Thông tư 03/2000/TT-TCBĐ của Tổng cục Bưu điện hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ghi nhãn hàng hoá đối với thiết bị viễn thông đầu cuối thuê bao sản xuất trong nước và nhập khẩu
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 03/2000/TT-TCBĐ
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Bưu điện |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 03/2000/TT-TCBĐ |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Trần Đức Lai |
Ngày ban hành: | 26/07/2000 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 03/2000/TT-TCBĐ
THÔNG TƯ
CỦA TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN SỐ 03/2000/TT-TCBĐ
NGÀY 26 THÁNG 7 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
QUYẾT ĐỊNH SỐ 178/1999/QĐ-TTG NGÀY 30/8/1999
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC GHI NHÃN HÀNG HOÁ
ĐỐI VỚI THIẾT BỊ VIỄN THÔNG ĐẦU CUỐI THUÊ BAO
SẢN XUẤT TRONG NƯỚC VÀ NHẬP KHẨU
- Căn cứ Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (dưới đây gọi là Quy chế);
- Căn cứ Thông tư số 34/1999/TT-BTM ngày 15/12/1999 của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/08/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
Tổng cục Bưu điện hướng dẫn một số điểm cụ thể để ghi nhãn hàng hoá đối với thiết bị viễn thông đầu cuối thuê bao (dưới đây gọi là nhãn thiết bị) như sau:
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
a) Nếu thiết bị là loại có tên trong tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) thì tên của thiết bị được lấy theo tên ghi trong tiêu chuẩn Việt Nam đó.
b) Nếu thiết bị chưa có tên trong Tiêu chuẩn Việt Nam, thì tên thiết bị được lấy theo tên ghi trong các Tiêu chuẩn ngành do Tổng cục Bưu điện ban hành hoặc Tiêu chuẩn Quốc tế đã được Tổng cục Bưu điện công bố áp dụng.
c) Trường hợp thiết bị chưa có tên theo quy định tại các mục a, b nêu trên, thì lấy tên kèm theo danh mã của thiết bị đó trong bảng phân loại hàng hoá HS Quốc tế (Harmonized commodity description and coding System) mà Việt Nam đã công bố áp dụng.
d) Nếu thiết bị không có tên theo quy định tại các mục a, b, c trên đây, thì việc ghi tên của thiết bị được dùng tên mô tả cụ thể hoặc nói rõ công dụng của thiết bị.
- Việc ghi tên của thương nhân chịu trách nhiệm về thiết bị trên nhãn thiết bị được thực hiện theo nguyên tắc sau:
+ Nếu thiết bị được sản xuất hoàn chỉnh tại một cơ sở sản xuất, tên thương nhân chịu trách nhiệm về thiết bị là tên cơ sở sản xuất với dòng chữ ghi trên nhãn thiết bị là:
"Sản xuất tại............" hoặc "Sản phẩm của.................."
+ Nếu thiết bị được lắp ráp từ các chi tiết, phụ kiện từ nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, tên thương nhân chịu trách nhiệm về thiết bị là tên cơ sở lắp ráp thành phẩm, với dòng chữ ghi trên nhãn thiết bị là:
"Cơ sở lắp ráp.............." hoặc "Lắp ráp tại..................."
+ Nếu thiết bị là hàng nhập khẩu hoặc hàng thuộc đại lý bán hàng cho thương nhân nước ngoài, thì tên thương nhân chịu trách nhiệm về thiết bị là thương nhân nhập khẩu hoặc tên thương nhân đại lý bán hàng, với dòng chữ:
"Thương nhân nhập khẩu......" hoặc "Thương nhân đại lý.........."
- Việc ghi địa chỉ của thương nhân quy định như sau:
+ Địa chỉ gồm có: Số nhà, đường phố (thôn, xóm), phường (xã), quận (huyện, thị xã), thành phố (tỉnh).
+ Ghi địa chỉ trụ sở chính của thương nhân, nơi thương nhân đăng ký để tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Trên nhãn hiệu thiết bị phải ghi hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, cảnh báo nguy hại có thể xẩy ra khi sử dụng thiết bị không đúng cách thức và cách xử lý sự cố nguy hại (nếu có).
- Trường hợp nhãn thiết bị không đủ diện tích để ghi các hướng dẫn nói trên thì phải ghi các nội dung đó vào một tài liệu kèm theo thiết bị để cung cấp cho người mua thiết bị.
Đối với thiết bị nhập khẩu, thương nhân phải ghi rõ trên nhãn tên nước xuất xứ (nước sản xuất và nước xuất khẩu) của thiết bị.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem bản dịch TTXVN.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây