Nghị quyết 06/NQ-CP thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW ứng phó với biến đổi khí hậu

thuộc tính Nghị quyết 06/NQ-CP

Nghị quyết 06/NQ-CP của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:06/NQ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị quyết
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:21/01/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phấn đấu đến 2025, 95% dân số đô thị được sử dụng nước sạch

Ngày 21/01/2021, Chính phủ đã ra Nghị quyết 06/NQ-CP về việc ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị.

Theo đó, mục tiêu cụ thể của Chương trình hành động đến 2025 như sau: Nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm 100% các tỉnh, thành phố xây dựng, ban hành và thực hiện Kế hoạch hành động Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu; Giảm 30% thiệt hại về người đối với loại hình thiên tai có cường độ tương đương đã xảy ra trong giai đoạn 2015 – 2020; Giảm 7,3% phát khí thải nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường, đạt mức tiết kiệm năng lượng 5,0 – 7,0% tổng tiêu thụ năng lượng.

Bên cạnh đó, bảo đảm 80% hồ chứa lớn được kiểm soát, giám sát để duy trì dòng chảy tối thiểu của các lưu vực sông; Xử lý 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, 90% chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý. Đồng thời, xử lý cải tạo và phục hồi môi trường tại các khu vực bị ô nhiễm do chất bảo vệ thực vật tồn lưu; 95% dân số đô thị được sử dụng nước sạch.

Để đạt được các mục tiêu nói trên, Chính phủ đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp sau: Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; Tập trung hoàn thiện chính sách pháp luật, kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;…

Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Nghị quyết06/NQ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
______

Số: 06/NQ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2021

 

 

 

NGHỊ QUYẾT

Ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị

____________

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

Căn cứ Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

 

QUYẾT NGHỊ:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị.

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày ký và thay thế Nghị quyết số 08-NQ/CP ngày 23 tháng 01 năm 2014 ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

 

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;

- Lưu: VT, NN(2).

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

Nguyễn Xuân Phúc

 

 

 

 

CHÍNH PHỦ
______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ

Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ)

 

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Xác định toàn diện các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Chính phủ nhằm quán triệt và chỉ đạo các ngành, các cấp tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị, hướng tới phát triển bền vững đất nước.

2. Chương trình hành động của Chính phủ được thực hiện đến năm 2025, làm căn cứ để các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, chương trình, tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Kết luận số 56-KL/TW và Nghị quyết số 24-NQ/TW.

3. Tiếp tục thực hiện các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã được phê duyệt và xây dựng, triển khai thực hiện một số kế hoạch, chương trình, đề án, dự án mở mới giai đoạn đến năm 2025.

4. Đến năm 2025, phấn đấu đạt một số mục tiêu cụ thể sau:

a) Về ứng phó với biến đổi khí hậu:

- Nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng, ban hành và thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Chủ động phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại thiên tai, nhất là khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên; giảm 30% thiệt hại về người đối với các loại hình thiên tai có cường độ, quy mô tương đương đã xảy ra trong giai đoạn 2015 - 2020. Chủ động phòng, chống triều cường, ngập lụt, xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các thành phố ven biển khác.

- Giảm 7,3% phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường (BAU); đạt mức tiết kiệm năng lượng 5,0 - 7,0% tổng tiêu thụ năng lượng.

b) Về quản lý tài nguyên:

- Tiếp tục điều tra, đánh giá tiềm năng, giá trị của các nguồn tài nguyên quan trọng. Hoàn thiện công tác đo đạc, lập bản đồ, hồ sơ địa chính; 85% diện tích đất liền được lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000; 80% diện tích vùng biển và hải đảo được bay đo từ trọng lực tỷ lệ 1:250.000; 30% diện tích được điều tra, đánh giá lập bản đồ tài nguyên nước tỷ lệ 1:100.000.

- Quản lý và khai thác bền vững, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên quốc gia. Bảo đảm 80% hồ chứa lớn được kiểm soát, giám sát để duy trì dòng chảy tối thiểu của các lưu vực sông; 70% lưu vực sông lớn, quan trọng có hệ thống quan trắc, giám sát tự động, trực tuyến.

- Chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng theo hướng tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo.

c) Về bảo vệ môi trường:

- Xử lý 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Từng bước kiềm chế xu hướng ô nhiễm môi trường không khí ở các đô thị lớn; 90% chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý; phấn đấu tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp dưới 30% tổng lượng chất thải được thu gom; 100% chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở y tế được thu gom, xử lý. Bảo đảm 100% khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung; 30% tổng lượng nước thải tại các đô thị loại II trở lên và 10% đối với các đô thị từ loại V trở lên được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra môi trường.

- Xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường tại các khu vực bị ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu, đi-ô-xin; 95% dân số đô thị được sử dụng nước sạch; 100% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.

- Bảo đảm độ che phủ rừng được duy trì ở mức 42%; 13 khu đất ngập nước Ramsar, 12 khu dự trữ sinh quyển được thành lập và công nhận. Tăng diện tích các khu đất ngập nước quan trọng được bảo vệ; có ít nhất 10 loài nguy cấp được đưa vào chương trình bảo vệ.

II.  NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Các nhiệm vụ, giải pháp chung

a) Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

- Tiếp tục thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn thi hành pháp luật, tạo sự thống nhất trong toàn xã hội về nhận thức và hành động trong phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Tiếp tục đưa nội dung về phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục, đào tạo các cấp, đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Trung ương và địa phương.

- Xây dựng và thực hiện tiêu chí, chuẩn mực về môi trường trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư; hình thành các thiết chế văn hóa, đạo đức môi trường trong xã hội.

- Phát hiện, nhân rộng các mô hình hay, cách làm tốt; kịp thời khen thưởng, biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích, sáng kiến trong phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Thực hiện đánh giá kết quả bảo vệ môi trường hàng năm đối với các địa phương, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

b) Tập trung hoàn thiện chính sách pháp luật, kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

- Hoàn thiện cơ chế để thực hiện minh bạch hóa trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, đặc biệt đối với tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên nước.

- Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành, liên vùng, liên tỉnh; cơ chế giải quyết tranh chấp, xung đột trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Xây dựng và thực hiện cơ chế chính sách chuyển đổi sang kinh tế số; phát triển và nhân rộng các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, các-bon thấp.

- Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Thực hiện các giải pháp đẩy mạnh quản trị môi trường trong các doanh nghiệp.

- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng tạo sự bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp và người dân. Nâng cao trách nhiệm giải trình, tính công khai, minh bạch trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

c) Nâng cao năng lực và hiệu quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, tăng cường giám sát thực thi pháp luật trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

- Nâng cao năng lực, cung cấp, đầu tư phương tiện, trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên và môi trường, đặc biệt cho các địa phương.

- Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm có trọng tâm, trọng điểm, xác định rõ phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian, bảo đảm tính khả thi, tránh chồng chéo và tiết kiệm nguồn lực.

- Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương, các lực lượng chức năng trong điều tra, xử lý vi phạm pháp luật, đấu tranh phòng chống tội phạm về tài nguyên và môi trường.

- Cung cấp, công khai, minh bạch thông tin, thực hiện hiệu quả công tác giám sát của cộng đồng và phản biện xã hội trong quản lý tài nguyên và môi trường.

- Ứng dụng các nền tảng công nghệ thông tin, mạng xã hội, tiếp tục duy trì, phát huy hiệu quả của các đường dây nóng... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật trong quản lý tài nguyên và môi trường.

d) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

- Triển khai thực hiện đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và tài nguyên, khuyến khích ứng dụng các kỹ thuật tốt nhất hiện có (BAT).

-  Thực hiện đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ hiện đại, viễn thám, công nghệ thông tin và các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Tiếp tục phát triển các chuyên ngành khoa học về năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, tái chế chất thải, vật liệu mới thân thiện với môi trường.

- Rà soát, đánh giá tổng thể các chương trình khoa học và công nghệ, lồng ghép các nội dung về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia phù hợp trong giai đoạn 2021 - 2025.

- Nâng cao năng lực, tăng cường quan trắc tài nguyên và môi trường; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường thống nhất, đồng bộ, liên tục được cập nhật; xây dựng và vận hành cơ chế chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương và các bên liên quan.

đ) Đổi mới cơ chế tài chính, tăng chi ngân sách và đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

- Đổi mới cơ chế quản lý, tăng dần và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước cho ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- ng dụng cách tiếp cận dựa vào thị trường trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; phân bổ sử dụng nguồn lực tài nguyên theo cơ chế thị trường.

- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện và triển khai áp dụng các công cụ kinh tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ môi trường, thị trường các-bon, các hình thức đối tác công tư (PPP), tín dụng xanh, trái phiếu xanh; tiếp tục triển khai thực hiện xã hội hóa để huy động đầu tư từ các nguồn ngoài ngân sách.

e) Chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

- Tiếp tục tham gia và thực hiện các điều ước quốc tế, các hoạt động hợp tác, nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trong úng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai thực hiện các quy định về tài nguyên và môi trường trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia.

- Tiếp tục thực hiện việc hợp tác với các đối tác phát triển, các quỹ tài chính quốc tế để huy động nguồn lực, tiếp nhận công nghệ tiên tiến về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

g) Một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách

- Phổ biến, quán triệt quan điểm, nhận thức về đặt yêu cầu phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở vị trí trung tâm của các quyết định phát triển; coi môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế. Bảo đảm hài hòa lợi ích, tạo động lực khuyến khích các bên liên quan tích cực tham gia công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Tập trung sửa đổi Luật Đất đai năm 2013, Luật Khoáng sản năm 2010, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các luật về khí tượng thủy văn, tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, đa dạng sinh học...; rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành; nghiên cứu luận cứ khoa học cho việc xây dựng luật về biến đổi khí hậu.

- Tổng kết, đánh giá và xây dựng các chiến lược quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, tài nguyên nước, khoáng sản, lâm nghiệp, tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, quản lý tổng hợp chất thải rắn...; xây dựng chiến lược sử dụng đất, chiến lược phát triển ngành tài nguyên và môi trường.

- Xây dựng và thực hiện các quy hoạch liên quan đến phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; các hợp phần tài nguyên, môi trường trong các quy hoạch cấp quốc gia, vùng và tỉnh theo quy định của Luật Quy hoạch năm 2017.

- Xem xét, sửa đổi quy định theo hướng cho phép thanh tra, kiểm tra đột xuất trong lĩnh vực môi trường; cắt giảm các thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra.

- Rà soát, điều chỉnh các quy định xử lý vi phạm theo hướng nâng mức xử phạt, bảo đảm đủ sức răn đe đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về xả thải gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước; quản lý, sử dụng đất; hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản, đặc biệt là khai thác cát, sỏi; khai thác rừng trái phép trên phạm vi cả nước.

- Thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn lực của cộng đồng quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

2. Các nhiệm vụ về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai

a) Tiếp tục xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu

- Xây dựng và phát triển năng lực nghiên cứu, ưu tiên nghiên cứu cơ bản về thiên tai; phát triển hệ thống theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng; ứng dụng công nghệ chuẩn hóa và hiện đại. Xây dựng và thực hiện các chương trình phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai.

- Hiện đại hóa hệ thống quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn; xây dựng hệ thống giám sát biến đổi khí hậu, nước biển dâng; hệ thống quan trắc tai biến địa chất và phòng chống thiên tai; tiếp tục xây dựng và phát triển hệ thống giám sát bờ sông, bờ biển vùng đồng bằng sông Cửu Long bằng công nghệ viễn thám.

- Tổ chức thực hiện Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phê duyệt tại Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ; phát triển và nhân rộng các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa trên hệ sinh thái (EbA), dựa vào cộng đồng (CbA) và dựa vào tự nhiên (NbS).

b) Triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chổng, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, xâm nhập mặn

- Đánh giá rủi ro do biến đổi khí hậu theo vùng, miền; cập nhật các bản đồ nguy cơ ngập lụt theo kịch bản nước biển dâng đến cấp xã.

- Triển khai thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Rà soát đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án “Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2013 - 2020”, đề xuất thực hiện Đề án giai đoạn 2021 - 2030.

- Đầu tư các nhà máy, hệ thống cung cấp nước sạch, nghiên cứu xử lý nước mặn thành nước ngọt trên quy mô lớn, đồng thời chuyển đổi việc sử dụng nước dưới đất sang sử dụng nước mặt; thực hiện các giải pháp hạn chế khai thác nước dưới đất nhằm giảm sụt lún, nhiễm mặn ở các vùng ven biển, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long.

c) Giảm phát thải khí nhà kính, tăng cường khả năng hấp thụ khí nhà kính của các hệ sinh thái

- Thực hiện kiểm kê quốc gia khí nhà kính định kỳ 02 năm một lần; từng bước thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp địa phương, cấp ngành, lĩnh vực và cấp cơ sở có liên quan, trước mắt thực hiện cho các cơ sở phát thải lớn.

- Áp dụng các biện pháp công nghệ và quản lý để giảm phát thải khí nhà kính; khuyến khích, thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ xanh, thân thiện với môi trường; chuẩn bị cho việc triển khai các công cụ định giá các-bon, hình thành và triển khai thị trường các-bon, thuế, phí các-bon.

- Triển khai thực hiện các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính trong các ngành, lĩnh vực nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; thiết lập hệ thống giám sát, báo cáo, thẩm định (MRV) cho các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính ở cấp quốc gia và cấp ngành.

- Thực hiện hiệu quả kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu quốc gia, của các ngành, địa phương và các kế hoạch có liên quan.

- Triển khai thực hiện các hoạt động quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.

- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải..đặc biệt đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm và các hộ gia đình. Thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 phê duyệt tại Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tiếp tục thực hiện các hoạt động bảo vệ các bể hấp thụ khí nhà kính tự nhiên. Thực hiện Chương trình quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng (REDD+); bảo tồn, nâng cao trữ lượng các-bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng đến năm 2030 theo Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.

d) Một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách

- Cập nhật, cụ thể hóa Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng; xây dựng và cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai của cả nước và chi tiết đến từng vùng, miền, địa phương.

- Triển khai thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai; rà soát, hỗ trợ di dời dân cư ra khỏi các vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở bờ sông, bờ biển, sạt lở núi, đất và các nguy cơ thiên tai khác.

- Khẩn trương hoàn thành các công trình chống ngập đang thi công ở Thành phố Hồ Chí Minh; bổ sung các giải pháp dần hình thành hệ thống chống ngập đồng bộ, hiệu quả. Triển khai các giải pháp chống ngập cho vùng lõi thành phố Cần Thơ.

- Đầu tư hoàn thiện và nâng cấp hệ thống đê biển, các công trình chống sạt lở ven sông, ven biển, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long.

- Tiếp tục đầu tư, bảo đảm an toàn các hồ chứa nước; phát triển thủy lợi, nâng cao khả năng tưới, tiêu nước cho các vùng thường xuyên bị hạn hán, úng ngập nặng, nhất là ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

- Thực hiện các cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính. Triển khai thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam; xây dựng và thực hiện Chương trình hỗ trợ thực hiện NDC của Việt Nam đến năm 2030; cập nhật định kỳ 5 năm theo yêu cầu của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

3. Các nhiệm vụ về quản lý tài nguyên

a) Đối với tài nguyên đất đai

- Tiếp tục triển khai thực hiện, hoàn thành công tác đo đạc, lập bản đồ, hồ sơ địa chính, đánh giá đầy đủ tiềm năng đất đai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng và duy trì hệ thống quan trắc giám sát tài nguyên đất theo quy định của Luật Đất đai; xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai toàn quốc.

- Quy hoạch, quản lý và khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững tài nguyên đất; chú trọng sử dụng không gian ngầm. Hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch sử dụng đất. Xây dựng bộ tiêu chí, hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá quản lý và sử dụng đất hợp lý, hiệu quả và bền vững.

- Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích tập trung, tích tụ đất đai, phát huy tiềm năng đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng theo Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thực hiện quản lý, khai thác nguồn thu từ đất, phát triển kinh tế đất. Xây dựng cơ chế điều tra thu thập, theo dõi, cập nhật biến động giá đất trên thị trường; xây dựng lưới giá đất, thửa đất chuẩn, thông tin giá đất thị trường và bản đồ giá đất; xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất đến từng thửa đất.

- Bảo vệ, phòng chống hoang mạc hóa, sa mạc hóa, giảm thiểu và cải tạo phục hồi đất bị thoái hóa.

b) Đối với tài nguyên nước

- Thực hiện quy hoạch, quan trắc, giám sát tài nguyên nước và giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. Xây dựng và duy trì hệ thống cảnh báo, dự báo lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại khác do nước gây ra. Xây dựng và thực hiện Đề án đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia.

- Điều hoà, phân bổ nguồn nước cho các mục đích sử dụng bằng công cụ quan trắc, giám sát tự động trên cơ sở các quy hoạch và hạn ngạch cấp phép khai thác, sử dụng nguồn nước.

- Theo dõi, đánh giá, dự báo, thực hiện các giải pháp chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; phòng, chống khô hạn, xâm nhập mặn, ưu tiên những vùng bị ảnh hưởng nặng; thực hiện các giải pháp tổng thể để tăng cường khả năng trữ nước của những vùng thường xuyên bị hạn hán; nghiên cứu, điều tra khả năng bổ cập nước nhân tạo tại các khu vực thích hợp.

- Thực hiện các giải pháp hạn chế khai thác nước dưới đất; tiếp tục triển khai cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước; phòng chống sụt lún, sạt lở, bảo vệ lòng, bờ, bãi sông; bảo vệ không gian thoát lũ trên các lưu vực sông.

-Tổ chức triển khai hiệu quả các cơ chế điều phối, giám sát các hoạt động khai thác, bảo vệ tài nguyên nước; phòng chống tác hại do nước gây ra.

- Nghiên cứu, thúc đẩy cơ chế chia sẻ, giải quyết tranh chấp, xung đột tài nguyên nước xuyên biên giới theo các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật sử dụng các nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy và thông lệ quốc tế.

c) Đối với tài nguyên địa chất và khoáng sản

- Tiếp tục điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo quy hoạch; thăm dò, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, giá trị kinh tế, thiết lập tài khoản quốc gia về các loại khoáng sản quan trọng. Thực hiện thống kê, kiểm kê tài nguyên khoáng sản trên phạm vi toàn quốc.

- Thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản; thực hiện chế biến sâu, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản; dự trữ, nhập khẩu khoáng sản quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội lâu dài của đất nước.

- Điều tra, đánh giá về tài nguyên địa chất, tai biến địa chất phục vụ xây dựng các kịch bản ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng khu vực đồng bằng sông Cửu Long và các đô thị ven biển; đánh giá tiềm năng cấu trúc địa chất để lưu giữ khí nhà kính và các loại chất thải.

- Lập bản đồ địa chất Đệ Tứ tỷ lệ 1:50.000 đi kèm bản đồ địa chất công trình - địa chất thủy văn phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất; đánh giá các di sản địa chất phục vụ việc bảo tồn.

d) Đối với tài nguyên biển

- Tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Phát triển và hoàn thiện cơ chế quản lý, giám sát tổng hợp và thống nhất tài nguyên và môi trường biển.

- Hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo, tập trung xây dựng mạng lưới quan trắc, giám sát tài nguyên, môi trường biển quốc gia; đầu tư phát triển đội tàu điều tra, khảo sát, nghiên cứu biển.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đến năm 2030; đẩy mạnh điều tra, đánh giá tiềm năng, giá trị, biến động tài nguyên biển, nguồn lợi thủy sản.

- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản; ngăn chặn tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt, không theo mùa vụ, khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định.

đ) Đối với năng lượng mới, năng lượng tái tạo và vật liệu mới

- Thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất và sử dụng năng lượng theo hướng tăng mạnh tỷ trọng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đàu tư phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mới thân thiện với môi trường.

- Thực hiện hợp tác thăm dò, khai thác tài nguyên từ bên ngoài phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nước.

e) Một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách

- Tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia. Hoàn thành việc điều tra và xây dựng bản đồ tài nguyên nước mặt và nước ngầm; tập trung điều tra, đánh giá lập bản đồ tài nguyên nước tỷ lệ 1:100.000, tỷ lệ 1:50.000 cho các vùng khan hiếm nước, thiếu nước và tỷ lệ 1:25.000 cho một số vùng trọng điểm; xây dựng và thực hiện Đề án tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia.

- Thực hiện các biện pháp tích nước, điều hòa, phân bổ, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm, hiệu quả, bền vững tài nguyên nước; phát triển thủy lợi, giảm thất thoát, nâng cao khả năng tưới, tiêu, áp dụng các biện pháp canh tác tiết kiệm nước ở các vùng đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

-  Tích cực đàm phán, hợp tác với các quốc gia thượng nguồn để bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng.

- Thực hiện các giải pháp quản lý bảo vệ rừng tự nhiên; nghiên cứu, xây dựng và ban hành cơ chế cho phép kết hợp khai thác các giá trị kinh tế của rừng để góp phần giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội các địa phương có rừng.

4. Các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường

a) Chủ động phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu đến môi trường

- Thực hiện quản lý theo giấy phép môi trường để kiểm soát ô nhiễm. Đẩy nhanh tiến độ xử lý các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; ban hành quy định về khoảng cách an toàn môi trường; rà soát, di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ ô nhiễm ra khỏi đô thị, khu dân cư tập trung.

- Tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030 theo Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng không khí cấp quốc gia và địa phương; đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc môi trường không khí; tăng diện tích cây xanh, công viên trong các đô thị và khu dân cư.

- Tiếp tục thực hiện bảo vệ môi trường nước mặt, đặc biệt đối với các lưu vực sông cầu, sông Nhuệ - Đáy và hệ thống sông Đồng Nai; đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải ở các đô thị, khu, cụm công nghiệp.

- Tiếp tục tăng cường quản lý chất thải rắn. Hoàn thiện quy định trách nhiệm của nhà sản xuất, phân phối trong thu hồi, tái chế các sản phẩm thải bỏ; phát triển thị trường trao đổi sản phẩm tái chế.

- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường, sự cố tràn dầu và các hóa chất độc hại; xử lý có hiệu quả các vấn đề về ô nhiễm, sự cố môi trường gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội.

b) Khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của nhân dân

- Thực hiện các dự án bảo vệ, phục hồi, cải tạo, bổ sung không gian, mặt nước trong các đô thị, khu dân cư, nhất là các ao, hồ, kênh, mương, sông.

- Triển khai xử lý ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên cả nước; tiếp tục điều tra, đánh giá, khoanh vùng và cải tạo, phục hồi môi trường các khu vực tồn lưu hóa chất độc hại, thuốc bảo vệ thực vật, các khu vực ô nhiễm chất độc đi-ô-xin, đẩy nhanh tiến độ rà phá bom, mìn còn sót sau chiến tranh.

- Thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường trong và sau khai thác khoáng sản. Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường biển, vùng ven biển, hải đảo, nhất là các khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế ven biên, khu du lịch, bãi tắm, khu nuôi trồng thủy sản.

- Thực hiện các mục tiêu, nội dung, giải pháp về cung cấp nước sạch trong Điều chỉnh Định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 2502/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2016 và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhất là cho người nghèo, vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số.

c) Bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ, phục hồi, tái sinh rừng tự nhiên; dừng chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng tự nhiên; tăng cường giao rừng cho cộng đồng. Tổ chức xây dựng và thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

- Thực hiện trồng rừng, nhất là rừng đầu nguồn lưu vực sông, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển. Thực hiện các giải pháp tăng cường năng lực, để phòng, chống cháy rừng. Ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng; triển khai hiệu quả Đề án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016 - 2030 phê duyệt tại Quyết định số 297/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ.

- Rà soát, hoàn thiện thể chế quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên; phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên mới, bảo vệ các hành lang đa dạng sinh học; bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế.

- Chú trọng bảo vệ, khai thác hợp lý các hệ sinh thái tự nhiên; tiếp tục xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái, phát triển du lịch sinh thái. Phục hồi các hệ sinh thái quan trọng bị suy thoái, đặc biệt là các vùng đất ngập nước, các rạn san hô và thảm cỏ biển.

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật. Ngăn ngừa, kiểm soát chặt chẽ và phòng trừ có hiệu quả các loài sinh vật ngoại lai xâm hại.

d) Một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách

- Xây dựng quy định tiêu chí môi trường để lựa chọn, quyết định đầu tư phát triển. Phân loại các dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chủ động phòng ngừa, kiểm soát nhóm các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm cao.

- Hoàn thiện quy định pháp luật, bổ sung đánh giá tác động môi trường sơ bộ đối với các dự án có tác động môi trường cao; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường.

- Thực hiện phân vùng môi trường để có biện pháp quản lý chất lượng môi trường sống, sinh thái và cảnh quan.

- Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giám sát chặt chẽ các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, có quy mô xả thải lớn; yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, kết nối, truyền số liệu trực tiếp cho cơ quan quản lý môi trường.

- Rà soát, hoàn thiện các quy định về quản lý rác thải nhựa theo hướng hạn chế sản xuất, nhập khẩu và sử dụng các sản phẩm có chứa vi nhựa, sản phẩm nhựa sử dụng một lần; thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 phê duyệt tại Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ.

- Rà soát, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo định hướng hội nhập, nâng cao chất lượng môi trường. Kiểm soát chặt chẽ, ngăn ngừa việc đưa chất thải trái phép, công nghệ, phương tiện, thiết bị cũ, lạc hậu vào nước ta.

- Tập trung xử lý ngay ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn. Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng không khí, đầu tư xây dựng các hệ thống thu gom, xử lý nước thải tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

- Kiểm soát, ngăn chặn, xử lý ô nhiễm môi trường nông thôn, đặc biệt ở các làng nghề; xây dựng và thực hiện các tiêu chí môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới.

- Thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn; thu phí theo khối lượng chất thải phát sinh; thiết lập hệ thống thu gom, xử lý chất thải đồng bộ; tái sử dụng, tái chế chất thải, xử lý kết hợp thu hồi năng lượng theo nguyên lý kinh tế tuần hoàn; kiểm soát và quản lý hiệu quả chất thải nguy hại, chất thải y tế. Xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm tại các bãi thải xung quanh Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, không để người dân sinh sống tại khu vực lân cận bức xúc, khiếu kiện do ô nhiễm bãi thải gây ra.

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các chính sách để khuyến khích mạnh mẽ hơn các doanh nghiệp đầu tư xử lý chất thải rắn, nước thải; đẩy mạnh xã hội hóa công tạc thu gom, xử lý chất thải.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch được phê duyệt tại Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW ban hành tại Nghị quyết 08-NQ/CP ngày 23 tháng 01 năm 2014 được tiếp tục triển khai đến khi hoàn thành. Đối với các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch kết thúc năm 2020, các bộ ngành, địa phương có trách nhiệm tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện.

Trên cơ sở các nhiệm vụ cụ thể trong Danh mục kèm theo, căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch, chương trình thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc triển khai thực hiện Kết luận số 56-KL/TW, Nghị quyết số 24-NQ/TW và Nghị quyết này của Chính phủ, kịp thời điều chỉnh các chương trình, kế hoạch, giải pháp cụ thể phù hợp với yêu cầu thực tế, bảo đảm thực hiện có hiệu quả cao nhất.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các bộ, ngành, cơ quan, địa phương đẩy mạnh vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia và giám sát việc thực hiện Nghị quyết và chính sách, pháp luật phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

4.  Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình cơ quan có thẩm quyền bố trí vốn đầu tư để thực hiện Nghị quyết (nếu có), Bộ Tài chính trình cơ quan có thẩm quyền cân đối, bố trí kinh phí thường xuyên cho các bộ, cơ quan trung ương để thực hiện Nghị quyết. Các bộ, cơ quan trung ương chủ động cân đối, bố trí kinh phí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ được giao thuộc Nghị quyết này.

5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Nghị quyết thuộc trách nhiệm của địa phương theo quy định phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương chủ động đề xuất các biện pháp để thực hiện đồng bộ và có hiệu quả, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ xem xét, quyết định.

 

 

DANH MỤC NHIỆM VỤ, KẾ HOẠCH, CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN

Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị

(Ban hành kèm theo Chương trình hành động của Chính phủ tại Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021)

___________________

 

STT

Tên nhiệm vụ, kế hoạch, chương trình, đề án

Sản phẩm, kết quả

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian hoàn thành

I

Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án đã được phê duyệt

 

 

 

 

1

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2013

Luật

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2022

2

Xây dựng Chiến lược phát triển ngành tài nguyên và môi trường đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040

Chiến lược

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2021

3

Xây dựng Chiến lược phát triển ngành đo đạc bản đồ Việt Nam và hạ tầng không gian địa lý quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040

Chiến lược

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2021

4

Xây dựng Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050

Chiến lược

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2021

5

Xây dựng Chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai đến năm 2030

Chiến lược

Bộ NN&PTNT

Các bộ, ngành và địa phương

2021

6

Xây dựng Chiến lược phát triển ngành khí tượng thuỷ văn đến năm 2030

Chiến lược

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2021

7

Xây dựng Chiến lược sử dụng đất quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Chiến lược

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2022

8

Điều chỉnh, bổ sung Chiến lược khoáng sản giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050

Chiến lược

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2021

9

Xây dựng Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chiến lược

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương liên quan

2021

10

Xây dựng Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Chiến lược

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2021

11

Xây dựng Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Chiến lược

Bộ NN&PTNT

Các bộ, ngành và địa phương

2021

12

Xây dựng Chiến lược quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2040

Chiến lược

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2021

13

Xây dựng Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch

Bộ NN&PTNT

Các bộ, ngành và địa phương

2021

14

Xây dựng Quy hoạch vùng dân cư và tổ chức sản xuất thích ứng với thiên tai

Quy hoạch

Bộ NN&PTNT

Các bộ, ngành và địa phương

2021

15

Xây dựng Quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê

Quy hoạch

Bộ NN&PTNT

Các bộ, ngành và địa phương liên quan

2021

16

Xây dựng Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2021

17

Xây dựng Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu, tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch

Bộ NN&PTNT

Các bộ, ngành và địa phương liên quan

2022

18

Xây dựng Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2022

19

Xây dựng Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2021

20

Xây dụng Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước

Quy hoạch

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2021

21

Xây dựng 03 Quy hoạch tổng hợp các lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng, Sê San, Srêpok thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

03 Quy hoạch

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương liên quan

2021

22

Xây dựng Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương liên quan

2021

23

Xây dựng Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương liên quan

2021

24

Xây dựng Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050

Quy hoạch

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2022

25

Xây dựng Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành và địa phương

2022

26

Xây dựng Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch

Bộ Xây dựng

Các bộ, ngành và địa phương

2021

27

Xây dựng Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Quy hoạch

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương liên quan

2021

28

Xây dựng Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ của quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Quy hoạch

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương liên quan

2021

29

Xây dựng Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2022

30

Xây dựng Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch

Bộ NN&PTNT

Các bộ, ngành và địa phương

2022

31

Xây dựng Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2022

32

Xây dựng Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2022

33

Xây dựng Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia

Chương trình

Bộ NN&PTNT

Các bộ, ngành và địa phương

2021

34

Xây dựng Chương trình hỗ trợ thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam đến năm 2030

Chương trình

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2021

35

Xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Chương trình

Bộ NN&PTNT

Các bộ, ngành và địa phương

2021

36

Xây dựng Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025

Chương trình

Bộ NN&PTNT

Các bộ, ngành và địa phương

2021

37

Xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Kế hoạch

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2021

38

Xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước giai đoạn 2020 - 2025

Kế hoạch

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2021

39

Xây dựng Đề án phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam

Đề án

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2021

40

Xây dựng Đề án tổng kết thi hành Luật Đất đai 2013

Đề án

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2021

41

Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 30 tháng 12 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại

Đề án

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2022

42

Xây dựng Đề án tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất dai

Đề án

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2021

43

Kiểm kê chuyên đề về quản lý, sử dụng đất đối với khu công nghiệp; khu chế xuất; khu kinh tế; khu công nghệ cao; sân golf; các cảng hàng không, sân bay dân dụng; đất của đồng bào dân tộc; các tổ chức tôn giáo

Đề án

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương liên quan

2021

44

Điều tra, khảo sát và đề xuất các biện pháp thúc đẩy việc tái sử dụng, tái chế chất thải trong các lĩnh vực có liên quan đến mô hình kinh tế chia sẻ

Đề án

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2021

45

Xây dựng Đề án kiểm kê, xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học

Đề án

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2021

46

Xây dựng Đề án tăng cường năng lực hội nhập quốc tế trong lĩnh vực môi trường

Đề án

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2021

II

Nhiệm vụ, kế hoạch, chương trình, đề án mở mới

 

 

 

 

1

Tổng kết, đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Báo cáo đánh giá

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2024

2

Nghiên cứu luận cứ khoa học cho việc xây dựng Luật Biến đổi khí hậu

Báo cáo nghiên cứu

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2022

3

Sửa đổi, bổ sung Luật Khí tượng thủy văn

Luật

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2023

4

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản 2010

Luật

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2022

5

Sửa đổi, bổ sung Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

Luật

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương liên quan

2023

6

Sửa đổi, bổ sung Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010

Luật

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành và địa phương

2025

7

Sửa đổi, bổ sung Luật Đa dạng sinh học 2008

Luật

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2023

8

Xây dựng Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Chiến lược

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2022

9

Tổng kết, đánh giá, xây dựng Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn giai đoạn 2026 - 2035

Chiến lược

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2025

10

Xây dựng Quy hoạch tổng hợp các lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương liên quan

2022

11

Xây dựng 07 Quy hoạch tổng hợp các lưu vực sông Ba; Mã; Vu Gia - Thu Bồn; Hương; Cả; Trà Khúc; Kôn - Hà Thanh

07 Quy hoạch

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương liên quan

2024

12

Xây dựng Chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Chương trình

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2023

13

Rà soát và xây dựng các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Chương trình

Bộ KH&CN

Các bộ, ngành và địa phương

2021

14

Xây dựng Chương trình hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp khu vực tư nhân áp dụng các mô hình kinh doanh bền vững, bao trùm, công nghệ sản xuất sạch hơn, sử dụng tài nguyên hiệu quả và bảo vệ môi trường giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Chương trình

Bộ KH&ĐT

Các bộ, ngành và địa phương

2021

15

Xây dựng Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2025

Chương trình

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2021

16

Xây dựng Chương trình phòng chống, giảm nhẹ thiên tai; sắp xếp dân cư vùng rủi ro thiên tai cao giai đoạn 2021 - 2025

Chương trình

Bộ NN&PTNT

Các bộ, ngành và địa phương liên quan

2021

17

Xây dựng Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững giai đoạn 2021 -2025

Chương trình

Bộ TN&MT

Bộ KH&CN, các bộ, ngành liên quan

2021

18

Xây dựng Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về biển, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025

Chương trình

Bộ KH&CN

Các bộ, ngành và địa phương liên quan

2021

19

Xây dựng Chương trình kiểm soát và giảm thiểu tác động của cây mai dương (Mimosa Pigra)

Chương trình

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2023

20

Xây dựng Kế hoạch quản lý loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính của Việt Nam

Kế hoạch

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2023

21

Xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Kế hoạch

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2022

22

Xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát buôn bán động vật, thực vật hoang dã giai đoạn 2021 - 2025

Kế hoạch

Bộ NN&PTNT

Các bộ, ngành và địa phương

2021

23

Xây dựng Đề án tăng cường năng lực và hiệu quả công tác thanh tra ngành tài nguyên và môi trường

Đề án

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2022

24

Xây dựng Đề án Phát triển hạ tầng thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám (trong đó có kế hoạch phát triển trạm thu)

Đề án

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2025

25

Xây dựng Đề án tổng thể phòng, chống thiên tai khu vực miền Trung và Tây Nguyên

Đề án

Bộ NN&PTNT

Các bộ, ngành liên quan và các địa phương khu vực miền Trung và Tây Nguyên

2021

26

Xây dựng Đề án tổng thể phòng, chống thiên tai khu vực miền núi phía Bắc

Đề án

Bộ NN&PTNT

Các bộ, ngành liên quan và các địa phương miền núi phía Bắc

2021

27

Xây dựng Đề án Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030

Đề án

Bộ Xây dựng

Các bộ, ngành và địa phương

2021

28

Xây dựng Đề án phát triển hợp tác xã nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long 2020 - 2022

Đề án

Bộ NN&PTNT

Các bộ, ngành liên quan và địa phương thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long

2021

29

Đề án hiện đại hoá ngành khí tượng thuỷ văn đến năm 2025

Đề án

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2022

30

Đề án “Thuê dịch vụ đo mưa tự động phục vụ công tác dự báo khí tượng thủy văn, đặc biệt là mưa, lũ theo phương thức thuê bao khai thác dữ liệu”

Đề án

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương liên quan

2022

31

Xây dựng Đề án phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu địa chất và công nghệ quản trị thông minh hệ thống không gian ngầm đô thị ở Việt Nam

Đề án

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương liên quan

2021

32

Xây dựng Đề án đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia

Đề án

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2022

33

Xây dựng Đề án tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, giai đoạn đến năm 2025

Đề án

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương

2021

34

Xây dựng Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Đề án

Bộ NN&PTNT

Các bộ, ngành và địa phương liên quan

2021

35

Xây dựng Đề án phát triển đội tàu điều tra, khảo sát, nghiên cứu biển

Đề án

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương liên quan

2021

36

Xây dựng Đề án xây dựng mạng lưới quan trắc, giám sát tài nguyên, môi trường biển quốc gia đến năm 2030

Đề án

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương liên quan

2021

37

Xây dựng Đề án mở rộng, thành lập mới các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phục hồi các hệ sinh thái biển đến năm 2025

Đề án

Bộ NN&PTNT

Các bộ, ngành và địa phương liên quan

2025

38

Xây dựng Đề án xây dựng phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về biển và hải đảo

Đề án

Bộ TN&MT

Các bộ, ngành và địa phương liên quan

2022

39

Xây dựng Đề án quy hoạch hệ thống và tổ chức lực lượng ứng phó, khắc phục sự cố môi trường có tính liên ngành, liên vùng

Đề án

Bộ Quốc phòng

Các bộ, ngành và địa phương liên quan

2022

             
 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
__________

No. 06/NQ-CP

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
_______________________

Hanoi, January 21, 2021

 

RESOLUTION

Promulgating the Action Program to continue implementing the 11th Party Central Committee’s Resolution No. 24-NQ/TW on active response to climate change, enhancement of natural resource management and environmental protection under the Political Bureau’s Conclusion No. 56-KL/TW dated August 23, 2019

____________

THE GOVERNMENT

 

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015, and the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Administration dated November 22, 2019;

Pursuant to the Resolution No. 24-NQ/TW dated June 03, 2016, of the 11th Party Central Committee at the 7th session, on active response to climate change, enhancement of natural resource management and environmental protection;

Pursuant to the Political Bureau’s Conclusion No. 56-KL/TW dated August 23, 2016, on further implementation of the Resolution of the 11th Party Central Committee at the 7th session, on active response to climate change, enhancement of natural resource management and environmental protection;

At the proposal of the Minister of Natural Resources and Environment,

 

RESOLVES:

 

Article 1. To promulgate together with this Resolution the Action Program to continue implementing the 11th Party Central Committee’s Resolution No. 24-NQ/TW dated June 03, 2012, on active response to climate change, enhancement of natural resource management and environmental protection under the Political Bureau’s Conclusion No. 56-KL/TW dated August 23, 2019.

Article 2. This Resolution takes effect from the date of its signing, and replaces the Resolution No. 08-NQ/CP dated January 23, 2014, promulgating the Action Program to implement the Resolution No. 24-NQ/TW on active response to climate change, enhancement of natural resource management and environmental protection.

Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and centrally-run cities, and relevant agencies, organizations and individuals shall be responsible for the implementation of this Resolution./.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT

FOR THE PRIME MINISTER

 

 

Nguyen Xuan Phuc

 

 

 

 

THE GOVERNMENT
__________

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
_______________________

 

THE GOVERNMENT’S ACTION PROGRAM

On continuing to implement the 11th Party Central Committee’s Resolution No. 24-NQ/TW on active response to climate change, enhancement of natural resource management and environmental protection under the Political Bureau’s Conclusion No. 56-KL/TW dated August 23, 2019

(Attached to the Government’s Resolution No. 06/NQ-CP dated January 21, 2021)

 

I. OBJECTIVES AND REQUIREMENTS

1. To determine key tasks and solutions of the Government in order to direct all sectors and levels to continue implementing the Resolution No. 24-NQ/TW on active response to climate change, enhancement of natural resource management and environmental protection under the Political Bureau’s Conclusion No. 56-KL/TW, toward national sustainable development.

2. The Government’s Action Program shall be implemented until 2025, and shall be used as the basis for ministries, sectors, and localities to organize and develop their plans, programs for implementation, inspection, supervision and assessment of the performance of the Conclusion No. 56-KL/TW and Resolution No. 24-NQ/TW.

3. To continue implementing approved plans, programs, schemes and projects on active response to climate change, natural resource management and environmental protection, and formulate, implement a number of expanded plans, programs, schemes and projects by 2025.

4. By 2025, it is expected to have specific objectives as follows:

a) Regarding adaptation to climate change:

- To improve the capacity of response to climate change; ensure that 100% of provinces and centrally-run cities will formulate, promulgate and implement the Action Plans for implementing the Paris Agreement on climate change. To actively prevent and minimize damages caused by natural disasters, especially in the Northern mountainous area, Central and Central Highlands; to reduce 30% of damages to people for types of natural disasters of equivalent magnitude and scale happened in the 2015-2020 period. To actively prevent the flood-tide, inundation and seawater intrusion in the Mekong Delta, Ho Chi Minh City, Can Tho city and other coastal cities.

- To reduce 7.3% of the greenhouse gas emissions compared to the business as usual (BaU) scenario; the energy-saving level will reach 5.0 - 7.0% of the total energy consumption.

b) Regarding natural resource management:

- To continue conducting surveys and assessment of the potentiality and value of important natural resources. To complete the measurement and making of maps and cadastral dossiers; 85% of the land area will be mapped with mineral geology at 1:50,000 scale; 80% of the sea and island area will be measured by gravity scale 1:250,000; 30% of the area will be surveyed, assessed and mapped of water resources at the scale of 1:100,000.

- To manage, sustainably exploit, economically and efficiently use national natural resources. To ensure that 80% of large reservoirs will be put under control and supervision to maintain the required flows of river basins; 70% of large and important river basins will have the online automatic observation systems.

- To shift the structure of using energy toward the orientation of increasing renewable energy sources.

c) Regarding environmental protection:

- To handle 100% of serious environmental pollution. To gradually contain the tendency of air pollution in large cities; 90% of domestic solid wastes in urban areas will be collected and treated; to strive that the percentage of domestic solid wastes in urban areas that are treated by the method of direct burial of under 30% collected waste amount; 100% of hazardous solid wastes generating from the production, business, services and medical establishments will be collected and treated. To ensure that 100% of industrial parks and export processing zones that have been put into operation will have a concentrated wastewater treatment system; 30% of wastewater in urban areas of class II or higher, and 10% of wastewater in urban areas of class V or higher will be collected and treated according to technical standards and regulations before being discharged into the environment.

- To treat, renovate and restore the environment in areas polluted due to residual pesticides and dioxin; 95% of urban citizens will be access to clean water; 100% of rural citizens will use water meeting hygiene requirements.

- To ensure that the forest coverage will be maintained at a level of 42%; 13 Ramsar wetlands and 12 biosphere reserves will be formed and recognized. To increase the important wetland areas requiring protection; at least 10 endangered species will be included in the protection program.

II.      TASKS AND SOLUTIONS

1. General tasks and solutions

a) Raising awareness and responsibility for actively preventing natural disasters and responding to climate change, and enhancing natural resource management and environmental protection

- Continuing to propagandize and guide the implementation of laws, creating social consensus in terms of awareness and action in prevention of natural disasters, response to climate change, natural resource management and environmental protection.

- Continuing to include the contents of prevention of natural disasters, response to climate change, natural resource management and environmental protection in the education and training programs at all levels and programs for training leaders and managers at central and local levels.

- Developing and implementing the environmental criteria and standards in agencies, units, organizations, enterprises, and residential communities; forming cultural and ethical institutions in society.

- Detecting and expanding good and effective models; timely commending and rewarding collectives and individuals with achievements and initiatives in the prevention of natural disasters, response to climate change, natural resource management and environmental protection.

- Conducting the assessment of annual environmental protection results for localities, and publicizing them on mass media.

b) Focusing on perfecting legal policies, consolidating the system of State management agencies in charge of response to climate change, natural resource management and environmental protection

- Perfecting the transparent mechanism in management, exploitation and use of natural resources, especially land, mineral and water.

- Developing inter-regional, inter-provincial and inter-sectional coordination mechanisms; mechanisms for settling disputes arising in response to climate change, natural resource management and environmental protection.

- Developing and implementing policies and mechanisms to transform into digital economy; developing and expanding models of circular, green and low-carbon economy.

- Continuing to consolidate apparatus organization, improving capacity for managers in charge of climate change, natural resource management and environmental protection. Taking solutions on promoting environmental administration in enterprises.

- Performing administrative procedure reform in the direction of creating equality, favorable condition and reducing costs for enterprises and citizens. Promoting the responsibility for explaining, the publicity and transparency in response to climate change, natural resource management and environmental protection.

c) Raising capacity and efficiency of the inspection, examination and handling of violations, strengthening the monitoring of the legal compliance in response to climate change, natural resource management and environmental protection

- Raising capacity, providing and investing in means, equipment and technical facilities serving the inspection and examination of the compliance with the law on natural resources and environment, especially in localities.

- Making plans for annual inspection and examination, in which focus is given to the clear determination of violations, subjects, contents, time and assurance of the feasibility, avoiding duplication and saving force resources.

- Developing and implementing coordination mechanisms among levels, sectors, localities and functional forces in investigating and handling violations against law, struggling to prevent and fight crime related to natural resources and environment.

- Publicly and transparently providing information, effectively implementing the community’s monitoring and counter-argument in the management of natural resources and environment.

- Applying information platforms and social networks, continuing to maintain and promote the efficiency of hotlines, etc. in order to promptly detect and handle violations against the law on management of natural resources and environment.

d) Promoting scientific research, technology application in response to climate change, natural resource management and environmental protection

- Deploying the innovation of eco-friendly production technologies, economically and efficiently using energy and natural resources, encouraging the application of the best available technologies (BAT).

- Conducting innovation, renovation and digital transformation, application of modern, remote sensing and information technologies, and achievements of the fourth industrial revolution 4.0 in response to climate change, natural resource management and environmental protection.

- Continuing to develop science majors related to clean energy, renewable energy, recycling of wastes and new eco-friendly materials.

- Making general review and assessment of science and technology programs, appropriately integrating contents on response to climate change, natural resource management and environmental protection in national science and technology programs in the 2021-2025 period.

- Improving capacity and strengthening the observation of natural resources and environment; developing a consistent and synchronous national database on climate change, natural resources and environment that is continuously updated; developing and operating the mechanism for sharing information and data between ministries, sectors, localities and involved parties.

dd) Renovating the financial mechanism, increasing budget spending and diversifying the investment fund for response to climate change, natural resource management and environmental protection

- Renovating the management mechanism, effectively using financial sources from the State budget for response to climate change, natural resource management and environmental protection.

- Applying the market approach method in response to climate change, natural resource management and environmental protection; allocating natural resources according to the market mechanism.

- Reviewing, supplementing, perfecting and implementing the application of economic instruments in response to climate change, natural resource management and environmental protection.

- Developing goods markets, environmental services, carbon markets and public-private partnership (PPP) forms, green credit, and green bonds; continuing to implement socialization for investment mobilization from non-budget sources.

e) Actively conducting international coordination and integration in terms of response to climate change, natural resource management and environmental protection

- Continuing to participate and implement treaties, coordination activities, raising the role and position of Vietnam in response to climate change, natural resource management and environmental protection.

- Guiding enterprises to implement provisions on natural resources and environment in free trade agreements (FTA) to which Vietnam is a contracting party.

- Continuing to coordinate with developed counterparties, international financial funds to mobilize force sources, receiving advanced technologies in response to climate change, natural resource management and environmental protection.

g) Some urgent and key tasks

- Disseminating and thoroughly grasping the viewpoints and awareness on considering the requirements for preventing natural disasters, responding to climate change, managing natural resources and protecting environment as the center of development decisions; considering the environment as the prerequisites and grounds for sustainable socio-economic development, without sacrificing environment for economic growth. - Ensuring the interest harmony, driving and encouraging involved parties to actively participate in the response to climate change, effective management and use of natural resources, and environmental protection.

- Focusing on amending the 2013 Land Law, the 2010 Mineral Law, the 2010 Law on Economical and Efficient Use of Energy; studying and proposing to amend the law on hydro-meteorology, natural resources, island and marine environment, biodiversity, etc.; reviewing and perfecting the systems of guiding documents; studying scientific arguments for the making of law on climate change.

- Summarizing, assessing and formulating national strategies for sustainable development, green growth, prevention of natural disasters, response to climate change, water resources, minerals, forestry, natural resources and protection of marine environment, environmental protection, biodiversity, general management of solid wastes, etc. in the 2021-2030 period; formulating strategies for land use and development of natural resource and environment sector.

- Formulating and implementing master plans related to natural disaster prevention, climate change response, natural resource management and environmental protection; natural resource and environment components in national, regional and provincial master plans in accordance with the 2017 Planning Law.

- Reviewing and amending regulations in the direction of permitting irregular inspection and examination in environment sector; cutting down administrative procedures related to inspection.

- Reviewing and amending regulations on handling of violations in the direction of increasing the fines in order to warn violators in the field of natural resource management and environmental protection.

- Preventing and strictly handling violations related to waste discharge causing environmental pollution, and water pollution; land management and use; survey, exploitation, processing and use of minerals, especially exploitation of sand and stone; illegal exploitation of forests nationwide.

- Taking solutions to raise the efficiency of national coordination, taking advantage of international sources in response to climate change.

2.       Tasks related to response to climate change, prevention and mitigation of natural disasters

a) Continuing to build the capacity of forecast, warning, actively preventing and mitigating natural disasters, adapting to climate change

- Building and developing the research capacity, in which priority is given to basic research on natural disasters; developing the specialized natural disaster monitoring system; applying standardized and modern technologies. Developing and implementing programs for prevention and mitigation of natural disasters.

- Modernizing the hydro-meteorology observation and forecast system; developing the system for monitoring the climate change, sea-level rise; the system for observing geologic hazards and preventing natural disasters; continuing to build and develop the system for monitoring river banks and beaches in the Mekong Delta by remote sensing technology.

- Organizing the implementation of the national plan on adaptation to climate change in the 2021-2030 period, with a vision toward 2050, approved in the Prime Minister’s Decision No. 1055/QD-TTg dated July 20, 2020; developing and expanding models of ecosystem-based adaptation (EbA), community-based adaptation (CbA) and natural-based solutions (NbS).

b) Implementing measures for prevention and mitigation of impacts caused by flood-tide, inundation and seawater intrusion

- Assessing the risk of climate change by region; updating the flood maps according to the commune-level sea-level rise scenarios.

- Implementing the Government’s Resolution No. 120/NQ-CP dated November 17, 2017, on sustainable development of Mekong Delta in adaptation to climate change.

- Reviewing and evaluating the implementation of the Scheme for “development of Vietnam’s urban areas in response to climate change for the 2021-2030 period”, proposing to implement this Scheme in the 2021-2030 period.

- Investing in factories and clean water supply systems, researching to treat saltwater into fresh water on a large scale, and at the same time converting the use of underground water to surface water; taking solutions to limit groundwater exploitation in order to reduce subsidence and salinity in coastal areas, especially in the Mekong Delta.

c) Reducing greenhouse gas emissions, increasing greenhouse gas absorption of ecosystems

- Conducting a national greenhouse gas inventory every two years; gradually implementing the greenhouse gas inventory in relevant localities, sectors and grassroots, but first, it shall only be applied to large facilities with emissions.

- Applying technology and management solutions in order to reduce greenhouse gas emissions; encouraging and promoting the application and transformation of green and eco-friendly technologies; preparing for the implementation of carbon calculators, forming and deploying carbon market, carbon taxes and fees.

- Implementing activities to reduce greenhouse gas emissions in sectors and fields in order to implement the nationally determined contribution (NDC) in accordance with the national socio-economic circumstances; establishing a system of monitoring, reporting and evaluating (MRV) for greenhouse gas emission reduction activities at national and sectoral levels.

- Effectively implementing the Plans for implementation of the Paris Agreement on climate change and national action plans for responding to climate change of sectors and localities, and relevant plans.

- Implementing management activities, removing ozone-depleting substances in accordance with the Montreal Protocol on Substances that Deplete the Ozone Layer.

- Economically and effectively using energy in industry, construction, and transport, etc., especially at key facilities using energy and households. Implementing the national program on economical and effective use of energy for the 2019-2030 period approved by the Prime Minister's Decision No. 280/QD-TTg dated March 13, 3019.

- Continuing to conduct activities to protect natural greenhouse gas absorption basins. Implementing the national program on reduction of greenhouse gas emissions through the mitigation of deforestation and forest degradation (REDD+); fostering conservation, sustainable management of forests, and enhancement of forest carbon stocks through 2030 in the Prime Minister's Decision No. 419/QD-TTg dated April 05, 2017.

d) Some urgent and key tasks

- Updating and specifying the scenarios for climate change and sea-level rise; building and updating the natural disaster risk zones, making natural disaster warning maps for the whole country and detailing to each region and locality.

- Implementing the Government’s Resolution No. 76/NQ-CP dated June 18, 2018, on natural disaster prevention and fighting; reviewing and supporting the population relocation from areas at high risk of flashflood, landslide and other natural disaster risks.

- Urgently completing anti-flood works undergone in Ho Chi Minh City; supplementing solutions for forming the synchronous and unified anti-flood system. Taking anti-flood solutions for the center of Can Tho city.

- Investing to complete and upgrade the sea dike systems, anti-landslide works at the river banks and sea sides, especially in the Mekong Delta.

- Continuing to invest, ensuring safety for reservoirs; developing irrigation, improving the drainage capacity for areas frequently affected by drought and severe flooding, especially in the South-Central Coast and the Central Highlands.

- Implementing international commitments on greenhouse gas emission reduction. Implementing the nationally determined contribution (NDC) of Vietnam, developing and implementing the programs supporting the implementation of Vietnam’s NDC by 2030; updating every 5 years upon request of the Paris Agreement on climate change.

3. Tasks related to natural resource management

a) Regarding land resources

- Continuing to implement and complete the measurement, making of cadastral maps and dossiers, making full assessment of the land potentiality for the socio-economic development. Developing and maintaining the land resource observation system in accordance with the Land Law; developing the national land database.

- Planning, managing and exploiting, using economically, effectively and sustainably the land resources; focusing on using underground space. Completing and improving the quality of land planning and use. Formulating the set of criteria, systems for monitoring, supervising and evaluating the reasonable, effective and sustainable use and management of land.

- Developing the mechanisms and policies to encourage the concentration and accumulation of land, development of land potentiality for socio-economic development. Effectively implementing the Scheme for strengthening the management of land originating from state-owned agricultural and forestry farms, which is currently being used by agricultural and forestry companies that are not subject to re-arrangement under the Decree No. 118/2014/ND-CP, forest management boards and other non-business organizations, households and individuals in accordance with the Prime Minister’s Decision No. 32/QD-TTg dated January 07, 2020.

- Managing and exploiting revenues from land, developing land economy. Formulating the mechanism for surveying, collecting, monitoring and updating land fluctuations in the market prices; developing the standard land prices and land parcels, information on market price of land and the map of land prices; developing the land price database detailing to each land parcel.

- Protecting and preventing desertification, mitigating and restoring degraded land.

b) Regarding water resources

- Planning, observing and monitoring water sources and activities of exploiting and using water sources, discharging wastewater into the water. Building and maintaining the system of warning and forecasting flood, drought, seawater intrusion, sea-level rise and other harmful effects of water. Formulating and implementing the Scheme for ensuring national resource security.

- Regulating and allocating water sources for use purposes by automatic observation tools on the basis of master plans and quotas for licensing exploitation and use of water sources.

- Monitoring, assessing, forecasting and implementing solutions to combat water resource degradation and depletion; preventing and combating drought and saltwater intrusion, giving priority to severely affected areas; implementing overall solutions to enhance the water storage capacity of areas prone to frequent droughts; researching and surveying the possibility of artificial water replenishment in appropriate areas.

- Implementing solutions to limit the exploitation of groundwater; continuing to put a landmark on the water source protection corridors; preventing and combating landslides, protecting river stretches, banks and river-bed; protecting the flood drainage space in river basins.

- Effectively organizing and implementing mechanisms for operation, supervision of the exploitation and protection of water resources; preventing harmful effects of water.

- Studying and promoting the mechanism for sharing and settling cross-border disputes related to water sources in accordance with the United Nations Convention on the Law of the Non-navigational Uses of International Watercourses.

c) Regarding geological and mineral resources

- Continuing to conduct basis geological surveys as planned; surveying and assessing the potential, reserve and economic value, establishing a national account on important minerals. Conducting the mineral resource inventory and statistics nationwide.

- Implementing the plans for survey, exploitation, processing and use of minerals of all types; carrying out deep processing, effective and economical use of mineral resources; reserving and importing important minerals for the long-term socio-economic development of the country.

- Surveying and assessing the geological resources, geologic hazards serving the development of scenarios on response to climate change, sea-level rise in the Mekong Delta and coastal cities; evaluating the geological structure potential to retain greenhouse gas emissions and other types of wastes.

- Making a Quaternary geological map at 1:50,000 scale accompanied with engineering geology-hydrogeology maps in service of the land use planning; assessing geoheritage for the preservation.

d) Regarding marine resources

- Focusing on implementing the Government’s Resolution No. 26/NQ-CP dated March 05, 2020, promulgating the Government’s overall plan and 5-year plan to implement Resolution No. 36-NQ/TW of October 22, 2018, of the eighth plenum of the Party Central Committee, the XIIth Congress, on the Strategy on sustainable development of Vietnam’s marine economy through 2030, with a vision toward 2045. Developing and perfecting the mechanism for overall management and supervision and unifying the natural resources and marine environment.

- Modernizing technical physical foundations in service of the general management of natural resources and protection of island and marine environment, focusing on building the national network for observing and monitoring natural resources and marine environment; investing in development of survey vessels.

- Effectively implementing the key programs on basic survey of natural resources, island and marine environment by 2030; strengthening the survey and assessment of marine resource and fishery potential, value and fluctuation.

- Strictly controlling the exploitation of aquatic resources; preventing destructive, unseasonal, illegal, unreported and unregulated fishing.

dd) Regarding renewable energy, new energy and materials

- Transforming the structure of energy production and use in the direction of strongly increasing the density of renewable energy, new energy and clean energy. Implementing the Political Bureau’s Resolution No. 55-NQ/TW dated February 11, 2020, on orientation of Vietnam's national energy development strategy through 2030, with a vision toward 2045.

- Encouraging economic components to participate in investment and development of new energy, renewable energy, new eco-friendly materials, raw materials and fuels.

- Coordinating in exploitation survey and exploitation of natural resources serving the demands for national socio-economic development.

e) Some urgent and key tasks

- Conducting the overall national water resource inventory. Completing the survey and formulation of the surface water and groundwater maps; focusing on surveying and assessing the making of water resource map at the 1:100,000 and 1:50,000 scale for water scarcity areas and at the 1:25,000 scale for some key areas; developing and implementing the overall national water resource inventory scheme.

- Implementing measures to store water, regulate, distribute and use it in an integrated, economical, efficient and sustainable manner; developing irrigation, reducing losses, improving irrigation and drainage capacity, applying water-saving farming methods in the Mekong Delta, South Central and Central Highlands.

- Actively negotiating and coordinating with upstream countries to effectively use and protect the water resources in cross-border river basins, especially in the Mekong river and Red river.

- Taking solutions for managing and protecting natural forests; studying, formulating and promulgating the mechanism allowing the combination of exploiting economic value of the forest for the poverty reduction and socio-economic development of localities where forests exit.

4. Environmental protection tasks

a) Actively preventing and controlling sources of pollution that cause adverse impacts on the environment

- Managing by environmental licenses to control pollution. Accelerating the process of handling facilities causing serious environmental pollution; promulgating regulations on environmental safety distance; reviewing and relocating production and business facilities likely to cause pollution from urban areas and concentrated residential areas.

- Organizing to effectively implement the national action program on sustainable production and consumption for the 2021-2030 period in accordance with the Prime Minister's Decision No. 889/QD-TTg dated June 24, 2020.

- Developing and implementing the plans for national and local air quality control; investing in building the system of air environment observation; increasing the areas of green trees and parks in urban areas and residential areas.

- Continuing to protect the surface water environment, especially in the basins of Cau river, Nhue - Day river and Dong Nai river system; investing in building wastewater collection and treatment systems in urban centers, industrial zones and clusters.

- Continuing to strengthen the management of solid wastes. Completing regulations on responsibilities of the producers and distributors in recycling and recovering discarded products; developing the recycled product exchange markets.

- Improving capacity to respond to environmental incidents, oil spills and toxic chemicals; effectively handling pollution and environmental incidents associated with ensuring national defense, security, social order and safety.

b) Remediating environmental pollution, improving environment quality and living conditions for citizens

- Implementing plans for space and surface water protection, restoration, renovation and supplementation in urban areas and residential areas, especially in ponds, lakes, canals and rivers.

- Dealing with environmental pollution caused by residual pesticides throughout the country; continuing to survey, assess, zone and renovate and rehabilitate the environment in areas where toxic chemicals and pesticides are stored, and areas contaminated with dioxins, speeding up progress of clearance level of bombs and mines left after the war.

- Renovating and restoring the environment during and after mineral exploitation. Remediating the environmental pollution at sea, coastal areas, islands, especially in urban areas, industrial parks, coastal economic zones, tourist resorts, beaches and aquaculture areas.

- Implementing targets, contents and solutions on clean water supply in the Adjustments to the Orientations for developing water supply in urban areas and industrial parks in Vietnam by 2025, with a vision toward 2050 according to the Decision No. 2502/QD-TTg dated December 22, 2016, and the national target program on building new-style rural areas, especially for the poor in remote areas and ethnic minority people.

c) Protecting and developing forests, preserving nature and biodiversity

- Continuing to implement tasks and solutions for protection, restoration and rebirth of natural forests; stopping the change of use purpose of land for natural forests; promoting the allocation of forests for the community. Organizing to formulate and implement the Program for sustainable forestry development for the 2021-2025 period.

- Planting forests, especially watershed forests, mangrove forests, coastal protection forests. Taking solutions to improve capacity to prevent forest fire. Effectively preventing the deforestation; efficiently implementing the Scheme for sustainable forest protection, restoration and development in the Central Highlands in the 2016-2030 period, as approved in the Prime Minister’s Decision No. 297/QD-TTg dated March 18, 2018.

- Reviewing and perfecting the institution for managing nature reserves; developing new nature reserves, protecting biodiversity corridors; protecting international and national important natural ecosystems.

- Focusing on protecting and exploiting natural ecosystems in a reasonable manner; continuing to formulate the mechanism for payment for ecosystem services, eco-tourism development. Restoring important ecosystems that have been degraded, especially wetlands, coral reefs and seagrass.

- Taking measures to protect endangered and rare species that are prioritized in protection in accordance with law provisions. Controlling strictly, and effectively preventing invasive alien species.

d) Some urgent and key tasks

- Developing the environmental criteria for selection and decision on development investment. Classifying projects from the stage of preparing for investment, actively preventing and controlling groups of projects at high risk of causing pollution.

- Perfecting the law, adding the regulations that projects with high environmental impacts are required to have preliminary environmental impact assessment; continuing to renovate and improve the quality and efficiency of the strategic environmental assessment and environmental impact assessment.

- Conducting environment zoning to take measures to manage the quality of living environment, ecology and landscape.

- Actively taking measures to prevent and strictly monitor facilities at high risk of causing environmental pollution, with large discharge scale; requiring to strictly comply with regulations on installing the automatic systems for observing, connecting and transmitting data directly to agencies in charge of environment.

- Reviewing and completing regulations on plastic waste management in the direction of limiting the production, import and use of products containing micro-plastic and disposable products; implementing the national action plan on ocean plastic waste management by 2030, approved by the Prime Minister’s Decision No. 1746/QD-TTg dated December 04, 2019.

- Reviewing and perfecting the system of environmental technical regulations in the direction of integrating and improving the environment quality. Strictly controlling and preventing the illegal bringing of wastes and outdated technologies, means and equipment to Vietnam.

- Focusing on dealing with environmental pollution in big cities. Formulating and implementing plans for air quality control, investing in building systems for collecting and treating wastewater in Hanoi and Ho Chi Minh City.

- Controlling, preventing and dealing with environmental pollution in rural areas, especially in craft villages; formulating and implementing environmental criteria set out in the national target programs on building new-style rural areas.

- Classifying solid wastes on the dumping sites; collecting charges by the volume of waste generated; establishing the synchronous system of collecting and treating waste; re-using and recycling wastes, treating them combined with recovering energy according to the circular economy principle; controlling and managing effectively hazardous wastes and medical wastes. Thoroughly dealing with the pollution in dumping grounds surrounding Hanoi and Ho Chi Minh City, avoiding the situation that people living in the vicinity are angry and complain about pollution caused by waste dumps.

- Reviewing, amending, supplementing and completing policies to encourage enterprises to invest in treating solid wastes and wastewater; promoting socialization of waste collection and treatment.

III. IMPLEMENTATION ORGANIZATION

1. Tasks, solutions, programs, projects, schemes and plans approved in the Government’s action program on implementation of the Resolution No. 24-NQ/TW that is promulgated together with the Resolution No. 08-NQ/CP dated January 23, 2014, shall continue to be implemented until completion. For programs, projects, schemes and plans for the end of 2020, ministries, sectors, and localities shall be responsible for summarizing and assessing the implementation.

Based on specific tasks in the attached list, functions, tasks and conditions, ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies, Chairpersons of People's Committees of provinces and centrally-run cities shall formulate and implement the plans and programs for implementation of the Government's Resolution in an economic and efficient manner.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies, Chairpersons of People's Committees of provinces and centrally-run cities shall focus on directing, strengthening inspecting, urging and assessing the implementation of the Conclusion No. 56-KL/TW, Resolution No. 24-NQ/TW and this Resolution, timely adjust programs, plans and solutions according to actual requirements, ensuring the most effectiveness.

3. The Ministry of Information and Communications shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Central Propaganda and Training Commission, the Committee of the Vietnam Fatherland Front, and ministries, sectors and localities in, strengthening to mobilize citizens to actively participate and supervise the implementation of the Resolution, policies and the law on prevention of natural disasters, response to climate change, natural resource management and environmental protection.

4. The Ministry of Planning and Investment shall submit to the competent agencies to allocate investment funds to implement the Resolution (if any), the Ministry of Finance shall submit to the competent agencies to balance and allocate regular funds for ministries and central bodies to implement the Resolution. Ministries and central bodies shall actively balance and allocate funds in the annual frequent expenditure to perform assigned tasks as specified in this Resolution.

5. People's Committees of provinces and centrally-run cities shall submit to the provincial-level People’s Councils to allocate funds from the local budgets to perform the assigned tasks as specified in the Resolution within their localities according to the applicable state budget decentralization.

6. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, agencies and localities in monitoring and urging the implementation of the Resolution.

During the course of implementation, if deemed necessary, ministries, sectors, agencies and localities shall actively propose measures to synchronously and effectively amend and supplement specific contents and send them to the Ministry of Natural Resources and Environment for summarizing and reporting to the Prime Minister for consideration and decision.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Resolution 06/NQ-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Resolution 06/NQ-CP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 930/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu phòng cháy chữa cháy, vật liệu cách nhiệt cách âm, ngành xây dựng, ngành cơ khí, ngành thép, điện, điện tử, đồ gỗ, đồ gia dụng, sản phẩm từ plastic, nhựa nguyên sinh, vật liệu hiện đại” của Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật công nghệ môi trường Đất Việt

Tài nguyên-Môi trường

Quyết định 109/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Chương trình hành động của ngành tài nguyên và môi trường thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021; Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021

Chính sách, Tài nguyên-Môi trường

văn bản mới nhất