Quyết định 110/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị Quyết số 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài

thuộc tính Quyết định 110/2004/QĐ-TTg

Quyết định 110/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị Quyết số 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:110/2004/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:23/06/2004
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Ngoại giao, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài - Ngày 23/6/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 110/2004/QĐ-TTg, về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt nam ở nước ngoài. Theo đó, Bộ Văn hoá - Thông tin chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành liên quan, nghiên cứu, xây dựng quy chế khuyến khích các đoàn nghệ thuật, các ca sĩ, nghệ sĩ trong nước tổ chức các chuyến biểu diễn nghệ thuật phục vụ kiều bào, các ca sĩ, nghệ sĩ người Việt Nam ở nước ngoài về biểu diễn ở trong nước, xuất bản, phát hành ở trong nước một số sản phẩm văn hoá của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài phù hợp các quy định về xuất bản... Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Giao thông vận tải, trong quý IV năm 2004 tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện chính sách trợ giá đối với cước vận chuyển ấn phẩm văn hoá, giá vé máy bay cho các đoàn nghệ thuật đi biểu diễn phục vụ cộng đồng trong thời gian qua, đề xuất các kiến nghị cần thiết... Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 19/7/2004.

Xem chi tiết Quyết định110/2004/QĐ-TTg tại đây

tải Quyết định 110/2004/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 110/2004/QĐ-TTG
NGÀY 23 THÁNG 6 NĂM 2004 VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
SỐ 36-NQ/TW NGÀY 26 THÁNG 3 NĂM 2004 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
VỀ CÔNG TÁC ĐỐI VỚI NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài

 

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

 

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm theo dõi và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Chương trình này.


CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ

Thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004
của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài

(Ban hành kèm theo Quyết định số 110/2004/QĐ-TTg
ngày 23 tháng 6 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ

 

I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

 

Ngày 26 tháng 3 năm 2004, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Nghị quyết này có ý nghĩa rất quan trọng đối với toàn Đảng, toàn dân ta; liên quan tới tất cả các ngành, các cấp, các địa phương, các đoàn thể và tổ chức; là định hướng cho việc xây dựng chính sách về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian tới.

Chính phủ thông qua chương trình hành động này nhằm tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết nêu trên của Bộ Chính trị, góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ổn định cuộc sống và phát triển, giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam, hướng về Tổ quốc, góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

 

II. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH

 

1. Công tác triển khai, thông tin, tuyên tuyền

a. Bộ Ngoại giao phối hợp với Ban tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Ban Dan vận Trung ương, Ban Cán sự Đảng ngoài nước, Ban Khoa giáo Trung ương, Đoàn Chủ tịch y ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Bộ, ngành, địa phương và các đoàn thể quần chúng liên quan tổ chức phổ biến rộng rãi nội dung Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động này.

b. Bộ Ngoại giao, các Bộ, ngành chủ động tổ chức việc tuyên truyền, giới thiệu các chủ trương, chính sách có liên quan tới người Việt Nam ở nước ngoài của Đảng và Nhà nước trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân ở trong và ngoài nước.

c. Bộ Ngoại giao phối hợp với Ban Cán sự Đảng ngoài nước chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các tổ chức liên quan có hình thức thích hợp giới thiệu và phổ biến rộng rãi Nghị quyết và Chương trình hành động này tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, nắm bắt và thông báo kịp thời dư luận về các cơ quan liên quan trong nước.

d. Bộ Ngoại giao phối hợp với các Bộ, ngành liên quan giới thiệu với các tổ chức quốc tế và các nước có người Việt Nam sinh sống về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với người Việt Nam ở nước ngoài.

đ. Các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm nghiên cứu, quán triệt các nội dung Nghị quyết và Chương trình hành động, trên cơ sở đó xây dựng chương trình hành động cụ thể cho Bộ, ngành, địa phương mình.

2. Các biện pháp, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống, hội nhập vào đời sống xã hội nước sở tại

a. Bộ Ngoại giao phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương kiến nghị chủ trương, đề xuất nội dung, phương thức vận động chính quyền các nước sở tại tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam làm ăn sinh sống.

Bộ Ngoại giao phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tiến hành khảo sát và nắm bắt thông tin về tình hình người Việt Nam ở nước ngoài để có cơ sở kiến nghị các chính sách, biện pháp phù hợp trong công tác dối với người Việt Nam ở nước ngoài.

b. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chủ động tiến hành đàm phán hoặc ký kết theo quy định hiện hành của nhà nước, các điều ước quốc tế song phương và đa phương cần thiết, kể cả các hiệp định lãnh sự, hiệp định hỗ trợ tư pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho kiều bào hội nhập vào xã hội nước sở tại, bảo vệ lợi ích chính đáng của bà con khi bị xâm phạm, đấu tranh với các biểu hiện kỳ thị, các hoạt động chống lại người Việt Nam ở nước ngoài, chống lại nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

c. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát để đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới công tác bảo hộ công dân; nghiên cứu, lập đề án Quỹ bảo hộ công dân trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

d. Các Bộ, ngành, địa phương tăng cường phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, giới thiệu phong tục, tập quán, luật pháp của nước sở tại cho công dân ta đi du học, hợp tác lao động, kết hôn với người nước ngoài nhằm phát huy tinh thần tự tôn, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước; chủ động trong việc bảo vệ những lợi ích chính đáng của họ. Trước mắt, trong quý I năm 2005, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hoá - Thông tin, Đoàn Chủ tịch y ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trình Thủ tướng Chính phủ Đề án tổng thể về việc biên soạn và phát hành các tài liệu cơ bản về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với người Việt Nam ở nước ngoài; giới thiệu phong tục, tập quán, luật pháp của 1 một số nước có đông người Việt Nam đang sinh sống, học tập, lao động, cơ cấu tổ chức hiện có của cộng đồng người Việt Nam ở một số nước.

3. Tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài gắn bó hơn nữa với quê hương, đất nước.

a. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành liên quan, trong quý IV năm 2004, rà soát lại các văn bản pháp quy, chính sách hiện hành có liên quan đến các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, hồi hương của người Việt Nam ở nước ngoài; kiến nghị nội dung bồ sung, sửa đổi hoặc đề xuất xây dựng mới các văn bản pháp quy về những vấn đề này trên tinh thần tạo điều kiện thuận tiện cho người Việt Nam ở nước ngoài, phù hợp với xu thế hội nhập đồng thời bảo đảm an ninh, ổn định chính trị xã hội cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

b. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, trong quý IV năm 2004 rà soát lại các văn bản pháp quy liên quan nhằm kiến nghị các biện pháp giải quyết cơ bản các vấn đề tồn tại về quốc tịch, thừa kế, hôn nhân gia đình… liên quan tới người Việt Nam ở nước ngoài; giải quyết nhanh chóng, thoả đáng yêu cầu xin thôi hoặc xin trở lại quốc tịch Việt Nam của kiều bào.

c. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, cáo Bộ, ngành liên quan và các địa phương tiến hành tổng kết việc thực hiện chính sách một giá dịch vụ, đi lại đối với người Việt Nam ở nước ngoài và thân nhân khi về nước trong thời gian qua, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

d. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất, kiến nghị việc hợp thức hóa hộ chiếu, giấy tờ tùy thân cho người Việt Nam ở nước ngoài cũng như việc sử dụng hoặc cấp giấy tờ cho người Việt Nam ở nước ngoài về nước.

đ. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định và chính sách liên quan đến việc cho phép người Việt Nam ở nước ngoài mua và sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam, trình Chính phủ trong quý IV năm 2004.

4. Phát huy tiềm năng trí thức của người Việt Nam ở nước ngoài.

a. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu, xây dựng chính sách ưu đãi thoả đáng đối với những chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài có trình độ chuyên môn cao, có khả năng phát minh sáng chế, tư vấn về quản lý, điều hành và chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cao cho đất nước, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2005.

b. Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục Hải quan phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an trong quý IV năm 2004 rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành của Bộ, ngành mình hoặc xây dựng mới các quy định, chính sách tạo thuận lợi cho các trung tâm nghiên cứu khoa học, giảng dạy, chữa bệnh, các cơ sở sản xuất, dịch vụ... của Nhà nước và các thành phần kinh tế khác mở rộng quan hệ hợp tác, sử dụng chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài trong công tác nghiên cứu, triển khai, ứng dụng khoa học - công nghệ, sản xuất, giảng dạy, tư vấn và điều phối trong các quan hệ với đối tác nước ngoài.

c. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu, xây dựng chính sách phù hợp nhằm khuyến khích các ngành kinh tế, khoa học - công nghệ, văn hoá - nghệ thuật, giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao chủ động thu hút các nhân tài người Việt Nam ở nước ngoài tham gia công việc ở trong nước, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2005.

d. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng chính sách mời chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài làm việc cho các chương trình, dự án hợp tác đa phương và song phương của Việt Nam với nước ngoài hoặc trong các tổ chức quốc tế có chỉ tiêu là người Việt Nam, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2005.

5. Phát huy tiềm năng của người Việt Nam ở nước ngoài trong hợp tác kinh tế, đầu tư, kinh doanh

a. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành có liên quan, trong quý IV năm 2004 rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các quy định của Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và các văn bản có liên quan đến chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đối với người Việt Nam ở nước ngoài và kiến nghị giải pháp nhằm tiếp tục khuyến khích mọi hình thức đầu tư tại Việt Nam của người Việt Nam ở nước ngoài.

b. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao nghiên cứu, xây dựng chính sách khuyến khích và phát huy khả năng của người Việt Nam ở nước ngoài làm môi giới, cầu nối thiết lập các mối quan hệ cho việc mở rộng hợp tác, đầu tư và xúc tiến thương mại với các công ty, các tổ chức và cá nhân bên ngoài, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2005.

c. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích, thu hút kiều hối, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2004.

6. Tăng cường công tác thông tin - văn hoá phục vụ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

a. Bộ Ngoại giao cùng với Ban Cán sự Đảng ngoài nước phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam và Đài tiếng nói Việt Nam đánh giá, cải tiến, hoàn thiện và nâng cao chất lượng chương trình truyền hình, truyền thanh dành cho đồng bào ta ở nước ngoài phù hợp với tâm lý, tình cảm của đồng bào, có biện pháp hiệu quả đưa chương trình đến với đông đảo cộng đồng người Việt Nam tại các nước; nghiên cứu, đề xuất các loại hình thông tin thích hợp trước mắt và lâu dài nhằm phát triển các kênh thông tin tích cực, tiến bộ tại những nước có đông người Việt Nam sinh sống.

b. Bộ Văn hoá - thông tin chủ trì, phối hợp với Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu chính sách hỗ trợ xuất bản báo, tạp chí, các trang thông tin điện tử dành cho người Việt Nam ở nước ngoài.

c. Bộ Văn hoá - Thông tin chủ trì, phối hợp với Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Ban Cán sự Đảng ngoài nước và Bộ Ngoại giao nghiên cứu, kiến nghị khả năng xuất bản báo viết, báo điện tử ở một số nước có đông người Việt Nam sinh sống, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2005; xây dựng thư viện trên mạng Internet để phục vụ cho người Việt Nam sống xa Tổ quốc.

d. Bộ Văn hoá - Thông tin chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành liên quan, nghiên cứu, xây dựng quy chế khuyến khích các đoàn nghệ thuật, các ca sĩ, nghệ sĩ trong nước tổ chức các chuyến biểu diễn nghệ thuật phục vụ kiều bào; các ca sĩ, nghệ sĩ người Việt Nam ở nước ngoài về biểu diễn ở trong nước; xuất bản, phát hành ở trong nước một số sản phẩm văn hoá của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài phù hợp các quy định về xuất bản.

đ. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Giao thông vận tải, trong quý IV năm 2004 tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện chính sách trợ giá đối với cước vận chuyển ấn phẩm văn hoá, giá vé máy bay cho các đoàn nghệ thuật đi biểu diễn phục vụ cộng đồng trong thời gian qua, đề xuất các kiến nghị cần thiết.

7. Về việc dạy và học tiếng Việt cho thế hệ trẻ người Việt Nam ở nước ngoài:

Thực hiện Quyết định số 281/QĐ-TTg ngày 22 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, trong quý III năm 2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Ban Điều hành Đề án với sự tham gia của đại diện các Bộ: Tài chính, Ngoại giao, Văn hoá - Thông tin, Văn phòng Chính phủ, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan liên quan khác để triển khai Đề án trong năm 2004, 2005 và các năm tiếp theo, bao gồm các hoạt động chủ yếu sau:

- Điều tra, khảo sát nhu cầu dạy và học tiếng Việt của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

- Xây dựng chương trình, biên soạn, phát hành tài liệu dạy và học tiếng Việt, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn việc dạy và học tiếng Việt theo phương thức từ xa qua truyền hình, đài phát thanh, mạng Internet, đĩa từ.

- Tổ chức việc bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài.

- Hỗ trợ việc dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài tại các trung tâm, nhà văn hoá, các trường của các Hội người Việt Nam hoặc các cơ sở giáo dục khác ở nước ngoài tổ chức dạy và học tiếng Việt.

8. Tăng cường các hoạt động giao lưu giữa người Việt Nam ở trong và ngoài nước.

a. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành, địa phương liên quan thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu thể thao, văn hoá, văn học, nghệ thuật, du lịch về nguồn, trại hè nói tiếng Việt... giữa thế hệ trẻ Việt Nam trong và ngoài nước.

b. y ban Thể dục thể thao chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan giải quyết các thủ tục cần thiết để người Việt Nam ở nước ngoài được về nước tham gia các hoạt động thể dục, thể thao trong nước và làm thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam cho những vận động viên là người Việt Nam ở nước ngoài có thành tích xuất sắc và có nguyện vọng tham gia đoàn thể thao Việt Nam tham dự các kỳ đại hội và giải vô địch thể thao khu vực và thế giới.

9. Về chính sách khen thưởng người Việt Nam ở nước ngoài

a. Viện Thi đua Khen thưởng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Ban Cán sự Đảng ngoài nước tổng kết, đánh giá công tác khen thưởng đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian qua; phổ biến, hướng dẫn và tuyên truyền các quy định hiện hành về công tác thi đua khen thưởng của Nhà nước ta cho các tổ chức và cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài nhằm góp phần tích cực vào công cuộc vận động người Việl Nam ở nước ngoài đóng góp sức người, sức của xây dựng đất nước; đồng thời, có hình thức thích hợp khen thưởng các tổ chức, cá nhân người nước ngoài đã có thành tích ủng hộ, bảo vệ và giúp đỡ người Việt Nam ở nước ngoài.

b. Các Bộ, ngành và địa phương, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước người có trách nhiệm phát hiện, giới thiệu những tổ chức, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài có nhiều công sức đóng góp trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước (qua Viện Thi đua Khen thưởng Nhà nước và Bộ Ngoại giao) để có hình thức khen thưởng thích đáng.

10. Tiếp tục đổi mới phương thức vận động người Việt Nam ở nước ngoài:

a. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Đoàn Chủ tịch y ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nghiên cứu, đề ra và hỗ trợ các phương thức vận động mới, động viên, khuyến khích mọi hình thức tập hợp, đoàn kết người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt chú trọng đến hoạt động của các thế hệ trẻ, trên cơ sở tự nguyện, phù hợp với pháp luật và phong tục tập quán nước sở tại. Hỗ trợ các dự án của người Việt Nam ở nước ngoài có mục tiêu trên.

b. Bộ Ngoại giao phối hợp với Ban Cán sự Đảng ngoài nước chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tăng cường tiếp xúc, vận động, tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tới người Việt Nam ở nước ngoài, đẩy mạnh công tác bảo hộ công dân và bảo vệ những quyền lợi chính đáng của người Việt Nam ở nước ngoài.

c. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuyên truyền vận động kiều bào hưởng ứng và tham gia các phong trào, các cuộc vận động mang tính toàn dân, đồng thời tiến hành tổng kết công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2004; nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nhằm phát huy vai trò và phát triển tổ chức Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài cũng như các hình thức tập hợp khác theo hướng xã hội hoá công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài.

Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành thường xuyên tham khảo Đoàn Chủ tịch y ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong quá trình xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách liên quan tới người Việt Nam ở nước ngoài.

d. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Ngoại giao, trong quý III năm 2004, lập dự toán ngân sách cho Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài để đáp ứng nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.

11. Kiện toàn tổ chức

a. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ nghiên cứu, đề xuất chủ trương, biện pháp kiện toàn tổ chức của Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài, tăng cường biên chế chuyên trách về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài tại cơ quan đại diện ngoại giao ở những nước có đông người Việt Nam sinh sống, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

b. Các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố có quan hệ nhiều với người Việt Nam ở nước ngoài thành lập bộ phận giúp cơ quan lãnh đạo trong công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.

c. Kiến nghị y ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận kiện toàn, củng cố và tăng cường tổ chức bộ máy nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian tới.

d. Sau một thời gian thực hiện Chương trình hành động này, Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tổ chức lấy ý kiến của người Việt Nam ở nước ngoài, tổng hợp kiến nghị Chính phủ tổ chức Hội nghị đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện Chương trình này để tiếp tục thực hiện trong những năm sau.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào Chương trình hành động này của Chính phủ và xuất phát từ tình hình thực tế của từng Bộ, ngành, địa phương tổ chức ngay việc thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về đổi mới chính sách và công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 110/2004/QD-TTg

Hanoi, June 23, 2004

 

DECISION

PROMULGATING THE GOVERNMENT'S ACTION PROGRAM FOR IMPLEMENTATION OF THE POLITBURO'S RESOLUTION NO. 36-NQ/TW OF MARCH 26, 2004 ON OVERSEAS VIETNAMESE

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of December 25, 2001;

Pursuant to the Politburo's Resolution No. 36-NQ/TW of March 26, 2004 on overseas Vietnamese;

At the proposal of the Minister of Foreign Affairs,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate together with this Decision the Government's action program for implementation of the Politburo's Resolution No. 36-NQ/TW of March 26, 2004 on overseas Vietnamese.

Article 2.- This Decision takes implementation effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

Article 3.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies and the presidents of the provincial/municipal People's Committees shall have to implement this Decision. The Ministry of Foreign Affairs shall have to monitor and periodically report on the implementation of this program to the Prime Minister.

 

 

PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

GOVERNMENT'S ACTION PROGRAM

FOR IMPLEMENTATION OF THE POLITBURO’S RESOLUTION NO. 36-NQ/TW OF MARCH 26, 2004 ON OVERSEAS VIETNAMESE

(Promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 110/2004/QD-TTg of June 23, 2004)

I. PROGRAM'S OBJECTIVES

On March 26, 2004, the Politburo of the Central Committee of Vietnam Communist Party promulgated Resolution No. 36-NQ/TW on overseas Vietnamese. This Resolution is of very important significance for the entire Party and population; related to all branches, levels, localities and mass organizations; and serves as an orientation for the formulation of policies towards overseas Vietnamese in the coming time.

The Government adopted this action program, aiming to organize the successful implementation of the Politburo's above-said Resolution, contribute to bringing into play the strength of the national unity bloc, create favorable conditions for the community of overseas Vietnamese to stabilize their life, develop and preserve Vietnam's national identity, turn towards the Fatherland, and contribute to building and defending the Vietnamese Fatherland for the attainment of the objective of a prosperous people, a strong nation and an equitable, democratic and civilized society.

II. PROGRAM' PRINCIPAL CONTENTS

1. Information and propagation work

a/ The Ministry of Foreign Affairs shall coordinate with the Central Committee for Ideology and Culture, the Central Committee for Mass Agitation, the Caucus Commission for Party organizations overseas, the Central Committee for Sciences and Education, the Presidium of Vietnam Fatherland Front's Central Committee as well as relevant ministries, branches, localities and mass organizations in disseminating the contents of the Politburo's Resolution and this action program.

b/ The Ministry of Foreign Affairs as well as ministries and branches shall take initiative in propagating and introducing the Party's and the State's undertakings and policies related to overseas Vietnamese on the mass media, among the Party's organizations, administrations, mass organizations and people of all strata at home and abroad.

c/ The Ministry of Foreign Affairs shall coordinate with the Caucus Commission for Party organizations overseas in directing foreign-based Vietnamese representations and relevant organizations to take appropriate forms of introducing and disseminating the Resolution and this action program to the community of overseas Vietnamese, grasp and inform in time public opinions to the relevant agencies in the country.

d/ The Ministry of Foreign Affairs shall coordinate with the concerned ministries and branches in introducing to international organizations and countries where Vietnamese people reside the Vietnamese Party's and State's undertakings and policies towards overseas Vietnamese.

e/ The ministries, branches and localities shall have to study and firmly grasp the contents of the Resolution and the action program, and on that basis, to formulate specific action programs of their respective ministries, branches and localities.

2. Measures and policies to create favorable conditions for, and support, overseas Vietnamese to stabilize their life and integrate themselves into the social life of the host countries

a/ The Ministry of Foreign Affairs shall coordinate with the ministries, branches and localities in proposing undertakings, contents and modes of mobilizing administrations of the host countries to create favorable conditions for Vietnamese people to work and earn their living.

The Ministry of Foreign Affairs shall coordinate with the ministries, branches and localities in conducting surveys and getting information on overseas Vietnamese for use as basis for proposing appropriate policies and measures in the work related to overseas Vietnamese.

b/ The Ministry of Foreign Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned ministries and branches in, taking initiative in conducting negotiations or signing, according to the State's current regulations, necessary bilateral and multilateral international treaties, including consular agreements and judicial support agreements, in order to create favorable conditions for overseas Vietnamese to integrate themselves into the society of the host countries and protect their legitimate interests when such interests are infringed upon, combat manifestations of discrimination and activities against overseas Vietnamese or against the State of the Socialist Republic of Vietnam.

c/ The Ministry of Foreign Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned ministries and branches in, reviewing legal documents related to the work of citizen protection before proposing the amendment, supplementation or elaboration thereof; study and formulate a scheme on citizen protection fund and submit it to the Prime Minister for consideration and decision.

d/ The ministries, branches and localities shall enhance the dissemination and propagation of the Party's and State's undertakings and policies, introduce customs, habits and laws of the host countries to Vietnamese citizens who go abroad for study, labor cooperation or marriage with foreigners in order to bring into play the sense of national dignity, preserve the national cultural identity and patriotism; and take initiative in protecting their legitimate interests. Immediately, in the first quarter of 2005, the Ministry of Justice shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Public Security, the Ministry of Education and Training, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Culture and Information, the Presidium of Vietnam Fatherland Front's Central Committee and mass organizations in, submitting to the Prime Minister an overall scheme on compilation and distribution of basic documents on the Party's and State's undertakings, policies and laws for overseas Vietnamese; introducing customs, habits and laws of a number of countries where many Vietnamese people are residing, studying or working, and the existing organizational structures of the Vietnamese community in a number of countries.

3. Creating favorable conditions for overseas Vietnamese to attach themselves more closely to the homeland

a/ The Ministry of Public Security shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Foreign Affairs as well as the concerned ministries and branches in, reviewing in the IVth quarter of 2004 the existing legal documents and policies related to the exit, entry, residence and repatriation of overseas Vietnamese; proposing the supplementation, amendment or elaboration of legal documents on such issues in the spirit of creating favorable conditions for overseas Vietnamese, swimming with the integration trend while ensuring security and political and social stability for the cause of national construction and defense.

b/ The Ministry of Justice shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned ministries and branches in, reviewing in the IVth quarter of 2004 relevant legal documents in order to propose measures to basically settle existing problems on nationality, inheritance, marriage and family,... which are related to overseas Vietnamese; settle in a fast and proper manner the overseas Vietnamese's requests to relinquish or restore the Vietnamese nationality.

c/ The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Foreign Affairs, the concerned ministries and branches, and localities in, reviewing the implementation of the one-price policy for services and travel by overseas Vietnamese and their relatives when they return to the country in the recent past, synthesize and report thereon to the Prime Minister for consideration and decision.

d/ The Ministry of Foreign Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned ministries and branches in, studying and proposing the regularization of passports and personal papers of overseas Vietnamese as well as the use of papers by, or grant of papers to, returning overseas Vietnamese.

e/ The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Justice, the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Public Security and the Ministry of Planning and Investment in, reviewing, amending or supplementing regulations and policies on permitting overseas Vietnamese to purchase and own dwelling houses associated with land-use right in Vietnam, and submitting them to the Government in the IVth quarter of 2004.

4. Bringing into play the intellectual potential of overseas Vietnamese

a/ The Ministry of Foreign Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Science and Technology, the Ministry of Education and Training as well as relevant ministries, branches and localities in, studying and elaborating proper preferential policies for overseas-Vietnamese experts and intellectuals who have high professional qualifications and are capable of making inventions or innovations or providing consultancy on management, operation and transfer of high technologies and techniques for the country, and submitting them to the Prime Minister in the first quarter of 2005.

b/ The Ministry of Science and Technology, the Ministry of Education and Training, the Ministry of Health, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Industry, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the State Bank of Vietnam and the General Department of Customs shall coordinate with the Ministry of Foreign Affairs and the Ministry of Public Security in reviewing, amending or supplementing in the IVth quarter of 2004 the current regulations issued by their respective ministries or branches, or elaborating new regulations and policies to create favorable conditions for scientific research, teaching and medical centers as well as production/service establishments of the State and other economic sectors to expand cooperation relations, employ overseas-Vietnamese experts and intellectuals in scientific-technological research and application, production, teaching, consultancy and coordination in relation with foreign partners.

c/ The Ministry of Foreign Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Science and Technology, the Ministry of Education and Training as well as the concerned ministries, branches and localities in, studying and elaborating appropriate policies in order to encourage economic, scientific-technological, cultural-art, education-training and physical training-sport sectors to take initiative in attracting overseas-Vietnamese talents to participate in domestic affairs, and submit them to the Prime Minister in the first quarter of 2005.

d/ The Ministry of Foreign Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment as well as the concerned ministries and branches in, studying and elaborating policies to invite overseas-Vietnamese experts to work for Vietnam's programs and projects on bilateral and multilateral cooperation with foreign countries or for international organizations employing Vietnamese, and submit them to the Prime Minister in the second quarter of 2005.

5. Bringing into play the overseas Vietnamese's potential in economic cooperation, investment and business

a/ The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Foreign Affairs as well as the concerned ministries and branches in, reviewing and evaluating in the IVth quarter of 2004 the implementation of the provisions of the Law on Foreign Investment in Vietnam, the Law on Domestic Investment Promotion and documents related to investment preference and support policies for overseas Vietnamese, and proposing solutions to further encouraging all forms of investment in Vietnam by overseas Vietnamese.

b/ The Ministry of Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Foreign Affairs in, studying and elaborating policies to encourage and bring into play the overseas Vietnamese's capability to act as brokers and links in establishing relations for the expansion of cooperation, investment and trade promotion with foreign companies, organizations and individuals, and submit them to the Prime Minister in the first quarter of 2005.

c/ The State Bank of Vietnam shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Foreign Affairs in, reviewing, supplementing or amending incentive policies, attracting foreign currencies, and submit them to the Prime Minister in the IVth quarter of 2004.

6. Enhancing the information-culture work in service of the overseas Vietnamese community

a/ The Ministry of Foreign Affairs and the Caucus Commission for Party organizations overseas shall coordinate with Vietnam Television Station and the Radio Voice of Vietnam in evaluating, improving, perfecting and raising the quality of television and radio programs for overseas Vietnamese, suitable to their psychologies and feelings; taking efficient measures to introduce programs to the Vietnamese communities in foreign countries; studying and proposing appropriate immediate and long-term forms of information for development of positive and progressive information channels in the countries where many Vietnamese people reside.

b/ The Ministry of Culture and Information shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Central Committee for Ideology and Culture as well as the concerned ministries and branches in, studying policies in support of publication of newspapers, journals and electronic websites for overseas Vietnamese.

c/ The Ministry of Culture and Information shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Central Committee for Ideology and Culture, the Caucus Commission for Party organizations overseas and the Ministry of Foreign Affairs in, studying and proposing the possibility of publishing newspapers and electronic websites in a number of countries where many Vietnamese people reside, and submit such to the Prime Minister in the first quarter of 2005; and building libraries on the Internet in service of overseas Vietnamese.

d/ The Ministry of Culture and Information shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Foreign Affairs and the concerned ministries and branches in, studying and building mechanisms to encourage domestic art troupes, singers and artists to organize performance tours in service of overseas Vietnamese as well as overseas-Vietnamese singers and artists to return to the country for performances; publishing and distributing at home a number of cultural products of the overseas Vietnamese community in accordance with the regulations on publication.

e/ The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Culture and Information and the Ministry of Transport in, reviewing and evaluating in the IVth quarter of 2004 the results of implementation of the price-subsidy policy for charges of transporting cultural products and air tickets for art troupes making performance tours in service of the overseas Vietnamese community over the past time, and make necessary proposals.

7. Vietnamese language teaching and learning for young overseas Vietnamese

In furtherance of the Prime Minister's Decision No. 281/QD-TTg of March 22, 2004 approving the scheme in support of the Vietnamese language teaching and learning for overseas Vietnamese, in the third quarter of 2004, the Ministry of Education and Training shall set up the Scheme Management Board with the participation of representatives of the Ministry of Finance, the Ministry of Foreign Affairs and the Ministry of Culture and Information, the Government Office, the Radio Voice of Vietnam, Vietnam Television Station and other relevant agencies for implementation of the scheme in 2004, 2005 and subsequent years, covering the following principal activities:

- Investigating and surveying the Vietnamese language teaching and learning demands of the overseas Vietnamese community.

- Elaborating curricula, compiling and distributing the Vietnamese language teaching and learning documents, coordinating with the concerned ministries and agencies in guiding the Vietnamese language teaching and learning by mode of correspondence via television, radio, the Internet and magnetic discs.

- Fostering the Vietnamese language teachers for overseas Vietnamese.

- Supporting the Vietnamese language teaching for overseas Vietnamese at centers, culture houses and schools of Vietnamese people's associations or other foreign-based educational establishments, which organize the Vietnamese language teaching and learning.

8. Intensifying activities of exchange between Vietnamese people at home and overseas Vietnamese

a/ Ho Chi Minh Communist Youth Union, Vietnam Association of Youth Unions and Vietnam Students' Association shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Foreign Affairs and the concerned ministries, branches and localities in, regularly organizing exchange programs on sports, culture, literature, arts, back-to-the root tours, Vietnamese language-speaking summer camps between Vietnamese youth at home and overseas Vietnamese youth.

b/ The Committee for Physical Training and Sports shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Foreign Affairs and the concerned ministries and branches in, carrying out necessary procedures for overseas Vietnamese to return home for participation in domestic physical training and sport activities, and carrying out procedures for naturalization in Vietnam for overseas Vietnamese athletics who record outstanding achievements and wish to join Vietnamese sport teams to attend regional and international games and tournaments.

9. Policies on commending and/or rewarding overseas Vietnamese

a/ The State Emulation and Commendation Institute shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Foreign Affairs and the Caucus Commission for Party organizations overseas in, reviewing and evaluating the commendation of overseas Vietnamese over the past time; disseminating, guiding and propagating the State's current regulations on emulation and commendation to overseas-Vietnamese organizations and individuals in order to actively contribute to mobilizing overseas Vietnamese to make human and material contributions to the national construction; and at the same time, take appropriate forms of commending and/or rewarding foreign organizations and individuals who support, protect and help overseas Vietnamese.

b/ The ministries, branches, localities and foreign-based Vietnamese representations shall have to discover and introduce to the State (through the State Emulation and Commendation Institute and the Ministry of Foreign Affairs) the overseas-Vietnamese organizations and individuals that make numerous contributions to the cause of construction and defense of the Vietnamese Fatherland in order to take appropriate commendation forms.

10. Continuing to renovate modes of mobilizing overseas Vietnamese

a/ The Ministry of Foreign Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Presidium of Vietnam Fatherland Front's Central Committee in, studying, formulating and supporting new mobilization modes, encouraging all forms of rallying overseas Vietnamese, with special attention paid to activities of young generations, on the basis of voluntarism and accordance with laws as well as customs and practices of the host countries. To support overseas Vietnamese's projects with the above-said objectives.

b/ The Ministry of Foreign Affairs shall coordinate with the Caucus Commission for Party organizations overseas in directing foreign-based Vietnamese representations to enhance contacting, mobilizing, propagating and disseminating the Party's and the State's undertakings and policies to, overseas Vietnamese, stepping up the work of citizen protection and protecting the legitimate interests of overseas Vietnamese.

c/ The Ministry of Foreign Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Presidium of Vietnam Fatherland Front Central Committee in propagating and mobilizing overseas Vietnamese to respond to and participate in mass movements and mobilizations, and at the same time, review the work of mobilizing overseas Vietnamese and report thereon to the Prime Minister in the third quarter of 2004; study and propose measures to bring into play the role and develop the organizational structure of the Association for Liaison with Overseas Vietnamese and other rallying forms along the direction of socializing the work of mobilizing overseas Vietnamese.

The Ministry of Foreign Affairs as well as the ministries and branches shall regularly consult the Presidium of Vietnam Fatherland Front's Central Committee and the Front's member organizations in considering, amending, supplementing or promulgating legal documents and policies related to overseas Vietnamese.

d/ The Ministry of Finance shall coordinate with the Ministry of Foreign Affairs in making budget estimates in the third quarter of 2004 for the Committee for Overseas Vietnamese in order to perform the political tasks in the new situation.

11. Organizational consolidation

a/ The Ministry of Foreign Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Home Affairs in, studying and proposing undertakings and measures to consolidate the organizational structure of the Committee for Overseas Vietnamese, increase payrolls for the work for overseas Vietnamese at diplomatic representations in the countries where many Vietnamese people reside, and submit them to competent agencies for consideration and decision.

b/ The ministries, branches, provinces and cities which have ties with many overseas Vietnamese shall set up sections assisting the leading agencies in the work for overseas Vietnamese.

c/ To propose Vietnam Fatherland Front's Central Committee and the Front's member organizations to consolidate, strengthen and enhance their organizational apparatuses in order to meet the increasing requirements of the work for overseas Vietnamese in the coming time.

c/ After a given period of implementing this action program, the Ministry of Foreign Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned ministries and agencies in, gathering comments from overseas Vietnamese, synthesize them and propose the Government to organize a conference to evaluate, and draw experiences from, the implementation of this program for continued implementation in the subsequent years.

The ministries, the ministerial-level agencies, the Government-attached agencies and the provincial/municipal People's Committees shall base themselves on this action program of the Government and the practical situation of each ministry, branch and locality to immediately organize the implementation of the Politburo's Resolution on renewing policies and work of mobilizing overseas Vietnamese.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 110/2004/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe