Quyết định 763/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Tổng thể bảo tồn voi Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020

thuộc tính Quyết định 763/QĐ-TTg

Quyết định 763/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Tổng thể bảo tồn voi Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020"
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:763/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành:21/05/2013
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------
--------

Số: 763/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
-----------

Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TỔNG THỂ BẢO TỒN VOI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013 - 2020”

------------------------

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Quyết định số 940/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch hành động khẩn cấp đến năm 2020 để bảo tồn voi ở Việt Nam;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại tờ trình số 1491/TTr-BNN-TCLN ngày 06 tháng 5 năm 2013 về việc phê duyệt Đề án “Tổng thể bảo tồn voi Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020”,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án tổng thể bảo tồn voi Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Tên đề án: Đề án “Tổng thể bảo tồn voi Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020”. (sau đây gọi tắt là Đề án)
nhayThời gian thực hiện Đề án được điều chỉnh đến hết năm 2025 theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Quyết định 413/QĐ-TTg.nhay
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
Bảo tồn, phát triển bền vững những quần thể voi hoang dã và voi nhà hiện có ở Việt Nam; khôi phục, bảo vệ các nguồn gen động vật, thực vật nguy cấp quý hiếm và đa dạng sinh học trong vùng sinh cảnh của voi. Tăng cường hợp tác thực thi pháp luật, kiểm soát các hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép ngà và các bộ phận dẫn xuất của voi, góp phần bảo tồn các quần thể voi trong vùng và trên thế giới.
b) Mục tiêu cụ thể
- Tổ chức phòng ngừa và ngăn chặn hành vi săn bắn, xâm hại voi và xâm lấn trái phép vào vùng quy hoạch bảo tồn voi; giảm thiểu các tác động tiêu cực của con người lên sự sinh tồn tự nhiên của voi hoang dã.
- Tăng cường thực thi pháp luật, kiểm soát, đấu tranh với hoạt động buôn bán, vận chuyển, lưu giữ trái phép ngà voi và các bộ phận, dẫn xuất của voi, kể cả các mẫu vật voi có nguồn gốc nước ngoài.
- Quy hoạch ba vùng ưu tiên bảo tồn và phát triển bền vững quần thể voi hoang dã tại các khu vực có phân bố.
- Bảo tồn chuyển vị và phát triển quần thể voi nhà hiện có tại tỉnh Đắk Lắk (di dời những đàn voi đơn lẻ, có số lượng ít như đàn voi ở Vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, các cá thể voi ở Ban quản lý rừng Nam Huoai, tỉnh Lâm Đồng về Trung tâm bảo tồn voi tỉnh Đắk Lắk và Vườn quốc gia Yok Don).
- Giảm thiểu các thiệt hại do xung đột voi /người tại vùng có voi phân bố. Kết hợp bảo tồn voi với phát triển kinh tế xã hội và du lịch sinh thái.
3. Phạm vi, đối tượng
a) Phạm vi: Các tỉnh, thành phố hiện còn có voi và có hành lang di chuyển của voi hoang dã.
b) Đối tượng: Quần thể voi hoang dã và voi nhà thuần dưỡng hiện có, các chủ rừng có voi, Trung tâm bảo tồn voi tỉnh Đắk Lắk và các chủ sở hữu voi nhà thuần dưỡng.
4. Nội dung chủ yếu của Đề án
a) Bảo tồn voi hoang dã trong tự nhiên
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án bảo tồn quần thể voi hoang dã tại 03 tỉnh: Nghệ An, Đắk Lắk và Đồng Nai.
- Tăng cường năng lực thực thi pháp luật, bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã, ngăn chặn tình trạng săn bắn, giết hại voi và các loài động vật nguy cấp, quý hiếm theo quy định hiện hành.
- Liên kết, phối hợp thực hiện đồng bộ kế hoạch hành động bảo tồn voi với các hoạt động của các dự án bảo tồn khác trong vùng.
- Tổ chức phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng xâm hại voi; nâng cao kỹ năng phòng, chống xung đột voi/người; ngăn chặn tình trạng xâm canh, xâm cư trong khu vực được quy hoạch bảo tồn voi.
nhayDự án khẩn cấp bảo tồn voi tỉnh Hà Tĩnh, Dự án khẩn cấp bảo tồn voi tỉnh Quảng Nam được bổ sung làm dự án thành phần của Đề án, thực hiện trong giai đoạn 2021 – 2025 theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định 413/QĐ-TTg.nhay
b) Bảo tồn tại chỗ những quần thể voi có số lượng đàn ít
Thực hiện các dự án điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng bảo tồn voi hiện có và khu vực phân bố của những quần thể voi có số lượng cá thể ít, cơ cấu đàn nhỏ, lẻ đang bị cô lập, có nguy cơ bị đe dọa trong tự nhiên; tổ chức các biện pháp bảo tồn tại chỗ để phát triển bền vững.
c) Kiểm soát buôn bán ngà voi, bộ phận, dẫn xuất của voi
- Tăng cường kiểm soát hoạt động buôn bán ngà voi và các sản phẩm của voi trong nội địa; hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu và quá cảnh các mẫu vật ngà voi, tập trung vào các cảng biển, cảng hàng không và một số khu vực cửa khẩu quốc tế quan trọng.
- Kiểm kê, giám sát, lập hồ sơ quản lý các mẫu vật voi thu giữ từ các vụ vận chuyển, buôn bán, xuất nhập khẩu trái phép.
- Xây dựng kho lưu giữ quốc gia quản lý mẫu vật ngà voi và các loài động vật quý, hiếm khác.
- Tăng cường phối hợp liên ngành, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan thực thi pháp luật trong đấu tranh, xử lý các hành vi giết voi, buôn bán trái phép ngà voi và các bộ phận, dẫn xuất của voi.
d) Xây dựng và thực hiện các phương án khoanh vùng bảo vệ voi, ngăn chặn xung đột voi/người, bảo vệ môi trường sống và hành lang di chuyển của voi trong tự nhiên, gắn công tác bảo tồn voi với nhiệm vụ của các Ban quản lý Khu rừng đặc dụng nơi có voi sinh sống.
đ) Thực hiện các dự án bảo tồn ngoại vi như di chuyển, tái nhập đàn tới vùng sinh cảnh mới đảm bảo cho voi phát triển bền vững.
- Quy hoạch một khu vực tự nhiên đủ lớn có khả năng bảo tồn và phát triển ổn định lâu dài cho đàn voi ở Việt Nam.
- Lập dự án và tổ chức thực hiện di chuyển, tái nhập đàn tại những khu vực quần thể voi không có khả năng phát triển được do chỉ có voi cái hoặc những nơi chỉ có một vài cá thể riêng lẻ.
- Hợp tác bảo tồn liên biên giới với nước bạn Lào và Campuchia.
e) Phát triển đàn voi nhà
- Nghiên cứu khả năng sinh sản cho voi nhà nhằm bảo tồn và phát triển số voi nhà hiện nay trên cả nước.
- Phát triển Trung tâm voi tỉnh Đắk Lắk để tư vấn chăm sóc sức khỏe, sinh sản và chữa bệnh cho voi.
- Nghiên cứu, đề xuất biện pháp thuần dưỡng một số cá thể voi đơn lẻ trong dự án di chuyển tái nhập đàn, để xúc tiến sinh sản nhằm phát triển ổn định đàn voi nhà.
g) Tuyên truyền, giáo dục
- Tuyên truyền pháp luật, xuất bản tài liệu về bảo tồn voi nhằm nâng cao nhận thức, ý thức bảo tồn voi của cộng đồng thôn bản sống gần khu vực voi phân bố, nằm trong quy hoạch dự án bảo tồn voi.
- Phổ biến các kinh nghiệm phòng, tránh xung đột voi/người, các kỹ năng xua đuổi voi vào rừng cho cộng đồng người dân sống gần khu vực voi phân bố.
- Tập huấn, giáo dục nâng cao ý thức, nhận thức bảo vệ rừng, bảo vệ voi và bảo tồn sinh học, nâng cao kỹ năng phòng chống xung đột voi/người, bảo vệ tài sản và hoa màu của người dân địa phương.
h) Hợp tác quốc tế
- Xây dựng và thực hiện các biên bản hợp tác song phương và đa phương nhằm giám sát chặt chẽ việc kiểm soát buôn bán voi và các sản phẩm voi qua biên giới.
- Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu, trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ, quản lý bảo tồn voi liên biên giới.
- Xây dựng quy chế phối hợp bảo tồn voi, bảo vệ rừng giữa chủ quản lý rừng của các nước giáp ranh, nhằm bảo vệ hành lang di chuyển qua lại của đàn voi.
- Phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin với các nước trong khu vực, các nước có voi phân bố, các nước tiêu thụ mẫu vật voi và các tổ chức quốc tế để kiểm soát buôn bán qua biên giới mẫu vật voi.
5. Giải pháp thực hiện đề án
a) Về Quy hoạch
Quy hoạch các khu vực ưu tiên bảo tồn voi gồm: Vườn quốc gia Pù Mát (tỉnh Nghệ An); Vườn quốc gia Cát Tiên khu vực giáp ranh với Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lâm nghiệp La Ngà (tỉnh Đồng Nai); Vườn quốc gia Yok Don (tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông), Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lâm nghiệp Ea H'Mơ và Ia Lốp tỉnh Đắk Lắk là những nơi thực hiện nội dung hoạt động bảo tồn voi trong tự nhiên; Bảo tồn tại chỗ những quần thể voi có số lượng đàn ít, sinh cảnh sống đang bị cô lập tại các khu vực: Vườn quốc gia Pù Hoạt, Vườn quốc gia Pù Huống (tỉnh Nghệ An), Vườn quốc gia Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước), Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh (tỉnh Quảng Nam). Kết hợp bảo tồn voi với bảo tồn hệ sinh thái và các loài động vật, thực vật nguy cấp, quý hiếm trong cùng vùng sinh cảnh Vườn quốc gia Pù Mát (tỉnh Nghệ An);
b) Về cơ chế, chính sách
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ, ngành và chính quyền địa phương liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các chính sách:
+ Chính sách hỗ trợ sinh sản cho voi nhà, nhằm bảo tồn và phát triển số voi nhà hiện nay tại địa phương;
+ Ban hành quy chế quản lý, giám sát voi nhà.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh: Nghệ An, Đắk Lắk và Đồng Nai xây dựng và trình cấp thẩm quyền phê duyệt các dự án đầu tư bảo tồn voi và gắn trách nhiệm bảo tồn voi và động vật hoang dã cho các Ban quản lý rừng đặc dụng, theo quy định hiện hành.
- Về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người bị thu hồi đất phải di chuyển ra khỏi vùng phân bố của voi; hỗ trợ thiệt hại do xung đột voi/người: Thực hiện theo quy định hiện hành.
c) Giải pháp về nguồn nhân lực
- Ban quản lý các khu rừng đặc dụng nơi có voi phân bố, lực lượng kiểm lâm và chính quyền các cấp ở địa phương bố trí nguồn nhân lực để thực hiện nội dung Đề án bảo tồn voi tại địa phương.
- Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk có trách nhiệm tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực cho Trung tâm bảo tồn voi theo quy định.
d) Giải pháp khoa học và hợp tác quốc tế
- Nghiên cứu triển khai phương pháp quản lý, giám sát voi hoang dã qua việc gắn chíp điện tử và theo dõi qua ảnh vệ tinh.
- Nghiên cứu hỗ trợ sinh sản và chăm sóc sức khỏe cho voi nhà.
- Xây dựng và phát triển Trung tâm bảo tồn voi tại tỉnh Đắk Lắk.
- Xây dựng kho lưu giữ quốc gia để lưu giữ mẫu vật voi và các loài nguy cấp, quý hiếm được thu giữ phục vụ mục đích bảo quản, nghiên cứu khoa học, sưu tầm, tổ chức trưng bày, tham quan, giáo dục đào tạo và thông tin tuyên truyền.
- Tăng cường hợp tác quốc tế với các nước có voi phân bố và các tổ chức quốc tế về bảo tồn voi; thu hút các nguồn tài trợ, giúp đỡ về tài chính và kỹ thuật trong công tác bảo tồn voi; hợp tác song phương và đa phương với các nước, nhằm quy định chặt chẽ việc kiểm soát buôn bán mẫu vật ngà và các bộ phận của voi qua biên giới.
đ) Giải pháp về vốn và cơ chế đầu tư
- Nhu cầu vốn đầu tư
+ Tổng khái toán vốn đầu tư cho giai đoạn 2013 - 2020 khoảng: 278 tỷ đồng;
+ Nguồn vốn: Từ ngân sách nhà nước và huy động từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài tài trợ.
- Cơ chế đầu tư: Việc lập và phê duyệt các dự án đầu tư thuộc Đề án thực hiện theo quy định hiện hành.
Cơ chế phân bổ vốn đầu tư: Thực hiện theo nguyên tắc: Các dự án do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là chủ đầu tư, vốn đầu tư giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện; các dự án do Ủy ban nhân dân các tỉnh là chủ đầu tư, vốn đầu tư giao trực tiếp cho địa phương để tổ chức thực hiện.
6. Tổ chức thực hiện
a) Các Bộ, ngành Trung ương:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương có liên quan: Chỉ đạo, tổ chức thực hiện Đề án; lập và phê duyệt, tổ chức thực hiện các dự án di chuyển, tái nhập đàn, cá thể riêng lẻ tới vùng sinh cảnh đảm bảo cho voi phát triển bền vững.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường: Hướng dẫn các địa phương xây dựng, tổ chức thẩm định và phê duyệt các dự án theo qui định, bao gồm: Nghệ An, Đắk Lắk và Đồng Nai; dự án bảo tồn tại chỗ những quần thể voi có số lượng đàn ít, đang bị cô lập nhằm bảo tồn và phát triển bền vững; dự án gắn chíp, giám sát voi nhà và nghiên cứu giải quyết vấn đề sinh sản voi nhà.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bố trí, cân đối vốn đầu tư để thực hiện các dự án thuộc Đề án theo kế hoạch hàng năm, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí nguồn vốn sự nghiệp kinh tế cho các chủ đầu tư thực hiện dự án trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định; hướng dẫn cơ chế cấp phát, quản lý sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện dự án theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
- Các Bộ: Tài chính, Công an, Quốc phòng chỉ đạo các cơ quan có liên quan thuộc Bộ phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện việc kiểm kê, quản lý, giám sát các mẫu vật voi; tăng cường thực thi pháp luật kiểm soát săn bắt, giết voi, buôn bán trái phép ngà voi và các sản phẩm, dẫn xuất voi trong nội địa và các cửa khẩu quốc tế.
b) Ủy ban nhân dân các tỉnh có voi phân bố
Xây dựng dự án bảo tồn voi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục về bảo tồn voi; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh hoc, bảo tồn loài voi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng, Công an, Công Thương, Thủ trưởng các cơ quan liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ
THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

Decision No.  763/QD-TTg dated May 21, 2013 of the Prime Minister approving the Scheme “Overall Viet Nam elephant conservation in the phase 2013 – 2020”

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Government organization;

Pursuant to the December 03, 2004 Law on forest protection and development;

Pursuant to the November 26, 2003 Land Law;

Pursuant to the Decree No. 23/2006/ND-CP dated March 03, 2006 of the Government on the implementation of the Law on forest protection and development;

Pursuant to the Decision No. 940/QD-TTg dated July 19, 2012 of the Prime Minister approving the urgent action plan for elephant conservation in Vietnam by 2020;

At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development at the Report No. 1491/TTr-BNN-TCLN dated May 06, 2013 on approving the scheme "Overall Vietnam’s elephant conservation in the phase 2013-2020",

DECIDES:

Article 1.To approve the scheme on overall Vietnam’s elephant conservation in the phase 2013-2020 with the principal contents as follows:

1. Scheme’s name: Scheme “Overall Vietnam’s elephant conservation in the phase 2013-2020", (hereinafter called the Scheme)

2. Objective

a. General objective

Conserving and sustainably developing the wild and tame elephant populations existing in Vietnam; conserving, protecting genetic resources of the endangered, precious and rare animals and plants; and biodiversity in the biotopes in which elephants live. Enhancing the cooperation in exercising law, controlling activities of illegally trading and transporting Elephants tusks and derivatives, contributing in conservation of the elephant populations in region and the world.

b. Specific targets

- To prevent and stop acts of hunting, harming elephants and illegally invading in area planned for elephant conservation; to minimize human negative impacts on the natural survival of wild elephants.

- Enhancing the law execution, control, struggle against activities of illegally trading, transporting, storing Elephants tusks, parts and derivatives, including elephant specimen originated from foreign country.

- Zoning three areas prioritized for conservation and sustainable development of the wild elephant populations at areas where there is elephant’s distribution.

- Conserving, displacing and developing the tame elephant populations existing in Dak Lak province (moving the sequestered elephant herds with few elephants such as the elephant herd in Vu Quang National garden, Ha Tinh province, the alone elephants at the management board of Nam Huoai forest, Lam Dong province to the elephant conservation Center of Dak Lak province and National garden Yok Don).

- Minimizing damages due to conflict elephant/person at areas has elephants’ distribution. Combining the elephant conservation with the ecological tourism and socio-economic development.

3. Scope, subject

a. Scope: Provinces, cities that are having elephants and movement corridor of wild elephants at present.

b. Subject: The existing wild and tame elephant populations, owners of forest having elephants, the elephant conservation center of Dak Lak province and owners of tame elephants.

4. Principal content of Scheme

a. Conservation of wild elephants in natural environment

- Formulating and implementing projects on conservation of the wild elephant populations in 03 provinces: Nghe An, Dak Lak and Dong Nai.

- Strengthening capacity of law execution, forest protection, wild animal protection, preventing situation of hunting, killing elephant and endangered, precious and rare animals in accordance with current regulation.

- Connecting, coordinating synchronous implementation of action plan on elephant conservation with activities of other conservation projects in area.

- Organizing prevention of harming elephant; enhancing skills of elephant/people conflicting prevention; preventing cultivation invasion, settler invasion in areas planned for elephant conservation.

b. Conserving on the spot for the elephant populations with number of elephant herds not many.

Implementing projects on survey, assessment on situation of existing elephant conservation and distribution areas of the elephant populations which have few number, small and sequestered herd structure, risk of being threatened in natural environment; organizing the conservation measures on the spot for sustainable development.

c. Controlling the trading of Elephants tusks, parts and derivatives.

- Strengthening control of activities of domestically trading elephants’ tusks and products; import, export and transit activities of the elephant tusk specimens, focusing on sea ports, air ports and some areas of important international border-gate areas.

- Inventorying, supervising, making management record of elephant specimens captured from cases of illegal transport, trading, export and import.

- Building national archival warehouse for management of elephant s tusk and other precious and rare animal specimens.

- Strengthening the inter-sector cooperation, information share between the law enforcement agencies in struggling, handling acts of killing elephants, illegally trading elephants’ tusks as well as elephants’ parts and directives.

d. Formulating and implementing plans on zoning for elephant protection, preventing the elephant/ people conflicts, protecting the habitat and the natural elephants’ movement corridor, attaching the elephant conservation with tasks of the management board of specialized forests where elephants are living.

dd. Implementing peripheral conservation projects such as moving, rejoining herds to new habitat, ensuring sustainable development for elephants.

- Planning a natural area that is enough large to able to conserve and develop in sustainable and long-term manner for elephant herds in Vietnam.

- Making projects and organizing projects’ implementation related to moving, rejoining herds at areas where the elephant populations are not able to develop because there are only female elephants or at areas where there are only some alone elephants.

- Cooperating on inter-border conservation with neighbor countries consisting of Laos and Cambodia.

e. Developing tame elephants

- Researching fertility for tame elephants with the aim to conserve and develop the quantity of existing tame elephants nationwide.

- Developing the elephant Center of Dak Lak province so as to advise the care of health, reproduction and medical treatment for elephants.

- Researching, proposing measures taming some alone elephants in projects on moving and rejoining in herds, with the aim to promote reproduction for sustainable development of tame elephant herds.

g. Propagation and education

- Propagating law, publishing documents on elephant conservation with the aim to raise awareness on elephant conservation of community in villages, hamlets who are living near to areas where have elephants’ distribution, in master plans, projects on elephant conservation.

- Popularizing the experiences in preventing elephant/ people conflicts, skills to evict elephants turning back forest, for peoples living near areas having elephant’s distribution.

- Training, educating to raise awareness on forest protection, elephant protection and biological conservation, improving the skills in preventing the elephant/ people conflicts, protecting assets and crops of local people.

h. International cooperation

- Building and implementing minutes of bilateral and multilateral cooperation with the aim to strictly supervise the control of elephant trading and elephant products across the border.

- Setting up the system of information and database provision, exchanging professional experiences, managing the inter-border elephant conservation.

- Formulating the coordination regulation in elephant conservation and forest protection between owners managing forests of bordering countries with the aim to protect the corridor for moving, traveling of elephant herds.

- Coordinating, sharing experiences and information with countries in region, countries having the elephant distribution, countries consuming elephant specimens and international organizations so as to control trading across the border of elephant specimens.

5. Solutions to implement project

a. Planning

Planning the zones prioritized for elephant conservation including: Pu Mat national garden (Nghe An province); Cat Tien national garden at area bordering with the Dong Nai cultural and natural conservation zone, La Nga forestry limited liability company (Dong Nai province); Yok Don national garden (Dak Lak and Dak Nong province), Ea H Mơ and La Lop forestry limited liability company in Dak Lak province and areas implementing content of elephant conservation operation in natural environment; conserving on the spot the elephant populations with quantity not many, sequestered habitat at zones: Pu Hoat national garden, Pu Huong national garden (Nghe An province), Bu Gia Map national garden (Binh Phuoc province), Song Thanh natural conservation zone (Quang Nam province). Combining elephant conservation with the ecology conservation and conservation of the endangered, precious and rare animals and plants in habitat areas of Pu Mat national garden (Nghe An province);

b. Mechanisms, policies

- The Ministry of Agriculture and Rural Development shall coordinate with Ministries, relevant sectors and local authorities in formulating and submitting to the Prime Minister for approval of policies:

+ Policy on reproductive assistance for tame elephant with the aim to conserve and develop the number of existing tame elephants at localities;

+ Issuing regulation on tame elephant management and supervision.

- The People’s Committees of : Nghe An, Dak Lak and Dong Nai provinces shall formulate and submit to competent authorities for approval of investment projects on elephant conservation and attaching responsibility of conserving elephants and wild animals to the management boards of specialized forests, in accordance with the existing regulations.

- Policies on compensation, assistance and resettlement for persons who are recovered land, must move out areas having elephant distribution; assistance for damages due to elephant/people conflicts: complying with current regulations.

c. Solutions on human resources

- The management boards of specialized forests having elephant distribution, ranger forces and authorities at all levels in localities shall allocate human resource for implementing content of Scheme on elephant conservation in their localities.

- People’s Committee of Dak Lak province shall recruit and train human resource for the elephant conservation Center in accordance with regulation.

d. Science solutions and international cooperation

- Researching and carrying out methods to manage and supervise wild elephants through attaching electronic chips and monitoring via satellite images.

- Researching reproductive assistance and health care for tame elephants.

- Building and developing the elephant conservation Center in Dak Lak province.

- Building national archival warehouse for storing specimens of elephants and endangered, precious and rare species that are seized serving purpose of conservation, science research, collection and organization of displays, sightseeing, education, and training and information propagation.

- Strengthening international cooperation with countries having the elephant distribution and international organizations of elephant conservation; attracting aid sources, financial and technical assistance in elephant conservation; bilateral and multilateral cooperation with countries, with the aim to strictly prescribe control of trading the specimens such as elephants’ tusk and parts crossing borders.

e. Solution on capital and investment mechanism

- Demand on investment capital

+ Total estimated investment capital in the phase 2013 – 2020 about VND 278 billion;

+ Capital sources: From the State budget and mobilized from funding of foreign organizations and individuals.

- Investment mechanism: Elaboration and approval of investment projects in Scheme shall comply with current regulation.

Mechanism of allocating investment capital: Implementing in the principle: Projects in which the Ministry of Agriculture and Rural Development is investor, the investment capital shall be assigned to the Ministry of Agriculture and Rural Development for implementation; Projects in which the provincial People’s Committees are investors, the investment capital shall be assigned directly to localities for implementation.

6. Implementation organization:

a. Ministries and central sectors:

- The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with Ministries, relevant sectors and localities in: directing, implementing Scheme; elaborating and approving, implementing projects on moving, rejoining alone herds, elephants to habitat ensuring for sustainable development of elephants.

- To assume the prime responsibility for, and coordinate with Ministries of Planning and Investment, Finance, Natural Resources and Environment in: guiding localities to elaborate, organize appraisal and approval for projects in accordance with regulations, including: Nghe An, Dak Lak and Dong Nai; projects on conserving on the spot the elephant populations with quantity of herd is few, being sequestered with the aim of conservation and sustainable development; projects on attaching chips, monitoring elephants and researching for solving reproduction matter of tame elephants.

- The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with Ministries of Finance, Agriculture and Rural Development, in allocating, balancing investment fund for implementing projects in Scheme according to annual plans, submit to the Prime Minister for approval.

- The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with Ministries of Planning and Investment, Agriculture and Rural Development in allocating the economic and non-business capital sources to investors performing projects to submit to the Prime Minister for consideration and decision; guiding the mechanism of allocation, management, user, payment and finalization of funding used for implementing the projects as prescribed by the Law on State budget.

- Ministries of: Finance, Public Security, National Defense shall direct their relevant agencies in closely coordinating with the Ministry of Agriculture and Rural Development to implement the inventory, management, supervision of elephant’s specimens; enhancing law execution, control of hunting, killing the elephants, illegally trading elephant’s tusks and products, derivatives of elephants in domestic area and international border-gates.

b. The provincial People’s Committees where have elephant distribution.

Elaborating projects on elephant conservation and submitting them to competent authorities for approval; propagating, popularizing, educating elephant conservation; enhancing examination, control of law execution in field of biodiversity conservation and elephant conservation.

Article 2.This Decision takes effect on the signing date.

Article 3.Ministers of Agriculture and Rural Development, Planning and Investment, Finance, Natural Resources and Environment, National Defense, Public Security, Industry and Trade, heads of relevant agencies and the Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces shall implement this Decision.

For the Prime Minister

Deputy Prime Minister

Hoang Trung Hai

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 763/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 930/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu phòng cháy chữa cháy, vật liệu cách nhiệt cách âm, ngành xây dựng, ngành cơ khí, ngành thép, điện, điện tử, đồ gỗ, đồ gia dụng, sản phẩm từ plastic, nhựa nguyên sinh, vật liệu hiện đại” của Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật công nghệ môi trường Đất Việt

Tài nguyên-Môi trường

văn bản mới nhất