Thông tư 222/2010/TT-BTC quản lý tài chính, tài sản các Cơ quan ở nước ngoài
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 222/2010/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 222/2010/TT-BTC |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Trương Chí Trung |
Ngày ban hành: | 31/12/2010 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Ngoại giao |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 222/2010/TT-BTC
BỘ TÀI CHÍNH Số: 222/2010/TT-BTC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2010 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN ĐỐI VỚI
CÁC CƠ QUAN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài số 33/2009/QH12 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23/12/2005 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 131/2007/NĐ-CP ngày 6/8/2007 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23/12/2005 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính, tài sản đối với các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
- Các cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện chức năng đại diện chính thức của Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế theo quy định của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (gọi tắt là Cơ quan đại diện).
- Các cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài không thuộc cơ cấu tổ chức của Cơ quan đại diện do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác ở Trung ương, hoặc do Ủy ban nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương thành lập hưởng kinh phí từ ngân sách Nhà nước cấp hoặc từ nguồn thu của ngân sách Nhà nước được giữ lại để chi theo quy định của pháp luật hiện hành.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quản lý việc thu, nộp và sử dụng các nguồn thu theo quy định tại Thông tư 236/2009/TT-BTC ngày 15/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí và lệ phí lãnh sự áp dụng tại các Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và các Cơ quan khác ở nước ngoài.
Các khoản thu khác phát sinh tại Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được quản lý thu, nộp và sử dụng như sau:
- Thanh toán các khoản chi phí phát sinh khi cung cấp các dịch vụ; chi cho việc sửa chữa thường xuyên nhà khách, phòng trọ; mua sắm tài sản trang bị cho nhà khách, phòng trọ.
- Lập Quỹ khen thưởng và phúc lợi của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài. Cơ quan chủ quản quy định cụ thể phần thu Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được để lại sử dụng.
Kinh phí hoạt động của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được bố trí từ các nguồn:
Dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền giao trong năm đối với Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài là hạn mức chi tối đa nhằm đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Kinh phí giao cho Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được phân bổ quản lý theo 2 phần: Kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ và kinh phí giao không thực hiện chế độ tự chủ.
Quy định cụ thể như sau:
Định mức phân bổ này được điều chỉnh hàng năm để phù hợp với tình hình thực tế và yếu tố đặc thù của từng địa bàn.
Trong phạm vi dự toán kinh phí được giao thực hiện chế độ tự chủ, Người đứng đầu Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có quyền hạn và trách nhiệm:
Quy chế chi tiêu nội bộ của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài sau khi ban hành phải được báo cáo về cơ quan chủ quản cấp trên để theo dõi, giám sát. Trường hợp quy chế chi tiêu nội bộ xây dựng vượt quá chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành thì cơ quan chủ quản cấp trên có trách nhiệm yêu cầu Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài điều chỉnh lại cho phù hợp.
Sinh hoạt phí cho cán bộ, công chức, phu nhân/phu quân; các khoản phụ cấp, trợ cấp và các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội; trang phục nhiệm kỳ và đồ dùng cá nhân cho cán bộ, công chức và phu nhân/phu quân; vé máy bay, tàu xe và cước phí hành lý khi hết nhiệm kỳ về nước; tiền mua bảo hiểm khám, chữa bệnh cho cán bộ, công chức và phu nhân/phu quân; mua sắm phương tiện đi lại phục vụ công tác của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
Thuê trụ sở làm việc và nhà ở; sửa chữa lớn trụ sở, nhà ở và tài sản theo dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Việc quản lý và sử dụng kinh phí giao không thực hiện chế độ tự chủ được thực hiện theo đúng nội dung công việc đã được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ và giao kinh phí; theo đúng tiêu chuẩn, chế độ định mức chi quy định hiện hành.
Tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ |
= |
SHP đang hưởng x 150% (hoặc 200%, 300%) |
22 ngày x 8 giờ (Trong đó: Mức 150% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường; Mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần; Mức 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày Lễ, Tết. |
Căn cứ vào nhiệm vụ đi công tác nội địa hoặc đi công tác nước ngoài do cấp có thẩm quyền quyết định. Tiền công tác phí được quy định như sau:
Việc cử cán bộ, công chức đi công tác nội địa phải được Người đứng đầu Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có quyết định bằng văn bản hoặc có xác nhận của Người đứng đầu Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài về việc đồng ý cử đi công tác. Các khoản thanh toán công tác phí gồm:
Tiền phương tiện đi công tác được thanh toán theo giá ghi trên vé, hoá đơn thu tiền hoặc biên nhận của chủ phương tiện. Trường hợp đi bằng máy bay thì được thanh toán theo mức giá hạng phổ thông (economy) trừ các trường hợp dưới đây:
Trường hợp cán bộ, công chức của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được cử đi công tác cùng Đoàn Ngoại giao, Bộ, ngành nước sở tại, Đoàn cấp cao của Việt Nam, thì được phép thuê phòng nghỉ loại trung bình cùng khách sạn với Đoàn công tác.
Phụ cấp công tác |
= |
Mức sinh hoạt phí tối thiểu x 2 x Số ngày công tác |
22 ngày |
Cán bộ, công chức của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được cử đi công tác ở nước khác (ngoài nước thường trú), thì phải do Thủ trưởng cơ quan chủ quản ra quyết định bằng văn bản. Trong trường hợp khẩn cấp, yêu cầu phải đi nước kiêm nhiệm để xử lý những vụ việc đòi hỏi tính thời gian gấp (nhất là các việc về bảo hộ lãnh sự, bảo hộ công dân,…), Người đứng đầu Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được quyết định cử cán bộ, công chức đi công tác gấp; chịu trách nhiệm trước quyết định đó, đồng thời điện báo ngay cho cơ quan chủ quản tình hình vụ việc.
Công tác phí ở nước ngoài hoặc các vùng lãnh thổ được thanh toán theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí.
Việc thanh toán công tác phí tại Việt Nam do Cơ quan Việt Nam chi trả bằng ngoại tệ trên cơ sở quy đổi từ đồng Việt Nam ra ngoại tệ theo tỷ giá hạch toán của Bộ Tài chính tại thời điểm công tác ở Việt Nam.
Người đứng đầu Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài căn cứ tình hình thực tế từng địa bàn quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ về chế độ tiếp khách (đối tượng, mức chi), chế độ chiêu đãi, chế độ tặng phẩm cho phù hợp với thông lệ của nước sở tại làm căn cứ cho các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thực hiện, theo các nguyên tắc quy định như sau:
Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài khi tiếp khách đến làm việc chỉ được dùng nước khoáng, chè, cà phê để tiếp; trường hợp cần thiết phải mời cơm khách đến làm việc liên quan đến công việc nghiệp vụ chuyên môn của từng lĩnh vực thì do Người đứng đầu Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định và trong phạm vi nguồn kinh phí của Cơ quan.
Việc chiêu đãi cần được thực hiện tiết kiệm, chỉ thực hiện chiêu đãi trong các dịp kỷ niệm ngày lễ như: Quốc khánh, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày kỷ niệm thành lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Mức chi chiêu đãi thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ đã quy định và trong phạm vi nguồn kinh phí của Cơ quan.
Việc quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước tại Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 23/2010/NĐ-CP ngày 12/03/2010 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Một số quy định cụ thể như sau:
Đối với trường hợp nhà thuê đã được lắp đặt trang thiết bị thì chỉ được mua bổ sung những trang thiết bị còn thiếu trong phạm vi chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định.
Khi hết nhiệm kỳ công tác cán bộ, công chức phải có trách nhiệm bàn giao cho Cơ quan toàn bộ tài sản công đã được giao sử dụng; nghiêm cấm sử dụng trang thiết bị, phương tiện làm việc vào việc riêng.
Tuỳ từng trường hợp cụ thể, Người đứng đầu Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định thuê người lao động ở nước sở tại sau khi được cơ quan chủ quản cho phép bằng văn bản. Tiền công trả cho lao động thuê được quy định trong hợp đồng ký giữa Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài với người lao động phù hợp với mặt bằng giá cả của nước sở tại và trong phạm vi dự toán kinh phí Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được phân bổ.
Khi mặt bằng giá cả của nước sở tại thay đổi, Người đứng đầu Cơ quan Việt Nam quyết định việc tăng/giảm tiền công trả cho người lao động đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, hợp lý, phù hợp với giá cả tại nơi thuê.
Đối với những khoản chi này, Người đứng đầu Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài căn cứ vào tình hình thực tế của địa bàn, căn cứ định mức phân bổ dự toán do cơ quan chủ quản quy định để quy định cụ thể định mức sử dụng làm căn cứ kiểm soát chi tiêu và thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
- Ở những nơi có điều kiện tổ chức bếp ăn tập thể thì Trưởng Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có quy định cụ thể về hoạt động này trên nguyên tắc lấy thu bù chi, ngân sách không hỗ trợ hoặc điều tiết thu của dịch vụ này.
- Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài nào có thể dành diện tích nhà, trụ sở của mình để làm nhà khách, phòng trọ vãng lai thì Người đứng đầu Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quy định mức thu tiền dịch vụ nhà khách, phòng trợ. Ngân sách Nhà nước không hỗ trợ chi cho dịch vụ này (bao gồm cả các khoản chi cho việc sửa chữa hoặc mua sắm tài sản trang bị cho nhà khách, phòng trọ). Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài nộp ngân sách Nhà nước một phần số thu của dịch vụ này theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này.
Trường hợp Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài không tổ chức được xe ô tô phục vụ công tác cho các cán bộ, công chức và nhân viên tại cơ quan đại diện nước ngoài mà theo tính chất công việc và điều kiện cụ thể được bố trí xe ô tô phục vụ công tác theo quy định của Thủ trưởng cơ quan thì cán bộ, công chức, nhân viên được khoán kinh phí đi lại theo mức giá vé tháng của phương tiện công cộng tại địa bàn đó. Chi phí khoán phải thấp hơn chi phí sử dụng xe ô tô phục vụ công tác.
Cán bộ, công chức và phu nhân, phu quân được hưởng chế độ sinh hoạt phí (mức sinh hoạt phí tối thiểu, chỉ số sinh hoạt phí) theo quy định tại Nghị định 157/2005/NĐ-CP ngày 23/12/2005, Nghị định số 131/2007/NĐ-CP ngày 6/8/2007 của Chính phủ, Thông tư Liên tịch số 29/2006/TTLT-BNG-BTC-BNV-BLĐTBXH ngày 8/11/2006, Thông tư liên tịch số 02/2007/TTLT-BNG-BNV-BLĐTBXH ngày 30/10/2007 và Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BNG-BNV-BLĐTBXH ngày 27/4/2010 của Bộ Ngoại giao-Bộ Nội vụ-Bộ Tài chính-Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, cách tính cụ thể như sau:
SHP được hưởng |
= |
SHP tối thiểu của địa bàn x Chỉ số SHP x Số ngày hưởng |
30 ngày |
Bảng sinh hoạt phí theo mẫu CD2a ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.
Trường hợp chi sinh hoạt phí bằng tiền địa phương thì quy đổi từ mức sinh hoạt phí bằng đô la Mỹ (USD) ra tiền địa phương theo tỷ giá do ngân hàng nước sở tại thông báo tại thời điểm chi sinh hoạt phí (đính kèm tỷ giá của ngân hàng sở tại).
Trường hợp do đổi tiền tỷ lệ mất giá bình quân trong năm cao hơn 8% so với tỷ giá hạch toán ngoại tệ tháng 01 của năm trước do Bộ Tài chính công bố thì được xem xét cấp bù sinh hoạt phí. Sau khi có quyết toán năm, căn cứ tỷ lệ mất giá quy định nêu trên các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài tính toán và gửi báo cáo về Bộ chủ quản để thẩm tra. Cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm kiểm tra xác định Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài trong diện được cấp bù sinh hoạt phí, số tiền hỗ trợ của từng cơ quan chi tiết theo danh sách từng cán bộ, công chức, sau đó thông báo cho các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài biết và thực hiện chi trả tiền bù sinh hoạt phí do chênh lệch tỷ giá.
Kinh phí bù sinh hoạt phí do chênh lệch tỷ giá được sử dụng trong phạm vi dự toán ngân sách hàng năm đã được giao của Cơ quan chủ quản.
Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được cấp có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quyết định giao nhiệm vụ công tác tại các nước khác hoặc tổ chức quốc tế ở nước khác được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm địa bàn với mức: kiêm nhiệm từ 1 đến 2 nước hoặc tổ chức quốc tế ở nước khác được hưởng 10% mức sinh hoạt phí tối thiểu tại địa bàn thường trú theo quyết định của cơ quan chủ quản; kiêm nhiệm từ 3 nước hoặc tổ chức quốc tế ở nước khác trở lên được hưởng 15% mức sinh hoạt phí tối thiểu tại địa bàn thường trú theo quyết định của cơ quan chủ quản.
Cơ quan Việt Nam nếu không được bố trí đủ số cán bộ, công chức theo biên chế được duyệt của Bộ Nội vụ, thì cán bộ, công chức do cơ quan chủ quản quyết định giao kiêm nhiệm công tác được hưởng phụ cấp 15% mức sinh hoạt phí tối thiểu.
Cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ ở các địa bàn có chiến tranh, dịch bệnh nghiêm trọng đe dọa tính mạng được hưởng trợ cấp 30% mức sinh hoạt phí tối thiểu áp dụng cho địa bàn đó.
Trường hợp cán bộ, công chức đi công tác tại nước kiêm nhiệm mà tại thời điểm đó nước này đang có chiến tranh hoặc dịch bệnh nghiêm trọng đe doạ tính mạng, thì cũng được hưởng trợ cấp 30% mức sinh hoạt phí tối thiểu trong thời gian đi công tác theo quy định nêu trên.
Căn cứ báo cáo của Thủ trưởng Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài và xét tình hình thực tế tại chỗ, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ xem xét, quyết định địa bàn và thời gian được hưởng hoặc thôi không được hưởng khoản trợ cấp này.
Nữ cán bộ, công chức, phu nhân được phụ cấp hàng tháng 5% mức sinh hoạt phí tối thiểu tại nước công tác.
Trường hợp phu nhân/phu quân đi cùng chuyến với Người đứng đầu Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cũng được hưởng tiêu chuẩn vé máy bay và các phương tiện khác như tiêu chuẩn quy định đối với Người đứng đầu Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Trường hợp đi bằng các phương tiện khác thì thanh toán theo mức 100 kg/lượt đi và 100 kg/lượt về/một người/một nhiệm kỳ theo giá cước của phương tiện đó.
Trường hợp cán bộ, công chức và phu nhân/phu quân thay đổi địa bàn công tác theo quyết định của cấp có thẩm quyền được thanh toán vé máy bay và cước hành lý theo tiêu chuẩn quy định như trên.
- Khi rời Việt Nam đến địa bàn công tác được thanh toán trong nước trong dự toán đoàn ra của cơ quan chủ quản.
- Khi kết thúc nhiệm kỳ về nước được thanh toán trong dự toán được giao của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
Việc thanh toán tiền lưu trú khi đi và về do Cơ quan Việt Nam nơi cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ thanh toán.
Cán bộ, công chức, phu nhân/phu quân được phụ cấp một khoản tiền để mua sắm trang phục, chăn màn, gối, ga và một số đồ dùng thiết yếu khác cho cá nhân trong nhiệm kỳ công tác và được khoán gọn cho cả nhiệm kỳ, cụ thể:
Số tiền hoàn trả |
= |
Tiền trang phục/ Nhiệm kỳ theo chế độ |
x |
(36 tháng - Số tháng đã công tác ở nước ngoài) |
36 tháng |
Số tiền được hưởng thêm |
= |
Tiền trang phục/ nhiệm kỳ theo chế độ |
x |
(Số tháng công tác ở nước ngoài được phép kéo dài) |
36 Tháng |
Trường hợp cán bộ, công chức, phu nhân/phu quân mua bảo hiểm với mức phí bảo hiểm cao hơn mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước thì cá nhân tự chịu phần phí bảo hiểm chênh lệch đó.
Nếu cán bộ, công chức, phu nhân/phu quân không mua bảo hiểm khám chữa bệnh theo qui định tại Thông tư này thì ngân sách nhà nước không chi trả chi phí khám, chữa bệnh cho cá nhân đó.
Việc thanh toán căn cứ hóa đơn thu tiền hợp pháp của tổ chức bảo hiểm và cơ sở khám chữa bệnh.
Việc trang bị phương tiện đi lại phục vụ công tác của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phải theo tiêu chuẩn, định mức, mức giá được quy định tại Quyết định số 30/2010/QĐ-TTg ngày 15/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại phục vụ công tác của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
Nguồn kinh phí trang bị phương tiện đi lại phục vụ công tác của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
Khi mua xe mới phải có hợp đồng mua bán xe ô tô ký giữa thủ trưởng Cơ quan Việt Nam ở nước hoặc người được uỷ quyền với đại diện bên bán xe. Trường hợp nước sở tại không có quy định về hợp đồng mua bán phương tiện đi lại thì phải có chứng từ mua bán hợp pháp. Tất cả các xe công khi sử dụng đều phải mua bảo hiểm phương tiện.
Đối với nhà thuộc sở hữu của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thì các tài sản, các công trình xây dựng trên đất phải được mua bảo hiểm theo quy định của nước sở tại.
- Việc thuê trụ sở và nhà ở cho CBCC được căn cứ theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích làm việc, nhà ở theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào mặt bằng giá cả và quy định về định mức diện tích nhà ở của nước sở tại và khả năng nguồn ngân sách được cấp; cơ quan chủ quản phân bổ kinh phí để Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuê nhà đảm bảo tính tôn nghiêm, khang trang và phù hợp với mục đích sử dụng. Trưởng Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm đảm bảo thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng thuê nhà và luật pháp của sở tại.
- Khi có nhu cầu thuê mới, đổi nhà thuê hoặc gia hạn hợp đồng thuê, Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phải báo cáo về cơ quan chủ quản để xin phép. Khi được cơ quan chủ quản đồng ý thì mới tìm thuê nhà và báo cáo cơ quan chủ quản dự thảo hợp đồng thuê nhà trước khi ký chính thức. Hợp đồng thuê nhà phải được xác nhận về mặt pháp lý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của nước sở tại, trường hợp nước sở tại không quy định thì Người đứng đầu cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định việc lấy xác nhận pháp lý của nước sở tại đối với hợp đồng thuê nhà.
Trường hợp gia hạn hợp đồng thuê hoặc đổi nhà thuê với giá thuê mới tăng so với giá thuê cũ không quá 10% thì Trưởng Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được quyết định và thông báo cho cơ quan chủ quản sau khi ký hợp đồng thuê.
- Trường hợp trong hợp đồng thuê nhà, bên cho thuê bắt buộc nộp tiền đặt cọc, thì Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài hạch toán vào tài khoản tạm ứng và hết hạn hợp đồng thuê nhà phải thu hồi tiền đặt cọc để hoàn trả nguồn kinh phí.
- Trường hợp thuê nhà ở cho cán bộ công chức với diện tích cao hơn so với quy định thì được thanh toán theo đúng quy định, cá nhân tự chịu phần chênh lệch cao hơn.
Việc cải tạo và sửa chữa lớn, nâng cấp trụ sở đều phải có dự án và kèm dự toán của từng hạng mục sửa chữa đã được bố trí trong dự toán năm và được cấp có thẩm quyền có quyết định phê duyệt. Các cơ quan chủ quản phải có quy định về phân cấp ra quyết định phê duyệt đối với việc sửa chữa, cải tạo sửa chữa lớn, nâng cấp trụ sở, nhà ở.
Trường hợp các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phát sinh thêm các hoạt động đặc thù, sự kiện đột xuất được cấp có thẩm quyền giao sau thời điểm cơ quan đã được giao kinh phí thực hiện chế độ tự chủ, Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có văn bản và lập dự toán chi gửi cơ quan chủ quản để trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
Việc lập dự toán, phân bổ và giao dự toán, cấp phát, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật tài chính ngân sách hiện hành; Thông tư này quy định bổ sung thêm một số điểm cho phù hợp với đặc thù của công tác lập dự toán, phân bổ và chấp hành dự toán ngân sách chi hoạt động thường xuyên của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài như sau:
Căn cứ vào dự toán chi ngân sách năm đã được Bộ Tài chính thông báo, quy trình cấp phát kinh phí cho các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện như sau:
Riêng đối với Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính uỷ quyền cho Bộ Ngoại giao quản lý và sử dụng Quỹ Tạm giữ của ngân sách Nhà nước tại các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài để cấp kinh phí. Khi sử dụng Quỹ này để cấp phát cho các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài của mình Bộ Ngoại giao lập 02 liên Giấy đề nghị chi từ Quỹ Tạm giữ của ngân sách Nhà nước tại Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài (mẫu biểu số 8 kèm theo Thông tư này) đồng thời lập 02 liên Giấy đề nghị thu ngân sách Nhà nước (mẫu biểu số 9 kèm theo Thông tư này) gửi Kho bạc Nhà nước (Sở Giao dịch).
Thanh toán kinh phí cho Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài theo đề nghị của cơ quan chủ quản, cụ thể:
Kho bạc Nhà nước (Sở Giao dịch) căn cứ vào dự toán ngân sách của các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài do cơ quan chủ quản gửi từ đầu năm và giấy rút dự toán ngân sách bằng ngoại tệ của cơ quan chủ quản gửi theo quy định tại tiết b điểm 3.1 khoản 3 Điều 7 thực hiện xuất Quỹ Ngoại tệ tập trung nhà nước thanh toán cho các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài theo đề nghị của cơ quan chủ quản.
Kho bạc Nhà nước (Sở Giao dịch) căn cứ vào dự toán ngân sách của các Cơ quan Việt Nam do Bộ Ngoại giao gửi từ đầu năm và các liên chứng từ mà Bộ Ngoại giao đã gửi theo mẫu biểu số 8 kèm theo Thông tư này (chỉ áp dụng riêng cho Bộ Ngoại giao) để thực hiện kiểm tra các yếu tố, ký trên các liên chứng từ và xử lý như sau: sử dụng liên số 1 “Giấy đề nghị ghi thu Ngân sách Nhà nước”, để ghi thu ngân sách “Tiền lệ phí lãnh sự hoặc các khoản thu khác ở nước ngoài”; đồng thời sử dụng liên số 1 giấy đề nghị chi từ Quỹ Tạm giữ của ngân sách Nhà nước tại Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài hạch toán ghi chi cho Bộ Ngoại giao (tương ứng Chương, loại, khoản của mục của Mục lục ngân sách Nhà nước). Các liên còn lại trả cho Bộ Ngoại giao để Bộ Ngoại giao hạch toán và thông báo (bằng điện mật) cho Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài trích Quỹ Tạm giữ của ngân sách Nhà nước ở nước ngoài để sử dụng.
Biểu mẫu hướng dẫn tổng hợp lập dự toán thu, chi ngân sách theo quy định tại Biểu mẫu số 1, 2, 3, 4, 5,6, 11; biểu mẫu rút dự toán theo quy định tại Biểu mẫu số 7; biểu mẫu hướng dẫn chi từ Quỹ Ngoại tệ tập trung Nhà nước theo Biểu mẫu số 8; biểu mẫu hướng dẫn ghi thu ngân sách Nhà nước Biểu mẫu số 9; biểu mẫu báo cáo quyết toán nguồn kinh phí theo Biểu mẫu số 10 đính kèm Thông tư này.
Thủ tục chuyển số dư sang năm sau đối với khoản kinh phí đương nhiên được chuyển nguồn nêu trên thực hiện theo quy định tại Thông tư số 108/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm.
Về bổ nhiệm kế toán trưởng, phụ trách kế toán thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 50/2005/TTLT-BTC-BNV ngày 15/6/2005 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bãi miễn, thay thế và xếp phụ cấp kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong các đơn vị kế toán thuộc lĩnh vực kế toán Nhà nước;
Về công tác kiểm tra tài chính, kế toán nội bộ thực hiện theo quy định tại Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước.
Ngoài ra, Cơ quan Việt Nam gửi cho cơ quan chủ quản báo cáo quyết toán chi ngân sách năm theo biểu mẫu số 10, 11 kèm theo Thông tư này.
- Phiếu chi: Ghi rõ nội dung chi, số tiền bằng số và bằng chữ kèm theo hoá đơn, chứng từ của đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ và phải dịch ra tiếng Việt theo qui định pháp luật hiện hành.
- Phương thức thanh toán: bằng tiền mặt, bằng séc, hoặc chuyển khoản.
- Hạch toán vào mục lục ngân sách tương ứng.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
----------------------------
Chi tiết |
Mã nguồn NS |
Mã chương |
Mã ngành KT |
Mã NDKT |
Ký hiệu ngoại tệ
|
Số tiền bằng ngoại tệ (Tỷ giá: …) |
Số tiền quy ra VNĐ |
Tiền mặt |
|
|
|
|
|
|
|
Phí ngân hàng |
|
|
|
|
|
|
|
Tiền chuyển khoản |
|
|
|
|
|
|
|
Số tài khoản |
|
|
|
||||
Tên tài khoản: |
|
|
|||||
Tại ngân hàng |
|
|
|||||
Tổng cộng : |
|
|
Số Ngoại tệ ghi bằng chữ:
Số tiền Việt Nam ghi bằng chữ:
__________________________________________________________________________________________
Phần Kho bạc Nhà nước duyệt chi:
Kính gửi: Ngân hàng
SGD Kho bạc nhà nước đề nghị Ngân hàng ................................................................................... Trích tài khoản số: ...... của SGD KBNN
Số tiền ngoại tệ: ....................................................................................................... .................................................
Ghi bằng chữ: .............................................................................................................................................................
Chi tiết |
Ký hiệu ngoại tệ |
Số tiền bằng ngoại tệ |
Số tiền quy ra VND |
Tiền mặt: |
|
|
|
Phí ngân hàng: |
|
|
|
Tiền chuyển khoản |
|
|
|
Số tài khoản: |
|
|
|
Tên tài khoản: |
|
|
|
Tại Ngân hàng: |
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
Nội dung chi: ....................................................................................................................................................................
ĐƠN VỊ TRẢ TIỀN |
KHO BẠC NHÀ NƯỚC ghi sổ ngày / / |
Ngày tháng năm |
|
Kế toán trưởng KT.Thủ trưởng đơn vị |
Kế toán Kế toán trưởng Chủ tài khoản |
|
|
(Ban hành kèm theo Thông tư số 222/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính)
----------------------
Nội dung chi |
Mã nguồn |
Chương |
Loại |
Khoản |
Mục |
T.Mục |
Số tiền bằng ngoại tệ Tỷ giá ..... |
Số tiền qui ra Việt Nam đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
…………….. |
……………… |
Số ngoại tệ (ghi bằng chữ) :………………………………………………………………………………………
Qui ra VND (ghi bằng chữ) :………………………………………………………………………………………
BỘ NGOẠI GIAO KHO BẠC NHÀ NƯỚC
Ngày...... tháng ...... năm .......... Ngày...... tháng ...... năm
Kế toán trưởng Thủ trưởng Kế toán Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, đóng dấu) (Ký, đóng dấu)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 222/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính)
-------------------------
Mã nguồn |
Chương |
Loại |
Khoản |
Mục |
T.Mục |
Số tiền nộp bằng ngoại tệ Tỷ giá ..... |
Số tiền qui ra Việt Nam đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
…………….. |
………………. |
Số ngoại tệ (ghi bằng chữ) :………………………………………………………………………………………
Qui ra VND (ghi bằng chữ) :………………………………………………………………………………………
BỘ NGOẠI GIAO KHO BẠC NHÀ NƯỚC
Ngày...... tháng ...... năm .......... Ngày...... tháng ...... năm
Kế toán trưởng Thủ trưởng Kế toán Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, đóng dấu) (Ký, đóng dấu)
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây