Thông tư 108/2000/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với nhà khách của cơ quan Nhà nước, đoàn thể ở trung ương và địa phương

thuộc tính Thông tư 108/2000/TT-BTC

Thông tư 108/2000/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với nhà khách của cơ quan Nhà nước, đoàn thể ở trung ương và địa phương
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:108/2000/TT-BTC
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Phạm Văn Trọng
Ngày ban hành:27/10/2000
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lĩnh vực khác

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 108/2000/TT-BTC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 108/2000/TT-BTC NGÀY 27 THÁNG 10 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI NHÀ KHÁCH CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, ĐOÀN THỂ Ở TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG

 

- Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ về phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước và Nghị định số 51/1998/NĐ-CP ngày 18/7/1999 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ quy định chi tiết việc phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước;

- Căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 1298/CP- KTTH ngày 2/11/1998 về việc chuyển nhà khách, nhà nghỉ sang kinh doanh.

- Căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 664/CP- KTTH ngày 18/7/2000 về hoạt động nhà khách trực thuộc Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố.

Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý tài chính đối với một số Nhà khách được thành lập để phục vụ hoạt động cuả các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, đoàn thể ở trung ương và địa phương như sau:

 

I- QUY ĐỊNH CHUNG

 

1. Đối tượng áp dụng:

Thông tư này áp dụng đối với:

- Nhà khách thuộc Ban Tài chính quản trị Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.

- Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được duy trì một Nhà khách để phục vụ chung cho các cơ quan Đảng, Chính quyền, đoàn thể của địa phương (theo công văn số 664/CP ngày 18 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ về việc hoạt động của nhà khách trực thuộc Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố).

2. Nhiệm vụ chính của nhà khách là phục vụ chỗ ăn, nghỉ, hội họp cho các đối tượng là cán bộ của các cơ quan Đảng, Quốc hội, Nhà nước, đoàn thể của Trung ương và địa phương tới công tác.

3. Ngoài nhiệm vụ chính trị được giao, nhà khách được tận dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật, lao động hiện có để tổ chức các hoạt động dịch vụ có thu bảo đảm có hiệu quả, đúng pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính trị được giao.

4. Nhà khách có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả các cơ sở vật chất- kỹ thuật được giao, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

 

 

 

II- QUY ĐỊNH CỤ THỂ

 

1. Về chế độ quản lý các khoản thu - chi của hoạt động phục vụ, dịch vụ kinh doanh:

1.1. Các khoản thu của nhà khách gồm có:

- Thu cho thuê phòng ngủ.

- Thu cho thuê phòng họp.

- Thu hoa hồng điện thoại.

- Thu dịch vụ ăn, uống, tổ chức đám cưới, sinh nhật, lễ hội...

- Các khoản thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ khác.

Các nhà khách phải xây dựng giá biểu cho thuê phòng ngủ, phòng họp trình cơ quan chủ quan phê duyệt làm căn cứ thực hiện. Giá biểu cho thuê phòng được xây dựng trên các nguyên tắc sau:

- Giá thuê phòng ngủ áp dụng đối với khách là cán bộ, công chức Nhà nước, các đối tượng phục vụ khác theo nhiệm vụ chính trị được giao, thu tối đa không quá tiền công tác phí theo chế độ quy định hiện hành.

- Giá thuê phòng họp, dịch vụ đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp hưởng kinh phí từ ngân sách Nhà nước cần có ưu đãi hơn so với giá thị trường.

- Giá cho thuê phòng, hoạt động dịch vụ đối với các đối tượng khác được thu theo giá thị trường hiện tại có cùng chất lượng phục vụ.

1.2. Các khoản chi gồm có:

a/ Chi lương, phụ cấp lương cho cán bộ, công nhân viên, trả tiền công lao động hợp đồng, tiền làm thêm giờ: Nhà khách cần xây dựng kế hoạch lao động tiền lương trình Thủ trưởng cơ quan chủ quản phê duyệt làm căn cứ thực hiện.

Tuỳ theo kết quả hoạt động phục vụ, dịch vụ, Nhà khách có thể lựa chọn một trong hai hình thức trả lương như sau:

- Đối với Nhà khách tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên: Thủ trưởng đơn vị được áp dụng phương thức trả lương như đối với doanh nghiệp Nhà nước: Căn cứ vào phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương trên doanh thu quy định tại tiết c, điểm 3, mục III của Thông tư số 13/LĐTBXH-TT ngày 10 tháng 4 năm 1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước để tính toán quỹ lương của nhà khách và xác định tỷ lệ khoán quỹ lương trên doanh thu dịch vụ trình cơ quan chủ quản cấp trên quyết định.

- Đối với Nhà khách có nguồn thu đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, việc trả lương cho người lao động được thực hiện theo lương cấp bậc, chức vụ hiện hành đối với đơn vị hành chính sự nghiệp.

b/ Chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trích nộp kinh phí công đoàn, trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của Nhà nước.

c/ Chi dịch vụ mua ngoài như: tiền điện, nước, điện thoại, sửa chữa nhỏ, mua sắm công cụ lao động nhỏ, bảo trì máy móc thiết bị.

d/ Chi mua nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ khách .

đ/ Trích khấu hao tài sản cố định tính phân bổ vào chi phí kinh doanh dịch vụ trên cơ sở số lượng thời gian, số lần sử dụng tài sản cố định vào hoạt động kinh doanh - dịch vụ; Thực hiện trích khấu hao cơ bản theo Quyết định số 351 TC/QĐ/CĐKT ngày 22/5/1997 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và tính hao mòn tài sản cố định trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.

Trường hợp đơn vị muốn trích khấu hao khác với quy định tại phụ lục số 01 Quyết định số 351 TC/QĐ/CĐKT ngày 22/5/1997 của Bộ Tài chính hoặc những tài sản cố định chưa được quy định trong phụ lục, đơn vị lập biên bản nêu rõ các tiêu chuẩn dùng làm căn cứ để xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định đó và phải trình cơ quan tài chính trực tiếp quản lý xem xét, quyết định.

e/ Các khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khách tiết, chi phí giao dịch, đối ngoại, chi phí hội nghị và các loại chi phí khác phải gắn với kết quả kinh doanh, và không vượt quá mức khống chế quy định tại khoản 11 phần III của Thông tư số 99/1998/TT-BTC ngày 14/7/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: đối với hoạt động kinh doanh thương nghiệp ăn uống, dịch vụ trong 2 năm đầu mới thành lập không quá 7% trên tổng chi phí đã liệt kê (trừ giá mua vào của hàng hoá bán ra), sau đó không quá 5% trên tổng chi phí đã liệt kê (trừ giá mua vào của hàng hoá bán ra).

Các khoản chi trên phải chấp hành đúng quy định hiện hành của nhà nước về chế độ hoá đơn, chứng từ.

g/ Chi nộp thuế cho ngân sách nhà nước:

Các nhà khách có trách nhiệm đăng ký, kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản thu khác (nếu có) theo Luật định.

Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính của nhà khách là phục vụ chỗ ăn, nghỉ, hội họp cho các đối tượng là cán bộ của các cơ quan, Đảng, Quốc hội, Chính phủ, đoàn thể của Trung ương và địa phương, vì vậy để đơn giản cho công tác hạch toán, các Nhà khách được thực hiện phương pháp nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức khoán một tỷ lệ % trên doanh thu. Mức khoán nộp thuế cụ thể đối với mỗi nhà khách do Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Nhà khách đóng trụ sở xác định để kê khai, nộp thuế hàng năm. Khi lập hoá đơn thu tiền thanh toán dịch vụ Nhà khách phải ghi rõ giá chưa có thuế giá trị gia tăng và thuế giá trị gia tăng theo quy định.

2. Chế độ quản lý đối với các khoản kinh phí được ngân sách nhà nước hỗ trợ:

Để tạo điều kiện cho nhà khách thực hiện nhiệm vụ được giao, ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với các Nhà khách một số nội dung kinh phí sau:

- Ngân sách Nhà nước bố trí đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định ban đầu của Nhà khách theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và trong dự toán ngân sách hàng năm.

- Nhà khách được giữ lại số tiền khấu hao cơ bản tài sản cố định thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước đã đầu tư để bổ sung vào quỹ đầu tư xây dựng dùng sửa chữa, mua sắm tài sản cố định của Nhà khách trên cơ sở dự án được cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt.

3. Về phân phối kết quả hoạt động:

Các khoản thu của nhà khách sau khi trừ các chi phí hợp lý và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định, phần còn lại được phân phối như sau:

- Lập quỹ phát triển kinh doanh dịch vụ : 35%

- Quỹ phúc lợi, khen thưởng : 65%

Mức khống chế trích lập 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi của nhà khách tối đa không quá 3 tháng lương thực hiện, số còn lại (nếu có) được bổ sung quỹ đầu tư cơ sở vật chất và phát triển kinh doanh dịch vụ của nhà khách, điều chuyển về cơ quan quản lý cấp trên. Mức bổ sung và điều chuyển do cơ quan quản lý cấp trên quyết định.

4. Về tổ chức hạch toán, kế toán và chế độ quản lý tài chính:

4.1. Nhà khách tổ chức bộ máy kế toán, hạch toán kế toán, sử dụng sổ kế toán, biểu mẫu, tài khoản... theo quy định tại Quyết định số 999 TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp và các văn bản hướng dẫn bổ sung.

4.2. Hàng năm nhà khách có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính và dự toán thu- chi ngân sách theo quy định hiện hành của nhà nước, báo cáo cơ quan chủ quản để tập hợp chung vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan chủ quản gửi Bộ Tài chính (đối với Nhà khách thuộc các cơ quan Trung ương) và gửi Sở Tài chính - Vật giá (đối với Nhà khách của địa phương).

4.3. Nhà khách có nhiệm vụ lập báo cáo thực hiện kế hoạch, quyết toán hàng quý, 6 tháng, một năm gửi các cơ quan chủ quản. Cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm kiểm tra và xét duyệt quyết toán năm; tổng hợp báo cáo quyết toán gửi Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính - Vật giá theo quy định về chế độ thống kê, kế toán hiện hành.

 

PHẦN III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Các quy định tại thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2000.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh những vấn đề vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No: 108/2000/TT-BTC
Hanoi, October 27, 2000
 
CIRCULAR
GUIDING THE REGIME OF FINANCIAL MANAGEMENT AT GUEST HOUSES OF STATE AGENCIES AND MASS ORGANIZATIONS AT THE CENTRAL LEVEL AND IN THE LOCALITIES
Pursuant to Decree No. 87/CP of December 19, 1996 of the Government on the assignment of responsibilities in managing, drawing up, implementing and settling the State budget, and Decree No. 51/1998/ND-CP of July 18, 1999 of the Government amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 87/CP of December 19, 1996 detailing the assignment of responsibilities in drawing up, implementing and settling the State budget;
Pursuant to the Prime Minister’s opinions in Official Dispatch No. 1298/CP-KTTH of November 2, 1998 on converting the operation of guest houses and rest houses into business operation;
Pursuant to the Prime Minister’s opinions in Official Dispatch No. 664/CP-KTTH of July 18, 2000 on the activities of the guest houses directly under the provincial/municipal People�s Committees;
The Ministry of Finance provides the following guidance for implementation of the regime of financial management for a number of guest houses set up to serve activities of the Party, National Assembly and Government agencies as well as mass organizations at the central level and in the localities:
I. GENERAL PROVISIONS
1. Objects of application:
This Circular is applicable to:
- The guest houses under the Party Central Committee’s Commission for Finance and Administration, the Office of the National Assembly, the Office of the Government, the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front and the Vietnam General Confederation of Labor.
- Each province or centrally-run city is allowed to keep a guest house to provide general service for the agencies of the Party, the administration and mass organizations of the locality (according to Official Dispatch No. 664/CP of July 18, 2000 of the Government on the activities of the guest houses attached to the provincial/municipal People’s Committees.
2. The main task of the guest houses is to provide lodging and meeting place for officials of the Party, National Assembly and State agencies as well as mass organizations at the central level and in the localities who come on work mission.
3. Apart from the assigned political task, the guest houses are entitled to make the most of the existing material and technical facilities and labor force to organize income-generating service activities and to ensure that these activities are efficient, law abiding and do not affect the assigned political task.
4. The guest houses shall have to manage and effectively use the material and technical facilities assigned to them and fulfill the tax payment obligations to the State.
II. SPECIFIC PROVISIONS
1. On the regime of managing revenues and expenditures of the service and business activities:
1.1. The revenues of the guest houses include:
- Rental of bedrooms.
- Rental of meeting rooms.
- Commissions from telephone service.
- Revenues from catering service, organization of weddings, birthday parties, festivities...
- Revenues from other business and service activities.
The guest houses must draw up the rent rates for bedrooms and meeting rooms and submit them to the controlling agency for approval as basis for implementation. The room rates shall be formulated on the following principles:
- The rent rates for bedrooms applied to the guests being State officials and public servants and other guests are based on the political tasks assigned to them, with the maximum rate not exceeding the work mission allowances under the current regime.
- The rent rates for meeting rooms and service charges for the administrative and non-business agencies funded by the State budget should receive preference over the market rates.
- The rent rates for rooms and service charges for other subjects shall follow the existing market rates of the same service quality.
1.2. The expenditures include:
a/ Wages and wage allowances for officials and employees, labor contract and overtime work payment: The guest houses must draw up plans of labor and wages and submit them to the heads of the controlling agencies for approval as basis for implementation.
Depending on the results of the service activities the guest houses can choose one of the following two forms of wage payment:
- For the guest houses which can cover the expenditures for all their regular activities: The heads of the units are allowed to apply the mode of wage payment as for the State enterprises: on the basis of the method of calculating the unit price of wages on the total turnover stipulated in Item c, Point 3, Section III of Circular No. 13/ LDTBXH-TT of April 10, 1997 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs guiding the method of calculating the unit price of wages and management of wages at State enterprises, they shall calculate the wage funds of the guest houses and determine the rates of contracting the wage fund on the service turnover and submit it to the higher controlling agencies for decision.
- For the guest houses which can assure part of the expenditures on regular activities, the wage payment to the laborers shall be conducted according to the existing grade wages and posts with regard to the administrative and non-business units.
b/ Payment of social insurance and health insurance premium, deduction to pay trade union fees, job severance allowances for laborers according to the State’s prescriptions.
c/ Payment for services bought from outside such as electricity, water, telephone, small repairs, purchase of small labor implements, maintenance of machinery and equipment.
d/ Expenditures for the purchase of raw materials, fuel and materials in service of the guests.
e/ Deduction for depreciation cost of fixed assets distributed into business and service expenditures on the basis of the time amount, the use frequency of the fixed assets for business and service activities. The deduction for depreciation cost shall comply with Decision No. 351-TC/QD/CDKT of May 22, 1997 of the Ministry of Finance on the issuance of the regime of management, use and depreciation calculation of fixed assets at the administrative and non-business units.
In case the unit wants to deduct depreciation cost other than stipulated at Appendix No. 01 to Decision No. 351-TC/QD/CDKT of May 22, 1997 of the Ministry of Finance or if the fixed assets are not yet stipulated in the Appendix, it shall record in writing the criteria used as basis to determine the use time of these fixed assets and shall have to submit them to the direct managing financial agency for consideration and decision.
f/ Expenditures on advertisement, marketing, sale promotion, reception, protocol, transaction, external relations, conferences and other expenditures must be associated with the business results and must not exceed the levels prescribed in Clause 11, Part III of Circular No. 99/1998/TT-BTC of July 14, 1998 of the Ministry of Finance guiding the implementation of Decree No. 30/1998/ND-CP of May 13, 1998 of the Government detailing the implementation of the Law on Enterprise Income Tax: For catering and service business activities, these expenditures in the first two years after establishment shall not exceed 7% of the total expenditures already inventorized (minus the purchasing price of the sold commodities) and later not exceed 5% of the total expenditure already inventorized (minus the purchasing price of the sold commodities).
The above expenditures must keep strictly to the current prescriptions of the State on the regime of receipts and vouchers.
g/ Expenditures on payment of taxes to the State budget:
Guest houses shall have to register and make declarations to pay value added tax, the enterprise income tax and other duties (if any) as prescribed by law.
Proceeding from the main task of the guest houses, which is to provide lodging and meeting place for guests who are officials of the Party, National Assembly and Government agencies as well as mass organizations of the center and in the localities, in order to simplify the account settlement, the guest houses are allowed to apply the method of paying the value added tax and the enterprise income tax according to a contractual percentage of the income. The concrete contractual amount of tax to be paid annually by each guest house shall be determined by the Tax Service of the province or centrally-run city where the guest house is located. When making up the receipt for collection of payment of the services at the guest houses, the pre-VAT prices and the VAT prices must be recorded as prescribed.
2. Regime of management of expenditures covered by the State budget
To create conditions for the guest houses to carry out their assigned tasks, the State budget shall support the guest houses to cover a number of expenditures as follows:
- The State budget shall supply the capital for investment in capital construction and purchase of initial fixed assets of the guest houses according to the plan approved by the competent authority and to the annual draft budget.
- The guest houses are allowed to retain the basic depreciation cost of the fixed assets belonging to the State budget source of capital already invested in order to supplement the construction investment fund used to repair and purchase fixed assets of the guest houses on the basis of the plan approved by the higher managerial agency.
3. On the distribution of results of the activities:
The revenues of the guest houses, after deduction of reasonable expenditures and payments to the State budget as prescribed, shall be distributed as follows:
- For the establishment of the business and service development fund: 35%
- For the welfare and reward funds: 65%
The highest rate of deduction to set up the reward and welfare funds of a guest house shall not exceed the actually paid 3-month wages; the remainder (if any) shall be supplemented to the fund of investment for material bases and development of business and service of the guest house or shall be transferred to the higher managerial agency. The level of supplement and transfer shall be decided by the higher managerial agency.
4. On the organization of account settlement, accountancy and the regime of financial management:
4.1. The guest house shall organize the apparatus of accountancy, account settlement, use of the accounting books, forms, accounts... according to the provisions of Decision No. 999/TC/QD-CDKT of November 2, 1996 of the Minister of Finance on the issuance of the regime of accountancy at administrative and non-business units, and supplementary guiding documents.
4.2. Each year, the guest house shall have to draw up the financial plan and the draft income and expenditure as currently prescribed by the State, and report to the controlling agency so that the latter may integrate them into its annual draft budget to be sent to the Ministry of Finance (for the guest houses belonging to the central agencies) and to the provincial/municipal Finance and Price Service (for the guest houses of localities).
4.3. The guest house shall have to draw up a report on the implementation of the plan, and account settlement every three months, six months and yearly, and send them to the controlling agency. The controlling agency shall have to check and approve the annual account settlement, make a sum-up thereof and send it to the Ministry of Finance or the Finance and Price Service under the current regime of statistics and accountancy.
III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1 The stipulations in this Circular take effect as from January 1st, 2000.
2. In the course of implementation, should any difficulties arise, they should be reported to the Ministry of Finance for consideration and appropriate supplement.
 

 
FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Pham Van Trong

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 108/2000/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất