Quyết định 419/QĐ-TTg 2017 Chương trình quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính

thuộc tính Quyết định 419/QĐ-TTg

Quyết định 419/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các-bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng đến năm 2030
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:419/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Trịnh Đình Dũng
Ngày ban hành:05/04/2017
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Năm 2020, phấn đấu độ che phủ rừng toàn quốc đạt 42%

Ngày 05/04/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 419/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các - bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng (sau đây gọi là Chương trình REDD+) đến năm 2030.
Chương trình đề ra mục tiêu đến năm 2020, góp phần giảm phát thải khí nhà kính thông qua các hoạt động REDD+, nâng cao độ che phủ rừng toàn quốc lên 42% và diện tích các loại rừng đạt 14,4 triệu ha; Nâng cao chất lượng rừng tự nhiên và rừng trồng nhằm gia tăng tích lũy các bon và dịch vụ môi trường rừng, nhân rộng các mô hình trồng rừng hiệu quả; quản lý, bảo vệ và bảo tồn bền vững rừng tự nhiên.
Nội dung chủ yếu của Chương trình bao gồm: Tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng rừng và đất rừng; Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp bền vững và không gây mất rừng, suy thoái rừng; Cải thiện quản trị rừng và cải thiện sinh kế cho người dân sống trong và gần rừng; Nhân rộng các mô hình kinh doanh rừng năng suất cao và rừng gỗ lớn; Thí điểm, đánh giá và nhân rộng mô hình quản lý rừng tự nhiên bền vững, bảo vệ, bảo tồn và phục hồi rừng; Cải thiện môi trường kinh tế và tài chính cho lâm nghiệp…
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định419/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------


Số: 419/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Chương trình quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính
thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng
các - bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng đến năm 2030

-------------

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và Nghị định số 147/2016/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu;

Căn cứ Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh;

Căn cứ Quyết định số 01/COP16; Quyết định số 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15/COP19 của Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu;

Căn cứ Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các - bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng (sau đây viết chung là Chương trình REDD+) đến năm 2030, với các nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm:
- Chương trình REDD+ góp phần thực hiện chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững, chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh gắn với phát triển bền vững, bảo đảm an ninh môi trường quốc gia và xóa đói giảm nghèo.
- Chương trình REDD+ phải bảo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật của Việt Nam, tuân thủ các điều ước, thỏa thuận quốc tế liên quan mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết.
- Thực hiện Chương trình REDD+ phải bảo đảm sự thống nhất trong chỉ đạo, quản lý và điều hành của Nhà nước; phát huy cao nhất sự tham gia và giám sát của các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng dân cư, tận dụng hiệu quả các cơ chế hợp tác quốc tế.
- Các hoạt động REDD+ nhằm giải quyết các nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng, lồng ghép giới và áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn trong REDD+, đảm bảo sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của các bên liên quan, bao gồm cả đồng bào dân tộc thiểu số và phụ nữ tại các cộng đồng địa phương; hoạt động REDD+ cần được thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, quy định của Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội và các yếu tố rủi ro.
- Chương trình REDD+ đóng góp tích cực vào việc chuyển dịch ưu tiên sang cải thiện chất lượng rừng tự nhiên và rừng trồng, hạn chế mất rừng nhằm tối đa hóa các lợi ích xã hội, kinh tế và môi trường; khai thác giá trị dịch vụ môi trường rừng, tạo nguồn tài chính bền vững cho bảo vệ và phát triển rừng.
2. Mục tiêu:
a) Mục tiêu chung
Góp phần bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng rừng trồng; gắn và lồng ghép với việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ và phát triển rừng, tăng trưởng xanh; thu hút sự hỗ trợ của quốc tế, tiến tới tiếp cận thị trường tín chỉ các - bon; nâng cao đời sống của người dân và phát triển bền vững đất nước.
b) Mục tiêu cụ thể
- Giai đoạn 2017-2020:
+ Đến năm 2020, góp phần giảm phát thải khí nhà kính thông qua các hoạt động REDD+, nâng cao độ che phủ rừng toàn quốc lên 42% và diện tích các loại rừng đạt 14,4 triệu ha.
+ Đáp ứng yêu cầu sẵn sàng thực hiện REDD+, đảm bảo có đủ năng lực để tiếp cận nguồn tài chính chi trả dựa vào kết quả phù hợp với các yêu cầu quốc tế.
+ Nâng cao chất lượng rừng tự nhiên và rừng trồng nhằm gia tăng tích lũy các - bon và dịch vụ môi trường rừng; nhân rộng các mô hình trồng rừng hiệu quả; quản lý, bảo vệ và bảo tồn bền vững rừng tự nhiên.
+ Góp phần cải thiện quản trị rừng, tạo việc làm, nâng cao đời sống của người dân gắn với xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an ninh, quốc phòng.
- Giai đoạn 2021 - 2030
+ Ổn định diện tích rừng tự nhiên đến 2030 ít nhất bằng diện tích đã đạt được tại năm 2020 và tăng độ che phủ rừng toàn quốc lên 45%, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia đến năm 2030 giảm 8% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường (BAU) theo cam kết tại Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, mức đóng góp có thể tăng lên 25% khi nhận được hỗ trợ quốc tế.
+ Nhân rộng các mô hình có hiệu quả cao về REDD+ và quản lý rừng bền vững, lồng ghép REDD+ vào chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững.
+ Hoàn thiện chính sách, pháp luật, khung hành động của chương trình
REDD+ và tiếp cận các nguồn tài chính chi trả dựa vào kết quả phù hợp với các yêu cầu quốc tế.
3. Phạm vi, đối tượng và thời gian thực hiện:
- Chương trình này được thực hiện trong phạm vi toàn quốc, ưu tiên vào các khu vực là điểm nóng về mất rừng và suy thoái rừng, vùng chịu tác động của biến đổi khí hậu và có tiềm năng tăng trữ lượng các - bon rừng.
- Đối tượng: Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn tham gia vào hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào tổ chức thực hiện, vận hành Chương trình REDD+.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2017 đến hết năm 2030.
4. Nội dung chủ yếu của Chương trình
a) Nhóm các hoạt động nhằm giảm mất rừng và suy thoái rừng:
- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng rừng và đất rừng đảm bảo mục tiêu 16,24 triệu ha đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp vào năm 2020.
- Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp bền vững và không gây mất rừng, suy thoái rừng.
- Cải thiện quản trị rừng và cải thiện sinh kế cho người dân sống trong và gần rừng.
- Tăng cường thực thi pháp luật lâm nghiệp.
b) Nhóm hoạt động nhằm bảo tồn, tăng cường trữ lượng các - bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng.
- Đánh giá và nhân rộng các mô hình kinh doanh rừng năng suất cao và rừng gỗ lớn.
- Thí điểm, đánh giá và nhân rộng mô hình quản lý rừng tự nhiên bền vững; bảo vệ, bảo tồn và phục hồi rừng.
- Cải thiện môi trường kinh tế và tài chính cho lâm nghiệp.
c) Hoàn thiện các yếu tố sẵn sàng thực hiện REDD+ đáp ứng yêu cầu của quốc tế.
- Hoàn thiện các yếu tố REDD+ cốt lõi theo lộ trình và tuân thủ các điều khoản của UNFCCC.
- Thiết lập và thực hiện cơ chế quản lý tài chính cho REDD+.
- Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực để thúc đẩy REDD+ và giảm thiểu rủi ro trong dịch chuyển phát thải.
- Tuyên truyền, xây dựng năng lực và giám sát quá trình thực hiện Chương trình REDD+.
Nội dung chi tiết các hoạt động trên được thể hiện tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
5. Các giải pháp thực hiện
a) Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý tạo điều kiện thực thi REDD+
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật về đất đai, lâm nghiệp, tài chính, bảo vệ môi trường, các biện pháp bảo đảm an toàn khi thực hiện REDD+ và các văn bản pháp luật liên quan khác phù hợp với pháp luật của Việt Nam và quy định, thông lệ quốc tế.
- Xây dựng cơ chế nhằm thúc đẩy và giám sát sự hợp tác liên ngành ở các cấp, liên kết chặt chẽ khu vực tư nhân và mô hình đối tác công - tư; khuyến khích sự tham gia của các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng dân cư thôn trong việc lập kế hoạch, thực hiện và giám sát thực hiện chương trình, dự án REDD+.
- Hướng dẫn huy động, điều phối và giám sát các nguồn lực tài chính thực hiện Chương trình REDD+.
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về chứng chỉ rừng; các quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, quản lý rừng bền vững, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ; các quy định về điều tra, đánh giá, theo dõi diễn biến các - bon rừng, đánh giá mức độ hấp thụ và lưu trữ các - bon rừng; phương pháp nghiệm thu, kiểm chứng kết quả giảm phát thải khí nhà kính liên quan đến rừng.
- Xây dựng khung giám sát và đánh giá thực hiện Chương trình REDD+; thể chế hóa quyền tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số, cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng, phụ nữ trong quá trình chuẩn bị và thực thi REDD+.
b) Giải pháp về vốn
- Nguồn vốn trong nước:
+ Vốn ngân sách nhà nước từ chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh; chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp - việc làm và an toàn lao động; chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư và các chương trình, dự án khác trong giai đoạn 2016 - 2020.
+ Đầu tư từ các doanh nghiệp và các loại hình kinh tế khác thông qua thị trường; tiền thu từ bồi hoàn giá trị rừng, huy động đóng góp của người dân và từ các chương trình, dự án khác có liên quan.
+ Vốn tín dụng (bao gồm tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng thương mại).
- Nguồn vốn quốc tế
Đóng góp, tài trợ, ủy thác của chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, cá nhân và các thể chế tài chính khác; nguồn thu nhận được từ kết quả thực hiện REDD+, bao gồm cả nguồn thu từ kinh doanh tín chỉ các - bon rừng.
- Các nguồn vốn hợp pháp khác.
c) Tiến hành điều tra, theo dõi diễn biến rừng, kiểm kê rừng và đất rừng theo định kỳ; hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống thông tin ngành lâm nghiệp nhằm tăng cường tính minh bạch, chia sẻ dữ liệu và đóng góp của các bên thực hiện REDD+.
d) Lồng ghép Chương trình REDD+, sử dụng các tiêu chuẩn REDD+ và thực hành tốt nhất trong quá trình quy hoạch lâm nghiệp. Huy động sự tham gia của người dân, cộng đồng địa phương và các tổ chức trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát thực thi REDD+.
đ) Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến và phát huy kiến thức, kinh nghiệm truyền thống trong quản lý, bảo vệ, phát triển, khai thác và sử dụng tài nguyên theo hướng thân thiện với môi trường, tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu.
e) Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm đa dạng hóa các nguồn lực tài chính thực hiện chương trình và góp phần thực hiện mục tiêu REDD+ của các quốc gia láng giềng.
- Tích cực, chủ động liên kết với các tổ chức, chương trình và sáng kiến quốc tế về thực hiện các mục tiêu REDD+, biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững nhằm huy động sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để thúc đẩy và triển khai Chương trình REDD+.
- Tích cực chia sẻ kinh nghiệm và thông tin, thúc đẩy hợp tác khu vực và quốc tế, thực hiện các thỏa thuận song phương với các nước láng giềng và hiệp định quốc tế về môi trường và lâm nghiệp mà Việt Nam đã ký kết.
g) Giám sát và đánh giá:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức giám sát và đánh giá chương trình hàng năm.
- Hệ thống giám sát và đánh giá:
+ Đến cuối năm 2017, thiết lập hệ thống giám sát và đánh giá để hỗ trợ cho việc thu thập số liệu, phân tích các kết quả và tác động về tài chính, quản lý và thực hiện Chương trình REDD+.
+ Giám sát và đánh giá kịp thời các chính sách và biện pháp thực hiện Chương trình REDD+ ở cả cấp tỉnh và cấp quốc gia theo trách nhiệm của từng cơ quan, bộ, ngành liên quan.
+ Đảm bảo tính minh bạch, công khai, có sự tham gia của đại diện các bên liên quan, thực hiện Chương trình REDD+ về mặt tài chính và tổ chức thực hiện, bao gồm cả cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế liên quan.
+ Hệ thống chỉ số, khung giám sát và đánh giá Chương trình REDD+ thực hiện theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền.
6. Tổ chức thực hiện
a) Điều hành, quản lý Chương trình:
- Ban Chỉ đạo Nhà nước về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng (Quyết định số 58/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ) chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình REDD+.
- Văn phòng REDD+ giúp việc cho Ban Chỉ đạo Nhà nước về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện kết nối, điều phối các hoạt động giữa các bên tham gia thực hiện Chương trình REDD+; giúp Ban Chỉ đạo đàm phán, tiếp nhận, phân phối các nguồn lực hỗ trợ thực hiện REDD+ từ các tổ chức trong và ngoài nước; hướng dẫn các địa phương trong việc xây dựng và thực hiện các Chương trình REDD+ ở các tỉnh; hỗ trợ kỹ thuật, quản lý thông tin về Chương trình REDD+; thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Chỉ đạo giao.
b) Trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
+ Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.
+ Xây dựng, kế hoạch thực hiện trung hạn và hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền.
+ Thành lập, ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của Quỹ REDD+ Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam và quy định, thông lệ quốc tế.
+ Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các chính sách, bảo đảm cho việc thực hiện các mục tiêu của chương trình và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành.
+ Chủ trì thành lập một số bộ phận tư vấn, hỗ trợ giám sát thực hiện Chương trình quốc gia về REDD+ khi cần thiết.
+ Điều phối thực hiện Chương trình REDD+, hỗ trợ kỹ thuật, thu thập và tổng hợp số liệu từ các cơ quan thực hiện, bao gồm biện pháp thực hiện, tiến độ và kết quả, tiến hành đánh giá và phân tích thực hiện.
+ Hàng năm, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan tổng hợp, rà soát nhu cầu kinh phí và danh mục các dự án về REDD+ để lồng ghép với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu và các chương trình, dự án liên quan.
+ Chủ trì xây dựng và hướng dẫn áp dụng quy trình, công bố kết quả giám sát, đánh giá Chương trình REDD+ và thông báo cho cơ quan đầu mối của Bộ Tài nguyên và Môi trường để phối hợp và nắm bắt thông tin.
+ Huy động nguồn vốn quốc tế thực hiện Chương trình REDD+; được Chính phủ ủy quyền thực hiện đàm phán và ký kết các thỏa thuận hỗ trợ tài chính với các nhà tài trợ quốc tế cam kết đóng góp cho Quỹ REDD+ Việt Nam theo quy định của pháp luật.
+ Tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ phân công nhiệm vụ cụ thể, chỉ đạo tăng cường sự phối hợp của các bộ, ngành và phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội trong tổ chức thực hiện Chương trình.
+ Tổng kết đánh giá thực hiện chương trình giai đoạn 2016 - 2020 và đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung, điều chỉnh giai đoạn 2021 - 2030.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường:
+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tích hợp số liệu về tiến trình và kết quả thực hiện REDD+ vào báo cáo Thông báo quốc gia và báo cáo cập nhật (2 năm một lần) trình Ban Thư ký UNFCCC.
+ Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, hoàn thiện hệ thống đo đạc, báo cáo và kiểm chứng (MRV), mức phát thải tham chiếu rừng/mức tham chiếu rừng (FRELs/FRLs), đánh giá kết quả giảm phát thải của Chương trình REDD+.
+ Chủ trì về quy hoạch và quản lý đất đai, trong đó có đất rừng và phối hợp lồng ghép REDD+ vào quy hoạch sử dụng đất các cấp.
+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh rà soát và hoàn thành việc giao đất gắn với giao rừng và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách về giao, cho thuê đất rừng liên quan đến thực hiện Chương trình REDD+.
+ Thực hiện các nhiệm vụ của thành viên Ban Chỉ đạo theo phân công của Trưởng Ban chỉ đạo.
- Bộ Tài chính:
+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng cơ chế quản lý tài chính Quỹ REDD+; cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý, sử dụng tài chính của Chương trình REDD+.
+ Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí vốn cho Chương trình theo tiến độ, kế hoạch được phê duyệt.
+ Giám sát các bên liên quan thực hiện đúng nội dung quản lý tài chính của Chương trình REDD+.
+ Thực hiện các nhiệm vụ của thành viên Ban Chỉ đạo theo phân công của Trưởng Ban chỉ đạo.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính cân đối, bố trí vốn đối ứng cho các dự án thực hiện Chương trình REDD+.
+ Lồng ghép Chương trình REDD+ trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
+ Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính xây dựng cơ chế, chính sách để quản lý và thực hiện Chương trình REDD+.
+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là trong các hoạt động quản lý bền vững tài nguyên rừng.
+ Thực hiện các nhiệm vụ của thành viên Ban Chỉ đạo theo phân công của Trưởng Ban chỉ đạo.
- Bộ Công Thương:
+ Chỉ đạo và tổ chức rà soát quy hoạch hệ thống thủy điện, đưa ra ngoài quy hoạch các công trình thủy điện tác động và có ảnh hưởng lớn đến bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng tự nhiên và an ninh môi trường quốc gia.
+ Chỉ đạo thực hiện nghiêm quy định trồng rừng thay thế hoặc đóng góp tài chính đền bù thiệt hại do xây dựng công trình thủy điện gây ra.
+ Thực hiện các nhiệm vụ của thành viên Ban chỉ đạo theo phân công của Trưởng Ban chỉ đạo.
- Bộ Thông tin và Truyền thông:
+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và nhân dân thực hiện Chương trình REDD+.
+ Thực hiện các nhiệm vụ của thành viên Ban Chỉ đạo theo phân công của Trưởng Ban chỉ đạo.
- Bộ Tư pháp:
+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có liên quan đến thực hiện Chương trình REDD+.
+ Thực hiện các nhiệm vụ của thành viên Ban Chỉ đạo theo phân công của Trưởng Ban chỉ đạo.
- Ủy ban Dân tộc:
+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và năng lực, vận động đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia các hoạt động REDD+; lồng ghép việc thực hiện Chương trình REDD+ với các chương trình, dự án liên quan trong phạm vi quản lý nhà nước được giao.
+ Thực hiện các nhiệm vụ của thành viên Ban chỉ đạo theo phân công của Trưởng Ban chỉ đạo.
- Các bộ, ngành khác liên quan
Theo chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi quản lý nhà nước của mình, các bộ, ngành chủ động phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Chương trình REDD+, đồng thời chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, ngành trong việc thực hiện Chương trình REDD+.
c) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các hoạt động REDD+ tại địa phương.
- Bổ sung nhiệm vụ về REDD+ cho Ban Chỉ đạo Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh hiện có.
- Xây dựng Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh để triển khai Chương trình REDD+ tại địa phương; lồng ghép kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh với kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương.
- Chủ động huy động thêm nguồn lực và lồng ghép với việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và các chương trình, dự án liên quan trên địa bàn để đạt được các mục tiêu của Chương trình REDD+.
- Phối hợp với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện Chương trình REDD+ của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn theo quy định tại quyết định này.
- Định kỳ báo cáo về tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình REDD+ trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định.
d) Các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp
Các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp tùy theo chức năng, nhiệm vụ và năng lực của mình, chủ động đề xuất, thực hiện và tham gia vào các hoạt động liên quan đến Chương trình REDD+, đặc biệt là lĩnh vực thông tin, giáo dục và truyền thông; hỗ trợ và huy động sự tham gia của cộng đồng, phổ biến kinh nghiệm thực hiện REDD+; kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình REDD+.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các - bon rừng giai đoạn 2011 -2020.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội
;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ
Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: VT, NN (3)
.XH201

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trịnh Đình Dũng

PHỤ LỤC
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ REDD+ GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

(Kèm theo Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Nhóm hoạt động

Hoạt động

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Đầu ra chủ yếu

Nguồn kinh phí

Thời gian

a)

Nhóm hoạt động nhằm hạn chế mất rừng và suy thoái rừng

-

Tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng rừng và đất lâm nghiệp đảm bảo mục tiêu 16,24 triệu ha đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp vào năm 2020.

+ Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các ngành lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, phát triển cơ sở hạ tầng để bố trí đủ 16,24 triệu ha đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp.

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân tỉnh, cơ quan liên quan.

- Báo cáo đề xuất điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp và các ngành liên quan đảm bảo đến năm 2020 sẽ bố trí 16,24 triệu ha đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp theo Nghị quyết 134/2016/QH13 ngày 09 tháng 4 năm 2016 của Quốc hội.

- Phương án quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp thng nhất với mục tiêu các ngành liên quan sau năm 2020 được chuẩn bị.

- Ngân sách nhà nước

- ODA

2017 - 2020

+ Hỗ trợ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất liên ngành cấp tỉnh có sự tham gia đầy đủ, hiệu quả của các bên liên quan.

Ủy ban nhân dân tỉnh

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan.

- Tài liệu hướng dẫn đánh giá và lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất liên ngành cấp tỉnh được ban hành và áp dụng

- Ít nht 15 tỉnh được hỗ trợ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất liên ngành.

- Ngân sách nhà nước

- ODA

2017 - 2020

+ Quản lý chặt chẽ việc tổ chức thực hiện và công khai thông tin đánh giá tác động môi trường, xã hội đối với các dự án phát triển với sự tham gia đầy đủ, hiệu quả của các bên liên quan.

Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, cơ quan liên quan.

- Quy định về sự tham gia của các bên liên quan về đánh giá tác động môi trường, xã hội đối với các dự án phát triển được ban hành.

- Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu và báo cáo đánh giá tác động môi trường được xây dựng và vận hành.

- Ngân sách nhà nước

- ODA

2017 - 2020

+ Hỗ trợ tăng cường năng lực kiểm tra, giám sát tuân thủ thực hiện yêu cầu bảo vệ môi trường của dự án theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, cơ quan liên quan.

- Ít nhất 500 cán bộ quản lý nhà nước cấp trung ương và địa phương, đại diện các tổ chức xã hội, tổ chức phi Chính phủ được tham gia các lớp tập huấn.

- Sự tham gia của các bên liên quan về giám sát bảo vệ môi trường được cải thiện.

- ODA

2017 -2020

-

Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp bền vững và không gây mất rừng, suy thoái rừng.

+ Hỗ trợ và thiết lập din đàn trao đổi thông tin về hàng hóa để tạo điều kiện cho đối thoại và chuyn hướng sản xuất bền vững không gây mất rừng và suy thoái rừng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Ủy ban Dân tộc, Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan liên quan.

Ít nhất 4 diễn đàn được thành lập.

- ODA.

- Ngân sách nhà nước, khối doanh nghiệp tư nhân.

2017 - 2020

+ Tiếp tục thử nghiệm, tổng kết và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp bền vững hơn và có tính thích ứng cao với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, cà phê, cao su, sắn và cây trồng hàng hóa khác.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Dân tộc, Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan liên quan.

- Các mô hình thử nghiệm sản xuất bền vững và không gây mất rừng, suy thoái rừng ở các ngành được thí điểm và nhân rộng.

- Quy trình kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp bền vững được ban hành và áp dụng.

- Hệ thống theo dõi thay đổi sử dụng đất của mô hình sản xuất bền vững được xây dựng và thử nghiệm.

- ODA.

- Lồng ghép với “Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sng dân cư giai đoạn 2016 - 2020”.

2017 - 2020

+ Nghiên cứu, đxuất cơ chế tài chính nhằm hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp bền vững và không gây mất rừng, suy thoái rừng.

Bộ Tài chính

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan liên quan.

Cơ chế tài chính nhằm hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp bền vững và không gây mất rừng, suy thoái rừng được đề xuất.

- ODA.

2018 - 2020

+ Tiếp tục hỗ trợ cơ cấu và tổ chức sản xuất hiệu quả đhưởng lợi từ các mô hình sản xuất bền vững thông qua tiếp cận thông tin, hợp tác sản xuất, liên kết chuỗi giá trị.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh, các hiệp hội, doanh nghiệp, các cơ quan liên quan.

Ít nhất 10 sáng kiến được hỗ trợ.

- ODA.

- Đầu tư của doanh nghiệp nhân.

2017 - 2018

+ Cải thiện các phương thức quản lý nguồn nước nhằm ngăn ngừa và kiểm soát cháy rừng ở các vùng rừng Tràm đất than bùn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ủy ban nhân dân tỉnh, chủ rừng, cơ quan liên quan.

Phương thức quản lý nguồn nước nhm ngăn ngừa, kiểm soát cháy rng được thiết lập và áp dụng.

Lng ghép: với “Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020”.

 

-

Cải thiện quản trị rừng và cải thiện sinh kế cho người dân sống trong và gần rừng.

+ Tổ chức đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội ở các khu vực là điểm nóng về mất rừng, suy thoái rừng và khu vực có tiềm năng tăng trữ lượng các - bon rừng; đề xuất các hoạt động cải thiện quản trị rừng và cải thiện sinh kế ở địa phương.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ủy ban Dân tộc, Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan liên quan.

Báo cáo đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội; đề xuất chiến lược quản trị rừng ở các điểm nóng mất rừng, suy thoái rừng và khu vực có tiềm năng tăng trữ lượng các - bon rừng.

ODA

2017 - 2018

+ Thực hiện các hoạt động can thiệp sau, tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương:

 

 

 

 

 

. Tiếp tục hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết, hợp tác quản lý rừng tự nhiên giữa các chủ rừng là tổ chức nhà nước với cộng đồng dân cư và các bên liên quan khác tại địa phương.

Ủy ban nhân dân tỉnh.

Các cơ quan liên quan.

- Ít nhất 10 mô hình liên kết, hợp tác quản lý rừng tự nhiên được thí điểm.

- Hướng dẫn về liên kết, hợp tác quản lý rừng được xây dựng và áp dụng.

- ODA.

- Chi trả dịch vụ môi trường rừng.

2017 - 2020

. Tư vn, đào tạo và hỗ trợ pháp lý cần thiết để nâng cao nhận thức cho người dân về nghĩa vụ, quyền lợi hợp pháp và cơ chế giải quyết thắc mắc, khiếu nại.

Bộ Tư pháp.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban dân tc, Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan liên quan.

- Nhu cầu hỗ trợ pháp lý của người dân được xác định; các chính sách, pháp luật được phổ biến.

- Quyền và nghĩa vụ của người dân được thực hiện đầy đủ.

- ODA

- Ngân sách nhà nước

2017 - 2020

. Tiếp tục rà soát diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện do Ủy ban nhân dân xã quản lý đtổ chức giao đất, giao rừng cho người dân, trong đó ưu tiên các hộ gia đình, cá nhân không có đất, thiếu đất sản xuất, đồng bào dân tộc thiểu số.

Ủy ban nhân dân tỉnh.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan.

Diện tích rừng, đất lâm nghiệp do Ủy ban nhân dân xã quản lý được giao tới hộ gia đình, cá nhân.

Ngân sách nhà nước

2017 - 2020

. Tiếp tục thực hiện các hoạt động hỗ trợ việc làm và sinh kế cho người dân địa phương sinh sống trong và gần các khu rừng thường xy ra phá rừng và suy thoái rừng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc, Ủy ban nhân dân tnh.

Cơ hội việc làm và sinh kế được cải thiện thông qua đào tạo nghề và cơ chế khuyến khích phù hợp.

Lồng ghép với Chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp - việc làm và an toàn lao, động giai đoạn 2016-2020.

2017 - 2020

-

Tăng cường thực thi pháp luật lâm nghiệp

+ Tăng cường năng lực, hỗ trợ triển khai Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ Việt Nam (VNTLAS) nhằm thực hiện Hiệp định đối tác tự nguyện về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT).

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tổng cục Hải quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội nghề nghiệp và các cơ quan liên quan.

- Ít nhất 250 tiểu giáo viên về VNTLAS được đào tạo (kiểm lâm, hải quan, cảnh sát môi trường, quản lý thị trường, hiệp hội).

- Ít nhất 5.000 lượt người được tập huấn về VNTLAS (kiểm lâm, hải quan, biên phòng, doanh nghiệp, chính quyền địa phương).

ODA.

2017 - 2020

+ Hỗ trợ xây dựng và vận hành các hoạt động giám sát của nhà nước và giám sát độc lập về tuân thủ hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ Việt Nam (VNTLAS).

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tổng cục Hải quan, Bộ đội biên phòng, Kiểm lâm, Quản lý thị trường, Cảnh sát môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh, các hiệp hội, cơ quan liên quan, tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế.

Quy định về giám sát và truy xuất tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ được xây dựng và thực hiện.

ODA.

2017 - 2020

+ Htrợ xây dựng và vận hành thí điểm Hướng dẫn tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ và các chính sách, pháp luật liên quan.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc, Ủy ban nhân dân tỉnh, cơ quan liên quan, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ.

- Hướng dẫn tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn; REDD+ được xây dựng và áp dụng.

- ODA.

- Ngân sách nhà nước.

2017 - 2020

+ Hoàn thiện cơ chế phối hợp liên ngành, liên tỉnh nhằm tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hoạt động khai thác và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.

Ủy ban nhân dân tỉnh.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Công an, Quân đội.

Kế hoạch phối hợp kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm được xây dựng, thực hiện và giám sát.

- Ngân sách nhà nước.

- ODA.

2017 - 2020

+ Htrợ các tổ chức xã hội, hội nghề nghiệp nhằm liên kết chủ rừng, người dân và cộng đồng địa phương tiếp cận thông tin để quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng hiệu quả và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về rừng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội chủ rừng Việt Nam, Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, cơ quan liên quan, tổ chức chính trị - xã hội.

Diễn đàn hợp tác và đối thoại đa bên cp trung ương và cấp tỉnh được tổ chức.

- ODA.

- Quỹ bảo vệ và phát triển rừng.

2017 -2020

+ Kim soát chặt chẽ việc trồng rừng thay thế của các dự án chuyển đổi rừng sang mục đích khác; thu hồi giấy phép và chấm dứt các dự án không chấp hành việc trồng lại rừng hoặc đóng góp tài chính theo quy định.

Ủy ban nhân dân tỉnh.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, doanh nghiệp liên quan.

Các hệ thống giám sát hiệu quả và tuân thủ thực hiện trồng rừng thay thế được xây dựng và triển khai.

Ngân sách nhà nước.

2017 - 2020

+ Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rng; tăng cường năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ và đầu tư trang thiết bị, phương tiện cho lực lượng thực thi pháp luật lâm nghiệp; nâng cao năng lực cho chủ rừng.

Bộ Công an.

Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan.

Năng lực thực thi pháp luật và truy tố tội phạm được ci thiện.

- ODA.

- Ngân sách Nhà nước.

2017 - 2020

b)

Nhóm hoạt động nhằm bảo tồn, tăng cường trữ lượng các - bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng

-

Đánh giá và nhân rộng các mô hình kinh doanh rừng năng suất cao và rừng gỗ lớn.

+ Nghiên cứu chọn tạo giống mới, khảo nghiệm các giống cây trồng lâm nghiệp đã được công nhận, đáp ứng yêu cầu kinh doanh gỗ lớn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Doanh nghiệp lâm nghiệp, cơ quan liên quan.

- Danh mục các ging cây trng lâm nghiệp năng sut cao để kinh doanh gỗ lớn hướng dẫn kỹ thuật lâm sinh tạo giống kèm theo.

- ODA.

- Lồng ghép với “Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020”.

2017 - 2020

+ Thử nghiệm và xây dựng kỹ thuật chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng cung cấp gỗ lớn; trồng lại rừng sau khai thác, trồng rừng mới theo hướng thâm canh với từng nhóm cây trồng ở các điều kiện lập địa khác nhau.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Doanh nghiệp lâm nghiệp, cơ quan liên quan.

Hướng dẫn kỹ thuật chuyn hóa rừng, trồng rừng thâm canh gỗ lớn được ban hành và thực hiện.

- ODA.

- Lồng ghép với “Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020”.

2017 -2020

+ Hỗ trợ thử nghiệm và thúc đẩy nhân rộng các hình thức liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị về phát triển và kinh doanh trồng rừng gỗ lớn năng suất cao.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, các hiệp hội, doanh nghiệp.

150.000 ha rừng kinh doanh gỗ lớn, năng suất cao được trồng.

- ODA.

- Lồng ghép với Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020”.

2017 - 2020

+ Hỗ trợ xây dựng gói tài chính ưu đãi và chính sách bảo hiểm trồng rừng gỗ lớn; chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn.

Bộ Tài chính

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, doanh nghiệp.

- Gói tài chính ưu đãi cho các khoản vay dài hạn được thiết kế.

- Chính sách bảo him rừng trồng được đề xuất và thí điểm.

- ODA.

- Lồng ghép với Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020”.

2017 - 2020

+ Hỗ trợ chủ rừng tiếp cận các dịch vụ tư vn trong việc xây dựng và triển khai thực hiện phương án, kế hoạch quản lý rng bền vng và chứng chỉ rng; xây dựng và phát triển hệ thống chứng chỉ rừng Việt Nam; khuyến khích phát triển mô hình trồng rừng có chứng chỉ quy hộ gia đình.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ủy ban nhân dân tỉnh, chủ rừng, cơ quan liên quan, hội nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế.

100.000 chủ rừng là hộ gia đình và 100 chủ rừng là tổ chức được tiếp cận các dịch vụ tư vấn về quản lý rừng bền vững.

- ODA.

- Lồng ghép với Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020”.

2018 -2020

+ Hỗ trợ trồng rng mới và trồng lại rừng ven biển.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ủy ban nhân dân tỉnh, chủ rừng.

30.000 ha rừng ven biển được trồng.

- ODA.

- Lồng ghép với “Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020”;

“Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 - 2020”.

2017 - 2020

-

Thí điểm, đánh giá và nhân rộng mô hình quản lý rừng tự nhiên bền vững; bảo vệ, bảo tồn và phục hồi rừng.

+ Thí điểm, đánh giá và nhân rộng mô hình quản lý rừng tự nhiên bền vững và chứng chỉ rừng; bảo vệ và bảo tồn rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; phục hồi và làm giàu rừng bằng các loài cây bản địa.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ủy ban Dân tộc, Ủy ban nhân dân tỉnh, chủ rừng, cơ quan liên quan.

- 2,2 triệu ha rừng tự nhiên tại các điểm nóng mất rừng và suy thoái rừng được bảo vệ tốt hơn.

- 200.000 ha rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và 400.000 ha rừng sản xuất là rừng tự nhiên được phục hồi thông qua khoanh nuôi xúc tiến tái sinh.

- ODA.

- Lồng ghép với Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020;

Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020”.

2017 - 2020

+ Nghiên cứu, thí điểm hợp tác giữa chủ rừng, người dân và doanh nghiệp đóng góp vào bảo vệ, bảo tồn rừng thông qua các mô hình kinh doanh lâm sản ngoài gỗ và dịch vụ môi trường rừng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban Dân tộc, Ủy ban nhân dân tỉnh, các chủ rừng, tổ chức phi chính phủ, cơ quan liên quan.

- Ít nht 08 mô hình được thí điểm và bài học kinh nghiệm, tài liệu hóa.

- Diễn đàn trao đi và chia sẻ các báo cáo nghiên cứu khả thi và đánh giá cơ hội được thành lập và hoạt động.

- Tài liệu hướng dẫn được xây dựng và thực hiện.

ODA

2017 -2020

-

Cải thiện môi trường kinh tế và tài chính cho lâm nghiệp

+ Nghiên cứu xây dựng cơ chế đầu tư và tín dụng xanh đối với hoạt động bảo vệ và phát triển rừng trong khuôn khổ Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng nhà nước, cơ quan liên quan.

Cơ chế đầu tư và tín dụng xanh đối với hoạt động bảo vệ và phát triển rừng được xây dựng và thực hiện.

ODA

2018 - 2020

+ Phối hợp xây dựng và thử nghiệm các nguyên tắc và phương pháp xác định tổng giá trị rừng, liệt kê và mô tả các dòng tài chính, phân tích đóng góp tài chính của các ngành liên quan; tích hợp giá trị rừng vào tiến trình lập quy hoạch, kế hoạch tài chính, GDP và tài sản quốc gia.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê, cơ quan liên quan.

- Nguyên tc và phương pháp xác định tổng giá trị kinh tế của rừng được soạn thảo và áp dụng.

- Giá trị của rừng được tích hp vào quá trình lập quy hoạch và kế hoạch tài chính.

ODA

2018 - 2020

+ Nghiên cứu tim năng thị trường các - bon trong nước; thu hút đầu tư, hỗ trợ tài chính và kinh doanh tín chỉ các - bon rừng; học tập và trao đổi kinh nghiệm với các nước tiên tiến về kinh doanh tín chỉ các - bon rừng; kết nối các đơn vị giảm phát thải từ REDD+ được công nhận theo Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu với thị trường các - bon trong nước.

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, doanh nghiệp, các cơ quan liên quan

- Báo cáo khả thi về tiếp cận thị trường các - bon trong nước đối với các đơn vị giảm phát thải.

- Hướng dẫn tích hợp kết quả REDD+ vào thị trường các - bon trong nước được áp dụng.

- ODA.

- Ngân sách Nhà nước.

2017 -2020

c)

Hoàn thiện các yếu tố sẵn sàng thực hiện REDD+ đáp ứng yêu cầu của quốc tế

-

Hoàn thiện các yếu tREDD+ cốt lõi theo lộ trình và tuân thủ các điều khoản của UNFCCC.

+ Cập nhật, cải thiện mức phát thải tham chiếu rng/mức tham chiếu rừng (FRELs/FRLs) theo bi cảnh quốc gia.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh, cơ quan liên quan.

Mức phát thi tham chiếu rừng/mức tham chiếu rừng (FRELs/FRLs) được cập nhật.

ODA

2018 - 2020

+ Củng cố và hoàn thiện Hệ thống giám sát rừng quốc gia và Hệ thống đo đạc, báo cáo và kiểm chứng (MRV).

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh, cơ quan liên quan.

- Hệ thống giám sát rừng quốc gia được hoàn thiện.

- Hệ thống đo đạc, báo cáo và kiểm chứng được phê duyệt và vận hành.

- Bộ cơ sở dữ liệu về REDD+ được tích hợp trong Hệ thống thông tin quản lý ngành lâm nghiệp (FORMIS).

- Các kết quả thực hiện REDD+ được báo cáo UNFCCC.

ODA

2017 - 2020

+ Hoàn thiện và vận hành Hệ thống thông tin đảm bảo an toàn và chia sẻ báo cáo tóm tắt các thông tin định kỳ cho UNFCCC.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đu tư, Ủy ban Dân tộc, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê, Ủy ban nhân dân tỉnh, tổ chức phi chính phủ, cơ quan liên quan.

- Khung tiếp cận quốc gia về đảm bảo an toàn trong REDD+ được xây dựng và áp dụng.

- Hệ thống thông tin các biện pháp đảm bảo an toàn (SIS) được thiết lập và vận hành.

- Bản tóm tắt thông tin được xây dựng và cấp nht đnh kỳ.

ODA

2017 - 2020

+ Củng cố hệ thống quản lý thông tin REDD+ bao gồm: Thu thập, tổ chức, xử lý, lưu trữ, kim soát và kết nối với các hệ thống dữ liệu có liên quan trong và ngoài ngành lâm nghiệp.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Dân tộc, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Tổng cục Thống kê, Ủy ban nhân dân tỉnh, tổ chức phi chính phủ, cơ quan liên quan.

Hệ thống quản lý thông tin về REDD+ được thiết lập và vận hành.

ODA

2017 - 2020

+ Hoàn thiện các quy trình, thủ tục và cơ chế để giải quyết, xử lý và giám sát các thắc mắc, khiếu nại liên quan đến REDD+.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh, tổ chức phi chính phủ, cơ quan liên quan.

Cơ chế giải quyết thắc mắc, khiếu nại liên quan đến REDD+ được xây dựng, vận hành và giám sát.

ODA

2017 - 2018

+ Xây dựng cơ chế khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương, người dân tộc thiểu số, phụ nữ, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan liên quan.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ủy ban Dân tộc, Bộ Tư pháp, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan liên quan.

- Các quy định và hướng dẫn về khuyến khích các đối tác liên quan tham gia chương trình REDD+ được ban hành và áp dụng.

ODA

2017 -2020

-

Thiết lập và thực hiện cơ chế quản lý tài chính cho REDD+.

+ Thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam là quỹ ủy thác công phi lợi nhuận trực thuộc Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam, nhằm hỗ trợ thực hiện Chương trình hành động quốc gia về REDD+. Quỹ REDD+ được huy động từ các nguồn tài chính khác nhau, trong đó có tài trợ, đóng góp, ủy thác của quốc tế, tiền thu từ bán tín chỉ các - bon của các chương trình, dự án và hoạt động REDD+.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kiểm toán Nhà nước, nhà tài trợ, tổ chức phi chính phủ.

- Quỹ REDD+ quốc gia là quỹ ủy thác công phi lợi nhuận trực thuộc Qubảo vệ và phát triển rừng Việt Nam được thành lập.

- Quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ, cơ chế quản lý tài chính được ban hành và áp dụng.

ODA

2017 - 2018

 

 

+ Nghiên cứu, xây dựng quy định về quản lý nguồn tài chính từ chi trả dựa vào kết quả REDD+, quyền các - bon rừng, cơ chế chia sẻ lợi ích từ nguồn thu bán tín chỉ các - bon rừng phù hợp với các cơ chế khuyến khích, ưu đãi liên quan.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Dân tộc; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Ủy ban nhân dân tỉnh, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ, cơ quan liên quan.

- Đánh giá các cơ chế ưu đãi hiện tại và tiềm năng để bảo vệ và phát triển rừng.

- Quy định về quyền các - bon rừng được xây dựng và ban hành.

- Hệ thống chia sẻ lợi ích về REDD+ được hoàn thiện và lồng ghép vào cơ chế ưu đãi phát triển nông, lâm nghiệp.

ODA

2018 - 2019

-

Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực để thúc đẩy REDD+ và giảm thiểu rủi ro trong dịch chuyển phát thải.

+ Hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm trong thực hiện REDD+ với các đi tác quốc tế.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc, nhà tài trợ.

- Tham gia các sự kiện, hội thảo quốc tế (COP, UN-REDD,...).

- Tổ chức các hội thảo quốc gia, vùng và quốc tế về REDD+.

ODA

2017 - 2020

+ Thúc đy hợp tác với các nước láng giềng để kiểm soát xuyên biên giới việc khai thác và buôn bán gỗ trái phép, bảo tồn đa dạng sinh học.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương, Ủy ban dân tộc, Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Các thỏa thuận chính trị song phương và đa phương được ký kết và thực hiện.

- Duy trì và tổ chức các cuộc họp, diễn đàn đối thoại với các nước trong khu vực.

- Kế hoạch hợp tác được thực hiện và giám sát.

- ODA.

- Ngân sách nhà nước.

2017 - 2020

-

Tuyên truyền, xây dựng năng lực và giám sát quá trình thực hiện Chương trình REDD+

+ Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức và tăng cường cam kết tham gia quá trình giám sát thực hiện Chương trình REDD+.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bộ Thông tin truyền thông, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan truyền thông - báo chí, các cơ quan liên quan.

Kế hoạch hành động về truyền thông và sự tham gia của công chúng được xây dựng, thực hiện và giám sát.

ODA

2017 - 2020

+ Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho các bên thực hiện REDD+ ở cấp trung ương và địa phương.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Các bộ, ngành và chính quyền địa phương liên quan, các cơ quan liên quan.

Kế hoạch hoạt động nâng cao năng lực và nhận thức được xây dựng và thực hiện.

ODA

2017 - 2020

+ Xây dựng khung giám sát và đánh giá thực hiện Chương trình REDD+.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phương liên quan, nhà tài trợ, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ và các cơ quan liên quan.

- Hệ thống giám sát và đánh giá thực hiện  Chương trình REDD+ được ban hành và thực hiện.

- Nhiệm vụ giám sát và đánh giá của các bên liên quan được ban hành và thực hiện.

ODA

2017 - 2020

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

DecisionNo.  419/QD-TTg dated April 5, 2017 of the Prime Minister on approving the national program on reduction of greenhouse gas emissions through the mitigation of deforestation and forest degradation; conservation and enhancement of forest carbon stocks and sustainable management of forest resources through 2030

Pursuant to the June 19, 2015 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the Government’s Decree No. 99/2010/ND-CP of September 24, 2010, on the policy on payment for forest environment services and Decree No. 147/2016/ND-CP of November 2,2016, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 99/2010/ND-CP;

Pursuant to the Prime Minister s Decision No. 2139/QD-TTg of December 5, 2011, approving the national strategy for climate change;

Pursuant to the Prime Minister s Decision No. 1393/QD-TTg of September 25, 2012, approving the national strategy for green growth;

Pursuant to Decision No. 01/COP16; Decisions No. 9,10, 11, 12, 13, 14 and 15/COP19 of the Conference of the Parties (COP) to the United Nations Framework Convention on Climate Change;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 2053/QD-TTg of October 28, 2016, promulgating the Plan to implement the Paris Agreement on Climate Change;

At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development,

DECIDES:

Article 1:To approve the national program on reduction of greenhouse gas emissions through the mitigation of deforestation and forest degradation, conservation and enhancement of forest carbon stocks and sustainable management of forest resources (below referred to as REDD+ Program) through 2030, with the following principal contents:

1. Viewpoints:

- The REDD+ Program contributes to the implementation of the sustainable forestry development program, the national strategy for climate change, the national strategy for green growth associated with sustainable development, ensures the national environmental security and hunger eradication and poverty reduction.

- The REDD+ Program must be conformable with policies and laws of Vietnam and compliant with treaties and international agreements that Vietnam has acceded to or signed.

- The implementation of the REDD+ Program must ensure compliance with the State’s direction, management and administration; bring into the fullest play the involvement and monitoring by socio-political organizations, professional associations, non-governmental organizations and communities; and effectively take advantage of international cooperation mechanisms.

- REDD+ activities are designed to address the causes of deforestation and forest degradation, integrate gender issues and take measures to ensure security in REDD+, the full and effective participation of related parties, including also ethnic minority groups and women in local communities; REDD+ activities should be carried out in line with Vietnam’s specific conditions and the United Nations Framework Convention on Climate Change (UNFCCC), taking into account socio-economic efficiency and risk factors.

- The REDD+ Program actively contributes to shifting priority to the improvement of natural and planted forest quality, mitigating deforestation to maximize socio-economic and environmental benefits; and exploiting forest environment services and creating sustainable financial sources for forest protection and development.

2. Objectives

a/ Overall objectives

To contribute to protecting and improving natural forest quality, expanding planted forest areas and improve planted forest quality; to combine and integrate the achievement of national targets of greenhouse gas emissions reduction, forest protection and development and green growth; to attract international assistance and access the carbon credit market; to improve people’s living conditions and sustainably develop the nation.

b/ Specific objectives

-The 2017-2020period:

+ By 2020, to contribute to reducing greenhouse gas emissions through REDD+ activities, to increase the national forest coverage to 42% and the forest area to 14.4 million hectares.

+ To be ready to implement the REDD+ Program and ensure sufficient capacity to access results-based financing in conformity with international requirements.

+ To improve natural and planted forest quality so as to increase carbon accumulation and forest environment services; to expand effective afforestation models; to manage, protect and sustainably conserve natural forests.

+ To improve forest governance, generate jobs and improve people’s living conditions associated with building a new countryside and ensuring national defense and security.

-The 2021-2030 period:

+ To stabilize the natural forest coverage through 2030 to be at least equal to that of 2020 and increase the national forest coverage to 45%7contributing to fulfilling the national target of reducing greenhouse gas emissions by 8% below the business-as-usual (BAU) scenario under the Paris Agreement by 2030 and by 25% if receiving international assistance.

+ To expand highly efficient REDD+ and sustainable forest management models, integrate the REDD+ Program with the sustainable forestry development program.

+ To refine policies, laws and the action framework of the REDD+ Program and access results-based financing in conformity with international requirements.

3. Scope, subjects and period of implementation

- This program shall be carried out nationwide, and prioritize hotspots of deforestation and forest degradation and areas prone to climate change impacts and boasting potential of enhancing forest carbon stocks.

- Subjects: Agencies, organizations, households, individuals and communities involved in forest management, protection and development; agencies, organizations and individuals involved in implementing and operating the REDD+ Program.

- Implementation period: From 2017 through 2030.

4. The Program’s principal contents

a/ Groups of activities to mitigate deforestation and forest degradation

- To further review and adjust forest and forest land use master plans in order to achieve the target of 16.24 million hectares of land used for forestry purposes by 2020.

- To support sustainable agriculture and fishery without causing deforestation and forest degradation.

- To improve forest governance and livelihood of people living in and near the forests.

- To enhance forestry law enforcement.

b/ Group of activities to conserve and enhance carbon stocks and sustainably manage forest resources.

- To evaluate and expand high-yield and large-timber forest business models.

- To pilot, evaluate and expand sustainable natural forest management models; to protect, conserve and rehabilitate forests.

- To improve the economic and financial environment for forestry.

c/ Improving factors ready for implementing the REDD+ Program in conformity with international requirements.

- To complete key REDD+ factors according to the roadmap and comply with provisions of the UNFCCC.

- To establish and implement the financial management mechanism for the REDD+ Program.

- To promote international and regional cooperation to speed up REDD+ activities and minimize emission transfer risks.

- To disseminate public information about, build capacity and supervise the implementation of the REDD+ Program.

The detailed contents of the above activities are provided in the Appendix to this Decision (not translated).

5. Solutions for implementation

a/ To further supplement and complete the legal framework for the REDD+ Program implementation

- To review, revise and complete legal documents on land, forestry, finance andenvironmentprotection, measures to ensure safety in the implementation of the REDD+ Program and other relevant legal documents in accordance with Vietnam’s law and international regulations and practices.

- To develop mechanisms for promoting and supervising inter-sectoral cooperation at all levels, closely connect with the private sector and promote the public-private partnership model; to encourage the involvement of socio-political organizations, professional associations, non-governmental organizations and communities in planning, implementing and supervising the implementation of the REDD+ Program and projects;

- To guide the mobilization, coordination and supervision of financial sources for the REDD+ Program implementation.

- To build the national standard system on forest certification; to develop regulations and standards for silvi-cultural technical measures, sustainable forest management and exploitation of timber and non-timber forest products; regulations on forest carbon change investigation, evaluation and monitoring, assessment of forest carbon capture and storage levels; methods of testing and verification of forest-related greenhouse gas emissions results.

- To build a REDD+ Program implementation supervision and evaluation framework; to institutionalize the right of ethnic minority and forest-dependent communities and women in preparing and implementing the REDD+ Program.

b/ Funding solutions

- Domestic funding sources:

+ State budget funds from the target programs on sustainable forestry development, response to climate change and green growth, vocational training-employment and occupational safety, agricultural economic restructuring and disaster prevention, control and mitigation, stabilization of residents’ life and other programs and projects in the 2016-2020 period.

+ Investments of enterprises and other economic entities via the market; money collected from forest value compensation, contributions of the people and funds of other related programs and projects.

+ Credit loans (including development investment and commercial credit loans).

- International funding sources

Contributions, finance and trusts of foreign governments, international organizations, non-governmental organizations, enterprises, individuals and other financial institutions; and financing based on REDD+ implementation results, including revenues from forest carbon credit trading.

- Other lawful funding sources.

c/ To investigate and oversee forest changes and inventory forests and forest land on a periodical basis; to complete and modernize the forestry information system so as to increase transparency and share data and contributions of parties implementing REDD+.

d/ To integrate the REDD+ Program, apply REDD+ standards and best practices in the forestry planning process. To involve local people and communities and organizations in planning, implementing and monitoring the REDD+ implementation.

dd/ To apply advanced science and technology and draw on traditional knowledge and experiences in the management, protection, development, exploitation and use of natural resources in an environment-friendly and material-conserving manner.

e/ To enhance international cooperation to diversify financial sources for implementing the program and contributing to achieving the neighboring countries’ REDD+ targets.

- To actively and proactively cooperate with international organizations, programs and initiatives on fulfilling the REDD+, climate change, green growth and sustainable development objectives in order to mobilize financial and technical assistance for deploying and speeding up the REDD+ Program implementation.

- To actively share experiences and information, promote regional and international cooperation and implement bilateral agreements with neighboring countries and treaties on environment and forestry which Vietnam has signed.

g/Monitoring and evaluation

- The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related agencies and units in, monitoring and evaluating the Program annually.

- The monitoring and evaluation system

+ By the end of 2017, to put into place a monitoring and evaluation system to support the collection of data, analysis of results and impacts of finance, management and implementation of the REDD+ Program.

+ To timely monitor and evaluate policies and measures to implement the REDD+ Program at provincial and national levels within the responsibility of each agency, ministry and sector.

+ To ensure transparency, publicity and participation of representatives of related parties that implement the REDD+ Program in the areas of finance and organization of implementation, including state agencies, socio-political organizations, non-governmental organizations and related international organizations.

+ The REDD+ Program monitoring and evaluation indicator system and framework must comply with regulations of competent agencies.

6. Organization of implementation

a/ Program administration and management:

- The State Steering Committee for Forest Protection and Development Plan (established under the Prime Minister’s Decision No. 58/QD-TTg of January 9,2012) shall direct the implementation of the REDD+ Program.

- The REDD+ Office shall assist the State Steering Committee for Forest Protection and Development Plan under the Ministry of Agriculture and Rural Development in connecting and coordinating activities among the REDD+ Program implementers; negotiating, receiving and distributing support sources from domestic and foreign organizations for REDD+ implementation; guiding localities in formulating and implementing REDD+ programs in the provinces; providing technical assistance and managing information on the REDD+ Program; and performing other tasks assigned by the State Steering Committee.

b/ Responsibilities of related ministries and agencies

- The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:

+ Assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries sectors and provincial-level People’s Committees in, organizing the implementation of the Program.

+ Elaborate and submit to competent authorities for approval or approve according to its competence medium-term and annual implementation plans.

+ Set up the Vietnam REDD+ Fund; issue the REDD+ Fund’s organization and operation regulation in accordance with Vietnam’s laws and international regulations and practices.

+ Assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in, revising, supplementing and formulating policies to ensure the fulfillment of the program’s targets and submitting them to competent agencies for promulgation.

+ Assume the prime responsibility for forming a number of units providing advice and supporting the monitoring of the REDD+ Program implementation when necessary.

+ To coordinate the implementation of the REDD+ Program, provide technical assistance, collect and synthesize data from implementing agencies, covering implementation measures, progress and results, evaluation and analysis.

+ Annually, coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment and related ministries and sectors in, summarizing and reviewing the funding demand and the list of REDD+ projects for inclusion into the national target program on response to climate change and related programs and projects;

+ Assume the prime responsibility for building and guide the application of the process of REDD+ Program monitoring and evaluation and announcement of monitoring and evaluation results and notify them to the focal unit of the Ministry of Natural Resources and Environment for coordination and information.

+ Raise international funds for the REDD+ Program implementation; under the Government’s authorization, negotiate and conclude financial assistance agreements with international donors that commit to contributing to the Vietnam REDD+ Fund in accordance with law.

+ Give advice to the Prime Minister on the assignment of specific tasks and direction of the enhancement of coordination among ministries and sectors and bring into play the role of socio-political organizations in the implementation of the Program.

+ Review and evaluate the implementation of the program in the 2016-2020 period and propose adjustments to the Prime Minister for the 2021-2030 period.

- The Ministry of Natural Resources and Environment shall:

+ Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in, incorporating data on the process and results of REDD+ implementation in the national notification report and biennial update reports for submission to the UNFCCC Secretariat.

+ Coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in setting up and completing the measurement, reporting and verification (MRV) system, the forest reference levels/forest reference emission levels (FRELs/FRLs) and evaluation of emission reduction results of the REDD+ Program.

+ Assume the prime responsibility for land planning and administration, covering forest land, and coordinate in the inclusion of the REDD+ Program into land use master plans at all levels.

+ Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in, directing and guiding provincial-level People’s Committees in reviewing and completing the allocation of land associated with forests and the grant of land use right certificates; adopt according to its competence or submit to competent authorities for adoption mechanisms and policies on forest land allocation and lease related to the REDD+ Program implementation;

+ Perform the tasks of a member of the Steering Committee under the assignment of the Head of the Steering Committee.

- The Ministry of Finance shall:

+ Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in, developing the financial management mechanism for the REDD+ Fund, and mechanisms and policies relating to the financial management and use of the REDD+ Program.

+ Coordinate with the Ministry of Planning and Investment in balancing and allocating funds for the Program under the approved schedule and plan.

+ Supervise involved parties in properly performing the financial management of the REDD+ Program.

+ Perform the tasks of a member of the Steering Committee under the assignment of the Head of the Steering Committee.

- The Ministry of Planning and Investment shall:

+ Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance in, balancing and allocating domestic funds for projects to implement the REDD+ Program;

+ Integrate the REDD+ Program with the national target programs in the course of implementation;

+ Coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Finance in developing mechanisms and policies to manage and implement the REDD+ Program.

+ Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in, providing guidance on foreign investment for Vietnamese enterprises, especially in sustainable management of forest resources.

+ Perform the tasks of a member of the Steering Committee under the assignment of the Head of the Steering Committee.

- The Ministry of Industry and Trade shall:

+ Direct and review the master plan on hydropower system, remove from the master plan hydropower works that greatly affect biodiversity conservation of the natural forest ecosystem and national environmental security.

+ To direct the strict observation of regulations on plantation of replacing forests or financial contributions to compensate for damages caused by the construction of hydropower works.

+ Perform the tasks of a member of the Steering Committee under the assignment of the Head of the Steering Committee.

- The Ministry of Information and Communications shall:

+ Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in, guiding and directing press agencies in communication activities to raise the awareness and responsibility of agencies, organizations and individuals in the REDD+ Program implementation.

+ Perform the tasks of a member of the Steering Committee under the assignment of the Head of the Steering Committee.

- The Ministry of Justice shall:

+ Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in, providing public information and organizing education about the law relating to the implementation of the REDD+ Program.

+ Perform the tasks of a member of the Steering Committee under the assignment of the Head of the Steering Committee.

- The Committee for Ethnic Affairs shall:

+ Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in, disseminating information among and raising the awareness and capacity of ethnic minority people and mobilize them to actively participate in REDD+ activities; integrate the REDD+ Program with the implementation of related programs and projects under its state management;

+ Perform the tasks of a member of the Steering Committee under the assignment of the Head of the Steering Committee.

- Related ministries and sectors shall, within the ambit of their state management tasks and functions, proactively coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in implementing the REDD+ Program and directing units under their management in the REDD+ Program implementation.

c/ Responsibilities of provincial-level People’s Committees

- To disseminate information about REDD+ activities in their localities.

- To add REDD+ tasks to their existing provincial-level State Steering Committees for Forest Protection and Development.

- To prepare provincial-level action plans for REDD+ to implement the REDD+ Program in their localities; to integrate provincial-level action plans for REDD+ with forest protection and development plans in their localities.

- To proactively mobilize additional resources and integrate the REDD+ Program implementation with the implementation of the policy on payment of forest environment service charges and related programs and projects in their localities in order to achieve the Program’s objectives.

- To coordinate with related ministries and sectors in directing and inspecting the REDD+ Program implementation by local organizations and individuals according to this Decision.

- To periodically report the implementation and fulfillment of the objectives and tasks of the REDD+ Program in their provinces or cities.

d/ Political, social and professional organizations, mass organizations, non- governmental organizations and enterprises

Political, social and professional organizations, mass organizations, non-governmental organizations and enterprises shall, depending on their functions, tasks and capacity, proactively propose, implement and participate in REDD+ Program-related activities, especially information, education and communication activities; support and mobilize the community to participate in REDD+ implementation; disseminate experiences on and inspect and monitor the REDD+ Program implementation.

Article 2.This Decision takes effect on the date of its signing and replaces the Prime Minister’s Decision No. 799/QD-TTg of June 27, 2012, approving the national action program on reduction of greenhouse gas emissions through mitigation of deforestation and forest degradation, sustainable management of forest resources, and conservation and enhancement of forest carbon stocks during 2011-2020.

Article 3.Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People’s Committees and heads of related agencies and units shall implement this Decision.-

For the Prime Minister

The Deputy Prime Minister

Trinh Dinh Dung

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 419/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất