Thông tư 49/2014/TT-NHNN sửa đổi Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 49/2014/TT-NHNN
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 49/2014/TT-NHNN |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Đào Minh Tú |
Ngày ban hành: | 31/12/2014 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 49/2014/TT-NHNN
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Số: 49/2014/TT-NHNN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2014 |
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU KHOẢN CỦA CHẾ ĐỘ BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 16/2007/QĐ-NHNN NGÀY 18/4/2007 VÀ HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 479/2004/QĐ-NHNN NGÀY 29/4/2004 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 và Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Báo cáo tài chính của các tổ chức tín dụng (sau đây gọi tắt là báo cáo tài chính) là các báo cáo được lập theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán và các quy định của pháp luật liên quan để phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của tổ chức tín dụng. Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính.”
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Chế độ này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi tắt là TCTD).
2. Đơn vị TCTD: Là các đơn vị trực thuộc TCTD, bao gồm: Trụ sở chính/Trụ sở (sau đây gọi chung là Trụ sở chính), Sở giao dịch trong thời gian chưa chuyển đổi thành chi nhánh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc.
3. Công ty mẹ: Là TCTD có một hay nhiều công ty con.
4. Công ty con: Là công ty thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 30 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng.
5. Công ty liên kết của TCTD: Là công ty theo quy định tại Khoản 29 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng.
6. Tập đoàn TCTD bao gồm công ty mẹ là TCTD và (các) công ty con.
7. Báo cáo tài chính của TCTD: Là báo cáo tài chính được TCTD lập trên cơ sở tổng hợp số liệu trong toàn hệ thống TCTD (bao gồm: Trụ sở chính, Sở giao dịch, các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc) để phản ánh thông tin kinh tế, tài chính của TCTD.
8. Báo cáo tài chính hợp nhất: Là báo cáo tài chính được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo tài chính của TCTD và báo cáo tài chính của (các) công ty con để phản ánh thông tin kinh tế, tài chính của tập đoàn TCTD.
9. Báo cáo tài chính tổng hợp: Là báo cáo tài chính được lập trên cơ sở tổng hợp số liệu của các đơn vị kế toán trong cùng loại hình/cùng nhóm TCTD hoạt động và hạch toán độc lập với nhau để phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính tổng hợp của tất cả các đơn vị thành viên trong cùng một loại hình/một nhóm TCTD đó.
10. Báo cáo tài chính bán niên đã soát xét: Là báo cáo tài chính giữa niên độ của TCTD, báo cáo tài chính giữa niên độ hợp nhất/báo cáo tài chính giữa niên độ tổng hợp được TCTD lập vào quý II của năm tài chính và được soát xét bởi tổ chức kiểm toán độc lập được chấp thuận.
11. Báo cáo điện tử: Là báo cáo thể hiện dưới dạng tệp (file) dữ liệu điện tử được truyền qua mạng máy tính. Báo cáo điện tử phải có đầy đủ chữ ký điện tử của người đại diện theo pháp luật của TCTD và theo đúng ký hiệu, mã truyền tin, cấu trúc file theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.”
“Điều 3. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính
Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Chuẩn mực kế toán Việt Nam về trình bày báo cáo tài chính, bao gồm: Hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu và tập hợp, bù trừ, có thể so sánh và các yêu cầu quy định bổ sung tại Chuẩn mực Kế toán Việt Nam về trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự và các quy định của pháp luật liên quan.”
“b) Trường hợp các chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 89 Luật các tổ chức tín dụng thì chi nhánh đầu mối của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài (chi nhánh có Tổng giám đốc (Giám đốc) được ngân hàng nước ngoài ủy quyền chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam) phải tổng hợp số liệu các chi nhánh hoạt động tại Việt Nam để lập báo cáo tài chính tổng hợp theo quy định tại Mục 3 Chương II Chế độ này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu báo cáo tài chính tổng hợp.”
“Điều 7. Thời hạn nộp báo cáo tài chính
1. Báo cáo tài chính năm
a) Báo cáo tài chính năm chưa kiểm toán
- Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm của TCTD chưa kiểm toán chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính;
- Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm hợp nhất chưa kiểm toán chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
b) Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán
TCTD phải gửi Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán kèm theo kết quả của tổ chức kiểm toán độc lập (bao gồm: Báo cáo kiểm toán; thư quản lý và các tài liệu liên quan) chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính của TCTD.
2. Báo cáo tài chính giữa niên độ
a) Thời hạn nộp báo cáo tài chính giữa niên độ chậm nhất là ngày 30 tháng đầu tiên của quý kế tiếp;
b) Báo cáo tài chính bán niên đã soát xét
Ngoài các Báo cáo tài chính giữa niên độ theo quy định tại điểm a Khoản này, TCTD là tổ chức niêm yết, công ty đại chúng có quy mô lớn phải nộp:
- Báo cáo tài chính bán niên của TCTD đã được soát xét kèm theo toàn bộ Báo cáo soát xét Báo cáo tài chính chậm nhất là 45 ngày, kể từ ngày kết thúc 06 tháng đầu năm tài chính;
- Báo cáo tài chính bán niên hợp nhất hoặc Báo cáo tài chính bán niên tổng hợp đã được soát xét kèm theo toàn bộ Báo cáo soát xét và Báo cáo tài chính bán niên của TCTD là 60 ngày, kể từ ngày kết thúc 06 tháng đầu năm tài chính trong trường hợp TCTD là tổ chức niêm yết, công ty đại chúng có quy mô lớn phải lập Báo cáo tài chính bán niên hợp nhất hoặc Báo cáo tài chính bán niên tổng hợp.
3. Báo cáo tài chính có kỳ lập khác
Trường hợp TCTD phải lập báo cáo tài chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Chế độ này thì TCTD phải nộp báo cáo tài chính theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước theo từng trường hợp.
4. Nếu ngày cuối cùng của thời hạn nộp báo cáo tài chính là ngày lễ, ngày Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần thì ngày nộp báo cáo tài chính là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày đó.”
Loại Báo cáo tài chính |
Nơi nhận Báo cáo tài chính |
|||
Ngân hàng Nhà nước |
Cơ quan tài chính |
Cơ quan thuế |
Cơ quan thống kê |
|
1. Báo cáo tài chính giữa niên độ |
þ |
þ |
þ |
þ |
2. Báo cáo tài chính bán niên đã soát xét |
þ |
|
|
|
3. Báo cáo tài chính năm |
|
|
|
|
a) Báo cáo tài chính năm chưa kiểm toán |
þ |
|
|
|
b) Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán |
þ |
þ |
þ |
þ |
4. Báo cáo tài chính có kỳ lập khác |
þ |
|
|
|
“Điều 9. Lập và nộp Bảng cân đối tài khoản kế toán
1. Bảng cân đối tài khoản kế toán là báo cáo kế toán phản ánh chi tiết tình hình tài chính và hoạt động của TCTD và/ hoặc đơn vị TCTD (Mẫu A01/TCTD).
2. Yêu cầu khi lập Bảng cân đối tài khoản kế toán
a) Trường hợp phát sinh các khoản thu nhập và chi phí từ các giao dịch giữa các đơn vị TCTD trong cùng hệ thống, TCTD cần phải gửi kèm bản thuyết minh về các khoản thu nhập và chi phí này khi lập và nộp Bảng cân đối tài khoản kế toán;
b) Riêng Bảng cân đối tài khoản kế toán tháng 12 (hoặc tháng cuối cùng của kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật), các TCTD và các đơn vị TCTD lập và gửi báo cáo khi chưa kết chuyển thu nhập, chi phí để xác định kết quả kinh doanh nhưng sau khi đã xử lý số dư các tài khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái, vàng bạc đá quý, chênh lệch đánh giá lại tài sản cuối năm tài chính theo chế độ hiện hành;
c) Trường hợp TCTD là công ty mẹ: Ngoài việc lập và gửi Bảng cân đối tài khoản kế toán của TCTD, khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước còn phải nộp kèm Bảng cân đối tài khoản kế toán của các công ty con;
d) Bảng cân đối tài khoản kế toán được nộp về Ngân hàng Nhà nước bằng báo cáo điện tử.
3. Thời hạn lập và nộp Bảng cân đối tài khoản kế toán
Định kỳ hàng tháng, các TCTD và các đơn vị TCTD phải lập và nộp Bảng cân đối tài khoản kế toán vào ngày 07 tháng kế tiếp.
Nếu ngày cuối cùng của thời hạn nộp Bảng cân đối tài khoản kế toán là ngày lễ, ngày Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần thì ngày nộp Bảng cân đối tài khoản kế toán là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày đó.
4. Quy trình gửi Bảng cân đối tài khoản kế toán về Ngân hàng Nhà nước được thực hiện theo quy trình gửi Báo cáo tài chính và Bảng cân đối tài khoản kế toán quy định tại Điều 10 Chế độ này.”
“Điều 10. Quy trình nộp Báo cáo tài chính và Bảng cân đối tài khoản kế toán
1. Quy trình nộp Báo cáo tài chính và Bảng cân đối tài khoản kế toán bằng báo cáo điện tử cho Ngân hàng Nhà nước
a) Ngân hàng và TCTD phi ngân hàng
a.1. Trụ sở chính TCTD mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đặt tại các tỉnh phía Bắc, Ngân hàng hợp tác xã (từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra) phải nối mạng truyền tin với Cục Công nghệ tin học; các TCTD mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đặt tại các tỉnh phía Nam (từ thành phố Đà Nẵng trở vào) phải nối mạng truyền tin với Chi cục Công nghệ tin học tại thành phố Hồ Chí Minh để nộp các báo cáo: Bảng cân đối tài khoản kế toán của Trụ sở chính; Bảng cân đối tài khoản kế toán của TCTD; Báo cáo tài chính;
a.2. Trụ sở chính các TCTD không thuộc đối tượng quy định tại điểm a.1 Khoản này phải nối mạng truyền tin với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi đóng trụ sở) để nộp các báo cáo: Bảng cân đối tài khoản kế toán của Trụ sở chính; Bảng cân đối tài khoản kế toán của TCTD và Báo cáo tài chính;
a.3. Sở giao dịch, Chi nhánh, đơn vị trực thuộc TCTD hạch toán phụ thuộc phải nối mạng máy tính với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi đóng trụ sở) để nộp Bảng cân đối tài khoản kế toán của đơn vị TCTD;
b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
b.1. Chi nhánh đầu mối của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải nối mạng truyền tin với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi đóng trụ sở) để nộp các báo cáo: Bảng cân đối tài khoản kế toán của chi nhánh đầu mối và Báo cáo tài chính.
Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có chi nhánh đầu mối nhưng không phải là chi nhánh đầu mối phải nối mạng máy tính với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi đóng trụ sở) để nộp Bảng cân đối tài khoản kế toán của TCTD và Báo cáo tài chính.
b.2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thuộc đối tượng theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 6 Chế độ này phải nối mạng truyền tin với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi đóng trụ sở) để nộp các báo cáo: Bảng cân đối tài khoản kế toán của TCTD và Báo cáo tài chính.
2. Quy trình nộp Báo cáo tài chính bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước
a) Các TCTD nộp Báo cáo tài chính năm chưa kiểm toán và Báo cáo tài chính giữa niên độ bằng văn bản về Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng: mỗi loại 01 bản);
b) Các TCTD nộp Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán và kết quả của tổ chức kiểm toán độc lập; Báo cáo tài chính bán niên đã soát xét (đối với TCTD là tổ chức niêm yết, công ty đại chúng có quy mô lớn) và Báo cáo tài chính có kỳ lập khác (nếu có) bằng văn bản về Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng: mỗi loại 02 bản, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi TCTD đóng trụ sở chính: mỗi loại 01 bản).
3. Việc nộp báo cáo tài chính cho Cơ quan tài chính, Cơ quan thuế, Cơ quan thống kê được thực hiện theo quy định pháp luật khác có liên quan và theo hướng dẫn của các cơ quan đó.
4. Quy trình nộp báo cáo trong nội bộ TCTD do TCTD hướng dẫn.
5. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước thay đổi hệ thống mạng truyền tin làm thay đổi quy trình gửi và nhận báo cáo điện tử quy định tại Khoản 1 Điều này, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn quy trình nộp Báo cáo tài chính và Bảng cân đối tài khoản kế toán bằng báo cáo điện tử phù hợp với sự thay đổi của hệ thống mạng truyền tin.”
“Điều 11. Trách nhiệm của TCTD
1. Người đại diện theo pháp luật của TCTD chịu trách nhiệm tổ chức lập và trình bày Báo cáo tài chính đồng thời chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ và trung thực về các thông tin trên Báo cáo tài chính và Bảng cân đối tài khoản kế toán của đơn vị mình.
2. TCTD, đơn vị TCTD có trách nhiệm:
a) Lập và gửi đầy đủ, kịp thời Báo cáo tài chính và Bảng cân đối tài khoản kế toán theo đúng quy định của Chế độ này;
b) Ký, đóng dấu của đơn vị báo cáo đối với Báo cáo tài chính bằng văn bản theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện bảo mật khi xử lý truyền qua mạng máy tính Báo cáo tài chính, Bảng cân đối tài khoản kế toán bằng báo cáo điện tử được mã hóa theo đúng quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về truyền, nhận thông tin, báo cáo qua mạng;
d) TCTD, đơn vị TCTD nhận được tra soát Báo cáo tài chính và Bảng cân đối tài khoản kế toán có sai sót của đơn vị nhận báo cáo, phải rà soát, kiểm tra lại và nếu có sai sót thì phải điều chỉnh lại ngay bằng cách hủy bỏ báo cáo có sai sót và lập báo cáo đúng để gửi lại cho đơn vị nhận báo cáo; hoặc TCTD, đơn vị TCTD tự phát hiện báo cáo của mình có sai sót phải chủ động điều chỉnh kịp thời và gửi lại cho đơn vị nhận báo cáo.
Khi gửi lại báo cáo đã điều chỉnh sai sót phải gửi kèm bản giải trình sai sót cần điều chỉnh (bằng file đối với bảng cân đối tài khoản kế toán, bằng văn bản và file đối với báo cáo tài chính) cho đơn vị nhận báo cáo.
3. Chi nhánh đầu mối theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 6 Chế độ này phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) về việc được ủy quyền là chi nhánh đầu mối.”
“Điều 12. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
1. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Là đầu mối tiếp nhận Báo cáo tài chính và Bảng cân đối tài khoản kế toán bằng báo cáo điện tử theo quy định tại điểm a.2, điểm a.3 và điểm b Khoản 1 Điều 10 Chế độ này; kiểm tra tính chính xác về mặt số học của các báo cáo; khi phát hiện sai sót, phải thông báo kịp thời cho đơn vị gửi báo cáo để chỉnh sửa, gửi lại và xử lý truyền tiếp về Cục Công nghệ tin học;
b) Là đầu mối tiếp nhận Báo cáo tài chính bằng văn bản theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 10 Chế độ này;
c) Đôn đốc các TCTD, đơn vị TCTD theo quy định tại điểm a.2, điểm a.3, điểm b Khoản 1 và điểm b Khoản 2 Điều 10 Chế độ này gửi đầy đủ, kịp thời Báo cáo tài chính và Bảng cân đối tài khoản kế toán;
d) Khai thác số liệu và thông tin trên Báo cáo tài chính và Bảng cân đối tài khoản kế toán; quản lý và lưu trữ các báo cáo theo quy định pháp luật;
đ) Thanh tra, giám sát việc thực hiện Chế độ này và xử lý các vi phạm theo thẩm quyền.
2. Chi cục Công nghệ tin học
Là đầu mối tiếp nhận Báo cáo tài chính và Bảng cân đối tài khoản kế toán bằng báo cáo điện tử của các TCTD mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đặt tại các tỉnh phía Nam theo quy định tại điểm a.1 Khoản 1 Điều 10 Chế độ này; kiểm tra tính chính xác về mặt số học của các báo cáo; khi phát hiện sai sót, phải thông báo kịp thời cho đơn vị gửi báo cáo để chỉnh sửa, gửi lại và xử lý truyền tiếp về Cục Công nghệ tin học.
3. Cục Công nghệ tin học
a) Là đầu mối tổ chức, tiếp nhận các Báo cáo tài chính và Bảng cân đối tài khoản kế toán do các TCTD, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chi cục Công nghệ tin học truyền qua mạng truyền tin;
b) Kiểm tra tính chính xác về mặt số học trên các báo cáo điện tử; khi phát hiện sai sót, phải thông báo kịp thời cho đơn vị báo cáo để chỉnh sửa, gửi lại và thông báo cho các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan;
c) Tổng hợp các chỉ tiêu trên các báo cáo theo nhu cầu khai thác và sử dụng của các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước;
d) Hướng dẫn các TCTD, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc truyền, nhận và khai thác dữ liệu báo cáo qua mạng truyền tin theo quy định;
đ) Đảm bảo truyền dẫn thông tin thông suốt, kịp thời, chính xác, an toàn và bảo mật; tổ chức lưu trữ dữ liệu các báo cáo an toàn và bảo mật.
4. Vụ Tài chính- Kế toán
Chịu trách nhiệm hướng dẫn triển khai thực hiện Chế độ này.
5. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
a) Là đầu mối tổ chức, tiếp nhận các Báo cáo tài chính bằng văn bản do các TCTD gửi; chia sẻ thông tin với các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ;
b) Kiểm tra tính chính xác về mặt số học trên Báo cáo tài chính bằng văn bản; khi phát hiện sai sót, phải thông báo kịp thời cho đơn vị báo cáo để chỉnh sửa, gửi lại và thông báo cho các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan; tổ chức lưu trữ dữ liệu các báo cáo an toàn và bảo mật;
c) Đôn đốc các TCTD mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a.1 Khoản 1 Điều 10 Chế độ này gửi đầy đủ, kịp thời Báo cáo tài chính và Bảng cân đối tài khoản kế toán;
d) Thanh tra, giám sát việc thực hiện Chế độ này và xử lý các vi phạm theo thẩm quyền.
6. Các Vụ, Cục và các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định đăng ký bằng văn bản với Cục Công nghệ tin học, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng để khai thác các báo cáo của TCTD theo nhu cầu cụ thể và chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và bảo mật thông tin về báo cáo trong nội bộ đơn vị mình theo quy định của pháp luật.”
“Điều 14. Công khai báo cáo tài chính
1. Đối tượng công khai
a) Tất cả các TCTD phải công khai báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán của tổ chức kiểm toán độc lập;
b) Các TCTD mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và TCTD là tổ chức niêm yết, công ty đại chúng có quy mô lớn phải công khai báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ theo quy định của pháp luật. Các TCTD khác tự nguyện công khai báo cáo tài chính giữa niên độ được lựa chọn mẫu báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ hoặc dạng tóm lược để công khai.
2. Hình thức, nội dung và thời gian công khai báo cáo tài chính
a) Hình thức công khai
- Đối với báo cáo tài chính năm: Được đăng trên trang thông tin điện tử (website) hoặc tại nơi đặt trụ sở chính, chi nhánh của TCTD và đăng trên 01 số báo có phạm vi phát hành trong toàn quốc;
- Đối với báo cáo tài chính giữa niên độ và báo cáo tài chính bán niên: Được đăng trên trang thông tin điện tử (website) hoặc tại nơi đặt trụ sở chính, chi nhánh của TCTD.
Khuyến khích các TCTD công khai báo cáo tài chính dưới các hình thức như phát hành ấn phẩm (báo cáo thường niên) của TCTD; và các hình thức công khai khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
b) Nội dung công khai
TCTD phải công khai tối thiểu các nội dung sau: Báo cáo tài chính đã kiểm toán bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo kiểm toán đối với Báo cáo tài chính năm; Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh đối với Báo cáo tài chính giữa niên độ. Các TCTD là công ty mẹ phải thực hiện công khai các biểu mẫu báo cáo tài chính hợp nhất;
Khuyến khích các TCTD công khai đầy đủ các biểu mẫu báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính.
c) Thời gian công khai
- Thời gian công khai báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày đối với các TCTD là tổ chức niêm yết, công ty đại chúng có quy mô lớn, và chậm nhất là 120 ngày đối với các TCTD còn lại tính từ ngày kết thúc năm tài chính của TCTD.
- Thời gian công khai báo cáo tài chính giữa niên độ đối với các TCTD là tổ chức niêm yết, công ty đại chúng có quy mô lớn thực hiện theo quy định pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, và chậm nhất là 45 ngày đối với TCTD còn lại kể từ ngày kết thúc quý.
d) Ngoài việc thực hiện công khai theo quy định tại điểm a, b, c Khoản này, TCTD là tổ chức phát hành, công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, công ty đại chúng có quy mô lớn, TCTD mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ còn phải thực hiện công khai báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật liên quan.
3. TCTD có trách nhiệm trả lời chất vấn khi có yêu cầu của đối tượng sử dụng báo cáo tài chính (cơ quan quản lý nhà nước, cổ đông, khách hàng và các đối tượng khác) theo quy định của pháp luật.
4. Các trường hợp ảnh hưởng đến việc công khai báo cáo tài chính như hoãn công khai thông tin, không công khai một phần hoặc toàn bộ thông tin trên báo cáo tài chính, hoặc trường hợp khác phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định.
5. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày công khai báo cáo tài chính theo các quy định tại Chế độ này, TCTD phải gửi bản xác nhận/Thông báo về việc đã công khai Báo cáo tài chính về Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).”
“Điều 16. Đối tượng lập báo cáo tài chính
Tất cả các TCTD đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính.”
“Tài khoản 3599 - Dự phòng nợ phải thu khó đòi
Tài khoản này dùng để phản ánh việc TCTD lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định của pháp luật đối với các khoản nợ phải thu không được phân loại là tài sản có rủi ro tín dụng khó có khả năng thu hồi.
Bên Có ghi: |
- Số dự phòng được trích lập tính vào chi phí. |
Bên Nợ ghi: |
- Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. - Hoàn nhập số chênh lệch thừa dự phòng đã lập theo quy định. |
Số dư Có: |
- Phản ánh số dự phòng hiện có cuối kỳ. |
Hạch toán chi tiết: |
|
|
- Mở 01 tài khoản chi tiết.” |
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2015.
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tài chính-Kế toán, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) TCTD chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: |
KT. THỐNG ĐỐC |
Đơn vị báo cáo: ………… Địa chỉ: …………………….. |
Mẫu số: - A01/TCTD |
(Ban hành theo Thông tư số 49/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014)
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
Tháng …… năm ………..
A - CÁC TÀI KHOẢN TRONG BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Đơn vị: Đồng Việt Nam (VND)
Tên tài khoản |
Số hiệu tài khoản |
Số dư đầu kỳ |
Số phát sinh |
Số dư cuối kỳ |
|||
Nợ |
Có |
Nợ |
Có |
Nợ |
Có |
||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
B - CÁC TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Đơn vị: Đồng Việt Nam (VND)
Tên tài khoản |
Số hiệu tài khoản |
Số dư đầu kỳ |
Số phát sinh |
Số dư cuối kỳ |
|
Nợ |
Có |
||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
….., ngày … tháng … năm … |
Yêu cầu của phần các tài khoản nội bảng là:
+ Tổng dư Nợ đầu kỳ |
= Tổng dư Có đầu kỳ. |
+ Tổng số phát sinh Nợ trong kỳ |
= Tổng số phát sinh Có trong kỳ. |
+ Tổng dư Nợ cuối kỳ |
= Tổng dư Có cuối kỳ. |
Đơn vị báo cáo: ………… Địa chỉ: …………………….. |
Mẫu số: - B02/TCTD: đối với BCTC - B02/TCTD-HN: đối với BCTC hợp nhất |
(Ban hành theo Thông tư số 49/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (HỢP NHẤT)
Cho năm tài chính kết thúc ngày ... tháng ... năm ...
Đơn vị tính: triện đồng VN
A |
Tài sản |
I |
Tiền mặt, vàng bạc, đá quý |
V.01 |
Dư Nợ (DN) tài khoản (TK) 101, 103, 104, 105 |
Tổng các khoản mục tương ứng trên Bảng CĐKT. |
||
II |
Tiền gửi tại NHNN |
V.02 |
DN TK 111, 112 |
Như trên |
||
III |
Tiền gửi và cho vay các TCTD khác |
V.03 |
Tổng các khoản mục tương ứng trên Bảng CĐKT. |
|||
1 |
Tiền gửi tại các TCTD khác |
DN TK 131 → 136 |
||||
2 |
Cho vay các TCTD khác |
DN TK 201, 202, 203, 205 |
||||
3 |
Dự phòng rủi ro(*) |
(xxx) |
(xxx) |
Dư Có (DC) TK 139, DC TK 209 |
||
IV |
Chứng khoán kinh doanh |
V.04 |
Như trên |
|||
1 |
Chứng khoán kinh doanh (1) |
Chênh lệch (DN-DC) TK 141, 142, 148, có thể bao gồm DN TK 121, 122, 123 |
||||
2 |
Dự phòng rủi ro chứng khoán kinh doanh (*) |
(xxx) |
(xxx) |
DC TK 129 (phần tương ứng với giá trị 121, 122, 123 xếp vào khoản mục chứng khoán kinh doanh), DC TK 149 |
||
V |
Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác |
V.05 |
Chênh lệch (DN-DC) TK 486 (nếu DN>DC) |
Như trên |
||
VI |
Cho vay khách hàng |
V.06 |
Như trên |
|||
1 |
Cho vay khách hàng |
V.06.1 |
DN các TK: 211 → 216; 221, 222; 231, 232; 241, 242; 251 → 256; 261 → 268; 271, 272, 273, 275; 281 → 285; 291 → 293 |
|||
2 |
Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng (*) |
V.06.2 |
(xxx) |
(xxx) |
DC TK 219, 229, 239, 249, 259, 269, 279, 289, 299 |
|
VII |
Hoạt động mua nợ |
V.07 |
||||
1 |
Mua nợ |
DN TK 371, 372 |
Như trên |
|||
2 |
Dự phòng rủi ro hoạt động mua nợ (*) |
(xxx) |
(xxx) |
DC TK 379 |
Như trên |
|
VIII |
Chứng khoán đầu tư |
V.08 |
Như trên |
|||
1 |
Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán (2) |
Chênh lệch (DN-DC) TK 151 → 157, có thể bao gồm DN TK 121, 122, 123 |
||||
2 |
Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn |
Chênh lệch (DN-DC) TK 161 → 164, có thể bao gồm DN TK 121, 122, 123 |
||||
3 |
Dự phòng rủi ro chứng khoán đầu tư (*) |
(xxx) |
(xxx) |
DC TK 129 (phần tương ứng với giá trị TK 121, 122, 123 xếp vào khoản mục chứng khoán đầu tư), 159, 169 |
||
IX |
Góp vốn, đầu tư dài hạn |
V.09 |
||||
1 |
Đầu tư vào công ty con |
DN TK 341, 345 |
Không thể hiện trên Bảng CĐKT hợp nhất. |
|||
2 |
Vốn góp liên doanh |
DN TK 342, 346 |
- Giá trị ghi sổ của khoản vốn góp được điều chỉnh tương ứng với phần sở hữu của bên góp vốn: (i) trong lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế TNDN của công ty LD, LK; (ii) khi vốn chủ sở hữu của công ty LD, LK thay đổi nhưng chưa được phản ánh trên Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty LD, LK (như đánh giá lại TSCĐ và các khoản đầu tư, chênh lệch tỷ giá quy đổi ngoại tệ); (iii) khi công ty LD, LK áp dụng các chính sách kế toán khác với bên góp vốn. - Lấy số liệu từ hệ thống sổ kế toán phục vụ cho hợp nhất. |
|||
3 |
Đầu tư vào công ty liên kết |
DN TK 343, 347 |
||||
4 |
Đầu tư dài hạn khác |
DN TK 344, 348 |
Tổng các khoản mục tương ứng trên Bảng CĐKT |
|||
5 |
Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*) |
(xxx) |
(xxx) |
DC TK 349 |
Như trên |
|
X |
Tài sản cố định |
|||||
1 |
Tài sản cố định hữu hình |
V.10 |
Tổng các khoản mục tương ứng trên Bảng CĐKT. |
|||
a |
Nguyên giá TSCĐ |
DN TK 301 |
||||
b |
Hao mòn TSCĐ (*) |
(xxx) |
(xxx) |
DC TK 3051 |
||
2 |
Tài sản cố định thuê tài chính |
V.11 |
Như trên |
|||
a |
Nguyên giá TSCĐ |
DN TK 303 |
||||
b |
Hao mòn TSCĐ (*) |
(xxx) |
(xxx) |
DC TK 3053 |
||
3 |
Tài sản cố định vô hình |
V.12 |
Như trên |
|||
a |
Nguyên giá TSCĐ |
DN TK 302 |
||||
b |
Hao mòn TSCĐ (*) |
(xxx) |
(xxx) |
DC TK 3052 |
||
XI |
Bất động sản đầu tư |
V.13 |
Khoản mục này không thể hiện trên Bảng CĐKT của TCTD, nhưng được thể hiện trên Bảng CĐKT của các Công ty con của TCTD (áp dụng hệ thống TKKT các TCTD để hạch toán) có chức năng kinh doanh bất động sản. |
Tổng các khoản mục tương ứng trên Bảng CĐKT. |
||
a |
Nguyên giá BĐSĐT |
DN TK 304 |
||||
b |
Hao mòn BĐSĐT (*) |
(xxx) |
(xxx) |
DC TK 3054 |
XII |
Tài sản Có khác |
V.14 |
- Tổng các khoản mục tương ứng trên Bảng CĐKT. |
4 |
Tài sản Có khác |
V.14 |
Chênh lệch (DN-DC) 31, DN TK 38 (trừ 386), 458 (nếu DN), Chênh lệch (DN- DC) TK 50, 51, 52, 56 (nếu DN>DC) |
Trên Bảng CĐKT hợp nhất của tập đoàn, giá trị của khoản Lợi thế thương mại được và được xác định theo CMKT Việt Nam số 11- Hợp nhất kinh doanh |
||
- Trong đó: Lợi thế thương mại |
V.15 |
|||||
5 |
Các khoản dự phòng rủi ro cho các tài sản Có nội bảng khác (*) |
V.14.3 |
(xxx) |
(xxx) |
DC TK 3597, 3598, 3599, 386, 4892, 4899 (nếu nội dung kinh tế phù hợp) |
|
Tổng tài sản Có |
B |
Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu |
I |
Các khoản nợ Chính phủ và NHNN |
V.16 |
DC TK 401, 402, 403, 404 |
Tổng các khoản mục tương ứng trên Bảng CĐKT. |
II |
Tiền gửi và vay các TCTD khác |
V.17 |
Tổng các khoản mục tương ứng trên Bảng CĐKT. |
|||
1 |
Tiền gửi của các TCTD khác |
DC TK 411 → 414 |
||||
2 |
Vay các TCTD khác |
DCTK 415 → 419 |
||||
III |
Tiền gửi của khách hàng |
V.18 |
DC TK 42 |
Như trên |
||
IV |
Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác |
V.05 |
Chênh lệch (DC-DN) TK 486 (nếu DC>DN) |
Như trên |
||
V |
Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro |
V.19 |
DC TK 441, 442 |
Như trên |
||
VI |
Phát hành giấy tờ có giá |
V.20 |
Chênh lệch (DC-DN) TK 43 |
Như trên |
VII |
Các khoản nợ khác |
V.22 |
Như trên |
1 |
Các khoản lãi, phí phải trả |
DC TK 491, 492, 493, 494, 496, 497 |
Như trên |
2 |
Thuế TNDN hoãn lại phải trả |
V.22.2 |
DC TK 4535 |
|
||
3 |
Các khoản phải trả và công nợ khác |
V.21 |
DC TK 45(c) (trừ TK 4535), 46 (trừ TK 466(d)), DC TK 481 → 485, 487, 488, Chênh lệch (DC-DN) TK 50, 51, 52, 56 (Nếu DC>DN) |
|||
4 |
Dự phòng rủi ro khác (Dự phòng cho công nợ tiềm ẩn) |
V.21 |
DC TK 4891, 4895, 4896, 4899 (nếu nội dung kinh tế phù hợp) |
|||
Tổng nợ phải trả |
||||||
|
|
|
|
|
|
VIII |
Vốn chủ sở hữu |
V.23 |
Tổng các khoản mục tương ứng trên Bảng CĐKT. |
|||
1 |
Vốn của TCTD |
|||||
a |
Vốn điều lệ |
DC TK 601 |
||||
b |
Vốn đầu tư XDCB, mua sắm tài sản cố định |
DC TK 602 |
||||
c |
Thặng dư vốn cổ phần |
DC TK 603 (nếu DN ghi bằng số âm) |
||||
d |
Cổ phiếu quỹ (*) |
(xxx) |
(xxx) |
DN TK 604 |
||
e |
Cổ phiếu ưu đãi |
DC TK 65 |
||||
g |
Vốn khác |
DC TK 609 |
||||
2 |
Quỹ của TCTD |
DC TK 61 |
Như trên |
|||
3 |
Chênh lệch tỷ giá hối đoái (3) |
Chênh lệch (DC - DN) TK 63 (nếu DN ghi bằng số âm) |
Bao gồm giá trị khoản mục này trên Bảng CĐKT của công ty mẹ, công ty con và giá trị của khoản điều chỉnh tương ứng với phần sở hữu của công ty mẹ trong công ty LD, LK (theo phương pháp vốn chủ sở hữu) khi vốn CSH (phần chênh lệch tỷ giá hối đoái, chênh lệch đánh giá lại tài sản) của công ty LD, LK thay đổi nhưng chưa được phản ánh trên Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty LD, LK. |
|||
4 |
Chênh lệch đánh giá lại tài sản |
Chênh lệch (DC - DN) TK 64 (nếu DN ghi bằng số âm) |
||||
5 |
Lợi nhuận chưa phân phối/ Lỗ lũy kế (3) |
Chênh lệch (DC - DN) TK 69 (nếu DN ghi bằng số âm) |
Bao gồm: - Giá trị của khoản mục này trên Bảng CĐKT của công ty mẹ, công ty con; - Loại trừ các khoản lãi/ lỗ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ tập đoàn; và - Giá trị của khoản điều chỉnh tương ứng với phần sở hữu của Công ty mẹ theo phương pháp vốn chủ sở hữu: (i) trong lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế TNDN của công ty LD, LK; (ii) khi công ty LD, LK áp dụng các chính sách kế toán khác với công ty mẹ. |
|||
6 |
Lợi ích của cổ đông thiểu số |
Không thể hiện trên Bảng CĐKT |
Việc xác định và ghi nhận lợi ích của cổ đông thiểu số thực hiện theo CMKT số 25- Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con. |
|||
Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu |
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
STT |
Chỉ tiêu |
Thuyết minh |
Năm nay |
Năm trước |
Cách lấy số liệu đối với Bảng CĐKT hợp nhất |
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
|
1 |
Bảo lãnh vay vốn |
TK 921 |
Tổng các khoản mục tương ứng trên Bảng CĐKT |
|||
2 |
Cam kết giao dịch hối đoái |
VIII.39 |
TK 923 |
|||
Cam kết mua ngoại tệ |
TK 9231, 9233, 9236 |
|||||
Cam kết bán bán ngoại tệ |
TK 9232, 9234, 9237 |
|||||
Cam kết giao dịch hoán đổi |
TK 9235 |
|||||
Cam kết giao dịch tương lai |
TK 9238 |
|||||
3 |
Cam kết cho vay không hủy ngang |
TK 924 |
||||
4 |
Cam kết trong nghiệp vụ L/C |
TK 925 |
||||
5 |
Bảo lãnh khác |
TK 922, 926, 927, 928 |
||||
6 |
Các cam kết khác |
TK 929 |
|
|
….., ngày … tháng … năm … |
Ghi chú:
- Các chi tiêu có đánh dấu (*) là các chỉ tiêu được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (xxx).
- Các cột 5, 6 là các cột hướng dẫn lấy số liệu để lập báo cáo tài chính, các TCTD không đưa các nội dung này khi lập và trình bày báo cáo tài chính.
(1), (2) Tùy thuộc vào mục đích kinh doanh của mình, TCTD có thể sắp xếp các chứng khoán hạch toán trên tài khoản 12- “Đầu tư vào tín phiếu Chính phủ và các Giấy tờ có giá ngắn hạn khác đủ điều kiện để tái chiết khấu với NHNN” trong Hệ thống tài khoản kế toán các TCTD vào nhóm Chứng khoán kinh doanh (chỉ tiêu IV.1) hoặc nhóm Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán (chỉ tiêu VIII.1).
(a) Loại trừ các giao dịch đặc biệt (như hỗ trợ lãi suất,...) được bù trừ theo hướng dẫn của NHNN.
(b) Đối với các giao dịch nội bộ phát sinh trong 1 TCTD, không bao gồm chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.
(c) Loại trừ các giao dịch đặc biệt (như hỗ trợ lãi suất,...) được bù trừ theo hướng dẫn của NHNN.
(d) Đối với các giao dịch nội bộ phát sinh trong 1 TCTD, không bao gồm chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.
(3): TCTD lập Bảng cân đối kế toán dựa trên số liệu từ Bảng cân đối tài khoản kế toán hoàn chỉnh của tháng 12/ tháng cuối cùng của năm tài chính. Bảng Cân đối tài khoản kế toán hoàn chỉnh là Bảng cân đối tài khoản kế toán đã bao gồm các nghiệp vụ xử lý số dư các tài khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái, chênh lệch đánh giá lại tài sản và đã kết chuyển thu nhập, chi phí vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh.
(4) Cách lấy số liệu từ Bảng Cân đối tài khoản kế toán: bằng số dư của các TK trừ (-) giá trị khách hàng đã ký quỹ.
(5) Đối với chứng khoán vốn thuộc nhóm chứng khoán kinh doanh là cổ phiếu, chỉ áp dụng đối với Báo cáo tài chính hợp nhất.
Đơn vị báo cáo: ………… Địa chỉ: …………………….. |
Mẫu số: - B03/TCTD: đối với BCTC - B03/TCTD-HN: đối với BCTC hợp nhất |
(Ban hành theo Thông tư số 49/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (HỢP NHẤT)
Cho năm tài chính kết thúc ngày ... tháng... năm …..
Đơn vị tính: triệu đồng VN
STT |
Chỉ tiêu |
Thuyết minh |
Năm nay |
Năm trước |
Cách lấy số liệu từ BCĐTKKT (áp dụng cho Báo cáo KQHĐKD) |
Cách lấy số liệu đối với Báo cáo KQHĐKD hợp nhất |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
1 |
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự |
VI.24 |
DC TK 701, 702, 703, 704, 705, 706, 709 |
Tổng các khoản mục tương ứng trên Báo cáo KQHĐKD. Loại trừ thu nhập, chi phí, lãi phát sinh từ các giao dịch nội bộ, giữa các đơn vị trong cùng tập đoàn (nếu có). |
||
2 |
Chi phí lãi và các chi phí tương tự |
VI.25 |
DN TK 801, 802, 803, 805, 809 |
|||
I |
Thu nhập lãi thuần |
1-2 |
||||
3 |
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ |
DC TK 71 |
Như trên |
|||
4 |
Chi phí hoạt động dịch vụ |
DN TK 81 |
||||
II |
Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ |
VI.26 |
3-4 |
|||
III |
Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối |
VI.27 |
Chênh lệch thu chi giữa số dư TK 72 và TK 82. |
Như trên |
||
IV |
Lãi/ lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh |
VI.28 |
Chênh lệch thu chi giữa số dư TK 741 và TK 841 (phần của chứng khoán kinh doanh) trừ (-) tăng (giảm) dự phòng rủi ro chứng khoán tương ứng trong kỳ. |
Như trên |
||
V |
Lãi/ lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư |
VI.29 |
Chênh lệch thu chi giữa số dư TK 741 và TK 841 (phần của chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn) trừ (-) [tăng (giảm) dự phòng rủi ro chứng khoán tương ứng trong kỳ không bao gồm chi phí dự phòng rủi ro trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành trong kỳ]. |
Như trên |
||
5 |
Thu nhập từ hoạt động khác |
DC TK 742, 748, 749, 79 (không bao gồm phần hoàn nhập dự phòng rủi ro hạch toán vào thu nhập khác). |
Như trên |
|||
6 |
Chi phí hoạt động khác |
DN TK 842, 843, 848, 849, 89 |
||||
VI |
Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động khác |
VI.31 |
5-6 |
VII |
Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần |
VI.30 |
DC TK 78 |
Bao gồm cổ tức nhận được từ các khoản đầu tư ra ngoài tập đoàn không vượt quá 11% vốn điều lệ hoặc 11% vốn cổ phần có quyền biểu quyết tại công ty nhận vốn góp. Thể hiện phần được sở hữu trong tổng lợi nhuận hoặc lỗ của các công ty liên doanh, liên kết được hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu. Kể cả các điều chỉnh do áp dụng các chính sách kế toán khác nhau. |
VIII |
Chi phí hoạt động |
VI.32 |
DN TK 831, 832, 85, 86, 87, 883; và {chênh lệch giữa DN TK 882 [(8822, 8827, 8829) phần chi phí dự phòng không thuộc rủi ro tín dụng, 8821, 8824, 8825, 8826] trừ (-) phần hoàn nhập dự phòng tương ứng đã hạch toán vào thu nhập khác}. |
Tổng các khoản mục tương ứng trên Báo cáo KQHĐKD. |
||
IX |
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng |
I+II+III+IV+V+VI+VII-VIII |
||||
X |
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng |
Chênh lệch {[DN các TK (8822, 8827, 8829) phần dự phòng rủi ro tín dụng không bao gồm dự phòng rủi ro tín dụng cho chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư] cộng (+) chi phí dự phòng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành trong kỳ trừ (-) phần hoàn nhập dự phòng rủi ro tín dụng tương ứng hạch toán vào thu nhập khác}. |
Như trên |
|||
XI |
Tổng lợi nhuận trước thuế |
IX-X |
||||
7 |
Chi phí thuế TNDN hiện hành |
DN TK 8331 |
Như trên |
|||
8 |
Chi phí thuế TNDN hoãn lại |
Số dư TK 8332 (nếu DC ghi bằng số âm). |
||||
XII |
Chi phí thuế TNDN |
VI.33 |
7+8 |
|||
XIII |
Lợi nhuận sau thuế |
XI-XII |
||||
XIV |
Lợi ích của cổ đông thiểu số |
|||||
XV |
Lãi cơ bản trên cổ phiếu |
Chỉ tiêu này được tính theo Chuẩn mực số 30- Lãi trên cổ phiếu. |
|
|
….., ngày … tháng … năm … |
Ghi chú:
- Cách lấy số liệu để lập Báo cáo kết quả kinh doanh (số dư Có/ Nợ các tài khoản Thu nhập/ Chi phí) là số dư của các tài khoản trên Bảng cân đối tài khoản kế toán sau khi đã xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái, chênh lệch đánh giá lại tài sản vào các tài khoản thu nhập, chi phí phù hợp nhưng chưa kết chuyển thu nhập, chi phí vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh.
- Các cột 5, 6 là các cột hướng dẫn lấy số liệu, TCTD không đưa các nội dung này khi lập và trình bày báo cáo tài chính.
Đơn vị báo cáo: ………… Địa chỉ: …………………….. |
Mẫu số: - B04/TCTD: đối với BCTC - B04/TCTD-HN: đối với BCTC hợp nhất |
(Ban hành theo Thông tư số 49/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014)
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (HỢP NHẤT)
(Theo phương pháp trực tiếp)
Cho năm tài chính kết thúc ngày ….. tháng …. năm ….
Đơn vị tính: triệu đồng VN
STT |
Chỉ tiêu |
Thuyết minh |
Năm nay |
Năm trước |
Cách lấy số liệu |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
|
Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh |
|
|
|
|
|
01 |
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự nhận được |
|
|
|
Lãi dự thu đầu kỳ cộng (+) thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự trong kỳ trừ (-) Lãi dự thu cuối kỳ. |
02 |
Chi phí lãi và các chi phí tương tự đã trả (*) |
|
|
|
Lãi dự trả đầu kỳ cộng (+) Chi trả lãi và các khoản chi phí tương tự trong kỳ trừ (-) Lãi dự trả cuối kỳ. |
03 |
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ nhận được |
|
|
|
[Phí dự thu đầu kỳ cộng (+) thu nhập phí trong kỳ trừ (-) phí dự thu cuối kỳ] - [phí dự trả đầu kỳ cộng (+) Chi trả phí trong kỳ trừ (-) phí dư trả cuối kỳ]. |
04 |
Chênh lệch số tiền thực thu/thực chi từ hoạt động kinh doanh (ngoại tệ, vàng bạc, chứng khoán) |
|
|
|
Lãi/ (lỗ) thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối cộng (+) Lãi/ (lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán cộng (+) Lãi/ (lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư. |
05 |
Thu nhập khác |
|
|
|
các khoản thu nhập khác trừ (-) chi phí khác đã thu/ đã chi trong kỳ (ngoại trừ chỉ tiêu 06 - Mục I). |
06 |
Tiền thu các khoản nợ đã được xử lý xóa, bù đắp bằng nguồn rủi ro |
|
|
|
Số tiền thu được từ các khoản nợ đã được xóa, bù đắp bằng nguồn rủi ro đang theo dõi ngoại bảng được hạch toán vào thu nhập. |
07 |
Tiền chi trả cho nhân viên và hoạt động quản lý, công vụ (*) |
|
|
|
Phải trả cho nhân viên đầu kỳ cộng (+) Chi trả cho nhân viên và hoạt động quản lý, công vụ trong kỳ trừ (-) Phải trả cho nhân viên cuối kỳ. |
08 |
Tiền thuế thu nhập thực nộp trong kỳ (*) |
|
|
|
Số thuế thu nhập thực nộp trong kỳ (bao gồm cả thuế còn nợ kỳ trước đã nộp kỳ này và số thuế nộp trước). |
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trước những thay đổi về tài sản và vốn lưu động |
|
|
|
å (01¸08) |
|
Những thay đổi về tài sản hoạt động |
|
|
|
|
|
09 |
(Tăng)/giảm các khoản tiền gửi và cho vay các TCTD khác |
|
|
|
Chênh lệch giữa số kỳ này với số kỳ trước của khoản mục tiền gửi, cho vay các TCTD khác, trên Bảng CĐKT (Trừ các khoản mục tiền gửi có đủ tiêu chuẩn tính vào tiền, tương đương tiền). |
10 |
(Tăng)/ Giảm các khoản về kinh doanh chứng khoán |
|
|
|
Chênh lệch giữa số dư nợ kỳ này với số dư nợ kỳ trước của TK tín phiếu Chính phủ và các GTCG ngắn hạn khác đủ điều kiện tái chiết khấu với NHNN, TK Chứng khoán kinh doanh, TK chứng khoán sẵn sàng để bán, TK chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn trên Bảng CĐKT (Trừ các giấy tờ có đủ tiêu chuẩn tính vào tiền, tương đương tiền và các giao dịch không liên quan đến luồng tiền- nếu có). |
11 |
(Tăng)/ Giảm các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác |
|
|
|
Chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu “Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác” trên Bảng CĐKT. |
12 |
(Tăng)/ Giảm các khoản cho vay khách hàng |
|
|
|
Chênh lệch giữa số dư nợ kỳ này và số dư nợ kỳ trước của các TK cho vay khách hàng trên Bảng CĐKT (không bao gồm các khoản dự phòng). |
13 |
Giảm nguồn dự phòng để bù đắp tổn thất các khoản |
|
|
|
Số dự phòng sử dụng để bù đắp tổn thất trong năm. |
14 |
(Tăng)/ Giảm khác về tài sản hoạt động |
|
|
|
Chênh lệch giữa số kỳ này với số kỳ trước của hai chỉ tiêu “Các khoản phải thu”; “Tài sản có khác”... trên Bảng CĐKT; điều chỉnh các khoản lãi/ (lỗ) do chênh lệch tỷ giá lũy kế không kết chuyển vào thu nhập/ chi phí; điều chỉnh các khoản lãi/ (lỗ) do đánh giá lại tài sản (không bao gồm các khoản lãi và phí phải thu). |
Những thay đổi về công nợ hoạt động |
|
|
|
|
|
15 |
Tăng/ (Giảm) các khoản nợ chính phủ và NHNN |
|
|
|
Chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu Các khoản nợ chính phủ và NHNN trên Bảng CĐKT. |
16 |
Tăng/ (Giảm) các khoản tiền gửi, tiền vay các TCTD |
|
|
|
Chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu tiền gửi, tiền vay các TCTD khác trên Bảng CĐKT. |
17 |
Tăng/ (Giảm) tiền gửi của khách hàng (bao gồm cả Kho bạc Nhà nước) |
|
|
|
Chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu tiền gửi của khách hàng (bao gồm cả tiền gửi của Kho bạc Nhà nước) trên Bảng CĐKT. |
18 |
Tăng/ (Giảm) phát hành giấy tờ có giá (ngoại trừ giấy tờ có giá phát hành được tính vào hoạt động tài chính) |
|
|
|
Chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu “Phát hành giấy tờ có giá” trên Bảng CĐKT trừ(-) giấy tờ có giá dài hạn được tính vào hoạt động tài chính. |
19 |
Tăng/ (Giảm) vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay mà TCTD chịu rủi ro |
|
|
|
Chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay trên Bảng CĐKT. |
20 |
Tăng/ (Giảm) các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác |
|
|
|
Chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu “Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác” trên Bảng CĐKT. |
21 |
Tăng/ (Giảm) khác về công nợ hoạt động |
|
|
|
Chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu “Các khoản phải trả”; “Các khoản nợ khác”... trên Bảng CĐKT (không bao gồm các khoản phải trả cho nhân viên, lãi và phí phải trả). |
22 |
Chi từ các quỹ của TCTD (*) |
|
|
|
Căn cứ vào số tiền chi ra từ các quỹ trong kỳ báo cáo (Tùy vào tính chất chi của từng quỹ TCTD đưa vào luồng tiền thích hợp). |
I |
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh |
|
|
|
å (01¸22) |
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư |
|
|
|
|
|
01 |
Mua sắm tài sản cố định (*) |
|
|
|
Số tiền đã chi ra mua sắm TSCĐ theo nguyên giá trong kỳ báo cáo tăng. |
02 |
Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ |
|
|
|
Số tiền thu được từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ trong kỳ trên Bảng CĐTK và sổ kế toán chi tiết. |
03 |
Tiền chi từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (*) |
|
|
|
Số tiền chi ra từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ trong kỳ trên Bảng CĐTK và sổ kế toán chi tiết (bao gồm cả chi phí bù đắp cho giá trị còn lại). |
04 |
Mua sắm bất động sản đầu tư (*) |
|
|
|
Số tiền đã chi ra mua bất động sản đầu tư theo nguyên giá trong kỳ báo cáo tăng. |
05 |
Tiền thu từ bán, thanh lý bất động sản đầu tư |
|
|
|
Số tiền thu được từ bán, thanh lý, tài sản trong kỳ trên Bảng CĐTK và sổ kế toán chi tiết. |
06 |
Tiền chi ra do bán, thanh lý bất động sản đầu tư (*) |
|
|
|
Số tiền chi ra do bán, thanh lý bất động sản đầu tư cộng (+) giá trị còn lại bất động sản đầu tư. |
07 |
Tiền chi đầu tư, góp vốn vào các đơn vị khác (Chi đầu tư mua công ty con, góp vốn liên doanh, liên kết, và các khoản đầu tư dài hạn khác) (*) |
|
|
|
Số tiền chi ra trong kỳ để đầu tư vào các đơn vị khác (Chi đầu tư mua công ty con, góp vốn liên doanh, liên kết, và các khoản đầu tư dài hạn khác). |
08 |
Tiền thu đầu tư, góp vốn vào các đơn vị khác (Thu bán, thanh lý công ty con, góp vốn liên doanh, liên kết, các khoản đầu tư dài hạn khác) |
|
|
|
Số tiền thu hồi về trong kỳ từ đầu tư vào các đơn vị khác (Thu bán, thanh lý công ty con, góp vốn liên doanh, liên kết, các khoản đầu tư dài hạn khác). |
09 |
Tiền thu cổ tức và lợi nhuận được chia từ các khoản đầu tư, góp vốn dài hạn |
|
|
|
Số tiền thực thu phản ánh tiền cổ tức nhận được, lợi nhuận được chia do đầu tư, góp vốn dài hạn. |
II |
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư |
|
|
|
å (01¸09) |
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính |
|
|
|
|
|
01 |
Tăng vốn cổ phần từ góp vốn và/hoặc phát hành cổ phiếu |
|
|
|
Tiền thu góp vốn của CSH, vốn nhà nước cấp trong kỳ, tiền thực thu về việc phát hành cổ phiếu. |
02 |
Tiền thu từ phát hành giấy tờ có giá dài hạn có đủ điều kiện tính vào vốn tự có và các khoản vốn vay dài hạn khác |
|
|
|
Số tiền ngân hàng thực tế nhận được từ việc phát hành các giấy tờ có giá dài hạn có đủ điều kiện tính vào vốn tự có hoặc các khoản vay dài hạn khác. |
03 |
Tiền chi thanh toán giấy tờ có giá dài hạn có đủ điều kiện tính vào vốn tự có và các khoản vốn vay dài hạn khác (*) |
|
|
|
Số tiền ngân hàng thực tế nhận được từ việc phát hành các giấy tờ có giá dài hạn có đủ điều kiện tính vào vốn tự có hoặc các khoản vay dài hạn khác. |
04 |
Cổ tức trả cho cổ đông, lợi nhuận đã chia (*) |
|
|
|
Số tiền chi cổ tức cho cổ đông, lợi nhuận đã chia trong năm. |
05 |
Tiền chi ra mua cổ phiếu quỹ (*) |
|
|
|
Số tiền ngân hàng thực tế bỏ ra để mua cổ phiếu quỹ. |
06 |
Tiền thu được do bán cổ phiếu quỹ |
|
|
|
Số tiền ngân hàng thực tế nhận được từ việc bán cổ phiếu quỹ. |
III |
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính |
|
|
|
å (01¸06) |
IV |
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ |
|
|
|
(I+II+III) và bằng số chênh lệch giữa (VII-VI-V) |
V |
Tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm đầu kỳ |
|
|
|
Chỉ tiêu “tiền và tương đương tiền cuối kỳ” của Báo báo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước. |
VI |
Điều chỉnh ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá |
|
|
|
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá của các khoản mục. |
VII |
Tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm cuối kỳ |
|
|
|
Số kỳ này của các chỉ tiêu “Tiền mặt tại quỹ”; “Tiền gửi tại NHNN”; cộng thêm Tín phiếu Chính phủ và các GTCG ngắn hạn khác đủ điều kiện tái chiết khấu với NHNN, Chứng khoán có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua; Tiền gửi tại các TCTD khác không kỳ hạn và đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày gửi. |
|
|
….., ngày … tháng … năm … |
Đơn vị báo cáo: ………… Địa chỉ: …………………….. |
Mẫu số: - B05/TCTD: đối với BCTC - B05/TCTD-HN: đối với BCTC hợp nhất |
(Ban hành theo Thông tư số 49/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014)
THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH (HỢP NHẤT)
Cho năm tài chính kết thúc ngày ….. tháng …. năm ….
(hoặc Quý …. năm ……)
I. Đặc điểm hoạt động của TCTD
1. Giấy phép thành lập và hoạt động, thời hạn có giá trị
2. Hình thức sở hữu vốn
3. Thành phần Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên (Tên, chức danh từng người)
4. Thành phần Ban Tổng giám đốc/Ban Giám đốc (Tên, chức danh từng người)
5. Trụ sở chính …………; Số chi nhánh: ……….. Số công ty con: …………
6. Công ty con: Tên, giấy phép thành lập và hoạt động, tỷ lệ góp vốn vào Công ty con
7. Tổng số cán bộ, công nhân viên
II- Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
1. Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày..../ …../ ….. kết thúc vào ngày …../ ..../ ….
2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
III- Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng
- Báo cáo về tuân thủ các chuẩn mực kế toán Việt Nam hoặc các chuẩn mực kế toán quốc tế, trong đó nêu rõ các chuẩn mực áp dụng, các chính sách kế toán được xây dựng trong trường hợp không có hướng dẫn cụ thể trong hệ thống chuẩn mực vận dụng, những trường hợp không tuân thủ chuẩn mực và lý do.
- Chế độ và hình thức kế toán áp dụng.
- Các cơ sở đánh giá được sử dụng trong quá trình lập báo cáo tài chính và các ước tính kế toán quan trọng.
- Hợp nhất báo cáo (nếu có): Các đối tượng hợp nhất báo cáo tài chính.
- Cơ sở điều chỉnh các sai sót.
IV- Chính sách kế toán áp dụng tại TCTD
1. Chuyển đổi tiền tệ: nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền và ghi nhận chênh lệch tỷ giá phát sinh.
2. Nguyên tắc thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính
3. Công cụ tài chính phái sinh và kế toán phòng ngừa rủi ro (nếu có)
Các TCTD 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế liên quan đến công cụ tài chính đối với việc hạch toán kế toán các giao dịch ngoại hối và các hợp đồng phái sinh phải thuyết minh nội dung khác biệt giữa chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam và ảnh hưởng của sự khác biệt đó đến thông tin trên báo cáo tài chính.
4. Kế toán thu nhập lãi, chi phí lãi và ngừng dự thu lãi
5. Kế toán các khoản thu từ phí và hoa hồng
6. Kế toán đối với cho vay khách hàng, hoạt động mua nợ
6.1. Kế toán đối với cho vay khách hàng
- Nguyên tắc ghi nhận khoản vay
- Các nguyên tắc phân loại nợ và đánh giá rủi ro tín dụng
- Cơ sở trích lập dự phòng rủi ro và xóa sổ các khoản cho vay không có khả năng thu hồi.
6.2. Kế toán hoạt động mua nợ
- Nguyên tắc ghi nhận khoản mua nợ
- Các nguyên tắc phân loại nợ và đánh giá rủi ro khoản nợ mua
- Cơ sở trích lập dự phòng rủi ro hoạt động mua nợ
7. Kế toán các nghiệp vụ kinh doanh và đầu tư chứng khoán
7.1. Nguyên tắc phân loại chứng khoán kinh doanh, chứng khoán sẵn sàng để bán, chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn
7.2. Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán
- Nguyên tắc ghi nhận giá trị chứng khoán kinh doanh.
- Nguyên tắc và phương pháp đánh giá mức độ rủi ro và trích lập dự phòng rủi ro chứng khoán kinh doanh.
7.3. Nghiệp vụ đầu tư chứng khoán
- Nguyên tắc ghi nhận giá trị chứng khoán đầu tư (chứng khoán sẵn sàng để bán và chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn).
- Nguyên tắc và phương pháp đánh giá mức độ rủi ro và trích lập dự phòng rủi ro chứng khoán đầu tư.
8. Kế toán TSCĐ vô hình
- Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định vô hình
- Phương pháp và thời gian khấu hao TSCĐ vô hình
9. Kế toán lợi thế thương mại
- Nguyên tắc ghi nhận lợi thế thương mại
- Phương pháp và thời gian phân bố lợi thế thương mại
10. Kế toán TSCĐ hữu hình
- Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình;
- Phương pháp khấu hao, thời gian sử dụng hữu ích, hoặc tỷ lệ khấu hao TSCĐ hữu hình.
11. Kế toán các giao dịch thuê tài sản
- Nguyên tắc ghi nhận tài sản trong các giao dịch:
* Thuê hoạt động: khi TCTD là người đi thuê và khi là người cho thuê
* Thuê tài chính: khi TCTD là người đi thuê và khi là người cho thuê
- Phương pháp tính khấu hao tài sản đi thuê tài chính và phân bổ tiền thuê đối với tài sản thuê hoạt động.
12. Bất động sản đầu tư (đối với báo cáo tài chính hợp nhất)
- Nguyên tắc ghi nhận BĐS đầu tư
- Phương pháp khấu hao BĐS đầu tư.
13. Tiền và các khoản tương đương tiền (khái niệm tiền và tương đương tiền)
14. Dự phòng, công nợ tiềm ẩn và tài sản chưa xác định
15. Kế toán các khoản nghĩa vụ đối với nhân viên
16. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại
- Chi phí thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại
17. Kế toán các khoản vốn vay, phát hành chứng khoán nợ, công cụ vốn
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Vốn vay; kỳ phiếu, trái phiếu phát hành; cổ phiếu ưu đãi; mua lại giấy tờ có giá do chính mình phát hành.
18. Vốn chủ sở hữu
- Phát hành cổ phiếu: chi phí phát sinh, thặng dư cổ phần (nếu có)...
- Cổ tức trả trên cổ phiếu thường
- Cổ phiếu quỹ
- Trích lập và sử dụng các quỹ từ lợi nhuận sau thuế
19. Các hoạt động ủy thác chịu rủi ro của TCTD
20. Các điều chỉnh số liệu kế toán kỳ trước (Việc điều chỉnh vào các số liệu kỳ trước để đảm bảo khả năng so sánh trong trường hợp có những thay đổi trong ước tính kế toán hoặc chính sách kế toán áp dụng)
V- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán
Ngoài các thông tin yêu cầu trong mục này, các TCTD có thể trình bày bổ sung các thông tin khác phù hợp với tình hình thực tế hoạt động tại đơn vị.
1. Tiền mặt, vàng bạc, đá quý
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
||
Tiền mặt bằng VND |
... |
... |
|
Tiền mặt bằng ngoại tệ |
... |
... |
|
Chứng từ có giá trị ngoại tệ |
... |
... |
|
Vàng tiền tệ |
... |
... |
|
Vàng phi tiền tệ |
... |
... |
|
Kim loại quý, đá quý khác |
... |
... |
|
Tổng |
... |
... |
- TCTD trình bày về dự phòng giảm giá trích lập đối với vàng phi tiền tệ, kim loại quý, đá quý (số dự phòng; cơ sở trích lập).
2. Tiền gửi tại NHNN
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
||
Tiền gửi thanh toán tại NHNN |
... |
... |
|
- Bằng VND |
... |
... |
|
- Bằng ngoại tệ |
... |
... |
|
Tiền gửi phong tỏa (nếu có) |
... |
... |
|
Tiền gửi khác |
... |
... |
|
Tổng |
… |
... |
3. Tiền gửi và cho vay các TCTD khác
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
||
3.1. Tiền gửi tại các TCTD khác |
|||
Tiền gửi không kỳ hạn: |
... |
... |
|
- Bằng VND |
... |
... |
|
- Bằng ngoại hối |
... |
... |
|
Tiền gửi có kỳ hạn: |
... |
... |
|
- Bằng VND |
... |
... |
|
- Bằng ngoại hối |
... |
... |
|
- Dự phòng rủi ro |
(…) |
(...) |
|
Tổng |
… |
… |
3.2. Cho vay các TCTD khác
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
||
- Bằng VND |
... |
... |
|
Trong đó: chiết khấu, tái chiết khấu |
... |
... |
|
- Bằng ngoại hối |
... |
... |
|
Trong đó: chiết khấu, tái chiết khấu |
... |
... |
|
- Dự phòng rủi ro |
(…) |
(...) |
|
Tổng |
… |
… |
|
Tổng tiền gửi và cho vay các TCTD khác |
… |
… |
Phân tích chất lượng dư nợ cho vay, tiền gửi các TCTD khác:
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
||
- Nợ đủ tiêu chuẩn |
... |
... |
|
- Nợ cần chú ý |
... |
... |
|
- Nợ dưới tiêu chuẩn |
... |
... |
|
- Nợ nghi ngờ |
... |
... |
|
- Nợ có khả năng mất vốn |
… |
... |
|
Tổng |
… |
… |
3.3. Cho vay các quỹ tín dụng nhân dân (áp dụng riêng đối với Ngân hàng Hợp tác xã)
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
||
Bằng VND |
... |
... |
|
- Mở rộng tín dụng |
... |
... |
|
- Hỗ trợ khả năng chi trả |
... |
... |
|
- Hỗ trợ khó khăn về tài chính |
... |
... |
|
- Cho vay đặc biệt |
… |
… |
|
- Dự phòng rủi ro |
(…) |
(…) |
|
Trong đó: - Dự phòng chung |
(…) |
(…) |
|
- Dự phòng cụ thể |
(…) |
(…) |
|
Tổng |
… |
… |
Phân tích chất lượng dư nợ cho vay đối với các QTDND:
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
||
- Nợ đủ tiêu chuẩn |
... |
... |
|
- Nợ cần chú ý |
... |
... |
|
- Nợ dưới tiêu chuẩn |
... |
... |
|
- Nợ nghi ngờ |
... |
... |
|
- Nợ có khả năng mất vốn |
… |
... |
|
Tổng |
… |
… |
4. Chứng khoán kinh doanh
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
||
4.1. Chứng khoán Nợ |
|||
- Chứng khoán Chính phủ, chính quyền địa phương |
... |
... |
|
- Chứng khoán do các TCTD khác trong nước phát hành |
... |
... |
|
- Chứng khoán do các TCKT trong nước phát hành |
... |
... |
|
- Chứng khoán Nợ nước ngoài |
... |
... |
|
Tổng |
… |
… |
4.2. Chứng khoán vốn (5)
- Chứng khoán vốn do các TCTD khác phát hành |
... |
... |
|
- Chứng khoán vốn do các TCKT trong nước phát hành |
... |
... |
|
- Chứng khoán vốn nước ngoài |
... |
... |
4.3. Chứng khoán kinh doanh khác
4.4. Dự phòng rủi ro chứng khoán kinh doanh |
(...) |
(...) |
|
Trong đó: - Dự phòng giảm giá |
(...) |
(...) |
|
- Dự phòng chung |
(...) |
(...) |
|
- Dự phòng cụ thể |
(...) |
(...) |
|
4.5. Thuyết minh về tình trạng niêm yết của các chứng khoán kinh doanh |
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
|
Chứng khoán Nợ: |
|||
+ Đã niêm yết |
... |
... |
|
+ Chưa niêm yết |
... |
... |
|
Chứng khoán vốn: |
|||
+ Đã niêm yết |
... |
... |
|
+ Chưa niêm yết |
... |
... |
|
Chứng khoán kinh doanh khác: |
|||
+ Đã niêm yết |
... |
... |
|
+ Chưa niêm yết |
... |
... |
4.6. Thuyết minh về việc phân loại lại
Chứng khoán kinh doanh phân loại ra khỏi nhóm khi không còn nắm giữ với mục đích bán lại trong thời gian ngắn.
TCTD phải trình bày nguyên nhân và ảnh hưởng của việc phân loại lại trong tổng tài sản, công nợ và nguồn vốn cũng như thu nhập và chi phí của TCTD.
5. Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác
Tổng giá trị của hợp đồng (theo tỷ giá ngày hiệu lực HĐ) |
Tổng giá trị ghi sổ kế toán (theo tỷ giá tại ngày lập báo cáo) |
|||
Tài sản |
Công nợ |
|||
Tại ngày cuối kỳ |
||||
1 |
Công cụ tài chính phái sinh tiền tệ |
… |
… |
|
- Giao dịch kỳ hạn tiền tệ |
… |
… |
||
- Giao dịch hoán đổi tiền tệ |
… |
… |
||
- Mua Quyền chọn tiền tệ |
… |
… |
||
+ Mua quyền chọn mua |
||||
+ Mua quyền chọn bán |
||||
- Bán Quyền chọn tiền tệ |
… |
… |
||
+ Bán quyền chọn mua |
||||
+ Bán quyền chọn bán |
||||
- Giao dịch tương lai tiền tệ |
… |
… |
||
2 |
Công cụ tài chính phái sinh khác |
… |
… |
|
(TCTD phải liệt kê chi tiết theo bản chất từng công cụ tài chính phái sinh) |
||||
Tại ngày đầu kỳ |
||||
1 |
Công cụ tài chính phái sinh tiền tệ |
… |
… |
|
- Giao dịch kỳ hạn tiền tệ |
… |
… |
||
- Giao dịch hoán đổi tiền tệ |
… |
… |
||
- Mua Quyền chọn tiền tệ |
… |
… |
||
+ Mua quyền chọn mua |
||||
+ Mua quyền chọn bán |
||||
- Bán Quyền chọn tiền tệ |
… |
… |
||
+ Bán quyền chọn mua |
||||
+ Bán quyền chọn bán |
||||
- Giao dịch tương lai tiền tệ |
… |
… |
||
2 |
Công cụ tài chính phái sinh khác |
… |
… |
|
(TCTD phải liệt kê chi tiết theo bản chất từng công cụ tài chính phái sinh) |
6. Cho vay khách hàng
6.1. Cho vay khách hàng
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
||
Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước |
... |
... |
|
Cho vay chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá |
... |
... |
|
Cho thuê tài chính |
... |
... |
|
Các khoản trả thay khách hàng |
... |
... |
|
Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư |
... |
... |
|
Cho vay đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài |
... |
... |
|
Cho vay theo chỉ định của Chính phủ |
... |
... |
|
Nợ cho vay được khoanh và nợ chờ xử lý |
… |
... |
|
Tổng |
… |
… |
- Phân tích chất lượng nợ cho vay:
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
||
Nợ đủ tiêu chuẩn |
... |
... |
|
Nợ cần chú ý |
... |
... |
|
Nợ dưới tiêu chuẩn |
... |
... |
|
Nợ nghi ngờ |
... |
... |
|
Nợ có khả năng mất vốn |
... |
... |
|
Tổng |
… |
… |
- Phân tích dư nợ theo thời gian:
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
||
Nợ ngắn hạn |
... |
... |
|
Nợ trung hạn |
... |
... |
|
Nợ dài hạn |
... |
... |
|
Tổng |
… |
… |
- Phân tích dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng và theo loại hình doanh nghiệp:
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
||
Cho vay các TCKT (Trình bày chi tiết theo loại hình doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê quy định) |
... |
... |
|
Cho vay cá nhân |
... |
... |
|
Cho vay khác |
... |
... |
|
Tổng |
… |
… |
- Phân tích dư nợ cho vay theo ngành: Các TCTD phân tích dư nợ cho vay theo chỉ tiêu ngành kinh tế do Tổng cục thống kê quy định.
6.2. Sự thay đổi (tăng/giảm) của Dự phòng rủi ro tín dụng đối với dư nợ cho vay khách hàng
Dự phòng chung |
Dự phòng |
||
Kỳ này |
|||
- Số dư đầu kỳ |
... |
... |
|
- Dự phòng rủi ro trích lập trong kỳ/ |
... |
... |
|
- Sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng trong kỳ |
(...) |
(...) |
|
- Số dư cuối kỳ |
... |
... |
|
Kỳ trước |
|||
- Số dư đầu kỳ |
... |
... |
|
- Dự phòng rủi ro trích lập trong kỳ/ |
... |
... |
|
- Sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng trong kỳ |
(...) |
(...) |
|
- Số dư cuối kỳ |
... |
... |
7. Hoạt động mua nợ
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
||
- Mua nợ bằng VND |
... |
... |
|
- Mua nợ bằng ngoại tệ |
... |
... |
|
- Dự phòng rủi ro |
(...) |
(...) |
|
Tổng |
… |
… |
TCTD thuyết minh giá trị nợ gốc, lãi của khoản nợ đã mua như sau:
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
||
- Nợ gốc đã mua |
... |
... |
|
- Lãi của khoản nợ đã mua |
... |
... |
|
Tổng |
… |
… |
8. Chứng khoán đầu tư
8.1. Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
||
a. Chứng khoán Nợ |
|||
- Chứng khoán Chính phủ, chính quyền địa phương |
… |
… |
|
- Chứng khoán Nợ do các TCTD khác trong nước phát hành |
… |
… |
|
- Chứng khoán Nợ do các TCKT trong nước phát hành |
… |
… |
|
- Chứng khoán Nợ nước ngoài |
… |
… |
|
b. Chứng khoán Vốn |
|||
- Chứng khoán Vốn do các TCTD khác trong nước phát hành |
… |
… |
|
- Chứng khoán Vốn do các TCKT trong nước phát hành |
… |
… |
|
- Chứng khoán Vốn nước ngoài |
… |
… |
|
c. Dự phòng rủi ro chứng khoán sẵn sàng để bán |
(…) |
(…) |
|
Trong đó: - Dự phòng giảm giá |
(…) |
(…) |
|
- Dự phòng chung |
(…) |
(…) |
|
- Dự phòng cụ thể |
(…) |
(…) |
|
Tổng |
… |
… |
8.2. Thuyết minh về việc phân loại lại chứng khoán sẵn sàng để bán
TCTD phải trình bày nguyên nhân và ảnh hưởng của việc phân loại lại trong tổng tài sản, công nợ và nguồn vốn cũng như thu nhập và chi phí của TCTD.
8.3. Chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn (không bao gồm trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành)
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
||
- Chứng khoán Chính phủ, chính quyền địa phương |
… |
… |
|
- Chứng khoán Nợ do các TCTD khác trong nước phát hành |
… |
… |
|
- Chứng khoán Nợ do các TCKT trong nước phát hành |
… |
… |
|
- Chứng khoán Nợ nước ngoài |
… |
… |
|
- Dự phòng rủi ro chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn |
(…) |
(…) |
|
Trong đó: - Dự phòng giảm giá |
(…) |
(…) |
|
- Dự phòng chung |
(…) |
(…) |
|
- Dự phòng cụ thể |
(…) |
(…) |
|
Tổng |
… |
… |
8.4. Thuyết minh về việc phân loại lại chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn
TCTD phải trình bày nguyên nhân và ảnh hưởng của việc phân loại lại trong tổng tài sản, công nợ và nguồn vốn cũng như thu nhập và chi phí của TCTD.
8.5. Trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
||
- Mệnh giá trái phiếu đặc biệt |
… |
… |
|
- Dự phòng trái phiếu đặc biệt |
(…) |
(…) |
|
Tổng |
… |
… |
8.6. Phân tích chất lượng chứng khoán được phân loại là tài sản có rủi ro tín dụng
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
||
Nợ đủ tiêu chuẩn |
… |
… |
|
Nợ cần chú ý |
… |
… |
|
Nợ dưới tiêu chuẩn |
… |
… |
|
Nợ nghi ngờ |
… |
… |
|
Nợ có khả năng mất vốn |
… |
… |
|
Tổng |
… |
… |
9. Góp vốn, đầu tư dài hạn:
- Phân tích giá trị đầu tư theo loại hình đầu tư:
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
||
Đầu tư vào công ty con (*) |
… |
… |
|
Các khoản đầu tư vào công ty liên doanh |
… |
… |
|
Các khoản đầu tư vào công ty liên kết |
… |
… |
|
Các khoản đầu tư dài hạn khác |
… |
… |
|
Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn |
(…) |
(…) |
|
Tổng |
… |
… |
(*) Giá trị này bằng 0 đối với Báo cáo tài chính hợp nhất.
- Danh sách các công ty liên kết, liên doanh:
Tên |
Kỳ này |
Kỳ trước |
||||
Giá gốc |
Giá trị hiện tại (*) |
Tỷ phần nắm giữ (%) |
Giá gốc |
Giá trị hiện tại (*) |
Tỷ phần nắm giữ (%) |
|
Đầu tư vào các TCTD |
||||||
TCTD.... |
||||||
Đầu tư vào các DN khác |
||||||
Công ty.... |
Ghi chú: (*) đối với Báo cáo tài chính hợp nhất
10. Tài sản cố định hữu hình:
- Tăng, giảm tài sản cố định hữu hình kỳ này:
Khoản mục |
Nhà cửa, vật kiến trúc |
Máy móc thiết bị |
Phương tiện vận tải truyền dẫn |
Thiết bị dụng cụ quản lý |
TSCĐ khác |
Tổng cộng |
Nguyên giá TSCĐ hữu hình |
||||||
Số dư đầu kỳ |
||||||
- Mua trong kỳ - Đầu tư XDCB hoàn thành - Tăng khác - Chuyển sang BĐS đầu tư - Thanh lý, nhượng bán - Giảm khác |
||||||
Số dư cuối kỳ |
||||||
Giá trị hao mòn lũy kế |
||||||
Số dư đầu kỳ |
||||||
- Khấu hao trong kỳ - Tăng khác - Chuyển sang BĐS đầu tư - Thanh lý, nhượng bán - Giảm khác |
||||||
Số dư cuối kỳ |
||||||
Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình |
||||||
- Tại ngày đầu kỳ - Tại ngày cuối kỳ |
- Các thông tin khác về tài sản cố định hữu hình:
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
|
Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đã dùng để thế chấp, cầm cố cho các khoản vay |
… |
… |
Cam kết mua TSCĐ có giá trị lớn trong tương lai |
… |
… |
Cam kết bán TSCĐ có giá trị lớn trong tương lai |
… |
… |
Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình tạm thời không được sử dụng vào sản xuất kinh doanh |
… |
… |
Nguyên giá TSCĐ hữu hình đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng |
… |
… |
Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đang chờ thanh lý |
… |
… |
Các thay đổi khác |
… |
… |
11. Tài sản cố định thuê tài chính:
- Tăng, giảm tài sản cố định thuê tài chính kỳ này:
Khoản mục |
Nhà cửa, vật kiến trúc |
Máy móc thiết bị |
Phương tiện vận tải, truyền dẫn |
Thiết bị dụng cụ quản lý |
TSCĐ khác |
Tổng cộng |
Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính |
||||||
Số dư đầu kỳ |
||||||
- Thuê tài chính trong kỳ - Tăng khác - Mua lại TSCĐ thuê tài chính - Trả lại TSCĐ thuê tài chính - Giảm khác |
||||||
Số dư cuối kỳ |
||||||
Giá trị hao mòn lũy kế |
||||||
Số dư đầu kỳ |
||||||
- Khấu hao trong kỳ - Tăng khác - Mua lại TSCĐ thuê tài chính - Trả lại TSCĐ thuê tài chính - Giảm khác |
||||||
Số dư cuối kỳ |
||||||
Giá trị còn lại của TSCĐ thuê tài chính |
||||||
- Tại ngày đầu kỳ - Tại ngày cuối kỳ |
12. Tài sản cố định vô hình
- Tăng, giảm tài sản cố định vô hình kỳ này:
Khoản mục |
Quyền sử dụng đất có thời hạn |
Bản quyền, bằng sáng chế |
Nhãn hiệu hàng hóa |
Phần mềm máy vi tính |
TSCĐ vô hình khác |
Tổng cộng |
Nguyên giá TSCĐ vô hình |
||||||
Số dư đầu kỳ |
||||||
- Mua trong kỳ - Tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp - Tăng do hợp nhất kinh doanh - Tăng khác - Thanh lý, nhượng bán - Giảm khác |
||||||
Số dư cuối kỳ |
||||||
Giá trị hao mòn lũy kế |
||||||
Số dư đầu kỳ |
||||||
- Khấu hao trong kỳ - Tăng khác - Thanh lý, nhượng bán - Giảm khác |
||||||
Số dư cuối kỳ |
||||||
Giá trị còn lại của TSCĐ vô hình |
||||||
- Tại ngày đầu kỳ - Tại ngày cuối kỳ |
- Các thông tin về TSCĐ vô hình đặc biệt:
Khoản mục |
Nguyên giá/ Giá hợp lý khi ghi nhận ban đầu |
Giá trị khấu hao lũy kế |
Giá trị còn lại |
Thời gian khấu hao còn lại |
TSCĐ vô hình, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản |
||||
Giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình do Nhà nước cấp |
||||
Giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đã dùng để thế chấp cho các khoản nợ phải trả |
||||
Giá trị còn lại của TSCĐ vô hình tạm thời không sử dụng |
||||
Nguyên giá của TSCĐ vô hình khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng |
||||
Giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đang thanh lý |
||||
Chi phí trong giai đoạn nghiên cứu, triển khai |
||||
Giá trị cam kết mua, bán TSCĐ vô hình có giá trị lớn trong tương lai |
||||
Các thay đổi khác |
13. Bất động sản đầu tư (Đối với Báo cáo tài chính hợp nhất)
- Tình hình về bất động sản đầu tư kỳ này của tập đoàn TCTD:
Khoản mục |
Số đầu năm |
Tăng trong năm |
Giảm trong năm |
Số cuối năm |
Nguyên giá Bất động sản đầu tư |
||||
- Quyền sử dụng đất - Nhà - Nhà và quyền sử dụng đất - Bất động sản đầu tư khác |
||||
Giá trị hao mòn lũy kế |
||||
- Quyền sử dụng đất - Nhà - Nhà và quyền sử dụng đất - Bất động sản đầu tư khác |
||||
Giá trị còn lại của bất động sản đầu tư |
||||
- Quyền sử dụng đất - Nhà - Nhà và quyền sử dụng đất - Bất động sản đầu tư khác |
14. Tài sản Có khác
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
|
1. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang |
||
2. Các khoản phải thu (*) |
||
3. Tài sản có khác |
||
4. Dự phòng rủi ro cho các tài sản có khác |
||
Tổng |
(*) Không bao gồm tài sản thuế thu nhập hoãn lại và các khoản phải thu từ các giao dịch nội bộ.
14.1. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
||
- Chi phí XDCB dở dang |
… |
… |
|
Trong đó: Những công trình lớn: |
|||
+ Công trình ………………. |
… |
… |
|
+ Công trình …………………. |
… |
… |
14.2. Các khoản phải thu
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
||
Các khoản phải thu nội bộ |
… |
… |
|
Các khoản phải thu bên ngoài |
… |
… |
|
Tổng |
… |
… |
14.3. Tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho TCTD, đang chờ xử lý
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
||
Bất động sản |
… |
… |
|
Cổ phiếu |
… |
… |
|
Khác |
… |
… |
|
Tổng |
… |
… |
14.4. Phân tích chất lượng tài sản có khác được phân loại là tài sản có rủi ro tín dụng
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
||
Nợ đủ tiêu chuẩn |
… |
… |
|
Nợ cần chú ý |
… |
… |
|
Nợ dưới tiêu chuẩn |
… |
… |
|
Nợ nghi ngờ |
… |
… |
|
Nợ có khả năng mất vốn |
… |
… |
|
Tổng |
… |
… |
14.5. Dự phòng rủi ro các tài sản Có nội bảng khác
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
||
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho |
… |
… |
|
Dự phòng rủi ro tín dụng |
… |
… |
|
- Dự phòng chung |
… |
… |
|
- Dự phòng cụ thể |
… |
… |
|
Dự phòng rủi ro khác (nếu nội dung kinh tế phù hợp) |
… |
… |
|
- Chi tiết theo tính trọng yếu từng loại dự phòng rủi ro |
… |
… |
|
Tổng |
… |
… |
15. Lợi thế thương mại (đối với Báo cáo tài chính hợp nhất)
Kỳ này |
Kỳ trước |
|
Tổng giá trị Lợi thế thương mại |
||
Thời gian phân bổ |
||
Giá trị LTTM đã phân bổ lũy kế đầu kỳ |
||
Giá trị LTTM chưa phân bổ đầu kỳ |
||
Lợi thế thương mại tăng trong kỳ |
||
- Lợi thế thương mại phát sinh trong kỳ |
||
- Điều chỉnh do sự thay đổi giá trị của tài sản và công nợ có thể xác định được |
||
Lợi thế thương mại giảm trong kỳ |
||
- LTTM giảm do thanh lý, nhượng bán một phần hoặc toàn bộ TCTD |
||
- Giá trị LTTM phân bổ trong kỳ |
||
- Các điều chỉnh giảm khác của LTTM |
||
Tổng giá trị Lợi thế thương mại chưa phân bổ cuối kỳ |
16. Các khoản nợ Chính phủ và NHNN
|
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
|
16.1. Vay NHNN |
… |
… |
|
Vay theo hồ sơ tín dụng |
… |
… |
|
Vay chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá |
… |
… |
|
Vay cầm cố các giấy tờ có giá |
… |
… |
|
Vay thanh toán bù trừ |
… |
… |
|
Vay hỗ trợ đặc biệt |
… |
… |
|
Vay khác |
… |
… |
|
Nợ quá hạn |
… |
… |
|
16.2. Tiền gửi của KBNN |
… |
… |
|
Tiền gửi bằng đồng Việt Nam |
… |
… |
|
Tiền gửi bằng ngoại tệ |
… |
… |
|
16.3. Các khoản nợ khác |
… |
… |
|
Tổng |
… |
… |
17. Tiền gửi và vay các TCTD khác
17.1. Tiền gửi của các TCTD khác
|
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
|
a. Tiền gửi không kỳ hạn |
… |
… |
|
- Bằng VND |
… |
… |
|
- Bằng ngoại hối |
… |
… |
|
b. Tiền gửi có kỳ hạn |
… |
… |
|
- Bằng VND |
… |
… |
|
- Bằng ngoại hối |
… |
… |
|
Tổng |
… |
… |
17.2. Vay các TCTD khác
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
||
- Bằng VND |
… |
… |
|
Trong đó: Vay chiết khấu, tái chiết khấu |
… |
… |
|
Vay cầm cố, thế chấp |
… |
… |
|
- Bằng ngoại hối |
… |
… |
|
Trong đó: Vay chiết khấu, tái chiết khấu |
… |
… |
|
Vay cầm cố, thế chấp |
… |
… |
|
Tổng |
… |
… |
|
Tổng tiền gửi và vay TCTD khác |
… |
… |
Ngoài các thông tin trên, TCTD trình bày cụ thể về các khoản vay mất khả năng thanh toán và vi phạm hợp đồng bao gồm:
- Chi tiết những lần không trả được (nếu có) của nợ gốc, nợ lãi của các khoản vay đó;
- Giá trị ghi sổ của khoản vay mà đơn vị không có khả năng thanh toán tại ngày báo cáo; và
- Thông tin về việc khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán nêu trên của TCTD hoặc việc đàm phán lại điều khoản trả nợ đối với những khoản vay đó.
17.3. Tiền gửi của các QTDND (áp dụng riêng đối với Ngân hàng Hợp tác xã)
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
||
Tiền gửi không kỳ hạn |
… |
… |
|
Trong đó: - Tiền gửi thanh toán |
… |
… |
|
- Tiền gửi duy trì tối thiểu |
… |
… |
|
Tiền gửi có kỳ hạn |
… |
… |
|
Trong đó: Tiền gửi điều hòa |
… |
… |
|
Tổng |
… |
… |
18. Tiền gửi của khách hàng
- Thuyết minh theo loại tiền gửi:
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
||
Tiền gửi không kỳ hạn |
|||
- Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND |
… |
… |
|
- Tiền gửi không kỳ hạn bằng vàng, ngoại tệ |
|||
Tiền, vàng gửi có kỳ hạn |
|||
- Tiền gửi có kỳ hạn bằng VND |
… |
… |
|
- Tiền gửi có kỳ hạn bằng vàng và ngoại tệ |
|||
Tiền gửi vốn chuyên dùng |
|||
Tiền gửi ký quỹ |
… |
… |
|
Tổng |
… |
… |
- Thuyết minh theo đối tượng khách hàng, loại hình doanh nghiệp:
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
||
Tiền gửi của TCKT (Trình bày chi tiết theo chỉ tiêu loại hình doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê quy định) |
… |
… |
|
Tiền gửi của cá nhân |
… |
… |
|
Tiền gửi của các đối tượng khác |
… |
… |
|
Tổng |
… |
… |
19. Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
||
Vốn nhận tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay bằng VND |
… |
… |
|
Vốn nhận tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay bằng vàng, ngoại tệ |
… |
… |
|
Tổng |
… |
… |
20. Phát hành giấy tờ có giá thông thường (không bao gồm công cụ tài chính phức hợp)
Thuyết minh về các giấy tờ có giá TCTD đã phát hành, phân loại theo kỳ hạn (dưới 12 tháng, từ 12 tháng tới 5 năm và từ 5 năm trở lên), loại giấy tờ có giá phát hành, mệnh giá, chiết khấu, phụ trội...
21. Các khoản nợ khác
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
||
Các khoản phải trả nội bộ |
… |
… |
|
Các khoản phải trả bên ngoài |
… |
… |
|
Dự phòng rủi ro khác: |
|||
- Dự phòng đối với các cam kết đưa ra |
… |
… |
|
- Dự phòng cho các dịch vụ thanh toán |
… |
… |
|
- Dự phòng rủi ro khác (dự phòng rủi ro hoạt động,... không bao gồm dự phòng khác đối với tài sản có nội bảng) |
… |
… |
|
Quỹ khen thưởng, phúc lợi |
… |
… |
|
Tổng |
… |
… |
22. Thuế thu nhập hoãn lại
22.1. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại:
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
||
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ |
… |
… |
|
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng |
… |
… |
|
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến khoản ưu đãi tính thuế chưa sử dụng |
… |
… |
|
- Khoản hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các kỳ trước |
… |
… |
|
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại |
… |
… |
22.2. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả:
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
||
- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế |
… |
… |
|
- Khoản hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các kỳ trước |
… |
… |
|
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả |
… |
… |
23. Vốn chủ sở hữu
23.1. Báo cáo tình hình thay đổi vốn chủ sở hữu:
Vốn góp/ Vốn điều lệ |
Thặng dư vốn cổ phần |
Cổ phiếu quỹ |
Chênh lệch đánh giá lại tài sản |
Chênh lệch tỷ giá hối đoái |
Quỹ đầu tư phát triển |
Quỹ dự phòng tài chính |
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ |
Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu |
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối/ Lỗ lũy kế |
Lợi ích của cổ đông thiểu số |
Vốn chủ sở hữu khác |
Tổng cộng |
|
A |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
Số dư đầu kỳ |
|||||||||||||
Tăng trong kỳ |
|||||||||||||
- Tăng vốn trong kỳ |
|||||||||||||
- Lợi nhuận tăng trong kỳ |
|||||||||||||
- Chuyển từ quỹ dự trữ sang vốn |
|||||||||||||
- Bán cổ phiếu quỹ |
|||||||||||||
- Các khoản tăng khác |
|||||||||||||
Giảm trong kỳ |
|||||||||||||
- Sử dụng trong kỳ |
|||||||||||||
- Trích bổ sung các quỹ cho kỳ trước |
|||||||||||||
- Tạm trích lập các quỹ |
|||||||||||||
- Mua cổ phiếu quỹ |
|||||||||||||
- Chia cổ tức |
|||||||||||||
- Các khoản giảm khác |
|||||||||||||
Số dư cuối kỳ |
23.2. Thu nhập trên một cổ phiếu:
- Lợi nhuận hoặc lỗ để tính lãi cơ bản trên cổ phiếu;
- Số bình quân gia quyền cổ phiếu phổ thông để tính lãi cơ bản;
- Lãi cơ bản trên cổ phiếu;
- Các giao dịch cổ phiếu phổ thông hoặc giao dịch cổ phiếu phổ thông tiềm năng xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán.
23.3. Thuyết minh về các công cụ tài chính phức hợp:
Trái phiếu chuyển đổi:
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
||
- Tổng giá trị |
… |
… |
|
- Giá trị cấu phần Nợ |
… |
… |
|
- Giá trị cấu phần Vốn CSH: |
… |
… |
Cổ phiếu ưu đãi
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
||
- Tổng giá trị |
… |
… |
|
- Giá trị cấu phần Nợ |
… |
… |
|
- Giá trị cấu phần Vốn CSH |
… |
… |
23.4. Chi tiết vốn đầu tư của TCTD:
Kỳ này |
Kỳ trước |
|||||
Tổng số |
Vốn CP thường |
Vốn CP ưu đãi |
Tổng số |
Vốn CP thường |
Vốn CP ưu đãi |
|
- Vốn đầu tư của Nhà nước |
||||||
- Vốn góp (cổ đông, thành viên...) |
||||||
- Thặng dư vốn cổ phần |
||||||
- Cổ phiếu quỹ |
(...) |
(...) |
(...) |
(...) |
(...) |
(...) |
Tổng |
* Giá trị trái phiếu đã chuyển thành cổ phiếu trong kỳ: …….
23.5. Cổ tức:
- Cổ tức đã công bố sau ngày kết thúc niên độ kế toán:
+ Cổ tức đã công bố trên cổ phiếu thường: ………………..
+ Cổ tức đã công bố trên cổ phiếu ưu đãi: ………………….
- Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi lũy kế chưa được ghi nhận:
23.6. Cổ phiếu:
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
||
- Số lượng cổ phiếu đăng ký phát hành |
… |
… |
|
- Số lượng cổ phiếu đã bán ra công chúng |
|||
+ Cổ phiếu phổ thông |
… |
… |
|
+ Cổ phiếu ưu đãi |
… |
… |
|
- Số lượng cổ phiếu được mua lại |
|||
+ Cổ phiếu phổ thông |
… |
… |
|
+ Cổ phiếu ưu đãi |
… |
… |
|
- Số lượng cổ phiếu đang lưu hành |
|||
+ Cổ phiếu phổ thông |
… |
… |
|
+ Cổ phiếu ưu đãi |
… |
… |
* Mệnh giá cổ phiếu đang lưu hành:
VI- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Ngoài các thông tin yêu cầu trong mục này, các TCTD có thể trình bày bổ sung các thông tin khác phù hợp với tình hình thực tế hoạt động tại đơn vị.
24. Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự
Kỳ này |
Kỳ trước |
||
Thu nhập lãi tiền gửi |
… |
… |
|
Thu nhập lãi cho vay |
… |
… |
|
Thu lãi từ kinh doanh, đầu tư chứng khoán Nợ: |
|||
- Thu lãi từ chứng khoán kinh doanh |
… |
… |
|
- Thu lãi từ chứng khoán đầu tư |
… |
… |
|
Thu phí từ nghiệp vụ bảo lãnh |
… |
… |
|
Thu nhập lãi cho thuê tài chính |
… |
… |
|
Thu nhập lãi từ nghiệp vụ mua bán nợ |
… |
… |
|
Thu khác từ hoạt động tín dụng |
… |
… |
|
Tổng |
… |
… |
Trường hợp được Nhà nước trợ giúp về lãi suất thì báo cáo tài chính phải trình bày quy mô của các khoản tín dụng ưu đãi này và ảnh hưởng của chúng đến thu nhập lãi.
25. Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự:
Kỳ này |
Kỳ trước |
||
Trả lãi tiền gửi |
… |
… |
|
Trả lãi tiền vay |
… |
… |
|
Trả lãi phát hành giấy tờ có giá |
… |
… |
|
Trả lãi tiền thuê tài chính |
… |
… |
|
Chi phí hoạt động tín dụng khác |
… |
… |
|
Tổng |
… |
… |
Trường hợp được Nhà nước trợ giúp về lãi suất thì báo cáo tài chính phải trình bày quy mô của các khoản tín dụng ưu đãi này và ảnh hưởng của chúng đến chi phí lãi.
26. Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ: nêu cụ thể các khoản thu nhập, chi phí chính từ phí dịch vụ và tính lãi/ lỗ thuần.
27. Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối:
Kỳ này |
Kỳ trước |
||
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối |
… |
… |
|
- Thu từ kinh doanh ngoại tệ giao ngay |
… |
… |
|
- Thu từ kinh doanh vàng |
… |
… |
|
- Thu từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ |
… |
… |
|
Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối |
… |
… |
|
- Chi về kinh doanh ngoại tệ giao ngay |
… |
… |
|
- Chi về kinh doanh vàng |
… |
… |
|
- Chi về các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ |
… |
… |
|
Lãi/ (Lỗ) thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối |
… |
… |
28. Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh (mua bán) chứng khoán kinh doanh:
Kỳ này |
Kỳ trước |
||
Thu nhập từ mua bán chứng khoán kinh doanh |
… |
… |
|
Chi phí về mua bán chứng khoán kinh doanh |
… |
… |
|
Chi phí dự phòng rủi ro chứng khoán kinh doanh |
… |
… |
|
Lãi/ (Lỗ) thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh |
… |
… |
29. Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh (mua bán) chứng khoán đầu tư:
Kỳ này |
Kỳ trước |
||
Thu nhập từ mua bán chứng khoán đầu tư |
… |
… |
|
Chi phí về mua bán chứng khoán đầu tư |
… |
… |
|
Dự phòng rủi ro chứng khoán đầu tư |
… |
… |
|
Lãi/ (Lỗ) thuần từ hoạt động kinh doanh chứng khoán đầu tư |
… |
… |
30. Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần
Kỳ này |
Kỳ trước |
||
Cổ tức nhận được trong kỳ từ góp vốn, mua cổ phần |
… |
… |
|
- Từ chứng khoán Vốn kinh doanh (hạch toán trên TK 14) |
|||
- Từ chứng khoán Vốn đầu tư (hạch toán trên TK 15) |
|||
- Từ góp vốn, đầu tư dài hạn (hạch toán trên TK 34) |
|||
Phân chia lãi/ lỗ theo phương pháp vốn CSH của các khoản đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết (đối với Báo cáo tài chính hợp nhất) |
… |
… |
|
Các khoản thu nhập khác |
… |
… |
|
Tổng |
… |
… |
31. Lãi/ lỗ thuần từ các hoạt động kinh doanh khác: nêu số liệu chi tiết thu/ chi và cho từng loại hoạt động.
32. Chi phí hoạt động:
Kỳ này |
Kỳ trước |
||
1. Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí |
… |
… |
|
2. Chi phí cho nhân viên: |
… |
… |
|
Trong đó: - Chi lương và phụ cấp |
… |
… |
|
- Các khoản chi đóng góp theo lương |
… |
… |
|
- Chi trợ cấp |
… |
… |
|
- Chi khác cho nhân viên |
… |
… |
|
3. Chi về tài sản: |
… |
… |
|
- Trong đó khấu hao tài sản cố định |
… |
… |
|
4. Chi cho hoạt động quản lý công vụ: |
… |
… |
|
Trong đó: |
|||
- Công tác phí |
… |
… |
|
- Chi về các hoạt động đoàn thể của TCTD |
… |
… |
|
5. Chi nộp phí bảo hiểm, bảo toàn tiền gửi của khách hàng |
… |
… |
|
6. Chi phí dự phòng (không tính chi phí dự phòng rủi ro tín dụng; chi phí dự phòng rủi ro chứng khoán) |
… |
… |
|
7. Chi phí hoạt động khác |
… |
… |
|
Tổng |
… |
… |
33. Chi phí thuế thu nhập
Kỳ này |
Kỳ trước |
||
33.1. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành |
|||
1. Lợi nhuận trước thuế TNDN |
… |
… |
|
Các khoản mục điều chỉnh: |
|||
Trừ (-) Thu nhập được miễn thuế TNDN: |
|||
- Thu nhập từ góp vốn liên doanh mua cổ phần |
… |
… |
|
- Lãi từ hợp nhất công ty liên doanh, liên kết theo phương pháp Vốn chủ sở hữu (chỉ có đối với Báo cáo tài chính hợp nhất) |
… |
… |
|
- … |
… |
… |
|
Cộng (+) Chi phí không được khấu trừ khi xác định lợi nhuận tính thuế: |
|||
- … |
… |
… |
|
2. Thu nhập chịu thuế |
… |
… |
|
3. Chi phí thuế TNDN tính trên thu nhập chịu thuế kỳ hiện hành (= Thu nhập chịu thuế x Thuế suất thuế TNDN) |
… |
… |
|
- Điều chỉnh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành kỳ này |
… |
… |
|
4. Tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành |
… |
… |
|
- Thuế TNDN đã nộp trong kỳ |
… |
… |
|
- Điều chỉnh chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước |
… |
… |
|
5. Thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp cuối kỳ |
… |
… |
|
33.2. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại |
|||
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời phải chịu thuế |
… |
… |
|
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại |
… |
… |
|
- Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ |
… |
… |
|
- Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng |
|||
- Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả |
|||
- Tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại |
… |
… |
VII- Thông tin bổ sung một số khoản mục trình bày trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Ngoài các thông tin yêu cầu trong mục này, các TCTD có thể trình bày bổ sung các thông tin khác phù hợp với tình hình thực tế hoạt động tại đơn vị.
34. Tiền và các khoản tương đương tiền:
Kỳ này |
Kỳ trước |
||
Tiền mặt và các khoản tương đương tiền tại quỹ |
… |
… |
|
Tiền gửi tại NHNN |
… |
… |
|
Tiền, ngoại hối gửi tại các TCTD khác (gồm không kỳ hạn và có kỳ hạn không quá 3 tháng) |
… |
… |
|
Chứng khoán có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua |
… |
… |
|
Tổng |
… |
… |
35. Mua mới và thanh lý các công ty con
BCTC |
BCTC HỢP NHẤT |
|||
Kỳ này |
Kỳ trước |
Kỳ này |
Kỳ trước |
|
- Tổng giá trị mua hoặc thanh lý |
… |
… |
… |
… |
- Phần giá trị mua hoặc thanh lý được thanh toán bằng tiền và các khoản tương đương tiền |
… |
… |
… |
… |
- Số tiền và các khoản tương đương tiền thực có trong công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác được mua hoặc thanh lý |
0 |
0 |
… |
… |
- Phần giá trị tài sản (tổng hợp theo từng loại tài sản) và nợ phải trả không phải là tiền và các khoản tương đương tiền trong công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác được mua hoặc thanh lý trong kỳ |
0 |
0 |
… |
… |
Tổng |
... |
... |
... |
... |
VIII- Các thông tin khác
Ngoài các thông tin yêu cầu trong mục này, các TCTD có thể trình bày bổ sung các thông tin khác phù hợp với tình hình thực tế hoạt động tại đơn vị.
36. Tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên
Chỉ tiêu |
Kỳ này |
Kỳ trước |
I. Tổng số cán bộ, CNV |
||
II. Thu nhập của cán bộ |
||
1. Tổng quỹ lương |
||
2. Tiền thưởng |
||
3. Thu nhập khác |
||
4. Tổng thu nhập (1+2+3) |
||
5. Tiền lương bình quân |
||
6. Thu nhập bình quân |
37. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước
Chỉ tiêu |
Số dư đầu kỳ |
Phát sinh trong kỳ |
Số dư cuối kỳ |
|
Số phải nộp |
Số đã nộp |
|||
1. Thuế GTGT 2. Thuế tiêu thụ đặc biệt 3. Thuế TNDN 4. Thuế xuất, nhập khẩu 5. Thuế sử dụng vốn NSNN 6. Thuế tài nguyên 7. Thuế nhà đất 8. Tiền thuê đất 9. Các loại thuế khác 10. Các khoản phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác |
||||
Tổng cộng |
38. Tài sản, giấy tờ có giá (GTCG) thế chấp, cầm cố và chiết khấu, tái chiết khấu
38.1. Tài sản, GTCG nhận thế chấp, cầm cố và chiết khấu, tái chiết khấu
a) Tài sản, GTCG nhận thế chấp, cầm cố và chiết khấu của khách hàng
- TCTD trình bày cụ thể loại hình, giá trị tài sản thế chấp tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
- TCTD trình bày cụ thể loại hình, giá trị (tính theo mệnh giá) và khu vực phát hành (Chính phủ, doanh nghiệp) công cụ chuyển nhượng, GTCG đã mua có kỳ hạn, mua có bảo lưu quyền truy đòi, nhận cầm cố tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
b) Tài sản, GTCG nhận thế chấp, cầm cố và chiết khấu, tái chiết khấu của TCTD khác
- TCTD trình bày cụ thể loại hình, giá trị tài sản thế chấp ghi nhận tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
- TCTD trình bày cụ thể loại hình, giá trị (tính theo mệnh giá) công cụ chuyển nhượng, GTCG đã mua có kỳ hạn, nhận cầm cố tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
c) Trường hợp TCTD nắm giữ tài sản thế chấp và được phép bán hoặc đem tài sản đó đi thế chấp cho bên thứ 3 trong trường hợp khách hàng (chủ sở hữu tài sản) vẫn có khả năng trả nợ theo quy định của pháp luật, TCTD cần thuyết minh các thông tin sau:
- Giá trị tài sản thế chấp tại thời điểm lập báo cáo tài chính;
- Giá trị của tài sản thế chấp đã bán hoặc đem đi thế chấp cho bên thứ 3 và thông tin về nghĩa vụ hoàn trả tài sản của đơn vị; và
- Điều khoản và điều kiện liên quan đến việc sử dụng các tài sản thế chấp.
38.2. Tài sản, GTCG đưa đi thế chấp, cầm cố và chiết khấu, tái chiết khấu
TCTD trình bày cụ thể loại hình, giá trị tài sản, GTCG đưa đi thế chấp, cầm cố và chiết khấu, tái chiết khấu tại thời điểm lập báo cáo tài chính; và thuyết minh những điều khoản và điều kiện thế chấp, cầm cố (đối với tài sản, GTCG thế chấp, cầm cố), điều khoản chuyển giao rủi ro/ lợi ích và quyền sở hữu (đối với công cụ chuyển nhượng và GTCG bán có kỳ hạn) theo các chỉ tiêu sau:
- Chứng khoán kinh doanh
- Chứng khoán đầu tư
- Tài sản cố định
- Tài sản khác.
39. Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và các cam kết đưa ra:
Trình bày chi tiết các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và các cam kết đưa ra.
40. Hoạt động ủy thác/ nhận ủy thác và đại lý TCTD
40.1. Hoạt động ủy thác
TCTD phải trình bày giá trị vốn ủy thác tại thời điểm lập báo cáo tài chính theo từng loại hình ủy thác (bao gồm: Cho vay; Cho thuê tài chính; Góp vốn, mua cổ phần; Đầu tư vào dự án sản xuất, kinh doanh; Mua trái phiếu doanh nghiệp; hoạt động ủy thác khác).
40.2. Hoạt động nhận ủy thác và đại lý
41. Các hoạt động ngoại bảng khác mà TCTD phải chịu rủi ro đáng kể
42. Thông tin về các bên liên quan
Nguyên tắc và phương pháp trình bày các thông tin về các bên có liên quan thực hiện theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 26 - Thông tin về các bên liên quan. Bên liên quan là người có liên quan của một tổ chức, cá nhân theo quy định tại Khoản 28 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Các thông tin chủ yếu có ảnh hưởng đến các bên liên quan cần phải trình bày:
(1) Giao dịch với Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Ban Tổng giám đốc/ Giám đốc, Ban Kiểm soát: thu nhập từ TCTD chi trả, dư nợ vay, phải thu, phải trả;
(2) Giá trị tài sản, dịch vụ được mua/ bán, thuê/ cho thuê, cung cấp/được cung cấp giữa các bên liên quan;
(3) Các khoản tài trợ (bao gồm cả giao dịch cho vay) bảo lãnh và thế chấp;
(4) Các mối quan hệ có tồn tại sự kiểm soát của TCTD và các bên liên quan;
(5) Các giao dịch giữa các bên liên quan có ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính của TCTD.
43. Các sự kiện sau ngày lập bảng CĐKT: Các TCTD thuyết minh các sự kiện trọng yếu.
44. Mức độ tập trung theo khu vực địa lý của các tài sản, công nợ và các khoản mục ngoại bảng
- Lập báo cáo phân tích tổng dư nợ cho vay, tổng tiền gửi, các cam kết tín dụng, CCTC phái sinh, kinh doanh và đầu tư chứng khoán theo khu vực địa lý:
Tổng dư nợ cho vay |
Tổng tiền gửi |
Các cam kết tín dụng |
CCTC phái sinh (Tổng giá trị giao dịch theo hợp đồng) |
Kinh doanh và đầu tư chứng khoán (Chênh lệch DN-DC) |
|
Trong nước |
|||||
Nước ngoài |
- TCTD cần thuyết minh về căn cứ lập báo cáo và rủi ro tiềm ẩn ở mỗi khu vực.
IX- Quản lý rủi ro tài chính
Ngoài các thông tin yêu cầu trong mục này, các TCTD có thể trình bày bổ sung các thông tin khác phù hợp với tình hình thực tế hoạt động tại đơn vị.
45. Chính sách quản lý rủi ro liên quan đến các công cụ tài chính:
TCTD thuyết minh về chính sách, hạn mức rủi ro, công cụ sử dụng để quản lý rủi ro.
46. Rủi ro tín dụng
Các công cụ mà ngân hàng sử dụng để quản lý rủi ro tín dụng.
47. Rủi ro thị trường
47.1. Rủi ro lãi suất:
- Trình bày lãi suất thực tế trung bình trên các khoản mục tiền tệ chủ yếu theo các kỳ hạn và đồng tiền khác nhau.
- Trình bày mô hình sử dụng để đo lường, quản lý rủi ro lãi suất.
- Trình bày bảng phân tích tài sản, công nợ và các khoản mục ngoại bảng theo kỳ định lại lãi suất thực tế tại thời điểm lập báo cáo tài chính:
Quá hạn |
Không chịu lãi |
Dựới 1 tháng |
Từ 1 đến 3 tháng |
Từ trên 3 tháng đến 6 tháng |
Từ trên 6 tháng đến 12 tháng |
Từ trên 1 năm đến 5 năm |
Trên 5 năm |
Tổng |
|
Tài sản |
|||||||||
I- Tiền mặt vàng bạc, đá quý |
|||||||||
II- Tiền gửi tại NHNN |
|||||||||
III- Tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác (*) |
|||||||||
IV- Chứng khoán kinh doanh (*) |
|||||||||
V- Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác (*) |
|||||||||
VI- Cho vay khách hàng (*) |
|||||||||
VII- Chứng khoán đầu tư (*) |
|||||||||
VIII- Góp vốn, đầu tư dài hạn (*) |
|||||||||
IX- Tài sản cố định và bất động sản đầu tư |
|||||||||
X- Tài sản Có khác (*) |
|||||||||
Tổng tài sản |
|||||||||
Nợ phải trả |
|||||||||
I- Tiền gửi của và vay từ NHNN và các TCTD khác |
|||||||||
II- Tiền gửi của khách hàng |
|||||||||
III- Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác |
|||||||||
IV- Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay mà TCTD chịu rủi ro |
|||||||||
V- Phát hành giấy tờ có giá |
|||||||||
VI- Các khoản nợ khác |
|||||||||
Tổng nợ phải trả |
|||||||||
Mức chênh nhạy cảm với lãi suất nội bảng |
|||||||||
Các cam kết ngoại bảng có tác động tới mức độ nhạy cảm với Lãi suất của các Tài sản và công nợ (ròng) |
|||||||||
Mức chênh nhạy cảm với lãi suất nội, ngoại bảng |
Ghi chú: (*) - Các khoản mục này không tính đến dự phòng rủi ro
47.2. Rủi ro tiền tệ
- Trình bày chiến lược của TCTD trong quản lý rủi ro.
- Trình bày về tỷ giá của các loại ngoại tệ quan trọng tại thời điểm lập báo cáo và dự báo của ngân hàng về tỷ giá của các loại ngoại tệ này trong kỳ tới.
- Để đánh giá rủi ro này, ngân hàng cần phân loại tài sản và công nợ theo loại tiền tệ được quy đổi sang VND tại thời điểm lập báo cáo tài chính:
Chỉ tiêu |
EUR được quy đổi |
USD được quy đổi |
Các ngoại hối khác được quy đổi |
Tổng |
Tài sản |
||||
I- Tiền mặt vàng bạc, đá quý |
||||
II- Tiền gửi tại NHNN |
||||
III- Tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác (*) |
||||
IV- Chứng khoán kinh doanh (*) |
||||
V- Công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác (*) |
||||
VI- Cho vay khách hàng (*) |
||||
VII- Chứng khoán đầu tư (*) |
||||
VIII- Góp vốn, đầu tư dài hạn (*) |
||||
IX- Tài sản cố định và bất động sản đầu tư |
||||
X- Các tài sản Có khác (*) |
||||
Tổng tài sản |
||||
Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu |
||||
I- Tiền gửi của và vay từ NHNN và các TCTD khác |
||||
Trong đó: Tiền gửi và vay của ngân hàng ở nước ngoài |
||||
II- Tiền gửi của khách hàng |
||||
III- Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác |
||||
IV- Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay mà TCTD chịu rủi ro |
||||
V- Phát hành giấy tờ có giá |
||||
VI- Các khoản nợ khác |
||||
VII- Vốn và các quỹ |
||||
Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu |
||||
Trạng thái tiền tệ nội bảng |
||||
Trạng thái tiền tệ ngoại bảng |
||||
Trạng thái tiền tệ nội, ngoại bảng |
Ghi chú: (*) - Các khoản mục này không tính đến dự phòng rủi ro
47.3. Rủi ro thanh khoản
- Trình bày chiến lược của ngân hàng trong quản lý rủi ro thanh khoản.
- Phân tích trạng thái thanh khoản thông qua báo cáo phân tích tài sản và nguồn vốn theo kỳ đáo hạn thực tế tại thời điểm lập báo cáo tài chính:
Chỉ tiêu |
Quá hạn |
Trong hạn |
Tổng |
|||||
Trên 3 tháng |
Đến 3 tháng |
Đến 1 tháng |
Từ trên 1 tháng đến 3 tháng |
Từ trên 3 tháng đến 12 tháng |
Từ trên 1 năm đến 5 năm |
Trên 5 năm |
||
Tài sản |
||||||||
I- Tiền mặt vàng bạc, đá quý |
||||||||
II- Tiền gửi tại NHNN |
||||||||
III- Tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác (*) |
||||||||
IV- Chứng khoán kinh doanh (*) |
||||||||
V- Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác (*) |
||||||||
VI- Cho vay khách hàng (*) |
||||||||
VII- Chứng khoán đầu tư (*) |
||||||||
VIII- Góp vốn, đầu tư dài hạn (*) |
||||||||
IX- Tài sản cố định và bất động sản đầu tư |
||||||||
X - Tài sản Có khác (*) |
||||||||
Tổng tài sản |
||||||||
Nợ phải trả |
||||||||
I- Tiền gửi của và vay từ NHNN và các TCTD khác |
||||||||
II- Tiền gửi của khách hàng |
||||||||
III- Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác |
||||||||
IV- Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay mà TCTD chịu rủi ro |
||||||||
V- Phát hành giấy tờ có giá |
||||||||
VI- Các khoản nợ khác |
||||||||
Tổng nợ phải trả |
||||||||
Mức chênh thanh khoản ròng |
Ghi chú: (*) - Các khoản mục này không tính đến dự phòng rủi ro.
47.4. Rủi ro giá cả thị trường khác (Nếu TCTD có quy mô hoạt động lớn)
Ngoại trừ các khoản mục tài sản, công nợ đã được thuyết minh ở phần trên, TCTD trình bày về bổ sung về các rủi ro giá cả thị trường khác có mức độ rủi ro chiếm 5% lợi nhuận ròng hoặc giá trị khoản mục tài sản, công nợ chiếm 5% tổng tài sản theo các chỉ tiêu sau:
+ Loại tài sản/ công nợ
+ Giá trị tài sản/ công nợ: giá gốc, giá thị trường tại ngày lập báo cáo.
+ Mô hình đo lường rủi ro sử dụng.”
X- Báo cáo bộ phận
- Các TCTD có chứng khoán trao đổi công khai và đang phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán phải lập và trình bày Báo cáo bộ phận. Khuyến khích (không bắt buộc) các TCTD không phát hành hoặc không có chứng khoán trao đổi công khai trình bày báo cáo tài chính bộ phận.
Nếu TCTD lập báo cáo bộ phận phải lập báo cáo tài chính hợp nhất thì báo cáo bộ phận cần phải trình bày trong báo cáo tài chính hợp nhất. Nếu công ty con của TCTD có chứng khoán trao đổi công khai thì công ty con đó sẽ trình bày thông tin bộ phận trong báo cáo tài chính riêng của công ty con.
- TCTD trình bày nguyên tắc xác định các bộ phận phải báo cáo, nguyên tắc lập báo cáo bộ phận chính yếu, báo cáo bộ phận thứ yếu và quy định nội bộ về phương pháp tính toán và phân bố các chỉ tiêu tài chính (tài sản, nợ phải trả, thu nhập và chi phí bộ phận) theo lĩnh vực kinh doanh/ khu vực địa lý.
Nếu báo cáo bộ phận chính yếu được lập theo lĩnh vực kinh doanh, thì báo cáo bộ phận thứ yếu được lập theo khu vực địa lý. Nếu báo cáo bộ phận chính yếu được lập theo khu vực địa lý thì báo cáo bộ phận thứ yếu được lập theo lĩnh vực kinh doanh.
48. Báo cáo bộ phận chính yếu
- Thông tin báo cáo bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh 1 |
Lĩnh vực kinh doanh 2 |
... |
Khác |
Điều chỉnh (*) |
Tổng cộng |
||||||
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
||
I. Doanh thu |
|||||||||||
1. Doanh thu lãi |
|||||||||||
Doanh thu lãi từ khách hàng bên ngoài |
|||||||||||
Doanh thu lãi từ nội bộ |
|||||||||||
2. Doanh thu từ hoạt động dịch vụ |
|||||||||||
3. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh khác |
|||||||||||
II. Chi phí |
|||||||||||
1. Chi phí lãi |
|||||||||||
Chi phí lãi khách hàng bên ngoài |
|||||||||||
Chi phí lãi nội bộ |
|||||||||||
2. Chi phí khấu hao TSCĐ |
|||||||||||
3. Chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh |
|||||||||||
Kết quả kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro |
|||||||||||
Chi phí dự phòng rủi ro |
|||||||||||
Kết quả kinh doanh bộ phận |
|||||||||||
III. Tài sản |
|||||||||||
1. Tiền mặt |
|||||||||||
2. Tài sản cố định |
|||||||||||
3. Tài sản khác |
|||||||||||
IV. Nợ phải trả |
|||||||||||
1. Nợ phải trả khách hàng bên ngoài |
|||||||||||
2. Nợ phải trả nội bộ |
|||||||||||
3. Nợ phải trả khác |
Hoặc
- Thông tin báo cáo bộ phận theo khu vực địa lý
Khu vực 1 |
Khu vực 2 |
... |
Khác |
Điều chỉnh (*) |
Tổng cộng |
||||||
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
||
I. Doanh thu |
|||||||||||
1. Doanh thu lãi |
|||||||||||
Doanh thu lãi khách hàng bên ngoài |
|||||||||||
Doanh thu lãi nội bộ |
|||||||||||
2. Doanh thu từ hoạt động dịch vụ |
|||||||||||
3. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh khác |
|||||||||||
II. Chi phí |
|||||||||||
1. Chi phí lãi |
|||||||||||
Chi phí lãi từ khách hàng bên ngoài |
|||||||||||
Chi phí lãi từ nội bộ |
|||||||||||
2. Chi phí khấu hao TSCĐ |
|||||||||||
3. Chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh |
|||||||||||
Kết quả kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro |
|||||||||||
Chi phí dự phòng rủi ro |
|||||||||||
Kết quả kinh doanh bộ phận |
|||||||||||
III. Tài sản |
|||||||||||
1. Tiền mặt |
|||||||||||
2. Tài sản cố định |
|||||||||||
3. Tài sản khác |
|||||||||||
IV. Nợ phải trả |
|||||||||||
1. Nợ phải trả khách hàng bên ngoài |
|||||||||||
2. Nợ phải trả nội bộ |
|||||||||||
3. Nợ phải trả khác |
Ghi chú: (*) Điều chỉnh đối với các giao dịch nội bộ.
49. Báo cáo bộ phận thứ yếu
- Thông tin báo cáo bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh 1 |
Lĩnh vực kinh doanh 2 |
... |
Khác |
Điều chỉnh (*) |
Tổng cộng |
||||||
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
||
Kết quả kinh doanh bộ phận |
|||||||||||
Tài sản bộ phận |
|||||||||||
Nợ phải trả bộ phận |
Hoặc
- Thông tin báo cáo bộ phận theo khu vực địa lý
Khu vực 1 |
Khu vực 2 |
... |
Khác |
Điều chỉnh (*) |
Tổng cộng |
||||||
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
||
Kết quả kinh doanh bộ phận |
|||||||||||
Tài sản bộ phận |
|||||||||||
Nợ phải trả bộ phận |
Ghi chú: (*) Điều chỉnh đối với các giao dịch nội bộ.
Ngoài các thông tin yêu cầu tại mục này, các TCTD có thể trình bày bổ sung các thông tin khác phù hợp với tình hình thực tế hoạt động tại đơn vị.
|
|
….., ngày … tháng … năm … |
Đơn vị báo cáo: ………… Địa chỉ: …………………….. |
Mẫu số: - B02a/TCTD: đối với BCTC - B02a/TCTD-HN: đối với BCTC hợp nhất |
(Ban hành theo Thông tư số 49/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (HỢP NHẤT) GIỮA NIÊN ĐỘ
Dạng đầy đủ
Quý... năm…
Tại ngày... tháng... năm...
Đơn vị tính: triệu đồng VN
STT |
Chỉ tiêu |
Thuyết minh |
Số cuối quý |
Số đầu năm |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
|
A |
Tài sản |
|
|
|
I |
Tiền mặt, vàng bạc, đá quý |
|
|
|
|
... (*) |
|
|
|
VIII |
Vốn chủ sở hữu |
|
|
|
|
… (*) |
|
|
|
5 |
Lợi nhuận chưa phân phối/ Lỗ lũy kế |
|
|
|
a |
Lợi nhuận/ Lỗ năm nay |
|
Chênh lệch TK loại 7 trừ (-) TK loại 8 (Nếu chênh lệch âm thì ghi bằng số âm) |
|
b |
Lợi nhuận/ lỗ lũy kế năm trước |
|
DC TK 69 (nếu DN thì ghi bằng số âm) |
|
|
...(*) |
|
|
|
Ghi chú:
- (*) Nội dung các chỉ tiêu và mã số này trên báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ tương tự như các chỉ tiêu của Bảng cân đối kế toán năm - Mẫu số B02/TCTD và B02/TCTD-HN.
|
|
….., ngày … tháng … năm … |
Đơn vị báo cáo: ………… Địa chỉ: …………………….. |
Mẫu số: - B03a/TCTD: đối với BCTC - B03a/TCTD-HN: đối với BCTC hợp nhất |
(Ban hành theo Thông tư số 49/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (HỢP NHẤT) GIỮA NIÊN ĐỘ
(Dạng đầy đủ)
Quý... năm…
Đơn vị tính: triệu đồng VN
STT |
Chỉ tiêu |
Thuyết minh |
Quý... |
Lũy kế từ đầu năm đến cuối quý này |
||
Năm nay |
Năm trước |
Năm nay |
Năm trước |
I |
Thu nhập lãi thuần |
|
|
|
|
|
|
...(*) |
|
|
|
|
|
Ghi chú: (*) Nội dung các chỉ tiêu và mã số trên báo cáo này tương tự như các chỉ tiêu của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm - Mẫu số B03/TCTD và Mẫu B03/TCTD-HN.
|
|
….., ngày … tháng … năm … |
Đơn vị báo cáo: ………… Địa chỉ: …………………….. |
Mẫu số: - B04a/TCTD: đối với BCTC - B04a/TCTD-HN: đối với BCTC hợp nhất |
(Ban hành theo Thông tư số 49/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014)
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (HỢP NHẤT) GIỮA NIÊN ĐỘ
(Theo phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp)
(Dạng đầy đủ)
Quý... năm…
Đơn vị tính: triệu đồng VN
STT |
Chỉ tiêu |
Thuyết minh |
Lũy kế từ đầu năm đến cuối quý này |
|
Năm nay |
Năm trước |
|||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
|
I |
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh |
|
|
|
|
... (*) |
|
|
|
Ghi chú: (*) Nội dung các chỉ tiêu và mã số của báo cáo này như các chỉ tiêu của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm - Mẫu B04/TCTD và Mẫu B04/TCTD-HN.
|
|
….., ngày … tháng … năm … |
Đơn vị báo cáo: ………… Địa chỉ: …………………….. |
Mẫu số: - B05a/TCTD: đối với BCTC - B05a/TCTD-HN: đối với BCTC hợp nhất |
(Ban hành theo Thông tư số 49/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014)
THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CHỌN LỌC (HỢP NHẤT)
Quý... năm…
I- Đặc điểm hoạt động của TCTD
1. Giấy phép thành lập và hoạt động, thời hạn có giá trị
2. Hình thức sở hữu vốn
3. Thành phần Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên (Tên, chức danh từng người)
4. Thành phần Ban Tổng giám đốc/ Ban Giám đốc (Tên, chức danh từng người)
5. Trụ sở chính …………..; Số chi nhánh: ………… Số công ty con: ………………….
6. Công ty con: Tên, giấy phép thành lập và hoạt động, tỷ lệ góp vốn vào Công ty con
7. Tổng số cán bộ, công nhân viên
II- Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
1. Kỳ kế toán quý (bắt đầu từ ngày .../ …/ ... kết thúc vào ngày …/ …./ ….)
2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
III- Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng
- Báo cáo về tuân thủ các chuẩn mực kế toán Việt Nam hoặc các chuẩn mực kế toán quốc tế, trong đó nêu rõ các chuẩn mực áp dụng, các chính sách kế toán được xây dựng trong trường hợp không có hướng dẫn cụ thể trong hệ thống chuẩn mực vận dụng, những trường hợp không tuân thủ chuẩn mực và lý do.
- Chế độ và hình thức kế toán áp dụng.
- Các cơ sở đánh giá được sử dụng trong quá trình lập báo cáo tài chính và các ước tính kế toán quan trọng.
- Hợp nhất báo cáo (nếu có): Các đối tượng hợp nhất báo cáo tài chính.
- Cơ sở điều chỉnh các sai sót
IV- Chính sách kế toán áp dụng tại TCTD
1. Chuyển đổi tiền tệ: nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền và ghi nhận chênh lệch tỷ giá phát sinh.
2. Nguyên tắc thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính
3. Công cụ tài chính phái sinh và kế toán phòng ngừa rủi ro (nếu có)
Các TCTD 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế liên quan đến công cụ tài chính đối với việc hạch toán kế toán các giao dịch ngoại hối và các hợp đồng phái sinh phải thuyết minh nội dung khác biệt giữa chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam và ảnh hưởng của sự khác biệt đó đến thông tin trên báo cáo tài chính.
4. Kế toán thu nhập lãi, chi phí lãi và ngừng dự thu lãi
5. Kế toán các khoản thu từ phí và hoa hồng
6. Kế toán đối với cho vay khách hàng, hoạt động mua nợ
6.1. Kế toán đối với cho vay khách hàng
- Nguyên tắc ghi nhận khoản vay
- Các nguyên tắc phân loại nợ và đánh giá rủi ro khoản nợ mua
- Cơ sở trích lập dự phòng rủi ro và xóa sổ các khoản cho vay không có khả năng thu hồi.
6.2. Kế toán hoạt động mua nợ
- Nguyên tắc ghi nhận khoản mua nợ
- Các nguyên tắc phân loại nợ và đánh giá rủi ro khoản mua nợ
- Cơ sở trích lập dự phòng rủi ro hoạt động mua nợ.
7. Kế toán các nghiệp vụ kinh doanh và đầu tư chứng khoán
7.1. Nguyên tắc phân loại chứng khoán kinh doanh, chứng khoán sẵn sàng để bán, chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn
7.2. Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán
- Nguyên tắc ghi nhận giá trị chứng khoán kinh doanh.
- Nguyên tắc và phương pháp đánh giá mức độ rủi ro và trích lập dự phòng rủi ro chứng khoán kinh doanh.
7.3. Nghiệp vụ đầu tư chứng khoán
- Nguyên tắc ghi nhận giá trị chứng khoán đầu tư (chứng khoán sẵn sàng để bán và chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn)
- Nguyên tắc và phương pháp đánh giá mức độ rủi ro và trích lập dự phòng rủi ro chứng khoán đầu tư.
8. Tiền và các khoản tương đương tiền (khái niệm tiền và tương đương tiền)
9. Dự phòng, công nợ tiềm ẩn và tài sản chưa xác định
10. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại
- Chi phí thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại
11. Kế toán các khoản vốn vay, phát hành chứng khoán nợ, công cụ vốn
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: vốn vay; kỳ phiếu, trái phiếu phát hành; cổ phiếu ưu đãi; mua lại giấy tờ có giá do chính mình phát hành.
12. Vốn chủ sở hữu
- Phát hành cổ phiếu: chi phí phát sinh, thặng dư cổ phần (nếu có)...
- Cổ tức trả trên cổ phiếu thường
- Cổ phiếu quỹ
- Trích lập và sử dụng các quỹ từ lợi nhuận sau thuế
13. Các điều chỉnh số liệu kế toán kỳ trước (Việc điều chỉnh vào các số liệu kỳ trước để đảm bảo khả năng so sánh trong trường hợp có những thay đổi trong ước tính kế toán hoặc chính sách kế toán áp dụng)
V- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán
Ngoài các thông tin yêu cầu trong mục này, các TCTD có thể trình bày bổ sung các thông tin khác phù hợp với tình hình thực tế hoạt động tại đơn vị.
1. Chứng khoán kinh doanh
|
Cuối kỳ |
|
Đầu kỳ |
1.1. Chứng khoán Nợ |
… |
|
… |
- Chứng khoán Chính phủ, chính quyền địa phương |
… |
|
… |
- Chứng khoán do các TCTD khác trong nước phát hành |
… |
|
… |
- Chứng khoán do các TCKT trong nước phát hành |
… |
|
… |
- Chứng khoán Nợ nước ngoài |
… |
|
… |
1.2. Chứng khoán vốn |
… |
|
… |
- Chứng khoán vốn do các TCTD khác phát hành |
… |
|
… |
- Chứng khoán Vốn do các TCKT trong nước phát hành |
… |
|
… |
- Chứng khoán vốn nước ngoài |
… |
|
… |
1.3. Chứng khoán kinh doanh khác |
… |
|
… |
1.4. Dự phòng rủi ro chứng khoán kinh doanh |
… |
|
… |
Tổng |
… |
|
… |
2. Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác
|
Tổng giá trị của hợp đồng (theo tỷ giá ngày hiệu lực HĐ) |
Tổng giá trị ghi sổ kế toán (theo tỷ giá tại ngày lập báo cáo) |
||
Tài sản |
Công nợ |
|||
|
Tại ngày cuối kỳ |
|
|
|
1 |
Công cụ tài chính phái sinh tiền tệ |
|
… |
… |
|
- Giao dịch kỳ hạn tiền tệ |
|
… |
… |
|
- Giao dịch hoán đổi tiền tệ |
|
… |
… |
|
- Mua Quyền chọn tiền tệ |
|
… |
… |
|
+ Mua quyền chọn mua |
|
|
|
|
+ Mua quyền chọn bán |
|
|
|
|
- Bán Quyền chọn tiền tệ |
|
… |
… |
|
+ Bán quyền chọn mua |
|
|
|
|
+ Bán quyền chọn bán |
|
|
|
|
- Giao dịch tương lai tiền tệ |
|
… |
… |
2 |
Công cụ tài chính phái sinh khác |
|
… |
… |
|
(TCTD phải liệt kê chi tiết theo bản chất từng công cụ tài chính phái sinh) |
|
|
|
|
Tại ngày đầu kỳ |
|
|
|
1 |
Công cụ tài chính phái sinh tiền tệ |
|
… |
… |
|
- Giao dịch kỳ hạn tiền tệ |
|
… |
… |
|
- Giao dịch hoán đổi tiền tệ |
|
… |
… |
|
- Mua Quyền chọn tiền tệ |
|
… |
… |
|
+ Mua quyền chọn mua |
|
|
|
|
+ Mua quyền chọn bán |
|
|
|
|
- Bán Quyền chọn tiền tệ |
|
… |
… |
|
+ Bán quyền chọn mua |
|
|
|
|
+ Bán quyền chọn bán |
|
|
|
|
- Giao dịch tương lai tiền tệ |
|
… |
… |
2 |
Công cụ tài chính phái sinh khác |
|
… |
… |
|
(TCTD phải liệt kê chi tiết theo bản chất từng công cụ tài chính phái sinh) |
|
|
|
3. Cho vay khách hàng
|
Cuối kỳ |
|
Đầu kỳ |
Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước |
… |
|
… |
Cho vay chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá |
… |
|
… |
Cho thuê tài chính |
… |
|
… |
Các khoản trả thay khách hàng |
… |
|
… |
Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư |
… |
|
… |
Cho vay đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài |
… |
|
… |
Cho vay theo chỉ định của Chính phủ |
… |
|
… |
Nợ cho vay được khoanh và nợ chờ xử lý |
… |
|
… |
Tổng |
… |
|
… |
- Phân tích chất lượng nợ cho vay:
|
Cuối kỳ |
|
Đầu kỳ |
Nợ đủ tiêu chuẩn |
... |
|
... |
Nợ cần chú ý |
... |
|
... |
Nợ dưới tiêu chuẩn |
... |
|
... |
Nợ nghi ngờ |
... |
|
... |
Nợ có khả năng mất vốn |
… |
|
... |
Tổng |
… |
|
… |
- Phân tích dư nợ theo thời gian:
|
Cuối kỳ |
|
Đầu kỳ |
Nợ ngắn hạn |
... |
|
... |
Nợ trung hạn |
... |
|
... |
Nợ dài hạn |
... |
|
... |
Tổng |
… |
|
… |
4. Đối với sự thay đổi (tăng/ giảm) của Dự phòng rủi ro tín dụng:
|
Dự phòng chung |
|
Dự phòng |
Kỳ này |
|
|
|
- Số dư đầu kỳ |
... |
|
... |
- Dự phòng rủi ro trích lập trong kỳ/ (Hoàn nhập dự phòng trong kỳ) |
... |
|
... |
- Sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng trong kỳ |
(...) |
|
(...) |
- Số dư cuối kỳ |
... |
|
... |
Kỳ trước |
|
|
|
- Số dư đầu kỳ |
... |
|
... |
- Dự phòng rủi ro trích lập trong kỳ/ (Hoàn nhập dự phòng trong kỳ) |
... |
|
... |
- Sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng trong kỳ |
(...) |
|
(...) |
- Số dư cuối kỳ |
... |
|
... |
5. Chứng khoán đầu tư
|
Cuối kỳ |
|
Đầu kỳ |
5.1. Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán |
… |
|
… |
a. Chứng khoán Nợ |
|
|
|
b. Chứng khoán Vốn |
|
|
|
c. Dự phòng rủi ro chứng khoán sẵn sàng để bán |
(…) |
|
(…) |
5.2. Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn |
… |
|
… |
a. Giá trị chứng khoán |
… |
|
… |
b. Dự phòng rủi ro chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn |
(…) |
|
(…) |
Tổng |
… |
|
… |
6. Góp vốn, đầu tư dài hạn:
- Phân tích giá trị đầu tư theo loại hình đầu tư:
|
Cuối kỳ |
|
Đầu kỳ |
Đầu tư vào công ty con (*) |
… |
|
… |
Các khoản đầu tư vào công ty liên doanh |
… |
|
… |
Các khoản đầu tư vào công ty liên kết |
… |
|
… |
Các khoản đầu tư dài hạn khác |
… |
|
… |
Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn |
(…) |
|
(…) |
Tổng |
… |
|
… |
(*) Giá trị này bằng 0 đối với Báo cáo tài chính hợp nhất.
- Danh sách các công ty liên kết, liên doanh:
Tên |
Kỳ này |
Kỳ trước |
||||
Giá gốc |
Giá trị hiện tại (*) |
Tỷ phần nắm giữ (%) |
Giá gốc |
Giá trị hiện tại (*) |
Tỷ phần nắm giữ (%) |
|
Đầu tư vào các TCTD |
|
|
|
|
|
|
TCTD.... |
|
|
|
|
|
|
Đầu tư vào các DN khác |
|
|
|
|
|
|
Công ty.... |
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: (*) trình bày đối với Báo cáo tài chính hợp nhất
7. Các khoản nợ Chính phủ và NHNN
|
Cuối kỳ |
|
Đầu kỳ |
1. Vay NHNN |
… |
|
… |
2. Tiền gửi của Kho Bạc Nhà nước |
… |
|
… |
3. Các khoản nợ khác |
… |
|
… |
Tổng |
… |
|
… |
8. Tiền gửi và vay các TCTD khác
|
Cuối kỳ |
|
Đầu kỳ |
8.1. Tiền gửi của các TCTD khác |
|
|
|
a. Tiền gửi không kỳ hạn |
… |
|
… |
- Bằng VND |
… |
|
… |
- Bằng ngoại hối |
… |
|
… |
b. Tiền gửi có kỳ hạn |
… |
|
… |
- Bằng VND |
… |
|
… |
- Bằng ngoại hối |
… |
|
… |
Tổng |
… |
|
… |
8.2. Vay các TCTD khác
- Bằng VND |
… |
|
… |
Trong đó: Vay chiết khấu, tái chiết khấu |
… |
|
… |
Vay cầm cố, thế chấp |
… |
|
… |
- Bằng ngoại hối |
… |
|
… |
Trong đó: Vay chiết khấu, tái chiết khấu |
… |
|
… |
Vay cầm cố, thế chấp |
… |
|
… |
Tổng |
… |
|
… |
8.3. Tiền gửi của các quỹ tín dụng nhân dân (áp dụng riêng đối với Ngân hàng Hợp tác xã)
|
Cuối kỳ |
|
Đầu kỳ |
Tiền gửi không kỳ hạn |
… |
|
… |
Trong đó: - Tiền gửi thanh toán |
… |
|
… |
- Tiền gửi duy trì tối thiểu |
… |
|
… |
Tiền gửi có kỳ hạn |
… |
|
… |
Trong đó: Tiền gửi điều hòa |
… |
|
… |
Tổng |
… |
|
… |
9. Tiền gửi của khách hàng
- Thuyết minh theo loại tiền gửi:
|
Cuối kỳ |
|
Đầu kỳ |
Tiền, vàng gửi không kỳ hạn |
… |
|
… |
- Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND |
|
|
|
- Tiền gửi không kỳ hạn bằng vàng, ngoại tệ |
|
|
|
Tiền, vàng gửi có kỳ hạn |
… |
|
… |
- Tiền gửi có kỳ hạn bằng VND |
|
|
|
- Tiền gửi có kỳ hạn bằng vàng và ngoại tệ |
|
|
|
Tiền gửi vốn chuyên dùng |
… |
|
… |
Tiền gửi ký quỹ |
… |
|
… |
Tổng |
… |
|
… |
10. Phát hành giấy tờ có giá thông thường (không bao gồm công cụ tài chính phức hợp)
Thuyết minh về các giấy tờ có giá TCTD đã phát hành và mua lại, thanh toán, phân loại theo kỳ hạn (dưới 12 tháng, từ 12 tháng tới 5 năm và từ 5 năm trở lên), loại giấy tờ có giá phát hành, mệnh giá, chiết khấu, phụ trội...
Các khoản nợ khác
|
Cuối kỳ |
|
Đầu kỳ |
Các khoản phải trả nội bộ |
… |
|
… |
Các khoản phải trả bên ngoài |
… |
|
… |
Dự phòng rủi ro khác: |
|
|
|
- Dự phòng đối với các cam kết đưa ra |
… |
|
… |
- Dự phòng cho các dịch vụ thanh toán |
… |
|
… |
- Dự phòng rủi ro khác (dự phòng rủi ro hoạt động,... không bao gồm dự phòng khác đối với tài sản có nội bảng) |
… |
|
… |
Quỹ khen thưởng, phúc lợi |
… |
|
… |
Tổng |
… |
|
… |
12. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với NSNN và thuế thu nhập hoãn lại
12.1. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với NSNN
Chỉ tiêu |
Số dư đầu kỳ |
Phát sinh trong kỳ |
Số dư cuối kỳ |
|
Số phải nộp |
Số đã nộp |
|||
1. Thuế GTGT 2. Thuế tiêu thụ đặc biệt 3. Thuế TNDN 4. Thuế xuất, nhập khẩu 5. Thuế sử dụng vốn NSNN 6. Thuế tài nguyên 7. Thuế nhà đất 8. Tiền thuê đất 9. Các loại thuế khác 10. Các khoản phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác |
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
12.2. Thuế thu nhập hoãn lại
a. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại:
|
Cuối kỳ |
|
Đầu kỳ |
- Tài sản thuế TN hoãn lại liên quan đến khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ |
… |
|
… |
- Tài sản thuế TN hoãn lại liên quan đến khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng |
… |
|
… |
- Tài sản thuế TN hoãn lại liên quan đến khoản ưu đãi tính thuế chưa sử dụng |
… |
|
… |
- Khoản hoàn nhập tài sản thuế TN hoãn lại đã được ghi nhận từ các kỳ trước |
… |
|
… |
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại |
… |
|
… |
b. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả:
|
Cuối kỳ |
|
Đầu kỳ |
- Thuế TN hoãn lại phải trả phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế |
… |
|
… |
- Khoản hoàn nhập thuế TN hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các kỳ trước |
… |
|
… |
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả |
… |
|
… |
Vốn chủ sở hữu
13.1. Báo cáo tình hình thay đổi vốn chủ sở hữu:
|
Vốn góp/ Vốn điều lệ |
Thặng dư vốn cổ phần |
Cổ phiếu quỹ |
Chênh lệch đánh giá lại tài sản |
Chênh lệch tỷ giá hối đoái |
Quỹ đầu tư phát triển |
Quỹ dự phòng tài chính |
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ |
Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu |
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối/ Lỗ lũy kế |
Lợi ích của cổ đông thiểu số |
Vốn chủ sở hữu khác |
Tổng cộng |
A |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
Số dư đầu kỳ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tăng trong kỳ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Giảm trong kỳ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số dư cuối kỳ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
13.2. Thuyết minh về các công cụ tài chính phức hợp:
Trái phiếu chuyển đổi:
|
Cuối kỳ |
|
Đầu kỳ |
- Tổng giá trị |
… |
|
… |
- Giá trị cấu phần Nợ |
… |
|
… |
- Giá trị cấu phần vốn CSH |
… |
|
… |
Cổ phiếu ưu đãi:
|
Cuối kỳ |
|
Đầu kỳ |
- Tổng giá trị |
… |
|
… |
- Giá trị cấu phần Nợ |
… |
|
… |
- Giá trị cấu phần vốn CSH |
… |
|
… |
13.3. Cổ phiếu:
|
Cuối kỳ |
|
Đầu kỳ |
- Số lượng cổ phiếu đăng ký phát hành |
… |
|
… |
- Số lượng cổ phiếu đã bán ra công chúng |
… |
|
… |
+ Cổ phiếu phổ thông |
|
|
|
+ Cổ phiếu ưu đãi |
|
|
|
- Số lượng cổ phiếu được mua lại |
… |
|
… |
+ Cổ phiếu phổ thông |
|
|
|
+ Cổ phiếu ưu đãi |
|
|
|
- Số lượng cổ phiếu đang lưu hành |
… |
|
… |
+ Cổ phiếu phổ thông |
|
|
|
+ Cổ phiếu ưu đãi |
|
|
|
* Mệnh giá cổ phiếu đang lưu hành: ………………….
13.4. Cổ tức:
|
Cổ phiếu thường |
|
Cổ phiếu ưu đãi |
Cổ tức đã trả/Tổng số cổ phần |
… |
|
… |
Cổ tức đã trả/ Cổ phần |
… |
|
… |
VI- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Ngoài các thông tin yêu cầu trong mục này, các TCTD có thể trình bày bổ sung các thông tin khác phù hợp với tình hình thực tế hoạt động tại đơn vị.
14. Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự
|
Kỳ này |
|
Kỳ trước |
Thu nhập lãi tiền gửi |
… |
|
… |
Thu nhập lãi cho vay khách hàng |
… |
|
… |
Thu lãi từ kinh doanh, đầu tư chứng khoán Nợ: |
|
|
|
- Thu lãi từ chứng khoán kinh doanh |
… |
|
… |
- Thu lãi từ chứng khoán đầu tư |
… |
|
… |
Thu phí từ nghiệp vụ bảo lãnh |
… |
|
… |
Thu nhập lãi cho thuê tài chính |
… |
|
… |
Thu nhập lãi từ nghiệp vụ mua bán nợ |
… |
|
… |
Thu khác từ hoạt động tín dụng |
… |
|
… |
Tổng |
… |
|
… |
15. Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự:
|
Kỳ này |
|
Kỳ trước |
Trả lãi tiền gửi |
… |
|
… |
Trả lãi tiền vay |
… |
|
… |
Trả lãi phát hành giấy tờ có giá |
… |
|
… |
Trả lãi tiền thuê tài chính |
… |
|
… |
Chi phí hoạt động tín dụng khác |
… |
|
… |
Tổng |
… |
|
… |
16. Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh (mua bán) chứng khoán kinh doanh:
|
Kỳ này |
|
Kỳ trước |
Thu nhập từ mua bán chứng khoán kinh doanh |
… |
|
… |
Chi phí về mua bán chứng khoán kinh doanh |
… |
|
… |
Chi phí dự phòng rủi ro chứng khoán kinh doanh |
… |
|
… |
Lãi/ (Lỗ) thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh |
… |
|
… |
17. Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh (mua bán) chứng khoán đầu tư:
|
Kỳ này |
|
Kỳ trước |
Thu nhập từ mua bán chứng khoán đầu tư |
… |
|
… |
Chi phí về mua bán chứng khoán đầu tư |
… |
|
… |
Dự phòng rủi ro chứng khoán đầu tư |
… |
|
… |
Lãi/ (Lỗ) thuần từ hoạt động kinh doanh chứng khoán đầu tư |
… |
|
… |
18. Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần
|
Kỳ này |
|
Kỳ trước |
Cổ tức nhận được trong kỳ từ góp vốn, đầu tư mua cổ phần |
… |
|
… |
- Từ chứng khoán vốn kinh doanh (hạch toán trên TK 14) |
|
|
|
- Từ chứng khoán Vốn đầu tư (hạch toán trên TK 15) |
|
|
|
- Từ góp vốn, đầu tư dài hạn (hạch toán trên TK 34) Phân chia lãi/ lỗ theo phương pháp vốn CSH của các khoản đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết (đối với Báo cáo tài chính hợp nhất) |
… |
|
… |
Các khoản thu nhập khác |
… |
|
… |
Tổng |
… |
|
… |
19. Chi phí hoạt động:
|
Kỳ này |
|
Kỳ trước |
1. Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí |
… |
|
… |
2. Chi phí cho nhân viên: |
… |
|
… |
Trong đó: - Chi lương và phụ cấp |
… |
|
… |
- Các khoản chi đóng góp theo lương |
… |
|
… |
- Chi trợ cấp |
… |
|
… |
- Chi khác cho nhân viên |
… |
|
… |
3. Chi về tài sản: |
… |
|
… |
- Trong đó khấu hao tài sản cố định |
… |
|
… |
4. Chi cho hoạt động quản lý công vụ: |
… |
|
… |
Trong đó: - Công tác phí |
… |
|
… |
- Chi về các hoạt động đoàn thể của TCTD |
… |
|
… |
5. Chi nộp phí bảo hiểm, bảo toàn tiền gửi của khách hàng |
… |
|
… |
6. Chi phí dự phòng (không tính chi phí dự phòng rủi ro tín dụng nội và ngoại bảng; chi phí dự phòng rủi ro chứng khoán) |
… |
|
… |
7. Chi phí hoạt động khác |
… |
|
… |
Tổng |
… |
|
… |
VII- Các thông tin khác
Ngoài các thông tin yêu cầu trong mục này, các TCTD có thể trình bày bổ sung các thông tin khác phù hợp với tình hình thực tế hoạt động tại đơn vị.
20. Các hoạt động ngoại bảng khác mà TCTD phải chịu rủi ro đáng kể (trọng yếu)
21. Thông tin về các bên liên quan
Nguyên tắc và phương pháp trình bày các thông tin về các bên có liên quan thực hiện theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 26 - Thông tin về các bên liên quan. Bên liên quan là người có liên quan của một tổ chức, cá nhân theo quy định tại Khoản 28 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Các thông tin chủ yếu có ảnh hưởng đến các bên liên quan cần phải trình bày:
(1) Giá trị tài sản, dịch vụ được mua/ bán, thuê/ cho thuê, cung cấp/được cung cấp giữa các bên liên quan;
(2) Các khoản tài trợ (bao gồm cả giao dịch cho vay) bảo lãnh và thế chấp;
(3) Các mối quan hệ có tồn tại sự kiểm soát của TCTD và các bên liên quan;
(4) Các giao dịch giữa các bên liên quan có ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính của TCTD.
22. Mức độ tập trung theo khu vực địa lý của các tài sản, công nợ và các khoản mục ngoại bảng
- Lập báo cáo phân tích tổng dư nợ cho vay, tổng tiền gửi, các cam kết tín dụng, CCTC phái sinh, kinh doanh và đầu tư chứng khoán theo khu vực địa lý:
|
Tổng dư nợ cho vay |
Tổng tiền gửi |
Các cam kết tín dụng |
CCTC phái sinh |
Kinh doanh và đầu tư chứng khoán |
Trong nước |
|
|
|
|
|
Nước ngoài |
|
|
|
|
|
- TCTD cần thuyết minh về căn cứ lập báo cáo và rủi ro tiềm ẩn ở mỗi khu vực.
VIII- Quản lý rủi ro tài chính
Ngoài các thông tin yêu cầu trong mục này, các TCTD có thể trình bày bổ sung các thông tin khác phù hợp với tình hình thực tế hoạt động tại đơn vị.
23. Chính sách quản lý rủi ro liên quan đến các công cụ tài chính:
TCTD thuyết minh về chính sách, hạn mức rủi ro, công cụ sử dụng để quản lý rủi ro,
24. Rủi ro thị trường
24.1. Rủi ro lãi suất:
- Trình bày bảng phân tích tài sản, công nợ và các khoản mục ngoại bảng theo kỳ định lại lãi suất thực tế tại thời điểm lập báo cáo tài chính:
|
Quá hạn |
Không chịu lãi |
Dưới 1 tháng |
Từ 1 đến 3 tháng |
Từ trên 3 tháng đến 6 tháng |
Từ trên 6 tháng đến 12 tháng |
Từ trên 1 năm đến 5 năm |
Trên 5 năm |
Tổng |
Tài sản |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I- Tiền mặt vàng bạc, đá quý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II- Tiền gửi tại NHNN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III- Tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác (*) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV- Chứng khoán kinh doanh (*) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
V- Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác (*) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VI- Cho vay khách hàng (*) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VII- Chứng khoán đầu tư (*) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VIII- Góp vốn, đầu tư dài hạn (*) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IX- Tài sản cố định và bất động sản đầu tư |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
X- Tài sản Có khác (*) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng tài sản |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nợ phải trả |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I- Tiền gửi của và vay từ NHNN và các TCTD khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II- Tiền gửi của khách hàng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III- Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV- Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay mà TCTD chịu rủi ro |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
V- Phát hành giấy tờ có giá |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VI- Các khoản nợ khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng nợ phải trả |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mức chênh nhạy cảm với lãi suất nội bảng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Các cam kết ngoại bảng có tác động tới mức độ nhạy cảm với Lãi suất của các Tài sản và công nợ (ròng) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mức chênh nhạy cảm với lãi suất nội, ngoại bảng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: (*) - Các khoản mục này không tính đến dự phòng rủi ro
24.2. Rủi ro tiền tệ
- Để đánh giá rủi ro này, ngân hàng cần phân loại tài sản và công nợ theo loại tiền tệ được quy đổi sang VND tại thời điểm lập báo cáo tài chính:
Chỉ tiêu |
EUR được quy đổi |
USD được quy đổi |
Giá trị vàng tiền tệ được quy đổi |
Các ngoại tệ khác được quy đổi |
Tổng |
Tài sản |
|
|
|
|
|
I- Tiền mặt vàng bạc, đá quý |
|
|
|
|
|
II- Tiền gửi tại NHNN |
|
|
|
|
|
III- Tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác (*) |
|
|
|
|
|
IV- Chứng khoán kinh doanh (*) |
|
|
|
|
|
V- Công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác (*) |
|
|
|
|
|
VI- Cho vay khách hàng (*) |
|
|
|
|
|
VII- Chứng khoán đầu tư (*) |
|
|
|
|
|
VIII- Góp vốn, đầu tư dài hạn (*) |
|
|
|
|
|
IX- Tài sản cố định và bất động sản đầu tư |
|
|
|
|
|
X- Các tài sản Có khác (*) |
|
|
|
|
|
Tổng tài sản |
|
|
|
|
|
Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu |
|
|
|
|
|
I- Tiền gửi của và vay từ NHNN và các TCTD khác |
|
|
|
|
|
Trong đó: Tiền gửi và vay của ngân hàng ở nước ngoài |
|
|
|
|
|
II- Tiền gửi của khách hàng |
|
|
|
|
|
III- Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác |
|
|
|
|
|
IV- Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay mà TCTD chịu rủi ro |
|
|
|
|
|
V- Phát hành giấy tờ có giá |
|
|
|
|
|
VI- Các khoản nợ khác |
|
|
|
|
|
VII- Vốn và các quỹ |
|
|
|
|
|
Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu |
|
|
|
|
|
Trạng thái tiền tệ nội bảng |
|
|
|
|
|
Trạng thái tiền tệ ngoại bảng |
|
|
|
|
|
Trạng thái tiền tệ nội, ngoại bảng |
|
|
|
|
|
Ghi chú: (*) - Các khoản mục này không tính đến dự phòng rủi ro
24.3. Rủi ro thanh khoản
- Phân tích trạng thái thanh khoản thông qua báo cáo phân tích tài sản và nguồn vốn theo kỳ đáo hạn thực tế tại thời điểm lập báo cáo tài chính:
Chỉ tiêu |
Quá hạn |
Trong hạn |
Tổng |
|||||
Trên 3 tháng |
Đến 3 tháng |
Đến 1 tháng |
Từ trên 1 tháng đến 3 tháng |
Từ trên 3 tháng đến 12 tháng |
Từ trên 1 năm đến 5 năm |
Trên 5 năm |
||
Tài sản |
|
|
|
|
|
|
|
|
I- Tiền mặt vàng bạc, đá quý |
|
|
|
|
|
|
|
|
II- Tiền gửi tại NHNN |
|
|
|
|
|
|
|
|
III- Tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác (*) |
|
|
|
|
|
|
|
|
IV- Chứng khoán kinh doanh (*) |
|
|
|
|
|
|
|
|
V- Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác (*) |
|
|
|
|
|
|
|
|
VI- Cho vay khách hàng (*) |
|
|
|
|
|
|
|
|
VII- Chứng khoán đầu tư (*) |
|
|
|
|
|
|
|
|
VIII- Góp vốn, đầu tư dài hạn (*) |
|
|
|
|
|
|
|
|
IX- Tài sản cố định và bất động sản đầu tư |
|
|
|
|
|
|
|
|
X - Tài sản Có khác (*) |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng tài sản |
|
|
|
|
|
|
|
|
Nợ phải trả |
|
|
|
|
|
|
|
|
I- Tiền gửi của và vay từ NHNN và các TCTD khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
II- Tiền gửi của khách hàng |
|
|
|
|
|
|
|
|
III- Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
IV- Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay mà TCTD chịu rủi ro |
|
|
|
|
|
|
|
|
V- Phát hành giấy tờ có giá |
|
|
|
|
|
|
|
|
VI- Các khoản nợ khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng nợ phải trả |
|
|
|
|
|
|
|
|
Mức chênh thanh khoản ròng |
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: (*) - Các khoản mục này không tính đến dự phòng rủi ro
24.4. Rủi ro giá cả thị trường khác (Nếu TCTD có quy mô hoạt động lớn)
Ngoại trừ các khoản mục tài sản, công nợ đã được thuyết minh ở phần trên, TCTD trình bày về bổ sung về các rủi ro giá cả thị trường khác có mức độ rủi ro chiếm 5% lợi nhuận ròng hoặc giá trị khoản mục tài sản, công nợ chiếm 5% tổng tài sản theo các chỉ tiêu sau:
+ Loại tài sản/ công nợ
+ Giá trị tài sản/ công nợ: giá gốc, giá thị trường tại ngày lập báo cáo.
|
|
….., ngày … tháng … năm … |
Đơn vị báo cáo: ………… Địa chỉ: …………………….. |
Mẫu số: - B02b/TCTD: đối với BCTC - B02b/TCTD-HN: đối với BCTC hợp nhất |
(Ban hành theo Thông tư số 49/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (HỢP NHẤT) GIỮA NIÊN ĐỘ
(Dạng tóm lược)
Quý... năm ...
Tại ngày... tháng ... năm...
Đơn vị tính: triệu đồng VN
STT |
Chỉ tiêu |
Thuyết minh |
Số cuối quý |
Số đầu năm |
(1) |
(2) |
(4) |
(5) |
|
A |
Tài sản |
|
|
|
I |
Tiền mặt, vàng bạc, đá quý |
|
|
|
II |
Tiền gửi tại NHNN |
|
|
|
III |
Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác |
|
|
|
IV |
Chứng khoán kinh doanh |
|
|
|
V |
Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác |
|
|
|
VI |
Cho vay khách hàng |
|
|
|
VII |
Chứng khoán đầu tư |
|
|
|
VIII |
Góp vốn, đầu tư dài hạn |
|
|
|
IX |
Tài sản cố định |
|
|
|
X |
Bất động sản đầu tư (Báo cáo tài chính hợp nhất) |
|
|
|
XI |
Tài sản Có khác |
|
|
|
Tổng cộng tài sản Có |
|
|
|
|
B |
Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu |
|
|
|
I |
Các khoản nợ Chính phủ và NHNN |
|
|
|
II |
Tiền gửi và vay các TCTD khác |
|
|
|
III |
Tiền gửi của khách hàng |
|
|
|
IV |
Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác |
|
|
|
V |
Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro |
|
|
|
VI |
Phát hành giấy tờ có giá |
|
|
|
VII |
Các khoản nợ khác |
|
|
|
Tổng cộng nợ phải trả |
|
|
|
|
VIII |
Vốn và các quỹ |
|
|
|
IX |
Lợi ích của cổ đông thiểu số |
|
|
|
Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu |
|
|
|
|
|
….., ngày … tháng … năm … |
Đơn vị báo cáo: ………… Địa chỉ: …………………….. |
Mẫu số: - B03b/TCTD: đối với BCTC - B03b/TCTD-HN: đối với BCTC hợp nhất |
(Ban hành theo Thông tư số 49/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (HỢP NHẤT) GIỮA NIÊN ĐỘ
(Dạng tóm lược)
Quý... năm ...
Đơn vị tính: triệu đồng VN
STT |
Chỉ tiêu |
Thuyết minh |
Quý... |
Lũy kế từ đầu năm đến cuối quý này |
||
Năm nay |
Năm trước |
Năm nay |
Năm trước |
|||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
|
I |
Thu nhập lãi thuần |
|
|
|
|
|
II |
Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ |
|
|
|
|
|
III |
Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối |
|
|
|
|
|
IV |
Lãi/ lỗ thuần từ mua bán chứng khoán |
|
|
|
|
|
V |
Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh khác |
|
|
|
|
|
VI |
Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần |
|
|
|
|
|
VII |
Chi phí hoạt động |
|
|
|
|
|
VIII |
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng |
|
|
|
|
|
IX |
Tổng lợi nhuận trước thuế |
|
|
|
|
|
X |
Lợi nhuận sau thuế TNDN |
|
|
|
|
|
XI |
Lợi nhuận/cổ phiếu trước ngày phân phối |
|
|
|
|
|
XII |
Lợi nhuận/cổ phiếu sau ngày phân phối |
|
|
|
|
|
|
|
….., ngày … tháng … năm … |
Đơn vị báo cáo: ………… Địa chỉ: …………………….. |
Mẫu số: - B04b/TCTD: đối với BCTC - B04b/TCTD-HN: đối với BCTC hợp nhất |
(Ban hành theo Thông tư số 49/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014)
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (HỢP NHẤT)
(Theo phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp)
Dạng tóm lược
Quý … năm …
Đơn vị tính: triệu đồng VN
STT |
Chỉ tiêu |
Thuyết minh |
Lũy kế từ đầu năm đến cuối quý này |
|
Năm nay |
Năm trước |
|||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
|
I |
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh |
|
|
|
II |
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư |
|
|
|
III |
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính |
|
|
|
IV |
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ |
|
|
|
V |
Tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm đầu kỳ |
|
|
|
VI |
Điều chỉnh ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá |
|
|
|
VII |
Tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm cuối kỳ |
|
|
|
|
|
….., ngày … tháng … năm … |
THE STATE BANK OF VIETNAM
Circular No. 49/2014/TT-NHNN dated December 31, 2014 of the State Bank of Vietnam on amending and supplementing a number of Articles in the financial reporting policies applicable to credit institutions issued together with Decision No. 16/2007/QD-NHNN and the accounts systems of credit institutions issued together with Decision No. 479/2004/QD-NHNN of the Governor of the State Bank
Pursuant to the Law on the State bank of Vietnam No. 46/2010/QH12 dated June 16, 2010;
Pursuant to the Law on credit institutions No. 47/2010/QH12 dated June 16, 2010;
Pursuant to the Law on accounting No. 03/2003/QH11 dated June 17, 2003;
Pursuant to the Government’s Decree No. 156/2013/ND-CP dated November 11, 2013 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;
At the request of the Director of the Department of Finance and Accounting;
The Governor of the State bank of Vietnam hereby issues the Circular on amendments and supplements to a number of articles in the accounting policies applicable to credit institutions issued together with Decision No. 16/2007/QD-NHNN dated April 18, 2007 and the accounts systems of credit institutions issued together with Decision No. 479/2004/QD-NHNN dated April 29, 2004 of the Governor of the State Bank.
Article 1.Amendments and supplements to a number of articles in the financial reporting policies applicable to credit institutions issued together with Decision No. 16/2007/QD-NHNN dated April 18, 2007 of the Governor of the State Bank
1. Clause 1 and 4 Article 1 is amended as follows:
“1. This document provides for the content and method of preparation, presentation and other contents related to financial statements of credit institutions and branches of foreign banks established, organized and operated in accordance with the Law on credit institutions, except for people’s credit funds and microfinance institutions.
Financial statements of credit institutions (hereinafter referred to as financial statements) are the reports prepared in accordance with the Vietnamese Accounting Standards, accounting policies and other related law provisions to reflect major economic and financial information of credit institutions. The structured manner of financial statements for credit institutions includes: balance sheet, income statement, cash flow statement and notes to financial statement.”
“4. The financial reporting policy applicable to people’s credit funds and microfinance institutions shall be guided by the State bank of Vietnam (hereinafter referred to as “State Bank”) in another document on the basis of applying this financial reporting document in accordance with the operational characteristics of people’s credit funds and microfinance institutions.”
2. Article 2 is amended as follows:
“Article 2. Definitions
In this document, these terms are construed as follows:
1. Credit institution includes banks, non-bank credit institutions and branches of foreign banks (hereinafter referred to as CIs).
2. Units of CI: affiliated entities of a CI, including headquarter/head office (hereinafter referred to as headquarter), transaction departments while they have not yet transferred into branches as specified by the State bank, branches and affiliated entities without legal status.
3. Parent company: a CI which has one or several subsidiaries.
4. Subsidiary: enterprises specified in the cases mentioned in Clause 30 Article 4 of the Law on credit institutions.
5. Associate company of a CI: enterprises specified in Clause 29 Article 4 of the Law on credit institutions.
6. CI group includes the CI as a parent company and its subsidiary(ies).
7. Financial statement: the financial statement prepared by a CI on the basis of aggregating data within the entire system of the CI (including headquarter, transaction department, subsidiaries andaffiliated entities doing dependent cost-accounting) to reflect the economic and financial information of the CI.
8. Consolidated financial statement: the financial statement prepared on the basis of consolidating the financial statement of the CI and financial statements of subsidiaries to reflect the economic and financial information of the CI.
9. General financial statement: the financial statement prepared on the basis of aggregating data of accounting units operating and accounting separately in the same field/group of CI to reflect the economic and financial information of all members in the same field/group of such CI.
10. Examined semi-annual financial statement: the interim financial statement of the CI, the interim consolidated/general financial statement prepared by the CI in the second quarter of the fiscal year and examined by an approved independent audit firm.
11. Electronic report: the report that is converted into electronic data life and transmitted via a computer network. The electronic report must bear a digital signature of the legal representative of the CI and comply with the symbol, transmission code and file structure promulgated by the State bank.”
3. Article 3 is amended as follows:
“Article 3. Principles of financial statement preparation
The preparation and presentation of financial statements shall comply with the principles stipulated in Vietnam Accounting Standards on presentation of financial statements, including: going concern, accrual basis, consistency, materiality and aggregation, offsetting, comparability and additional principles stipulated in the Vietnam Accounting Standard on supplementary contents of financial statements of banks and similar financial institutions and other related law provisions.”
4. Point b Clause 1 Article 6 is amended as follows:
“b) In the cases specified in Clause 5 Article 89 of the Law on credit institutions, the main branch of the foreign bank (The branch with the general director (director) authorized by the foreign bank to be accountable to all activities of branches of the foreign bank in Vietnam) shall aggregate all data of the branches operating in Vietnam to prepare the general financial statement in accordance with provisions in Section 3 Chapter II of this document and take legal responsibility for the data of the general financial statement.”
5. Article 7 is amended as follows:
“Article 7. Time limit for submission of financial statements
1. Annual financial statements
a) Unaudited annual financial statement
- The unaudited annual financial statement of the CI shall be submitted within 45 days from the end of the fiscal year;
- The unaudited annual consolidated financial statement of the CI shall be submitted within 60 days from the end of the fiscal year.
b) Audited financial statements
The CI shall submit its audited annual financial statement enclosed with the conclusion made by an independent audit firm (audit report; management letter and related documents) within 90 days from the end of the fiscal year.
2. Interim financial statements
a) The deadline for submission of the interim financial statement of the CI shall be by the 30thof the first month of the following quarter;
b) Examined semi-annual financial statements
Apart from the interim financial statements specified in Point a of this Clause, the CI being a listed organization or large-scale public company shall submit:
- Examined semi-annual financial statement of the CI enclosed with the whole examine report for the financial statement within 45 days from the end of the first 06 months of the fiscal year;
- Consolidated semi-annual financial statement or examined general semi-annual financial statement enclosed with the whole examine report and semi-annual financial statement of the CI shall be submitted within 60 days from the end of the first 06 months of the fiscal year if the CI is a listed organization or large-scale public company that is required to prepare the consolidated semi-annual financial statement or general semi-annual financial statement.
3. Financial statements with different term
If the CI must prepare financial statements according to the provisions in Clause 3 Article 5 of this document, the CI must submit the financial statements in accordance with the guidance of the State bank in a case-by-case basis.
4. If the deadline for submission of financial statements falls on a public holiday or weekend, it will be automatically extended to the succeeding working day.”
6. Article 8 is amended as follows:
“Article 8. Receiving authorities
Types of financial statement | Receiving authorities | |||
State bank | Finance authority | Tax authority | Statistical authority | |
1. Interim financial statement | þ | þ | þ | þ |
2. Examined semi-annual financial statement | þ |
|
|
|
3. Annual financial statement |
|
|
|
|
a) Unaudited annual financial statement | þ |
|
|
|
b) Audited annual financial statement | þ | þ | þ | þ |
4. Financial statements with different term | þ |
|
|
|
7. Article 9 is amended as follows:
“Article 9. Preparation and submission of trial balances
1. Trial balance is an accounting report reflecting the financial status and operation of the CI and/or its units (Form A01/TCTD).
2. Requirements for the preparation of trial balances
a) If income and expenses arise from transactions between units of CI in the same system, the CI shall attach a statement of these incomes and expenses when preparing and submitting the trial balance;
b) Except for the trial balance of December (or the last month of the annual accounting period in accordance with law provisions), CIs and units of CIs shall prepare and submit the reports when the incomes and expenses have yet been calculated to determine business results but the “exchange rate difference”, “gold, silver and precious stone” and “difference in asset re-evaluation” accounts are dissolved at the end of the fiscal year according to effective policy;
c) If the CI is the parent company: Apart from the preparation and submission of trial balance, the CI shall enclose the trial balances of subsidiaries upon request of the regulatory body;
d) Only electronic trial balances shall be submitted to the State bank.
3. Deadlines for submission of trial balances
Monthly, CIs and units of CIs shall prepare and submit the trial balances on the 7thof the following month.
If the deadline for submission of trial balances falls on a public holiday or weekend, it will be automatically extended to the succeeding working day.
4. The procedures for submission of trial balances to the State bank are the same as those for submission of financial statements and trial balances specified in Article 10 of this document.”
8. Article 10 is amended as follows:
“Article 10. Procedure for submission of financial statements and trial balances
1. Procedure for submission of electronic financial statements and trial balances to the State bank
a) Banks and non-bank CIs
a.1. Headquarters of CIs more than 50% of the charter capital of which is held by the State and cooperative banks located in northern provinces (from Thua Thien Hue province northwards) shall have their networks connected with the Information Technology Administration. Head quarters of CIs more than 50% of the charter capital of which is held by the State located in southern provinces (from Da Nang city southwards) shall have their networks connected with the Ho Chi Minh city office of Information Technology Administration to submit the following reports: trial balances of the headquarters; trial balances of CIs; financial statements;
a.2. Headquarters of CIs not specified in Point a.1 this Clause shall have their networks connected to the branches of State Bank of provinces and central-affiliated cities (where they located) to submit the following reports: trial balances of the head quarters; trial balances of CIs and financial statements;
a.3. Transaction departments, subsidiaries and units doing dependent cost-accounting shall have their networks connected to the branches of State Bank of provinces and central-affiliated cities (where they located) to submit the trial balances of the CI units;
b) Branches of foreign banks
b.1. Main branches of foreign banks shall have their networks connected to the branches of State Bank of provinces and central-affiliated cities (where they located) to submit the following reports: trial balances of the main branches and financial statements.
Branches of foreign banks that have main branches but are not main branches shall have their networks connected to the branches of State Bank of provinces and central-affiliated cities (where they located) to submit the following reports: trial balances of the CIs and financial statements.
b.2. Branches of foreign banks not specified in Point b Clause 1 Article 6 of this document shall have their networks connected to the branches of State Bank of provinces and central-affiliated cities (where they located) to submit the following reports: trial balances of CIs and financial statements.
2. Procedure for submission of physical financial statements to the State bank
a) CIs shall submit their physical unaudited annual financial statements and interim financial statements to the State bank (01 copy each type to the bank supervision and inspection agency);
b) CIs shall submit their audited annual financial statements and the conclusions of the independent audit firms; examined semi-annual financial statements (if the CI is a listed organization or large-scale public company) and financial statements with different term (if any) in writing to the State bank (02 copies each type to the bank supervision and inspection agency, 01 copy each type to the State banks of provinces and central-affiliated cities where their head quarters located).
3. The submission of financial statements to the finance authority, tax authority and statistical authority shall be implemented in accordance with relevant law provisions and the guidance of such authorities.
4. Procedure for submission of reports within the CIs guided by the CIs
5. If the State bank changes its network which leads to changes in the procedure for submission and receipt of electronic reports specified in Clause 1 this Article, the State bank shall guide the procedure for submission of electronic Financial statements and trial balances in accordance with the changes of the network.”
9. Article 11 is amended as follows:
“Article 11. Responsibilities of the CI
1. Legal representatives of CIs shall prepare and present financial statements, at the same time take responsibility for the accuracy, adequacy and truthfulness of the information stated in their financial statements and trial balances.
2. CIs and units of CIs shall:
a) Prepare and submit sufficiently and timely the financial statements and trial balances in accordance with this document;
b) Append the signature and seal on the physical financial statements in accordance with law provisions;
c) Keep confidentiality when transmitting the encrypted electronic financial statements and trial balances via computer network in accordance with effective provisions of the State bank on transmission and receipt of information and report via internet;
d) If the CIs or units of CIs receive the physical inspection of financial statements and trial balances containing errors from the report receiving authorities, they shall review and examine the reports again and if there is any error, they shall immediately correct it by canceling the report containing errors and prepare a correct report to re-submit to the receiving authority; or if the CIs, units of CIs detect the error themselves, they must correct it in a timely manner and re-submit it to the report receiving authorities.
When submitting the revised report, it shall be attached with an explanation of the corrected error (in electronic form regarding trial balance, in physical and electronic form regarding the financial statement) to the receiving authority.
3. The main branches specified in Point b Clause 1 Article 6 of this document shall notify the State bank (the bank supervision and inspection agency) on the authorization to be the main branch.”
10. Article 12 is amended as follows:
“Article 12. Responsibilities of units affiliated to the State bank
1. State banks of provinces and central-affiliated cities shall
a) Receive electronic financial statements and trial balances in accordance with Point a.2, a.3 and b Clause 1 Article 10 of this document; inspect the numeral accuracy of the reports; promptly report to the receiving authority upon any error to amend, re-submit and transmit it to the Information Technology Administration;
b) Receive physical financial statements in accordance with Point b Clause 2 Article 10 of this document;
c) Urge the CIs and units of CIs as specified in Point a.2, a.3 and b Clause 1 Article 10 of this document to promptly and adequately send the financial statements and trial balances;
d) Use data and information in the financial statements and trial balances; manage and store the reports in accordance with law provisions;
dd) Inspect, monitor the implementation of this document and handle violations within their competence.
2. Information Technology Branch shall
Receive electronic financial statements and trial balances of CIs more than 50% of the charter capital of which is held by the State located in northern provinces in accordance with Point a.1 Clause 1 Article 10 of this document; inspect the numeral accuracy of the reports; promptly report to the receiving authority upon any error to amend, re-submit and transmit it to the Information Technology Administration;
3. Information Technology Administration shall
a) Receive financial statements and trial balances of CIs, State bank of provinces and central-affiliated cities and offices of Information Technology Administration transmitted via networks;
b) Inspect the numeral accuracy of the electronic reports; promptly report to the receiving authority upon any error to amend, re-submit and notify relevant departments, authorities and agencies;
c) Collect and synthesize the norms on the reports upon the demand for exploitation and use of related departments, authorities and units affiliated to the State bank;
d) Guide the CIs, State banks of provinces and central-affiliated cities, related Departments, authorities and units affiliated to the State bank in the transmission, receipt and use of report data via network in accordance with law provisions;
dd) Ensure continuous, timely, accurate, safe and confidential transmission of data; organize safe and confidential storage of report data.
4. Department of Finance and Accounting shall
Guide the implementation of this document.
5. Bank supervision and inspection agency shall
a) Receive physical financial statements of CIs; share the information with relevant departments, authorities and agencies within the ambit of their assigned functions;
b) Inspect the numeral accuracy of the physical financial statements; promptly report to the receiving authority upon any error to amend, re-submit and notify relevant departments, authorities and agencies; organize safe and confidential storage of report data;
c) Urge the CIs more than 50% of the charter capital of which is held by the State as specified in Point a.1 Clause 1 Article 10 of this document to promptly and adequately send the financial statements and trial balances;
d) Inspect, monitor the implementation of this document and handle violations within their competence.
6. Related Departments, authorities and units affiliated to the State bank shall
Based on the functions and tasks assigned by the Governor of State bank, register in writing with the Information Technology Administration and the Bank supervision and inspection agency to use the reports of CIs upon specific demand and take responsibilities in management, use and security of information of the reports within their units in accordance with law provisions.”
11. Article 14 is amended as follows:
“Article 14. Disclosure of financial statements
1. Disclosing entities
a) All CIs must disclose their annual financial statements audited by independent audit firms;
b) CIs more than 50% of the charter capital of which is held by the State and CIs being listed organizations, large-scale public companies shall disclose their complete interim financial statements in accordance with law provisions. Other CIs voluntarily publicizing their interim financial statements may choose between complete interim financial statements or summary ones to disclose.
2. Form, content and time limit for disclosure of financial statements
a) Form of disclosure
- Annual financial statement: Post on the website or at the headquarter and branches of the CI and on 01 issue of a nationwide paper;
- Semi-annual and interim financial statement: Post on the website or at the headquarter and branches of the CI.
The CIs are encouraged to disclose the financial statements in the form of publication distribution (annual report) of CI; and other form of disclosure in accordance with effective law provisions.
b) Contents to be disclosed
The CI must disclose the following contents at the least: Audited financial statement including balance sheet, income statement and audit report regarding annual financial statement; balance sheet and income statement regarding interim financial statement. CIs which are parent companies shall disclose the formats of consolidated financial statements;
The CIs are encouraged to disclose the formats of the financial statements including: balance sheet, income statement, cash flow statement and notes to financial statement.
c) Disclosure time limit
- The annual financial statements shall be disclosed within 90 days regarding CIs being listed organizations, large-scale public companies and within 120 days regarding other CIs from the end of the fiscal year of such CIs.
- The time limit for disclosure of interim financial statements of CIs being listed organizations, large-scale public companies shall comply with law provisions on information disclosure on securities market and be within 45 days regarding other CIs from the end of the quarter.
b) Apart from the disclosure specified in Point a, b and c this Clause, CIs being issuers, public companies, listed organizations, large-scale public companies and CIs more than 50% of the charter capital of which is held by the State shall disclose their financial statements in accordance with relevant law provisions.
3. The CIs shall answer questions upon request of the users of financial statements (regulatory bodies, shareholders, customers and other entities) in accordance with law provisions.
4. Cases that affect the disclosure of financial statements such as delay of information disclosure, failure to disclose a part or all of the information on financial statements, etc. shall be reviewed and decided by the Governor of the State bank.
5. Within 10 working days from the disclosure of financial statement in accordance with this document, the CIs shall send a confirmation/notice on their disclosure of financial statements to the State bank (the Bank supervision and inspection agency).”
12. Article 16 is amended as follows:
“Article 16. Entities responsible for making financial statements
All CIs must prepare financial statements.”
13. Forms No. A01/TCTD, B02/TCTD, B02/TCTD-HN, B03/TCTD, B03/TCTD-HN, B04/TCTD, B04/TCTD-HN, B05/TCTD, B05/TCTD-HN, B02a/TCTD, B02a/TCTD-HN, B03a/TCTD, B03a/TCTD-HN, B04a/TCTD, B04a/TCTD-HN, B05a/TCTD, B05a/TCTD-HN, B02b/TCTD, B02b/TCTD-HN, B03b/TCTD, B03b/TCTD-HN, B04b/TCTD, B04b/TCTD-HN enclosed with Decision No. 16/2007/QD-NHNN are respectively replaced with the forms enclosed with this Circular.
Article 2.Amendments and supplements to a number of contents in the chart of accounts applicable to credit institutions issued together with Decision No. 479/2004/QD-NHNN dated April 29, 2004 of the Governor of the State Bank
1. Section II- Chart of accounts (amended in Clause 2 Article 2 of Circular No. 10/2014/TT-NHNN dated March 20, 2014 of the State bank) is amended as follows:
The name of account 8823 – “Provision for decline of securities price” is changed into “Provision for securities risks”.
Account 3929 – “Other receivables from securities” is added.
2. Account 341 – Investments in subsidiaries in VND and Account 345 – Investment in subsidiaries in foreign currency (amended in Clause 20 Article 2 of Circular No. 10/2014/TT-NHNN dated March 20, 2014 of the State bank) are amended as follows:
“Account 341 – Investments in subsidiaries in VND
“Account 345 – Investments in subsidiaries in foreign currency
This account is used for reflecting the present value and changes of capital contributions in subsidiaries. A subsidiary is a company that is specified in Clause 30 Article 4 of the Law on credit institutions.
Recognition on this account shall be in accordance with the Vietnamese Accounting Standard No. 25 – Consolidated financial statements and the following regulations:
1. Investments in subsidiaries shall be reflected according to the original cost, including purchase price plus purchase costs (if any) such as: costs for brokerage, transaction, fees, taxes and banking charges, etc.
2. Accounting of transactions arising during the business consolidation of the company who is defined as the buyer in case of business consolidation that results in parent-subsidiary relationship shall be in accordance with the Vietnamese Accounting Standard No. 11 – Business Consolidation and the Circular guiding this document.
3. The accountant shall open special journals to follow the investment in each subsidiary by par value, actual purchase price and actual cost of investment in subsidiaries.
4. The incomes from subsidiaries (share interest, business interest) of the fiscal year shall be promptly and timely recorded to the separate financial statement of the parent company. Dividends and profits distributed from subsidiaries shall be recorded to Account 78 – Incomes from capital contribution and share purchase.
5. In case of capital contribution and investment in subsidiaries in foreign currency, the CI shall convert it into the functional currency based on the exchange rate in effect of the time of capital contribution. The CI shall not revaluate the capital contribution, even if the exchange rate difference is for recording an increase or decrease in capital contribution.
Debit: | - Increase in actual value of the investments in subsidiaries |
Credit: | - Decrease in actual value of the investments in subsidiaries |
Debit balance: | - Actual value of the current investments in subsidiaries |
Detailed recognition: | - Open a detailed account for each subsidiary.” |
3. Account 343 – Investments in associate companies in VND and Account 347 – Investment in associate companies in foreign currency (amended in Clause 20 Article 2 of Circular No. 10/2014/TT-NHNN dated March 20, 2014 of the State bank) are amended as follows:
“Account 343 – Investments in associate companies in VND
“Account 347 – Investments in associate companies in foreign currency
This account is used for reflecting the value of the direct investment by the investor in an associate company and changes of investments in associate companies. An associate company is a company that is specified in Clause 29 Article 4 of the Law on credit institutions.
Recognition on this account shall be in accordance with the following regulations:
1. Recognition of the investment in associate company upon preparing and presenting the separate financial statement of the investor shall be carried out in accordance with the historical cost method. In recognition of investment in associate company under historical cost method, the value of the investment shall not be changed during the investment period, unless the investor purchases more or liquidate a part of all of such investment or receives benefits other than distributed profits,
2. Historical cost of the investment shall be defined as follows:
- The historical cost of the investment in associate company shall include the contributed capital or actual purchase price of the investment plus purchase costs (if any) such as: costs for brokerage, transaction, fees, taxes, etc.
- In case of contributing capital in associate company in fixed assets, materials and goods, the historical cost of the investment shall be recorded in accordance with the value that is unanimously valuated by the capital contributors. The difference between the book value and the re-evaluated value shall be recorded as follows:
+ The positive difference between the book value/remaining value and the re-evaluated value of the fixed asset shall be recorded into other incomes.
+ The negative difference between the book value/remaining value and the re-evaluated value of the fixed asset shall be recorded into other expenses.
3. The accountant shall open special journals to follow the value of the investment in each associate company. Bases for recognition of the investment in associate company in accounting journals shall be as follows:
- Regarding the investments in listed joint-stock companies, the recognition by the investor shall be based on the actual paid amount when purchasing the shares, including costs directly related to the share purchase and the official notice from the Securities Exchange on the purchase of shares of the associate company owned by the investor;
- Regarding the investments in unlisted joint-stock companies, the recognition by the investor shall be based on the ownership certificate to the shares and the receipt of money from sale of shares of the invested company or the documents for purchase of such investments;
- Regarding investments in other types of enterprises, the recognition shall be based on the minutes of capital contribution, profit (loss) distribution agreed upon by the parties or the documents for purchase or sale of such investments;
- The investor shall only record the dividends and profits distributed from associate companies when receiving official notices from the associate companies on the amount of dividends to be received or profits to be distributed in the period.
4. In case of capital contribution in associate companies in foreign currency, the CI shall convert it into the functional currency based on the exchange rate in effect of the time of capital contribution. The CI shall not revaluate the capital contribution, even if the exchange rate difference is for recording an increase or decrease in capital contribution.
Debit: | - Increase in historical value of the investments in associate companies |
Credit: | - Decrease in historical cost of the investments due to receiving benefits other than distributed profits. -Decrease in historical cost of the investments due to selling or liquidating the entire or a part of the investment. |
Debit balance: | - Historical value of the current investments in associate companies |
Detailed recognition: | |
| - Open a detailed account for each associate company.” |
4. Account 3599 – Provision for doubtful debts (amended in Clause 22 Article 2 of Circular No. 10/2014/TT-NHNN dated March 20, 2014 of the State bank) is amended as follows:
“Account 3599 – Provision for doubtful debts
This account is used for reflecting the making, settlement and reversal of provision for doubtful debts in accordance with law provisions for receivables that are not classified as high-risk assets.
Credit: | - The amount of provision included in expense. |
Debit: | - Use of provision for risk handling. - Reversal of the excessive provision amount made as required |
Credit balance: | - Closing provision at the end of the period. |
Detailed recognition: | |
| - Open 01 detailed account.” |
5. Account 3929 – Other receivables from securities is added to Account 392 – Interest receivable from securities investment as a tier III account.
Article 3. Effect
This Circular takes effect from February 15, 2015.
Article 4. Organization of implementation
Chief of Office, Director of the Department of Finance and Accounting, heads of relevant entities affiliated to the State Bank, Directors of branches of the State Bank of provinces and central-affiliated cities, Presidents of the Boards of Directors, Presidents of the Member assembly and Directors General (Directors) of credit institutions shall implement this Circular./.
For the Governor
The Deputy Governor
Dao Minh Tu
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây