Quyết định 100 TC/QLCS của Bộ Tài chính ban hành Quy chế quản lý và xử lý tài sản khi có quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước và được xác lập quyền sở hữu Nhà nước
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 100 TC/QLCS
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 100 TC/QLCS |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 23/01/1997 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 100 TC/QLCS
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 100 TC/QLCS NGÀY 23 THÁNG 01 NĂM 1997 BAN HÀNH "QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN KHI CÓ QUYẾT ĐỊNH TỊCH THU SUNG QUỸ NHÀ NƯỚC VÀ ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU NHÀ NƯỚC"
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Bộ luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995;
Căn cứ Pháp lệnh Thi hành án dân sự ngày 21 tháng 4 năm 1993;
Căn cứ Nghị định số 86/CP ngày 19 tháng 12 năm 1996 của Chính phủ về ban hành Quy chế bán đấu giá tài sản;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;
Để thống nhất quản lý Nhà nước đối với tài sản khi có quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế quản lý và xử lý tài sản khi có quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước và được xác lập quyền sở hữu Nhà nước".
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, những quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3: Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Quy chế này.
Cục trưởng Cục Quản lý công sản và Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức hướng dẫn kiểm tra thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định này.
QUY CHẾ
QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN KHI CÓ QUYẾT ĐỊNH TỊCH THU SUNG QUỸ NHÀ NƯỚC VÀ ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 100 TC/QLCS
ngày 23 tháng 1 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Các tài sản được quản lý và xử lý theo Quy chế này bao gồm các loại sau:
1. Mọi tài sản được sử dụng để vi phạm hành chính có quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước của các ngành, các cấp có thẩm quyền theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06/7/1995;
2. Những tài sản do cơ quan toà án và các cơ quan có thẩm quyền xử lý tịch thu sung quỹ Nhà nước theo Pháp luật quy định;
3. Những tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước theo quy định tại Điều 247, 248, 249, 647 của Bộ luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
- Các tài sản là bất động sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản;
- Những tài sản là cổ vật, là di tích lịch sử, văn hoá và những tài sản có giá trị lớn từ 10 triệu đồng trở lên bị chôn dấu, chìm đắm, trôi dạt được tìm thấy;
- Những tài sản là cổ vật, là di tích lịch sử, văn hoá và những vật có giá trị lớn từ 10 triệu đồng trở lên bị đánh rơi, bỏ quên không xác định được ai là chủ sở hữu;
- Những di sản không có người thừa kế theo di chúc, theo Pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối quyền hưởng di sản.
4. Những tài sản do những tổ chức, cá nhân trong nước hiến tặng hoặc giao cho tổ chức, cá nhân được xác lập quyền sở hữu Nhà nước của cấp có thẩm quyền.
Điều 2: Các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tịch thu tài sản sung quỹ Nhà nước và xác lập quyền sở hữu Nhà nước đối với các tài sản nêu ở điểm 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Quy chế này (sau đây gọi chung là cơ quan ra quyết định), cơ quan Tài chính khi ra quyết định, thực hiện bàn giao, tiếp nhận, tổ chức quản lý và xử lý thực hiện theo đúng các quy định của Quy chế này.
Điều 3: Bộ Tài chính thống nhất quản lý Nhà nước đối với mọi tài sản có quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước và các tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước quy định tại Điều 1 của Quy chế này.
CHƯƠNG II
CHUYỂN GIAO, QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CÁC TÀI SẢN TỊCH THU SUNG QUỸ NHÀ NƯỚC VÀ XÁC LẬP
SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
Điều 4: Đối với tài sản có quyết định tịch thu bán sung quỹ Nhà nước hoặc tài sản xác lập sở hữu Nhà nước (sau đây gọi chung là tài sản sung quỹ Nhà nước), cơ quan ra quyết định căn cứ vào quy định của Nhà nước, tính chất của tài sản và nội dung của Quyết định, thực hiện chuyển giao tài sản và các giấy tờ liên quan hoặc chuyển giao giấy tờ cho cơ quan Tài chính từ cấp huyện trở lên theo nguyên tắc: Tài sản có quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước và tài sản được xác lập sở hữu Nhà nước phát sinh ở địa bàn nào thì cơ quan ra quyết định chuyển giao tài sản, giấy tờ cho cơ quan Tài chính huyện hoặc tỉnh đó và được thực hiện như sau:
1. Tài sản có quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước hoặc tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước do cơ quan có thẩm quyền thuộc xã, phường, thị trấn (gọi là cấp xã) và cơ quan có thẩm quyền thuộc huyện, quận, thị xã (gọi là cấp huyện) hoặc cơ quan có thẩm quyền tương đương cấp huyện, xã ra quyết định thì chuyển giao tài sản, giấy tờ cho Phòng Tài chính huyện.
2. Tài sản có quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước hoặc tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước do cơ quan có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi là cấp tỉnh) hoặc tương đương cấp tỉnh ra quyết định thì chuyển giao tài sản, giấy tờ cho Sở Tài chính - Vật giá cấp tỉnh.
Điều 5: Cơ quan ra quyết định tịch thu tài sản sung quỹ Nhà nước có trách nhiệm:
1. Khi quyết định tịch thu tài sản sung quỹ Nhà nước, cơ quan ra quyết định phải lập biên bản ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng của tài sản đó (biên bản lập phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt, người làm chứng) và thông báo cho cơ quan Tài chính biết;
2. Tổ chức bán ngay những tài sản có quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước là hàng hoá vật phẩm dễ bị hư hỏng; Số tiền bán được nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan Tài chính cấp huyện trở lên mở tại Kho bạc Nhà nước theo quy định;
3. Nộp ngay vào Kho bạc Nhà nước những tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước là tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim loại quý và thực hiện chuyển giao những giấy tờ, tài liệu, chứng từ có liên quan tới tài sản đó cho cơ quan Tài chính;
4. Phối hợp với cơ quan Tài chính tổ chức việc chuyển giao nhưng tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước cho các cơ quan Nhà nước có chức năng quản lý, sử dụng loại tài sản đó theo đúng quy định của Nhà nước. 5. Thực hiện việc bàn giao tài sản tịch thu bán sung quỹ Nhà nước kèm theo Quyết định tịch thu, biên bản tịch thu, các bản sao hồ sơ, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến các tài sản tịch thu đó cho cơ quan Tài chính theo quy định tại Điều 4 Quy chế này.
Điều 6: Cơ quan ra quyết định xác lập quyền sở hữu Nhà nước có trách nhiệm:
1. Khi ra quyết định xác lập sở hữu Nhà nước đối với các tài sản vô chủ; tài sản bị chôn giấu, chìm đắm, trôi dạt được tìm thấy và những tài sản bị đánh rơi bỏ quên đến thời hạn trở thành sở hữu Nhà nước và những di sản không có người thừa kế theo quy định của Pháp luật, phải ghi rõ nguồn gốc, số lượng, chất lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng của những tài sản được xác lập sở hữu Nhà nước và thông báo của có quan Tài chính biết;
2. Nộp vào Kho bạc Nhà nước những tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước là tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quỹ, kim loại quý và thực hiện chuyển giao những giấy tờ, tài liệu chứng từ có liên quan đến tài sản đó cho cơ quan Tài chính;
3. Phối hợp với cơ quan Tài chính tổ chức bán những tài sản là bất động sản không xác định được ai là chủ sở hữu và những tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước không phải là cổ vật, di tích lịch sử, văn hoá có giá trị lớn;
4. Phối hợp với cơ quan Tài chính thực hiện việc chuyển giao các tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước cho cơ quan Nhà nước có chức năng quản lý, sử dụng hoặc cơ quan Tài chính để quản lý, xử lý hoặc bán theo đúng quyết định.
Điều 7: Cơ quan, tổ chức được các tổ chức, cá nhân trong nước hiến tặng hoặc giao tài sản để quản lý sử dụng có trách nhiệm:
1. Báo cáo với cơ quan Tài chính cùng cấp về nguồn gốc, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có) tình trạng tài sản và giá trị những tài sản đó;
2. Thực hiện việc ghi chép tăng tài sản, đăng ký tài sản (đối với những tài sản phải đăng ký) theo hướng dẫn của cơ quan Tài chính; Tổ chức quản lý theo đúng chế độ quản lý tài sản công do Nhà nước quy định.
Điều 8: Khi cơ quan ra quyết định chuyển giao tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước và tài sản được xác lập sở hữu Nhà nước cho cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước, cũng như giao cho cơ quan có chức năng quản lý, sử dụng tài sản đó quy định tại điểm 3, 4, 5 Điều 5 và điểm 2, 3, 4 Điều 6 của Quy chế này đều phải lập biên bản giao nhận, trong đó phải ghi rõ họ tên người đại diện bên giao, bên nhận, đại diện cơ quan Tài chính; số lượng, chủng loại, tình trạng, chất lượng, nguồn gốc, số niêm phong (nếu có) của tài sản bàn giao và các giấy tờ, hồ sơ liên quan kèm theo, cùng chữ ký của đại diện bên giao, bên nhận và đại diện cơ quan Tài chính theo mẫu "Biên bản giao nhận tài sản sung quỹ Nhà nước" ban hành kèm theo Quy chế này (Mẫu biểu số 1).
Điều 9: Các cơ quan ra quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước có trách nhiệm bảo quản chu đáo tài sản cho đến khi thực hiện chuyển giao xong cho cơ quan Tài chính tiếp nhận bảo quản hoặc tiếp tục bảo quản toàn bộ hoặc một phần số tài sản đó tại kho bãi của mình theo uỷ quyền của cơ quan Tài chính cho tới khi hoàn tất việc xử lý hoặc bán sung quỹ Nhà nước. Phối hợp với cơ quan Tài chính tổ chức bán đấu giá những tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước theo quy định tại Quy chế này.
Điều 10: Cơ quan Tài chính các cấp có trách nhiệm:
1. Chậm nhất sau 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan ra quyết định, phải tổ chức việc tiếp nhận tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước quy định tại điểm 3 Điều 1 Quy chế này hoặc uỷ quyền cho cơ quan ra quyết định tiếp tục bảo quản một phần hoặc toàn bộ số tài sản đó cho đến khi hoàn tất việc xử lý hoặc ban sung quỹ Nhà nước;
Giấy uỷ quyền cho cơ quan ra quyết định tiếp tục bảo quản hoặc bán tài sản sung quỹ Nhà nước phải ghi rõ: Họ tên, chức vụ người được Uỷ quyền; số lượng, chủng loại, tình trạng, chất lượng, nguồn gốc và số niêm phong (bếu có) của tài sản được Uỷ quyền bảo quản hoặc bán; trách nhiệm và chế độ được hưởng của cơ quan được uỷ quyền theo mẫu "Giấy uỷ quyền bảo quản hoặc bán tài sản sung quỹ Nhà nước" ban hành kèm theo Quy chế này (Mẫu biểu số 2).
2. Có trách nhiệm bảo quản đề xuất phương án sử dụng, xử lý, tổ chức bán đối với những tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước đã tiếp nhận về kho của mình, theo dõi việc bảo quản các tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước đã uỷ quyền cho cơ quan ra quyết định bảo quản và hướng dẫn kiểm tra các cơ quan ra quyết định tổ chức bán các tài sản này được uỷ quyền;
Đối với tài sản là tiền Việt Nam, ngoài tệ, vàng bạc, đá quý, kim loại quý nộp Kho bạc Nhà nước, cơ quan Tài chính có trách nhiệm theo dõi hồ sơ, tài liệu làm căn cứ đối chiếu và xử lý sau này.
Riêng đối với tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước là nhà đất, vật kiến trúc gắn liền với nhà đất, trong quá trình bảo quản và xây dựng phương án sử dụng trình cấp có thẩm quyền quyết định, cơ quan Tài chính được phép cho thuê để tận thu cho ngân sách và bù đắp chi phí về quản lý tài sản theo chế độ quy định.
3- Thành lập Hội đồng định giá và bán đấu giá; Tổ chức việc bán đấu giá các tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước (gọi chung là tài sản sung quỹ Nhà nước) theo đúng các quy định về bán đấu giá tại Quy chế này và các quy định khác của Nhà nước.
4. Nộp toàn bộ tiền bán tài sản sung quỹ Nhà nước và các khoản thu khác có liên quan vào Ngân sách Nhà nước sau khi trừ đi các chi phí quy định tại Điều 18 của Quy chế này. Cơ quan Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn, xem xét các chi phí trên theo đúng chế độ của Nhà nước.
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC BÁN TÀI SẢN TỊCH THU SUNG QUỸ NHÀ NƯỚC VÀ TÀI SẢN Đà ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
Điều 11: Trong thời hạn không quá 30 ngày (đối với tài sản quỹ Nhà nước là hàng hoá tiêu dùng thông thường), 60 ngày (đối với tài sản sung quỹ Nhà nước là ô tô, xe máy, tàu thuyền, máy móc, thiết bị chuyên dùng...) kể từ ngày tiếp nhận các tài sản này, cơ quan Tài chính phải thành lập Hội đồng định giá bán đấu giá và tổ chức bán đấu giá số tài sản đó.
1. Thành phần Hội đồng định giá bán đấu giá tài sản sung quỹ Nhà nước (gọi chung là Hội đồng bán đấu giá) gồm:
- Đại diện cơ quan Tài chính làm Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện cơ quan ra quyết định làm Phó Chủ tịch Hội đồng.
Giúp việc Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng được quyền huy động một số thành viên của cơ quan Tài chính và cơ quan ra quyết định;
Ngoài ra, tuỳ theo tính chất, mức độ quan trọng của tài sản tịch thu, tính phức tạp và mối quan hệ của việc bán đấu giá tài sản sung quỹ Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quyết định mời các thành viên liên quan như Kiểm sát, Công an, Thanh tra và cơ quan chuyên môn kỹ thuật..., để giám định tài sản bán đấu giá.
2. Hội đồng định giá bán đấu giá tài sản sung quỹ Nhà nước được quyết định thành lập cho từng cuộc bán đấu giá và hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
Điều 12: Chủ tịch Hội đồng bán đấu giá căn cứ Điều 13 của Quy chế bán đấu giá tài sản ban hành kèm theo Nghị định số 86/CP ngày 19 tháng 12 năm 1996 của Chính phủ, các quy định khác của Nhà nước và tuỳ theo từng loại tài sản sung quỹ Nhà nước để quy định cụ thể đối tượng được tham gia mua tài sản bán đấu giá cho từng cuộc bán tài sản sung quỹ Nhà nước.
Điều 13: Việc bán đấu giá tài sản sung quỹ Nhà nước thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp, công khai, trung thực, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.
Điều 14: Hội đồng định giá bán đấu giá có các nghĩa vụ sau đây:
1. Tổ chức bán đấu giá tài sản theo đúng nguyên tắc và thủ tục quy định tại Quy chế này.
2. Thông báo, niêm yết công khai, đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết có liên quan đến tài sản bán đấu giá.
3. Trưng bày, cho xem và tham khảo hồ sơ tài sản bán đấu giá.
4. Thực hiện ghi chép về việc bán đấu giá vào sổ đăng ký bán đấu giá và lập văn bản bán đấu giá tài sản.
5. Giao tài sản cho người mua theo đúng quy định Điều 25 và Điều 26 của Quy chế bán đấu giá tài sản ban hành kèm theo Nghị định số 86/CP ngày 19 tháng 12 năm 1996 của Chính phủ.
6. Làm thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với tài sản bán đấu giá mà theo quy định của Pháp luật tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu.
Điều 15: Hội đồng định giá bán đấu giá có quyền:
1. Định giá khởi điểm đối với tài sản bán đấu giá.
2. Yêu cầu người mua tài sản thực hiện việc thanh toán theo đúng quy định tại Điều 22, Điều 23 và Điều 24 của Quy chế bán đấu giá tài sản ban hành kèm theo Nghị định số 86/CP ngày 19 tháng 12 năm 1996 của Chính phủ.
3. Thu tiền đặt trước theo đúng quy định tại Điều 14 của Quy chế bán đấu giá tài sản ban hành kèm theo Nghị định số 86/CP ngày 19 tháng 12 năm 1996 của Chính phủ và lệ phí đối với những tổ chức cá nhân tham gia mua tài sản bán đấu giá. Mức thu lệ phí, quản lý và sử dụng tiền lệ phí theo đúng quy định của Bộ Tài chính.
Điều 16: Trình tự, thủ tục bán đấu giá được thực hiện như sau:
1. Xác định giá khởi điểm: Chủ tịch Hội đồng định giá bán đấu giá xác định giá khởi điểm với sự tham gia của các thành viên trong Hội đồng.
2. Hội đồng định giá bán đấu giá tổ chức niêm yết bán đấu giá; thông báo công khai việc bán đấu giá; trưng bầy, xem tài sản bán đấu giá và tiến hành bán đấu giá theo đúng quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 15 và Điều 16 của Quy chế bán đấu giá tài sản ban hành kèm theo Nghị định số 86/CP ngày 19 tháng 12 năm 1996 của Chính phủ.
3. Chủ tịch Hội đồng định giá bán đấu giá tiến hành bán đấu giá theo đúng quy định tại Điều 16 của Quy chế bán đấu giá tài sản ban hành kèm theo Nghị định số 86/CP ngày 19 tháng 12 năm 1996 của Chính phủ.
4. Kết thúc cuộc bán đấu giá Hội đồng định giá bán đấu giá phải lập văn bản bán đấu giá; văn bản bán đấu giá theo đúng quy định tại Điều 17 của Quy chế bán đấu giá tài sản ban hành kèm theo Nghị định số 86/CP ngày 19 tháng 12 năm 1996 của Chính phủ và các Biểu mẫu từ số 3 đến số 6 đính kèm Quy chế này.
Điều 17: Đối với tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá:
1. Tổ chức, cá nhân muốn tham gia đấu giá (gọi là người mua) tài sản sung quỹ Nhà nước đều phải đăng ký mua chậm nhất là hai ngày trước ngày mở cuộc bán đấu giá; riêng đối với những tổ chức, cá nhân muốn tham gia đấu giá bất động sản hoặc động sản có giá khởi điểm từ 10 triệu đồng trở lên được thực hiện theo Điều 14 của Quy chế bán đầu giá tài sản ban hành kèm theo Nghị định số 86/CP ngày 19 tháng 12 năm 1996 của Chính phủ.
2. Tại cuộc bán đấu giá nếu người đã trả giá cao nhất rút lại giá đã trả và việc đấu giá được tổ chức lại ngay theo đúng quy định tại Điều 18 của Quy chế bán đấu giá tài sản ban hành kèm theo Nghị định số 86/CP ngày 19 tháng 12 năm 1996 của Chính phủ.
3. Sau khi văn bản bán đấu giá đã được lập mà người được mua tài sản bán đấu giá từ chối mua thì thực hiện theo đúng Điều 19 của Quy chế bán đấu giá tài sản ban hành kèm theo Nghị định số 86/CP ngày 19 tháng 12 năm 1996 của Chính phủ.
4. Người mua được tài sản bán đấu giá thuộc loại phải đăng ký quyền sở hữu được thực hiện theo đúng Điều 20 và Điều 21 của Quy chế bán đấu giá tài sản ban hành kèm theo Nghị định số 86/CP ngày 19 tháng 12 năm 1996 của Chính phủ.
CHƯƠNG IV
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN THU VỀ BÁN TÀI SẢN
TỊCH THU SUNG QUỸ NHÀ NƯỚC VÀ CÁC TÀI SẢN ĐƯỢC
XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
Điều 18: Toàn bộ số tiền thu được từ: Bán tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước do cơ quan Tài chính từ cấp huyện trở lên tổ chức bán hoặc do cơ quan ra quyết định được cơ quan Tài chính uỷ quyền bán; tiền thu lệ phí bán đấu giá; tiền thu do vi phạm hợp đồng mua bán (nếu có) được gửi vào tài khoản tạm giữ của cơ quan Tài chính cấp huyện trở lên mở tại Kho bạc Nhà nước và được xử lý như sau:
1. Cơ quan Tài chính căn cứ vào tính hợp lý, hợp lệ của các khoản chi phí có liên quan đến xử lý tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước (gọi chung là tài sản sung quỹ Nhà nước) do Hội đồng bán đầu giá và cơ quan ra quyết định đề nghị để chi trả cho các khoản sau:
a) Chi phí điều tra, xác minh, bắt giữ, xử lý vi phạm, chi phí khai quật, trục vớt và phí bốc đỡ, vận chuyển, bảo quản, kiểm nghiệm, giám dịnh tài sản và bồi thường tổn thất do nguyên nhân khách quan tài sản sung quỹ Nhà nước (nếu có) tới thời điểm chuyển giao cho cơ quan Tài chính quản lý, xử lý và tổ chức bán;
Trường hợp cơ quan ra quyết định đã được Nhà nước bố trí kho bãi, biên chế, kinh phí thường xuyên, thì cơ quan Tài chính không phải thanh toán các khoản chi phí liên quan đến việc vận chuyển, bảo quản những tài sản đó.
b) Chi phí bảo quản, lưu kho, lưu bãi, vận chuyển, bốc xếp từ khi tiếp nhận bàn giao tài sản sung quỹ Nhà nước về cơ quan Tài chính tới khi số tài sản đó được xử lý và tổ chức bán đấu giá;
c) Chi bổ sung kinh phí mua sắm phương tiện cần thiết phục vụ cho công tác bảo quản hàng hoá cho cơ quan ra quyết định và cơ quan bảo quản xử lý do cấp có thẩm quyền quyết định;
d) Chi cho công tác tổ chức định giá và bán đấu giá tài sản sung quỹ Nhà nước theo đúng chế độ Nhà nước quy định;
e) Chi bồi dưỡng, chi thưởng cho các tổ chức, cá nhân tham gia và có thành tích trong việc phát hiện, xử lý các tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước theo chế độ hiện hành của Nhà nước do cơ quan có thẩm quyền quyết định;
f) Chi thuê giám định kỹ thuật, định giá tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước (nếu cần);
g) Chi cho sửa chữa tài sản sung quỹ Nhà nước để bán (nếu có).
2. Số tiền còn lại phải chuyển toàn bộ từ tài khoản tạm giữ vào Ngân sách Nhà nước; nếu số tiền thu được không đủ để trang trải các khoản chi nói trên hoặc xử lý không có tiền thu, Ngân sách Nhà nước cấp bổ sung thêm theo đúng chế độ phân cấp ngân sách hiện hành.
Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chủ tịch UBND các cấp chịu trách nhiệm xem xét, quyết định các khoản chi tiêu này.
Điều 19: Phòng Tài chính huyện, Sở Tài chính - Vật giá, Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) có trách nhiệm giúp UBND các cấp và Bộ trưởng Bộ Tài chính trong quản lý các khoản thu, chi có liên quan đến việc xử lý tài sản tịch thu và tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước theo đúng Quy chế này và các văn bản hướng dẫn của Nhà nước.
Cuối năm, cơ quan xử lý tài sản sung quỹ Nhà nước phải quyết toán kết quả thu, chi về xử lý và bán tài sản tịch thu và tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước với cơ quan Tài chính các cấp. Sở Tài chính - Vật giá tổng hợp và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý, năm với Bộ Tài chính theo mẫu Biểu báo cáo tổng hợp về quản lý tài sản sung quỹ Nhà nước kèm theo quy chế này (Mẫu biểu số 7).
Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn mở tài khoản theo dõi và quản lý, quyết toán các khoản thu chi này theo đúng chế độ quản lý Tài chính hiện hành của Nhà nước
CHƯƠNG V
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 20: Cơ quan ra quyết định và cơ quan trực tiếp quản lý, xử lý, bán các tài sản tịch thu và tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước không thực hiện đúng hoặc cố tình vi phạm các quy định của Quy chế này đều phải được xử lý nghiêm minh đúng pháp luật.
Điều 21: Cơ quan, cá nhân có trách nhiệm quản lý, bảo quản và tổ chức bán đầu giá tài sản sung quỹ Nhà nước cố tình làm thiệt hại, thất thoát tài sản về hiện vật hoặc giá trị đều phải bồi thường vật chất và tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy tố trước pháp luật.
MẪU BIỂU SỐ 1
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN
GIAO NHẬN TÀI SẢN NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 100 TC/QLCS ngày 23/1/1997
của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
- Căn cứ vào Điều 52 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6/7/1995;
- Căn cứ vào Điều 1 và Điều 35 Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 21/4/1993;
- Căn cứ vào Quyết định xử lý số:......., ngày......, của.......
Hôm nay, ngày...tháng...năm......, tại........................., chúng tôi gồm:
A- Đại diện bên giao:
1. Ông, bà.........., chức vụ........................ Cơ quan:.............................................
2. Ông, bà:........., chức vụ........................ Cơ quan:.............................................
B- Đại diện bên nhận:
1. Ông, bà.........., chức vụ........................ Cơ quan:.............................................
2. Ông, bà:........., chức vụ........................ Cơ quan:.............................................
C- Đại diện bên chứng kiến:
1. Ông, bà.........., chức vụ........................ Cơ quan:.............................................
2. Ông, bà:........., chức vụ........................ Cơ quan:.............................................
Cùng nhau tiến hành chuyển giao lô hàng có Quyết định xử lý số:.... ngày..............của........................từ................ sang.......................................................
Kèm theo biên bản này có Bản kiểm kê chi tiết của từng chủng loại hàng hoá được chuyển giao và danh mục các loại hồ sơ giấy tờ liên quan đến hàng hoá bàn giao.
Biên bản đã được các bên cùng nhất trí thông qua.
Đại diện bên giao Đại diện bên nhận
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
Đại diện cơ quan tài chính
(Ký tên, đóng dấu)
MẪU BIỂU SỐ: 1A
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ngày......tháng.....năm.....
BẢNG KIỂM KÊ CHI TIẾT
(Kèm theo Biên bản giao nhận tài sản sung quỹ
Nhà nước số:....ngày:............)
STT |
|
Đơn vị |
Nước sản xuất |
Năm sản xuất |
Mác hiệu |
Kiểu loại |
Số đăng ký |
Số lượng |
Chất lượng còn lại |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đại diện bên giao Đại diện bên nhận
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
Đại diện cơ quan tài chính
(Ký tên, đóng dấu)
MẪU BIỂU SỐ: 2
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIẤY UỶ QUYỀN
BẢO QUẢN HOẶC BÁN TÀI SẢN SUNG QUỸ NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 100 TC/QLCS ngày 23/1/1997
của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Hôm nay, ngày......tháng....năm...., tại: ..........., sau khi hoàn thành thủ tục tiếp nhận lô tài sản có Quyết định xử lý số:....... ngày....tháng.....năm....của:...........tại biên bản giao nhận tài sản sung quỹ Nhà nước số.......ngày.......tháng....năm.....;
Chúng tôi, đại diện cơ quan Tài chính:.........gồm có:
1. Ông, bà:........., chức vụ........................
2. Ông, bà:........., chức vụ........................
thực hiện uỷ quyền cho cơ quan..........., đại diện gồm có:
1. Ông, bà:........., chức vụ........................
2. Ông, bà:........., chức vụ........................
tiếp tục bảo quản (hoặc bán) những tài sản sau từ ngày..... đến ngày.....:
STT |
|
Đơn vị |
Nước sản xuất |
Năm sản xuất |
Mác hiệu |
Kiểu loại |
Số đăng ký |
Số lượng |
Chất lượng còn lại |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cơ quan nhận uỷ quyền bảo quản tài sản sung quỹ Nhà nước có trách nhiệm:
- Bảo quản chu đáo tài sản tránh làm mất mát, thất thoát, hư hỏng.
- Thực hiện đầy đủ những yêu cầu có liên quan đến việc bảo quản tài sản của cơ quan Tài chính.
Cơ quan nhận uỷ quyền bảo quản được thanh toán các khoản chi phí phát sinh trong quá trình bảo quản tài sản sung quỹ Nhà nước do cơ quan Tài chính uỷ quyền theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước. Cơ quan bảo quản khi được cơ quan Tài chính uỷ quyền bán tài sản sung quỹ Nhà nước phải thực hiện theo đúng các quy định tại quy chế "Quản lý và xử lý tài sản khi có quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước và được xác lập sở hữu Nhà nước" của Bộ Tài chính.
Đại diện cơ quan Tài chính Đại diện cơ quan nhận uỷ quyền
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
MẪU BIỂU SỐ: 3
HỘI ĐỒNG BÁN ĐẤU GIÁ TÀI CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SẢN SUNG QUỸ NHÀ NƯỚC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN
BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN SUNG QUỸ NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 100 TC/QLCS ngày 23/1/1997
của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
- Căn cứ vào Quyết định xử lý số:......, ngày......., của....
- Căn cứ vào Biên bản định giá khởi điểm ngày.................
- Căn cứ vào Quy chế bán đấu giá của Hội đồng bán đấu giá tài sản sung quỹ Nhà nước..............
Hôm nay, vào hồi....ngày....tháng... năm...., tại.........
Hội đồng bán đấu giá tổ chức cuộc bán đấu giá lô hàng, theo Quyết định xử lý số...ngày......, của .......gồm:
1. Ông, bà.........., chức vụ........................ Đại diện:............................................
2. Ông, bà:........., chức vụ........................ Đại diện:............................................
3. Ông, bà.........., chức vụ........................ Đại diện:............................................
4. Ông, bà:........., chức vụ........................ Đại diện:............................................
Nội dung đấu giá như sau:
1- Số khách hàng được chính thức tham gia đấu giá là:
1/...................................................
2/...................................................
3/...................................................
4/...................................................
5/...................................................
6/...................................................
2- Chủ tịch Hội đồng bán đấu giá hoặc người điều hành bán đấu giá phổ biến Quy chế bán đấu giá, khách hàng đã xem hàng hoá hoặc mẫu hàng hoá bán đấu giá và nộp tiền đặt trước.
3- Hội đồng công bố giá khởi điểm (giá sàn) của lô hàng (Kèm theo bảng kê giá của từng mặt hàng) theo Biên bản định giá khởi điểm số....., ngày.........
4- Khách hàng tham gia đấu giá lần lượt trả giá bằng miệng.
5- Người điều hành bán đấu giá khi nhận các mức giá được trả, mức giá trả cao nhất được người điều hành bán đấu giá nhắc lại ba lần, mỗi lần cách nhau 30 giây mà không ai trả cao hơn là:.............
6- Căn cứ vào mức giá khởi điểm, căn cứ vào kết quả rút thăm (nếu có), Chủ tịch Hội đồng bán đấu giá hoặc người điều hành bán đấu giá công bố kết quả đấu giá:
- Giá khởi điểm:............... - Giá trả cao nhất:............
Người được mua tài sản bán đấu giá là người trả mức giá cao nhất và trên mức giá khởi điểm là:
- Họ và tên:....................chức vụ:...............
- Cơ quan:.............................................
- Địa chỉ:............... Điện thoại:..................
Biên bản được lập tại cuộc bán đấu giá và đã được các bên cùng nhất trí thông qua.
Người điều hành bán đấu giá Người lập biên bản
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Người được mua tài sản bán đấu giá Người chứng kiến
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
MẪU BIỂU SỐ: 4
HỘI ĐỒNG BÁN ĐẤU GIÁ TÀI CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SẢN SUNG QUỸ NHÀ NƯỚC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN
ĐỊNH GIÁ KHỞI ĐIỂM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 100 TC/QLCS ngày 23/1/1997
của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
- Căn cứ vào Quyết định xử lý số:........, ngày......, của.....
- Căn cứ vào giá bán các sản phẩm mới cùng loại trên thị trường địa phương tại thời điểm khảo sát giá.
- Căn cứ vào Biểu giá tính thuế; thuế xuất nhập khẩu hiện hành đối với sản phẩm cùng loại.
- Căn cứ vào Biên bản xác định tỷ lệ chất lượng còn lại ngày..... hoặc Giấy chứng nhận giám định chất lượng số:.....ngày....., của.............
Hôm nay, ngày.....tháng........năm.....,tại.........
Hội đồng định giá gồm:
1. Ông, bà.........., chức vụ........................ Cơ quan:.............................................
2. Ông, bà:........., chức vụ........................ Cơ quan:.............................................
3. Ông, bà.........., chức vụ........................ Cơ quan:.............................................
4. Ông, bà:........., chức vụ........................ Cơ quan:.............................................
Cùng thống nhất xác định mức giá khởi điểm của lô hàng theo Quyết định xử lý số:......là:.........đồng.
Bằng chữ:.......................................
(Kèm theo biên bản này có bảng kê chi tiết giá đơn vị của từng chủng loại hàng hoá).
Biên bản đã được các bên cùng nhất trí thông qua.
Đại diện Đại diện
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Đại diện Đại diện
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
MẪU BIỂU SỐ: 4A
HỘI ĐỒNG BÁN ĐẤU GIÁ TÀI CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SẢN SUNG QUỸ NHÀ NƯỚC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ngày........tháng.......năm........
BẢNG KÊ CHI TIẾT
(Kèm theo Biên bản định giá số......ngày......)
STT |
|
Đơn vị |
Số lượng |
Giá sp mới cùng loại |
Tỷ lệ % chất lượng còn lại |
Giá đơn vị |
Tổng giá trị
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chữ ký (ghi rõ họ tên) của những người tham gia định giá
MẪU BIỂU SỐ: 4B
HỘI ĐỒNG BÁN ĐẤU GIÁ TÀI CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SẢN SUNG QUỸ NHÀ NƯỚC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN
XÁC ĐỊNH TỶ LỆ CHẤT LƯỢNG CÒN LẠI CỦA TÀI SẢN SUNG QUỸ
NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 100 TC/QLCS ngày 23/1/1997
của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
- Căn cứ vào Quyết định xử lý số:...., ngày.....của...........
- Căn cứ vào thực trạng hàng hoá bảo quản tại.................
Hôm nay, ngày......tháng.....năm....., tại....................
Hội đồng định giá gồm:
1. Ông, bà:................, chức vụ..........................
Đại diện:.....................................................
2. Ông, bà:................, chức vụ..........................
Đại diện:.....................................................
3. Ông, bà:................, chức vụ..........................
Đại diện:.....................................................
4. Ông, bà:................, chức vụ..........................
Đại diện:.....................................................
Cùng nhau tiến hành giám định thực tế hàng hoá và thống nhất kết quả giám định chất lượng còn lại của các hàng hoá như sau:
STT |
|
Đơn vị |
Nước sản xuất |
Năm sản xuất |
Mác hiệu |
Kiểu loại |
Số đăng ký |
Số lượng |
Chất lượng còn lại |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biên bản đã được các bên cùng nhất trí thông qua.
Đại diện Đại diện
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Đại diện Đại diện
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
MẪU BIỂU SỐ: 5
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG
MUA BÁN TÀI SẢN SUNG QUỸ NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 100 TC/QLCS ngày 23/1/1997
của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Số:................ngày:................
- Căn cứ vào Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989;
- Căn cứ vào Quy chế bán đấu giá của Hội đồng bán đấu giá tài sản sung quỹ Nhà nước.................................;
- Căn cứ vào Biên bản bán đấu giá tài sản sung quỹ Nhà nước số.......... ngày..........., của.....................
- Căn cứ vào Quyết định bán tài sản sung quỹ Nhà nước số:...., ngày........ của.....................
- Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao;
Hôm nay, ngày.....tháng......năm.........., tại............
Chúng tôi gồm:
1. Bên bán hàng (Bên A):......................
Địa chỉ:......................................
Tài khoản số:.................................
Đại diện:.................. Chức vụ:..........
2. Bên mua hàng (Bên B):......................
Địa chỉ:......................................
Tài khoản số:.................................
Đại diện:........... Chức vụ:.................
Kèm theo giấy uỷ quyền số:........ ngày:......
Do Ông (bà):.........; Chức vụ:............. ký uỷ quyền.
Bên A đồng ý bán, Bên B đồng ý mua hàng theo các điều khoản sau:
Điều 1: Hàng hoá - Giá cả
a) Hàng hoá là toàn bộ lô hàng theo Quyết định xử lý số..... ngày..... của...........(Kèm theo bảng kê chi tiết).
b) Giá bán: Mức giá bên mua được tài sản bán đấu giá (Bên B) đã trả tại Biên bản bán đấu giá số....... ngày....... là:...........đồng.
Điều 2: Quy cách - Chất lượng
Theo đúng hiện trạng hàng hoá mà bên mua được xem trước khi đấu giá.
Điều 3: Thời gian - Địa điểm giao nhận
1- Thời gian giao hàng: Sau khi Bên A đã nhận đủ tiền của Bên B theo thời hạn quy định tại Điều 4 của Hợp đồng này.
2- Địa diểm giao nhận:............................
Điều 4: Thủ tục thanh toán
1- Thanh toán bằng.........................
2- Thời gian thanh toán kể từ ngày..........đến ngày..........
Điều 5: Thời hiệu hợp đồng
Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký và được thực hiện trong thời gian là..... ngày. Nếu hết thời gian trên bên mua không trả đủ tiền theo hợp đồng thì hợp đồng bị huỷ bỏ và bên mua sẽ không được trả lại số tiền đặt cọc.
Sau khi hoàn tất các thủ tục mua bán, hai bên ùng làm Biên bản thanh lý hợp đồng.
Hợp đồng được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản có giá trị như nhau. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc hai bên cùng bàn bạc giải quyết.
Bên mua Bên bán
(Ký tên và đóng dấu) (Ký tên và đóng dấu)
MẪU BIỂU SỐ: 5A
HỘI ĐỒNG BÁN ĐẤU GIÁ TÀI CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SẢN SUNG QUỸ NHÀ NƯỚC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ngày.....tháng......năm...
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN SUNG QUỸ NHÀ NƯỚC
- Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6/7/1995;
- Căn cứ Pháp lệnh thi hành án dân sự 21/4/1993;
- Căn cứ Quyết định xử lý số:....ngày....của............;
- Căn cứ vào kết quả đấu giá tại Biên bản bán đấu giá tài sản sung quỹ Nhà nước số:........ngày...........;
- Căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ được giao tại...........
Sau khi thống nhất với các thành viên trong Hội đồng bán đấu giá tài sản sung quỹ Nhà nước.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Bán lô hàng có quyết định xử lý số:....ngày.....của..... cho khách hàng:.............. địa chỉ:....................
Với tổng số tiền là:.................đồng.
Điều 2: Khách hàng có trách nhiệm thanh toán toàn bộ số tiền trên vào tài khoản số:........... mở tại:..................
Điều 3: Hội đồng bán đấu giá tài sản sung quỹ Nhà nước có trách nhiệm giao đủ số lượng hàng hoá và toàn bộ những giấy tờ có liên quan sau khi khách hàng đã hoàn thành thủ tục thanh toán toàn bộ số tiền trên.
Điều 4: Các đơn vị có liên quan, các thành viên trong Hội đồng bán đấu giá tài sản sung quỹ Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Chủ tịch Hội đồng bán đấu giá
Tài sản sung quỹ Nhà nước
MẪU BIỂU SỐ: 6
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG MUA BÁN
TÀI SẢN SUNG QUỸ NHÀ NƯỚC
Hôm nay, ngày....tháng....năm....., tại.................
Chúng tôi gồm:
1- Bên bán (Bên A):..............................
Đại diện:....................................... Chức vụ:........................................
2- Bên mua (Bên B):.............................
Đại diện:....................................... Chức vụ:........................................
Sau khi xem xét việc thực hiện các điều khoản ghi trên Hợp đồng mua bán tài sản sung quỹ Nhà nước số: ......, ngày........., đã tiến hành thanh lý hợp đồng:
Bên A: Đã nhận đủ tiền đúng thời gian.
Bên B: Đã nhận đủ hàng và toàn bộ những giấy tờ liên quan sau:
- Quyết định xử lý số:........................... ngày.......
- Biên bản đấu giá số:........................... ngày.......
- Quyết định bán hàng số:........................ ngày.......
- Biên lai thu tiền số:.......................... ngày.......
- Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho số:................ ngày.......
- Các giấy tờ khác:..........................................
Hợp đồng mua bán tài sản sung quỹ Nhà nước số...... ngày...... hết hiệu lực kể từ ngày.............
Bên A Bên B
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Cơ
QUAN TÀI CHÍNH MẪU BIỂU SỐ: 7
BIỂU BÁO CÁO TỔNG HỢP QUẢN LÝ TÀI SẢN SUNG QUỸ NHÀ NƯỚC
(Quý...... Năm......)
Đơn vị: Triệu đồng
S |
Tên cơ quan |
Số vụ xử lý |
Tổng số tiền thu được |
Chi phí |
Tổng |
|
|||||||||
TT |
ra quyết định xử lý |
Tịch thu sung quỹ NN |
Xác lập sở hữu NN |
Bán tài sản |
Lệ phí đấu giá |
Vi phạm hợp đồng |
Tổng số |
Cơ quan ra quyết định xử lý |
Định giá và bán đấu giá |
Bảo quản tài sản |
Thưởng cho tổ chức, cá nhân |
Chi phí khác |
Tổng số |
số tiền nộp NSNN |
Ghi chú |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người lập biểu Ngày.... tháng....năm
(Ký tên) Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
THE MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 100/TC-QLCS |
Hanoi, January 23,1997 |
DECISION
ISSUING THE REGULATION ON THE MANAGEMENT AND HANDLING OF PROPERTY WHEN A DECISION IS ISSUED TO CONFISCATE AND REMIT IT TO THE STATE FUND AND TRANSFER IT TO STATE OWNERSHIP
THE MINISTER OF FINANCE
Pursuant to the Civil Code of the Socialist Republic of Vietnam;
Pursuant to the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July 6, 1995;
Pursuant to the Ordinance on the Enforcement of Civil Verdicts of April 21, 1993;
Pursuant to Decree No.86-CP of December 19, 1996 of the Government on the issue of the Regulations on Property Auctions;
Pursuant to Decree No.15-CP of March 2, 1993 of the Government on the task, powers and responsibility of State management of the Ministries and ministerial-level agencies;
Pursuant to Decree No.178-CP of October 28, 1994 of the Government on the task, powers and organization of the apparatus of the Ministry of Finance;
In order to ensure unified State management of the property when a decision is issued to confiscate and remit it to the State fund and transfer it to State ownership,
DECIDES:
Article 1.- To issue together with this Decision the Regulation on the management and handling of the property when a decision is issued to confiscate and remit to the State fund and transfer it to State ownership.
Article 2.- This Decision takes effect from the date of its signing. All earlier stipulations which are contrary to this Decision are now annulled.
Article 3.- The Ministers, the Heads of ministerial-level agencies, of the agencies attached to the Government, and the Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government in furtherance of their functions, tasks and powers shall direct the units concerned to organize the implementation of this Regulation.
The Head of the Department of Public Property Management and the Directors of the Finance - Pricing Services of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to help the Minister of Finance and the Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities in guiding and checking the implementation of the Regulation as stipulated by this Decision.
|
THE MINISTER OF FINANCE |
REGULATION
ON THE MANAGEMENT AND HANDLING OF PROPERTY WHEN A DECISION IS ISSUED TO CONFISCATE AND REMIT IT TO THE STATE FUND AND TRANSFER IT TO STATE OWNERSHIP
(issued together with Decision No.100-TC/QLCS of January 23, 1997 of the Minister of Finance)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- The properties managed and handled according to this Regulation are the following:
1. All the properties used in committing administrative violations which the branches and competent authorities have issued a decision to confiscate and remit to the State fund as stipulated by the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July 6, 1995;
2. The properties confiscated and remitted to the State fund by the court and the authorized agencies as stipulated by law;
3. The properties transferred to State ownership as stipulated by Articles 247, 248, 249 and 647 of the Civil Code of the Socialist Republic of Vietnam:
- Immovables disowned by the owners;
- Antiques, historical or cultural relics, and properties of great value worth at least 10 million VND buried, sunken or washed away and found;
- Antiques, historical or cultural relics and objects of great value worth at least 10 million VND dropped, forgotten and whose owners are unidentified;
- The inheritances without inheritors by will or by law, or with inheritors who are illegible or who refuse to inherit.
4. The properties which are presented by local organizations or individuals, or handed over to organizations or individuals and transferred to State ownership by the competent authorities.
Article 2.- The authorized agencies shall issue decisions to confiscate and remit such properties to the State fund and transfer them to State ownership as stipulated in Points 1, 2, 3, and 4, Article 1, of this Regulation (hereunder referred to as decision-issuing agencies). When issuing a decision, the financial agency shall organize the transfer and takeover, manage and handle it in accordance with the stipulations of this Regulation.
Article 3.- The Ministry of Finance shall exercise unified State management of all properties which is confiscated and remitted to the State fund by a competent decision and the properties transferred to State ownership as stipulated in Article 1 of this Regulation.
Chapter II
TRANSFER, MANAGEMENT AND HANDLING OF PROPERTIES CONFISCATED AND REMITTED TO STATE FUND AND TRANSFERRED TO STATE OWNERSHIP
Article 4.- With regard to properties which is confiscated by a competent decision and sold and the proceeds of which is remitted to the State fund, or properties transferred to State ownership (hereunder referred to as properties remitted to State fund), the decision-issuing agency shall consider the State regulations, the nature of the properties and the contents of the Decision and transfer them and the relevant papers to the financial agency of district or higher levels on this principle: The decision-issuing agency shall transfer the property and relevant papers to the financial agency of the district or the province where the property is confiscated and remitted to the State fund, and the property is transferred to State ownership according to the following procedure:
1. The properties which are confiscated by a competent decision and remitted to the State fund or properties transferred to State ownership by the authorized agencies of communes, wards or townships (called communal level) and the authorized agencies of districts, precincts and towns (called district level), or the authorized agencies equivalent to district and communal levels shall be transferred together with the relevant papers to the Financial Section of the district.
2. The properties which are confiscated by a competent decision and remitted to the State fund or which are transferred to State ownership by the authorized agencies of the provinces or cities directly under the Central Government (called provincial level) or the authorized agencies equivalent to the provincial level shall be transferred together with the relevant papers to the Finance-Pricing Service of provincial level.
Article 5.- The State agencies which issue decisions to confiscate properties and remit them to the State fund shall have the following responsibility:
1. When deciding to confiscate a property and remit them to the State fund, the decision-issuing agency must make a report clearly recording the name, quantity, type, registration number (if any), and state of the property (the report must be signed by the confiscator, the person fined, or a representative of the organization fined, and a witness), and notify the financial agency thereof;
2. To organize immediate sale of those properties which are perishable goods and which are decided to be confiscated and remitted to the State fund. The proceeds from the sale shall be deposited in the temporary account of the Financial Section of district or higher level opened at the State Treasury as stipulated;
3. To remit immediately to the State Treasury those properties confiscated and remitted to the State fund which are Vietnamese or foreign currencies, gold, silver, gems, or other precious metals, and transfer the relevant papers, documents or vouchers to the financial agency;
4. Cooperate with the financial agency to organize the transfer of those properties confiscated and remitted to the State fund to those State agencies assigned to manage and use those properties as stipulated by the State;
5. Transfer the properties confiscated and sold and the proceeds remitted to the State fund together with the confiscation decision, the confiscation report, copies of the relevant dossier, papers and documents to the financial agency as stipulated in Article 4 of this Regulation.
Article 6.- The State agency which issues a decision to transfer the property to State ownership has the following responsibilities:
1. When issuing a decision to transfer a disowned property to State ownership; properties buried, sunken or washed away and found, and properties dropped or forgotten long enough to become State properties, and the inheritances without inheritors as stipulated by law, the decision-issuing agency must record clearly the origin, quantity, quality, types, registration number (if any), and state of the properties transferred to State ownership, and notify the financial agency thereof;
2. To remit to the State Treasury the properties transferred to State ownership which are Vietnamese and foreign currencies, gold, silver, gems and other precious metals, and transfer the relevant papers, documents and vouchers to the financial agency;
3. To cooperate with the financial agency in organizing the sale of those properties which are immovables and whose owners are unidentified, and those properties transferred to State ownership which are not antiques or historical or cultural relics of great value;
4. Cooperate with the financial agency in transferring the properties which have been transferred to State ownership to those State agencies assigned to manage and use them, or the financial agency for management and use, or to sell them as decided.
Article 7.- The State agencies and organizations to which local organizations or individuals present or hand over properties for management and use shall have the following responsibilities:
1. Report to the financial agency of the same level on their origin, quantity, type, registration number (if any), state and value;
2. To record the increase in properties and register the properties (which must be registered) according to the guidance of the financial agency; organize their management in strict compliance with the regime of public property management stipulated by the State.
Article 8.- When the decision-issuing agency transfers the properties confiscated and remitted to the State fund and the properties which are transferred to State ownership to the financial agency and the State Treasury, or to the agencies assigned to manage and use them as stipulated in Points 3, 4, and 5, Article 5, and Points 2, 3 and 4, Article 6, of this Regulation, they shall make reports on the transfer and takeover, clearly record the full names of the representatives of the sides that transfer and take over, and the representative of the financial agency; the quantity, type, state, quality, origin, the seal number (if any) of the properties and the relevant papers and dossiers, together with the signatures of the transferer and receiver, and the representative of the financial agency according to the model form "Report on the transfer and takeover of properties remitted to the State fund".
Article 9.- Those State agencies which issue decisions to confiscate and remit properties to the State fund and properties that are transferred to State ownership shall have to carefully manage them till they are transferred to the financial agency for management, or continue to manage all or part of them in their storage as mandated by the financial agency till those properties are completely handled or sold and the proceeds are remitted to the State funds. To cooperate with the financial agency to organize an auction of those properties confiscated and remitted to the State fund and the properties that are transferred to State ownership as stipulated in this Regulation.
Article 10.- The financial agencies of different levels shall have the following responsibility:
1. Within 15 days at the latest, from the date when they receive a notice from the decision-issuing agencies, they must organize the takeover of the properties confiscated and remitted to the State fund and the properties transferred to State ownership as stipulated in Point 3, Article 1, of this Regulation, or empower the decision-issuing agencies to continue managing a part of or all those properties till they are completely handled or sold and the proceeds have been remitted to the State fund;
The letter of procuration to the decision-issuing agency to manage or sell those properties and submit the proceeds to the State fund must clearly record the full name and position of the authorized person; the quantity, type, state, quality, origin and seal number (if any) of the properties which the person so empowered is to manage or sell; the responsibility and regime of commission of the State agency so empowered according to the model form "Letter of procuration for management or sale of properties remitted to the State fund".
2. They shall have to manage and suggest ways of using, handling or organizing the sale of those properties confiscated and remitted to the State fund and the properties transferred to State ownership which they have already taken over and are keeping in their storage, supervise the management of those properties which have been entrusted to the decision-issuing agency for management, and guide and supervise the decision-issuing agency in organizing their sale;
With regard to those properties which are Vietnamese and foreign currencies, gold, silver, gems, or other precious metals remitted to the State Treasury, the financial agency shall have to keep the relevant dossier and documents for subsequent control and handling.
With regard to those properties confiscated and remitted to the State funds and the properties transferred to State ownership which are houses and land, architectural structures attached to the houses and land, while managing them and working out ways of using them for submission to the decision-issuing agency, the financial agency shall be permitted to lease them to collect rent for the budget and to recoup the expenses on their management as stipulated.
3. Set up a Council to set the auction prices; organize an auction of the properties confiscated and remitted to the State fund and the properties transferred to State ownership (called properties remitted to the State fund) in accordance with the stipulations on auction in this Regulation and other stipulations of the State.
4. Remit all the proceeds from the sale of the properties remitted to the State fund and other relevant revenues to the State Budget after deducting the expenses stipulated in Article 18 of this Regulation. The financial agency shall have to guide and consider the disbursement of those expenses in accordance with the State regime.
Chapter III
ORGANIZING THE SALE OF PROPERTIES CONFISCATED AND REMITTED TO THE STATE FUNDS AND PROPERTIES TRANSFERRED TO STATE OWNERSHIP
Article 11.- Within 30 days at the latest (concerning the properties remitted to the State fund which are common consumer goods), 60 days (concerning cars, motorbikes, vessels, machines, specialized equipment...) from the date when these properties are taken over, the financial agency must set up a Council to set the auction prices and organize an auction of those properties.
1. The Auction Price-Setting Council (called Auction Council) is composed of:
- A representative of the financial agency as Chairman of the Council;
- A representative of the decision-issuing agency as Vice-Chairman of the Council.
The Chairman of the Council can designate a number of members of the financial agency and the decision-issuing agency to serve as assistants to the Council.
In addition, depending on the nature and importance of the properties confiscated, the complexity and relations involved in the auction of the properties remitted to the State funds, the Chairman of the Council shall decide to invite other members concerned such as those from the Procuracy, Police, the Inspectorate and the professional, technical agency to supervise the auction of those properties.
2. The Council to set the auction prices of the properties submitted to the State funds shall be set up by decision for each auction and shall work part-time.
Article 12.- The Chairman of the Auction Council considering Article 13 of the Regulations on the Auction of Properties issued together with Decree No.86-CP of December 19, 1996 of the Government, other stipulations of the State, and depending on each type of property remitted to the State fund, shall specify those who are eligible to take part in each auction.
Article 13.- The auction of the properties remitted to the State funds shall be conducted on the principle of direct, open and genuine sale, and of protecting the right and legitimate interests of the parties involved.
Article 14.- The Auction Price-Setting Council shall have the following obligations:
1. Organizing auctions of properties in accordance with the principle and procedure stipulated in this Regulation.
2. Openly, fully and accurately announcing and putting up notices on the necessary information concerning the properties put on auction.
3. Displaying and letting buyers see and study the dossiers of the properties put on auction.
4. Recording the auction in the auction registration book and making invoices for the auctioned properties.
5. Delivering properties to the buyers in accordance with the stipulations of Article 25 and Article 26 of the Regulations on Auction of Properties issued together with Decree No.86-CP of December 19, 1996 of the Government.
6. Filling the procedure for transferring the ownership of the properties auctioned which under the Property Law must be registered.
Article 15.- The Auction Price-Setting Council shall have the following rights:
1. Setting the minimum prices for the properties put on auction.
2. Requesting the buyers to make their payments in accordance with the stipulations of Article 22, Article 23 and Article 24 of the Regulations on Auction of Properties issued together with Decree No.86-CP of December 19, 1996 of the Government.
3. Collecting advance payment in accordance with the stipulations of Article 14 of the Regulations on Auction of Properties issued together with Decree No.86-CP of December 19, 1996 of the Government and fees from the organizations and individuals taking part in the buying of the auctioned properties. The collection of fees and their management and use shall comply with the stipulations of the Ministry of Finance.
Article 16.- The order and procedure of an auction shall be as follows:
1. Setting the minimum prices: The Chairman of the Auction Price-Setting Council shall set the minimum prices with the participation of the members of the Council.
2. The Auction Price-Setting Council shall put up notices on the auction; publicly announce the auction; display the properties put on auction, and conduct the auction as stipulated in Article 11, Article 12, Article 15 and Article 16 of the Regulations on Auction of Properties issued together with Decree No.86-CP of December 19, 1996 of the Government.
3. The Chairman of the Auction Price-Setting Council shall conduct the auction in accordance with the stipulations of Article 16 of the Regulations on Auction of Properties issued together with Decree No.86-CP of December 19, 1996 of the Government.
4. At the end of the auction, the Auction Price-Setting Council must make an invoice on the auction; this invoice must conform to the stipulations of Article 17 of the Regulations on Auction of Properties issued together with Decree No.86-CP of December 19, 1996 of the Government.
Article 17.- With regard to the organizations and individuals taking part in the auction:
1. Those organizations and individuals that want to take part in the auction (called buyers) of properties remitted to the State fund must register for buying at least two days before the opening of the auction; with regard to those organizations and individuals that want to take part in the auction of immovable properties or properties having a minimum price of 10 million VND, they should comply with Article 14 of the Regulations on Auction of Properties issued together with Decree No.86-CP of December 19, 1996 of the Government.
2. At the auction, if the person who has offered the highest price withdraws his/her offer, the auction shall immediately be organized again in accordance with the stipulations of Article 18 of the Regulations on Auction of Properties issued together with Decree No.86-CP of December 19, 1996 of the Government.
3. After an invoice is made and the buyer refuses to buy, Article 19 of the Regulations on Auction of Properties issued together with Decree No.86-CP of December 19, 1996 of the Government shall apply.
4. The buyer of a property auctioned which belongs to the type whose ownership must be registered shall comply with Article 20 and Article 21 of the Regulations on Auction of Properties issued together with Decree No.86-CP of December 19, 1996 of the Government.
Chapter IV
MANAGEMENT AND USE OF PAYMENTS FROM THE SALE OF PROPERTIES CONFISCATED AND REMITTED TO THE STATE FUND AND PROPERTIES TRANSFERRED TO STATE OWNERSHIP
Article 18.- All the payments collected from the sale of the properties confiscated and remitted to the State fund and properties transferred to State ownership organized by the financial agency of district or higher level or by the decision-issuing agency mandated by the financial agency; the fees collected from the auction; and the fines for violation of a buying and selling contract (if any), shall be deposited in the temporary account of the financial agency of district or higher level opened at the State Treasury, and shall be handled as follows:
1. The financial agency shall consider the rationality and legality of the expenses concerning the handling of the properties confiscated and remitted to the State fund and properties transferred to State ownership (called properties remitted to the State fund) proposed by the Auction Council and the decision-issuing agency to pay the following items:
a/ Expenses for the investigation, identification, seizure and handling of violations, expenses for unearthing and salvage, and expenses for loading and unloading, transport, management, testing and evaluation of properties, and compensations for the loss (if any) of properties remitted to the State fund due to objective reasons till the time when these properties are transferred to the financial agency for management, handling and sale;
If the decision-issuing agency has been granted storage space, staff and regular funding by the State, the financial agency shall not have to pay the expenses concerning the transport and management of those properties.
b/ Expenses for management, storing, space, transport, loading and unloading from the time when the properties remitted to the State fund are transferred to and received by the financial agency to the time when these properties are handled and auctioned;
c/ Disbursement of supplementary funding for the purchase of equipment necessary for the management of goods to the decision-issuing agency and the management and handling agency appointed by the authorized level;
d/ Expenses for the fixing of prices and the auction of the properties remitted to the State fund as stipulated by the State;
e/ Spendings for the granting of subsidies and rewards to the organizations and individuals that have taken part and obtained achievements in the discovery and handling of the properties transferred to State ownership according to the current regime of the State as decided by the authorized agency;
f/ Spendings for the technical examination and evaluation of the properties transferred to State ownership (if necessary);
g/ Spendings for the repair of properties remitted to the State funds for sale (if any).
2. All the money left over must be transferred from the temporary account to the State Budget; if the payment collected is not enough to cover all the above-mentioned expenses, or the properties are handled without any payment collected, the State Budget shall grant additional funding in accordance with the current regime of budget allocation.
The Minister of Finance and the Presidents of the People�s Committees at different levels shall have to consider and decide these spendings.
Article 19.- The district Financial Section, the Finance-Pricing Service and the Department of Public Property Management (of the Ministry of Finance) shall have to help the People�s Committee at different levels and the Minister of Finance in managing the payments collected and the spendings incurred by the handling of the properties confiscated and the properties transferred to State ownership in accordance with this Regulation and the guidance of the State.
At the year�s end, the agencies authorized to handle properties remitted to the State fund must make a statement of accounts on the collection of payments and the disbursement of spendings concerning the handling and sale of properties confiscated and properties transferred to State ownership to the financial agencies at different levels. The Finance-Pricing Service shall sum it up and make quarterly and annual reports to the Ministry of Finance.
The Ministry of Finance shall guide the opening of an account to register, manage and balance these revenues and spendings in accordance with the State�s current regime of financial management.
Chapter V
HANDLING OF VIOLATIONS
Article 20.- If the decision-issuing agency and the agency which directly manage, handle and auction the properties confiscated and properties transferred to State ownership fail to comply with or deliberately violate the stipulations of this Regulation, they shall be strictly sanctioned in accordance with law.
Article 21.- If the agencies or individuals that are mandated to manage, preserve and organize an auction of the properties remitted to the State fund deliberately damage or cause losses to the properties in kind or in value, they must pay material compensations, and depending on the seriousness of the violation, shall be sanctioned administratively or prosecuted before the Law.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây