Chỉ thị 07-NN-QLN/CT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường quản lý, đẩy mạnh công tác tu bổ, sửa chữa, bảo đảm an toàn các hồ chứa nước
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Chỉ thị 07-NN-QLN/CT
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 07-NN-QLN/CT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Người ký: | Nguyễn Công Tạn |
Ngày ban hành: | 24/02/1997 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 07-NN-QLN/CT
CHỈ THỊ
CỦA BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 07 NN-QLN/CT NGÀY 24 THÁNG 02 NĂM 1997
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TU BỔ, SỬA CHỮA, BẢO ĐẢM AN TOÀN
CÁC HỒ CHỨA NƯỚC
Hiện nay nước ta đã xây dựng và đưa vào khai thác nhiều hồ chứa nước. Chỉ tính riêng các hồ trực tiếp cấp nước tưới, phục vụ sản xuất nông nghiệp đã có gần 500 hồ có đập cao trên 10 m, dung tích trữ từ 1 triệu m3 trở lên và hàng ngàn ao hồ loại nhỏ. Diện tích canh tác do các hồ đảm nhiệm tưới là trên 40 vạn ha. Các hồ chứa này là tài sản to lớn, quý báu và có vai trò quan trọng đối với sản xuất và đời sống của nhân dân các địa phương. Trong mùa mưa lũ, các hồ chứa, một mặt có tác dụng hạn chế, giảm nhẹ mức độ úng lụt cho vùng hạ du, mặt khác lại là điểm xung yếu, luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ra lũ lụt lớn. Việc bảo đảm an toàn các hồ chứa nước phải luôn luôn được coi là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác quản lý - khai thác công trình thuỷ lợi.
Kết quả kiểm tra, đánh giá các hồ chứa ở nước ta do Bộ thuỷ lợi (cũ) tiến hành năm 1992-1993 cho thấy còn nhiều hồ chứa bị hư hỏng hoặc có những tồn tại chưa được sửa chữa, khắc phục, phổ biến là tình trạng thẩm lậu gây xình lầy ở mái và chân đập hạ lưu, xô tụt đá lát chống sóng ở mái thượng lưu, mối phát triển mạnh ở thân đập đất xong chưa được xử lý triệt để; bê tông cống lấy nước bị thoái hoá; khớp nối cống bị xé rách hoặc rò nước; cửa van tràn xả lũ bị kẹt, không đảm bảo khả năng xả lũ như thiết kế; chọn lũ thiết kế thiên nhỏ do vậy tràn của hồ thiếu khẩu diện thoát lũ; tràn xả lũ không được gia cố nên bị xói làm giảm khả năng tích nước; đường quản lý chất lượng kém hoặc không có cầu nên người và phương tiện cơ giới không ra vào ứng cứu hồ khi có sự cố hoặc lũ lớn...
Nguyên nhân của tình trạng trên một phần do chất lượng công trình chưa thật đảm bảo từ khi bàn giao sang quản lý khai thác, đồng thời do công tác tu bổ thường xuyên, định kỳ, và việc sửa chữa các hư hỏng, hoàn thiện, khắc phục các tồn tại không được quan tâm đầu tư đúng mức, kịp thời. Kết quả là tình trạng hư hỏng kéo dài và ngày càng trầm trọng, hiệu quả phục vụ sản xuất của công trình bị giảm sút. Để chủ động bảo đảm an toàn và nâng cao hiệu quả khai thác các hồ chứa, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện các việc sau đây:
1. Tổ chức, kiểm tra đánh giá hiện trạng của các hồ chứa trên địa phương; chú ý đánh giá kỹ chất lượng của các công trình đầu mối (đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước), tính toán, cập nhật về lũ trong lưu vực hồ chứa, kiểm tra xác định phạm vi bảo vệ của hành lang thoát lũ sau tràn xả lũ. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, lập kế hoạch sửa chữa, phấn đấu trong thời gian từ 2 đến 3 năm hoàn thành việc sửa chữa các hồ bị hư hỏng nặng hoặc có tồn tại lớn không đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ. Dự kiến nguồn kinh phí đầu tư cho việc sửa chữa này được bố trí theo nguyên tắc sau:
- Ngân sách trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý đầu tư sửa chữa các hồ chứa lớn (trữ từ 10 triệu m3 nước trở lên) bị hư hỏng nặng.
- Ngân sách địa phương và thuỷ lợi phí đầu tư sửa chữa hoặc hỗ trợ cho sửa chữa các hồ vừa và nhỏ.
- Huy động nhân dân khu vực hưởng lợi đóng góp công lao động để thực hiện một phần hoặc toàn bộ khối lượng công tác đào đắp đất trong sửa chữa các hồ đập nhỏ.
2. Củng cố và tăng cường công tác quản lý hồ chứa. Cần tập trung chấn chỉnh và tăng cường và mặt chủ yếu sau đây:
- Củng cố tổ chức các đơn vị quản lý khai thác hồ chứa từ Công ty KTCTTL đến tổ vận hành công trình đầu mối. Quy định cụ thể chức trách, nhiệm vụ của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân vận hành, trông coi bảo vệ hồ.
Các hồ chứa nhỏ do dân tự quản lý cũng phải có lực lượng chuyên trách trông coi, vận hành và phải được các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành thường xuyên kiểm tra giúp đỡ về mặt chuyên môn, nghiệp vụ.
- Căn cứ vào các quy phạm kỹ thuật quản lý khai thác công trình, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc công ty KTCTTL ban hành cụ thể, chi tiết các quy định về quản lý kỹ thuật cho từng hồ chứa.
- Hàng năm cần bố trí đủ kinh phí và công lao động cho công tác duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa các hư hỏng ở các công trình đầu mối hồ chứa. Tuỳ theo tầm quan trọng của công trình và khả năng cho phép, từng bước tăng cường trang thiết bị quản lý (phương tiện thông tin, liên lạc, thiết bị kiểm tra, quan trắc...) và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho cán bộ công nhân quản lý tại công trình, tạo thuận lợi cho công tác quản lý, bảo vệ hồ chứa.
- Tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ và kỹ năng thực hành của cán bộ và công nhân quản lý hồ, kể cả lực lượng chuyên trách ở các hồ do dân tự quản lý.
3. Trước khi bước vào mùa mưa lũ và trong suốt mùa mưa lũ, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân các huyện có hồ chứa phân công cụ thể cán bộ thường xuyên kiểm tra việc bảo đảm an toàn, đôn đốc triển khai thực hiện phương án phòng chống lụt bão cho các hồ chứa, tăng cường lực lượng tại chỗ cho các trọng điểm xung yếu khi cần thiết.
Trong trường hợp có mưa lũ lớn bất thường, vượt thiết kế, phải có biện pháp chủ động xử lý, không để xảy ra thảm hoạ đối với người và tài sản vùng hạ du.
Bảo đảm an toàn các hồ chứa nước là nhiệm vụ hết sức quan trọng và nặng nề, do vậy, cần được các cấp, các ngành thường xuyên quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi. Bộ giao cho Cục quản lý nước và CTTL chủ trì phối hợp với Vụ Kế hoạch và Quy hoạch, Vụ Khoa học công nghệ và Chất lượng sản phẩm chỉ đạo thực hiện tốt nội dung của Chỉ thị này; tập hợp kế hoạch sửa chữa các hồ chứa của các địa phương báo cáo Bộ trước tháng 7/1997.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây