Thông tư 06/2016/TT-BTC quyết toán kinh phí bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 06/2016/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 06/2016/TT-BTC |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Huỳnh Quang Hải |
Ngày ban hành: | 14/01/2016 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 14/01/2016, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 06/2016/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bầu cử đại biểu quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Theo đó, mức chi bồi dưỡng các cuộc họp của Hội đồng bầu cử quốc gia, các tiểu ban của Hội đồng bầu cử quốc gia, Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dao động từ 50.000 đồng/người/buổi - 200.000 đồng/người/buổi; trong đó, mức chi cho chủ trì cuộc họp là 200.000 đồng/người/buổi; 100.000 đồng/người/buổi với thành viên tham dự; 50.000 đồng/người/buổi với các đối tượng phục vụ. Mức chi các cuộc họp khác liên quan đến công tác bầu cử tại Trung ương lần lượt là 150.000 đồng/người/buổi với chủ trì cuộc họp; 80.000 đồng/người/buổi với thành viên tham dự; 50.000 đồng/người/buổi với các đối tượng phục vụ.
Đối với công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát bầu cử của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử quốc gia, các Tiểu ban của Hội đồng bầu cử quốc gia, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, mức chi với trưởng đoàn giám sát là 200.000 đồng/người/buổi; 100.000 đồng/người/buổi với thành viên chính thức của đoàn giám sát; cán bộ, công chức, viên chức phục vụ đoàn giám sát được chi từ 50.000 đồng/người/buổi - 80.000 đồng/người /buổi...
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29/02/2016.
Từ ngày 15/5/2020, Thông tư này bị hết hiệu lực bởi Thông tư 17/2020/TT-BTC.
Xem chi tiết Thông tư06/2016/TT-BTC tại đây
tải Thông tư 06/2016/TT-BTC
BỘ TÀI CHÍNH Số: 06/2016/TT-BTC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2016 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VIỆC LẬP DỰ TOÁN, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XIV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2016-2021
Căn cứ Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị quyết số 105/2015/QH13 của Quốc hội về ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
Kinh phí phục vụ cho bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 được sử dụng chi cho các nội dung sau:
Trong phạm vi kinh phí phục vụ bầu cử được cơ quan có thẩm quyền phân bổ và tình hình thực tế, các cơ quan, đơn vị được giao sử dụng kinh phí thực hiện bố trí kinh phí chi tiêu theo các nội dung trên đây cho phù hợp và đảm bảo theo đúng các quy định hiện hành.
Chi tổ chức tập huấn cho cán bộ tham gia phục vụ công tác tổ chức bầu cử thực hiện theo quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Riêng chi tổ chức các hội nghị do Hội đồng bầu cử quốc gia triệu tập áp dụng theo chế độ chi phục vụ kỳ họp Quốc hội gần nhất đối với các nội dung: ăn, nghỉ, giải khát, bồi dưỡng đại biểu tham dự.
- Chủ trì cuộc họp: 200.000 đồng/người/buổi.
- Thành viên tham dự: 100.000 đồng/người/buổi.
- Các đối tượng phục vụ: 50.000 đồng/người/buổi.
- Chủ trì cuộc họp: 150.000 đồng/người/buổi.
- Thành viên tham dự: 80.000 đồng/người/buổi.
- Các đối tượng phục vụ: 50.000 đồng/người/buổi.
Ngoài chế độ thanh toán công tác phí theo quy định hiện hành, các đoàn công tác được chi như sau:
- Phục vụ trực tiếp đoàn giám sát: 80.000 đồng/người /buổi.
- Phục vụ gián tiếp đoàn giám sát (Lái xe, bảo vệ lãnh đạo): 50.000 đồng/người/buổi.
- Báo cáo tổng hợp kết quả của từng đoàn công tác; báo cáo tổng hợp kết quả của đợt kiểm tra, giám sát; báo cáo tổng hợp kết quả các đợt kiểm tra, giám sát trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử quốc gia: 2.500.000 đồng/báo cáo.
- Chi tham gia ý kiến bằng văn bản: Thực hiện theo Khoản 2 Điều 14 Nghị Quyết 524/2012/UBTVQH13 ngày 20/9/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số chế độ chi tiêu bảo đảm hoạt động của Quốc hội, mức chi từ 100.000 đồng - 300.000 đồng/người/lần, tổng mức chi xin ý kiến tối đa là: 1.000.000 đồng/người/văn bản.
- Chỉnh lý, hoàn chỉnh báo cáo: 600.000 đồng/báo cáo.
- Xây dựng văn bản: 2.000.000 đồng/văn bản (tính cho sản phẩm cuối cùng, bao gồm cả tiếp thu, chỉnh lý).
- Chi tham gia ý kiến bằng văn bản: Mức chi từ 100.000 đồng - 300.000 đồng/người/lần, tổng mức chi xin ý kiến tối đa là: 1.000.000 đồng/người/văn bản.
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia; Trưởng các Tiểu ban Hội đồng bầu cử quốc gia: Mức 2.000.000 đồng/người/tháng.
- Thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia; Phó Trưởng các Tiểu ban, thành viên các Tiểu ban; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia: 1.800.000 đồng/người/tháng.
- Thành viên thuộc Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia: 1.500.000 đồng/người/tháng.
Thời gian hưởng chế độ bồi dưỡng phục vụ công tác bầu cử thực hiện theo thực tế; tối đa không quá 5 tháng. Trường hợp một người làm nhiều nhiệm vụ khác nhau chỉ được hưởng mức bồi dưỡng cao nhất. Danh sách chi bồi dưỡng thực hiện theo Nghị quyết, Quyết định thành lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp thời gian huy động, trưng tập trực tiếp phục vụ công tác bầu cử lớn hơn 15 ngày, thực hiện chi bồi dưỡng theo mức chi tối đa: 1.500.000 đồng/người/tháng trên cơ sở quyết định, văn bản huy động, trưng tập được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp hòm phiếu cũ không thể sử dụng, hoặc cần phải bổ sung, mức chi không quá: 350.000 đồng/hòm phiếu.
Trường hợp dấu cũ không thể sử dụng, hoặc cần phải bổ sung, mức chi tối đa 250.000 đồng/dấu, mức chi không bao gồm lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu (lệ phí khắc dấu), được miễn theo quy định tại Thông tư số 41/2011/TT-BTC ngày 24/03/2011 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 193/2010/TT-BTC ngày 02/12/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện về an ninh trật tự; sát hạch cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; lệ phí cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu; cấp giấy phép mang pháo hoa vào, ra Việt Nam; cấp giấy phép quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do Bộ Tài chính ban hành.
Các trường hợp đặc biệt phát sinh vượt quá thẩm quyền của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chánh Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia báo cáo Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia quyết định.
Căn cứ mức kinh phí phục vụ cho công tác bầu cử do ngân sách Trung ương đảm bảo theo thông báo, căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và khả năng cân đối ngân sách địa phương, Chủ tịch Uỷ ban bầu cử đại biểu cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống nhất với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố về mức chi cụ thể tại địa phương. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định ban hành các mức chi cụ thể bằng văn bản và báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất.
Việc lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán và quyết toán kinh phí bầu cử thực hiện theo các quy định hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành, Thông tư này hướng dẫn một số điểm cụ thể như sau:
Căn cứ số lượng cử tri tại địa phương, căn cứ các chế độ chi tiêu được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các Tổ bầu cử, Ban bầu cử (Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Ban bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã) xây dựng dự toán kinh phí tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình gửi Ủy ban bầu cử cùng cấp tổng hợp gửi Ủy ban bầu cử cấp trên.
Ủy ban bầu cử cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Căn cứ số lượng Ủy Ban bầu cử các cấp; Ban bầu cử (Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã); số tổ bầu cử; số thành viên thuộc các Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử, Tổ bầu cử; số lượng cử tri tại địa phương; căn cứ các chế độ chi tiêu quy định tại Thông tư này và các chế độ chi tiêu hiện hành, tổng hợp, thẩm định kinh phí tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp của địa phương gửi Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia, đồng gửi Bộ Tài chính.
Trường hợp Ủy ban bầu cử cấp huyện được thành lập trên cơ sở đơn vị bầu cử có từ 2 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên thì trụ sở Ủy ban bầu cử cấp huyện làm việc thuộc quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nào thì Ủy ban bầu cử cấp huyện phân bổ dự toán kinh phí bầu cử về cơ quan tài chính quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó.
Trường hợp Tổ bầu cử, Ban bầu cử hết nhiệm vụ sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử công bố kết quả bầu cử mà công tác quyết toán kinh phí vẫn chưa hoàn tất thì Tổ trưởng Tổ bầu cử, Trưởng Ban bầu cử giao trách nhiệm và uỷ quyền cho Uỷ viên Tổ bầu cử, Uỷ viên Ban bầu cử là đại diện Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm quyết toán kinh phí với cơ quan tài chính cùng cấp.
Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm kiểm tra xét duyệt quyết toán kinh phí của các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí phục vụ bầu cử; Sở Tài chính có trách nhiệm tổng hợp kinh phí bầu cử đã sử dụng vào báo cáo quyết toán ngân sách địa phương và quyết toán với Bộ Tài chính theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước và văn bản hướng dẫn Luật.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây