Thông tư 11/2010/TT-BNV thi hành Nghị định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội

thuộc tính Thông tư 11/2010/TT-BNV

Thông tư 11/2010/TT-BNV của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/04/2010 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
Cơ quan ban hành: Bộ Nội vụ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:11/2010/TT-BNV
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Văn Tuấn
Ngày ban hành:26/11/2010
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lĩnh vực khác, Cơ cấu tổ chức

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ NỘI VỤ
-----------------

Số: 11/2010/TT-BNV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------------

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2010

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 45/2010/NĐ-CP NGÀY 21 THÁNG 4 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ HỘI

Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;

Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (sau đây gọi tắt là Nghị định số 45/2010/NĐ-CP) như sau:

Điều 1. Ban vận động thành lập hội
1. Hồ sơ đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP. Đối với nhân sự dự kiến là người đứng đầu (Trưởng ban) ban vận động thành lập hội thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
2. Ban vận động thành lập hội giải thể trong các trường hợp sau:
a) Tự giải thể theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 6 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;
b) Quyết định cho phép thành lập hội hết hiệu lực.
Điều 2. Tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường của hội
1. Báo cáo tổ chức đại hội:
a) Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh báo cáo Bộ Nội vụ và bộ quản lý ngành, lĩnh vực chính mà hội hoạt động;
b) Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (hoặc Sở Nội vụ nếu được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền) và sở quản lý ngành, lĩnh vực chính mà hội hoạt động;
c) Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã báo cáo Sở Nội vụ và Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; đổi tên và phê duyệt điều lệ hội đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã thì hội có phạm vi hoạt động trong xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Nội dung báo cáo tổ chức đại hội nhiệm kỳ:
a) Nghị quyết của ban lãnh đạo hội về việc tổ chức đại hội nhiệm kỳ;
b) Dự thảo báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ tới của hội;
c) Dự thảo điều lệ sửa đổi, bổ sung (nếu có);
d) Dự kiến nhân sự ban lãnh đạo, ban kiểm tra của hội. Đối với nhân sự dự kiến là người đứng đầu hội thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này;
đ) Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức đại hội, số lượng đại biểu mời, đại biểu chính thức tham dự đại hội, dự kiến chương trình đại hội.
3. Nội dung báo cáo đại hội bất thường:
a) Nghị quyết của ban lãnh đạo hội về việc tổ chức đại hội bất thường trong đó nêu rõ nội dung sẽ thảo luận và quyết định tại đại hội;
b) Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức đại hội, số lượng đại biểu mời, đại biểu chính thức tham dự đại hội, dự kiến chương trình đại hội.
4. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận nội dung báo cáo đầy đủ, hợp pháp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP có ý kiến bằng văn bản về việc tổ chức đại hội; trong trường hợp cần lấy ý kiến cơ quan có liên quan đến ngành, lĩnh vực chính hội hoạt động thì chậm nhất không quá hai mươi lăm ngày phải có ý kiến bằng văn bản về việc tổ chức đại hội.
5. Hội tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
6. Trường hợp hội tổ chức đại hội mà không báo cáo theo quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP không phê duyệt điều lệ hội đã được đại hội thông qua.
Điều 3. Xử lý vi phạm thời hạn tổ chức đại hội nhiệm kỳ theo quy định tại điều lệ hội
1. Hết thời hạn sáu tháng, kể từ ngày hội nhận được văn bản yêu cầu tổ chức đại hội của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP mà lãnh đạo hội không tổ chức đại hội thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP căn cứ vào từng trường hợp cụ thể xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp:
a) Tổ chức họp ban lãnh đạo hội để đình chỉ việc điều hành hội của người đứng đầu hội và cử thành viên trong ban lãnh đạo hội tạm thời điều hành hoạt động hội thực hiện công việc chuẩn bị tổ chức đại hội cho đến khi hội tổ chức đại hội bầu được ban lãnh đạo mới;
b) Tổ chức họp ban lãnh đạo hội cử ra ban trù bị chuẩn bị tổ chức đại hội.
2. Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày hội đã bị áp dụng các biện pháp quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này, hội phải thực hiện công việc chuẩn bị tổ chức đại hội và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Thông tư này, trường hợp hội không thực hiện thì hội bị xem xét giải thể theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
Điều 4. Phê duyệt điều lệ hội
1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đại hội kết thúc, ban lãnh đạo hội gửi hồ sơ báo cáo kết quả đại hội theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và văn bản đề nghị phê duyệt điều lệ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
2. Trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp pháp theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quyết định phê duyệt điều lệ.
Trường hợp điều lệ hội có nội dung chưa phù hợp với quy định của pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP hướng dẫn ban lãnh đạo hội hoàn chỉnh điều lệ hội phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 5. Thành lập pháp nhân trực thuộc hội
1. Khi có nhu cầu và đủ điều kiện thành lập pháp nhân trực thuộc hoạt động trong những lĩnh vực phù hợp với điều lệ hội mà pháp luật đã quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục, trình tự, hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động (giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, giấy phép kinh doanh…) thì hội quyết định thành lập pháp nhân và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
2. Khi có nhu cầu thành lập pháp nhân trực thuộc hoạt động trong các lĩnh vực phù hợp với điều lệ hội mà chưa có quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục, trình tự, hồ sơ thành lập, hội báo cáo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, hồ sơ báo cáo gồm:
a) Đề án thành lập pháp nhân, trong đó nêu rõ sự cần thiết phải thành lập, sự phù hợp với điều lệ hội và quy định của pháp luật;
b) Dự thảo quy chế hoạt động (hoặc điều lệ) của pháp nhân;
c) Giấy tờ hợp lệ liên quan đến quyền sử dụng nhà, đất nơi dự kiến đặt trụ sở của pháp nhân; văn bản xác nhận tài sản của pháp nhân (nếu có);
d) Danh sách dự kiến và sơ yếu lý lịch của ban lãnh đạo pháp nhân.
3. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP có trách nhiệm thẩm định, lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan, có văn bản trả lời hội, trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do.
4. Hội thành lập pháp nhân trực thuộc hội không đúng quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật; cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP có quyền yêu cầu hội ra quyết định giải thể pháp nhân và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi con dấu.
Điều 6. Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại trong nội bộ hội
1. Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại và xử lý kỷ luật trong nội bộ hội do hội quyết định theo quy định của điều lệ hội và pháp luật.
2. Hội báo cáo kết quả giải quyết, xử lý với cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư này.
Điều 7. Đặt văn phòng đại diện, thay đổi địa chỉ nơi đặt trụ sở và thay đổi lãnh đạo chủ chốt của hội
1. Việc đặt văn phòng đại diện
Đối với hội có phạm vi hoạt động trong cả nước, khi đặt văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi đặt trụ sở của hội, phải có hồ sơ xin phép gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến đặt văn phòng đại diện. Hồ sơ xin phép đặt văn phòng đại diện được lập thành hai bộ, gồm:
a) Đơn xin phép đặt văn phòng đại diện trong đó nêu rõ sự cần thiết đặt văn phòng đại diện;
b) Dự kiến nội dung hoạt động của văn phòng đại diện;
c) Giấy tờ hợp lệ liên quan đến quyền sử dụng nhà, đất nơi dự kiến đặt văn phòng đại diện;
d) Bản sao quyết định thành lập hội, điều lệ hội.
2. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, quyết định cho phép hội đặt văn phòng đại diện; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Sau khi được sự đồng ý bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc cho phép đặt văn phòng đại diện, hội báo cáo bằng văn bản với Bộ Nội vụ và bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà hội hoạt động.
3. Khi thay đổi địa chỉ nơi đặt trụ sở làm việc của hội và thay đổi Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký hoặc các chức danh tương đương, lãnh đạo hội phải báo cáo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư này.
Báo cáo thay đổi địa chỉ nơi đặt trụ sở phải nêu rõ địa chỉ nơi đặt trụ sở mới, điện thoại, fax (nếu có). Báo cáo thay đổi Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký hoặc chức danh tương đương được gửi kèm theo nghị quyết, biên bản về việc bầu các chức danh trên và sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu hội.
Điều 8. Chế độ, chính sách đối với người làm công tác hội
1. Đối với hội có tính chất đặc thù
a) Được cấp kinh phí hoạt động theo số biên chế được giao, hàng năm có trách nhiệm báo cáo kết quả sử dụng biên chế về cơ quan có thẩm quyền quản lý biên chế theo quy định.
Trong trường hợp có sự điều chỉnh về thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, các hội có tính chất đặc thù lập hồ sơ điều chỉnh biên chế gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý biên chế xem xét, quyết định. Hồ sơ điều chỉnh biên chế gồm: văn bản đề nghị, đề án điều chỉnh biên chế, các tài liệu liên quan đến điều chỉnh biên chế kèm theo.
b) Đối với cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước luân chuyển, điều động, phân công làm việc tại các hội theo chỉ tiêu biên chế được giao, chế độ, chính sách thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
c) Đối với những người được tuyển dụng theo chỉ tiêu biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao tại các hội có tính chất đặc thù, chế độ, chính sách áp dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
d) Đối với những người đã nghỉ hưởng lương hưu theo quy định pháp luật giữ các chức danh lãnh đạo chuyên trách tại hội có tính chất đặc thù, thì ngoài lương hưu, được hưởng thù lao theo quy định của hội và quy định của pháp luật, bảo đảm tương quan trong nội bộ hội.
2. Chế độ, chính sách đối với những người công tác tại hội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo thỏa thuận giữa hội với người làm công tác hội, bảo đảm tương quan trong nội bộ hội và theo quy định của Bộ Luật lao động, quy định pháp luật có liên quan.
Điều 9. Người đứng đầu hội
1. Số nhiệm kỳ liên tiếp giữ chức danh là người đứng đầu hội; độ tuổi, tiêu chuẩn, quy trình giới thiệu, lựa chọn để bầu người đứng đầu hội do điều lệ hội hoặc ban lãnh đạo hội quy định phù hợp quy định của pháp luật và cơ quan có thẩm quyền.
2. Nhân sự dự kiến là người đứng đầu hội phải có sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, nếu thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
Điều 10. Lập và lưu giữ hồ sơ tài liệu về tổ chức, tài chính của hội
1. Hội phải lập hồ sơ danh sách hội viên, chi hội, văn phòng đại diện và các đơn vị trực thuộc hội, trong đó ghi rõ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ của hội viên; sổ sách, chứng từ về tài sản, tài chính của hội và văn phòng đại diện, các tài liệu liên quan đến hoạt động của hội, sổ ghi biên bản các cuộc họp của ban lãnh đạo hội và lưu giữ thường xuyên tại trụ sở của hội.
2. Thời hạn lưu giữ và hủy tài liệu hồ sơ đã hết thời hạn thực hiện theo quy định của pháp luật về công tác văn thư lưu trữ.
Điều 11. Chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội
1. Việc chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội thực hiện theo quy định của Bộ Luật dân sự, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, các quy định pháp luật có liên quan và nghị quyết đại hội của hội.
2. Thủ tục chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội:
a) Hội thực hiện việc chia, tách; sáp nhập; hợp nhất gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực hội hoạt động;
b) Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP xem xét, quyết định cho phép chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội;
c) Các hội chia; sáp nhập; hợp nhất (trừ trường hợp tách hội) chấm dứt tồn tại và hoạt động sau khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP cho phép chia; sáp nhập; hợp nhất hội. Các quyền và nghĩa vụ của hội chia; sáp nhập; hợp nhất được chuyển giao cho các hội mới. Đối với trường hợp tách hội, thì hội tách và hội thành lập mới do tách hội phải cùng nhau chịu trách nhiệm về quyền và nghĩa vụ của hội trước khi tách.
3. Hồ sơ chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội, gồm:
a) Đơn đề nghị chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội;
b) Đề án chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội, trong đề án phải có phương án giải quyết tài sản, tài chính, lao động, phân định chức năng, quyền hạn, lĩnh vực hoạt động và trách nhiệm, nghĩa vụ phải thực hiện;
c) Nghị quyết đại hội của hội về việc chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội;
d) Dự thảo điều lệ hội mới do chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội;
đ) Dự kiến chương trình hoạt động hội hình thành mới do chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội;
e) Sơ yếu lý lịch và phiếu lý lịch tư pháp của người dự kiến đứng đầu ban vận động thành lập hội mới do chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội và thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này;
g) Danh sách những người trong ban vận động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;
h) Giấy tờ hợp lệ liên quan đến quyền sử dụng nhà, đất nơi dự kiến đặt trụ sở của hội hình thành mới do chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội.
4. Thu hồi con dấu
Việc thu hồi con dấu đối với các hội chia; sáp nhập; hợp nhất chấm dứt tồn tại, hoạt động sau khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP cho phép chia; sáp nhập; hợp nhất hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng con dấu và các quy định pháp luật khác có liên quan.
5. Tổ chức đại hội và phê duyệt điều lệ hội thành lập mới do chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội
a) Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP cho phép chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội, các hội mới được hình thành phải tổ chức đại hội để thông qua các nội dung được quy định tại Điều 11 của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;
b) Các hội mới được hình thành do chia, tách; sáp nhập; hợp nhất lập hai bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP để xem xét, phê duyệt điều lệ hội.
Điều 12. Đổi tên hội
1. Việc đổi tên hội phải được trình ra đại hội của hội xem xét, quyết định.
2. Hồ sơ đổi tên hội gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, gồm:
a) Đơn đề nghị đổi tên hội, trong đó nêu rõ lý do, sự cần thiết phải đổi tên hội;
b) Nghị quyết đại hội của hội về việc đổi tên hội;
c) Dự thảo điều lệ sửa đổi, bổ sung;
d) Trường hợp đồng thời có sự thay đổi về ban lãnh đạo hội thì gửi kèm theo biên bản bầu ban lãnh đạo (có danh sách kèm theo), đối với người đứng đầu hội thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này.
3. Trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP xem xét, quyết định cho phép hội đổi tên và phê duyệt điều lệ hội, trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với hội
1. Bộ Nội vụ giúp Chính phủ quản lý nhà nước đối với hội, phối hợp với các bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước đối với hội theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và có trách nhiệm:
a) Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc quản lý ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế của hội theo quy định của pháp luật về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp;
b) Lấy ý kiến bằng văn bản của bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà hội hoạt động khi cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; đổi tên; giải thể và phê duyệt điều lệ hội đối với hội có phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc liên tỉnh.
c) Khen thưởng theo quy định của pháp luật đối với hội.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện quản lý nhà nước đối với hội theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và có trách nhiệm:
a) Tạo điều kiện để hội thành lập đúng pháp luật;
b) Tạo điều kiện để hội tham gia các hoạt động thuộc lĩnh vực quản lý của bộ phù hợp với điều kiện và khả năng của hội;
c) Hướng dẫn hội hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật và của bộ;
d) Hướng dẫn các sở, ban, ngành địa phương quản lý các hoạt động của hội thuộc ngành, lĩnh vực do bộ quản lý;
đ) Khen thưởng theo quy định của pháp luật đối với hội.
3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:
a) Tạo điều kiện để hội hoạt động có hiệu quả, khuyến khích các hoạt động của hội gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
b) Tạo điều kiện để hội tham gia vào việc thực hiện xã hội hóa các hoạt động phát triển y tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, thể dục thể thao ở địa phương; xem xét, tạo điều kiện để hội tham gia một số dịch vụ công mà hội có điều kiện và khả năng thực hiện;
c) Đối với các hội mới thành lập còn nhiều khó khăn, Ủy ban nhân dân các cấp tạo điều kiện giúp hội ổn định hoạt động;
d) Khen thưởng theo quy định của pháp luật đối với hội.
Điều 14. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực sau bốn mươi lăm ngày kể từ ngày ký.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 01/2004/TT-BNV ngày 15 tháng 01 năm 2004 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
Điều 15. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các hội có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Nội vụ để nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo, Website Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Sở Nội vụ, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bộ Nội vụ: Bộ trưởng, Thứ trưởng, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ;
- Trang thông tin điện tử Bộ Nội vụ;
- Lưu: VT, TCPCP

BỘ TRƯỞNG




Trần Văn Tuấn

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF HOME AFFAIRS
-------

No. 11/2010/TT-BNV

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

Hanoi, November 26, 2010

 

CIRCULAR

DETAILING THE GOVERNMENT S DECREE NO. 45/2010/ND-CP OF APRIL 21,2010, ON THE ORGANIZATION, OPERATION AND MANAGEMENT OF ASSOCIATIONS

THE MINISTRY OF HOME AFFAIRS

 

Pursuant to the Government s Decree No. 48/ 2008/ND-CP of April 17, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Home Affairs;

Pursuant to the Government s Decree No. 45/ 2010/ND-CP of April 21, 2010, on the organization, operation and management of associations;

The Ministry of Home Affairs details the Government s Decree No. 45/2010/ND-CP of April 21, 2010, on the organization, operation and management of associations (below referred to as Decree No. 45/2010/ND-CP), as follows:

Article 1.Boards to campaign for the establishment of associations

1. A dossier of request for recognition of the board to campaign for the establishment of an association complies with Clause 4, Article 6 of Decree No. 45/2010/ND-CP. When the nominated head of this board is managed by a competent agency, his/her nomination is subject to such agency s written approval under regulations on decentralization of personnel management.

2. The board to campaign for the establishment of an association dissolves when:

a/ It automatically dissolves under Point b, Clause 6, Article 6 of Decree No, 45/2010/ND-CP;

b/ The decision on its establishment ceases its effect.

Article 2.Organization of term-based and extraordinary congresses

1. Reporting on the organization of congresses:

a/ A national or inter-provincial association shall report to the Ministry of Home Affairs and the ministry managing the sector and domain in which the association operates;

b/ A provincial association shall report to the provincial-level People s Committee (or the provincial-level Home Affairs Department authorized by the provincial-level People s Committee) and the provincial-level Department managing the sector and domain in which the association operates;

c/ A district or communal association shall report to the provincial-level Home Affairs Department and district-level People s Committee. When the chairperson of the district-level People s Committee is authorized by the chairperson of the provincial-level People s Committee to permit the establishment: division, separation; merger; consolidation; and renaming of communal associations and approve their charters, a communal association shall report to the district-level People s Committee.

2. A report on the organization of a term-based congress covers:

a/ The association leadership board s resolution on the organization of the term-based congress;

b/ Draft report to review the term s work and set operational orientations for the next term of the association;

c/ Draft revised charter (if any);

d/ Nominated members of the leadership and inspection boards of the association;

e/ Tentative time and venue for holding the congress, numbers of guest delegates and official delegates to the congress, the congress working agenda.

3. A report on an extraordinary congress covers:

a/ The association leadership board s resolution on the organization of the extraordinary congress which specifies matters to be discussed and decided at the congress:

b/ Tentative time and venue for holding the congress, numbers of guest delegates and official delegates to the congress, the congress s working agenda.

4. A competent state agency specified in Article 14 of Decree No. 45/2010/ND-CP shall give its written opinions on the organization of a congress within 15 days after receiving a complete and valid report or within 25 days if opinions of agencies related to the sector or domain in which the association operates are required.

5. An association shall hold a term-based congress or an extraordinary congress after obtaining written opinions of a competent slate agency specified in Article 14 of Decree No. 45/ 2010/ND-CP.

6. A competent state agency specified in Article 14 of Decree No. 45/2010/ND-CP shall not approve an association charter passed by a congress whose organization is not reported under Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

Article 3.Handling of violations of the association charter s provisions on time limit for holding term-based congresses

1. When the leadership of an association fails to hold a congress 6 months after being so requested in writing by a competent state agency under Clause 3. Article 20 of Decree No. 45/ 2010/ND-CP. a competent state agency specified in Article 14 of Decree No. 45/2010/ND-CP shall, on a case-by-case basis, consider and apply the following measures:

a/ Holding a meeting of the association leadership board to terminate the association head s executive power and assign a board member to temporarily administer the association s operation, who shall make preparations for organizing the congress until the congress elects a new leadership board;

b/ Holding a meeting of the association leadership board to set up a preparatory board for organizing the congress.

2. Within 90 days after the measure specified at Point a or b. Clause 1 of this Article is applied to an association, that association shall make preparations for organizing the congress and report such to competent state agencies under Clauses 1 and 2, Article 2 of this Circular. If failing to do so, it shall be considered for dissolution under Clause 3, Article 29 of Decree No. 45/2010/ND-CP.

Article 4.Approval of association charters

1. Within 30 days after closing a congress. the association leadership board shall submit congress result documents under Article 12 of Decree No. 45/2010/ND-CP and a written request for approval of the association charter to a competent state agency specified in Article 14 of Decree No. 45/2010/ND-CP.

2. Within 45 days after receiving a complete and valid dossier under Clause 1 of this Article, a competent state agency specified in Article 14 of Decree No. 45/2010/ND-CP shall approve the charter.

When the association charter is unconformable with law, such state agency shall guide the association leadership board to revise the charter to comply with law.

Article 5.Establishment of associations’ legal entities

1. An association fully meeting the conditions for establishing a legal entity operating in relevant domains under its charter for which the law has specified conditions, procedures, order, dossiers and competent authorities for granting an operation license (operation registration certificate, business license) may establish this entity and report such to a competent state agency specified in Article 14 of Decree No. 45/2010/ ND-CP.

2. When wishing to establish a legal entity operating in relevant domains under its charter for which the law has not specified establishment conditions, procedures, order and dossiers, an association shall submit a report to a competent state agency specified in Article 14 of Decree No. 45/2010/ND-CP, covering:

a/ A plan to establish the legal entity, clearly stating the necessity of such establishment and compliance with the association charter and law;

b/ Draft operation regulation (or charter) of the legal entity;

c/ Valid papers on the right to use houses and land of the place in which the legal entity office will be based; written certification of assets of the legal entity (if any);

d/ List of nominees for the legal entity s leadership and their resumes.

3. Within 60 days after receiving a complete dossier specified in Clause 2 of this Article, a competent slate agency specified in Article 14 of Decree No. 45/2010/ND-CP shall appraise the dossier, collect opinions of concerned agencies and reply the association in writing. In case of refusal, it shall clearly state the reason.

4. An association which establishes its legal entity in violation of law and this Circular shall take responsibility before law. A competent slate agency specified in Article 14 of Decree No. 45/ 2010/ND-CP may request such association to issue a decision to dissolve this legal entity and propose a competent state agency to recall its seal.

Article 6.Settlement of internal disputes and complaints of associations

1. An association shall decide on the settlement of internal disputes and complaints and disciplining under its charter and law.

2. An association shall report settlement results to the competent agencies specified at Points a, b and c, Clause 1, Article 2 of this Circular.

Article 7.Establishment of representative offices, change of head office addresses and key leaders of associations

1. Establishment of representative offices

When establishing a representative office in a province or centrally run city other than that in which its head office is based, a national association shall submit an application dossier to the provincial-level People s Committee of the locality in which the representative office will be based. Such dossier shall be made in two sets, comprising:

a/ An application for establishment of the representative office, clearly staling the necessity of such establishment;

b/ A plan on operation of the representative office;

c/ Valid papers on the right to use houses and land of the place in which the representative office will be based;

d/ Copies of the association establishment decision and charter.

2. Within 30 days after receiving a complete and valid dossier, the provincial-level People s Committee shall consider the dossier and permit the association to establish a representative office. In case of refusal, it shall issue a written reply clearly stating the reason. After obtaining the provincial-level People s Committee s written approval for the establishment of its representative office, the association shall report such in writing to the Ministry of Home Affairs and the ministry performing the state management of the sector or domain in which the association operates.

3. When changing the address of an association s head office or its chairman, vice chairman, general secretary or holder of an equivalent post, the association leadership shall report such in writing to the competent state agencies specified at Points a, b and c, Clause 1. Article 2 of this Circular.

A report on change of the address of an association s head office must specify the head office s new address and telephone and fax numbers (if any). A report on change of an association s chairman, vice chairman, general secretary or holder of an equivalent post must be accompanied with the resolution and record on the election of the post holder and the resume and judicial record card of the association head.

Article 8.Treatment regimes and policies for association workers

1. For a particular association

a/ To be allocated funds for operation according to its assigned payroll. To annually report on the employment of its payroll to a competent payroll management agency under regulations.

When a particular association s state-assigned tasks are adjusted under a competent agency s decision, this association shall make a payroll adjustment dossier and submit it to a competent payroll state management agency for consideration and decision. A dossier comprises a written request, a payroll adjustment plan and documents related to such adjustment;

b/ Treatment regimes and policies for cadres, civil servants and public employees rotated, transferred and assigned by competent agencies of the Party and the State to work in associations according to their assigned payroll comply with the law on cadres, civil servants and public employees;

c/ Treatment regimes and policies for particular associations employees recruited under the payroll assigned by competent agencies comply with the law on cadres, civil servants and public employees;

d/ Pensioners under law who hold full-time leadership posts in particular associations may, in addition to their pension, receive pays under law and these associations regulations, depending on the payment capacity of the associations.

2. Treatment regimes and policies for persons working in associations other than those specified in Clause 1 of this Article shall be implemented as agreed between them and the associations depending on the payment capacity of these associations, and in accordance with the Labor Code and relevant laws.

Article 9.Association heads

1. The number of consecutive office terms of the head of an association: the age of. criteria for and process of recommending and selecting nominees to elect the association head shall be provided in (he association charter or by the leadership board in compliance with law and competent agencies regulations.

2. A nominated association head must have a resume and judicial record card and obtain his/ her managing agency s (if any) written approval for such nomination under regulations on decentralization of personnel management.

Article 10.Compilation and preservation of dossiers and documents on associations organization and finance

1. An association shall make a list of their members, chapters, representative offices and attached units, specifying names, ages, occupations and addresses of members; books and records of assets and finance of the association and its representative offices and documents related to its operation and a book recording minutes of leadership board meetings, and constantly keep them in its head office.

2. The time limits for keeping documents and dossiers and destroying expired ones comply with the law on archives.

Article 11.Division, separation; merger and consolidation of associations

1. The division, separation; merger; and consolidation of an association comply with the Civil Code. Decree No. 45/2010/ND-CP, relevant laws and resolutions of its congresses.

2. Procedures for division, separation; merger; and consolidation of an association:

a/ An association to be divided, separated, merged or consolidated shall submit a dossier under Clause 3 of this Article to a competent state agency specified in Article 14 of Decree No. 45/ 2010/ND-CP and the state management agency in charge of the domain in which the association operates;

b/ Within 60 days after receiving a complete and valid dossier, a competent state agency specified in Article 14 of Decree No. 45/2010/ ND-CP shall consider and permit the division, separation, merger or consolidation of an association;

c/ The existence and operation of an association permitted for division, merger or consolidation (but not for separation) under the decision of a competent state agency specified in Article 14 of Decree No. 45/2010/ND-CP shall terminate after the issuance of such decision. The rights and obligations of the divided, merged or consolidated association shall be transferred to the new association. For a separated association, the separated association and the association established from such separation shall jointly share the rights and obligations of the separated association.

3. A dossier of division, separation, merger or consolidation of an association comprises:

a/ An application for division, separation, merger or consolidation of the association;

b/ A plan on such division, separation, merger or consolidation, which must specify the settlement of assets, finance and employees and define functions, powers, domains of operation and responsibilities and obligations of the association(s) concerned;

c/ The association congress s resolution on such division, separation, merger or consolidation;

d/ Draft charter of the association established from the division, separation, merger or consolidation;

e/ Working plan of the association established from the division, separation, merger or consolidation;

f/ Resume and judicial record card of the nominated head of the board to campaign for the establishment, of the new association as a result of the division, separation, merger or consolidation;

g/ List of members of the campaigning board recognized by a competent state agency;

h/ Valid papers on the right to use houses and land of the place in which the head office of the association established from the division, separation, merger or consolidation will be based.

4. Recall of seals

The recall of the seal of an association whose existence and operation terminate after a competent state agency specified in Article 14 of Decree No. 45/2010/ND-CP issues a decision on that association s division, merger or consolidation complies with the law on management and use of seals and relevant laws.

5. Organization of congresses and approval of the charter of an association established from the division, separation, merger or consolidation of another association

a/ Within 60 days after the issuance of the decision of a competent state agency specified in Article 14 of Decree No. 45/2010/ND-CP on the division, separation, merger or consolidation of an association, the newly formed association shall organize a congress to pass the issues specified in Article 11 of Decree No. 45/2010/ ND-CP;

b/ An association established from the division, separation, merger or consolidation of another association shall make 2 sets of dossiers under Article 12 of Decree No. 45/2010/ND-CP and submit them to a competent state agency specified in Article 14 of Decree No. 45/2010/ ND-CP for consideration and approval of its charier.

Article 12.Renaming of associations

1. The renaming of an association must be submitted to the association congress for consideration and decision.

2. A dossier of request for renaming of an association, which shall be submitted to a competent state agency specified in Article 14 of Decree No. 45/2010/ND-CP, comprises:

a/ An application for renaming of the association, clearly stating the reason and necessity for such renaming;

b/ The association congress s resolution on such renaming:

c/ Draft revised charter;

d/ Minutes of election of the leadership board (enclosed with a list of members), if there is concurrently a change in the leadership board. For the association head, to comply with Clause 2. Article 9 of this Circular.

3- Within 45 days after receiving a complete arid valid dossier, a competent state agency specified in Article 14 of Decree No. 45/2010/ ND-CP shall consider and permit the renaming of an association and approve its charter. In case of refusal, it shall issue a written reply clearly .stating the reason.

Article 13.Responsibilities of state management agencies towards associations

1. The Ministry of Home Affairs shall assist the Government in performing the state management of associations and coordinate with ministries and provincial-level People s Committees in performing the state management of associations under Article 36 of Decree No. 45/2010/ND-CP and shall:

a/ Coordinate with concerned agencies in managing associations in signing and implementing international agreements under the law on signing and implementation of international agreements by provinces and centrally run cities, socio-political organizations, social organizations and socio-professional organizations;

b/ Collect written opinions of ministries performing the state management of sectors and domains in which associations operate when permitting the establishment, division, separation, merger, consolidation, renaming and dissolution of national or inter-provincial associations and approving their charters;

c/ Commend associations under law.

2. Ministries and ministerial-level agencies shall perform the state management of associations under Article 37 of Decree No. 45/2010/ND-CP and shall:

a/ Create conditions for the lawful establishment of associations;

b/ Create conditions for associations lo participate in activities under ministries management in conformity with associations conditions and capacity:

d Guide associations in operating under law and ministries regulations;

d/ Guide local departments, divisions and sectors in managing associations activities under ministries management:

c/ Commend associations under law.

3. People s Committees of all levels shall:

a/ Create conditions for associations to operate effectively, encourage associations activities associated with local socio-economic development tasks;

b/ Create conditions for associations to participate in the socialization of health, cultural, educational, scientific and technological, sports and physical training development in localities; consider and create conditions for capable associations to provide some public services:

c/ Create conditions for difficulty-hit new associations to stabilize their operation;

d/ Commend associations under law.

Article 14.Effect

1 This Circular take effects 45 days from the date of its signing.

2. This Circular replaces the Home Affairs Ministry s Circular No. 01/2004/TT-BNV of January 15, 2004, guiding a number of articles of the Government s Decree No. 88/2003/ND-CP of July 30, 2003, on the organization. operation and management of associations.

Article 15.Implementation responsibilities

1. Ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People s Committees, and associations shall implement this Circular.

2. Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Home Affairs for study and appropriate amendment.

 

 

MINISTER OF HOME AFFAIRS




Tran Van Tuan

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 11/2010/TT-BNV DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất