Thông tư 73/2000/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước năm 2001

thuộc tính Thông tư 73/2000/TT-BTC

Thông tư 73/2000/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước năm 2001
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:73/2000/TT-BTC
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Phạm Văn Trọng
Ngày ban hành:19/07/2000
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 73/2000/TT-BTC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 73/2000/TT-BTC  NGÀY 19 THÁNG 07 NĂM 2000

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2001

 

Thực hiện Chỉ thị số 13/2000/CT-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2001; Bộ Tài chính hướng dẫn công tác đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2000 và xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2001 như sau:

A- TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

THỰC HIỆN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2000:

 

I/ TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH NGÂN SÁCH 6 THÁNG CUỐI  NĂM 2000:

 

Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2000 cho thấy: Tình hình kinh tế - xã hội đã có những chuyển biến tích cực, nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế quan trọng tăng so với cùng kỳ năm trước. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tiêu thụ khá, hàng hoá tồn kho giảm. Thu NSNN (thu nội địa) đạt 50,9% so dự toán năm, tăng 3,7% so cùng kỳ năm 1999.

Tuy nhiên, những kết quả đạt được còn chưa vững chắc, giá cả thị trường tiếp tục giảm, nhất là giá hàng nông sản ảnh hưởng đến tiêu thụ và lưu thông hàng hoá. Thu ngân sách nhà nước ở một số lĩnh vực đạt thấp hơn so cùng kỳ năm trước và chưa theo kịp tốc độ hồi phục của nền kinh tế. Công tác triển khai dự toán chi ngân sách ở một số Bộ và địa phương còn chậm, khối lượng thực hiện các công trình xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch năm 2000 đạt thấp, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tiếp tục giảm, một số chương trình mục tiêu triển khai rất chậm; chi NSNN mới đạt 43,7% dự toán năm; trong đó chi đầu tư XDCB chỉ đạt 37,4%. Việc triển khai chủ trương xã hội hoá các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao diễn ra còn chậm.

Từ tình hình nêu trên, yêu cầu các Bộ và các địa phương căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách đã được Chính phủ giao cả năm, trong 6 tháng cuối năm 2000 tiếp tục thực hiện các biện pháp đã đề ra từ đầu năm, trong đó tập trung thực hiện các biện pháp chủ yếu sau:

1/ Về thu NSNN:

- Tăng cuờng chỉ đạo các hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm nhất là hàng nông sản, hàng xuất khẩu tạo cơ sở vững chắc cho việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu nộp ngân sách nhà nước năm 2000.

- Tập trung khai thác hết nguồn thu, không bỏ sót, không để thất thu. Tập trung vào những nguồn thu có thể khai thác tăng thu, như: thuế nhà đất, phí và lệ phí, thuế thu nhập, khu vực thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh, v.v... đồng thời xử lý dứt điểm công tác quyết toán thuế và kiểm tra quyết toán năm 1999, thu ngay các khoản tồn đọng các năm trước chuyển sang theo quyết toán thuế.

- Hướng dẫn doanh nghiệp trong công tác kế toán ghi chép hóa đơn, sử dụng hóa đơn, quản lý hóa đơn tránh sai sót, chống hóa đơn giả. Nâng dần tỷ lệ kê khai thuế, mở sổ sách kế toán các đối tượng nộp theo phương pháp trực tiếp. Gắn kiểm tra với hướng dẫn doanh nghiệp làm tốt công tác kế toán, việc kê khai lập tờ khai thuế. Giúp đỡ, đôn đốc doanh nghiệp kê khai thuế đúng qui định của Luật.

- Tiếp tục triển khai chủ trương công khai các quy trình: kê khai, thông báo mức thuế phải nộp, miễn giảm thuế, hoàn thuế để mọi đối tượng nộp thuế biết, tạo thuận lợi cho đối tượng nộp thuế giám sát lẫn nhau và giám sát đối với cán bộ quản lý thuế. Thực hiện công tác hoàn thuế kịp thời theo đúng Luật, đảm bảo nhanh gọn và không gây phiền hà cho đối tượng nộp thuế.

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các luật thuế. Tập trung vào việc miễn, giảm thuế; khấu trừ thuế và hoàn thuế GTGT, việc chấp hành chế độ hoá đơn chứng từ, sổ sách kế toán của đối tượng nộp thuế; trong đó đặc biệt chú trọng đối với khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và ngoài quốc doanh.

2/ Về chi NSNN:

Công tác điều hành ngân sách 6 tháng cuối năm 2000 tập trung thực hiện các biện pháp sau:

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ bản, hoàn thành sớm các thủ tục để có căn cứ thanh toán và cấp phát tạm ứng cho khối lượng đã thực hiện theo quy định, đảm bảo đủ vốn cho những công trình đã đủ thủ tục trong đó chú ý rà soát lại các công trình XDCB đã ghi trong dự toán nhưng không đủ điều kiện thực hiện hoặc xét thấy không hiệu quả thì dừng lại, cho điều chỉnh sang dự án khác có đủ điều kiện triển khai; không để tình trạng vốn chờ công trình. Tháo gỡ kịp thời khó khăn vướng mắc để tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA (như: giải phóng mặt bằng, đơn giản thủ tục hành chính, bố trí đủ vốn đối ứng...).

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và cấp phát kinh phí kịp thời đối với các chương trình mục tiêu đã được bố trí trong dự toán đầu năm, đặc biệt là dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, chương trình xoá đói giảm nghèo và chương trình phát triển kinh tế -xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa. Uỷ ban nhân dân các địa phương chỉ đạo và đảm bảo chuyển vốn đầy đủ kịp thời sang Kho bạc Nhà nước để thanh toán.

- Để đảm bảo điều hành ngân sách nhà nước theo đúng dự toán và giữ được mức bội chi ngân sách đã được Quốc hội quyết định, ngân sách trung ương, ngân sách địa phương chỉ sử dụng dự phòng để xử lý những nhiệm vụ quan trọng mới phát sinh đầu năm chưa bố trí kinh phí và đối phó tình hình thiên tai bão lũ, cứu đói có thể xảy ra... Các Bộ và địa phương chủ động điều hành theo dự toán chi ngân sách đã được Chính phủ giao; không bổ sung ngoài dự toán cho các đơn vị ở cả trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Các địa phương phải căn cứ vào khả năng thu ngân sách để điều hành chi ngân sách:

+ Đối với các địa phương có khả năng thu ngân sách vượt dự toán cần sử dụng khoản vượt thu ưu tiên bổ sung vốn cho các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội địa phương, cho chương trình bê tông hoá kênh mương nội đồng; các công trình hoàn thành trong năm 2000, hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, cải tạo giống cây, giống con; trả nợ vốn vay để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và các khoản nợ vay đầu tư XDCB của xã; tăng quỹ dự trữ tài chính; không được bổ sung chi quản lý hành chính; chi mua sắm, sửa chữa những trang thiết bị chưa thực sự cấp thiết.

+ Đối với các địa phương, một số khoản thu có khả năng hụt so với dự toán, cần phải khai thác phấn đấu tăng thu các nguồn có khả năng tăng để đảm bảo đạt dự toán thu đầu năm được giao; đồng thời chủ động sắp xếp lại các nhiệm vụ chi cho phù hợp với nguồn thu của ngân sách địa phương trên cơ sở đảm bảo kinh phí cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quan trọng như chi đầu tư phát triển nông nghiệp - nông thôn, giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ, đảm bảo xã hội,...

 

II/ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

NĂM 2000 LÀM CƠ SỞ XÂY DỰNG DỰ TOÁN THU, CHI

NĂM 2001:

 

1/ Về thu ngân sách nhà nước:

Căn cứ vào tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm, đánh giá kết quả thu năm 2000 trên cơ sở thực hiện các biện pháp phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán được giao tại Quyết định số 91/1999/QĐ-BTC ngày 29/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; trong đó tập trung phân tích một số vấn đề sau:

- Xác định rõ số tiền thuế năm 1999 chuyển sang; số đã thu được trong năm 2000; số tồn đọng, nêu rõ nguyên nhân và biện pháp xử lý. Trên cơ sở đó, xác định số phát sinh trong năm 2000; số đã thu được trong năm và dự kiến số phát sinh năm 2000 chuyển sang năm 2001.

- Số thuế giá trị gia tăng phải hoàn phát sinh trong năm 2000; số đã hoàn cho các doanh nghiệp trong năm 2000; dự kiến số phải hoàn của năm 2000 chuyển sang năm 2001.

- Phân tích các nguyên nhân tác động đến kết quả thực hiện thu năm 2000: tình hình thực hiện so với kế hoạch đối với các chỉ tiêu về sản lượng sản phẩm chủ yếu, sản xuất và tiêu thụ, giá thành, giá bán...

- Phân tích ảnh hưởng của chế độ, chính sách bổ sung, sửa đổi đối với nguồn thu trên địa bàn.

1.1- Khu vực doanh nghiệp Nhà nước:

- Nắm chắc tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đánh giá tình hình vốn - tài sản, công nợ, biến động tăng giảm về nguyên giá tài sản cố định - Số lượng lao động - Tiền lương - Doanh thu - Chi phí sản xuất - Các định mức kinh tế kỹ thuật - Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chủ yếu- Lợi nhuận thực hiện và các khoản nộp ngân sách.

- Phân tích, đánh giá kết quả công tác tổ chức quản lý thu và tình hình thực hiện quy trình nghiệp vụ quản lý thuế. Những khó khăn và thuận lợi trong năm 2000, khả năng phát triển trong năm 2001 và các năm tiếp theo.

1.2- Khu vực công thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh:

a) Quản lý thu đối với các đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

- Đánh giá tình hình thực hiện tính thuế và kê khai, nộp thuế của các đơn vị.

- Biến động về số lượng đối tượng quản lý năm 2000 so với năm 1999.

b) Quản lý thu đối với các đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

- Thông qua công tác đăng ký cấp mã số thuế, đánh giá mức độ quản lý thu về hộ: số hộ đã thực hiện kê khai đăng ký thuế và được cấp mã số thuế so với số hộ thực tế kinh doanh; số hộ đã được cấp đăng ký kinh doanh.

- Mức độ quản lý về doanh số so với doanh số thực tế kinh doanh: Tình hình kê khai, điều chỉnh doanh số, giá trị gia tăng, thu nhập chịu thuế và thuế của các đối tượng; mức độ điều chỉnh doanh số, thuế GTGT và thuế đối với từng nhóm mặt hàng.

1.3- Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư  nước ngoài:

- Tổng số doanh nghiệp đã được cấp giấy phép, số giấy phép hết hiệu lực, số giải thể, số còn hiệu lực; trong đó: số đã đi vào sản xuất kinh doanh, số doanh nghiệp đang xây dựng, số doanh nghiệp chưa triển khai.

- Tổng số lao động, tổng quỹ tiền lương, doanh thu, chi phí và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Đánh giá, phân tích số thu từ các nhà thầu, nhà thầu phụ trên địa bàn - đặc biệt là các nhà thầu dầu khí.

1.4- Thuế đối với sử dụng đất nông nghiệp:

- Trên cơ sở sổ bộ thuế sử dụng đất nông nghiệp đánh giá kết quả khai thác thêm diện tích đến hạn chịu thuế vào sổ bộ thuế; kết quả thu nợ thuế, giá thóc tính thuế... so với dự toán Nhà nước giao.

- Đối với khu vực doanh nghiệp Nhà nước phải tách riêng các chỉ tiêu trên thành một phần và có chi tiết các doanh nghiệp điểm có số thu lớn.

1.5- Thuế nhà đất, tiền cho thuê đất:

- Tổng hợp diện tích đất đã lập bộ để quản lý thu so với quĩ đất ở trên địa bàn quản lý.

- Phân tích rõ theo các chỉ tiêu:

+ Số doanh nghiệp, diện tích đất đang sử dụng.

+ Số doanh nghiệp, diện tích đất và tiền thuê đất đã đưa vào sổ bộ thuế.

+ Số doanh nghiệp, diện tích đất và tiền thuê đất không có khả năng thu; yêu cầu phân tích rõ nguyên nhân (do chưa ký hợp đồng thuê đất, do đơn vị không sử dụng hết diện tích và các nguyên nhân khác).

1.6- Các nguồn thu từ cấp đất và bán nhà:

- Đánh giá tình hình nợ tiền cấp quyền sử dụng đất. Phân tích các trường hợp cố tình dây dưa chây ỳ và đề xuất các biện pháp giải quyết.

- Đánh giá ảnh hưởng của việc ban hành một số chính sách nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất như: Chính sách giảm giá nhà chung cư kiểu căn hộ, hỗ trợ tiền cấp đất cho các đối tượng có công với cách mạng, giảm tiền nhà theo thâm niên công tác của cán bộ công nhân viên,... làm cho giá nhà giảm so thực tế.

1.7- Các nguồn thu phí - lệ phí trên địa bàn:

- Đánh giá kết quả việc cấp mã số thuế cho các đơn vị có thu với việc tăng cường công tác quản lý thu nộp phí và lệ phí.

- Tình hình thu nộp phí - lệ phí của các tổ chức của Trung ương, tỉnh, huyện, xã, phường có thu phí - lệ phí: số thu, số được phép để lại, số nộp ngân sách.

2/ Về chi ngân sách nhà nước:

2.1- Về chi xây dựng cơ bản: Tập trung tiến hành soát xét, phân loại toàn bộ các dự án, công trình của kế hoạch đầu tư năm 2000 của các Bộ, ngành và các địa phương; đánh giá tình hình khối lượng thực hiện 6 tháng đầu năm, số vốn đã thanh toán 6 tháng đầu năm đối với từng dự án, công trình; trên cơ sở đó thực hiện xử lý vốn theo nguyên tắc:

- Bố trí vốn trước hết cho những dự án, công trình đầu tư phục vụ cho phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn (thuỷ lợi, đê điều), phòng chống thiên tai, nghiên cứu, cải tạo, sản xuất giống cây, giống con.

- Bố trí vốn cho dự án nhóm A, vốn đối ứng dự án ODA, các dự án hoàn thành năm 2000.

- Kiên quyết đình hoãn và cắt giảm các dự án, công trình chưa đủ thủ tục đầu tư; những dự án xét thấy không có hiệu quả hoặc chưa thực sự cần thiết.

2.2- Đối với các khoản chi xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình phúc lợi xã hội, phát triển quỹ nhà, đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn, chi tái tạo quỹ rừng của ngân sách địa phương từ các nguồn thu giao quyền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, thuế sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa, thuế tài nguyên rừng; các địa phương cần đánh giá cụ thể khả năng thực hiện từng khoản thu để điều hành chi cho phù hợp; trường hợp thu không đạt dự toán thì cần điều chỉnh giảm chi tương ứng, chỉ thực hiện chi khi thực tế có thu để tránh nợ khối lượng không có nguồn thanh toán.

2.3- Đối với các chương trình, mục tiêu: Trên cơ sở dự toán kinh phí đã được giao và tiến độ thực hiện, cơ quan chủ quản chương trình mục tiêu quốc gia và các địa phương cần đánh giá khối lượng công việc thực hiện cả năm 2000 (căn cứ tổng mức kinh phí Chính phủ giao và danh mục các chương trình mục tiêu được thông báo, đánh giá tình hình phân bổ, lồng ghép và cấp phát các chương trình mục tiêu); khối lượng công việc và kinh phí thực hiện được từ khi có chương trình mục tiêu đến hết năm 2000 để từ đó kiến nghị cụ thể về cơ chế cho phù hợp và có căn cứ lập dự toán chi thực hiện chương trình năm 2001. Phân loại những chương trình mục tiêu quốc gia quan trọng tiếp tục giữ lại; những chương trình mục tiêu còn lại chuyển vào chi thường xuyên của các Bộ, địa phương.

2.4- Đối với các khoản chi thường xuyên: Căn cứ vào dự toán ngân sách được giao đầu năm và các nguồn thu được để lại chi, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ để đánh giá khả năng thực hiện cả năm cho sát với tình hình thực tế của Bộ, địa phương, đơn vị. Đánh giá chi cả năm cần phân tích rõ chi từ nguồn ngân sách cấp phát và chi từ các nguồn thu được để lại theo chế độ quy định, trong đó phân tích rõ cơ cấu chi về tiền lương (kể cả tiền lương tăng thêm), các khoản có tính chất lương và các khoản chi bắt buộc trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn,...), các khoản chi nghiệp vụ thường xuyên và các khoản chi đột xuất hoặc không có tính chất thường xuyên (mua sắm, sửa chữa,...) để làm căn cứ tính toán bố trí năm 2001.

 

B-XÂY DỰNG DỰ TOÁN THU,CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

NĂM 2001:

 

I/ MỤC TIÊU, YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG

DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2001:

1/ Yêu cầu:

- Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2001 cần quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Hội nghị Trung ương lần thứ 10 (khoá VIII); các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 của ngành, địa phương.

- Xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2001 phải tác động tích cực tạo môi trường ổn định cho sản xuất - kinh doanh thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo nguồn thu ổn định, vững chắc, tăng tích luỹ góp phần quan trọng tiếp tục củng cố khả năng và tiềm lực của đất nước tạo đà cho bước phát triển của các năm tiếp theo.

- Tạo sự chuyển biến tích cực trong việc cơ cấu lại NSNN, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí đi đôi với kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế hành chính, các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, tập trung tăng chi cho đầu tư phát triển, cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, đảm bảo kinh phí thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, cải thiện thêm một bước chế độ tiền lương, nâng cao mức ăn cho các chiến sỹ trong lực lượng vũ trang (quân đội, công an), chế độ trợ cấp cho người có công với cách mạng, thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, các khoản trợ cấp xã hội thuộc NSNN. Thực hiện xã hội hoá một bước quan trọng trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao để huy động thêm nguồn lực phát triển  ngành.

- Xây dựng dự toán NSNN phải thực hiện đúng các quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, thực hiện đúng các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức thảo luận ngân sách, nội dung báo cáo dự toán ngân sách, đảm bảo các căn cứ, cơ sở tính toán đúng yêu cầu mẫu biểu và thời gian gửi báo cáo.

2/ Mục tiêu:

a) Dự toán thu ngân sách nhà nước phải được xây dựng trên cơ sở các chỉ tiêu sản xuất - kinh doanh, theo đúng các Luật thuế và chế độ thu hiện hành, đồng thời phải tính đến việc tiếp tục xử lý các vướng mắc khi thực hiện các Luật thuế mới; thực hiện đầy đủ các cơ chế đã ban hành nhằm khuyến khích phát triển sản xuất - kinh doanh, tăng xuất khẩu, mở rộng thị trường. Dự toán thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải tính đến các yếu tố thực hiện tiến trình tham gia AFTA và các cam kết quốc tế khác của Nhà nước; lường trước sự biến động về giá, đảm bảo dự toán thu tăng hơn so với năm trước, vững chắc, tính khả thi cao.

Xây dựng dự toán thu NSNN năm 2001 phải đảm bảo phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá, trên cơ sở tích cực khai thác mọi nguồn thu và kết hợp với các biện pháp chống thất thu, chống buôn lậu và gian lận thương mại; phấn đấu mức động viên thu ngân sách nhà nước chung cả nước năm 2001 đạt 18 - 19% so GDP; mức tăng thu ngân sách năm 2001 trên địa bàn so năm 2000 tăng tối thiểu 10%.

b) Dự toán chi thường xuyên cần được xây dựng ở mức cần thiết, hợp lý, tiết kiệm; thực hiện thí điểm cơ chế quản lý tài chính tự trang trải một số đơn vị sự nghiệp có thu theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành.

Tiếp tục thực hiện ưu tiên đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ môi trường theo Nghị quyết Trung ương II, sự nghiệp văn hoá thông tin theo Nghị quyết Trung ương V, ưu tiên phát triển nông nghiệp - nông thôn. Thực hiện xoá bao cấp từ ngân sách nhà nước đối với các doanh nghiệp, các hoạt động nghiên cứu khoa học, y tế, đào tạo gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh của các Tổng công ty, các đơn vị này phải tự trang trải kinh phí hoạt động cho các hoạt động sự nghiệp (trừ trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ).

Đối với các chương trình mục tiêu: Thực hiện sắp xếp các chương trình mục tiêu quốc gia, chuyển một số chương trình mục tiêu không còn là chương trình mục tiêu quốc gia vào nhiệm vụ chi thường xuyên của ngân sách địa phương.

Dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản thuộc vốn ngân sách nhà nước năm 2001 phải xây dựng theo hướng: tập trung cho xây dựng kết cấu các công trình hạ tầng không có khả năng sinh lời hoặc không thu hồi được vốn, trong đó ưu tiên vốn cho các công trình trọng điểm của Nhà nước và địa phương, vốn đối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA theo tiến độ đã ký kết, các công trình thuỷ lợi phòng chống bão lũ và chương trình bê tông hoá kênh mương nội đồng. Tập trung vốn cho các công trình chuyển tiếp sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm, bố trí trả nợ vốn đã được tạm ứng những năm trước, các công trình chuyển tiếp có hiệu quả từ năm 2000 chuyển qua, số vốn còn lại mới bố trí cho các công trình mới có đủ điều kiện theo quy định.

Ngân sách các cấp bố trí dự phòng từ 3 -5% tổng chi ngân sách theo qui định tại Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ. Bố trí bổ sung Quỹ dự trữ tài chính ở mức cần thiết hợp lý.

c) Cân đối ngân sách nhà nước:

- Thu thuế và phí phải đảm bảo chi thường xuyên ở mức hợp lý, tiết kiệm và đảm bảo trả nợ các khoản đến hạn, tiếp tục bố trí kinh phí thực hiện điều chỉnh chế độ tiền lương; dành tỷ lệ thích đáng tích luỹ cho chi đầu tư phát triển.

- Bội chi ngân sách nhà nước phải tương ứng với khả năng vay chắc chắn trong nước và vay ưu đãi ngoài nước. Không phát hành, không vay thương mại ngoài nước; hạn chế vay ngắn hạn trong nước với lãi suất cao để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước. Mức bội chi không quá 5% GDP (không kể các khoản vay về cho vay lại).

d) Đối với ngân sách của chính quyền địa phương các cấp:

- Công tác lập và quyết định dự toán ngân sách của các cấp chính quyền địa phương năm 2001 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; ngân sách năm 2001 là ngân sách trong thời kỳ ổn định (2000 - 2002), các cấp chính quyền địa phương tổ chức lập dự toán thu, chi ngân sách của cấp mình phải trên cơ sở nguồn thu được xác định căn cứ:

+ Tỷ lệ phân chia các nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được ổn định trên cơ sở tỷ lệ phân chia các nguồn thu Thủ tướng Chính phủ đã giao năm 2000.

+ Số bổ sung từ ngân sách trung ương để cân đối ngân sách địa phương (nếu có) được tính tăng 3% so với mức đã giao năm 2000 (không bao gồm khoản bổ sung có mục tiêu, bổ sung để giải quyết những khó khăn của năm 2000 và kinh phí thực hiện chế độ tiền lương mới).

- Trong phạm vi nguồn thu được xác định như trên, thực hiện lập dự toán chi ngân sách địa phương đảm bảo nguyên tắc: tổng chi không vượt quá tổng thu ngân sách địa phương được hưởng, ưu tiên các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, bê tông hoá kênh mương nội đồng, chi giáo dục - đào tạo, chi khoa học công nghệ môi trường, cải tạo giống cây, giống con, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ưu tiên chi trả nợ vốn vay (bao gồm cả nợ của xã), chi công tác xoá đói giảm nghèo; chi hỗ trợ cải thiện nhà ở cho người hoạt động cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 theo Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg ngày của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 63/2000/TT-BTC ngày 29/6/2000 của Bộ Tài chính; triệt để tiết kiệm chi hành chính, hạn chế chi mua sắm, sửa chữa trang thiết bị.

Tiếp tục thực hiện cơ chế bố trí chi cho một số mục tiêu tương ứng với toàn bộ hoặc một phần một số khoản thu (thuế sử dụng đất nông nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp - kinh tế nông thôn, tiền cho thuê đất, sử dụng đất để đầu tư hạ tầng,...) như cơ chế ngân sách năm 2000.

Để khuyến khích các địa phương tăng cường quản lý thu, từ năm 2001 thực hiện chính sách thưởng vượt thu NSNN đối với các địa phương thu vượt dự toán thu thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nội địa và hàng nhập khẩu (không kể thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu) theo qui định của Luật Ngân sách nhà nước. Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn cụ thể sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Các khoản thưởng vượt thu trên được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của địa phương, cấp bổ sung và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp Nhà nước, bổ sung kinh phí thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, đột xuất phát sinh của địa phương.

 

II/ NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC LẬP

DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC  NĂM 2001:

 

1/ Về thu ngân sách nhà nước:

1.1- Khu vực doanh nghiệp Nhà nước: Yêu cầu phải tính toán cụ thể đối với từng đơn vị trên địa bàn quản lý; khi tổng hợp phải tách riêng phần hoàn thuế; thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu, tách riêng của đơn vị sản xuất và đơn vị kinh doanh.

1.1.1- Về thuế giá trị gia tăng: Tính theo Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn, trong đó chú ý đối với một số chế độ mới bổ sung như: Thông tư số 05/2000/TT-BTC ngày 12/01/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn kê khai nộp thuế đối với ngành điện, Thông tư số: 10/2000/TT-BTC ngày10/02/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn kê khai nộp thuế GTGT đối với hàng hoá của các cơ sở kinh doanh xuất bán tại các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc ở các tỉnh, thành phố khác xuất bán qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, Thông tư số 49/2000/TT/BTC  ngày 31/05/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết về việc sửa đổi, bổ sung một số danh mục hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và thuế suất thuế GTGT đối với một số hàng hoá dịch vụ và sửa đổi, bổ sung một số quy định về thuế GTGT.

Một số căn cứ để tính giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT và giá trị hàng hóa, dịch vụ mua ngoài dùng vào SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT khi lập dự toán:

- Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2000 và khả năng năm 2001.

- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2001 của các doanh nghiệp.

- Căn cứ vào giá bán năm 2000 và yếu tố trượt giá dự kiến trong năm 2001.

- Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật của từng doanh nghiệp được cấp có thẩm  quyền phê duyệt.

- Căn cứ vào quy định về các khoản chi phí hợp lý được tính trừ để tính thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

1.1.2- Về thuế tiêu thụ đặc biệt: Tính theo Thông tư số 168/1998/TT-BTC ngày 21/12/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 84/1998/NĐ-CP ngày 12/12/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.

Riêng mặt hàng bia hộp, giá tính thuế thực hiện theo Công văn số 1752TC/TCT ngày 09/5/2000 của Bộ Tài chính. Giá tính thuế TTĐB đối với bia hộp được xác định như sau:

 

 

 

Giá tính thuế TTĐB (đ/lít)

 

 

=

 

Giá bán hàng (đ/lít)  -  3.000 (đ/lít)

 

1   +   Thuế suất (65%)

 

 

1.1.3- Thuế tài nguyên: Tính theo Thông tư số 153/1998/TT-BTC ngày 26/11/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03/9/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi).

1.1.4- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Tính theo Thông tư số 99/1998/TT-BTC ngày 14/7/1998 hướng dẫn thi hành Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Thông tư số 89/1999/TT-BTC  ngày 16/7/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

- Yêu cầu đảm bảo quản lý chặt chẽ và tính dự toán thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp SXKD có lãi. Trên cơ sở xác định các yếu tố chi phí tổng hợp của doanh nghiệp năm 2000, dự kiến các yếu tố tăng, giảm chi phí năm 2001 để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

- Chi phí SXKD lập dự toán lấy theo mặt bằng quý II năm 2000 có tính đến tiết kiệm 5% chi phí.

Riêng phần thuế thu nhập bổ sung:

Các cơ sở kinh doanh có thu nhập cao thì ngoài việc phải nộp thuế thu nhập theo thuế suất 32%, phần thu nhập còn lại nếu cao hơn 12% giá trị vốn chủ sở hữu hiện có tại thời điểm quyết toán năm thì phần thu nhập cao hơn đó phải nộp thuế thu nhập bổ sung với thuế suất 25%.

1.2- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

1.2.1- Thuế giá trị gia tăng:

- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ: tương tự như đối với doanh nghiệp Nhà nước.

- Thuế GTGT đối với nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện chế độ kế toán Việt Nam  thì nộp thuế theo phương pháp khấu trừ quy định tại Luật thuế GTGT. Đối với nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài không thực hiện chế độ kế toán Việt Nam thì nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp theo Thông tư số 169/1998/TT-BTC, ngày 22/12/1998 và Thông tư số 95/1999/TT-BTC, ngày 06/8/1999 của Bộ Tài chính.

1.2.2- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Về thuế suất, tính theo quy định điều 38, điều 43 tại Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam và khoản 3, điều 10, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện chế độ kế toán Việt Nam tính theo Thông tư số 99/ 1998/TT-BTC. Đối với nhà thầu nước ngoài không có đủ căn cứ để xác định thu nhập chịu thuế và không thực hiện chế độ kế toán Việt nam thì thuế TNDN được xác định theo tỷ lệ % trên doanh thu tính thuế của từng ngành nghề kinh doanh quy định tại Thông tư số 169/1998/TT-BTC, ngày 22/12/1998 và Thông tư số 95/1999/TT-BTC, ngày 06/8/1999 của Bộ Tài chính.

1.2.3- Đối với tiền thuê mặt đất, mặt nước, mặt biển:

- Căn cứ Quyết định số 179 1998/QĐ-BTC ngày 24/02/1998 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành bản quy định về tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển áp dụng đối với các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

- Căn cứ vào quyết định miễn giảm tiền thuê đất của các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư.

- Thời điểm tính tiền thuê đất là thời điểm doanh nghiệp được bàn giao đất để sử dụng. Trường hợp chưa bàn giao đất mà doanh nghiệp đã sử dụng đất, thì thời điểm tính tiền thuê đất tính từ thời điểm doanh nghiệp sử dụng đất.

1.2.4- Thuế chuyển thu nhập của các tổ chức kinh tế, cá nhân ra nước ngoài:

Trong thời gian chờ thực hiện theo Luật ĐTNN sửa đổi, bổ sung, tạm thời tính toán như sau:

- Xác định thu nhập chuyển ra nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 99/1998/TT-BTC ngày 14/7/1998 của Bộ Tài chính.

- Mức thuế suất được ghi vào giấy phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp, sau khi có sự thỏa thuận của Bộ Tài chính bằng văn bản, thuế suất thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài có 3 mức.

+ Vốn pháp định đến 5 triệu USD thuế suất: 7%

+ Vốn pháp định từ trên 5tr USD đến dưới 10tr USD thuế suất: 5%

+ Vốn pháp định từ trên 10 tr USD trở lên  thuế suất: 3%

1.2.5- Thuế đối với hoạt động sản xuất và khai thác dầu khí:

Căn cứ vào sản lượng thanh toán, giá bán dầu. Mức thu nộp ngân sách xác định trên cơ sở tỷ lệ thu nộp ngân sách nhà nước trên doanh thu theo chế độ hiện hành.

1.3- Thuế đối với khu vực công thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh:

1.3.1- Về hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh:

- Đối với các hộ kinh doanh cố định: Rà soát lại các hộ kinh doanh, đưa các hộ chưa thu thuế vào quản lý thu thuế môn bài. Trên cơ sở số hộ môn bài và các bậc thuế môn bài dự kiến đưa hết các hộ có địa điểm kinh doanh cố định vào tính thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Đối với các công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty tư nhân, HTX, tổ sản xuất: Tính chi tiết đến từng doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn.

1.3.2- Về thuế:  Tính như hướng dẫn tại Thông tư số 84/1999/TT-BTC ngày 01/7/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm 2000.

1.4- Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết: Tính như hướng dẫn tại Thông tư số 84/1999/TT-BTC ngày 01/7/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm 2000.

1.5- Lệ phí trước bạ: Theo Thông tư số 28/2000/TT-BTC ngày 18/4/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 176/1999/NĐ-CP ngày 21/12/1999 của Chính phủ về lệ phí trước bạ.

- Căn cứ tính lệ phí trước bạ là giá tính lệ phí trước bạ và tỷ lệ (%) lệ phí trước bạ.

- Giá tính lệ phí trước bạ là giá trị tài sản chịu lệ phí trước bạ theo giá thị trường trong nước tại thời điểm tính lệ phí trước bạ.

- Tỷ lệ (%) lệ phí trước bạ như sau:

+ Nhà, đất: 1%.

+ Tàu, thuyền: 1%. Riêng tàu đánh cá xa bờ 0,5%.

+ Ô tô, xe gắn máy, súng săn, súng thể thao 2%. Riêng xe máy đăng ký, nộp lệ phí trước bạ tại Việt Nam lần thứ 2 trở đi: 1%.

1.6- Thuế chuyển quyền sử dụng đất: Theo Nghị định số 19/2000/NĐ-CP ngày 08/06/2000 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất.

1.7- Thu phí và lệ phí:

- Tính thu đối với tất cả các loại phí và lệ phí trên địa bàn quản lý, tổng hợp riêng phí-lệ phí Trung ương, tỉnh thành phố, huyện xã quản lý.

- Tính chi tiết đối với tất cả các loại phí - lệ phí có số thu chiếm tỷ trọng lớn.

- Lập dự toán chi tiết đối với từng loại phí, lệ phí: số thu phí, lệ phí; số được để lại chi phí quản lý thu, chi phí thực hiện nhiệm vụ được giao; số nộp NSNN để tính thu cân đối NSNN.

1.8- Đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt do Hải quan thu:

Căn cứ vào các quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi, bổ sung), Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng,... và tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu, cơ quan Hải quan có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương lập dự toán thu thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu và các khoản thu liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.

1.9- Đối với các khoản thu vay nợ và viện trợ ngoài nước: Căn cứ vào các Hiệp định, cam kết đã ký và các điều khoản sửa đổi, bổ sung (nếu có), căn cứ vào tiến độ thực hiện các dự án lập dự toán thu vay nợ và viện trợ ngoài nước chi tiết theo từng dự án theo từng đơn vị Bộ, ngành và địa phương và phân rõ mục đích sử dụng: chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên.

2/ Về chi ngân sách nhà nước:

Các Bộ, cơ quan trung ương, các đơn vị dự toán ngân sách các cấp lập dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2001 phải trong phạm vi số kiểm tra được thông báo; trên cơ sở chế độ, định mức chi tiêu theo qui định, căn cứ khối lượng nhiệm vụ được giao, tập trung kinh phí bố trí cho những nhiệm vụ quan trọng chủ yếu, triệt để tiết kiệm chống lãng phí. Xây dựng dự toán chi ngân sách năm 2001, từng lĩnh vực, từng Bộ, cơ quan trung ương, địa phương  phải tiếp tục quán triệt chủ trương xã hội hoá. Kết hợp nguồn lực NSNN và các nguồn lực huy động khác của xã hội theo chế độ quy định để thực hiện nhiệm vụ của từng lĩnh vực, đơn vị được tốt hơn. Cụ thể đối với một số lĩnh vực chủ yếu như sau:

2.1- Đối với chi đầu tư phát triển:

2.1.1- Chi đầu tư XDCB:

Vốn NSNN chỉ đầu tư cho các công trình hạ tầng cơ sở không có khả năng sinh lời và không thu hồi được vốn. Bố trí chi đầu tư xây dựng cơ bản tập trung phải đảm bảo trình tự sau: ưu tiên bố trí các công trình trọng điểm của Nhà nước và của địa phương; các công trình thuỷ lợi, phòng chống thiên tai; các công trình chuyển tiếp sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2001, các công trình chuyển tiếp có hiệu quả từ năm 2000 chuyển qua; bố trí đủ vốn đối ứng cho các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA; bố trí vốn thực hiện chương trình bê tông hoá kênh mương nội đồng; hoàn trả số vốn đã được tạm ứng từ các năm trước; bố trí vốn cho khối lượng đầu tư xây dựng cơ bản đã thực hiện trong năm 2000 chưa có nguồn thanh toán; số vốn còn lại mới bố trí cho các công trình mới có hiệu quả và cấp bách, trong đó đối với công trình nhóm C phải đảm bảo dành trên 70% cho các công trình chuyển tiếp; những công trình khởi công mới bố trí vốn để hoàn thành trong thời hạn không quá 2 năm.

Các công trình được bố trí vốn năm 2001 phải có đủ thủ tục đầu tư XDCB và được duyệt trước tháng 10/2000.

Đối với các dự án đầu tư từ nguồn vay về cho vay lại thì chủ dự án phải chủ động tự thu xếp vốn đối ứng cho phù hợp với nội dung hiệp định đã ký kết và các quy chế tài chính trong nước để không ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

- Tiếp tục bố trí đầu tư trở lại cho ngành dầu khí từ lợi nhuận sau thuế phần Việt Nam được hưởng từ Liên doanh dầu khí Việt - Xô theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

- Tiếp tục thực hiện cơ chế bố trí vốn đầu tư cho các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình phúc lợi xã hội, phát triển quỹ nhà ở, đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn, trong đó chú trọng cải tạo giống vật nuôi, cây trồng; tái tạo quỹ rừng của ngân sách địa phương từ các nguồn: thu giao quyền sử dụng đất, tiền thuê đất, thu từ xổ số kiến thiết, thu tiền bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên rừng,... như năm 2000.

- Tiếp tục thực hiện cơ chế bố trí chi thực hiện các dự án về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội từ nguồn thu thuế tài nguyên nước thuỷ điện, chi đầu tư trở lại cho các khu vực kinh tế cửa khẩu đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2.1.2- Đối với chi hỗ trợ sản xuất kinh doanh:

- Tập trung hỗ trợ cho sản xuất một số sản phẩm trọng điểm, ngành trọng điểm; hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, làm hàng xuất khẩu, hỗ trợ việc tìm kiếm mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nhất là nông sản.

- Hỗ trợ cải tạo và sản xuất giống cây, giống con.

- Chi hỗ trợ đối với hoạt động công ích, doanh nghiệp công ích mà số thu không bù đắp đủ chi phí, được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

2.1.3- Chi bù chênh lệch lãi suất cho vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thực hiện theo các Thông tư số 43/2000/TT-BTC ngày 23/5/2000, Thông tư số 53/2000/TT-BTC ngày 06/6/2000, Thông tư số 59 TC/TCNH ngày 27/9/1996 của Bộ Tài chính.

2.1.4- Đối với chi dự trữ nhà nước: căn cứ vào nhiệm vụ dự trữ nhà nước được giao, các ngành, các đơn vị có trách nhiệm đánh giá xác định mức dự trữ của ngành, đơn vị đến 31/12/2000; dự kiến mức bổ sung dự trữ từng loại hàng hoá, vật tư và xây dựng dự toán chi dự trữ nhà nước chi bảo quản hàng hoá dự trữ của ngành, của đơn vị năm 2001.

2.2- Đối với chi trợ giá các mặt hàng chính sách:

- Các khoản chi trợ giá, trợ cước các mặt hàng chính sách đối với miền núi quy định tại Nghị định số 20/1998/NĐ-CP được tính toán theo Thông tư liên Bộ số 11/1998/TT-LB/ BTM- UBDTMN- BTC- BKHĐT ngày 31/7/1998. Đối với chi trợ giá thu mua nông sản cho các địa phương, cần tổng kết để điều chỉnh chính sách cho phù hợp.

- Các khoản chi trợ giá giữ giống gốc, trợ giá báo chí, nhà xuất bản, trợ giá điện ảnh,... thực hiện theo chế độ hiện hành. Các Bộ, địa phương, đơn vị cần tính toán kỹ chi trợ giá trên cơ sở xác định rõ số lượng, giá thành, chi phí vận chuyển, mức trợ giá cụ thể cho từng mặt hàng theo đúng chế độ quy định.

2.3- Đối với chi hành chính sự nghiệp:

- Tiếp tục bố trí kinh phí chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ môi trường theo Nghị quyết Trung ương II; đối với ngân sách nhà nước trên phạm vi toàn quốc: Bố trí chi (bao gồm cả chi đầu tư, chi thường xuyên, chi từ nguồn viện trợ, vay nợ, chi tiền lương tăng thêm,...) cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo năm 2001 đạt mức 15%; lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường đạt 2% tổng chi NSNN, đi đôi với việc điều chỉnh cơ cấu chi khoa học đảm bảo yêu cầu hiệu quả, thiết thực. Đối với lĩnh vực văn hoá thông tin bố trí chi theo Nghị quyết Trung ương V.

- Chi sự nghiệp kinh tế cần tập trung vào một số lĩnh vực trọng tâm, then chốt; từng ngành, từng địa phương cần có sự nghiên cứu, điều chỉnh cơ cấu chi bảo đảm yêu cầu hiệu quả cao góp phần thúc đẩy sự nghiệp kinh tế phát triển.

- Bố trí chi sự nghiệp y tế, thể dục thể thao một cách hợp lý, tiết kiệm, rà soát chặt chẽ nhiệm vụ, chương trình để đảm bảo hoạt động hiệu quả, bố trí đủ kinh phí để thực hiện các chính sách chế độ đã được các cấp có thẩm quyền ban hành.

- Bố trí chi hành chính (quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể): Tính toán đúng định mức chế độ chi tiêu theo quy định, triệt để tiết kiệm đối với những khoản chi như tiếp khách, hội nghị, đoàn ra, đoàn vào,...

- Đối với những nhiệm vụ chi sử dụng từ nguồn vốn vay, viện trợ cần phải lập dự toán chi tiết theo từng dự án và tính toán đủ số vốn đối ứng của phía Việt Nam theo cam kết và chế độ quy định.

- Kinh phí hoạt động của các sự nghiệp khoa học, y tế, đào tạo của các doanh nghiệp nhà nước thuộc các Bộ được hạch toán vào chi phí sản xuất- kinh doanh theo qui định tại Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ; từ năm 2001 không bố trí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (trừ trường hợp Thủ tướng Chính phủ quyết định).

- Năm 2001 sẽ thực hiện chuyển một số đơn vị sự nghiệp có thu sang hình thức tự trang trang trải kinh phí theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Trong quá trình tính toán dự toán chi của các đơn vị hành chính, sự nghiệp có thu cần báo cáo đầy đủ các nhiệm vụ chi  từ các nguồn thu phí, lệ phí và thu khác được để lại chi theo chế độ qui định hiện hành.

2.4- Đối với chi thực hiện các chương trình mục tiêu:

Đối với các chương trình mục tiêu quốc gia: Tiếp tục bố trí kinh phí và thực hiện cơ chế quản lý như quy định tại Quyết định 38/2000/QĐ-TTg ngày 24/3/2000 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 41/2000/TT-BTC ngày 19/5/2000 của Bộ Tài chính. Đối với các chương trình mục tiêu còn lại từ năm 2001 phải dự toán vào chi ngân sách của các Bộ và địa phương.

 

III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

 

1/ Các Bộ, cơ quan nhà nước theo chức năng được phân công phải xây dựng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực phụ trách và thông báo kịp thời cho Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương trước thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước được quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước để làm cơ sở cho việc lập dự toán ngân sách nhà nước năm 2001.

2/ Các Bộ quản lý chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu, trước tháng 9 năm 2000 phải nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền quyết định: những chương trình mục tiêu quốc gia tiếp tục thực hiện năm 2001, những chương trình mục tiêu từ năm 2001 chuyển thành chi ngân sách của các Bộ, địa phương để làm căn cứ bố trí dự toán ngân sách năm 2000.

3/ Các Bộ, cơ quan trung ương và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ Thông tư này và số kiểm tra về dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2001 do Bộ Tài chính thông báo thực hiện: hướng dẫn, thông báo số kiểm tra, tổ chức thảo luận và tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước năm 2001 theo đúng nội dung quy định của Thông tư này.

4/ Bộ Tài chính sẽ tổ chức làm việc với các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương để thảo luận về dự toán ngân sách năm 2001 trong khoảng thời gian giữa tháng 8 đến 15/9/2000 (lịch làm việc cụ thể sẽ thông báo sau).

Sau khi Quốc hội phê duyệt dự toán ngân sách nhà nước năm 2001, Bộ Tài chính sẽ tổ chức làm việc với các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương về dự toán ngân sách năm 2001 trước khi trình Chính phủ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phương án phân bổ dự toán ngân sách nhà nước năm 2001.

5/ Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế và các Vụ, Cục có liên quan có nhiệm vụ hướng dẫn chi tiết Thông tư này cho các đơn vị trực thuộc để thực hiện và xây dựng, tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực được giao.

Về biểu mẫu lập và báo cáo dự toán thu, chi ngân sách năm 2001:

- Đối với các Bộ, cơ quan trung ương tổ chức hướng dẫn đối với các đơn vị trực thuộc lập và báo cáo lập dự toán NSNN; trên cơ sở đó tổng hợp và báo cáo Bộ Tài chính dự toán NSNN năm 2001 của Bộ, cơ quan trung ương theo đúng hướng dẫn biểu mẫu và thời gian quy định tại Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính.

- Đối với các địa phương: Để tổng hợp, trình Quốc hội dự toán thu, chi ngân sách bao gồm cả 4 cấp ngân sách (trung ương, tỉnh, huyện, xã) từ năm 2001, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo và hướng dẫn chính quyền địa phương cấp dưới lập dự toán thu, chi ngân sách đầy đủ theo các biểu mẫu đã quy định tại Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính và tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách 2001 cấp xã và tương đương theo mẫu biểu đính kèm thông tư này để tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính. Đối với những mẫu biểu báo cáo về dự toán thu, chi ngân sách của các tỉnh, thành phố ban hành kèm theo Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính đề nghị bổ sung thêm cột chỉ tiêu số liệu quyết toán năm 1999 (đối với Phụ lục 1: Biểu số 1, 2, 7; đối với Phụ lục 6: Biểu số 5, 6, 7, 17, 18) theo các phụ lục đính kèm.

6/ Trong quá trình xây dựng dự toán ngân sách năm 2001 nếu có những chính sách chế độ mới ban hành, Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn thông báo bổ sung khi triển khai thực hiện, nếu có những vướng mắc đề nghị các Bộ, địa phương phản ánh về Bộ Tài chính để xử lý kịp thời.

 

DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN NĂM 2001

Đơn vị: triệu đồng

 

 

Nội dung

 

Quyết toán

năm 1999

 

ƯTH

năm 2000

 

Dự toán

năm 2001

 

Tổng thu

 

 

 

 

 

 

 

I. Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100%:

 

 

 

 

 

 

 

1. Các khoản chưa cân đối (kể cả vào Kho bạc nhưng chưa đưa vào CĐ)

 

 

 

 

 

- Phí, lệ phí

 

 

 

 

 

 

 

- Đóng góp của nhân dân

 

 

 

 

 

 

 

- Thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản

 

 

 

 

 

 

 

- Thu từ hoạt động kinh tế và sự nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

- Đóng góp tự nguyện

 

 

 

 

 

 

 

- Viện trợ trực tiếp của nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

- Thu kết dư ngân sách năm trước

 

 

 

 

 

 

 

- Thu khác

 

 

 

 

 

 

 

2. Các khoản đã nộp vào Kho bạc nhà nước và đưa vào cân đối.

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế môn bài

 

 

 

 

 

 

 

- Phí, lệ phí

 

 

 

 

 

 

 

II. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ cho xã:

 

 

 

 

 

 

 

1. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % theo quy định chung

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế chuyển quyền sử dụng đất

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế nhà đất

 

 

 

 

 

 

 

- Tiền sử dụng đất

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế tài nguyên

 

 

 

 

 

 

 

- Lệ phí trước bạ nhà, đất

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá sản xuất trong nước

 

 

 

 

 

 

 

- Thu khác

 

 

 

 

 

 

 

2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % theo quy định của tỉnh (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế VAT không kể VAT hàng nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế thu nhập doanh nghiệp không kể thu nhập của các đơn vị hạch toán toàn ngành

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

- Thu sử dụng vốn ngân sách

 

 

 

 

 

 

 

III. Các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

 

 

 

 

 

 

 

- Trợ cấp cân đối

 

 

 

 

 

 

 

- Trợ cấp có mục tiêu

 

 

 

 

 

 

 

 

 


DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN NĂM 2001

Đơn vị: triệu đồng

Nội dung

 

Quyết toán

năm 1999

 

ƯTH

năm 2000

 

Dự toán năm 2001

 

Tổng chi

 

 

 

 

 

 

 

I. Chi thường xuyên:

 

 

 

 

 

 

 

1. Sự nghiệp xã hội

 

 

 

 

 

 

 

- Hưu xã, thôi việc và trợ cấp khác

 

 

 

 

 

 

 

- Già cô đơn, trẻ mồ côi, cứu tế

 

 

 

 

 

 

 

2. Sự nghiệp giáo dục

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: sinh hoạt phí, phụ cấp

 

 

 

 

 

 

 

3. Sự nghiệp y tế

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: sinh hoạt phí, phụ cấp

 

 

 

 

 

 

 

4. Sự nghiệp văn hoá, thông tin

 

 

 

 

 

 

 

5. Sự nghiệp thể dục thể thao

 

 

 

 

 

 

 

6. Sự nghiệp kinh tế

 

 

 

 

 

 

 

- SN giao thông

 

 

 

 

 

 

 

- SN nông - lâm - thuỷ lợi - hải sản

 

 

 

 

 

 

 

- SN thị chính

 

 

 

 

 

 

 

- Thương mại, dịch vụ

 

 

 

 

 

 

 

- Các sự nghiệp khác

 

 

 

 

 

 

 

7. Chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể, chuyên môn nghiệp vụ

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: - Sinh hoạt phí, phụ cấp

 

 

 

 

 

 

 

- BHXH

 

 

 

 

 

 

 

- Hoạt động phí:

 

 

 

 

 

 

 

+ Quản lý Nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

+ Đảng

 

 

 

 

 

 

 

+ Mặt trận tổ quốc

 

 

 

 

 

 

 

+ Đoàn Thanh niên CS HCM

 

 

 

 

 

 

 

+ Hội Phụ nữ Việt Nam

 

 

 

 

 

 

 

+ Hội Cựu chiến binh Việt Nam

 

 

 

 

 

 

 

+ Hội Nông dân Việt Nam

 

 

 

 

 

 

 

8. Chi dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội

 

 

 

 

 

 

 

9. Chi khác

 

 

 

 

 

 

 

II. Chi đầu tư xây dựng cơ bản (1)

 

 

 

 

 

 

 

III. Dự phòng

 

 

 

 

 

 

 

 

(1) Ngân sách phường không có khoản chi này

 

 

 

BIỂU CÂN ĐỐI DỰ TOÁN NGÂN SÁCH XÃ, THỊ TRẤN,

PHƯỜNG NĂM 2001

Đơn vị: triệu đồng

 

Nội dung thu

 

Dự toán

 

Nội dung chi

 

Dự toán

 

Tổng số thu

 

 

 

Tổng số chi

 

 

 

I. Các khoản thu xã hưởng 100%

 

 

 

I. Các khoản chi thường xuyên

 

 

 

II. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ

 

 

 

II. Chi đầu tư phát triển

 

 

 

III. Thu bổ sung

 

 

 

III. Dự phòng

 

 

 

 


PHỤ LỤC 1 - BIỂU SỐ 01

 

Tổng hợp dự toán thu NSNN năm 2001

(Dùng cho cơ quan Thuế các cấp)

 

Đơn vị: triệu đồng

Nội dung

 

Quyết toán năm 1999

 

Năm 2000

 

Dự toán năm 2001

 

 

 

 

 

Dự toán

 

ƯTH

 

 

 

I. Tổng các khoản thu cân đối NSNN

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Thuế XK, thuế NK, thuế TTĐB, thuế GTGT  hàng nhập khẩu do Hải quan thu

 

 

 

 

 

 

 

 

TĐ: Thuế XK, NK, TTĐB qua biên giới đất liền

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Thu từ xí nghiệp quốc doanh Trung ương

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế giá trị gia tăng      (1)

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế thu nhập doanh nghiệp (2)

 

 

 

 

 

 

 

 

TĐ: Thuế TNDN các đ.vị hạch toán toàn ngành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế TTĐB hàng nội địa

 

 

 

 

 

 

 

 

TĐ: Thuế TTĐB các mặt hàng bài lá, vàng mã, hàng mã và các dịch vụ kinh doanh vũ trường, mát xa, karaoke, kinh doanh gôn (golf), kinh doanh casino, trò chơi bằng máy giắc pốt (jackpot), kinh doanh vé đặt cược: đua ngựa, đua xe.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thu sử dụng vốn ngân sách

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế tài nguyên

 

 

 

 

 

 

 

 

TĐ: Tài nguyên rừng

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế môn bài

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thu hồi vốn và thu khác

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Thu từ các xí nghiệp quốc doanh địa phương

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế giá trị gia tăng      (1)

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế thu nhập doanh nghiệp (2)

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế TTĐB

 

 

 

 

 

 

 

 

TĐ: Thuế TTĐB các mặt hàng bài lá, vàng mã, hàng mã và các dịch vụ kinh doanh vũ trường, mát xa, karaoke, kinh doanh gôn (golf), kinh doanh casino, trò chơi bằng máy giắc pốt (jackpot), kinh doanh vé đặt cược: đua ngựa, đua xe.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thu sử dụng vốn ngân sách

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế tài nguyên

 

 

 

 

 

 

 

 

TĐ: Tài nguyên rừng

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế môn bài

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thu hồi vốn và thu khác

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Thu từ xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế giá trị gia tăng      (1)

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế thu nhập doanh nghiệp (2)

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế TTĐB

 

 

 

 

 

 

 

 

TĐ: Thuế TTĐB các mặt hàng bài lá, vàng mã, hàng mã và các dịch vụ kinh doanh vũ trường, mát xa, karaoke, kinh doanh gôn (golf), kinh doanh casino, trò chơi bằng máy giắc pốt (jackpot), kinh doanh vé đặt cược: đua ngựa, đua xe.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế tài nguyên

 

 

 

 

 

 

 

 

TĐ: Tài nguyên rừng

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tiền thuê mặt đất, mặt nước

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

TĐ: Từ hoạt động dầu khí

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế môn bài

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các khoản thu khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Thuế thu từ các doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp tư nhân,Luật Công ty, Luật Hợp tác xã (3)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế giá trị gia tăng      (1)

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế thu nhập doanh nghiệp (2)

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

 

 

 

 

 

 

 

 

TĐ: Thuế TTĐB các mặt hàng bài lá, vàng mã, hàng mã và các dịch vụ kinh doanh vũ trường, mát xa, karaoke, kinh doanh gôn (golf), kinh doanh casino, trò chơi bằng máy giắc pốt (jackpot), kinh doanh vé đặt cược: đua ngựa, đua xe.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế tài nguyên

 

 

 

 

 

 

 

 

TĐ: Tài nguyên rừng

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế môn bài

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế sát sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thu khác ngoài quốc doanh

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Thuế thu từ cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (4)

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế giá trị gia tăng

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

 

 

 

 

 

 

 

 

TĐ: Thuế TTĐB các mặt hàng bài lá, vàng mã, hàng mã và các dịch vụ kinh doanh vũ trường, mát xa, karaoke, kinh doanh gôn (golf), kinh doanh casino, trò chơi bằng máy giắc pốt (jackpot), kinh doanh vé đặt cược: đua ngựa, đua xe.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế tài nguyên

 

 

 

 

 

 

 

 

TĐ: Tài nguyên rừng

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế môn bài

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế sát sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thu khác ngoài quốc doanh

 

 

 

 

 

 

 

 

7. Lệ phí trước bạ

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Thuế sử dụng đất nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

TĐ: Thuế sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa

 

 

 

 

 

 

 

 

9. Thuế nhà đất

 

 

 

 

 

 

 

 

10. Thu tiền cho thuê mặt đất mặt nước

 

 

 

 

 

 

 

 

11. Thuế thu nhập cá nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

12. Thu xổ số kiến thiết

 

 

 

 

 

 

 

 

13. Thu phí giao thông

 

 

 

 

 

 

 

 

14. Thu phí và lệ phí

 

 

 

 

 

 

 

 

- Phí và lệ phí Trung ương

 

 

 

 

 

 

 

 

- Phí và lệ phí tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

- Phí và lệ phí huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

- Phí và lệ phí xã

 

 

 

 

 

 

 

 

15. Thu sự nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thu hoạt động sự nghiệp do TW quản lý

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thu hoạt động sự nghiệp do tỉnh quản lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thu hoạt động sự nghiệp do huyện quản lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thu hoạt động sự nghiệp do xã quản lý

 

 

 

 

 

 

 

 

16. Thuế chuyển quyền sử dụng đất

 

 

 

 

 

 

 

 

17. Tiền sử dụng đất

 

 

 

 

 

 

 

 

18. Thu tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

19. Thu tiền thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đơn vị thuộc TW nộp

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đơn vị thuộc ĐP nộp

 

 

 

 

 

 

 

 

20. Thu từ hoa lợi công sản

 

 

 

 

 

 

 

 

21 Các khoản huy động đóng góp theo quy định

 

 

 

 

 

 

 

 

22. Thu phạt an toàn giao thông theo NĐ 36/CP

 

 

 

 

 

 

 

 

23. Thu từ hoạt động chống buôn lậu

 

 

 

 

 

 

 

 

24. Thu tiền bán cây đứng

 

 

 

 

 

 

 

 

25. Thu viện trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

26. Thu khác

 

 

 

 

 

 

 

 

27. Thu vay để đầu tư XD cơ sở hạ tầng

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Các khoản thu được để lại chi quản lý qua NSNN

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các khoản phí, lệ phí

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: + Viện phí

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các khoản huy động đóng góp

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các khoản phụ thu

 

 

 

 

 

 

 

 

- Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

(1) Đối với số liệu năm 1998 - là số thu thuế doanh thu (2) Đối với số liệu năm 1998 - là số thu thuế lợi tức

(3) Bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở thường trú tại Việt Nam, Hợp tác xã sản xuất - kinh doanh - dịch vụ

(4) Bao gồm: Cá nhân và nhóm cá nhân kinh doanh, hộ cá thể, cá nhân hành nghề độc lập, cá nhân cho thuê tài sản, hộ gia đình cá nhân nông dân trồng trọt, chăn nuôi có sản phẩm hàng hoá trên 90 triệu đồng, cá nhân nước ngoài kinh doanh có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

 


PHỤ LỤC 1 - BIỂU SỐ 02

TỔNG HỢP DỰ TOÁN THU CÂN ĐỐI NSNN NĂM 2001 THEO SẮC THUẾ

(Dùng cho cơ quan thuế các cấp)

 

Đơn vị: triệu đồng

 

S

TT

 

Chỉ tiêu

 

Quyết toán năm 1999

 

Ước thực hiện năm 2000

 

Dự toán năm 2001

 

So sánh

 

 

 

 

 

Tổng số

 

Trong đó

 

Tổng số

 

Trong đó

 

Tổng số

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DNNN

 

Dầu thô

 

XN

ĐT

 

NQD

 

XS

 

Khác

 

 

 

DNNN

 

Dầu thô

 

XN

ĐT

 

NQD

 

XS

 

Khác

 

 

 

DNNN

 

Dầu thô

 

XN ĐT

 

NQD

 

XS

 

Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TW

 

ĐP

 

 

 

 

 

DN

 

Cá nhân

 

 

 

 

 

 

 

TW

 

ĐP

 

 

 

 

 

DN

 

Cá nhân

 

 

 

 

 

 

 

TW

 

ĐP

 

 

 

 

 

DN

 

Cá nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số thu NSNN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

 

Thu thường xuyên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

Thuế thu nhập và lợi tức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế thu nhập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế chuyển thu nhập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

Thuế sử dụng tài sản nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế chuyển quyền sử dụng đất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thu tiền sử dụng đất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế nhà đất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế tài nguyên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

Thuế đối với hàng hoá dịch vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế giá trị gia tăng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TĐ: Thuế TTĐB các mặt hàng bài lá, vàng mã, hàng mã và các dịch vụ  kinh doanh vũ trường, mát xa,  karaoke, kinh doanh gôn (golf), kinh doanh casino, trò chơi bằng máy Giắc pốt (jackpot), kinh doanh vé đặt cược: đua ngựa, đua xe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế môn bài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế sát sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

Thuế đối với h.động ngoại thương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế xuất khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế xuất khẩu qua biên giới đất liền

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế nhập khẩu qua biên giới đất liền

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

Các khoản thu từ sở hữu TS ngoài  thuế (không kể mục 026)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thu sử dụng vốn ngân sách

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tiền cho thuê mặt đất mặt nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

Thu phí và lệ phí

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Phí giao thông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lệ phí trước bạ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

Thu tiền phạt và tịch thu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

Các khoản thu khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thu kết dư năm trước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

 

Thu về chuyển nhượng và bán tài  sản Nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tiền bán nhà thuộc sở hữu NN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thu tiền bán cây đứng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

 

Thu viện trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Viện trợ cho XDCB

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Viện trợ cho chi thường xuyên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

 

Thu bán cổ phần của NN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


PHỤ LỤC SÔ 6

BIỂU SỐ 5

 

BIỂU TỔNG HỢP DỰ TOÁN THU NSNN NĂM 2001

Tỉnh, thành phố:

Đơn vị: Triệu đồng

Nội dung

 

Quyết toán Năm 1999

 

Năm 2000

 

Dự toán

Năm  2001

 

 

 

 

 

Dự toán

 

Ước TH

 

 

 

1

 

2

 

3

 

4

 

5

 

I. Tổng thu NSNN trên địa bàn

A. Tổng các khoản thu cân đối NSNN

I. Thu từ sản xuất kinh doanh trong nước

1. Thu từ xí nghiệp quốc doanh Trung ương

- Thuế VAT

Trong đó: Thu về quảng cáo truyền hình

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

Trong đó:

+ Thuế TNDN các đơn vị hạch toán toàn ngành

+ Thu về quảng cáo truyền hình

- Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nội địa

Trong đó: Thuế TTĐB các mặt hàng bài lá, vàng mã, hàng mã và các dịch vụ kinh doanh vũ trường, mát xa, karaoke, kinh doanh gôn (golf), kinh doanh casino, trò chơi bằng máy Giắc pốt (Jackpot), kinh doanh vé đặt cược: đua ngựa, đua xe.

- Thu sử dụng vốn ngân sách

- Thuế tài nguyên

Trong đó: + Tài nguyên rừng

+ Tài nguyên nước thuỷ điện

- Thuế môn bài

- Thu hồi vốn và thu khác

2. Thu từ các xí nghiệp quốc doanh địa phương

- Thuế VAT

Trong đó: Thu về quảng cáo truyền hình

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

Trong đó: Thu về quảng cáo truyền hình

- Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nội địa

Trong đó: Thuế TTĐB các mặt hàng bài lá, vàng mã, hàng mã và các dịch vụ kinh doanh vũ trường, mát xa, karaoke, kinh doanh gôn (golf), kinh doanh casino, trò chơi bằng máy Giắc pốt (Jackpot), kinh doanh vé đặt cược: đua ngựa, đua xe.

- Thu sử dụng vốn ngân sách

- Thuế tài nguyên

Trong đó: Tài nguyên rừng

- Thuế môn bài

- Thu hồi vốn và thu khác

3. Thu từ xí nghiệp liên doanh với nước ngoài

- Thuế VAT

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nội địa

Trong đó: Thuế TTĐB các mặt hàng bài lá, vàng mã, hàng mã và các dịch vụ kinh doanh vũ trường, mát xa, karaoke, kinh doanh gôn (golf), kinh doanh casino, trò chơi bằng máy Giắc pốt (Jackpot), kinh doanh vé đặt cược: đua ngựa, đua xe.

- Thuế tài nguyên

Trong đó: Tài nguyên rừng

- Tiền thuê mặt đất, mặt nước

Trong đó: Từ hoạt động dầu khí

- Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài

Trong đó: Từ hoạt động dầu khí

- Các khoản thu về dầu khí

- Thuế môn bài

- Các khoản thu khác

4. Thuế ngoài quốc doanh

- Thuế VAT

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nội địa

Trong đó: Thuế TTĐB các mặt hàng bài lá, vàng mã, hàng mã và các dịch vụ kinh doanh vũ trường, mát xa, karaoke, kinh doanh gôn (golf), kinh doanh casino, trò chơi bằng máy Giắc pốt (Jackpot), kinh doanh vé đặt cược: đua ngựa, đua xe.

- Thuế tài nguyên

Trong đó: Tài nguyên rừng

- Thuế môn bài

- Thuế sát sinh

- Thu khác ngoài quốc doanh

5. Lệ phí trước bạ

6. Thuế sử dụng đất nông nghiệp

Trong đó: Thuế sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa

7. Thuế nhà đất

8. Thuế thu nhập cá nhân

9. Thu xổ số kiến thiết

10. Thu phí giao thông

11. Thu phí và lệ phí

- Phí và lệ phí Trung ương

- Phí và lệ phí tỉnh

- Phí và lệ phí huyện

- Phí và lệ phí xã

12. Thuế chuyển quyền sử dụng đất

13. Thu sự nghiệp

- Thu hoạt động sự nghiệp do TW quản lý

- Thu hoạt động sự nghiệp do tỉnh quản lý

- Thu hoạt động sự nghiệp do huyện quản lý

- Thu hoạt động sự nghiệp do xã quản lý

14. Tiền sử dụng đất

15. Thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước

16. Thu tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

17. Thu tiền thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

- Đơn vị thuộc TW nộp

- Đơn vị thuộc ĐP nộp

18. Thu từ hoa lợi công sản

19. Các khoản huy động đóng góp theo quy định

20. Thu phạt an toàn giao thông

21. Thu từ HĐ chống buôn lậu, KD trái pháp luật

22. Thu tiền bán cây đứng

23. Thu khác

II. Thuế XK, thuế NK, thuế TTĐB,

thuế VAT hàng nhập khẩu do Hải quan thu

Trong đó:

+ Thuế XK, NK, TTĐB qua BGĐL

+ Thuế VAT hàng nhập khẩu

III. Thu viện trợ

IV. Thu vay để đầu tư XD cơ sở hạ tầng

B. Các khoản thu được để lại chi quản lý

qua NSNN

- Các khoản phí, lệ phí

Trong đó:

+ Học phí

+ Viện phí

- Các khoản huy động đóng góp XD cơ sở hạ tầng

- Các khoản phụ thu

- Khác

II. Tổng thu NSĐP

A. Các khoản thu cân đối NSĐ

- Các khoản thu 100%

- Thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%)

- Thu bổ sung từ NSTW

- Thu kết dư

- Thu tiền vay

B. Các khoản thu được để lại chi và

quản lý qua NSNN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày... tháng... năm......

Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá

PHỤ LỤC SỐ 6

BIỂU SỐ 6

 

BIỂU TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI NSNN NĂM 2001

Tỉnh, thành phố:

 

Đơn vị: Triệu đồng

 

Nội dung các khoản chi

 

Quyết toán năm 1999

 

Dự toán

năm 2000

 

Ước TH

năm 2000

 

Dự toán

năm 2001

 

 

Tổng chi NSĐP

A. Các khoản chi trong cân đối NSĐP

I. Chi đầu tư phát triển:

1. Chi xây dựng cơ bản tập trung

a. Vốn trong nước

b. Vốn ngoài nước

2. Chi từ các nguồn thu được để lại theo

quy định

Gồm:

- Từ nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

- Từ nguồn thu tiền bán nhà ở thuộc SHNN

- Từ nguồn thu xổ số kiến thiết

- Từ nguồn thuế SD đất NN trồng lúa

- Thuế tài nguyên rừng và tiền bán cây đứng

- Từ nguồn thu phí quảng cáo truyền hình

3. Chi đầu tư XD CSHT bằng nguồn vốn vay

4. Chi đầu tư và hỗ trợ các DNNN

II. Chi trả nợ gốc vay đầu tư cơ sở hạ tầng

III. Chi thường xuyên:

1. Chi trợ giá các mặt hàng chính sách

2. Chi sự nghiệp kinh tế

Tr. đó: - Chi SN nông - lâm - thuỷ lợi

- Chi SN giao thông

- Chi SN kiến thiết thị chính

- Chi sự nghiệp khác

3. Chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo

- Chi sự nghiệp giáo dục

- Chi sự nghiệp đào tạo

Tr.đó: Đào tạo lại cán bộ khu vực Nhà nước

4. Chi sự nghiệp y tế

5. Chi sự nghiệp khoa học và công nghệ

6. Chi sự nghiệp văn hoá - thông tin

7. Chi sự nghiệp phát thanh - truyền hình

8. Chi sự nghiệp Thể dục - thể thao

9. Chi đảm bảo xã hội

10. Chi quản lý hành chính

- Chi quản lý Nhà nước

- Hỗ trợ ngân sách Đảng

- Chi hỗ trợ hội, đoàn thể

11. Chi an ninh quốc phòng địa phương

- Chi giữ gìn an ninh và trật tự an  toàn XH

- Chi quốc phòng địa phương

12. Chi khác ngân sách

IV. Chi lập hoặc bổ sung quỹ dự trữ tài chính

V. Dự phòng

B. Các khoản chi bằng nguồn thu được để lại quản lý qua NSNN

1. Chi đầu tư XDCB

2. Chi sự nghiệp kinh tế

3. Chi quản lý hành chính

4. Chi sự nghiệp khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày... tháng... năm...

Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá

PHỤ LỤC 1 - BIỂU SỐ 07

DỰ KIẾN SỐ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG PHẢI

HOÀN CHO CÁC DOANH NGHIỆP NĂM 2001

(Dùng cho cơ quan Thuế các cấp)

 

Đơn vị: triệu đồng

Nội dung

 

Quyết toán

năm 1999

 

Năm 2000

 

Dự kiến năm 2001

 

 

 

 

 

Dự kiến

 

ước TH

 

 

 

1. Hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá xuất khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào của  tài sản cố định:

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cơ sở đầu tư mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cơ sở đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Hoàn thuế giá trị gia tăng khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


PHỤ LỤC SỐ 6

BIỂU SỐ 7 KH/ĐP

TỔNG HỢP DỰ TOÁN THU CÂN ĐỐI NSNN NĂM 2001 THEO SẮC THUẾ

(Dùng cho Sở Tài chính - Vật giá)

Đơn vị: Triệu đồng

S

 

 

 

Quyết toán năm 1999

 

Ước thực hiện năm 2000

 

Dự toán năm 2001

 

So sánh

 

T T

 

Chỉ tiêu

 

Tổng số

 

Trong đó

 

Tổng số

 

Trong đó

 

Tổng số

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DNNN

 

Dầu thô

 

XN ĐT

 

NQD

 

XS

 

Khác

 

 

 

DNNN

 

Dầu thô

 

XN ĐT

 

NQD

 

XS KT

 

Khác

 

 

 

DNNN

 

Dầu thô

 

XNĐT

 

NQD

 

XS KT

 

Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TW

 

ĐP

 

 

 

 

 

 

 

KT

 

 

 

 

 

TW

 

ĐP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TW

 

ĐP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

1

 

 

 

 

 

 

Tổng số thu NSNN

Thu thường xuyên

Thuế thu nhập cá nhân và TNDN

Trong đó:

- Thuế thu nhập cá nhân

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

Thuế sử dụng tài sản nhà nước

Trong đó:

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp

- Thuế chuyển quyền sử dụng đất

- Thu tiền sử dụng đất

- Thuế nhà đất

- Thuế tài nguyên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

Thuế đối với hàng hoá dịch vụ

Trong đó:

- Thuế VAT

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

- Thuế môn bài

- Thuế sát sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

Thuế đối với hoạt động ngoại thương

Trong đó:

- Thuế xuất khẩu

- Thuế nhập khẩu

- Thuế xuất khẩu qua B.giới đất liền

- Thuế nhập khẩu qua B.giới đất liền

- Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng N.khẩu

- Thuế VAT hàng nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

Các khoản thu từ sở hữu TS ngoài thuế (không kể mục 026 - tiểu mục 02)

Trong đó:

- Thu sử dụng vốn ngân sách

- Tiền cho thuê mặt đất mặt nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

Thu phí và lệ phí

Trong đó:

- Phí giao thông

- Lệ phí trước bạ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

Thu tiền phạt và tịch thu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

Các khoản thu khác

Trong đó:

- Thu kết dư năm trước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

 

Thu về chuyển nhượng và bán tài sản NN

Trong đó:

- Tiền bán nhà thuộc sở hữu NN

- Thu tiền bán cây đứng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

 

Thu viện trợ

Trong đó:

- Viện trợ cho XDCB

- Viện trợ cho chi thường xuyên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

 

Thu bán cổ phần của NN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


PHỤ LỤC SỐ 6

BIỂU SỐ 17

DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NĂM 2001

CẤP HUYỆN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG

 

Đơn vị: triệu đồng

Khoản thu

 

Quyết toán năm 1999

 

Dự toán năm 2000

 

Ước TH năm 2000

 

Dự toán năm 2001

 

I. Tổng thu NSNN được giao trên địa bàn

 

 

 

 

 

 

 

 

A. Các khoản thu cân đối ngân sách nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Thuế VAT

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Thuế thu nhập doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Lệ phí trước bạ

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Thuế sử dụng đất nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Thuế chuyển quyền sử dụng đất

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Thuế nhà đất

 

 

 

 

 

 

 

 

7. Tiền sử dụng đất

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Thuế môn bài

 

 

 

 

 

 

 

 

9. Thuế sát sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

10. Phí, lệ phí

 

 

 

 

 

 

 

 

11. Thu sự nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

12. Thu viện trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

13. Các khoản huy động đóng góp theo quy định

 

 

 

 

 

 

 

 

14. Thu đóng góp tự nguyện

 

 

 

 

 

 

 

 

15. Thu khác

 

 

 

 

 

 

 

 

16. Thu kết dư ngân sách năm trước

 

 

 

 

 

 

 

 

B. Các khoản thu được để lại chi và quản lý qua NSNN

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Các khoản phí, lệ phí

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Các khoản huy động đóng góp XD CSHT

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Các khoản phụ thu

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Các khoản khác

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tổng thu ngân sách huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

A. Các khoản thu cân đối ngân sách huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các khoản thu cấp huyện hưởng 100%

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

 

 

 

 

 

 

 

 

B. Các khoản thu được để lại chi và quản lý qua NSNN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày... tháng... năm....

Trưởng phòng Tài chính

PHỤ LỤC SỐ 6

BIỂU SỐ 18

DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NĂM 2001

CẤP HUYỆN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG

 

Đơn vị: triệu đồng

Khoản chi

 

Quyết toán năm 1999

 

Dự toán năm 2000

 

Ước TH  năm 2000

 

Dự toán năm 2001

 

Tổng chi ngân sách

 

 

 

 

 

 

 

 

A. Các khoản chi cân đối qua NSNN

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Chi đầu tư phát triển

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Chi đầu tư XDCB tập trung

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Chi bằng nguồn thu để lại

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thu tiền sử đất

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế tài nguyên rừng và tiền bán cây đứng

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chi từ nguồn thu XSKT được để lại

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Chi thường xuyên

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Chi sự nghiệp kinh tế

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Chi sự nghiệp văn hoá thông tin

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Chi sự nghiệp phát thanh truyền hình

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Chi sự nghiệp thể dục thể thao

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Chi quản lý hành chính

 

 

 

 

 

 

 

 

- Quản lý nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hỗ trợ kinh phí Đảng

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hỗ trợ kinh phí Đoàn thể

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Chi đảm bảo xã hội

 

 

 

 

 

 

 

 

7. Chi an ninh - quốc phòng

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Chi khác

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Dự phòng

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. Chi bổ sung ngân sách xã

 

 

 

 

 

 

 

 

B. Các khoản chi bằng nguồn thu được để lại quản lý qua NSNN

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Chi đầu tư XDCB

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Chi sự nghiệp kinh tế

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Chi quản lý hành chính

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Chi sự nghiệp khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày... tháng... năm....

Trưởng phòng Tài chính

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No: 73/2000/TT-BTC
Hanoi, July 19, 2000
 
CIRCULAR
GUIDING THE 2001 STATE BUDGET ESTIMATION
In furtherance of the Prime Minister’s Directive No.13/2000/CT-TTg of July 17, 2000 on elaboration of the socio-economic plan as well as State budget estimate for 2001, the Finance Ministry hereby guides the assessment of the implementation of the 2000 State budget and the estimation of the 2001 State budget as follows:
A. ORGANIZING THE ADMINISTRATION AND ASSESSMENT OF THE IMPLEMENTATION OF THE 2000 STATE BUDGET
I. ORGANIZING THE ADMINISTRATION OF THE STATE BUDGET FOR THE LAST 6 MONTHS OF 2000
The results obtained in implementing the socio-economic tasks and the State budget in the first 6 months of 2000 show that the socio-economic situation has seen positive changes with many important economic development targets rising over the same period last year. A number of key industrial products have found a fairly good sale while the volume of goods left in stock has reduced. The State budget revenue (domestic revenue) has represented 50.9% of the annual estimate, rising by 3.7% over the same period of 1999.
However, the obtained results remain unstable, the market prices continue to drop, particularly that of farm produce, thus affecting the goods consumption and circulation. The State budget revenues in some domains were lower than those of the same period last year and did not yet keep pace with the economic recuperation. The budget disbursement for expenditure in a number of ministries and localities remain slow, the completed volume of capital construction projects under the 2000 plan has been recorded low, the foreign direct investment continues to shrink and a number of national target programs are very slow to get off the ground; the State budget expenditure has represented only 43.7% of the annual estimate, in which the expenditure on capital construction achieved only 37.4%. The realization of the policy of socializing education, healthcare, cultural as well as physical training and sport activities has been at a snail’s pace.
Stemming from the above-mentioned situation, the ministries and localities are requested to base themselves on the socio-economic objectives and tasks as well as the budget revenues and expenditures assigned by the Government for the whole year to continue applying in the last six months of 2000 the measures mapped out at the beginning of the year, focussing on the following major measures:
1. Regarding the State budget revenue:
- Enhancing the direction of production and business activities as well as the consumption of products, particularly farm products as well as export goods, so as to create firm foundation for the fulfillment and overfulfillment of the task of the 2000 State budget collection and remittance.
- Concentrating efforts on tapping all revenue sources without missing any revenue or permitting any revenue reduction. Focussing on revenue sources expected to yield higher such as land and housing tax, charges and fees, income tax, industrial and commercial as well as service taxes from non-State sector, etc., and at the same time definitely handling the final tax settlement and the inspection of the 1999 tax settlement, immediately collecting outstanding amounts left from previous years according to the final tax settlement.
- Guiding enterprises in the accounting work of recording, using and managing invoices in order to avoid mistakes and combat fake invoices. Gradually raising the rate of tax declaration and accounting book opening by subjects liable for payment by direct method. Linking examination with guidance for enterprises to do well the accounting work, the making of tax declaration form. Assisting and urging enterprises to declare tax according to law provisions.
- Continuing to implement the policy of publicity of the processes of: declaration, notification of tax amounts to be paid, exempted, reduced or refunded so that all tax payers may know them for implementation and be given favorable conditions to supervise one another and to supervise tax officials. Effecting the tax reimbursement in time, according to law and quickly, without causing any problems for tax payers.
- Stepping up the work of examination and inspection of the observance of tax laws, focussing on tax exemption and reduction, VAT deduction and reimbursement, the observance of regime on invoices, vouchers, accounting books by tax payers, with particular attention being paid to foreign-invested enterprises and non-State enterprises.
2. Regarding State budget expenditures:
For the administration of budget in the last 6 months of 2000, to focus on the application of the following measures:
- Accelerating the capital construction, completing as soon as possible all procedures so as to have bases to make advance payment and allocation to the completed volumes as prescribed, ensuring adequate capital for projects which have gone through all procedures, with attention being paid to reviewing the capital construction projects, which have been inscribed in the estimate but lack the implementation conditions or which are deemed inefficient, hence must be stopped, readjusted for other projects with implementation conditions; not leaving capital in the state of awaiting projects. Promptly removing difficulties and problems so as to step up the disbursement of ODA capital (such as ground clearance, simplification of administrative procedures, arrangement of adequate reciprocal capital..).
- Stepping up the timely fund disbursement and allocation for target programs included in the estimate at the beginning of the year, particularly the project for planting of 5 million hectares of forests, the hunger elimination and poverty alleviation program and the program for socio-economic development in mountainous, deep-lying and remote communes meeting with great difficulties. The People’s Committees of localities shall direct and ensure the full and timely transfer of capital to the State Treasury for payment.
- In order to ensure the State budget administration in strict accordance with the estimates and keep the State budget deficit at the level already approved by the National Assembly, the central and local budgets shall use their reserve only to perform important tasks newly arising at the beginning of the year and having not yet been allocated the funding, and to cope with natural calamities such as storms and floods or hunger relief, which may occur… The ministries and localities take initiative in administering their budgets according to the budget expenditure estimates assigned by the Government; not to make supplements outside the estimates for units at central level and in provinces as well as centrally-run cities.
The localities shall have to base themselves on their budget revenue capabilities to regulate the budget expenditures:
+ For localities which may achieve the budget revenues higher than the estimates, the excess revenue amounts should be used with priority as capital supplement to local socio-economic infrastructure projects, to the program on solidification of inter-field canals; projects to be completed in 2000, supporting the production and business development, the improvement of plant varieties and animal breeds; repayment of capital borrowed for investment in socio-economic infrastructures and the capital borrowed by communes for investment in capital construction; raising the financial reserve fund; not supplementing expenditure for administrative management; expenditure for procurement or repair of equipment, which is not actually urgent.
+ For localities where the revenues may be lower than the estimates, it is necessary to increase revenues from sources which can yield higher revenues in order to achieve the revenue estimates assigned at the beginning of the year; at the same time to take initiative in rearranging spending tasks in conformity with the revenue sources of the local budgets on the basis of ensuring funding for such important socio-economic tasks as expenditures for investment in agricultural and rural development, education and training, science and technology, social security….
II. ASSESSMENT OF THE IMPLEMENTATION OF THE 2000 STATE BUDGET, WHICH SHALL SERVE AS BASIS FOR THE ESTIMATION OF 2001 REVENUES AND EXPENDITURES
1. Regarding the State budget revenue:
On the basis of the implementation situation in the first 6 months of the year, to evaluate the 2000 revenue results based on the application of measures for fulfilment and overfulfilment of the assigned estimates in Decision No.91/1999/QD-BTC of December 29,1999 of the Finance Minister, focusing on the analysis of some following issues:
- Clearly determining the tax amount carried forward from 1999; the amounts already recovered in 1999; the outstanding amounts, clearly stating the reasons therefor and remedial measures. Thereby, determining the amount arising in 2000; the amount already collected in the year and the amount expected to arise in 2000 and be carried forward to 2001.
- The value added tax amounts to be refunded in 2000; the amount already refunded to enterprises in 2000; the amount expected to be refunded in 2000 and carried forward to 2001.
- Analyzing causes which affect the results of the implementation of collection in 2000; the implementation situation as compared to the plan with regard to norms on the outputs of major products, production and consumption, production costs, selling prices….
- Analyzing the impacts of the amended and/or supplemented regimes and policies on the sources of revenue in the localities.
1.1. The State enterprise sector:
- Firmly grasping the production and business situation of enterprises, evaluating the situation on capital and assets, debts, the increase and decrease in original prices of fixed assets; the number of laborers, wages, turnover, production cost, economic and technical norms, the production and consumption of major products, the earned profits and budget remittance amounts.
- Analyzing and evaluating the results of the work of organizing the revenue management and the situation of implementation of the operational process of tax management. Difficulties and advantages in 2000, the possibility of development in 2001 and the subsequent years.
1.2. The non-State industrial, commercial and service sector:
a) Management of collection from subjects that pay VAT by deduction method:
- Evaluation of the tax calculation, declaration and payment of units.
- Changes in the number of management subjects in 2000 against 1999.
b) Management of collection from subjects that pay VAT by direct method:
- Through the work of tax code registration and granting; to evaluate the management of collection from households; the number of households which have declared and registered tax and been granted tax codes against the number of households actually conducting business; the number of households which have already been granted the business registration.
- The management of turnover against the actually achieved turnover; the situation on declaration and adjustment of turnover, added value, taxable income and tax of subjects; the level of adjustment of turnover, VAT and tax for each commodity group.
1.3. Foreign- invested enterprise sector:
- The total number of enterprises already licensed, the number of expired licenses, the number of dissolved enterprises, the number of those still valid, including the number of enterprises having started production and business, the number of enterprises being under construction, the number of enterprises having not yet commenced operation.
- The total labor, the total wage fund, turnover, expenditure and production and business efficiency.
- Evaluation and analysis of the amounts collected from contractors, subcontractors in localities, particularly the petroleum contractors.
1.4. Agricultural land use tax:
- On the basis of the agricultural land use tax register, to evaluate the results of additionally tapping the acreage due to be liable to tax into the tax register; the result of tax debt collection, paddy price for tax calculation� against the estimate assigned by the State.
- For the State enterprises, the above norms must be separated into a section and there must be details on pilot enterprises with big amounts to be collected.
1.5. Land and housing tax, land rental:
- To synthesize the registered land acreage for management of collection against the land fund in localities under management.
- To clearly analyze the following norms:
+ The number of enterprises, acreage of land being in use.
+ The number of enterprises, the land acreage and land rental already recorded in the tax register.
+ The number of enterprises, the land acreage and the land rental unable to be collected; to clearly analyze the reasons therefor (as the land rent contracts have not yet been signed, the land areas have not been fully used by the units, and other reasons).
1.6. Revenues from land allocation and house sale:
- Evaluating the situation of land use right-granting fee debts. Analyzing cases of deliberately delaying the payment and proposing remedial measures.
- Evaluating the impacts of a number of new policies promulgated to step up the granting of house ownership and land use right certificates, such as the policies of reducing the prices of apartment houses, providing support in land allocation money for subjects with meritorious services to the revolution, reducing the house prices according to public servants� working seniority,� lowering the house prices against the actual prices.
1.7. Sources of charge and fee collection in localities:
- Evaluating the results of tax code granting to units with revenue against the enhancement of charge and fee collection management.
- The situation on charge and fee collection and payment by central organizations, provinces, districts, communes and wards with charge and fee collection: the amounts collected, permitted to be retained, remitted into budgets.
2. Regarding State budget expenditure:
2.1. Regarding expenditure on capital construction: Focusing on revision and classification of all projects and constructions in the 2000 investment plans of the ministries, branches and localities; evaluating the volume performed in the first 6 months of the year, the capital amount already settled in the first 6 months for each project, construction; thereby handling capital according to the principles:
- Allocating capital first of all to investment projects and works in service of development of agriculture and rural economy (irrigation, dikes), natural disaster prevention and combat, research, improvement and production of plant varieties and animal breeds.
- Allocating capital to group A- projects, reciprocal capital for ODA projects, projects to be completed in 2000.
- Resolutely suspending and dropping projects which have not yet gone through the investment procedures; projects which are deemed inefficient or unnecessary.
2.2. For expenditures on the construction of socio-economic infrastructure projects, social welfare projects, housing fund development, investment in agricultural and rural development, local budget expenditure on regeneration of forest fund from the sources of land use right levy, land rental, the sale of State-owned houses, the construction lottery, agricultural land use tax, forest resource tax, the localities should evaluate in detail the possibility to implement each revenue amount in order to properly administer the expenditures; where revenues are below the estimates, the expenditures should be correspondingly cut; expenditures shall be effected only when they are covered by actual revenues in order to avoid debts due to lack of sources for payment to completed volume.
2.3. For target programs: Based on the funding estimates already assigned and the implementation tempo, the agencies managing the target programs and the localities should evaluate the volume of work implemented in the whole year of 2000 (based on the total funding amount assigned by the State and the list of announced target programs, assessment of the situation of distribution, integration and allocation for target programs); the volume of work and funding implemented from the time when the target programs were available to the end of 2000, thereby to make specific proposals on proper mechanism and to have grounds for the estimation of expenses for the implementation of programs in 2001. Classifying important national target programs to be retained; the remaining target programs shall be transferred to regular expenditures of ministries and localities.
2.4. For regular expenditures: Based on the budget estimates assigned at the beginning of the year and sources of revenues to be retained as well as the tempo of implementation of tasks to evaluate the possibility of implementation for the whole year close to the actual situation of the ministries, localities or units. The evaluation of the whole year’s expenditures should clearly analyze expenditures from allocated budget and expenditures from the retained revenues according to the prescribed regime, including the structure of spending on wages (including the increased wages), amounts of wage characters and compulsory wage-based deductions (social insurance, medical insurance, trade union fee,…), regular professional expenditures as well as unexpected or irregular expenditures (procurement, repair…) to be used as basis for calculating the allocation in 2001.
B. THE 2001 STATE BUDGET REVENUE AND EXPENDITURE ESTIMATION
I. THE OBJECTIVES AND REQUIREMENTS OF THE 2001 STATE BUDGET REVENUE AND EXPENDITURE ESTIMATION
1. Requirements:
- The 2001 State budget revenue and expenditure estimation should be made under the guidelines of the 10th plenum of the Party Central Committee (the VIIIth Congress), and in accordance with the objectives and tasks of the five-year (2001-2005) socio-economic development plans of branches and localities.
- The 2001 State budget estimation must exert positive impacts, creating a stable environment for production and business activities, boosting production and business, creating stable and firm sources of revenues, increasing accumulation and contributing an important part to further consolidating the country’s capability and potentials and creating momentum for development in subsequent years.
- Creating positive changes in restructuring the State budget, practicing economy, combating wastefulness alongside the perfection of apparatus, streamlining the administrative staff, Party and State agencies, mass organizations, increasing expenditures for development investment, for education and training, science and technology, ensuring funding for performance of defense and security tasks, further improving the wage regime, raising food rations for combatants in the armed forces ( army and police), the regime of financial support for persons with meritorious services to the revolution, the implementation of hunger elimination and poverty alleviation program, State budget-related social allowances. Taking an important step in socializing education, healthcare, cultural, physical and sport activities in order to mobilize more resources for branch development.
- The State budget estimation must comply with the provisions of the State Budget Law and documents guiding the implementation thereof, comply with the regulations on tasks and powers, organizing discussion of the budget and contents of budget estimation reports, ensuring grounds and bases for calculation as required by set forms and tables and according to report-sending timelimit.
2. Objectives:
The State budget revenue estimates must be made on the basis of production-business targets, in accordance with the current tax laws and revenue regimes while the continued handling of problems arising from the enforcement of new tax laws must be taken into account; the promulgated mechanism must be fully observed in order to encourage production and business, step up the export and expand markets. In the export and import tax revenue estimation, the factors of implementing the process of joining AFTA as well as other international commitments of the State must be taken into consideration; the price fluctuation must be anticipated, ensuring that the revenue estimates are higher than the previous years, more stable and highly feasible.
The 2001 State budget revenue estimation must ensure its conformity with the economic growth rate and price indexes, based on the full exploitation of all revenue sources and the combined measures against revenue reduction, smuggling and trade frauds; striving to make the national State budget revenue in 2001 represent 18- 19% of the GDP, and the local budget revenues in 2001 rise at least 10% over 2000.
b) The regular expenditure estimates should be made at a necessary, rational and economical level; implementing on the trial basis the financial mechanism of self-financing in a number of non-business units with revenue under the Prime Minister’s decision to be issued.
Continuing to give priority to the cause of education and training, science, technology and environment according to the Resolution of the second plenum of the Party Central Committee, to the cause of culture and information according to the Resolution of the fifth plenum of the Party Central Committee, as well as to agricultural and rural development. Abolishing the mechanism of the State budget subsidies for enterprises; scientific research, healthcare and training activities must be linked to production and business activities of corporations which must self-finance their non-business activities (except special cases to be decided by the Prime Minister).
For target programs: To arrange the national target programs, transferring a number of target programs which are no longer the national target programs into the tasks of regular expenditures of the local budgets.
The capital construction expenditure estimates belonging to the 2001 State budget capital must be made along the direction of: concentrating on the construction of infrastructure projects which can neither yield profits nor recover their capital, giving investment capital priority to key projects of the State and localities, allocating reciprocal capital to ODA-funded projects according to the time- tables already concluded, and capital to irrigation projects against storms and floods as well as the program on solidification of in-field canals. Concentrating capital on projects left from previous years and to be completed and commissioned in the year, the repayment of loan capital advanced in the previous years and on the efficient projects carried forward from 2000; the remaining capital amount shall be allocated to new projects which fully meet the prescribed conditions.
The budgets of all levels shall reserve 3 - 5% of their respective total budget expenditures as prescribed in the Government’s Decree No.87/CP of December 19, 1996. To make supplement to the financial reserve fund at a necessary and rational level.
c) State budget balance:
- The tax and charge collection must ensure the regular expenditures at a rational and economical level and ensure the repayment of due debts, continuing to arrange funding for effecting the wage regime regulation; to reserve an appropriate accumulation portion for development investment.
- The State budget overspending must be compatible to the firm possibility of domestic borrowings and preferential foreign loans. Not issuing money, not making foreign commercial borrowings; restricting domestic short-term borrowings with high interest rates to make up for the State budget deficit. The deficit level must not exceed 5% of the GDP (excluding borrowings for sub-lending).
d) With regard to local budgets at all levels:
- The estimates of the 2001 local budgets of all level shall be made and decided according to the State Budget Law; as the 2001 budget is the budget in the period of stability (2000-2002), the local administrations at all levels shall organize the estimation of their own budget revenues and expenditures on the basis of their revenue sources determined with firm grounds;
+ The proportion of division of revenue sources between the central budget and local budgets shall be stabilized on the basis of the revenue source- dividing proportion assigned in 2000 by the Prime Minister.
+ The supplementary amount from the central budget (if any) to balance the local budgets shall be 3% higher than the level assigned in 2000 (excluding the targeted supplements, supplements for settlement of difficulties of 2000 and funding for effecting the new wage regime).
- Within the scope of the revenue source determined above, the local budget expenditure estimates shall be made, ensuring the principles: the total expenditure shall not exceed the total revenue enjoyed by the local budget; giving priority to the tasks of spending on development investment, solidification of in-field canals, on education and training, science, technology and environment, the improvement of plant varieties and animal breeds, on crop and husbandry restructure; giving priority to repayment of borrowed capital (including communes’ debts), expenditures on hunger elimination and poverty alleviation; expenditures on housing support for persons who had taken part in revolutionary activities before the 1945 August Revolution under the Prime Minister’s Decision No.20/2000/QD-TTg of February 3, 2000 and the Finance Ministry’s guiding Circular No.63/2000/TT-BTC of June 29, 2000; absolutely saving administrative expenditures, restricting the expenditures on equipment procurement and repair.
Continuing to apply the mechanism of arranging expenditures for a number of targets corresponding to the whole or part of a number of revenues (the agricultural land use tax for investment in the development of agriculture and rural economy, land rent and land use levy for investment in infrastructure…) like the 2000 budget structure.
In order to encourage the localities to enhance their revenue management, as from 2001, the policy of rewarding the State budget over-collection shall be applied to localities with the collection of export and import taxes, the special consumption tax on domestic and imported goods (excluding the value added tax on import goods) in excess of the estimates thereof as prescribed by the State Budget Law. The Finance Ministry shall provide detailed guidance after the Prime Minister issues the decision thereon. The over-collection rewards mentioned above shall be used for investment in the construction of socio-economic infrastructure of the localities, for additional allocations and support for State enterprises, and addition to the funding for performance of important and newly arising tasks of the localities.
II. MAJOR CONTENTS OF THE 2001 STATE BUDGET REVENUE AND EXPENDITURE ESTIMATION
1. Regarding the State budget revenue:
1.1. For the State enterprises: Detailed calculation must be made for every unit in the geographical areas under management; when making the augmentation, the tax reimbursement must be separated; the value added tax on import goods of production units and business units must be separated from each other.
1.1.1. Regarding the value added tax: Calculated according to the VAT Law and its guiding documents, with attention being paid to some newly supplemented regulations such as: Circular No.05/2000/TT-BTC of January 12,2000 of the Finance Ministry guiding the tax declaration and payment for the electricity industry; Circular No.10/2000/TT-BTC of February 10, 2000 of the Finance Ministry guiding the declaration and payment of VAT on the business establishments’ goods sold at their dependent cost-accounting affiliates in other provinces and cities and via sale agents at fixed prices for commission only; Circular No.49/2000/TT/BTC of May 31, 2000 of the Finance Ministry guiding in detail the amendments and supplements to a number of lists of goods and services liable to VAT and the VAT rates applicable thereto as well as amendments and supplements to a number of provisions on VAT.
Grounds for calculation of the value of sold goods and services liable to VAT and the value of purchased goods and services for use in the production and/or trading of VAT-liable goods and services when making the estimates:
- The production and business situation in 2000 and the prospect for 2001.
- The 2001 production and business plans of enterprises.
- The 2000 sale prices and the inflation rate projected for 2001.
- The economic and technical norms of each enterprise, which are approved by the competent authorities.
- The regulations on rational expenses subtracted for calculation of taxable incomes under the Law on Enterprise Income Tax.
1.1.2. Regarding the special consumption tax: Calculated according to Circular No.168/1998/TT-BTC of December 21, 1998 of the Finance Ministry guiding the implementation of the Government’s Decree No.84/1998/ND-CP of December 12, 1998 detailing the implementation of the Special Consumption Tax Law.
Particularly for canned beer, the tax calculation prices shall comply with the Finance Ministry�s Official Dispatch No.1752/TC-TCT of May 9, 2000. The price for calculation of special consumption tax (SCT) on canned beer shall be determined as follows:
SCT calculation price (VND/liter) = [The selling price (VND/liter) - 3,000 (VND/liter)] : [1 + tax rate (65%)]
1.1.3. Natural resource tax: Calculated according to the Finance Ministry’s Circular No. 153/1998/TT-BTC of November 26,1998 guiding the implementation of the Government’s Decree No.68/1998/ND-CP of September 3,1998 detailing the implementation of the Natural Resources Tax Ordinance (amended).
1.1.4. The enterprise income tax: Calculated according to the Finance Ministry’s Circular No.99/1998/TT-BTC of July 14, 1998 guiding the implementation of the Government’s Decree No.30/1998/ND-CP of May 13, 1998 which details the implementation of the Enterprise Income Tax Law; the Finance Ministry’s Circular No.89/1999/TT-BTC of July 16, 1999 guiding the implementation of the tax regulations applicable to investment forms under the Law on Foreign Investment in Vietnam.
- To ensure the strict management and calculation of enterprise income tax estimates for enterprises with profitable production and business. On the basis of determining the elements of the enterprises’ general expenditures in 2000 and the elements of expenditure increases or decreases projected for 2001, to calculate the enterprise income tax. Concretely as follows:
- The production and business expenditures shall be estimated according to the level of the second quarter of 2000, including 5% of the expenditure cut for thrift practice.
Particularly for the additional income tax:
Business establishments with high incomes, besides having to pay the income tax at the rate of 32%, shall also have to pay the additional income tax at the tax rate of 25% for the remaining income amount which is higher than 12% of the value of capital being in possession of the owners at the time of final annual settlement.
1.2. Foreign-invested enterprises:
1.2.1. Value added tax:
- The VAT calculation by deduction method: similar to that applicable to the State enterprises.
- VAT imposed on foreign contractors and subcontractors that adopt the accounting regime of Vietnam shall be paid by deduction method prescribed in the VAT Law. For foreign contractors and subcontractors that do not adopt the accounting regime of Vietnam, VAT shall be paid by direct calculation method according to Circular No. 169/1998/TT-BTC of December 22, 1998 and Circular No.95/1999/TT-BTC of August 6,1999 of the Finance Ministry.
1.2.2. Enterprise income tax: Regarding the tax rates, they shall be calculated according to Article 38 and Article 43 of the Law on Foreign Investment in Vietnam and Clause 3, Article 10 of the Enterprise Income Tax Law.
The enterprise income tax levied on foreign contractors and subcontractors that adopt the accounting regime of Vietnam shall be calculated according to Circular No.99/1998/TT-BTC. For foreign contractors that lack grounds to determine the taxable income and do not adopt the accounting regime of Vietnam, the enterprise income tax shall be determined in percentage of the taxable turnover of each business line prescribed in Circular No.169/1998/TT-BTC of December 22, 1998 and Circular No.95/1999/TT-BTC of August 6, 1999 of the Finance Ministry.
1.2.3. Regarding land, water surface and sea surface rentals:
- Calculated on the basis of the Finance Minister’s Decision No.179/1998/QD-BTC of February 24, 1998 promulgating the regulation on land, water surface and sea surface rentals applicable to forms of foreign investment in Vietnam.
- Calculated on the basis of the decisions on land rental exemption or reduction of the agencies competent to grant the investment licenses.
- The time for land rental calculation shall be the time when the enterprises are assigned land for use. In cases where the enterprises use the land before the land assignment, the time for calculation land rental shall be counted from the time the enterprises use the land.
1.2.4. Tax on transferring abroad incomes of economic organizations and individuals:
Pending the amendments and supplements to the Foreign Investment Law, it shall be temporarily calculated as follows:
- Determining the income transferred abroad according to the provisions in Circular No. 99/1998/TT-BTC of July 14, 1998 of the Finance Ministry.
- The tax rates inscribed in the investment licenses granted by competent agencies, after obtaining the written consent of the Finance Ministry. There are three rates of tax on transfer of profits abroad.
+ The legal capital of up to USD 5 million, the tax rate is 7%
+ The legal capital of between over USD 5 million and under USD 10 million, the tax rate is 5%.
+ The legal capital of over USD 10 million, the tax rate is 3%.
1.2.5. Tax on oil and gas production and exploitation activities:
Based on the paid output and oil selling prices. The budget remittance levels shall be determined on the basis of the proportion of State budget remittance against the total turnover according to the current regime.
1.3. Tax applicable to non-State industries, trade and services:
1.3.1. For production and business households:
- For fixed business households: Scrutinizing all business households, putting untaxed households under management for license tax collection. On the basis of the number of households liable to license tax and the license tax rates, households with fixed business locations are expected to be subject to the calculation of value added tax and enterprise income tax.
- For joint- stock companies, limited liability companies, private companies, cooperatives, production groups: Tax shall be calculated specifically for each enterprise, particularly big enterprises.
1.3.2. Regarding tax: It is calculated under the guidance in Circular No. 84/1999/TT-BTC of July 1st, 1999 of the Finance Ministry guiding the estimation of the 2000 State budget.
1.4. Revenue from construction lottery activities: It is calculated under the guidance in Circular No.84/1999/TT-BTC of July 1st, 1999 of the Finance Ministry guiding the estimation of the 2000 State budget.
1.5. Registration fee: According to the Finance Ministry’s Circular No.28/2000/TT-BTC of April 18,2000 guiding the implementation of the Government’s Decree No.176/1999/ND-CP of December 21, 1999 on registration fee.
- The registration fee calculation bases shall be the registration fee calculation price and the registration fee rate (%).
- The registration fee calculation price shall be the value of assets subject to registration fee according to domestic market prices at the time of registration fee calculation.
- The registration fee rates shall be as follows:
+ House, land: 1%
+ Ships, boats: 1%. Particularly for offshore fishing vessels: 0.5%
- Automobiles, motorcycles, hunting guns, sport guns: 2%. Particularly for motorcycles with their registration and registration fee payment made in Vietnam from the second time on: 1%
1.6. Tax on land use right transfer: According to the Government’s Decree No.19/2000/ND-CP of June 8, 2000 detailing the implementation of the Law amending and supplementing a number of Articles of the Law on Land Use Right Transfer Tax.
1.7. Charge and fee collection:
- All kinds of charge and fee in localities under their management shall be calculated for collection; separately summing up the charges and fees managed respectively by the central government, provinces, cities, districts and communes.
- Calculating in detail all kinds of charge and fee accounting for large proportions.
- Making detailed estimate for each kind of charge and fee: the collected charge and fee amount; the amount left for payment of expenses for collection management, for performance of assigned tasks; the amount remitted into the State budget.
1.8. Regarding export tax, import tax, value added tax on import goods, special consumption tax, collected by Customs offices:
Based on the provisions of the Export and Import Tax Law (amended and supplemented), the Special Consumption Tax Law and the Value Added Tax Law’ as well as the export and import business situation, the Customs offices shall have to coordinate with concerned ministries, branches and localities in elaborating the collection estimates of import tax, export tax, special consumption tax on import goods and collections related to export and import activities.
1.9. Regarding collection from foreign loans and aids: Based on the signed agreements and commitments and their amended or supplemented provisions (if any), based on the implementation tempo of projects, to draw up detailed estimates of collection from foreign debts and aids according to each project, each ministry, each branch and locality, and clearly define the use purposes: for development investment, regular expenditures.
2. Regarding the State budget:
The ministries, central agencies, the budget drafting units at all levels must elaborate their 2001 State budget expenditure estimates within the amounts already notified thereto; on the basis of prescribed spending norms and regimes, the assigned task volume, funding shall be concentrated on major important tasks, practicing absolute thrift and combating wastefulness, In elaborating the 2001 budget expenditure estimates, each branch, each ministry, each central agency and each locality shall have to continue grasping firmly the policy of socialization. Combining the State budget sources and other sources mobilized from the society according to prescribed regimes for the better performance of tasks of each branch, each unit. Concretely for a number of major domains as follows:
2.1. For expenditure on development investment:
2.1.1. Expenses for capital construction:
The State budget capital shall be invested only in infrastructure projects which can neither yield profits nor recover the capital. The concentrated capital construction expenditures shall be arranged according to the following order: giving priority to key projects of the State and localities; irrigation projects, anti-natural calamity projects; projects to be completed and put into use in 2001, efficient projects carried forward from 2000; allocating sufficient reciprocal capital to ODA- funded projects; allocating capital for materialization of the program for solidification of inter-field canals; repayment of capital advanced in the previous years; allocating capital for the capital construction volume performed in 2000 but not yet paid; the remaining amount shall be allocated to new efficient and urgent projects, in which, for Group C projects, 70% must be allocated to uncompleted projects; projects just starting the construction shall be allocated capital for completion within no more than 2 years.
Projects to be allocated with the 2001 capital must go through all procedures for capital construction investment and be ratified before October 2000.
For projects invested with sub-lent loans, the project owners shall have to take initiative in arranging reciprocal capital in accordance with the contents of the signed agreements and domestic financial regulations in order not to affect the project implementation tempo.
- Continuing to make investment back in the petroleum industry with post-tax profits enjoyed by Vietnam from the VietsoPetro joint venture according to the Prime Minister’s regulations.
- Continuing to implement the mechanism of arranging investment capital for socio-economic infrastructures, social welfare projects, for housing fund development, agricultural and rural development with attention paid to the improvement of plant varieties and animal breeds; regeneration of forest funds from the local budgets from various sources; the collection of land use right assignment fee, land rental, construction lottery, proceeds from the sale of State-owned houses, agricultural land use levies, forest resource tax’ which shall be the same as in 2000.
- Continuing to implement the mechanism of arranging expenses for socio-economic infrastructure development projects from the sources of collection of hydro-electric water resource tax, for investment back in bordergate economic zones already decided by the Prime Minister.
2.1.2. Regarding expenditures in support of production and business:
- Concentrating the support for the production of a number of key products, for key branches; providing capital support for enterprises doing business with efficiency, producing export goods, support for the search and expansion of markets, the consumption of commodity products, chiefly farm produce.
- Support for the improvement and production of plant varieties and animal breeds.
- Expenses in support of public-utility activities, public-utility enterprises with revenues being not enough to cover expenditures, enjoying support as stipulated by the Government.
2.1.3. Expenses for offsetting the difference of interest rates on development investment credit loans of the State shall comply with Circular No.43/2000/TT-BTC of May 23, 2000, Circular No. 53/2000/TT-BTC of June 6, 2000 and Circular No.59 TC/TCNH of September 27, 1996 of the Finance Ministry.
2.1.4. Regarding the State reserve expenditure: Based on the assigned State reserve tasks, branches and units shall have to evaluate and determine their reserve levels by December 31, 2000; to project the levels of reserve addition of each kind of goods, supplies, and elaborate the State reserve expenditure estimates for preservation of their reserve goods in 2001.
2.2. Regarding expenses for price subsidies for policy commodities:
- The expenses for price subsidies, freight subsidies for policy commodities for mountainous regions prescribed in Decree No.20/1998/ND-CP shall be calculated according to Joint Circular No.11/1998/TT-LB/BTM-UBDTMN-BTC-BKHDT of July 31, 1998. Regarding expenses for price subsidies for the purchase of agricultural products for localities, they must be reviewed for proper policy adjustment.
- The expenses for price subsidies for preservation of original breeds, press price subsidies, publishing house subsidies, cinematographic subsidies’ shall comply with the current regimes. The ministries, localities and units should thoroughly calculate the price subsidy expenditures based on the clear determination of the quantity, production cost, transportation cost, specific subsidy level for each kind of commodity in strict accordance with the prescribed regime.
2.3. Regarding administrative and non-business expenditures:
- To continue allocating funds for the cause of education and training as well as science, technology and environment according to the Resolution of the Party Central Committee�s second plenum; regarding the State budget nationwide: allocating funds for expenditures (including expenditures for investment, regular spending, aid and loan spending, expenses for wage increase…) on education and training in 2001 at the level of 15%, on the science, technology and environment at the level of 2% of the total State budget expenditures, and at the same time adjusting the expenditure structure in a scientific manner in order to ensure the efficiency and practicality requirements. For culture and information sector, expenditure funding shall be allocated according to the Resolution of the Party Central Committee’s fifth plenum.
- Non-business economic expenditures should be concentrated on a number of key fields; each branch and each locality shall study and adjust its own expenditure structure in order to ensure high efficiency, contributing to boosting the economic development.
- The non-business expenditures on healthcare, physical training and sports must be arranged in a rational and economical manner, revising all tasks and programs in order to ensure high efficiency, allocating adequate funding for implementation of policies and regimes already promulgated by competent authorities.
- To allocate fund for administrative expenditures (on State management, activities of Party organizations and mass organizations): Correctly calculating the spending norms as prescribed, absolutely saving expenditures on guest reception, conferences, outbound delegations, inbound delegations,…
- For spending tasks using loan capital or aid, detailed estimate should be elaborated according to each project and the Vietnamese party’s reciprocal capital should be fully calculated according to commitments and prescribed regimes.
- Expenses for scientific, healthcare and training activities of State enterprises under the ministries shall be accounted into the production-business costs as prescribed in Decree No.27/1999/ND-CP of April 20, 1999 of the Government; from 2001 on, State budget subsidies shall not be allocated (except cases decided by the Prime Minister).
- In 2001, a number of administrative and non-business units with revenues shall be converted into those with self-financing of their expenditures according to the Prime Minister’s decisions.
- In the course of estimating expenditures of administrative and non-business units with revenues, it is necessary to fully report on the tasks of spending from the sources of collected charges and fees and other collections retained for expense coverage according to the current regulations.
2.4. Regarding expenditures on implementation of target programs:
For the national target programs: Continuing to allocate funding thereto and implementing the management mechanism provided for in the Prime Minister’s Decision No.38/2000/QD-TTg of March 24, 2000 and the Finance Ministry’s Circular No.41/2000/TT-BTC of May 19, 2000. For the other target programs, from 2001, the estimates shall be included in the budget expenditures of the ministries and localities.
III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. The ministries and other State bodies shall, according to their assigned functions, have to set the socio-economic norms in the fields under their respective management and promptly notify them to the Finance Ministry, other ministries, central agencies and localities before the time of the State budget estimation as stipulated in legal documents guiding the implementation of the State Budget Law, which shall serve as basis for making the 2001 State budget estimate.
2. The ministries which manage the national target programs and other target programs shall have to study and submit to the competent authorities before September 2000 for decision: the national target programs continued to be implemented in 2001, the target programs to be converted as from 2001 into the budget expenditures of the ministries and localities, to serve as basis for arrangement of the 2000 budget estimates.
3. The ministries, central agencies and the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall base themselves on this Circular and the examined figures on 2001 State budget revenue and expenditure estimates notified by the Finance Ministry for implementation: to guide and notify the examined figures, organize discussions and augmentation of the 2001 State budget estimates strictly according to the contents prescribed in this Circular.
4. The Finance Ministry shall organize working sessions with other ministries, central agencies and localities to discuss the 2001 budget estimates during the period from mid-August to September 15, 2000 (the concrete timetable shall be notified later).
After the 2001 State budget estimates are approved by the National Assembly, the Finance Ministry shall organize working sessions with other ministries, central agencies and localities on the 2001 budget estimates before submitting to the Government, the National Assembly Standing Committee the plan on distribution of the 2001 State budget estimates.
5. The General Department of Customs, the General Department of Tax and the concerned Departments shall have to guide in detail this Circular to their attached units for the elaboration and augmentation of the State budget revenue and expenditure estimates in their assigned fields.
Regarding set forms for 2001 State budget revenue and expenditure estimate elaboration and report:
- The ministries and central agencies shall guide their attached units to elaborate the State budget estimates and make the report thereon; thereby make sum-up reports to the Finance Ministry on their respective 2001 State budget estimates in strict accordance with the guided forms and tables and the time limits prescribed in Circular No.103/1998/TT-BTC of July 18, 1998 of the Finance Ministry.
- For localities: In order to augment and submit to the National Assembly the State budget revenue and expenditure estimates for all four budget levels (central, provincial, district and commune budgets), as from 2001, the provincial/municipal People’s Committees are requested to direct and guide the subordinate local administrations to make full budget revenue and expenditure estimates according to set forms and tables prescribed in Circular No.103/1998/TT-BTC of July 18,1998 of the Finance Ministry and augment the budget revenue and expenditure estimates of the commune and equivalent levels according to set forms and tables for sum-up and report to the Finance Ministry. With regard to set forms and tables of report on budget revenue and expenditure estimates of the provinces and centrally-run cities, promulgated together with Circular No.103/1998/TT-BTC of July 18, 1998 of the Finance Ministry, the column on 1999 settlement data norm (for Appendix 1: tables No.1, 2 and 7; for Appendix 6: tables No.5, 6, 7, 17, 18) shall be added according to enclosed appendices.
6. In the course of making the 2001 State budget estimates, if any new policies and regulations are issued, the Finance Ministry shall provide additional guidance and notices when they are implemented; if any problems arise, the ministries and localities are requested to report them to the Finance Ministry for timely handling.
 

 
FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER




Pham Van Trong

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 73/2000/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất