Nghị quyết liên tịch 06/2004/NQTL/UBTVQH11-ĐCTUBMTTQVN của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc ban hành Hướng dẫn về việc Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri

thuộc tính Nghị quyết 06/2004/NQTL/UBTVQH11-ĐCTUBMTTQVN

Nghị quyết liên tịch 06/2004/NQTL/UBTVQH11-ĐCTUBMTTQVN của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc ban hành Hướng dẫn về việc Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:06/2004/NQTL/UBTVQH11-ĐCTUBMTTQVN
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị quyết
Người ký:Nguyễn Văn An; Phạm Thế Duyệt
Ngày ban hành:10/09/2004
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lĩnh vực khác
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Tiếp xúc cử tri - Ngày 10/9/2004, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ra Nghị quyết liên tịch số 06/2004/NQLT/UBTVQH11-ĐCTUBTWMTTQVN về việc đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri. Theo đó, trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội khoảng 20 ngày, đại biểu Quốc hội thực hiện nhiệm vụ tiếp xúc cử tri ở địa phương mình ứng cử để thu thập ý kiến. Trong khoảng hai mươi ngày kể từ sau ngày bế mạc kỳ họp Quốc hội, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp xúc với cử tri ở địa phương mình ứng cử để báo cáo kết quả kỳ họp và kết quả giải quyết các kiến nghị của cử tri.... Đối với cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội gửi báo cáo về UBTVQH và Đoàn Chủ tịch UBTWMTTQVN chậm nhất là 05 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp. Đối với cuộc tiếp xúc cử tri sau kỳ họp, thì thời gian gửi báo cáo chậm nhất là 30 ngày... Đối với các cuộc tiếp xúc cử tri nơi cư trú, nơi làm việc, tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực mà đại biểu quan tâm, đại biểu Quốc hội phải báo cáo kết quả cuộc tiếp xúc với Đoàn đại biểu Quốc hội sau cuộc tiếp xúc chậm nhất là 05 ngày.

Xem chi tiết Nghị quyết06/2004/NQTL/UBTVQH11-ĐCTUBMTTQVN tại đây

tải Nghị quyết 06/2004/NQTL/UBTVQH11-ĐCTUBMTTQVN

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ QUYẾT

LIÊN TỊCH CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI - ĐOÀN CHỦ TỊCH
UỶ BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT
NAM
SỐ 06/2004/NQLT/UBTVQH11-ĐCTUBTWMTTQVN
NGÀY 10 THÁNG 9 NĂM 2004 BAN HÀNH HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC
ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TIẾP XÚC CỬ TRI

 

 

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI - ĐOÀN CHỦ TỊCH
UỶ BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT
NAM

 

Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội;

Căn cứ Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

Căn cứ Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội;

Căn cứ Quy chế phối hợp công tác giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam,

QUYẾT NGHỊ:

 

Điều 1

Ban hành Hướng dẫn về việc đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri.

 

Điều 2

Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Ban công tác đại biểu, Ban dân nguyện, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và các cơ quan nhà nước hữu quan có trách nhiệm thực hiện Nghị quyết này.

 


HƯỚNG DẪN

VỀ VIỆC ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TIẾP XÚC CỬ TRI

(Ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 06/2004/NQLT/UBTVQH11- ĐCTUBTWMTTQVN ngày 10/9/2004)

CHƯƠNG I
NHỮNG HƯỚNG DẪN CHUNG

 

Điều 1. Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội đối với cử tri

1- Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho cử tri, đại biểu cho ‎ý chí, nguyện vọng của cử tri và nhân dân cả nước và nơi bầu ra mình, phải thường xuyên liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội và cơ quan nhà nước hữu quan.

2- Trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội khoảng hai mươi ngày, đại biểu Quốc hội thực hiện nhiệm vụ tiếp xúc cử tri ở địa phương mình ứng cử để thu thập ý kiến, nguyện vọng của cử tri về những vấn đề thuộc chương trình, nội dung kỳ họp Quốc hội và những ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương.

3- Trong khoảng hai mươi ngày kể từ sau ngày bế mạc kỳ họp Quốc hội, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp xúc với cử tri ở địa phương mình ứng cử để báo cáo kết quả kỳ họp Quốc hội và kết quả giải quyết các kiến nghị của cử tri.

4- Mỗi năm một lần, vào cuối năm, kết hợp với việc tiếp xúc cử tri, đại biểu Quốc hội phải báo cáo với cử tri ở đơn vị bầu cử nơi bầu ra mình về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu và thực hiện chương trình hành động của mình đã hứa trước cử tri.

5- Ngoài những đợt tiếp xúc cử tri theo định kỳ trước và sau kỳ họp Quốc hội, đại biểu Quốc hội cần tiếp xúc cử tri cả ở nơi cư trú và nơi làm việc; tiếp xúc cử tri theo các chuyên đề, lĩnh vực mà đại biểu Quốc hội quan tâm hoặc trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri.

 

Điều 2: Quyền và trách nhiệm của cử tri

Cử tri ở thôn, buôn, làng, ấp, bản, phum, sóc, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị tổ chức cuộc tiếp xúc có quyền dự các hội nghị tiếp xúc giữa đại biểu Quốc hội với cử tri để nêu ý kiến, kiến nghị về các vấn đề mà cử tri quan tâm, góp ‎ý kiến về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của đại biểu Quốc hội, đồng thời có trách nhiệm thực hiện các quy định của hội nghị tiếp xúc cử tri.

 

Điều 3. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri

Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và các cơ quan, đơn vị, tổ chức hữu quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp chuẩn bị và tổ chức chu đáo các hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội.

 

Điều 4. Hình thức tiếp xúc cử tri

1- Hội nghị tiếp xúc cử tri:

a) Theo định kỳ trước và sau kỳ họp Quốc hội tại địa phương nơi đại biểu Quốc hội ứng cử.

b) Theo nơi cư trú, nơi làm việc.

c) Theo chuyên đề, lĩnh vực mà đại biểu Quốc hội quan tâm.

2- Gặp gỡ, tiếp xúc cá nhân hoặc nhóm cử tri.

 

Điều 5. Thành phần hội nghị tiếp xúc cử tri

1- Đại diện cấp uỷ Đảng, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan ở mỗi cấp.

2- Cử tri trực tiếp làm việc, học tập tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế.

3- Cử tri ở thôn, buôn, làng, ấp, bản, phum, sóc, tổ dân phố.

 

Điều 6. Nguyên tắc tiếp xúc cử tri

Việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng và công khai.

 

CHƯƠNG II
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ
TRONG VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN TIẾP XÚC CỬ TRI

 

Điều 7. Trách nhiệm của Đoàn đại biểu Quốc hội

1- Căn cứ vào chương trình, kế hoạch hoạt động của Quốc hội, của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, tình hình thực tế ở địa phương và yêu cầu của đại biểu trong Đoàn (nếu có), Đoàn đại biểu Quốc hội xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri và gửi kế hoạch đó đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng thời thông báo đến cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi tiếp xúc cử tri để thực hiện.

2- Chủ trì phối hợp với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan khác tổ chức thực hiện kế hoạch tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội.

3- Phân công các đại biểu Quốc hội trong Đoàn tiếp xúc cử tri tại các đơn vị bầu cử ở địa phương, bảo đảm tính hiệu quả, thiết thực trong việc tiếp xúc cử tri.

4- Gửi kế hoạch tiếp xúc cử tri cho các cơ quan tuyên truyền ở địa phương để thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về nội dung, thời gian, địa điểm các cuộc tiếp xúc giữa đại biểu Quốc hội với cử tri.

5- Chủ trì phối hợp với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trong các cuộc tiếp xúc gửi đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gửi cho các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị hữu quan ở địa phương như quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Hướng dẫn này.

6- Chậm nhất là 5 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, tổ chức cho các đại biểu Quốc hội trong Đoàn họp với Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và một số cơ quan liên quan để nghe các cơ quan này báo cáo tình hình kinh tế- xã hội và các vấn đề bức xúc của địa phương; trao đổi về báo cáo giải trình của các Bộ, ngành đối với các ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kỳ họp trước; nghe các vị đại biểu Quốc hội thông báo nhanh những ‎ý kiến, kiến nghị của cử tri qua tiếp xúc về những vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương.

7- Bố trí kinh phí phục vụ các hội nghị tiếp xúc cử tri theo hướng dẫn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

 

Điều 8. Trách nhiệm của Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh

1- Phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức thực hiện kế hoạch tiếp xúc giữa đại biểu Quốc hội với cử tri.

2- Mời các thành phần theo dự kiến và chủ trì các hội nghị tiếp xúc cử tri ở cấp tỉnh.

3- Hướng dẫn Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp dưới phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cùng cấp tổ chức thực hiện kế hoạch tiếp xúc cử tri, mời các thành phần theo dự kiến và chủ trì Hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội ở cấp mình.

4- Phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trong các hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội ở địa phương.

 

Điều 9. Trách nhiệm của Thường trực Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

1- Cử đại diện tham gia với Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức thực hiện kế hoạch tiếp xúc giữa đại biểu Quốc hội với cử tri ở địa phương.

2- Cử đại diện lãnh đạo, cán bộ và đại diện các ngành liên quan tham dự các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội để tiếp thu những ý kiến, kiến nghị của cử tri và giải đáp những vấn đề cử tri nêu lên thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của địa phương.

3- Hướng dẫn Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp dưới phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội ở địa phương; chuẩn bị địa điểm, tổ chức truyền thanh trực tiếp ở những nơi có hệ thống truyền thanh, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cho các cuộc tiếp xúc cử tri.

 

Điều 10. Trách nhiệm của Văn phòng phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội

1- Giúp Đoàn đại biểu Quốc hội xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri;

2- Giúp Đoàn đại biểu Quốc hội phối hợp với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri.

3- Giúp Đoàn đại biểu Quốc hội tập hợp, xây dựng Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri địa phương.

4- Rà soát lại việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đã nêu tại kỳ tiếp xúc trước; chuẩn bị tài liệu phục vụ công tác tiếp xúc cử tri và kinh phí phục vụ cuộc tiếp xúc.

 

CHƯƠNG III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN TIẾP XÚC CỬ TRI

 

Điều 11. Chương trình tiếp xúc cử tri định kỳ

1- Đại diện Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tổ chức tiếp xúc cử tri tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần đại biểu, chương trình, nội dung hội nghị và trách nhiệm của những người dự cuộc tiếp xúc và cử thư ký ghi biên bản hội nghị.

2- Đại biểu Quốc hội báo cáo với cử tri:

a) Chương trình, nội dung kỳ họp Quốc hội (đối với các hội nghị tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Quốc hội);

b) Kết quả kỳ họp Quốc hội và kết quả giải quyết các kiến nghị của cử tri (đối với các hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp Quốc hội);

c) Việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu và thực hiện chương trình hành động của mình (ở Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp cuối năm của Quốc hội).

3- Cử tri phát biểu và trao đổi ý kiến với đại biểu Quốc hội.

4- Đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân trả lời, giải đáp những vấn đề cử tri nêu lên thuộc thẩm quyền của địa phương; nếu chưa trả lời ngay thì tiếp thu, trả lời bằng văn bản gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội để thông báo bằng hình thức thích hợp cho cử tri nơi đại biểu tiếp xúc biết.

5- Đại biểu Quốc hội phát biểu giải trình, tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri.

6- Đại diện Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc phát biểu kết thúc hội nghị.

 

Điều 12. Tiếp xúc cử tri nơi cư trú

1- Văn phòng phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội giúp đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội tự liên hệ với Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn nơi đại biểu cư trú để tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri.

2- Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn nơi đại biểu cư trú phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cùng cấp tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri, gửi giấy mời cử tri, đồng thời thông báo rộng rãi cho cử tri nơi đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp xúc biết về nội dung, thời gian và địa điểm.

3- Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đại biểu Quốc hội đến tiếp xúc cử tri tạo điều kiện thuận lợi về địa điểm và bảo đảm trật tự, an toàn cho cuộc tiếp xúc.

4- Chương trình Hội nghị tiếp xúc cử tri được tiến hành tương tự như quy định tại Điều 11 của Hướng dẫn này.

 

Điều 13. Tiếp xúc cử tri nơi làm việc

1- Văn phòng phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội giúp đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội tự liên hệ với Thủ trưởng cơ quan, Ban chấp hành công đoàn cơ quan, tổ chức, đơn vị để tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri.

2- Ban chấp hành công đoàn cơ quan nơi đại biểu làm việc phối hợp với Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri và chủ trì Hội nghị, thông báo cho cử tri trong cơ quan, tổ chức, đơn vị đến dự Hội nghị. Nơi không có tổ chức công đoàn thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức thực hiện.

3- Chương trình Hội nghị tiếp xúc cử tri được tiến hành tương tự như quy định tại Điều 11 của Hướng dẫn này.

 

Điều 14. Tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực mà đại biểu Quốc hội quan tâm

Văn phòng phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội giúp đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội tự liên hệ với Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan để tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực mà đại biểu Quốc hội quan tâm. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm giúp đại biểu Quốc hội thực hiện các cuộc tiếp xúc nói trên.

 

Điều 15. Đại biểu Quốc hội gặp gỡ, tiếp xúc cá nhân hoặc nhóm cử tri

Đại biểu Quốc hội có thể trực tiếp gặp gỡ với cử tri để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri và những vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm; chuyển những kiến nghị chính đáng của cử tri đến Đoàn đại biểu Quốc hội để tổng hợp, báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc gửi tới các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

 

CHƯƠNG IV
TẬP HỢP, TỔNG HỢP Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI
VÀ GIÁM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT Ý KIẾN,
KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI

 

Điều 16. Tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri ở địa phương

1- Sau mỗi đợt tiếp xúc cử tri, Đoàn đại biểu Quốc hội chủ trì phối hợp với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh tập hợp, tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị ở trung ương gửi Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng thời chuyển những ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền của các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị hữu quan ở địa phương để xem xét, giải quyết và trả lời cử tri.

2- Đối với cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội gửi báo cáo về Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chậm nhất là năm ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội. Đối với cuộc tiếp xúc cử tri sau kỳ họp Quốc hội, thì thời gian gửi báo cáo về Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chậm nhất là ba mươi ngày sau ngày kết thúc kỳ họp Quốc hội.

3- Đối với các cuộc tiếp xúc cử tri nơi cư trú, nơi làm việc; tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực mà đại biểu quan tâm, đại biểu Quốc hội phải báo cáo kết quả ‎cuộc tiếp xúc với Đoàn đại biểu Quốc hội sau cuộc tiếp xúc chậm nhất là năm ngày.

 

Điều 17. Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri các địa phương giữa 2 kỳ họp.

Giữa 2 kỳ họp Quốc hội, căn cứ vào kết quả giám sát thường xuyên của đại biểu Quốc hội, thông qua việc tập hợp các ‎ý‎ kiến, kiến nghị của cử tri trước và sau mỗi kỳ họp Quốc hội, tham khảo ý kiến của các cơ quan hữu quan ở địa phương (Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Ban thường trực Uỷ ban mặt trận tổ quốc, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh), Đoàn đại biểu Quốc hội tổng hợp nhanh những vấn đề bức xúc nhất có liên quan đến cả nước và của địa phương thuộc thẩm quyền giải quyết của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành gửi đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam chậm nhất là hai mươi ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội.

 

Điều 18. Tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và giám sát, đôn đốc việc giải quyết ý kiến, kiến nghị cử tri cả nước

1- Đoàn chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì phối hợp với Uỷ ban thường vụ Quốc hội xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước để trình ra kỳ họp Quốc hội.

2- Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo Ban dân nguyện tập hợp, phân loại ý kiến, kiến nghị của cử tri để gửi tới các cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu, giải quyết và báo cáo kết quả với Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam.

3- Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội giám sát, đôn đốc việc giải quyết các kiến nghị của cử tri thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Uỷ ban phụ trách; Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo Ban dân nguyện theo dõi, đôn đốc việc trả lời, giải quyết các kiến nghị khác của cử tri.

 

CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19

Hướng dẫn này có hiệu lực từ ngày ký.

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất