Thông tư 42/2000/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ Hỗ trợ phát triển

thuộc tính Thông tư 42/2000/TT-BTC

Thông tư 42/2000/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ Hỗ trợ phát triển
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:42/2000/TT-BTC
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Lê Thị Băng Tâm
Ngày ban hành:23/05/2000
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 42/2000/TT-BTC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 42/2000/TT-BTC

Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2000

 

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 42/2000/TT-BTC NGÀY 23 THÁNG 5 NĂM 2000 DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN

___________

 

Thực hiện Quyết định số 232/1999/QĐ-TTg ngày 17/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với Quỹ hỗ trợ phát triển, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể như sau:

I- QUY ĐỊNH CHUNG

1/ Thông tư này áp dụng cho hệ thống Quỹ hỗ trợ phát triển, bao gồm: Quỹ hỗ trợ phát triển Trung ương; Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Văn phòng giao dịch trong nước và nước ngoài của Quỹ hỗ trợ phát triển.

2/ Quỹ hỗ trợ phát triển được Nhà nước cấp vốn điều lệ, vốn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bù chênh lệch lãi suất và được huy động các nguồn vốn trung, dài hạn để thực hiện cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng theo đúng quy định của Nhà nước.

3/ Quỹ hỗ trợ phát triển có trách nhiệm đảm bảo hoàn vốn và bù đắp chi phí, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước.

4/ Quỹ hỗ trợ phát triển là đơn vị hạch toán tập trung toàn hệ thống, được sử dụng các khoản thu nhập để trang trải các chi phí trong quá trình hoạt động; được phân phối chênh lệch thu chi tài chính theo đúng các quy định tại thông tư này.

5/ Chủ tịch Hội đồng quản lý, Tổng giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc quản lý an toàn vốn và tài sản của Quỹ, sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả.

6/ Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính, có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động thu, chi tài chính của Quỹ.

II- QUY ĐỊNH VỀ VỐN VÀ TÀI SẢN

1/ Vốn hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển gồm:

1.1. Vốn thuộc sở hữu Nhà nước:

- Vốn Điều lệ là 3.000 tỷ đồng được hình thành từ:

+ Tiếp nhận vốn Điều lệ do ngân sách Nhà nước đã cấp cho Quỹ Hỗ trợ đầu tư quốc gia và tài sản Nhà nước bàn giao từ hệ thống Tổng cục Đầu tư phát triển;

+ Ngân sách Nhà nước cấp bổ sung hàng năm cho đến khi đủ vốn điều lệ;

Khi có yêu cầu thay đổi mức vốn điều lệ, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

- Vốn ngân sách Nhà nước cấp hàng năm cho mục tiêu tăng nguồn vốn cho vay đầu tư.

1.2. Vốn huy động:

- Vay từ Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài, Quỹ tiết kiệm bưu điện và nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Bảo hiểm xã hội Việt nam;

- Vay trung và dài hạn của các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, ngân hàng và các tổ chức khác trong nước;

- Được huy động các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

1.3. Vốn thu hồi nợ gốc các khoản cho vay trong nước.

1.4. Vốn từ phát hành trái phiếu Chính phủ.

1.5. Vốn vay nợ, viện trợ nước ngoài của Chính phủ dùng để cho vay lại các dự án đầu tư phát triển theo uỷ nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

1.6. Vốn nhận uỷ thác của các quỹ đầu tư, quỹ đầu tư phát triển địa phương, các tổ chức trong và ngoài nước để cho vay hoặc cấp vốn theo hợp đồng uỷ thác.

1.7. Vốn Ngân sách Nhà nước cấp để thực hiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

1.8. Vốn khác.

2/ Bộ Tài chính thực hiện giao vốn thuộc sở hữu Nhà nước và bố trí vốn bổ sung hàng năm dành cho các mục tiêu đầu tư.

Bộ trưởng Bộ Tài chính giao vốn cho Quỹ hỗ trợ phát triển. Người nhận vốn là Chủ tịch Hội đồng quản lý và Tổng giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển.

Bộ Tài chính thực hiện việc cấp bổ sung vốn Điều lệ, vốn cho các mục tiêu của Quỹ hỗ trợ phát triển theo kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

3/ Hàng năm, Quỹ hỗ trợ phát triển phải cân đối nguồn vốn và nhu cầu vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; thực hiện kế hoạch hoá các nguồn vốn huy động. Việc huy động các nguồn vốn với lãi suất cao để cho vay đầu tư phải đảm bảo nguyên tắc chỉ huy động khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn không phải trả lãi hoặc hoặc huy động với lãi suất thấp.

Khi thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư của Nhà nước giao, Quỹ hỗ trợ phát triển được Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất. Việc cấp bù chênh lệch lãi suất thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Khi thực hiện việc cho vay lại nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), Quỹ hỗ trợ phát triển được hưởng phí cho vay lại theo quy định tại Quyết định số 232/1999/QĐ-TTg ngày 17/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn cụ thể tại Quyết định số 02/2000/QĐ-BTC ngày 06/01/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy chế cho vay lại từ nguồn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ.

4/ Quỹ hỗ trợ phát triển được quyền thay đổi cơ cấu vốn, tài sản trong phạm vi toàn hệ thống để phục vụ cho việc phát triển hoạt động của Quỹ.

5/ Việc đảm bảo hoàn vốn của Quỹ hỗ trợ phát triển được thực hiện theo đúng quy định tại điều 12 của Quy chế quản lý tài chính đối với Quỹ hỗ trợ phát triển ban hành kèm theo Quyết định số 232/1999/QĐ-TTg ngày 17/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ.

6/ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định:

6.1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định của Quỹ hỗ trợ phát triển được hình thành từ các nguồn:

- Vốn điều lệ hiện có của Quỹ;

- Ngân sách Nhà nước cấp (nếu có);

- Khấu hao tài sản cố định;

- Quỹ đầu tư phát triển và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của Nhà nước;

6.2. Toàn bộ công tác xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định của Quỹ hỗ trợ phát triển được thực hiện trong phạm vi nguồn vốn được duyệt trong kế hoạch tài chính do Hội đồng quản lý thông qua và phải thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước. Tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định của Quỹ hỗ trợ phát triển không vượt quá 50% vốn điều lệ hiện có của Quỹ. Căn cứ tình hình thực tế hoạt động của Quỹ, Bộ Tài chính sẽ quy định tỷ lệ này đối với từng giai đoạn cho phù hợp.

7/ Kiểm kê, đánh giá lại tài sản

7.1. Quỹ hỗ trợ phát triển phải thực hiện kiểm kê, đánh giá lại tài sản trong các trường hợp sau:

- Kiểm kê, đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Thu hồi tài sản thế chấp khi chủ đầu tư không trả được nợ.

- Thanh lý, nhượng bán tài sản

7.2. Việc kiểm kê, đánh giá lại tài sản phải theo đúng các quy định hiện hành đối với doanh nghiệp Nhà nước. Các khoản chênh lệch tăng hoặc giảm do đánh giá lại tài sản (trừ khoản thu hồi tài sản thế chấp khi chủ đầu tư không trả được nợ, tài sản hình thành từ vốn vay của Quỹ) được hạch toán tăng hoặc giảm vốn của Quỹ hỗ trợ phát triển theo quy định như đối với Doanh nghiệp Nhà nước.

8/ Đối với các trường hợp tổn thất về tài sản của Quỹ, Quỹ hỗ trợ phát triển phải xác định rõ nguyên nhân và xử lý:

8.1. Nếu tài sản bị tổn thất do lỗi của tập thể và cá nhân thì tập thể, cá nhân gây ra phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

8.2. Nếu tài sản đã mua bảo hiểm theo pháp luật thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.

8.3. Giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền của cá nhân, tập thể, của tổ chức bảo hiểm, nếu thiếu được bù đắp bằng Quỹ dự phòng rủi ro nghiệp vụ (trích lập từ chênh lệch thu chi tài chính).

9/ Việc trích khấu hao tài sản cố định của Quỹ hỗ trợ phát triển thực hiện như đối với doanh nghiệp Nhà nước và theo sự thoả thuận của Bộ Tài chính.

10/ Quỹ hỗ trợ phát triển được quyền cho thuê các tài sản thuộc quyền quản lý của Quỹ theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo quy định của Bộ Luật dân sự và các quy định khác của pháp luật.

Việc cho thuê trụ sở làm việc do Hội đồng quản lý quyết định theo đề nghị của Tổng giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển.

11/ Quỹ hỗ trợ phát triển được thanh lý, nhượng bán những tài sản kém, mất phẩm chất, tài sản hư hỏng không có khả năng phục hồi, tài sản lạc hậu kỹ thuật không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả. Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển quyết định việc thanh lý, nhượng bán trụ sở làm việc và báo cáo Bộ Tài chính.

Khi thanh lý tài sản Quỹ hỗ trợ phát triển phải định giá tài sản và tổ chức đấu giá theo quy định của pháp luật.

Chênh lệch giữa số tiền thu được do thanh lý, nhượng bán tài sản với giá trị còn lại của tài sản trên sổ sách kế toán và chi phí thanh lý, nhượng bán (nếu có) được hạch toán vào thu nhập của Quỹ hỗ trợ phát triển.

III- TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO VÀ XỬ LÝ RỦI RO

1/ Quỹ hỗ trợ phát triển được hạch toán vào chi phí các khoản dự phòng rủi ro về tỷ giá trong quá trình hoạt động theo quy định hiện hành. Riêng khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong hoạt động cho vay lại nguồn vốn ODA không hạch toán vào thu nhập, chi phí; việc hạch toán khoản này thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

2/ Quỹ dự phòng rủi ro

2.1. Quỹ hỗ trợ phát triển được trích lập quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất do nguyên nhân khách quan phát sinh trong quá trình cho vay các dự án đầu tư phát triển theo kế hoạch của Nhà nước.

2.2. Mức trích lập Quỹ dự phòng rủi ro hàng năm được tính bằng 2% tổng số lãi thu được trong năm từ các dự án vay vốn đầu tư của Quỹ hỗ trợ phát triển và được hạch toán vào chi phí nghiệp vụ. Việc trích lập thực hiện theo quy trình sau:

- Kết thúc mỗi quý, căn cứ số lãi cho vay thu được trong quý, Quỹ hỗ trợ phát triển tạm trích quỹ dự phòng rủi ro và hạch toán vào chi phí nghiệp vụ. Mức tạm trích bằng 2% số tiền lãi cho vay thu được trong quý.

- Kết thúc năm tài chính, trước khi khoá sổ kế toán, Quỹ hỗ trợ phát triển tính lại số trích Quỹ dự phòng rủi ro cả năm và thực hiện điều chỉnh:

+ Nếu số đã tạm trích nhỏ hơn số được trích cả năm thì Quỹ hỗ trợ phát triển trích bổ sung phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí nghiệp vụ;

+ Nếu số đã tạm trích lớn hơn số được trích cả năm thì Quỹ hỗ trợ phát triển thực hiện giảm chi phí nghiệp vụ tương ứng với số chênh lệch thừa.

3/ Quỹ dự phòng rủi ro được sử dụng trong trường hợp:

- Xoá nợ cho các dự án do nguyên nhân bất khả kháng như: có tổn thất do thiên tai, hoả hoạn; sau khi sử dụng tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm (nếu có) để giảm trừ tổn thất; căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc xoá nợ, Quỹ hỗ trợ phát triển trích quỹ dự phòng rủi ro số tiền tương ứng với số chênh lệch thiếu phần vốn gốc.

- Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp các tổn thất do nguyên nhân khách quan phát sinh trong toàn hệ thống.

4/ Việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro được thực hiện ở các Chi nhánh, sau đó được chuyển về Quỹ Trung ương để tập trung quản lý. Quỹ hỗ trợ phát triển có trách nhiệm quản lý và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro đúng mục đích.

Cuối năm, nếu không sử dụng hết quỹ dự phòng rủi ro, số dư của quỹ được chuyển sang quỹ dự phòng rủi ro năm sau. Trường hợp số dư quỹ dự phòng rủi ro không đủ bù đắp tổn thất phát sinh trong năm, Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

IV- TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG QUỸ DỰ PHÒNG BẢO LÃNH

1/ Quỹ hỗ trợ phát triển được lập quỹ dự phòng bảo lãnh để trả cho các tổ chức tín dụng khi chủ đầu tư được bảo lãnh không trả nợ đúng hạn. Giới hạn trích tối đa hàng năm của quỹ dự phòng bảo lãnh bằng 5% tổng số vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước (trừ vốn ODA cho vay lại). Mức trích cụ thể từng năm do Chủ tịch Hội đồng quản lý quyết định và đưa vào kế hoạch năm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Việc trích lập quỹ dự phòng bảo lãnh chỉ thực hiện ở cấp trung ương. Các Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển và các Văn phòng đại diện không được trích quỹ bảo lãnh.

2/ Quy chế bảo lãnh tín dụng đầu tư do Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển ban hành theo quy định của pháp luật hiện hành.

3/ Kết thúc năm tài chính, nếu quỹ dự phòng bảo lãnh không sử dụng hết thì toàn bộ số dư còn lại của quỹ sẽ được nhập vào nguồn vốn cho vay của năm sau.

Trường hợp Quỹ dự phòng bảo lãnh không đủ để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

V- CẤP VỐN HỖ TRỢ LÃI SUẤT SAU ĐẦU TƯ

1/ Cuối tháng 9, căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế xã hội, căn cứ kế hoạch của các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và các tổ chức có liên quan, Quỹ Hỗ trợ phát triển lập và gửi kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư để tổng hợp trong kế hoạch Ngân sách Nhà nước hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ.

2/ Hàng năm, căn cứ kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao và danh sách các dự án đầu tư đã được Quỹ Hỗ trợ phát triển ký hợp đồng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, Bộ Tài chính thực hiện cấp vốn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho Quỹ Hỗ trợ phát triển theo tiến độ triển khai, trong phạm vi dự toán được duyệt.

Kết thúc năm, Quỹ hỗ trợ phát triển có trách nhiệm quyết toán với Bộ Tài chính số vốn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đã nhận và số thực cấp cho các chủ đầu tư. Nếu hết năm, số vốn được cấp chưa sử dụng hết thì được giảm trừ cấp phát vốn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của năm sau.

3/ Quỹ hỗ trợ phát triển có trách nhiệm quản lý và sử dụng đúng các quy định đối với nguồn vốn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Không sử dụng vốn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các mục đích khác.

VI- THU, CHI TÀI CHÍNH

1/ Thu nhập của Quỹ hỗ trợ phát triển là toàn bộ các khoản thu phát sinh từ các hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ khác của Quỹ, bao gồm:

1.1. Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ:

- Thu lãi vay và lãi phạt của các dự án vay vốn đầu tư của Quỹ hỗ trợ phát triển (không bao gồm lãi vay của các dự án sử dụng nguồn vốn ODA cho vay lại); lãi phạt các dự án được bảo lãnh nhưng không trả nợ đúng hạn buộc Quỹ hỗ trợ phát triển phải trả nợ thay;

- Thu lãi tiền gửi của Quỹ hỗ trợ phát triển gửi tại Kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng thương mại;

- Thu lãi cho vay vốn tạm thời nhàn rỗi;

- Thu phí dịch vụ bảo lãnh bằng 0.5%/năm trên số tiền đang bảo lãnh cho chủ đầu tư;

- Thu phí nhận uỷ thác cho vay lại theo hợp đồng uỷ thác;

- Thu cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý do Ngân sách Nhà nước cấp;

- Thu về dịch vụ thanh toán, thông tin và ngân quỹ;

- Thu hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ khác;

1.2. Thu nhập từ hoạt động tài chính:

- Thu lãi từ tín phiếu, trái phiếu Chính phủ;

- Thu phí dịch vụ tư vấn đầu tư;

- Thu từ hoạt động cho thuê tài sản;

- Các khoản thu từ dịch vụ tài chính khác.

1.3. Thu nhập từ hoạt động bất thường:

- Các khoản thu phạt;

- Thu thanh lý, nhượng bán tài sản của Quỹ hỗ trợ phát triển (sau khi trừ giá trị còn lại và các khoản chi phí thanh lý, nhượng bán);

- Thu chênh lệch do đánh giá lại tài sản thế chấp khi chủ đầu tư không trả được nợ, tài sản hình thành từ vốn vay của Quỹ;

- Thu nợ đã xoá nay thu hồi được;

- Các khoản thu nhập bất thường khác.

2/ Chi phí của Quỹ hỗ trợ phát triển là các chi phí hợp lý phải trả phát sinh trong kỳ, bao gồm:

2.1. Chi hoạt động nghiệp vụ:

- Trả lãi tiền vay (không bao gồm trả lãi vay của các dự án sử dụng nguồn vốn ODA cho vay lại);

- Trả lãi trái phiếu;

- Trả lãi tiền gửỉ;

- Chi phí huy động vốn;

- Chi phí dịch vụ thanh toán;

- Chi phí uỷ thác đầu tư;

- Chi phí dịch vụ đầu tư;

- Chi phí dự phòng rủi ro về tỷ giá;

- Chi trích lập quỹ dự phòng rủi ro;

- Chi khác cho hoạt động nghiệp vụ.

2.2. Chi phí quản lý:

- Chi cho cán bộ, công chức, viên chức của Quỹ hỗ trợ phát triển:

+ Chi lương, phụ cấp lương theo chế độ do Thủ tướng Chính phủ quyết định;

+ Chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đóng góp kinh phí công đoàn theo chế độ Nhà nước quy định;

+ Chi ăn giữa ca: mức chi mỗi người không vượt quá mức lương tối thiểu Nhà nước quy định cho công nhân viên chức;

+ Chi trợ cấp khó khăn theo quy định của pháp luật;

+ Chi trang phục giao dịch;

+ Chi phụ cấp cho thành viên Hội đồng quản lý làm việc bán chuyên trách;

+ Chi phương tiện bảo hộ lao động theo quy định;

- Chi phí khấu hao tài sản cố định

- Chi cho hoạt động quản lý và công vụ:

+ Chi mua sắm công cụ lao động, vật tư văn phòng;

+ Chi về cước phí Bưu điện và truyền tin: Gồm chi về bưu phí, truyền tin, điện báo, thuê kênh truyền tin, telex, fax... trả theo hoá đơn của cơ quan bưu điện;

Việc chi trang bị điện thoại tại nhà riêng của các đối tượng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

+ Chi điện, nước, y tế, vệ sinh cơ quan.

+ Chi xăng dầu vận chuyển phục vụ cán bộ, công chức, viên chức đi công tác và lãnh đạo Quỹ đi làm việc theo chế độ Nhà nước quy định.

+ Chi công tác phí cho cán bộ, công chức, viên chức đi công tác trong và ngoài nước thanh toán theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.

+ Chi phí tuyên truyền, họp báo, chi phí giao dịch, đối ngoại, chi phí hội nghị.

+ Chi cho việc thanh tra, kiểm tra các Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển theo chế độ quy định.

+ Chi bảo dưỡng sửa chữa tài sản theo kế hoạch tài chính hàng năm.

+ Chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, công nghệ, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật như: tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ, vi tính, ngoại ngữ ngắn hạn cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc Quỹ hỗ trợ phát triển; chi tổ chức hội thảo; chi mua tài liệu, in ấn biên dịch tài liệu phục vụ cho công tác đào tạo bồi dưỡng huấn luyện nghiệp vụ, nghiên cứu...

+ Chi nghiệp vụ kho quỹ, bốc vác, vận chuyển.

- Chi phí quản lý khác theo quy định.

2.3. Chi hoạt động tài chính:

- Chi phí cho hoạt động mua bán trái phiếu, tín phiếu Chính phủ;

- Chi phí cho thuê tài sản;

2.4. Các khoản chi bất thường:

- Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xoá.

- Chi phí để thu các khoản phạt theo quy định.

- Chi bảo hiểm tài sản và chi các loại bảo hiểm khác theo quy định.

- Chi chênh lệch do đánh giá lại tài sản thế chấp khi chủ đầu tư không trả được nợ, tài sản hình thành từ vốn vay của Quỹ;

- Chi hỗ trợ cho các hoạt động của Đảng, đoàn thể của Quỹ hỗ trợ phát triển theo quy định của Nhà nước (không bao gồm các khoản chi ủng hộ công đoàn ngành, địa phương, các tổ chức xã hội và cơ quan khác).

- Các khoản chi phí khác theo thực tế phát sinh và có chứng từ hợp lý.

3/ Quỹ hỗ trợ phát triển không được hạch toán vào chi phí các khoản sau:

Các khoản thiệt hại đã được Chính phủ hỗ trợ hoặc cơ quan bảo hiểm, bên gây thiệt hại bồi thường;

- Các khoản chi phạt do vi phạm hành chính, vi phạm môi trường, phạt nợ vay quá hạn do nguyên nhân chủ quan, phạt vi phạm chế độ tài chính;

- Các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, nâng cấp, cải tạo tài sản cố định thuộc nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản;

- Các khoản chi cho sửa chữa, bảo dưỡng và trang thiết bị các tài sản phúc lợi như nhà ở, nhà nghỉ của cán bộ, công chức, viên chức Quỹ hỗ trợ phát triển, các khoản chi cho các công trình phúc lợi khác;

- Các khoản chi ủng hộ địa phương, các tổ chức xã hội, các cơ quan khác;

- Chi công tác trong và ngoài nước vượt định mức chi do Nhà nước quy định;

- Các khoản chi thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ.

VII- PHÂN PHỐI THU NHẬP VÀ SỬ DỤNG CÁC QUỸ

1/ Phân phối thu nhập:

Chênh lệch thu, chi tài chính hàng năm sau khi trả tiền phạt do vị phạm các quy định của pháp luật, được phân phối như sau:

- Trích 10% vào quỹ dự phòng rủi ro nghiệp vụ. Mức trích cho đến khi số dư của quỹ bằng 25% vốn điều lệ;

- Trích tối đa 50% vào quỹ đầu tư phát triển;

- Trích 5% vào quỹ dự phòng trợ cấp thôi việc. Mức trích cho đến khi số dư quỹ này bằng 6 tháng lương thực hiện của Quỹ hỗ trợ phát triển;

- Trích quỹ khen thưởng và phúc lợi. Mức trích hai quỹ thực hiện theo quy định như đối với doanh nghiệp Nhà nước. Tỷ lệ phân chia hai quỹ do Hội đồng quản lý quyết định;

- Số còn lại sau khi trích lập các quỹ trên sẽ được bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển.

2/ Mục đích sử dụng các quỹ được trích lập:

2.1. Quỹ dự phòng rủi ro nghiệp vụ được dùng để bù đắp những tổn thất về tài sản sau khi đã bù đắp bằng tiền cá nhân, tập thể, của tổ chức bảo hiểm nếu thiếu được bù đắp bằng quỹ này.

2.2. Quỹ đầu tư phát triển được sử dụng để đầu tư, đổi mới công nghệ trang thiết bị, điều kiện làm việc, trợ giúp thêm cho việc đào tạo nâng cao tay nghề và điều kiện làm việc cho Quỹ.

2.3. Quỹ dự phòng trợ cấp thôi việc dùng để trợ cấp cho người lao động đã làm việc tại Quỹ hỗ trợ phát triển từ 1 năm trở lên bị mất việc do chấm dứt hợp đồng lao đồng theo quy định của pháp luật; chi đào tạo lại chuyên môn, kỹ thuật cho người lao động do thay đổi công nghệ hoặc chuyển sang công việc mới; đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ của Quỹ và bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề nghiệp cho cán bộ, viên chức làm việc tại Quỹ hỗ trợ phát triển.

2.4. Quỹ khen thưởng dùng để:

- Thưởng cuối năm hoặc thưởng thường kỳ cho cán bộ viên chức của Quỹ hỗ trợ phát triển. Mức thưởng do Tổng giám đốc quyết định theo đề nghị của Chủ tịch công đoàn trên cơ sở năng suất lao động, thành tích của mỗi cán bộ, viên chức làm việc tại Quỹ hỗ trợ phát triển.

- Thưởng đột xuất cho những cá nhân, tập thể của Quỹ hỗ trợ phát triển có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, quy trình nghiệp vụ mang lại hiệu quả. Mức thưởng do Tổng giám đốc Quỹ quyết định.

- Thưởng cho cá nhân và đơn vị ngoài Quỹ hỗ trợ phát triển có quan hệ, hoàn thành tốt những điều kiện hợp đồng, đóng góp có hiệu quả vào hoạt động của Quỹ. Mức thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ quyết định.

2.5. Quỹ phúc lợi dùng để:

- Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa, bổ sung vốn xây dựng các công trình phúc lợi của Quỹ hỗ trợ phát triển, góp vốn đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành, hoặc với các đơn vị theo hợp đồng thoả thuận.

- Chi cho các hoạt động thể thao, văn hoá, phúc lợi công cộng của tập thể cán bộ, viên chức Quỹ hỗ trợ phát triển.

- Đóng góp cho Quỹ phúc lợi xã hội.

- Chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất cho cán bộ, viên chức Quỹ hỗ trợ phát triển.

- Chi các hoạt động phúc lợi khác.

Tổng giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển phối hợp với Ban chấp hành công đoàn Quỹ để quản lý, sử dụng qũy này.

VIII- CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN THỐNG KÊ VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

1/ Hàng năm, Quỹ Hỗ trợ phát triển có trách nhiệm lập và báo cáo Bộ Tài chính các kế hoạch sau:

1.1. Kế hoạch vốn và sử dụng vốn:

- Kế hoạch vốn hàng năm bao gồm:

+ Vốn điều lệ Ngân sách Nhà nước cấp bổ sung;

+ Vốn Ngân sách Nhà nước cấp cho các mục tiêu: tăng nguồn vốn cho vay đầu tư, vốn để hỗ trợ lãi suất sau đầu tư;

+ Kế hoạch cấp bù chênh lệch lãi suất;

+ Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (nếu có)

+ Vốn thu hồi nợ vay;

+ Vốn huy động theo từng nguồn.

+ Vốn khác

- Kế hoạch sử dụng vốn:

Tổng mức vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo các hình thức hỗ trợ: cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư và theo cơ cấu ngành, lĩnh vực, vùng; kế hoạch trả nợ các nguồn vốn đã huy động.

1.2. Kế hoạch cấp bù chênh lệch lãi suất

1.3. Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản: Kèm theo thuyết minh chi tiết về dự kiến xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định và cân đối các nguồn vốn.

1.4. Kế hoạch thu - chi tài chính: Kèm theo thuyết minh chi tiết về các mục thu, chi và các định mức chi tiêu cụ thể.

1.5. Kế hoạch biên chế, quỹ lương.

Các kế hoạch trên được duyệt là căn cứ để Quỹ hỗ trợ phát triển thực hiện và duyệt quyết toán tài chính với cơ quan tài chính.

Trong 5 năm đầu mới thành lập, Quỹ hỗ trợ phát triển được chi theo kế hoạch tài chính do Hội đồng quản lý thông qua và được Bộ Tài chính chấp thuận. Trường hợp thu không đủ chi theo kế hoạch, Quỹ hỗ trợ phát triển báo cáo Bộ Tài chính xử lý theo thẩm quyền

2/ Định kỳ (tháng, quý, năm) Quỹ hỗ trợ phát triển có trách nhiệm lập và gửi các báo cáo tài chính sau cho Bộ Tài chính:

2.1. Định kỳ hàng tháng vào ngày 20, Quỹ hỗ trợ phát triển lập và gửi cho Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo nhanh về tình hình hoạt động của toàn hệ thống Quỹ theo đúng quy định tại Điều 11 - Nghị định 50/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển.

2.2. Báo cáo quý được gửi chậm nhất vào ngày 25 tháng đầu quý sau, bao gồm:

- Báo cáo thu chi tài chính (mẫu số B 02 - KT-Q, Chế độ kế toán);

- Báo cáo cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước (mẫu số B 03-KT-Q, Chế độ kế toán);

- Báo cáo bảo lãnh tín dụng đầu tư (mẫu số B 04-KT-Q, Chế độ kế toán);

- Báo cáo cho vay đầu tư bằng vốn uỷ thác (mẫu số B 06-TK-A đính kèm);

- Bảng cân đối kế toán (mẫu số B 01-KT-Q, Chế độ kế toán)

- Báo cáo tình hình quỹ dự phòng rủi ro (mẫu số B 07-TK-A đính kèm);

- Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số B 07-QT-Q, Chế độ kế toán).

- Báo cáo tình hình cho vay-thu nợ các dự án thuộc Bộ, ngành (mẫu số B 03-TK-A, đính kèm);

- Báo cáo tình hình cho vay-thu nợ các dự án theo địa bàn (mẫu số B 03-TK-B, đính kèm);

2.3. Kết thúc niên độ kế toán, chậm nhất vào ngày 30/3 của năm sau, Quỹ hỗ trợ phát triển lập và gửi báo cáo quyết toán cho Bộ Tài chính, bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán (mẫu số B 01-KT-Q, Chế độ kế toán);

- Báo cáo quyết toán thu chi tài chính ( mẫu số B 02-KT-Q, Chế độ kế toán);

- Báo cáo quyết toán cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước ( mẫu số B 03-QT-Q, Chế độ kế toán);

- Báo cáo quyết toán bảo lãnh tín dụng đầu tư ( mẫu số B 04-QT-Q, Chế độ kế toán);

- Báo cáo quyết toán cấp vốn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư ( mẫu số B 05-TK-A đính kèm).

- Báo cáo quyết toán cho vay đầu tư bằng vốn uỷ thác (mẫu số B 06-TK-A đính kèm)

- Báo cáo sử dụng quỹ dự phòng rủi ro (mẫu số B 07-TK-A đính kèm);

- Thuyết minh báo cáo tài chính ( mẫu số B 07-QT-Q, Chế độ kế toán).

Báo cáo quyết toán năm của Quỹ hỗ trợ phát triển phải được Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ thông qua sau khi có xác nhận của Ban Kiểm soát Quỹ

3/ Quỹ hỗ trợ phát triển chịu sự kiểm tra tài chính của Bộ Tài chính, gồm:

- Kiểm tra báo cáo kế toán và báo cáo quyết toán theo định kỳ hoặc đột xuất.

- Kiểm tra theo từng chuyên đề theo từng yêu cầu của công tác quản lý tài chính.

IX- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1/ Quỹ hỗ trợ phát triển có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện chế độ tài chính theo đúng quy định tại Quy chế quản lý tài chính đối với Quỹ hỗ trợ phát triển do Thủ tướng Chính phủ ban hành và nội dung hướng dẫn tại Thông tư này.

2/ Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2000. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị Quỹ hỗ trợ phát triển phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.

 

 

Lê Thị Băng Tâm

(Đã ký)

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
 -------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No: 42/2000/TT-BTC
Hanoi, May 23, 2000
 
CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE REGULATION ON FINANCIAL MANAGEMENT OF THE DEVELOPMENT ASSISTANCE FUND
In furtherance of the Prime Minister’s Decision No. 32/1999/QD-TTg of December 17, 1999 promulgating the Regulation on financial management of the Development Assistance Fund, the Ministry of Finance hereby provides detailed guidance as follows:
I. GENERAL PROVISIONS
1. This Circular applies to the system of development assistance funds, including: the Central Development Assistance Fund; the Development Assistance Fund’s branches in the provinces and centrally-run cities; the Development Assistance Fund’s transaction offices at home and abroad.
2. The Development Assistance Fund shall have its charter capital and post-investment interest rate support capital allocated, and interest rate difference subsidized, by the State, and be entitled to mobilize medium- and long-term capital sources to provide investment loans, post-investment interest rate supports and credit guarantees strictly according to the State’s regulations.
3. The Development Assistance Fund shall have to refund the capital and cover its expenditure, be exempt from taxes and other State budget remittances.
4. The Development Assistance Fund is an unit with concentrated cost-accounting within its entire system, and is entitled to use its revenues to defray expenditures arising in the course of operation, and distribute its financial revenue-expenditure difference strictly according to the provisions of this Circular.
5. The Chairman of the Management Council and the General Director of the Development Assistance Fund shall be answerable to the Government for the safe management of the Fund’s capital and assets and the use of its capital for right purposes and with efficiency.
6. The Ministry of Finance shall perform the function of State management over financial matters and have to guide and inspect the Fund’s financial revenues and expenditures.
II. PROVISIONS ON CAPITAL AND ASSETS
1. The Development Assistance Fund’s operating capital includes:
1.1. Capital under the State ownership:
- Its charter capital of 3,000 billion VND is formed from:
+ The charter capital received from the National Investment Assistance Fund, which had been allocated thereto by the State budget and the State’s assets handed over from the system of the Investment and Development General Department;
+ The annual additional allocations from the State budget till its charter capital reaches the said level;
When there is a need to change the charter capital level, the Chairman of the Development Assistance Fund’s Management Council shall propose the Finance Minister to submit it to the Prime Minister for decision.
- Capital annually allocated by the State budget for purpose of increasing the source of investment loan capital.
1.2. Mobilized capital:
- Borrowings from the Accumulation Fund for Foreign Debt Repayment, the Postal Saving Fund and temporarily idle capital source of the Vietnam Social Insurance;
- Medium- and long-term borrowings from economic organizations, credit institutions, banks and other organizations at home;
- It shall be entitled to mobilize other capital sources according to current law provisions.
1.3. Capital being recovered principals of domestic loans.
1.4. Capital from the issuance of Government bonds.
1.5. The Government’s foreign loans and/or foreign aids to be sub-lent to development investment projects under the Finance Minister’s authorization.
1.6. Capital entrusted by local investment funds, development investment funds and/or organizations at home or abroad to be lent or allocated under entrustment contracts.
1.7. Capital allocated by the State budget to be provided as post-investment interest rate supports.
1.8. Other capital sources.
2. The Ministry of Finance shall effect the allocation of capital under the State ownership and allocate annual additional capital for investment targets.
The Finance Minister shall allocate capital to the Development Assistance Fund. The capital recipients shall be the Chairman of the Management Council and the General Director of the Development Assistance Fund.
The Finance Ministry shall make the additional allocation of charter capital and capital for targets of the Development Assistance Fund under plans assigned by the Prime Minister.
3. Annually, the Development Assistance Fund shall have to balance its State development investment credit capital sources and the demands therefor; and make the planning of mobilized capital sources. The mobilization of capital sources with high interest rates for providing investment loans must ensure the principle that such mobilization shall be made only after making the fullest use of non-interest or low-interest mobilized capital sources.
When performing the investment credit tasks assigned by the State, the Development Assistance Fund shall have the interest rate difference subsidized by the State. The interest rate difference subsidization shall comply with the Finance Ministry’s guidance.
When conducting the sub-lending of official development assistance (ODA) capital, the Development Assistance Fund shall enjoy sub-lending charges according to provisions of the Prime Minister’s Decision No.232/1999/QD-TTg of December 17, 1999 and specific guidance in the Finance Minister’s Decision No.02/2000/QD-BTC of January 6, 2000 promulgating the Regulation on sub-lending of the Government’s foreign loans and aids.
4. The Development Assistance Fund may change the structure of capital and assets within the whole system in service of the development of its activities.
5. The repayment of the Development Assistance Fund’s capital shall strictly comply with the provisions of Article 12 of the Regulation on financial management of the Development Assistance Fund promulgated together with the Prime Minister’s Decision No.232/1999/QD-TTg of December 17, 1999.
6. Capital for investment in capital construction and fixed asset procurement:
6.1. The Development Assistance Fund’s capital for investment in capital construction and fixed asset procurement shall be formed from the following sources:
- Its available charter capital;
- The State budget’s allocations (if any);
- Fixed asset depreciation;
- Development investment fund and other lawful sources according to the State’s regulations;
6.2. The whole work of capital construction and fixed asset procurement of the Development Assistance Fund shall be undertaken within the capital source approved in the financial plan by the Management Council and according to the State’s regulations. The Development Assistance Fund’s total investment in capital construction and fixed asset procurement must not exceed 50% of its available charter capital. Basing itself on the Fund’s practical operation situation, the Finance Ministry shall prescribe such percentage suitable to each period.
7. Inventory and revaluation of assets:
7.1. The Development Assistance Fund shall have to conduct the inventory and/or revaluation of its assets in the following cases:
- Asset inventory and revaluation under decisions of the competent State agency(ies).
- Recovery of mortgaged assets when the investors fail to repay debts.
- Asset liquidation, assignment and/or sale.
7.2. The asset inventory and revaluation must strictly comply with the current regulations applicable to the State enterprises. Increase or decrease difference amounts arising due to asset revaluation (other than recovered mortgaged assets when the investors fail to repay debts, and assets formed from the Fund’s borrowed capital) shall be accounted as increase or decrease of the Development Assistance Fund’s capital as for State enterprises.
8. For cases of losses to its assets, the Development Assistance Fund shall have to verify reasons therefor and settle them as follows:
8.1. If the assets are lost due to faults of collectives and/or individuals, such collectives and/or individuals shall have to make compensations therefor according to law provisions.
8.2. The loss of assets for which insurance has been purchased shall be settled according to the insurance contracts.
8.3. The value of a loss, after being compensated by money of individual(s) and/or collective(s) that have caused it or the concerned insurance organization, shall be made up for by operation risk reserve fund (set up from financial revenue-expenditure balance) if such compensation is insufficient.
9. The fixed asset depreciation of the Development Assistance Fund shall be made as for State enterprises and after the Finance Ministry’s consent is obtained.
10. The Development Assistance Fund shall be entitled to lease assets under its management on principles of efficiency, capital preservation and development according to provisions of the Civil Code and other law provisions.
The lease of working offices shall be decided by the Management Council at the proposal of the Development Assistance Fund’s General Director.
11. The Development Assistance Fund is entitled to liquidate, assign or sell poor-quality, degenerated or irreparably damaged assets, technically obsolete assets which are not needed for use or used inefficiently. The Development Assistance Fund’s Management Council shall decide the liquidation, assignment or sale of working offices, then report it to the Finance Ministry.
When liquidating its assets, the Development Assistance Fund shall conduct the valuation and organize the auction thereof according to law provisions.
The difference between the proceeds from the liquidation, assignment or sale of assets and their remaining value reflected on accounting books plus expenses for such liquidation, assignment or sale (if any), shall be accounted into the Development Assistance Fund’s revenues.
III. DEDUCTIONS FOR SETTING UP RISK RESERVES AND RISK OFFSET
1. The Development Assistance Fund shall be entitled to account into its expenditures the reserves for exchange rate risks arising in the operation course according to the current regulations. Particularly, the exchange rate difference arising in activities of sub-lending ODA capital source shall not be accounted into its revenues and expenditures; the accounting of such amounts shall comply with specific guidance of the Finance Ministry.
2. Risk reserve fund:
2.1. The Development Assistance Fund is entitled to set up risk reserve fund to make up for losses incurred due to objective reasons in the course of providing loans to development investment projects under the State’s plans.
2.2. The level of annual deductions for setting up risk reserve fund shall represent 2% of the total interest amount collected in the year from projects that borrow investment capital from the Development Assistance Fund, and shall be accounted into operation expenses. The deduction for setting up the risk reserve fund shall be carried out according to the following procedures:
- At the end of each quarter, basing itself on the interest amount collected in the quarter, the Development Assistance Fund shall temporarily deduct a part therefrom for the risk reserve fund and account it into its operation expenses. The temporary deduction level shall be equal to 2% of the interest amount collected in the quarter.
- At the end of each fiscal year, before closing its accounting books, the Development Assistance Fund shall re-calculate the risk reserve fund’s deduction amounts made in the whole year and make the readjustment thereof as follows:
+ If the temporarily deducted amounts are smaller than the allowed deduction amount for the whole year, the Development Assistance Fund shall make supplementary deduction to fill the deficit and account it into its operation expenses;
+ If the temporarily deducted amounts are larger than the allowed deduction amount for the whole year, the Development Assistance Fund shall reduce its operation expenses by a level equal to the over-deducted amount.
3. The risk reserve fund shall be used in the following cases:
- Debt remission for projects that have been struck with such force majeure circumstances as: loss due to natural disasters, fire, etc. After using loss indemnity paid by the insurance agency (if any) to diminish such loss, the Development Assistance Fund shall base itself on the Prime Minister�s decision on the debt remission to deduct from the risk reserve fund an amount equal to the deficit in the debt principal.
- Use of the risk reserve fund to make up for losses incurred due to objective reasons arising in the whole system.
4. The deduction for setting up the risk reserve fund shall be made at the branches, then transferred to the Central Fund for concentrated management. The Development Assistance Fund shall have to manage and use the risk reserve fund for the right purpose.
At the end of each year, if the risk reserve fund is not used up, its balance shall be carried forward to the next year’s risk reserve fund. In cases where the balance of the risk reserve fund is not enough to make up for the loss(es) arising in the year, the Development Assistance Fund’s Management Council shall report it to the Finance Ministry for submission to the Prime Minister for consideration and decision.
IV. DEDUCTIONS FOR SETTING UP AND USE OF GUARANTEE RESERVE FUND
1. The Development Assistance Fund shall be entitled to set up the guarantee reserve fund to pay to credit institutions when the guaranteed investors fail to pay their debts on time. The maximum annual deduction level for the guarantee reserve fund shall be 5% of the total development investment credit capital of the State (excluding the sub-lent ODA capital). The annual specific deduction level shall be decided by the Chairman of the Management Council and incorporated in annual plans to be submitted to the Prime Minister for approval.
The deduction for setting up the guarantee reserve fund shall be made only at the central level. The Development Assistance Fund’s branches and representative offices shall not be allowed to make deduction for the guarantee fund.
2. The regulation on investment credit guarantee shall be promulgated by the Development Assistance Fund’s Management Council according to the current law provisions.
3. At the end of each fiscal year, if the guarantee reserve fund is not used up, the whole of its balance shall be added to the loan capital source of the following year.
In cases where the guarantee reserve fund is not enough to fulfill the guarantee obligation, the Development Assistance Fund’s Management Council shall report it to the Finance Minister, who shall submit the case to the Prime Minister for decision.
V. ALLOCATION OF POST-INVESTMENT INTEREST RATE SUPPORT CAPITAL
1. By the end of September each year, basing itself on the socio-economic development orientations and plans of the ministries, the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities and the concerned organizations, the Development Assistance Fund shall work out and send the plan on post-investment interest rate support to the Finance Ministry and the Ministry of Planning and Investment for its incorporation in the annual State budget plan to be submitted to the Prime Minister.
2. Annually, basing itself on the plan assigned by the Prime Minister and the list of investment projects for which the Development Assistance Fund has concluded post-investment interest rate support contracts, the Finance Ministry shall allocate the post-investment interest rate support capital to the Development Assistance Fund according to the implementation tempo and within the approved estimates.
At the end of each year, the Development Assistance Fund shall have to make final settlement of post-investment interest rate support capital amount it has already received and the amount actually provided to the investors with the Finance Ministry. If the allocated capital amount is not yet used up at the end of the year, the unused part shall be offset against the post-investment interest rate support capital planned to be allocated in the following year.
3. The Development Assistance Fund shall have to manage and use the post-investment interest rate support capital sources in strict accordance with the regulations. It must not use the post-investment interest rate support capital for other purposes.
VI. FINANCIAL REVENUES AND EXPENDITURES
1. The Development Assistance Fund’s revenues are all those arising from its professional operations and other services, including:
1.1. Revenues from professional operations:
- Collected loan interests and fine interests from projects that borrow investment capital of the Development Assistance Fund (excluding loan interest from project using sub-lent ODA capital source); interest on fines against guaranteed projects that fail to repay debts on time, and the Development Assistance Fund is compelled to repay such debts on the former’s behalf;
- Collected interests on the Development Assistance Fund’s deposits at the State Treasury and commercial banks;
- Collected lending interests of temporarily idle capital;
- Collected charges for guarantee services that are equal to 0.5%/year on the amounts it is guaranteeing for investors;
- Collected charges for entrusted sub-lending under entrustment contracts;
- Interest rate difference subsidies and management costs allocated by the State budget;
- Revenues from payment, information and treasury services;
- Revenues from other professional operations and services;
1.2. Revenues from financial activities:
- Collected interests on the Government’s credit bills and bonds;
- Collected charges for investment consultancy services;
- Revenues from asset leasing activities;
- Revenues from other financial services.
1.3. Revenues from extraordinary operations:
- Collected fines;
- Proceeds from liquidation, assignment and/or sale of assets of the Development Assistance Fund (after subtracting the remaining value and expenses for such liquidation, assignment and/or sale);
- Difference arising from the revaluation of mortgaged assets when investors fail to repay debts, assets formed from the Fund’s borrowed capital;
- Recovered debts which had already been written off;
- Other irregular revenues.
2. Expenditures of the Development Assistance Fund are payable reasonable expenses arising in a given period, including:
2.1. Expenses for professional operations:
- Payment of loan interests (excluding interests on loans of projects that use sub-lent ODA capital source);
- Payment of bond interests;
- Payment of deposit interests;
- Capital mobilization expenses;
- Payment service charges;
- Investment entrustment charges;
- Investment service charges;
- Expenses for exchange rate risk reserves;
- Deductions for setting up the risk reserve fund;
- Other expenses for professional operations.
2.2. Management costs:
- Payments to officials, public servants and employees of the Development Assistance Fund:
+ Wages and wage allowances according to the regime decided by the Prime Minister;
+ Social insurance and medical insurance premiums, contributions to trade union operating fund according to the regime prescribed by the State;
+ Mid-shift meal allowances: The per-head allowance level must not exceed the minimum wage level prescribed by the State for workers and employees;
+ Difficulty allowances as provided for by law;
+ Expenses for transaction dresses;
+ Allowances for the Management Council’s members on part-time job;
+ Expenses for labor protection means as prescribed;
- Expenses for fixed asset depreciation
- Expenses for managerial activities and public duties:
+ Expenses for procurement of working tools and office supplies;
+ Expenses for postal and communications charges, including: postage, charges for communications, telegraph, communications channel subscription, telex, facsimile, etc., that are paid according to invoices of post offices;
The expenses for installation of telephones at private home of different subjects shall be paid according to the State’s current regulations.
+ Expenses for electricity, water, healthcare and office sanitation.
+ Expenses for petrol and oil for vehicles transporting officials, public servants and employees on working missions and the Fund’s leadership on working trips according to the regime prescribed by the State.
+ Working travel allowances for officials, public servants and employees on working trips at home or abroad, which are paid according to the Finance Ministry’s current regulations.
+ Expenses for propagation, press conferences, transactions, external affairs, conferences and meetings.
+ Expenses for inspection and examination of the Development Assistance Fund’s branches according to the prescribed regime.
+ Expenses for maintenance and repair of assets according to annual financial plans.
+ Expenses for professional training and drills, scientific and technological researches, technical innovations and improvements, such as: organization of professional, computer skill and foreign language training and fostering courses for officials, public servants and employees of the Development Assistance Fund; expenses for organization of symposiums; procurement, printing and translation of documents in service of professional training and fostering activities and research activities...
+ Expenses for treasury operations, loading-unloading and transportation activities.
+ Other managerial costs as prescribed.
2.3. Expenses for financial activities:
- Expenses for purchase and sale of the Government’s bonds and credit bills;
- Expenses for asset lease;
2.4. Irregular expenses:
- Expenses for the recovery of already written off debts.
- Expenses for collection of fines as prescribed.
- Expenses for insurance for assets and other insurances as prescribed.
- Expenses to cover the difference resulting from the revaluation of mortgaged assets when investors fail to repay debts and assets formed from the Fund’s borrowed capital;
- Expenses paid in support of activities of the Party, mass organizations in the Development Assistance Fund according to the State’s regulations (excluding amounts in support of branch or local trade unions, social organizations and other agencies).
- Other expenses actually arising and evidenced by valid vouchers.
3. The Development Assistance Fund shall not be allowed to account into its expenditures the following:
Damage and losses which have been made up for by the State or compensated by the insurance agency or the damage-causing parties;
- Payment of fines for administrative violations, violations of the environment legislation, fines for failure to pay due debts for subjective reasons, fines for violations of the financial regulations;
- Expenses for capital construction investment, procurement, upgrading and renovation of fixed assets being part of the capital construction investment capital source;
- Expenses for repair, maintenance and equipping of such public welfare assets as: dwelling houses and rest houses for officials, public servants and employees of the Development Assistance Fund; expenses for other welfare works;
- Expenses as support for localities, social organizations and other agencies;
- Expenses for working trips at home and abroad, which are in excess of the level prescribed by the State;
- Expenses covered by other funding sources.
VII. DISTRIBUTION OF INCOMES AND USE OF FUNDS
1. Distribution of incomes:
Annual financial revenue-expenditure difference, after paying fines for violations of law provisions, shall be distributed as follows:
- 10% shall be deducted for the operation risk reserve fund. This deduction level shall be maintained till this fund’s balance is equal to 25% of the charter capital;
- A maximum of 50% shall be deducted for the development investment fund;
- 5% shall be deducted for the severance reserve fund. This deduction level shall be maintained till this fund’s balance is equal to 6 months’ wages actually paid by the Development Assistance Fund;
- A certain part shall be deducted for the reward and welfare funds. The deduction level for these two funds shall comply with the regulations applicable to State enterprises. The proportion of these two funds shall be decided by the Management Council;
- The remainder after the above-said parts are deducted to set up the said funds shall be added to the development investment fund.
2. The use purposes of the set up funds:
2.1. The operation risk reserve fund shall be used to make up for asset losses in cases where compensations therefor made by the liable individuals, collectives and/or insurance agencies are insufficient.
2.2. The development investment fund shall be used for investment in the renewal of technologies, facilities and equipment, improvement of working conditions, and additional support for the training to raise the professional skills and improve working conditions of the Fund’s personnel.
2.3. The severance reserve fund shall be used to pay allowances to laborers having worked for the Development Assistance Fund for one year or more, who have lost or in danger of losing their job due to termination of labor contracts according to law provisions; to cover expenses for professional and technical re-training of laborers in cases where technologies are altered or such laborers are transferred to other jobs; for training of alternative jobs for the Fund’s female laborers as well as fostering courses for officials and employees working at the Development Assistance Fund to raise their professional skills.
2.4. The reward fund shall be used to:
- Give year-end rewards or regular rewards to officials and employees of the Development Assistance Fund. The reward levels shall be decided by the General Director at the proposal of the Trade Union Chairman on the basis of productivity and achievements of each official or employee working at the Development Assistance Fund.
- Give irregular bonuses to the Development Assistance Fund’s individuals and collectives that have made technical innovations or professional process improvements that bring about efficiency. The bonus level shall be decided by the Fund’s General Director.
- Give rewards to individuals and units outside the Development Assistance Fund that have relationship with it and well fulfilled the contractual terms, thus efficiently contributing to the Fund’s operations. The reward level shall be decided by the Chairman of the Fund’s Management Council.
2.5. The welfare fund shall be used to:
- Invest in the construction or repair, add capital for the construction of welfare works of the Development Assistance Fund, contribute capital to the investment in construction of common welfare works of the branch or to other units under contracts and agreements.
- Cover expenses for sport, cultural and public welfare activities of the collective of officials and employees of the Development Assistance Fund.
- Make contributions to social welfare fund(s).
- Pay regular and irregular difficulty allowances to officials and employees of the Development Assistance Fund.
- Cover expenses for other welfare activities.
The Development Assistance Fund’s General Director shall coordinate with the Executive Committee of the Fund’s Trade Union in managing and using this fund.
VIII. ACCOUNTING AND STATISTICAL REGIME AND FINANCIAL PLANS
1. Annually, the Development Assistance Fund shall have to work out and report to the Finance Ministry the following plans:
1.1. Plans on capital and capital use:
- An annual plan on capital shall include:
+ Charter capital additionally allocated by the State budget;
+ Capital allocated by the State budget to such targets as: increase of investment loan source, post-investment interest rate support capital;
+ Plan for interest rate difference subsidies;
+ Performance of guarantee obligation (if any);
+ Capital being recovered debts;
+ Capital mobilized from each source;
+ Other capital
- Capital use plan:
Such a plan deals with the total development investment credit capital to be provided by the State in the following forms of assistance: investment loans, post-investment interest rate supports, investment credit guarantees and those provided according to the structure of branches, domains or geographical areas; and plan for repayment of mobilized capital sources.
1.2. Plan for interest rate difference subsidies
1.3. Plan for investment in capital construction: Such a plan shall be enclosed with detailed explanation on projected capital construction, fixed asset procurement and balance of capital sources.
1.4. Financial revenue-expenditure plan: Such a plan shall be enclosed with detailed explanation on revenue and expenditure breakdowns as well as specific spending norms.
1.5. Payroll and wage fund plan
The above-said plans shall, after being approved, serve as basis for the Development Assistance Fund, to make the financial settlement to be approved by the finance agency.
For the first 5 years after its establishment, the Development Assistance Fund may effect its spending according to the financial plans adopted by the Management Council and approved by the Finance Ministry. In cases where its revenues are not enough to cover its expenditures, the Development Assistance Fund shall report such to the Finance Ministry for solution according to the latter’s competence.
2. Periodically (monthly, quarterly, annually), the Development Assistance Fund shall have to make and send the following financial reports to the Finance Ministry:
2.1. By the 20th day every month, the Development Assistance Fund shall make and send to the Finance Minister a quick report on the operation of the entire fund system according to the provisions of Article 11 of the Government’s Decree No.50/1999/ND-CP of July 8, 1999 on organization and operation of the Development Assistance Fund.
2.2. The quarterly report shall be sent on the 25th of the first month of the following quarter at the latest, including:
- Financial revenue-expenditure report;
- Report on lending of the State’s investment credit capital;
- Report on investment credit guarantee;
- Report on investment loans from entrusted capital;
- Accounting balance sheet;
- Report on situation of the risk reserve fund;
- Financial report explanation;
- Report on situation of loan provision to and debt recovery, from projects of ministries and branches;
- Report on situation of loan provision to and debt recovery, from projects in localities;
2.3. From the end of each accounting year till March 30th of the following year, the Development Assistance Fund shall make and send final settlement report to the Finance Ministry, comprising:
- Accounting balance sheet;
- Final settlement report on financial revenue-expenditure;
- Report on final settlement of the State’s investment credit loans;
- Report on final settlement of investment credit guarantees;
- Report on final settlement of allocated post-investment interest rate support capital (form No. B 05-TK-A);
- Report on final settlement of investment loans from entrusted capital source;
- Report on the use of the risk reserve fund;
- Financial report explanation.
The Development Assistance Fund’s annual final settlement reports must be approved by the Chairman of the Fund’s Management Council after being certified by the Fund’s Control Board.
3. The Development Assistance Fund shall submit to the Finance Ministry’s financial inspections, including:
- Regular or irregular inspection of accounting reports and final settlement reports.
- Inspection upon each specialized subject and each requirement of the financial management work.
IX. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. The Development Assistance Fund shall have to guide its attached units to implement the financial regime strictly according to provisions of the Regulation on financial management of the Development Assistance Fund promulgated by the Prime Minister and guidance in this Circular.
2. This Circular takes effect as from January 1st, 2000. Any problems arising in the course of implementation should be reported by the Development Assistance Fund to the Finance Ministry for study and solution.
 

 
FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER




Le Thi Bang Tam\
 
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 42/2000/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất