Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão sửa đổi năm 2000

thuộc tính Pháp lệnh 27/2000/PL-UBTVQH10

Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão số 27/2000/PL-UBTVQH10
Cơ quan ban hành: Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:27/2000/PL-UBTVQH10
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Pháp lệnh
Người ký:Nông Đức Mạnh
Ngày ban hành:24/08/2000
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lĩnh vực khác

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Pháp lệnh 27/2000/PL-UBTVQH10

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

PHÁP LỆNH

CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 27/2000/PL-UBTVQH10
NGÀY 24 THÁNG 8 NĂM 2000 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ
ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH PHÒNG, CHỐNG LỤT, BàO

 

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

Căn cứ vào Luật tài nguyên nước;

Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 6 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2000;

Pháp lệnh này sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 8 tháng 3 năm 1993.

 

Điều 1

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão như sau:

1. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung:

"Điều 3

Nhà nước thống nhất quản lý công tác phòng, chống lụt, bão trong phạm vi cả nước.

Trong việc phòng, chống lụt, bão phải có kế hoạch và biện pháp chủ động phòng, chống, tránh, thích nghi với lụt, bão theo đặc điểm của từng vùng; giảm nhẹ, hạn chế tác hại do lụt, bão gây ra; kết hợp lợi ích của cả nước với các vùng; kết hợp khoa học, công nghệ hiện đại với kinh nghiệm truyền thống của nhân dân, phù hợp với điều kiện thực tiễn."

2. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung:

"Điều 10

Việc phòng ngừa lụt, bão lâu dài bao gồm:

1. Tổ chức và đầu tư xây dựng hệ thống thu thập thông tin về sự biến động thời tiết toàn cầu, thời tiết khu vực và từng vùng trong cả nước; xử lý thông tin để nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo phục vụ điều hành chỉ đạo, chỉ huy phòng ngừa lụt, bão;

2. Lập quy hoạch, tiêu chuẩn phòng, chống lụt, bão cho từng vùng để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch xây dựng công trình và phương án phòng, chống lụt, bão;

3. Lập kế hoạch củng cố, đầu tư xây dựng công trình phòng, chống lụt, bão; xây dựng, tu bổ, bảo vệ đê điều; giải phóng bãi sông; giải phóng và nạo vét lòng sông; bảo vệ và trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, dải cây chắn sóng, chắn gió, chắn cát ven sông, ven biển;

4. Quy hoạch hợp lý vùng dân cư, công trình cơ sở hạ tầng ở các khu vực thường chịu tác động của lụt, bão;

5. Xác định cơ cấu sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp phù hợp và thích nghi với lụt, bão theo đặc điểm của từng vùng;

6. ng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào công tác phòng ngừa lụt, bão;

7. Tuyên truyền, phổ biến trong nhân dân kiến thức, kinh nghiệm và pháp luật về phòng ngừa lụt, bão;

8. Định kỳ kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các kế hoạch phòng ngừa lụt, bão."

3. Điều 15 được sửa đổi, bổ sung:

"Điều 15

Việc quản lý, khai thác hồ chứa nước, trạm bơm, cống qua đê và các công trình khác có liên quan đến phòng, chống lụt, bão phải được thực hiện theo đúng quy trình vận hành của công trình đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt."

4. Điều 17 được sửa đổi, bổ sung:

"Điều 17

Các loại tàu, thuyền khi hoạt động trên biển, trên sông phải được trang bị hệ thống thông tin, tín hiệu, phương tiện cứu hộ người, cứu hộ tàu, thuyền.

Thuyền trưởng, thuyền viên và người làm nghề trên biển, trên sông phải tuân theo các quy định của pháp luật về hàng hải, pháp luật về đường thuỷ nội địa, quy chế báo bão, lũ và phải có kiến thức, kinh nghiệm về phòng, tránh để xử lý khi nhận được tin cảnh báo bão, lũ.

Chủ tàu, thuyền chịu trách nhiệm về trang thiết bị bảo đảm an toàn cho người, tàu, thuyền.

Thuyền trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra các trang thiết bị đảm bảo an toàn trước khi cho tàu, thuyền hoạt động."

5. Điều 20 được sửa đổi, bổ sung:

"Điều 20

Thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan dự báo lụt, bão; cơ quan ra quyết định cảnh báo, báo động lụt, bão và cơ quan ra quyết định về các biện pháp khẩn cấp chống lụt, bão được quy định như sau:

1. Tổng cục Khí tượng thuỷ văn dự báo mưa, lũ, bão, áp thấp nhiệt đới và nước biển dâng trong phạm vi cả nước;

2. Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão trung ương quyết định cảnh báo và biện pháp đối phó với lụt, bão trong phạm vi cả nước;

3. Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp với Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định cảnh báo và biện pháp đối phó với lụt, bão trong phạm vi quản lý của mình;

4. Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định cảnh báo, báo động và biện pháp đối phó với lụt, bão trong địa phương; đối với vùng sâu, vùng xa, trong trường hợp cần thiết Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão huyện có thể ra quyết định cảnh báo, báo động lụt, bão tại địa phương và phải báo cáo ngay với Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão cấp trên.

Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão xã, phường, thị trấn và các ngành ở địa phương tổ chức thực hiện cảnh báo, báo động và quyết định biện pháp đối phó với lụt, bão trong phạm vi quản lý của mình;

5. Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp đối phó với lụt, bão trong tình huống khẩn cấp.

Khi hết lụt, bão cơ quan nào ra quyết định cảnh báo, báo động lụt, bão, ra quyết định về các biện pháp đối phó với lụt, bão thì cơ quan ấy có trách nhiệm thông báo bãi bỏ quyết định của mình."

6. Điều 21 được sửa đổi, bổ sung:

"Điều 21

Việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện cho phòng, chống lụt, bão quy định như sau:

1. Trong tình huống khẩn cấp, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có quyền huy động lực lượng, vật tư, phương tiện của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào để cứu hộ người, cứu hộ công trình và tài sản bị lụt, bão uy hiếp, gây hư hại và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.

Lực lượng vũ trang có nhiệm vụ tham gia công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão; quân đội là lực lượng chủ lực trong công tác này.

Tổ chức, cá nhân được huy động phải chấp hành các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

2. Vật tư, phương tiện được huy động theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được hoàn trả sau khi sử dụng, nếu bị thiệt hại thì được bồi thường theo quy định của pháp luật; người bị thương, bị thiệt hại tính mạng trong khi tham gia phòng, chống lụt, bão được xét hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại các điều 28, 29, 30 và 31 của Pháp lệnh nghĩa vụ lao động công ích;

3. Trong trường hợp đê điều, công trình phòng, chống lụt, bão hoặc công trình liên quan đến phòng, chống lụt, bão đang bị sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố thì chính quyền địa phương phải huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để bảo vệ và cứu hộ theo quy định tại Điều 51 của Luật tài nguyên nước, đồng thời báo cáo cơ quan quản lý công trình và chính quyền cấp trên;

4. Thẩm quyền quyết định huy động lao động nghĩa vụ công ích trong tình huống khẩn cấp về lụt, bão được thực hiện theo Điều 24 của Pháp lệnh nghĩa vụ lao động công ích."

7. Điều 22 được sửa đổi, bổ sung:

"Điều 22

Việc phân lũ, chậm lũ trong tình huống khẩn cấp được quy định như sau:

1. Trong tình huống khẩn cấp, khi hệ thống đê điều bị uy hiếp nghiêm trọng, Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp phân lũ, chậm lũ có liên quan đến hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên theo phương án đã được Chính phủ phê duyệt; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định biện pháp phân lũ, chậm lũ có liên quan đến bảo vệ an toàn cho đê điều chống lũ trong phạm vi địa phương theo phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

2. Chính phủ quy định cụ thể các tình huống khẩn cấp cần phân lũ, chậm lũ; các biện pháp di dân an toàn, bảo đảm sản xuất và đời sống nhân dân, khắc phục hậu quả ngập lụt, trợ cấp cho nhân dân vùng bị ảnh hưởng phân lũ, chậm lũ."

8. Điều 26 được sửa đổi, bổ sung:

"Điều 26

Chính phủ quyết định và chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc khắc phục hậu quả lụt, bão.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc khắc phục hậu quả lụt, bão.

Việc khắc phục hậu quả lụt, bão ở địa phương nào do Uỷ ban nhân dân địa phương đó tổ chức và chỉ đạo thực hiện; trường hợp vượt quá khả năng của địa phương thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phải báo cáo kịp thời với cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan phòng, chống lụt, bão cấp trên."

9. Điều 28 được sửa đổi, bổ sung:

"Điều 28

Khi lụt, bão xảy ra, Uỷ ban nhân dân các cấp được sử dụng nguồn tài chính phòng, chống lụt, bão quy định tại Điều 27 của Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão để khắc phục hậu quả lụt, bão; trường hợp vượt quá khả năng của địa phương thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ."

10. Điều 29 được sửa đổi, bổ sung:

"Điều 29

Nguồn tài chính phòng, chống lụt, bão được sử dụng cho các công việc sau đây:

1. Cứu hộ người và tài sản, cứu hộ công trình bị sự cố do lụt, bão gây ra;

2. Quy hoạch, xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình phòng, chống lụt, bão; trang bị phương tiện kỹ thuật cho công tác dự báo, cảnh báo và chỉ đạo, chỉ huy về phòng, chống lụt, bão;

3. Hoạt động chỉ đạo, chỉ huy, tuyên truyền, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ về phòng, chống lụt, bão;

4. Khắc phục hậu quả lụt, bão."

11. Điều 30 được sửa đổi, bổ sung:

"Điều 30

Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích ngân sách nhà nước và các quỹ cho công tác phòng, chống lụt, bão.

Uỷ ban nhân dân các cấp chủ trì, phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các cơ quan liên quan có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và phân phối kịp thời, đúng đối tượng các khoản cứu trợ trong nước, ngoài nước cho tổ chức, cá nhân nơi xảy ra lụt, bão.

Khi tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước trực tiếp cứu trợ cho các đối tượng bị thiệt hại do lụt, bão gây ra thì tổ chức, cá nhân đó cần phải thông báo cho chính quyền địa phương biết."

12. Điều 32 được sửa đổi, bổ sung:

"Điều 32

Nội dung quản lý nhà nước về công tác phòng, chống lụt, bão bao gồm:

1. Lập quy hoạch, kế hoạch và chỉ đạo thực hiện việc dự báo, phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão;

2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về dự báo, phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão;

3. Xây dựng, tu bổ, quản lý, bảo vệ các công trình phòng, chống lụt, bão và các công trình có liên quan đến phòng, chống lụt, bão;

4. Tổ chức việc thu thập và xử lý thông tin có liên quan đến lụt, bão;

5. Quản lý các nguồn tài chính về phòng, chống lụt, bão;

6. Tổ chức việc nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong việc dự báo, phòng, chống lụt, bão; bồi dưỡng nghiệp vụ cho người làm công tác dự báo, làm công tác phòng, chống lụt, bão;

7. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm và pháp luật về phòng, chống lụt, bão;

8. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về dự báo, phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão; giải quyết khiếu nại, tố cáo về dự báo, phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão;

9. Chỉ đạo việc thực hiện quan hệ quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão."

13. Điều 33 được sửa đổi, bổ sung:

"Điều 33

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác phòng, chống lụt, bão.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ giúp Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống lụt, bão.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống lụt, bão theo sự phân công của Chính phủ.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống lụt, bão trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.

Chính phủ quy định cụ thể việc phân công trách nhiệm, phân cấp quản lý nhà nước về công tác phòng, chống lụt, bão."

14. Điều 34 được sửa đổi, bổ sung:

"Điều 34

1. Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão trung ương do Thủ tướng Chính phủ thành lập.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão trung ương.

Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão trung ương do Thủ tướng Chính phủ quy định.

2. Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thành lập, có nhiệm vụ giúp bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống lụt, bão trong phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

3. Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão các cấp ở địa phương do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp thành lập, có nhiệm vụ giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp tổ chức thực hiện công tác phòng, chống lụt, bão trong phạm vi địa phương."

15. Điều 35 được sửa đổi, bổ sung:

"Điều 35

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thanh tra về công tác phòng, chống lụt, bão theo quy định của pháp luật."

16. Điều 36 được sửa đổi, bổ sung:

"Điều 36

Việc khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân trong công tác phòng, chống lụt, bão được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo."

 

Điều 2

Chính phủ sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão đã ban hành cho phù hợp với Pháp lệnh này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No: 27/2000/PL-UBTVQH10
Hanoi, August 24, 2000
 
ORDINANCE
AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF THE ORDINANCE ON FLOOD AND STORM PREVENTION AND FIGHT
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
Pursuant to the Law on Water Resources;
Pursuant to the Resolution of the Xth National Assembly at its sixth session on the 2000 law and ordinance-making program;
This Ordinance amends and supplements a number of articles of the Ordinance on Flood and Storm Prevention and Fight which was passed by the National Assembly Standing Committee on March 8, 1993.
Article 1.- To amend and supplement a number of articles of the Ordinance on Flood and Storm Prevention and Fight as follows:
1. Article 3 is amended and supplemented as follows:
"Article 3.- The State shall exercise the unified management over the flood and storm prevention and fight nationwide.
In the flood and storm prevention and fight, there must be plans and measures to actively prevent, fight, avert and adapt to floods and storms, depending on the characteristics of each area; to alleviate and limit harms caused by floods and storms; to combine the national interests with local ones; to combine modern sciences and technologies with the people�s traditional experiences in a manner suited to the practical conditions."
2. Article 10 is amended and supplemented as follows:
"Article 10.-The long-term flood and storm prevention and fight includes:
1. To organize and invest in building a system to gather information on fluctuations in the global weather, the regional weather and the weather in each region of the country; to process such information in order to improve the forecast and warning quality in service of the direction and command of the flood and storm prevention and fight;
2. To elaborate the flood and storm prevention and fight plannings and norms for each region as the basis for preparing plans on the construction of flood and storm prevention and fight projects as well as flood and storm prevention and fight plans;
3. To make plans on reinforcement and investment in the construction of flood and storm prevention and fight projects, on dyke construction, repair and protection; clearance of river banks; clearance and dredge of river beds; protection and planting of waterhead protection forests as well as wave-, wind- and sand-shielding tree lines along the river banks and coasts;
4. To rationally arrange the population areas and infrastructures in areas prone to floods and storms;
5. To determine the agricultural production and fishery structures suited and adaptable to floods and storms, depending on the characteristics of each region;
6. To apply scientific and technological advances to the flood and storm prevention and fight;
7. To propagate and disseminate among the population knowledge and experiences on flood and storm prevention and fight;
8. To periodically inspect and evaluate the flood and storm prevention and fight plans."
3. Article 15 is amended and supplemented as follows:
"Article 15.- The management and exploitation of water reservoirs, pumping stations, dyke culverts and other constructions related to flood and storm prevention and fight must comply with the operation process of these constructions already approved by the competent State management bodies."
4. Article 17 is amended and supplemented as follows:
"Article 17.- When operating on rivers and sea, boats and ships of all kinds must be equipped with the communication and signaling system, rescue and salvage means.
Captains, crew members and people working on sea and/or rivers must abide by the law provisions on maritime and inland waterways as well as storm and flood forecast and warning regulations, must have knowledge and experiences on flood and storm prevention and aversion so that they can know what to do when receiving flood and/or storm warnings.
Ship or boat owners shall be responsible for facilities and equipment ensuring safety for people, ships and boats.
Ship captains shall be responsible for checking safety facilities and equipment before operating their ships or boats."
5. Article 20 is amended and supplemented as follows:
"Article 20.- The competence and responsibilities of the flood and storm forecasting agencies, agencies that issue flood and storm warning and alarming decisions and agencies that issue decisions on urgent measures against floods and storms are stipulated as follows:
1. The General Department of Meteorology and Hydrology shall issue forecasts on rains, floods, storms, tropical low pressures and tidal rises throughout the country;
2. The Central Steering Committee for Flood and Storm Prevention and Fight shall decide on warnings and measures to cope with floods and storms throughout the country;
3. The flood and storm prevention and fight commanding committees of the agencies, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government shall coordinate with the flood and storm prevention and fight commanding committees of the provinces and centrally-run cities in deciding on warnings and measures to cope with floods and storms within the scope of their management;
4. The flood and storm prevention and fight commanding committees of the provinces and centrally-run cities shall decide on warnings, alarmings and measures to cope with floods and storms in their respective localities; for remote and deep-lying areas, the district flood and storm prevention and fight commanding committees may, in case of necessity, issue decision on flood and storm warnings and alarmings in the localities and must immediately report such to the superior flood and storm prevention and fight commanding committees;
The flood and storm prevention and fight commanding committees of the districts, provincial towns or cities, the flood and storm prevention and fight commanding committees of the communes, wards and townships as well as the local branches shall issue warnings and alarmings and decide measures to cope with floods and storms within the scope of their management;
5. The Prime Minister shall decide on measures to cope with floods and storms in emergency cases.
When the floods or storms disappear, the agencies that have issued flood and/or storm warning and/or alarming decisions and measures to cope with such floods and/or storms shall have to issue notices on canceling their decisions."
6. Article 21 is amended and supplemented as follows:
"Article 21.-The mobilization of various forces, supplies and means for flood and storm prevention and fight are stipulated as follows:
1. In emergency cases, the Prime Minister and the presidents of the People’s Committees of all levels may mobilize all forces, supplies and means of any organizations and individuals to rescue people, projects and properties threatened or damaged by floods and storms and shall take responsibility for their decisions.
The armed forces shall have to take part in flood and storm prevention and fight as well as the overcoming of their consequences; the army shall be the core force in this work.
The mobilized organizations and individuals must abide by decisions of the competent State bodies.
2. Supplies and means mobilized by decisions of the competent State bodies shall be returned to their owners, if they are damaged, compensation shall be paid therefor according to law provisions; people who are injured or die while participating in the flood and storm prevention and fight shall be considered for entitlement to regimes and polices prescribed in Articles 28, 29, 30 and 31 of the Ordinance on Public Labor Obligations;
3. In cases where flood and storm control dykes or projects and flood and storm control-related projects are struck with incidents or threatened by imminent incidents, the local administrations must mobilize forces, supplies and means to protect and rescue them as provided for in Article 51 of the Law on Water Resources and at the same time report such to the agencies that manage such projects and the higher-level administrations;
4. The competence to decide on mobilizing obligatory public labor in urgent flood and storm circumstances shall comply with Article 24 of the Ordinance on Public Labor Obligations."
7. Article 22 is amended and supplemented as follows:
"Article 22.-The flood diversion and slowdown in emergency cases are stipulated as follows:
1. In emergency cases, when the dyke system is seriously threatened, the Prime Minister may decide on flood diversion and slowdown measures which concern two or more provinces or centrally-run cities, according to the plan already approved by the Government; the presidents of the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities may decide on flood diversion and slowdown measures that relate to the safe protection of anti-flood dykes within their respective localities according to the plans already approved by the Prime Minister;
2. The Government shall specify emergency circumstances where flood diversion and slowdown are required; measures to evacuate people safely, ensure their life and production, and provide support for people in the areas affected by flood diversion and slowdown."
8. Article 26 is amended and supplemented as follows:
"Article 26.- The Government shall decide and direct the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government and the People’s Committees of all levels to overcome flood and storm consequences.
The ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government shall, within the ambit of their tasks and powers, have to organize the overcoming of flood and storm consequences.
The overcoming of flood and storm consequences in localities shall be organized and directed by the People�s Committees of such localities; where it is beyond the capability of localities, the presidents of the People’s Committees shall have to promptly report such to the superior State management agencies and flood and storm prevention and fight agencies."
9. Article 28 is amended and supplemented as follows:
"Article 28.- When floods and/or storms occur, the People’s Committees of all levels may use the financial sources for flood and storm prevention and fight prescribed in Article 27 of the Ordinance on Flood and Storm Prevention and Fight to overcome the flood and storm consequences; in cases where these sources are not enough, the presidents of the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities shall report such to the Prime Minister for consideration and support."
10. Article 29 is amended and supplemented as follows:
"Article 29.- The financial sources for flood and storm prevention and fight shall be used for the following tasks:
1. Rescuing people and property, rescuing projects struck with incidents caused by floods or storms;
2. Planning, building, repairing and upgrading flood and storm prevention and fight projects; providing technical equipment and facilities for the flood and storm warning, alarming as well as the flood and storm prevention and fight direction and command;
3. Directing, commanding, propagating, educating and training activities, scientific and technological research and application in the flood and storm prevention and fight;
4. Overcoming flood and storm consequences."
11. Article 30 is amended and supplemented as follows:
"Article 30.-The People’s Committees of all levels shall, within the ambit of their tasks and powers, have to closely manage and use for the right purposes the State budget allocations and funds for the work of flood and storm prevention and fight.
The People’s Committees of all levels shall assume the prime responsibility and coordinate with the Vietnam Fatherland Front Committees of the same level as well as the concerned agencies in organizing the receipt of foreign and domestic reliefs and distributing them in time to the right organizations and individuals in the flood and/or storm-stricken areas.
When foreign or domestic organizations and individuals directly provide reliefs to flood and/or storm victims, they must notify the local administrations thereof."
12. Article 32 is amended and supplemented as follows:
"Article 32.-The contents of State management over the flood and storm prevention and fight work shall include:
1. Elaborating plannings and plans and directing the flood and storm forecast, prevention and fight and the overcoming of their consequences;
2. Promulgating and organizing the implementation of legal documents on flood and storm forecast, prevention and fight and the overcoming of their consequences;
3. Constructing, repairing, managing and protecting flood and storm prevention and fight projects as well as projects related thereto;
4. Organizing the collection and processing of flood and storm-related information;
5. Managing financial sources for flood and storm prevention and fight;
6. Organizing research and application of scientific and technological advances to the flood and storm forecast, prevention and fight; professional fostering of flood and storm forecast, prevention and fight workers;
7. Propagating and disseminating knowledge, experiences and legislation on flood and storm prevention and fight;
8. Supervising and inspecting the observance of legislation on flood and storm forecast, prevention and fight and the overcoming of their consequences; settling complaints and denunciations about the flood and storm forecast, prevention and fight and the overcoming of their consequences;
9. Directing the international cooperation in the field of flood and storm prevention and fight."
13. Article 33 is amended and supplemented as follows:
"Article 33.-
1. The Government shall exercise the unified State management over the flood and storm prevention and fight.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility and coordinate with the ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government in assisting the Government in exercising State management over the flood and storm prevention and fight.
3. The ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government shall have to exercise State management over the flood and storm prevention and fight according to the assignment by the Government.
4. The People’s Committees of all levels shall exercise State management over the flood and storm prevention and fight in their respective localities according to the assignment by the Government.
The Government shall specify the responsibility division and State management assignment regarding the flood and storm prevention and fight."
14. Article 34 is amended and supplemented as follows:
"Article 34.-
1. The Central Steering Committee for Flood and Storm Prevention and Fight shall be set up by the Prime Minister.
The Ministry of Agriculture and Rural Development shall act as the standing body of the Central Steering Committee for Flood and Storm Prevention and Fight.
The organization, tasks and powers of the Central Steering Committee for Flood and Storm Prevention and Fight shall be defined by the Prime Minister.
2. The flood and storm prevention and fight commanding committees of the ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government shall be set up by the ministers, the heads of the ministerial-level agencies or the heads of the agencies attached to the Government and have the task of assisting the ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government in discharging the flood and storm prevention and fight work within the scope of their respective management.
3. The flood and storm prevention and fight commanding committees of various local levels shall be set up by the presidents of the People’s Committees of these levels and have the task of assisting the People’s Committees of the same level in organizing the flood and storm prevention and fight in their respective localities."
15. Article 35 is amended and supplemented as follows:
"Article 35.- The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government and the People’s Committees of all levels shall, within the ambit of their respective tasks and powers, have to organize the inspection of the flood and storm prevention and fight in accordance with the provisions of law."
16.- Article 36 is amended and supplemented as follows:
"Article 36.- The making of complaints and denunciations about law-breaking acts committed by organizations and/or individuals in the flood and storm prevention and fight shall comply with the legislation on complaints and denunciations."
Article 2.-The Government shall amend and supplement the already-promulgated documents detailing the implementation of the Ordinance on Flood and Storm Prevention and Fight to make them comply with this Ordinance.
 

 
ON BEHALF OF THE NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE
CHAIRMAN




Nong Duc Manh

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Ordinance 27/2000/PL-UBTVQH10 DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe