Quyết định 647/QĐ-TTg phê duyệt Đề án hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển

thuộc tính Quyết định 647/QĐ-TTg

Quyết định 647/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:647/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:18/05/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

16 Dự án về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến 2030
Ngày 18/5/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 647/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030.

Với mục tiêu thúc đẩy đồng bộ, trọng tâm, trọng điểm các hoạt động hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển nhằm huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tri thức, kinh nghiệm và tranh thủ tối đa sự ủng hộ của các nước, các tổ chức quốc tế và các đối tác, Chính phủ phê duyệt Danh mục 16 Dự án, nhiệm vụ cấp bách sau:

Thứ nhất, từ năm 2021-2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì Dự án bổ sung các cơ chế, chính sách, pháp luật huy động các nguồn lực ngoài nước đầu tư cho phát triển bền vững kinh tế biển; Bộ Giao thông Vận tải chủ trì Dự án hợp tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng biển và ven biển, hệ thống cảng biển, sân bay, tuyến đường ven biển; Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì Dự án hợp tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực biển chất lượng cao;…

Thứ hai, từ năm 2021-2030, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì Dự án hợp tác quốc tế về quản trị biển, quản lý tổng hợp về tài nguyên, môi trường biển; điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển; Bộ Y tế chủ trì Dự án hợp tác quốc tế trong đào tạo y học biển cho các cán bộ y tế, nhằm xây dựng và phát triển mạng lưới y tế biển, đảo quốc gia và quốc tế, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho các lao động và nhân dân khu vực biển, đảo;…

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định647/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

________

Số: 647/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2020

 

                                                                       

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Đề án hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030

____________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2019;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Đề án hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án) với các nội dung chủ yếu sau:

I. Quan điểm

1. Hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển phải bảo đảm thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hoá, đa phương hoá; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của quốc gia, dân tộc Việt Nam.

2. Chủ động và tích cực thúc đẩy hợp tác quốc tế để huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tri thức, kinh nghiệm và tranh thủ tối đa sự ủng hộ của các nước, các tổ chức quốc tế và các đối tác phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế biển theo yêu cầu đề ra tại Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW.

3. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của nước ta trong Biển Đông trên cơ sở Luật Biển Việt Nam và luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

II. Mục tiêu

Thúc đẩy đồng bộ, trọng tâm, trọng điểm các hoạt động hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển nhằm huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tri thức, kinh nghiệm và tranh thủ tối đa sự ủng hộ của các nước, các tổ chức quốc tế và các đối tác, góp phần thực hiện thành công các quan điểm, mục tiêu, chủ trương lớn, khâu đột phá và giải pháp chủ yếu được đề ra tại Nghị quyết số 36-NQ/TW; đóng góp tích cực và có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế về vấn đề biển và đại dương; nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.

III. Nhiệm vụ về hợp tác quốc tế

1. Quản trị biển và đại dương, quản lý tổng hợp vùng bờ

- Định kỳ rà soát, đánh giá, các cơ chế, chính sách, pháp luật về biển, hải đảo phù hợp với chuẩn mực quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Tổ chức triển khai các cơ chế, chính sách, pháp luật về biển và hải đảo sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Thúc đẩy tham gia và hình thành các cơ chế hợp tác trong quản trị khu vực và toàn cầu đối với các hệ sinh thái biển lớn và bờ biển; quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển; lập, thực hiện quy hoạch không gian biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ, chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ.

- Xây dựng cơ chế hợp tác, chia sẻ thông tin, dữ liệu về sinh thái biển cấp độ khu vực và toàn cầu. Nghiên cứu và xây dựng mạng thông tin đa ứng dụng trên biển.

- Tăng cường năng lực cho hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo từ trung ương đến địa phương, bảo đảm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

2. Phát triển kinh tế biển, ven biển

a) Du lịch và dịch vụ biển

- Phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch cho các địa bàn trọng điểm, khu vực động lực phát triển du lịch ven biển, hải đảo. Hình thành các trung tâm du lịch ven biển lớn.

- Phát triển du lịch tàu biển và hệ thống cảng biển du lịch quốc tế, kết nối với các tuyến du lịch quốc tế; phát triển các tuyến du lịch ra các đảo, vùng biển xa bờ kết hợp với dịch vụ biển khác.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển và đầu tư quảng bá hình ảnh Việt Nam du lịch biển Việt Nam ra thế giới, tập trung quảng bá đối với các thị trường trọng điểm về du lịch.

b) Kinh tế hàng hải

- Phát triển hệ thống cảng biển quốc gia, đặc biệt các cảng nước sâu trung chuyển quốc tế, cảng biển chuyên dụng gắn với các khu liên hợp công nghiệp, dầu khí, khoáng sản, năng lượng tái tạo... Tăng cường mối liên kết chuyên ngành giữa các cảng lớn trong nước với các cảng khu vực và quốc tế; phát triển đồng bộ dịch vụ hỗ trợ vận tải, vận tải đa phương thức, đặc biệt nâng cao chất lượng dịch vụ logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông.

- Phát triển đội tàu vận tải biển hiện đại, cơ cấu hợp lý, an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng.

- Đào tạo và huấn luyện sỹ quan, thuyền viên, nhân viên làm việc trong lĩnh vực hàng hải; đẩy mạnh hợp tác tìm kiếm thị trường xuất khẩu thuyền viên, sỹ quan hàng hải.

- Nâng cao năng lực công tác bảo đảm an toàn hàng hải, tìm kiếm cứu nạn hàng hải trên biển Đông.

- Thực hiện hiệp định hàng hải với các nước; ký kết các hiệp định, các nghị định thư và các thỏa thuận liên quan đến hàng hải của ASEAN, quốc tế và các thỏa thuận công nhận chứng chỉ chuyên môn hàng hải với các nước.

c) Thăm dò, khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác

- Xây dựng kết cấu hạ tầng, khu công nghiệp có tính dẫn dắt và hạt nhân cho chuỗi hoạt động dầu khí và khoáng sản; nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh cung cấp dịch vụ dầu khí, tiến hành có hiệu quả các hoạt động đầu tư về dầu khí ở nước ngoài. Xây dựng hệ thống mạng lưới tuyến đường ống vận chuyển dầu khí dưới biển để tăng tính kết nối nội địa, từng bước kết nối vào mạng lưới đường ống khu vực, nhất là với các nước như Indonesia, Malaysia, Thái Lan.

- Nâng cao khả năng tìm kiếm, thăm dò khoáng sản, dầu khí và các dạng hydrocarbon phi truyền thống tại các bể trầm tích vùng nước sâu xa bờ. Xây dựng, triển khai các chương trình hợp tác quốc tế về điều tra khoáng sản biển sâu nhằm xây dựng kế hoạch quốc gia về bảo tồn và khai thác bền vững nguồn khoáng sản biển sâu.

- Nâng cao hiệu quả khai thác, tăng hệ số thu hồi các tài nguyên khoáng sản biển gắn với chế biến sâu; đảm bảo việc khai thác, chế biến các tài nguyên khoáng sản với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học biển.

d) Nuôi trồng và khai thác hải sản bền vững

- Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thủy sản đồng bộ, gắn kết các ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ hậu cần nghề cá, nhằm thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao hiệu quả sản xuất các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản và tiêu thụ.

- Tăng cường bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản, nhất là các giống loài thủy sản quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng; nghiên cứu ngư trường phục vụ quy hoạch phát triển các ngành, nghề thủy sản hiệu quả cao, bền vững; nghiên cứu tham gia các hiệp định nghề cá khu vực và thế giới.

- Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi trồng, chế biến hải sản; phát triển nuôi trồng hải sản trên biển, ven biển theo hướng sản xuất hàng hoá, hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, phù hợp với điều kiện của môi trường và nguồn lợi thủy sản.

đ) Phát triển các ngành công nghiệp ven biển

- Phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao ở vùng ven biển thân thiện với môi trường, công nghiệp nền tảng, công nghệ nguồn.

- Phát triển hợp lý các ngành sửa chữa và đóng tàu, lọc hóa dầu, năng lượng, cơ khí chế tạo, công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ.

- Xây dựng và phát triển các mô hình khu kinh tế, khu công nghiệp sinh thái ven biển gắn với hình thành và phát triển các trung tâm kinh tế biển mạnh, đóng vai trò chủ đạo trong phát triển vùng và gắn kết liên vùng. Tăng cường tính liên kết ngành trong phát triển và quản lý các ngành công nghiệp tại các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển. Hoàn thiện thể chế phát triển bền vững tại các khu kinh tế biển, ưu tiên hoàn thiện hành lang pháp lý, đổi mới, phát triển mô hình tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh quốc tế của các ngành công nghiệp ven biển.

e) Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới

- Triển khai các chương trình điều tra, nghiên cứu, chuyển giao, phát triển công nghệ, xây dựng các điểm điển hình sử dụng năng lượng tái tạo; hợp tác với các nước có tiềm năng, thế mạnh về năng lượng biển trong nghiên cứu, chế tạo, ứng dụng và phát triển năng lượng tái tạo ở biển; phát triển ngành chế tạo thiết bị phục vụ ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, tiến tới làm chủ một số công nghệ, thiết kế, chế tạo và sản xuất thiết bị.

- Phát triển một số ngành kinh tế biển mới như dược liệu biển, nuôi trồng và chế biến rong, tảo, cỏ biển, …

g) Phát triển kết cấu hạ tầng biển và ven biển

- Phát triển kết cấu hạ tầng vùng biển đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Phát triển hệ thống sân bay ven biển và ở một số đảo và quần đảo trong Biển Đông; nghiên cứu xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ quản lý, khai thác vùng trời và hệ thống các văn bản hợp tác quốc tế đảm bảo hoạt động bay của Việt Nam tại các khu vực đảo và quần đảo trên Biển Đông.

- Xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin và truyền thông biển và vùng ven biển; phát triển mạng lưới và dịch vụ bưu chính, viễn thông trên các đảo và tại các vùng ven biển.

3. Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng văn hóa biển, xã hội gắn bó, thân thiện với biển

- Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là điện, nước ngọt, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục tại các hải đảo.

- Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, sinh thái và bản sắc biển, không gian văn hóa, kiến trúc và di sản thiên nhiên ở vùng ven biển và hải đảo.

4. Điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực biển

- Triển khai các nội dung, nhiệm vụ và yêu cầu về hợp tác quốc tế, bảo đảm thực hiện hiệu quả Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 28/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2020.

- Nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến và đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ biển gắn với điều tra cơ bản biển; phối hợp với các nước có thế mạnh về khoa học biển trong hợp tác, nghiên cứu xây dựng các trung tâm nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ tiên tiến, xuất sắc; chủ động tham gia tích cực các hoạt động quốc tế trong khuôn khổ Thập kỷ của Liên hợp quốc về khoa học biển vì sự phát triển bền vững giai đoạn 2021-2030.

- Đào tạo phát triển nhân lực biển chất lượng cao, chú trọng các lĩnh vực kinh tế hàng hải, du lịch biển, thủy hải sản, y học biển; xây dựng cơ chế thu hút chuyên gia, nhà khoa học, nhân lực chất lượng cao trong nước và quốc tế; đào tạo lại, đào tạo mới, hình thành đội ngũ chuyên gia, đặc biệt là các chuyên gia khoa học đầu đàn, cán bộ quản lý nhà nước có trình độ cao về tài nguyên, môi trường biển.

- Có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện để các nhà khoa học Việt Nam tham gia vào các tổ chức khoa học công nghệ biển quốc tế, các ban biên tập các tạp chí quốc tế về biển.

5. Bảo vệ môi trường biển, phòng tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng

- Nâng cấp hệ thống dự báo, cảnh báo thiên tai, động đất, sóng thần; phòng, chống biển xâm thực, xói sạt lở bờ biển, ngập lụt, xâm nhập mặn; hệ thống quan trắc, giám sát, cảnh báo tự động về chất lượng môi trường, ứng phó với sự cố môi trường, hóachất độc trên biển; đầu tư, đưa vào hoạt động ít nhất một vệ tinh chuyên dụng, phục vụ việc giám sát thiên tai, môi trường biển, biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

- Thực hiện nghiêm túc các điều ước, thoả thuận khu vực và quốc tế về biển, đại dương mà Việt Nam đã tham gia; nghiên cứu thúc đẩy tham gia các điều ước quốc tế về các lĩnh vực quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học biển; thúc đẩy hình thành khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế về phòng, chống, giảm thiểu rác thải nhựa đại dương. Xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm quốc tế về rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam. Tăng cường quản lý rác thải biển, nhất là rác thải nhựa đại dương; cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường biển, trọng tâm là môi trường ở các khu vực đô thị, khu vực kinh tế, khu công nghiệp, các đảo ven biển có người sinh sống.

- Đẩy mạnh điều tra, nghiên cứu khoa học các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển, đầm phá, bãi triều - cửa sông, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, bảo tồn đa dạng sinh học các khu vực biển nằm ngoài vùng tài phán quốc gia.

- Quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống đô thị thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng tại các tỉnh, thành phố ven biển, các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu đô thị ven biển, bảo đảm theo hướng bền vững, dựa vào hệ sinh thái, thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường.

6. Bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và thông tin tuyên truyền

- Đầu tư trang thiết bị hiện đại, đào tạo nhân lực, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật và tăng cường khả năng hiệp đồng, tác chiến của các lực lượng tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo, lợi ích quốc gia, bảo đảm an ninh, an toàn cho nhân dân và các hoạt động kinh tế biển. Đổi mới công tác tập huấn, học tập và trao đổi kinh nghiệm tại các quốc gia có nền quốc phòng phát triển.

- Xác lập, thực thi và bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của nước ta tại các đảo, quần đảo và trên các vùng biển của Việt Nam.

- Củng cố niềm tin và sự trao đổi thông tin giữa các quốc gia về an toàn và an ninh, kiểm soát biên giới, hải quan, kiểm soát đánh bắt cá, bảo vệ môi trường, phòng thủ và thực thi pháp luật trên biển.

- Chủ động, tích cực tham gia và đề xuất, thực hiện các sáng kiến nhằm tăng cường hợp tác biển tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất là trong khuôn khổ ASEAN và các cơ chế do ASEAN dẫn dắt và khu vực Thái Bình Dương.

- Phối hợp với các nước ASEAN Trung Quốc bảo đảm thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy việc sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông thực chất, hiệu lực và phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

- Chủ động, duy trì và thúc đẩy các cơ chế đàm phán, đối thoại giải quyết các tranh chấp trên biển với các nước liên quan trong đó có tranh chấp phân định biển, tạo điều kiện để mở rộng hợp tác biển.

- Tăng cường hợp tác, tham gia tích cực, hiệu quả tại các tổ chức chuyên môn quốc tế và khu vực về biển nhằm tăng cường năng lực chuyên môn, khoa học - kỹ thuật, đồng thời góp phần bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp trên biển của Việt Nam.

- Nắm tình hình, thu thập thông tin, tài liệu, báo cáo, tham mưu với lãnh đạo Đảng, Nhà nước; trao đổi các bộ, ngành, địa phương liên quan các chủ trương, chính sách, giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về biển, thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới vào phát triển bền vững kinh tế biển; giới thiệu, hỗ trợ lựa chọn các nhà khoa học, đối tác quốc tế có uy tín, năng lực tham gia các dự án hợp tác quốc tế; vận động, tranh thủ sự hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế và nhân dân tiến bộ thế giới trong phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.

- Mở rộng và nâng cao hiệu quả các “kênh” hợp tác quốc tế của lực lượng Công an, phối hợp xử lý có hiệu quả các vấn đề, vụ, việc phức tạp về an ninh, trật tự trên biển; thúc đẩy giải quyết các thách thức an ninh phi truyền thống từ hướng biển; bảo vệ ngư trường truyền thông, tàu cá, ngư dân và các hoạt động kinh tế biển của Việt Nam.

- Hợp tác nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm khủng bố, ma túy, buôn lậu, buôn bán người qua đường biển, cướp tài sản có vũ trang, tội phạm về môi trường... trên tuyến biển; nâng cao năng lực phòng, tránh và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai, cứu nạn, cứu hộ, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

- Phòng, chống hoạt động thu thập bí mật nhà nước trong quá trình hợp tác quốc tế về biển; tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định, quy trình về thẩm định các yếu tố an ninh, trật tự đối với các đề án, dự án đầu tư, hợp tác với nước ngoài về phát triển bền vững kinh tế biển.

- Phổ biến rộng rãi ra khu vực và trên thế giới các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về biển và hợp tác quốc tế về biển; Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam; các Công ước và luật pháp quốc tế về biển; quảng bá sâu rộng tiềm năng, thế mạnh về biển Việt Nam. Thông tin kịp thời, đầy đủ chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư, thúc đẩy hợp tác quốc tế về biển Việt Nam. Phản ánh các hoạt động hợp tác quốc tế về biển nhằm giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc biên giới và chủ quyền biển, đảo, vùng trời của Tổ quốc.

IV. Giải pháp

 1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về hợp tác quốc tế phát triển bền vững kinh tế biển, tạo đồng thuận trong toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả, đa dạng hóa các hình thức, nội dung tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về biển, hải đảo, Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam, Chiến lược thông tin đối ngoại trên trường quốc tế và với kiều bào ta ở nước ngoài.

Đa dạng hóa các loại hình, cách thức thông tin tuyên truyền về biển và hợp tác quốc tế về biển; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục thông tin phù hợp và hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức và tạo đồng thuận trong cả hệ thống chính trị và toàn dân về hợp tác phát triển bền vững kinh tế biển; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền đối ngoại về biển và hợp tác quốc tế, phát triển bền vững kinh tế biển.

2. Rà soát, hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách, hành lang pháp lý về biển theo hướng phát triển bền vững, bảo đảm tính khả thi, đồng bộ, thống nhất, phù hợp với chuẩn mực luật pháp và điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Tích cực tham gia các điều ước quốc tế và chủ động thúc đẩy hình thành cơ chế hợp tác toàn cầu và khu vực liên quan đến biển và đại dương.

3. Đa dạng hóa các kênh và hình thức hợp tác, đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Nhân dân trong lĩnh vực biển, đảo. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, giữa các cấp, các ngành, giữa ngoại giao song phương, ngoại giao đa phương. Chủ động và tích cực đăng cai tổ chức các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển.

4. Ưu tiên hợp tác với các nước, các đối tác có nền kinh tế và công nghệ biển hiện đại, tiên tiến trên thế giới. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế, khu vực và các quốc gia liên quan, đặc biệt các quốc gia phát triển có kinh nghiệm trong quản lý biển nhằm tranh thủ sự hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ, trao đổi về thông tin kinh nghiệm; chủ động đề xuất, tiếp cận các dự án, nguồn kinh phí quốc tế cho đầu tư phát triển, nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ chuyên môn, cũng như nâng cao nhận thức của cộng đồng ven biển.

5. Bố trí nguồn kinh phí hợp lý để thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển.

6. Củng cố bộ máy về hợp tác quốc tế về biển ở các bộ, ngành, địa phương có biển; đào tạo và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ hợp tác quốc tế về biển của các cơ quan, chú trọng xây dựng đội ngũ chuyên gia đàm phán quốc tế về biển. Bố trí chức danh ngoại giao, hợp tác quốc tế về biển tại một số sứ quán Việt Nam ở các nước và tổ chức quốc tế quan trọng.

7. Căn cứ vào kết quả hợp tác, kịp thời phát hiện điều chỉnh, bổ sung các dự án, đề án, nhiệm vụ cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

V. Danh mục các nhiệm vụ, dự án ưu tiên: Phụ lục kèm theo.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 chỉ đạo toàn diện và tổ chức thực hiện Đề án hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thường trực Ủy ban, có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình và định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá toàn diện việc thực hiện Đề án. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam là cơ quan đầu mối giúp việc thực hiện nhiệm vụ nêu trên.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trên cơ sở kiến nghị của các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan hướng dẫn và trình cơ quan có thẩm quyền bố trí nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ Đề án theo quy định.

3. Bộ Ngoại giao chủ trì thực hiện các nhiệm vụ, dự án về công tác biên giới, lãnh thổ quốc gia trên biển, công tác thông tin đối ngoại, dự báo chiến lược các vấn đề quốc tế liên quan đến chính sách phát triển kinh tế biển Việt Nam, đẩy mạnh việc tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế liên quan đến phát triển bền vững kinh tế biển.

4. Bộ Quốc phòng và Bộ Công an căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ trì thực hiện các nhiệm vụ, dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh; xử lý tốt các tình huống, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên biển; kiên quyết, kiên trì xây dựng và duy trì môi trường hòa bình, ổn định và trật tự pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển bền vững kinh tế biển; đấu tranh với mọi âm mưu, hoạt động lợi dụng các vấn đề về biển, đảo để chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

5. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển, các tập đoàn kinh tế có liên quan lập và triển khai Kế hoạch hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển của cơ quan, ngành mình để thực hiện Đề án, có trách nhiệm định kỳ báo cáo, đánh giá tình hình hoạt động hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển của bộ, ngành mình và gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp; chủ động bố trí nguồn lực để thực hiện các dự án, nhiệm vụ của Đề án.

Điều 3. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán nhà nước;

- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;

- Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

VPCP: BTCN, các pCn, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục;

- Lưu: VT, QHQT(3).

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Xuân Phúc

 

 

 

 

 

Phụ lục

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ CẤP BÁCH

Thực hiện Đề án hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030

(Ban hành kèm theo Quyết định số 647/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ)

 

TT

Tên nhiệm vụ, dự án

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

1

Bổ sung các cơ chế, chính sách, pháp luật huy động các nguồn lực ngoài nước đầu tư cho phát triển bền vững kinh tế biển.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương có biển

2021-2025

2

Hợp tác quốc tế về quản trị biển, quản lý tổng hợp về tài nguyên, môi trường biển; điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển.

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương có biển

2021-2030

3

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền thúc đẩy hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển.

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan thông tấn, báo chí

2021-2030

4

Hợp tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng biển và ven biển: hệ thống cảng biển, sân bay, tuyến đường ven biển.

Bộ Giao thông vận tải

Các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương có biển

2021-2025

5

Hợp tác xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thủy sản đồng bộ, gắn kết các ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ hậu cần nghề cá; xây dựng hải đảo thành trạm cung cấp, tiếp tế nhu yếu phẩm, hậu cần khai thác thủy sản, cung cấp các nguồn năng lượng và sơ chế hải sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương có biển

2021-2025

6

Hợp tác thí điểm lập Quy hoạch đô thị, Chương trình phát triển đô thị cho 02 đô thị ven biển gắn với các trung tâm kinh tế biển mạnh theo phương pháp quy hoạch, quản lý đầu tư phát triển đô thị mới với sự hỗ trợ của quốc tế; xây dựng 02 mô hình đô thị ven biển có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, thông minh, ứng phó với biến đổi khí hậu và bền vững.

Bộ Xây dựng

Các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương có biển

2021-2025

7

Hợp tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, khu công nghiệp cho chuỗi hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí và một số loại khoáng sản biển.

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành liên quan và các địa phương có biển

2021-2030

8

Hợp tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển ngành du lịch ven biển, hải đảo; tổ chức các tuyến du lịch ra các đảo, vùng biển xa bờ; quảng bá du lịch, thương hiệu du lịch biển; lễ hội tôn vinh văn hóa biển, ẩm thực biển; bảo tồn không gian văn hóa, kiến trúc và di sản thiên nhiên.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương có biển

2021-2030

9

Hợp tác quốc tế trong đào tạo y học biển cho các cán bộ y tế, nhằm xây dựng và phát triển mạng lưới y tế biển, đảo quốc gia và quốc tế, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho các lao động và nhân dân khu vực biển, đảo.

Bộ Y tế

Các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương có biển

2021-2030

10

Bổ sung các chính sách, pháp luật tạo cơ chế thu hút chuyên gia, nhà khoa học, nhân lực chất lượng cao trong nước và quốc tế làm việc trong lĩnh vực biển, đảo.

Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương có biển

2021-2025

11

Hợp tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực biển chất lượng cao.

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương có biển

2021-2025

12

Tham gia các thiết chế đa phương khu vực và quốc tế nhằm bảo đảm an ninh, trật tự trên biển và an ninh phi truyền thống.

Bộ Quốc phòng

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương có biển

2021-2025

13

Công tác công an thúc đẩy hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030.

Bộ Công an

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương có biển

2021-2025

14

Củng cố, xây dựng và thúc đẩy các cơ chế hợp tác chung về biển với các nước ASEAN và nước khác trong khu vực và quốc tế.

Bộ Ngoại giao

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương có biển

2021-2030

15

Xác lập chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển, đảo theo luật pháp và điều ước quốc tế, tạo cơ sở pháp lý cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh

Bộ Ngoại giao

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương có biển

2021-2025

16

Bổ sung chức danh ngoại giao, hợp tác quốc tế về biển tại một số sứ quán Việt Nam ở các nước và tổ chức quốc tế quan trọng.

Bộ Nội vụ

Bộ Ngoại giao, các bộ, cơ quan liên quan

2021-2025

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

--------------

No. 647/QD-TTg

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

----------------

Hanoi, May 18, 2020

 

DECISION

On approving Scheme of international cooperation on sustainable development of Vietnam s marine economy toward 2030

-----------------

THE PRIME MINISTER

 

Pursuant to the Resolution No. 36-NQ/TW dated October 22, 2018 of the 8thplenum of the 12thCommunist Party of Vietnam Central Committee on the Strategy for the sustainable development of Viet Nam s marine economy by 2030, with a vision to 2045;

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Vietnamese Sea dated June 21, 2012;

Pursuant to the Law on Marine and Island Resources and Environment dated June 25, 2015;

Pursuant to the Government’s Resolution No. 26/NQ-CP dated March 05, 2020 on promulgating the master plan and the Government’s five-year plan to implement the Resolution No. 36-NQ/TW dated October 22, 2018 of the 8thplenum of the 12thCommunist Party of Vietnam Central Committee on the Strategy for the sustainable development of Vietnam s marine economy by 2030, with a vision to 2045;

Pursuant to the Government’s Resolution No. 01/NQ-CP dated January 01, 2019 on the key tasks and solutions to implement the socio-economic development plan and the state budget estimates in 2019;

At the proposal of the Minister of Natural Resources and Environment,

 

DECIDES:

 

Article 1.To approve the Scheme of international cooperation on sustainable development of Vietnam s marine economy toward 2030 (hereinafter referred to as “the Scheme”) with the main contents as follows:

I. Viewpoints

1. International cooperation on sustainable development of the marine economy must ensure the consistent implementation of the external policy of independence, autonomy, peace, friendship, cooperation and development, diversification and multilateralization; ensure the legitimate rights and interests of the nation and people of Vietnam.

2. To proactively promote international cooperation to effectively mobilize and use force sources, knowledge, experience and make the most of the support of other countries, international organizations and partners for the sustainable development of marine economy in accordance with the requirements stated in the Resolution No. 36-NQ/TW dated October 22, 2018 on the Strategy for the sustainable development of Viet Nam s marine economy by 2030, with a vision to 2045 and the Government’s Resolution No. 26/NQ-CP dated March 05, 2020 on promulgating the master plan and the Government’s five-year plan to implement the Resolution No. 36-NQ/TW.

3. To resolutely and persistently fight for the protection of our country s sovereignty, the right of sovereignty and jurisdiction in the East Sea on the basis of the Law on Vietnamese Sea and international law, especially the 1982 United Nations Convention on the Law of the Sea.

II. Objectives

To promote synchronization and focus of international cooperation activities on sustainable marine economic development in order to effectively mobilize and use the force sources, knowledge, experience and make the most of the support of other countries, international organizations and partners; contribute to successfully implement viewpoints, targets, major policies, breakthroughs and key solutions as prescribed in the Resolution No. 36-NQ/TW; actively contribute and take responsibility before the international community for the marine and ocean matters; to promote the role and position of Vietnam in the region and the international arena.

III. Tasks of international cooperation

1. Marine and ocean governance, coastal zone management

- To periodically review and assess mechanisms, policies and legal regulations on marine and islands in compliance with international standards and international treaties to which Vietnam is a party, especially the 1982 United Nations Convention on the Law of the Sea. To organize and implement mechanisms, policies and laws on marine and islands after being approved by the competent authorities.

- To promote the participation and formulation of cooperation mechanisms in regional and global governance with the large marine ecosystem and coast; integrated management of natural resources, protection of the marine environment; to formulate and implement the marine spatial planning and the overall planning on the exploitation and sustainable use of coastal resources.

- To develop a mechanism on cooperation and sharing information and data on the marine ecosystem at the regional and global levels. To study and develop an information network with multi-application at sea.

- To build capacity in an integrated and unified manner on marine and islands for state management agencies from the center to locality, ensure to meet the requirements of international integration.

2. Developing marine and the coastal economy

a) Regarding tourism and marine services

- To develop the infrastructure and technical facilities of the tourism industry for key areas and areas motivated to develop coastal and island tourism. To establish major coastal tourism centers.

- To develop cruise tourism and the system of international tourist ports, connecting with international tourist routes; to develop tourist routes to offshore islands and seas combined with other marine services.

- To make and deploy short term and long term plans on developing and investing to promote Vietnam and Vietnamese marine tourism to the world, focusing on promoting key markets on tourism.

b) Regarding maritime economy

- To develop the system of national marine ports, especially national deep water entrepot ports, specialized seaports associated with industrial complexes, petroleum, minerals, recycled energy, etc. To strengthen the specialized connection among large ports in the country with regional ports and international ports; to synchronously develop services supporting transportation, multi-modal transportation, especially improve the logistics service and effectively connect the transport infrastructure system.

- To develop the modern shipping fleet with a reasonable and safe structure, minimizing environmental pollution and saving energy.

- To providing training courses for officers, crew members and employees working in the marine field; to promote cooperation in searching export markets for crew members and marine officers.

- To build the capacity of marine safety, search and rescue on East sea.

- To implement marine agreements with other countries; enter into international and ASEAN agreements and protocols related to marine and agreements on recognizing maritime professional certificates with countries.

c) Regarding the exploration, exploitation of oil and gas, and other marine resources and minerals

- To build the leading and key infrastructure and industrial parks for the oil, gas and mineral operation chain; improve the capacity and competitiveness of oil and gas service provision, effectively conduct offshore oil and gas investment activities. To build the network system of undersea oil and gas pipeline to increase domestic connectivity, gradually connecting to the regional pipeline network, especially with countries such as Indonesia, Malaysia and Thailand.

- To improve the capacity of searching and exploring mineral, oil, gas and non-traditional hydrocarbon forms in sedimentary basins in deep-water areas far from shore. - To develop and deploy international cooperation programs on investigating the deep-sea minerals in order to formulate the national plan on conservation and sustainable exploitation of the deep-sea mineral resources.

- To improve the efficiency of exploitation and increase the recovery coefficient of marine mineral resources associated with deep processing; combine exploitation and processing with environmental protection and conservation of marine biodiversity.

d) Regarding aquaculture and sustainable fishing

- To formulate the synchronous aquaculture infrastructure system, associated with supporting industries and fisheries logistics services, promoting the development, increase production effectiveness in the fields of aquaculture, fishing, seafood processing and consumption.

- To strengthen protection and regeneration of aquatic resources, especially rare and endangered aquatic species; research fishing grounds in service of the planning for the development of highly efficient and sustainable fishery industries; research into regional and world fisheries agreements.

- To research and apply scientific and technological advances in aquaculture and seafood processing; to develop marine and coastal aquaculture in the direction of commodity production, modernization and hi-tech application, suitable to environmental conditions and aquatic resources.

dd) Regarding coastal industry development

- To develop environmentally-friendly hi-tech coastal industries, platform industry and source technology.

- To reasonably develop shipbuilding and repair, petrochemical refining, energy, mechanical engineering, processing and supporting industries.

- To establish and develop models of coastal economic zones and eco-industrial parks in association with the formation and development of strong marine economic centers. Coastal economic zones and eco-industrial parks shall play a key role in regional development and inter-regional connection. To strengthen industry cohesion in developing and managing industries in coastal economic zones and industrial parks. To improve the institution for sustainable development in marine economy zones, giving priority to improving the legal framework, innovation and development of green growth models, environmental protection, improvement of productivity, quality and international competitiveness of coastal industry sectors.

e) Regarding recycled energy and new marine economic sectors

- To deploy programs investigating, researching, transferring, developing technology and developing typical sites using recycled energy; to cooperate with countries with potentials and strength in marine energy in researching, processing, applying and developing recycled energy at sea; to develop the equipment manufacturing industry in service of the recycled energy industry, proceed to master a number of technologies, equipment designing and manufacturing.

- To develop a number of new marine economic industries such as marine medicinal herbs, farming and processing of seaweed, algae and seagrass, etc.

g) Regarding the development of marine and coastal infrastructure

- To develop the marine infrastructure to meet the requirements of environmental protection, prevention and control of natural disasters and adaptation to climate change, sea-level rise. To develop the coastal airport systems and in some islands and archipelagos in the East Sea; to study and build the infrastructure to serve the management and exploitation of airspace and the system of international cooperation documents to ensure flight activities of Vietnam in island areas and archipelagos in the East Sea.

- To build the information and communication infrastructure in marine and coastal areas; develop post and telecommunications networks and services on islands and coastal areas.

3. To improve coastal inhabitants living standards, build maritime culture and society closely attached and friendly to the sea

- To build socio-economic infrastructure, especially electricity, freshwater, communications, health care and education on islands.

- To preserve and promote cultural, ecological and cultural values, cultural and architectural space and natural heritage in coastal areas and islands.

4. To basically investigate and research on marine science, technology and human resource development

- To deploy contents, tasks and requirements on international cooperation, ensuring the effective implementation of the key Program on basically investigating marine resources and environment toward 2030 approved by the Prime Minister in the Decision No. 28/QD-TTg dated January 07, 2020.

- To study and apply science achievements, advanced technology and promote the marine science technology research associated with a basic marine investigation; to coordinate with countries with strengths in marine science in cooperation and research to build centers of scientific and advanced technology research and application; to actively participate in international activities within the framework of the United Nations Decade on marine science for sustainable development in the 2021 - 2030 period.

- To provide training for high-quality marine human resource development, focusing on fields of the maritime economy, marine tourism, seafood and marine medicine; to formulate a mechanism to attract experts, scientists and high-quality employees in the country and the world; to provide re-training and new training courses, the formation of a contingent of experts, especially leading scientific experts and state management officials with high qualifications in marine resources and environment.

- To have policies to encourage and create favorable conditions for Vietnamese scientists to be members of international marine science technology organizations and editorial boards of international marine magazines.

5. To protect the marine environment, prevent a natural disaster, respond to climate changes and rising sea levels

- To upgrade the system of forecasting and warning of natural disasters, earthquakes and tsunamis, prevention and control of sea encroachment, coastal erosion, flooding, and saline intrusion; automatic observation, supervision and warning systems on environmental quality, response to environmental incidents and toxic chemicals at sea; invest, put into operation at least one specialized satellite, serving the monitoring of natural disasters, marine environment, climate change, and rising sea levels.

- To seriously implement regional and international treaties and agreements on sea and ocean to which Vietnam is a party; research to promote the participation in international treaties on the fields of natural resources management, environmental protection, marine scientific research; promote the formation of a regional and international cooperation framework on prevention, control and reduction of ocean plastic waste. To build and put into operation international center on ocean plastic waste in Vietnam. To strengthen the management of marine waste, especially ocean plastic waste; to improve and enhance the quality of the marine environment, focusing on the environment in inhabited urban areas, economic areas, industrial parks and coastal islands.

- To promote scientific survey and research in marine conservation zones, aquatic resource protection zones, coral reef ecosystems, seagrass beds, lagoons, tidal flats - estuaries, mangroves and protection forests in coastal areas, biodiversity conservation in marine areas outside the national jurisdiction.

- To plan and invest to build smart urban systems adapting to climate change, sea-level rise in coastal provinces, cities, economic zones, industrial parks, industrial clusters and suburban, ensuring sustainability, based on ecosystems, intelligently adapting to climate change, sea-level rise, having centralized wastewater treatment system, meeting environmental standards and regulations.

6. To ensure national defense, security, foreign relations and propaganda information

- To invest in modern equipment, human resource training, improve law enforcement effectiveness and enhance synergies and operations of forces participating in protecting marine sovereignty, islands and legitimate interests of the country, ensuring security, safety for the people and marine economic activities. To innovate training, learning and experience exchange in developed defense countries.

- To establishing, enforce and firmly defend our country s sovereignty, sovereignty and jurisdiction rights in the islands, archipelagos and in the waters of Vietnam.

- To strengthen trust and information exchange among countries on safety and security, border control, customs, fishing control, environmental protection, defense and law enforcement at sea.

- To proactively participate in proposing and implementing ideas to promote marine coordination in international and regional forums, especially within ASEAN and ASEAN-lead mechanisms and the Pacific.

- To coordinate with ASEAN countries and China to ensure the full and effective implementation of the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea (DOC), promote the early reaching of the code of conduct in the South China Sea in essence, validity and in accordance with international law, including the 1982 United Nations Convention on the Law of the Sea.

- To proactively maintain and promote mechanisms for negotiation and dialogue to resolve maritime disputes with relevant countries, including maritime delimitation disputes, and create conditions for expanding maritime cooperation.

- To strengthen cooperation, active and effective participation at international and regional professional organizations in the sea to enhance their professional, scientific and technical capacity, and at the same time, protect the legal rights and interests at the sea of Vietnam.

- To grasp the situation, gather information, documents, report and advise the Party and State leaders; exchange with concerned ministries, branches and localities on guidelines, policies and solutions to improve the effectiveness of international cooperation on the sea, promote the application of advanced and modern science and technology in the world into sustainable development of the marine economy; introduce and support the selection of prestigious international scientists and partners to participate in international cooperation projects; mobilize and enlist the support of countries, international organizations and people in the sustainable development of Vietnam s marine economy.

- To expand and improve the efficiency of the international cooperation "channels" of the police force, to coordinate in effectively handling issues, incidents and complicated security and order at sea; promote the solving of non-traditional security challenges from the sea; protect Vietnam s fishing grounds, fishing boats, fishermen and marine economic activities.

- To cooperate in improving the capacity to prevent and combat terrorism, drugs, smuggling, human trafficking by sea, armed robbery, environmental crimes, etc. on sea routes; improve capacity to prevent and mitigate natural disasters, rescue and response to climate change and sea-level rise.

- To prevent and control activities of collecting state secrets in the process of international cooperation on the sea; strictly organize the implementation of regulations and processes on the evaluation of security and order factors for investment schemes and projects, and cooperate with foreign countries in the sustainable development of the marine economy.

- To disseminate widely to the region and the world the undertakings, guidelines, policies and laws of the Party and State on the sea and international cooperation on the sea; Strategy for sustainable development of Vietnam s marine economy; International Conventions and Laws on the Sea; broadly promote the potential and strengths of Vietnam s sea. To timely and fully provide information and preferential policies, attract investment and promote international cooperation on the Vietnam Sea. To reflect international cooperation activities on the sea in order to maintain a peaceful, stable environment, protect the independence, sovereignty, unity and territorial integrity, firmly protect borders and sovereignty of seas, islands and the skies of the Fatherland.

IV. Solutions

1. To promote propaganda, raise awareness about international cooperation for the sustainable development of the marine economy, create consensus in the whole society. To improve the efficiency and diversify the forms and contents of dissemination of the Party’s line and the State’s policies and laws on the sea and islands, the Vietnam Sea Economic Sustainable Development Strategy, the Strategy of foreign information on the international arena and with overseas Vietnamese.

To diversify types and ways of information dissemination on the sea and international cooperation on the sea; build appropriate and effective information pages and categories, contribute to raising awareness and creating consensus in both the political system and the entire population on cooperation for sustainable development of the marine economy; promote information and communication on the sea and international cooperation, sustainable development of the marine economy.

2. To review and improve the system of the institutional system, policies and legal framework on the sea towards promoting sustainable development, ensuring feasibility, consistency, and alignment with international treaties and legal standards to which Viet Nam is a party. To actively participate in international treaties and promote the formation of global and regional cooperation mechanisms related to the sea and the ocean.

3. To diversify channels and forms of cooperation, Party foreign affairs, State diplomacy, Foreign affairs of the People in the field of sea and islands. To strengthen coordination between agencies, between levels and branches, between bilateral diplomacy and multilateral diplomacy. To proactively and actively host international forums, conferences and seminars on sustainable marine economic development.

4. To give priority to cooperate with countries and partners with a modern and advanced economy and marine technology in the world. To closely coordinate with international, regional and relevant organizations, especially developed countries with experience in marine management, to take advantage of technical and technological support and discuss information and experience; proactively propose and access international projects and funding for development investment, improve management capacity for professional staff, as well as raise awareness of coastal communities.

5. To allocate reasonable funding to carry out international cooperation activities on sustainable marine economic development.

6. To consolidate the apparatus for international cooperation on the sea in marine ministries, branches and localities; to train and improve the capacity of international maritime cooperation officials of agencies, attaching importance to building a contingent of international experts on sea negotiation. To arrange diplomatic titles and international cooperation on the sea at a number of Vietnamese embassies in important countries and international organizations.

7. Based on the cooperation results, to promptly detect, adjust and supplement projects, schemes and tasks in compliance with the actual situation in order to meet the provided targets and tasks.

V. List of priority tasks and projects

A list of priority tasks and projects are specified in the Appendix attached herewith.

Article 2. Organization of implementation

1. The National steering committee for implementing the Strategy for the sustainable development of Vietnam s marine economy by 2030, with a vision to 2045 shall direct and organize the implementation of the international cooperation Scheme on sustainable development of Vietnam s marine economy toward 2030. The Ministry of Natural Resources and Environment shall be the standing agency of the Committee, responsible for guiding, monitoring, urging, summing up the situation and periodically organizing preliminary and final reviews of the implementation of the Scheme. The Vietnam Administration of Seas and Islands shall be the focal point assisting the implementation of the above-mentioned task.

2. The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall, based on the proposals of ministries and relevant agencies and localities, provide guidance and submit the competent authority to allocate funding for implementing the Scheme as prescribed.

3. The Ministry of Foreign Affairs shall assume the prime responsibility in performing tasks and projects on the border and national-territorial affairs at sea, foreign information work, strategic forecasts of international issues related to development policies of Vietnam s maritime economy, promoting Vietnam s participation in international forums related to the sustainable development of the marine economy.

4. The Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall, based on their functions and tasks, assume the prime responsibility for performing tasks and projects in the field of defense and security; handling situations, maintaining independence, sovereignty, sovereignty and jurisdiction rights and national interest at sea; resolutely and consistently build and maintain a peaceful, stable and legal order environment, creating favorable conditions for sustainable development of the marine economy; struggle with all plots and activities to take advantage of issues on the sea and islands to oppose the Party, the State and the People.

5. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, People s Committees of coastal provinces and centrally-run cities and related economic corporations shall formulate and deploy the Plan on international cooperation on sustainable development of the marine economy of their agencies and branches to implement the Scheme, take responsibilities for periodically reporting, evaluating the international cooperation on sustainable development of the marine economy of their ministries and branches and send to the Ministry of Natural Resources and Environment for summarization; actively arrange force sources to implement projects and tasks of the Scheme.

Article 3. Effect and implementation responsibilities

1. This Decision takes effect on the date of its signing.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and Chairpersons of People s Committees of coastal provinces and centrally-run cities shall be responsible for the implementation of this Decision./.


 

 

THE PRIME MINISTER

 

 

 

 

 

Nguyen Xuan Phuc

 

* All Appendices are not translated herein.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 647/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 647/QD-TTg PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 25/2024/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Thông tư 03/2019/TT-BGTVT ngày 11/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ

Xây dựng, Giao thông, Tài nguyên-Môi trường

văn bản mới nhất