Quyết định 166/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế phê duyệt chuẩn đo lường quốc gia

thuộc tính Quyết định 166/2004/QĐ-TTg

Quyết định 166/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế phê duyệt chuẩn đo lường quốc gia
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:166/2004/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:21/09/2004
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lĩnh vực khác
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Chuẩn đo lường quốc gia - Ngày 21/9/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 166/2004/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế phê duyệt chuẩn đo lường quốc gia. Theo đó, Tổng cục tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học Công nghệ là cơ quan thiết lập, duy trì, bảo quản và khai thác chuẩn đo lường quốc gia. Đồng thời Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ chịu trách nhiệm tổ chức đánh giá, thẩm định và trình Thủ tướng phê duyệt. Quyết định hướng dẫn rõ nội dung, trình tự, thủ tục phê duyệt chuẩn đo lường quốc gia cũng như chức năng nhiệm vụ tổ chức của Hội đồng thẩm định chuẩn đo lường quốc gia... Quyết định có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Quyết định166/2004/QĐ-TTg tại đây

tải Quyết định 166/2004/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 166/2004/QĐ-TTG
NGÀY 21 THÁNG 9 NĂM 2004 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ
PHÊ DUYỆT CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Pháp lệnh Đo lường ngày 06 tháng 10 năm 1999;

Căn cứ Nghị định số 06/2002/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Đo lường;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phê duyệt chuẩn đo lường quốc gia.

 

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

 

Điều 3. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 


QUY CHẾ

PHÊ DUYỆT CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA

(Ban hành kèm theo Quyết định số 166/2004/QĐ-TTg
ngày 21 tháng 9 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ)

 

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định nội dung, trình tự, thủ tục phê duyệt chuẩn đo lường quốc gia.

 

Điều 2. Giải thích thuật ngữ

Trong Quy chế này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chuẩn đo lường là phương tiện kỹ thuật thể hiện đơn vị đo lường và dùng làm chuẩn để xác định giá trị đại lượng thể hiện trên phương tiện đo.

2. Chuẩn đo lường quốc gia là chuẩn đo lường có độ chính xác cao nhất của quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dùng làm chuẩn gốc để xác định giá trị các chuẩn còn lại của một lĩnh vực đo. Chuẩn đo lường quốc gia phải được liên kết với chuẩn quốc tế bằng việc định kỳ so sánh trực tiếp với chuẩn quốc tế hoặc gián tiếp qua chuẩn quốc gia của nước ngoài.

 

Điều 3. Thẩm quyền phê duyệt chuẩn đo lường quốc gia

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm tổ chức, đánh giá, thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chuẩn đo lường quốc gia cho từng lĩnh vực đo.

 

Điều 4. Cơ quan quản lý chuẩn đo lường quốc gia

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan thiết lập, duy trì, bảo quản và khai thác chuẩn đo lường quốc gia (sau đây gọi tắt là cơ quan quản lý chuẩn đo lường quốc gia) của các lĩnh vực đo theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 06/2002/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Đo lường.

 


CHƯƠNG II
NỘI DUNG, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC PHÊ DUYỆT
CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA

 

Điều 5. Nội dung phê duyệt chuẩn đo lường quốc gia

Nội dung phê duyệt chuẩn đo lường quốc gia bao gồm:

1. Trình độ kỹ thuật và đo lường của chuẩn hiện có để đề nghị phê duyệt thành chuẩn đo lường quốc gia (sau đây gọi tắt là chuẩn).

2. Các điều kiện cần thiết phục vụ việc duy trì, bảo quản và khai thác chuẩn: phương tiện sao truyền, trang thiết bị phụ, điều kiện môi trường, mặt bằng làm việc.

3. Năng lực của cán bộ chuyên môn.

4. Các văn bản kỹ thuật và nghiệp vụ đo lường có liên quan.

 

Điều 6. Hồ sơ đề nghị phê duyệt chuẩn đo lường quốc gia

Cơ quan quản lý chuẩn đo lường quốc gia lập hồ sơ đề nghị Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chuẩn đo lường quốc gia.

Hồ sơ đề nghị Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ gồm có:

1. Đơn đề nghị phê duyệt chuẩn đo lường quốc gia (Phụ lục).

2. Thuyết minh về cơ sở kinh tế, khoa học - kỹ thuật của chuẩn đo lường quốc gia, nội dung bao gồm:

2.1. Sự cần thiết của chuẩn đo lường quốc gia đối với nhu cầu xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

2.2. Sự phù hợp về trình độ khoa học - kỹ thuật đo lường của chuẩn đo lường quốc gia so với xu thế phát triển của khoa học - công nghệ trong nước và trên thế giới.

2.3. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của chuẩn đo lường quốc gia.

3. Thuyết minh về tình trạng hiện tại của chuẩn, bao gồm:

3.1. Trình độ kỹ thuật và đo lường của chuẩn.

a) Đại lượng, đơn vị (của lĩnh vực đo tương ứng).

b) Mô tả chuẩn, bao gồm :

- Tên chuẩn đo lường quốc gia;

- Số hiệu;

- Ký mã hiệu của chuẩn;

- Nơi và năm sản xuất;

- Phạm vi đo và độ chính xác tương ứng;

- Các đặc trưng kỹ thuật và đo lường cần thiết khác.

3.2. Các điều kiện cần thiết phục vụ việc duy trì, bảo quản và khai thác chuẩn.

a) Danh mục các trang thiết bị kèm theo của chuẩn:

- Phương tiện sao truyền (tên, ký mã hiệu, các đặc trưng chính về kỹ thuật và đo lường...);

- Trang thiết bị phụ (tên, ký mã hiệu, các đặc trưng chính về kỹ thuật và đo lường ...).

b) Mặt bằng làm việc và điều kiện môi trường (diện tích, phòng làm việc, môi trường phòng thí nghiệm: nhiệt độ, độ ẩm...)

3.3. Thuyết minh về năng lực cán bộ.

Cán bộ trực tiếp duy trì, bảo quản, khai thác chuẩn phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Trình độ chuyên môn: tốt nghiệp đại học chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực chuẩn đo lường;

b) Trình độ ngoại ngữ: tiếng Anh tương đương bằng B;

c) Thời gian làm việc tại phòng thí nghiệm: ít nhất 3 năm.

3.4. Các văn bản kỹ thuật và nghiệp vụ đo lường có liên quan, bao gồm:

a) Quy định về điều kiện môi trường duy trì và bảo quản chuẩn (nhiệt độ, độ ẩm, áp suất môi trường, sự ổn định nguồn điện, mức độ phóng xạ cho phép, yêu cầu về phòng cháy nổ, thiên tai cũng như khi cần di chuyển chuẩn khẩn cấp ...);

b) Quy định việc sử dụng, bảo quản, khai thác chuẩn;

c) Quy định về phương pháp đánh giá, liên kết chuẩn;

d) Sơ đồ liên kết chuẩn;

đ) Giấy chứng nhận hiệu chuẩn của chuẩn;

e) Biên bản, số liệu về kết quả nghiên cứu, đánh giá, so sánh chuẩn (nếu có).

 

Điều 7. Xem xét, đánh giá và kết luận

1. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập Hội đồng thẩm định chuẩn đo lường quốc gia (sau đây gọi tắt là Hội đồng) để xem xét, đánh giá chuẩn đo lường quốc gia.

Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng được quy định tại Chương III của Quy chế này.

2. Hội đồng tiến hành xem xét, đánh giá khả năng đáp ứng của chuẩn đối với yêu cầu của chuẩn đo lường quốc gia theo các nội dung quy định tại Điều 5 của Quy chế này.

3. Sau khi xem xét, đánh giá, Hội đồng lập biên bản kết quả xem xét, đánh giá trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

 

Điều 8. Phê duyệt chuẩn đo lường quốc gia

1. Căn cứ vào biên bản kết quả xem xét, đánh giá của Hội đồng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chuẩn đo lường quốc gia.

Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ gồm có:

a) Tờ trình của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;

b) Quyết định thành lập Hội đồng;

c) Biên bản kết quả xem xét, đánh giá chuẩn đo lường quốc gia của Hội đồng.

2. Trên cơ sở hồ sơ trình duyệt của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc phê duyệt chuẩn đo lường quốc gia.

 

Điều 9. Phê duyệt chuẩn đo lường quốc gia mới

Theo yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân và phù hợp với xu hướng phát triển khoa học - kỹ thuật đo lường trên thế giới, hàng năm Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chuẩn đo lường quốc gia mới có trình độ kỹ thuật và đo lường cao hơn thay thế cho chuẩn đo lường quốc gia hiện hành. Việc phê duyệt chuẩn đo lường quốc gia mới được thực hiện theo quy định tại Chương II của Quy chế này.

 

CHƯƠNG III
HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA

 

Điều 10. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng

Hội đồng thẩm định chuẩn đo lường quốc gia là tổ chức tư vấn giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc xem xét, đánh giá chuẩn đo lường quốc gia cho từng lĩnh vực đo cụ thể theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Hội đồng tiến hành xem xét, đánh giá theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt kèm theo quyết định thành lập Hội đồng.

 

Điều 11. Tổ chức của Hội đồng

1. Hội đồng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập theo đề nghị của cơ quan quản lý chuẩn đo lường quốc gia.

2. Hội đồng có từ 7 đến 9 thành viên. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư ký Hội đồng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định trong số các thành viên của Hội đồng. Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng phải có học vị Tiến sỹ hoặc có học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư của chuyên ngành tương ứng; Thư ký Hội đồng là người của cơ quan quản lý chuẩn đo lường quốc gia.

Các thành viên của Hội đồng là những chuyên gia về khoa học - kỹ thuật đo lường tương ứng được mời từ các Bộ, ngành, trường đại học và các tổ chức khoa học và công nghệ liên quan.

3. Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng:

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng, phân công trách nhiệm cụ thể cho các ủy viên Hội đồng;

- Triệu tập và chủ trì các buổi họp của Hội đồng; quyết định việc mời các đại biểu tham dự khi cần thiết;

- Thông qua biên bản xem xét, đánh giá sau mỗi buổi họp và thông qua biên bản tổng hợp cuối cùng trước khi trình Bộ Khoa học và Công nghệ.

4. Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Hội đồng:

- Giúp Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo các hoạt động của Hội đồng theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng;

- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về những việc được phân công phụ trách;

- Thay mặt Chủ tịch Hội đồng điều hành và giải quyết công việc của Hội đồng khi Chủ tịch Hội đồng ủy quyền.

5. Nhiệm vụ của các ủy viên Hội đồng:

- Tham dự đầy đủ các buổi họp của Hội đồng;

- Đóng góp ý kiến về những vấn đề đưa ra thảo luận trong các buổi họp Hội đồng hoặc góp ý kiến vào các văn bản do Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng gửi đến;

- Đề xuất các kiến nghị để Hội đồng tham khảo và thảo luận;

- Chịu trách nhiệm trước Hội đồng về nội dung, kết quả các nhiệm vụ được phân công, thực hiện nhiệm vụ cụ thể được Chủ tịch Hội đồng giao.

6. Nhiệm vụ của Thư ký Hội đồng:

- Giúp Chủ tịch Hội đồng chuẩn bị các điều kiện làm việc cho các buổi họp xem xét, đánh giá;

- Ghi chép đầy đủ và trung thực các ý kiến đánh giá, thu thập phiếu đánh giá của các thành viên trong Hội đồng;

- Lập biên bản xem xét, đánh giá và biên bản tổng hợp để Chủ tịch Hội đồng thông qua Hội đồng.

7. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín và quyết định theo đa số. Trong trường hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng bằng nhau thì ý kiến của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được ủy quyền có tính chất quyết định.

8. Hội đồng tự giải thể sau khi chuẩn đo lường được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

 

Điều 12. Kinh phí

Kinh phí hoạt động của Hội đồng được bố trí trong dự toán kinh phí hàng năm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng do Nhà nước cấp.

 

CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 13. Quy chế này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

 

Điều 14. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tổ chức và hướng dẫn thực hiện Quy chế này.

PHỤ LỤC

 

(Tên cơ quan đề nghị phê duyệt)

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
PHÊ DUYỆT CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA

 

Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

 

1. Tên cơ quan đề nghị phê duyệt chuẩn đo lường quốc gia:........................

......................................................................................................................

- Địa chỉ: .............................................................................................

- Điện thoại: .......................................................................................

- Fax: ....................................................... Email:...............................

Cơ quan chủ quản :.......................................................................................

- Địa chỉ: ............................................................................................

- Điện thoại: .......................................................................................

- Fax: ....................................................... Email:...............................

2. Đề nghị phê duyệt chuẩn đo lường quốc gia về:....... (tên chuẩn).............

......................................................................................................................

3. Hồ sơ kèm theo đơn gồm:

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

Kính đề nghị Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chuẩn đo lường quốc gia.

 

 

Cơ quan chủ quản

 

.... ngày.... tháng... năm 200......

Thủ trưởng cơ quan đề nghị phê duyệt

(ký tên - đóng dấu)

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất