Quyết định 80/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Hợp tác quốc tế về biển đến năm 2020
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 80/2008/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 80/2008/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 13/06/2008 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Ngoại giao, Chính sách, Hàng hải |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 80/2008/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 80/2008/QĐ-TTg NGÀY 13 THÁNG 06 NĂM 2008
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ BIỂN ĐẾN 2020”
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09 tháng 02 năm 2007 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09 tháng 02 năm 2007 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại tờ trình số 92/TTr-BKH ngày 23 tháng 5 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Hợp tác quốc tế về biển đến 2020 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm hợp tác quốc tế về biển
a) Hợp tác quốc tế về biển phải đặt trong tổng thể Chiến lược, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược biển, phù hợp với đường lối và chính sách đối ngoại của Việt Nam;
b) Hợp tác quốc tế về biển nhằm xây dựng vùng biển hòa bình, hợp tác, hữu nghị cùng phát triển trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi và tôn trọng pháp luật Việt Nam và các chuẩn mực chung của luật pháp quốc tế;
c) Hợp tác quốc tế về biển phải nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam, khai thác biển có hiệu quả và phát triển bền vững biển; trong đó đặc biệt chú ý hợp tác quốc tế để phát triển kinh tế, cùng bảo đảm an ninh chung và giải quyết tranh chấp trên biển;
d) Hợp tác quốc tế về biển để chủ động hội nhập, đưa vị thế của Việt Nam ngang tầm khu vực và quốc tế; thực hiện quyền và nghĩa vụ của Việt Nam trong việc tham gia các tổ chức quốc tế và điều ước quốc tế.
2. Mục tiêu hợp tác quốc tế về biển.
a) Thực hiện hợp tác quốc tế về biển là nhằm góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;
b) Mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản, lâu dài, xuyên suốt của công tác đối ngoại về vùng biển và ven biển là xác lập chủ quyền đầy đủ, quản lý và bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của nước ta trên các vùng biển và thềm lục địa, các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các hải đảo khác thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trước mắt, phải quản lý, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền và lợi ích quốc gia trên các vùng biển, đảo; duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển. Tiến tục đàm phán với các nước có tranh chấp trên biển với Việt Nam, xây dựng vùng biển hòa bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển;
c) Mở rộng hợp tác quốc tế và tăng cường quan hệ ngoại giao, đặc biệt với các nước lân cận Biển Đông và những nước có tiềm lực kinh tế, khoa học công nghệ mạnh về biển để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, phát triển kinh tế biển và vùng ven biển, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên biển bên cạnh việc bảo vệ môi trường biển, đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật biển, đảm bảo an ninh, an toàn trên biển, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, thắt chặt tình hữu nghị giữa nước ta với các nước có biển trong khu vực, trên nguyên tắc giữ vững độc lập và chủ quyền quốc gia trên biển;
d) Thu hút các nguồn lực từ bên ngoài (các tổ chức tài chính – kinh tế quốc tế; nhà nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài ….) để phát huy tốt hơn tiềm năng, thế mạnh của biển Việt Nam, nâng cao thu nhập, đời sống cho ngư dân ven biển, thúc đẩy hình thành một số tập đoàn kinh tế lớn, xây dựng một số công trình kết cấu hạ tầng biển và ven biển trọng điểm (cảng biển, đường ven biển, các khu kinh tế ven biển và đảo), hình thành một số cơ sở dự báo thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, phát triển tiềm lực khoa học – công nghệ biển, xây dựng các cơ sở đào tạo nhân lực để phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển.
3. Nhiệm vụ hợp tác quốc tế về biển đối với ngành, lĩnh vực
a) Hợp tác trong lĩnh vực dầu khí
Quan điểm chủ đạo trong phát triển ngành dầu khí là bảo đảm an ninh năng lượng kết hợp với bảo vệ an ninh quốc gia, tăng cường khả năng phòng thủ trên biển. Phát triển đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, tiết kiệm năng lượng cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Mục tiêu chiến lược của phát triển dầu khí là trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, hoàn chỉnh việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến, dự trữ, phân phối, dịch vụ và xuất nhập khẩu.
- Về tìm kiếm thăm dò dầu, khí: đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong tìm kiếm thăm dò dầu khí, đặc biệt là hợp tác thăm dò ở các vùng nước sâu xa bờ thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, các vùng nhạy cảm về chủ quyền như vùng thuộc bể Phú Khánh, Tư Chính, thuộc nhóm bể Trường Sa, Vịnh Bắc Bộ nhằm sớm xác định trữ lượng dầu khí ở các khu vực này.
Thắt chặt mối quan hệ hợp tác tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí với các nước liên quan tới các khu vực chồng lấn thềm lục địa khi được Chính phủ cho phép.
Cho phép hợp tác với tập đoàn nước ngoài xây dựng một số cơ sở nổi trên biển phục vụ khai thác dầu khí ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để vừa phát triển kinh tế vừa khẳng định và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại các quần đảo này.
Tăng cường quảng bá, hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào tìm kiếm thăm dò dầu khí dưới các hình thức hợp tác khác nhau.
- Về khai thác dầu, khí: khi có phát hiện mới về dầu khí, chú trọng hợp tác quốc tế ở những mỏ xa bờ và các vùng tranh chấp. Đầu tư khai thác thứ cấp để nâng cao hệ số thu hồi và đầu tư nghiên cứu và các giải pháp công nghệ mới nhằm khai thác các mỏ khí có hàm lượng CO2 cao.
Tăng cường tìm kiếm cơ hội để mua thêm cổ phần các mỏ đang phát triển và đang khai thác.
- Chế biến dầu, khí: đa dạng hóa sở hữu công nghiệp chế biến dầu khí để thu hút vốn đầu tư phát triển. Thu hút sự tham gia của các công ty dầu khí nước ngoài có đủ năng lực về vốn và công nghệ đầu tư xây dựng các khu công nghiệp chế biến dầu khí nhằm gia tăng giá trị của dầu thô và khí thiên nhiên.
- Về hệ thống dự trữ, vận chuyển, phân phối sản phẩm dầu khí: đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc xây dựng các đường ống dẫn khí xuyên quốc gia, trước mắt là đề án đường ống dẫn khí liên ASEAN chuẩn bị nguồn cung cho sau năm 2010.
Tích cực tham gia thực hiện các dự án cơ chế phát triển sạch theo Nghị định thư Kyoto mà Việt Nam đã ký kết.
Phát triển đội tàu vận tải dầu thô trong nước, tính toán giảm dần sự phụ thuộc vào đội tàu vận tải dầu thô nước ngoài, tiến tới tham gia vào thị trường vận tải dầu thô thế giới và khu vực.
- Về dịch vụ và kinh doanh dầu, khí: mở rộng các hình thức kinh doanh các sản phẩm dầu khí cả trong và ngoài nước, bao gồm: (1) bán và mua dầu thô, khí thiên nhiên, các sản phẩm dầu khí bảo đảm an toàn cho khai thác dầu khí; (2) cải tiến quản lý cung cấp nguyên liệu cho hoạt động chế biến dầu khí và tiêu dùng.
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia thị trường dịch vụ và kinh doanh dầu khí.
b) Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế hàng hải
- Kinh tế vận tải biển: Tập trung đầu tư phát triển nhanh, hiệu quả đội tàu biển Việt Nam theo hướng trẻ hóa, hiện đại hóa và chuyên dụng hóa, đặc biệt là tàu công-te-nơ và tàu dầu để đến năm 2010, phấn đấu tổng trọng tải đạt 6-7 triệu DWT; năm 2015 trên 10 triệu DWT và năm 2020 trên 14 triệu DWT nhằm nâng cao sức cạnh tranh với các công ty vận tải biển nước ngoài.
Tham gia hiệu quả thị trường vận tải biển trong khu vực và thế giới theo hướng tăng mạnh sản lượng vận tải quốc tế; tăng thị phần nhằm bảo đảm hợp lý lợi ích kinh tế vận tải ngoại thương để đến năm 2015 đạt trên 25% và 2020 đạt trên 35% tổng sản lượng vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam.
Nghiên cứu xây dựng cơ chế khuyến khích, ưu đãi đủ hấp dẫn để thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực kinh tế vận tải biển Việt Nam.
- Dịch vụ hàng hải và hỗ trợ: hiện đại hóa lĩnh vực dịch vụ hàng hải và hỗ trợ, nâng cao chất lượng dịch vụ và năng lực cạnh tranh để mở rộng thị phần trong khu vực và quốc tế.
- Xúc tiến hợp tác với nước ngoài đầu tư phát triển dịch vụ logistic (bao gồm cảng biển và khu dịch vụ logistic) tại Việt Nam.
Từng bước mở rộng các dịch vụ hàng hải của Việt Nam ra nước ngoài, đồng thời đẩy mạnh việc thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực hàng hải. Đến năm 2010, một số loại hình dịch vụ hàng hải sẽ mở cửa hoàn toàn cho nước ngoài vào kinh doanh, đầu tư không hạn chế cả về vốn và phạm vi hoạt động.
Tích cực tham gia và khai thác hiệu quả các hoạt động của Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO). Xây dựng lộ trình phấn đấu để đến năm 2015 Việt Nam tham gia thành viên Hội đồng, các Ủy ban chuyên môn của IMO.
Tăng cường hơn nữa hợp tác quốc tế về đào tạo và huấn luyện sỹ quan, thuyền viên, nhân viên làm việc trong lĩnh vực hàng hải, đặc biệt chú trọng hợp tác, liên doanh với các đối tác nước ngoài có tiềm lực mạnh về tài chính và thị trường.
Tiếp tục ký kết và thực hiện hiệp định hàng hải với các nước cũng như ký kết các hiệp định, các nghị định thư và các thỏa thuận liên quan của ASEAN và các thỏa thuận công nhận chứng chỉ chuyên môn hàng hải với các nước.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu thuyền viên, sỹ quan hàng hải trên cơ sở các nghiên cứu thị trường bài bản, dài hạn. Xây dựng chương trình huấn luyện, đào tạo và xuất khẩu lao động hàng hải đồng thời tích cực tranh thủ hợp tác với các tổ chức hàng hải quốc tế để tận dụng sự trợ giúp đào tạo nhân lực hàng hải cho Việt Nam nói chung.
- Công nghiệp tàu biển: để đáp ứng nhu cầu phát triển đội tàu biển và phục vụ các ngành kinh tế biển khác, nhất là an ninh quốc phòng, trong 10 đến 15 năm tới ngành cơ khí đóng mới và sửa chữa tàu biển ở Việt Nam cần đẩy mạnh sự hợp tác quốc tế, liên doanh đầu tư với các đối tác mạnh về vốn và công nghệ, tạo những bước phát triển lớn, mang tính đột phá. Phấn đấu đến năm 2020 đạt tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm đóng mới trên 70%.
Cần kết hợp giữa tự lực với nhập khẩu và khuyến khích đầu tư trực tiếp của nước ngoài, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc thúc đẩy sự chuyển giao công nghệ và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ hạ nguồn. Ưu tiên hợp tác đóng tàu đòi hỏi công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn. Nghiên cứu tiến tới đầu tư doanh nghiệp đóng tàu biển ở nước ngoài. Trong phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển phải chú trọng vấn đề môi trường.
Mở rộng hợp tác với hàng hải quốc tế, nâng cao các tiêu chuẩn thông số kỹ thuật để sản phẩm tàu biển do Việt Nam đóng mới, bảo trì hay đưa vào khai thác thích ứng với tiêu chuẩn quốc tế.
c) Hợp tác trong lĩnh vực du lịch biển và kinh tế đảo.
- Du lịch biển: phát huy tối đa các ưu thế và nguồn lực bên trong, tranh thủ hợp tác với bên ngoài để phát triển tổng hợp du lịch biển – núi – hải đảo (mà các vùng khác không có), nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch và dịch vụ cao cấp độc đáo, đặc thù theo từng vùng, miền, địa phương gắn với tài nguyên du lịch biển, đảo, có chất lượng và uy tín cao trên thị trường du lịch trong nước và khu vực Đông Nam Á.
Hình thành các trung tâm du lịch ven biển lớn tầm cỡ quốc gia và quốc tế ở các khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi trên cơ sở phát triển đa dạng các tuyến du lịch và các loại hình du lịch – thể thao – giải trí cả ở trên bờ, trên biển và trên các hải đảo.
Xây dựng cơ sở vật chất cho du lịch biển: đầu tư phát triển đồng bộ và hiện đại các cơ sở hạ tầng du lịch, nhất là những khu vực sẽ phát triển đô thị trong tương lai. Có chính sách mở cửa mạnh mẽ, tăng cường liên doanh liên kết nhằm thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước để nâng cấp, xây dựng thêm khách sạn ở các khu vực trọng điểm du lịch và các thành phố lớn ven biển. Phát triển hệ thống các điểm vui chơi giải trí ven biển và trên một số đảo. Đầu tư thích đáng cho việc tôn tạo, nâng cấp và quy hoạch lại các điểm di tích lịch sử, di tích cách mạng, các di sản văn hóa … đảm bảo tiêu chuẩn của các điểm du lịch tầm cỡ quốc tế.
Xây dựng và triển khai kế hoạch dài hạn về phát triển và đầu tư quảng bá hình ảnh Việt Nam và du lịch biển Việt Nam ra thế giới một cách dài hạn, bài bản, chuyên nghiệp; đặc biệt tập trung quảng bá đối với các thị trường trọng điểm về du lịch.
Thực hiện hợp tác quốc tế trong việc nghiên cứu và xây dựng Chiến lược, Quy hoạch, các chương trình, Đề án và Dự án phát triển du lịch biển, trong đó chú trọng phát triển du lịch hệ thống đảo, bao gồm cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Triển khai hợp tác quốc tế trong xây dựng hệ thống trạm quan trắc và thông tin môi trường tại các trọng điểm/khu du lịch quốc gia biển nhằm kịp thời đưa ra các cảnh báo tác động môi trường đến phát triển du lịch biển.
Tăng cường hợp tác kết nối các tour, tuyến du lịch trong nước với các nước trong khu vực; mở rộng hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch tàu biển với hệ thống cảng biển du lịch quốc tế tại một số trọng điểm quan trọng như Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Côn đảo, Phú Quốc.
Tăng cường hợp tác trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, sinh thái tiêu biểu ở vùng ven biển và hải đảo phục vụ phát triển du lịch biển. Trước mắt, tập trung đối với các giá trị văn hóa sinh thái ở các vùng di sản thế giới nằm ở vùng ven biển; các hệ sinh thái san hô – cỏ biển, rừng ngập mặn ở một số vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển ở vùng ven biển và hải đảo.
- Phát triển kinh tế các đảo: trong những năm tới, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa ý thức về biển của các cấp, các ngành, của toàn dân, đồng thời cần nghiên cứu, đánh giá tình hình, đề ra các đối sách và biện pháp mạnh hơn, đáp ứng yêu cầu mới của tình hình, nhiệm vụ. Cần phát huy hơn nữa các nguồn lực về vốn đầu tư, lao động, tiềm năng khoa học, công nghệ của các ngành, các địa phương đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái biển, tăng cường hợp tác quốc tế về phát triển kinh tế biển và giữ gìn hòa bình, ổn định ở khu vực, tạo môi trường thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để thực hiện các nhiệm vụ trên, các cấp, các ngành, các địa phương cần chú trọng công tác quy hoạch, kế hoạch và xây dựng chính sách dành nguồn lực thích đáng cho đầu tư, phát triển kinh tế biển kết hợp với củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia. Tăng cường xây dựng cơ chế hợp tác, tạo lòng tin, tránh xung đột với các nước trong khu vực.
Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế phát triển kinh tế đảo phù hợp với các Đề án phát triển đảo đã được phê duyệt và các quy định khác có liên quan.
Hỗ trợ thực hiện đối ngoại quân sự, hợp tác với Hải quân các nước trong khu vực quản lý các vùng biển liên quan.
d) Hợp tác trong lĩnh vực hải sản.
Tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản, nhất là các giống loài thủy sản quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, trong nghiên cứu ngư trường phục vụ quy hoạch phát triển các ngành, nghề thủy sản hiệu quả cao, bền vững. Nghiên cứu tham gia các Hiệp định nghề cá khu vực và thế giới.
Trong khai thác hải sản: gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực liên quan đến quyền, trách nhiệm khai thác hải sản ở các vùng biển, đại dương. Hợp tác nghiên cứu, chuyển giao (nhập) các công nghệ tiên tiến khai thác hải sản có giá trị kinh tế cao; hợp tác với nước ngoài đầu tư công nghệ hiện đại để phát hiện ngư trường phục vụ trực tiếp cho việc đánh bắt có hiệu quả. Giảm thiểu đánh bắt ven bờ, tập trung đánh bắt xa bờ, đánh bắt ở vùng biển quốc tế theo hình thức tự lực hoặc liên doanh với nước ngoài.
Trong nuôi trồng và chế biến hải sản: đẩy mạnh việc nghiên cứu và nghiên cứu ứng dụng các thành tựu tiến bộ kỹ thuật và khoa học công nghệ trong nuôi trồng, chế biến và quản lý nhằm đưa ngành hải sản Việt Nam phát triển hòa nhập với sự phát triển chung của khu vực và thế giới. Tập trung nghiên cứu và đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật của thế giới và khu vực vào Việt Nam trong các lĩnh vực về sản xuất giống hải sản, công nghệ nuôi, dinh dưỡng động vật hải sản và xử lý môi trường nuôi; công nghệ tiên tiến về nuôi cá lồng biển khơi, công nghệ nuôi bè, giàn treo, dây leo đối với các loài nhuyễn thể và rong biển. Ứng dụng công nghệ vệ tinh và hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong việc ra quyết định quản lý hoạt động nuôi trồng thủy hải sản ven biển Việt Nam. Ưu tiên hợp tác nghiên cứu nuôi trồng dược liệu biển phục vụ chế biến dược liệu. Ưu tiên khuyến khích hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chế biến sản phẩm thủy hải sản đem lại giá trị gia tăng cao.
Trong cơ khí thủy sản: đẩy mạnh hợp tác, chuyển giao công nghệ đóng tàu bằng các loại vật liệu tổng hợp, từng bước xuất khẩu tàu cá và các thiết bị khai thác hải sản sang các nước trong khu vực và trên thế giới.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ hậu cần nghề cá để nâng cao chất lượng và giá trị hải sản khai thác.
Thực hiện hợp tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nghề cá.
Nghiên cứu hoàn thiện các quy định về hợp tác hải sản gắn với vấn đề an ninh trên biển với các nước trong khu vực.
đ) Hợp tác trong lĩnh vực sản xuất muối biển
Đầu tư phát triển theo chiều sâu, nghiên cứu tổ chức sản xuất muối bằng các dây chuyền công nghệ tiên tiến dưới hình thức các doanh nghiệp tư nhân, liên doanh có trang bị kỹ thuật hiện đại nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm đảm bảo muối nguyên liệu cung cấp cho các ngành công nghiệp. Hình thành các khu vực sản xuất muối tập trung có công nghệ hiện đại để kết hợp khai thác muối biển chất lượng cao với việc thu hồi đồng thời các hóa phẩm khác trong nước biển, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành khai thác muối biển của nước ta.
Thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng một số khu công nghiệp hóa học biển bao gồm các xí nghiệp sản xuất xút, axít clohidríc và các hóa chất cơ bản khác từ nguồn nguyên liệu muối biển có sản lượng lớn và chất lượng cao ở ven biển các tỉnh từ Đà Nẵng đến Sóc Trăng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp lớn trong tương lai.
e) Hợp tác phát triển Khu kinh tế, khu công nghiệp và khu chế xuất
Tạo mọi điều kiện thuận lợi, thông thoáng để xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu kinh tế, đặc biệt là các khu kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ, các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu đô thị hiện đại ven biển, gắn với bảo vệ môi trường biển, phòng tránh thiên tai.
g) Hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên môi trường biển.
Sớm hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường biển có tính đến các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển. Tiếp tục nghiên cứu tham gia các công ước quốc tế có liên quan đến an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường cũng như ký các thỏa thuận trong khu vực để tạo điều kiện cho các cảng biển kiểm tra sự chấp hành luật lệ về bảo vệ môi trường biển của các tàu cập bến.
Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực điều tra, đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên, môi trường biển Việt Nam; dự báo thiên tai, ô nhiễm môi trường biển và ảnh hưởng của các hoạt động khai thác kinh tế trên biển.
Nghiêm túc thực hiện các công ước và chương trình hành động quốc tế đã ký kết để bảo vệ môi trường biển và đới bờ, bảo vệ tính đa dạng sinh học biển và duy trì năng suất, tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái biển và đới bờ, các loài sinh vật và các tài nguyên di truyền.
Bảo đảm sản lượng cá được duy trì hoặc khôi phục tới mức có thể nuôi sống các thế hệ hiện tại và tương lai một cách bền vững thông qua việc áp dụng cách tiếp cận quản lý tổng hợp đới bờ (ICM), quản lý hệ sinh thái, xác định khu bảo vệ biển, kể cả các biện pháp chống lại các hoạt động khai thác không bền vững.
Tiếp tục tận dụng tối đa trợ giúp quốc tế trong việc duy trì và phát triển hoạt động của mạng lưới khu bảo tồn biển cũng như thành lập các khu bảo tồn biển mới.
Ưu tiên hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xử lý chất, khí thải từ hoạt động kinh tế biển, thực hiện cơ chế phát triển sạch (CDM) theo Nghị định thư Kyoto.
Chủ động hợp tác quốc tế trong xử lý ô nhiễm biển do nạn dầu loang: tham gia: “Hệ thống quan trắc Trái đất toàn cầu” nhằm được chia sẻ thông tin về giám sát, cảnh báo thiên tai và môi trường thông qua việc giải đoán, phân tích ảnh và hệ thống rađa biển, giúp sớm phát hiện dầu tràn từ xa; tiếp tục gia nhập các công ước quốc tế quan trọng về lĩnh vực này. Xây dựng năng lực, áp dụng Giản đồ Kiểm toán chủ động của các quốc gia thành viên IMO và thực hiện các công ước cũng như các hiệp ước khác của IMO để sẵn sàng ứng phó trường hợp xảy ra ô nhiễm do dầu và hóa chất trên biển.
Tiếp tục mở rộng hợp tác trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn, ứng phó sự cố tràn dầu với các nước trong khu vực. Nghiên cứu ký thỏa thuận hợp tác với các quốc gia trong khu vực về ứng cứu dầu tràn, đối phó với ô nhiễm do các chất độc hại nguy hiểm gây ra; nghiên cứu tham gia thỏa thuận trong khu vực Đông Nam Á về ứng cứu dầu tràn.
Nghiên cứu tham gia mạng quan trắc toàn cầu về mực nước biển dâng.
Từng bước đầu tư hệ thống đồng bộ các thiết bị, phương tiện phục vụ công tác phát hiện, xử lý dầu tràn trên biển. Trước mắt, do nguồn lực tài chính và trình độ nhân lực trong lĩnh vực này còn hạn chế, xem xét thuê các dịch vụ này trên thế giới.
h) Hợp tác bảo đảm an ninh, an toàn trên biển.
Tăng cường tham gia vào các diễn đàn an ninh – chính trị quốc tế, nhất là của khu vực về những vấn đề liên quan đến biển Đông; tăng cường hợp tác với cơ quan phòng chống cướp biển của các nước để nắm tình hình biển, đấu tranh phòng chống hải tặc, buôn lậu và tội phạm xuyên biên giới; phối hợp trong việc xây dựng cơ sở pháp lý và các cơ chế xử lý các vụ việc liên quan trên biển theo đúng pháp luật quốc gia, phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời, thể hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán của nước ta đối với biển Đông, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nghiên cứu tiến hành hợp tác giữa lực lượng cảnh sát biển, lực lượng hải quân với các nước trong các lĩnh vực như: đào tạo, tuần tra chung, tìm kiếm cứu nạn trên biển, y tế, nghiên cứu và dự báo thời tiết trên cơ sở đảm bảo tôn trọng chủ quyền, độc lập lãnh thổ của mỗi nước.
Tích cực tham gia với các nước trong khu vực đầu tư xây dựng các trạm cảnh báo phòng chống thiên tai, dự báo và cảnh báo sớm các thiên tai có thể xảy ra trên các vùng biển; giảm thiểu hậu quả thiên tai; hợp tác chặt chẽ trong ứng phó với thảm họa kể cả tái thiết, khôi phục sau thiên tai.
Chú trọng việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải. Nghiên cứu tiếp tục gia nhập các công ước quốc tế, các hiệp định trong khu vực về đảm bảo an ninh, an toàn trên biển. Trước mắt, từ nay đến 2010, nghiên cứu gia nhập Công ước ngăn ngừa các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng hải 2005 (sửa đổi), Công ước quốc tế về an toàn container 1972.
Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ an ninh, an toàn, chống và xử lý nghiêm mọi hoạt động xâm hại tới mọi tuyến cáp quang quốc tế đi qua lãnh hải Việt Nam.
Tăng cường hợp tác quốc tế trên lĩnh vực cứu hộ, tìm kiếm, cứu nạn trên biển và y học biển.
Triển khai hợp tác quốc tế trong việc nghiên cứu và xây dựng mạng thông tin đa ứng dụng trên biển.
i) Hợp tác thăm dò tài nguyên và phát triển khoa học công nghệ biển
- Điều tra cơ bản về tài nguyên - môi trường biển: đẩy mạnh nghiên cứu và hợp tác với người nước ngoài trong lĩnh vực ứng dụng khoa học – công nghệ phục vụ công tác điều tra cơ bản và dự báo về các yếu tố biển, đặc biệt là các yếu tố tự nhiên, tài nguyên, môi trường để xác lập căn cứ cho việc hoạch định chính sách quản lý tài nguyên, môi trường biển theo hướng phát triển bền vững.
Tiếp tục triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế trong điều tra, khảo sát khoa học trên thềm lục địa và khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Xúc tiến hợp tác quốc tế trong việc thiết lập hệ thống hải đồ chính xác khu vực biển, bản đồ các đảo và quần đảo chủ quyền của Việt Nam, cung cấp dữ liệu chính xác các vị trí đảo, quần đảo, cột mốc biên giới lãnh hải, các khu vực bãi ngầm, các khu vực đánh bắt cá v.v….
Tích cực mở rộng hợp tác quốc tế trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống các trạm quan trắc tài nguyên môi trường biển và đới bờ; hợp tác quốc tế để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện mạng lưới các trạm D-GNSS (Differential Global Navigation Satellite Systems) dọc theo bờ biển nước ta nhằm cung cấp thông tin đa ngành để phục vụ hàng hải, điều khiển tự động, dự báo thời tiết khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và toàn bộ biển Đông, cung cấp thông tin cho các tàu thuyền đánh bắt cá.
Đầu tư thiết bị nghiên cứu, điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển, tiếp thu những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của các nước phát triển phù hợp với điều kiện nước ta, đồng thời nghiên cứu những nội dung khoa học và công nghệ biển.
Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu thành lập đội tàu và đội ngũ thuyền viên chuyên phục vụ cho việc nghiên cứu và thăm dò ngoài biển và đáy biển.
Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều tra tài nguyên – môi trường biển. Xây dựng hệ thống thông tin viễn thông trên cơ sở những thành tựu mới của ngành viễn thông và công nghệ thông tin; xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường biển trên cơ sở tích hợp cơ sở dữ liệu của các lĩnh vực điều tra cơ bản và nghiên cứu về biển.
- Phát triển khoa học – công nghệ biển: tập trung ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao phục vụ trực tiếp công tác điều tra đánh giá tiềm năng kinh tế của vùng biển và ven bờ, phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ quốc phòng, an ninh trên biển. Nghiên cứu nhập công nghệ tiên tiến của thế giới, đưa nhanh vào thực tế phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển Việt Nam.
Chủ động gia nhập, sáng lập các tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực để trao đổi thông tin, dữ liệu về khoa học công nghệ biển.
Hợp tác quốc tế trong khai thác năng lượng (năng lượng thủy triều, năng lượng sóng, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, sản xuất điện từ nước biển), khai thác khoáng sản trong lòng biển sâu, hóa chất trong nước biển và đô thị trên biển. Để hợp tác tốt, phải đảm bảo những điều kiện cần thiết để tiếp thu công nghệ kỹ thuật tiên tiến của thế giới để hình thành các ngành nghề này ở Việt Nam.
Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học – công nghệ ở các địa phương để tăng hiệu quả đầu tư của nền kinh tế, đặc biệt chú trọng tới các vùng đảo xa. Cần chú trọng hợp tác quốc tế, nhận chuyển giao công nghệ về khử muối trong nước biển, biến nước biển thành nước ngọt, ưu tiên các giải pháp công nghệ thân thiện với môi trường, sử dụng tối thiểu lượng hóa chất sử dụng và có mức phí vận hành hợp lý.
Đẩy mạnh đầu tư và hợp tác quốc tế để phát triển tiềm lực khoa học công nghệ của ngành dầu khí Việt Nam, sớm tiếp cận với trình độ chung của cộng đồng dầu khí quốc tế. Đến năm 2010 đạt trình độ khoa học, công nghệ của các nước trong khu vực và đạt trình độ thế giới trong một số lĩnh vực về công nghệ thăm dò, khai thác và dịch vụ.
Hợp tác với quốc tế để xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chung của khu vực và thế giới khi đánh giá trình độ khoa học, công nghệ của ngành dầu khí, ngành vận tải biển, lĩnh vực du lịch và các ngành khác.
k) Hợp tác xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội biển và vùng ven biển.
- Về hệ thống cảng biển: với chủ trương phát triển mạnh hệ thống cảng biển quốc gia, đặc biệt chú trọng các cảng nước sâu ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam, tạo những cửa mở lớn liên thông với quốc tế, hình thức đầu tư nước ngoài trong phát triển cảng biển được khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi. Ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực xây dựng cảng biển lớn nước sâu, công suất vài chục triệu tấn/năm ở các vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của cả nước, đồng thời, làm đầu mối giao lưu thương mại, khai thác vận tải hàng hóa với Lào, Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan và vùng Tây Nam Trung Quốc. Tăng cường mối liên kết chuyên ngành giữa các cảng lớn trong nước với các cảng khu vực và quốc tế.
Đẩy mạnh hợp tác với các đối tác lớn trong lĩnh vực xây dựng và khai thác cảng biển để triển khai các dự án cảng biển nước sâu đã được Chính phủ phê duyệt.
- Về hệ thống sân bay ven biển: kêu gọi đầu tư cả trong và ngoài nước xây dựng hệ thống sân bay ven biển và ở một số đảo và quần đảo trên biển Đông để tăng cường kết nối quốc tế. Đồng thời, nghiên cứu triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ quản lý, khai thác vùng trời trên biển Đông cũng như hệ thống các văn bản hợp tác quốc tế đảm bảo hoạt động bay của Việt Nam tại các khu vực đảo và quần đảo trên biển Đông.
- Về xây dựng tuyến đường ven biển: bên cạnh việc xây dựng bằng vốn vay ưu đãi, vốn viện trợ phát triển, kêu gọi đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài vào đầu tư xây dựng các đoạn trong tuyến đường ven biển (từ Móng Cái tới Hà Tiên), phát triển các tuyến nhành nối tuyến ven biển này với các tuyến huyết mạch trong nội địa, đảm bảo nối thông các “cửa” vào ra ven biển với các trung tâm kinh tế - đô thị lớn trong nội địa, các trung tâm du lịch, xây dựng đường giao thông vòng quanh các đảo.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin và truyền thông biển và vùng ven biển; phát triển mạng lưới và dịch vụ bưu chính, viễn thông trên các đảo và tại các vùng duyên hải.
l) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý nhà nước về biển.
Tăng cường hợp tác trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về thể chế quản lý nhà nước về biển.
Nghiên cứu thực hiện hợp tác trong xây dựng chiến lược quản lý tổng hợp vùng biển Việt Nam.
Tăng cường hợp tác trong nghiên cứu quy hoạch xây dựng phòng chống thiên tai, bão lũ cho vùng ven biển, duyên hải nhằm bảo vệ các đô thị, khu dân cư, các khu kinh tế.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong quy hoạch và phát triển đô thị, vùng đô thị bền vững tại vùng ven biển; hợp tác nghiên cứu và xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng cho công trình biển và ven biển phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển và hoàn thiện hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường biển phục vụ tốt công tác quản lý nhà nước về biển.
Tiếp tục triển khai hợp tác quốc tế trong đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý về biển và đới bờ.
m) Hợp tác đào tạo nhân lực cho các lĩnh vực liên quan đến biển.
Trong ngành dầu khí, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo chuyên gia khoa học công nghệ, công nghiệp kỹ thuật và cán bộ quản lý điều hành đủ mạnh về chất và lượng để tự điều hành mọi hoạt động dầu khí cả ở trong nước và ở nước ngoài, đảm bảo thực hiện được các mục tiêu chiến lược phát triển ngành dầu khí. Triển khai hợp tác quốc tế trong các trường đào tạo, cơ sở nghiên cứu của ngành dầu khí.
Trong lĩnh vực kinh tế hàng hải, tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo và huấn luyện sỹ quan hàng hải, thuyền viên; kỹ sư trong ngành đóng tàu biển; trong nghiên cứu, xây dựng, quản lý và phát triển cảng biển. Sớm gia nhập Công ước quốc tế về lao động hàng hải 2006 của Tổ chức lao động quốc tế để nâng cao chất lượng thuyền viên và là cơ sở để đảm bảo quyền, nghĩa vụ của thuyền viên Việt Nam cũng như phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong lĩnh vực du lịch biển, cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo, trước hết là đào tạo tại chỗ cho cán bộ, nhân viên, hướng dẫn viên ngành du lịch đạt các chuẩn mực quy định của khu vực và quốc tế. Khuyến khích và phát triển quan hệ hợp tác giữa các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong nước với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch nước ngoài cũng như với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch của nước ngoài; quan hệ hợp tác đào tạo nhân lực giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong nước và doanh nghiệp kinh doanh du lịch nước ngoài, trước mắt là ở khu vực. Thúc đẩy việc công nhận các kỹ năng nghề du lịch ở các quốc gia trong khu vực, trước tiên ở lĩnh vực du lịch biển.
Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực cho ngành thủy hải sản, đặc biệt là nhân lực phục vụ khai thác hải sản xa bờ; hợp tác xây dựng các trung tâm đào tạo huấn luyện nghề cá phục vụ xuất khẩu lao động đánh bắt thủy hải sản.
Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển chuyên ngành y học biển và đào tạo cán bộ y học biển.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế đào tạo lực lượng cán bộ về khoa học – công nghệ biển cũng như cán bộ phục vụ hoạt động điều tra cơ bản về tài nguyên môi trường biển, ưu tiên gắn kết đào tạo với hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển. Xúc tiến đào tạo lại, đào tạo mới, hình thành đội ngũ chuyên gia, đặc biệt là các chuyên gia khoa học đầu đàn, cán bộ quản lý nhà nước có trình độ cao về tài nguyên – môi trường biển.
Chú trọng hợp tác quốc tế trong mở rộng các ngành nghề đào tạo về biển và đại dương học.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối, quản lý tổng hợp hoạt động hợp tác quốc tế về biển.
2. Các Bộ, cơ quan, các tập đoàn kinh tế lớn có liên quan đến hoạt động quốc tế về biển lập kế hoạch hợp tác quốc tế về biển, có trách nhiệm định kỳ báo cáo, đánh giá tình hình hoạt động hợp tác quốc tế về biển của cơ quan mình và gửi về cơ quan đầu mối để tổng hợp trình Chính phủ.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển trực tiếp chỉ đạo xây dựng các dự án cụ thể của địa phương mình để thực hiện Đề án Hợp tác quốc tế về biển đến năm 2020; báo cáo Thủ tướng Chính phủ; trên cơ sở đó cụ thể hóa thành các nhiệm vụ trong kế hoạch công tác hàng năm.
4. Bộ Tài chính cân đối và bảo đảm kinh phí (kể cả vốn đối ứng) để tổ chức thực hiện Đề án.
5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Quyết định này; định kỳ hàng năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện; đồng thời, tổ chức các hội nghị đánh giá kết quả.
Điều 3. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
Phụ lục
CÔNG VIỆC CỤ THỂ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH VỀ HỢP
TÁC QUỐC TẾ VỀ BIỂN ĐẾN 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 80/2008/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2008 của
Thủ tướng Chính phủ)
TT |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Nội dung công việc |
Thời gian hoàn thành |
1 |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Các Bộ, ngành liên quan và các địa phương có biển |
Rà soát, đánh giá và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về đầu tư để thực hiện nhất quán các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế biển theo tinh thần của Quyết định này. |
Quý IV/2008 |
2 |
Bộ Giao thông vận tải |
Các Bộ, ngành liên quan và các địa phương có biển |
Lập đề án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng biển và ven biển: hệ thống cảng biển, sân bay, tuyến đường ven biển |
Quý IV/2008 |
Các Bộ, ngành liên quan và các địa phương có biển |
Lập đề án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khai thác vùng trời trên biển |
Quý III/2008 |
||
3 |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan và các địa phương có biển |
Rà soát, đánh giá và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường biển có tính đến sự phù hợp với các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển đã và dự định ký kết |
Quý IV/2008 |
Các Bộ, ngành liên quan và các địa phương có biển |
Lập đề án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực điều tra, đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên, môi trường biển Việt Nam và dự báo thiên tai, ô nhiễm môi trường biển đến 2020 Xây dựng kế hoạch hàng năm thực hiện Chương trình hành động toàn cầu (GPA) và Tuyên bố Montreal, Công ước đa dạng sinh học, Hướng dẫn Jakarta để bảo vệ môi trường biển và đới bờ, bảo vệ đa dạng sinh học biển. |
Quý I/2009 |
||
Các Bộ, ngành liên quan và các địa phương có biển |
Lập đề án hợp tác quốc tế trong xử lý chất, khí thải (trong đó có dầu loang) từ hoạt động kinh tế biển |
Quý III/2008 |
||
Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng |
Lập đề án hợp tác quốc tế trong điều tra, khảo sát khoa học trên thềm lục địa và hai khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam |
Quý IV/2008 |
||
Bộ Nội vụ |
Lập đề án tăng cường năng lực cho hệ thống quản lý nhà nước về biển |
Quý III/2008 |
||
4 |
Bộ Khoa học và Công nghệ |
Các Bộ, ngành liên quan và các địa phương có biển |
Lập đề án hợp tác quốc tế để phát triển khoa học – công nghệ biển Việt Nam |
Quý IV/2008 |
5 |
Bộ Quốc phòng |
Các Bộ, ngành liên quan và các địa phương có biển |
Lập đề án hợp tác quốc tế để đảm bảo an ninh, an toàn trên biển |
Quý III/2008 |
6 |
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn |
Các Bộ, ngành liên quan và các địa phương có biển |
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung, lập đề án thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thủy sản |
Quý IV/2008 |
Các Bộ, ngành liên quan và các địa phương có biển |
Quy hoạch và xây dựng hệ thống các khu bảo tồn biển kêu gọi sự trợ giúp quốc tế |
Quý III/2008 |
||
7 |
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
Các Bộ, ngành liên quan và các địa phương có biển |
Lập đề án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực du lịch biển |
Quý III/2008 |
Các Bộ, ngành liên quan và các địa phương có biển |
Lập đề án phát triển và quảng bá hình ảnh và du lịch biển Việt Nam ra khu vực và thế giới |
Quý IV/2008 |
||
8 |
Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Các Bộ, ngành liên quan và các địa phương có biển |
Lập đề án hợp tác quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực biển |
Quý III/2008 |
9 |
Bộ Tư pháp |
Các Bộ, ngành liên quan và các địa phương có biển |
Rà soát, đánh giá hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về biển có tính đến sự phù hợp với các điều ước quốc tế về biển đã và dự định ký kết. |
Quý III/2008 |
10 |
Bộ Ngoại giao |
Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan và các địa phương có biển |
Rà soát, đánh giá việc thực hiện các điều ước quốc tế về biển đã ký kết |
Quý III/2008 |
11 |
Bộ Công thương |
|
Lập các đề án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dầu khí |
Quý III/2008 |
THE PRIME MINISTER |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 80/2008/QD-TTg |
Hanoi, June 13. 2008 |
DECISION
APPROVING THE SCHEME ON INTERNATIONAL COOPERATION AT SEA UP TO 2020
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25. 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to Resolution No. 09-NQ/TW of February 9, 2007, of the Xth Party Central Committee's 4th plenum on Vietnam's marine strategy up to 2020;
Pursuant to the Government's Resolution No. 27/2007/NQ-CP of May 30, 2007, promulgating the Government's action program on the implementation of Resolution No. 09-NQ/TW of February 9, 2007, of the Xth Parry Central Committee's 4th plenum on Vietnam's marine strategy up to 2020;
At the proposal of the Minister of Planning and Investment in Report No. 92/TTr-BKH of May 23. 2008,
DECIDES:
Article 1.- To approve the scheme on international cooperation at sea up to 2020 with the following principal contents:
1. Viewpoints on international cooperation at sea
a/ International cooperation at sea must the incorporated into Vietnam's overall socio-economic development strategy and planning and marine strategy in line with the country's foreign relation guidelines and policies:
b/ International cooperation at sea aims to build the sea of peace, cooperation, friendship and mutual development on the basis of respecting mutual sovereignty and territorial integrity: not interfering into one another's internal affairs; equality and mutual interest: and observing Vietnamese law and common standards of international law.
c/ International cooperation at sea must aim to promote Vietnam's potential and strengths, efficiently exploit and sustainably develop the sea. paying special attention to international cooperation on economic development for common security and settlement of sea disputes;
d/ International cooperation at sea is aimed at proactive integration to raise Vietnam's position to regional and international levels; to exercise rights and perform obligations of Vietnam in joining international organizations and treaties.
2. Objectives of international cooperation at sea
a/ International cooperation at sea aims to help successfully achieve objectives of Vietnam's marine strategy up to 2020;
b/ Basic, long-term and all-time objectives of the foreign relation task on sea and coastal areas are to establish the full sovereignty, manage and firmly protect the sovereignty, sovereignty rights and jurisdiction of Vietnam on sea areas, continental shelf, Hoang Sa and Truong Sa archipelagoes and other islands under Vietnam's sovereignty. Initially, to manage and protect national sovereignty and interests on sea areas and islands; to maintain peace, stability and development cooperation. To continue negotiating with countries having disputes over sea with Vietnam, to build the sea of peace, stability and cooperation for mutual development:
c/ To expand international cooperation and increase diplomatic relations, especially with countries adjacent to the East Sea and countries with marine economic, scientific and technological potential to protect national sovereignty at sea. develop marine and coastal economy, effectively exploit marine natural resources together with protecting the marine environment, biodiversity and marine living creatures, ensuring marine security and safety, reducing natural disasters and adapting to climate change, create a favorable environment for economic development and tighten friendship between Vietnam and regional littoral countries on the principle of firmly maintaining national independence and sovereignty at sea;
d/ To attract external resources (international financial-economic organizations; foreign states, organizations and individuals) to better promote Vietnam's marine potential and strengths, increase incomes and living standards for fishermen in coastal areas, to boost the formation of some major economic groups, to build a number of key marine and coastal infrastructure works (seaports, coastal roads, coastal and island economic zones), to form a number of natural disaster forecast and search and rescue establishments, to develop marine scientific-technological potential, to build human resource training institutions for development of sea-related domains.
3. International cooperation at sea for branches and domains
a/ Oil and gas cooperation
The guiding viewpoint for developing the oil and gas industry is to ensure energy security in association with protecting national security and increasing defense at sea. Development must be associated with the protection of natural resources and ecological environment and energy saving for sustainable national development.
The strategic objectives of oil and gas development are to turn oil and gas into a key econo-technical industry embracing all stages of oil and gas prospecting, exploration, exploitation, processing, storage, distribution, services and import-export.
- Oil and gas prospecting: To boost international cooperation on oil and gas exploration, especially exploration on offshore deepwater areas of Vietnam's exclusive economic zone and sovereignly sensitive areas such as those on Phu Khanh and Tu Chinh basins and Truong Sa and Tonkin Gulf basins, in order to early determine oil and gas deposits of these areas.
To tighten oil and gas prospecting, exploration and exploitation cooperation relations with concerned countries on overlapping continental shelf areas when permitted by the Government.
To permit cooperation with foreign groups in building a number of floating facilities in service of oil and gas exploitation on Hoang Sa and Truong Sa archipelagoes for both economic development and reaffirmation and protection of Vietnam's sovereignty over these archipelagoes.
To increase promotion and perfection of policies to attract foreign investment in oil and gas prospecting and exploration in different forms of cooperation.
- Oil and gas exploitation: To attach importance to international cooperation on offshore fields and areas under dispute when discovering new oil and gas reserves. To invest in secondary exploitation to raise the recovery coefficient and in research into new technological solutions in order to exploit gas fields of high CO2 content.
To increasingly, seek opportunities to buy more shares in operating fields under exploitation.
- Oil and gas processing: To diversify ownership of the oil and gas processing industry to attract. investment capital for development. To attract foreign oil and gas companies which are financially and technologically viable to build oil and gas processing industrial parks in order to increase the value of crude oil and natural gas.
- Oil and gas product storage, transportation and distribution: To boost international cooperation in building transnational gas pipelines, initially the trans-ASEAN gas pipeline scheme in preparation for post-2010 supplies.
To actively implement clean development mechanism projects under the Kyoto Protocol which Vietnam has signed.
To develop a fleet of domestic crude oil tankers, to gradually reduce dependence on foreign crude oil tankers and aim for joining world and regional crude oil transportation markets.
- Oil and gas services and trading: To expand forms of trading oil and gas products at home and overseas, including (1) trading crude oil. natural gas and oil and gas products ensuring safety for oil and gas exploitation: (2) improving the management of raw material supply for oil and gas processing and consumption.
To encourage all domestic and overseas economic sectors to join the oil and gas service and trading market.
b/ Mail time economic cooperation
- Sea shipping economics: To concentrate on investment to rapidly and effectively develop Vietnam's fleet of seagoing vessels towards renewal, modernization and specialization, especially for container ships and oil tankers in order to strive for a total tonnage of 6-7 million DWT by 2010; over 10 million DWT by 2015 and over 14 million DWT by 2020 in order to increase competitiveness with foreign sea shipping companies.
To effectively join regional and world sea shipping markets in the direction of sharply increasing the international sea shipping volume and market shares in order to ensure rational economic benefits of foreign sea shipping to reach over 25% by 2015 and over 35% by 2020 of Vietnam's total volume of transportation of imported and exported goods.
To study and formulate incentive mechanisms attractive enough to draw investment, especially foreign investment, in Vietnam's sea shipping industry.
- Maritime and support services: To modernize maritime and support services, to raise service quality and competitiveness to increase regional and world market shares.
To promote international cooperation on logistic service development (including seaports and logistic service areas) in Vietnam.
To step by step expand Vietnam's maritime services overseas while boosting the attraction of foreign investment in maritime services. By 2010, some types of maritime services will be completely open to foreign investment and business without any capital or operation limitation.
To actively participate in and make effective use of activities of the International Maritime Organization (IMO). To work out a roadmap for Vietnam to join IMO councils and specialized committees by 2015.
To further international cooperation in training maritime officers, sailors and personnel, attaching importance to cooperation and joint venture with foreign partners that have great financial and market potential.
To continue signing and implementing maritime agreements with other countries as well as ASEAN's related agreements and protocols, and agreements on mutual recognition of maritime expertise certificates with other countries.
To boost international cooperation in seeking markets for the export of sailors and maritime officers on the basis of studying professional and long-term markets. To formulate programs to train and export maritime labor and. at the same time cooperate with international maritime organizations to make use of their assistance in training Vietnam's maritime personnel in general.
- Shipbuilding industry: To meet the demand for developing the fleet of seagoing vessels and serve other marine economic industries, especially security and defense, within the next 10-15 years. Vietnam's shipbuilding and repair industry should promote international cooperation and joint ventures with financially and technologically viable partners in order to create a breakthrough in its development. To strive for a localization rate of over 70% for newly built products.
To combine internal resources with imports and encourage foreign direct investment, attaching importance to technology transfer and development of downstream satellite industries. To prioritize cooperation on high added-value shipbuilding using high technology. To study and invest in shipbuilding enterprises overseas. To attach importance to environmental matters in developing the shipbuilding industry.
To expand international maritime cooperation, raise technical specification standards to bring ships domestically built, maintained or put into operation up to international standards.
c/ Sea tourism and island economic cooperation
- Sea tourism: To bring into full play internal resources and advantages and make use of external resources to develop sea-mountain-island tourism (which is not available in other regions) in order to create original quality tourist products and sen-ices attached to sea and island tourism peculiar for each area, region, having high quality and prestige or. the domestic and Southeast Asian tourist markets.
To form national and international coastal tourist hubs in areas having favorable conditions on the basis of diversifying tourist routes and forms combined with sports and entertainment on the mainland, sea ana islands.
To build materia, foundations for sea tourism: To invest in building synchronous and modem infrastructure works, especially those planned for nature urban development. To adopt open policies and increase joint ventures and associations in order to attract domestic and overseas investment in upgrading and building hotels in key tourist areas and major coastal cities. To develop recreational centers in coastal areas and on a number of islands. To make proper investment in restoring, upgrading and re-planning historical and revolutionary relics and cultural heritages to meet international standards on tourist sites.
To formulate and implement a long-term plan to develop and promote Vietnam's image and its sea tourism overseas in a professional manner: focusing on key tourist markets.
To carry out international cooperation in studying and formulating strategies, master plans, programs, schemes and projects on sea tourism development, attaching importance to developing tourism on islands, including Truong Sa and Hoang Sa archipelagos.
To carry out international cooperation in building environmental observation and information systems in key or national sea tourist sites in order to promptly warn environmental impacts on sea tourism development.
To increase cooperation with regional countries in linking domestic tours: to expand cooperation with international tourist seaports in developing tourism by sea in a number of key spots such as Ha Long. Hue. Da Nang. Nha Trang. Vung Tau. Con Dao and Phu Quoc.
To increase cooperation in conserving and promoting typical cultural and ecological values in coastal and island areas for sea tourism development Initially, to concentrate on eco-cultural values of coastal world heritages: ecosystems of corals and seaweeds, mangrove forests in some national parks, biosphere reserves in coastal and island areas.
- Economic development on islands: In the upcoming years, the task of protecting national sovereignty and interests at sea requires higher awareness of all levels, branches and people about the sea and. at the same time, study and assessment should be conducted to work out stronger policies and measures to meet new requirements of the situation and tasks. To make further use of resources in terms of investment capital, labor, scientific and technological potential of branches and localities to develop marine economy in association with increasing the capacity of protecting national sovereignty and interests, marine natural resources and eco-environment. to increase international cooperation to develop marine economy and maintain regional peace and stability, creating a favorable environment for national construction and defense. In order to perform the above tasks, all levels, branches and localities should attach importance to the formulation of planning, plans and policies on. and use proper resources for. investment in marine economic development associated with consolidation of defense and security and protection of national sovereignty and interests. To increasingly formulate cooperation and confidence building mechanisms to avoid conflicts with regional countries.
To boost international cooperation activities to develop island economy in accordance with approved schemes on island development and other relevant regulations.
To assist the performance of military foreign relation task and cooperation with naval forces of regional countries in managing related sea areas.
d/ Fisheries cooperation
To increase international cooperation in protecting and reproducing marine resources. especially endangered precious and rare marine breeds and species, in studying fishing grounds in service of the planning on efficient and sustainable development of fisheries branches and trades. To study and participate in regional and world fisheries agreements.
Exploitation of marine resources: To join regional and international organizations concerning rights and responsibilities for exploitation of marine resources on seas and oceans. To cooperate in studying and transferring (importing) advanced technologies for exploitation of marine resources of high economic value: to cooperate with foreign partners in investing in modern technologies to discover fishing grounds for efficient fishing. To reduce coastal fishing, concentrate on fishing offshore and on international waters based on domestic enterprises or foreign-invested joint ventures.
Aquaculture and marine product processing: To boost research and applied research into technical, scientific and technological advances in aquaculture. processing and management in order to develop Vietnam's fisheries industry in its regional and world integration. To focus on research into and rapidly apply world and regional technical advances to marine breed production, rearing technologies, marine nutrition and rearing environment treatment: advanced technologies for offshore rearing of fish in cages, rearing on rafts, hanging frameworks and wires for mollusk species and seaweeds. To apply satellite technologies and geographic information systems (GIS) to the decision making for management of coastal aquaculture activities in Vietnam. To prioritize cooperation on research into planting marine pharmaceutical materials. To prioritize and encourage international cooperation in processing high added-value marine products.
Marine engineering: To boost cooperation on and transfer of shipbuilding technology using synthetic materials. to step by step export fishing vessels and equipment to other countries in the region and world.
To boost international cooperation on fisheries logistic services to raise the quality and value of exploited marine products.
To cooperate in investing in the development of fisheries infrastructure.
To study and improve regulations on fisheries cooperation associated with marine security with regional countries.
e/ Sea salt production cooperation To make intensive investment in. to study and organize the production of salt on advanced production lines at private enterprises and joint ventures with modem equipment and technologies for increased productivity and improved product quality to ensure sufficient supplies for industries. To form consolidated salt production zones with modem technologies for combination of quality sea salt exploitation with recovery of other products in sea water in order to raise the economic efficiency of Vietnam's sea salt industry.
To attract foreign investment in building a number of marine chemicals industrial parks accommodating enterprises producing high outputs of quality soda, hydrochloric acid and other base chemicals from sea salt in coastal areas of provinces from Da Nang through Soc Trang in order to meet future industrial development demand.
f/ Cooperation on development of economic zones, industrial parks and export-processing zones
To create every favorable condition for foreign investment in economic zones, especially those along the Tonkin Gulf coast, coastal industrial parks, export-processing zones and modem urban areas, paving attention to marine environment protection and natural disaster prevention.
g/ Marine natural resources and environment protection cooperation
To early perfect systems of legal documents or. marine natural resources and environment protection, taking into consideration international conventions on marine environment protection. To further study and accede to international conventions related to maritime safety and environmental protection and sign regional agreements to facilitate seaports in examining docking vessels in observing marine environment protection rules.
To increase international cooperation in investigating and assessing levels of harms to Vietnam's marine natural resources and environment: natural disaster forecast, marine environment pollution and impacts of fishing activities at sea.
To seriously implement signed international conventions and programs of action for the protection of marine environment and coastal zones and marine biodiversity, and maintenance of productivity and biodiversity of marine and coastal ecological systems and living creatures and hereditary natural resources.
To maintain the fishing output or recover to the utmost the sustainable feeding of present and future generations by applying the integrated coastal management (ICM) approach, to manage the ecosystem, determine sea protection zones, including measures against unsustainable fishing activities.
To continue making the utmost use of international assistance in maintaining and developing the operation of marine reserve networks as well as establishing new ones.
To prioritize international cooperation in treating wastes and gas discharged from marine economic activities, to implement the clean development mechanism (CDM) under the Kyoto Protocol.
To actively carry out international cooperation in treating marine pollution caused by oil spills: To join the global observation system for sharing information on supervision and warning of natural disasters and environment through interpretation, visual analysis and marine radar systems to help early detect distant oil spills; to continue acceding to important treaties in this domain. To build capacity and apply active auditing diagrams of IMO member countries and implement IMO's other treaties and agreements to readily tackle pollution caused by oil and chemicals on the sea.
To continue expanding cooperation with regional countries on rescue and response to oil spills. To study and sign cooperation agreements with regional countries on tackling oil spills and pollution caused by dangerous and hazardous substances; to study and accede to South East Asia's agreements on oil spill tackling.
To study and join the global observation network for rising seawater levels.
To step by step invest in uniform systems of equipment and means for detecting and tacking oil spills on the sea. Due to limited financial and personnel capacity, to initially consider hiring world services.
h/ Marine security and safety cooperation To increase participation in international political-security forums, especially regional ones on East Sea-related matters; to increase cooperation with pirate fighting bodies of other countries to master the situation at sea. fight sea pirates, smuggling and cross-border crimes: to coordinate in formulating legal grounds and mechanisms to handle related cases on the sea in accordance with. national and international laws while ensuring Vietnam's sovereignty rights and jurisdiction over the EastSea. including Hoang Sa and Truong Sa archipelagoes.
To study cooperation with marine police and naval forces of other countries in such domains as training, joint patrol, search and rescue at sea, health. weather study and forecast on the basis of respecting sovereignty and territorial independence of each country.
To actively join regional countries in building stations to warn and prevent natural disasters, forecast and early warn possible natural disasters at sea; to reduce natural disaster consequences; to closely cooperate in coping with disasters, including post-disaster reconstruction and restoration.
To attach importance to implementing treaties on maritime security and safety to which Vietnam is a contracting party. To study and continue acceding to international conventions and regional agreements on marine security and safety assurance. From now to 2010, to initially study and accede to the 2005 Convention on Prevention of Illegal Acts Against Maritime Safety (amended) and the 1972 International Convention on Container Safety.
To increase international cooperation in protecting security and safety for. fighting and strictly handling all activities harming, international fiber optic cable routes running through Vietnam's territorial sea.
To increase international cooperation on rescue and search at sea and marine healthcare.
To carry out international cooperation in studying and building multi-purpose information systems on the sea.
i/ Cooperation on marine natural resources exploitation and scientific and technological development
- Basic surveys on marine natural resources-environment: To boost research into and foreign cooperation on. scientific-technological application in service of basic surveys and forecast on marine elements, especially natural, natural resources and environmental ones, to provide a basis for formulating policies to manage marine natural resources and environment for sustainable development.
To continue international cooperation activities in scientific surveys and exploration on the continental shelf and Vietnam's Hoang Sa and Truong Sa archipelagoes.
To promote international cooperation in establishing a system of precise nautical maps on sea areas, maps of islands and archipelagoes under Vietnam's sovereignty, to supply accurate data on the positions of islands, archipelagoes, landmarks of territorial sea boundaries, underground areas and fishing areas.
To actively expand international cooperation in building and completing systems of marine environment and coastal zone observation stations; to carry out international cooperation for continued construction and completion of Differential Global Navigation Satellite Systems (D-GNSS) along Vietnam's coast in order to supply multi-branch information in service of maritime navigation, automatic control and weather forecast for Hoang Sa and Truong Sa archipelagoes and the entire East Sea and for information supply for fishing vessels.
To invest in equipment for basic research and surveys on marine natural resources-environment, to apply scientific achievements and advanced technologies of developed countries suitable to Vietnam's conditions and simultaneously study marine science and technology contents.
To cany out international cooperation in studying and establishing fleets of vessels and sailors specialized in offshore and seabed research and exploration.
To raise the capacity of applying information technology to marine natural resources-environment investigations. To build a telecom information system on the basis of new achievements of the telecommunications and information technology industry; to build and manage a database on marine natural resources and environment on the basis of incorporating database of marine basic surveys and researches already conducted.
- Marine science and technology development: To prioritize investment in research and application of high technologies in direct service of the investigation and assessment of marine and coastal economic potential, and scientific research into and protection of defense and security at sea. To study and import world advanced technologies to rapidly put into practice in sea-related domains in Vietnam.
To proactively join and found international and regional organizations and forums for exchange of information and data on marine science and technology.
To carry out international cooperation on energy exploitation (tide, wave, wind and solar energy, power generation from seawater), exploitation of marine minerals and chemicals, and floating urban centers. For better cooperation, to ensure necessary conditions for applying world advanced technologies to form these industries in Vietnam.
To boost scientific-technological research and application in localities to increase the economy's investment efficiency, paying special attention to remote islands. To attach importance to international cooperation and technology- transfer for seawater desalination, transformation of seawater into fresh water, prioritizing environmently friendly technologies using less chemicals at reasonable operation costs.
To boost investment and international cooperation to develop scientific and technological potential of Vietnam's oil and gas industry and early reach the common level of the international oil and gas community. By 2010. to reach the regional scientific and technological level and world level in some domains related to prospecting and exploitation technologies and services.
To carry out international cooperation in formulating a system of world and regional common standards for assessment of science and technology levels of the oil and gas. sea shipping, tourism and other industries.
j/ Cooperation on marine and coastal socioeconomic infrastructure construction
- Seaport systems: Under the guideline of strongly developing national seaport systems, especially deepwater ports in three northern, central and southern regions and creating internationally interconnected major ports, to encourage and create every favorable condition for foreign investment in seaport development. To prioritize investment in building major deepwater seaports having an annual capacity of tens of millions of tons in key economic regions, creating a stimulant for national economic development and simultaneously acting as a key point for trade and sea shipping with Laos, northeastern Cambodia, northeastern Thailand and southwestern China. To increase professional ties between domestic major ports and regional and international ones.
To boost cooperation with major partners in building and exploiting seaports for the implementation of deepwater seaport projects already approved by the Government.
- Coastal airport systems: To call for both domestic and overseas investment in building a system of airports in coastal areas and on some islands and archipelagoes on the East Sea to increase international links. At the same time, to study and build infrastructure for managing and utilizing the airspace on the East Sea and formulate a system of documents on international cooperation to ensure Vietnam's air navigation operations on islands and archipelagoes on the East Sea.
- Coastal road construction: In addition to soft loans and official development assistance funds, to call for domestic and foreign investment in building sections of a coastal route (from Mong Cai to Ha Tien). developing routes of feeder roads linking this route with inland arterial roads, ensuring connection between coastal gates and major inland economic-urban and tourist centers, to build belt roads on islands.
- To increase international cooperation in building marine and coastal information and telecommunications infrastructure; to develop post and telecommunications networks and services on islands and in coastal regions.
k/ International cooperation on state management of the sea
To increase cooperation in formulating and completing systems of laws, policies and state management institutions concerning the sea.
To study and cooperate in formulating Vietnam's integrated coastal management strategy.
To increase cooperation on planning on prevention and control of natural disasters, typhoons and floods for coastal areas in order to protect urban and residential areas and economic zones.
To boost international cooperation in planning and developing sustainable urban centers and areas in coastal regions; to cooperate in studying and formulating technical norms and regulations on marine and coastal works up to international standards.
To expand international cooperation for developing and completing a system of information and database on marine natural resources and environment to well serve the state management of the sea.
To continue international cooperation in training marine and coastal zone administrators.
l/ Cooperation on human resource training for sea-related domains For the oil and gas industry, to boost international cooperation in. training specialists in science and technology and technical industries and administrators qualified enough to manage oil and gas operations at home and abroad, ensuring the achievement of strategic oil and gas development objectives. To carry out international cooperation at training and research institutions of the oil and gas industry.
For the sea shipping industry, to increase international cooperation in training maritime officers and sailors; shipbuilding engineers; and in studying, building, managing and developing seaports. To early accede to the 2006 Convention on Maritime Labor of the International Labor Organization to improve the quality of Vietnamese sailors and serve as the basis for assuring their rights and obligations and facilitating the process of international economic integration.
For sea tourism, to boost international cooperation on training, initially on-the-spot training for tourism personnel and tour guides to reach regional and international standards. To encourage and develop cooperation relations between domestic tourism human resource training establishments and foreign ones as well as foreign tourism businesses; human resource cooperation relations between domestic and foreign tourism businesses, initially in the region. To boost the recognition of tourism skills of regional countries, first of all in sea tourism.
To increase international cooperation on human resource training for the fisheries industry, especially offshore fishing personnel: to cooperate in building fisheries training centers in service of the export of offshore fishing labor.
To increase international cooperation in developing marine health and training marine medical workers.
To boost international cooperation in training marine scientists and technicians and those engaged in basic surveys on marine natural resources and environment, to prioritize the association of training with cooperation on research and transfer of technologies from developed countries. To conduct training and retraining to build a contingent of specialists, especially leading scientists and state administrators with high qualifications on marine natural resources and environment.
To attach importance to international cooperation in expanding training disciplines on the sea and oceanography.
Article 2.- Organization of implementation
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall act as the key agency for general management of international cooperation at sea.
2. Ministries, agencies and major economic groups involving in international activities at sea shall formulate plans on international cooperation at sea. regularly report on the situation of their international cooperation at sea to the key agency for sum-up and submission to the Government.
3. Presidents of People's Committees of coastal provinces and centrally run cities shall direct the formulation of specific local projects for implementation of the Scheme on international cooperation at sea up to 2020; report it to the Prime Minister; and specify related tasks in their annual work plans.
4. The Ministry of Finance shall balance and ensure funds (including domestic contributed funds) for the implementation of the Scheme.
5. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of People's Committees of coastal provinces and centrally run cities shall direct, examine and urge the implementation of this Decision: annually report on the implementation to the Prime Minister: and organize review conferences.
Article 3.- Effect and responsibilities of implementation
1. This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of People's Committees of coastal provinces and cities shall implement this Decision.
|
THE PRIME MINISTER |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây