Pháp lệnh Đê điều năm 2000

thuộc tính Pháp lệnh 26/2000/PL-UBTVQH10

Pháp lệnh Đê điều số 26/2000/PL-UBTVQH10
Cơ quan ban hành: Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:26/2000/PL-UBTVQH10
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Pháp lệnh
Người ký:Nông Đức Mạnh
Ngày ban hành:24/08/2000
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lĩnh vực khác

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Pháp lệnh 26/2000/PL-UBTVQH10

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
*****

Số: 26/2000/PL-UBTVQH10

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Hà Nội, ngày 24 tháng 08 năm 2000

PHÁP LỆNH

VỀ ĐÊ ĐIỀU

Đê điều là công trình quan trọng được nhân dân ta xây dựng, giữ gìn, tu bổ qua nhiều thế hệ nhằm ngăn nước lũ, nước biển, bảo vệ tính mạng của nhân dân, bảo vệ sản xuất, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tập thể và cá nhân;

Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân trong việc xây dựng, tu bổ, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê;

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

Căn cứ vào Luật tài nguyên nước;

Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 6 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2000;

Pháp lệnh này quy định về đê điều.

Chương 1
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1
1. Pháp lệnh này quy định việc xây dựng, tu bổ, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê.
2. Đê điều quy định trong Pháp lệnh này bao gồm:
a) Đê ngăn nước lũ, nước biển;
b) Kè bảo vệ đê;
c) Cống tưới, tiêu qua đê;
d) Công trình phụ trợ khác.
Điều 2
1. Nhà nước thống nhất quản lý các loại đê điều được xây dựng bằng mọi nguồn vốn.
2. Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng, tu bổ đê điều; có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư dưới nhiều hình thức, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào việc xây dựng, tu bổ, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê.
Điều 3
Căn cứ tầm quan trọng về kinh tế - xã hội, yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh của từng vùng được tuyến đê bảo vệ khỏi bị ngập lụt, đê được phân thành cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV.
Chính phủ quy định tiêu chuẩn cấp đê và phê duyệt cấp của từng tuyến đê.
Điều 4
Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, động viên nhân dân thực hiện pháp luật về đê điều.
Điều 5
Nghiêm cấm mọi hành vi phá hoại, gây tổn hại cho đê điều.
Chương 2
XÂY DỰNG VÀ TU BỔ ĐÊ ĐIỀU
Điều 6
Việc xây dựng mới hoặc tu bổ đê điều phải theo quy hoạch đê điều được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tuân theo các quy định của pháp luật về quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật về xây dựng và bảo vệ đê điều.
Điều 7
1. Việc xây dựng, tu bổ đê điều thường xuyên được ưu tiên sử dụng lao động nghĩa vụ công ích theo quy định của pháp luật.
2. Trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất, cho phép khai thác đất để xây dựng, tu bổ, nâng cấp đê điều thì người bị thu hồi đất, bị khai thác đất được đền bù hoặc hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
Điều 8
Kinh phí xây dựng, tu bổ đê điều được Nhà nước ưu tiên đầu tư.
Chính phủ quy định kinh phí xây dựng, tu bổ đê điều cho mỗi cấp đê.
Chương 3
BẢO VỆ VÀ SỬ DỤNG ĐÊ ĐIỀU
Điều 9
Phạm vi bảo vệ đê điều bao gồm đê điều và vùng phụ cận có ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của đê điều.
Việc quy định vùng phụ cận phải căn cứ vào cấp đê, đặc điểm kỹ thuật công trình đê điều và yêu cầu của việc bảo vệ đê điều và cứu hộ đê.
Chính phủ quy định vùng phụ cận của đê điều.
Điều 10
Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ bảo vệ đê điều.
Người nào phát hiện hành vi gây tổn hại hoặc đe dọa đến an toàn của đê điều, các hư hại đê điều do thiên tai gây ra phải kịp thời ngăn chặn và báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc nhân viên quản lý đê điều.
Điều 11
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác; đào ao, giếng và nạo vét luồng lạch trong phạm vi bảo vệ đê điều;
2. Vận hành công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều trái quy trình, quy phạm kỹ thuật đã được quy định;
3. Xây dựng công trình, nhà cửa trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông, trừ công trình chuyên dùng được phép xây dựng phục vụ phòng, chống lụt, bão, giao thông, quốc phòng, an ninh và công trình đặc biệt khác;
4. Đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông; để vật liệu trên đê, trừ vật liệu dự trữ phòng, chống lụt, bão;
5. Nổ phá gây nguy hại đến an toàn đê điều, trừ trường hợp nổ phá để phân lũ, chậm lũ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định;
6. Sử dụng xe cơ giới đi trên đê vượt quá tải trọng cho phép của đê và cống qua đê; sử dụng xe cơ giới có 4 bánh trở lên đi trên đê khi đê có sự cố hoặc có biển cấm khi lũ vượt quá mức báo động số 3, trừ xe kiểm tra đê, xe hộ đê được cơ quan nhà nước có thẩm quyền huy động hoặc cấp phép và những xe có yêu cầu đặc biệt về an ninh, quốc phòng, cứu thương, cứu hỏa;
7. Cuốc giẫy cỏ, chất đống rơm rạ, củi rác ở đê;
8. Các hành vi khác ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn của đê điều và thoát lũ nhanh, trừ những hoạt động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này.
Điều 12
Trong trường hợp đặc biệt, tổ chức, cá nhân cần tiến hành một trong các hoạt động sau đây phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép:
1. Cắt xẻ đê để xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều;
2. Khoan thăm dò trong phạm vi bảo vệ đê điều;
3. Xây dựng công trình chuyên dùng phục vụ phòng, chống lụt, bão, giao thông, quốc phòng, an ninh và công trình đặc biệt khác trong phạm vi bảo vệ đê điều;
4. Sử dụng đê, kè, cống làm nơi neo đậu tàu, thuyền, bè mảng, để vật liệu tạm thời;
5. Các hoạt động gây chấn động liên quan đến an toàn đê điều.
Điều 13
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép cho các hoạt động quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 12 của Pháp lệnh này đối với đê từ cấp III đến cấp đặc biệt.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp phép cho các hoạt động quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này đối với đê cấp IV và tại khoản 4 Điều 12 của Pháp lệnh này đối với đê từ cấp III đến cấp đặc biệt.
Điều 14
Việc cấp phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình, nạo vét luồng lạch hoặc khai thác cát, sỏi không thuộc phạm vi bảo vệ đê điều nhưng có ảnh hưởng đến an toàn đê điều, thoát lũ phải được thỏa thuận bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với đê từ cấp III đến cấp đặc biệt, của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với đê cấp IV.
Điều 15
Việc cải tạo đê để kết hợp làm đường giao thông phải bảo đảm an toàn đê điều.
Tổ chức, cá nhân cải tạo đê để kết hợp làm đường giao thông phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với đê từ cấp III đến cấp đặc biệt, của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với đê cấp IV.
Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác mặt đê đã cải tạo để kết hợp làm đường giao thông có trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa mặt đê đó; việc bảo dưỡng, sửa chữa phải tuân theo tiêu chuẩn kỹ thuật về đê điều và giao thông.
Điều 16
1. Mái đê, cơ đê phải trồng cỏ hoặc áp dụng biện pháp khác để chống xói mòn.
2. Đất trong vùng phụ cận của đê điều chỉ được trồng cây chắn sóng, lúa và cây ngắn ngày.
Việc khai thác cây chắn sóng phải theo sự hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về đê điều.
Điều 17
Việc bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh trong phạm vi bảo vệ đê điều thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh, đồng thời phải phù hợp với những quy định của Pháp lệnh này và những quy định khác của pháp luật về đê điều.
Điều 18
1. Nhà cửa, công trình hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông, lòng sông trước ngày Pháp lệnh này có hiệu lực, trừ công trình chuyên dùng phục vụ phòng, chống lụt, bão, giao thông, quốc phòng, an ninh và công trình đặc biệt khác được xử lý theo nguyên tắc sau:
a) Nhà cửa, công trình ở mặt đê, mái đê, cơ đê và trong phạm vi 5m kể từ chân đê hiện tại đối với mọi cấp đê đều phải di dời;
b) Nhà cửa, công trình từ vị trí cách chân đê hiện tại 5m đến hết phạm vi bảo vệ đê điều được tiếp tục sử dụng nhưng không được mở rộng; chủ sở hữu, người sử dụng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đê điều; trường hợp xây dựng sau ngày công bố Pháp lệnh về đê điều năm 1989 mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì căn cứ vào mức độ vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật;
c) Nhà cửa, công trình ở bãi sông, lòng sông mà không gây ảnh hưởng trực tiếp đến thoát lũ thì được tiếp tục sử dụng; trường hợp gây ảnh hưởng trực tiếp đến thoát lũ thì phải di dời; trường hợp gây ảnh hưởng trực tiếp đến thoát lũ nhanh thì phải di dời trước. Việc di dời nhà cửa, công trình được thực hiện theo kế hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Chủ sở hữu, người sử dụng nhà cửa, công trình phải di dời được xem xét đền bù thiệt hại hoặc hỗ trợ kinh phí theo quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định việc thực hiện Điều này.
Điều 19
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan để quy định thống nhất mẫu các loại biển báo về đê điều.
Điều 20
1. Lực lượng chuyên trách quản lý đê điều thuộc biên chế nhà nước do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý có trách nhiệm trực tiếp quản lý đê điều.
Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và sắc phục của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều do Chính phủ quy định.
2. Nhà nước khuyến khích các địa phương tổ chức lực lượng nhân dân quản lý đê điều không thuộc biên chế nhà nước nhằm tăng cường quản lý, bảo vệ đê điều tại địa phương.
Tổ chức, nhiệm vụ và chế độ thù lao cho lực lượng này do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định.
Chương 4
HỘ ĐÊ
Điều 21
1. Việc hộ đê phải được tiến hành thường xuyên trong mùa lũ, bão và phải cứu hộ kịp thời khi đê điều bị lũ, bão uy hiếp hoặc có nguy cơ bị uy hiếp.
2. Việc cứu hộ các công trình liên quan đến an toàn của đê được coi như cứu hộ đê.
Điều 22
1. Chính phủ quyết định và chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện việc hộ đê, cứu hộ đê để bảo đảm an toàn đê điều.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm giúp Chính phủ chỉ đạo công tác hộ đê, cứu hộ đê.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm lập và thực hiện phương án cứu hộ công trình có liên quan đến an toàn của đê thuộc phạm vi quản lý của mình và tham gia thực hiện cứu hộ đê cho địa phương theo quyết định huy động của Chính phủ.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc hộ đê, cứu hộ đê để bảo đảm an toàn đê điều theo tiêu chuẩn thiết kế.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt các phương án hộ đê, cứu hộ đê trong địa phương; kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện phương án đó.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ tổ chức thực hiện phương án hộ đê, cứu hộ đê đã được phê duyệt.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ tổ chức thực hiện cứu hộ đê cho địa phương khác theo lệnh huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 23
1. Việc chỉ đạo, chỉ huy hộ đê, cứu hộ đê của Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão trung ương, Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cấp ở địa phương thực hiện theo quy định của Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão.
2. Quân đội có trách nhiệm hộ đê, cứu hộ đê và là lực lượng chủ lực trong công tác này.
Điều 24
1. Trong tình huống khẩn cấp, khi hệ thống đê bị uy hiếp nghiêm trọng, Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp phân lũ, chậm lũ có liên quan đến hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên theo phương án đã được Chính phủ phê duyệt; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định biện pháp phân lũ, chậm lũ có liên quan đến bảo vệ an toàn cho đê điều chống lũ trong phạm vi địa phương theo phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Chính phủ quy định cụ thể các tình huống khẩn cấp cần phân lũ, chậm lũ; các biện pháp di dân an toàn, bảo đảm sản xuất và đời sống của nhân dân, khắc phục hậu quả ngập lụt, trợ cấp cho nhân dân vùng bị ảnh hưởng phân lũ, chậm lũ.
Điều 25
1. Trong trường hợp đê điều, công trình có liên quan đến an toàn đê điều xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp theo thẩm quyền phải huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để bảo vệ, cứu hộ; quyết định và tổ chức thực hiện việc di chuyển dân ra khỏi vùng nguy hiểm để bảo đảm an toàn.
2. Tổ chức, cá nhân được huy động phải chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vật tư, phương tiện được huy động phải hoàn trả sau khi sử dụng, nếu bị thiệt hại thì được bồi thường theo quy định của pháp luật. Người bị thương, bị thiệt hại tính mạng trong khi tham gia hộ đê, cứu hộ đê được xét hưởng chế độ, chính sách quy định tại các điều 28, 29, 30 và 31 của Pháp lệnh nghĩa vụ lao động công ích.
Chương 5
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÊ ĐIỀU
Điều 26
Nội dung quản lý nhà nước về đê điều bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện điều tra cơ bản, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về xây dựng, tu bổ, quản lý, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê, cứu hộ đê;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn về xây dựng, tu bổ, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê, cứu hộ đê;
3. Quyết định biện pháp xử lý trong trường hợp đê điều có sự cố xảy ra hoặc có nguy cơ bị uy hiếp;
4. Cấp, thu hồi giấy phép về các hoạt động phải có phép trong phạm vi bảo vệ đê điều;
5. Tổ chức việc thu thập và quản lý các thông tin, tư liệu về hệ thống đê điều và công trình có liên quan tới an toàn đê điều;
6. Đầu tư và tổ chức việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào việc xây dựng, tu bổ, bảo vệ, sử dụng đê điều, hộ đê, cứu hộ đê; đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ cho những người làm công tác đê điều;
7. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức, kinh nghiệm về quản lý, bảo vệ đê điều cho cộng đồng;
8. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về đê điều; giải quyết khiếu nại, tố cáo về đê điều;
9. Chỉ đạo việc thực hiện quan hệ quốc tế trong lĩnh vực đê điều.
Điều 27
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đê điều.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về đê điều.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện việc quản lý nhà nước về đê điều theo sự phân công của Chính phủ.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về đê điều trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.
Chính phủ quy định cụ thể việc phân công trách nhiệm, phân cấp quản lý nhà nước về đê điều.
Điều 28
Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn đê điều trong phạm vi địa phương theo tiêu chuẩn thiết kế.
Điều 29
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc tu bổ, quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê, cứu hộ đê; xử lý các vi phạm pháp luật về đê điều theo thẩm quyền.
Điều 30
Thanh tra về đê điều là thanh tra chuyên ngành, thuộc hệ thống thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước, có nhiệm vụ:
1. Thanh tra việc thực hiện pháp luật về đê điều;
2. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về đê điều.
Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành về đê điều.
Chương 6
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 31
Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng, tu bổ, bảo vệ đê điều và hộ đê, cứu hộ đê được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 32
1. Người nào có hành vi phá hoại đê điều, khoan, đào, xẻ, sử dụng đê điều trái phép hoặc vi phạm các quy định khác của Pháp lệnh này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm hoặc bao che cho người khác vi phạm pháp luật về đê điều; thiếu trách nhiệm trong việc thi hành pháp luật về đê điều thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương 7
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 33
Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2001.
Pháp lệnh này thay thế Pháp lệnh về đê điều ngày 09 tháng 11 năm 1989.
Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Điều 34 Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.

 

Nông Đức Mạnh

(đã ký)

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No: 26/2000/PL-UBTVQH10
Hanoi, August 24, 2000
ORDINANCE
ON DYKES
Dykes are important works which have been built, conserved, repaired by our people through many generations in order to prevent flood water and sea water, safeguard the people�s lives, production and properties of the State, collectives and individuals.
In order to enhance the State management effect and to raise the responsibilities of the administration of all levels, State agencies, economic organizations, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, people�s armed force units and all individuals in the construction, repair, protection, use and maintenance of dykes.
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
Pursuant to the Law on Water Resources;
Pursuant to the Resolution of the Xth National Assembly, sixth session, on the 2000 law- and ordinance-making program;
This Ordinance provides for dykes.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.-
1. This Ordinance provides for the construction, repair, protection, use and maintenance of dykes.
2. Dykes prescribed in this Ordinance include:
a/ Flood or sea water-preventing dykes;
b/ Dyke-protecting embankments;
c/ Dyke-crossing water supply and drainage sluices;
d/ Other support structures.
Article 2.-
1. The State exercises unified management over all kinds of dyke constructed with capital of any source.
2. The State gives priority to investment in the dyke construction and repair; adopts policies to encourage organizations and individuals in the country, overseas Vietnamese, foreign organizations and individuals to make investment in various forms, apply scientific and technological advances in the dyke construction, repair, protection, use and maintenance.
Article 3.- Depending on the socio-economic importance, the defense and security requirements of each region which is protected by dykes from flooding, dykes are classified into special grade, grade I, grade II, grade III and grade IV .
The Government shall define criteria for different dyke grades and approve the grade of each dyke section.
Article 4.- State agencies, economic organizations, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, people’s armed force units and all individuals shall have to implement the provisions of this Ordinance and other relevant law provisions.
The Vietnam Fatherland Front Committee and the Front’s member organizations shall, within the scope of their tasks and powers, propagate, educate and mobilize the population to implement the dyke legislation.
Article 5.- All acts of sabotaging and damaging dykes are strictly forbidden.
Chapter II
DYKE CONSTRUCTION AND REPAIR
Article 6.- The new construction or repair of dykes must conform to the dyke planning already approved by the competent State bodies as well as law provisions on the processes, rules and technical standards for dyke construction and protection.
Article 7.-
1. The regular dyke construction and repair shall be given priority in using obligatory public labor according to law provisions.
2. Where the State recovers land or permits the exploitation of land for the purpose of dyke construction, repair and/or upgrading, persons whose land is recovered or exploited shall be entitled to compensation or support therefor according to law provisions.
Article 8.- The dyke construction and repair shall be supplied with investment priority by the State.
The Government shall stipulate the dyke construc-tion and repair expenditure for each grade of dyke
Chapter III
DYKE PROTECTION AND USE
Article 9.- The dyke protection limit shall cover dykes and adjacent areas that directly affect the safety of dykes.
The determination of adjacent areas must be based on the dyke grade, technical characteristics of dyke constructions as well as the requirements of dyke protection and salvage.
The Government shall stipulate adjacent areas of dykes.
Article 10.- Organizations and individuals shall be obliged to protect dykes.
Those who detect acts of damaging or threatening the safety of dykes or any dyke damage caused by natural calamities shall have to promptly stop such acts or damage and immediately notify the local administration or dyke reeves thereof.
Article 11.- The following acts are strictly forbidden:
1. Exploiting soil, rock, sand, gravel or other minerals; digging ponds, wells and dredging watercourses within the dyke protection limit;
2. Operating works within the dyke protection limit at variance with the prescribed technical process and rules;
3. Building works, houses within the dyke protection limit, at river sandbanks, river beds, except special-use works permitted for construction in service of flood and storm prevention and combat, communications, defense, security and other special works;
4. Discharging waste matters into the dyke protection limit, river sandbanks, river beds; storing materials on dykes, except materials reserved for flood and storm prevention and combat;
5. Setting off explosions detrimental to the safety of dykes, except explosions for the purpose of flood diversion or slowdown, which are decided by the competent State bodies.
6. Driving on dykes motor vehicles of a weight exceeding the permissible load of such dykes and dyke-crossing sluices; driving motor vehicles with four or more wheels on dykes which are being hit with incidents or put up with prohibition signs when the floods rise higher than alarm level 3, except dyke-inspecting vehicles, dyke-salvaging vehicles which are mobilized or permitted by the competent State bodies and vehicles with special security, defense, first aid or fire fighting requirements.
7. Hoeing weeds, heaping up rice straws, firewood or garbage on dykes.
8. Other acts that directly affect the safety of dykes and the quick flood drainage, except activities permitted by the competent State bodies prescribed in Article 12 of this Ordinance.
Article 12.- In special cases, organizations and individuals that wish to carry out one of the following activities must obtain permission from the competent State bodies:
1. Cutting dykes for construction of works within the dyke protection limit;
2. Conducting exploratory drills within the dyke protection limit.
3. Building special-use works in service of flood and storm prevention and fight, communications, defense, security and other special works within the dyke protection limit;
4. Using dykes, embankments and sluices for mooring of ships, boats, rafts, or for temporary storage of materials;
5. Activities that produce vibrations affecting the safety of dykes.
Article 13.-
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall issue permits for activities specified in Clauses 1, 2, 3 and 5, Article 12 of this Ordinance with regard to dykes of from grade III to special grade.
2. The People’s Committees of the provinces or centrally-run cities shall issue permits for activities specified in Article 12 of this Ordinance with regard to dykes of grade IV and activities specified in Clause 4, Article 12 of this Ordinance with regard to dykes of from grade III to special grade.
Article 14.- The granting of permits to construct, renovate and/or upgrade works, dredge watercourses or exploit sand, gravel, which, though located outside the dyke protection limit, affect the safety of dykes and/or flood drainage, must be agreed upon in writing by the Ministry of Agriculture and Rural Development for dykes of from grade III to special grade, or by the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities for dykes of grade IV.
Article 15.- The renovation of dykes for combined use as traffic roads must ensure the safety of such dykes.
Organizations and individuals that wish to renovate dykes for combined use as traffic road must obtain written consent from the Ministry of Agriculture and Rural Development for dykes of from grade III to special grade or from the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities for dykes of grade IV.
Organizations and individuals that manage and exploit the surfaces of already renovated dykes for combined use as traffic road shall have to maintain and repair such dyke surfaces; such maintenance and repair must satisfy the technical standards for dykes and traffic.
Article 16.-
1. Dyke taluses and berms must be planted with grass or subject to other measures in order to combat erosion.
2. Land within adjacent areas of dykes must be planted only with wave-shielding trees, rice or short-term plants.
The exploitation of wave-shielding trees must comply with the guidance of the competent State management bodies in charge of dykes.
Article 17.- The protection and use of historical and cultural relics and/or sceneries in the dyke protection limit shall comply with law provisions on the protection and use of historical and cultural relics, sceneries and also the provisions of this Ordinance and other law provisions on dykes.
Article 18.-
1. Houses and works already built in the dyke protection limit and at river sandbanks, river beds before the effective date of this Ordinance, except special-use works in service of flood and storm prevention and fight, traffic, defense, security and other special works, shall be dealt with according to the following principles:
a/ Houses and works built on dyke surfaces, taluses and berms and within 5 meters from the existing dyke foot outwards for all dyke grades must be relocated;
b/ Houses and works located 5 meters away from the existing dyke foot but still within the dyke protection limit may be kept for continued use but expansion thereof shall be forbidden; their owners or users must take measures to ensure safety for dykes; for houses built after the date of promulgation of the 1989 Ordinance on Dykes without permission of the competent State bodies, they shall, depending on the seriousness of violation, be dealt with according to law provisions;
c/ Houses and works located in river sandbanks or beds, which do not directly affect the flood drainage, may be kept for continued use; if directly affecting the flood drainage, they must be relocated; if directly affecting the fast flood drainage, they must be relocated in advance. The relocation of houses and works shall comply with the plans of the competent State bodies.
2. Owners or users of houses and works which must be relocated shall be considered for damage compensation or financial support according to law provisions.
The Government shall stipulate the implemen-tation of this Article.
Article 19.- The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned agencies in setting uniform dyke-related signboards of all kinds.
Article 20.-
1. The specialized dyke management forces that are on the State payroll and managed by the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall take direct responsibility for managing dykes.
The organization, tasks, powers and uniform of the specialized dyke management force shall be stipulated by the Government.
2. The State encourages localities to organize the people’s dyke management force not on the State payroll in order to enhance the local management and protection of dykes.
The organization, tasks and bonus regime of this force shall be stipulated by the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities.
Chapter IV
DYKE MAINTENANCE
Article 21.-
1. The dyke maintenance must be conducted regularly in the flood and storm season and salvage must be rendered in time when dykes are threatened or at risk of being threatened by floods or storms.
2. The salvage of works related to the safety of dykes shall be regarded as dyke salvage.
Article 22.-
1. The Government shall decide and direct the ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities to maintain and salvage dykes so as to ensure their safety.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall have to assist the Government in directing the dyke maintenance and salvage work.
3. The ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government shall have to formulate and implement plans on salvaging works related to the safety of dykes under their respective management and participate in the dyke salvage in the localities according to mobilization decisions of the Government.
4. The People’s Committees of all levels shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to organize the dyke maintenance and salvage so as to ensure the safety of dykes according to their design standards.
The presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to direct the formulation and approval of dyke maintenance and salvage plans in their localities; inspect, urge and direct various levels and branches to implement such plans.
The presidents of the People’s Committees of rural districts, urban districts, towns and provincial cities, the presidents of the People’s Committees of communes, wards and townships shall have to organize the implementation of the approved dyke maintenance and salvage plans.
The People’s Committees of all levels shall have the task of organizing the dyke salvage in other localities under the mobilization orders of the competent State bodies.
Article 23.-
1. The dyke maintenance and salvage direction and command by the Central Steering Committee for Flood and Storm Prevention and Fight and the Flood and Storm Prevention and Fight Commands of the ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government and various local levels shall comply with the Ordinance on Flood and Storm Prevention and Fight.
2. The army shall have the responsibility to maintain and salvage dykes and act as a core force in this work.
Article 24.-
1. In emergency circumstances when the dyke system is seriously threatened, the Prime Minister may decide on flood diversion and/or slowdown measures that concern two or more provinces or centrally-run cities according to the plan already approved by the Government; the presidents of the provinces and centrally-run cities may decide on flood diversion and/or slowdown measures related to the protection of the safety of flood control dykes in their respective localities according to the plans already approved by the Prime Minister.
2. The Government shall specify emergency circumstances where flood diversion and slowdown is needed; measures to safely evacuate people, secure production and people’s life, overcome flood consequences and provide assistance and support for people living in areas affected by the flood diversion and/or slowdown.
Article 25.-
1. In cases where dykes or works related to the safety of dykes are hit with incidents or threatened with imminent incidents, the presidents of the People’s Committees of all levels shall, within the scope of their jurisdiction, have to mobilize forces, supplies and means to protect, salvage them, decide on and organize the evacuation of people from the affected areas to ensure their safety.
2. Mobilized organizations and individuals must abide by decisions of the competent State bodies. Mobilized supplies and means must be returned after use, any damage caused thereto shall be compensated according to law provisions. Persons who are injured or die while participating in the dyke maintenance or salvage shall be considered for enjoying regimes and policies prescribed in Articles 28, 29, 30 and 31 of the Ordinance on Public Labor Obligation.
Chapter V
STATE MANAGEMENT OVER DYKES
Article 26.- The State management over dykes includes:
1. Formulating and directing the implementation of basic surveys, planning, plans and policies on the dyke construction, repair, management, protection, use, maintenance and salvage;
2. Promulgating and organizing the implementation of legal documents, processes, rules and standards for dyke construction, repair, protection, use, maintenance and salvage;
3. Deciding on handling measures in cases where dykes are hit with incidents or threatened with imminent incidents.
4. Issuing and withdrawing permits for activities to be carried out in the dyke protection limit, for which permission is required;
5. Organizing the collection and management of information and documents on the dyke system and works related to the safety of dykes;
6. Making investment in and organizing the research and application of scientific and technological advances to the dyke construction, repair, protection, use, maintenance and salvage; conducting professional and skill training and fostering for people involved in the dyke work.
7. Propagating and popularizing law, knowledge and experiences on dyke management and protection among the population;
8. Supervising and inspecting the observance of dyke legislation; settling dyke-related complaints and denunciations;
9. Directing the international cooperation in the field of dykes.
Article 27.-
1. The Government shall exercise the unified State management over dykes.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall take responsibility to the Government for exercising the State management over dykes.
3. The ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government shall have to coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in exercising the State management over dykes according to the assignment by the Government.
4. The People’s Committees of all levels shall have to exercise State management over dykes in their respective localities according to the assignment by the Government.
The Government shall specify the assignment and delegation of responsibility for State management over dykes.
Article 28.- The People’s Councils and the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to ensure the safety of dykes according to the design standards in their respective localities.
Article 29.- The presidents of the People’s Committees of rural districts, urban districts, towns and provincial cities, the presidents of the People’s Committees of communes, wards and townships shall have to organize the dyke repair, management, protection, maintenance and salvage; handle acts that violate dyke legislation according to their jurisdiction.
Article 30.- Dyke inspectorate is a specialized inspectorate and part of the specialized water resource inspection system and has the tasks of:
1. Inspecting the observance of dyke legislation;
2. Settling dyke-related complaints and denunciations.
The Government shall specify the organization and operation of specialized dyke inspectorate.
Chapter VI
COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 31.- Organizations and individuals that record outstanding achievements in the dyke construction, repair, protection, maintenance and salvage shall be commended and rewarded according to law provisions.
Article 32.-
1. Those who commit acts of sabotaging dykes, illegally drilling, digging, cutting or using dykes or violating other provisions of this Ordinance shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing any damage they shall have to pay compensation therefor according to law provisions.
2. Those who abuse their positions and powers to violate or cover up other persons who have violated the legislation on dykes; lack responsibility in the implementation of the legislation on dykes shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability; if causing any damage, they shall have to pay compensation therefor according to law provisions.
Chapter VII
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 33.- This Ordinance takes effect from January 1st, 2001.
This Ordinance replaces the November 9, 1989 Ordinance on Dykes
The previous provisions which are contrary to this Ordinance are all now annulled.
Article 34.- The Government shall detail the implementation of this Ordinance.
 

 
ON BEHALF OF THE STANDING COMMITTEE OF THE NATIONAL ASSEMBLY
CHAIRMAN




Nong Duc Manh

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Ordinance 26/2000/PL-UBTVQH10 DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất