Thông tư 15/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 15/2004/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 15/2004/TT-BTC |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Nguyễn Ngọc Tuấn |
Ngày ban hành: | 09/03/2004 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Thông tư15/2004/TT-BTC tại đây
tải Thông tư 15/2004/TT-BTC
THÔNG TƯƯƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 15/2004/TT-BTC NGÀY 9 THÁNG 3 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 170/2003/NĐ-CP
NGÀY 25 THÁNG 12 NĂM 2003 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH
CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH GIÁ
Căn cứ Pháp lệnh Giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 ngày 26 tháng 4 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá,
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá như sau:
A. PHẠM VI ÁP DỤNG
Thông tư này hướng dẫn hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá; quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc lập, trình, thẩm định phương án giá và quyết định giá; hồ sơ phương án giá và nội dung phương án giá; hồ sơ và thủ tục hiệp thương giá; tài sản của Nhà nước phải thẩm định giá và hoạt động thẩm định giá.
B. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ THỰC HIỆN BÌNH ỔN GIÁ
1. Giá hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn được xác định là biến động bất thường theo quy định tại các Điều 2, 3, 4, 5, và 6 Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá với các điều kiện cụ thể:
1.1. Xăng, dầu: Trong thời gian tối thiểu 30 ngày liên tục, giá vốn bình quân của xăng (A90, A92), diezen, mazut, dầu hỏa cao hơn từ 5 % trở lên so với giá bán ra do doanh nghiệp tự quyết định tối đa theo cơ chế quản lý xăng, dầu của Thủ tướng Chính phủ.
1.2. Khí hoá lỏng: Trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tục, giá bán lẻ tăng từ 30% trở lên so với giá thị trường trước khi có biến động.
1.3 Xi măng, thép xây dựng: Trong thời gian tối thiểu 30 ngày liên tục, giá bán lẻ tăng từ 15% trở lên so với giá thị trường trước khi có biến động.
1.4. Phân urê: Trong thời gian tối thiểu 30 ngày liên tục, giá bán lẻ 1 kg urê vượt giá bán lẻ 2 kg thóc tại cùng thời điểm, cùng khu vực trước khi có biến động.
1.5. Thóc (lúa): Trong thời gian tối thiểu 30 ngày liên tục giá mua giảm ít nhất 15% so với giá thị trường trước khi có biến động.
1.6. Gạo tẻ thường: Trong thời gian tối thiểu 30 ngày liên tục, giá bán lẻ tăng từ 25% trở lên so với giá thị trường trước khi có biến động.
1.7. Cà phê nhân, bông hạt, mía cây nguyên liệu, muối: Trong thời gian tối thiểu 30 ngày liên tục, giá mua giảm ít nhất 20% so với giá thị trường trước khi có biến động.
1.8. Bông xơ: Trong thời gian tối thiểu 30 ngày liên tục, giá mua tăng từ 30% trở lên so với giá thị trường trước khi có biến động.
1.9. Một số loại thuốc phòng và chữa bệnh cho người thực hiện theo Nghị định của Chính phủ "Về quản lý giá thuốc phòng, chữa bệnh cho người" và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
1.10. Dịch vụ: Giá cước dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường sắt trong thời gian tối thiểu 30 ngày liên tục, tăng từ 20% trở lên so với giá quy định trước đó.
2. Khi giá hàng hoá, dịch vụ biến động bất thường theo quy định tại Khoản 1 Mục I Thông tư này thì Bộ Tài chính, Cục Quản lý giá, Sở Tài chính trình cấp có thẩm quyền quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá.
II. QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
TRONG VIỆC LẬP, TRÌNH, THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN
GIÁ VÀ QUYẾT ĐỊNH GIÁ
1. Tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Chính phủ:
1.1. Khung giá các loại đất do Bộ Tài chính lập phương án giá và trình Chính phủ quyết định, sau khi có ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ có liên quan và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh).
1.2. Khung giá cho thuê đất có mặt nước và khung giá để thu tiền sử dụng đất có mặt nước do Bộ Tài chính lập phương án giá và trình Chính phủ quyết định, sau khi có ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
1.3. Khung giá hoặc giá chuẩn nhà ở thuộc sở hữu nhà nước để bán, cho thuê do Bộ Xây dựng lập phương án giá và trình Chính phủ quyết định, sau khi có ý kiến của các Bộ có liên quan, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ Tài chính.
2. Tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Thủ tướng Chính phủ:
2.1. Giá bán hoặc giá cho thuê tài sản của Nhà nước là công trình kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng không qua hình thức đấu thầu, đấu giá do các đơn vị có tài sản lập phương án giá để Bộ quản lý tài sản xem xét và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định, sau khi có ý kiến của các Bộ có liên quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ Tài chính.
2.2. Giá nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho thuê hoặc bán cho các đối tượng tái định cư, đối tượng chính sách do Bộ Xây dựng lập phương án giá và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định, sau khi có ý kiến của các Bộ có liên quan, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ Tài chính.
2.3. Giá chuẩn bán điện cho các đối tượng sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cho nông thôn theo các cấp điện áp do Tổng công ty Điện lực Việt Nam lập phương án giá để Bộ Công nghiệp xem xét và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định, sau khi có ý kiến của các Bộ có liên quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ Tài chính.
2.4. Giá cước hoặc khung giá cước dịch vụ vận chuyển thư thường trong nước có khối lượng đến 20 gram; giá cước hoặc khung giá cước thuê bao điện thoại và liên lạc điện thoại nội hạt tại nhà thuê bao do các đơn vị cung ứng dịch vụ lập phương án giá để Bộ Bưu chính, Viễn thông xem xét và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định, sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ Tài chính.
2.5. Giá bán báo Nhân dân do Bộ Biên tập báo Nhân dân lập phương án giá, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định, sau khi có ý kiến của các Bộ, cơ quan có liên quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ Tài chính.
3. Tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Bộ trưởng Bộ Tài chính:
3.1. Giá bán hoặc giá cho thuê tài sản của Nhà nước là công trình kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng không qua hình thức đấu thầu, đấu giá theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ do các đơn vị có tài sản lập, trình phương án giá để Bộ quản lý tài sản xem xét và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định, sau khi có ý kiến của các Bộ có liên quan.
3.2. Giá mua vào, bán ra hàng dự trữ quốc gia do Cục Dự trữ Quốc gia lập phương án giá, Cục Quản lý Giá thẩm định và trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
Đối với hàng dự trữ quốc gia do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quản lý thì đơn vị được chỉ định quản lý hàng dự trữ quốc gia lập, trình phương án giá, Cục Quản lý Giá thẩm định và trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định, sau khi có ý kiến của Bộ quản lý ngành và Cục Dự trữ Quốc gia.
3.3. Hàng hoá, dịch vụ sản xuất theo đặt hàng của Nhà nước không qua hình thức đấu thầu, đấu giá thực hiện theo Thông tư số 05/2004/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2004 của Bộ Tài chính "Hướng dẫn quản lý giá hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước đặt hàng thanh toán bằng nguồn ngân sách nhà nước".
3.4. Giá cước vận chuyển hành khách bằng máy bay tuyến Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh do Cục Hàng không Việt Nam lập, trình phương án giá để Bộ Giao thông Vận tải xem xét và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định, sau khi có ý kiến của các Bộ có liên quan.
3.5. Giá xăng, dầu do Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam lập, trình phương án giá để Bộ Thương mại xem xét và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định giá định hướng, sau khi có ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu quyết định giá bán trên cơ sở giá định hướng và theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, kinh doanh xăng dầu.
3.6. Khung giá bán nước sạch cho sinh hoạt do Cục Quản lý Giá lập phương án giá, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định, sau khi có ý kiến của Bộ Xây dựng và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
3.7. Căn cứ vào khung giá đất của Chính phủ, Bộ Tài chính hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể tại địa phương.
3.8. Căn cứ vào khung giá cho thuê đất có mặt nước và khung giá để thu tiền sử dụng đất có mặt nước của Chính phủ, Bộ Tài chính hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
3.9. Khung giá bán lẻ một số loại thuốc thiết yếu phòng và chữa bệnh cho người do Bộ Y tế hướng dẫn Tổng công ty dược và một số đơn vị sản xuất, kinh doanh thuốc (chiếm thị phần lớn) lập, trình phương án giá để Bộ Y tế xem xét và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định, sau khi có ý kiến của các Bộ có liên quan.
Cục Quản lý Giá có trách nhiệm thẩm định phương án giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điểm 3.4, 3.5 và 3.9 Khoản 3 Mục II phần B Thông tư này để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
4. Tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp:
Căn cứ vào giá chuẩn bán điện của Thủ tướng Chính phủ, Tổng công ty Điện lực Việt Nam trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quyết định giá bán điện cụ thể cho từng đối tượng tiêu dùng trong mạng lưới điện quốc gia, sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính.
5. Tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông:
5.1. Căn cứ giá cước, khung giá cước dịch vụ vận chuyển thư thường trong nước có khối lượng đến 20 gram; giá cước hoặc khung giá cước thuê bao điện thoại và liên lạc điện thoại nội hạt tại nhà thuê bao do Thủ tướng Chính phủ quyết định, các đơn vị cung ứng dịch vụ liên quan trình Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông quyết định giá cước cụ thể, sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính.
5.2. Giá cước các dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ bưu chính dành riêng; giá cước dịch vụ viễn thông công ích do đơn vị cung ứng dịch vụ trình, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quyết định, sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính.
5.3. Khung giá cước điện thoại đường dài trong nước và quốc tế; khung giá cước thuê kênh viễn thông quốc tế, liên tỉnh, nội tỉnh, nội hạt; khung giá các dịch vụ bưu chính, viễn thông khác do đơn vị cung ứng dịch vụ trình Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông quyết định theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
5.4. Đối với các dịch vụ bưu chính, viễn thông khác được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 217/2003/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông.
6. Tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:
6.1. Giá cước vận chuyển hành khách bằng xe buýt trong thành phố, thị xã, khu công nghiệp do Sở Giao thông Công chính hướng dẫn các đơn vị vận chuyển bằng xe buýt của tỉnh lập phương án giá để Sở Giao thông Công chính xem xét trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, sau khi có ý kiến của các cơ quan liên quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.
6.2. Giá bán báo của cơ quan Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Ban biên tập báo lập phương án giá, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, sau khi có ý kiến của các cơ quan liên quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.
6.3. Giá đất cụ thể tại địa phương, Sở Tài chính căn cứ vào nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất do Chính phủ quyết định và hướng dẫn của Bộ Tài chính để lập phương án giá, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân cùng cấp trước khi quyết định.
Giá đất được sử dụng làm căn cứ để:
- Tính thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất,
- Tính tiền sử dụng đất và tiền thuê đất khi giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất;
- Tính giá trị quyền sử dụng đất khi giao đất không thu tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ;
- Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất;
- Tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho nhà nước;
6.4. Giá cho thuê đất có mặt nước và giá để thu tiền sử dụng đất có mặt nước tại địa phương, Sở Tài chính căn cứ vào khung giá do Chính phủ quyết định và hướng dẫn của Bộ Tài chính để lập phương án giá, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, sau khi có ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan.
6.5. Giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho các đối tượng tái định cư, đối tượng chính sách; giá bán hoặc giá cho thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước để làm việc hoặc sử dụng vào mục đích khác do Sở Xây dựng căn cứ vào khung giá hoặc giá chuẩn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để lập phương án giá trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, sau khi có ý kiến của các cơ quan có liên quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.
6.6. Giá bán điện đối với nguồn điện do địa phương quản lý không thuộc mạng lưới điện quốc gia do đơn vị quản lý nguồn điện lập phương án giá trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, sau khi có ý kiến của các Sở, cơ quan có liên quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.
6.7. Mức trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá thuộc danh mục được trợ giá, trợ cước vận chuyển chi từ ngân sách địa phương và trung ương và mức giá hoặc khung giá bán lẻ hàng hoá được trợ giá, trợ cước vận chuyển do đơn vị kinh doanh ngành, lĩnh vực lập phương án giá; Sở Tài chính thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, sau khi có ý kiến của Sở quản lý ngành hàng, các cơ quan có liên quan.
6.8. Giá bán nước sạch cho sinh hoạt do đơn vị sản xuất kinh doanh nước sạch căn cứ vào khung giá và hướng dẫn của Bộ Tài chính để lập phương án giá. Sở Tài chính thẩm định và trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi có ý kiến của Sở quản lý chuyên ngành và các cơ quan có liên quan.
6.9. Giá hàng hoá, dịch vụ sản xuất theo đặt hàng của tỉnh thuộc ngân sách địa phương không qua hình thức đấu thầu, đấu giá thực hiện theo quy định tại Thông tư số 05/2004/TT-BTC ngày 30 tháng 1 năm 2004 của Bộ Tài chính "Hướng dẫn quản lý giá đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước đặt hàng thanh toán bằng nguồn ngân sách nhà nước".
Ngoài những tài sản, hàng hoá, dịch vụ quy định tại Khoản 6 Mục II phần B Thông tư này, trường hợp cần thiết Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét đề nghị Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ giao Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá một số loại hàng hoá, dịch vụ quan trọng khác có tác động đến phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương nhằm bình ổn giá, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.
III. HỒ SƠ PHƯƠNG ÁN GIÁ VÀ NỘI DUNG
GIẢI TRÌNH PHƯƠNG ÁN GIÁ
1. Hồ sơ phương án định giá hoặc điều chỉnh giá (sau đây gọi chung là hồ sơ phương án giá) bao gồm:
1.1. Công văn đề nghị cơ quan có thẩm quyền định giá, điều chỉnh giá.
1.2. Bản giải trình phương án giá.
1.3.Văn bản tổng hợp ý kiến tham gia của các cơ quan liên quan (kèm theo bản sao ý kiến của các cơ quan).
1.4. Văn bản thẩm định phương án giá của các cơ quan có chức năng thẩm định.
1.5. Các tài liệu liên quan khác.
2. Nội dung bản giải trình phương án giá bao gồm:
2.1. Sự cần thiết phải định giá hoặc điều chỉnh giá; tình hình sản xuất, kinh doanh của hàng hoá, dịch vụ cần định giá hoặc điều chỉnh giá.
2.2. Bản tính toán giá thành, giá bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá phải tuân thủ theo Quy chế tính giá do Bộ Tài chính quy định.
2.3. Tác động của mức giá mới đối với hoạt động của các tổ chức sản xuất, kinh doanh khác, đến ngân sách nhà nước, tác động đến đời sống, xã hội, thu nhập của người tiêu dùng.
2.4. Các biện pháp tổ chức triển khai thực hiện mức giá mới.
Hồ sơ phương án giá thực hiện theo mẫu thống nhất tại phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này.
3. Hồ sơ phương án giá gửi cơ quan thẩm định gồm các hồ sơ quy định tại các điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.5, 2.1, 2.2, 2.3, 2.4. Hồ sơ phương án giá gửi cơ quan có thẩm quyền quyết định giá còn bao gồm thêm văn bản thẩm định phương án giá quy định tại Điểm 1.4 Mục III phần B Thông tư này.
IV. HỒ SƠ VÀ THỦ TỤC HIỆP THƯƠNG GIÁ
1. Hồ sơ hiệp thương giá gồm:
1.1. Văn bản đề nghị của bên mua hoặc bên bán gửi cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá;
1.2. Phương án giá hiệp thương với nội dung:
a) Sự cần thiết (lý do) phải hiệp thương giá;
b) Bản tính giá hàng hoá, dịch vụ yêu cầu hiệp thương:
- Tình hình sản xuất - tiêu thụ, cung - cầu của hàng hoá, dịch vụ;
- Phân tích mức giá đề nghị hiệp thương:
+ Nếu bên bán kiến nghị tổ chức hiệp thương giá thì phải phân tích giá thành sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của hàng hoá, dịch vụ (đối với hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước); giá thị trường thế giới, giá nhập, các chi phí nhập khẩu, thuế, các chi phí lưu thông cần thiết và các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá của hàng hóa (đối với hàng hoá nhập khẩu).
+ Nếu bên mua kiến nghị tổ chức hiệp thương giá thì phải phân tích mức giá dự kiến điều chỉnh của bên bán ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của bên mua và các đối tác khác có liên quan, phân tích ảnh hưởng đến giá thành sản xuất và giá bán của sản phẩm đầu ra.
- Những vấn đề mà hai bên mua, bán chưa thống nhất, lập luận của các bên về sự chưa thống nhất đó.
- Đánh giá tác động ảnh hưởng của mức giá mới đối với khả năng chấp nhận của tổ chức sản xuất, kinh doanh khác.
- Các kiến nghị khác (nếu có).
Hồ sơ hiệp thương giá thực hiện theo mẫu thống nhất tại phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này.
Hồ sơ hiệp thương giá phải gửi cho cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá ít nhất 3 bộ và đồng gửi cho bên đối tác mua (hoặc bán).
2. Thủ tục hiệp thương giá.
2.1. Thành phần tham gia tổ chức hiệp thương giá hàng hoá, dịch vụ do cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá (Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính) quyết định.
2.2. Trình tự hiệp thương giá:
- Tổ chức, cá nhân đề nghị hiệp thương giá phải lập và gửi hồ sơ hiệp thương giá (quy định tại Khoản 1 Mục I phần B Thông tư này) đến cơ quan tổ chức hiệp thương giá (Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính). Trong trường hợp hiệp thương giá được thực hiện theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thì doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải hiệp thương giá có trách nhiệm lập hồ sơ hiệp thương giá.
- Tổ chức, cá nhân đề nghị hiệp thương giá có quyền rút lại hồ sơ hiệp thương giá, tự thoả thuận với nhau về mức giá mua, giá bán của hàng hóa, dịch vụ đề nghị hiệp thương giá trước khi cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá.
2.3. Trách nhiệm của cơ quan tổ chức hiệp thương giá:
- Trong thời hạn 15 ngày (ngày làm việc), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hiệp thương giá theo quy định tại Khoản 1 Mục IV phần B Thông tư này, cơ quan có thẩm quyền phải tổ chức hiệp thương giá.
- Trong quá trình tổ chức hiệp thương giá, cơ quan tổ chức hiệp thương giá phải tiến hành thu thập, phân tích những thông tin cần thiết có liên quan đến hàng hóa, dịch vụ hiệp thương giá; phân tích các yếu tố hình thành giá ảnh hưởng đến bên bán và bên mua, tạo điều kiện để cho hai bên mua và bán thoả thuận thống nhất với nhau về mức giá.
- Trong quá trình hiệp thương giá, các thành viên có quyền đưa ra ý kiến của mình để cùng trao đổi và thoả thuận; trong trường hợp vẫn còn ý kiến khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá sẽ quyết định giá tạm thời để hai bên thực hiện như quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá.
V. TÀI SẢN CỦA NHÀ NƯỚC PHẢI THẨM ĐỊNH GIÁ
VÀ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH GIÁ
1. Tài sản của Nhà nước phải thẩm định giá:
1.1. Tài sản của Nhà nước quy định tại Khoản 1 Điều 15 có giá trị theo quy định tại Khoản 2, Điều 15 Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá nếu không qua đấu thầu, Hội đồng xác định giá thì phải thẩm định giá.
1.2. Tài sản được mua bằng toàn bộ hoặc một phần từ nguồn ngân sách địa phương ngoài quy định tại Điểm 1.1 Khoản 1 Mục V phần B Thông tư này thì việc quản lý giá thực hiện theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Doanh nghiệp thẩm định giá và hoạt động thẩm định giá.
2.1. Doanh nghiệp thẩm định giá được thành lập phải có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và phải có hệ thống thông tin về giá cả thị trường trong nước và thế giới phục vụ thẩm định giá.
2.2. Những địa phương chưa có doanh nghiệp thẩm định giá thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Tài chính thực hiện công tác thẩm định giá hoặc có thể hợp đồng với các đơn vị thẩm định giá nhà nước trên địa bàn để thực hiện thẩm giá đối với tài sản Nhà nước phải thẩm định giá, đồng thời nếu thực sự cần thiết và có hiệu quả thì xúc tiến thành lập doanh nghiệp thẩm định giá theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Khoản 2 Mục V phần B Thông tư này. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá thì ký hợp đồng với đơn vị được phép hoạt động thẩm định giá để thực hiện.
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Thông tư số 03/VGNN-KHCS ngày 1/7/1992 của Uỷ ban Vật giá Nhà nước hướng dẫn nội dung quản lý nhà nước về giá của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố; Thông tư số 04/ VGNN-KHCS ngày 6/7/1992 của Uỷ ban Vật giá Nhà nước hướng dẫn thực hiện đăng ký giá, hiệp thương giá, niêm yết giá; Thông tư số 05/VGNN-KHCS ngày 15/7/1992 của Uỷ ban Vật giá Nhà nước hướng dẫn việc quy định và quản lý giá chuẩn, giá giới hạn; Thông tư Liên bộ số 01/LB-QP-NV-VGCP của Bộ Quốc phòng-Bộ Nội vụ-Ban Vật giá Chính phủ và những văn bản khác hướng dẫn thi hành Quyết định số 137/HĐBT ngày 27/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về quản lý giá và các văn bản trước đây trái với nội dung Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.
THE MINISTRY OF FINANCE | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 15/2004/TT-BTC | Hanoi, March 9, 2004 |
CIRCULAR
The Ministry of Finance hereby guides the implementation of the Government's Decree No. 170/2003/ND-CP of December 25, 2003 detailing the implementation of a number of articles of the Price Ordinance as follows:
A. SCOPE OF APPLICATION
This Circular guides the commodities and services subject to valorization; the powers and responsibilities of agencies and units in the elaboration, submission and appraisal of price options and price decisions; the dossiers of price options and contents thereof; dossiers and procedures for price consultation; the State's assets subject to price appraisal and price-appraising activities.
B. SPECIFIC PROVISIONS
I. COMMODITIES AND SERVICES SUBJECT TO VALORIZATION
1. The prices of goods and services listed for valorization shall be determined as abnormal fluctuations under the provisions in Articles 2, 3, 4, 5 and 6 of the Government's Decree No. 170/2003/ND-CP of December 25, 2003 detailing the implementation of a number of articles of the Price Ordinance under the following specific conditions:
1.1. Petrol, oil: Within at least 30 consecutive days, if the average cost price of petrol (A90, A92), diesel, fuel oil or kerosene is 5% plus higher than the sale price, the maximum is decided by
1.2. Liquefied gas: Within at least 60 consecutive days, the retail price rises 30% or higher over pre-fluctuation market price.
1.3. Cement, construction steel: Within at least 30 consecutive days, the retail prices rise 15% or higher over the pre-fluctuation market price.
1.4. Urea fertilizer: Within at least 30 consecutive days, the retail price of 1 kg of urea fertilizer exceeds the retail price of 2 kg of paddy at the same time and in the same area prior to the fluctuation.
1.5. Paddy (rice): Within at least 30 consecutive days, the purchase price drops at least 15% as compared to the pre-fluctuation market price.
1.6. Long-grain rice: Within at least 30 consecutive days, the retail price rises at least 25% over the pre-fluctuation market price.
1.7. Coffee bean, seed cotton,
1.8. Cotton fiber: Within at least 30 consecutive days, the purchase price increases by 30% or higher as compared to the pre-fluctuation market price.
1.9. A number of kinds of preventive and curative medicines for human use shall comply with the Government's Decree "on management of preventive and curative medicines for human use" and relevant guiding documents.
1.10. Services: The passenger railway transport fares, within at least 30 consecutive days, increase by 20% or higher over the previously-set prices.
2. When goods and/or service prices fluctuate abnormally as provided for in Clause 1, Section I of this Circular, the Ministry of Finance, the Price Management Department and/or the provincial/municipal Services of Finance shall report thereon to the competent authorities for decision and application of valorization measures under the provisions in Article 5 of the Government's Decree No.170/2003/ND-CP of December 25, 2003 detailing the implementation of a number of the Price Ordinance.
II. POWERS AND RESPONSIBILITIES OF AGENCIES AND UNITS IN THE ELABORATION, SUBMISSION AND APPRAISAL OF PRICE OPTIONS AND PRICE DECISIONS
1. Assets, goods and services with prices falling under the deciding competence of the Government:
1.1. For the price bracket for land of different categories, the price options shall be elaborated and submitted by the Finance Ministry to the Government for decision after obtaining the opinions of the Ministry of Natural Resources and Environment, the concerned ministries and People's Committees of provinces and centrally-run cities (hereinafter called the provincial-level People's Committees for short).
1.2. For the price bracket for leased land with water surface and the price bracket for collection of levies on use of land with water surface, the price options shall be elaborated by the Finance Ministry then submitted to the Government for decision, after obtaining the opinions of the Ministry of Natural Resources and Environment, the concerned ministries and the provincial-level People's Committees.
1.3. The price bracket or standard prices of State-owned dwelling houses for sale or lease, the price options shall be elaborated by the Construction Ministry then submitted to the Government for decision, after obtaining the opinions of the concerned ministries and provincial-level People's Committees and the written appraising opinions of the Finance Ministry.
2. Assets, goods and services with prices falling under the deciding competence of the Prime Minister:
2.1. For the prices of State assets being infrastructures in service of the national interest or public interest, which are sold or leased not by mode of bidding or auction, the asset-possessing units shall elaborate price options for the asset-managing ministries to consider and submit to the Prime Minister for decision, after obtaining the opinions of the concerned ministries and the written appraising opinions of the Finance Ministry.
2.2. For the prices of State-owned dwelling houses, which are leased or sold to resettlement subjects or social policy subjects, the price options shall be elaborated by the Construction Ministry and submitted to the Prime Minister for decision, after obtaining the opinions of the concerned ministries or provincial-level People's Committees and the written appraising opinions of the Finance Ministry.
2.3. For the standard prices of electricity sold to subjects for daily-life needs, production, business, service provision and to rural dwellers according different voltages, Vietnam Electricity Corporation shall elaborate the price options for the Industry Ministry to consider and submit to the Prime Minister for decision, after obtaining the opinions of the concerned ministries and the written appraising opinions of the Finance Ministry.
2.4. For service charges or charge bracket for domestic transportation of mails weighing up to 20 grams each; charges or charge bracket for telephone subscription and local calls at subscribers' houses, the service-providing units shall elaborate price options for the Ministry of Post and Telematics to consider then submit to the Prime Minister for decision, after obtaining the written appraising opinions of the Finance Ministry.
2.5. For sale prices of Nhan Dan daily, the Editorial Board of Nhan Dan paper shall elaborate price options and submit them to the Prime Minister for decision, after obtaining opinions of the concerned ministries and agencies and the written appraising opinions of the Finance Ministry.
3. Assets, goods and services with prices falling under the deciding competence of the Finance Minister:
3.1. For prices of State assets being infrastructures in service of national interests or public interests, which are sold or leased not by mode of bidding or auctions under the Prime Minister's authorization, the price options shall be elaborated and submitted by the units possessing the assets for the asset-managing ministries to consider and propose the Finance Minister to decide, after obtaining opinions of the concerned ministries.
3.2. For purchase prices and sale prices of national reserve commodities, the National Reserve Department shall elaborate the price options and the Price Management Department shall appraise and submit them to the Finance Minister for decision.
For national reserve commodities managed by branch- or domain- managing ministries, the units designated to manage the national reserve commodities shall elaborate and submit the price options, the Price Management Department shall appraise and submit them to the Finance Minister for decision, after obtaining opinions of the branch-managing ministries and the National Reserve Department.
3.3. Goods and services produced on orders placed by the State not by mode of bidding or auction shall comply with the Finance Ministry's Circular No.05/2004/TT-BTC of January 30, 2004 "guiding the management of prices of goods and services produced on orders placed by the State with payment from State budget sources."
3.4. For air fares for passenger air transportation on Hanoi- Ho Chi Minh City route, Vietnam Aviation Administration shall elaborate and submit the price options for the Ministry of Communications and Transport to consider and propose the Finance Minister to decide thereon, after obtaining opinions of the concerned ministries.
3.5. For prices of petrol and oil, Vietnam Petrol and Oil Corporation shall elaborate and submit the price options for the Trade Ministry to consider and propose the Finance Minister to decide on the oriented prices, after obtaining opinions of the Ministry of Planning and Investment.
Petrol and oil trading enterprises shall decide on the sale prices on the basis of the oriented prices and in strict compliance with the Prime Minister's decision on petrol and oil management and trading mechanism.
3.6. For the price bracket for sale of clean water for daily-life needs, the Price Management Department shall elaborate the price options and submit them to the Finance Minister for decision, after obtaining the opinions of the Construction Ministry and the provincial-level People's Committees.
3.7. Basing itself on the land price bracket of the Government, the Finance Ministry shall guide the provincial-level People's Committees to decide on the specific land prices in their respective localities.
3.8. Basing itself on the price bracket for leased land with water surface and the price bracket for collection of levies on the use of land with water surface, which are prescribed by the Government, the Finance Ministry shall guide the provincial-level People's Committees to decide thereon.
3.9. For the bracket of retail prices of a number of kinds of essential preventive and curative medicines for human use, the Pharmacy Corporation and a number of drug production or dealing enterprises (with large market shares) shall elaborate the price options under the Health Ministry's guidance and submit them to the Health Ministry for consideration and proposal to the Finance Minister for decision, after obtaining opinions of the concerned ministries.
The Price Management Department shall have to appraise goods and service price options under the provisions at Points 3.4, 3.5 and 3.9, Clause 3, Section II, Part B of this Circular before they are submitted to the Finance Minister for decision.
4. Assets, goods and services with prices falling under the deciding competence of the Industry Minister:
Basing itself on the standard sale prices of electricity prescribed by the Prime Minister, Vietnam Electricity Corporation shall submit to the Industry Minister for decision the specific price of electricity sold to every consuming subject in the national power network, after obtaining the written opinions of the Finance Ministry.
5. Assets, goods and services with prices falling under the deciding competence of the Minister of Post and Telematics
5.1. Basing themselves on the service charges or charge brackets for transportation of ordinary mails weighing up to 20 grams each; the charges or charge brackets for telephone subscription and local calls at the subscribers' houses, which are decided by the Prime Minister, the concerned service-providing units shall submit to the Minister of Post and Telematics for decision the specific charge rates, after obtaining the written opinions of the Finance Ministry.
5.2. Charges for public-utility postal services, exclusive postal services, charges for public-utility telecommunications services shall be submitted by the service-providing units and decided by the Minister of Communications and Transport, after obtaining the written opinions of the Finance Ministry.
5.3. The charge bracket for domestic long-distance and international telephone calls; the price bracket for rent of international, inter-provincial, intra-provincial and local telecommunications channels, the charge brackets for other postal and telecommunication services shall be submitted by the service-providing units to the Minister of Post and Telematics for decision according to the regulations of the Prime Minister.
5.4. Other postal and telecommunications services shall comply with the provisions in the Prime Minister's Decision No.217/2003/QD-TTCP of October 27, 2003 on management of postal and telecommunication service charges.
6. Assets, goods and services with prices falling under the deciding competence of the provincial-level People's Committees:
6.1. For freight of passenger transportation by bus in cities, provincial capitals, industrial parks, the bus transport units shall elaborate the price options under the guidance of the Communications and Public Works Services for the latter to consider and submit to the provincial-level People's Committees for decision, after obtaining opinions of the concerned agencies and the written appraising opinions of the provincial/municipal Finance Services.
6.2. For the sale prices of papers of the provincial/municipal Committees of the Communist Party of Vietnam, the papers' editorial boards shall elaborate the price options and submit them to the provincial-level People's Committees for decision, after obtaining the opinions of the concerned agencies and the written appraising opinions of the provincial/municipal Finance Services.
6.3. For specific land prices in localities, the provincial/municipal Finance Services shall base themselves on the principles and methods of determining the land prices and price bracket for land of different categories, decided by the Government, and the guidance of the Finance Ministry to elaborate the price options and submit them to the provincial-level People's Committees for further submission to the People's Councils of the same level before deciding thereon.
The land prices shall serve as the basis for:
- Calculating land use tax, tax on incomes from land use right transfer;
- Calculating land use levies and land rent when the land is assigned or leased without going through auction of land use right value or bidding for projects involving land use;
- Calculating land use right value when land is assigned without collection of land use levies, land registration fee;
- Compensations when the State recovers land;
- Calculating compensations by persons who commit acts of violating land legislation and cause damage to the State.
6.4. For rent rates of land with water surface and prices for collection of levies on the use of land with water surface in localities, the Finance Services shall base themselves on the price bracket decided by the Government and the guidance of the Finance Ministry to elaborate the price options and submit them to the provincial-level People's Committees for decision, after obtaining the opinions of the provincial/municipal Services of Natural Resources and Environment and the relevant agencies.
6.5. For sale prices or rent rates of State-owned houses sold or leased to resettlement subjects, social policy beneficiaries; the sale prices or rent rates of State-owned houses for use as working offices or for other purposes, the provincial/municipal Construction Services shall base themselves on price brackets or standard prices set by the Government or the Prime Minister to elaborate the price options for submission to the provincial-level People's Committees for decision, after obtaining the opinions of the concerned agencies and the written appraising opinions of the provincial/municipal Finance Services.
6.6. For the electricity sale prices applicable to electricity sources managed by localities and outside the national power networks, the electricity source-managing units shall elaborate the price options and submit them to the provincial-level People's Committees for decision, after obtaining the opinions of the concerned Services and agencies and the written appraising opinions of the Finance Services.
6.7. For the levels of price subsidy and freight subsidy for goods on the list of goods entitled to price subsidies, freight subsidies from local and central budgets and the retail prices or retail price bracket for goods entitled to price subsidies and/or freight subsidies, the branch or domain business units shall elaborate the price options; the Finance Services shall appraise and submit them to the provincial-level People's Committees for decision, after obtaining the opinions of the commodity line- managing Services and the concerned agencies.
6.8. For the sale prices of clean water for daily-life needs, the clean water- producing and trading units shall base themselves on the price brackets and the guidance of the Finance Ministry to elaborate price options. The Finance Services shall appraise and submit them to the provincial-level People's Committees for decision, after obtaining the opinions of specialized branch-managing Services and the concerned agencies.
6.9. The prices of goods and/or services produced on orders placed by provinces with payment from local budgets not by mode of bidding or auctions shall comply with the Finance Ministry's Circular No.05/2004/TT-BTC of January 30, 2004 "guiding the management of prices of goods and services with orders placed by the State and payment from State budget sources".
Apart from the assets, goods and services prescribed in Clause 6, Section II, Part B of this Circular, for cases of necessity, the provincial-level People's Committees shall consider and propose the Finance Ministry to report to the Prime Minister to assign the provincial-level People's Committees to decide on the prices of a number of other important types of goods and services which exert impacts on socio-economic development in the localities, aiming at valorization and protection of the legitimate rights and interests of production and/or business organizations and individuals as well as consumers and the interests of the State.
III. DOSSIERS OF PRICE OPTIONS AND CONTENTS OF PRICE OPTION EXPLANATION
1. Dossiers of price options or price adjust-ment (hereinafter referred collectively to as the price option dossiers) shall each include:
1.1. An official dispatch proposing the competent bodies to set prices, adjust prices.
1.2. The written explanation on price options.
1.3. The written summary of comments of the concerned agencies (enclosed with the copies of the comments of agencies).
1.4. The written appraisal of the price options by agencies with the appraising function.
1.5. Other relevant documents.
2. Contents of the written explanation on price options cover:
2.1. The necessity to set prices or adjust prices; the situation of producing and/or trading in goods, services requiring price setting or price adjustment.
2.2. Sheets of calculation of production costs, sale prices of goods and services, which are priced by the State, must comply with the Price Calculation Regulation of the Finance Ministry.
2.3. The impacts of new price levels on operation of other production and/or business organizations, on State budget as well as the social life and incomes of consumers.
2.4. Measures to organize the implementation of new price levels.
The price option dossiers shall comply with the set form in Appendix 1 to this Circular (not printed herein).
3. The price option dossiers to be addressed to the appraising agencies shall include dossiers prescribed at Points 1.1. The price option dossiers to be addressed to competent price-setting bodies shall also include the written price option appraisal prescribed at Point 1.4, Section III, Part B of this Circular.
IV. PRICE CONSULTATION DOSSIERS AND PROCEDURES
1. The price consultation dossiers:
1.1. The purchaser's or
1.2. The consultation price option with the contents:
a) The necessity (reasons) for price consultation;
b) The sheet of calculation of the prices of goods, services requested for consultation:
- The situation of goods and/or service production and consumption, supply and demand;
- Analysis of the price level proposed for consultation:
+ If the seller proposes the organization of price consultation, he/she/it must analyze the production costs and factors affecting the production costs of goods and/or services (for home-made goods, services); the world market prices, the import prices, importation expenses, taxes, necessary circulation expenses and other elements affecting the prices of goods (for import goods).
+ If the purchaser proposes the organization of price consultation, he/she/it must analyze the to be adjusted prices proposed by the seller, which affect the production and/or business activities of the purchaser and other relevant partners, analyze the impacts on production costs and sale prices of output products.
- The matters on which the purchaser and the seller still disagree, the argument of each party about such disagreement.
- Evaluation of the impacts of new price levels on the acceptability to other production and/or business organizations.
- Other proposals (if any).
The price consultation dossiers shall comply with the set form in Appendix 2 to this Circular (not printed herein).
The price consultation dossiers must be sent to the bodies competent to organize price consultation in at least 3 sets and concurrently to the partner being the purchaser (or the seller).
2. Price consultation procedures
2.1. The participants in the organization of goods and/or service price consultation shall be decided by the bodies competent to organize the price consultations (the Finance Ministry or the provincial/municipal Finance Services).
2.2. Price consultation order:
- The organizations or individuals that propose price consultations must compile and send the price consultation dossiers (prescribed in Clause 1, Section I, Part B of this Circular) to the price consultation-organizing bodies (the Finance Ministry or provincial/municipal Finance Services). Where price consultations are organized at the requests of the Prime Minister, ministers, heads of the ministerial-level agencies and/or presidents of the provincial-level People's Committees, the enterprises producing or trading in goods and/or services subject to price consultation shall have to compile the price consultation dossiers.
- The organizations and/or individuals that propose price consultations shall be entitled to withdraw their price consultation dossiers, negotiate with each other on the purchase prices, sale prices of goods and/or services proposed for price consultation before the competent bodies organize the price consultation.
2.3. Responsibilities of price consultation- organizing bodies:
- Within 15 (working) days as from the date of receiving the complete price consultation dossiers prescribed in Clause 1, Section IV, Part B of this Circular, the competent bodies must organize the price consultations.
- In the course of organizing price consultation, the price consultation-organizing bodies must proceed with the collection and analysis of necessary information related to goods and/or services subject to price consultation; analyze elements composing the costs, which affect the seller and the purchaser, create conditions for the purchaser and the seller to reach mutual agreement on the price levels.
- In the course of price consultation, members may put up their opinions for discussion and negotiation; where still exist divergent opinions, the bodies competent to organize price consultations shall decide on temporary prices for both parties to implement as provided for in Clause 2, Article 13 of the Government's Decree No. 170/2003/ND-CP of December 25, 2003 detailing the implementation of a number of articles of the Price Ordinance.
V. THE STATE'S ASSETS SUBJECT TO PRICE APPRAISAL AND PRICE-APPRAISING ACTIVITIES
1. The State's assets subject to price appraisal:
1.1. The State's assets prescribed in Clause 1, Article 15, with values prescribed in Clause 2, Article 15 of the Government's Decree No. 170/2003/ND-CP of December 25, 2003 detailing the implementation of a number of articles of the Price Ordinance, if not going through bidding or the Price Determination Council must be subject to price appraisal.
1.2. For assets purchased entirely or partially with local budget sources not prescribed at Point 1.1, Clause 1, Section V, Part B of this Circular, the price management shall comply with the regulations of the provincial-level People's Committees.
2. Price-appraising enterprises and price-appraising activities
2.1. To be set up, the price-appraising enterprises must fully satisfy the conditions prescribed in Clause 2, Article 16 of the Government's Decree No. 170/2003/ND-CP of December 25, 2003 detailing the implementation of a number of articles of the Price Ordinance and must have systems of information on domestic and world market prices in service of price appraisal.
2.2. In localities where price-appraising enterprises do not exist, the provincial-level People's Committees shall assign the provincial/municipal Finance Services to perform the price-appraising work or may sign contracts with State-run price-appraising bodies in the areas for the performance of price appraisal of the State assets subject to price appraisal, and at the same time proceed with the establishment of price-appraising enterprises under the provisions in Article 16 of the Government's Decree No. 170/2003/ND-CP of December 25, 2003 detailing the implementation of a number of articles of the Price Ordinance, and Clause 2, Section V, Part B of this Circular, if it is so really necessary and efficient. Organizations and individuals wishing to have price appraisal shall sign contracts with units licensed to conduct price-appraising activities for the performance thereof.
C. IMPLEMENTATION ORGANIZATION
1. This Circular takes implementation effect 15 days after its publication in the Official Gazette. To annul Circular No. 03/VGNN-KHCS of July 1, 1992 of the State Pricing Committee guiding the contents of State management over prices by the provincial/municipal People's Committees; Circular No. 04/VGNN-KHCS of July 6, 1992 of the State Pricing Committee guiding the price registration, price consultation, price listing; Circular No. 05/VGNN-KHCS of July 15, 1992 of the State Pricing Committee guiding the prescription and management of standard prices, price limits; Joint-Circular No. 01/LB-QP-NV-VGCP of the Defense Ministry, the Ministry of the Interior and the Government Pricing Committee and other documents guiding the implementation of Decision No. 137/HDBT of April 27, 1992 of the Council of Ministers (now the Government) on price management and the previous documents contrary to the contents of this Circular.
2. If any difficulties and problems arise in the course of implementation, the agencies, organi-zations and individuals are requested to report thereon to the Finance Ministry for study and solution.
| FOR THE FINANCE MINISTER |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây