Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

thuộc tính Thông tư liên tịch 04/2002/TTLT-BCA-BNG

Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Công an; Bộ Ngoại giao
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:04/2002/TTLT-BCA-BNG
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư liên tịch
Người ký:Nguyễn Văn Hưởng; Nguyễn Văn Ngạnh
Ngày ban hành:29/01/2002
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Ngoại giao, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư liên tịch 04/2002/TTLT-BCA-BNG

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ CÔNG AN-BỘ NGOẠI GIAO
********

Số: 04/2002/TTLT/BCA-BNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Hà Nội, ngày 29 tháng 1 năm 2002

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ CÔNG AN - BỘ NGOẠI GIAO SỐ 04/2002/TTLT-BCA-BNG NGÀY 29 THÁNG 01 NĂM 2002 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 21/2001/NĐ-CP NGÀY 28-5-2001 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH, CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

______________

Thực hiện Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28-5-2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là Nghị định), Bộ Công an và Bộ Ngoại giao hướng dẫn như sau:

I- VIỆC MỜI, ĐÓN, BẢO LÃNH NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
1- Đối với người nước ngoài thuộc diện làm thủ tục tại Bộ Ngoại giao
a) Cơ quan, tổ chức được giao chủ trì đón khách nước ngoài vào Việt Nam theo lời mời của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, khách mời cấp tương đương của các vị có hàm Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi công văn thông báo danh sách và chương trình hoạt động của khách tới Cục lãnh sự - Bộ Ngoại giao hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh, đồng gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an; nếu yêu cầu cấp thị thực cho khách tại cửa khẩu quốc tế, thì công văn cần nêu rõ cửa khẩu và thời gian khách nhập cảnh để Cục Quản lý xuất nhập cảnh thực hiện.
Cục Lãnh sự hoặc Sở ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh thông báo cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài được uỷ quyền thực hiện chức năng lãnh sự (sau đây gọi là cơ quan đại diện Việt Nam) cấp thị thực cho khách (nếu thuộc diện phải cấp thị thực).
b) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác của nước ngoài được uỷ quyền thực hiện chức năng lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hiệp quốc, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đặt tại Việt Nam (sau đây gọi là cơ quan đại diện nước ngoài) có nhu cầu thay đổi thành viên hoặc mời người nước ngoài vào làm việc với cơ quan đại diện, thì gửi công hàm tới Cục Lãnh sự hoặc Sở ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh. Công hàm cần nêu rõ: họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, quốc tịch, số hộ chiếu, mục đích nhập cảnh, thời gian cư trú tại Việt Nam, nơi nhận thị thực của người được mời.
Cục Lãnh sự, Sở ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh có công văn thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh về việc cơ quan đại diện nước ngoài thay đổi thành viên hoặc mời người vào làm việc. Sau 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn thông báo, nếu Cục Quản lý xuất nhập cảnh không có ý kiến, thì Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh thông báo cơ quan đại diện Việt Nam cấp thị thực cho khách.
Trường hợp khách có nhu cầu xin cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế, Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh có công văn đề nghị Cục Quản lý xuất nhập cảnh giải quyết. Cục Quản lý xuất nhập cảnh có công văn trả lời trong thời hạn 2 ngày làm việc.
c) Thành viên cơ quan đại diện nước ngoài có nhu cầu mời khách vào thăm, cơ quan đại diện mà người đó là thành viên làm thủ tục theo quy định tại điểm 1b mục này.
d) Cơ quan, tổ chức đề nghị thông báo cơ quan đại diện Việt Nam cấp thị thực cho khách phải thanh toán với Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh cước phí theo biểu giá của ngành bưu điện.
2- Đối với người nước ngoài thuộc diện làm thủ tục tại Bộ Công an
a) Các cơ quan, tổ chức có nhu cầu mời người nước ngoài vào Việt Nam không thuộc diện làm thủ tục tại Bộ Ngoại giao quy định tại điểm 1 mục này, gửi công văn đề nghị tới Cục Quản lý xuất nhập cảnh; nếu đề nghị cấp thị thực cho khách tại cửa khẩu quốc tế, thì công văn cần nêu rõ cửa khẩu và thời gian khách nhập cảnh, lý do đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu.
Các tổ chức quy định tại các điểm d, đ, g, h khoản 1 Điều 4 của Nghị định, trước khi làm thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh phải nộp hồ sơ chứng minh tư cách pháp nhân tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Hồ sơ gồm:
- Giấy phép hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập tổ chức;
- Văn bản đăng ký hoạt động của tổ chức, có xác nhận đồng ý của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức đặt trụ sở;
- Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức.
Việc nộp hồ sơ nêu trên chỉ thực hiện một lần. Khi có sự thay đổi nội dung trong hồ sơ, thì tổ chức đó có văn bản thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh để bổ sung hồ sơ.
b) Cá nhân có nhu cầu mời người nước ngoài vào thăm, nộp đơn tại Cục quản lý xuất nhập cảnh. Đơn phải có xác nhận theo quy định sau đây:
- Nếu người mời là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, thì đơn phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân phường, xã nơi cư trú.
- Nếu người mời là người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam từ 6 tháng trở lên, thì đơn phải có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.
c) Cục Quản lý xuất nhập cảnh có văn bản trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được công văn hoặc đơn đề nghị; trường hợp phát hiện người nước ngoài thuộc diện chưa được nhập cảnh Việt Nam, thì nêu rõ tại văn bản trả lời để cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh biết.
d) Việc thông báo cho cơ quan đại diện Việt Nam cấp thị thực cho người nước ngoài (trừ các trường hợp được miễn thị thực, nhận thị thực tại cửa khẩu) do Cục Quản lý xuất nhập cảnh thực hiện. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thông báo phải thanh toán với Cục Quản lý xuất nhập cảnh cước phí theo biểu giá của ngành bưu điện.
II- VIỆC CẤP, BỔ SUNG, SỬA ĐỔI THỊ THỰC TẠI CƠ QUAN ĐẠI DIỆN VIỆT NAM
1- Việc cấp thị thực
a) Người nước ngoài xin thị thực nộp tại cơ quan đại diện Việt Nam một đơn (theo mẫu quy định) kèm hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (sau đây gọi chung là hộ chiếu). Thời hạn giá trị còn lại của hộ chiếu phải dài hơn ít nhất một tháng so với thời hạn giá trị của thị thực xin cấp. Nếu xin cấp thị thực rời thì trong đơn nêu rõ lý do, mục đích xin cấp thị thực rời.
Người Việt Nam ở nước ngoài có nhu cầu về thăm thân nhân mà không có hộ chiếu, nếu mang giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp có giá trị xuất, nhập cảnh và mẫu giấy tờ đó đã được thông báo chính thức cho Việt Nam qua đường ngoại giao, cũng làm thủ tục theo quy định tại điểm này.
b) Cơ quan đại diện Việt Nam cấp thị thực như sau:
- Đối với người không có cơ quan, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam mời đón, thì xét cấp thị thực một lần, thời hạn 15 ngày. Việc xét cấp thị thực được thực hiện trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đơn, hộ chiếu.
- Đối với người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài có nhu cầu về thăm thân nhân, nếu có bằng chứng đã nhập cảnh Việt Nam lần trước cách thời điểm xin nhập cảnh không quá 36 tháng, thì cơ quan đại diện Việt Nam xét cấp thị thực có giá trị một lần không quá 3 tháng. Việc xét cấp thị thực được thực hiện trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ khi nhận đơn, hộ chiếu.
- Đối với người đã có thông báo của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục Lãnh sự hoặc Sở ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh về việc cho nhập cảnh, thì trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ khi nhận đơn, hộ chiếu của khách, cơ quan đại diện Việt Nam cấp thị thực theo nội dung đã được thông báo.
Trường hợp cơ quan đại diện Việt Nam phát hiện người xin thị thực có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc có hoạt động phương hại đến an ninh quốc gia mà cơ quan chức năng ở trong nước chưa phát hiện được, thì người đứng đầu cơ quan đại diện cần kịp thời trao đổi lại với cơ quan đã thông báo cấp thị thực để xem xét, quyết định.
c) Đối với người Việt Nam ở nước ngoài không có hộ chiếu, mang giấy tờ nêu tại điểm 1a mục này, nếu được chấp thuận nhập cảnh, thì cơ quan đại diện Việt Nam cấp thị thực rời.
2- Việc sửa đổi thị thực, chuyển thị thực sang hộ chiếu mới
a) Đối với trường hợp đề nghị sửa đổi thị thực đã cấp do bị lỗi kỹ thuật, cơ quan đại diện giải quyết ngay trong ngày làm việc.
b) Đối với trường hợp đề nghị chuyển thị thực còn giá trị sử dụng từ hộ chiếu cũ sang hộ chiếu mới, cơ quan đại diện Việt Nam thực hiện như sau:
- Nếu thị thực do cơ quan đại diện Việt Nam cấp thì đối chiếu với hồ sơ cấp thị thực để giải quyết;
- Nếu thị thực do cơ quan chức năng khác của Việt Nam cấp, cơ quan đại diện trao đổi với cơ quan chức năng đó để giải quyết.
Việc giải quyết chuyển thị thực được thực hiện trong thời hạn 2 ngày làm việc. Đối với trường hợp được chấp thuận, cơ quan đại diện Việt Nam cấp thị thực vào hộ chiếu mới của khách với thời hạn giá trị, số lần nhập cảnh và ký hiệu như thị thực đã cấp ở hộ chiếu cũ.
c) Đối với trường hợp đề nghị sửa đổi loại thị thực (số lần nhập cảnh), thời hạn thị thực hoặc mục đích nhập cảnh, thì thủ tục và trình tự giải quyết như đối với trường hợp xin thị thực nhập cảnh nêu tại Mục I Thông tư này.
Người đề nghị sửa đổi thị thực nộp tại cơ quan đại diện Việt Nam một đơn theo mẫu quy định. Đối với trường hợp được chấp thuận, cơ quan đại diện Việt Nam cấp thị thực mới phù hợp với nội dung được chấp thuận.
III- VIỆC CẤP CHỨNG NHẬN TẠM TRÚ TẠI CỬA KHẨU QUỐC TẾ VÀ VIỆC KHAI BÁO TẠM TRÚ
1- Việc cấp chứng nhận tạm trú.
Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp chứng nhận tạm trú cho người nước ngoài tại cửa khẩu quốc tế như sau:
a) Đối với người mang thị thực, thì cấp chứng nhận tạm trú đến hết thời hạn của thị thực. Nếu ở thời điểm người đó nhập cảnh mà thời hạn của thị thực còn giá trị không quá 15 ngày, thì cấp chứng nhận tạm trú 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh.
b) Đối với người được miễn thị thực.
- Đối với người được miễn thị thực theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, thì cấp chứng nhận tạm trú theo thời hạn quy định tại Điều ước quốc tế đó. Nếu tại Điều ước quốc tế không quy định thời hạn tạm trú, thì cấp chứng nhận tạm trú 90 ngày.
- Đối với quan chức, viên chức Ban thư ký ASEAN, thì cấp chứng nhận tạm trú 30 ngày.
c) Đối với người nước ngoài mang thẻ tạm trú, thẻ thường trú còn giá trị sử dụng, thì không cấp chứng nhận tạm trú.
2- Việc khai báo tạm trú.
a) Thủ tục khai báo tạm trú của người nước ngoài với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh gồm:
- Xuất trình hộ chiếu, tờ khai nhập xuất cảnh, chứng nhận tạm trú và thị thực (nếu thuộc diện phải có thị thực) ;
- Khai vào phiếu khai báo tạm trú theo mẫu do Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh ban hành.
b) Người nước ngoài nghỉ qua đêm tại khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ của tổ chức, cá nhân, khu nhà ở dành riêng cho người nước ngoài (sau đây gọi là cơ sở có người nước ngoài tạm trú) thực hiện việc khai báo tạm trú thông qua chủ cơ sở đó. Chủ cơ sở có người nước ngoài tạm trú có trách nhiệm:
- Hướng dẫn người nước ngoài làm thủ tục khai báo tạm trú nêu tại điểm 2a trên đây.
- Lập danh sách người nước ngoài khai báo tạm trú và nộp tại công an phường xã sở tại. Đối với cơ sở có người nước ngoài tạm trú đã nối mạng máy tính với Phòng Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Phòng Quản lý xuất nhập cảnh), thì truyền ngay nội dung khai báo tạm trú của người nước ngoài về Phòng Quản lý xuất nhập cảnh và thông báo số lượng người nước ngoài tạm trú cho công an phường xã sở tại biết.
Mẫu danh sách người nước ngoài khai báo tạm trú do Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh ban hành.
- Lưu giữ phiếu khai báo tạm trú và danh sách người nước ngoài khai báo tạm trú tại cơ sở của mình để xuất trình với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh khi có yêu cầu. Thời gian lưu giữ phiếu khai báo tạm trú và danh sách người nước ngoài khai báo tạm trú ít nhất 6 tháng.
c) Người nước ngoài nghỉ qua đêm tại nhà riêng của thân nhân, phải trực tiếp hoặc thông qua chủ nhà thực hiện việc khai báo tạm trú tại công an phường, xã sở tại.
d) Những quy định tại điểm 2 mục này không áp dụng đối với việc nghỉ qua đêm tại trụ sở cơ quan đại diện nước ngoài hoặc nhà riêng của thành viên cơ quan đại diện nước ngoài.
IV- VIỆC CẤP, GIA HẠN, BỔ SUNG, SỬA ĐỔI CÁC LOẠI GIẤY TỜ CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐANG TẠM TRÚ TẠI VIỆT NAM
1- Đối với người nước ngoài thuộc diện làm thủ tục tại Bộ Ngoại giao
a) Người nước ngoài là khách mời của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ: khách mời cấp tương đương của các vị có hàm Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thành viên cơ quan đại diện nước ngoài và thân nhân, người giúp việc cùng đi; khách vào làm việc với cơ quan đại diện nước ngoài hoặc vào thăm thành viên cơ quan đại diện có nhu cầu xin cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, cấp, gia hạn chứng nhận tạm trú, thì cơ quan đón tiếp thực hiện như sau:
- Nếu khách có nhu cầu cấp, gia hạn chứng nhận tạm trú, thì gửi văn bản đề nghị tới Vụ lễ tân - Bộ Ngoại giao hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh hoặc cơ quan khác được Bộ Ngoại giao uỷ quyền.
- Nếu khách có nhu cầu cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, thì gửi văn bản đề nghị tới Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh.
Việc xem xét, giải quyết các đề nghị nói trên được thực hiện trong thời hạn 5 ngày làm việc.
b) Thành viên cơ quan đại diện nước ngoài và thân nhân, người giúp việc cùng đi được Vụ Lễ tân, Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh hoặc cơ quan khác được Bộ Ngoại giao uỷ quyền cấp thẻ tạm trú. Cơ quan đại diện nước ngoài gửi công hàm đề nghị cấp thẻ tạm trú tới một trong các cơ quan nói trên kèm theo tờ khai có ảnh của người đề nghị cấp thẻ.
Sau khi cấp thẻ tạm trú, trong thời hạn 5 ngày làm việc, cơ quan cấp thẻ lập danh sách với các chi tiết nhân thân, kèm ảnh của người được cấp thẻ và gửi cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
c) Trường hợp người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam xin chuyển đổi mục đích tạm trú để làm việc với cương vị là thành viên cơ quan đại diện nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài gửi công hàm kèm theo đơn và hộ chiếu của người đó tới Vụ Lễ tân, Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh hoặc cơ quan khác được Bộ Ngoại giao uỷ quyền. Công hàm cần nêu rõ: họ tên, ngày tháng, năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu, nghề nghiệp, địa chỉ và mục đích tạm trú của người xin chuyển đổi mục đích tạm trú.
Vụ Lễ tân, Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh hoặc cơ quan khác được Bộ Ngoại giao uỷ quyền có văn bản trao đổi với Cục Quản lý xuất nhập cảnh để thống nhất cách giải quyết. Đối với người được chấp thuận chuyển đổi mục đích, Vụ Lễ tan, Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh hoặc cơ quan khác được Bộ Ngoại giao uỷ quyền cấp thẻ tạm trú phù hợp với mục đích chuyển đổi.
2- Đối với người nước ngoài thuộc diện làm thủ tục tại Bộ Công an
a) Người nước ngoài xin cấp, gia hạn chứng nhận tạm trú, cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực phải thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh để làm thủ tục với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài gửi văn bản đề nghị kèm theo hộ chiếu của khách tới Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh.
Trường hợp người nước ngoài xin cấp, gia hạn chứng nhận tạm trú để giải quyết việc riêng của cá nhân người đó,thì có thể trực tiếp nộp đơn tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh.
b) Người nước ngoài xin chuyển đổi mục đích tạm trú tại Việt Nam phải thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân bảo lãnh để làm thủ tục với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Cơ quan, tổ chức, cá nhân bảo lãnh việc chuyển đổi mục đích của người nước ngoài gửi văn bản đề nghị kèm theo hộ chiếu của khách tới Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng quản lý xuất nhập cảnh.
Việc xem xét, giải quyết yêu cầu nêu trên được thực hiện trong thời hạn 5 ngày làm việc. Đối với người nước ngoài được chấp thuận chuyển đổi mục đích tạm trú, Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh cấp chứng nhận tạm trú phù hợp với mục đích chuyển đổi.
c) Trường hợp người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam xin chuyển đổi mục đích để làm thuê cho cơ quan đại diện nước ngoài (trừ trường hợp làm thành viên của cơ quan đại diện), cơ quan đại diện nước ngoài có công hàm kèm theo hộ chiếu của người đó gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh, nêu rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu của khách, mục đích và địa chỉ đang tạm trú tại Việt Nam, lý do xin chuyển đổi mục đích.
Cục Quản lý xuất nhập cảnh có công văn gửi Vụ Lễ tân hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh để thống nhất giải quyết. Đối với người nước ngoài được chấp thuận chuyển đổi mục đích tạm trú. Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp chứng nhận tạm trú phù hợp với mục đích chuyển đổi.
d) Người không quốc tịch nếu được cấp thẻ tạm trú, thì được dùng thẻ này để xuất, nhập cảnh Việt Nam.
V- KÝ HIỆU CỦA THỊ THỰC VÀ THẺ TẠM TRÚ
1- Thị thực có các ký hiệu sau đây:
A1- Cấp cho thành viên chính thức các đoàn khách mời của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và khách mời cấp tương đương của các vị có hàm Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thân nhân, người giúp việc cùng đi.
A2- Cấp cho thành viên cơ quan đại diện nước ngoài và thân nhân, người giúp việc cùng đi.
A3- Cấp cho người vào làm việc với cơ quan đại diện nước ngoài hoặc vào thăm thành viên cơ quan đại diện nước ngoài.
B1- Cấp cho người vào làm việc với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan Trung ương của các tổ chức nhân dân, đoàn thể quần chúng.
B2- Cấp cho người vào thực hiện dự án đầu tư đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép.
B3- Cấp cho người vào làm việc với các doanh nghiệp của Việt Nam.
B4- Cấp cho người vào làm việc tại Văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức kinh tế, văn hoá và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài; tổ chức phi Chính phủ có trụ sở đặt tại Việt Nam.
C1- Cấp cho người vào Việt Nam du lịch.
C2- Cấp cho người vào Việt Nam với mục đích khác.
D- Cấp cho người vào Việt Nam không có cơ quan, tổ chức cá nhân mời đón.
Thị thực ký hiệu D có giá trị 15 ngày; thị thực ký hiệu khác có giá trị từ 30 ngày trở lên.
2- Thẻ tạm trú có các ký hiệu sau đây:
A- Cấp cho thành viên cơ quan đại diện nước ngoài và thân nhân, người giúp việc cùng đi.
B1- Cấp cho người nước ngoài làm việc với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan Trung ương của các tổ chức nhân dân, đoàn thể quần chúng.
B2- Cáp cho người nước ngoài làm việc tại dự án đầu tư đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép.
B3- Cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp của Việt Nam.
B4- Cấp cho người nước ngoài thuộc biên chế của văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức kinh tế, văn hoá và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài; tổ chức phi Chính phủ có trụ sở đặt tại Việt Nam.
C- Cấp cho người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam với mục đích khác.
VI- VIỆC GIẢI QUYẾT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI THƯỜNG TRÚ
1- Người nước ngoài thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 13 của Nghị định xin thường trú tại Việt Nam, phải nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Hồ sơ gồm:
- 2 đơn xin thường trú theo mẫu do Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh ban hành, kèm theo 4 ảnh;
- 2 bản tự khai lý lịch;
- 2 bản chụp hộ chiếu;
- Các giấy tờ, tài liệu liên quan (nếu có).
Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Công an có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người xin thường trú biết quyết định của Thủ tướng Chính phủ; nếu được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, thì thông báo công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đó xin thường trú để chỉ đạo Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thực hiện việc cấp thẻ thường trú.
2- Người nước ngoài thuộc diện quy định tại khoản 2 Điều 13 của Nghị dịnh xin thường trú tại Việt Nam, phải nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh nơi người đó xin thường trú. Hồ sơ gồm:
- 2 đơn xin thường trú theo mẫu do Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh ban hành kèm theo 4 ảnh.
- 2 bản lý lịch tư pháp có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân hoặc của nước mà người đó có nơi thường trú.
- Công hàm của cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân đề nghị giải quyết cho người đó được thường trú tại Việt Nam;
- Giấy tờ chứng minh là vợ, chồng, con, cha, mẹ của công dân Việt Nam thường trú ở Việt Nam.
- 2 bản chụp hộ chiếu;
- Các giấy tờ, tài liệu liên quan (nếu có).
Các giấy tờ nêu tại điểm này (trừ đơn xin thường trú, công hàm, hộ chiếu) phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng hoặc hợp pháp hoá theo quy định.
Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Quản lý xuất nhập cảnh phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành thẩm tra, xác minh và báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định. Trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì thời gian có thể được kéo dài thêm nhưng không quá 3 tháng.
Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người xin thường trú biết quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an; nếu được Bộ trưởng Bộ Công an chấp thuận, thì thông báo công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đó xin thường trú để chỉ đạo Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thực hiện việc cấp thẻ thường trú.
VII- VIỆC CẤP THẺ THƯỜNG TRÚ
1- Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Phòng Quản lý xuất nhập cảnh) cấp thẻ thường trú trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
Thẻ thường trú được cấp riêng cho từng người, kể cả người dưới 14 tuổi. Mẫu thẻ thường trú do Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh ban hành.
Trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, người nước ngoài được chấp thuận cho thường trú tại Việt Nam phải đến Phòng Quản lý xuất nhập cảnh nơi thường trú để nhận thẻ thường trú. Quá thời hạn nói trên, người được chấp thuận cho thường trú không đến nhận thẻ mà không có lý do chính đáng, thì thẻ thường trú mặc nhiên hết giá trị.
2- Người nước ngoài đã được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp giấy chứng nhận thường trú trước thời điểm ban hành thông tư này, trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày ban hành Thông tư, phải đến Phòng Quản lý xuất nhập cảnh nơi thường trú để đổi thẻ thường trú.
3- Định kỳ 3 năm một lần, người được cấp thẻ thường trú phải mang theo thẻ đến trình diện tại cơ quan cấp thẻ để được đổi thẻ mới. Nếu không trình diện theo quy định, thì có thể bị thu hồi thẻ thường trú.
4- Trường hợp có nhu cầu thay đổi nội dung ghi trong thẻ thường trú, người thường trú phải nộp đơn tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh nơi thường trú.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Phòng Quản lý xuất nhập cảnh) có trách nhiệm báo cáo Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, quyết định Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo, Cục Quản lý xuất nhập cảnh có văn bản trả lời. Đối với trường hợp được chấp thuận thay đổi nội dung ghi trong thẻ thường trú, công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Phòng Quản lý xuất nhập cảnh) thực hiện việc cấp thẻ mới trong thời gian không quá 5 ngày làm việc.
5- Người không quốc tịch nếu được cấp thẻ thường trú, thì được sử dụng thẻ này để xuất, nhập cảnh Việt Nam.
VIII- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1- Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm:
- Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, đón, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam và người nước ngoài thực hiện Thông tư này.
- Ban hành văn bản hướng dẫn lực lượng kiểm soát nhập xuất cảnh ở cửa khẩu quốc tế và công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện công tác quản lý Nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; ban hành quy trình, biểu mẫu giải quyết việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài thuộc diện làm thủ tục tại Bộ Công an.
- Kịp thời thông báo cho cơ quan chức năng của Bộ Ngoại giao những vấn đề về an ninh quốc gia có liên quan và những vi phạm pháp luật Việt Nam về xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự để xử lý về mặt ngoại giao.
- Quản lý và cung cấp kịp thời ấn phẩm trắng thị thực cho Cục lãnh sự, theo kế hoạch đã được dự trù trước.
2- Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ đặc điểm của địa phương, quy định cụ thể việc chuyển danh sách tạm trú của người nước ngoài từ công an phường, xã về Phòng quản lý xuất nhập cảnh bằng biện pháp nhanh nhất.
3- Cục Lãnh sự có trách nhiệm:
- Hướng dẫn cơ quan đại diện Việt Nam, cơ quan đại diện nước ngoài và cơ quan liên quan thực hiện thông tư này.
- Ban hành quy trình, biểu mẫu giải quyết việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam thuộc diện làm thủ tục tại Bộ Ngoại giao.
- Định kỳ hàng quý thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh tình hình nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài thuộc diện làm thủ tục tại Bộ Ngoại giao để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
4- Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh chủ trì, phối hợp với Cục trưởng Cục lãnh sự thống nhất ban hành các loại mẫu giấy tờ sau:
a) Đơn xin thị thực;
b) Mẫu thị thực;
c) Mẫu thẻ tạm trú.
5- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao hướng dẫn cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện thông tư này.
6- Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định, hướng dẫn liên tịch trước đây của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Nguyễn Văn Hưởng

(Đã ký)

Nguyễn Văn Ngạnh

(Đã ký)

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF PUBLIC SECURITY
THE MINISTRY OF FOREIGN AFFAIR
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No: 04/2002/TTLT-BCA-BNG

Hanoi, January 29, 2002

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE GOVERNMENT’S DECREE No. 21/2001/ND-CP OF MAY 28, 2001 DETAILING THE IMPLEMENTATION OF THE ORDINANCE ON ENTRY, EXIT AND RESIDENCE OF FOREIGNERS IN VIETNAM

In furtherance of the Government’s Decree No.21/2001/ND-CP of May 28, 2001 detailing the implementation of the Ordinance on Entry, Exit and Residence of Foreigners in Vietnam (hereinafter referred to as the Decree), the Ministry of Public Security and the Ministry for Foreign Affairs hereby jointly provide the following guidance:

I. INVITATION AND RECEPTION OF AND GUARANTY FOR FOREIGNERS TO
ENTER VIETNAM

1. For foreigners liable to carry out procedures at the Ministry for Foreign Affairs

a/ Agencies and organizations assigned to assume the prime responsibility for receiving foreign guests on entry into Vietnam at the invitation of the Party Central Committee, the National Assembly, the State President, the Government, and invited guests of ranks equivalent to those of ministers, vice ministers, presidents and vice presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities, shall send official letters informing the lists of guests as well as their working programs to the Consular Department of the Ministry for Foreign Affairs or Ho Chi Minh City External Affairs Service, and concurrently to the Exit and Entry Management Department of the Ministry of Public Security. If they request visas to be granted to their guests at international border gates, their official letters must clearly state the border gates and the time of the guests? entry, so that the Exit and Entry Management Department can carry out procedures therefor.

The Consular Department or Ho Chi Minh City External Affairs Service shall notify Vietnamese diplomatic missions, consular offices or other agencies in foreign countries, which are authorized to perform the consular function (hereinafter referred collectively to as the Vietnamese representations) to grant visas to guests (if such guests are required to have visas).

b/ Foreign countries? diplomatic missions, consular offices and other agencies in Vietnam, which are authorized to perform the consular function, Vietnam-based representative offices of international organizations within the United Nations system, inter-governmental organizations (hereinafter referred collectively to as foreign representations), which wish to change their members or invite foreigners to enter Vietnam to work with them, shall send diplomatic notes to the Consular Department or Ho Chi Minh City External Affairs Service. Each diplomatic notice must clearly state the invitee’s full name, date of birth, position, nationality, passport serial number, entry purpose(s), stay duration in Vietnam and place for reception of his/her visa.

The Consular Department or Ho Chi Minh City External Affairs Service shall notify in writing the Exit and Entry Management Department of the foreign representations? member change or invitation of foreigners into Vietnam to work. If the Exit and Entry Management Department, within 2 working days after receiving the written notices, makes no objection, the Consular Department or Ho Chi Minh City External Affairs Service shall notify the Vietnamese representations to grant visas to such guests.

In cases where guests wish to be granted visas at international border-gates, The Consular Department or Ho Chi Minh City External Affairs Service shall request in writing the Exit and Entry Management Department to settle the cases. The Exit and Entry Management Department shall reply in writing within 2 working days.

c/ If members of foreign representations wish to invite guests for visits, their managing representations shall carry out procedures according to the provisions at Point 1b of this Section.

d/ Agencies and organizations requesting Vietnamese representations to grant visas to guests shall have to pay postages to the Consular Department or Ho Chi Minh City External Affairs Service according to the table of postage rates set by the postal service.

2. For foreigners liable to carry out procedures at the Ministry of Public Security

a/ Agencies and organizations, which wish to invite into Vietnam foreigners who are not liable to carry out procedures at the Ministry for Foreign Affairs as defined at Point 1 of this Section, shall send written requests to the Exit and Entry Management Department. If they request the granting of visas to guests at international border gates, their written requests must clearly state the border gates and time of the guests? entry, as well as reasons for granting of visas at border gates.

Organizations defined at Points d, e, g and h, Clause 1, Article 4 of the Decree, before carrying out the procedures for inviting and/or guaranteeing foreigners to enter Vietnam, must submit dossiers evidencing their legal person status to the Exit and Entry Management Department. Each dossier comprises:

- Permit or decision of a competent authority on the organization’s establishment;

- Written operation registration of the organization, with certification of the People’s Committee of the province or centrally-run city where the organization is headquartered;

- Written document presenting the seal and signature of the competent person of the organization.

The above-said dossier submission shall be made only once. Any change in dossier content must be notified in writing by the submitting organization to the Exit and Entry Management Department for dossier supplementation.

b/ Individuals who wish to invite foreigners for visits shall submit their applications to the Exit and Entry Management Department. Applications must be certified according to the following regulations:

- If the inviters are Vietnamese citizens or foreigners permanently residing in Vietnam, their applications must be certified by the People’s Committees of wards or communes where they reside.

- If the inviters are foreigners temporarily residing in Vietnam for 6 months or more, their applications must be certified by agencies or organizations where they work or study.

c/ The Exit and Entry Management Department shall reply in writing the requesting agencies, organizations or individuals within 5 days after receiving their written requests or applications. In cases where it detects that the invited foreigners fall into cases not yet permitted for entry into Vietnam, it shall clearly notify this in the written replies to the inviting and/or guaranteeing agencies, organizations or individuals.

d/ The notification to Vietnamese representations for granting of visas to foreigners (except for cases of visa exemption or reception of visas at border gates) shall be made by the Exit and Entry Management Department. Agencies, organizations and individuals that request such notification must pay postage therefor to the Exit and Entry Management Department according to the table of postage rates set by the postal service.

II. VISA GRANTING, SUPPLEMENTATION AND MODIFICATION AT VIETNAMESE REPRESENTATIONS

1. Visa granting

a/ Foreigners who apply for visas shall each file with Vietnamese representations a written application (made according to the set form) together with his/her passport or papers in substitution for passport (hereinafter referred collectively to as passports). The remaining valid duration of the applicant’s passport must be at least one month longer than the valid duration of the to be-granted visa. Foreigners who apply for loose visas must state in their applications the reasons for and the purposes of application for loose visas.

If overseas Vietnamese, who wish to return to the country to visit their relatives but bear no passports, carry along papers with exit and entry value issued by competent foreign authorities and already officially notified to Vietnam through the diplomatic channel, they shall also carry out procedures prescribed at this Point.

b/ Vietnamese representations shall grant visas as follows:

- Persons without any invitation and reception by agencies, organizations or individuals in Vietnam shall be considered for granting of single visas valid for 15 days. The visa granting consideration shall be effected within 3 working days after the written applications therefor and passports are received.

- For Vietnamese bearing foreign passports and wishing to visit their relatives, if they can evidence that their last entries into Vietnam were made within 36 months before the time of applying for this entry, the Vietnamese representations shall consider and grant single visas valid for no more than 3 months. The visa granting consideration shall be effected within 2 working days after applications and passports are received.

- For persons who have been notified by the Exit and Entry Management Department, the Consular Department or Ho Chi Minh City External Affairs Service of the permission for their entries, the Vietnamese representations shall, within 2 working days after receiving such persons? applications and passports, grant visas according to the already notified contents.

In cases where the Vietnamese representations detect that the visa applicants commit acts of violating the Vietnamese law or conduct activities detrimental to the national security which, however, have not yet been discovered by the functional bodies at home, the heads of the representations shall have to promptly contact the agencies that have notified the visa granting for consideration and decision.

c/ Overseas Vietnamese without passports who, however, carry along papers specified at Point 1a of this Section, and have obtained entry permission, shall be granted loose visas by the Vietnamese representations.

2. Modification of visas, transfer of visas to new passports

a/ For cases of request for modification of already granted visas due to technical errors, the representations shall handle right on the same working day.

b/ For cases of request for transfer of visas, which are still valid, from old passports to new passports, the Vietnamese representations shall settle them as follows:

- For visas granted by themselves, they shall make comparison to visa granting dossiers before their settlement;

- For visas granted by other Vietnamese functional agencies, they shall contact such functional agencies for settlement.

The transfer of visas shall be effected within 2 working days. For permitted cases, the Vietnamese representations shall grant visas in the new passports of guests with the same valid duration, entry number and signs as those granted in old ones.

c/ For cases of request for alteration of visa type (number of entries), valid duration or entry purposes, the settling procedures and order shall be the same as those applicable to the cases of application for entry visas prescribed in Section I of this Circular.

Persons requesting visa modification shall file with the Vietnamese representations their written applications made according to the set form. For permitted cases, the Vietnamese representations shall grant new visas in conformity with the approved content.

III. GRANTING OF TEMPORARY RESIDENCE CERTIFICATES AT INTERNATIONAL BORDER GATES AND TEMPORARY RESIDENCE DECLARATION

1. Granting of temporary residence certificates

The exit and entry management agency shall grant temporary residence certificates to foreigners at international border gates as follows:

a/ For visa bearers, the temporary residence certificates shall be granted to them, being valid till the expiry of visas. If at the time of entry of such persons, their visas are still valid for no more than 15 days, they shall be granted temporary residence certificates for 15 days from the date of entry.

b/ For persons exempt from visas:

- For persons exempt from visas under international treaties which Vietnam has signed or acceded to, the temporary residence certificates shall be granted to them for the duration prescribed in such international treaties. If such international treaties do not prescribe the temporary residence duration, 90-day temporary residence certificates shall be granted.

- For officials and employees of the ASEAN Secretariat, 30-day temporary residence certificates shall be granted.

c/ For foreigners bearing temporary residence cards or permanent residence cards, which are still valid, no temporary residence certificate shall be granted.

2. Temporary residence declaration:

a/ Procedures for temporary residence declaration by foreigners to the exit and entry management agency include:

- Producing passport, written entry/exit declaration, temporary residence certificate and visa (if visa is required);

- Filling temporary residence declaration slip made according to the form set by the Director of the Exit and Entry Management Department.

b/ Foreigners who stay overnight at hotels, guest houses or inns of organizations or individuals, or at residential quarters exclusively reserved for foreigners (hereinafter referred collectively to as establishments accommodating foreigners on temporary residence) shall make the temporary residence declaration through owners of such establishments. Owners of establishments accommodating foreigners on temporary residence shall have to:

- Guide foreigners in carrying out the temporary residence declaring procedures prescribed at Point 2a above;

- Draw up the lists of foreigners who have made the temporary residence declaration and submit them to the ward or commune police offices. Establishments accommodating foreigners on temporary residence and already connected to the computer network of exit and entry management sections of police offices of the provinces or centrally-run cities (hereinafter referred to as exit and entry management sections), shall promptly transmit the contents of temporary residence declarations by foreigners to the exit and entry management sections and notify the number of foreigners on temporary residence to the ward or commune police offices.

The form of the list of foreigners subject to temporary residence declaration shall be set by the Director of the Exit and Entry Management Department.

- Keep temporary residence declaration slips and lists of foreigners subject to temporary residence declaration at their establishments for submission thereof to the exit and entry management agency when so requested. The duration for keeping the temporary residence declaration slips and list of foreigners subject to temporary residence declaration shall be at least 6 months.

c/ Foreigners who stay overnight at private houses of their relatives shall have to, personally or through the house owners, make temporary residence declarations at ward or commune police offices.

d/ The regulations at Point 2 of this Section shall not apply to the overnight stays at the offices of foreign representations or private houses of members of foreign representations.

IV. GRANTING, EXTENSION, SUPPLEMENTATION AND MODIFICATION OF ASSORTED PAPERS FOR FOREIGNERS ON TEMPORARY RESIDENCE IN VIETNAM

1. For foreigners liable to carry out procedures at the Ministry for Foreign Affairs

a/ Foreigners who are guests of the Party Central Committee, the National Assembly, the State President and the Government; guests of equivalent ranks of ministers, vice ministers, presidents and vice presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities; members of foreign representations and their accompanying dependents and servants; guests entering Vietnam to work with foreign representations or to visit representations? members and wishing to be granted visas or temporary residence certificates or to have their visas supplemented or modified or their temporary residence certificates renewed, the receiving agencies shall:

- If their guests wish to be granted temporary residence certificates or to have their temporary residence certificates renewed, send written requests therefor to the Protocol Department of the Ministry for Foreign Affairs or Ho Chi Minh City External Affairs Service or other agencies authorized by the Ministry for Foreign Affairs.

- If their guests wish to be granted visas or to have their visas supplemented or modified, send written requests therefor to the Consular Department or Ho Chi Minh City External Affairs Service.

The consideration and settlement of the above-said requests shall be effected within 5 working days.

b/ Members of foreign representations and their accompanying dependents and servants shall be granted temporary residence cards by the Protocol Department, Ho Chi Minh City External Affairs Service or other agencies authorized by the Ministry for Foreign Affairs. Foreign representations shall send diplomatic notes requesting the temporary residence card granting to one of the said agencies together with the written declarations stuck with photos of card applicants.

After granting temporary residence cards, the card-granting agencies shall, within 5 working days, draw up lists of card grantees accompanied by their personal identifications and photos, then send them to the Exit and Entry Management Department.

c. In cases where foreigners being on temporary residence in Vietnam apply for alteration of their temporary residence purposes to work as members of foreign representations, the foreign representations shall send diplomatic notes together with such persons? applications and passports to the Protocol Department, Ho Chi Minh City External Affairs Service or other agencies authorized by the Ministry for Foreign Affairs. Each diplomatic note must clearly state: The full name, date of birth, nationality, serial number of passport, occupation, address and temporary residence purpose of the applicant for alteration of temporary residence purpose.

The Protocol Department, Ho Chi Minh City External Affairs Service or other agencies authorized by the Ministry for Foreign Affairs shall consult in writing with the Exit and Entry Management Department for unanimous settling method. For persons permitted to alter their temporary residence purposes, the Protocol Department, Ho Chi Minh City External Affairs Service or other agencies authorized by the Ministry for Foreign Affairs shall grant temporary residence cards in conformity with the altered purposes.

2. For foreigners liable to carry out procedures at the Ministry of Public Security

a/ Foreigners who apply for granting or renewal of temporary residence certificates, granting, supplementation or modification of visas shall, through the inviting or guaranteeing agencies, organizations or individuals, have to complete the procedures with the exit and entry management agency. Agencies, organizations or individuals inviting or guaranteeing foreigners shall send written requests together with the guests? passports to the Exit and Entry Management Department or exit and entry management sections.

In cases where foreigners apply for granting or renewal of temporary residence certificates for purpose of settling their own business, they may file their applications directly with the Exit and Entry Management Department or exit and entry management sections.

b/ Foreigners who apply for alteration of purposes of their temporary residence in Vietnam shall, through the guaranteeing agencies, organizations or individuals, have to complete procedures with the exit and entry management agency. Agencies, organizations or individuals guaranteeing the alteration of foreigners? temporary residence purposes shall send written requests therefor together with such guests? passports to the Exit and Entry Management Department or exit and entry management sections.

The consideration and settlement of the said requests shall be effected within 5 working days. For persons permitted to alter their temporary residence purposes, the Exit and Entry Management Department or exit and entry management sections shall grant temporary residence cards in conformity with the altered purposes.

c/ In cases where foreigners being on temporary residence in Vietnam apply for alteration of their temporary residence purposes to work as employees of foreign representations (except for cases to work as members thereof), the foreign representations shall send diplomatic notes together with such persons? passports to the Exit and Entry Management Department, clearly stating their full names, date of birth, nationality, passports? serial numbers, temporary residence purposes and addresses in Vietnam, and reasons for alteration of temporary residence purposes.

The Exit and Entry Management Department shall send official letters to the Protocol Department or Ho Chi Minh City External Affairs Service for unanimous settlement. For foreigners permitted to alter their temporary residence purposes, the Exit and Entry Management Department shall grant temporary residence certificates in conformity with the altered purposes.

d/ Stateless persons who are granted temporary residence cards shall be entitled to use such cards for their exit from or entry into Vietnam.

V. CODES OF VISAS AND TEMPORARY RESIDENCE CARDS

1. Visas bear the following code signs:

A1: shall be granted to official members of delegations invited by the Party Central Committee, the National Assembly, the State President, the Government and guests of ranks equivalent to the ranks of ministers, vice ministers, presidents or vice presidents of the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities, and their accompanying dependents and servants.

A2: shall be granted to members of foreign representations and their accompanying dependents and servants.

A3: shall be granted to persons who enter Vietnam to work with foreign representations or to visit members of foreign representations.

B1: shall be granted to persons who enter Vietnam to work with the Supreme People’s Procuracy, the Supreme People’s Court, the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities, and the central bodies of the mass organizations.

B2: shall be granted to persons who enter Vietnam to execute investment projects already licensed by competent Vietnamese State agencies.

B3: shall be granted to persons who enter Vietnam to work with Vietnamese enterprises.

B4: shall be granted to persons who enter Vietnam to work at representative offices or branches of economic, cultural or other professional organizations of foreign countries, Vietnam-based non-governmental organizations.

C1: shall be granted to persons who enter Vietnam for tourist purposes.

C2: shall be granted to persons who enter Vietnam for other purposes.

D: shall be granted to persons who enter Vietnam without invitation or reception by any agencies, organizations or individuals.

Visas in D code sign shall be valid for 15 days, while visas in other codes shall be valid for 30 days or more.

2. Temporary residence cards bear the following codes:

A: shall be granted to members of foreign representations and their accompanying dependents and servants.

B1: shall be granted to foreigners working with the Supreme People’s Procuracy, the Supreme People’s Court, the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities, and the central bodies of the mass organizations.

B2: shall be granted to foreigners working for investment projects already licensed by the competent Vietnamese State agencies.

B3: shall be granted to foreigners working with Vietnamese enterprises.

B4: shall be granted to foreigners on payrolls of representative offices or branches of economic, cultural or other professional organizations of foreign countries; and Vietnam-based non-governmental organizations.

C: shall be granted to foreigners on temporary residence in Vietnam for other purposes.

VI. PERMISSION FOR FOREIGNERS? PERMANENT RESIDENCE

1. Foreigners defined in Clause 1, Article 13 of the Decree who apply for permanent residence in Vietnam shall have to file dossiers with the Exit and Entry Management Department. Each dossier comprises:

- The permanent residence application made in two copies according to the form set by the Director of the Exit and Entry Management Department, with four applicant’s photos;

- Two curriculum vitae copies;

- Two copies of passport;

- Relevant papers and documents (if any).

Within 1 month after receiving the dossiers, the Ministry of Public Security shall have to report them to the Prime Minister for consideration and decision.

The Exit and Entry Management Department shall have to notify in writing the permanent residence applicants of the Prime Minister’s decisions. In case of approval by the Prime Minister, it shall notify such to the police offices of the provinces or centrally-run cities, where such persons apply for permanent residence, so that the latter shall direct the exit and entry management sections in granting permanent residence cards.

2. Foreigners defined in Clause 2, Article 13 of the Decree who apply for permanent residence in Vietnam shall have to file dossiers with the Exit and Entry Management Department or the exit and entry management sections of localities where such persons apply for permanent residence. Each dossier comprises:

- The application for permanent residence made in two copies according to the form set by the Director of the Exit and Entry Management Department, stuck with four applicant’s photos;

- Two copies of the applicant’s judicial record with certification of the competent authority of the country of which the applicant is a citizen or where he/she has place(s) of permanent residence;

- The diplomatic note of the competent authority of the country of which the applicant is a citizen, requesting permission for such person’s permanent residence in Vietnam;

- Papers evidencing that the applicant is a spouse, child or parent of Vietnamese citizens permanently residing in Vietnam;

- Two copies of passport;

- Other relevant papers and documents (if any).

Papers specified at this Point (except for permanent residence application, diplomatic note and passport) must be translated into Vietnamese and notarized or legalized as prescribed.

Within 6 months after receiving the dossiers, the Exit and Entry Management Department shall coordinate with the concerned agencies in conducting the examination and verification thereof and reporting the results to the Minister of Public Security for consideration and decision. In cases where it deems necessary to make a supplementary examination, the said time limit may be extended but the extension must not exceed 3 months.

The Exit and Entry Management Department shall have to notify in writing the permanent residence applicants of decisions of the Public Security Minister. In case of approval by the Public Security Minister, it shall notify such to the police offices of the provinces or centrally-run cities, where such persons apply for permanent residence, so that the latter shall direct the exit and entry management sections in granting permanent residence cards.

VII. GRANTING OF PERMANENT RESIDENCE CARDS

1. The police offices of the provinces or centrally-run cities (the exit and entry management sections) shall grant permanent residence cards within 5 working days after they receive notices from the Exit and Entry Management Department.

Permanent residence cards shall be granted separately to applicants, including persons who are under 14 years old. The model permanent residence card shall be promulgated by the Director of the Exit and Entry Management Department.

Within 2 months after receiving notices from the Exit and Entry Management Department, foreigners permitted to permanently reside in Vietnam shall have to go to the exit and entry management sections of localities where they permanently reside to receive permanent residence cards. If past the said time limit the persons permitted for permanent residence still fail to get the cards without plausible reasons, such permanent residence cards shall automatically be invalidated.

2. Foreigners, who had been granted permanent residence certificates by the exit and entry management agency before the date of promulgation of this Circular, shall, within 6 months thereafter, have to go to the exit and entry management sections of localities where they permanently reside to have their permanent residence cards renewed.

3. Once every 3 years, the permanent residence card holders shall have to carry their cards to the card granting agencies for renewal thereof. If they fail to present themselves as prescribed, their permanent residence cards may be withdrawn.

4. In cases where they wish to change the contents inscribed in their permanent residence cards, the permanent residents shall have to file applications with the exit and entry management sections of localities where they permanently reside.

Within 5 working days after receiving the applications, the police offices of the provinces or centrally-run cities (exit and entry management sections) shall have to report them to the Exit and Entry Management Department for consideration and decision. Within 5 working days after receiving the reports, the Exit and Entry Management Department shall reply in writing. For the case of approval of the change of contents inscribed in permanent residence cards, the police offices of the provinces or centrally-run cities (exit and entry management sections) shall grant new cards within 5 working days.

5. Stateless persons, who are granted permanent residence cards, shall be entitled to use such cards for their exit from and entry into Vietnam.

VIII. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The Exit and Entry Management Department shall have to:

- Guide agencies, organizations and individuals that invite, receive and/or guarantee foreigners to enter Vietnam as well as foreigners in implementing this Circular.

- Promulgate documents guiding the exit and entry control forces at the international border-gates and the police offices of the provinces or centrally-run cities to organize the State management over exit, entry and residence of foreigners in Vietnam; promulgate procedures and forms for settling exit, entry and residence of foreigners who are liable to carry out procedures at the Ministry of Public Security.

- Promptly notify to the functional bodies of the Ministry for Foreign Affairs of matters related to national security as well as violations of the Vietnamese legislation on exit, entry and residence of foreigners who enjoy the diplomatic or consular privileges and immunities for handling through the diplomatic channel.

- Manage and supply in time blank visas to the Consular Department according to the pre-set plans.

2. The chiefs of the police offices of the provinces or centrally-run cities shall base themselves on local characteristics to specifically regulate the transfer of the lists of foreigners on temporary residence from the ward/commune police offices to the exit and entry management sections by the fastest means.

3. The Consular Department shall have to:

- Guide the Vietnamese representations, the foreign representations and concerned agencies in implementing this Circular.

- Promulgate procedures and forms for settling entry, exit and residence of foreigners in Vietnam who are liable to carry out procedures at the Ministry for Foreign Affairs.

- Quarterly report to the Exit and Entry Management Department on situation of entry, exit and residence of foreigners who are liable to carry out procedures at the Ministry for Foreign Affairs for a sum-up report to the Government.

4. The Director of the Exit and Entry Management Department shall assume the prime responsibility and coordinate with the Director of the Consular Department in uniformly promulgating the following paper forms:

a/ Visa application;

b/ Model visa;

c/ Model temporary residence card.

5. Basing themselves on their respective functions and tasks, the Ministry of Public Security and the Ministry for Foreign Affairs shall guide their attached bodies and units in implementing this Circular.

6. This Circular takes effect 15 days after its signing. The previous regulations and joint guidance of the Ministry of Public Security and the Ministry for Foreign Affairs, which are contrary to this Circular, are all hereby annulled.

 

FOR THE MINISTER OF PUBLIC SECURITY
VICE MINISTER




Nguyen Van Huong

FOR THE MINISTER FOR FOREIGN AFFAIRS
VICE MINISTER



Nguyen Van Nganh

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Joint Circular 04/2002/TTLT-BCA-BNG DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất