Chỉ thị 1479/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 06/08/2010 của Bộ Chính trị về Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam

thuộc tính Chỉ thị 1479/CT-TTg

Chỉ thị 1479/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 06/08/2010 của Bộ Chính trị về Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1479/CT-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thị
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:16/08/2010
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lĩnh vực khác, Cơ cấu tổ chức

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------------
Số: 1479/CT-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------
Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 2010
 
 
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 81-KL/TW NGÀY 06 THÁNG 8 NĂM 2010 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT NAM
 
 
Thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 06 tháng 8 năm 2010 của Bộ Chính trị về Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam nghiêm túc triển khai ngay các công việc sau:
1. Bộ Giao thông vận tải
a) Chỉ đạo Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (sau đây gọi là Tập đoàn) khẩn trương đánh giá lại chính xác, khách quan, trung thực tình hình hoạt động của Công ty mẹ - Tập đoàn, các công ty con, công ty liên kết và các dự án đầu tư của Tập đoàn để có phương án sắp xếp, xử lý cụ thể, phù hợp: xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên cơ sở báo cáo của Tập đoàn, ý kiến của các Bộ, ngành liên quan.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2010 phương án cơ cấu lại tổ chức Tập đoàn theo đúng Kết luận số 81-KL/TW của Bộ Chính trị.
c) Chỉ đạo Tập đoàn xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, tập trung vào 3 lĩnh vực chính: công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thủy với quy mô phù hợp; công nghiệp phụ trợ phục vụ cho việc đóng và sửa chữa tàu thủy; đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ, công nhân công nghiệp tàu thủy. Trên cơ sở đề nghị của Tập đoàn và ý kiến của các Bộ, ngành liên quan, xem xét, thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
d) Chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các biện pháp để duy trì, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động.
đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ kiện toàn nhân sự Tập đoàn để ổn định tổ chức, tập trung thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định nhân sự Hội đồng thành viên của Tập đoàn và trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận để Hội đồng thành viên bổ nhiệm Tổng giám đốc Tập đoàn.
e) Chỉ đạo Tập đoàn hoàn thiện Điều lệ tổ chức và hoạt động. Thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều lệ này.
2. Bộ Tài chính
a) Chịu trách nhiệm chỉ đạo và giám sát Tập đoàn trong việc cơ cấu lại tài chính, xử lý các khoản nợ, đánh giá khả năng trả nợ, đặc biệt là các khoản nợ đến hạn, cân đối các nguồn trả nợ và xây dựng phương án bảo đảm nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh.
b) Xác định lại mức vốn điều lệ của Tập đoàn phù hợp với nhiệm vụ được giao; cấp đủ vốn điều lệ theo đúng quy định của pháp luật.
c) Chỉ đạo Tập đoàn xây dựng Quy chế quản lý tài chính để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng xem xét cơ cấu lại các khoản nợ và cho vay mới theo đúng quy định của pháp luật và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp thực hiện tái cơ cấu tài chính của Tập đoàn.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
a) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính trong việc chỉ đạo Tập đoàn rà soát lại các dự án đầu tư và khả năng cân đối các nguồn lực, tập trung vào 3 lĩnh vực chính nêu trên.
b) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc chỉ đạo Tập đoàn xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển và tái cơ cấu Tập đoàn.
5. Bộ Nội vụ
Thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định nhân sự Hội đồng thành viên của Tập đoàn và trình Thủ tướng xem xét chấp thuận để Hội đồng thành viên bổ nhiệm Tổng giám đốc Tập đoàn.
6. Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam
a) Phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, khẩn trương rà soát, kiện toàn tất cả các lĩnh vực để có biện pháp xử lý đúng đắn, kịp thời, sớm để Tập đoàn ổn định, tập trung vào phát triển sản xuất kinh doanh.
b) Đánh giá chính xác thực trạng tình hình hoạt động của Công ty mẹ - Tập đoàn, các công ty con, công ty liên kết, các dự án đầu tư của Tập đoàn; thực trạng tài chính, tài sản, công nợ của Tập đoàn và có phương án xử lý phù hợp.
c) Xây dựng và thực hiện có hiệu quả kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư; tập trung sức thực hiện tốt các hợp đồng đóng tàu đang có và các dự án đầu tư cần thiết đang dở dang; chuẩn bị ký kết các hợp đồng đóng tàu cho những năm tiếp theo.
d) Khẩn trương xây dựng phương án tái cơ cấu tài chính và kế hoạch trả nợ cụ thể cho các tổ chức tín dụng.
đ) Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tín dụng, tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng xử lý tốt việc chuyển nợ, nhận nợ, hoàn trả nợ giữa các bên liên quan trong việc điều chuyển, bàn giao doanh nghiệp, dự án theo quy định của pháp luật hiện hành và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
e) Rà soát lại toàn bộ kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tập đoàn, trên cơ sở đó xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
g) Xây dựng phương án sắp xếp lại các đơn vị phụ thuộc, các công ty con, công ty liên kết của Tập đoàn, báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
h) Rà soát lại toàn bộ các dự án đã đầu tư, chỉ giữ lại 3 lĩnh vực chính như đã nêu trên; có phương án bán, chuyển nhượng, chuyển giao, cổ phần hóa các lĩnh vực còn lại phù hợp pháp luật hiện hành, sớm thu hồi vốn để tập trung cho nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh chính và trả nợ.
i) Chấn chỉnh tổ chức quản lý, đặc biệt là quản lý tài chính, đầu tư và công tác nhân sự; làm tốt công tác tư tưởng, động viên cán bộ công nhân viên đoàn kết nhất trí cùng nhau quyết tâm vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, chăm lo đời sống người lao động. Bố trí cán bộ phù hợp với yêu cầu công việc, đặc biệt là cán bộ quản lý, điều hành các đơn vị.
k) Xây dựng và trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy chế quản lý của Tập đoàn gồm: Điều lệ tổ chức và hoạt động, quy chế quản lý tài chính, quy chế quản lý đầu tư xây dựng, các định mức kinh tế kỹ thuật, quy chế làm việc của Hội đồng thành viên, mối quan hệ giữa Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc, …
l) Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản trị doanh nghiệp, cán bộ kỹ thuật.
7. Các Bộ: Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Lao động – Thương binh và Xã hội, Công thương, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Văn phòng Chính phủ nghiêm túc rà soát, đánh giá việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm được giao liên quan đến quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước nói chung và Tập đoàn Vinashin nói riêng, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện, đặc biệt là việc thẩm định, kiểm tra, giám sát trong các lĩnh vực: đầu tư phát triển; huy động và sử dụng vốn; hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh; công tác tổ chức cán bộ, thành lập mới doanh nghiệp và mở ngành nghề kinh doanh. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10 năm 2010.
8. Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này, định kỳ hàng quý có báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
 

Nơi nhận:
- Bộ Chính trị;
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Ban Cán sự đảng Chính phủ;
- Thủ tướng, các PTT CP;
- Các Bộ: Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Lao động – Thương binh và Xã hội, Công thương, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường;
- Ngân hàng Nhà nước VN;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TW;
- Ban Chỉ đạo ĐM và PTDN;
- Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy VN;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục;
- Lưu: VT, ĐMDN (5)
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng
 
 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất