Quyết định 95/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế quản lý gấu nuôi

thuộc tính Quyết định 95/2008/QĐ-BNN

Quyết định 95/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế quản lý gấu nuôi
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:95/2008/QĐ-BNN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Hứa Đức Nhị
Ngày ban hành:29/09/2008
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lĩnh vực khác

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
SỐ 95/2008/QĐ-BNN NGÀY 29 THÁNG 09 NĂM 2008

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ GẤU NUÔI

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP, ngày 3/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 82/2006/NĐ-CP, ngày 10/8/2006 của Chính phủ về Quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;

Căn cứ Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, ngày 30/6/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm lâm,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý gấu nuôi.

 

Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 47/2006/QĐ-BNN, ngày 06/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế về quản lý gấu nuôi. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

 

Điều 3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi Cục trưởng các Chi cục Kiểm lâm và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Hứa Đức Nhị

 

 


QUY CHẾ

QUẢN LÝ GẤU NUÔI

(Ban hành kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29 tháng 9 năm 2008
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

Quy chế này quy định về việc quản lý các cá thể gấu được nuôi trong môi trường có kiểm soát, không áp dụng đối với gấu đang sinh sống trong môi trường tự nhiên (sau đây gọi là gấu nuôi).

2. Đối tượng áp dụng:

Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến việc nuôi gấu trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi là chủ nuôi gấu).

 

Điều 2. Những hành vi bị cấm

1. Săn bắn, bẫy bắt, mua, bán, giết mổ, vận chuyển, quảng cáo, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất khẩu gấu và sản phẩm, dẫn xuất từ gấu trái với quy định của pháp luật.

2. Nuôi gấu không có hồ sơ quản lý và gắn chíp điện tử hoặc nuôi gấu không có nguồn gốc hợp pháp.

3. Nuôi gấu không có chuồng và trại hoặc có chuồng và trại nhưng không đảm bảo các điều kiện quy định tại Quy chế này.

 

Chương II
ĐIỀU KIỆN NUÔI GẤU

 

Điều 3. Trại nuôi gấu

1. Trại nuôi gấu theo phương thức nuôi nhốt:

a) Có nhà đặt chuồng (cũi) nuôi gấu hoặc có mái che đảm bảo tránh mưa, nắng và các điều kiện bất lợi của thời tiết đối với gấu;

b) Xung quanh trại có tường xây dày tối thiểu 20 cm, cao tối thiểu 1,8 m; đảm bảo vững chắc, an toàn, gấu không thể thoát ra ngoài;

c) Có hệ thống xử lý chất thải theo quy định tại Điều 6 của Quy chế  này.

2. Trại nuôi gấu theo phương thức bán hoang dã:

a) Trại nuôi bán hoang dã phải có tường xây bao quanh dày ít nhất 40 cm, cao tối thiểu 2,5 m, phía trên có hàng rào kim loại cứng cao tối thiểu 50 cm, đảm bảo vững chắc, an toàn, gấu không thể thoát ra ngoài. Tường bao phải cách các công trình khác ít nhất 2 m (Sơ đồ hàng rào bảo vệ trong Phụ lục I);

b) Mật độ nuôi gấu theo phương thức bán hoang dã phải đảm bảo tối thiểu 150 m2/01 cá thể.

 

Điều 4. Chuồng nuôi gấu

1. Chuồng (cũi) nuôi gấu là chỗ để nuôi nhốt gấu bên trong, chuồng nuôi gấu có thể làm bằng kim loại cứng, xây bằng bê tông, gạch hoặc các vật liệu kiên cố khác. Quy định về chuồng nuôi dưới đây áp dụng cho việc nuôi một cá thể gấu (trừ trường hợp gấu con chưa tách mẹ), trường hợp chuồng nuôi nhiều cá thể gấu, thì kích thước chuồng nuôi phải lớn tương ứng với số lượng gấu.

2. Đối với chuồng làm bằng kim loại cứng:

a) Kính thước chuồng: Tối thiểu dài 1,5 m; rộng 1,5 m; cao 2 m;

b) Khung chuồng: Làm bằng ống kim loại cứng tròn đường kính tối thiểu 25 mm hoặc bằng kim loại cứng đặc đường kính tối thiểu 18 mm; các điểm nối khung chuồng được hàn với nhau đảm bảo vững chắc, an toàn (Bản vẽ mô tả khung chuồng tại Phụ lục II);

c) Mặt trước, mặt trên, mặt sau và hai mặt thành: Làm bằng kim loại cứng đặc đường kính tối thiểu 12 mm, các điểm nối được hàn với khung chuồng, mỗi thanh cách đều tối đa 7 cm, đảm bảo vững chắc, an toàn, gấu không thể thoát ra ngoài hoặc thò chi ra ngoài (Bản vẽ mô tả kết cấu các mặt tại Phụ lục II);

d) Mặt sàn: Làm bằng kim loại cứng đặc đường kính tối thiểu 12 mm, các điểm nối được hàn với khung chuồng, đan hai chiều (dọc và ngang dạng lưới), mỗi thanh cách đều tối đa 6 cm, đảm bảo vững chắc, an toàn, gấu không thể thoát ra ngoài. Mặt sàn cách mặt nền tối thiểu 25 cm (Bản vẽ mô tả mặt sàn tại Phụ lục II);

đ) Chuồng có máng ăn bằng kim loại cứng không gỉ để ở vị trí thuận tiện hoặc có thể tháo lắp để dọn vệ sinh thường xuyên; nền chuồng được láng xi măng hoặc lát gạch men dốc về một phía để thuận tiện cho việc dọn vệ sinh;

e) Cửa chuồng: Có chốt để khoá đảm bảo an toàn;

g) Vị trí đặt chuồng: Để nơi thoáng mát về mùa hè và tránh gió về mùa đông, các mặt của chuồng phải cách chuồng nuôi gấu khác hoặc tường rào, các vật thể khác tối thiểu 50 cm; riêng phía cửa chuồng phải có khoảng cách tối thiểu 3 m.

3. Đối với chuồng xây:

a) Kích thước chuồng: Tối thiểu dài 2 m; rộng 2 m; cao 2 m;

b) Tối đa chỉ xây ba mặt có chiều dày tối thiểu 20 cm (trường hợp bằng bê tông cốt kim loại cứng có chiều dày tối thiểu 10 cm); mặt tường và nền chuồng chát nhẵn bằng xi măng hoặc gạch, nền chuồng có độ dốc để thoát nước thải; các mặt làm bằng kim loại thì đảm bảo như quy định tại Điểm b, c Khoản 2, Điều 4 của Quy chế này;

c) Chuồng có máng ăn để ở vị trí thuận tiện hoặc có thể tháo lắp để dọn vệ sinh thường xuyên;

d) Vị trí xây chuồng: Xây ở nơi thoáng mát, các mặt tường xây có thể liền với chuồng khác, các mặt bằng kim loại phải cách các chuồng nuôi gấu khác hoặc tường rào, các vật thể khác tối thiểu 50 cm; riêng phía cửa chuồng phải có khoảng cách tối thiểu 3 m.

4. Chuồng nuôi gấu bán hoang dã: Có thể xây hoặc làm bằng kim loại như quy định tại Khoản 2 và 3, Điều 4 của Quy chế này, có cửa trước để gấu ra vào và cửa sau để dọn vệ sinh, các cửa có thể đóng mở được từ bên ngoài.

 

Điều 5. Vệ sinh môi trường và xử lý chất thải

1. Trại nuôi phải được cơ quan quản lý môi trường cấp tỉnh xác nhận trại nuôi đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, môi trường.

2. Có hệ thống xử lý chất thải phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh môi trường như hầm biogas, bể phốt hoặc các biện pháp phù hợp khác không được thải trực tiếp các loại chất thải ra môi trường.

3. Chuồng, trại được vệ sinh thường xuyên, không để thức ăn thừa, chất thải gây ô nhiễm môi trường. 

 

Điều 6. Chế độ ăn uống và chăm sóc thú y

1. Trại nuôi gấu phải có nhân viên có chuyên môn thú y hoặc hợp đồng với bác sĩ thú y hay cơ sở thú y để chăm sóc và chữa bệnh cho gấu.

2. Trại nuôi gấu phải có sổ ghi chép, theo dõi tình hình bệnh tật đối với từng cá thể gấu (theo mẫu quy định tại Phụ lục III).

3. Có nơi chứa thức ăn riêng biệt; thức ăn, nước uống phải đảm bảo vệ sinh an toàn; cho gấu ăn, uống nước đủ định lượng hàng ngày.

 

Chương III
ĐĂNG KÝ TRẠI NUÔI GẤU VÀ DI CHUYỂN GẤU

 

Điều 7. Điều kiện đăng ký trại nuôi gấu

1. Gấu có nguồn gốc hợp pháp, gấu đã được lập hồ sơ quản lý và gắn chíp điện tử.

2. Có chuồng và trại nuôi gấu đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 3, 4, 5 và 6 của Quy chế này.

3. Được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đồng ý đặt trại nuôi gấu trên địa bàn.

  

Điều 8. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu

Chủ nuôi gấu lập hồ sơ đăng ký trại nuôi gửi Chi cục Kiểm lâm (hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với các tỉnh không có Chi cục Kiểm lâm), hồ sơ đăng ký trại nuôi gồm có:

1. Đơn đề nghị đăng ký trại nuôi gấu (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV) có xác nhận của chính quyền cấp xã theo quy định tại Khoản 3, Điều 7 của Quy chế này.

2. Hồ sơ về nguồn gốc hợp pháp của gấu hoặc hồ sơ về gấu đã đăng ký quản lý và gắn chíp điện tử.

3. Bản vẽ mô tả chi tiết chuồng, trại nuôi gấu kèm theo ảnh.

4. Bản sao công chứng hợp đồng lao động với người có chuyên môn thú y hoặc hợp đồng với bác sĩ thú y hay cơ sở thú y để chăm sóc thú y.

5. Xác nhận của cơ quan quản lý môi trường cấp tỉnh là trại nuôi đảm bảo yêu cầu về vệ sinh, môi trường.

 

Điều 9. Thẩm quyền và trình tự cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu

1. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký trại nuôi gấu như quy định tại Điều 8 của Quy chế này.

2. Trình tự cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu:

a) Thành lập Hội đồng thẩm định: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký trại nuôi gấu có trách nhiệm thành lập Hội đồng thẩm định gồm: Chi cục Kiểm lâm (hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với các tỉnh, thành phố không có Chi cục Kiểm lâm) làm chủ tịch Hội đồng với các thành viên là đại diện của Chi Cục Thú y, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Cảnh sát môi trường và chính quyền cấp xã (phường) nơi có trại nuôi gấu đề nghị cấp giấy chứng nhận để thẩm định hồ sơ;

b) Nhiệm vụ của Hội đồng thẩm định: Kiểm tra thực tế cơ sở vật chất của trại nuôi gấu đề nghị cấp giấy chứng nhận; lập biên bản thẩm định để làm căn cứ cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu nếu đảm bảo các điều kiện quy định tại Quy chế này;

c) Thời gian thẩm định: Trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ theo Điều 8 của Quy chế này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thành lập Hội đồng thẩm định. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi thành lập, Hội đồng thẩm định phải hoàn thành biên bản thẩm định;

d) Thời gian cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu: Trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được biên bản thẩm định, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký trại nuôi gấu phải xem xét cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu (Phụ lục V) cho trại có đủ điều kiện hoặc có văn bản trả lời cho chủ nuôi gấu về những điều kiện hay thủ tục chưa đạt yêu cầu.

 

Điều 10. Vận chuyển gấu

1. Điều kiện:

a) Chỉ được phép vận chuyển các cá thể gấu được quy định tại Khoản 1, Điều 7 của Quy chế này;

b) Đối với các cá thể gấu đã được lập hồ sơ và gắn chíp điện tử thì trước khi vận chuyển phải được Chi cục Kiểm lâm (Cơ quan Kiểm lâm vùng đối với các tỉnh không có Chi cục Kiểm lâm) kiểm tra chíp điện tử để xác định mã số chíp tại nơi đi;

c) Nơi tiếp nhận gấu là các trại nuôi đã được cấp giấy chứng nhận trại nuôi hoặc các cơ sở cứu hộ theo quy định hiện hành của Nhà nước;

d) Đảm bảo các điều kiện về an toàn và sức khỏe của gấu trong quá trình vận chuyển;

2. Hồ sơ đề nghị vận chuyển gấu: Chủ nuôi gấu lập hồ sơ đề nghị vận chuyển gấu gửi Chi cục Kiểm lâm (hoặc Cơ quan Kiểm lâm vùng đối với các tỉnh không có Chi cục Kiểm lâm), hồ sơ đề nghị vận chuyển gấu gồm có:

a) Đơn đề nghị vận chuyển gấu (Phụ lục VI);

b) Hồ sơ về nguồn gốc hợp pháp của gấu hoặc hồ sơ về gấu đã đăng ký quản lý và gắn chíp điện tử;

c) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi của nơi đến. Trường hợp vận chuyển gấu ra địa bàn ngoài tỉnh thì còn phải có văn bản đồng ý của Chi cục Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với những tỉnh không có Chi cục Kiểm lâm) nơi chuyển gấu tới.

3. Thẩm quyền và trình tự cấp giấy phép vận chuyển gấu:

a) Thầm quyền cấp giấy phép vận chuyển gấu: cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị di chuyển gấu như quy định tại Khoản 2, Điều 10 của Quy chế này.

b) Nhiệm vụ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ vận chuyển gấu: thẩm định, kiểm tra chíp điện tử (đối với các cá thể gấu đã gắn chíp điện tử), lập biên bản xác nhận số gấu vận chuyển đi và cấp giấy phép vận chuyển gấu theo quy định tại Quy chế này và quy định hiện hành của Nhà nước về kiểm tra, kiểm soát lâm sản.

c) Thời gian cấp giấy phép di chuyển gấu: trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển gấu phải hoàn thành biên bản xác nhận số gấu vận chuyển và ra văn bản cho phép vận chuyển gấu trong phạm vi nội tỉnh hoặc cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt ra địa bàn ngoài tỉnh; trường hợp không giải quyết cho phép vận chuyển phải có văn bản trả lời người đề nghị về lý do không giải quyết.

d) Thẩm quyền và thời gian cấp giấy phép tiếp nhận gấu: chủ nuôi gấu làm đơn đề nghị cho phép được vận chuyển gấu tới kèm giấy chứng nhận trại nuôi gấu nơi chuyển đến gửi Chi cục Kiểm lâm (hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với những tỉnh không có Chi cục Kiểm lâm) ở nơi đến. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra và có ý kiến bằng văn bản về việc cho phép hay không cho phép vận chuyển gấu tới.

 

Chương IV
XỬ LÝ GẤU TỰ NGUYỆN GIAO CHO NHÀ NƯỚC,
GẤU BỊ CHẾT, NHIỄM BỆNH

 

Điều 11. Xử lý đối với gấu do chủ nuôi tự nguyện giao cho Nhà nước.

1. Hồ sơ đề nghị giao gấu cho Nhà nước: Chủ nuôi gấu tự nguyện giao gấu cho Nhà nước làm đơn đề nghị (theo mẫu tại Phụ lục VII) gửi Chi cục Kiểm lâm (hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với những tỉnh không có Chi cục Kiểm lâm) kèm hồ sơ về nguồn gốc của gấu.

2. Cơ quan xử lý việc chuyển giao gấu do tự nguyện giao:

a) Chi cục Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với những tỉnh không có Chi cục Kiểm lâm) quyết định việc chuyển giao cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh;

b) Cục Kiểm lâm quyết định việc chuyển giao gấu do chủ nuôi gấu tự nguyện giao trên phạm vi cả nước;

3. Thời gian xử lý việc chủ nuôi gấu tự nguyện chuyển giao:

Trong thời gian 5 ngày làm việc, sau khi nhận được đơn đề nghị tự nguyện chuyển giao gấu, Chi cục Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với những tỉnh không có Chi cục Kiểm lâm) hoàn thiện các thủ tục để chuyển giao gấu cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh hoặc báo cáo Cục Kiểm lâm nếu trên địa bàn tỉnh không có đơn vị tiếp nhận. 

4. Các cá thể gấu do chủ trại nuôi gấu tự nguyện giao cho Nhà nước được chuyển giao như sau:

a) Các cơ sở cứu hộ gấu, Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã;

b) Các vườn thú, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo trong nước để phục vụ mục đích nghiên cứu, trưng bày và giáo dục môi trường;

c) Các Trại nuôi có đủ điều kiện quy định tại Quy chế này tự nguyện nuôi gấu nhằm mục đích cứu hộ, bảo tồn gấu;

d) Các tổ chức khác theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

 

Điều 12. Xử lý gấu chết, nhiễm bệnh

1. Trách nhiệm của chủ nuôi gấu: Trong thời gian 01 (một) ngày kể từ khi gấu chết hoặc được người chịu trách nhiệm về thú y xác định gấu bị nhiễm bệnh có nguy cơ gây thành dịch, gây ô nhiễm môi trường, chủ nuôi gấu phải báo cáo bằng phương tiện thông tin nhanh nhất đến Hạt Kiểm lâm sở tại hoặc Chi cục Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với những tỉnh không có Chi cục Kiểm lâm).

2. Nhiệm vụ của cơ quan tiếp nhận thông tin về gấu chết, gấu nhiễm bệnh: Trong thời gian nhanh nhất có thể, phối hợp với cơ quan thú y của địa phương tới hiện trường lập biên bản về gấu chết, gấu nhiễm bệnh, trong đó phải làm rõ nguyên nhân chết và mã số chíp (với gấu đã gắn chíp). Sau khi lập biên bản, tổ chức tiêu hủy ngay theo quy định của pháp luật. Trong quá trình tiêu huỷ phải đảm bảo các yêu cầu về khử trùng, vệ sinh môi trường và không để lây lan dịch bệnh.

 

Chương V
TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ NUÔI GẤU VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ

 

Điều 13. Trách nhiệm của chủ nuôi gấu

1. Bảo đảm nuôi các cá thể gấu theo đúng các quy định tại Quy chế này;  chịu trách nhiệm nếu để gấu gây mất an toàn, gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh theo quy định của pháp luật.

2. Lập sổ theo dõi từng cá thể gấu (theo mẫu tại Phụ lục VIII).

3. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng năm trước ngày 15/01 đối với năm trước; báo cáo đột xuất về tình trạng các cá thể gấu (sinh sản, bị bệnh, chết, các sự cố khác) của trại nuôi cho Cơ quan Kiểm lâm (hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với những tỉnh không có Chi cục Kiểm lâm).

4. Chấp hành sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

 

Điều 14. Trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước

1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương tổ chức thực hiện và quy định cụ thể thời gian hoàn thành các điều kiện về chuồng trại nuôi gấu theo Điều 3, 4, 5 và 6 của Quy chế này.           

2. Cục Kiểm lâm kiểm tra, hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý gấu đồng thời tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình quản lý gấu nuôi trên phạm vi toàn quốc.

3. Chi cục Kiểm lâm (hoặc Sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với những tỉnh không có Chi cục Kiểm lâm) có trách nhiệm:     

a) Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý gấu nuôi trên địa bàn, tổ chức tuyền truyền, hướng dẫn thực hiện Quy chế này và các quy định có liên quan của Nhà nước;

b) Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ hàng năm hoặc đột xuất khi cần thiết; xây dựng báo cáo tổng hợp hàng năm gửi Cục Kiểm lâm trước ngày 30/01 đối với báo cáo năm trước (Mẫu biểu báo cáo phụ lục IX kèm theo);

c) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp nhận báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất của chủ nuôi gấu; xác nhận gấu mới sinh, gấu bị chết, gấu chuyển đi, gấu chuyển đến. Cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt khi vận chuyển gấu ra ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

d) Giám sát, phát hiện các hành vi làm trái với Quy chế này và các quy định của pháp luật; xử lý hoặc tham mưu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm;

đ) Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thẩm định trại nuôi, cấp và thu hồi giấy chứng nhận trại nuôi gấu. Giấy chứng nhận trại nuôi gấu có giá trị 5 năm, sau thời hạn 5 năm tổ chức thẩm định lại và cấp mới nếu trại nuôi đảm bảo các điều kiện quy định tại Quy chế này;

e) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh và phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý những trường hợp vi phạm các quy định của Quy chế này theo các quy định hiện hành, tổ chức tiêu huỷ các cá thể gấu theo quy định của pháp luật.

 

Chương VI
XỬ LÝ VI PHẠM VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN

 

Điều 15. Xử lý vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về quản lý gấu nuôi quy định tại Quy chế này tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật.

2. Các cá thể gấu sau khi xử lý tịch thu thực hiện theo quy định về hướng dẫn xử lý tang vật là động vật rừng sau khi xử lý tịch thu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Điều 16. Kinh phí thực hiện việc quản lý gấu nuôi

1. Chủ nuôi gấu phải đảm bảo đủ kinh phí để đầu tư cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, xây dựng chuồng, trại nuôi gấu đảm bảo theo các quy định tại Điều 3, 4, 5, và  6 của Quy chế này.

2. Chi phí cho việc quản lý gấu thực hiện theo Thông tư số 59/2008/TT-BTC ngày 4/7/2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Trường hợp không đủ thì sử dụng nguồn ngân sách sau:

a) Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí cho các Chi cục Kiểm lâm (hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với những địa phương không có Chi cục Kiểm lâm) để thực hiện công tác quản lý gấu nuôi tại địa phương;

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đảm bảo kinh phí cho Cục Kiểm lâm để phục vụ công tác chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Quy chế này;

3. Kinh phí vận chuyển gấu do chủ nuôi tự nguyện giao cho Nhà nước do đơn vị tiếp nhận chịu trách nhiệm.

4. Khuyến khích tài trợ về tài chính và kỹ thuật của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để bảo tồn, cứu hộ và quản lý gấu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


CÁC PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29 tháng 9 năm 2008
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Phụ lục I. Sơ đồ mặt cắt hàng rào bảo vệ trại nuôi nuôi gấu bán hoang dã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Ghi chú: 1. Hàng rào kim loại cứng phía trên; 2. Tường bảo vệ.

 


Phụ lục II: Bản vẽ mô tả chuồng nuôi gấu

Mặt trước, mặt bên, mặt sau, mặt trên

 
 

 

 

 

 



Phụ lục III: Mẫu Sổ theo dõi tình hình bệnh tật của gấu

 

Tên trại: ….

 

 

TT

Ngày phát hiện bệnh

Tên bệnh

Số chíp, số Chuồng gấu (tên gấu nếu có)

Phương pháp điều trị

Loại thuốc sử dụng

Liều dùng, thời gian dùng

Ngày bình phục hoặc chết

Người chịu trách nhiệm chữa trị, chăm sóc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Phụ lục IV. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu

 

TÊN ĐƠN VỊ

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......., ngày…. tháng… năm 200…

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRẠI NUÔI GẤU

 

               Kính gửi: Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thành phố…………

(Trường hợp địa phương nào không có Chi cục Kiểm lâm
thì gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Họ và tên người đề nghị: (Trường hợp là tổ chức thì tên người đại diện)

Số CMND:                                                         ngày cấp:                      nơi cấp:

Hộ khẩu thường trú:

Chỗ ở hiện tại:

Tên tổ chức:                                                                                Địa chỉ:

Giấy phép kinh doanh số:                                                            Nơi cấp:

Đề nghị cơ quan xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký nuôi… con gấu ngựa;…. con gấu chó; ….. con gấu…. với chi tiết sau:

 

TT

Tên loài và (tên khoa học)

Số chíp điện tử (số hồ sơ)

Số chuồng

Cân nặng (ước tính)

Nguồn gốc (Ghi rõ nguồn gốc từ đâu, thời gian nào, được nuôi theo Quyết định nào)

Ghi chú

1

Gấu ngựa (Ursus thibetanus)

 

 

 

 

 

2

Gấu chó (Ursus malayanus)

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mục đích nuôi: ….

Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: (địa điểm, diện tích, quy mô trại nuôi, vật liệu xây dựng, bản vẽ hoàn công, điều kiện về an toàn, phòng ngừa bệnh dịch, vệ sinh môi trường,...)

Hồ sơ gửi kèm theo bao gồm: …

Tôi xin cam đoan chịu trách nhiệm đảm bảo duy trì mọi điều kiện để nuôi gấu và tuân thủ theo các quy định của Nhà nước.

Ủy ban nhân dân xã (phường) xác nhận đồng ý cho ông/bà (tên tổ chức)… được đặt trại nuôi gấu trên địa bàn

Người làm đơn (ký, ghi rõ họ tên); đóng dấu đối với tổ chức

 


Phụ lục V: Mẫu giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi gấu

 

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

CHI CỤC KIỂM LÂM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

……, ngày… tháng… năm…

 

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ TRẠI NUÔI GẤU

Số:……

 

CHI CỤC KIỂM LÂM (SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT) TỈNH … CHỨNG NHẬN

 

Trại nuôi gấu: (tên trại nuôi, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình)

Địa chỉ:

Họ và tên người đại diện:                                                

Giấy chứng minh nhân dân số:                  cấp ngày … tháng … năm …   tại:

Giấy phép đăng ký kinh doanh số … do … cấp ngày … tháng … năm …

Mã số trại: (do cơ quan cấp giấy chứng nhận ghi để theo dõi)

Có đủ điều kiện đăng ký trại nuôi gấu như sau:

 

TT

Tên loài và (tên khoa học)

Số lượng khi đăng ký

Ghi chú

1

Gấu ngựa (Ursus thibetanus)

 

 

2

Gấu chó (Ursus malayanus)

 

 

…..

 

 

 

Giấy chứng nhận này có giá trị đến ngày… tháng … năm … (thời hạn tối đa 5 năm)

 

Thủ trưởng đơn vị

(ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

 

 


Phụ lục VI: Mẫu đơn đề nghị di chuyển gấu nuôi

 

TÊN ĐƠN VỊ

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......., ngày…. tháng… năm 200…

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP DI CHUYỂN GẤU

 

Kính gửi: Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thành phố …………

(Trường hợp địa phương nào không có Chi cục Kiểm lâm
thì gửi Cơ quan kiểm lâm vùng)

 

Tên tôi là :………………………………………………..………..………….

CMND số………………Cấp ngày………….. Tại…………….……………..

Địa chỉ thường trú…………………………………….………………………

Được cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu số … ngày …/…/… Cơ quan cấp: …

Đề nghị cho phép di chuyển số gấu như sau:

1. Loài……………Giới tính (đực, cái)……..Nặng………..(kg)

Đặc điểm……………………. Số chíp điện tử…………………………………

2. ……………………………………………………………….……………

(nếu số lượng nhiều thì lập thành dang sách riêng kèm theo)

Đang nuôi nhốt tại điạ chỉ: ………………………………..…………………

Tới địa điểm mới là: …………………

Lý do di chuyển: ………………………

Tôi xin cam đoan thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về quản lý gấu nuôi nhốt và đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển.

(kèm theo đây là bản sao hồ sơ các con gấu nói trên)

 

….. ngày….tháng…. năm …

Người làm đơn

(họ, tên, chữ ký; đóng dấu đối với tổ chức)

 

 

 

 

Phụ lục VII: Mẫu đơn đề nghị tự nguyện giao gấu cho Nhà nước

 

TÊN ĐƠN VỊ

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......., ngày…. tháng… năm 200…

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ TỰ NGUYỆN GIAO GẤU CHO NHÀ NƯỚC

 

               Kính gửi: Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thành phố…………

(Trường hợp địa phương nào không có Chi cục Kiểm lâm
thì gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Họ và tên người đề nghị:  (Trường hợp là tổ chức thì tên người đại diện)

Số CMND:                                                         ngày cấp:                      nơi cấp:

Hộ khẩu thường trú:

Chỗ ở hiện tại:

Tên tổ chức:                                                                                Địa chỉ:

Giấy phép kinh doanh số:                                                            Nơi cấp:

Giấy chứng nhận trại nuôi gấu số:

Tự nguyện giao nộp cho Nhà nước… con gấu với chi tiết sau:

 

TT

Tên loài và (tên khoa học)

Số chíp điện tử (số hồ sơ)

Cân nặng (ước tính)

Nguồn gốc (Ghi rõ nguồn gốc từ đâu, thời gian nào, được nuôi theo Quyết định nào)

Ghi chú

1

Gấu ngựa (Ursus thibetanus)

 

 

 

 

2

Gấu chó (Ursus malayanus)

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hồ sơ gửi kèm theo bao gồm: …

Lý do giao: ………………

Tôi xin cam đoan tự nguyện giao số gấu trên cho Nhà nước.

 

Người làm đơn (ký, ghi rõ họ tên); đóng dấu đối với tổ chức

 

 


Phụ lục VIII: Mẫu sổ theo dõi gấu

 

Tên trại:……………….

 

Số Giấy chứng nhận đăng ký:………………

 

TT

Tên loài và (tên khoa học)

Đực/cái

Số chíp điện tử (số hồ sơ)

Số chuồng

Cân nặng (ước tính)

Nguồn gốc (Ghi rõ nguồn gốc từ đâu, thời gian nào, được nuôi theo Quyết định nào)

Ngày đến

Ngày đi hoặc ngày chết (ghi rõ đi đâu, lý do chết)

Ngày sinh đẻ (ghi rõ số lượng sinh)

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Phụ lục IX: Mẫu biểu báo cáo gấu nuôi hàng năm

(kèm theo công văn số:….ngày…. tháng…. năm….)

 

STT

Tên chủ nuôi

Địa điểm nuôi

Loài

Đặc điểm

Tình trạng

Ghi chú
(Nơi đi, nơi đến mục (16), (17), nguồn gốc (18))

Tổng

Gấu ngựa

Gấu chó

Tuổi (năm)

Nặng (kg)

Mã số chíp

Đang nuôi

Đã chết

Chuyển đi

Chuyển đến

Nuôi mới (chờ xử lý)

Tổng

Đực

Cái

Tổng

Đực

Cái

(1)

(2)

(3)

(4=5+8)

(5=6+7)

(6)

(7)

(8=9+10)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

(19)

I

Huyện (TX., TP.)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I.1

Xã (Phường)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I.1.1

Họ tên chủ nuôi

(chi tiết đến thôn)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Huyện (TX. TP.)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II.1

Xã (Phường)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II.1.1

Họ tên chủ nuôi

(số nhà, tổ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập

Thủ trưởng đơn vị

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 95/2008/QD-BNN

Hanoi, September 29, 2008

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON MANAGEMENT OF RAISED BEARS

THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

Pursuant to the Government's Decree No. 01/ 200S/ND-CP of January 3, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

Pursuant to the Government's Decree No. 82/ 2006/ND-CP of August 10. 2006, on management of import, export, re-export, introduction from the sea, transit, raising for reproduction, raising and artificial transplantation of endangered wild animal and plant species;

Pursuant to the Government's Decree No. 32/ 2006/ND-CP of June 30, 2006, on management of endangered, precious and rare forest plants and animals;

At the proposal of the director of the Forest Protection Department,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on management of raised bears.

Article 2.- This Decision replaces the Agriculture and Rural Development Minister's Decision No. 47/2006/QD-BNN of June 6, 2006. promulgating the Regulation on management of raised bears. This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO".

Article 3.- Presidents of People's Committees of provinces and centrally run cities, heads of units of the Ministry of Agriculture and Rural Development; directors of provincial-level Agriculture and Rural Development Services, directors of Forest Protection Sub-Departments and concerned organizations and individuals shall implement this Decision.

 

 

FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE AND
RURAL DEVELOPMENT
VICE MINISTER





Hua Duc Nhi

 

REGULATION

ON MANAGEMENT OF RAISED BEARS
(Promulgated together with the Agriculture and Rural Development Minister's Decision No. 95/ 2008/QD-BNN of September 29, 2008)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation and subjects of application

1. Scope of regulation

This Regulation provides for the management of individual bears that are raised in a controlled environment (below referred to as raised bears) and is not applicable to bears living in the natural environment.

2. Subjects of application

Subject to this Regulation are domestic organizations, households and individuals, overseas Vietnamese and foreign organizations and individuals involved in bear raising activities in the Vietnamese territory (below referred to as bear raisers).

Article 2.- Prohibited acts

1. Hunting, trapping, purchasing, selling, slaughtering, transporting, advertising, exporting, importing, temporarily importing and re-exporting bears and bear products and derivatives in contravention of law.

2. Raising bears without making management records on and implanting microchips into bears, or raising bears that do not have a lawful origin.

3. Raising bears without breeding facilities and farms or with breeding facilities and farms that fail to satisfy the conditions specified in this Regulation.

Chapter II

CONDITIONS FOR BEAR RAISING

Article 3.- Bear farms

1. Farms raising bears in cavity:

a/ Having a space for placing breeding facilities (cages) or a lean-to that can shade rain, sunshine and prevent unfavorable weather conditions for bears:

b/Having surrounding walls built at least 2()cm thick and 1.8m high, strong and safe to ensure that bears cannot escape;

c/Having a waste treatment system according to Article 6 of this Regulation.

2. Farms raising bears in a semi-natural environment

a/ Farms raising bears in a semi-natural environment must be surrounded with walls built at least 40cm thick and 2.5m with hard metal fences above at least 50cm high , strong and safe to ensure that bears cannot escape. Surrounding walls must be at least 2m away from other works (plan of protection fence in Appendix I to this Regulation, not printed herein).

b/ The area for raising bears in a semi-natural environment must be at least 150m2/ bear.

Article 4.- Breeding facilities

1. A breeding facility (cage) means a place for keeping bears inside and may be made of hard metal or built with concrete, bricks or other strong materials. The breeding facility prescribed below is applicable to the raising of an individual bear (except baby bears not yet separated from mothers). The size of a breeding facility which accommodates many bears must match the number of bears.

2. For a hard metal cage

a/ Dimensions: At least 1.5m long, 1.5m wide and 2m high;

b/ Frame: must be made of hard metal tubes with a diameter of at least 25mm or solid hard metal with a diameter of at least 18mm; joints of the frame must be welded to ensure solidity and safely;

c/ Front, cover, back and two sides: must be made of solid hard metal with a diameter of at least 12mm; joints must be welded to the frame; the distance between bars must be even and maximum 7cm. all sides must be strong and safe to ensure that bears cannot escape or stick out their limbs;

d/ Floor: must be made of solid hard metal with a diameter of at least 12mm; joints must be welded to the cage frame; the floor must be weaved into nets; the distance between bars must be even and maximum 6 cm; the floor must be strong and safe to ensure that bears cannot escape. The floor must be at least 25cm above the ground.

e/ A cage must have a stainless hard metal manger which is placed in a convenient position or detachable for regular cleaning; the cage floor must be cemented or tiled, and sloping for easy cleaning;

f/ Door: must have a lock bolt to ensure safety;

g/ Position: must be in an airy place in summer and out of the wind in winter; cage sides must be at least 50cm away from other bear cages, surrounding walls or other objects: this distance must be at least 3m for the door side.

3. For a built breeding facility:

a/ Dimensions: at least 2m long; 2m wide; 2m high;

b/The breeding facility must have maximum three sides built at least 20cm thick for at least 10cm thick, if built with hard metal-framed concrete); walls and floor must be smoothly cemented or tiled; the floor must be sloping for wastewater drainage; if sides are made of metal, they must meet the requirements specified at Points b and c, Clause 2. Article 4 of this Regulation;

c/ The breeding facility must have a manger which is placed in a convenient position or detachable for regular cleaning;

d/The breeding facility must be built in an airy place; its walls may be built adjacent to other breeding facilities'; if walls are made of metal, they must be at least 50cm away from other breeding facilities, surrounding walls or other objects; this distance must be at least 3m for the breeding facility's door side.

4. Breeding facilities for bears raised in a semi-natural environment may be built or made of metal under Clauses 2 and 3, Article 4 of this Regulation; must have a front door for bears to move in and out and a back door for cleaning; all doors can be opened and closed from outside.

Articles 5.- Environmental sanitation and waste treatment

1. A raising farm must be certified by a provincial-level environment management agency to meet hygienic and environmental requirements.

2. A raising farm must have a waste treatment system meeting environmental sanitation requirements such as biogas tank, antiseptic tank or other relevant solutions and may not directly discharge wastes into the environment.

3. A raising farm and its breeding facilities must be cleaned regularly and may not leave leftovers and waste polluting the environment.

Article 6.- Feeding and veterinary care

1. A bear farm must have a veterinary technician or enter into a contract with a veterinarian or an animal health establishment to give care and medical treatment to bears.

2. A bear farm must have a book recording diseases of each bear (made according to the form in Appendix III to this Regulation, not printed herein).

3. A bear farm must have a separate place for storing feed: feed and water must be hygienically safe; daily feed and water must be sufficiently given to bears.

Chapter III

REGISTRATION OF BEAR FARMS AND TRANSPORTATION OF BEARS

Article 7.- Conditions for bear farm registration

1. Bears have a lawful origin and management records and are implanted with a microchip.

2. Farms and breeding facilities satisfy the conditions specified in Articles 3, 4, 5 and 6 of this Regulation.

3. Written approval by a commune-level People's Committee of the establishment of the bear farm in the locality.

Article 8.- Dossiers of application for bear farm certificates

A bear raiser shall make a dossier of bear farm registration and submit it to a Forest Protection Sub-Department (or a provincial Agriculture and Rural Development Service, for provinces that do not have a Forest Protection Sub-Department). Such a dossier comprises:

1. An application for bear farm registration (made according to the form in Appendix IV to this Regulation, not printed herein) certified by a commune-level People's Committee under Clause 3, Article 7 of this Regulation.

2. Papers on the lawful origin of bears or records of bears which have been registered for management and implanted with a microchip.

3. A detailed illustration drawing of the bear farm and breeding facilities enclosed with photos.

4. A notarized copy of the labor contract with a veterinary technician or the contract with a veterinarian or an animal health establishment for veterinary care.

5. A written certification on the bear farm's satisfaction of hygienic and environmental requirements by a provincial-level environment management agency.

Article 9.- Competence and order of granting bear farm certificates

1. Competence to grant bear farm certificates: The agency receiving dossiers of bear farm registration specified in Article 8 of this Regulation has the competence to grant bear farm certificates.

2. Order of granting bear farm certificates:

a/ Establishment of an Assessment Council: The agency receiving dossiers of bear farm registration shall set up an Assessment Council to evaluate registration dossiers. An Assessment Council is composed of the chairman being a representative of the Forest Protection Sub-Department (or provincial-level Agriculture and Rural Development Service, for a province or city which does not have a Forest Protection Sub-Department) and members being representatives of the Animal Health Sub-Department, provincial/ municipal Natural Resources and Environment Service, provincial/municipal Environment Police Section and administration of the commune (ward) where the applying bear farm is located;

b/ Tasks of an Assessment Council: To conduct field inspection of material foundations of certificate-applying bear farms; to make an assessment report to serve as the basis for competent authorities to consider and grant bear farm certificates if the conditions specified in this Regulation are met;

c/ Time of assessment: Within 5 working days from the time of receiving a full dossier under Article 8 of this Regulation, the dossier-receiving agency shall set up an Assessment Council. Within 5 working days from its establishment, the Assessment Council shall complete the assessment report;

d/ Time limit for granting bear farm certificates: Within 5 working days after receiving an assessment report, the agency receiving the dossier of bear farm registration shall grant a bear farm certificate (made according to the form in Appendix V to this Regulation, not printed herein) to an eligible farm or reply in writing to the applying bear raiser on the conditions or procedures that he has failed to meet.

Article 10.- Transportation of bears

1. Conditions:

a/ Only bears specified in Clause 1, Article 7 of this Regulation are allowed to be transported;

b/ Bears which have had management records and been implanted with a microchip must be examined by a Forest Protection Sub-Department (or a regional Forest Protection Agency for provinces that do not have a Forest Protection Sub-Department) to determine the chip code at the place of departure;

c/ Establishments receiving bears are certified bear farms or rescue establishments under the State's current regulations;

d/ To ensure conditions of safety and health for bears in the course of transportation.

2. Dossiers of request for bear transportation: A bear raiser shall make a dossier of request for bear transportation and submit it to a Forest Protection Sub-Department (or a regional Forest Protection Agency for provinces that do not have a Forest Protection Sub-Department), such a dossier comprises:

a/ A written request for bear transportation (made according to the form in Appendix VI to this Regulation, not printed herein):b/ Papers on the lawful origin of bears or records of bears having been registered for management and implanted with a microchip:

c/ A copy of the bear farm certificate of the place of destination. In case of transporting bears from a province to another, a written approval of such transportation by the Forest Protection Sub-Department (or provincial-level Agriculture and Rural Development Service, for provinces that do not have a Forest Protection Sub-Department) of the locality to which bears are transported.

3. Competence and order of granting bear transportation permits:

a/ Competence to grant bear transportation permits: the agency receiving dossiers of request for bear transportation specified in Clause 2, Article 10 of this Regulation has the competence to grant bear transportation permits.

b/ Tasks of the agency receiving dossiers of request for bear transportation: To verify and check microchips (for bears implanted with microchips), to make written certification of the number of bears to be transported and grant bear transportation permits under this Regulation and the State's current regulations on examination and control of forest products.

c/ Time limit for granting bear transportation permits: Within 10 working days after receiving a complete dossier, the agency competent to grant bear transportation permits shall certify in writing the number of bears to be transported and issue a document approving bear transportation within a province or grant permits for special transportation from a province to another: in case of refusal, the agency shall give the requester the reason in writing.

d/ Competence and time of granting bear transportation permits: A bear raiser shall make a written request for transporting bears enclosed with the bear farm certificate of the receiving bear farm and submit it to the Forest Protection Sub-Department (or provincial-level Agriculture and Rural Development Service for a province or city that does not have a Forest Protection Sub-Department) of the locality of destination. Within 5 working days, the dossier-receiving agency shall examine and give written approval or disapproval of the bear transportation.

Chapter IV

HANDLING OF BEARS VOLUNTARILY DELIVERED TO THE STATE, DEAD AND SICK BEARS

Article 11.- Handling of bears voluntarily delivered to the State by bear raisers

1. Dossiers of request for bear delivery to the State: Bear raisers who wish to deliver bears to the State shall submit a written request (made according to the form in Appendix VII to this Regulation, not printed herein) enclosed with papers on the origin of bears to a Forest Protection Sub-Department (or provincial-level Agriculture and Rural Development Service for a province or city that does not have a Forest Protection Sub-Department).

2. Agencies handling the transfer of voluntarily delivered bears

a/ A Forest Protection Sub-Department (or provincial-level Agriculture and Rural Development Service for a province or city which does not have a Forest Protection Sub-

Department) may decide on the transfer of bears to units within a province;

b/ The Forest Protection Department may decide on the transfer of voluntarily delivered bears nationwide.

3. Time limit for handling voluntary delivery of bears:

Within 5 working days after receiving a written request for voluntary delivery of bears, a Forest Protection Sub-Department (or provincial-level Agriculture and Rural Development Service for a province or city which does not have a Forest Protection Sub-Department) shall complete procedures for transferring bears to units in a province or report to the Forest Protection Department if no unit in the province can receive bears.

4. Bears voluntarily delivered to the State by bear raisers may be transferred to the following establishments:

a/ Bear rescue establishments, wild animal rescue centers;

b/ Zoos and domestic research and training institutions for research, display and environmental education purposes;

c/ Bear farms satisfying the conditions specified in this Regulation that voluntarily raise bears for rescue and conservation purposes;

d/ Other organizations under competent state agencies' decisions.

Article 12.- Handling of dead or sick bears

1. Responsibilities of bear raisers: Within l (one) day after a bear dies or is certified by a person in charge of animal health to have contracted a disease which threatens to cause an epidemic or pollute the environment, a bear raiser shall report by the fastest way of communication to the local forest protection body or Forest Protection Sub-Department (or provincial-level Agriculture and Rural Development Service for a province or city which does not have a Forest Protection Sub-Department).

2. Tasks of the agency notified of dead or sick bears: To coordinate with the local animal health agency in making an on-the-spot record of the dead or sick bear which must specify the cause of the death and the chip code of the dead bear- (for bears implanted with a microchip). After making the record, to organize the culling according to law. In the course of culling, to satisfy requirements on disinfection and environmental sanitation to prevent disease spread.

Chapter V

RESPONSIBILITIES OF BEAR RAISERS AND MANAGEMENT AGENCIES

Article 13.- Responsibilities of bear raisers

1. To raise individual bears in accordance with this Regulation. To be held responsible before law if bears cause unsafety, environmental pollution and epidemics.

2. To keep records on every bear (according to the form in Appendix VIII to this Regulation, not printed herein).

3. To make an annual report of the preceding year before January 15 every year and extraordinary reports on bear farms' bears (breeding, sickness, death and other incidents) to the Forest Protection Agency (or provincial-level Agriculture and Rural Development Service for a province or city which does not have a Forest Protection Sub-Department).

4. To be subject to the examination and control of competent state agencies.

Article 14.- Responsibilities of state management agencies

1. Provincial-level People's Committees shall direct local functional agencies in organizing and specifying time limits for satisfying the conditions on breeding facilities specified in Articles 3,4,5 and 6 of this Regulation.

2. The Forest Protection Department shall examine and guide the implementation of the Regulation on management of raised bears and simultaneously review and report on the management of raised bears nationwide to the Ministry of Agriculture and Rural Development.

3. The Forest Protection Sub-Department (or provincial-level Agriculture and Rural Develop­ment Service for a province or city which does not have a Forest Protection Sub-Department) shall:

a/ Advise provincial-level People's Committees on managing bears raised in their localities, organizing the propagation, and guiding the implementation, of this Regulation and relevant regulations of the State;

b/ Organize annual or extraordinary (when necessary) inspection and examination; make an annual overall report of the preceding year (according to the form in Appendix IV to this Regulation, not printed herein) and submit it to the Forest Protection Department before January 30 every year;

c/ Direct their attached units in receiving regular and irregular reports from bear raisers: certify new-bom, dead, departing and arriving bears. Grant special permits for transporting bears from a province or centrally run city to another;

d/ Supervise and detect acts against this Regulation and law; handle or advise competent state agencies on handling acts of violation;

e/ Coordinate with concerned agencies in organizing the assessment of bear farms, grant and withdraw bear farm certificates. A bear farm certificate is valid for five years. Upon the expiration of this duration, a bear farm shall be reassessed and may obtain a new certificate if it meets the conditions specified in this Regulation;

f/ Advise provincial-level People's Committees and coordinate with functional agencies in handling cases of violating this Regulation under current regulations, and organize the culling of bears according to law.

Chapter VI

HANDLING OF VIOLATIONS AND FUNDS FOR IMPLEMENTATION

Article 15.- Handling of violations

1. Organizations and individuals that commit acts of violating this Regulation shall, depending on the nature and severity of their violations, be handled according to current law.

2. After being confiscated, bears shall be handled according to the Ministry of Agriculture and Rural Development's regulations guiding the post-confiscation handling of material evidence being forest animals.

Article 16.- Funds for management of raised bears

1. Bear raisers shall ensure sufficient funds for caring and raising bears and building breeding facilities specified in Articles 3,4,5 and 6 of this Regulation.

2. Funds for bear management comply with the Finance Ministry's Circular No. 59/2008/TT-BTC of July 4, 2008, guiding the management and use of incomes from the handling of violations of regulations against smuggling, trade frauds and fake goods. In case of insufficiency, the following funding sources may be used:

a/ Local budgets to ensure funds for Forest Protection Sub-Departments (or provincial-level Agriculture and Rural Development Services for provinces or cities which do not have a Forest Protection Sub-Department) to manage raised bears in localities;

b/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall ensure funds for the Forest Protection Department to direct and guide the implementation of this Regulation.

3. Funds for transporting bears voluntarily delivered to the State by bear raisers shall be covered by bear-receiving units.

4. To encourage domestic and foreign organizations and individuals to provide financial and technical assistance for conservation, rescue and management of bears.

 

 

FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE AND
RURAL DEVELOPMENT
VICE MINISTER





Hua Duc Nhi

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 95/2008/QD-BNN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất