d) Owners of hazardous waste transport establishments or hazardous waste treatment/destruction establishments may only authorize the establishments written on the License for hazardous waste transport/treatment/destruction issued before the effective date of this Circular.

Chapter II

LIST OF HAZARDOUS WASTES, TECHNICAL REQUIREMENTS AND PROCEDURES FOR HAZARDOUS WASTE MANAGEMENT

Article 5. List of hazardous wastes, codes of hazardous wastes, and hazardous waste management numbers

1. The list of hazardous wastes and codes of hazardous wastes are provided in Appendix 1 enclosed herewith.

2. Hazardous waste management numbers are registration numbers of the registers of hazardous waste source owners, licenses for hazardous waste treatment, licenses for hazardous waste management (common name of licenses of management/transport/treatment/destruction of hazardous wastes issued before the issuance date of this Circular).

Article 6. Identification and classification of hazardous wastes

1. Hazardous wastes shall be identified according to Appendix 1 enclosed herewith and environmental standards on limits of hazardous wastes.

2. Hazardous wastes must be classified by the source owner when:

a) Hazardous wastes are moved to storage at the same establishment where hazardous wastes are produced;

b) Hazardous wastes are moved an external establishment for treatment other than storage of the establishment where hazardous wastes are produced.

3. In case hazardous wastes are reused, recycled, treated, or used for energy production at the generating facility, the source owner may decide whether to classify hazardous wastes depending on available technologies.

Article 7. Technical requirements and procedures for hazardous waste management

1. Hazardous waste source owners shall fulfill the duties prescribed in Article 7 of Decree No. 38/2015/ND-CP with regard to the technical requirements and procedures prescribed in Clauses 2 to 9 of this Article.

2. Prepare an area for storage of hazardous wastes; store hazardous wastes in packages or storing devices that satisfy technical requirements and management procedures in Appendix 2 (A) enclosed herewith.

3. Requirements for transfer of hazardous wastes:

A) Only sign contract to transfer hazardous wastes to entities having legitimate licenses for hazardous waste treatment or hazardous waste management;

b) When exporting hazardous wastes for overseas treatment, the source owner must comply with Basel Convention on the Control of Transboundary Movements of Hazardous Wastes and Their Disposal (hereinafter referred to as Basel Convention) according to Article 23 of this Circular.

4. Use the documents provided in Appendix 3 enclosed herewith for every transfer of hazardous wastes, except for the following cases:

a) Reuse, treatment, recycling of hazardous wastes within the premises of the facility;

b) The case mentioned in Clause 4 Article 24 of this Circular.

5. Within 06 months from the transfer date, if the last two copies of the documents are not received without acceptable explanation in writing from the transferee, the hazardous waste source owner shall send a report to the Department of Natural Resources and Environment of the province or Vietnam Environment Administration as prescribed by law.

6. Making and submitting reports:

a) Make annual reports on hazardous waste management (the reporting period is from January 01 to December 31) using the form provided in Appendix 4 (A) enclosed herewith and submit them to the Department of Natural Resources and Environment by January 31 of the succeeding year. In the case mentioned in Point a Clause 3 Article 12 of this Circular, the hazardous waste source owner shall only submit one report within one month from the day on which the facility is shut down;

b) Submit extraordinary reports at the request of competent authorities.

7. Retain all copies of hazardous waste documents, reports on hazardous waste management, and relevant documents for 5 years in order to provide them for competent authorities on request.

8. Make paper documents simultaneously with online reports on the system of Vietnam Environment Administration or via email at the written request of competent authorities.

9. The reuse, recycle, treatment of hazardous wastes, or use of hazardous wastes for energy production must satisfy the technical requirements and procedures in Appendix 2 (A) enclosed herewith and be registered in the register of hazardous waste source owners.

Article 8. Technical requirements and procedures related to herbal ingredients for licensing hazardous waste management

1. The equipment for storage, transport, and treatment of hazardous wastes (including reuse, recycle, treatment of hazardous wastes) must satisfy the technical requirements and procedures in Appendix 2 (B) enclosed herewith.

2. Means of transport of hazardous wastes must have global positioning systems (GPS) and connected to the online network to find the locations and record the travel of hazardous wastes.

3. Each vehicle, each piece of equipment may only be registered for one License for hazardous waste treatment, except for means of sea, rail, and air transport.

4. Environmental protection works at the hazardous waste treatment facility and transit stations (if any) must satisfy the technical requirements and management procedures in Appendix 2 (B) enclosed herewith.

5. The entities applying for the license for hazardous waste treatment must establish procedures for safe operation of systems, vehicles, equipment; plans for pollution control, environmental protection, occupational safety, health protection, prevention of and response to accidents; annual training, pollution treatment, and environmental protection upon shutdown; programs for environment surveillance, treatment surveillance, and assessment of hazardous waste treatment according to the contents of Appendix 5 (B) enclosed herewith.

6. The entities applying for the license for hazardous waste treatment must make brief instruction sheets or diagrams about safe operation procedures mentioned in Clause 5 of this Article so they can be put up at convenient and noticeable positions on the vehicle, in the treatment facility and transit station (if any).

Article 9. Technical requirements and procedures applied to owners of hazardous waste management facilities

1. Owners of hazardous waste management facilities shall fulfill the duties prescribed in Article 12 of Decree No. 38/2015/ND-CP with regard to the technical requirements and procedures prescribed in clauses 2 to 13 of this Article.

2. Take management measure and responsibility for the operation of borrowed/rented vehicles during the transport of hazardous wastes; submit reports on change, extension, or termination of the contract related to the borrowed/rented vehicles within 15 working days from the date of change, extension, or termination of contract.

3. When participating in the domestic transport of hazardous wastes that are transported across the border, the owner of treatment facility shall cooperate with the hazardous waste source owner or the exporter that represents the hazardous waste source owner in complying with regulations of Basel Convention as prescribed in Article 22 of this Circular.

4. When the treatment facility wishes to use a vehicle that satisfy the technical requirements and management procedures in Appendix 2 (B) enclosed herewith but is not mentioned in the License for hazardous waste treatment, a report shall be submitted to the licensing authority for consideration. Within 15 working days, Vietnam Environment Administration shall make written response. Explanation must be provided if the request is rejected.

5. Making reports:

a) Submit annual reports on hazardous waste management according to the form provided in Appendix 4 (B) enclosed herewith within 01 months from the end of the reporting period;

b) Submit extraordinary reports at the request of competent authorities;

c) Submit reports to the licensing authority on changes of equipment, personnel (legal representative and the persons mentioned in Point a Clause 5 Article 9 of Decree No. 38/2015/ND-CP) or programs, plans enclosed with the License for hazardous waste treatment.

6. Keep a log of names, quantities, codes of hazardous wastes, transfer time, transferors, transferees of hazardous wastes; a log of operation of systems, vehicles, and equipment serving hazardous waste treatment; a log of quantity, quality, outlets of products obtained from recycling or treatment of hazardous wastes; make online documents to monitor the travel of vehicles by GPS and grant access to the licensing authority; create an automatic continuous monitoring database (if any).

7. If the owner of hazardous waste management facility is also the owner of solid domestic waste treatment facility or common solid industrial waste treatment facility, the reports, documents, and logs related to management of solid domestic wastes or common solid industrial wastes are integrated in the reports, documents, and logs of hazardous waste management.

8. When 02 entities seeks a cooperation in which one party is responsible for transport of hazardous wastes while the other is responsible for treatment (including facilities test running their hazardous waste treatment systems), the transferor or transferee must send a written request and the contract to the licensing authority for consideration and approval. If the contract is terminated, changed, or extended, a notice must be sent to the licensing authority for consideration. The licensing authority shall make a written response within 15 working days. Transfer shall be carried out between two parties under the contract approved by the licensing authority. Hazardous wastes must not be transferred to any third party.

9. Make paper documents simultaneously with online reports on the system of Vietnam Environment Administration or via email at the written request of Vietnam Environment Administration.

10. Retain all copies of hazardous waste documents, reports on hazardous waste management, and relevant documents for 5 years.

11. If the person in charge of management or professional training of the hazardous waste treatment facility as prescribed in Point a Clause 5 Article 9 of Decree No. 38/2015/ND-CP, the replacement must obtain the certificate of training in hazardous waste management within 06 months from the date of replacement.

12. After being delivered by the source owner, hazardous wastes must be transported to the treatment facilities in order to be treated with the licensed systems and equipment, unless they are transferred to another hazardous waste treatment facility as prescribed in Clause 3 or Clause 8 of this Article.

13. The licensed systems, vehicles, and equipment for transport and treatment of hazardous wastes, and environmental protection works at the treatment facility and transit station (if any) must satisfy must the satisfy technical requirements and procedures in Appendix 2 (B) enclosed herewith throughout their operation.

Article 10. Responsibility of Vietnam Environment Administration

1. Manage, inspect the fulfillment of conditions, the operation, contracts, reports, and documents relevant to the entities having the licenses for hazardous waste treatment or hazardous waste management issued by the Ministry of Natural Resources and Environment.

2. Send copies of licenses for hazardous waste treatment or Decisions on revocation of license issued by the Ministry of Natural Resources and Environment to People’s Committees of central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as the People’s Committee of the province), Departments of Natural Resources and Environment of provinces where the licensed treatment facilities are located, and post them on the website of Vietnam Environment Administration.

3. Develop and operate the national database and information system about hazardous wastes; organize, provide guidance on registration of hazardous waste source owners, declaration of hazardous waste documents, and online submission of reports on hazardous waste management; organize the enhancement of information system or emails to send notices, instructions, and discussion with other entities during the process of issuance of licenses for hazardous waste treatment.

Article 11. Responsibility of Departments of Natural Resources and Environment

1.Perform the duties mentioned in Clause 1 and Clause 2 Article 14 of Decree No. 38/2015/ND-CP.

2. Manage the operation, contracts, reports, and documents related to the entities having licenses for hazardous waste management issued by the provincial governments.

3. Publish information about registers of hazardous waste source owners they issue on the web portal (if any).

4. Make the following reports:

a) Submit annual reports hazardous waste management (the form is provided in Appendix 4 (C) enclosed herewith) within 03 months from the end of the reporting period, including collection, transport, and treatment of hazardous wastes under the plans approved by the People’s Committees of provinces according to Article 23 and Article 24 of this Circular (if any);

b) Submit extraordinary reports on hazardous waste management at the request of the Minister of Natural Resources and Environment.

5. Offer opinions about issuance of licenses for hazardous waste treatment according to Clause 5 Article 17, Point b Clause 3 Article 18, and Clause 3 Article 19 of this Circular.

Chapter III

REGISTRATION OF HAZARDOUS WASTE SOURCE OWNER; PROCEDURES FOR ISSUANCE, REISSUANCE, AND ADJUSTMENT OF LICENSE FOR HAZARDOUS WASTE TREATMENT

Section 1: REGISTRATION OF HAZARDOUS WASTE SOURCE OWNER

Article 12. Applicants for registration of hazardous waste source owner

1. Any business establishment that generates hazardous wastes must apply for registration of hazardous waste source owner with the Department of Natural Resources and Environment of the province where hazardous wastes are generated.

2. Rules for identification of hazardous waste source owners:

a) The identification of the hazardous waste source owner for registration and management of hazardous wastes depends on the place where hazardous wastes are generated;

b) Any business establishment that generates hazardous wastes outside its premises shall has an agreement with the entity in charge of the place where hazardous wastes are generated on which of them will apply for registration of hazardous waste source owner, unless hazardous wastes are generated because of an accident or force majeure event;

c) The hazardous waste source owner may register all facilities that generate hazardous wastes he/she owns or manage within a province, or select a point to register linear facilities that generate hazardous wastes within a province.

3. The following entities are only required to submit periodic reports on hazardous waste management instead of applying for the register of hazardous waste source owner:

a) Facilities that have operated for less than 01 year;

b) Facilities whose regular or annual production of hazardous wastes does not exceed 600 kg/year, except for hazardous wastes on the list of persistent organic pollutants (POP) in Stockholm Convention on Persistent Organic Pollutants (hereinafter referred to as Stockholm Convention)

c) Offshore oilrigs.

Article 13. Documents for registration of hazardous waste source owner

1. Documents for registration of hazardous waste source owner include:

a) The application form provided in Appendix 6 (A) enclosed herewith;

b) 01 copy of the Certificate of Business registration or an equivalent paper;

c) Documents for registration of reuse, recycle, treatment of hazardous wastes, or use of hazardous wastes for energy production are specified in Point 5.1; the application form is provided in Appendix 6 (A) of this Circular.

2. Documents in the case of registration of hazardous waste source owner mentioned in Clause 3 of Article 12 are replaced with reports (the form is provided in Appendix 4 (A) enclosed herewith).

Article 14. Procedures for registration of hazardous waste source owner

1. Documents for registration of hazardous waste source owner include:

a) Hazardous waste source owner (except for the entities mentioned in Clause 3 Article 12 of this Circular) shall compile 01 application and submit it to Departments of Natural Resources and Environment of the province where hazardous wastes are generated, whether directly or by post;

b) The Department of Natural Resources and Environment shall examine the completeness and legitimacy of the application. If the application is not complete or not legitimate, within 05 working days, the Department of Natural Resources and Environment shall request the hazardous waste source owner to complete the application;

c) After submitting the application as prescribed in Point a of this Clause, the registration is considered completed when the applicant receives a confirmation from the Department of Natural Resources and Environment or a postal unit (in case the application is sent by post), unless the Department of Natural Resources and Environment makes a request for completion of the application according to Point b of this Clause. The confirmation mentioned can be temporarily used instead of the register of hazardous waste source owner while awaiting the issuance of the register.

2. Within 15 working days from the receipt of the complete and legitimate application, the Department of Natural Resources and Environment shall consider issuing the register of hazardous waste source owner, except for the case in Clause 3 of this Article.

3. If the hazardous waste source owner reuses, recycles, treats hazardous wastes, or use hazardous wastes for energy production within the facility where hazardous wastes are generated, the time limit for issuing the register is 30 working days from the day on which the complete and legitimate application is received.

a) The Department of Natural Resources and Environment shall carry out an inspection at the facility within 15 working days from the receipt of the complete and legitimate application. The maximum duration of the an inspection is 02 working days;

b) Within 15 working days from the end of the inspection, the Department of Natural Resources and Environment shall issue the register of hazardous waste source owner (the form is provided in Appendix 6 (B) enclosed herewith) with 01 registration number according to Appendix 7 enclosed herewith. If conditions for issuance of the register of hazardous waste source owner are not satisfied, the Department of Natural Resources and Environment shall make a written notice and provide explanation. The hazardous waste source owner shall revise and resubmit the application according to the notice of the Department of Natural Resources and Environment. The time for revision of the application is not included in the time limit for issuing the register.

4. In case of exemption from registration for the register of hazardous waste source owner mentioned in Clause 3 Article 12 of this Circular:

a) The hazardous waste source owner shall make the first report on hazardous waste management (the form is provided in Appendix 4 (A) enclosed herewith) and submit it to the Department of Natural Resources and Environment, whether directly or by post;

b) The Department of Natural Resources and Environment shall issue a confirmation as soon as the report is received. This confirmation (or a confirmation of the postal unit) and a copy of the firs report on hazardous waste management has the same value as the register of hazardous waste source owner.

Article 15. Reissuance of register of hazardous waste source owner

1. The hazardous waste source owner mentioned in Clause 2 Article 6 of Decree No. 38/2015/ND-CP must apply for reissuance of the register of hazardous waste source owner.

2. An application for reissuance of the register consists of:

a) The application form provided in Appendix 6 (A) enclosed herewith;

b) Documents related to the changes compared to the first application.

3. Procedures for reissuance of the register of hazardous waste source owner are the same as those prescribed in Clauses 1 to 3 are 14 of this Circular.

4. The ordinance number of the reissued register will follow the previous register.

Section 2: PROCEDURES FOR ISSUANCE, REISSUANCE, AND ADJUSTMENT OF LICENSE FOR HAZARDOUS WASTE TREATMENT; REVOCATOIN OF LICENSE FOR HAZARDOUS WASTE TREATMENT OR LICENSE FOR HAZARDOUS WASTE MANAGEMENT

Article 16. Application for the license for hazardous waste treatment

1. An application form provided in Appendix 5 (A.1) enclosed herewith.

2. 01 copy of the report on assessment of environmental impact of the waste treatment facility project that is approved by the Ministry of Natural Resources and Environment, or substitute documents mentioned in Appendix 5 (B.1) enclosed herewith.

3. 01 copy of the document about planning for management and treatment of wastes approved by a provincial agency.

4. Legal documents about the transit station (if any) in Appendix 5 (B.1) enclosed herewith.

5. Descriptions and documents in Appendix 5 (B.1) enclosed herewith.

6. The plan for test running the hazardous waste treatment facility (hereinafter referred to as test run plan) in Appendix 5 (C) enclosed herewith. The test run plan shall be bound into a book and filed in the application.

Article 17. Procedures for issuance of license for hazardous waste treatment

1. Each applicant shall submit 02 sets of application prescribed in Article 16 of this Circular to the licensing authority. The applicant may decide whether to submit 02 copies of the test run plan when submitting the application or later. If the application is not complete or not legitimate, within 10 working days, the competent agencies shall request the applicant in writing to complete the application.

2. Within 20 working days from the receipt of the complete and legitimate application, the licensing authority shall consider and issue a written approval for the test run plan in the following order:

a) Within 10 working days from the day on which the application is examined as prescribed in Clause 1 of this Article (or from the receipt of the test run plan if it is submitted after the deadline for examining the application), the licensing authority shall send the applicant a notice if the documents are not complete or not appropriate for the hazardous waste treatment facility;

b) Within 10 working days from the day on which the test run plan is examined, the licensing authority shall issue a written approval (the form is provided in Appendix 5 (D) enclosed herewith) for an test run period not exceeding 06 months (enclosed with 01 copy of the test run plan bearing the seal of the licensing authority).

3. After receiving the approval from the licensing authority, the applicant shall test run the hazardous waste treatment system as follows:

a) Start collecting, transporting, or receiving hazardous wastes to test run the hazardous waste treatment system;

b) Take samples for environmental monitoring at least 03 different times. Only take samples for environmental monitoring when the systems and equipment are running at their peak. If necessary, the licensing authority shall carry out a surprise inspection at the facility and take samples during the test run of the hazardous waste treatment system;

c) If the test run period needs to be extended, the applicant shall sent an explanation to the licensing authority within 15 working days before the expiration date written on the written approval. Only 01 extension shall be granted except for force majeure events;

d) If environmental pollution is likely to exceed technical regulations without remedial measures, the systems and equipment must be suspended to work out a solution and submit a report to the licensing authority before the plan can be resumed.

4. After the test run is completed, the applicant shall submit a report on test run result as follows:

a) Submit 02 copies of the report on test run result (the form is provided in Appendix 5 (D) enclosed herewith) to the licensing authority. If no report, request for extension, or explanation is sent to the licensing authority within 06 months from the day on which the written request is issued, the applicant must register the test run again;

If the test run result does not meet technical regulations or the report is not complete, within 10 days from the receipt of the report on test run result, the licensing authority shall request the applicant to complete the report or test run again.

5. Seeking opinions from the Department of Natural Resources and Environment of the province where the hazardous waste treatment facility is located:

a) The licensing authority shall seek opinions from the Department of Natural Resources and Environment of the province where the hazardous waste treatment facility is located not later than the time the approval for test run is issued by the licensing authority;

b) The Department of Natural Resources and Environment shall make a written response within 30 days from the day on which the licensing authority’s request is received; provide explanation for disproval (if any).

6. Within 25 working days from the receipt of the report on test run result and the response from the Department of Natural Resources and Environment, the licensing authority shall carry out an inspection at the hazardous waste treatment facility and transit station (if any), then perform on one of the tasks below to assess fulfillment of conditions and issue the license for hazardous waste treatment:

a) Establish an engineering consultancy group which consists of experts in the environment field and relevant fields;

b) Seek opinions from experts or relevant entities.

7. If the conditions, technical requirements, and management procedures are not satisfied, the licensing authority shall send a written notice (separately or written on the inspection record prescribed in Clause 6 of this Article) to the applicant for the applicant to make changes or provide explanation.

8. Within 20 working days from the receipt of the satisfactory application, the licensing authority shall consider issuing the license for hazardous waste treatment.

9. License for hazardous waste treatment:

a) There will be 02 copies of the license for hazardous waste treatment (the template is provided in Appendix 5 (E) enclosed herewith): 01 copy is submitted to the owner of hazardous waste treatment facility report, whether directly or by post; the other is kept by the licensing authority;

b) The license for hazardous waste treatment is effective for 03 years from the issuance date, provided it is kept together with the application bearing the seal of the licensing authority.

c) Each license for hazardous waste treatment has 01 number according to Appendix 7 enclosed herewith.

10. While following procedures, if the applicant does not return the application or does not provide an acceptable explanation in writing as prescribed within 06 months, the application shall be processed again.

Article 18. Issuance of license for hazardous waste treatment

1. Cases of reissuance of the license for hazardous waste treatment prescribed in Clause 1 Article 11 of Decree No. 38/2015/ND-CP.

2. An application for reissuance of the license for hazardous waste treatment consists of:

a) An application form provided in Appendix 5 (A.2) enclosed herewith;

b) Reports, copies of inspection records according to Appendix 5 (B.2) enclosed herewith).

3. Procedures for reissuance of the license for hazardous waste treatment

a) The application for reissuance of the license for hazardous waste treatment shall be submitted at least 03 months before the expiration date of the license or within 01 months from the day on which the license is found damaged or lost;

b) Within 20 working days from the receipt of the satisfactory application prescribed in Clause 2 of this Article, the licensing authority shall consider reissuing the license for hazardous waste treatment. If necessary, the licensing authority shall seek opinions from the Department of Natural Resources and Environment of the province where the hazardous waste treatment facility is located as prescribed in Clause 5 Article 18 of this Circular and carry out an inspection at the facility.

4. If adjustments are made, documents and procedures shall comply with regulations on license adjustment in Article 19 of this Circular. In case of reissuance prescribed in Point b Clause 1 Article 13 of Decree No. 38/2015/ND-CP when adjustments are made, documents and procedures shall comply with Article 17 of this Circular.

Article 19. Adjustments to the license for hazardous waste treatment

1. Cases of adjustments to the license for hazardous waste treatment are prescribed in Clause 2 Article 11 of Decree No. 38/2015/ND-CP.

2. An application for adjustments to the license for hazardous waste treatment consists of:

a) An application form provided in Appendix 5 (A.1) enclosed herewith;

b) Documents about the adjustments (if any);

c) Explanation for the adjustments, reports, copies of inspection records according to Appendix 5 (B.3) enclosed herewith;

d) The test run plan according to Appendix 5 (C) enclosed herewith if there are additional systems or equipment that need test running.

3. Licenses for hazardous waste treatment shall be adjusted under the procedures in Article 17 of this Circular. If necessary, the licensing authority shall seek opinions from the Department of Natural Resources and Environment prescribed Clause 5 Article 17 of this Circular.

4. Cases in which test run is not required:

a) Change or addition of operating area (not including relocation of the treatment facility);

b) Change of locations, quantity of transit stations;

c) Changes/addition of: systems, vehicles, equipment serving the packaging, preservation, storage, transport, transit, preliminary treatment of hazardous wastes; systems, equipment for treatment of hazardous wastes without causing negative impact to the environment;

d) Addition of hazardous wastes with similar characteristics and treatment methods to the hazardous wastes or groups hazardous wastes that have been tested and licensed.

e) Increase of quantity, volume of licensed hazardous wastes.

5. The adjusted license for hazardous waste treatment shall be issued in one of the following manners:

a) Replace the previous license with the effective period of 03 years from the issuance date;

b) Issue an appendix to the existing license for hazardous waste treatment which specifies the adjustments. In this case, the effective period of the existing period shall remain unchanged.

Article 20. Integration and replacement of some procedures for licensing hazardous waste treatment

1. The following procedures are integrated and replaced with procedures for issuance of the license for hazardous waste treatment:

a) Inspection, certification of completion of environmental protection works according to reports; inspection of environmental protection works according to detailed environmental protection plans (or similar documents) of projects having hazardous waste treatment works;

b) Certification of fulfillment of environmental protection requirements facilities treating domestic solid wastes or common industrial solid wastes in case the hazardous waste treatment facility combines treatment of domestic solid wastes and common industrial solid waste (including treatment using shared systems/equipment or separate systems/equipment).

2. With regard to hazardous waste treatment facilities that combine treatment of domestic solid wastes and common industrial solid wastes, obtained licenses according to regulations promulgated before the effective date of this Circular, have undergone inspections, and obtain certification of completion of environmental protection works serving treatment of domestic solid wastes, common industrial solid wastes before June 15, 2015, that wish to obtain certification of environmental safety of the waste treatment facility shall follow procedures in Clause 4 Article 18 of this Circular.

Article 21. Revocation of license for hazardous waste treatment or license for hazardous waste management

1. The license for hazardous waste treatment or license for hazardous waste management shall be revoked in the following cases:

a) Violations against regulations on hazardous waste management, regulations in the license for hazardous waste treatment o license for hazardous waste management that lead to revocation as prescribed by law;

b) The owner of hazardous waste management facility fails to operate after 01 year from the issuance date of the license for hazardous waste treatment, except for force majeure events;

c) The hazardous waste transport/treatment/destruction/management facility shut down hazardous waste operation, goes bankrupt, or is dissolved.

2. The licensing authority shall issue decisions to revoke the licenses they issue and specify the entities whose licenses are revoked, their registration number, date of issue, and reasons for revocation.

Chapter IV

SOME SPECIAL CASES

Article 22. Transboundary movement of hazardous wastes

1. An application for Transboundary movement of hazardous wastes consists of:

a) An application form provided in Appendix 8 (A) enclosed herewith;

b) 01 copy of the contract for hazardous waste treatment with the hazardous waste treatment unit in the country of import;

c) 01 notification document for Transboundary movement in English under Basel Convention (http://www.basel.int/techmatters/forms-notif-mov/vCOP8.pdf).

2. An application for Transboundary movement of hazardous wastes consists of:

a) The applicant shall submit 02 sets of application prescribed in Clause 1 of this Article to Vietnam Environment Administration, which is the Basel Convention authority in Vietnam (or the national web portal);

b) Within 10 working days, Vietnam Environment Administration shall examine the completeness and legitimacy of the application, and request the applicant to complete it if it is not satisfactory;

c) Within 10 working days from the receipt of the complete and legitimate application, Vietnam Environment Administration shall send a written notice and 01 notification document of Transboundary movement in English to the Basel Convention authority of the country of import and country of transit (if any) as prescribed by Basel Convention;

d) Within 20 working days from the day on which the Basel Convention authority of the country of import and country of transit (if any) gives a response, Vietnam Environment Administration shall issue a written approval (the template is provided in Appendix 8 (B) enclosed with this Circular). If the application is rejected, Vietnam Environment Administration shall gives a written response and provide explanation.

3. The movement of hazardous wastes to the border checkpoint must be done by entities having the license for hazardous waste treatment or license for hazardous waste management.

4. After Vietnam Environment Administration issues an approval for export of hazardous wastes, the applicant shall compile at least 02 sets of movement documents in English for each shipment of hazardous wastes that are permitted to be exported (www.basel.int/pub/move.pdf).

5. After hazardous wastes are treated, the entity permitted by Vietnam Environment Administration to export hazardous wastes shall retain 01 set of documents and send 01 set certified by the overseas treatment unit to Vietnam Environment Administration.

Article 23. Collection, transport, and treatment of hazardous medical wastes

1. Packages, storage devices, storage areas, transit areas, means of transport, systems and equipment for treating hazardous medical wastes must satisfy technical requirements and procedures in Appendix 2 (A) and Appendix 2 (B) enclosed herewith.

2. The Department of Natural Resources and Environment shall formulate a plan for collection, transport, and treatment of local hazardous medical wastes according to local conditions and regulations of law on environmental protection, then submit it to the People’s Committee of the province; the People’s Committee of the province shall submit reports to the Ministry of Health on the approved plan.

3. The plan for collection, transport, and treatment of hazardous medical wastes mentioned in Clause 2 of this Article must contain the following information:

a) Location, model of hazardous medical waste treatment;

b) Scope, method of collection and transport of hazardous medical wastes;

c) Information about entities participating in collection, transport, and treatment of hazardous medical wastes;

d) Relevant issues.

4. The logbook of delivery of hazardous medical wastes shall be used instead of hazardous waste documents if permitted in the plan for collection, transport, and treatment of hazardous medical wastes of the People’s Committee of the province.

5. The owner of hazardous waste treatment facility or management facility that wishes to participate in the plan mentioned in Clause 2 of this Article but beyond the ambit of the issued license must notify the licensing authority advance.

Article 24. Collection, movement, storage, transit of hazardous wastes by vehicles/equipment not written on license for hazardous waste treatment

1. The Department of Natural Resources and Environment shall formulate a plan for collection, transport, storage, transit of hazardous wastes of hazardous waste source owners that generate less than 600 kg/year or those in remote areas or areas that do not allow them to directly move, store, or transit hazardous wastes by the vehicles/equipment written on the hazardous wastes, then submit it to the People’s Committee of the province for approval. Hazardous wastes from the aforementioned hazardous waste source owners must be treated by entities having appropriate licenses for hazardous waste treatment.

2. The People’s Committee of the province shall send the approved plan mentioned in Clause 1 of this Article to the Ministry of Natural Resources and Environment.

3. The use of vehicles/equipment not written on the license for hazardous waste treatment to move, store hazardous wastes that cannot be treated in Vietnam or under international agreements to which Socialist Republic of Vietnam is a signatory, it is required to submit a report to the licensing authority for consideration on a case-by-case basis. Within 15 working days, the licensing authority shall make a written response. Explanation shall be provided in case of disapproval.

Article 25. Reuse of hazardous wastes

Hazardous wastes may only be reused within the premises of the facility where they are generated and the reuse must be registered in the register of hazardous waste source owner.

Article 26. Collection, movement of hazardous wastes from offshore petroleum works to the mainland

1. The entities that collect, move hazardous wastes from offshore petroleum works to the mainland by the vehicles not written on their license for hazardous waste treatment prescribed in Clause 3 Article 8 of Decree No. 38/2015/ND-CP must satisfy the following requirements:

a) The packages, storage devices, storage areas, transit areas, vehicles for moving hazardous wastes must satisfy requirements in Appendix 2 (B) enclosed herewith;

b) There is a contract to transfer hazardous wastes with a holder of license for hazardous waste treatment or license for hazardous waste management;

c) There is a plan for collection, transport, movement of hazardous wastes and a list of vehicles.

2. The entities mentioned in Clause 1 of this Article must obtain written approval from the licensing authority in advance. Within 15 working days, the licensing authority shall make a written response. Explanation shall be provided in case of disapproval.

Article 27. Research and development of hazardous waste treatment technologies in the laboratory

1. Entities engaged in research and development that wish to receive hazardous wastes for testing or evaluation of technologies in the laboratory shall submit explanation and test run plans (the same template in Appendix 5 (C) enclosed herewith) to the Ministry of Trade for approval.

2. The aforementioned entity may only receive hazardous wastes suitable for the testing from owners of hazardous waste treatment facilities or hazardous waste management facilities. The vehicles used for movement of hazardous wastes must satisfy requirements in Appendix 2 (B) enclosed herewith and be written on the written approval for the test run plan issued by the Ministry of Natural Resources and Environment. Within 15 working days, the Ministry of Natural Resources and Environment shall make written response. Explanation must be provided in case of disapproval.

3. The test run period shall not exceed 06 months. If the test run period needs to be extended, a report shall be submit to the Ministry of Natural Resources and Environment. Each extension shall exceed 06 months and no more than 03 extensions shall be granted. A report shall be submitted to the Ministry of Natural Resources and Environment after the test run is completed.

Article 28. Other cases

The following activities are note movement, treatment of hazardous wastes and are not subject to issuance of the license for hazardous waste treatment:

1. Movement, maintenance, repair of vehicles, equipment, products that are unexpired and are not classified as wastes by the waste source owner and still serve their initial purposes.

2. Movement of samples of hazardous wastes for analysis.

Chapter V

CERTIFICATE OF TRAINING IN HAZARDOUS WASTE MANAGEMENT

Article 29. Holders of certificates of training in hazardous waste management

Certificates of training in hazardous waste management shall be issued to persons mentioned in Point a Clause 5 Article 9 of Decree No. 38/2015/ND-CP (mandatory) and any person that wishes to receive training and obtain the certificate of training in hazardous waste management.

Article 30. Requirements for providing training in hazardous waste management

1. Any institution that provides training in hazardous waste management must satisfy the following requirements:

a) The institution is licensed to provide training in environment or relevant fields as prescribed by law;

b) The person providing training in hazardous waste management must have at least a bachelor’s degree and 03 years’ experience of hazardous waste management.

2. Training shall be provided at the institution or the learners premises according to the contents and duration of the training program framework in Appendix 9 (A) enclosed herewith. At least 10 working days before providing training, the training institution must submit a notification of training plan to Vietnam Environment Administration. Vietnam Environment Administration shall carry out inspection of the training where necessary.

Article 31. Entitlement and responsibility to provide training, issue, reissue, and revoke certificates of training in hazardous waste management

1. Vietnam Environment Administration shall issue, reissue, and revoke certificate of training in hazardous waste management.

2. Vietnam Environment Administration has the responsibility to formulate and approve hazardous waste management training program. Certificates of training in hazardous waste management shall be issued without the documents mentioned in Article 32 of this Circular if the program is held by Vietnam Environment Administration.

Article 32. Procedures for issuance of certificates of training in hazardous waste management

1. The training institution shall compile an application issuance of certificates of training in hazardous waste management as prescribed in Clause 3 of this Article and submit it to Vietnam Environment Administration directly or by post.

2. Within 15 working days from the day on which the complete and legitimate application is received, Vietnam Environment Administration shall consider issuing certificates of training in hazardous waste management (the form is provided in Appendix 9 (B) of this Circular). Explanation must be provided in case of rejection.

3. Application for issuance of certificates of training in hazardous waste management:

a) An application form provided in Appendix 9 (C) enclosed herewith;

b) A sheet of training results (the template is provided in Appendix 9 (D) enclosed herewith;

c) Copies of ID cards of eligible learners;

d) Copies or relevant documents prescribed in Article 30 of this Circular.

4. A certificate of training in hazardous waste management is effective for 03 years and shall not be extended. When a certificate expires, its holder must take another training course to obtain a new certificate as prescribed in this Circular, except for the case in Clause 5 of this Article.

5. In case the holder of an expired certificate has worked in the field of hazardous waste management or treatment for at least 02 years prior to the expiration date of the certificate, he/she shall submit an application according to Appendix 9 (D) of this Circular and the confirmation of his/her workplace to Vietnam Environment Administration. Within 07 working days, Vietnam Environment Administration shall consider issuing the certificate of training in hazardous waste management. Explanation must be provided in case of rejection.

Article 33. Reissuance and revocation of certificate of training in hazardous waste management

1. Reissuance of certificate of training in hazardous waste management:

a) If a certificate of training in hazardous waste management is lost or damaged, its holder shall submit 01 application for reissuance of the certificate according to Appendix 9 (E) to Vietnam Environment Administration.

b) Within 07 working days, Vietnam Environment Administration shall reissue the certificate of training in hazardous waste management;

c) The expiration date of the reissued certificate is the same as that of the lost or damaged certificate.

2. The certificate of training in hazardous waste management shall be revoked if it is falsified or used for illegal purposes.

Article 34. Retention of training documents

The training institution has the responsibility to retain documents of each course for at least 03 years from the ending date of the course, including:

1. Learners’ profiles (full names, dates of birth, ID numbers, occupations, addresses) and their training results.

2. List of training providers (full names, years of birth, occupation, qualifications, names and addresses of their workplaces).

3. Teaching materials, documents, test topics, and answer sheets of learners.

Chapter VI

IMPLEMENTATION

Article 35. Transition clauses

1. Registration numbers of hazardous waste source owners issued before the effective date of this Circular are still effective unless they have to be reissued in the case mentioned in Clause 2 Article 6 of Decree No. 38/2015/ND-CP.

2. Licenses for hazardous waste management issued before the effective date of this Circular are still effective until their expiration date. Entities that have licenses for hazardous waste treatment or destruction or licenses for hazardous waste management are considered having completed inspection procedures and environmental protection works for the items related to hazardous waste treatment.

3. Applications for registration of hazardous waste source owner, issuance, extension, adjustment of licenses for hazardous waste management received before the effective date of this Circular are still effective according to regulations of law applicable at the time of receipt.

4. Entities having licenses for hazardous waste management must comply with Article 9 of this Circular (except for Clause 11) and satisfy the following requirements:

a) Apply National Standard for environment management system by June 15, 2017;

b) Fully, systematically, and uniformly take environment management measures according to documents of the applications bearing the seal of the licensing authority and licenses for hazardous waste management. These documents are the basis for environmental monitoring, management and inspection of owners of hazardous waste management facilities;

c) Supervise the operation of hazardous waste transport agents; take responsibility for violations against regulations on environmental protection and hazardous waste management committed by such agents. Send reports of the licensing authority on changes, renewal, or termination of agent contracts within 15 days from the occurrence of such event.

5. Entities having licenses for hazardous waste movement must comply with Article 9 of this Circular (except for Clause 11) and satisfy the following requirements:

a) Sign tripartite contracts with the hazardous waste source owners, hazardous waste treatment/management/destruction facility owners for transfer of hazardous wastes, or sign contracts with waste source owners which are witnessed and confirmed by the hazardous waste treatment/management/destruction facility owner;

b) Adhere to the application for registration of hazardous waste movement services which bears the seal of the licensing authority and the license for hazardous waste movement services. These documents are the basis for environmental monitoring, management and inspection of owners of hazardous waste movement facilities.

6. Entities having licenses for hazardous waste treatment/destruction must comply with Article 9 of this Circular (except for Clause 11 and technical requirements, management procedures related to hazardous waste movement if they do not have the license for hazardous waste movement services) and adhere to the application for registration of hazardous waste treatment/destruction services which bears the signature of the licensing authority and the license for hazardous waste treatment/destruction These documents are the basis for environmental monitoring, management, and inspection of owners of hazardous waste treatment/destruction facilities.

Article 36. Effect and responsibility for implementation

1. This Circular takes effect on September 01, 2015; Circular No. 12/2011/TT-BTNMT dated April 14, 2011 of the Minister of Natural Resources and Environment on hazardous waste management is annulled from the effective date of this Circular.

2. Ministers, Heads of ministerial agencies, the People’s Committees of provinces, Directors of Departments of Natural Resources and Environment of provinces, and relevant entities are responsible for the implementation of this Circular.

3. Vietnam Environment Administration has the responsibility to provide guidance, inspect, and monitor the implementation of this Circular.

4. Any difficulties arising in the course of implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Natural Resources and Environment for consideration./.

 

 

MINISTER




Nguyen Minh Quang

 

 

APPENDIX

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 36/2015/TT-BTNMT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất