Quyết định 366/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015

thuộc tính Quyết định 366/QĐ-TTg

Quyết định 366/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:366/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:31/03/2012
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Đến cuối năm 2015, 100% trường học ở nông thôn đủ nước sạch
Nhằm mục tiêu đến cuối năm 2015, 100% các trường học mầm non và phổ thông, trạm y tế xã ở nông thôn đủ nước sạch và 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 45% sử dụng nước đạt quy chuẩn QCVN 02-BYT với số lượng ít nhất là 60 lít/người/ngày, ngày 31/03/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 366/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015.
Chương trình được thực hiện từ năm 2012 đến hết năm 2015 đối với tất cả các vùng nông thôn trong cả nước, tập trung ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các vùng sâu xa, vùng đồng bào dân tộc, biên giới, hải đảo và vùng ô nhiễm, khó khăn nguồn nước với tổng mức vốn là 27.600 tỷ đồng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý tài chính, kỹ thuật, chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư xây dựng, quản lý các công trình cấp nước sạch nông thôn, quy chuẩn kỹ thuật của các công trình, hướng dẫn về quản lý, khai thác, bảo vệ công trình tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện Chương trình và rà soát, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương để thực hiện Chương trình có hiệu quả, đúng mục tiêu.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/03/2012.

Xem chi tiết Quyết định366/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------------------
Số: 366/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------
Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2012
 
 
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA NƯỚC SẠCH
VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2012-2015
---------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 13/2011/QH13 ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội về chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012 - 2015;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
Điều 1. Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015 (sau đây gọi tắt là Chương trình), bao gồm các nội dung chính sau đây:
1. Tên và Cơ quan quản lý Chương trình
a) Tên Chương trình: Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015.
b) Cơ quan quản lý Chương trình: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo thực hiện Chương trình
a) Quan điểm:
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, phát triển thị trường nước sạch và dịch vụ vệ sinh môi trường nông thôn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Phát huy nội lực của toàn xã hội để thực hiện Chương trình, căn cứ đặc điểm của từng vùng, từng địa phương và nhu cầu của người sử dụng để lựa chọn quy mô công nghệ, cấp độ dịch vụ phù hợp với khả năng tài chính và công tác quản lý, khai thác, sử dụng công trình sau đầu tư. Tranh thủ và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của các nhà tài trợ, đảm bảo sự tham gia của cộng đồng.
- Ưu tiên hỗ trợ cho những vùng nghèo, người nghèo; các vùng đặc biệt khó khăn, thường xuyên hạn hán, ô nhiễm, miền núi, ven biển, hải đảo.
b) Nguyên tắc chỉ đạo:
- Việc thực hiện Chương trình gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn đến năm 2020, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến năm 2020; các công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn khi được sửa chữa, nâng cấp hoặc xây dựng mới bảo đảm hoạt động bền vững và phát huy hiệu quả trong điều kiện biến đổi khí hậu; đảm bảo cấp nước an toàn.
- Phát triển các công nghệ phù hợp với các vùng miền; bên cạnh việc phát triển các công nghệ tiên tiến cần quan tâm đến phát triển công nghệ cấp nước quy mô hộ gia đình cho những vùng còn khó khăn.
- Tăng cường mục tiêu vệ sinh, thúc đẩy đầu tư vệ sinh hộ gia đình, trong đó đẩy mạnh các loại hình vệ sinh chi phí thấp thông qua tín dụng để tăng khả năng tiếp cận của người nghèo.
- Tăng cường công tác thông tin - giáo dục - truyền thông, chuyển từ truyền thông nâng cao nhận thức sang truyền thông thay đổi hành vi.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của Chương trình
a) Mục tiêu tổng quát:
Từng bước hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020, cải thiện điều kiện cung cấp nước sạch, vệ sinh, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho người dân nông thôn.
b) Mục tiêu cụ thể:
Đến cuối năm 2015, đạt được những mục tiêu chủ yếu sau:
- Về cấp nước: 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 45% sử dụng nước đạt quy chuẩn QCVN 02-BYT với số lượng ít nhất là 60 lít/người/ngày; 100% các trường học mầm non và phổ thông, trạm y tế xã ở nông thôn đủ nước sạch.
- Về vệ sinh môi trường: 65% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 45% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh; 100% các trường học mầm non và phổ thông, trạm y tế xã ở nông thôn đủ nhà tiêu hợp vệ sinh.
4. Đối tượng và phạm vi thực hiện Chương trình
Tất cả người dân ở các vùng nông thôn trong cả nước, tập trung ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, biên giới, hải đảo, vùng ô nhiễm, khó khăn nguồn nước.
5. Thời gian thực hiện
Chương trình được thực hiện từ năm 2012 đến hết năm 2015.
6. Tổng mức vốn, cơ cấu nguồn vốn và cơ chế hỗ trợ thực hiện Chương trình, danh mục dự án của Chương trình
a) Tổng mức vốn: 27.600 tỷ đồng
b) Cơ cấu nguồn vốn:
- Ngân sách trung ương: 4.100 tỷ đồng chiếm 14,9%
- Ngân sách địa phương: 3.100 tỷ đồng chiếm 11,2%
- Viện trợ quốc tế: 8.200 tỷ đồng chiếm 29,7%
- Tín dụng ưu đãi: 9.100 tỷ đồng chiếm 33,0%
- Vốn của dân và tư nhân: 3.100 tỷ đồng chiếm 11,2%
c) Các dự án của Chương trình:
- Dự án 1: Cấp nước sinh hoạt và môi trường nông thôn
+ Mục tiêu: 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 45% sử dụng nước đạt quy chuẩn QCVN 02-BYT với số lượng ít nhất là 60 lít/người/ngày; 100% các trường học mầm non, trường học phổ thông (điểm trường chính) đủ nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh, được quản lý và sử dụng tốt; 45% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh.
+ Kinh phí thực hiện: 19.725 tỷ đồng.
+ Các tiểu dự án thành phần:
. Tiểu dự án 1: Cấp nước sinh hoạt, bao gồm: Xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt cho các vùng nông thôn, các đồn biên phòng kết hợp cụm dân cư tuyến biên giới và các trại giam, ưu tiên cho những vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước: Vùng núi cao, nhiễm mặn, vùng ô nhiễm độc hại Asen, dioxin và các ô nhiễm độc hại khác.
. Tiểu dự án 2: Xây dựng công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh trường học mầm non, trường học phổ thông.
. Tiểu dự án 3: Xây dựng chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh.
+ Phân công thực hiện:
. Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
. Cơ quan quản lý, thực hiện: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo thực hiện tiểu dự án 1 và 3; Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện tiểu dự án 2; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện các dự án trên địa bàn.
. Cơ quan phối hợp: Các Bộ: Y tế, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Quốc phòng, Công an; Ủy ban Dân tộc, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Dự án 2: Vệ sinh nông thôn:
+ Mục tiêu: 65% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 100% các trạm y tế xã đủ nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh, được quản lý và sử dụng tốt.
+ Kinh phí thực hiện: 5.961 tỷ đồng.
+ Các tiểu dự án thành phần:
. Tiểu dự án 1: Xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình.
. Tiểu dự án 2: Xây dựng công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh trạm y tế xã.
+ Phân công thực hiện:
. Cơ quan chủ trì: Bộ Y tế.
. Cơ quan quản lý, thực hiện: Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện các dự án trên địa bàn.
. Cơ quan phối hợp: Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo; Ủy ban Dân tộc, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Dự án 3: Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình.
+ Các nội dung hoạt động: Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho hệ thống của ngành; thông tin - giáo dục - truyền thông và nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi cho các cấp, các ngành và cộng đồng; giám sát - đánh giá thực hiện Chương trình; kiểm soát chất lượng nước; rà soát, cập nhật quy hoạch; phát triển và chuyển giao công nghệ; vận hành bảo dưỡng công trình.
+ Kinh phí thực hiện: 1.914 tỷ đồng.
+ Phân công thực hiện:
. Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
. Cơ quan quản lý, thực hiện: Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Giáo dục và Đào tạo tổ chức chỉ đạo thực hiện theo các tiểu dự án được phân công; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện các dự án trên địa bàn.
. Cơ quan phối hợp: Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ; Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
d) Cơ chế huy động vốn:
- Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn:
+ Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn, bao gồm:
. Vốn trực tiếp hỗ trợ cho Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015.
. Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác hỗ trợ có mục tiêu về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường đang triển khai trên địa bàn nông thôn.
+ Huy động tối đa nguồn lực của địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai Chương trình, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố bố trí từ nguồn ngân sách địa phương tối thiểu 10% tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình tại địa phương.
+ Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp, cá nhân đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; thực hiện Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 9 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
+ Các khoản đóng góp theo quy định của nhân dân cho từng dự án cụ thể.
+ Các khoản viện trợ quốc tế.
+ Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng: Vốn tín dụng theo Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ; vốn tín dụng thương mại theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
+ Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.
- Cơ chế hỗ trợ:
Cơ chế hỗ trợ thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo đủ nguồn vốn để triển khai đầu tư và đủ chi phí cho vận hành sử dụng để đảm bảo cho công trình được hoạt động bền vững. Mức hỗ trợ và cân đối từng nguồn vốn phải phù hợp với đối tượng vùng, miền, loại hình công trình để đảm bảo các đối tượng nghèo vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận và được sử dụng công trình cấp nước và vệ sinh. Cụ thể:
+ Đối với vốn đầu tư phát triển:
. Đối với công trình cấp nước tập trung:
Nguồn vốn ngân sách trung ương: Hỗ trợ tối đa 90% đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã biên giới theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; 60% đối với xã đồng bằng và 75% đối với xã nông thôn khác.
Nguồn vốn ngân sách địa phương và huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác (tín dụng ưu đãi, tư nhân đầu tư, đóng góp của nhân dân): Đảm bảo phần kinh phí còn lại để thực hiện. Đối với các địa phương có khả năng tự cân đối ngân sách, các vùng có khả năng xã hội hóa cần thu hút tối đa sự tham gia cộng đồng và khu vực tư nhân.
. Đối với công trình cấp nước nhỏ lẻ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 70% đối với hộ nghèo, gia đình chính sách và 35% đối với hộ cận nghèo; các hộ gia đình khác được dùng nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi theo quy định.
. Đối với công trình cấp nước và vệ sinh trường học, trạm y tế: Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 90%. Đối với các đơn vị không có nguồn thu, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định mức đầu tư từ ngân sách nhà nước.
+ Đối với vốn sự nghiệp:
. Đối với các hoạt động: Đào tạo nâng cao năng lực, thông tin - giáo dục - truyền thông, kiểm tra, giám sát đánh giá tình hình thực hiện, kiểm soát chất lượng nước, quy hoạch, ứng dụng chuyển giao công nghệ, hỗ trợ mạng lưới cơ sở…, ngân sách nhà nước hỗ trợ 100%.
. Đối với hoạt động xây dựng các mô hình nhà tiêu và chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh (gồm cả Biogas) để nhân rộng, ngân sách nhà nước hỗ trợ 70% đối với hộ nghèo, gia đình chính sách và 35% đối với hộ cận nghèo, các hộ gia đình khác dùng nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi.
+ Về tiêu chí phân bổ vốn cụ thể:
Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng và phê duyệt cơ chế và tiêu chí phân bổ vốn đối với từng hợp phần và dự án cụ thể sau khi xin ý kiến của các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế.
- Cơ chế quản lý đầu tư:
+ Chủ đầu tư các dự án xây dựng công trình là đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành khai thác công trình. Trường hợp đơn vị trực tiếp quản lý vận hành không đủ năng lực thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định giao cho đơn vị khác có đủ năng lực làm chủ đầu tư.
+ Trong quá trình chuẩn bị đầu tư cần lấy ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư về dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật, cam kết sử dụng và trả tiền sử dụng nước của hộ gia đình.
+ Lựa chọn nhà thầu: Việc lựa chọn nhà thầu xây dựng thực hiện theo quy định hiện hành, khuyến khích thực hiện hình thức giao cộng đồng dân cư hưởng lợi trực tiếp từ công trình thực hiện các hạng mục công trình có tính kỹ thuật đơn giản nếu có đủ năng lực để thực hiện.
+ Ban giám sát cộng đồng gồm đại diện của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc xã, các tổ chức xã hội và đại diện của cộng đồng dân cư hưởng lợi công trình do dân bầu thực hiện giám sát các công trình theo quy định hiện hành về giám sát đầu tư của cộng đồng.
7. Các giải pháp chủ yếu thực hiện Chương trình
a) Các cơ chế, chính sách đặc thù cần ban hành
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý tài chính, kỹ thuật, chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư xây dựng, quản lý các công trình cấp nước sạch nông thôn, quy chuẩn kỹ thuật của công trình, hướng dẫn về quản lý, khai thác, bảo vệ công trình tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện Chương trình; rà soát, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương để thực hiện Chương trình có hiệu quả, đúng mục tiêu.
b) Thông tin - giáo dục - truyền thông:
Hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông bằng các hình thức chủ yếu:
- Truyền thông trực tiếp tại cấp thôn, bản nhằm đào tạo cho đội ngũ tuyên truyền viên tại các thôn, bản và người dân.
- Báo, đài, truyền hình được chú trọng sử dụng tại cấp quốc gia và ở các địa phương.
- Tiếp thị xã hội để thúc đẩy nhu cầu xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hành các hành vi vệ sinh; sử dụng nước sạch cho sinh hoạt và xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Nâng cao trách nhiệm của chính quyền, ban ngành, đoàn thể các cấp trong tổ chức thực hiện Chương trình.
c) Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế:
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin, chuyển giao công nghệ và huy động nguồn vốn viện trợ không hoàn lại và vốn vay tín dụng ưu đãi.
Thiết lập cơ chế phối hợp giữa các cơ quan của Chính phủ và các nhà tài trợ một cách rõ ràng, linh hoạt để tạo ra một môi trường minh bạch, thuận lợi, có hiệu quả cho việc thực thi Chương trình; đẩy mạnh hoạt động quan hệ đối tác phía Việt Nam với các nhà tài trợ cho lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của các nhà tài trợ và đảm bảo thực hiện theo đúng các thỏa thuận đã cam kết.
d) Quản lý sau đầu tư:
Chú trọng về hiệu quả sau đầu tư, đặc biệt quan tâm đến mô hình và cơ chế quản lý các công trình cấp nước tập trung, công trình công cộng; điều chỉnh mạnh mẽ phương thức hoạt động từ phục vụ sang dịch vụ, lấy nhu cầu của khách hàng để đơn vị quản lý vận hành đầu tư thay đổi phong cách cung ứng dịch vụ.
Các công trình sau khi xây dựng xong phải xây dựng quy trình vận hành, trong đó có quy định rõ thời gian, trình tự và các nội dung bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế các công trình, thiết bị.
Cán bộ quản lý phải được đào tạo, có chuyên môn nghiệp vụ, đủ năng lực quản lý vận hành theo quy định.
Giá thành nước sạch phải được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí hợp lý trong quá trình sản xuất, phân phối nước sạch, thuế và lợi nhuận, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ban hành theo đúng các quy định hiện hành. Trường hợp giá tiêu thụ thấp hơn giá thành, cấp quyết định giá tiêu thụ có trách nhiệm cấp bù chênh lệch cho đơn vị cấp nước từ ngân sách địa phương.
đ) Nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ:
- Về nguồn nhân lực:
Chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, trong đó chú trọng đến đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức quản lý nhà nước các cấp, các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ và đặc biệt là cộng tác viên cơ sở.
Nội dung đào tạo phù hợp với từng nhóm đối tượng từ phổ biến, hướng dẫn kịp thời những văn bản pháp quy, xây dựng quy hoạch - kế hoạch, khoa học công nghệ, đầu tư xây dựng và quản lý dự án, công tác truyền thông, quản lý khai thác và vận hành các công trình…
Các hình thức đào tạo: Tập huấn, tham quan học tập kinh nghiệm, hội thảo… Sử dụng phương pháp đào tạo tích cực lấy học viên làm trung tâm.
- Về khoa học, công nghệ:
+ Về cấp nước: Tập trung tìm những giải pháp công nghệ kỹ thuật phù hợp, hiệu quả, nhất là đối với các vùng đặc biệt khó khăn (vùng thường xuyên hạn hán, lũ lụt, ô nhiễm, núi cao, hải đảo…). Đa dạng hóa các loại hình công nghệ khai thác, sử dụng nguồn nước hợp lý và nâng cao chất lượng nước phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng, đảm bảo nguyên tắc bền vững. Ưu tiên tận dụng các nguồn nước ổn định đối với các vùng đặc biệt khó khăn; cấp nước tập trung cho những vùng dân cư đông và tập trung; nâng cấp, mở rộng các công trình cấp nước hiện có, đảm bảo chất lượng nước.
+ Về vệ sinh: Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, tập quán từng địa phương để quyết định lựa chọn xây dựng loại nhà tiêu phù hợp.
+ Về công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi: Tập trung chủ yếu vào xử lý chất thải chăn nuôi gia súc quy mô hộ gia đình với công nghệ truyền thống; trong đó ưu tiên áp dụng công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ Biogas.
e) Sự tham gia của cộng đồng
Tăng cường sự tham gia của cộng đồng, bảo đảm tạo cơ hội thuận lợi và bình đẳng để người dân được hưởng lợi và tham gia một cách tích cực, chủ động vào các hoạt động của Chương trình. Việc thực hiện Chương trình phải gắn liền với việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, khuyến khích tổ chức những cuộc họp thôn, bản để xác định những ưu tiên của địa phương và quyết định các vấn đề có liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
8. Tổ chức thực hiện
a) Cấp Trung ương:
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định thành lập Ban Chủ nhiệm Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015; thành phần Ban Chủ nhiệm gồm: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Trưởng ban, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Trưởng ban thường trực, Thứ trưởng Bộ Y tế làm Phó Trưởng ban, thành viên Ban Chủ nhiệm là đại diện lãnh đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo, Quốc phòng, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Ủy ban Dân tộc, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Quy chế hoạt động của Ban Chủ nhiệm do Trưởng ban quyết định.
- Giúp việc Ban Chủ nhiệm có Văn phòng thường trực đặt tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tùy thuộc vào tính chất của mỗi dự án thành phần trong Chương trình, cơ quan được giao thực hiện dự án thành phần có thể thành lập Ban Quản lý dự án và do Thủ trưởng cơ quan thực hiện dự án thành phần quyết định.
b) Cấp địa phương
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Ban Điều hành Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015 để triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn. Trưởng ban Điều hành là lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Trưởng ban thường trực là lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng ban là lãnh đạo Sở Y tế. Thành viên của Ban Điều hành là đại diện lãnh đạo các cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh liên quan.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trực thuộc thi hành Quyết định này./.
 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, KGVX, QHQT, ĐP, NC, TKBT;
- Lưu: Văn thư, KTN (5).
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------

No.: 366/QD-TTg

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

---------------

Hanoi, March 31, 2012

 

DECISION

ON APPROVING THENATIONAL TARGETPROGRAMONRURALCLEANWATER ANDENVIRONMENTALSANITATION,PHASE2012-2015

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant totheNovember 9, 2011 Resolution No.13/2011/QH13ofthe National Assembly onthe national targetprograms,phase2011-2015;

Pursuant toDecision No.104/2000/QD-TTg ofAugust 25, 2000ofthe Prime Ministerapproving thenational strategyonrural cleanwater supply andsanitationtill2020;

Pursuant toDecision No.135/2009/QD-TTgofNovember 4, 2009ofthe Prime Ministerpromulgating theRegulation onmanagement andadministrationofnationaltarget programsimplementation;

Pursuant toDecision No.2406/QD-TTgofDecember 18, 2011ofthe Prime Ministerpromulgating List ofnationaltarget programs, phase2012-2015;

At the proposalsof the Minister ofAgriculture andRural Development, Minister ofPlanning andInvestment,

DECIDES:

Article 1.Approving thenationaltarget program onRuralCleanWater andEnvironmentalSanitation,phase2012 - 2015(hereinafter referredto as Program), includingthe followingmaincontents:

1.Name andManagement Agency of the Program

a)Name of Program:National TargetProgramonClean Water andRural EnvironmentalSanitation,phase2012-2015.

b)ManagementAgency of the Program: theMinistry of Agriculture andRural Development.

2.Conception andsteeringprinciplesfor Programimplementation

a)Conception:

-Stepping up thesocializationand development ofcleanwatermarketsandrural environmentalsanitationservicesin accordance withnational socio-economic development situation.

-Promoting the whole society’sinternal resourcesto implementthe Program, basing onthe characteristics of eachregion, localand the needs ofusers in order toselecttechnologyscale andservice levelwhichconsistentwith the financial capacity, management,exploitationand use works after investment.Enlistingandusingeffectively the capital resource of donors, ensuringthe participationof the community.

-Prioritysupport tothe poor,poor areas;areaswith special difficulties,frequent droughts, pollution, and mountainous,coastalandisland regions.

b)The guiding principles:

-Theimplementation of the Programshall be associated withsocio-economic development plan,national strategyoncleanwater supply andruralsanitationtill2020,contributing into thenationaltarget program onnewrural constructiontill2020;ensuring that constructions for cleanwater supply andruralenvironmentalsanitation, once repaired, upgradedornewly constructedshall operatesteadilyandbring intoefficientlyinthe condition ofclimate change; ensuringsafetycleanwater supply.

- To developtechnologies beingappropriateforregions; beside the development of advanced technology, it should care about development of water supply technologies at households scale in areas with difficulties.

- To increasehygiene target,promote investmentinhousehold’s hygiene, in whichstepping uptypes oflow-costsanitationthroughcreditin orderto increasethe accessibilityof the poor.

-To strengthen information -education– communication work, change from theawarenessraisingcommunicationtothebehaviorchange communication.

3.Objectives andkey tasksof the Program

a)General objectives:

Graduallytorealize National strategyonrural cleanwater supply andenvironmentalsanitationtill2020,improve condition of thewater supply, sanitation, raiseawareness,change hygienebehavior andreduce environmental pollution,contribute in enhancing healthand life quality forrural people.

b)Specific objectives:

To achievethe following majorobjectives by the end of2015:

-Water supply:85% ofrural populationusehygieniclivingwater,in which 45% shall use water attaining to QCVN 02-MOH standard with the minimum volume of 60 liters/person/day; and100% ofnurseryschools,general education schoolsandcommune health stationsin ruralareas have adequateclean water.

- Environmental sanitation:65% ofruralhouseholdshavehygieniclatrines, 45% ofbreedingfarmershavehygienicbreeding- facilitiesand 100%ofnurseryschoolsand general education schools,commune health stations in rural areas haveadequate hygieniclatrines.

4.Subjectsand scope ofthe Program implementation

Allpeople inrural areasin whole country,with prioritysupport to the poor,deep-lying and remote areas,ethnic minorities, borderand islandregions,areas that are polluted and meet difficulty in water source.

5.Implementation period

The Program shall beimplementedfrom 2012to 2015.

6.Total capital,capital structureandsupport mechanismsforimplementation of the Program, andlist of projectsof the Program

a)Total capital:27,600billion VND

b)Capital structure:

-The central budget:4,100billionVND, hold 14.9%

-Local budget:3,100 billionVND, hold 11.2%

-International aid:8,200VNDbillion, hold 29.7%

-PreferentialCredit:9,100billion VND, hold 33.0%

-Capital from people and private sources:3,100 billionVND, hold 11.2%

c) Projectsof the Program:

-Project 1: Clean water supplyandrural environment

+Target:85% ofrural populationusehygienicwater,45%in whichusewater ofQCVN02-​​MOH standardwiththe minimum volumeof 60liters/person / day and100%nurseryschoolsand general education schools(maincampuses)in ruralareas haveadequate clean waterandwell used and managed,sanitarylatrines;45% ofbreedingfarmershavehygienicbreeding- facilities.

+Fund for the implementation:19,725billion VND.

+The component sub-projects:

. Sub-project1:living water supply, including: Built livingwater supplyconstructions forrural areas,borderguard stationscombinedwithresidential clusters in border route and prisons, giving priorityforareas with specialdifficulty of water sources:mountainous, saline areas, arsenic,dioxinandother toxiccontaminated areas.

.Sub-project2:Built cleanwater constructions andhygieniclatrinesfornurseryschools, generaleducation schools.

.Sub-project3: Buildhygienic breeding- facilities.

+Assignment of implementation:

. Line agency: theMinistry of Agriculture andRural Development.

.Management andimplementation agencies:theMinistry of Agriculture andRural Developmentdirect the implementation of sub-projects1 and 3; theMinistry of Educationand Trainingdirect the implementation of sub-project2;People s Committeesof provinces and citiesimplementprojectsin respecting area.

.Coordinating agencies:Ministries of: Health,Construction,Natural Resourcesand Environment, Scienceand Technology, Defense,Public Security;Committee for Ethnic Minorities,Vietnam Institute of Scienceand Technology,Vietnam Farmers Association,Vietnam Women sUnion,the Central Committee of Ho Chi Minh Communist Youth Union.

Project 2:RuralSanitation:

+Target:65% ofruralhouseholdshavehygienelatrinesand 100%ofcommune health stationshave adequateclean waterandhygienelatrines that are well managedandused.

+Fund for the implementation:5,961billion VND.

+The component sub-projects:

.Sub-project 1: Buildhouseholdhygiene latrines.

.Sub-project2:Build cleanwater construction andhygienelatrines forcommune health stations.

+Assignment of implementation:

. Lineagencies: theMinistry of Health.

.Management andimplementation agencies:the Ministry of Health directs the implementation;People s Committeesof provincesand citiesorganize theimplementationofprojectsin respecting areas.

.Coordinating agencies:Ministries of:Agriculture andRural Development, Natural Resourcesand Environment, Scienceand Technology, Educationand Training;Committee for Ethnic Minorities,Vietnam Institute of Scienceand Technology,Vietnam Farmers Association,Vietnam Women sUnion, theCentral Committee of Ho Chi Minh Communist Youth Union.

-Project 3: Enhancing capacity, communication,supervising andevaluatingofimplementation of the Program.

+Thecontents of activity: Training for enhancing capacityfor the systemof the sector;informing- educating- communicatingandenhancingawareness, changingof behaviorforall levels, sectorsand communities;supervising-evaluatingtheimplementation of the Program; controllingwaterquality;review andupdate theplanning;developingandtransferringtechnology;operating and maintainingconstructions.

+Fund for the implementation:1,914billion VND.

+Assignment of implementation:

.Line agencies: theMinistry of Agriculture andRural Development.

.Management andimplementation agencies:TheMinistries ofAgriculture andRural Development, Health, Educationand Trainingto organize and directthe implementationofassignedsub-projects;People s Committeesof provinces and citiesorganize theimplementationofprojectsin respecting areas

.Coordinating agencies:Ministries of:Informationand Communications, Natural Resourcesand Environment, Scienceand Technology; VietnamInstitute of Scienceand Technology,VietnamFarmers’ Association,Vietnam Women sUnion, the Central Committee of Ho Chi Minh Communist Youth Union.

d)Capital mobilizationmechanism:

- Todiversifycapital sources:

+To integratethefund sourcesof nationaltargetprograms,targeted supporting projects and programsin the area, including:

.Direct capital supports forthe nationaltarget program onrural clean water andenvironmental sanitationin2012-2015 period.

.Integrated capitalfrom other targeted supporting programsand projectsonclean water supplyandenvironmentalsanitation being deployedinrural areas.

+Tomobilizethe maximum oflocalresources(at provincial, district and commune level) in ordertoorganize deployment of theProgram,the People s Committeesof provinces and citiesallocated fromlocalbudgetsat least 10% oftotalcapitalfor the implementation ofthe Programin its local.

+To mobilizeinvestment capital from enterprisesand individualsfor constructions beingcapable of directly retrieving capital;enterprisesare entitled toThe State s Development Investment Credit Loans; to implement the November 9, 2010DecisionNo.71/2010/QD-TTg ofPrime Ministeron theRegulation onpilotinvestment in the public-privatepartnership form.

+The contributions from the people according to regulations for each specific project.

+Internationalaids.

+Toeffectivelyusingcreditcapital sources:credit under the PrimeMinister’s Decision No.62/2004/QD-TTgofApril 16, 2004;tradecreditcapital as stipulated intheDecree No.41/2010/ND-CPofApril 12, 2010of the Government oncredit policyfor agricultureand rural.

+To mobilizeother legalfinancialsources.

-Support mechanisms:

The principle of support mechanism is ensuringsufficientcapitalfor investmentdeploymentandcostsforoperating, use in order to assure sustainable operation of the construction.Level of supportand balancerate ofeach capital sourcemust match theobjects ofregions,types ofconstructionsin orderto ensurethe poorin deep-lyingand remote areasmay access toand useconstructionsof water supplyand sanitation.Details as followed:

+Fordevelopment investment capital:

 For theconcentratedwatersupply constructions:

The central budgetcapital: to support at a maximum90% forthecommunes meeting with extremely difficultiesin ethnic minoritiesand mountainous areas, submergedcoastaland island areas, boundary communes as prescribed bythe Prime Minister;60%fordelta communes and75% forotherrural communes.

Localbudgetcapitalandcapitalmobilizedfromother legalsources(preferential credits, privateinvestmentand contributions ofpeople): make sure theremainingfundingamountto implement.Forlocalities being likely to balance their budget,areas being likely for socialization, should attractat themaximumofcommunity andprivate sector participation.

.Forretailsmallwater supply works:The state budgetsupportsup to 70% forpoor households,families under special policyand up to 35% for near-poor households;otherhouseholdsare entitled tousepreferentialcreditloansasprescribed.

.Forwater supplyand sanitationinschools,health stations:The state budgetsupportsup to 90%.Forunitswithout income source,the provincial People s Committeeshall consider and decidethe levelof investment fromthe state budget.

+Fornon-business capital:

.The following activities receive 100%support fromthe state budget:capacity enhancing training, information- education- communication, inspection,supervising and evaluatingthe implementationsituationand control ofwater quality, planning,technology transferapplications,supportingbasenetwork...,

.Regarding toconstruction ofhygieniclatrineandbreeding-facilitiesmodels (includingbiogas), in order toreplicate,the state budgetsupports70% forpoor households,households under special policyand 35% for near-poor households;otherhouseholdsusingloansfrom preferential credit.

+Thespecified capitalallocationcriteria:

To assignThe Ministry of AgricultureandRural Developmentto assume the prime responsibility forformulatingandapprovingthe capitalallocation mechanismsandcriteriafor eachspecific component andprojectafter asking theopinions oftheMinistry ofFinance,the MinistryPlanning and Investment andthe Ministry ofHealth.

-Investment managementmechanism:

+Investors ofconstructionprojectsis thedirect managementand exploitation operation unit of works.If the direct managementand operation unit showitsincompetence,provincial People s Committees shallconsider anddecide to assignotherqualified unitsto be theinvestors.

+Duringthe process ofinvestment preparation,must acquired comments oflocal communityoninvestmentprojectsoreconomical-technical reports andthecommitment of water useand payment by households.

+Selection of contractors:The selection ofcontractorsshallcomply withcurrent regulations; encourage forms of assigning simple technical work items to communities directly benefit from the construction, carry out if these communities are capable to do so.

+Communalmonitoring boardcomposed of representatives ofthe communal People s Councils,the communal Fatherland Frontandsocial organizationsand elected representatives of thecommunitydirectlybenefitfromprojectsto supervisetheworks in accordance withcurrent regulations oninvestment supervision bythe Community.

7.Themain solutionsfor Program implementation

a)Thespecific mechanisms andpoliciesmustbe promulgated

TheMinistry of Agriculture andRural Developmentshallassume the prime responsibility for andcoordinate withthe relating ministriesand branches toreview, amendand supplementthe provisions onfinancial management, technology,preferential and encouraging policies for building investment and managingruralcleanwater supply constructions,technical regulationsof the constructions, guidanceon the management, exploitation andprotection of constructionsin order tocreatefavorable conditionsfor theimplementation of the Program;review,establishcoordination mechanismsamongministries,branches and localitiesfor the effective and right-targetedimplementation of the Programs.

b) Information -education- communication:

To carry our information- education- communicationactivities inthefollowings main forms:

- Direct communicationat village level to traintheteam of communicatorsinthevillage andthe people.

-Newspaper, radioand televisionareprimarily usedatthe national level andin localities.

-Social marketingto promotedemand ofbuildingand usehygieniclatrines, practiceofhygiene behaviors;use clean waterfor living andhygieniclatrine building.

-Improveresponsibility of authorities, sectors, branches and massorganizationsat all levels inimplementing operation the Program.

c) To expandinternationalcooperation relationship:

To stepping up international cooperationfor interchange ofexperience, sharing information,transferring technology andmobilizingnon-refundableaidsandpreferential creditloans.

Establish a clearand flexiblecoordination mechanism betweengovernmentalagenciesanddonorsin order to create atransparent,convenientand effective environmentfor implementingthe Program;boostactivities inpartnershipfrom Vietnam side withdonorsin the field ofcleanwater supply andenvironmentalsanitationin rural areas.

Efficientlyuse capital of donors andensure the implementationin accordance with thecommitted agreements.

d) Post-investment management:

To attach importance topost-investment results, particularlyinterested inmodels andmechanisms of management ofcentralized watersupply works,public works; stronglyadjust operation mode fromservingtoservice, takingneedsof the customers tochange service providing style of theinvestment and operationmanagementunit.

Regarding to completed construction,mustcreateoperating procedures, in whichclearly definedtime, sequenceand contents ofmaintenance, repairand replacebuildingsand equipments.

Management officersmustbe trained andpossess professional qualifications,fully capable of managingand operatingas prescribed.

The price ofclean watermustaccurately and preciselycoverthereasonable costfactorsinthe clean water production and distribution process,tax and profit, and shall be submitted totheprovincial People s Committeeto decide andissuein accordance withthe current provisions.Where the consumption price islower than cost price,the competent level deciding consumption price shall subsidy forwater supply unitsthedifference amount fromlocal budgets.

e)Human resources, scienceand technology:

-Human resources:

To attach importance to training anddeveloping human resource, which particularlyfocuses oncapacity enhancing trainingfor state managementcadres and civil servantsat all levels,thenon-business and service organizations,andespeciallygrassrootscollaborators.

Training contentshall beappropriate for eachgroup of subjects, including propagandaand timely guidance oflegal documents, compilationof schemingplanning,science and technology,project constructioninvestmentand management, task ofcommunication, management ofprojectsexploitation and operation...

Thetypes of training: training, sightseeing to learn experience, seminars... To use positive training method which the trainees are the centre.

-Scienceand technology:

+Water supply: Focus onfindingappropriate and efficiency technological and technical solutions,especially for areas in special difficult conditions(areasof frequent droughts, floods, pollution,high mountains, islands...).Diversifytechnologytypes of rational exploitation anduse of water resources; improvewater qualityin accordance withregional naturaland socio-economicconditions, ensuringprinciple of sustainability. Taking advantage of stablewater sourcesin areas meetingwith special difficulties is priority; centralize water supplying for areas with crowed and gathered residents;upgradeand expandtheexistingwater supply constructions;ensurewaterquality.

+Sanitation: Based onnatural conditionsand custom of each localityto selectappropriate type oflatrine.

+For breeding waste treatment technology: Focusprimarily on breeding waste treatmentathouseholds scalewithtraditional technology, in whichgive priority to application ofbreeding waste treatmenttechnologybyBiogastechnology.

e) The participationof the community

Strengthenparticipation of the community, ensuring creatingfavorableandequal opportunities for peopleto benefitand participate inthe activitiesof the Program actively and positively.The implementationof the Programshallbe associatedwith the implementation ofgrassroots democracy regulations, encouragevillage meetingsto determinelocal’sprioritiesand decide onissuesrelated tocleanwaterandenvironmental sanitationin rural areas.

8.Organization of implementation

a)At central level:

- The Minister ofAgriculture andRural Developmentshallissue Decisiononestablishment of Management Board ofnational targetprogramonRuralCleanWater andEnvironmentalSanitationfor2012 – 2015 phase; Members oftheManagement Boardinclude: the Ministerof Agriculture andRural Developmentas the chairman,Vice Minister ofAgriculture andRural DevelopmentasstandingViceChairman,Vice Minister ofHealth asVice Chairman, members oftheManagement Board arerepresentatives oftheleader ofMinistriesof Planningand Investment, Finance, Construction, Educationand Training, Defense, Natural Resourcesand Environment, Scienceand Technology, Informationand Communication;Committee for Ethnic Minorities,Vietnam Farmers Association,Vietnam Women sUnion, Central Committee of Ho Chi Minh Communist Youth Union.

-The OperationRegulationsofthe Management Boardshall bedecidedby theChairman.

-A standing officelocated at the Ministryof Agriculture andRural Development to assist theManagement Board.Depending onthe nature ofeach componentprojectin the Program,the agency assignedto implement acomponent projectmay establish aProjectManagement Unitandsuchestablishment shall be decided by theheads oftheagencyimplementing project.

b)At local level

President ofprovincial-level People s Committee shalldecide to establishanExecutiveBoard ofthe National TargetProgramon Rural Clean Water andEnvironmentalSanitationin2012 – 2015 periodtoimplement theProgramin the respecting area.Chairmanof the Boardisthe headofthe provincial People s Committee;Vice Chairmanis theHead of Department ofAgriculture andRural Development, Vice Chairman is the head ofDepartment of Health. Other members of theExecutive Boardarerepresentatives of head ofrelatingprovincial-level agenciesand organizations.

Article 2.This decisiontakes effectfrom the date ofsigning.

Article 3.Ministers, heads ofministerial-level agencies, headsof other central agencies,heads of government- attached agencies,presidents of provincial-level People’s Committees shall beresponsible forimplementationand direct their subsidiary agencies andunitsto implementthis Decision./.

 

 

THE PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 366/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất