Nghị định 65/2001/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

thuộc tính Nghị định 65/2001/NĐ-CP

Nghị định 65/2001/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:65/2001/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:28/09/2001
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lĩnh vực khác

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 65/2001/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 65/2001/NĐ-CP NGÀY 28 THÁNG 9 NĂM 2001
BAN HÀNH HỆ THỐNG ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG HỢP PHÁP
CỦA NƯỚC CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Pháp lệnh Đo lường ngày 06 tháng 10 năm 1999;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,

NGHỊ ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này, gồm :

1. Đơn vị thuộc hệ đơn vị đo lường quốc tế (SI); ước, bội thập phân của đơn vị SI và các đơn vị khác được dùng theo thông lệ quốc tế .

2. Các đơn vị dẫn xuất nhất quán từ hệ đơn vị đo lường quốc tế (SI) và các đơn vị theo thang đo quy ước mà quốc tế đã thống nhất cho những đại lượng chưa quy định tại khoản 1 Điều này.

 

Điều 2. Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang và mọi cá nhân khi sử dụng phương tiện đo; trình bày kết quả đo; thể hiện giá trị đại lượng theo đơn vị đo lường trong các lĩnh vực kinh tế, y tế và an toàn công cộng, giáo dục, tiêu chuẩn hóa và trong các hoạt động mang tính chất hành chính phải dùng đơn vị đo lường hợp pháp quy định tại Điều 1 Nghị định này trừ trường hợp quy định tại Điều 3 của Nghị định này.

 

Điều 3. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến xuất, nhập khẩu thì ngoài đơn vị đo lường hợp pháp được phép sử dụng đơn vị đo lường khác theo quy định của các Điều ước quốc tế hoặc thoả thuận quốc tế về hàng hải, hàng không và vận tải đường sắt mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia hoặc ký kết.

 

Điều 4. Để việc chuyển đổi từ đơn vị đo lường cũ sang đơn vị đo lường hợp pháp theo quy định tại Nghị định này được thuận lợi, cho phép tổ chức, cá nhân sử dụng có thời hạn 10 đơn vị đo lường cũ đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2005 và 5 đơn vị đo lường cũ đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2010 quy định trong Phụ lục II kèm theo Nghị định này.

Các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp, mọi tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phải thực hiện các công việc chuẩn bị và điều kiện cần thiết để chuyển sang hoàn toàn sử dụng đơn vị đo lường hợp pháp đúng thời gian quy định.

 

Điều 5. Nghị định này thay thế Nghị định số 186/CP ngày 26 tháng 12 năm 1964 và có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

 

Điều 6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức và hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

 

PHỤ LỤC I

ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG HỢP PHÁP CỦA
NƯỚC CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

(Ban hành kèm theo Nghị định số 65/2001/NĐ-CP
ngày 28 tháng 9 năm 2001của Chính phủ)

 

A. CÁC ĐƠN VỊ :

 

TT

Đại lượng

Đơn vị

Giải thích

 

 

Tên

Ký hiệu

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

I- Đơn vị không gian, thời gian và hiện tượng tuần hoàn

1

độ dài

mét

m

Mét là quãng đường ánh sáng đi được trong chân không trong khoảng thời gian 1/299 792 458 giây (CGPM* lần thứ 17, 1983).

Đơn vị cơ bản.

* CGPM: tên viết tắt theo tiếng Pháp của Đại hội cân đo quốc tế.

2

góc phẳng (góc)

radian

rad

Radian là góc phẳng giữa hai bán kính của một vòng tròn cắt trên vòng tròn một cung dài bằng bán kính.

1rad = 1m/1m = 1

 

 

độ

o

1o = (p/180) rad

 

 

phút

'

1' = (1/60) o = (p/10 800) rad

 

 

giây

"

1" = (1/60) ' = (p/648 000) rad

3

góc khối

steradian

sr

Steradian là góc khối của một hình nón có đỉnh ở tâm hình cầu, cắt trên mặt cầu một diện tích bằng diện tích hình vuông có cạnh dài bằng bán kính hình cầu.

1sr = 1m2/1m2 = 1

4

diện tích

mét vuông

m2

Mét vuông là diện tích một hình vuông có cạnh 1 mét.

1m2 = 1m . 1m

 

 

hecta

ha

1 ha = 0,01 km2 = 104 m2

Để đo diện tích ruộng đất.

5

thể tích, dung tích

mét khối

m3

Mét khối là thể tích một khối lập phương có cạnh 1 mét.

1m3 = 1m . 1m . 1m

Được lập ước, bội thập phân theo mục B.

 

 

lít

l, L

Lít là dung tích bằng một decimét khối.

1l = 1dm3 = 10-3 m3

Được lập ước, bội thập phân theo mục B.

6

thời gian

giây

s

Giây là khoảng thời gian bằng 9 192 631 770 chu kỳ bức xạ ứng với sự chuyển dịch giữa hai mức siêu tinh tế ở trạng thái cơ bản của nguyên tử xesi 133 (CGPM lần thứ 13, 1967).

Đơn vị cơ bản.

 

 

phút

min

1min = 60 s

 

 

giờ

h

1h = 60 min = 3 600 s

 

 

ngày

d

1d = 24 h = 86 400 s

7

tần số

hec

Hz

Héc là tần số của một quá trình tuần hoàn có chu kỳ 1 giây.

1Hz = 1s-1

8

vận tốc góc

radian trên giây

rad/s

Radian trên giây là vận tốc góc của một vật quay đều quanh một trục cố định một góc 1 radian trong thời gian 1 giây.

1rad/ s= 1s-1

9

gia tốc góc

radian trên giây bình phương

rad/s2

Radian trên giây bình phương là gia tốc góc của một vật có vận tốc góc thay đổi đều 1 radian trên giây trong thời gian 1 giây.

1rad/s2 = 1s-2

10

vận tốc

mét trên giây

m/s

Mét trên giây là vận tốc của một vật chuyển động đều đi được đoạn đường 1 mét trong thời gian 1 giây.

1m/s = 1m.s-1

 

 

kilômét trên giờ

km/h

Kilômét trên giờ là vận tốc của một vật chuyển động đều đi được đoạn đường 1 000 mét trong thời gian một giờ.

1km/h = (1/3,6) m/s = 0,277 778 m/s

11

gia tốc

mét trên giây bình phương

m/s2

Mét trên giây bình phương là gia tốc của một vật có vận tốc thay đổi đều 1 mét trên giây trong thời gian 1 giây.

1m/s2 = 1m.s-2

12

mức của đại lượng trường

nepe

Np

Nepe là mức của một đại lượng trường khi tỉ số giữa đại lượng này và đại lượng so sánh cùng loại là bằng e.

1Np = ln(F/Fo) = ln(e) = 1

 

 

ben

B

Ben là mức của một đại lượng trường khi tỉ số giữa đại lượng này và đại lượng so sánh cùng loại là bằng 101/2.

1B = 2lg(F/Fo) = 2lg101/2 = 1

 

 

deciben

dB

1dB = [(ln10)/20] Np (chính xác) = 0,115 129 3 Np

13

mức của đại lượng công suất

nepe

Np

Nepe là mức của một đại lượng công suất khi tỷ số giữa đại lượng này và đại lượng công suất so sánh là bằng e2.

1Np = (1/2) ln (P/Po) = (1/2) lne2 = 1

 

 

ben

B

Ben là mức của một đại lượng công suất khi tỉ số giữa đại lượng này và đại lượng công suất so sánh là bằng 10.

1B = lg(P/Po) = lg10 = 1

 

 

deciben

dB

1dB = [(ln10)/20] Np (chính xác) = 0,115 129 3 Np

II- Đơn vị cơ

1

khối lượng

kilôgam

kg

Kilôgam là đơn vị khối lượng, bằng khối lượng của chuẩn gốc quốc tế của kilôgam (CGPM lần thứ 3, 1901).

Đơn vị cơ bản.

 

 

tạ

tạ

1 tạ = 100 kg

 

 

tấn

t

1t = 1 000 kg

Được lập bội thập phân theo mục B.

2

khối lượng theo chiều dài (mật độ dài)

kilôgam trên mét

kg/m

Kilôgam trên mét là khối lượng theo chiều dài của một vật đồng nhất, tiết diện đều, có khối lượng 1 kilôgam và dài 1 mét.

1kg/m = 1kg.m-1

3

khối lượng theo bề mặt (mật độ mặt)

kilôgam trên mét vuông

kg/m2

Kilôgam trên mét vuông là khối lượng theo bề mặt của một vật đồng nhất, độ dày đều, có khối lượng 1 kilôgam và diện tích 1 mét vuông.

1kg/m2 = 1kg.m-2

4

khối lượng riêng (mật độ)

kilôgam trên mét khối

kg/m3

Kilôgam trên mét khối là khối lượng riêng của vật đồng nhất, có khối lượng 1 kilôgam và thể tích 1 mét khối.

1kg/m3 = 1kg.m-3

 

 

tấn trên mét khối

t/m3

Tấn trên mét khối là khối lượng riêng của vật đồng nhất có khối lượng 1 tấn và thể tích 1 mét khối.

1t/m3 = 103 kg/m3

 

 

kilôgam trên lít

kg/l,

kg/L

Kilôgam trên lít là khối lượng riêng của vật đồng nhất có khối lượng 1 kilôgam và thể tích 1 lít.

1kg/l = 10-3 kg/m3

5

lực

niuton

N

Niuton là lực gây ra cho một vật có khối lượng 1 kilôgam gia tốc 1 mét trên giây bình phương.

1N = 1kg.1m/s2 = 1m.kg.s-2

6

mômen lực

niuton mét

N.m

Niuton mét là mômen lực của một lực 1 niutơn đối với một điểm có véc tơ bán kính từ điểm đó tới một điểm nằm trên phương tác dụng của lực là 1 mét.

1N.m = 1m2.kg.s-2

7

áp suất, ứng suất

pascan

Pa

Pascan là áp suất gây trên diện tích 1 mét vuông bởi một lực vuông góc phân bố đều mà tổng là 1 niutơn.

1Pa = 1N/1m2 = 1m-1.kg.s-2

 

 

bar

bar

1 bar = 100 kPa (chính xác) = 0,1 MPa = 105 Pa

8

độ nhớt động lực (độ nhớt)

pascan giây

Pa.s

Pascan giây là độ nhớt động lực của một chất lỏng đồng nhất, đẳng hướng, chảy tầng, khi giữa hai lớp phẳng song song với dòng chảy cách nhau 1 mét có hiệu tốc độ 1 mét trên giây và trên bề mặt các lớp đó xuất hiện ứng xuất tiếp tuyến là 1 pascan.

1Pa.s = 1Pa.1m/(1m/s) = 1m-1.kg.s-1

9

độ nhớt động

mét vuông trên giây

m2/s

Mét vuông trên giây là độ nhớt động của một chất lỏng có độ nhớt động lực 1 pascan giây và khối lượng riêng 1 kilôgam trên mét khối.

1m2/s = 1Pa.s/(1kg/m3) = 1m2.s-1

10

công, năng lượng

jun

J

Jun là công được tạo nên khi một lực 1 niuton dời điểm đặt 1 mét theo hướng của lực.

1J = 1N.1m = 1m2.kg.s-2

 

11

công suất

oát

W

Oát là công suất khi một công 1 jun được sản ra trong thời gian 1 giây.

1W = 1J/1s = 1m2.kg.s-1

12

lưu tốc thể tích

mét khối trên giây

m3/s

Mét khối trên giây là lưu tốc thể tích để một chất có thể tích 1 mét khối chuyển qua mặt cắt ngang xác định trong thời gian 1 giây.

1m3/s = 1m3.s-1

13

lưu tốc khối lượng

kilôgam trên giây

kg/s

Kilôgam trên giây là lưu tốc khối lượng của một dòng đồng nhất để một chất có khối lượng 1 kilôgam chuyển qua mặt cắt ngang xác định trong thời gian 1 giây.

1kg/s = 1kg.s-1

III- Đơn vị nhiệt

1

nhiệt độ nhiệt động lực

kenvin

K

Kenvin, đơn vị nhiệt độ nhiệt động lực, là 1/273,16 nhiệt độ nhiệt động lực của điểm ba của nước (CGPM lần thứ 13, 1967).

Đơn vị cơ bản.

2

nhiệt độ

Celsius

độ Celsius

oC

Độ Celsius là tên riêng của kenvin dùng để thể hiện các giá trị của nhiệt độ Celsius.

t = T - To; trong đó t là nhiệt độ Celsius, T là nhiệt độ nhiệt động lực và To được xác định là bằng 273,15 K.

3

nhiệt lượng

jun

J

1J = 1N.1m = 1m2.kg.s-2

4

nhiệt lượng riêng

jun trên kilôgam

J/kg

Jun trên kilôgam là nhiệt lượng riêng của một hệ có khối lượng 1 kilôgam thu hay nhả nhiệt lượng 1 jun khi dịch pha hay hoàn thành một phản ứng hoá học.

1J/kg = 1m2.s-2

5

nhiệt dung

jun trên kenvin

J/K

Jun trên kenvin là nhiệt dung của một hệ cần nhiệt lượng 1 jun để tăng nhiệt độ thêm 1 kenvin.

1J/K = 1m2 kg.s-2.K-1

6

nhiệt dung khối (nhiệt dung riêng)

jun trên kilôgam kenvin

J/(kg.K)

Jun trên kilôgam kenvin là nhiệt dung khối của một vật đồng nhất tại áp suất hoặc thể tích không đổi có khối lượng 1 kilôgam khi thêm vào nhiệt lượng 1 jun sẽ làm tăng nhiệt độ 1 kenvin.

1J/(kg.K) = 1m2.s-2.K-1

7

thông lượng nhiệt

oát

W

Oát là thông lượng nhiệt tải nhiệt lượng 1 jun trong thời gian 1 giây.

1W = 1J/1s = 1m2.kg.s-3

8

thông lượng nhiệt bề mặt (mật độ thông lượng nhiệt)

oát trên mét vuông

W/m2

Oát trên mét vuông là thông lượng nhiệt bề mặt khi có thông lượng nhiệt 1 oát truyền qua mỗi mét vuông của mặt.

1W/m2 = 1kg.s-3

9

hệ số truyền nhiệt

oát trên mét vuông kenvin

W/(m2.K)

Oát trên mét vuông kenvin là hệ số truyền nhiệt giữa hai môi trường có hiệu nhiệt độ 1 kenvin và thông lượng nhiệt bề mặt trên mặt tiếp xúc là 1 oát trên mét vuông.

1W/(m2.K) = 1 kg.s-3.K-1

10

độ dẫn nhiệt (hệ số dẫn nhiệt)

oát trên mét kenvin

W/(m.K)

Oát trên mét kenvin là độ dẫn nhiệt của một vật đồng tính trong đó hiệu nhiệt độ 1 kenvin giữa hai mặt song song có diện tích 1 mét vuông, cách nhau 1 mét, tạo ta thông lượng nhiệt 1 oát giữa hai mặt.

1W/(m.K) = 1m.kg.s-3.K-1

11

độ khuyếch tán nhiệt

mét vuông trên giây

m2/s

Mét vuông trên giây là độ khuyếch tán nhiệt của một môi trường mà các mặt đẳng nhiệt ở một thời điểm bất kỳ là những mặt phẳng song song và cứ trong thời gian 1 giây, nhiệt độ tại điểm bất kỳ thay đổi 1 kenvin khi trên mỗi mét chiều dài theo phương vuông góc với các mặt đẳng nhiệt građiên nhiệt độ thay đổi 1 kenvin trên mét.

1m2/s = 1m2.s-1

IV- Đơn vị điện và từ

1

dòng điện (cường độ dòng điện)

ampe

A

Ampe là dòng điện không đổi khi chạy trong hai dây dẫn thẳng, song song, dài vô hạn, tiết diện tròn nhỏ không đáng kể, đặt cách nhau 1 mét trong chân không, sẽ gây ra trên mỗi mét dài của dây một lực 2.10-7 niutơn (CGPM lần thứ 9, 1948).

Đơn vị cơ bản.

2

điện lượng (điện tích)

culông

C

Culông là điện lượng được tải trong thời gian 1 giây bởi dòng điện 1 ampe.

1C = 1s.A

3

điện thế, hiệu điện thế (điện áp), suất điện động

von

V

Von là hiệu điện thế giữa hai điểm của một dây dẫn khi giữa hai điểm đó dòng điện không đổi 1 ampe tạo nên công suất 1 oát.

1V = 1W/1A = 1m2.kg.s-3.A-1

4

cường độ điện trường

von trên mét

V/m

Von trên mét là cường độ của điện trường thực hiện lực 1 niutơn lên một vật tích điện có điện lượng 1 culông.

1V/m = 1m.kg.s-3.A-1

5

điện trở

ôm

W

Ôm là điện trở giữa hai điểm của một dây dẫn đồng tính có nhiệt độ đều khi giữa hai điểm đó một hiệu điện thế 1 von tạo nên dòng điện không đổi theo thời gian 1 ampe.

1W = 1V/1A = 1m2.kg.s-3.A-2

6

điện dẫn (độ dẫn điện)

simen

S

Simen là điện dẫn của một dây dẫn có điện trở 1 ôm.

1S = 1A/1V = 1m-2.kg-1.s3.A2

7

thông lượng điện (thông lượng điện dịch)

culông

C

Culông là thông lượng điện qua một mặt kín bao quanh điện tích 1 culông.

1C = 1s.A

8

mật độ, thông lượng điện (điện dịch)

culông trên mét vuông

C/m2

Culông trên mét vuông là mật độ thông lượng điện trong một tụ điện phẳng, có hai bản cực rộng vô tận đặt song song với nhau trong chân không và mỗi mét vuông của bản cực được nạp đều điện tích 1 culông.

1C/m2 = 1m-2.s.A

9

công, năng lượng

jun

J

1J = 1N.1m = 1m2.kg.s-2

 

 

oát giờ

W.h

1W.h =3,6 x 103 J = 3,6 kJ

Được lập ước, bội thập phân theo mục B.

 

 

electronvon

eV

Electronvon là công thực hiện khi điện tích bằng điện tích của một electron dịch chuyển trong một trường điện từ một đoạn đường mà giữa hai đầu có hiệu điện thế 1 von.

1eV = 1,602 177 x 10-19 J = 160,217 7 zJ

Được lập ước, bội thập phân theo mục B.

10

cường độ từ trường

ampe trên mét

A/m

Ampe trên mét là cường độ từ trường sinh ra trong chân không bởi một dòng điện 1 ampe chạy qua một dây dẫn thẳng, dài vô hạn, tiết diện tròn nhỏ không đáng kể, tại các điểm của một đường tròn đồng trục với dây đó và có chu vi 1 mét.

1A/m = 1m-1.A

11

điện dung

fara

F

Fara là điện dung của một tụ điện khi có điện lượng 1 culông thì hiệu điện thế giữa hai bản cực là 1 von.

1F = 1C/1V = 1m-2.kg-1.s4.A2

12

độ tự cảm

henry

H

Henry là độ tự cảm của một mạch kín khi dòng điện trong mạch thay đổi đều với tốc độ 1 ampe trên giây tạo ra trong mạch suất điện động 1 von.

1H = 1V.1s/1A = 1m2.kg.s-2.A-2

13

từ thông

vebe

Wb

Vebe là từ thông gây ra trong một vòng dây dẫn bao quanh nó suất điện động 1 von khi từ thông này giảm đều xuống zêrô trong thời gian 1 giây.

1Wb = 1V.1s = 1m2.kg.s-2.A-1

14

mật độ độ từ thông, cảm ứng từ

tesla

T

Tesla là mật độ từ thông trong một mặt phẳng 1 mét vuông gây ra do một từ thông đều 1 vebe thẳng góc với mặt đó.

1T = 1Wb/1m2 = 1kg.s-2.A-1

15

suất từ động

ampe

A

Ampe là suất từ động theo một đường kín móc vòng một dây dẫn có dòng điện 1 ampe chạy qua.

1A = 1A

16

công suất tác dụng (công suất)

oát

W

1W = 1m2.kg.s-3

17

công suất biểu kiến

von ampe

V.A

Von ampe là công suất biểu kiến trong một đoạn mạch đặt dưới hiệu điện thế hiệu dụng 1 von và có dòng điện cường độ hiệu dụng 1 ampe chạy qua.

1V.A = 1m2.kg.s-3

18

công suất kháng

var

var

Var là công suất kháng trong một đoạn mạch thuần tự cảm (hoặc thuần điện dung) đặt dưới hiệu điện thế hiệu dụng 1 von và có dòng điện cường độ hiệu dụng 1 ampe chạy qua.

1var = 1V.A = 1m2.kg.s_3

V- Đơn vị ánh sáng và bức xạ điện từ có liên quan

1

năng lượng bức xạ

jun

J

1J = 1N.1m = 1m2.kg.s-2

2

công suất bức xạ (thông lượng bức xạ)

oát

W

1W = 1J/1s = 1m2.kg.s-3

3

cường độ bức xạ

oát trên steradian

W/sr

Oát trên steradian là cường độ bức xạ của một nguồn điểm phát đều thông lượng bức xạ 1 oát trong góc khối 1 steradian.

1W/sr = 1m2.kg.s-3

4

độ chói năng lượng

oát trên steradian mét vuông

W/(sr.m2)

Oát trên steradian mét vuông là độ chói năng lượng theo một hướng đã cho tại một điểm trên bề mặt có cường độ bức xạ của phân tố bề mặt ấy là 1 oát trên steradian và diện tích hình chiếu của phân tố lên mặt phẳng vuông góc với hướng trên là 1 mét vuông.

1W/(sr.m2) = 1kg.s-3

5

năng suất bức xạ

oát trên mét vuông

W/m2

Oát trên mét vuông là năng suất bức xạ tại một điểm trên bề mặt có thông lượng bức xạ từ một phân tố diện tích 1 mét vuông của bề mặt này là 1 oát.

1W/m2=1kg.s-3

6

độ rọi năng lượng

oát trên mét vuông

W/m2

Oát trên mét vuông là độ rọi năng lượng ở một điểm trên bề mặt có thông lượng bức xạ 1 oát chiếu lên phân tố diện tích 1 mét vuông của bề mặt đó.

1W/m2=1kg.s-3

7

cường độ sáng

candela

cd

Candela là cường độ sáng theo một phương xác định của một nguồn phát ra bức xạ đơn sắc có tần số 540 x 1012 héc và có cường độ bức xạ theo phương đó là 1/683 oát trên steradian (CGPM lần thứ 16, 1979).

Đơn vị cơ bản.

8

độ chói

candela trên mét vuông

cd/m2

Canđela trên mét vuông là độ chói của một nguồn phẳng 1 mét vuông có cường độ sáng 1 candela đo theo phương vuông góc với nguồn.

1cd/m2 = 1m-2.cd

9

quang thông

lumen

lm

Lumen là quang thông do một nguồn sáng điểm cường độ 1 candela phát đều trong góc khối 1 steradian.

1lm = 1cd.1sr = 1cd

10

lượng sáng

lumen giây

lm.s

Lumen giây là lượng sáng của quang thông 1 lumen tính trong thời gian 1 giây.

1lm.s = 1cd.s

 

 

lumen giờ

lm.h

1lm.h = 3 600 lm.s

11

năng suất phát sáng (độ trưng)

lumen trên mét vuông

lm/m2

Lumen trên mét vuông là năng suất phát sáng của một nguồn hình cầu có diện tích mặt ngoài 1 mét vuông phát ra một quang thông 1 lumen phân bố đều theo mọi phương.

1lm/m2 = 1m-2.cd

12

độ rọi

lux

lx

Lux là độ rọi của một mặt phẳng nhận quang thông 1 lumen phân bố đều trên diện tích 1 mét vuông của mặt đó.

1lx = 1lm/1m2 = 1m-2.cd

13

lượng rọi

lux giây

lx.s

Lux giây là lượng rọi ứng với độ rọi 1 lux trong thời gian 1 giây.

1lx.s = 1m-2.s.cd

 

 

lux giờ

lx.h

1lx.h = 3 600 lx.s

14

độ tụ (quang lực)

một trên mét

m-1

Một trên mét là độ tụ của một hệ quang có tiêu cự 1 mét trong môi trường chiết suất bằng 1.

1m-1 = 1m-1

 

 

điôp

dp

Điôp là tên gọi khác của đơn vị một trên mét.

1dp = 1m-1

VI- Đơn vị âm

1

tần số

héc

Hz

1Hz = 1s-1

2

quãng tần số

octa

octa

Octa là quãng giữa hai tần số khi tỷ số giữa tần số cao và tần số thấp bằng 2.

1octa = lg2(f2/f1) = lg22 = 1

3

áp suất âm

pascan

Pa

1Pa = 1N/1m2 = 1m-1.kg.s-2

4

vận tốc truyền âm

mét trên giây

m/s

1m/s = 1m.s-1

5

lưu tốc khối (vận tốc thể tích)

mét khối trên giây

m3/s

Mét khối trên giây là lưu tốc khối tuần hoàn trong một trường âm đồng tính tại một tiết diện của ống dẫn âm có diện tích một mét vuông, trên đó vận tốc của các hạt bằng 1 mét trên giây.

1m3/s=1m3.s-1

6

mật độ năng lượng âm

jun trên mét khối

J/m3

Jun trên mét khối là mật độ năng lượng âm trong một trường âm có năng lượng 1 jun phân bố đều trong thể tích 1 mét khối.

1J/m3 = 1N.1m/m3 = 1m-1.kg.s-2

7

công suất âm

oát

W

1W = 1J/1s = 1m2.kg.s-3

8

cường độ âm

oát trên mét vuông

W/m2

Oát trên mét vuông là cường độ âm trong một sóng âm phẳng khi nó truyền năng lượng âm 1 jun qua một mặt 1 mét vuông trong thời gian 1 giây.

1W/m2 = 1kg.s-3

9

trở kháng âm (sức cản âm học)

pascan giây trên mét khối

Pa.s/m3

Pascan giây trên mét khối là trở kháng âm của một ống dẫn âm, trong đó áp suất âm sin tính 1 pascan tại một tiết diện bất kỳ gây ra lưu tốc khối có giá trị căn quân phương 1 mét khối trên giây tại điểm tiết diện đó.

1Pa.s/m3 = 1m-4.kg.s-1

10

trở kháng cơ (sức cản cơ học)

niuton giây trên mét

N.s/m

Niuton giây trên mét là trở kháng cơ của một hệ cơ học dao động khi tại chỗ đặt lực, lực tuần hoàn 1 niutơn gây vận tốc dao động 1 mét trên giây.

1N.s/m = 1kg.s-1

11

mức áp suất âm

ben

B

Ben là mức áp suất âm của một âm thanh mà 2 lần lôgarit thập phân của tỷ số giữa áp suất của âm thanh đó và áp suất so sánh 2.10-5 pascan là bằng 1.

 

 

dêciben

dB

Dêciben là mức áp suất âm của một âm thanh mà 20 lần lôgarit thập phân của tỷ số giữa áp suất của âm thanh đó và áp suất so sánh 2.10-5 pascan là bằng 1.

12

mức to

phon

phon

Phon là mức to của âm thanh đơn sắc tần số 1 kilôhéc có mức áp suất âm 1 đêxiben.

VII- Đơn vị hoá lý và vật lý phân tử

1

khối lượng nguyên tử

kilôgam

kg

Xem giải thích mục 1, phần I.

 

 

đơn vị khối lượng nguyên tử thống nhất

u

Đơn vị khối lượng nguyên tử thống nhất là khối lượng bằng 1/12 khối lượng nguyên tử của nuclit cacbon 12.

1u = (1,660 540 2 ± 0,000 001 0) x 10-27 kg*

* CODATA Bulletin 63 (1986).

2

khối lượng phân tử

kilôgam

kg

Xem giải thích tại mục 1 trên.

Khối lượng phân tử là tổng khối lượng các nguyên tử trong phân tử.

 

 

 

đơn vị khối lượng nguyên tử thống nhất

u

 

3

lượng chất

mol

mol

Mol là lượng chất của một hệ chứa một số thực thể cơ bản bằng tổng số nguyên tử trong 0,012 kilôgam cacbon 12. Khi dùng mol phải chỉ rõ thực thể cơ bản, chúng có thể là nguyên tử, phân tử, ion, điện tử và các hạt hoặc các nhóm đặc trưng của các hạt (CGPM lần thứ 14, 1971).

Đơn vị cơ bản.

 

4

nồng độ mol

mol trên mét khối

mol/m3

 

Nồng độ mol là số mol của chất tan chia cho thể tích dung dịch.

 

 

mol trên lít

mol/l, mol/L

 

5

hoá thế

jun trên mol

J/mol

Trong dung dịch của hai chất A và B, hoá thế của chất A là:

mA =

và của chất B là:

mB =

trong đó mA, mB là hoá thế của chất A, chất B; nA, nB là lượng chất của chất A, chất B và G là hàm số Gibbs.

VIII- Đơn vị bức xạ ion hoá

1

độ phóng xạ (hoạt độ)

becơren

Bq

Becơren là độ phóng xạ của một nguồn phóng xạ trong đó thương số của giá trị kỳ vọng của số lượng các chuyển vị hạt nhân tự phát hoặc các chuyển vị đồng phân và khoảng thời gian xẩy ra các chuyển vị này tiến tới giới hạn 1/s.

1Bq = 1s-1

2

liều hấp thụ

gray

Gy

Gray là liều hấp thụ trong một phân tố vật chất khối lượng 1 kilôgam nhận được năng lượng 1 jun từ những bức xạ ion hoá trong điều kiện thông năng không đổi.

1Gy = 1J/kg = 1m2.s-2

3

liều tương đương

sivơ

Sv

Sivơ là liều tương đương trong một phân tố mô khối lượng 1 kilogam nhận được năng lượng 1 jun từ những bức xạ ion hoá có giá trị hệ số phẩm chất bằng 1 đối với việc đánh giá liều hấp thụ so với hiệu quả sinh học của các hạt mang điện tạo ra liều hấp thụ và thông năng của chúng là không đổi.

1Sv = 1J/kg = 1m2.s-2

4

kerma

gray

Gy

Gray là kerma trong một phân tố vật chất khối lượng 1 kilôgam nhận được tổng động năng ban đầu 1 jun được giải phóng bởi các hạt ion hoá mang điện trong điều kiện thông năng không đổi.

1Gy = 1J/kg = 1m2.s-2

5

liều chiếu

culông trên kilôgam

C/kg

Culông trên kilôgam là liều chiếu của bức xạ ion hoá photon tạo ra trong một kilôgam không khí các ion cùng dấu có tổng điện tích là 1 culông khi tất cả các electron (âm và dương) được giải phóng ra bởi các photon trong không khí dừng lại hoàn toàn ở đó và thông năng của chúng là đều trong không khí.

1C/kg = 1kg-1.s.A

Ghi chú

1.Trong bảng trên các đơn vị SI được để dưới gạch liền nét ( ), các đơn vị khác để dưới gạch không liền nét (- - -).

2. Cách viết tên và ký hiệu đơn vị theo các nguyên tắc sau đây:

a/ Tên đơn vị viết bằng chữ thường, dù xuất phát từ tên riêng. Ví dụ: mét, giây, ampe, kenvin, pascan...

b/ Ký hiệu đơn vị nói chung bằng chữ thường, trừ trường hợp khi tên đơn vị xuất phát từ một tên riêng thì chữ cái thứ nhất trong ký hiệu được viết hoa. Ví dụ: m, s, A, K, Pa...

c/ Khi một đơn vị được tạo thành bằng cách nhân hai hay nhiều đơn vị, dùng dấu chấm cao giữa dòng (trong các hệ với bộ ký tự hạn chế có thể sử dụng dấu chấm trên cùng dòng) hoặc khoảng cách bằng một ký tự để chỉ phép nhân này. Ví dụ: niutơn mét ký hiệu là N.m hoặc N m.

d/ Khi một đơn vị được tạo thành bằng cách chia một đơn vị cho đơn vị khác, dùng gạch ngang ( ) , gạch chéo ( ) hoặc luỹ thừa âm để chỉ phép chia này. Ví dụ: mét trên giây ký hiệu là , hoặc m/s, hoặc m.s-1, hoặc m s-1. Riêng trường hợp sau dấu gạch chéo có dấu nhân hoặc chia, phải để các dấu này trong ngoặc đơn. Ví dụ: jun trên kilôgam kenvin ký hiệu là J/(kg.K), hoặc , hoặc J.kg-1.K-1.

B. ƯỚC, BỘI THẬP PHÂN CỦA CÁC ĐƠN VỊ SI :

 

Tên (hoặc ký hiệu) của các ước và bội thập phân của các đơn vị SI được lập nên bằng cách ghép liền trước tên (hoặc ký hiệu) của một đơn vị SI một tên (hoặc ký hiệu) ghi trong bảng sau đây:

 

Tên

Ký hiệu

Thừa số

Bội

yotta

Y

1 000 000 000 000 000 000 000 000 = 1024

zetta

Z

1 000 000 000 000 000 000 000 = 1021

exa

E

1 000 000 000 000 000 000 = 1018

peta

P

1 000 000 000 000 000 = 1015

tera

T

1 000 000 000 000 = 1012

giga

G

1 000 000 000 = 109

mega

M

1 000 000 = 106

kilo

k

1 000 = 103

hecto

h

100 = 102

deca

da

10 = 10

Ước

deci

d

0,1 = 10-1

centi

c

0,01 = 10‑2

mili

m

0,001 = 10-3

micro

m

0,000 001 = 10-6

nano

n

0,000 000 001 = 10-9

pico

p

0,000 000 000 001 = 10-12

femto

f

0,000 000 000 000 001 = 10-15

atto

a

0,000 000 000 000 000 001 = 10-18

zepto

z

0,000 000 000 000 000 000 001 = 10-21

yocto

y

0,000 000 000 000 000 000 000 001 = 10-24

 

Ghi chú

1. Tên (hoặc ký hiệu) của ước, bội thập phân được ghép liền với tên (hoặc ký hiệu) của đơn vị (không có khoảng cách). Ví dụ: milimét (mm), kilomét (km).

Riêng tên (hoặc ký hiệu) của các ước, bội thập phân đơn vị khối lượng được lập bằng cách ghép liền trước tên (hoặc ký hiệu) của đơn vị "gam" (hoặc ký hiệu là g) một tên (hoặc ký hiệu) trong bảng trên (1g = 0,001 kg = 10-3kg).

2. Không ghép liền hai tên (hoặc ký hiệu) của các ước, bội cho trong bảng trên. Ví dụ: viết nanomét (nm) cho 10-9m, không viết milimicromét (mmm).

 

 

PHỤ LỤC II

CÁC ĐƠN VỊ ĐƯỢC DÙNG CÓ THỜI HẠN

(Ban hành kèm theo Nghị định số 65/2001/NĐ-CP
ngày 28 tháng 9 năm 2001của Chính phủ)

 

Thứ tự

Đại lượng

Đơn vị

Giải thích

Được sử dụng đến

 

 

Tên

Ký hiệu

 

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

khối lượng

vòng

r

1 r = 2P rad

31.12.2010

2

khối lượng

carat

ct

1 ct = 0,2 g

31.12.2010

3

khối lượng

lượng

lg

1 lg = 37,5 g

31.12.2010

4

khối lượng

đồng cân (chỉ)

đc

1 đc = 3,75 g

31.12.2010

5

khối lượng

phân

phân

1 phân = 0,375 g

31.12.2010

6

góc phẳng (góc)

li

li

1 li = 0,037 5 g

31.12.2005

7

lực

kilôgam lực (kilôpond)

kgl (kG; kgf, kp)

1kgl = 1kG = 1kgf = 1kp

= 9,806 65 J

31.12.2005

8

áp suất

atmôtphe kỹ thuật (atmôtphe)

at

1 at = 98,066 5 kPa

= 0,980 665 x 105 Pa

31.12.2005

9

áp suất

torr (milimét thuỷ ngân)

Torr(mmHg)

1 Torr = 133,322 Pa

31.12.2005

10

áp suất

mét cột nước

mH2O

1 mH2O = 9,806 65 kPa

= 9,806 65 x 103 Pa

31.12.2005

11

công, năng lượng

kilôgam lực mét (kilôpond mét)

kgl.m (kG.m; kgf.m; kp.m)

1kgl.m = 9,806 65 J

31.12.2005

12

nhiệt lượng

calorie

cal

1 cal = 4,186 8 J

31.12.2005

13

độ phóng xạ (hoạt độ)

curie

Ci

1 Ci = 37 GBq = 3,7 x 1010 Bq

31.12.2005

14

liều hấp thụ

rad

rad

1 rad = 0,01 Gy = 10-2 Gy

31.12.2005

15

liều chiếu

rơnghen

R

1 R = 0,258 mC/kg

= 2,58 x 10-4 C/kg

31.12.2005

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-----

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 65/2001/ND-CP

Hanoi, September 28, 2001

 

DECREES

PROMULGATING THE LEGITIMATE MEASUREMENT UNIT SYSTEM OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

THE GOVERNMENT

 

Pursuant to the September 30, 1992 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the October 6, 1999 Ordinance on Measurement;

At the proposal of the Minister of Science, Technology and Environment,

 

DECREES:

 

Article 1.-To promulgate the lawful system of measurement units of the Socialist Republic of Vietnam, prescribed in Appendix I attached to this Decree, consisting of:

1. Units of the international system of units of measurement (SI); decimal multiples and submultiples of SI units, and other units which are used according to international practices.

2. Units consistently derived from the international system of units of measurement and units on the conventional scale used worldwide for quantities not yet prescribed in Clause 1 of this Article.

Article 2.-State agencies, economic organizations, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, armed force units and all individuals, when using measuring equipment, presenting measurement results, expressing quantifier values in units of measurement in the economic, health and public safety, education, standardization domains and in activities of administrative character, must use legitimate units of measurement as prescribed in Article 1 of this Decree, except for the case stated in Article 3 of this Decree.

Article 3.-Where organizations and individuals carry out import/export-related activities, apart from the legitimate units of measurement, they may use other measurement units according to international maritime, aviation and railway transport treaties or agreements, which the Socialist Republic of Vietnam has acceded to or signed.

Article 4.-To facilitate the conversion of old measurement units into legitimate ones under the provisions of this Decree, organizations and individuals are allowed to use for a definite time 10 old measurement units till the end of December 31, 2005 and five old measurement units till the end of December 31, 2010 as prescribed in Appendix II to this Decree.

The ministries, branches and People’s Committees of all levels, all organizations and competent individuals shall, within the ambit of their respective functions, tasks and powers, have to make necessary preparations and conditions for shifting to the use of all lawful measurement units on the prescribed schedule.

Article 5.-This Decree replaces Decree No. 186/CP of December 26, 1964 and takes effect 15 days after its signing.

Article 6.-The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

The Minister of Science, Technology and Environment shall organize and guide the implementation of this Decree.

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER





Phan Van Khai

 

APPENDIX 1

LEGITIMATE UNITS OF MEASUREMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
(Issued together with the Government’s Decree No. 65/2001/ND-CP of September 28, 2001)

A. Units:

I. UNITS OF SPACE, TIME AND PERIODIC PHENOMENA

Ordinal

Quantity

Units

Description

number

 

Name

Symbol

 

1

Length

meter

m

The meter is the length of path traveled by light in a vacuum during a time interval of 1/299 792 458 of a second (17thCGPM*, 1983).

The base unit.

* CGPM: A French acronym for the General Conference on International Measurements and Weights.

2

Plane angle

radian

rad

The radian is a plane angle between two radii of a circle which cuts off on the circumference an arc equal in length to the radius

1 rad = 1m/1m = 1

 

 

degree

o

/180) rad1o = (

 

 

minute

/101’ = (1/60)o = ( 800) rad

 

 

second

"

1" = (1/60)’ = /648 000) rad(

3

Solid angle

steradian

Sr

The steradian is a solid angle, which, having its vertex at the center of a sphere, cuts off an area of the surface of the sphere equal to that of a square with sides of length equal to the radius of the sphere.

1 sr = 1m2m2/1m2= 1

4

Area

square meter

m2

The square meter is the area of a square with 1- meter sides.

1m2= 1m . 1m

 

 

hectare

ha

1 ha = 0.01 km2= 104m2

For land measurements.

5

Volume, capacity

cubic meter

m3

The cubic meter is the volume of a cube with one-meter sides

1 m3= 1m . 1m . 1m

Having decimal multiples and submultiples in Section B.

 

 

liter

l, L

The liter is the capacity equal to one cubic decimeter

1 l = 1 dm3= 10-3m3

6

Time

second

s

The second is the duration of 9 192 631 770 periods of the radiation corresponding to the transition between two hyperfine levels of the ground state of the cesium-133 atom the 13thCGPM, 1967).

The base unit.

 

 

minute

min

1 min = 60 s

 

 

hour

h

1h = 60 min = 3,600 s

 

 

day

d

1d = 24 h = 86,400 s

7

Frequency

hertz

Hz

The hertz is the frequency of a periodic phenomenon occurring one cycle per second.

1 Hz = 1s-1

8

Angular velocity

radian per second

rad/s

Radian per second is the angular velocity of an object rotating steadily around a fixed axis in an angle of 1 radian in 1 second.

1rad/s = 1s-1

9

Angular acceleration

radian per second squared

rad/s2

Radian per second squared is the angular acceleration of an object with an angular velocity steadily changing one radian per second in 1 second.

1 rad/s2= 1 s-2

10

Velocity

meter per second

m/s

Meter per second is the velocity of an object travelling 1 meter in one second.

1m/s = 1m.s-1

 

 

kilometer per hour

km/h

Kilometer per hour is the velocity of an object travelling 1,000 meters in an hour

1km/h = (1/3.6)m/s = 0.277 778 m/s

11

Acceleration

meter per second squared

m/s2

Meter per second squared is the acceleration of an object with a velocity steadily changing 1 meter per second in a second

1m/s2= 1m.s-2

 

 

 

 

 

12

Level of field quantity

neper

Np

The neper is the level of a field quantity when the ratio between this quantity and a compared quantity of the same kind is equal to e

1Np = ln (F/Fo) = ln (e) = 1

 

 

bel

B

The bel is the level of a field quantity when the ratio between this quantity and a compared quantity of the same kind is equal to 101/2

1B = 2lg (F/Fo) = 2lg101/2= 1

 

 

decibel

dB

1dB = [(ln10)/20] Np (precisely) = 0.115 129 3 Np

 

 

 

 

 

13

Level of power quantity

neper

Np

The neper is the level of a power quantity when the ratio between this quantity and a compared quantity of the same kind is equal to e2

1Np = (1/2) ln (P/Po) = (1/2) lne2= 1

 

 

bel

B

The bel is the level of a power quantity when the ratio between this quantity and a compared quantity of the same kind is equal to 10

1B = lg(P/Po) = lg10 = 1

 

 

decibel

dB

1dB = [(ln10)/20] Np (precisely) = 0.115 129 3 Np

II. Mechanical units

1

Weight

kilogram

kg

The kilogram is the unit of mass, equal to the mass of the international prototype of the kilogram (third CGPM, 1901).

 

 

 

 

The base unit.

 

 

ta (quintal)

ta

1 ta = 100 kg

 

 

ton

t

1 t = 1,000 kg

Having decimal multiplies and submultiples in Section B.

2

Weight by length (length density)

kilogram per meter

kg/m

Kilogram per meter is the weight by length of a homogeneous object of even cross-section, which is 1 kilogram in weight and 1 meter in length.

1kg/m = 1kg.m-1

3

Weight by surface (surface density)

kilogram per square meter

kg/m2

Kilogram per square meter is the weight by surface of a homogeneous object of even thickness, which is 1 kilogram in weight and 1 square meter in area.

1kg/m2= 1kg.m-2

4

Specific weight (density)

kilogram per cubic meter

kg/m3

Kilogram per cubic meter is the specific weight of a homogeneous object which is 1 kilogram in weight and 1 cubic meter in volume.

1kg/m3= 1kg.m-3

 

 

ton per cubic meter

t/m3

Ton per cubic meter is the specific weight of a homogeneous object, which is 1 ton in weight and 1 cubic meter in volume.

1t/m3= 103kg/m3

 

 

kilogram per liter

kg/l, kg/L

Kilogram per liter is the specific weight of a homogeneous object, which is 1 kilogram in weight and 1 liter in volume.

1kg/l = 10-3kg/m3

5

Force

newton

N

The newton is a force which gives a mass of 1 kilogram an acceleration of 1 meter per second squared

1N = 1kg.1m/s2= 1m.kg.s-2

6

Moment of force

Newtonmeter

N.m

Newtonmeter is the moment of a force of 1 newton to a point with a radius vector of 1 meter between that point and another point in the direction of the force.

1 N.m = 1m2.kg.s-2

7

Pressure, stress

pascal

Pa

The pascal is the pressure generated by a force of 1 newton applied perpendicularly over an area of 1 square meter

1Pa = 1N/1m2= 1m-1.kg.s-2

 

 

bar

bar

1 bar = 100 kPa (precisely) = 0.1 MPa = 105Pa

8

Dynamic viscosity

Pascal second

Pa.s

Pascal second is the dynamic viscosity of a homogeneous, isotropic liquid flowing in layers, when between two plane layers in parallel with the flow and 1 meter apart there is a velocity difference of 1 meter per second, and on the surface of these layers there appears a tangent stress of 1 pascal.

1Pa.s = 1Pa.1m/(1m/s) = 1m-1.kg.s-1

9

Kinetic viscosity

Square meter per second

m2/s

Square meter per second is the kinetic viscosity of a liquid having a dynamic viscosity of 1 pascal second and a specific weight of 1 kilogram per cubic meter.

1m2/s = 1Pa.s/(1kg/m3) = 1m2.s-1

10

Work, energy

joule

J

The joule is the amount of work done when the point of application of 1 newton is displaced for a distance of 1 meter in the direction of the force.

1J = 1N.1m = 1m2.kg.s-2

11

Power

watt

W

The watt is the power which gives rise to the production of energy at the rate of 1 joule per second.

1W = 1J/1s = 1m2.kg.s-1

12

Volume velocity

cubic meter per second

m3/s

Cubic meter per second is the volume velocity for a substance of 1 cubic meter in volume to cross a given cross-section in a second.

1m3/s = 1m3.s-1

13

Weight velocity

Kilogram per second

kg/s

Kilogram per second is weight velocity of a homogeneous flow for a substance of 1 kilogram in weight to cross a given section in 1 second.

1kg/s = 1kg.s-1

III. Thermal units

1

Thermo- dynamic temperature

kelvin

K

The kelvin, unit of thermodynamic temperature, is the fraction 1/273.16 of the thermodynamic temperature of the triple point of water (13thCGPM, 1967).

The base unit.

2

Celsius temperature

degree Celsius

oC

Degree Celsius is the specific name of kelvin to denote the values of Celsius temperature

t = T - To; in which t is Celsius temperature, T is the thermodynamic temperature and To is determined as equal to 273.15 K.

3

Energy

joule

J

1J = 1N.1m = 1m2.kg.s-2

4

Specific energy

joule per kilogram

J/kg

Joule per kilogram is the specific energy of a system of one kilogram in weight that obtains or emits an energy of 1 joule when being dissolved or completing a chemical reaction.

1J/kg = 1m2. s-2

5

Heat capacity

joule per kelvin

J/K

Joule per kelvin is the heat capacity of a system which needs an energy of 1 joule to increase its temperature one more kelvin.

1J/K = 1m2kg. S-2. .K-1

6

Specific heat capacity

joule per kilogram kelvin

J/(kg.K)

Joule per kilogram kelvin is the specific heat capacity of a homogeneous object of 1 kilogram in a constant pressure or volume, which, when an energy of 1 joule is added, will increase the temperature by 1 kelvin.

1J(kg.K) = 1m2.s-2.K-1

7

Thermal flux

watt

W

The watt is the thermal flux to carry an energy of 1 joule in a second.

1W = 1J/1s = 1m2.kg.s-3

8

Surface thermal flux (heat flux density)

watt per square meter

W/m2

Watt per square meter is the surface thermal flux when a thermal flux of 1 watt running through each square meter of the surface.

1W/m2= 1kg.s-3

9

Thermal conductivity co-efficient

watt per square meter kelvin

W (m2.K)

Watt per square meter kelvin is the thermal conductivity co- efficient between two environments with a temperature difference of 1 kelvin and the surface thermal flux of the contact surface is 1 watt per square meter.

1W/(m2.K) = 1 kg.s-3.K-1

10

Thermal conductivity (conductivity co-efficient)

watt per meter kelvin

W/(m.K)

Watt per meter kelvin is the thermal conductivity of a homogeneous object containing a temperature difference of 1 kelvin between two parallel surfaces of 1 square meter placed 1 meter apart, which produces a thermal flux of 1 watt between these two surfaces.

1W/(m.K) = 1m.kg. s-3.K-1

11

Thermal diffusivity

square meter per second

m2/s

Square meter per second is the thermal diffusivity of an environment where the isothermal surfaces at any point of time are parallel ones and in every second the temperature at such point of time fluctuates 1 kelvin when the temperature gradient changes 1 kelvin per meter on each meter of length in the direction perpendicular to the isothermal surfaces.

1m2/s = 1m2.s-1

IV. Electric and magnetic units

1

Electric current (electric current intensity)

ampere

A

The ampere is that constant current, which, if maintained in two straight parallel conducting wires of infinite length, of negligible circular cross-section, and placed 1 meter apart in vacuum, would produce between these conductors a force equal to 2. 10-7newton per meter of length (9thCGPM, 1948).

The base unit.

2

Electric quantity

coulomb

C

The coulomb is the quantity of electricity transported in 1 second by a current of 1 ampere.

1C = 1s.A

3

Voltage, electric potential difference, electromotive force

volt

V

The volt is the difference of electric potential between two points of a conducting wire when a constant current of 1 ampere between those points dissipates a power of one watt.

1 V = 1 W/1A = 1m2.kg.s-3.A-1

4

Electric field strength

volt per meter

V/m

Volt per meter is the strength of an electric field generating a force of 1 newton on an object having an electric quantity of 1 coulomb.

1V/m = 1m.kg.s-3.A-1

5

Electric resistance

ohm

The ohm is the electric resistance between two points of an homogeneous conductor of the same temperature when between these two points there is an electric potential difference of one volt, which produces a constant current of 1 ampere

= 1V/1A = 1m12.kg.s-3.A-2

6

Electric conductance

siemens

S

The siemens is the electric conductance of a conductor having the electric resistance of 1 ohm.

1S = 1A/1V = 1m-2.kg-1.s3.A2

7

Electric flux

coulomb

C

The coulomb is the electric flux passing through a closed surface surrounding an electric quantity of 1 coulomb.

1C = 1s.A

8

Density, electric flux

coulomb per square meter

C/m2

Coulomb per square meter is the electric flux density in a flat capacitor having two plates of infinite width, put in parallel in vacuum and each square meter of such plate is charged with an electric quantity of 1 coulomb.

1C/m2= 1m-2.s.A

9

Work, energy

joule

J

1J = 1N.1m = 1m2.kg.s-2

 

 

watt hour

W.h

1W.h = 3.6 x 103J = 3.6 kJ

Having decimal multiplies and submultiples in Section B

 

 

electron-von

eV

The electronvon is the work done when an electric quantity equal to that of an electron passing in an electromagnetic field a distance between the two ends of which there is an electric potential difference of one volt.

1eV = 1.602 177 x 10-19J = 160.217 7 zJ

Having decimal multiplies and submultiples in Section B

10

Magnetic field strength

ampere per meter

A/m

Ampere per meter is the magnetic field strength generated in vacuum by an electric current of 1 ampere passing through a straight conductor, of infinite length, of negligible circular cross-section, at points of a circle sharing the same axis with such conductor and having a circumference of 1 meter

1A/m = 1m-1.A

11

Electric capacitance

farad

F

The farad is the electric capacitance of a capacitor between the plates of which there appears a difference of potential of 1 volt when it is charged by an electric quantity of 1 coulomb.

1F = 1C/1V = 1m-2.kg-1.s4.A2

12

Electro- magnetic inductance

henry

H

The henry is the electromagnetic inductance of a closed circuit in which an electromotive force of 1 volt is produced when the electric current in the circuit varies uniformly at a rate of 1 ampere per second,

1H = 1V.1s/1A = 1m2.kg.s-2.A-2

13

Magnetic flux

weber

Wb

The weber is the magnetic flux, linking a circuit of one turn, produces in it an electromotive force of 1 volt as it is reduced to zero at a uniform rate in a second.

1Wb = 1V.1s = 1m2.kg.s-2.A-1

14

Magnetic flux density,

tesla

T

The tesla is the magnetic flux density in a surface of one square meter caused by a uniform magnetic flux of 1 weber perpendicular to that surface.

1T = 1Wb/1m2= 1kg.s-2.A-1

15

Magnetomo- tive force

ampere

A

The ampere is the magnetomotive force in a closed line linking to a conductor in which a current of 1 ampere is flowing through.

1A = 1A

16

Effective power (power)

watt

W

1W = 1m2. kg.s-3

17

Apparent power

volt ampere

V.A

Volt ampere is the apparent power in a circuit section placed below an effective potential difference of 1 volt, in which a current of an effective intensity of 1 ampere is passing through.

1V.A = 1m2. kg.s-3

18

Resistance capacity

var

var

The var is the resistance capacity in a pure inductance (or pure electric capacitance) circuit section placed below an effective potential difference of 1 volt, in which a current of an effective intensity of 1 ampere is passing through.

1var = 1V.A = 1m2.kg.s-3

V. Units of light and related electro-magnetic radiation

1

Radiant energy

joule

J

1J = 1N.1m = 1m2.kg.s-2

2

Radiant capacity (radiant flux)

watt

W

1W = 1J/1s = 1m2.kg.s-3

3

Radiant intensity

watt per steradian

W/sr

Watt per steradian is the radiant intensity of a uniform point source emitting a radiant flux of 1 watt in a solid angle of 1 steradian.

1W/sr = 1m2.kg.s-3

4

Radiance

watt per square meter steradian

W/(sr.m2)

Watt per square meter steradian is the radiance in a given direction at a point above a surface a unit area of which has a radiant intensity of 1 watt per steradian and the area of the projection of such unit area on the surface perpendicular to such direction is 1 square meter.

1W/(sr.m2) = 1kg.s-3

5

Radiant capacity

watt per square meter

W/m2

Watt per square meter is the radiant capacity at a point above the surface, which radiates a radiant flux of 1 watt on 1 unit area of 1 square meter of such surface.

1W/m2= 1 kg.s-3

6

Illumination

watt per square meter

W/m2

Watt per square meter is the illumination at a point above the surface, which radiates a radiant flux of 1 watt on 1 unit area of 1 square meter of such surface.

1W/m2= 1 kg.s-3

7

Luminous intensity

candela

cd

The candela is the luminous intensity, in a given direction, of a source that emits monochromatic radiation of frequency 540 x 1012hertz and that has a radiant intensity in that direction of 1/683 watt per steradian (16thCGPM, 1979).

The base unit.

8

Luminance

candela per square meter

cd/m2

Candela per square meter is the luminance of a flat source of one square meter with a luminous intensity of one candela measured in a direction perpendicular to the source.

1cd/m2= 1m-2.cd

9

Luminous
flux

lumen

lm

The lumen is the luminous flux emitted in a solid angle of 1 steradian by a uniform point source having an intensity of 1 candela.

1lm = 1cd.1sr = 1cd

10

Light amount

lumen second

lm.s

Lumen second is the amount of light of a luminous flux of one lumen calculated in one second.

1lm.s = 1cd.s

 

 

lumen hour

lm.h

1lm.h = 3,600 lm.s

11

Luminous capacity

lumen per square meter

lm/m2

Lumen per square meter is the luminous capacity of a spherical source having a surface of 1 square meter in area, emitting a luminous flux of 1 lumen distributed evenly in all directions.

1lm/m2= 1m-2.cd

12

Illuminance

lux

lx

The lux is the illuminance of a surface receiving a luminous flux of one lumen evenly distributed on an area of one square meter of that surface.

1lx = 1lm/1m2= 1m-2.cd

13

Illuminating amount

lux second

lx.s

Lux second is the illuminating amount corresponding to the illuminance of 1 lux in 1 second.

1lx.s = 1m-2.s.cd

 

 

lux hour

lx.h

1lx.h = 3,600 lx.s

14

Focus (optical force)

reciprocal meter

m-1

The reciprocal meter is the focus of an optical system having a focal length of 1 meter in a refractive environment equal to 1.

1m-1= 1m-1

 

 

diopter

dp

The diopter is another name of the reciprocal meter

1 dp = 1m-1

VI. Acoustic units

1

Frequency

hertz

Hz

1Hz = 1s-1

 

 

 

 

 

2

Frequency range

octa

octa

Octa is the range between two frequencies when the ratio between the higher frequency and the lower frequency is 2.

1 octa = lg2(f2/f1) = lg22 = 1

3

Acoustic pressure

pascal

Pa

1Pa = 1N/1m2= 1m-1.kg.s-2

4

Acoustic velocity

meter per

m/s

1m/s = 1m.s-1

 

second

 

 

 

5

Volume velocity

cubic meter per second

m3/s

Cubic meter per second is the periodic volume velocity in a homogeneous acoustic field at a cross-section of 1m2of an acoustic conductor, on which the particle velocity is 1 meter per second.

1m3/s = 1m3.s-1

6

Acoustic energy density

joule per cubic meter

J/m3

Joule per cubic meter is the acoustic energy density in an acoustic field having an energy of 1 joule evenly distributed in a volume of 1 m3.

1J/m3= 1N.1m/m3= 1m-1.kg.s-2

7

Acoustic power

watt

W

1W = 1J/1s = 1m2.kg.s-3

8

Acoustic intensity

watt per square meter

W/m2

Watt per square meter is the acoustic intensity in a plane sound wave when it transmits an acoustic energy of 1 joule across a surface of 1 square meter in a second.

1W/m2= 1kg.s-3

9

Acoustic impedance (acoustic resistance)

pascal second per cubic meter

Pa.s/m3

Pascal second per cubic meter is the acoustic impedance of an acoustic transmission tube, in which the negative sine pressure of 1 pascal at any cross-section causes a volume velocity having a value of 1 cubic meter per second at such cross-section point.

1Pa.s/m3= 1m-4.kg.s-1

10

Mechanical impedance (mechanical resistance)

newton second per meter

N.s/m

Newtonsecond per meter is the mechanical impedance of a mechanical system when a periodic force of one newton, at the place of the force, causes a fluctuating velocity of 1 meter per second.

1N.s/m = 1 kg.s-1

 

 

 

 

 

11

Level of acoustic pressure

bel

B

The bel is the level of acoustic pressure of a sound when the double decimal logarithm of the ratio between the pressure of such sound and a compared pressure of 2.10-5Pa is 1.

 

 

decibel

dB

The decibel is the level of acoustic pressure of a sound when 20 times of the decimal logarithm of the ratio between the pressure of such sound and a compared pressure of 2.10-5Pa is 1.

 

 

 

 

 

12

Level of loudness

phon

phon

The phon is the lovel of loudness of monochromatic sounds of 1 kilohertz in frequency and 1 decibel in acoustic pressure.

VII. Chemo-physical and physio-atomic units

1

Atomic mass

kilogram

kg

See explanations at Section 1, Part I.

 

 

unified atomic mass unit

u

The unified atomic mass unit is a mass equal to 1/12 of the mass of an atom of the nuclide 12C.

0.0001u = (1.660 540 2  001 0) x 10-27kg*

* CODATA Bulletin 63 (1986)

2

Molecular mass

kilogram

kg

See explanation in Section 1 above

 

 

unified atomic mass unit

u

The mass of a molecule is the total mass of atoms in such molecule.

3

Amount of substance

mole

mol

The mole is the amount of substance of a system which contains as many elementary entities as there are atoms in 0.012 kilogram of carbon 12. When the mole is used, the elementary entities must be specified and may be atoms, molecules, ions, electrons, other particles, or specified groups of such particles (14thCGPM, 1971).

The base unit.

4

Molar concentration

mole per cubic meter

mol/m3

Molar concentration is the number of moles of a dissolvable substance divided by the volume of the solution.

 

 

mole per liter

mol/l, mol/L

 

5

Molar energy

joule per mole

J/mol

In the solution of two substances A and B, the molar energy of substance A is:

nG/= (A)T,p,nB

and the molar energy of substance B is:

nG/= (B)T,p,nA

 

 

 

 

In whichandare the molar energies of substance A and substance B respectively; nand nare their respective quantities and G is function Gibbs.

1

Radioactivity (of radionuclide)

becquerel

Bq

The becquerel is the radioactivity of a source of radiation in which the quotient of the expected value of the number of spontaneous nuclear displacements or isomeric displacements and the duration of time during which these displacements occur advances to the limit of 1/s.

1Bq = 1s-1

2

Absorbed dose

Gray

Gy

The gray is the dose absorbed in a material quantity of 1 kilogram which receives an energy of 1 joule from ionizing radiations under constant energy flux conditions.

1Gy = 1J/kg = 1m2.s-2

3

Dose equivalent

sievert

Sv

The sievert is the equivalent dose in a tissue quantity of 1 kilogram which receives an energy of 1 joule from ionizing radiations with a quality factor value of 1 with regard to the assessment of the equivalent dose against the biological effects of charged particles which produce the absorbed dose and their energy flux is constant.

1Sv = 1J/kg = 1m2.s-2

4

Kerma

gray

Gy

The gray is a kerma in a material quality of 1 kilogram which receives a total initial kinetic energy of 1 joule freed by charged ionized particles under constant energy flux conditions.

1Gy = 1J/kg = 1m2.s-2

5

Exposure

Coulomb per kilogram

C/kg

Coulomb per kilogram is the exposure of the photonic ionizing radiation generated in 1 kilogram of air of ions of the same sign having a total charge of 1 coulomb when all electrons (positive and negative), freed by photons in the air, stop completely there and all of their energy flux remains in the air.

1C/kg = 1kg-1.s.A

 

 

 

 

 

 

 

 

Notes:

1. In the above table, the SI units are placed under unbroken line (---), other units under broken line (---).

2. The way of writing the names and symbols of units shall comply with the following principles:

a/ The name of a unit is written in lower-case letters, though it derives from a proper name. For example: meter, second, ampere, kelvin, pascal…

b/ Generally, the symbol of a unit is written in lower-case letters, except for cases where the unit name derives from a proper name, the first letter in the symbol is capitalized. For example: m, s, A, K, Pa…

c/ When a unit is formed by multiplying two or more units, the raised dot (in language systems having limited characters, a normal dot can be used) or a one-character space will be used to indicate this multiplication.

For example: The symbol of newton meter is N.m or Nm.

d/ When a unit is formed by one unit divided by another unit, a dash (—), a slash (/) or
a negative power will be used to indicate this division. For example: The symbol of meter per second is

m
—, or m/s or m.s-1 or ms-1
s

Particularly for cases where the slash is followed by a multiplying or dividing mark, such marks
must be put in blankets. For example: The symbol of joule per kilogram kelvin is J(kg.K), or

J
—— or J.kg-1.K-1.
kg.K

B. Decimal multiples and submultiples of SI units:

The names (or symbols) of the decimal multiples and submultiples of the SI units are formed by joining before the name (or symbol) or a SI unit one name (or symbol) in the table below:

Name

Symbol

Factor

multiples

yotta

Y

1 000 000 000 000 000 000 000 000 = 1024

zetta

Z

1 000 000 000 000 000 000 000 = 1021

exa

E

1 000 000 000 000 000 000 = 1018

peta

P

1 000 000 000 000 000 = 1015

tera

T

1 000 000 000 000 = 1012

giga

G

1 000 000 000 = 109

mega

M

1 000 000 = 106

kilo

k

1 000 = 103

hector

h

100 = 102

deca

da

10 = 10

submultiples

deci

d

0.1 = 10-1

centi

c

0.01 = 10-2

mili

m

0.001 = 10-3

micro

0.000 001 = 10-6

nano

n

0.000 000 001 = 10-9

pico

p

0.000 000 000 001 = 10-12

femto

f

0.000 000 000 000 001 = 10-15

atto

a

0.000 000 000 000 000 001 =10-18

zepto

z

0.000 000 000 000 000 000 001= 10-21

yocto

y

0.000 000 000 000 000 000 000 001 =10-24

Notes:

1. The name (or symbol) of a decimal multiple or submultiple comes right before the name (or symbol) of a unit (without a space). For example: milimeter (mm), kilometer (km).

Particularly for the name (or symbol) of a multiple or submultiple of a mass unit, it will be formed by placing before the name (or symbol) of the "gram" unit (or its symbol g) a name (or symbol) in the above table (1 g= 0.001 kg = 10-3 kg).

2. Not to join two names (or symbols) of the multiples or submultiples in the above table. For example: m).nanometer (nm) will be used for 10-9 , but not milimicrometer (m

 

APPENDIX II

UNITS PERMITTED FOR USE FOR A DEFINITE TIME
(issued together with the Government’s Decree No. 65/2001/ND-CP of September 28, 2001)

Ordinal

Quantity

Unit

Description

Used still

number

 

Name

Symbol

 

 

1

weight

li

li

1 li = 0.037 5 g

31.12.2010

2

weight

carat

ct

1 ct = 0.2 g

31.12.2010

3

weight

luong

lg

1 lg = 37.5 g

31.12.2010

4

weight

dong can (tael)

dc

1 dc = 3.75 g

31.12.2010

5

weight

phan

phan

1 phan = 0.375 g

31.12.2010

6

plane angle (angel)

circle

r

rad1 r = 2

31.12.2005

7

force

kilogram force(kilopond)

kgl (kG; kgf, kp)

1 kgl = 1 kG = 1 kgf = 1 kp = 9.806 65 J

31.12.2005

8

pressure

technical

atmosphere

at

1 at = 98.066.5 kPa
= 0.980 665 x 105 Pa

31.12.2005

9

pressure

torr

Torr (mmHg)

1 Torr = 133.322 Pa

31.12.2005

10

pressure

meter of water column

mH2O

1 mH2O = 9.806 65 kPa
= 9.806 65 x 103 Pa

31.12.2005

11

work, energy

kilogram force meter (kilopond meter)

kgl.m (kG.m; kgf.m.; kp.m)

1 kgl.m = 9.806 65 J

31.12.2005

12

calorie

calorie

cal

1 cal = 4.186 8 J

31.12.2005

13

radioactivity

curie

Ci

1 Ci = 37 GBq = 3.7 x 1010 Bq

31.12.2005

14

absorbed dose

rad

rad

1 rad = 0.01 Gy = 10-2 Gy

31.12.2005

15

exposure

roentgen

R

1 R = 0.258 mC/kg
= 2.58 x 10-4 C/kg

31.12.2005

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 65/2001/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất