Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi số 36-L/CTN của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

thuộc tính Pháp lệnh 36-L/CTN

Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi số 36-L/CTN của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Cơ quan ban hành: Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:36-L/CTN
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Pháp lệnh
Người ký:Lê Đức Anh
Ngày ban hành:31/08/1994
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lĩnh vực khác
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Pháp lệnh 36-L/CTN

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

LệNH

CủA CHủ TịCH NướC Số 36-L/CTN NGàY 10-9-1994

CôNG Bố PHéP LệNH KHAI THáC Và BảO Vệ

CôNG TRìNH THUỷ LợI

(Trích)

 

CHủ TịCH NướC

CộNG HOà Xã HộI CHủ NGHĩA VIệT NAM

 

Căn cứ vào Điều 103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ vào Điều 78 của Luật Tổ chức Quốc hội,

NAY CôNG Bố:

...

...

Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX thông qua ngày 31 tháng 8 năm 1994.

PHáP LệNH

KHAI THáC Và BảO Vệ CôNG TRìNH THUỷ LợI

 

Để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân trong việc khai thác, tu bổ, bảo vệ công trình thuỷ lợi nhằm phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm an toàn xã hội và an ninh quốc gia;

Căn cứ vào Điều 17 và Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

Pháp lệnh này quy định về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.

CHươNG I. NHữNG QUY địNH CHUNG

 

Điều 1

Pháp lệnh này áp dụng đối với những công trình thuỷ lợi đã xây dựng và được đưa vào khai thác.

Việc khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi có liên quan đến đê điều, công trình phòng, chống lụt, bão, công trình thuỷ điện, công trình cấp, thoát nước cho đô thị phải tuân theo các quy định của Pháp lệnh này và các quy định của pháp luật về đê điều, về phòng, chống lụt, bão, về công trình thuỷ điện và về cấp, thoát nước cho đô thị.

Điều 2

Trong Pháp lệnh này, các thuận ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1- "Công trình thuỷ lợi" là cơ sở kinh tế - kỹ thuật thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác nguồn lợi của nước; phòng, chống tác hại của nước và bảo vệ môi trường sinh thái; bao gồm: hồ chứa, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các loại;

2- "Hệ thống công trình thuỷ lợi" bao gồm các công trình thuỷ lợi có liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định;

3- "Hộ dùng nước" là cá nhân, tổ chức được hưởng lợi hoặc làm dịch vụ từ công trình thuỷ lợi do doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi trực tiếp phục vụ trong việc tưới nước, tiêu nước, cải tạo đất, phát điện, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông vận tải, du lịch, nghiên cứu khoa học, cấp nước cho công nghiệp và dân sinh;

4- "Thuỷ lợi phí" là một phần phí dịch vụ về nước của công trình thuỷ lợi, để góp phần chi phí cho công tác tu bổ, vận hành và bảo vệ công trình thuỷ lợi.

 

Điều 3

Công trình thuỷ lợi được xây dựng từ mọi nguồn vốn đều phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch, luận chứng kinh tế - kỹ thuật được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trong đó phải chỉ rõ tổ chức hoặc cá nhân chịu trách nhiệm khai thác và bảo vệ.

 

Điều 4

Nhà nước có chính sách khuyến khích và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước đầu tư vốn, nghiên cứu khoa học, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào việc xây dựng bổ sung, tu bổ, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.

 

Điều 5

Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định chủ chương phát triển, kế hoạch khai thác và bảo vệ hệ thông công trình thuỷ lợi; giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ đó và việc thi hành pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi tại địa phương mình.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tham gia giáo dục, động viên nhân dân, hoà giải tranh chấp và giám sát việc thi hành pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.

 

Điều 6

Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân đều có trách nhiệm bảo vệ và chấp hành các quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.

 

Điều 7

Hộ dùng nước của công trình thuỷ lợi có trách nhiệm trả thuỷ lợi phí theo quy định của pháp luật.

Nhà nước có chính sách khuyến khích các hộ dùng nước góp phần tu bổ, bảo vệ và phát triển hệ thống công trình thuỷ lợi.

 

Điều 8

Nghiêm cấm mọi hành vi xâm hại đến công trình thuỷ lợi; chiếm dụng thuỷ lợi phí, sử dụng thuỷ lợi phí sai quy định.

CHươNG II. KHAI THáC CôNG TRìNH THUỷ LợI

 

Điều 9

Việc khai thác công trình thuỷ lợi thực hiện theo nguyên tắc sau:

1- Theo hệ thống công trình quy định bởi quy hoạch và luận chứng kinh tế - kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt khi xây dựng, không chia cắt theo địa giới hành chính;

2- Tổ chức hoặc cá nhân quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh này chịu trách nhiệm tổ chức việc khai thác và bảo vệ.

MụC 1. DOANH NGHIệP NHà NướC

 

Điều 10

Hệ thống công trình thuỷ lợi được xây dựng bằng vốn của ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước do các doanh nghiệp Nhà nước có tên là Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi trực tiếp khai thác và bảo vệ.

Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi.

 

Điều 11

Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi là loại hình doanh nghiệp dịch vụ đặc thù, khai thác cơ sở kinh tế kỹ thuật hạ tầng phục vụ xã hội, dân sinh, có tư cách pháp nhân, tự chủ về tài chính, hoạt động theo phương thức hạch toán lấy thu bù chi; được Nhà nước hỗ trợ tài chính trong các trường hợp sau:

- Hư hỏng công trình và mất mùa do thiên tai;

- Bơm nước chống úng, lụt, hạn hán;

- Tu bổ, khai thác công trình thuỷ lợi ở vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng kinh tế mới;

- Đại tu, sửa chữa, nâng cấp công trình.

Chính phủ quy định mức hỗ trợ những trường hợp trên cho các loại hình công trình thuỷ lợi hoạt động trong từng điều kiện cụ thể.

 

Điều 12

Căn cứ vào Điều 2, Điều 7 và Điều 11 của Pháp lệnh này, Chính phủ quy định cụ thể mức thuỷ lợi chi phí cho phù hợp với từng loại hình công trình thuỷ lợi và điều kiện thực tế của từng vùng trong cả nước; chưa tính thu hồi vốn đầu tư xây dựng công trình.

 

Điều 13

Nguồn tài chính của Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi bao gồm:

- Thuỷ lợi phí;

- Ngân sách Nhà nước hỗ trợ;

- Các khoản thu do khai thác tổng hợp công trình thuỷ lợi.

 

Điều 14

Chính sách tài chính, phương thức thanh toán, thời gian thanh toán thuỷ lợi phí giữa hộ dùng nước với Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi và thời gian thanh toán tiền điện giữa Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi với Công ty Điện lực do Chính phủ quy định.

 

Điều 15

Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi có nhiệm vụ:

1- Điều hoà phân phối nước công bằng, bảo đảm yêu cầu phục vụ sản xuất; giữ gìn nguồn nước trong lành, bảo vệ môi trường sinh thái;

2- Thực hiện quy hoạch, kế hoạch, luận chứng kinh tế - kỹ thuật của hệ thống công trình thuỷ lợi đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

3- Là chủ đầu tư trong việc sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện hệ thống công trình thuỷ lợi;

4- Duy trì năng lực công trình, đảm bảo công trình thuỷ lợi an toàn và sử dụng lâu dài;

5- Bổ sung hoàn thiện quy trình điều tiết hồ chứa, quy trình vận hành từng công trình; xây dựng quy trình vận hành hệ thống để trình cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và tổ chức thực hiện;

6- Theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố; kiểm tra, sửa chữa công trình trước và sau mùa mưa lũ;

7- Ký kết và thực hiện các hợp đồng về khai thác và bảo vệ công trình; bồi thường thiệt hại cho hộ dùng nước theo quy định tại Khoản 5 Điều 17 của Pháp lệnh này; chấp hành các quy định về tài chính của Nhà nước;

8- Quan trắc, theo dõi thu nhập các số liệu theo quy định; nghiên cứu tổng kết và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.

 

Điều 16

Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi có quyền:

1- Vận hành các công trình trong hệ thống theo quy trình, quy phạm kỹ thuật; khai thác tổng hợp công trình;

2- Thu thuỷ lợi phí theo hợp đồng;

3- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ tài chính theo quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh này để đảm bảo vận hành và duy trì phát triển hệ thống;

4- Kiến nghị với Hội đồng quản lý hệ thống trong việc huy động các hộ dùng nước đóng góp lao động để tu bổ, sửa chữa công trình thuỷ lợi theo quy định của pháp luật;

5- Yêu cầu Uỷ ban nhân dân địa phương nơi có hệ thống công trình có biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn công trình trong trường hợp có nguy cơ xảy ra sự cố;

6- Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân địa phương hoặc yêu cầu lên Toà án nhân dân giải quyết trong trường hợp các hộ dùng nước cố tình không trả đủ thuỷ lợi phí.

 

Điều 17

Hộ dùng nước của công trình thuỷ lợi có quyền và nghĩa vụ:

1- Có kế hoạch dùng nước và ký kết hợp đồng dùng nước;

2- Sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ môi trường nước;

3- Trả thuỷ lợi phí theo hợp đồng;

4- Bảo vệ công trình thuỷ lợi trong phạm vi sử dụng của mình, đóng góp lao động để tu bổ, sửa chữa công trình thuỷ lợi theo quy định của pháp luật;

5- Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp do Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi thiếu trách nhiệm gây ra;

6- Kiến nghị về việc khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; được có đại diện tham gia Hội đồng quản lý hệ thống;

7- Được hướng dẫn kỹ thuật nghiệp vụ về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.

Điều 18

Hệ thống công trình thuỷ lợi có liên quan đến nhiều địa phương được thành lập Hội đồng quản lý hệ thống.

Thành phần Hội đồng quản lý hệ thống gồm:

1- Chủ đầu tư;

2- Đại diện chính quyền các địa phương trong khu vực của hệ thống công trình thuỷ lợi;

3- Người phụ trách Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi.

4- Đại diện hộ dùng nước;

5- Đại diện các ngành có liên quan.

Hội đồng quản lý hệ thống có trách nhiệm quyết định chủ trương, kế hoạch khai thác hệ thống; giám sát sự hoạt động của Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi và hộ dùng nước; điều hoà lợi ích giữa các hộ dùng nước.

Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi ra quyết định hoặc phân cấp ra quyết định thành lập Hội đồng quản lý hệ thống và hướng dẫn Hội đồng hoạt động.

MụC II. DOANH NGHIệP NGOàI QUốC DOANH

 

Điều 19

Chủ đầu tư các công trình thuỷ lợi được xây dựng không bằng vốn ngân sách Nhà nước hoặc không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, tự quyết định tổ chức khai thác và bảo vệ công trình dưới dạng Hợp tác xã, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Thuỷ lợi.

 

Điều 20

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi phải thực hiện đúng quy hoạch, luận chứng kinh tế - kỹ thuật, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo vận hành công trình an toàn, phục vụ sản xuất có hiệu quả.

 

Điều 21

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh được hoạt động theo nguyên tắc kinh doanh đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp và hộ dùng nước; doanh nghiệp ngoài quốc doanh dựa vào hệ thống công trình thuỷ lợi của Nhà nước làm dịch vụ phải trả tiền nước cho Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Thuỷ lợi.

 

 

Điều 22

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi liên quan đến nhiều địa phương có thể thành lập Hội đồng quản lý hệ thống theo hướng dẫn của Bộ Thuỷ lợi.

 

CHươNG III. BảO Vệ CôNG TRìNH THUỷ LợI

 

Điều 23

Công trình thuỷ lợi do tổ chức, cá nhân nào khai thác thì tổ chức, cá nhân đó chịu trách nhiệm trực tiếp bảo vệ công trình.

Công trình thuỷ lợi thuộc phạm vi địa phương nào, thì Uỷ ban nhân dân nơi đó có trách nhiệm tổ chức bảo vệ và bảo đảm an toàn công trình theo quy định của Bộ Thuỷ lợi.

 

Điều 24

Chủ đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi phải chủ động có phương án phòng chống thiên tai và hành động phá hoại, đảm bảo an toàn công trình.

Công trình thuỷ lợi có liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa phương thì chủ đầu tư xây dựng công trình chủ trì và phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng phương án và tổ chức lực lượng bảo vệ theo hướng dẫn của Bộ Thuỷ lợi.

 

Điều 25

Khi phát hiện công trình thuỷ lợi bị xâm hại hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố, thì người phát hiện có trách nhiệm báo ngay cho chính quyền địa phương, cơ quan quản lý công trình hoặc cơ quan Nhà nước nơi gần nhất để xử lý.

 

Điều 26

Mọi hoạt động có liên quan đến việc bảo vệ công trình thuỷ lợi được quy định như sau:

1- Khi xây dựng bổ sung công trình thuỷ lợi mới vào hệ thống công trình thuỷ lợi đã có thì phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch và phải có luận chứng kinh tế - kỹ thuật được cơ quan quản lý Nhà nước về thuỷ lợi có thẩm quyền cho phép;

2- Khi tiến hành các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi có liên quan đến an toàn và hiệu quả công trình thì phải được cơ quan quản lý Nhà nước về thuỷ lợi có thẩm quyền cho phép;

3- Việc khai thác tổng hợp công trình thuỷ lợi vào mục đích phát điện, giao thông vận tải, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch và các mục đích khác phải tuân theo quy trình, quy phạm và quy định về bảo vệ công trình thuỷ lợi.

 

Điều 27

Phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi theo Tiêu chuẩn Việt Nam số 5060-90 ngày 1 tháng 7 năm 1990, được quy định như sau:

1- Đối với đập, theo công trình, phạm vi bảo vệ cách chân đập:

- Cấp I: 300m

- Cấp II: 200m

- Cấp III:100m

- Cấp IV: 50m

- Cấp V: 20m.

Đối với khu vực lòng hồ, phạm vi bảo vệ theo đường biển có cao trình bằng cao trình đỉnh đập.

Đối với công trình thuỷ lợi có tầm quan trọng quốc gia, Chính phủ có quy định riêng;

2- Đối với các cống tưới, tiêu dưới đê và cống ngăn nước mặn, giữ nước ngọt ở cửa sông thì việc bảo vệ phải tuân theo quy định của Pháp lệnh về Đề điều;

3- Đối với trạm bơm, phải có hàng rào bảo vệ;

4- Đối với kênh:

a) Kênh tưới có lưu lượng từ 2m3/giây đến 10m3/giấy, phạm vi bảo vệ từ chân mái ngoài của kênh trở ra là 5m; lưu lượng lớn hơn 10m3/giây, phạm vi bảo vệ từ chân mái ngoài của kênh trở ra là 10m.

b) Kênh tiêu có lưu lượng từ 10m3/giây đến 20m3/giây, phạm vi bảo vệ từ chân mái ngoài của kênh trở ra là 20m; lưu lượng lớn hơn 20m3/giây, phạm vi bảo vệ từ chân mái ngoài của kênh trở ra là 30m.

Việc sử dụng đất trong phạm vi bảo vệ của công trình thuỷ lợi phải tuân theo quy định tại Khoản 2, Điều 26 của Pháp lệnh này.

 

Điều 28

Nghiêm cấm các hành vi sau:

1- Người vận hành, người phụ trách hệ thống công trình thuỷ lợi hoặc công trình thuỷ lợi, vận hành hoặc ra lệnh vận hành công trình thuỷ lợi trái với quy trình, quy phạm kỹ thuật được duyệt;

2- Ép buộc dưới mọi hình thức người vận hành, người phụ trách hệ thống công trình hoặc công trình thuỷ lợi vận hành trái với quy trình, quy phạm kỹ thuật được duyệt;

3- Sử dụng máy móc, thiết bị của công trình thuỷ lợi sai nhiệm vụ thiết kế;

4- Lấn chiếm, sử dụng đất trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi để làm nhà, làm bến bốc dỡ hàng hoá, chứa vật liệu; ngâm gỗ, tre, nứa, lá, cắm đăng đó và các hoạt động khác gây ảnh hưởng đến dòng chảy;

5- Tự ý đào đất, đá, dỡ bỏ hoặc hoành triệt công trình; xê dịch mốc, biển báo các loại của công trình thuỷ lợi; sử dụng chất nổ đánh cá gây hại công trình;

6- Thải các chất độc hại quá giới hạn theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường vào nguồn nước của công trình thuỷ lợi;

7- Phá hoại rừng đầu nguồn, gây úng ngập, làm cạn kiệt nguồn nước;

8- Các hành vi khác xâm hại đến công trình thuỷ lợi.

CHươNG IV. QUảN Lý NHà NướC Về KHAI THáC Và BảO Vệ CôNG TRìNH THUỷ LợI

 

Điều 29

Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi trong phạm vi cả nước.

Bộ Thuỷ lợi chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.

Các Bộ, ngành có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thuỷ lợi thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.

Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ lợi ở địa phương theo sự hướng dẫn của Bộ Thuỷ lợi và có trách nhiệm kiểm tra các hộ dùng nước của công trình thuỷ lợi trong địa phương mình trả thuỷ lợi phí.

Cơ quan quản lý về thuỷ lợi ở địa phương có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.

 

Điều 30

Nội dung quản lý Nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi bao gồm:

1- Quản lý việc lập, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch và luận chứng kinh tế - kỹ thuật xây dựng hệ thống công trình thuỷ lợi mới, đảm bảo phục vụ sản xuất có hiệu quả, an toàn, tạo thuận lợi cho việc khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, bảo vệ nguồn sinh thuỷ của công trình và không mâu thuẫn với công trình thuỷ lợi đã có;

2- Xem xét việc phát triển quy hoạch, kế hoạch; điều chỉnh, bổ sung luận chứng kinh tế - kỹ thuật tu bổ, nâng cấp hệ thống công trình thuỷ lợi đã có để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; giám sát chất lượng thi công; tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện kế hoạch khai th ác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;

3- Ban hành các văn bản pháp quy về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi và chỉ đạo tổ chức thực hiện các văn bản đó;

4- Cấp giấy phép hoặc thu hồi giấy phép về khai thác công trình thuỷ lợi;

5- Quyết định biện pháp xử lý trong trường hợp công trình thuỷ lợi có nguy cơ xẩy ra sự cố;

6- Nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào việc khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người làm công tác khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;

7- Tuyên truyền, động viên nhân dân trong việc khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;

8- Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thu, nộp thuỷ lợi phí;

9- Kiểm tra, thanh tra tình trạng chất lượng và an toàn công trình thuỷ lợi; việc chấp hành pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;

10- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về các vi phạm trong việc khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;

11- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.

 

Điều 31

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong việc vận hành công trình, điều hoà tưới tiêu nước, thu thuỷ lợi phí, khai thác tổng hợp và bảo vệ công trình thuỷ lợi được quy định như sau:

1- Tranh chấp trong phạm vi các tỉnh:

a) Tranh chấp trong phạm vi cấp xã thì do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp đó giải quyết. Nếu còn khiếu nại thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp giải quyết.

b) Tranh chấp giữa xã, phường, thị trấn do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết. Nếu còn khiếu nại thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết.

c) Tranh chấp giữa các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết.

Nếu một hoặc các bên tranh chấp không đồng ý với kết luận giải quyết nói ở các điểm a, b, c của Khoản 1 Điều này, thì có thể tiếp tục khiếu nại tới Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi có giá trị thi hành;

2- Tranh chấp giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giữa các Bộ, ngành với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và giữa các Bộ, ngành với nhau do Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi giải quyết. Nếu còn khiếu nại thì Thủ tướng Chính phủ quyết định;

3- Tranh chấp giữa các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với Bộ Thuỷ lợi do Thủ tướng Chính phủ quyết định;

4- Tranh chấp trong việc thực hiện hợp đồng về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi do Toà án nhân dân xét xử.

CHươNG V. THANH TRA Về KHAI THáC Và BảO Vệ CôNG TRìNH THUỷ LợI

 

Điều 32

Cơ quan quản lý Nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, có trách nhiệm phối hợp với thanh tra chuyên ngành của các Bộ, ngành và chính quyền địa phương có liên quan để thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực này.

Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của thanh tra chuyên ngành về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi do Chính phủ quy định.

 

Điều 33

Nội dung thanh tra chuyên ngành về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi bao gồm:

1- Thanh tra việc chấp hành pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;

2- Thanh tra việc thực hiện, quy trình quy phạm kỹ thuật; thực hiện quy hoạch, kế hoạch và luận chứng kinh tế - kỹ thuật.

 

Điều 34

Trong quá trình thanh tra, Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên có quyền:

1- Yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu và trả lời những vấn đề cần thiết cho việc thanh tra;

2- Tiến hành các biện pháp kiểm tra kỹ thuật tại hiện trường;

3- Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm;

4- Quyết định tạm đình chỉ trong trường hợp khẩn cấp các hoạt động có nguy cơ gây hại đến công trình thuỷ lợi và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định đó, đồng thời báo cáo ngay với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý.

 

CHươNG VI. KHEN THưởNG Và Xử Lý VI PHạM

 

Điều 35

Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, ngăn chặn các hành vi gây hại công trình thuỷ lợi thì được khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước.

Những người đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi mà bị thiệt hại tài sản, sức khoẻ hoặc tính mạng thì được bồi thường theo quy định của pháp luật.

 

Điều 36

Người nào lấn chiếm đất trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi, xâm hại đến công trình thuỷ lợi hoặc có hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử phát hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

Điều 37

Người nào thiếu tinh thần trách nhiệm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn bao che cho người có hành vi vi phạm luật về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, quyết định xử lý trái pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 38

Người nào chiếm dụng thuỷ lợi phí hoặc sử dụng thuỷ lợi phí sai quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

Điều 39

Người nào có hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi gây thiệt hại cho tổ chức hoặc cá nhân thì ngoài việc xử lý theo quy định tại các điều 36, 37 và 38 của Pháp lệnh này còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

 

CHươNG VII. ĐIềU KHOảN THI HàNH

 

Điều 40

Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.

 

Điều 41

Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày ban hành.

Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 36-L/CTN

Hanoi, August 31, 1994

 

ORDINANCE

ON UTILIZATION AND PROTECTION OF WATER WORKS

With a view to strengthening the efficiency of State management, enhancing the responsibility of the State agencies, economic and social organizations, units of the people's armed forces and all individuals, in the utilization, maintenance and protection of the water works in order to serve production and socio-economic development, thus contributing to ensuring social safety and national security;

Pursuant to Articles 17 and 91 of the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;

This Ordinance provides for the utilization and protection of the water works.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- This Ordinance applies to the water works which have been built and put into operation.

The utilization and protection of the water works which are related to the dike, typhoon and flood-control projects, hydro-electric power projects, and urban water supply and drainage systems must comply with the provisions of this Ordinance and the other legal provisions on the dike, typhoon and flood control, hydro-electric power projects, and urban water supply and drainage systems.

Article 2.- In this Ordinance, the following technical terms are understood as follows:

1. "Irrigation project" is an eco-technical unit of the infrastructure which aims to utilize water resources; provide prevention against the harm of water, and protection of the ecological system. Collectively, it includes reservoirs, dams, sluice gates, pumping stations, wells, penstocks, canals, works on canals, and water banks of all types;

2. "Irrigation project system" includes water works in a certain geographical area which are directly inter-linked in terms of utilization and protection;

3. "Water-consuming household" is an individual or organization that benefits from, or does business with, the water works in form of utilizing the direct service of the enterprise in charge, for irrigation and drainage, land transformation, power generation, aquaculture, transport and communication, tourism, scientific research, and water supply for industrial production and popular consumption;

4. "Irrigation fee" is part of the service fees on the utilization of water from the water works, and is used to cover part of the expenditure on maintenance, operation and protection of the water works.

Article 3.- A water works, which is built with capital from any sources, shall comply with the scheme, plan and eco-technical blueprint already approved by the competent State agency, in which responsibility in utilization and protection is clearly assigned to organizations or individuals.

Article 4.- The State has the policy to encourage and protect the lawful interests of organizations and individuals at home and abroad that invest capital in, conduct scientific research on, and apply scientific and technological advances to, the supplementary construction, maintenance, utilization and protection of the water works.

Article 5.- The People's Councils at all levels, within their tasks and jurisdiction, shall decide the policies for development, utilization and protection of the water work system; supervise the implementation of those tasks, and the observance of the law on utilization and protection of the water works in their localities.

The Vietnam Fatherland Front and its member organizations, within their jurisdiction, are responsible for taking part in the education of the people, reconciling disputes, and monitoring the implementation of the law on the utilization and protection of the water works.

Article 6.- The State agencies, social and economic organizations, units of the people's armed forces and all individuals are responsible for protecting and complying with the provisions of law on the utilization and protection of the water works.

Article 7.- The household, which consumes water from a water works, has the duty to pay the water fee in accordance with the provisions of law.

The State shall have policies to encourage the water-consuming households to contribute to the maintenance, protection and development of the water works systems.

Article 8.- All acts, which are harmful to the water works, or involving usurpation or misuse of the water fee, are banned.

Chapter II

UTILIZATION OF WATER WORKS

Article 9.- The utilization of the water works is to be conducted in accordance with the following principles:

1. Complying with the project design in the plan and eco-technical blueprint already approved by the competent authority for construction, and not with the administrative boundaries;

2. The organizations or individuals stipulated for in Article 3 of this Ordinance are responsible for organizing the utilization and protection.

Section I. STATE ENTERPRISES

Article 10.- The system of irrigation works, which are built with capital allocated or deriving from the State budget, shall be utilized and protected directly by State enterprises which are collectively referred to as the Irrigation Project Company.

The Minister of Water Resources shall issue the Regulation on organization and operation of the Irrigation Project Company.

Article 11.- The Irrigation Project Company is a specialized business enterprise which utilizes an establishment of eco-technical infrastructure to serve social development and people's life. It has the status of a juridical person and financial autonomy, and operates on the principle of using revenues to cover expenditures. It shall be given financial support by the State in the following cases:

- The project suffers damage or crop failure due to natural calamities;

- The project has to combat against flood, inundation or drought;

- The project has to go under maintenance, or operates in areas of ethnic minority groups or in border, island or new economic zones;

- The project has to go through overhaul, repair or upgrading.

The Government shall set the levels of financial support for the above-mentioned cases for each type of irrigation projects operating in different specific conditions.

Article 12.- Proceeding from Articles 2, 7 and 11 of this Ordinance, the Government shall make detailed provisions on the irrigation fees, suitable for each type of irrigation projects and the practical situation at each region of the country; these fees do not yet include the return on capital invested in the construction of the project.

Article 13.- The financial resources of the Irrigation Project Company include:

- Irrigation fee;

- Allocations from the State budget;

- Revenues from the overall utilization of the irrigation project.

Article 14.- The financial procedure, accounting mode, time for clearing irrigation fees between the water-consuming households and the Irrigation Project Company, and the time for clearing bills for electric power consumption between the Irrigation Project Company and the Electric Power Company, shall be set by the Government.

Article 15.- The Irrigation Project Company has the tasks:

1. To make equitable supply of water and ensure service for production; to preserve the lipid water resources and protect the ecology;

2. To comply with the schemes, plans and eco-technical blueprints of the irrigation project system, which have been approved by the competent State agency;

3. To be the investor in the repair, upgrading and perfection of the irrigation project system;

4. To maintain the capacity of the project, and ensure that the project is safe and ready for long-term use;

5. To complement and perfect the regulatory procedure for the reservoir, the operating procedure for each project; to design the operating procedure of the system, submit it to the competent State agency for approval, and implement it;

6. To monitor, detect and promptly solve incidents; to check and maintain the project before and after each flood season;

7. To sign and implement contracts on utilization and protection of the project; to compensate for losses incurred by water-consuming households in accordance with the provisions in Paragraph 5, Article 17, of this Ordinance; to comply with the State provisions on finance;

8. To observe, monitor and gather statistics as required; to make study to draw experience and apply scientific and technological advances to the utilization and protection of the irrigation project.

Article 16.- The Irrigation Project Company has the rights:

1. To operate the projects in the system in accordance with the technical procedure and standards; to make comprehensive utilization of the project;

2. To collect irrigation fees as contracted;

3. To make recommendations to the competent authority for financial support as provided for in Article 11 of this Ordinance, to ensure the operation and development of the system;

4. To make recommendations to the Managerial Council of the system on matters concerning the mobilization of labor from water-consuming households to maintain and repair the irrigation project as required by the provisions of law;

5. To request the People's Committee in the locality where the irrigation project system is located, to take necessary measures to ensure the safety of the project in cases of emergency;

6. To recommend the local People's Committee, or call on the People's Court, to settle problems arising from the deliberate delay by water-consuming households in the payment of the full irrigation fees.

Article 17.- The water-consuming household, which takes water from the irrigation project, has the following rights and obligations:

1. To have a plan for water consumption and sign a contract to this effect;

2. To conserve water and protect the water environment;

3. To pay irrigation fees as contracted;

4. To protect the irrigation project within its utilization scope, and contribute labor to maintain and repair the irrigation project in accordance with the provisions of law;

5. To be compensated for losses caused by the irresponsibility on the part of the Irrigation Project Company;

6. To make recommendations on the utilization and protection of the irrigation project; to have its representative in the Managerial Council of the system;

7. To be provided with technical guidance on the utilization and protection of the irrigation project.

Article 18.- At the irrigation project system which is related to many localities, a council for the management of the system may be set up.

The Managerial Council is composed of:

1. The investor;

2. The representative of the local administration in the service area of the irrigation project system;

3. The Head of the Irrigation Project Company;

4. The representative of the water-consuming households;

5. Representatives of the branches concerned.

The Managerial Council shall have to make decision and plan for exploitation of the system; supervise the activities of the Irrigation Project Company and water users; and regulate the interests of water users.

The Minister of Water Resources shall issue a decision, or assign lower levels to issue a decision, on the establishment of the Managerial Council, and direct its activities.

Section II. NON-STATE ENTERPRISES

Article 19.- The investors in irrigation projects built without State budget allocations or a source of capital from the State budget, shall decide to exploit and protect the project as one of a cooperative, a private enterprise, a limited liability company, or a joint stock company, as stipulated by law and under the guidance of the Ministry of Water Resources.

Article 20.- In the exploitation of irrigation works, non-State enterprises must strictly observe the plan, economic-technical feasibility study, process, norms and technical standards already ratified by the competent State agency, and ensure a safe, efficient operation of the irrigation works in service of production.

Article 21.- Non-State enterprises must operate on the principle of ensuring both their own interests and those of water users; those non-State enterprises, which rely on the State's system of irrigation works to provide services, must pay the Irrigation Project Company for the use of water, as stipulated by law and under the guidance of the Ministry of Water Resources.

Article 22.- Those non-State enterprises, which exploit a system of irrigation works concerning many localities, can establish the Managerial Council under the guidance of the Ministry of Water Resources.

Chapter III

PROTECTING IRRIGATION WORKS

Article 23.- Those organizations or individuals, that exploit an irrigation works, must directly protect it.

The People's Committee of the locality, where there is an irrigation works, must protect it and ensure its safe operation as stipulated by the Ministry of Water Resources.

Article 24.- The investors in irrigation projects must take the initiative in making plans to prevent and fight natural disasters and acts of sabotage to ensure safety for the projects.

The investors in irrigation works concerning many branches and localities must collaborate with the agencies concerned to draw up plans and organize forces to protect them under the guidance of the Ministry of Water Resources.

Article 25.- Whoever discovers that an irrigation project is being damaged or threatened by an accident, must report in immediately to the local administration, the project managing agency, or the nearest State agency for solution.

Article 26.- The activities concerning the protection of irrigation works are stipulated as follows:

1. Before building a new irrigation project to supplement the existing irrigation system, the investor must observe the general plan and the concrete plan, and its economic-technical feasibility study must be ratified by the competent State agency in charge of irrigation works;

2. Any activity undertaken within the protection area of irrigation works which may affect its safe and efficient operation, must have permission from the competent State agency in charge of irrigation works;

3. In making a comprehensive use of an irrigation work for the purpose of electricity generation, communications and transport, aquaculture, tourism and other purposes, the users must abide by the process, norms and stipulations on the protection of irrigation works.

Article 27.- The area for protection of irrigation works is stipulated by Vietnam's Standards No.5060-90 issued on the 1st of July 1990 as follows:

1. For dams, depending on the grades of projects, the protection area from the base of the dam is:

- Grade I: 300m

- Grade II: 200

- Grade III: 100m

- Grade IV: 50m

- Grade V: 20m

With regard to reservoirs, the area of protection is along the circumference which is on the same height as the top of the dam.

With regard to irrigation works of national import, the Government shall have separate regulations.

2. With regard to irrigation and drainage sluices under the dykes, and sluices to prevent sea water and retain fresh water at rivermounths, their protection must comply with the Ordinance on Dykes;

3. Pumping stations must be equipped with protection fence;

4. With regard to canals:

a/ For irrigation canals with a flow of 2m3 to 10m3 per second, the area of protection is 5m from the outer edge of the canals; those irrigation canals with a flow of 10m3 or more per second, the area of protection is 10m from the outer edge of the canals;

b/ For drainage canals with a flow of 10m3 to 20m3 per second, the area of protection is 20m from the outer edge of the canal; for drainage canals with a flow of more than 20m3 per second, the area of protection is 30m from the outer edge of the canal.

The users of land within the area of protection of irrigation works must abide by the stipulations in Items 2, Article 26, of this Ordinance.

Article 28.- The following acts are strictly prohibited:

1. The operator, or manager of a system of irrigation works or an irrigation work, operates or orders the operation of irrigation works at variance with the process and technical norms already ratified;

2. Forcing in any form the operator or manager of a system of irrigation works or an irrigation works, to operate it at variance with the process and technical norms already ratified;

3. Using the machinery and equipment of irrigation works contrary to the design function;

4. Encroaching on and using land within the area of protection for irrigation works to build houses, loading and unloading yards and storages; soaking logs, bamboo, palm leaves, casting nets, and other activities that may block the current;

5. Digging earth and rock, dismantling or destroying projects; moving landmarks and signs of various types concerning irrigation projects; using explosive to fish and causing damage to the projects.

6. Releasing toxic wastes beyond the permissible levels stipulated by the law on environmental protection into the water source of irrigation works;

7. Despoiling headwater forests, causing floods, and exhausting water sources;

8. Other acts doing harm to irrigation works.

Chapter IV

STATE MANAGEMENT OF THE EXPLOITATION AND PROTECTION OF IRRIGATION WORKS

Article 29.- The Government exercises unified State management of the exploitation and protection of irrigation works on a national scale.

The Ministry of Water Resources is responsible before the Government for exercising the function of State management of the exploitation and protection of irrigation works.

The ministries and branches concerned, in furtherance of their tasks and powers, shall have to collaborate with the Ministry of Water Resources in exercising the function of State management of the exploitation and protection of irrigation works.

The People's Committees of various levels shall exercise the function of State management of the exploitation and protection of irrigation works in their localities under the guidance of the Ministry of Water Resources, and shall have to supervise the payment of irrigation fees by the users of the water of irrigation works in their localities.

The local agencies in charge of the management of irrigation works must help the People's Committees of the same levels exercise the function of State management of the exploitation and protection of irrigation works.

Article 30.- The State management of the exploitation and protection of irrigation works consists of the following:

1. Managing the elaboration and consideration of the overall plan, plan and economic-technical feasibility study for building new systems of irrigation works to effectively and safely serve production; creating favorable conditions for the exploitation and protection of irrigation works, the protection of aquatic resources in the project; and ensuring that these new systems are not inconsistent with the existing ones;

2. Considering the elaboration of the general plan and plan; adjusting and supplementing the economic-technical feasibility study to renovate and upgrade the existing system of irrigation works, and submitting it to the authorized level for ratification; supervising the quality of construction; organizing the testing on completion and the hand-over of the project; checking and inspecting the implementation of the plan for exploiting and protecting irrigation works;

3. Issuing statutory documents on the exploitation and protection of irrigation works, guiding and organizing the implementation of those documents;

4. Granting or withdrawing licenses for the exploitation of irrigation works;

5. Taking preventive measures in case an irrigation work is threatened by an accident;

6. Studying and applying scientific and technological advances in exploiting and protecting irrigation works; organizing professional training courses for those involved in exploiting and protecting irrigation works;

7. Educating and encouraging the people in exploiting and protecting irrigation works;

8. Guiding, checking and inspecting the collection and payment of the irrigation fee;

9. Examining and inspecting the quality and safety of irrigation works; the observance of laws on the exploitation and protection of irrigation works;

10. Settling disputes, complaints and denunciations on violations in the exploitation and protection of irrigation works;

11. Seeking international cooperation in the exploitation and protection of irrigation works.

Article 31.- The competence in settling disputes in operating projects, regulating the irrigation and drainage of water, collecting irrigation fees, making a comprehensive exploitation and protection of irrigation works is stipulated as follows:

1. Disputes in a province:

a/ Disputes within communes shall be settled by the President of the People's Committee of that commune. If further complaint is made, it shall be settled by the President of the People's Committee of the immediately higher level.

b/ Disputes between communes, wards or townships shall be settled by the President of the People's Committee of the district, precinct, town or city in the province. If further complaint is made, it shall be settled by the President of the People's Committee of the province or city concerned under the Central Government.

c/ Disputes between districts, precincts, towns or cities in a province and a city under the Central Government shall be settled by the President of the People's Committee of the province or city concerned under the Central Government.

If one or more sides involved in the dispute do not agree with the conclusion of the settlement mentioned in Points a, be, and c of Item 1 of this Article, they can protest to the Minister of Water Resources. The decision made by the Minister of Water Resources is final.

2. Disputes between provinces and cities under the Central Government, between ministries, branches and provinces and cities under the Central Government, and between ministries or branches shall be settled by the Minister of Water Resources. If further complaint is made, the issue shall be decided by the Prime Minister;

3. Disputes between ministries, branches, provinces and cities under the Central Government and the Ministry of Water Resources shall be decided by the Prime Minister;

4. Disputes in carrying out contracts on the exploitation and protection of irrigation works shall be settled by the People's Court.

Chapter V

INSPECTION OF THE EXPLOITATION AND PROTECTION OF IRRIGATION WORKS

Article 32.- The State managing agency in charge of the exploitation and protection of irrigation works in furtherance of the specialized function of inspection in the exploitation and protection of irrigation works shall have to collaborate with the specialized inspectors of ministries, branches and the local administration concerned in carrying out its task in this field.

The organization, tasks, powers and activities of specialized inspectors in the exploitation and protection of irrigation works shall be stipulated by the Government.

Article 33.- The contents of specialized inspection in the exploitation and protection of irrigation works include:

1. Inspecting the observance of laws on the exploitation and protection of irrigation works;

2. Inspecting the implementation of the process and technical norms; the implementation of general planning, planning and economic-technical feasibility study.

Article 34.- In the process of inspection, the Inspectors' Group or Inspectors have the right:

1. To request the organizations and individuals concerned to supply documents and answer the necessary questions for the inspection;

2. To take measures for technical inspection on the spot;

3. To handle violations in accordance with their powers, or submit them to the competent State agency for settlement.

4. To decide temporary suspension in emergency cases when the activities risk damaging irrigation works and to take responsibility before the law for such decision, and at the same time, report it immediately to the authorized State agency for settlement.

Chapter VI

REWARD AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 35.- Those organizations and individuals, that have made achievements in exploiting and protecting irrigation works and in preventing acts of damaging irrigation works, shall be commended and rewarded according to the State's common regulations.

Those who fight law-breaking acts in the exploitation and protection of irrigation works and who suffer damage to their property or health or lose their life, shall get compensations according to law.

Article 36.- Anyone, who encroaches on the land within the area of protection for irrigation works, does harm to irrigation works, or commits law-breaking acts in the exploitation and protection of irrigation works, shall be liable to administrative fines or prosecuted for their penal liability, depending on the nature and seriousness of the violation and the consequences arising therefrom.

Article 37.- Anyone, who out of irresponsibility or who abuses his/her position and powers to shield those persons guilty of breaching the law on the exploitation and protection of irrigation work, or decides to handle them contrary to law, shall be disciplined or prosecuted for their penal liability, depending on the nature and seriousness of the violation and the consequences arising therefrom.

Article 38.- Anyone, who misappropriates irrigation fees or misuses irrigation fees, shall be disciplined or prosecuted for their penal liability, depending on the nature and seriousness of the violation and the consequences arising therefrom.

Article 39.- Anyone who breaks the law on the exploitation and protection of irrigation works, causes damage to organizations or individuals, shall have to compensate for the damage as stipulated by law in addition to being penalized under Article 36, 37 and 38 of this Ordinance.

Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 40.- All stipulations made earlier, which are contrary to this Ordinance, are now annulled.

Article 41.- This Ordinance takes effect as from the date of its promulgation.

The Government shall provide detailed guidance on the implementation of this Ordinance.

 

 

ON BEHALF OF THE STANDING COMMITTEE OF THE NATIONAL ASSEMBLY
CHAIRMAN




Nong Duc Manh

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Ordinance 36-L/CTN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất