Quyết định 562/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển khoa học cơ bản trong lĩnh vực Hóa học, Khoa học sự sống, Khoa học trái đất và Khoa học biển giai đoạn 2017-2025

thuộc tính Quyết định 562/QĐ-TTg

Quyết định 562/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển khoa học cơ bản trong lĩnh vực Hóa học, Khoa học sự sống, Khoa học trái đất và Khoa học biển giai đoạn 2017-2025
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:562/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Vũ Đức Đam
Ngày ban hành:25/04/2017
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phát triển khoa học cơ bản lĩnh vực hóa học, khoa học sự sống

Ngày 25/04/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 562/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển khoa học cơ bản trong lĩnh vực hóa học, khoa học sự sống, khoa học trái đất và khoa học biển giai đoạn 2017 - 2025.
Theo đó, nhằm mục tiêu nâng cao vị thế của khoa học Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, phấn đấu đến năm 2025, một số ngành đứng thứ 3 - 4 trong khối các nước ASEAN; phát triển một số hướng nghiên cứu cơ bản trọng điểm có định hướng ứng dụng có tính liên ngành, đa ngành để tiếp thu, làm chủ các công nghệ tiên tiến để phục vụ sản xuất và đời sống…, Thủ tướng đã đề ra một số giải pháp chính.
Cụ thể như: Đặt hàng các nhiệm vụ cấp quốc gia theo những hướng nghiên cứu ưu tiên cho các tổ chức khoa học công nghệ chuyên ngành, hướng đến các sản phẩm ứng dụng trong sản xuất và đời sống; Nâng cao năng lực nghiên cứu cơ bản của các cơ sở giáo dục đại học; Có hình thức khen thưởng học sinh, sinh viên đạt giải tại các cuộc thi quốc gia và quốc tế; Thực hiện thưởng cho các nhà khoa học đã công bố bài báo quốc tế trong nghiên cứu cơ bản (ISI, SCI, SCIE); Đầu tư các phòng thí nghiệm khoa học cơ bản ở các cơ sở giáo dục đại học; Có phương án đầu tư và thuê tàu nghiên cứu về khoa học biển…
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định562/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
Số: 562/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2017
 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CƠ BẢN TRONG LĨNH VỰC HÓA HỌC, KHOA HỌC SỰ SỐNG, KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ KHOA HỌC BIỂN GIAI ĐOẠN 2017 – 2025
-----------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2012 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển khoa học cơ bản trong lĩnh vực Hóa học, Khoa học sự sống, Khoa học trái đất và Khoa học biển giai đoạn 2017 - 2025 (sau đây gọi là Chương trình), với những nội dung chính như sau:
I. QUAN ĐIỂM
1. Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong phát triển khoa học cơ bản, đầu tư cho khoa học cơ bản là đầu tư dài hạn nhằm nâng cao vị thế của khoa học Việt Nam trong khu vực và trên thế giới trên cơ sở phát huy thế mạnh và phù hợp với điều kiện tài nguyên, thiên nhiên, môi trường Việt Nam.
2. Phát triển khoa học cơ bản làm nền tảng cho việc tiếp thu và làm chủ công nghệ tiên tiến, các thành tựu hiện đại của khoa học thế giới, gắn với điều tra cơ bản, ứng dụng vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
3. Phát triển khoa học cơ bản phải thông qua tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế; gắn với nhiệm vụ của các trường đại học, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, góp phần hình thành đại học nghiên cứu.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung:
Nâng cao tiềm lực khoa học cơ bản trong 04 lĩnh vực: Hóa học, Khoa học sự sống, Khoa học trái đất và Khoa học biển; phấn đấu đưa vị thế của khoa học Việt Nam đến năm 2025 đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, nghiên cứu có định hướng để tiếp thu, làm chủ các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực để phục vụ phát triển kinh tế xã hội và góp phần đảm bảo quốc phòng an ninh quốc gia.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Xây dựng được đội ngũ các nhà khoa học có trình độ cao, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực theo chuẩn quốc tế. Phát triển các nhóm nghiên cứu trẻ có tiềm năng trong các cơ sở giáo dục đại học, góp phần hình thành các trường đại học nghiên cứu, phấn đấu đến năm 2025 mỗi lĩnh vực hình thành 15 - 20 nhóm nghiên cứu mạnh.
b) Nâng cao vị thế của khoa học Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, phấn đấu đến năm 2025, một số ngành đứng thứ 3 - 4 trong khối các nước ASEAN. Tăng số công trình khoa học được công bố trên các tạp chí; uy tín quốc tế (Danh mục thuộc cơ sở dữ liệu SCOPUS), trung bình hằng năm, tăng 20 - 25%, đối với ngành Khoa học biển từ 10 - 15%.
c) Phát triển được một số hướng nghiên cứu cơ bản trọng điểm có định hướng ứng dụng có tính liên ngành, đa ngành để tiếp thu, làm chủ các công nghệ tiên tiến để phục vụ sản xuất và đời sống.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Xác định định hướng ưu tiên cho nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng của 04 lĩnh vực khoa học cơ bản đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030, bao gồm những hướng chủ yếu sau đây:
a) Lĩnh vực Hóa học;
- Hóa hữu cơ;
- Hóa dược;
- Hóa vô cơ;
- Hóa lý thuyết và hóa lý;
- Hóa Polyme và vật liệu;
- Hóa phân tích.
b) Lĩnh vực Khoa học sự sống
- Nghiên cứu sự sống ở mức độ mô, tế bào;
- Nghiên cứu sự sống ở mức độ quần thể và sinh thái.
c) Lĩnh vực Khoa học trái đất
- Địa chất;
- Khí tượng, khí hậu;
- Thủy văn và tài nguyên nước.
d) Lĩnh vực Khoa học biển
- Hải dương học và tương tác biển - khí quyển - lục địa;
- Hóa học biển;
- Sinh học và sinh thái biển;
- Địa lý, địa chất, địa vật lý biển;
- Cơ học và công trình biển.
2. Nhà nước đặt hàng các nhiệm vụ cấp quốc gia theo những hướng nghiên cứu ưu tiên cho các tổ chức khoa học công nghệ chuyên ngành, hướng đến các sản phẩm ứng dụng trong sản xuất và đời sống.
3. Nâng cao năng lực nghiên cứu cơ bản của các cơ sở giáo dục đại học (trường đại học, viện nghiên cứu có đào tạo trình độ tiến sỹ): Đầu tư các phòng thí nghiệm khoa học cơ bản trọng điểm cấp bộ ngành trong từng lĩnh vực tổ chức và triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản cho các tiến sỹ trẻ, các nhiệm vụ nghiên cứu tiềm năng, hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh gắn với các phòng thí nghiệm nêu trên. Có hình thức khen thưởng học sinh, sinh viên đạt giải tại các cuộc thi quốc gia và quốc tế.
4. Đẩy mạnh triển khai việc đào tạo nguồn nhân lực sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ) trong một số Chương trình đào tạo đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sỹ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010 - 2020 theo Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010; Đề án đào tạo cán bộ ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước giai đoạn 2013 - 2020 theo Quyết định số 599/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2013), đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia theo nhóm, sau tiến sỹ (Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước theo Quyết định số 2395/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2015) và thông qua các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp, thông qua hợp tác quốc tế.
5. Thực hiện việc thưởng cho các nhà khoa học đã công bố bài báo quốc tế trong nghiên cứu cơ bản (ISI, SCI, SCIE); hỗ trợ kinh phí tham gia các hội thảo, hội nghị khoa học trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực theo quy định tại Nghị định số 99/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 10 năm 2014 về đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học.
6. Đầu tư các phòng thí nghiệm khoa học cơ bản ở các cơ sở giáo dục đại học. Đầu tư một số trang thiết bị lớn, hiện đại, đặc thù có cơ chế sử dụng chung, các trạm quan trắc, xử lý số liệu ở các viện chuyên ngành. Có phương án đầu tư và thuê tàu nghiên cứu về khoa học biển.
7. Nâng cấp các tạp chí chuyên ngành, xuất bản các số tạp chí bằng tiếng Anh. Tổ chức các hội nghị chuyên ngành toàn quốc và các hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế tại Việt Nam.
8. Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia ưu tiên, tăng cường tài trợ nghiên cứu khoa học cơ bản trong các lĩnh vực Hóa học, Khoa học sự sống, Khoa học trái đất và Khoa học biển thông qua các Hội đồng chuyên ngành theo 04 lĩnh vực nêu trên.
9. Tăng cường hợp tác quốc tế: Hợp tác song phương (Quỹ nghiên cứu cơ bản Liên bang Nga,...) và các quốc gia có nền khoa học cơ bản tiên tiến khác ở Đông Á, EU, Bắc Mỹ; hợp tác đa phương, trong đó tập trung các chương trình của UNESCO như: Chương trình nghiên cứu cơ bản quốc tế (IBSP); Chương trình Con người và Sinh quyển (MAB), Chương trình Hải dương học liên chính phủ (IOC), Chương trình Thủy văn quốc tế (IHP), Chương trình khoa học Địa chất quốc tế và công viên Địa chất toàn cầu (IGGP)... và các kênh hợp tác quốc tế khác có liên quan.
10. Lồng ghép các nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình với các chương trình đào tạo nhân lực trình độ cao, các chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; các chương trình, nhiệm vụ về Bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ), về Quy hoạch mạng lưới các viện, trung tâm nghiên cứu và phòng thí nghiệm về công nghệ sinh học đến năm 2025 (Quyết định số 1670/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ).
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Kinh phí thực hiện Chương trình từ các nguồn:
- Ngân sách nhà nước đáp ứng các nhiệm vụ nghiên cứu và đầu tư phát triển tiềm lực do Nhà nước đặt hàng;
- Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia ưu tiên hỗ trợ cho các nghiên cứu cơ bản;
- Nguồn thu hợp pháp của các cơ sở giáo dục đại học;
- Hợp tác quốc tế, tài trợ của doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân và các nguồn huy động hợp pháp khác.
2. Việc lập dự toán ngân sách hàng năm thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và bố trí vào dự toán ngân sách hàng năm của bộ, ngành được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ trì thực hiện Chương trình, có nhiệm vụ:
a) Phê duyệt định hướng ưu tiên cho nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng của 04 lĩnh vực đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030;
b) Lập kế hoạch và triển khai các hoạt động của Chương trình, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu của Chương trình;
c) Chủ trì thực hiện nhiệm vụ 1 và nhiệm vụ 2 quy định tại Mục III. Nhiệm vụ và giải pháp của Quyết định này; phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan đầu tư phát triển, nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ, thông tin khoa học và hội nhập quốc tế trong 04 lĩnh vực; căn cứ các nội dung nhiệm vụ cụ thể của Chương trình, xây dựng và triển khai thực hiện các đề án, dự án theo kế hoạch và quy định hiện hành;
d) Chủ trì thúc đẩy việc tham gia Chương trình nghiên cứu cơ bản quốc tế của UNESCO, hỗ trợ Tiểu ban MAB thực hiện Kế hoạch hành động Lima của Chương trình Con người và Sinh quyển UNESCO và Mạng lưới Khu dự trữ sinh quyển thế giới (2016 - 2025);
đ) Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện; tổ chức sơ kết, tổng kết và rút kinh nghiệm để kịp thời điều chỉnh phù hợp với yêu cầu thực tiễn và xu thế phát triển của quốc tế.
2. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì thực hiện các nhiệm vụ 6, 7 và 9 quy định tại Mục III. Nhiệm vụ và giải pháp của Quyết định này; chủ trì việc hợp tác với Quỹ Nghiên cứu cơ bản Liên bang Nga, việc tăng cường thúc đẩy hoạt động của IOC Việt Nam và việc thuê tàu nghiên cứu khoa học biển.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng thực hiện các nhiệm vụ 3, 4, 5 và 6 quy định tại Mục III. Nhiệm vụ và giải pháp của Quyết định này đối với các trường đại học, viện nghiên cứu trực thuộc.
4. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có phương án sử dụng, khai thác tầu quân sự phục vụ công tác điều tra, khảo sát biển.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì việc thúc đẩy hoạt động của các chương trình IHP và IGGP UNESCO Việt Nam.
6. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam thực hiện nhiệm vụ quy định tại Mục III. Nhiệm vụ và giải pháp của Quyết định này.
7. Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia chủ trì thực hiện nhiệm vụ 8 quy định tại Mục III. Nhiệm vụ và giải pháp của Quyết định này.
8. Các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành liên quan bố trí nguồn vốn đầu tư, ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ và sự nghiệp giáo dục để thực hiện Chương trình.
9. Các bộ, ngành, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và các cơ quan có liên quan căn cứ nội dung nhiệm vụ cụ thể của Chương trình, xây dựng và triển khai thực hiện các đề án, dự án theo kế hoạch và quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (3).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vũ Đức Đam
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

Decision No. 562/QD-TTg dated April 25, 2017 of the Prime Minister on approving the Program on development of basic sciences in the fields of chemistry, life science, earth science and marine science during 2017-2025

Pursuant to the June 19, 2015 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the June 18, 2013 Law on Science and Technology;

Pursuant to the Government’s Resolution No. 46/NQ-CP of March 29, 2013, on the Program of Action to implement Resolution No. 20-NQ/TW of November 1, 2012, of the

6th Plenum of the Party Central Committee (XIthCongress), on development of science and technology to serve the national industrialization and modernization in the context of a socialist-oriented market economy and international integration;

At the proposal of the Minister of Science and Technology,

DECIDES:

Article 1.To approve the Program on development of basic sciences in the fields of chemistry, life science, earth science and marine science during 2017-2025 (below referred to as the Program), with the following principal contents:

I. VIEWPOINT

1. The State plays the leading role in the development of basic sciences, considering investment in basic sciences as long-term investment with a view to heightening the position of Vietnamese science in the region and the world on the basis of taking into full play advantages, natural resources, and natural and environmental conditions of Vietnam.

2. To develop basic sciences as a foundation for absorbing and mastering state-of-the- art technologies and modem scientific achievements from around the world in combination with baseline surveys and application in the solution of practical problems to serve socioeconomic development and safeguarding of the sea and island sovereignty.

3. To develop basic sciences through intensifying and expanding international cooperation and in connection with tasks of universities, contributing to improving the quality of human resources in the field of science and technology and forming research universities.

II. OBJECTIVES

1. General objectives:

To raise the potential of basic sciences in the four fields of chemistry, life science, earth science and marine science; by 2025, to strive to lift the position of Vietnamese science to the advanced level in the region, with researches directed toward absorbing and mastering advanced technologies in these fields in order to serve socio-economic development and ensure national defense and security.

2. Specific targets:

a/ To build a contingent of highly qualified scientists who can contribute to improving the human resources training quality up to international standards. To develop promising young researchers’ groups in tertiary education institutions, contributing to forming research universities and striving to form between 15 and 20 strong research groups in each field by 2025;

b/ To raise the position of Vietnamese science in the region and the world, striving for the target that by 2025 some fields will attain the 3rd or 4th ranking among the Southeast Asian nations. To increase the number of Vietnamese scientific works published in prestigious international scientific journals (on the list of SCOPUS database) by 20-25% year on year, and 10-15% for marine science;

c/ To develop a number of key interdisciplinary and multidisciplinary and application- oriented basic researches in order to absorb and master advanced technologies to serve production and life.

III. TASKS AND SOLUTIONS

1. To set forth priority orientations for basic research and application-oriented basic research in the four basic sciences through 2025, with a vision toward 2030, in the following main areas:

a/ Chemistry:

- Organic chemistry;

- Pharmaco-chemistry;

- Inorganic chemistry;

- Theoretical and physical chemistry;

- Polymer and material chemistry;

- Analytic chemistry.

b/Life science:

- Research into life at the molecular level;

- Research into life at the histological and cellular levels;

- Research into life at the body level;

- Research into life at the population and ecological levels.

c/ Earth science:

- Geology;

- Geophysics and physics of the Earth;

- Geography;

- Meteorology and climate;

- Hydrology and water resources.

d/ Marine science:

- Oceanography and air-sea-land interactions;

- Marine chemistry;

- Marine biology and ecology;

- Marine geography, geology and geophysics;

- Marine mechanics and works.

2. The State shall place orders for national-level tasks following the priority research directions with specialized scientific and technological institutions in order to turn out applied products for production and life.

3. To build basic research capacity for tertiary education institutions (universities and research institutes providing doctoral training): To invest in key ministerial or sector- level laboratories for each basic science, organize basic research tasks to be performed by young doctoral researchers and potential research tasks, form strong research groups associated with these laboratories. To reward pupils and students who win prizes at national and international contests and competitions.

4. To increase the training of postgraduate human resources (masters and doctors) under a number of training programs approved by the Prime Minister (the Scheme on training of doctoral lecturers for universities and colleges during 2010-2020 under Decision No. 911/QD-TTg of June 17, 2010; the Scheme on state-funded overseas training of officials during 2013-2020 under Decision No. 599/QD-TTg of April 17, 2013), training and retraining of specialists by group and postgraduate training (the Scheme on state-funded domestic and overseas training of human resources for the fields of science and technology under Decision No. 2395/QD-TTg of December 25, 2015) and through scientific and technological tasks at all levels or international cooperation.

5. To reward scientists who have published their basic scientific research papers internationally on the Institute for Scientific Information (ISI), Science Citation Index (SCI) and Science Citation Index Expanded (SCIE); to financially sponsor scientists to participate in domestic and international scientific conferences in the fields specified in Decree No. 99/2014/ND-CP of October 25, 2014, on investment in development of scientific and technological potential and promotion of scientific and technological activities in tertiary education institutions.

6. To build basic science laboratories in tertiary education institutions. To procure large, modem and special-use equipment and devices for common use, and invest in observatories and data processing centers in specialized institutes. To formulate plans to build or charter oceanographic research ships.

7. To upgrade specialized journals and publish some journals in English. To organize national symposiums and international scientific conferences and workshops in Vietnam.

8. The National Science and Technology Development Fund shall prioritize and provide more and more funds for basic researches in chemistry, life science, earth science and marine science after obtaining approval of specialized councils in these fields.

9. To intensify international cooperation: Bilateral cooperation (with the Basic Research Foundations) of the Russian Federation and other countries with advanced basic sciences in East Asia, the EU and North America; to undertake multilateral cooperation, concentrating on UNESCO’s programs, such as International Basic Sciences Program (IBSP); Man and the Biosphere Program (MAB), Intergovernmental Oceanographic Commission (IOC), International Hydrological Program (IHP), International Geo-science and Geo-parks Program (IGGP), etc., and other relevant international cooperation channels.

10. To integrate this Program’s tasks and solutions into programs on training of highly qualified human resources and national scientific and technological programs approved by the Prime Minister; programs and tasks of conservation and sustainable use of genetic resources through 2025, with orientations toward 2030 (the Prime Minister’s Decision No. 1671/QD-TTg of September 28, 2015), the master plan on the network of biotechnology institutes, research centers and laboratories through 2025 (the Prime Minister’s Decision No. 1670/QD-TTg of September 28, 2015).

IV. FUNDS FOR IMPLEMENTATION OF THE PROGRAM

1. Funds for the implementation of the Program will come from the following sources:

- State budget allocations for research and potential development investment tasks assigned by the State;

- The National Science and Technology Development Fund for basic researches;

- Lawful revenues of tertiary education institutions;

- International cooperation aid and financial assistance of businesses, organizations. and individuals and funds lawfully raised from other sources.

2. Annual budget estimates shall be prepared in accordance with the Law on the State Budget and incorporated in annual budget estimates of the ministries and sectors in charge of the program’s tasks.

Article 2.Implementation organization

1. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for implementing the Program, and has the following tasks:

a/ Approving priority orientations for basic researches and application-oriented basic researches in the four fields through 2025, with a vision to 2030;

b/ Planning and organizing activities of the Program to ensure the accomplishment of the tasks and achievement of the objectives of the Program;

c/ Performing task 1 and task 2 specified in Section III as well as the tasks and solutions set forth in this Decision; coordinating with related ministries and sectors in making development investment, enhancing scientific and technological potential and providing scientific and technological information for international integration in the four fields; basing itself on the specific tasks of the Program to formulate and implement schemes and project under plans and current regulations;

d/ Stepping up the participation in UNESCO’s International Basic Sciences Program, assisting the national MAB Committee in implementing the Lima Action Plan for UNESCO’s Man and the Biosphere Program and the World Network of Biosphere Reserves (2016-2025);

dd/ Organizing inspection and evaluation of implementation results; holding preliminary and final reviews of and drawing experience from the implementation of the Program in order to adjust the Program in response to practical requirements and in line with global development trends.

2. The Vietnam Academy of Science and Technology shall assume the prime responsibility for performing tasks 6, 7 and 9 specified in Section III as well as the tasks and solutions set forth in this Decision; cooperating with the Russian Federation Basic Research Foundation, intensifying the operation of IOC Vietnam, and chartering oceanographic research ships.

3. The Ministry of Education and Training, National University of Hanoi, National University of Ho Chi Minh City, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Health and Ministry of National Defense shall perform tasks 3, 4, 5 and 6 specified in

Section 111 as well as the tasks and solutions set forth in this Decision for their attached universities and research institutes.

4. The Ministry of National Defense shall assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries and sectors in, planning the use and operation of military ships for marine investigation and survey.

5. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for promoting activities of UNESCO’s 1HP and IGGP in Vietnam.

6. The Vietnam Union of Science and Technology Associations shall perform task 7 specified in Section III as well as the tasks and solutions set forth in this Decision.

7. The National Science and Technology Development Fund shall assume the prime responsibility for performing task 8 specified in Section III as well as the tasks and solutions set forth in this Decision.

8. The Ministry of Planning and Investment and Ministry of Finance shall, within the ambit of their functions and tasks, assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Science and Technology and related ministries and sectors in, arranging investment funds and allocating non-business science and technology and education budgets for the implementation of the Program.

9. The ministries, sectors, the Vietnam Union of Science and Technology Associations and related agencies shall base themselves on the specific tasks of this Program to formulate and implement schemes and projects under plans and current regulations.

Article 3.This Decision takes effect on the signing date.

Article 4.Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government- attached, agencies, and chairpersons of provincial-level Committees shall implement this Decision.-

For the Prime Minister

The Deputy Prime Minister

Vu Duc Dam

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 562/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất