Quyết định 1813/QĐ-TTg 2021 Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam

thuộc tính Quyết định 1813/QĐ-TTg

Quyết định 1813/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:1813/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Lê Minh Khái
Ngày ban hành:28/10/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản tại ngân hàng vào cuối 2025

Ngày 28/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1813/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, mục tiêu cụ thể của Đề án đến cuối 2025 như sau: Giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP; Thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%; Từ 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng; Từ 90 – 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn đô thị chấp nhận thanh toán học phí bằng thương thức không dùng tiền mặt; 60% các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn đô thị chấp nhận thanh toán dịch vụ y tế bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt;…

Để đạt được các mục tiêu trên, Chính phủ đề ra các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt gồm: Hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách; Nâng cấp, phát triển hạ tầng thanh toán hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả; Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu của CMCN 4.0; Đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực chính phủ, dịch vụ hành chính công;..

Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định1813/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

____________

Số: 1813/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2021

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025

________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại văn bản số 77/TTr-NHNN ngày 20 tháng 9 năm 2021.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 với nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Bám sát các chủ trương, định hướng, chính sách của Đảng và Chính phủ về phát triển dịch vụ tài chính, ngân hàng, chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), phát triển kinh tế số, chuyển đổi số.

2. Lấy khách hàng làm trung tâm gắn liền với việc đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt; gia tăng trải nghiệm của khách hàng, tăng trưởng cao về số lượng và giá trị giao dịch thanh toán là thước đo hiệu quả của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.

3. Ưu tiên hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; xây dựng hệ sinh thái thanh toán số dựa trên triển khai kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thanh toán với các hệ thống thuộc các ngành, lĩnh vực khác trong nền kinh tế.

4. Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, tăng cường hợp tác, nghiên cứu, ứng dụng các mô hình, các thành tựu, kinh nghiệm quốc tế về lĩnh vực thanh toán vào hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

a) Tạo sự chuyển biến tích cực về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế với mức tăng trưởng cao, đưa việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội thành thói quen của người dân ở khu vực đô thị và từng bước phát triển ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt.

b) Ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của CMCN 4.0 để nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh toán một cách thuận tiện, hiệu quả của tổ chức, cá nhân.

c) Đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước, minh bạch hoá các giao dịch thanh toán trong nền kinh tế, góp phần vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tội phạm kinh tế, phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố.

2. Mục tiêu cụ thể đến cuối năm 2025

a) Giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP.

b) Thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%.

c) Từ 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác.

d) Tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ thanh toán của người dân; tăng số lượng điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt lên trên 450.000 điểm.

đ) Mục tiêu tăng trưởng sử dụng phương tiện, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt:

- Tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt 20 - 25%/năm;

- Tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt 50 - 80%/năm và giá trị giao dịch đạt 80 - 100%/năm;

- Tốc độ tăng trưởng bình quân số lượng và giá trị giao dịch qua kênh Internet đạt 35 - 40%/năm;

- Tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh thanh toán điện tử đạt 40%.

e) Mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công:

- Từ 90 - 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn đô thị chấp nhận thanh toán học phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; từ 90 - 100% các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn đô thị triển khai thanh toán học phí trực tuyến trên cổng Dịch vụ công Quốc gia;

- 60% các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn đô thị chấp nhận thanh toán dịch vụ y tế bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt;

- 60% số người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp trên địa bản đồ thị được chi trả thông qua các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

III. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

1. Hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách

a) Rà soát đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều khoản liên quan đến thanh toán tại các văn bản Luật hiện hành (như Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Phòng, chống rửa tiền và các văn bản Luật khác có liên quan).

b) Nghiên cứu, xây dựng Dự án Luật các hệ thống thanh toán (theo nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030) để đảm bảo thẩm quyền quản lý, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các hệ thống thanh toán, các dịch vụ và phương tiện thanh toán, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, xu hướng phát triển và thông lệ quốc tế.

c) Hoàn thành việc xây dựng, ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 về thanh toán không dùng tiền mặt và xây dựng các văn bản hướng dẫn.

d) Rà soát, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2013 về thanh toán bằng tiền mặt nhằm tăng cường quản lý hoạt động thanh toán bằng tiền mặt, nhất là đối với giao dịch mua, bán tài sản có giá trị lớn phù hợp với quy định tại Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật phòng, chống rửa tiền, Luật phòng, chống tham nhũng.

đ) Hoàn thiện, ban hành các quy định về định danh và xác thực điện tử; ban hành quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân; ban hành quy định, hướng dẫn cho phép các tổ chức liên quan được kết nối, khai thác thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của pháp luật để phục vụ cho việc xác thực thông tin, nhận biết khách hàng bằng phương tiện điện tử.

e) Hoàn thành xây dựng, ban hành cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng nhằm tạo lập khung pháp lý, đáp ứng yêu cầu quản lý, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và triển khai các mô hình hợp tác, kinh doanh mới trong cung ứng dịch vụ thanh toán.

g) Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về giao dịch điện tử, an ninh mạng, đảm bảo an toàn, bảo mật dữ liệu và bảo vệ người dùng,... nhằm hỗ trợ, tạo thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ và đổi mới, sáng tạo, đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán.

h) Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia.

i) Xây dựng giải pháp để tiếp tục khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt góp phần vào việc quản lý thuế.

k) Thực hiện chính sách phù hợp về phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tạo điều kiện cho người sử dụng tiếp cận dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt với chi phí hợp lý.

2. Nâng cấp, phát triển hạ tầng thanh toán hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và có khả năng kết nối, tích hợp với các hệ thống khác

a) Nâng cấp, hiện đại hóa Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia, xử lý giao dịch thanh toán đa tệ, hướng tới vận hành theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn quốc tế, tăng cường khả năng kết nối, tích hợp và thực hiện thanh, quyết toán cho các hệ thống khác.

b) Hoàn thiện, phát triển hạ tầng chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử, góp phần thúc đẩy phát triển thanh toán bán lẻ, mở rộng hệ sinh thái, đảm bảo khả năng kết nối, tích hợp với các ngành, lĩnh vực khác để phục vụ thanh toán trực tuyến; nghiên cứu, mở rộng kết nối với hệ thống chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử của các quốc gia khác.

c) Hoàn thiện, nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking), hệ thống thanh toán nội bộ của các ngân hàng và các hệ thống thanh toán khác, đảm bảo kết nối, tích hợp với các hệ thống thanh toán quan trọng, hạ tầng kỹ thuật của các tổ chức cung ứng dịch vụ công và các hệ thống khác để cung ứng dịch vụ thanh toán một cách thuận tiện, hiệu quả cho tổ chức, cá nhân.

d) Áp dụng chuẩn tin điện tài chính quốc tế đối với một số hệ thống thanh toán quan trọng tại Việt Nam.

3. Phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại, ứng dụng thành tựu của CMCN 4.0

a) Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu của CMCN 4.0 để phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán trên nền tảng số hóa, đảm bảo an toàn, bảo mật, mang lại sự thuận tiện cho người sử dụng.

- Phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, dựa trên ứng dụng những công nghệ cốt lõi như: nền tảng giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API), trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu lớn (AI, Big Data, Data Analytics), điện toán đám mây (Cloud Computing), nhận dạng sinh trắc học (Biometrics);

- Đẩy mạnh ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán trên thiết bị di động, như: thanh toán qua QR Code, mã hóa thông tin thẻ (Tokenization), thanh toán di động (Mobile Payment), thanh toán phi tiếp xúc (Contactless), Ví điện tử;

- Khuyến khích hợp tác kết nối giữa ngân hàng với các công ty Fintech để đổi mới, sáng tạo, phát triển các giải pháp, mô hình thanh toán mới;

- Khuyến khích đầu tư phát triển, sắp xếp hợp lý và gia tăng chức năng, tiện ích trên các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ (ATM, POS) với các hình thức phù hợp, hiệu quả;

- Tiếp tục phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng, cung ứng các dịch vụ gia tăng khác; tập trung triển khai hoàn thành chuyển đổi thẻ ngân hàng từ thẻ từ sang thẻ chip, đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán thẻ, gia tăng dịch vụ, tạo thuận lợi kết nối với các hệ thống thanh toán khác.

b) Phát triển thanh toán điện tử trong thương mại điện tử

- Hoàn thiện, tăng cường kết nối, tích hợp giữa hạ tầng thanh toán điện tử của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán với hạ tầng của các đơn vị chấp nhận thanh toán, đáp ứng tốt hơn yêu cầu thanh toán điện tử trong thương mại điện tử, tại các điểm bán lẻ và thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ trực tuyến;

- Xây dụng các chính sách thúc đẩy, phát triển, khuyến khích người dân, doanh nghiệp, tổ chức liên quan sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động thương mại điện tử; chú trọng phát triển các tiện ích thanh toán trên thiết bị di động (như QR Code, mã hóa thông tin thẻ, thanh toán di động, thanh toán phi tiếp xúc, Ví điện tử) để thúc đẩy thương mại điện tử phát triển;

- Xây dựng hệ thống giải quyết phản ánh khiếu nại tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch.

c) Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa

- Tập trung triển khai các giải pháp phát triển đa dạng tổ chức cung ứng, kênh phân phối, đa dạng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt theo Chiến lược tài chính toàn diện Quốc gia. Khuyến khích phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt phù hợp với hành vi tiêu dùng ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

- Nghiên cứu, triển khai từng bước hoạt động đại lý thanh toán; cho phép các tổ chức không phải ngân hàng triển khai hoạt động đại lý thanh toán ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo theo quy định;

- Tận dụng hạ tầng, dữ liệu, mạng lưới viễn thông, giảm các chi phí xã hội để phát triển, mở rộng kênh thanh toán không dùng tiền mặt trên thiết bị di động ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo gắn với việc triển khai dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile - Money); tổng kết, đánh giá, đề xuất xử lý phù họp đối với dịch vụ Mobile - Money.

4. Đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực chính phủ, dịch vụ hành chính công

a) Tiếp tục hoàn thiện kết nối giữa hạ tầng thanh toán điện tử của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử với hạ tầng của các cơ quan thuế, hải quan, kho bạc để phục vụ yêu cầu phối hợp thu ngân sách nhà nước, tăng cường triển khai chi ngân sách nhà nước bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

b) Đẩy mạnh thanh toán điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4; tăng cường kết nối giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán với cổng dịch vụ công Quốc gia, Hệ thống một cửa điện tử của các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị liên quan nhằm đơn giản hóa thủ tục và tạo điều kiện thanh toán điện tử đối với các khoản phí, lệ phí, thanh toán hóa đơn điện, nước, học phí, viện phí.

c) Các đơn vị cung ứng dịch vụ công (bao gồm các cơ sở y tế, giáo dục) xây dựng, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu để kết nối, chia sẻ thông tin với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán để phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt; đẩy mạnh triển khai kết nối và cung cấp dịch vụ công trên cổng dịch vụ công Quốc gia; khuyến khích các trường học, bệnh viện, công ty điện, nước, vệ sinh môi trường, viễn thông, bưu chính trên địa bàn đô thị phối hợp với ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán để thu học phí, viện phí, tiền điện,... bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

d) Triển khai các giải pháp để hoàn thiện hạ tầng, cơ sở dữ liệu, thúc đẩy thanh toán điện tử trong các chương trình trợ cấp an sinh xã hội, chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp.

5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động thanh toán

a) Xây dựng công cụ thu thập, phân tích thông tin giám sát theo hướng tự động hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu về đối tượng giám sát; nâng cao hiệu quả giám sát nhằm phát hiện, ngăn chặn các nguy cơ, rủi ro phát sinh.

b) Nghiên cứu, áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động đánh giá, giám sát các hệ thống thanh toán.

c) Tăng cường cơ chế hợp tác, phối hợp, trao đổi thông tin giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với Bộ Công an và các đơn vị liên quan để kịp thời phát hiện, phòng ngừa, điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thanh toán; chia sẻ thông tin về tình hình, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm trong hoạt động thanh toán để kịp thời cảnh báo, khuyến nghị với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, người sử dụng dịch vụ nhằm ngăn chặn, phòng ngừa nguy cơ lợi dụng hoạt động thanh toán cho các hoạt động bất hợp pháp.

d) Tiếp tục nghiên cứu, cập nhật, triển khai áp dụng các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế, giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật; ngăn ngừa rủi ro phát sinh, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ.

đ) Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát, phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử, trung gian thanh toán, đảm bảo hoạt động thanh toán an toàn, hiệu quả.

6. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn và bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt

a) Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn về thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử

- Xây dựng kế hoạch, triển khai các chương trình truyền thông, giáo dục tài chính với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, ứng dụng thành tựu của CMCN 4.0, nội dung dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, có tính lan tỏa trong cộng đồng, hướng tới nhóm đối tượng mục tiêu như người dân vùng sâu, vùng xa, nông thôn, hải đảo, người yếu thế trong xã hội, người chưa có tài khoản ngân hàng, học sinh, sinh viên, trẻ em, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, người tiêu dùng ít có cơ hội tiếp xúc công nghệ,... qua đó giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt;

- Xây dựng, triển khai các chương trình tập huấn đến các bên liên quan về các nội dung thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử để nâng cao kiến thức và truyền tải hiệu quả tới công chúng;

- Triển khai công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức liên quan khác trong việc triển khai các chương trình truyền thông nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử trong khu vực dân cư, khu vực Chính phủ, dịch vụ hành chính công;

- Vận động, khuyến khích các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán, các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ có các hình thức miễn, giảm phí, khuyến mãi, giảm giá... đối với khách hàng khi sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán hàng hóa, dịch vụ.

b) Bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt

- Rà soát, đề xuất các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về dân sự, hành chính, hình sự và cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đặc biệt bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng tài chính, bảo đảm tính nghiêm minh, răn đe, cảnh báo từ xa và phòng ngừa các rủi ro, tranh chấp phát sinh từ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt;

- Tiếp tục triển khai công tác truyền thông, giáo dục về các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử đối với người sử dụng dịch vụ; phối hợp giải đáp thắc mắc, xử lý khiếu nại nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng; xây dựng cẩm nang về thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng;

- Nghiên cứu, áp dụng những tập quán quốc tế tốt nhất về bảo vệ người tiêu dùng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

7. Tăng cường cơ chế phối hợp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

a) Ban hành, triển khai thực hiện có hiệu quả các thỏa thuận, quy chế phối hợp, biên bản hợp tác, phối hợp song phương hoặc đa phương giữa các bộ, ngành liên quan để đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là trong việc thu, nộp ngân sách nhà nước, chấp thuận, kiểm tra, giám sát dịch vụ Mobile - Money, đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán điện tử, trung gian thanh toán, quản lý, giám sát hoạt động thanh toán xuyên biên giới.

b) Tích cực, chủ động và mở rộng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực thanh toán theo lộ trình và bước đi phù hợp; tích cực tham gia vào các hoạt động của các định chế tài chính - tiền tệ, các diễn đàn về thanh toán khu vực và quốc tế; tập trung triển khai các cam kết hội nhập đã ký liên quan đến lĩnh vực thanh toán.

c) Khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực dưới hình thức hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, tư vấn chính sách, hỗ trợ đào tạo và tăng cường năng lực từ các đối tác song phương, đa phương để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và công nghệ thanh toán.

d) Chủ động nghiên cứu các mô hình, phương tiện, hình thức thanh toán mới trên thế giới, áp dụng hiệu quả vào Việt Nam.

đ) Tiếp tục thiết lập và củng cố các cơ chế đối ngoại song phương về lĩnh vực thanh toán với các đối tác chiến lược và đối tác quan trọng khác; nghiên cứu việc tham gia, gia nhập tổ chức, diễn đàn quốc tế về tài chính toàn diện, thanh toán.

e) Tích cực tham gia vào thảo luận các luật lệ và chuẩn mực quốc tế về hoạt động thanh toán tại các tổ chức, diễn đàn đa phương, đặc biệt là Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS); tiếp tục mở rộng hội nhập trong các lĩnh vực ưu tiên về hệ thống thanh toán, từng bước tiếp cận các chuẩn mực chung và các thông lệ quốc tế.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Nguồn kinh phí thực hiện Đề án được sử dụng từ các nguồn: tài trợ, ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán hàng năm của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm đầu mối chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, các địa phương tổ chức triển khai, theo dõi thực hiện các giải pháp trong Đề án, hằng năm tổng hợp tình hình triển khai và đề xuất các giải pháp cần thiết báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức tổng kết vào cuối năm 2025.

2. Các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào các chức năng, nhiệm vụ được giao:

- Chịu trách nhiệm triển khai kịp thời và hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ được giao của Đề án này; lồng ghép các nội dung về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt vào các đề án, dự án, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương mình;

- Tổ chức triển khai các nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch triển khai một số nhiệm vụ chủ yếu thực hiện Đề án ban hành kèm theo Quyết định này;

- Trước ngày 15 tháng 12 hằng năm có báo cáo kết quả thực hiện gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nơi nhận:

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Trung ương Đảng;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Quốc hội;

- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, các Vụ: TKBT, TH, PL, KGVX;

- Lưu: VT, KTTH (2b). M.Cường

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

Lê Minh Khái

 

 

 
 
 

Phụ lục

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI MỘT SỐ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ)

_____________________

 

STT

Nội dung nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Đơnq vị phối hợp

Lộ trình thực hiện

1

Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều khoản liên quan đến thanh toán tại các văn bản Luật hiện hành (như Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Phòng, chống rửa tiền)

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Bộ Tư pháp, các bộ ngành liên quan

2021 -2023

2

Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn, trong đó có quy định về đảm bảo an ninh, an toàn trong giao dịch điện tử

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước, các bộ ngành liên quan

2021 -2022

3

Rà soát, đề xuất các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về dân sự, hành chính, hình sự và cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

Bộ Công an, Bộ Công Thương

Các bộ ngành liên quan

2021 -2025

4

Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong các văn bản Luật hiện hành (như Luật Bảo vệ người tiêu dùng)

Bộ Công Thương

Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước, các bộ ngành liên quan

2021 -2023

5

Nghiên cứu, xây dựng Dự án Luật các hệ thống thanh toán

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan

2021 -2025

6

Hoàn thành việc xây dựng Nghị định thay thế Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt và các văn bản hướng dẫn

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Bộ Tư pháp, các bộ ngành liên quan

2021

7

Rà soát, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế Nghị định quy định về thanh toán bằng tiền mặt

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Bộ Tư pháp, các bộ ngành liên quan

2022 - 2023

8

Hoàn thành xây dựng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Bộ Tư pháp, các bộ ngành liên quan

2021 -2022

9

Xây dựng quy định về định danh và xác thực điện tử

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Tư pháp, các bộ, ngành liên quan

2021

10

Xây dựng quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân

Bộ Công an

Bộ Tư pháp, các bộ, ngành liên quan

2021 -2022

11

Quy định, hướng dẫn kết nối, chia sẻ, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Bộ Công an

Các bộ, ngành liên quan

2021 -2022

12

Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Bộ Tư pháp, các bộ, ngành liên quan

2021 -2025

13

Nghiên cứu giải pháp để tiếp tục khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt góp phần vào việc quản lý thuế

Bộ Tài chính

Ngân hàng Nhà nước, các bộ, ngành liên quan

2022 - 2023

14

Chỉ đạo áp dụng phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt phù hợp, tạo điều kiện cho người sử dụng tiếp cận dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

2021 -2023

15

Nâng cấp, hiện đại hóa Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Các đơn vị liên quan

2023 - 2024

16

Chỉ đạo hoàn thiện, phát triển hạ tầng chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Các đơn vị liên quan

2021 -2025

17

Xây dựng các chính sách thúc đẩy, phát triển, khuyến khích sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động thương mại điện tử

Bộ Công Thương

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các bộ, ngành liên quan

2021 -2023

18

Xây dựng hệ thống giải quyết phản ánh khiếu nại tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành liên quan

2021 -2022

19

Hoàn thiện kết nối giữa hạ tầng thanh toán điện tử của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử với hạ tầng của các cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc

Bộ Tài chính

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các đơn vị liên quan

2021 -2023

20

Đẩy mạnh thanh toán điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4; tăng cường kết nối giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán với Cổng dịch vụ công Quốc gia, Hệ thống một cửa điện tử của các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị

Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán

2021 -2025

21

Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu, đảm bảo kết nối, chia sẻ thông tin với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán để phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt; chỉ đạo đẩy mạnh triển khai kết nối và cung cấp dịch vụ công trên cổng dịch vụ công Quốc gia

Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Bộ Thông tin và Truyền thông, các đơn vị liên quan

2021 -2025

22

Khuyến khích các trường học, bệnh viện, công ty điện, nước, vệ sinh môi trường, viễn thông, bưu chính trên địa bàn đô thị phối hợp với ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán để thu học phí, viện phí, tiền điện... bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt

Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Các đơn vị liên quan

2021 -2023

23

Triển khai các giải pháp để hoàn thiện hạ tầng, cơ sở dữ liệu, thúc đẩy thanh toán điện tử trong các chương trình trợ cấp an sinh xã hội, chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các đơn vị liên quan

2021 -2023

24

Thông tin, tuyên truyền về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các đơn vị liên quan

2021 -2025

25

Vận động, khuyến khích các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán, các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ có các hình thức miễn, giảm phí, khuyến mãi, giảm giá... đối với khách hàng khi sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán hàng hóa, dịch vụ

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Bộ Công Thương, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, các đơn vị liên quan

2021 -2025

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

_________

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
_______________

No. 1813/QD-TTg

Hanoi, October 28, 2021

 

DECISION

Approving the Scheme on development of non-cash payment in Vietnam during 2021 - 2025

________

THE PRIME MINISTER

 

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015; the Law amending and supplementing a number of articles of the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Administration dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Credit Institutions dated June 16, 2010; the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Credit Institutions dated November 20, 2017;

At the proposal of the Governor of the State Bank of Vietnam in the Document No. 77/TTr-NHNN dated September 20, 2021.

 

DECIDES:

 

Article 1. To approve the Scheme on development of non-cash payment in Vietnam during 2021 - 2025 with the following principal contents:

I. VIEWPOINTS

1. Adhering to the guidelines, orientations and policies of the Party and the Government on the development of financial and banking services, actively participating in the Fourth Industrial Revolution, digital economic development and digital transformation.

2. Promoting the principle of customer-centricity in association with the tasks of ensuring security, safety, legitimate rights and interests of customers in non-cash payment activities; customer experience enhancing and high growth in the number and value of payment transactions are the criteria for effectiveness assessment in non-cash payment activities.

3. Prioritizing the improvement of legal framework; building a digital payment ecosystem based on the connection, integration and sharing of data between payment systems and systems in other industries and fields in the economy.

4. Speeding up the innovation, cooperation, research and application of international models, achievements and experiences in the field of payment to non-cash payment activities in Vietnam.

II. OBJECTIVES

1. Overall objectives

a) To create a positive progress in non-cash payment in the national economy with high growth, make the use of non-cash payment instruments in society as a habit of people in urban areas, and gradually develop non-cash payment in rural, deep-lying and remote areas; thereby reducing cash payment-related social costs.

b) To strongly apply the achievements of the Fourth Industrial Revolution to upgrade and develop payment infrastructure and non-cash payment services, meeting the payment needs of organizations and individuals in a convenient and efficient way.

c) To ensure security, safety and confidentiality in non-cash payment activities; to improve the operational efficiency of the banking system and the management and supervision effectiveness of state management agencies, and make payment transactions transparent in the economy, thus contributing to the prevention and fight against corruption, negative practices, economic crimes, money laundering and terrorist financing.

2. Specific targets by the end of 2025

a) The value of non-cash payments will be 25 times higher than the Gross Domestic Product (GDP).

b) Non-cash payments will account for 50% of e-commerce transactions.

c) 80% of people aged 15 years or older will have transaction accounts in banks or other licensed organizations.

d) To increase people’s access to payment services; to increase the number of points accepting non-cash payments to over 450,000 points.

dd) Growth targets in the use of non-cash payment instruments and services:

- The average growth rate in the number and value of non-cash payment transactions will reach 20 - 25% per year;

- The average growth rate in the number of transactions through the mobile phone channel will reach 50 - 80% per year and the transaction value will reach 80 - 100% per year;

- The average growth rate of the number and value of transactions through the Internet channel will reach 35 - 40% per year;

- The rate of individuals and organizations using non-cash payment instruments through e-payment channels will reach 40%.

e) Non-cash payment targets for public services:

- 90 - 100% of education institutions in urban areas will accept payment of school fees by non-cash payment instruments; 90 - 100% of universities and colleges in urban areas will deploy online payment of school fees on the national public service portal;

- 60% of health examination and treatment establishments in urban areas will accept payment for medical services by non-cash payment instruments;

- 60% of people receiving pensions, social insurance benefits and unemployment benefits in urban areas will be paid through non-cash payment instruments.

III. SOLUTIONS FOR DEVELOPMENT OF NON-CASH PAYMENT DURING 2021 - 2025

1. Improving the legal framework, mechanisms and policies

a) To revise, amend and supplement to a number of payment-related provisions in the current laws (such as the Law on the State Bank of Vietnam, the Law on Credit Institutions, the Law on Anti- Money Laundering and other relevant laws).

b) To study and develop the Bill on payment systems (according to the tasks assigned in the Prime Minister's Decision No. 986/QD-TTg dated August 8, 2018, approving the Strategy for development of Vietnam’s banking sector through 2025, with orientations toward 2030) to ensure the State Bank of Vietnam's competence in management and supervision over payment systems, payment services and instruments, and compliance with practical requirements, development trends and international practices.

c) To complete the development and promulgation of the Decree replacing the Decree No. 101/2012/ND-CP dated November 22, 2012 on non-cash payments, and formulate guiding documents.

d) To revise, study and propose amendments, supplements and replacement of the Decree No. 222/2013/ND-CP dated December 31, 2013, on cash payment in order to strengthen the management of cash payment activities, especially for transactions of buying and selling properties of great value, in accordance with the Law on Housing, the Law on Real Estate Business, the Law on Anti-Money Laundering, and the Law on Anti-Corruption.

dd) To complete and promulgate regulations on electronic identification and authentication; to promulgate regulations on protection of personal data; to promulgate regulations and guidelines on allowing relevant organizations to connect and exploit information from the National Population Database in accordance with law provisions, thereby serving information authentication and customer identification through electronic means.

e) To complete the development and promulgation of a controlled testing mechanism for financial technology activities (Fintech) in the banking sector, aiming to create the legal framework, meet management requirements, promote innovation and creativity, and implement new cooperation and business models in payment service provision.

g) To revise and propose amendments and supplements to law provisions on e-transactions, cyber-security, assurance of data safety and security, and user protection, etc. in order to support and facilitate the application of technology and innovation and creativity and ensure security and safety in payment activities.

h) To research and propose mechanisms and policies on national digital currency.

i) To develop solutions to continue encouraging non-cash payments to contribute to tax administration.

k) To implement appropriate policies on non-cash payment service fees, creating favorable conditions for users to access non-cash payment services at a reasonable cost.

2. Upgrading and developing modern payment infrastructure that operates on a safe and effective manner and has the ability to connect and integrate with other systems

a) To upgrade and modernize the national interbank e-payment system, process multi-currency payment transactions, aiming to operate according to international principles and standards, and enhance connectivity, integration and implementation of payment and settlement for other systems.

b) To complete and develop the financial switching and electronic clearing infrastructure, contributing to promoting the development of retail payment, expanding the ecosystem, ensuring the ability to connect and integrate with other industries and fields to serve online payments; to study and expand the connection with financial switching and electronic clearing systems of other countries.

c) To complete and upgrade the core banking system, internal payment systems of banks and other payment systems, ensuring the connection and integration with important payment systems, technical infrastructure of public service providers and other systems to provide payment services conveniently and effectively for organizations and individuals.

d) To apply the international financial messaging standard to important payment systems in Vietnam.

3. Developing modern payment services and applying the achievements of the Fourth Industrial Revolution

a) To study and apply the achievements of the Fourth Industrial Revolution to develop a variety of payment products and services on a digitized platform, ensuring safety and security, and bringing convenience to users.

- To develop new and modern payment products and services based on the application of core technologies, such as open application programming interface (Open API), artificial intelligence (AI), big data, data analytics, cloud computing, biometric Identification;

- To promote the application of payment products and services on mobile devices, such as payment via QR code, card information tokenization, mobile payment, contactless payment and e-wallet;

- To encourage the cooperation and connection between banks and Fintech companies to innovate, create and develop new payment solutions and models;

- To encourage the investment in development, streamline and increase in functions and utilities on card payment acceptance devices (ATM, POS) with appropriate and effective forms;

- To continue developing bank card services and provide other value-added services; to focus on completing the conversion of bank cards from magnetic cards to chip cards, ensuring security and safety in card payments, increasing services, and facilitating the connection with other payment systems.

b) To develop e-payment in e-commerce transactions

- To improve and strengthen the connection and integration between the e-payment infrastructure of payment service or payment intermediary service providers with the infrastructure of payment acceptors, to better meet the requirements on e-payment in e-commerce transactions or at retail points, and online payment for goods and service bills;

- To formulate policies on promoting, developing and encouraging people, enterprises and related organizations to use non-cash payment services in e-commerce activities; to attach importance to developing payment utilities on mobile devices (such as QR code, card information tokenization, mobile payment, contactless payment and e-wallet) to promote the e-commerce development;

- To build a system for online settlement of complaints and disputes in e-commerce transactions, and protect the legitimate rights and interests of parties involved in the transactions.

c) To develop non-cash payments in rural, deep-lying and remote areas

- To concentrate on implementing solutions to diversify supply organizations, distribution channels, non-cash payment products and services in accordance with the National Comprehensive Financial Strategy. To encourage the development of non-cash payment products and services suitable to consumption behaviors in rural, deep-lying, remote, border and island areas;

- To study and gradually deploy payment agents; to allow non-banking organizations to deploy payment agents in rural, deep-lying, remote, border and island areas in accordance with regulations;

- To make full use of infrastructure, data, telecommunications networks, and reduce social costs to develop and expand non-cash payment channels on mobile devices in rural, deep-lying, remote, border and island areas in association with the deployment of using telecommunications accounts to pay for small-value goods and services (Mobile - Money); to sum up, evaluate and propose appropriate handling for Mobile - Money service.

4. Promoting e-payment in the governmental sector and public administrative services

a) To continue improving the connection between the e-payment infrastructure of payment service or payment intermediary service providers, the national interbank e-payment system, the electronic financial switching and clearing system, and the infrastructure of tax, customs and treasury agencies, in order to serve the coordination in collection of state budget revenues and strengthen the implementation of state budget expenditure by non-cash payment method.

b) To promote e-payments and provide online public services at level 4; to strengthen the connection between payment service or payment intermediary service providers and the national public service portal, the electronic one-stop system of ministries, sectors, localities, relevant agencies and units, aiming to simplify procedures and facilitate e-payments for fees, charges, electricity and water bills, school fees and hospital fees.

c) Public service providers (including health establishments and education institutions) shall build and upgrade technical infrastructure, standardize databases to connect and share information with payment service or payment intermediary service providers in service of non-cash payments; promote the connection and provision of public services on the national public service portal; encourage schools, hospitals, electricity, water, sanitation, telecommunications, and postal companies in urban areas to coordinate with banks and payment intermediaries in collecting school fees and hospital fees, electricity bill, etc. by non-cash payment method.

d) To implement solutions to improve infrastructure and database, promote e-payments in programs of social security benefits, pension payments, social insurance benefits and unemployment benefits.

5. Intensifying the inspection, examination and supervision, ensuring security and safety and applying international standards in payment activities

a) To develop automated tools for collecting and analyzing monitoring information and build a database of monitored objects; to improve monitoring efficiency in order to detect and prevent risks arising in the course of implementation.

b) To study and apply international standards in the assessment and supervision of payment systems.

c) To strengthen the mechanism of cooperation, coordination and information exchange between the State Bank of Vietnam and the Ministry of Public Security as well as relevant units in order to promptly detect, prevent, investigate and handle violations against laws in payment activities; to share information on the situation, methods and tricks of criminals in payment activities to promptly warn and make recommendations with payment service or payment intermediary service providers, and service users, aiming to prevent and control the risk of taking advantage of payment activities for illegal activities.

d) To continue studying, updating and applying international standards and practices, solutions to ensure security, safety and confidentiality; to prevent risks arising, protect the legitimate rights and interests of service users.

dd) To carry out the inspection, examination, supervision, prevention and combat against money laundering and terrorist financing in non-cash payment activities, e-payments and payment intermediary services, aiming to ensure safe and effective payment operations.

6. Stepping up information, propaganda, training, guidance and protection for consumers in non-cash payments

a) To intensify information, propaganda, training and guidance on non-cash payments and e-payments

- To formulate plans and implement financial education and communication programs in diverse forms, applying the achievements of the Fourth Industrial Revolution, with easy-to-understand, easy-to-remember, easy-to-implement, and pervasive contents, focusing on the target groups such as people in deep-lying and remote, rural and island areas, disadvantaged people in society, people without bank accounts, pupils, students, children; micro, small and medium-sized enterprises, and consumers who have little opportunity to get access to technology, etc., thereby contributing to improving knowledge and skills in the use of non-cash payment products and services;

- To build and deploy training programs to stakeholders on non-cash payments and e-payments to improve knowledge and effectively communicate to the public;

- To coordinate between ministries, sectors, local administrations, socio-political organizations, and other relevant organizations in implementing communication programs to promote non-cash payments and e-payment in residential areas, the governmental sector and public administrative services;

- To advocate and encourage payment service and payment intermediary service providers, goods and services suppliers to apply forms of fee exemption and reduction, promotion and discount, etc. for customers when using non-cash payment instruments to pay for goods and services.

b) To protect consumers in non-cash payments

- To revise and propose specific solutions to improve civil, administrative and criminal laws and dispute settlement mechanism to better protect the legitimate rights and interests of parties, especially the interests of financial consumers, ensuring the rigor, deterrence, warn and prevention of risks and disputes arising from non-cash payment activities;

- To continue conducting communication and education on solutions to ensure security, safety and confidentiality in non-cash payments and e-payments for service users; to coordinate in clearing up queries and handling complaints to ensure the legitimate rights and interests of consumers; to develop a manual on non-cash payment for customers;

- To study and apply the best international practices to the protection of non-cash payment service users.

7. Enhancing coordination mechanism to promote non-cash payment

a) To reach and effectively implement bilateral and multilateral cooperation and coordination agreements and memos of understanding between related ministries and sectors in order to promote the development of non-cash payments, especially in the collection and payment of state budget revenues, approval, inspection and supervision of Mobile - Money services, ensuring security and safety in e-payment activities, payment intermediary services, management and monitoring of cross-border payment activities.

b) To actively and proactively expand international integration in the field of payment according to a roadmap with appropriate steps; to actively participate in activities of financial - monetary institutions, regional and international payment forums; to concentrate on realizing the signed integration commitments related to the field of payment .

c) To call for and efficiently use resources in the form of financial or technical assistance, policy advice, training support and capacity building from bilateral and multilateral partners in order to raise the quality of human resources and develop technical and technological infrastructure facilities for non-cash payment.

d) To proactively study new payment models, instruments and forms in the world for effective application in Vietnam.

dd) To continue establishing and strengthening bilateral external mechanisms in the field of payment with strategic partners and other major partners; to consider joining international financial inclusion and payment organizations and forums.

e) To actively participate in discussions about international rules, regulations and standards on payment activities at multilateral organizations and forums, especially the Bank for International Settlements (BIS); to continue international integration in the priority fields concerning payment systems, step by step applying universal criteria and international practices.

IV. FUNDING FOR IMPLEMENTATION

Funds for the implementation of the Scheme will be allocated from financial aid, annual state budget funds of ministries, central agencies and localities according to current budget decentralization and other lawful funding sources as prescribed by law provisions.

V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The State Bank of Vietnam shall act as the focal point, assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries, sectors and localities in, implementing and monitoring the implementation of solutions set forth in the Scheme, and annually review the implementation and propose necessary solutions to the Prime Minister; organize a final review by the end of 2025.

2. Based on their assigned functions and tasks, the ministries, sectors and localities shall:

- Promptly and effectively implement the contents and tasks of the Scheme; incorporate contents on development of non-cash payment into their socio-economic development schemes, projects, plans and programs;

- Perform their assigned tasks specified in the plan on performance of a number of major tasks to implement the Scheme, promulgated together with this Decision;

- Before December 15 every year, send reports on implementation results to the State Bank of Vietnam for summing up and reporting to the Prime Minister.

 Article 2. This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 3. The Governor of the State Bank of Vietnam, ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies, and chairpersons of People's Committees of provinces and centrally-run cities shall implement the Decision./.

For the Prime Minister

The Deputy Prime Minister

LE MINH KHAI

 

* All Appendices are not translated herein.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 1813/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 1813/QD-TTg PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 26/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ Thông tư 132/2016/TT-BTC ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao Hợp tác chiến lược kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mê Công lần thứ bảy, Hội nghị cấp cao Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ tám và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mê Công tại Việt Nam

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất