Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997

thuộc tính Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997

Luật Ngân hàng Nhà nước số 01/1997/QH10
Cơ quan ban hành: Quốc hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:01/1997/QH10
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Luật
Người ký:Nông Đức Mạnh
Ngày ban hành:12/12/1997
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Luật 01/1997/QH10

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

LUẬT

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 01/1997/QHX

Để xây dựng và thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia; tăng cường quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; góp phần phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân;

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

Luật này quy định về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Vị trí, chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan của Chính phủ và là ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
3. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
4. Ngân hàng Nhà nước là một pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước; có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.
Điều 2. Chính sách tiền tệ quốc gia
Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân.
Nhà nước thống nhất quản lý mọi hoạt động ngân hàng; có chính sách để động viên các nguồn lực trong nước là chính, tranh thủ tối đa nguồn lực ngoài nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế; bảo đảm vai trò chủ đạo và chủ lực của các tổ chức tín dụng nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ quyền quốc gia; mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Điều 3. Quyết định và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
1. Quốc hội quyết định và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, mức lạm phát dự kiến hàng năm trong mối tương quan với cân đối ngân sách nhà nước và mức tăng trưởng kinh tế.
2. Chủ tịch nước thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quy định trong việc đàm phán, ký kết, tham gia, phê chuẩn điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lĩnh vực tài chính, tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
3. Chính phủ xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia, mức lạm phát dự kiến hàng năm trình Quốc hội quyết định; tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; quyết định lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông hàng năm, mục đích sử dụng số tiền này và định kỳ báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội; quyết định các chính sách cụ thể khác và các giải pháp thực hiện.
Điều 4. Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia
1. Chính phủ thành lập Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia để tư vấn cho Chính phủ trong việc quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ về chính sách tiền tệ.
2. Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia gồm: Chủ tịch là một Phó Thủ tướng Chính phủ, Uỷ viên thường trực là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, các uỷ viên khác là đại diện Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành hữu quan khác và các chuyên gia về lĩnh vực ngân hàng.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia do Chính phủ quy định.
Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
a) Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước;
b) Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện chính sách này; xây dựng chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng Việt Nam;
c) Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền;
d) Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; quyết định giải thể, chấp thuận chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;
đ) Kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng; kiểm soát tín dụng; xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền;
e) Quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ;
g) Chủ trì lập và theo dõi kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế;
h) Quản lý hoạt động ngoại hối và quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
i) Ký kết, tham gia điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật;
k) Đại diện cho Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế trong những trường hợp được Chủ tịch nước, Chính phủ uỷ quyền;
l) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ngân hàng.
2. Trong việc thực hiện chức năng ngân hàng trung ương:
a) Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền;
b) Thực hiện tái cấp vốn nhằm cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế;
c) Điều hành thị trường tiền tệ; thực hiện nghiệp vụ thị trường mở;
d) Kiểm soát Dự trữ quốc tế; quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước;
đ) Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng, làm dịch vụ thanh toán, quản lý việc cung ứng các phương tiện thanh toán;
e) Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước;
g) Tổ chức hệ thống thông tin và làm các dịch vụ thông tin ngân hàng.
3. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác của Nhà nước ở trung ương đối với hoạt động ngân hàng
1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác của Nhà nước ở trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong việc quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
2. Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong việc xây dựng chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, dự kiến tổng mức tạm ứng cho ngân sách nhà nước trong năm tiếp theo và thực hiện các quy định khác của Luật này về quan hệ giữa Bộ Tài chính với Ngân hàng Nhà nước.
Điều 7. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc thi hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng
Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng tại địa phương.
Điều 8. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đối với hoạt động ngân hàng
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tham gia với các cơ quan nhà nước trong việc giám sát thi hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Điều 9. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tiền tệ là phương tiện thanh toán, bao gồm tiền giấy, tiền kim loại và các giấy tờ có giá như tiền.
2. Thị trường tiền tệ là thị trường vốn ngắn hạn, nơi mua, bán các giấy tờ có giá ngắn hạn, bao gồm tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.
3. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán.
4. Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua, bán các giấy tờ có giá ngắn hạn do Ngân hàng Nhà nước thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
5. Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
6. Ngoại hối là tiền nước ngoài, vàng tiêu chuẩn quốc tế, các giấy tờ có giá và các công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài.
7. Hoạt động ngoại hối là các hoạt động đầu tư, vay, cho vay, bảo lãnh, mua, bán và các giao dịch khác về ngoại hối.
8. Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giữa giá trị của đồng Việt Nam với giá trị của đồng tiền nước ngoài.
9. Dự trữ quốc tế là Dự trữ ngoại hối nhà nước do Ngân hàng Nhà nước quản lý và Dự trữ ngoại hối của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.
10. Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các ngân hàng.
11. Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng là hình thức tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước cho các ngân hàng đã cho vay đối với khách hàng.
12. Lãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh.
13. Lãi suất tái cấp vốn là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước áp dụng khi tái cấp vốn.
14. Lãi suất tái chiết khấu là hình thức lãi suất tái cấp vốn được áp dụng khi Ngân hàng Nhà nước tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác cho các tổ chức tín dụng.
15. Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới một năm.
CHƯƠNG II
TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Điều 10. Tổ chức bộ máy
1. Ngân hàng Nhà nước được tổ chức thành hệ thống tập trung, thống nhất gồm bộ máy điều hành và hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các văn phòng đại diện ở trong nước, ở ngoài nước và các đơn vị trực thuộc.
2. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy điều hành của Ngân hàng Nhà nước do Chính phủ quy định.
Điều 11. Lãnh đạo và điều hành Ngân hàng Nhà nước
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi là Thống đốc) là thành viên Chính phủ, chịu trách nhiệm lãnh đạo và điều hành Ngân hàng Nhà nước.
2. Thống đốc có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước quy định tại Điều 5 của Luật này và các quy định của Luật tổ chức Chính phủ;
b) Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về lĩnh vực mình phụ trách;
c) Đại diện pháp nhân Ngân hàng Nhà nước.
Điều 12. Chi nhánh, văn phòng đại diện
1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Ngân hàng Nhà nước, chịu sự lãnh đạo và điều hành tập trung, thống nhất của Thống đốc.
Chi nhánh được thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây theo uỷ quyền của Thống đốc:
a) Kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng trên địa bàn được phân công;
b) Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; quyết định giải thể, chấp thuận chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng trên địa bàn;
c) Thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn và cho vay thanh toán;
d) Cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng khác cho các tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước;
đ) Thực hiện các uỷ quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của Ngân hàng Nhà nước, có nhiệm vụ đại diện theo sự uỷ quyền của Thống đốc. Văn phòng đại diện không được tiến hành hoạt động nghiệp vụ ngân hàng.
3. Thống đốc quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của chi nhánh, văn phòng đại diện của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 13. Các đơn vị trực thuộc
1. Ngân hàng Nhà nước có các đơn vị sự nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, cung ứng dịch vụ tin học, thông tin và báo chí chuyên ngành ngân hàng.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập các doanh nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước để cung cấp sản phẩm chuyên dùng phục vụ hoạt động ngân hàng.
Điều 14. Trách nhiệm của cán bộ, công chức Ngân hàng Nhà nước
Cán bộ, công chức Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện các quy định sau đây:
1. Giữ bí mật hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng và bí mật tiền gửi của khách hàng theo quy định của pháp luật;
2. Không được làm tư vấn, đại diện hoặc cộng tác viên cho các tổ chức tiền tệ, tín dụng, thương mại, tài chính hoặc tổ chức kinh doanh khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
3. Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để nhận hối lộ, sách nhiễu, mưu lợi cá nhân;
4. Thực hiện các nghĩa vụ khác của cán bộ, công chức nhà nước theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG III
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
MỤC 1
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA
Điều 15. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm:
1. Chủ trì xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia, kế hoạch cung ứng lượng tiền bổ sung cho lưu thông hàng năm trình Chính phủ;
2. Điều hành các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; thực hiện việc đưa tiền ra lưu thông, rút tiền từ lưu thông về theo tín hiệu của thị trường trong phạm vi lượng tiền cung ứng đã được Chính phủ phê duyệt;
3. Báo cáo Chính phủ, Quốc hội kết quả thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Điều 16. Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, Ngân hàng Nhà nước sử dụng các công cụ tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác do Thống đốc quyết định.
Điều 17. Hình thức tái cấp vốn
Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc tái cấp vốn cho các ngân hàng theo những hình thức sau đây:
1. Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng;
2. Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác;
3. Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.
Điều 18. Lãi suất
Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn.
Điều 19. Tỷ giá hối đoái
1. Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
2. Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam.
Điều 20. Dự trữ bắt buộc
1. Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi với mức từ 0% đến 20% tổng số dư tiền gửi tại mỗi tổ chức tín dụng trong từng thời kỳ.
2. Việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng, từng loại tiền gửi trong từng thời kỳ do Chính phủ quy định.
Điều 21. Nghiệp vụ thị trường mở
Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác trên thị trường tiền tệ để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
MỤC 2
PHÁT HÀNH TIỀN GIẤY VÀ TIỀN KIM LOẠI
Điều 22. Đơn vị tiền tệ
Đơn vị tiền tệ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là "đồng", ký hiệu quốc gia là "đ", ký hiệu quốc tế là "VND"; một đồng bằng mười hào, một hào bằng mười xu.
Điều 23. Phát hành tiền
1. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm tiền giấy và tiền kim loại.
2. Tiền giấy và tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành được dùng làm phương tiện thanh toán không hạn chế trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Ngân hàng Nhà nước quản lý tiền dự trữ phát hành theo quy định của Chính phủ.
4. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.
5. Tiền phát hành vào lưu thông là tài sản "Nợ" đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản "Có" của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 24. In, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, tiêu huỷ tiền
1. Ngân hàng Nhà nước thiết kế mệnh giá, kích thước, trọng lượng, hình vẽ, hoa văn và các đặc điểm khác của tiền giấy, tiền kim loại trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, tiêu huỷ tiền.
Điều 25. Xử lý tiền rách nát, hư hỏng
Ngân hàng Nhà nước quy định tiêu chuẩn phân loại tiền rách nát, hư hỏng; đổi, thu hồi các loại tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông; không đổi những đồng tiền rách nát, hư hỏng do hành vi phá hoại.
Điều 26. Thu hồi, thay thế tiền
Ngân hàng Nhà nước thu hồi và rút khỏi lưu thông các loại tiền không còn thích hợp và phát hành các loại tiền khác thay thế. Các loại tiền thu hồi được đổi lấy các loại tiền khác với giá trị tương đương trong thời hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định. Sau thời hạn thu đổi, các loại tiền thu hồi không còn giá trị lưu hành.
Điều 27. Tiền mẫu, tiền lưu niệm
Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc in, đúc, bán ở trong nước và ngoài nước các loại tiền mẫu, tiền lưu niệm được thiết kế phục vụ cho mục đích sưu tập hoặc mục đích khác theo quy định của Chính phủ.
Điều 28. Ban hành và kiểm tra, giám sát thực hiện quy chế nghiệp vụ phát hành tiền
1. Chính phủ ban hành quy chế nghiệp vụ phát hành tiền bao gồm các quy định về việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, thu hồi, thay thế, tiêu huỷ tiền và chi phí cho các hoạt động nghiệp vụ phát hành tiền.
2. Bộ Tài chính kiểm tra việc thực hiện quy chế nghiệp vụ phát hành tiền; Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ giám sát quá trình in, đúc, tiêu huỷ tiền.
Điều 29. Các hành vi bị nghiêm cấm
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả;
2. Huỷ hoại đồng tiền;
3. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
MỤC 3
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
Điều 30. Cho vay
1. Ngân hàng Nhà nước cho các tổ chức tín dụng là ngân hàng vay ngắn hạn dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định tại Điều 17 của Luật này.
2. Trong trường hợp đặc biệt, khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước cho vay đối với tổ chức tín dụng tạm thời mất khả năng chi trả, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống các tổ chức tín dụng.
3. Ngân hàng Nhà nước không cho vay đối với cá nhân và tổ chức không phải là tổ chức tín dụng quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Điều 31. Bảo lãnh
Ngân hàng Nhà nước không bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn, trừ trường hợp có chỉ định của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo lãnh cho tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài.
Điều 32. Tạm ứng cho ngân sách nhà nước
Ngân hàng Nhà nước tạm ứng cho ngân sách trung ương để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Khoản tạm ứng này phải được hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 33. Góp vốn, mua cổ phần
Ngân hàng Nhà nước không được góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp khác.
MỤC 4
MỞ TÀI KHOẢN, HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN VÀ NGÂN QUỸ
Điều 34. Mở tài khoản
1. Ngân hàng Nhà nước được mở tài khoản ở ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế.
2. Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản và thực hiện các giao dịch cho các tổ chức tín dụng trong nước, các ngân hàng nước ngoài và tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế.
3. Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản và thực hiện các giao dịch cho Kho bạc Nhà nước. ở huyện, thị xã không phải là tỉnh lỵ, Kho bạc Nhà nước mở tài khoản tại một ngân hàng thương mại nhà nước.
Điều 35. Hoạt động thanh toán và ngân quỹ
1. Ngân hàng Nhà nước tổ chức hệ thống thanh toán liên ngân hàng và cung cấp các dịch vụ thanh toán.
2. Ngân hàng Nhà nước làm dịch vụ ngân quỹ thông qua việc thu và phát tiền mặt cho khách hàng.
3. Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện đầy đủ, kịp thời các giao dịch thanh toán bằng tiền mặt và không dùng tiền mặt theo yêu cầu của chủ tài khoản.
4. Ngân hàng Nhà nước ký kết và thực hiện các thoả thuận về thanh toán với ngân hàng nước ngoài và tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế theo quy định của pháp luật.
Điều 36. Đại lý cho Kho bạc Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước làm đại lý cho Kho bạc Nhà nước trong việc tổ chức đấu thầu, phát hành và thanh toán tín phiếu, trái phiếu kho bạc.
MỤC 5
QUẢN LÝ NGOẠI HỐI VÀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI
Điều 37. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước về quản lý ngoại hối
Trong việc quản lý ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về quản lý ngoại hối; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngoại hối theo thẩm quyền;
2. Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối;
3. Tổ chức, điều hành thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại hối trong nước;
4. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối; kiểm soát việc xuất, nhập ngoại hối;
5. Kiểm soát hoạt động ngoại hối của các tổ chức tín dụng;
6. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác về quản lý ngoại hối theo quy định của pháp luật.
Điều 38. Quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước
1. Dự trữ ngoại hối nhà nước bao gồm:
a) Ngoại tệ tiền mặt, số dư ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi ở nước ngoài;
b) Hối phiếu và các giấy nhận nợ của nước ngoài bằng ngoại tệ;
c) Các chứng khoán nợ do Chính phủ, ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ hoặc ngân hàng quốc tế phát hành, bảo lãnh;
d) Vàng;
đ) Các loại ngoại hối khác của Nhà nước.
2. Ngân hàng Nhà nước quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của Chính phủ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế, bảo toàn Dự trữ ngoại hối nhà nước.
3. Việc sử dụng Dự trữ ngoại hối nhà nước cho các nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
4. Ngân hàng Nhà nước báo cáo Chính phủ và Uỷ ban thường vụ Quốc hội về tình hình biến động Dự trữ ngoại hối nhà nước.
5. Bộ Tài chính kiểm tra việc quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước do Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều 39. Hoạt động ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc mua, bán ngoại hối trên thị trường trong nước vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia; mua, bán ngoại hối trên thị trường quốc tế và thực hiện các giao dịch ngoại hối khác theo quy định của Chính phủ.
MỤC 6
HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN
Điều 40. Thu nhận và cung cấp thông tin
1. Ngân hàng Nhà nước tổ chức thu nhận, phân tích và dự báo thông tin trong nước và ngoài nước về kinh tế, tài chính, tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm phục vụ việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Tổ chức hữu quan có trách nhiệm cung cấp các thông tin cần thiết cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Chính phủ.
2. Ngân hàng Nhà nước trao đổi và làm dịch vụ thông tin về tiền tệ, hoạt động ngân hàng cho các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác và cá nhân.
Điều 41. Công bố thông tin
Ngân hàng Nhà nước công bố thông tin về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Thống đốc quy định phạm vi, hình thức và thời điểm công bố các thông tin này.
Điều 42. Bảo vệ bí mật thông tin
Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xây dựng và trình Chính phủ quyết định danh mục tài liệu mật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật của Ngân hàng Nhà nước và của khách hàng theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG IV
TÀI CHÍNH, HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO CỦA
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Điều 43. Vốn pháp định
Vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước do ngân sách nhà nước cấp. Mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 44. Thu, chi tài chính
Thu, chi tài chính của Ngân hàng Nhà nước về nguyên tắc thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Chính phủ quy định những nội dung thu, chi tài chính đặc thù phù hợp với hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 45. Chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước
Chênh lệch thu, chi hàng năm của Ngân hàng Nhà nước được xác định từ nguồn thu về hoạt động nghiệp vụ ngân hàng và các nguồn thu khác, sau khi trừ chi phí hoạt động và khoản dự phòng rủi ro.
Điều 46. Lập quỹ
Ngân hàng Nhà nước trích từ chênh lệch thu, chi để lập quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ; số còn lại phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Điều 47. Hạch toán kế toán của Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước thực hiện hạch toán theo hệ thống tài khoản kế toán và chế độ chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.
Điều 48. Kiểm toán
Báo cáo tài chính của Ngân hàng Nhà nước hàng năm phải được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán và xác nhận.
Điều 49. Năm tài chính, báo cáo tài chính
1. Năm tài chính của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
2. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG V
THANH TRA NGÂN HÀNG, TỔNG KIỂM SOÁT CỦA
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Điều 50. Thanh tra ngân hàng
1. Thanh tra ngân hàng là thanh tra chuyên ngành về ngân hàng, thuộc bộ máy của Ngân hàng Nhà nước.
2. Quan hệ giữa Thanh tra ngân hàng và Thanh tra nhà nước do pháp luật về thanh tra quy định.
3. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Thanh tra ngân hàng do Chính phủ quy định.
Điều 51. Đối tượng, mục đích của Thanh tra ngân hàng
1. Đối tượng của Thanh tra ngân hàng là tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác.
2. Mục đích của Thanh tra ngân hàng là góp phần bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, phục vụ việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Điều 52. Nội dung hoạt động của Thanh tra ngân hàng
Nội dung hoạt động của Thanh tra ngân hàng gồm có:
1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, việc thực hiện các quy định trong giấy phép hoạt động ngân hàng;
2. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng;
3. Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Điều 53. Quyền hạn của Thanh tra ngân hàng
Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra ngân hàng có những quyền hạn sau đây:
1. Yêu cầu đối tượng bị thanh tra và các bên có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ và trả lời những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;
2. Lập biên bản thanh tra và kiến nghị biện pháp giải quyết;
3. áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Điều 54. Trách nhiệm của Thanh tra ngân hàng
Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra ngân hàng có trách nhiệm:
1. Xuất trình quyết định thanh tra và thẻ Thanh tra viên;
2. Thực hiện đúng trình tự, thủ tục thanh tra, không gây phiền hà, sách nhiễu làm cản trở hoạt động ngân hàng bình thường và gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng;
3. Báo cáo Thống đốc về kết quả thanh tra và kiến nghị biện pháp giải quyết;
4. Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước Thống đốc và trước pháp luật về kết luận thanh tra và mọi hành vi, quyết định của mình.
Điều 55. Quyền của tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng khi Thanh tra ngân hàng thực hiện việc thanh tra
Khi Thanh tra ngân hàng thực hiện việc thanh tra, tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng có những quyền sau đây:
1. Yêu cầu Thanh tra viên xuất trình quyết định thanh tra, thẻ Thanh tra viên và thực hiện đúng pháp luật về thanh tra;
2. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi của Thanh tra viên và kết luận, quyết định của Thanh tra ngân hàng mà mình cho là không đúng;
3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi, quyết định xử lý không đúng pháp luật của Thanh tra ngân hàng gây ra.
Điều 56. Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng khi Thanh tra ngân hàng thực hiện việc thanh tra
Khi Thanh tra ngân hàng thực hiện việc thanh tra, tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng có những nghĩa vụ sau đây:
1. Thực hiện các yêu cầu của Thanh tra ngân hàng về nội dung thanh tra;
2. Chấp hành các quyết định xử lý của Thanh tra ngân hàng.
Điều 57. Tổng kiểm soát
1. Tổng kiểm soát là đơn vị thuộc bộ máy của Ngân hàng Nhà nước, có những nhiệm vụ sau đây:
a) Kiểm soát hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước;
b) Kiểm toán nội bộ đối với các đơn vị thực hiện nghiệp vụ ngân hàng trung ương.
2. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Tổng kiểm soát do Thống đốc quy định.
CHƯƠNG VI
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 58. Khen thưởng
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động ngân hàng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng, thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 59. Đối tượng và hành vi vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định tại Điều 29 của Luật này; hoạt động ngân hàng không có giấy phép hoặc hoạt động ngoài phạm vi được quy định trong giấy phép; cản trở, gây khó khăn cho việc kiểm tra, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước; vi phạm các quy định khác của Luật này và các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Cán bộ, công chức Ngân hàng Nhà nước có hành vi vi phạm các quy định tại Điều 14 của Luật này; thiếu trách nhiệm trong khi thi hành nhiệm vụ, bao che cho tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước hoặc của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 60. Thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước về xử lý vi phạm hành chính Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Điều 61. Khiếu nại, khởi kiện về quyết định xử lý vi phạm hành chính
1. Tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng có quyền khiếu nại đối với quyết định xử lý vi phạm hành chính đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà án. Việc khiếu nại, khởi kiện được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Trong thời gian khiếu nại hoặc khởi kiện, tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính vẫn phải thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính. Khi có quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, thì thi hành theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo bản án, quyết định của Toà án.
CHƯƠNG VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 62. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1998.
2. Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 23 tháng 5 năm 1990 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
3. Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức việc rà soát các quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng để tự mình huỷ bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hoặc đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội huỷ bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới cho phù hợp với các quy định của Luật này.
Điều 63. Hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 12 tháng 12 năm 1997.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------

No. 01/1997/QH10

Hanoi, December 12, 1997

 

LAW

ON THE STATE BANK OF VIETNAM

In order to formulate and efficiently implement the national monetary policy; to enhance the State management over currency and banking activities; to contribute to the development of the multi-sector commodity economy under the State-regulated market mechanism along the socialist orientation; to protect the State's interests and the legitimate rights and interests of organizations and individuals;

Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;

This Law provides for the State Bank of Vietnam,

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Position and functions of the State Bank of Vietnam

1. The State Bank of Vietnam (hereafter referred to as the State Bank) is a Government agency and the central bank of the Socialist Republic of Vietnam.

2. The State Bank performs the function of State management over currency and banking activities; is the money-issuing bank, a bank of credit institutions and a bank providing monetary services for the Government.

3. The State Bank's operation aims to stabilize the currency value, contribute to ensuring the safety of the banking activities and the system of credit institutions, and to promote the socio-economic development along the socialist orientation.

4. The State Bank is a legal entity having its legal capital being under the State's ownership and its head office located in Hanoi.

Article 2.- The national monetary policy

The national monetary policy constitutes a part of the State's financial-economic policies aimed to stabilize the currency value, control inflation, contribute to boosting socio-economic development, ensure the national defense and security and to raise the people's living standards.

The State shall exercise uniform management over all banking activities; work out policies to mobilize mainly domestic resources, make the fullest use of overseas resources and bring into play the combined strength of all economic sectors; ensure the leading and major role of the State credit institutions in the field of currency and banking activities; to maintain the socialist orientation and national sovereignty; to expand the international cooperation and integration; to meet the socio-economic development requirements and contribute to the national industrialization and modernization.

Article 3.- Deciding and organizing the implementation of the national monetary policy

1. The National Assembly shall decide and supervise the implementation of the national monetary policy and the projected annual inflation rate in correlation with the State budget balance and economic growth rate.

2. The President of the State shall perform tasks and exercise powers provided for by the Constitution and laws in negotiating, signing, acceding to and ratifying in the name of the Socialist Republic of Vietnam, international treaties and/or international agreements concerning the fields of finance, currency and banking activities.

3. The Government shall elaborate the national monetary policy and projected annual inflation rate to be submitted to the National Assembly for decision; organize the implementation of the national monetary policy; decide the amount of money to be additionally supplied for annual circulation, the purposes of the use of this money and periodically report to the National Assembly Standing Committee; and determine other concrete policies and implementation solutions.

Article 4.- The National Monetary Policy Advisory Council

1. The Government shall set up the National Monetary Policy Advisory Council to advise it on deciding, within its tasks and powers, issues related to the monetary policy.

2. The National Monetary Policy Advisory Council is composed of: the Chairman being a Deputy Prime Minister; a standing member being the Governor of the State Bank, other members being representatives of the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment, the concerned ministries and branches, and banking experts.

3. The tasks and powers of the National Monetary Policy Advisory Council shall be determined by the Government.

Article 5.- Tasks and powers of the State Bank

The State Bank shall have the following tasks and powers:

1. In performing the State management function:

a/ To take part in elaborating the State's socio-economic development strategy and plans;

b/ To formulate the national monetary policy to be submitted to the National Assembly for decision and organize the implementation of this policy; to map out a strategy for the development of the system of Vietnamese banks and credit institutions;

c/ To elaborate draft laws, ordinances and other projects on currency and banking activities; to issue legal documents and regulations on currency and banking activities according to its competence;

d/ To grant and withdraw establishment and operation licenses of credit institutions, except for cases to be decided by the Prime Minister; to grant and withdraw banking operation licenses of other organizations; to decide the dissolution, approve the division, splitting, consolidation or merger of credit institutions in accordance with the provisions of law;

e/ To examine and inspect banking activities; to control credits; to handle violations of law in the fields of currency and banking operations according to its competence;

f/ To manage the foreign loans and payment of foreign debts by enterprises in accordance with the stipulations of the Government;

g/ To assume the prime responsibility in making and supervising the balance of international payment;

h/ To manage foreign exchange transactions and gold trading activities;

i/ To sign and accede to international treaties concerning currency and banking activities in accordance with the provisions of law;

j/ To represent the Socialist Republic of Vietnam at international monetary and banking institutions when so authorized by the President of the State and the Government;

k/ To organize training and development of banking expertise, to conduct research and application of banking science and technology.

2. In performing the function of the central bank:

a/ To organize the printing, minting, preservation and transportation of money; to engage in the issuance, withdrawal, replacement and destruction of money;

b/ To reallocate capital in order to provide short-term credits and means of payment for the economy;

c/ To manage the monetary market; and to conduct open-market professional transactions;

d/ To control international reserves; and manage the State's foreign exchange reserves;

e/ To organize a system of payment through banks, provide payment services and manage the provision of payment instruments;

f/ To act as agent and provide banking services for the State Treasury;

g/ To organize an information system and provide banking information services.

3. To perform other tasks and exercise other powers in accordance with the provisions of law.

Article 6.- Responsibilities of the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government and other State agencies at the central level for banking activities

1. The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government and other State agencies at the central level shall, within their respective tasks and powers, coordinate with the State Bank in exercising the State management over currency and banking activities.

2. The Ministry of Finance shall coordinate with the State Bank in elaborating the national financial and monetary policies, estimating the total advance for the State budget in the subsequent year and implementing other provisions of this Law concerning the relationship between the Ministry of Finance and the State Bank.

Article 7.- Responsibilities of the People's Councils and People's Committees of different levels in the implementation of legislation on currency and banking activities

The People's Councils and People's Committees at different levels shall, within their respective tasks and powers, supervise and inspect the enforcement of the legislation on currency and banking activities in their localities.

Article 8.- The role of the Vietnam Fatherland Front and its member organizations in banking activities

The Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall join the State agencies in supervising the enforcement of the legislation on currency and banking activities; propagating and mobilizing organizations and individuals to comply with the provisions of legislation on currency and banking activities.

Article 9.- Interpretation of terms

In this Law the following terms shall be construed as follows:

1. Money is a payment instrument, which includes bank-notes, metal coins and papers of monetary value.

2. Monetary market is a short-term capital market where people buy and sell papers of short-term value, including treasury bills, the State Bank's bills, certificates of deposit and other papers of short-term value.

3. Banking activities include money trading activities and banking services with the regular contents being to receive deposits and use such money for the supply of credits and the provision of payment services.

4. Open-market professional transaction means the purchase and sale of papers of short-term value conducted by the State Bank on the monetary market so as to implement the national monetary policy;

5. Compulsory reserve is a sum of money that a credit institution must deposit at the State Bank for the implementation of the national monetary policy;

6. Foreign exchange include foreign currencies, gold of international standard, valuable papers and other instruments of payment in foreign currencies.

7. Foreign exchange transactions mean the operations of investment, borrowing, lending, guarantee, purchase and sale and other transactions regarding foreign exchange.

8. Foreign exchange rate is the rate between the value of Vietnam dong and that of a foreign currency.

9. International reserves mean the State's foreign exchange reserves managed by the State Bank and the foreign exchange reserves of credit institutions allowed to engage in foreign exchange transactions;

10. Re-financing is a form of allocating secured credits of the State Bank with a view to supplying short-term capital and payment instruments to banks.

11. Re-lending according to credit facilities is a form of re-allocating capital of the State Bank to other banks which have provided loans for customers;

12. Base interest rate is the interest rate announced by the State Bank to serve as basis for credit institutions to determine their business interest rates;

13. Re-financing interest rate is the interest rate applied by the State Bank when re-allocating capital.

14. Re-discount interest rate is a form of re-financing interest rate to be applied when the State Bank rediscounts negotiable instruments and other papers of short-term value for credit institutions;

15. Papers of short-term value are valuable papers with term of less than one year.

Chapter II

ORGANIZATION OF THE STATE BANK

Article 10.- Organizational structure

1. The State Bank shall be organized into a centralized and unified system, comprising executive and professional operation sections at its head office, branches in provinces and cities directly under the Central Government, its representative offices inside and outside the country and its attached units.

2. The organization, tasks and powers of the managerial apparatus of the State Bank shall be stipulated by the Government.

Article 11.- Leading and managing the State Bank

1. The Governor of the State Bank (hereafter referred to as the Governor) is a member of the Government and responsible for leading and managing the State Bank.

2. The Governor shall have the following tasks and powers:

a/ To direct and organize the performance of tasks and the exercise of powers of the State Bank as provided for in Article 5 of this Law and the Law on Organization of the Government;

b/ To be answerable before the Prime Minister and the National Assembly for the field he/she is in charge of.

c/ To act as the legal representative of the State Bank.

Article 12.- Branches and representative offices

1. A branch is a dependent unit of the State Bank, subject to the centralized and uniform leadership and management of the Governor.

The branch shall perform the following tasks and exercise the following powers as authorized by the Governor:

a/ To examine and inspect banking activities in its assigned geographical area;

b/ To grant and withdraw establishment and operation licenses of credit institutions as well as banking operation licenses of other organizations; to decide the dissolution, approve the division, splitting, consolidation or merger of credit institutions in the geographical area;

c/ To carry out re-financing operations and provide loans for payment;

d/ To provide payment, cash, and other banking services for credit institutions and the State Treasury;

e/ To perform other authorized tasks under the provisions of law.

2. A representative office is a dependent unit of the State Bank, that has the task of representing the Bank under authorization of the Governor. The representative office shall not be allowed to conduct banking professional activities.

3. The Governor shall stipulate the organization, concrete tasks and powers of the State Bank's branches and representative offices.

Article 13.- Attached units

1. The State Bank has its non-business units to perform the tasks of training, scientific research, and the provision of specialized banking cyberspace, information and press services.

2. The Prime Minister shall decide the establishment of the enterprises attached to the State Bank for the supply of specialized products in service of banking activities.

Article 14.- Responsibilities of officials and employees of the State Bank:

The State Bank's officials and employees shall have to abide by the following regulations:

1. To keep secret the professional activities of the State Bank, credit institutions and the customers' deposits as prescribed by law;

2. To refrain from acting as consultants, representatives or collaborators for monetary, credit, commercial, financial or other business organizations, except for cases otherwise provided for by law;

3. To refrain from abusing their posts and powers to take bribes or hassle others for personal benefits;

4. To fulfill other obligations prescribed for the State officials and employees by law.

Chapter III

OPERATIONS OF THE STATE BANK

Section 1. IMPLEMENTING THE NATIONAL MONETARY POLICY

Article 15.- Responsibilities of the State Bank in implementing the national monetary policy

In implementing the national monetary policy, the State Bank shall have the responsibility:

1. To assume the prime responsibility in formulating the national monetary policy and annual plans on the additional supply of money for circulation to be submitted to the Government;

2. To operate instruments for the implementation of the national monetary policy; to put money into circulation or withdraw money from circulation according to the market's signals within the amount of money supply already ratified by the Government;

3. To report to the Government and the National Assembly on the results of the implementation of the national monetary policy.

Article 16.- Instruments for the implementation of the national monetary policy

To implement the national monetary policy, the State bank shall use such instruments as re-financing, interest rates, exchange rates, compulsory reserves, open-market professional transactions and other instruments to be decided by the Governor.

Article 17.- Forms of re-financing

The State Bank shall provide the re-financing for the banks in the following forms:

1. Re-lending capital under credit facilities;

2. Discounting and re-discounting commercial bills and other papers of short-term value;

3. Granting loans secured by the pledge of commercial bills and other papers of short-term value.

Article 18.- Interest rates

The State Bank shall determine and announce the base interest rate and the re-financing interest rate.

Article 19.- Foreign exchange rates

1. The foreign exchange rates of Vietnam dong shall be determined on the basis of the market foreign currency supply and demand which are regulated by the State.

2. The State Bank shall determine and announce the foreign exchange rates of Vietnam dong.

Article 20.- Compulsory reserves

1. The State Bank shall determine the compulsory reserve rate for each type of credit institution and each kind of deposit, ranging from 0% to 20% of the total deposit balance of each credit institution in each period.

2. The payment of interests on compulsory reserve deposits for each type of credit institution and each kind of deposit in each period shall be determined by the Government.

Article 21.- Open-market professional transactions

The State Bank shall undertake open-market professional transactions through the purchase and sale of treasury bills, certificates of deposit, State Bank's bills and other papers of short-term value on the monetary market for the implementation of the national monetary policy.

Section 2. ISSUING BANK NOTES AND COINS

Article 22.- Monetary unit

The monetary unit of the Socialist Republic of Vietnam is "dong", with its national symbol being "d" and the international symbol being "VND"; one "dong" is equal to ten "hao" and one "hao" is equal to ten "xu".

Article 23.- Issuing money

1. The State Bank shall be the only agency entitled to issue money of the Socialist Republic of Vietnam, including bank-notes and metal coins.

2. The bank-notes and metal coins issued by the State Bank shall be used as a means of payment without limitation on the territory of the Socialist Republic of Vietnam.

3. The State Bank shall manage the reserve money for issuance under the stipulations of the Government.

4. The State Bank shall ensure the sufficient supply of money and the ratio between the bank-notes and metal coins for the national economy.

5. The money issued for circulation shall be recorded as "debit" of the national economy and shall be balanced by the "credit" of the State Bank.

Article 24.- Printing, minting, preserving, transporting, issuing and destroying money

1. The State Bank shall design the denominations, sizes, weights, drawings, adornment and other characteristics of bank-notes and metal coins and submit them to the Prime Minister for ratification.

2. The State Bank shall organize the printing, minting, preservation, transport, issue and destruction of money.

Article 25.- Dealing with torn or damaged money

The State Bank shall determine criteria for the classification of torn or damaged money; exchange and withdraw assorted money torn or damaged during the circulation process; and not exchange the money which are torn or damaged due to acts of sabotage.

Article 26.- Withdrawing, replacing money

The State Bank shall withdraw from circulation types of money which are no longer appropriate and shall issue other types of money for replacement. The withdrawn money of different types shall be changed for others of equivalent value within the time-limit prescribed by the State Bank. Beyond this time-limit, the withdrawn money shall be invalid for circulation.

Article 27.- Sample and souvenir money

The State Bank shall organize the printing, minting and domestic and overseas sale of sample and souvenir money of different types, which are designed for collection purpose or for other purposes as prescribed by the Government.

Article 28.- Promulgating, inspecting and supervising the implementation of regulations on the professional money-issuing activities

1. The Government shall promulgate the regulations on the professional money-issuing activities, including the printing, minting, preservation, transport, distribution, withdrawal, replacement and destruction of money as well as on the expenses for the professional money-issuing activities.

2. The Ministry of Finance shall inspect the implementation of the regulations on the professional money-issuing activities; the Ministry of Finance and the Ministry of the Interior shall supervise the process of printing, minting and destruction of currency.

Article 29.- Forbidden acts

The following acts are strictly forbidden:

1. Issuing counterfeit money; transporting, storing and circulating counterfeit money;

2. Destroying money;

3. Refusing to receive and circulate the money issued by the State Bank.

Section 3. CREDIT ACTIVITIES

Article 30.- Lending

1. The State Bank shall provide short-term loans to credit institutions which are banks in the form of re-financing as prescribed in Article 17 of this Law.

2. In exceptional cases where the Prime Minister has approved, the State Bank shall grant loans to credit institutions which temporarily lose their payment capability, thus threatening the safety of the system of credit institutions.

3. The State Bank shall not grant loans to individuals and organizations that are not credit institutions as prescribed in Items 1 and 2 of this Article.

Article 31.- Guaranty

The State Bank shall not provide guaranty for organizations and/or individuals to borrow capital, except for cases where such guaranty is designated by the Prime Minister for a credit institution to borrow capital from foreign country(ies).

Article 32.- Advances for the State budget

The State Bank shall provide advance for the central budget to deal with a temporary deficit in the State budget fund by decision of the Prime Minister. Such advance must be refunded in the budgetary year, except for special cases which shall be decided by the Prime Minister.

Article 33.- Capital contribution and share purchase

The State Bank shall not be allowed to contribute capital to and purchase shares from credit institutions and other enterprises.

Section 4. ACCOUNT OPENING, PAYMENT AND TREASURY OPERATIONS

Article 34.- Opening accounts

1. The State Bank shall be entitled to open accounts in foreign banks, international monetary and banking institutions.

2. The State Bank shall open accounts and undertake transactions for domestic credit institutions, foreign banks and international monetary and banking institutions.

3. The State Bank shall open accounts and undertake transactions for the State Treasury. In a district or provincial capital other than city, the State Treasury shall open an account at a State-owned commercial bank.

Article 35.- Payment and treasury operations

1. The State Bank shall organize an inter-bank payment system and provide payment services.

2. The State Bank shall provide treasury services through the collection and payment of cash to customers.

3. The State Bank shall have to fully and promptly provide cash payment services and shall not use cash at the request of account owner(s).

4. The State Bank shall sign and abide by agreements on payment with foreign banks and international monetary and banking institutions in accordance with the provisions of law.

Article 36.- Agency for the State Treasury

The State Bank shall act as an agent for the State Treasury in organizing bids, issuing and paying bonds and treasury bills.

Section 5. MANAGEMENT OF FOREIGN EXCHANGE AND FOREIGN EXCHANGE TRANSACTIONS

Article 37.- Tasks and powers of the State Bank in the management of foreign exchange

In the management of foreign exchange, the State Bank shall have the following tasks and powers:

1. To elaborate draft laws, ordinances and other projects on the management of foreign exchange; to issue legal documents and regulations on the management of foreign exchange according to its competence;

2. To grant and withdraw permits for foreign exchange transactions;

3. To organize and manage the inter-bank foreign currency market and the domestic foreign exchange market;

4. To examine and/or inspect the implementation of the legislation on the management of foreign exchange; to control the foreign exchange input and output;

5. To control foreign exchange transactions by credit institutions;

6. To perform other tasks and exercise other powers regarding the management of foreign exchange in accordance with the provisions of law.

Article 38.- Management of the State's foreign exchange reserves

1. The State's foreign exchange reserves include:

a/ Foreign currencies in cash, foreign currency balances on offshore deposit accounts;

b/ Foreign bank drafts and debt instruments denominated in foreign currency(ies);

c/ Public securities issued or guaranteed by foreign governments, foreign banks, international monetary and banking institutions;

d/ Gold;

e/ Other types of State's foreign exchange.

2. The State Bank shall manage the foreign exchange reserves of the State of the Socialist Republic of Vietnam in accordance with the Government stipulations with a view to implementing the national monetary policy, ensuring international payment capability and preserving the State's foreign exchange reserves.

3. The use of the State's foreign exchange reserves to meet unexpected and urgent demands of the State shall be decided by the Prime Minister.

4. The State Bank shall report to the Government and the National Assembly Standing Committee the state of affairs of the State's foreign exchange reserves.

5. The Ministry of Finance shall inspect the management of the State's foreign exchange reserves by the State Bank in accordance with the Government stipulations.

Article 39.- Foreign exchange transactions of the State Bank

The State Bank shall buy and sell foreign exchange on the domestic market for the attainment of objectives of the national monetary policy; buy and sell foreign exchange on the international market and undertake other foreign exchange transactions in accordance with the Government stipulations.

Section 6. INFORMATION ACTIVITIES

Article 40.- Collection and provision of information

1. The State Bank shall organize the collection, analysis and forecast of domestic and foreign information on economic, financial and monetary issues and on banking activities in service of the elaboration and management of the national monetary policy. The concerned organizations shall have to provide necessary information for the State Bank in accordance with the Government stipulations.

2. The State Bank shall exchange information and provide information services relating to currency and banking activities for credit institutions, other organizations and individuals.

Article 41.- Promulgation of information

The State Bank shall promulgate information on currency and banking activities. The Governor shall determine the scope, form and time for promulgating such information.

Article 42.- Protection of information secrets

The State Bank shall have to work out and submit to the Government for ratification a list of confidential documents on currency and banking activities; to protect the secrets of the State, the State Bank and customers in accordance with the provisions of law.

Chapter IV

FINANCE, COST-ACCOUNTING OF ACCOUNTS AND REPORTS OF THE STATE BANK

Article 43.- Legal capital

The State Bank's legal capital shall be allocated from the State budget. The level of the State Bank's legal capital shall be decided by the Prime Minister.

Article 44.- Financial revenues and expenditures

The State Bank's revenues and expenditures shall, in principle, be carried out in accordance with the provisions of the Law on the State Budget. The Government shall stipulate contents of specific financial revenues and expenditures in conformity with professional operation of the State Bank.

Article 45.- Difference between revenue and expenditure of the State Bank

The difference between the annual revenue and expenditure of the State Bank shall be determined on the basis of revenues from banking professional activities and other revenue sources, after deducting the operational costs and contingency reserves.

Article 46.- Establishing fund

The State Bank shall deduct part of the difference between its revenue and expenditure to set up a fund for the implementation of the national monetary policy in accordance with the Government stipulations; the remainder must be remitted to the State budget.

Article 47.- Cost-accounting of accounts of the State Bank

The State Bank shall conduct cost-accounting of accounts according to the account system and the regime of vouchers and invoices provided for by the legislation on accounting and statistics.

Article 48.- Auditing

The annual financial statements of the State Bank must be audited and certified by the State Audit.

Article 49.- Fiscal year and financial statement

1. A fiscal year of the State Bank shall commence on January 1st and end on December 31 of the solar year.

2. The State Bank shall follow the regime of financial statement in accordance with the provisions of law.

Chapter V

BANK INSPECTORATE AND GENERAL CONTROL COMMISSION OF THE STATE BANK

Section 1. BANK INSPECTORATE

Article 50.- Bank Inspectorate

1. The Bank Inspectorate is the specialized banking inspectorate in the State Bank's apparatus.

2. The relationship between the Bank Inspectorate and the State Inspectorate is provided for by the legislation on inspectorate.

3. The organization, concrete tasks and powers of the Bank Inspectorate shall be stipulated by the Government.

Article 51.- Subjects and objectives of the Bank Inspectorate

1. Subject to inspection by the Bank Inspectorate are the organization and operation of credit institutions and the banking activities of other organizations.

2. Objectives of the Bank Inspectorate are to contribute to ensuring the safety of the system of credit institutions, to protect the legitimate rights and interests of depositors and serve the implementation of the national monetary policy.

Article 52.- Contents of operation of the Bank Inspectorate

Contents of operation of the Bank Inspectorate include:

1. Inspecting the observance of the legislation on currency and banking activities; as well as the compliance with banking operation licenses;

2. Detecting, preventing and handling according to its competence or proposing the competent agencies to handle violations of the legislation on currency and banking activities;

3. Proposing measures to ensure the implementation of the legislation on currency and banking activities.

Article 53.- Powers of the Bank Inspectorate

When conducting inspection, the Bank Inspectorate shall have the following powers:

1. To request the inspected subjects and the concerned parties to provide documents and evidences and answer questions on issues related to the inspection contents;

2. To make records of inspection and propose handling measures;

3. To apply preventive measures and handle violations in accordance with the provisions of law.

Article 54.- Responsibilities of the Bank Inspectorate

When conducting inspection, the Bank Inspectorate shall have the following responsibilities:

1. To produce the inspection decision and the inspectors' cards;

2. To comply with the inspection order and procedures, not to trouble, hassle or obstruct regular banking activities or harm the legitimate interests of credit institutions and other organizations involved in banking activities;

3. To report to the Governor on the inspection results and propose handling measures;

4. To observe law and be answerable before the Governor and before law for inspection conclusions and for all of its activities and decisions.

Article 55.- Rights of credit institutions and other organizations involved in banking activities when the Bank Inspectorate conducts inspection

When the Bank Inspectorate is conducting an inspection, the concerned credit institutions and other organizations involved in banking activities shall have the following rights:

1. To request the inspectors to produce the inspection decision, the inspectors' cards and abide by the legislation on inspectorate;

2. To complain, denounce to the competent State agency or take legal actions against the inspectors' acts as well as the conclusions and decisions of the Bank Inspectorate which they deem improper;

3. To request compensation for damage caused by the Bank Inspectorate's acts or decisions which are contrary to law.

Article 56.- Obligations of credit institutions and other organizations involved in banking activities when the Bank Inspectorate conducts inspection

When the Bank Inspectorate is conducting an inspection, the concerned credit institutions and other organizations involved in banking activities shall have the following obligations:

1. To meet the Bank Inspectorate's requests on the inspection contents;

2. To abide by the handling decisions of the Bank Inspectorate.

Article 57.- General Control Commission

1. The General Control Commission is a unit belonging to the State Bank's apparatus and has the following tasks:

a/ To control the operations of units under the system of the State Bank.

b/ To conduct internal audit in units undertaking the central bank's professional transactions.

2. The organization, concrete tasks and powers of the General Control Commission shall be stipulated by the Governor.

Chapter VI

COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 58.- Commendation

Organizations and/or individuals with meritorious deeds in banking activities, contributing to the promotion of socio-economic development, ensuring safety of operations of the system of credit institutions shall be rewarded in accordance with the provisions of law.

Article 59.- Subjects and acts of violation

1. Organizations and/or individuals that violate the provisions of Article 29 of this Law; conduct banking activities without licenses or operate outside the scope of operation defined in the licenses; obstruct the examination and inspection by the State Bank; violate other provisions of this Law and provisions of the legislation on currency and banking activities shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively handled or examined for penal liability as prescribed by law.

2. Officials and employees of the State Bank, who violate the provisions of Article 14 of this Law; lack responsibility while performing their duties, cover up organizations and/or individuals that violate the provisions of this Law and other provisions of the legislation on currency and banking activities shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability as prescribed by law.

3. Organizations and/or individuals that violate the provisions of Items 1 and 2 of this Article, thus damaging interests of the State, organizations and/or individuals shall have to pay compensation therefor in accordance with the provisions of law.

Article 60.- Competence of the State Bank in handling administrative violations

The State Bank shall have the competence to handle administrative violations committed by organizations and individuals in the field of currency and banking activities in accordance with the provisions of law.

Article 61.- Complaints and/or litigation against decisions on handling of administrative violations

1. Organizations and/or individuals administratively sanctioned for their violations in the field of currency and banking activities shall have the right to lodge complaints about decisions on the handling of administrative violations to the competent State agency or litigate at court. The complaint or litigation shall comply with the provisions of law.

2. During the complaining or litigating period, the organizations and/or individuals subject to administrative sanctions shall still have to execute the decisions thereon. When a decision on the settlement of a complaint has been issued by the competent State agency or a court judgment or decision has taken its effect, such decision or judgment shall apply.

Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 62.- Effect of implementation

1. This Law takes effect from October 1st, 1998.

2. The May 23, 1990 Ordinance on the State Bank of Vietnam shall cease to be effective from the date this Law takes effect.

3. The Government, the Supreme People's Court, the Supreme People's Procuracy shall, within their respective tasks and powers, organize the revision of the provisions of the legislation on currency and banking activities so as to annul, amend, supplement, issue or propose the National Assembly Standing Committee and the National Assembly to annul, amend, supplement or issue documents to conform to the provisions of this Law.

Article 63.- Guidance for implementation

The Government shall provide guidance for the implementation of this Law.

This Law was passed by the Xth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its second session on December 12, 1997.

 

 

The Chairman of the National Assembly




Nong Duc Manh

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Law 01/1997/QH10 DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất