Nghị định 165/1999/NĐ-CP của Chính phủ về giao dịch bảo đảm

thuộc tính Nghị định 165/1999/NĐ-CP

Nghị định 165/1999/NĐ-CP của Chính phủ về giao dịch bảo đảm
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:165/1999/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:19/11/1999
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lĩnh vực khác

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 165/1999/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 165/1999/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 11 NĂM 1999
VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Bộ Luật Dân sự ngày 28 tháng 10 năm 1995;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH:

 

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi áp dụng

1. Nghị định này quy định về ký kết, thực hiện hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh.

2. Trong trường hợp pháp luật không có quy định khác, Nghị định này cũng được áp dụng đối với việc cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong giao dịch kinh tế, thương mại.

3. Việc ký kết, thực hiện hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và xử lý quyền sử dụng đất thế chấp thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai; trong trường hợp pháp luật về đất đai không quy định, thì áp dụng các quy định của Nghị định này.

4. Nghị định này cũng được áp dụng đối với việc cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác hoặc pháp luật có quy định khác.

 

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. "Giao dịch bảo đảm" là hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản theo đó bên bảo đảm cam kết với bên nhận bảo đảm về việc dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

2. "Bên bảo đảm" là bên cầm cố, bên thế chấp, bên bảo lãnh bằng tài sản.

3. "Bên nhận bảo đảm" là bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp, bên nhận bảo lãnh bằng tài sản.

4. "Nghĩa vụ được bảo đảm" là nghĩa vụ mà việc thực hiện được bảo đảm bằng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản.

5. "Nghĩa vụ trong tương lai" là nghĩa vụ phát sinh sau khi giao dịch bảo đảm đã được ký kết.

6. "Tài sản bảo đảm" là tài sản của bên bảo đảm dùng để cầm cố, thế chấp, bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm.

7. "Tài sản hình thành trong tương lai" là động sản, bất động sản hình thành sau thời điểm ký kết giao dịch bảo đảm và sẽ thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm như hoa lợi, lợi tức, tài sản hình thành từ vốn vay, công trình đang xây dựng, các tài sản khác mà bên bảo đảm có quyền nhận.

8. "Hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh" gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng, các động sản khác hoặc các bất động sản dùng để trao đổi, mua bán gắn với chức năng sản xuất, kinh doanh của bên bảo đảm.

 

Điều 3. Nguyên tắc ký kết, thực hiện giao dịch bảo đảm

1. Các bên có quyền thoả thuận về việc ký kết, thực hiện hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm, nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

2. Quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong giao dịch bảo đảm được pháp luật tôn trọng và bảo vệ.

Điều 4. Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

1. Các bên được thoả thuận về việc cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hiện tại hoặc nghĩa vụ trong tương lai.

2. Nghĩa vụ được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thoả thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.Trong trường hợp các bên không thoả thuận khác và pháp luật không quy định khác thì nghĩa vụ được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi và bồi thường thiệt hại.

3. Nghĩa vụ có thể được bảo đảm bằng một hoặc nhiều tài sản, kể cả tài sản hình thành trong tương lai bằng một hoặc nhiều biện pháp bảo đảm.

 

Điều 5. Điều kiện đối với tài sản bảo đảm

Tài sản bảo đảm phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm,

Đối với quyền sử dụng đất được thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai.

Tài sản mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp nhà nước quản lý, sử dụng được cầm cố, thế chấp, bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan;

2. Được phép giao dịch và không có tranh chấp;

3. Bên bảo đảm mua bảo hiểm đối với tài sản mà pháp luật quy định phải được bảo hiểm.

 

Điều 6. Tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ

1. Một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ trong các trường hợp sau đây:

a) Tài sản đã được đăng ký quyền sở hữu; quyền sử dụng đất mà người sử dụng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

b) Tài sản mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng giao dịch bảo đảm bằng tài sản này phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.

2. Trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì giá trị của tài sản bảo đảm phải lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thoả thuận khác.

 

Điều 7. Tài sản cầm cố

Tài sản cầm cố bao gồm:

1. Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, kim khí quý, đá quý;

2. Tiền Việt Nam, ngoại tệ;

3. Trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, các giấy tờ khác trị giá được bằng tiền;

4. Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp; quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm, các quyền tài sản khác phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các căn cứ pháp lý khác;

5. Quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, kể cả trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

6. Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật;

7. Tàu biển theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam, tàu bay theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam trong trường hợp được cầm cố;

8. Lợi tức, các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố;

9. Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.

 

Điều 8. Tài sản thế chấp

Tài sản thế chấp bao gồm:

1. Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó, các tài sản khác gắn liền với đất;

2. Quyền sử dụng đất mà pháp luật về đất đai quy định được thế chấp;

3. Hoa lợi, lợi tức, khoản tiền bảo hiểm và các quyền phát sinh từ bất động sản thế chấp thuộc tài sản thế chấp, nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định;

4. Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản có vật phụ, thì vật phụ cũng thuộc tài sản thế chấp. Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản có vật phụ, thì vật phụ chỉ thuộc tài sản thế chấp, nếu các bên có thoả thuận;

 

5.Tàu biển theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam, tàu bay theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam trong trường hợp được thế chấp;

6. Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.

 

Điều 9. Tài sản bảo lãnh

Bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh có quyền thoả thuận bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh bằng tài sản quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Nghị định này.

 

CHƯƠNG II
KÝ KẾT, THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG CẦM CỐ, THẾ CHẤP,
BẢO LàNH BẰNG TÀI SẢN

 

Điều 10. Hình thức hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản

1. Hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản phải được lập thành văn bản; có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.

2. Hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, nếu các bên có thoả thuận; trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng nhận hoặc chứng thực, thì các bên phải tuân theo.

 

Điều 11. Nội dung chủ yếu của hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản

1. Hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Nghĩa vụ được bảo đảm;

b) Mô tả tài sản cầm cố, thế chấp;

c) Giá trị của tài sản cầm cố, thế chấp, nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định;

d) Bên giữ tài sản cầm cố, thế chấp;

đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên;

e) Các trường hợp xử lý và phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp;

g) Các thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp cầm cố, thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai, thì khi bên cầm cố, thế chấp có quyền sở hữu đối với tài sản đó, các bên có thể thoả thuận lập phụ lục hợp đồng, trong đó mô tả tài sản, giá trị của tài sản, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

 

Điều 12. Nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản

1. Hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Cam kết của bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh;

b) Nghĩa vụ được bảo lãnh, phạm vi bảo lãnh và bên được bảo lãnh;

c) Tài sản bảo lãnh; giá trị của tài sản bảo lãnh, nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định;

d) Quyền, nghĩa vụ của bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh;

đ) Các trường hợp xử lý và phương thức xử lý tài sản bảo lãnh;

e) Các thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp bảo lãnh bằng tài sản hình thành trong tương lai, thì khi bên bảo lãnh có quyền sở hữu đối với tài sản đó, các bên có thể thoả thuận lập phụ lục hợp đồng, trong đó mô tả tài sản, giá trị của tài sản, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

 

Điều 13. Đăng ký giao dịch bảo đảm

1. Các bên thoả thuận bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm.

2. Việc đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện theo các quy định tại Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm.

 

Điều 14. Cầm cố, thế chấp, bảo lãnh một tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ

1. Trong trường hợp các bên thoả thuận dùng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này, thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm tiếp theo biết về các lần bảo đảm trước đó; nếu không, thì phải bồi thường khi có thiệt hại xảy ra cho bên bị thiệt hại.

2. Mỗi lần cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng một tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ đều phải lập thành văn bản và đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.

3. Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng được bảo đảm bằng một tài sản được xác định theo thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm.

Trong trường hợp các bên cùng nhận bảo đảm thoả thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán, thì phải đăng ký việc thay đổi đó tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.

 

Điều 15. Các trường hợp bên cầm cố giữ tài sản cầm cố

Các bên được thoả thuận về việc bên cầm cố giữ tài sản cầm cố trong các trường hợp sau đây:

1. Tài sản cầm cố đã được đăng ký quyền sở hữu;

2. Tài sản cầm cố không phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng việc cầm cố bằng tài sản này phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.

 

Điều 16. Hiệu lực của giao dịch bảo đảm

1. Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản. Trong trường hợp giao dịch bảo đảm phải đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, thì giao dịch này có hiệu lực từ thời điểm đăng ký.

2. Giao dịch bảo đảm bị vô hiệu không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp giao dịch bảo đảm là điều kiện có hiệu lực của nghĩa vụ được bảo đảm.

 

Điều 17. Quyền, nghĩa vụ của bên bảo đảm trong trường hợp giữ tài sản bảo đảm

1. Bên bảo đảm giữ tài sản bảo đảm có các quyền sau đây:

a) Được khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

b) Đối với tài sản bảo đảm là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, thì bên bảo đảm được bán tài sản đó với điều kiện phải thông báo cho bên nhận bảo đảm biết và quyền yêu cầu thanh toán, số tiền thu được hoặc tài sản có được từ việc sử dụng số tiền đó là tài sản bảo đảm thay thế cho số hàng hoá luân chuyển đã bán;

2. Bên bảo đảm giữ tài sản bảo đảm có các nghĩa vụ sau đây:

a) Bảo quản, giữ gìn tài sản bảo đảm;

b) Không được khai thác công dụng của tài sản bảo đảm, nếu do việc khai thác mà tài sản có nguy cơ bị hư hỏng;

c) Không được bán tài sản bảo đảm trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và Điều 358 Bộ Luật Dân sự.

 

Điều 18. Quyền, nghĩa vụ của bên nhận bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ tài sản

1. Trong trường hợp bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ tài sản bảo đảm, thì bên nhận bảo đảm có các quyền sau đây:

a) Được xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản bảo đảm;

b) Yêu cầu bên giữ tài sản bảo đảm phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản đó;

c) Yêu cầu bên giữ tài sản bảo đảm áp dụng các biện pháp cần thiết theo thoả thuận để bảo toàn giá trị tài sản trong trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng do khai thác, sử dụng;

d) Yêu cầu bên giữ tài sản bảo đảm giao tài sản cho mình để xử lý, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Bên nhận bảo đảm có nghĩa vụ giao lại giấy tờ về tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm, nếu bên nhận bảo đảm giữ giấy tờ đó.

 

Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai

Bên nhận bảo đảm có quyền giám sát, kiểm tra trong quá trình hình thành tài sản bảo đảm. Khi tài sản bảo đảm được hình thành và thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, các bên có quyền, nghĩa vụ theo quy định của Bộ Luật Dân sự về cầm cố, thế chấp, bảo lãnh và Nghị định này.

 

Điều 20. Trách nhiệm của bên giữ tài sản bảo đảm trong trường hợp tài sản bảo đảm bị mất mát, hư hỏng

Trong trường hợp tài sản bảo đảm bị mất mát, hư hỏng, thì giải quyết như sau:

1. Nếu bên bảo đảm giữ tài sản, thì phải thông báo ngay cho bên nhận bảo đảm; phải bổ sung hoặc thay thế tài sản bảo đảm hoặc bổ sung, thay thế biện pháp bảo đảm khác; nếu không, thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên bảo đảm phải thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

2. Nếu bên nhận bảo đảm giữ tài sản, thì phải thông báo ngay cho bên bảo đảm và bồi thường thiệt hại cho bên bảo đảm hoặc thoả thuận với bên bảo đảm về việc bù trừ nghĩa vụ cho nhau. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bổ sung hoặc thay thế tài sản bảo đảm hoặc bổ sung, thay thế biện pháp bảo đảm khác;

3. Nếu người thứ ba giữ tài sản, thì phải thông báo ngay cho bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm và bồi thường thiệt hại cho bên bảo đảm. Số tiền bồi thường thiệt hại được dùng để bù trừ nghĩa vụ giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm cũng có thể thoả thuận về việc bổ sung hoặc thay thế tài sản bảo đảm hoặc bổ sung, thay thế biện pháp bảo đảm khác;

4. Trong trường hợp tài sản bảo đảm được bảo hiểm, thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên bảo đảm phối hợp tiến hành thủ tục cần thiết để nhận tiền bảo hiểm từ tổ chức bảo hiểm. Số tiền do tổ chức bảo hiểm trả được dùng để thanh toán nghĩa vụ cho bên nhận bảo đảm. Các bên có thể thoả thuận bổ sung hoặc thay thế tài sản bảo đảm hoặc bổ sung, thay thế biện pháp bảo đảm khác.

Điều 21. Giao dịch bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm là doanh nghiệp được tổ chức lại

Trong trường hợp bên bảo đảm là doanh nghiệp được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, thì giao dịch bảo đảm chấm dứt, trừ trường hợp bên nhận bảo đảm và các doanh nghiệp mới được tổ chức lại có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

 

CHƯƠNG III
XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM

 

Điều 22. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm

Tài sản bảo đảm bị xử lý trong các trường hợp sau đây:

1. Đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;

2. Bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ của mình dẫn đến việc phải thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn, nhưng vẫn không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;

3. Pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác đã đến hạn;

4. Bên bảo đảm là doanh nghiệp bị Toà án tuyên bố phá sản, bị giải thể theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

5. Các trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định.

 

Điều 23. Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm

Việc xử lý tài sản bảo đảm phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

1. Bên nhận bảo đảm có quyền trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người thứ ba xử lý tài sản trong các trường hợp quy định tại Điều 22 của Nghị định này, trừ trường hợp các bên thoả thuận bên bảo đảm thực hiện việc xử lý;

2. Tài sản bảo đảm được xử lý theo phương thức do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; trong trường hợp không có thoả thuận và pháp luật cũng không quy định, thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bán đấu giá tài sản bảo đảm;

3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết để xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật.

 

Điều 24. Phương thức xử lý tài sản bảo đảm

Tài sản bảo đảm được xử lý theo phương thức sau đây:

1. Bán tài sản bảo đảm;

2. Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm;

3. Bên nhận bảo đảm được trực tiếp nhận các khoản tiền hoặc tài sản mà người thứ ba phải giao cho bên bảo đảm.

 

Điều 25. Thời điểm xử lý tài sản bảo đảm

Bên nhận bảo đảm có quyền quyết định thời điểm xử lý tài sản bảo đảm, nhưng không trước 7 ngày đối với tài sản cầm cố, 15 ngày đối với tài sản thế chấp, kể từ thời điểm đăng ký thông báo yêu cầu xử lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Nghị định này.

Thời điểm xử lý tài sản bảo đảm không thể sớm hơn thời điểm mà bên bảo đảm phải thực hiện nghĩa vụ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

 

Điều 26. Thông báo việc xử lý tài sản bảo đảm

1. Trước khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản cho bên bảo đảm và đăng ký thông báo yêu cầu xử lý tài sản tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.

2. Trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, thì cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm đã đăng ký yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm phải thông báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản cho các bên cùng nhận bảo đảm.

3. Văn bản thông báo xử lý tài sản bảo đảm có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Lý do xử lý tài sản;

b) Tài sản phải xử lý;

c) Phương thức xử lý;

d) Nghĩa vụ được bảo đảm;

đ) Thời điểm xử lý tài sản bảo đảm.

 

Điều 27. Quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm sau khi đăng ký thông báo yêu cầu xử lý

Sau khi thông báo yêu cầu xử lý tài sản, bên nhận bảo đảm có quyền thực hiện hoặc yêu cầu bên bảo đảm thực hiện các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để bảo vệ tài sản bảo đảm.

 

Điều 28. Nghĩa vụ của bên bảo đảm

Kể từ khi nhận được văn bản thông báo việc xử lý tài sản bảo đảm, bên bảo đảm không được huỷ hoại, tẩu tán tài sản bảo đảm; không được bán tài sản bảo đảm, trừ trường hợp được bên nhận bảo đảm đồng ý.

 

Điều 29. Giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm trong trường hợp bên nhận bảo đảm không giữ tài sản

1. Kể từ khi nhận được thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản bảo đảm, giấy tờ liên quan cho bên nhận bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

2. Việc giao tài sản được thực hiện đúng thời hạn và địa điểm do bên nhận bảo đảm ấn định trong văn bản thông báo xử lý tài sản, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

3. Trong trường hợp bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản, thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp hỗ trợ cần thiết buộc phải giao tài sản đó.

4. Từ khi nhận đến khi thực hiện xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thực hiện các biện pháp giữ gìn, bảo quản tài sản bảo đảm.

 

Điều 30. Bán tài sản bảo đảm

1. Tài sản bảo đảm được bán tại thời điểm xử lý nêu trong văn bản thông báo. Tài sản bảo đảm được các bên bán trực tiếp cho người mua hoặc được bán đấu giá.

2. Trong trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng thì ngay sau khi thông báo xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm có quyền bán tài sản đó.

3. Trong trường hợp người mua hoặc người nhận chuyển nhượng tài sản bảo đảm phải có các điều kiện theo quy định của pháp luật, thì việc bán hoặc chuyển nhượng tài sản bảo đảm phải tuân theo các quy định đó.

 

Điều 31. Xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ, quyền yêu cầu thanh toán

1. Sau thời hạn quy định trong văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ, quyền yêu cầu thanh toán, thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu người thứ ba là người có nghĩa vụ trả nợ hoặc thanh toán cho bên bảo đảm phải trả tiền cho mình theo đúng thoả thuận.

2. Trong trường hợp người thứ ba chậm trả tiền cho bên nhận bảo đảm, thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán.

 

Điều 32. Xử lý quyền sử dụng đất thế chấp

Quyền sử dụng đất thế chấp được xử lý theo phương thức do các bên thoả thuận; trong trường hợp không có thoả thuận, thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu bán đấu giá để thanh toán nghĩa vụ.

 

Điều 33. Xử lý tài sản bảo đảm bằng phương thức nhận chính tài sản bảo đảm

1. Trong trường hợp các bên thoả thuận xử lý tài sản bảo đảm bằng phương thức bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ, thì bên bảo đảm phải giao tài sản đó và giấy tờ liên quan cho bên nhận bảo đảm.

2. Trong trường hợp giá trị tài sản bảo đảm vượt quá giá trị nghĩa vụ được bảo đảm, thì bên nhận bảo đảm phải thanh toán cho bên bảo đảm phần giá trị vượt quá đó; nếu giá trị nhỏ hơn, thì có quyền yêu cầu bên bảo đảm phải thanh toán phần còn thiếu, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

 

Điều 34. Xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ

Trong trường hợp phải xử lý tài sản bảo đảm để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn, thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý. Bên nhận bảo đảm đã đăng ký thông báo xử lý tài sản là người chịu trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thoả thuận khác.

 

Điều 35. Xử lý tài sản bảo lãnh

1. Trong trường hợp hợp đồng bảo lãnh không xác định cụ thể tài sản bảo lãnh, thì các bên phải thoả thuận về loại tài sản đưa ra xử lý.

2. Trong trường hợp bán tài sản bảo lãnh, thì bên nhận bảo lãnh được ưu tiên thanh toán từ số tiền thu được.

Điều 36. Khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm

Trong trường hợp tài sản bảo đảm chưa xử lý được để thực hiện nghĩa vụ, thì bên nhận bảo đảm có thể khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm. Số tiền thu được từ việc khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm được dùng để thanh toán nghĩa vụ, sau khi trừ các chi phí cần thiết, hợp lý cho việc khai thác, sử dụng.

 

Điều 37. Thanh toán tiền bán tài sản bảo đảm

1. Tiền bán tài sản bảo đảm do bên nhận bảo đảm quản lý, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

2. Tiền bán tài sản bảo đảm được thanh toán theo thứ tự như sau:

a) Sau khi trừ chi phí bảo quản, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác có liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm, số tiền còn lại được sử dụng để thanh toán nghĩa vụ cho bên nhận bảo đảm; trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm là khoản nợ vay, thì thanh toán cho bên nhận bảo đảm theo thứ tự nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại (nếu có); nếu tiền bán còn thừa thì phải trả lại cho bên bảo đảm; nếu còn thiếu, thì bên bảo đảm phải trả tiếp phần còn thiếu đó;

b) Trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, thì tiền bán được thanh toán theo thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm.

 

Điều 38. Chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất

1. Người mua tài sản bảo đảm, người nhận chính tài sản bảo đảm thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm đối với mình có quyền sở hữu đối với tài sản đó.

2. Trong trường hợp tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng cho người mua, người nhận tài sản bảo đảm trong thời hạn 7 ngày đối với động sản; 15 ngày đối với bất động sản, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Người nhận chuyển quyền sử dụng đất thế chấp có quyền, nghĩa vụ như người chuyển quyền sử dụng đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

 

Điều 39. Quyền yêu cầu Trọng tài hoặc Toà án giải quyết

Trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm, thì các bên có quyền yêu cầu Trọng tài hoặc Toà án giải quyết.

Trong thời gian Trọng tài hoặc Toà án đang thụ lý giải quyết, các bên phải thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản, không được bán, trao đổi, tặng cho hoặc chuyển dịch tài sản bảo đảm dưới bất cứ hình thức nào, trừ trường hợp có quyết định của Trọng tài hoặc Toà án.

 

Điều 40. Xoá đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm

Sau khi xử lý tài sản bảo đảm, nếu giao dịch bảo đảm đã được đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, thì bên nhận bảo đảm phải yêu cầu xoá đăng ký theo quy định của Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm.

 

CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 41. Hiệu lực của Nghị định

1. Nghị định này có hiệu lực sau 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày ban hành; các văn bản và quy định sau đây hết hiệu lực thi hành:

a) Điều 2 Nghị định số 17-HĐBT ngày 16 tháng 01 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế;

b) Những quy định khác về cầm cố, thế chấp, bảo lãnh trái với quy định của Nghị định này.

2. Các giao dịch bảo đảm đã được giao kết trước ngày Nghị định này có hiệu lực vẫn được tiếp tục thực hiện theo các điều khoản mà các bên đã thoả thuận phù hợp với pháp luật tại thời điểm giao kết. Các bên có thể thoả thuận sửa đổi, bổ sung giao dịch bảo đảm đã được giao kết trước ngày Nghị định này có hiệu lực theo các quy định của Nghị định này.

 

Điều 42. Hướng dẫn thi hành

1. Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence- Freedom- Happiness
------------
No.165/1999/ND-CP
Hanoi, November 19, 1999
 
DECREE
ON SECURITY TRANSACTIONS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the October 28, 1995 Civil Code;
At the proposal of the Minister of Justice,
DECREES
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Application scope
1. This Decree prescribes the signing and performance of contracts for pledge and mortgage of, and guaranty with assets as security for the performance of civil obligations, and the disposal of assets put in pledge, mortgage or guaranty.
2. In cases where it is not otherwise provided for by law, this Decree shall also apply to the pledge and mortgage of, and guaranty with assets as security for the performance of obligations in economic and commercial transactions.
3. The signing and performance of contracts for mortgage or the land use right and the disposal of the mortgaged land use right shall comply with the provisions of the land legislation. In cases where the land legislation contains no relevant regulations, this Decree�s provisions shall apply.
4. This Decree shall also apply to the pledge and mortgage of, and guaranty with assets as security for the performance of obligations in civil, economic and commercial transactions involving foreign elements, except otherwise provided for by international treaties which Vietnam has signed or acceded to or by Vietnamese laws.
Article 2.- Interpretation of terms
In this Decree, the following terms and expressions shall be construed as follows:
1. "Security transaction" is a contract for pledge or mortgage of, or guaranty with assets whereby the securer pledges with the securee to use assets as security for the performance of civil obligations.
2. "Securer" is an asset pledgor or mortgagor or a guarantor on assets.
3. "Securee" is an asset pledgee or mongagee or a guarantee on assets.
4. "Secured obligation" is an obligation, of which the performance is secured by pledge, mortgage of, or guaranty with assets.
5. "Future obligation" is an obligation arising after the security transaction is signed.
6. "Security assets" are assets put by a securer in pledge, mortgage or guaranty to secure the performance of obligation(s) toward the securee.
7. "Assets formed in the future" are movables and/or immovables which are formed after the signing of the security transaction and would be owned by the securer, such as: yields, profits and/or assets formed from loan capital, projects under construction and other assets that the securer has the right to receive.
8. "Goods circulated in the production and business processes" include machinery, equipment, raw materials, materials, fuels, consumer goods and other movables or immovable to be exchanged or traded in association with the production and/or business functions of the securer.
Article 3.- The principles for signing and performance of security transactions
1. The involved parties may agree on the signing and performance of contracts for pledge or mortgage of or guaranty with assets, as well as the disposal of security assets, which, however, must not contravene the law and social ethics.
2. The legitimate rights and interests of the parties involved in security transactions shall be respected and protected by law.
Article 4.- The scope of security for the performance of obligations
1. The parties may agree on the pledge or mortgage of, or guaranty with assets as security for the performance of current obligations or future obligations.
2. An obligation may be either partly or fully secured under the mutual agreement between the parties or the provisions of law. In cases where it is neither otherwise agreed by the parties nor prescribed by law on obligation shall be fully secured, including the obligations to repay interests and compensate for damage.
3. An obligation may be secured by one or many assets, including future assets, with one or several security measures.
Article 5.- The conditions for security assets
Security assets must meet the following conditions:
1. Being under the securer's ownership:
The land use right may be mortgaged to secure the performance of obligation(s) according to provisions of the land legislation.
Assets assigned by the State to State enterprises for management and use may be pledged, mortgaged or used in guaranty as security for the performance of obligations according to provisions of the legislation on State enterprises and other relevant legal documents;
2. Being permitted for transactions and undisputed;
3. The securer has purchased insurance for assets, which, under provisions of law, must be insured.
Article 6.- Assets to secure the performance of many obligations
1. One asset may be used as security for the performance of many obligations in the following cases:
a/ The ownership over such asset has already been registered; or in case of the land use fight, the land user has already been granted land use right certificate according to provisions of law;
b/ The asset, though not subject to ownership registration under the provisions of law, must be registered for its security transaction at security transaction registry office.
2. For cases specified in Clause 1 of this Article, the value of security assets must be higher than the total value of the secured obligations, except otherwise provided for by law or agreed upon by the parties.
Article 7.- Pledged assets
Assets eligible for pledge include:
1. Machinery, equipment, raw materials, fuels, materials, consumer goods, precious metals, gems;
2. Vietnamese currency, foreign currencies;
3. Bonds, shares, credit bills, time bills, deposit certificates, commercial bills and other papers with pecuniary value;
4. Property rights deriving from the author's right, industrial property rights; right to claim debts, right to receive insurance indemnity, and other property rights deriving from contracts or other legal grounds;
5. Right over capital contributed to enterprises, including foreign-invested enterprises:
6. Right to exploit natural resources as provided for by law;
7. Sea-going vessels as specified in the Vietnam Maritime Code, aircraft as specified In Vietnam’s Civil Aviation Law, in cases where they are allowed to be pledged;
8. Profits and rights deriving from the pledged assets;
9. Other assets as provided for by law.
Article 8.- Mortgaged assets
Assets eligible for mortgage include:
1. Residential houses and construction works affixed to land, including appurtenances to such residential houses and construction works and other assets appended to land;
2. The land use right which can be mortgage under the land legislation;
3. Yields, profits, insurance indemnity and rights deriving from the mortgaged immovables among the mortgaged assets, as agreed upon by the parties provided for by law;
4. In cases where immovables with appurtenance are entirely mortgaged, such appurtenances shall also constitute part of the mortgaged assets. In cases where immovables with appurtenances are partly mortgaged, such appurtenances shall constitute part of the mortgaged assets only if it is so agreed by the parties;
5. Sea-going vessels specified in the Vietnam Maritime Code, and aircraft specified in Vietnam Civil Aviation Law, in cases where they are allowed to be mortgaged;
6. Other assets as provided for by law.
Article 9.- Assets for guaranty
The guarantor and the guarantee may agree secure the performance of the secured obligations in assets specified in Articles 7 and 8 of this Decree.
Chapter II
SIGNING AND PERFORMANCE OF CONTRACTS FOR PLEDGE OR MORTGAGE OF, OR GUARANTY WITH ASSETS
Article 10.- Form of contracts for pledge mortgage of, or guaranty with assets
1. A contract for pledge or mortgage of, guaranty with assets must be made in writing, either in a separate document or incorporated or incorporated in the principal contract.
2. Contracts for pledge or mortgage of, or guaranty with assets shall be notarized by the State notary office or certified by the competent People's Committee, if it is so agreed by the parties. In cases where Vietnamese laws require the notarization or certification, the parties shall have to comply therewith.
Article 11.- The principal contents of a contract for asset pledge or mortgage
1. A contract for asset pledge or mortgage must have the following principal contents:
a/ Secured obligation(s);
b/ Description of pledged or mortgaged assets;
c/ Value of pledged or mortgaged assets, if so agreed by the parties or prescribed by law;
d/ Pledged or mortgaged asset holder;
e/ Rights and obligations of the parties;
f/ Cases and method(s) of disposing pledged or mortgaged assets;
g/ Other agreements.
2. For cases of pledge or mortgage of future assets, when the pledgor or mortgagor have the ownership right over such assets, the parties may agree to make a contract appendix which describes the assets and states the value thereof, if it is so agreed by the parties or prescribed by law.
Article 12.- The principal contents of a contract for guaranty with assets
1. A contract for guaranty with assets must have the following principal contents:
a/ The guarantor's commitment to perform obligation(s) on behalf of the guaranteed;
b/ Guaranteed obligation(s), guaranty scope and the guaranteed;
c/ Guaranty assets; and the value thereof, if it is so agreed by the parties or prescribed by law;
d/ Rights and obligations of the guarantor, the guarantee and the guaranteed;
e/ Cases and method(s) of disposing the guaranty assets;
f/ Other agreements.
2. For case of guaranty with future assets, as soon as the guarantor has the ownership fight over such assets, the parties may agree to make a contract appendix which describes the assets and states the value thereof, if it is so agreed by the parties or prescribed by law.
Article 13.- Registration of security transactions
1. The parties to a security transaction may agree that either the securer or the securee shall carry out the registration thereof.
2. The registration of security transactions shall comply with provisions of the Decree on registration of security transactions.
Article14.- Pledge or mortgage of, or guaranty with one asset to secure the performance of many obligations
1. In cases where the parties agree to use one asset as security for the performance of many obligations as prescribed in Article 6 of this Decree, the securer shall have to notify the subsequent securee of the previous times of security; failing to do so, the former shall have to compensate for damage caused to the damage sufferer.
2. Each pledge or mortgage of, or guaranty with one asset as security for the performance of many obligations must be made in writing and registered at the security transaction registry office.
3. The priority order for settlement among the parties secured by the same asset shall be determined according to the security transaction registration order.
In cases where the joint securees agree to change the settlement priority order, they shall have to register such change at the security transaction registry office.
Article 15.- Cases where the pledgor holds the pledged assets
The parties may agree to let the pledgor hold the pledged assets in the following cases:
1. The ownership right over the pledged assets has already been registered;
2. The pledged assets are not subject to the ownership right registration, but the pledge of such assets must be registered at the security transaction
registry office.
Article 16.- Effect of security transactions
1. A security transaction shall take effect from the time the last party signs the transaction document. In cases where a security transaction must be registered at the security transaction registry office, such transaction shall take effect from the time of registration.
2. An invalidated security transaction shall not affect the effectiveness of the secured obligation, except for cases where such security transaction is
one of the conditions for effectiveness of the secured obligation.
Article 17.- Rights and obligations of the securer in cases where such party holds the security assets
1. The securer that holds security assets shall have the following rights:
a/ To exploit and use the security assets, enjoy yields and/or profits therefrom, except otherwise agreed;
b/ For security assets being goods circulated in the production and business processes, the securer may sell such assets provided that he/she/it notifies the securee of the sale and the right to demand the settlement. The sale proceeds or assets gained from the use of such proceeds shall constitute security assets in replacement of the circulated goods volume already sold;
2. The securer that holds the security assets shall have the following obligations:
a/ To maintain and preserve the security assets;
b/ Not to exploit the utility of the security assets, if such assets are in danger of damage due to such exploitation;
c/ Not to sell the security assets, except for cases specified at Point b, Clause 1 of this Article and Article 358 of the Civil Code.
Article 18.- Rights and obligations of the securee in cases where the securer or the third party holds the security assets
1. In cases where the securer or the third party holds the security assets, the securee shall have the following rights:
a/ To directly check and inspect the security assets;
b/ To request the security asset holder to supply information on the current state of such assets;
c/ To request the security asset holder to apply necessary measures as agreed upon to preserve the value of security assets, which are in danger of damage due to exploitation and use;
d/ To request the security asset holder to hand over such assets to him/her/it for disposal, except otherwise agreed upon or prescribed by law.
2. The securee shall have to hand over title deeds over the security assets to the securer, if the former holds such title deeds.
Article 19.- Rights and obligations of the parties involved in security transactions with assets formed in the future
The securee has the right to conduct supervisions and inspections in the course of forming the security assets. As soon as the security assets are formed placed under the securer�s ownership, the parties shall have the rights and obligations according to the Civil Code�s provisions on pledge, mortgage and guaranty and this Decree.
Article 20.- The liabilities of the security asset holder in cases such assets are lost or damaged
In cases where the security assets are lost or damaged, the settlement shall be as follows;
1. If the securer holds such assets, he/she/its shall have to immediately notify the securee thereof; and supplement or replace the security assets supplement or alter the security measures. If not, securee may request the securer to fulfill the obligation ahead of time, except otherwise agreed upon;
2. If the securee holds such assets, he/she/its shall have to immediately notify the securer thereof and compensate the securer for the damage, or reach an agreement with the latter on the obligation clearing. The parties may also agree on the supplement or replacement of the security assets, or addition or alteration of the security measures;
3. If a third person holds such assets, he/she shall have to promptly notify the securer and the securee thereof and compensate the securer for the damage. The compensation amount shall be used for clearing obligations between the securer and the securee, except otherwise agreed upon. The securer and the securee may also agree on the supplement replacement of the security assets or on the addition or alteration of the security measures.
4. In cases where the security assets are insured, the securee may request the securer to coordinate in carrying out the necessary procedures to receive the insurance indemnity from the insurance organization. The indemnity amount paid by the insurance organization shall be used to settle the obligation to the securee. The party may agree on the supplement replacement of the security assets or the addition or alteration of the security measures.
Article 21.- Security transactions in cases the securer is a reorganized enterprise
In cases where the securer is an enterprise that has been divided, split, amalgamated, merged or transformed, the security transaction shall be terminated, except otherwise agreed by the securee and the newly reorganized enterprise(s) or otherwise prescribed by law.
Chapter III
DISPOSAL OF SECURITY ASSETS
Article 22.- Cases where security assets are disposed
Security assets shall be disposed in the following cases:
1. When the time for performing the obligation becomes due but the securer still fails to perform or improperly performs such obligation;
2. The securer breaches his/her/its own obligation, thus leading to the pre-mature performance of such obligation which, however, has not been performed or been improperly performed;
3. The law prescribes that security assets must be disposed so that the securer can perform other due obligations;
4. The securer is an enterprise which has been declared bankrupt by the court or dissolved by a decision of the competent State agency;
5. Other cases as agreed upon by the parties or prescribed by law.
Article 23. - The principles for disposal of security assets
The disposal of security assets must comply with the following principles;
1. The securee may directly dispose or authorize a third party to dispose such assets in cases specified in Article 22 of this Decree, except where the parties agree that the securer shall carry out the disposal;
2. The security assets shall be disposed by mode agreed upon by the parties, except otherwise prescribed by law; in cases where no agreement is reached or no relevant law provision is available, the securee may request the auction of security assets;
3. The competent State agency(ies) shall have to apply necessary measures for disposing security assets according to provisions of law.
Article 24.- Modes of disposing security assets
Security assets shall be disposed by the following modes:
1. Sale of security assets;
2. The securee shall receive the security assets as substitute for security for the performance of the secured obligation;
3. The securee may directly receive money amounts or assets handed over by the third party the securer.
Article 25.- Time for disposal of security assets
The securee may decide the time for disposal of security assets, 7 days for pledged assets, and 15 days for mortgaged assets after the notice requesting the disposal is registered, except for cases specified in Clause 2, Article 30 of this Decree.
The time for disposal of security assets must not be earlier than the time for the securer to perform the obligation, except otherwise agreed upon by the parties or prescribed by law.
Article 26.- Notification of disposal of security assets
1. Before carrying out the disposal of security assets, the securee shall have to notify in writing the securer of the asset disposal and register the notice request the asset disposal at the security transaction registry office.
2. In cases where one asset is used to secure the performance of many obligations, the security transaction registry office where the security, assets disposal request has been registered shall have to notify in writing the joint securees of such assets disposal.
3. A written notice of security assets disposal shall contain the following principal details:
a/ Reason(s) for the asset disposal;
b/ Assets to be disposed;
c/ Disposal mode(s);
d/ Secured obligation;
e/ Time for disposal of security assets.
Article 27.- Rights of the securee over security assets after the disposal requesting notice is registered
After the asset disposal requesting notice is registered, the securee shall have the right to apply or to request the securer to apply necessary, measures as prescribed by law to protect the security assets.
Article 28.- Obligations of the securer
As from the time of receiving the written notice of security asset disposal, the securer must neither destroy, disperse nor sell the security assets, except where it is so agreed upon by the securee.
Article 29.- Hand-over of security assets to the securee in cases where the securee does not hold such assets
1. Upon receiving the security asset disposal notice, the securer or the third party holding the security assets shall have to hand over such asset and relevant title deeds to the securee, except otherwise agreed by the parties.
2. The asset hand-over shall be effected within the time limit and at the place determined by the securee in the written notice of asset disposal, except otherwise agreed by the parties.
3. In cases where the securer or the third party holding the security assets fails to hand them over, the securee may request the competent State agency to apply necessary support measures to compel the hand-over of such assets.
4. During the period from the time of receipt to the time of disposal of security assets, the securee shall have to apply measures to maintain and preserve such assets.
Article 30. - Sale of security assets
1. Security assets shall be sold at the time of disposal stated in the written notice. Security assets shall be either sold directly to purchasers or put on auction by the parties.
2. In cases where the security assets are in danger of damage, right after sending the security asset disposal notice, the securee may sell such assets.
3. In cases where the security asset purchaser or assignee must satisfy the conditions prescribed bylaw, the sale or assignment of security assets must comply with such prescriptions.
Article 31.- Disposal of security assets being the right to claim debts or the right to request payment
1. Past the time limit stated in the written notice of disposal of security assets being the right to claim debts or the right to request payment, the securee may request the third party that is obliged to repay debts or make payments to the securer to pay money to him/her/it according to the agreement.
2. In cases where the third party delays the payment to the securee, the latter may demand the interest on the delayed payment according to the over-due debt interest rate prescribed by the State Bank corresponding to the delayed period of time at the time of payment.
Article 32.- Disposal of the mortgaged land use right
The mortgaged land use right shall be disposed by mode agreed upon by the parties; in cases of no agreement, the mortgagee may request an auction to settle the obligation.
Article 33. - Disposal of security assets by mode of taking over such security assets
1. In cases where the parties agree to dispose security assets by mode the securee takes over such security assets as substitute for the performance of the obligation, the securer shall have to hand over such assets and relevant title deeds to the securee.
2. In cases where the value of security assets exceeds that of the secured obligation, the securee shall have to pay to the securer the excessive value; if the value of security assets exceeds that of the secured obligation, the securee may request the securer to pay for the deficit, except otherwise agreed.
Article 34.- Disposal of assets as security for the performance of many obligations
In cases where a security assets must be disposed so as to perform a due obligation, the other obligation, although not yet due, shall also be considered due and all the joint securees shall be entitled to take part in the disposal. The securee that has registered the asset disposal notice shall be responsible for disposing the assets, if it is not otherwise agreed by the other joint securees.
Article 35. - Disposal of guaranty assets
1. In cases where the guaranty contract does not specify the asset(s) used to guarantee, the parties shall have to agree on the kind of assets to be disposed of.
2. For cases where the guaranty assets are sold, the guarantee shall be given priority to get paid from the sale proceeds.
Article 36.- Exploitation and use of security assets
In cases where the security assets have not yet been disposed of for the obligation performance, the securee may exploit and use such security assets. The proceed from the exploitation and use of security assets shall be used to settle the obligation, after subtracting necessary and reasonable expenses for such exploitation and use.
Article 37.- Settlement of proceeds from the sale of security assets
1. The proceeds from the sale of security asset shall be managed by the securee, except otherwise agreed by the parties.
2. The proceeds from the sale of security asset shall be settled according to the following order:
a/ After subtracting expenses for preservation and sale and other necessary expenses related to the disposal of security assets, the remainder shall be used to settle the obligation toward the securee; in case where the secured obligation is a debt, the secure shall be paid in the following order: principal, interest, fine, compensation for damage (if any), and remaining sale proceeds shall be returned to the securer. If the sale proceeds is not enough, the securer shall have to pay for the credit;
b/ In cases where one asset is used to secure the performance of many obligations, the sale proceeds shall be settled according to the security transaction registration order.
Article 38.- Transfer of the asset ownership right or the land use right
1. The security asset purchaser and persons who take over security assets as substitute for the performance of the securer's obligations toward themselves shall have the right to own such assets.
2. In cases of assets over which the ownership right or use right must be registered as prescribed by law, the competent State agency shall have to register the ownership right and/or use right for purchasers or persons who take over security assets within 7 days, for movables; and 15 days, for immovables, after receiving complete and valid dossiers, except otherwise prescribed by law.
3. The mortgaged land use right transferee shall have rights and obligations like the land use right transferor and be granted the land use right certificate.
Article 39. - Right to request the arbitration or the court to settle disputes.
In cases where a dispute arises from the disposal of security assets, the involved parties may request the arbitration or the court to settle such dispute.
In the course of dispute study and handling by the arbitration or the court, the parties shall have to apply measures to protect the assets, not to sell, exchange, donate or relocate them in any form, except for cases where the arbitration or the court issues a decision thereon.
Article 40.- Deletion of registration at the security transaction registry office
After the security assets involved in security transactions, which have already been registered at the security transaction registry office, are disposed, the securee shall have to request the registration deletion according to the provisions of the Decree on registration of security transactions.
Chapter IV
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 41.- Effect of the Decree
1. This Decree takes effect 15 (fifteen) days after its promulgation; the following documents and regulations shall cease to be effective:
a/ Article 2 of Decree No.17-HDBT of January 16, 1990 of the Council of Ministers detailing the implementation of the Ordinance on Economic Contracts;
b/ Other regulations on pledge, mortgage and guaranty, which are contrary to provisions of this Decree.
2. Security transactions signed before the effective date of this Decree shall still continue to be effected according to the terms agreed upon by the parties in compliance with the law at the time of signing. The parties may agree to amend and/or supplement security transactions signed before the effective date of this Decree according to provisions of this Decree.
Article 42.- Implementation guidance
1. The Ministry of Justice, the State Bank of Vietnam, the ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government shall, within the ambit of their respective functions, tasks and powers, have to guide the implementation of this Decree.
2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People's Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.
 

  
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER



Nguyen Tan Dung

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 165/1999/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất