Quyết định 773-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình khai thác, sử dụng đất hoang hoá, bãi bồi ven sông, ven biển và mặt nước ở các vùng đồng bằng

thuộc tính Quyết định 773-TTg

Quyết định 773-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình khai thác, sử dụng đất hoang hoá, bãi bồi ven sông, ven biển và mặt nước ở các vùng đồng bằng
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:773-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành:21/12/1994
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 773-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYếT địNH

CủA THủ TướNG CHíNH PHủ Số 773-TTG NGàY 21-12-1994

Về CHươNG TRìNH KHAI THáC, Sử DụNG đấT HOANG HOá,

BãI BồI VEN SôNG, VEN BIểN Và MặT NướC

ở CáC VùNG đồNG BằNG

 

THủ TướNG CHíNH PHủ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Theo đề nghị của Bộ trưởng các Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, Lâm nghiệp, Thuỷ sản, Thuỷ lợi, Lao động - Thương binh và Xã hội, của Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Giám đốc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia,

QUYếT địNH:

 

VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ BỐ TRÍ DÂN CƯ

 

Điều 1

Từ nay đến năm 2000 và một số ít năm tiếp theo, các ngành, các cấp cần huy động tối đa mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế ở trong nước và nguồn vốn ngoài nước để hoàn thành về cơ bản việc khai thác, sử dụng có hiệu quả quỹ đất hoang hoá, bãi bồi ven sông, ven biển và mặt nước ở các vùng đồng bằng chưa được khai thác, nhằm tăng thêm diện tích sản xuất, tăng sản lượng hàng hoá nông - lâm - ngư nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng ven biển để bảo vệ môi trường và giữ cân bằng sinh thái, từng bước ổn định và nâng cao đời sống của đồng bào trên các vùng đất mới. Hướng khai thác trọng tâm là các vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mâu và một số tiểu vùng còn đất hoang hoá khác ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, vùng đầm phá ven biển miền trung và miền Bắc.

Việc bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng hiện có và việc khai thác, sử dụng, phủ xanh đất hoang hoá trên các vùng đồi núi trọc (chủ yếu là ở trung du, miền núi) vẫn tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 327-CT ngày 15-9-1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã được cụ thể hoá tại văn bản số 4785-KTN ngày 29-8-1994 của Chính phủ.

 

Điều 2

Chương trình khai thác, sử dụng đất hoang hoá, bãi bồi ven sông, ven biển và mặt nước ở các vùng đồng bào được thực hiện bằng các dự án. Các dự án phải được xây dựng đồng bộ, vừa phát triển kinh tế, hình thành cơ cấu kinh tế theo hướng nông, lâm, ngư nghiệp kết hợp, phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vừa bố trí lại dân cư (di dân, chuyển dân) giải quyết các nhu cầu về xã hội (văn hoá, giáo dục, bảo vệ sức khoẻ) nhằm xây dựng nông thôn mới, văn minh, hiện đại, bảo vệ và cải thiện được môi trường sinh thái chung.

Việc thực hiện các dự án khai thác, sử dụng đất hoang hoá, bãi bồi, mặt nước phải được tiến hành từng bước, theo định hướng quy hoạch có trọng điểm trong từng thời gian, phù hợp với khả năng đầu tư của nhân dân và của Nhà nước. Ưu tiên đầu tư cho các dự án giải quyết được nhiều việc làm, chuyển, dãn được nhiều dân di cư từ nơi thiếu đất; vùng tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá tập trung có giá trị cao, vùng biên giới, hải đảo giữ vị trí trọng yếu về an ninh, quốc phòng.

 

Điều 3

Các dự án sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp phải xuất phát từ đặc điểm tự nhiên, khả năng đầu tư và phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng, có thị trường tiêu thụ, bảo đảm sự phát triển bền vững, có hiệu quả.

Các dự án phải kết hợp nông nghiệp- lâm nghiệp - ngư nghiệp với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm ; cân đối giữa trồng trọt với chăn nuôi; bảo vệ rừng và trồng rừng; nuôi trồng thuỷ sản, giữa bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế, có biện pháp giải quyết đồng bộ từ khâu sản xuất đến chế biến và các dịch vụ có liên quan.

Thuỷ lợi là biện pháp quan trọng hàng đầu của mỗi dự án và phải đặt trong mối quan hệ trực tiếp với các công trình khác như cải tạo đất, mở rộng diện tích canh tác, bố trí hệ thống giao thông thuỷ, bộ theo các quy mô phù hợp với khả năng đầu tư.

 

Điều 4

Chú trọng việc phục hồi và tăng thêm diện tích rừng phòng hộ, ven biển, rừng ngập mặn và trồng đai rừng trong mỗi dự án, nhằm giữ cân bằng sinh thái, đồng thời tạo ra nguồn vật liệu xây dựng, chất đốt tại chỗ. Diện tích rừng và cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm trong mỗi dự án phải bảo đảm có độ che phủ không thấp hơn 20 - 30% diện tích tự nhiên.

 

Điều 5

Dự án về nuôi trồng thuỷ sản cần kết hợp với các dự án thuỷ lợi, dự án nông, lâm nghiệp, thuỷ điện, cảnh quan du lịch v.v... để nuôi trồng thuỷ sản bằng các mô hình thích hợp, nhằn khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, thế mạnh của từng loại mặt nước và tạo dựng môi trường sinh thái bền vững.

 

Điều 6

Phát triển hợp lý các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trước hết là các đơn vị sản xuất quy mô vừa và nhỏ nhưng có trang thiết bị, công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và ngoài nước; chú trọng thực hiện tập trung hoá và chuyên môn hoá ngay từ đầu.

Tổ chức mạng lưới thương nghiệp bảo đảm cung ứng hàng hoá và dịch vụ cho dân cư và tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở trên địa bàn sản xuất ra.

 

Điều 7

Về áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa công nghệ mới vào sản xuất:

Việc mở rộng diện tích canh tác, phát triển nông, lâm, ngư nghiệp phải gắn liền với các biện pháp sản xuất tiên tiến để chống xói mòn, bảo vệ và không ngừng nâng cao độ phì của đất, chống ô nhiễm môi trường và nguồn nước, tăng năng suất, làm tốt công tác khuyến nông, lâm, ngư để chuyển giao các loại giống và các tiến bộ kỹ thuật bảo đảm cho cây trồng, vật nuôi đạt năng suất cao, phẩm chất tốt.

Trong công nghiệp, áp dụng ngay các công nghệ mới tiên tiến để sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá có giá trị phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

 

Điều 8

Về bố trí dân cư và cơ sở hạ tầng văn hoá, xã hội:

Việc bố trí khu dân cư phải có quy hoạch và theo các dự án cụ thể, gắn với định canh định cư, địa bàn sản xuất và quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, phúc lợi công cộng, bảo đảm sớm ổn định đời sống của dân cư, nhất là ở các vùng mà điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khó khăn như vùng bị nhiễm phèn, nhiễm mặn nặng, vùng đầm phá, xóm chài nay định cư ở đất liền, vùng thường xuyên bị thiên tai và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa nơi kinh tế chậm phát triển.

Các điểm dân cư cần được quy hoạch toàn diện, có bước đi cụ thể, theo hướng xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại bố trí theo cụm kết hợp với theo tuyến để hình thành các đơn vị hành chính làng, xã mới; tận dụng các trục giao thông, trục kênh mương để bố trí dân cư cho phù hợp. Chú trọng các phương án giải quqyết khung nhà, nền nhà để chủ động phòng, chống lũ lụt. Đưa các cụm chế biến tiểu thủ công nghiệp gắn với các điểm dân cư tập trung; chú trọng phát huy lợi thế so sánh của từng địa bàn, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm và ngành nghề ngay từ đầu, góp phần tăng thu nhập cho dân cư.

Trong mỗi dự án, các ngành liên quan cần huy động vốn của mình để bố trí ngay các cơ sở hạ tầng thiết yếu về văn hoá, xã hội (trường học, trạm xá, đường dân sinh nội vùng...).

Các địa phương phối hợp với các ngành liên quan thực hiện các biện pháp để sớm chuyển hết các hộ dân còn sinh sống trên các đầm, phá và các xóm chài trên mặt nước lên định cư trên đất liền, kể cả việc quy hoạch khu dân cư, xác định phương hướng sản xuất và giải quyết các nhu cầu về văn hoá, xã hội cho dân. Tổ chức trường nội trú, thu hút hết các trẻ em đến tuổi được đi học.

 

Điều 9

Theo các hướng nói trên, các Bộ chuyên ngành chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan hướng dẫn, giúp đỡ các địa phương sớm hoàn thành việc xây dựng đề án tổng quan khai thác sử dụng đất hoang hoá, mặt nước, bãi bồi ven sông, ven biển nhằm phát triển kinh tế và bố trí ổn định dân cư đến năm 2000 và 2010 của các tỉnh.

Các đề án tổng quan của mỗi tỉnh phải gửi về Bộ phận thường trực Chương trình này trước tháng 8 năm 1995 để tổng hợp trình Chính phủ xét duyệt và dưa vào kế hoạch chung về phát triển kinh tế - xã hội.

Đựa vào đề án tổng quan chung, các ngành hữu quan hướng dẫn các địa phương xây dựng các dự án cụ thể để đưa vào cân đối trong kế hoạch 5 năm 1996 - 2000 và kế hoạch hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Dự án phải tính đến khả năng vốn mà xây dựng có trọng điểm, tập trung, không nên mở rộng phân tán.

 

Hình thức tổ chức sản xuất

 

Điều 10

Việc thực hiện Chương trình này chủ yếu là dựa vào sức dân ở mỗi địa phương. Khuyến khích các thành phần kinh tế tự bỏ vốn mở mang các cơ sở sản xuất để khai thác, sử dụng đất hoang hoá, mặt nước, bãi bồi ven sông, ven biển, xây dựng các công trình văn hoá, giáo dục, phúc lợi công cộng, bằng nhiều hình thức như quốc doanh, tập thể, tư nhân, liên doanh (kể cả liên doanh hoặc đầu tư 100% bằng vốn nước ngoài), v.v...

Các cơ quan quản lý Nhà nước hướng dẫn các thành phần kinh tế lập dự án theo quy hoạch của từng vùng với quy mô thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện.

 

Điều 11

Các tổ chức, cá nhân là đơn vị sản xuất được lập ra theo các hình thức phù hợp với nội dung hoạt động sản xuất, xây dựng, kinh doanh của từng dự án, như các Đội Thanh niên tình nguyện, Thanh niên xung kích, các đơn vị thành niên xung phong, các Công ty khai hoang làm đất; các doanh nghiệp, các hợp tác xã sản xuất, chế biến, các tổ chức kinh tế, v. v. ... đảm nhận từng phần công việc của dự án hoặc cả dự án. Phát triển các quan hệ liên doanh, liên kết giữa các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp, phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo lợi ích bình đằng giữa các thành phần kinh tế và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Trong nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, hộ sản xuất là đơn vị kinh tế tự chủ, chủ yếu là hình thức trang trại nhỏ và vừa theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, chuyên môn hoá ngay từ đầu.

 

Điều 12

Quy mô dự án:

- Đối với dự án nông - lâm - ngư nghiệp khoảng từ 100-3000 hécta (tuỳ thuộc địa hình, đất đai của từng vùng và khả năng quản lý), dân cư tương đương với một ấp, một xã mới để hình thành một đơn vị hành chính, kết hợp kinh tế - xã hội với an ninh quốc phòng, phù hợp với khả năng đầu tư của nhân dân và Nhà nước.

- Đối với dự án lâm - nông - ngư nghiệp khoảng từ 500-5000 hécta.

- Đối với dự án nuôi trồng thuỷ sản khoảng từ 100-3000 hécta.

 

 

Điều 13

Định mức giao đất, khoán rừng cho từng hộ.

Các hộ đến vùng đất mới được giao đất, giao mặt nước hoặc khoán rừng theo quy hoạch chung và kế hoạch của chủ dự án, có sự tham gia của ngành chủ quản và của chính quyền địa phương, ưu tiên phân bổ đất cho các hộ dân tại chỗ, các hộ mới chuyển đến chưa có hoặc thiếu đất để sản xuất, nhất là các hộ sống ở mặt nước lên định cư ở đất liền.

Diện tích đất giao cho mỗi hộ sản xuất đến vùng dự án được phân bổ theo điều kiện cụ thể của từng vùng. Hạn mức chung như sau:

- Từ 1 đến 3 hécta đối với dự án nông - lâm - ngư nghiệp.

- Từ 2 đến 10 hécta đối với dự án lâm - nông - ngư nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó:

+ Phần đất thổ cư và làm kinh tế vườn 500 - 2.000m2.

+ Phần đất trồng rừng và đai rừng trong dự án nông - lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản là 10-20%; trong dự án lâm - nông nghiệp là từ 70-80%.

Phần còn lại là đất phát triển nông nghiệp hoặc nuôi trồng thuỷ sản.

ở những vùng đất còn nhiều khó khăn vì hệ thống giao thông, thuỷ lợi yếu kém, đất còn bị chua, phèn, mặn, ngập lụt thường xuyên..., khuyến khích tư nhân và các thành phần kinh tế khác nhận đất đầu tư xây dựng các trang trại sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.

Nghiêm cấm các hộ, các cá nhân tự ý tạo ranh giới bao chiếm ruộng đất,

hoặc dựa vào luân canh đất rừng để bao chiếm đất.

 

Các nguồn vốn đầu tư

 

Điều 14

Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế ở trong và ngoài nước tự bỏ vốn đầu tư tham gia vào Chương trình này, khai thác mọi nguồn vốn liên doanh, liên kết, của địa phương, cá nhân, tập thể và các tổ chức xã hội. Vốn của ngân sách Nhà nước chỉ là vốn đầu tư hỗ trợ, bổ sung.

Nhà nước đầu tư hỗ trợ cho Chương trình này như sau:

a) Nguồn vốn để xây dựng các hệ thống công trình và kênh tạo nguồn nước, công trình và kênh tiêu trục, các tuyến giao thông chính liên huyện, liên xã và xây dựng các công trình phúc lợi lớn do các ngành hữu quan và địa phương trực tiếp đầu tư theo kế hoạch hàng năm, không tính vào tổng vốn đầu tư của mỗi dự án.

b) Nguồn vốn ngân sách đầu tư trực tiếp cho các dự án:

- Đầu tư xây dựng đê bao, bờ bao, kênh mương cấp III nối ra các kênh trục để tưới, tiêu thoát lũ, ngăn mặn, rửa phèn.

- Các công trình giao thông trong nội vùng đất hoang hoá của dự án.

- Cùng các ngành liên quan, hỗ trợ xây dựng các trạm xá, trường học cấp I, giếng nước, bể nước ở nơi thất sự khó khăn.

- Đầu tư xây dựng vườn cây giống, trại giống gia súc, giống thuỷ đặc sản để tạo giống có chất lượng tốt, cung cấp cho vùng dự án.

- Đầu tư trồng từng phòng hộ tập trung và đai rừng bảo vệ đê sông, đê biển, rừng ngập mặn, chắn cat, chắn sóng, chống gió bão, ưu tiên các vùng trọng yếu thường bị gió bão và sóng biển đe doạ ven biển các tỉnh Minh Hải, Kiên Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tính, Quảng Bình, v.v...

- Vốn sự nghiệp quản lý và khuyến nông bao gồm vốn lập dự án, quản lý và điều hành dự án, công tác khuyến nông, lâm, ngư và chuyển giao các công nghẹ mới, nguồn này được tính chung từ 6-8% tổng vốn đầu tư trực tiếp của dự án.

- Vốn hỗ trợ việc di chuyển, dãn dân đến vùng đất mới, chuyển dân từ các đầm, phá, xóm chài... lên định cư trên đất liền và vốn hỗ trợ cho vùng đồng bào dân tộc đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

c) Vốn ngân sách cho vay trung hạn hoặc dài hạn được sử dụng cho các mục đích sau:

- Vay để trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng rừng kinh doanh gỗ lớn có chu kỳ trên 20 năm, nuôi gia súc lớn;

- Vay để khai hoang xây dựng đồng ruộng;

- Vay để xây dựng các ao, đầm nuôi trồng thuỷ sản, mua sắm một số thiết bị, máy móc thật thiết yếu theo đề nghị của từng ngành chuyên môn.

Thời gian hoàn trả vốn vay không lãi: tính từ kho có sản phẩm hàng hoá theo chu kỳ sản xuất của mỗi loại cây trồng, vật nuôi.

d) Nguồn vốn và cơ chế quản lý vốn:

Cần huy động được mọi nguồn vốn của mọi ngành, mọi chương trình kinh tế xã hội trên địa bàn để sử dụng một cách đồng bộ, có hiệu quả, như vốn của các ngành giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục, định canh định cư... các chương trình quốc gia giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, nước sách, vốn của các thành phần kinh tế khác và của nước ngoài.

Các nguồn vốn cấp phát của ngân sách (kể cả vốn đầu tư, sự nghiệp) và cho vay không lãi như nói ở trên đều thống nhất vào Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và do Bộ Tài chính thông báo cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố; các ngành chỉ kiến nghị phân bố, không trực tiếp nắm vốn và phân chia vốn.

Việc cấp phát và cho vay vốn đến chủ dự án (hoặc hộ dân) và thanh quyết toán vốn chỉ do một đầu mối do Bộ Tài chính quy định.

e) Nguồn vốn vay tín dụng với lãi xuất ưu đãi được sử dụng vào các mục đích sau:

- Trồng rừng kinh doanh gỗ nhỏ có chu kỳ dưới 20 năm.

- Phát triển chăn nuôi gia súc nhỏ và nuôi trồng thuỷ sản (mua giống, phòng trừ dịch bệnh).

- xây dựng hệ thống dịch vụ (xay sát, chế biến bột cá, nước mắm, chế biến đường, cơ khí sửa chữa với quy mô nhỏ).

- Mua sắm phương tiện đi lại và vận chuyển thuỷ ở các vùng khó khăn.

g) Khi có nhu cầu xây dựng các khu chế biến lớn như đường mía, rau quả, xay xát gạo xuất khẩu, chế biến thuỷ sản, kho lạnh... phải lập dự án riêng. Nhà nước sẽ giúp đỡ kêu gọi hợp tác đầu tư liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước hoăc vay vốn của các tổ chức tài chính quốc tế để thực hiện.

 

Điều 15

Các Bộ, các ngành ở Trung ương và các địa phương cần chú trọng thích đáng đến việc đầu tư xây dựng các tiềm lực khoa học công nghệ, chuyển giao các công nghệ mới cho các vùng dự án.

Ngoài vốn chung của Chương trình, hàng năm, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, các ngành, các địa phương và các cơ quan khoa học phải dành kinh phí cần thiết kể cả vốn đầu tư và vốn sự nghiệp, cho các đề án điều tra cơ bản, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, nhất là nghiên cứu, triển khai và chuyên giao công nghệ mới trên các vùng dự án thuộc phạm vi Quyết định này.

 

Điều 16

Các thành phần kinh tế khác (không thuộc Nhà nước quản lý) bỏ vốn tham gia thực hiện Chương trình thì được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư như quy định tại Chương III Luật khuyến khích đầu tư trong nước; ngoài ra, còn được các chính sách khuyến khích như sau:

a) Tham gia làm dịch vụ kỹ thuật nông - lâm -ngư nghiệp trong sản xuất chế biến, tiêu thụ sản phẩm, được bình đằng về quyền lợi và nghĩa vụ như các đơn vị kinh tế của Nhà nước.

b) Nếu tham gia trực tiếp để xây dựng các vùng nguyên liệu nông, lâm, ngư nghiệp tập trung có quy mô vừa và lớn có liên quan đến xuất khẩu, thì ngoài phần vốn tự bỏ ra, họ sẽ được Nhà nước xét cho vay từ 20-30% tổng số vốn đầu tư của dự án bằng vốn vay tín dụng với lãi suất ưu đãi của Chương trình.

Nếu các thành phần kinh tế này có tham gia xây dựng các công trình phúc lợi như trạm xá, trường học của vùng dự án, sẽ được Nhà nước hỗ trợ 50% bằng vốn ngân sách cấp để xây dựng công trình.

c) Các thành phần kinh tế khác ở trong và ngoài nước đầu tư kinh doanh về chế biến, bảo quản nông - lâm - thuỷ sản sẽ được hướng các chính sách ưu đãi theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luật đầu tư nước ngoài.

Nếu đầu tư để chuyển giao các hệ thống giống cây trồng và vật nuôi có chất lượng cao hoặc xây dựng hệ thống bảo quản và chế biến nông, lâm, thuỷ sản đạt công nghệ tiên tiến của thế giới sẽ được hưởng chế độ ưu đãi đặc biệt của Nhà nước như về thủ tục giao quyền sử dụng đất, hỗ trợ một phần vốn xây dựng các cơ sở hạ tầng tới vùng dự án, về tuyển chọn lao động, v.v... nhằm tạo môi trường thuận lợi nhất cho các công việc này.

Thẩm định và xét duyệt dự án

 

Điều 17

Việc thẩm định và xét duyệt dự án được tiến hành như sau:

a) Thẩm định dự án:

Đối với các dự án thuộc địa phương quản lý, thì trước khu Uỷ ban Nhân dân tỉnh phê duyệt, phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của các Bộ chuyên ngành (dự án lâm - nông - ngư do Bộ Lâm nghiệp thẩm định; dự án nông - lâm do Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm thẩm định, v.v...). Bộ chuyên ngành làm nhiệm vụ thẩm định có trách nhiệm làm việc với các Bộ, ngành khác có liên quan. Việc thẩm định cần tiến hành khẩn trương, chủ yếu xem xét phương hướng sản xuất và cơ cấu vốn đầu tư, mức độ tập trung (không dàn trải), các giải pháp kinh tế kỹ thuật chủ yếu để đảm bảo tính hiệu quả và khả thi của dự án.

Đối với dự án thuộc các Bộ, ngành của Trung ương quản lý thì trước khi Thủ trưởng Bộ, ngành đó phê duyệt, cần có ý kiến thoả thuận của Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi thực thi dự án (nếu như trong văn bản cấp đất của tỉnh chưa nêu rõ mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ vùng được cấp đất).

Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước có nhiệm vụ thẩm định các dự án do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

b) Phê duyệt dự án:

- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các dự án có quy mô lớn với tổng mức đầu tư từ 100 tỷ đồng trở lên.

- Bộ trưởng các Bộ hoặc ngành tương đương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt các dự án có mức vốn đầu tư nhỏ hơn 100 tỷ đồng. Đối với các dự án có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng thì trước khi ra quyết định phê duyệt, phải có ý kiến thống nhất của các Bộ liên quan và của Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước.

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với tất cả các dự án thực thi trên địa bàn mình.

- Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra các dự án về mặt cơ cấu kinh tế cân đối chung toàn vùng, về công nghệ, môi trường.

- Các dự án do các Bộ và các tỉnh phê duyệt trước đây, nếu không phù hợp với mục tiêu và nội dung của chương trình này, phải được xem xét bổ sung, điều chỉnh lại và duyệt lại cho phù hợp.

 

Tổ chức thực hiện

 

Điều 18

Các Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Lâm nghiệp, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thuỷ sản, Thuỷ lợi, Xây dựng, Giao thông - Vận tải, Năng lượng, Y tế, Giáo dục, Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Quốc phòng... và các ngành khác có liên quan tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ của mình cùng với các địa phương phối hợp thực hiện nhằm bảo đảm tính đồng bộ cân đối của chương trình.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Uỷ ban dân tộc và miền núi nghiên cứu xây dựng sớm các chính sách hỗ trợ cho đồng bào di chuyển đến các điểm định cư mới, vùng đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào dân tộc nhằm sớm ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân trên các vùng đất mới.

 

Điều 19

Các đoàn thể, các hội, các tổ chức quần chính có thể tham gia trực tiếp vào Ban điều hành hoặc trực tiếp làm các dịch vụ cung cấp giống, vật tư kỹ thuật, khuyến nông... tiêu thụ sản phẩm tại các địa phương có dự án.

Đoàn Thành niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với các ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân địa phương tổ chức lực lượng thanh niên tình nguyện, thanh niên xung phòng phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong việc thực hiện các dự án như khai hoang, làm đường xây dựng công trình thuỷ lợi, công trình văn hoá, xã hội, v.v... hoặc tổ chức các hoạt động văn hoá, xã hội trong các vùng đất mới có nhiều khó khăn. Trung ương Đoàn có thể nhận thí điểm một số dự án tại các vùng trọng điểm để rút kinh nghiệm chỉ đạo chung.

 

Điều 20

Về chỉ đạo thực hiện chương trình:

Việc chỉ đạo thực hiện chương trình này cần được kết hợp chặt chẽ với việc thực hiện chương trình phủ xanh đồi núi trọc (Theo Quyết định số 327-CT ngày 15-9-1992 của Chủ tịch Hội Đồng Bộ trưởng) để tránh mọi trùng lặp, đảm bảo sự thống nhất, cân đối và đồng bộ của chương trình, nhất là trong việc phê duyệt các dự án, giải quyết các chính sách đầu tư, chính sách tài chính và chiến lược kinh tế - xã hội trên các vùng lãnh thổ.

- Trung ương, Thủ tướng Chính phủ phân công một thanh viên của Chính phủ trực tiếp theo dõi và tổ chức chỉ đạo thực hiện, phối hợp các ngành, các địa phương tiến hành kiểm tra, đôn đốc và đề xuất các biện pháp để thực hiện Chương trình này, đồng thời kiêm việc chỉ đạo Chương trình 327.

Bộ phận thường trực của Ban chỉ đạo Chương trình đặt tại Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước.

- mỗi Bộ chuyên ngành, cần thành lập Tổ chỉ đạo chuyên ngành.

- các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đồng chí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch phụ trách khối nông - lâm - ngư nghiệp thực hiện trực tiếp chỉ đạo thực hiện chương trình 327 nay kiêm chỉ đạo chương trình này.

- Để đảm bảo thực hiện tốt chương trình khai thác, sử dụng đất hoang hoá, bãi bồi ven sông, ven biển và mặt nước ở các vùng đồng bằng theo Quyết định này, từ nay đến hết quý 3 năm 1995, tất cả các tỉnh và các ngành Trung ương cần tiến hành tổng kết công tác khai hoang ở các vùng đồng bằng trong thời kỳ những năng gần đầy (khoảng 1989-1990) đến 1995 (trong đó cần tổng kết việc khai thác đồng bằng sông Cửu Long), nhằm rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho việc triển khai thực hiện tốt chương trình này trong những năm tới.

 

Điều 21

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan theo trách nhiệm và quyền hạn được giao, tuyển chọn cán bộ có trách nhiệm và đầy đủ năng lực để quản lý các dự án thuộc ngành hoặc địa phương mình. Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Bộ Lâm nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thuỷ sản và Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn để chỉ đạo các cấp và cơ sở thực hiện.

 

Điều 22

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành, các văn bản trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Bộ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------
No: 773-TTg
Hanoi, December 21, 1994
 
DECISION
ON THE PROGRAM OF TAPPING AND USING WASTE LAND, ALLUVIAL SOIL ON RIVER AND SEA SHORES, AND WATER SURFACE IN THE PLAINS
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government on the 30th of September 1992;
At the proposal of the Minister of Agriculture and Food Industry, the Minister of Forestry, the Minister of Aquatic Resources, the Minister of Water Resources, the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Chairman of the State Planning Committee, and the Director of the National Center of Natural Sciences and Technology,
DECIDES:
ON THE ECONOMIC STRUCTURE AND POPULATION DISTRIBUTION
Article 1.- From now to the year 2000 and the few following years, the branches and levels should make full use of all resources of the different economic sectors in the country and foreign sources of capital for a basic and efficient utilization of the fund of waste land, alluvial soil on river and sea shores, and water surface in the hitherto untapped plains, with the aim of expanding the cultivated area, increasing the output of agro-forestry and fishery commodities, protecting and developing the protection forests and forests of special use on the sea shore for environmental conservation and a balanced ecology, and gradually stabilizing and improving the living standard of the people in the new settlements. The main targets of this campaign are the Plain of Reeds, the Long Xuyen quadrangle, the Ca Mau peninsula, and some areas of waste land in the deltas of the Mekong River and the Red River, and swamps and lagoons along the central and northern coasts.
The protection of the existing protection forests and forests of special use, and the tapping, utilization and regretting of waste land on bare hills (mainly in the mid-and highlands) shall be carried on in accordance with Decision No. 327-CT on the 15th of September 1992 of the Chairman of the Council of Ministers, which was concretized in the document No. 4785/KTN on the 29th of August 1994 of the Government.
Article 2.- The Program of tapping and utilizing waste land and alluvial soil on the river and sea shores, and water surfaces in the plains shall be carried out through projects. These projects must be built synchronously with the aim of developing the economy, shaping the economic structure in the direction of combining agriculture, forestry, fisheries and industry in accordance with the requirement for transforming the rural economic structure along the industrialization-modernization line, re-distributing the population (re-settlement), meet social requirements (in culture, education and health care), building a new, civilized and modern countryside, protecting and improving the general environment and ecology.
The implementation of projects to tap and utilize waste land, alluvial soil and water surfaces must be undertaken step by step in the direction of key planning in given periods, and in conformity with the investment ability of the people and the State. Priority shall b given to those projects which generate employment for many people, help re-settle many people from over-populated areas, the areas which produce a large quantity of commodities of high economic value, and the border areas and islands which play a key role in national security and defense.
Article 3.- The projects for agricultural production, forestry and fisheries must proceed from the natural conditions and investment potential, conform to the regional planning for socio-economic development, have outlets and ensure a lasting and efficient development.
These projects must combine agriculture, forestry and fisheries with the processing industry and the marketing of products; ensure a balance between cultivation and animal breeding; forest protection and regreening; aquaculture, environmental protection and economic development; and measures must be taken to settle all the jobs synchronously from production to processing and the related services.
Irrigation is the measure of prime importance for each project and must be placed in direct relationship which other projects such as improving the soil, expanding the cultivated area, and creating a system of river and land transport on scales suitable to the investment ability.
Article 4.- Importance must be attached to the restoration and expansion of the areas of coastal protection forests, submerged forests, and the planting of a forest belt for each project, with the aim of maintaining the ecological balance and at the same time creating sources of construction materials and fuel on the spot. The area of forests, industrial plants and perennial fruit-trees for each project must occupy no less than 20-30% of the natural area.
Article 5.- Aquaculture projects must be combined with projects for irrigation, agriculture, forestry, hydro-electric power, tourism, etc,. in order to practice aquaculture on suitable scales, with the aim of efficiently tapping all potentials and favorable conditions of each type of water surface, and creating a lasting ecological environment.
Article 6.- Rationally developing industrial, small industrial and handicraft establishments, first of all medium-and small-sized units with modern equipment and technology to raise the product quality and meet the constantly growing demands of the domestic and foreign markets; attention should be paid to centralization and professionalization right from the outset.
A trading network must be organized to ensure the supply of commodities and services to the population and the marketing of products of the local production establishments.
Article 7.- On the application of technical advances and the introduction of new technologies into production:
The expansion of the cultivated area and development of agricultural production, forestry and fisheries must be closely combined with the application of advanced production measures to prevent erosion, protect and constantly increase the fertility of land, prevent the pollution of the environment and water sources, increase productivity, and encourage agricultural production, forestry and fisheries with the transfer of strains and technical advances to ensure that the crops and livestock have high yield and good quality.
In industry, the new and advanced technologies must be applied immediately to produce goods of value for domestic consumption and export.
Article 8.- On the distribution of the population, and cultural and social infrastructure facilities:
The distribution of population must be planned, and carried out increate projects in combination with the building of new settlements and production areas and the plan for development of infrastructure and public utility works, in order to early stabilize the people's life, especially in those areas with difficult natural, economic and social conditions, such as those affected by acidity and salinity, swamps and lagoons, fishing communities which have settled on land, areas prone to natural disasters, areas inhabited by ethnic minorities, and remote areas with an underdeveloped economy.
The populated areas must be built according to a comprehensive plan and step by step, with a view to a new, civilized and modern countryside arranged in groups and at different levels, to form new villages and communes which are also administrative units; transport arteries and canals must be fully used to distribute populated areas in a rational manner. Attention must be paid to measures to build house frames and foundations in such a way as to effectively minimize the harmful consequences of flood. Group of establishments of the small processing industry and handicraft must be combined with populated areas; attention must be paid to developing the comparative advantages of each area, the diversification of products and occupations from the outset in order to help increase the income of the population.
In each project, the branches concerned should mobilize their capital for the immediate construction of essential cultural and social infrastructure facilities (schools, medical stations, local dreads...)
The localities should cooperate with the branches concerned to early move all the households which are still living on swamps, lagoons and the floating fishing hamlets to new settlements on land, zone off populated areas, set forth the production direction, and meet the cultural and social requirements of the people. Boarding schools should be organized to draw all children of school age to school.
Article 9.- Along the above-mentioned directions, the specialized ministries shall cooperate with the ministries concerned to guide and help the localities to early complete the building of an overall project to tap and use waste land, water surface and alluvial soil on river and sea shores for economic development, and stabilize the settlement of people in the provinces to the years 2000 and 2010.
The overall projects of the provinces must be sent to the Permanent Bureau of this Program before August 1995 for submission to the Government for approval and for incorporation into the general plan for socio-economic development.
Basing themselves on the overall projects, the branches concerned shall guide the localities to draw up concrete plans for incorporation into the 1996-2000 five-year Plan and the annual plan for submission to the Prime Minister for consideration and decision. These projects must take into account the capital source in order to concentrate on key constructions and not to spread it thin and scatteredly.
FORMS OF PRODUCTION ORGANIZATION
Article 10.- This Program is carried out mainly reliant on the people's potential of each locality. The various economic sectors should be encouraged to invest in building production establishments to tap and use waste l and, water surface and alluvial soil on river and sea shores, and build cultural, educational and public utilities in many forms, such as State-owned, collective, private, and joint venture (including joint ventures with foreign partners or 100% foreign-invested projects), etc.
The State managing agencies shall guide the economic sectors to draw up projects on a suitable scale according to regional planning in order to create favorable conditions for their implementation.
Article 11.- Production units of organizations and individuals shall be set up in forms suitable to the production, building and trading activities of each project, such as Voluntary Youth groups, Shock Youth, Young Volunteers units, land reclamation companies; businesses, production and processing cooperatives, economic organizations, etc., to undertake parts of the project or the whole project. The units of various economic sectors in the locality should develop joint venture and cooperative relations in order to create an integrated strength to develop production, build a new countryside, ensure equal interests for the different economic sectors, and fulfil their obligations towards the State.
In agricultural production, forestry and a quaculture, production households are autonomous economic units organizes mainly as small and medium sized farms, which are to concentrate on commodity production and to specialize right from the outset.
Article 12.- Scale of projects:
+ 100-3,000 ha for agro-forestry-fishery projects (depending on the terrain and soil of each area and the managing capacity) with a population equivalent to a new hamlet or commune, shall form an administrative unit which is to combine economic and social development with security and defense in accordance with the investment capacity of the people and the State.
+ 500-5,00 ha for forestry-agriculture-fishery projects,
+ 100-3,000 ha for aquaculture projects.
Article 13.- The allotment of land and forest land to households:
Those households settling in new land shall be allotted land, water surface or forest land according to the overall planning and the plan of the project owner, with the participation of the controlling ministry and the local administration; priority in the allotment of land shall be given to local households, the new settlers who have no or little land for production, especially the fishing households who used to live on water surface, but who have moved inland.
The area of land allotted to each household having settled in the project area shall be determined in the light of concrete conditions in each zone. But the general quotas are as follows:
- From 1 to 3 ha for agro-forestry projects.
- From 2 to 10 ha for forestry-agriculture-aquaculture projects, of which:
+ 500-2,000 m2 for housing space and gardening economy,
+ 10-20% of the land for afforestation and building a forest belt in agro-forestry-aquaculture projects; 70-80% for forestry-agriculture projects.
The remaining land is for development of agricultural production or aquaculture.
In the areas facing difficulties due to underdeveloped transport and irrigation, to aluminous or saline soil, or to frequent flooding..., private entrepreneurs and other economic sectors are encouraged to receive land and invest in building agro-forestry-fishery farms.
All households and individuals are strictly forbidden to set up boundaries to occupy paddy-fields or land, or take advantage of the rotation of forest land to occupy land.
SOURCES OF INVESTMENT CAPITAL
Article 14.- The State encourages all economic sectors, local and foreign, to take part in this Program with their own capital, and to make use of all capital sources of joint ventures and cooperation plans of the localities, individuals, collectives and social organizations. The State shall only provide support, supplementary investment capital.
The State shall provide support investment for this Program as follows:
a/ The capital for building systems of projects and canals to create sources of water, projects and main canals for drainage, the main roads linking districts and communes, and the building of major utility works directly invested by the branches concerned and the localities according to annual plans, shall not be accounted for in the total investment capital of each project.
b/ Direct budget investment for the projects is made in:
- Building protection dikes and embankments, and canals and ditches of third grade linked to canals for irrigation, drainage, prevention of sea water and washing acidity.
- Building transport projects in the area of waste land of the project.
- Together with the branches concerned, helping to build medical stations, primary schools, wells and water tanks in the areas really facing difficulties in these respects.
- Planting concentrated protection forests and forest belts, to protect river and sea dikes and submerged forests against sand, waves, winds and storms, giving priority to key areas frequently threatened by storms and tidal waves, such as the seas shores in Minh Hai and Kien Giang provinces, Ho Chi Minh City, Ha Tinh, Quang Binh, etc.
- Capital for professional management and agricultural promotion includes capital for drawing up the project, managing and operating the project, providing support for agricultural production, forestry and fisheries, and transfer of new technologies. This source of capital generally makes up 6-8% of the direct total investment capital of the project.
- Capital in support of the moving of people to new land, the moving of people from swamps, lagoons and floating villages to the mainland, and capital in support of areas inhabited by ethnic minorities who are facing difficulties in agricultural production, forestry and fisheries.
c/ Budget capital granted as mid-or long-term loans is used for the following purposes:
- Planting industrial trees, fruit-trees, planting forests for large trees having a cycle of more than 20 years, and breeding cattle.
- Reclaiming waster land for cultivation;
- Building ponds and swamps to raise aquaproducts, and purchasing a number of essential equipment and machinery as proposed by each specialized service.
The time limit for repayment of interest-free loans begins from the availability of commodities according to the production cycle of each type of trees and animals.
d/ Capital source and the mechanism of capital management:
All sources of capital of all branches and all socio-economic programs in the locality should be mobilized and used in a uniform and effective manner, such as capital from the branches of transport, water resources, public health, education, sedentarization, from the national programs for generating employment, eradicating hunger and reducing poverty, supplying clean water, and capital from other economic sectors and foreign countries.
The sources of budget allocations (including investment and professional capital) and interest-free loans as mentioned above are all managed by the State Planning committee and communicated by the Ministry of Finance to the People's Committees of provinces and cities; the branches can only give their advice on allocations, and do not directly control the capital and distribute it.
The allocation and lending of capital to the project owners (or private households) and the repayment of capital shall be done by only one agency to b appointed by the Ministry of Finance.
e/ The source of credit capital granted as low-interest loans is used for the following purposes:
- Planting forests of small trees having a cycle of under 20 years.
- Developing the breeding of small animals and the culture of aquaproducts (buying strains, preventing and treating diseases).
- Building services system (husking rice, processing fish meal and fish-sauce, refining sugar, building mechanical repair workshops on a small scale).
- Buying vehicles and water transport means in areas facing difficulties.
f/ When the need arises for the building of major processing zones for the production of cane sugar, fruits and vegetables, husking and polishing rice for export, processing aquaproducts, and cold storages..., a separate project must be drawn up. The State shall help in calling for investment in joint and cooperation ventures with local and foreign economic organizations, or applying for loans from international financial organizations to carry out such projects.
Article 15.- The ministries and branches at the center and the localities should pay proper attention to the investment in building science and technology facilities and the transfer of new technologies to the project areas.
Apart from the common capital of this Program, every year the State Planning Committee, the branches, localities and scientific research institutions concerned must appropriate the necessary funds, including investment fund and professional fund, for basic research projects, apply technical advances, especially for the study, application and transfer of new technologies to the project areas under this Decision.
Article 16.- If the other economic sectors (not managed by the State) take part in carrying out this Program with their own capital, they shall enjoy investment priority policies as stipulated at Chapter III of the Law on Encouragement to Domestic Investment; in addition, they shall enjoy the following incentive policies:
a/ If they provide technical agro-forestry-fishery services in the production, processing and marketing of products, they shall enjoy equal rights and obligations as the State-owned economic units.
b/ If they directly take part i n building medium-and large-scale areas for supplying agro-forestry-fishery materials relating to the manufacture of export goods, apart from their own capital, they shall be considered by the State for the granting of 20-30% of the total investment capital of the project in the form of low-interest credit loans of this Program.
If these economic sectors take part in building welfare projects such as medical stations and schools at the project areas, they shall receive State support fund equal to 50% of the budget allocation for the construction of the project.
c/ If the other economic sectors at home and abroad invest in the processing and preservation of agro-forestry-fishery products, they shall enjoy priority policies according to the Law on Encouragement to Domestic Investment, and the Law on Foreign Investment.
If they invest in the transfer of high-quality species of plants and animals, or in building preservation and processing systems of advanced international standard for agro-forestry-fishery products, they shall enjoy the special priority regime of the State concerning the procedure for granting the right to use land, the reception of support fund for building infrastructure facilities in the project area, for the recruitment of labor, etc., with the aim of crating the most favorable conditions for such work.
EXPERTISE AND RATIFICATION OF PROJECTS
Article 17.- The expertise and ratification of a project is conducted as follows:
a/ Expertising projects:
With regard to the projects under local management, before the People's Committees of provinces ratify them, the specialized ministries (the Ministry of Forestry for forestry-agriculture-fishery projects; the Ministry of Agriculture and Food Industry for agro-forestry projects, etc.) must give their opinions in writing on the expertise eof the project. The specialized ministry which is assigned the task of expertise shall discuss with the ministries and branches concerned. The expertise should be conducted expeditiously, mainly concerning the direction of production, the structure of investment capital, the level of concentration (not widely scattered), and the main economic and technical solutions to ensure high efficiency and feasibility of the project.
With regard to the projects under the management of the ministries and branches at the center, before the Ministers or Heads of the branches notify them, the People's Committee of the province where the project is undertaken, should give its approval (if the document on the allotment of land issued by the province dos not yet mention the aim, direction and task of the allotted area).
The State Planning Committee shall have to expertise the projects to be ratified by the Prime Minister.
b/ Ratifying projects:
- The Prime Minister shall ratify large-scale projects with a total investment capital of 100 billion Vietnamese Dong or more.
- The Ministers and the Heads of the ministerial-level agencies, the Presidents of the People's Committees of the provinces and cities under the Central Government shall ratify the projects with a total investment capital of less than 100 billion Vietnamese Dong. With regard to projects with a total investment capital of from 15 billion to 100 billion Vietnamese Dong, before ratifying them, the ratifying person must get the approval of the ministry concerned and of the Chairman of the State Planning Committee.
- The Presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall exercise State management of all the projects undertaken i n their localities.
- The State Planning Committee, the Ministry of Finance, and Ministry of Science, Technology and Environment shall examine the projects to ensure a balance economic structure of the whole area, and to detect any problem of technology and environment.
- If the projects already ratified by the Ministries and provinces fail to conform to the aim and contents of this Program, they must be revised, readjusted and re-ratified.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 18.- The Ministry of Agriculture and Food Industry, the Ministry of Forestry, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Aquatic Resources, the Ministry of Water Resources, the Ministry of Construction, the Ministry of Energy, the Ministry of Public Health, the Ministry of Education, the Ministry of Defense,... and the branches concerned, shall, in furtherance of their function and task and together with the localities, join in implementing this Program in a comprehensive and balanced manner.
The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Committee for Nationalities and Mountain Areas shall study to early work out support policies for the people moving to new settlements, to areas of great difficulties and the areas of ethnic minorities with the aim of early stabilizing production and the living conditions of the people in the new settlements.
Article 19.- The social and mass organizations can directly take part in the Managing Committee of the project or directly provide services in the supply of strains, technical materials, and marketing the products at the locality where the project is carried out.
The Ho Chi Minh Communist Youth Union, in cooperation with the branches concerned and the local People's Committee, shall organize Voluntary Youth groups and Young Volunteers units to promote the role of the youth as a shock force in implementing such projects, as reclaiming waster land, building roads, irrigation works, cultural and social projects, etc., or organizing cultural and social activities in the new land which faces great difficulties in the new land which faces great difficulties. The Union Central Committee can assume responsibility for guiding some projects in key areas to draw experiences for other projects.
Article 20.- On directing the implementation of this Program:
Providing direction for the implementation of this Program should be closely combined with the implementation of the Program for regreening bare hills (according to Decision No.327 on the 15th of September 1992 of the Chairman of the Council of Ministers) in order to avoid overlapping of work and ensure a unified, balances and uniform implementation of this Program, particularly in the ratification of projects, deciding on the investment policy, financial policy and socio-economic strategy for different areas.
- At the center, the Prime Minister shall assign a Cabinet member to directly follow and organize the implementation of this Program, and cooperate with the branches and localities in inspecting, stepping up and working out measures to implement this Program while at the same time directing Program 327.
The Permanent Bureau of this Programs Steering Committee is set up at the State Planning Committee.
- At each specialized and cities directly under the Central Government, the Presidents or Vice-Presidents in charge of the agro-forestry-fishery sector who currently in charge of Program 327, shall direct this Program as well.
At the provinces and cities directly under the Central Government, the Presidents or Vice-Presidents in charge of the agro-forestry-fishery sector who are currently in charge of program 327, shall direct this program as well.
- In order to ensure a satisfactory implementation of the Program for tapping and using waste land, alluvial soil on the river and sea shores, and water surface in the plains under this Decision, from now to the end of the third quarter of 1995, all the provinces and branches at the center should review the reclamation of waste land in the plains during recent years (from 1989-90 to 1995), including the reviewing of the tapping of the Mekong river delta, in order to draw the necessary experiences for a satisfactory implementation of this Program in the years ahead.
Article 21.- The Ministries, the ministerial-level Agencies, the Agencies attached to the Government, the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government concerned, shall, within their responsibility and powers, select responsible and competent cadres to manage the projects of their branch or locality. The State Planning Committee, the Ministry of Agriculture and Food Industry, the Ministry of Forestry, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Aquatic Resources, and the Ministry of Finance shall issue guidelines to direct the branches and localities in the implementation of this Program.
Article 22.- This Decision takes effect from the date of its publication; all documents issued earlier which are contrary to this Decision are annulled.
The Ministers, the Heads of ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decision.
 

 
PRIME MINISTER




Vo Van Kiet

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 773-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất