Quyết định 272/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010

thuộc tính Quyết định 272/2003/QĐ-TTg

Quyết định 272/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:272/2003/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:31/12/2003
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 272/2003/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 272/2003/QĐ-TTG
NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2003 PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 22 tháng 6 năm 2000;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt "Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010" kèm theo Quyết định này.

 

Điều 2. Phân công thực hiện Chiến lược

1. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các Bộ, ngành liên quan và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010; xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch khoa học và công nghệ 5 năm và hàng năm phù hợp với Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ và kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết việc thực hiện Chiến lược này vào đầu năm 2006 và tổng kết vào đầu năm 2011;

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ, phù hợp với các lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm trong Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ; xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế gắn kết giữa khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo, cơ chế phối hợp giữa các trường đại học với các viện nghiên cứu trong công tác giảng dạy chuyên môn và nghiên cứu khoa học;

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương đưa kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ, đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ vào kế hoạch định kỳ của Bộ, cơ quan và địa phương; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước cho phát triển khoa học và công nghệ, đảm bảo nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại, đào tạo nhân lực cho các lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm;

4. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ, cơ quan có liên quan thực hiện cải cách hành chính trong công tác quản lý khoa học và công nghệ; xây dựng các chính sách, chế độ đối với cán bộ khoa học và công nghệ; xây dựng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với tổ chức khoa học và công nghệ;

5. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ xác định tỷ lệ ngân sách hàng năm chi cho khoa học và công nghệ, đảm bảo việc thực hiện Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2010; hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính và chế độ quản lý tài chính trong lĩnh vực khoa học và công nghệ để sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính đầu tư cho khoa học và công nghệ;

6. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng và nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo thực hiện Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2010 trong phạm vi thẩm quyền; phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, cơ quan khác triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ trên phạm vi toàn quốc;

7. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm phát triển khoa học và công nghệ trên địa bàn theo thẩm quyền; xây dựng và chỉ đạo thực hiện các kế hoạch khoa học và công nghệ 5 năm và hàng năm phù hợp với Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong cùng thời kỳ.

 

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

 

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010

(Ban hành kèm theo Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg
ngày 31 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ)

 

MỞ ĐẦU

 

Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) đất nước. Mặc dù nước ta còn nghèo, nhưng trong thời gian qua, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là sự nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ KH&CN trong cả nước, tiềm lực KH&CN đã được tăng cường, KH&CN đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Tuy nhiên, trình độ KH&CN của nước ta hiện nay nhìn chung còn thấp so với các nước trên thế giới và trong khu vực, năng lực sáng tạo công nghệ mới còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. KH&CN nước ta đang đứng trước nguy cơ tụt hậu ngày càng xa, trước xu thế phát triển mạnh mẽ của KH&CN và kinh tế tri thức trên thế giới.

Thách thức lớn nhất trong phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay là sự yếu kém về chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp của nền kinh tế, dẫn đến nguy cơ kéo dài tình trạng tụt hậu của nước ta so với các nước trong khu vực và khó có thể thực hiện được mục tiêu CNH, HĐH. Điều này đòi hỏi KH&CN phải góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tư tưởng của chiến lược phát triển KH&CN nước ta đến năm 2010 là tập trung xây dựng nền KH&CN nước ta theo hướng hiện đại và hội nhập, phấn đấu đạt trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực vào năm 2010, đưa KH&CN thực sự trở thành nền tảng và động lực đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Chiến lược phát triển KH&CN có nhiệm vụ chủ yếu sau: Xây dựng hệ thống KH&CN nước ta có liên kết, có động lực, có năng lực đủ mạnh và được quản lý theo những cơ chế thích hợp; đẩy mạnh hội nhập quốc tế về KH&CN; góp phần quyết định nâng cao chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế; phục vụ có hiệu quả các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX thông qua.

1. Thực trạng khoa học và công nghệ Việt Nam

1.1. Những thành tựu

a) Tiềm lực khoa học và công nghệ đã được tăng cường và phát triển

Nhờ có sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, trong nhiều thập kỷ qua, chúng ta đã đào tạo được trên 1,8 triệu cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng trở lên với trên 30 nghìn người có trình độ trên đại học (trên 14 nghìn tiến sĩ và 16 nghìn thạc sĩ) và khoảng hơn 2 triệu công nhân kỹ thuật; trong đó, có khoảng 34 nghìn người đang làm việc trực tiếp trong lĩnh vực KH&CN thuộc khu vực nhà nước. Đây là nguồn nhân lực quan trọng cho hoạt động KH&CN của đất nước. Thực tế cho thấy, đội ngũ này có khả năng tiếp thu tương đối nhanh và làm chủ được tri thức, công nghệ hiện đại trong một số ngành và lĩnh vực.

Thời gian qua, đã xây dựng được một mạng lưới các tổ chức KH&CN với trên 1.100 tổ chức nghiên cứu và phát triển thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có gần 500 tổ chức ngoài nhà nước; 197 trường đại học và cao đẳng, trong đó có 30 trường ngoài công lập. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các viện, trung tâm nghiên cứu, các phòng thí nghiệm, các trung tâm thông tin KH&CN, thư viện, cũng được tăng cường và nâng cấp. Đã xuất hiện một số loại hình gắn kết tốt giữa nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ với sản xuất - kinh doanh.

Mặc dù ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, nhưng với sự nỗ lực rất lớn của Nhà nước, từ năm 2000 tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho KH&CN đã đạt 2%, đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách đầu tư phát triển KH&CN của Đảng và Nhà nước.

b) Khoa học và công nghệ đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội

Khoa học xã hội và nhân văn đã góp phần quan trọng lý giải và khẳng định giá trị khoa học và thực tiễn của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; cung cấp luận cứ khoa học phục vụ hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; góp phần vào thành công của công cuộc đổi mới nói chung và vào quá trình đổi mới tư duy kinh tế nói riêng.

Các kết quả điều tra cơ bản và nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đã phục vụ xây dựng luận cứ khoa học cho các phương án phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Khoa học và công nghệ đã góp phần quan trọng trong việc tiếp thu, làm chủ, thích nghi và khai thác có hiệu quả các công nghệ nhập từ nước ngoài. Nhờ đó, trình độ công nghệ trong một số ngành sản xuất, dịch vụ đã được nâng lên đáng kể, nhiều sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh cao hơn. Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp KH&CN đã tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng và năng suất cao, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, đưa nước ta từ chỗ là nước nhập khẩu lương thực trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo, cà phê, v.v... hàng đầu trên thế giới.

Các chương trình nghiên cứu trọng điểm về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, tự động hoá, công nghệ cơ khí - chế tạo máy, đã góp phần nâng cao năng lực nội sinh trong một số lĩnh vực công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của nhiều ngành kinh tế.

Khoa học và công nghệ trong những năm qua đã góp phần đào tạo và nâng cao trình độ nhân lực, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

c) Cơ chế quản lý khoa học và công nghệ từng bước được đổi mới

Hệ thống quản lý nhà nước về KH&CN được tổ chức từ trung ương đến địa phương đã đẩy mạnh phát triển KH&CN, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa phương.

Thực hiện Luật Khoa học và Công nghệ, các chương trình, đề tài, dự án KH&CN đã bám sát hơn nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Cơ chế tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ KH&CN đã bước đầu được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, công khai.

Hoạt động của các tổ chức KH&CN đã mở rộng từ nghiên cứu - phát triển đến sản xuất và dịch vụ KH&CN. Quyền tự chủ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động KH&CN bước đầu được tăng cường. Quyền tự chủ về hợp tác quốc tế của tổ chức, cá nhân hoạt động KH&CN được mở rộng.

Vốn huy động cho KH&CN từ các nguồn hợp đồng với khu vực sản xuất - kinh doanh, tín dụng ngân hàng, tài trợ quốc tế và các nguồn khác, tăng đáng kể nhờ chính sách đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho KH&CN. Đã cải tiến một bước việc cấp phát kinh phí đến nhà khoa học theo hướng giảm bớt các khâu trung gian .

Việc phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước về KH&CN từng bước được hoàn thiện thông qua các quy định về chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

d) Trình độ nhận thức và ứng dụng khoa học và công nghệ của nhân dân ngày càng được nâng cao

Nhờ có sự quan tâm của tổ chức Đảng, chính quyền các cấp, hoạt động tích cực của các tổ chức KH&CN, các tổ chức khuyến nông, lâm, ngư và công tác phổ biến, tuyên truyền rộng rãi về tác động của KH&CN đến sản xuất và đời sống, nhận thức và khả năng tiếp thu, ứng dụng tri thức KH&CN của người dân trong thời gian qua đã tăng lên rõ rệt. Hoạt động KH&CN ngày càng được xã hội hoá trên phạm vi cả nước.

1.2. Những yếu kém và nguyên nhân chủ yếu

a) Những yếu kém

Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng nhìn chung KH&CN nước ta còn nhiều mặt yếu kém, còn có khoảng cách khá xa so với thế giới và khu vực, chưa đáp ứng được yêu cầu là nền tảng và động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Năng lực khoa học và công nghệ còn nhiều yếu kém:

- Đội ngũ cán bộ KH&CN còn thiếu cán bộ đầu đàn giỏi, các "tổng công trình sư", đặc biệt là thiếu cán bộ KH&CN trẻ kế cận có trình độ cao. Cơ cấu nhân lực KH&CN theo ngành nghề và lãnh thổ còn nhiều bất hợp lý.

- Đầu tư của xã hội cho KH&CN còn rất thấp, đặc biệt là đầu tư từ khu vực doanh nghiệp. Trang thiết bị của các viện nghiên cứu, trường đại học nhìn chung còn rất thiếu, không đồng bộ, lạc hậu so với những cơ sở sản xuất tiên tiến cùng ngành.

- Hệ thống giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao, đặc biệt đối với những lĩnh vực KH&CN tiên tiến; chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KH&CN cũng như sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

- Hệ thống dịch vụ KH&CN, bao gồm thông tin KH&CN, tư vấn chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng còn yếu kém cả về cơ sở vật chất và năng lực cung cấp dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế.

- Thiếu sự liên kết hữu cơ giữa nghiên cứu KH&CN, giáo dục - đào tạo và sản xuất - kinh doanh; thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức nghiên cứu - phát triển, các trường đại học và doanh nghiệp.

- So với các nước trong khu vực và trên thế giới, nước ta còn có khoảng cách rất lớn về tiềm lực và kết quả hoạt động KH&CN: tỷ lệ cán bộ nghiên cứu KH&CN trong dân số và mức đầu tư cho nghiên cứu khoa học theo đầu người thấp; các kết quả nghiên cứu - phát triển theo chuẩn mực quốc tế còn rất ít.

ưNhìn chung, năng lực KH&CN nước ta còn yếu kém, chưa giải đáp được kịp thời nhiều vấn đề của thực tiễn đổi mới, chưa gắn kết chặt chẽ và đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội.

Trình độ công nghệ của nhiều ngành sản xuất còn thấp và lạc hậu:

Ngoài những công nghệ tiên tiến được đầu tư mới trong một số ngành, lĩnh vực như bưu chính - viễn thông, dầu khí, hàng điện tử tiêu dùng, sản xuất điện, xi măng, nhìn chung trình độ công nghệ của các ngành sản xuất nước ta hiện lạc hậu khoảng 2 - 3 thế hệ công nghệ so với các nước trong khu vực. Tình trạng này hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Cơ chế quản lý khoa học và công nghệ chậm được đổi mới, còn mang nặng tính hành chính:

- Quản lý hoạt động KH&CN còn tập trung chủ yếu vào các yếu tố đầu vào, chưa chú trọng đúng mức đến quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Các nhiệm vụ KH&CN chưa thực sự gắn kết chặt chẽ với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Công tác đánh giá nghiệm thu kết quả nghiên cứu chưa tương hợp với chuẩn mực quốc tế.

- Cơ chế quản lý các tổ chức KH&CN không phù hợp với đặc thù của lao động sáng tạo và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các tổ chức KH&CN chưa có được đầy đủ quyền tự chủ về kế hoạch, tài chính, nhân lực và hợp tác quốc tế để phát huy tính năng động, sáng tạo.

- Việc quản lý cán bộ KH&CN theo chế độ công chức không phù hợp với hoạt động KH&CN, làm hạn chế khả năng lưu chuyển và đổi mới cán bộ. Thiếu cơ chế đảm bảo để cán bộ KH&CN được tự do chính kiến, phát huy khả năng sáng tạo, tự chịu trách nhiệm trong khuôn khổ pháp luật. Chưa có những chính sách hữu hiệu tạo động lực đối với cán bộ KH&CN và chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, chế độ tiền lương còn nhiều bất hợp lý, không khuyến khích cán bộ KH&CN toàn tâm với sự nghiệp KH&CN.

- Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN chưa tạo thuận lợi cho nhà khoa học, chưa huy động được nhiều nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; cơ chế tự chủ về tài chính của các tổ chức KH&CN chưa đi liền với tự chủ về quản lý nhân lực nên hiệu quả còn hạn chế.

- Thị trường KH&CN chậm phát triển. Hoạt động mua, bán công nghệ và lưu thông kết quả nghiên cứu KH&CN còn bị hạn chế do thiếu các tổ chức trung gian, môi giới, các quy định pháp lý cần thiết, đặc biệt là hệ thống bảo hộ hữu hiệu quyền sở hữu trí tuệ.

Tóm lại, công tác quản lý nhà nước về KH&CN còn chưa đổi mới kịp so với yêu cầu chuyển sang kinh tế thị trường.

b) Những nguyên nhân chủ yếu

Đường lối chính sách phát triển KH&CN của Đảng và Nhà nước chưa được quán triệt đầy đủ và chậm được triển khai trong thực tiễn:

- Quan điểm KH&CN là nền tảng và động lực phát triển đất nước đã được khẳng định trong các nghị quyết của Đảng nhưng trên thực tế chưa được các cấp, các ngành, các địa phương quán triệt đầy đủ và triển khai trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội.

- Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KH&CN chậm được thể chế hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật; việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện chính sách thiếu kiên quyết nên kết quả còn hạn chế.

Năng lực của các cơ quan tham mưu, quản lý KH&CN các cấp còn yếu kém:

- Cơ chế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp ăn sâu vào tiềm thức và thói quen của không ít cán bộ KH&CN và quản lý KH&CN đã tạo ra sức ỳ không dễ khắc phục trong cơ chế mới, không đáp ứng được yêu cầu về đổi mới quản lý KH&CN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.

- Chưa làm rõ trách nhiệm của Nhà nước đối với những hoạt động KH&CN mà Nhà nước cần đầu tư phát triển như: các lĩnh vực KH&CN trọng điểm, ưu tiên; nghiên cứu chiến lược, chính sách phát triển; nghiên cứu cơ bản; nghiên cứu mang tính công ích, v.v...; cũng như chưa có cơ chế, chính sách phù hợp đối với các hoạt động KH&CN cần và có thể vận dụng cơ chế thị trường, như nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ, dịch vụ KH&CN.

- Quản lý nhà nước đối với khu vực hành chính và khu vực sự nghiệp trong hệ thống KH&CN chưa được tách biệt rõ ràng, làm cho công tác quản lý các tổ chức KH&CN còn mang nặng tính hành chính.

- Chậm tổng kết thực tiễn để nhân rộng các điển hình tiên tiến về gắn kết giữa nghiên cứu KH&CN với giáo dục - đào tạo và sản xuất - kinh doanh.

Đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ còn hạn hẹp:

- Đầu tư xây dựng tiềm lực KH&CN trong thời gian dài còn chưa được chú trọng đúng mức, thiếu tập trung vào lĩnh vực trọng điểm, ưu tiên, dẫn đến cơ sở hạ tầng KH&CN lạc hậu, hiệu quả đầu tư thấp.

- Thiếu quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học trình độ cao ở các lĩnh vực KH&CN ưu tiên, đặc biệt là cán bộ KH&CN đầu ngành, các "tổng công trình sư".

Cơ chế quản lý kinh tế chưa tạo môi trường thuận lợi cho phát triển khoa học và công nghệ:

Cơ chế quản lý kinh tế hiện nay còn duy trì sự bao cấp gián tiếp của Nhà nước, độc quyền của doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh, làm cho các doanh nghiệp nhà nước có tư tưởng ỷ lại, chưa quan tâm đến ứng dụng các kết quả nghiên cứu KH&CN và đổi mới công nghệ. Thiếu cơ chế, chính sách hữu hiệu để gắn kết giữa KH&CN với sản xuất - kinh doanh và khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN. Hệ thống tài chính, tiền tệ kém phát triển cũng không tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự huy động được nguồn vốn để đầu tư cho KH&CN.

2. Bối cảnh, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam

2.1. Bối cảnh quốc tế

a) Xu hướng phát triển khoa học và công nghệ

Cuộc cách mạng KH&CN trên thế giới tiếp tục phát triển với nhịp độ ngày càng nhanh, có khả năng tạo ra những thành tựu mang tính đột phá, khó dự báo trước và có ảnh hưởng to lớn tới mọi mặt của đời sống xã hội loài người.

Nhờ những thành tựu to lớn của KH&CN, đặc biệt là công nghệ thông tin - truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, v.v..., xã hội loài người đang trong quá trình chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang thời đại thông tin, từ nền kinh tế dựa vào các nguồn lực tự nhiên sang nền kinh tế dựa vào tri thức, mở ra cơ hội mới cho các nước đang phát triển có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Khoa học và công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, hàng đầu. Sức mạnh của mỗi quốc gia tuỳ thuộc phần lớn vào năng lực KH&CN. Lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ ngày càng trở nên ít quan trọng hơn. Vai trò của nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, có năng lực sáng tạo, ngày càng có ý nghĩa quyết định trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế.

Thời gian đưa kết quả nghiên cứu vào áp dụng và vòng đời công nghệ ngày càng rút ngắn. Lợi thế cạnh tranh đang thuộc về các doanh nghiệp biết lợi dụng các công nghệ mới để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn thay đổi của khách hàng. Với tiềm lực hùng mạnh về tài chính và KH&CN, các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia đang nắm giữ và chi phối thị trường các công nghệ tiên tiến.

Để thích ứng với bối cảnh trên, các nước phát triển đang điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành công nghiệp và dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ thân môi trường; đẩy mạnh chuyển giao những công nghệ tiêu tốn nhiều nguyên liệu, năng lượng, gây ô nhiễm cho các nước đang phát triển. Nhiều nước đang phát triển dành ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao, tăng mức đầu tư cho nghiên cứu và đổi mới công nghệ, nhất là một số hướng công nghệ cao chọn lọc; tăng cường cơ sở hạ tầng thông tin - truyền thông; nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và thu hẹp khoảng cách phát triển.

b) Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế

Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng gia tăng. Đây vừa là quá trình hợp tác để phát triển vừa là quá trình đấu tranh giữa các nước để bảo vệ lợi ích quốc gia.

Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, những yêu cầu về tăng năng suất lao động, thường xuyên đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức tổ chức quản lý, đang đặt ra ngày càng gay gắt hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, các thành tựu to lớn của công nghệ thông tin - truyền thông, xu hướng phổ cập Internet, phát triển thương mại điện tử, kinh doanh điện tử, ngân hàng điện tử, Chính phủ điện tử, v.v... đang tạo ra các lợi thế cạnh tranh mới của các quốc gia và từng doanh nghiệp.

Đối với các nước đang phát triển nếu không chủ động chuẩn bị về nguồn nhân lực, tăng cường cơ sở hạ tầng thông tin - viễn thông, điều chỉnh các quy định về pháp lý, v.v... thì nguy cơ tụt hậu ngày càng xa và thua thiệt trong quan hệ trao đổi quốc tế là điều khó tránh khỏi.

2.2. Bối cảnh trong nước

Sau hơn 15 năm đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, làm nền tảng cho giai đoạn phát triển mới: nền kinh tế có mức tăng trưởng cao, liên tục; tình hình chính trị, xã hội ổn định; xu thế dân chủ hoá, xã hội hoá ngày càng mở rộng; đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt; quan hệ hợp tác quốc tế được cải thiện.

Đại hội Đảng lần thứ IX tiếp tục khẳng định con đường đổi mới theo hướng đẩy mạnh CNH, HĐH để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, cam kết thực hiện các thoả thuận trong khuôn khổ AFTA, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, tích cực chuẩn bị tham gia WTO; tăng cường đổi mới khu vực kinh tế quốc doanh, phát triển kinh tế tập thể, khuyến khích khu vực dân doanh, hỗ trợ mạnh mẽ khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ; đẩy mạnh cải cách hành chính, v.v...

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 của nước ta đã xác định mục tiêu phát triển tổng quát là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.

Trong bối cảnh đó, KH&CN có nhiệm vụ cung cấp kịp thời luận cứ khoa học cho các quyết sách quan trọng của Đảng và Nhà nước; đóng góp thiết thực vào việc nâng cao hiệu quả và sức khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, đáp ứng các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010.

2.3. Cơ hội và thách thức

a) Cơ hội

Đảng và Nhà nước luôn coi trọng sự nghiệp phát triển KH&CN, Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định phát triển KH&CN cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực cho CNH, HĐH đất nước.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, với đường lối đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, nước ta có cơ hội thuận lợi để tiếp thu tri thức khoa học, công nghệ, các nguồn lực và kinh nghiệm tổ chức quản lý tiên tiến của nước ngoài để nhanh chóng tăng cường năng lực KH&CN quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại, nước ta có thể đi thẳng vào những công nghệ hiện đại để rút ngắn quá trình CNH, HĐH và khoảng cách phát triển kinh tế so với các nước đi trước. Với tiềm năng trí tuệ dồi dào, nếu có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực đúng đắn, nước ta có thể sớm đi vào một số lĩnh vực của kinh tế tri thức.

Quá trình đổi mới đất nước đã tạo ra những tiền đề mới cho sự phát triển KH&CN của nước ta trong thời gian tới. Nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng cao, liên tục trong thời gian qua là điều kiện thuận lợi để tăng đầu tư cho phát triển KH&CN, đồng thời thúc đẩy đổi mới công nghệ và ứng dụng thành tựu KH&CN trong nền kinh tế, nhất là trước sức ép về cạnh tranh trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế.

b) Thách thức

Trong bối cảnh phát triển năng động và khó dự báo cả về KH&CN và kinh tế của thế giới hiện đại, khả năng nắm bắt thời cơ và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài tuỳ thuộc nhiều vào trình độ và năng lực KH&CN của quốc gia. Thách thức lớn nhất đối với sự phát triển KH&CN nước ta hiện nay là phải nâng cao nhanh chóng năng lực KH&CN để thực hiện quá trình CNH, HĐH rút ngắn, trong điều kiện nước ta còn nghèo, vốn đầu tư hạn hẹp, trình độ phát triển kinh tế và KH&CN còn có khoảng cách khá xa so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực.

Trong xu thế phát triển của kinh tế tri thức, lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ dần nhường chỗ cho lợi thế về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực sáng tạo. Nước ta nếu không sớm chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của lực lượng lao động thì sẽ không có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực về thu hút đầu tư và các công nghệ tiên tiến từ bên ngoài.

Trong quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế và KH&CN, nước ta đang đứng trước những khó khăn về chuyển đổi và xây dựng những thể chế mới về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, sở hữu trí tuệ, v.v... phù hợp với thông lệ quốc tế. Tình trạng này nếu không sớm vượt qua sẽ cản trở sự thành công của quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.

Trước những cơ hội và thách thức trên đây, nếu không có những quyết sách đột phá về đổi mới thể chế kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý KH&CN, những biện pháp mạnh mẽ tăng cường năng lực KH&CN quốc gia, thì nguy cơ tụt hậu kinh tế và KH&CN ngày càng xa và tình trạng lệ thuộc lâu dài vào nguồn công nghệ nhập là khó tránh khỏi.

3. Quan điểm và mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2010

3.1. Quan điểm phát triển khoa học và công nghệ

Quan điểm chủ đạo về phát triển KH&CN đã được chỉ rõ trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước, như: Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, Luật KH&CN, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX và Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 khoá IX mới đây. Những quan điểm này cần được cụ thể hoá và phát triển phù hợp với bối cảnh mới trong nước và quốc tế trong giai đoạn từ nay đến năm 2010.

a) Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Để KH&CN nhanh chóng phát huy được vai trò là nền tảng và động lực đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Nhà nước cần có chính sách quan tâm đặc biệt đến phát triển KH&CN: coi đầu tư cho KH&CN là đầu tư phát triển; ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực; tạo động lực vật chất và tinh thần mạnh mẽ cho cá nhân hoạt động KH&CN, trọng dụng và tôn vinh nhân tài.

b) Phát triển kinh tế - xã hội dựa vào khoa học và công nghệ, phát triển khoa học và công nghệ định hướng vào các mục tiêu kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng và an ninh

Các chủ trương, quyết định, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng phải được luận cứ về KH&CN; các nhiệm vụ KH&CN phải hướng vào giải quyết có hiệu quả các mục tiêu kinh tế - xã hội. Mọi ngành, mọi cấp phải đẩy mạnh việc triển khai nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi thành tựu KH&CN vào hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, từ việc định hướng chiến lược phát triển, hoạch định chính sách, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đến việc tổ chức thực hiện.

c) Bảo đảm sự gắn kết giữa khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo; giữa khoa học và công nghệ; giữa khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật

Sự gắn kết giữa KH&CN với giáo dục - đào tạo trước hết phải được thực hiện ngay trong các trường đại học, các tổ chức nghiên cứu và phát triển; đồng thời có cơ chế khuyến khích kết hợp với biện pháp hành chính để tạo ra sự hợp tác, phối hợp giữa các tổ chức này. Sự gắn kết giữa các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và giữa khoa học với công nghệ được thực hiện trên cơ sở những nghiên cứu liên ngành nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội tổng hợp và phát triển bền vững đất nước.

d) Đẩy mạnh tiếp thu thành tựu khoa học và công nghệ thế giới, đồng thời phát huy năng lực khoa học và công nghệ nội sinh, nâng cao hiệu quả sử dụng tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hợp tác quốc tế về KH&CN phải được đẩy mạnh nhằm khai thác những cơ hội mà toàn cầu hoá có thể mang lại. Trong điều kiện của nước ta hiện nay, cần lấy nhập công nghệ từ các nước phát triển là chủ yếu nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế - kỹ thuật; đồng thời nâng cao năng lực KH&CN nội sinh để tiếp thu có hiệu quả thành tựu KH&CN hiện đại của thế giới. Đổi mới cơ chế quản lý nhằm khai thác tối đa năng lực KH&CN hiện có trong nước, vừa tranh thủ tiếp thu, ứng dụng nhanh chóng và có hiệu quả các thành tựu KH&CN của thế giới.

đ) Tập trung đầu tư của Nhà nước vào các lĩnh vực trọng điểm, ưu tiên, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động khoa học và công nghệ

Nhà nước tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; kết hợp đồng bộ giữa đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật với đầu tư đào tạo nhân lực KH&CN, thực hiện dứt điểm các công trình để sớm phát huy hiệu quả đầu tư. Quan điểm này phải được quán triệt ngay trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển KH&CN 5 năm và hàng năm trên cơ sở những định hướng KH&CN trọng điểm được đề ra trong Chiến lược phát triển KH&CN. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài tham gia nghiên cứu, ứng dụng và đầu tư phát triển KH&CN.

3.2. Mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2010

Chiến lược phát triển KH&CN đến năm 2010 tập trung thực hiện 3 nhóm mục tiêu chủ yếu.

a) Bảo đảm cung cấp luận cứ khoa học cho quá trình công nghiệp hoá rút ngắn, phát triển bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới

Khoa học và công nghệ, đặc biệt là khoa học xã hội và nhân văn tập trung nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho quá trình CNH rút ngắn và xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các giải pháp phát triển bền vững và hội nhập thành công vào nền kinh tế khu vực và thế giới; giải đáp kịp thời những vấn đề lý luận và thực tiễn khác do cuộc sống đặt ra.

b) Góp phần quyết định nâng cao chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế và năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá, đảm bảo quốc phòng và an ninh

Đến 2010, KH&CN phải góp phần quyết định vào việc tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả ở một số ngành kinh tế quan trọng

Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi kỹ thuật tiến bộ trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm nhằm phát huy có hiệu quả nguồn tài nguyên sinh học nhiệt đới, nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của nông sản xuất khẩu ngang bằng các nước có nền nông nghiệp phát triển trong khu vực, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đáng kể đời sống nhân dân và bộ mặt nông thôn nước ta vào năm 2010.

Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực tiểu thủ công nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và mở rộng xuất khẩu.

Nâng cao năng lực tiếp thu, làm chủ, thích nghi và cải tiến các công nghệ hiện đại nhập từ nước ngoài trong một số lĩnh vực dịch vụ, kết cấu hạ tầng (tài chính, ngân hàng, bưu chính, viễn thông, giao thông vận tải, hàng không,v.v...) nhằm đảm bảo sự tương hợp quốc tế, hội nhập thành công vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Xây dựng và phát triển có trọng điểm một số ngành công nghiệp công nghệ cao; phát triển công nghiệp công nghệ thông tin - truyền thông, công nghiệp công nghệ sinh học trở thành các ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu trong nước, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu.

c) Xây dựng và phát triển năng lực khoa học và công nghệ đạt trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực

Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ đạt trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực:

- Bảo đảm tốc độ tăng tỷ lệ đầu tư cho KH&CN từ ngân sách nhà nước phải lớn hơn tốc độ tăng chi ngân sách nhà nước, đồng thời đẩy mạnh đa dạng hoá các nguồn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước cho KH&CN. Phấn đấu đưa tổng mức đầu tư của toàn xã hội cho KH&CN đạt 1% GDP vào năm 2005 và 1,5% GDP vào năm 2010.

- Phát triển nguồn nhân lực KH&CN có chất lượng cao, có cơ cấu trình độ, chuyên môn phù hợp với các hướng KH&CN ưu tiên, với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và được phân bố hợp lý theo vùng lãnh thổ. Phấn đấu đến năm 2010, nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ cán bộ KH&CN ngang mức trung bình tiên tiến của các nước trong khu vực.

- Hình thành một số tổ chức nghiên cứu - phát triển và một số trường đại học đạt trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực ở một số lĩnh vực công nghệ trọng điểm, một số ngành khoa học có thế mạnh của Việt Nam.

- Hoàn thành xây dựng giai đoạn I hai khu công nghệ cao tại Hoà Lạc và thành phố Hồ Chí Minh; đưa vào sử dụng và khai thác có hiệu quả các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia đã được phê duyệt; nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật một số tổ chức dịch vụ KH&CN quan trọng về thông tin KH&CN, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng.

- Hình thành mạng lưới các tổ chức KH&CN đủ năng lực hội nhập quốc tế, gắn kết chặt chẽ với giáo dục - đào tạo, sản xuất - kinh doanh.

Hình thành cơ chế quản lý quản lý khoa học và công nghệ tiến bộ, tương hợp quốc tế:

Đổi mới căn bản cơ chế quản lý KH&CN theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường, đặc thù của hoạt động KH&CN và hội nhập quốc tế; tạo động lực phát huy sáng tạo của đội ngũ cán bộ KH&CN; nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN.

Nâng cao năng lực khoa học và công nghệ:

Đến năm 2010, KH&CN nước ta đủ năng lực tiếp thu, làm chủ và sử dụng có hiệu quả công nghệ hiện đại nhập từ nước ngoài; có khả năng nghiên cứu và ứng dụng một số công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu tiên tiến, công nghệ tự động hoá, cơ - điện tử; tiếp cận trình độ thế giới trong một số lĩnh vực khoa học Việt Nam có thế mạnh.

4. Nhiệm vụ trọng tâm phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2010

4.1. Các nhiệm vụ trọng tâm nghiên cứu trong khoa học xã hội và nhân văn

a) Nghiên cứu lý luận và thực tiễn con đường phát triển của Việt Nam

Tiếp tục nghiên cứu làm rõ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện của đất nước, con người, xã hội Việt Nam và thích ứng với những thay đổi hiện nay của bối cảnh quốc tế.

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho quá trình công nghiệp hoá rút ngắn; các giải pháp đẩy mạnh công cuộc CNH, HĐH và phát triển bền vững đất nước.

b) Nghiên cứu những vấn đề kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh

Nghiên cứu bản chất nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN); vấn đề đổi mới và tạo lập đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Cung cấp luận cứ khoa học cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các ngành, vùng trọng điểm. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, năng lực tham gia vào các định chế tài chính - tiền tệ quốc tế.

Nghiên cứu đổi mới hệ thống chính trị, đề xuất giải pháp thực hiện và phát huy dân chủ, củng cố vai trò của Đảng cầm quyền, cải cách bộ máy hành chính nhà nước. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nghiên cứu quan hệ sở hữu, đảng viên làm kinh tế tư nhân. Nghiên cứu sự biến đổi của cơ cấu xã hội và quản lý sự phát triển xã hội ở Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc tạo lập và phát triển đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiên cứu những vấn đề quốc phòng, an ninh của nước ta trong 10 năm tới phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về tiến trình lịch sử và diện mạo của nền văn hoá Việt Nam, những giá trị văn hoá mới của Việt Nam, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

c) Nghiên cứu về phát triển con người Việt Nam

Nghiên cứu cơ bản về con người, nguồn nhân lực với tư cách là chủ thể xã hội, có trình độ học vấn cao, mang đậm tính nhân văn và các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa của văn hoá - văn minh nhân loại, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc CNH, HĐH đất nước.

d) Nghiên cứu dự báo các xu thế phát triển của thế giới

Nghiên cứu bản chất, đặc điểm, nội dung của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại và sự phát triển của nền kinh tế tri thức trong thế kỷ XXI, trong đó chú trọng mặt xã hội và sự tác động của cuộc cách mạng này đến tiến trình phát triển của Việt Nam.

Nghiên cứu và dự báo các xu thế phát triển chủ yếu của thế giới và khu vực những thập niên đầu thế kỷ XXI, những tác động nhiều mặt của quá trình toàn cầu hoá. Dự báo động thái và xu thế phát triển chủ yếu ở khu vực và trên thế giới, tranh thủ tối đa thời cơ và lợi thế, phòng ngừa và giảm thiểu các bất lợi, rủi ro, tập trung mọi nguồn lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa tư bản hiện đại trong bối cảnh toàn cầu hoá, sự tác động về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, quân sự của chủ nghĩa tư bản hiện đại, các chủ thể mới trong quan hệ quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược phát triển của Việt Nam nhằm định rõ vị thế, vai trò, bước đi, chính sách hội nhập của Việt Nam vào các thể chế toàn cầu và khu vực.

4.2. Các nhiệm vụ trọng tâm nghiên cứu trong khoa học tự nhiên

Nhà nước quan tâm phát triển nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên, đặc biệt là nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng. Trong giai đoạn đến năm 2010, các nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên cần được tiến hành có trọng điểm theo một số hướng chủ yếu sau đây:

a) Nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng nhằm hỗ trợ cho quá trình lựa chọn, tiếp thu, thích nghi và cải tiến các công nghệ tiên tiến nhập từ nước ngoài vào Việt Nam và tiến tới sáng tạo các công nghệ đặc thù của Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu tiên tiến, công nghệ tự động hoá, cơ - điện tử.

b) Nghiên cứu làm rõ giá trị sử dụng của các loại tài nguyên của nước ta, làm cơ sở xây dựng phương án và lựa chọn công nghệ khai thác có hiệu quả. Chú trọng nghiên cứu tiềm năng về đa dạng sinh học và các loại tài nguyên quý đang có nguy cơ cạn kiệt do khai thác quá mức và do môi trường suy thoái.

c) Nghiên cứu bản chất, quy luật của tự nhiên và những tác động của chúng đến đời sống kinh tế - xã hội nước ta, trong đó chú ý các yếu tố khí tượng và tự nhiên ở các vùng sinh thái, phục vụ dự báo phòng tránh thiên tai (bão lụt, cháy rừng, trượt lở đất, nứt đất, xói lở bờ sông, bờ biển, bồi lấp các cửa sông, cửa đầm, hạn hán, v.v...).

d) Nghiên cứu các vấn đề cơ bản về Biển Đông phục vụ cho dự báo các nguồn lợi biển, phục vụ xây dựng các công trình trên biển và khai thác tổng hợp các nguồn lợi từ biển, phát triển bền vững kinh tế biển, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

đ) Phát triển một số lĩnh vực nghiên cứu lý thuyết mà Việt Nam có thế mạnh, như toán học, vật lý lý thuyết...

4.3. Các hướng công nghệ trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, nước ta cần tập trung phát triển có chọn lọc một số công nghệ trọng điểm bao gồm: những công nghệ tiên tiến, có tác động to lớn tới việc hiện đại hoá các ngành kinh tế - kỹ thuật, bảo đảm quốc phòng, an ninh; tạo điều kiện hình thành và phát triển một số ngành nghề mới, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; những công nghệ, phát huy được lợi thế của nước ta về tài nguyên nông nghiệp nhiệt đới và lực lượng lao động dồi dào ở nông thôn, tạo ra sản phẩm xuất khẩu và việc làm có thu nhập cho các tầng lớp dân cư.

a) Công nghệ thông tin - truyền thông (CNTT - TT)

Tập trung nghiên cứu và phát triển:

- Các công nghệ mới trong lĩnh vực truyền thông: các dịch vụ băng thông rộng; các hệ thống chuyển mạch; các hệ thống truyền dẫn quang dung lượng lớn; các công nghệ truy nhập; hệ thống thông tin di động, mạng Internet thế hệ mới; công nghệ thông tin vệ tinh; công nghệ quản lý mạng; công nghệ phát thanh và truyền hình số.

- Công nghệ phần mềm: cơ sở dữ liệu, công nghệ nội dung, công nghệ đa phương tiện, hệ thống thông tin địa lý, đồ hoạ; phát triển phần mềm trên môi trường mạng; các giải pháp "quản lý nguồn lực của các tổ chức"; phần mềm nguồn mở; quy trình sản xuất phần mềm; quy trình đánh giá, kiểm chứng và nâng cao chất lượng phần mềm; thiết kế, xây dựng các hệ thống tin học ứng dụng.

- Nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, chú trọng những vấn đề đặc thù của Việt Nam: nhận dạng chữ Việt, xử lý ảnh, nhận dạng tiếng Việt; công nghệ tri thức; hệ chuyên gia; dịch tự động.

- Nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng trong một số lĩnh vực chọn lọc: toán học của tin học; một số hướng liên ngành chọn lọc như công nghệ nano, linh kiện điện tử thế hệ mới, làm cơ sở cho phát triển ứng dụng tin học cấp nano.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, đời sống, quốc phòng và an ninh:

- Trong công tác quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, chú trọng xây dựng các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động quản lý nhà nước, xây dựng Chính phủ điện tử.

- Trong các lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật đòi hỏi phải sớm tương hợp với trình độ khu vực và quốc tế, như: bưu điện, ngân hàng, tài chính, du lịch, thương mại, đặc biệt là thương mại điện tử; trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, quốc phòng, an ninh, v.v... Thực hiện các dự án tin học hoá và dịch vụ CNTT - TT trong các doanh nghiệp. ng dụng CNTT - TT trong khu vực nông thôn.

- Phổ cập kiến thức và ứng dụng CNTT - TT trong giáo dục - đào tạo từ phổ thông trung học đến đại học; ứng dụng CNTT - TT trong nghiên cứu khoa học, trong các hoạt động điều tra, thăm dò, khảo sát tài nguyên và theo dõi biến động môi trường, trong các lĩnh vực y tế, văn hoá, du lịch.

Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin - truyền thông và xây dựng ngành công nghiệp công nghệ thông tin - truyền thông:

Phát triển cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp CNTT - TT hiện đại, tương hợp quốc tế. Xây dựng công nghiệp nội dung, công nghiệp dịch vụ CNTT - TT, công nghiệp phần mềm phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu; đồng thời tận dụng các khả năng chuyển giao công nghệ, liên doanh, liên kết để phát triển có chọn lọc các cơ sở lắp ráp, chế tạo linh kiện và thiết bị tin học hiện đại để dành lại thị phần phần cứng trong nước và xuất khẩu. Đưa công nghiệp CNTT - TT trở thành một ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh, đạt kim ngạch xuất khẩu cao.

b) Công nghệ sinh học (CNSH)

Xây dựng và phát triển các công nghệ nền của công nghệ sinh học đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, gồm:

- Công nghệ gen (tái tổ hợp ADN).

- Công nghệ vi sinh định hướng công nghiệp.

- Công nghệ enzym - protein phục vụ phát triển công nghiệp thực phẩm, dược phẩm.

- Công nghệ tế bào (thực và động vật) phục vụ chọn, tạo giống mới trong nông, lâm, thuỷ sản và phát triển liệu pháp tế bào trong y tế.

Phát triển CNSH trong các ngành kinh tế quốc dân:

- CNSH nông nghiệp (nông - lâm - ngư): phát triển các xí nghiệp nhân giống cây, con sạch bệnh, sản xuất hạt giống chất lượng cao; ứng dụng các kỹ thuật CNSH tạo giống cây, con có chất lượng cao, đảm bảo cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, tập trung vào nhóm cây lương thực, rau hoa quả, cây lâm nghiệp, vật nuôi, thuỷ sản; phát triển sản xuất công nghiệp chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng, vật nuôi ở quy mô vừa và nhỏ.

- CNSH chế biến: phục vụ sản xuất hàng hoá tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- CNSH y dược: bảo đảm chế phẩm cho y tế dự phòng (vacxin, kháng sinh, sinh phẩm chẩn đoán), đảm bảo kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm.

- CNSH môi trường: kiểm soát, xử lý, giám định môi trường, tập trung vào các vùng công nghiệp, các vùng làng nghề, các trang trại chế biến nông sản; xử lý chất thải rắn, nước thải, khí thải và khắc phục các sự cố tràn dầu; và bảo vệ đa dạng sinh học.

Xây dựng và phát triển nền công nghiệp sinh học Việt Nam:

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế xây dựng và phát triển các xí nghiệp công nghệ sinh học sản xuất các sản phẩm phục vụ các ngành kinh tế, tiêu dùng và xuất khẩu.

- Nhà nước đầu tư xây dựng một số ngành công nghiệp sinh học chủ lực như: công nghiệp sản xuất giống cây, con; công nghiệp sản xuất dược phẩm (vacxin, kháng sinh, sinh phẩm chuẩn đoán); công nghiệp sản xuất các chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng, vật nuôi; công nghiệp chế biến thực phẩm; công nghiệp chế biến sản phẩm từ dầu khí.

c) Công nghệ vật liệu tiên tiến

Tập trung nghiên cứu, phát triển và ứng dụng có hiệu quả các hướng công nghệ sau:

- Công nghệ vật liệu kim loại: trên cơ sở tài nguyên trong nước, nghiên cứu lựa chọn công nghệ luyện kim phù hợp như công nghệ lò điện, lò cao - lò chuyển khép kín, công nghệ phi cốc để sản xuất thép hợp kim chất lượng cao, các hợp kim có tính năng tổng hợp sử dụng trong các ngành cơ khí chế tạo, xây dựng, giao thông vận tải, hoá chất, dầu khí, quốc phòng; nghiên cứu lựa chọn công nghệ sản xuất hợp kim nhôm dùng trong chế tạo máy và trong quốc phòng; công nghệ sản xuất các compozit nền kim loại sử dụng trong kỹ thuật điện, điện tử và y - sinh.

- Công nghệ vật liệu polime và compozit: nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất vật liệu compozit nền nhiệt dẻo và nền nhiệt rắn gia cường bằng sợi thuỷ tinh, sợi ba zan và sợi các-bon phục vụ cho các ngành giao thông vận tải, nông nghiệp, thuỷ sản và quốc phòng; các polime compozit sử dụng cho kỹ thuật điện và điện tử trong điều kiện môi trường khắc nghiệt; các polime huỷ sinh học, polime xử lý ô nhiễm môi trường.

- Công nghệ vật liệu điện tử và quang tử: Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ sản xuất vật liệu và linh kiện quang điện tử và quang tử phục vụ cho lĩnh vực viễn thông, tự động hoá; sản xuất vật liệu từ tính cao cấp dạng khối, màng vô định hình và nano ứng dụng trong công nghiệp khai thác khoáng sản, công nghiệp điện, điện tử và tự động hoá; sản xuất vật liệu và linh kiện cảm biến ứng dụng trong đo lường và tự động hoá.

- Công nghệ vật liệu y - sinh: Nghiên cứu các công nghệ sản xuất một số loại vật liệu dùng trong y học để thay thế một số bộ phận của cơ thể con người: các polime sinh học, composit các-bon, vật liệu điều tiết sinh lý, vật liệu điều tiết tăng trưởng, vật liệu cac-bon xốp, vật liệu bi-ô-xi-tan.

- Công nghệ vật liệu nano: Nghiên cứu ứng dụng để sản xuất nano compozit nền polime và nền kim loại sử dụng trong các ngành kinh tế - kỹ thuật; xúc tác cấu trúc nano trong lĩnh vực dầu khí và xử lý môi trường. Nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng trong một số hướng công nghệ nano có khả năng ứng dụng cao ở Việt Nam.

d) Công nghệ tự động hoá và cơ điện tử

Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tự động hoá, cơ điện tử nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế:

- ng dụng công nghệ thiết kế và chế tạo với sự trợ giúp của máy tính (CAD/CAM) trong một số ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu, như: dệt, may, da giày và ngành cơ khí (trong các lĩnh vực trọng điểm: thiết bị toàn bộ; máy động lực; máy công cụ; cơ khí phục vụ nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp chế biến; cơ khí xây dựng; đóng tầu; thiết bị điện - điện tử; cơ khí ô tô - cơ khí giao thông vận tải).

- Tự thiết kế, xây dựng phần mềm, lắp ráp, bảo trì vận hành các hệ thống điều khiển, giám sát, thu thập và xử lý số liệu (SCADA).

- ng dụng công nghệ tự động hoá tích hợp toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả cho toàn bộ quá trình sản xuất của doanh nghiệp.

- ng dụng, phổ cập công nghệ điều khiển số bằng máy tính (CNC) trong các hệ máy móc cho các lĩnh vực gia công chế tạo, máy công cụ phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu.

- ng dụng rộng rãi công nghệ tự động hoá đo lường và xử lý thông tin phục vụ các ngành sản xuất, dự báo thời tiết và thiên tai, bảo vệ môi trường.

- Nghiên cứu ứng dụng và phát triển kỹ thuật rô bốt (đặc biệt là rô bốt thông minh và rô bốt song song), ưu tiên áp dụng trong những công đoạn sản xuất không an toàn cho con người, trong môi trường độc hại, trong một số dây chuyền công nghiệp công nghệ cao và phục vụ quốc phòng, an ninh.

- Nghiên cứu, chế tạo một số sản phẩm cơ điện tử, đặc biệt trong một số lĩnh vực cơ khí trọng điểm (máy công cụ, máy động lực, thiết bị điện -điện tử, cơ khí ô tô và các thiết bị đo lường điều khiển).

- ng dụng và phát triển công nghệ thiết kế, chế tạo các hệ điều khiển cơ điện tử (bao gồm cả phần cứng và phần mềm), đặc biệt các hệ điều khiển nhúng; ưu tiên phát triển các phần mềm ứng dụng và các giải pháp thiết kế. Phát triển kỹ thuật mô phỏng, đặc biệt là công nghệ tạo mẫu ảo, nhằm tối ưu hoá các sản phẩm công nghệ cao ứng dụng trong các lĩnh vực: rô bốt, đóng tầu, ô tô, máy chính xác, thiết bị cho năng lượng gió, v.v...

- Nghiên cứu bước đầu một số hướng cơ điện tử mới, có triển vọng, như: hệ vi cơ điện tử (MEMS) và hệ nano cơ điện tử (NEMS).

đ) Năng lượng nguyên tử và các dạng năng lượng mới

Phát triển điện hạt nhân: nghiên cứu lựa chọn công nghệ cho các dự án nhà máy điện hạt nhân, tiếp thu và làm chủ công nghệ nhập để vận hành nhà máy an toàn và hiệu quả kinh tế cao.

Nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi các kỹ thuật hạt nhân, bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các ngành kinh tế quốc dân, trong y tế, địa chất, thuỷ văn và môi trường; đảm bảo an toàn bức xạ hạt nhân trong các nghiên cứu, phát triển và sử dụng năng lượng nguyên tử; quản lý chất thải phóng xạ.

Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển và ứng dụng các dạng năng lượng mới phục vụ các vùng sâu, vùng xa, hải đảo, như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh học, v.v...

e) Công nghệ vũ trụ

Nghiên cứu phát triển công nghệ vũ trụ: nghiên cứu tiếp thu, làm chủ công nghệ và phóng vệ tinh nhỏ quan sát trái đất, trạm thu mặt đất, phục vụ nhu cầu nghiên cứu khoa học, phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh. Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ vũ trụ của Việt Nam đến năm 2010 có đủ năng lực thiết kế, chế tạo các loại vệ tinh nhỏ, thiết kế và chế tạo các trạm thu mặt đất; phát triển một số thiết bị vũ trụ mang tính thương mại; làm chủ được công nghệ và kỹ thuật tên lửa.

ng dụng công nghệ vũ trụ: Nghiên cứu tiếp nhận chuyển giao công nghệ viễn thám, công nghệ định vị toàn cầu phục vụ nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; giám sát môi trường; phục vụ qui hoạch sử dụng đất và vùng lãnh thổ; dự báo và giám sát thiên tai; nuôi trồng và đánh bắt hải sản; định vị cho các phương tiện giao thông vận tải; phục vụ quốc phòng an ninh, v.v...

g) Công nghệ cơ khí - chế tạo máy

 

Nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong công nghiệp cơ khí - chế tạo máy; phát triển ngành cơ khí - chế tạo máy đủ sức trang bị một số thiết bị, máy móc đáp ứng nhu cầu trong nước, tiến tới xuất khẩu:

- Công nghệ tạo phôi: ứng dụng công nghệ đúc khuôn tươi tự cứng với tiêu chuẩn hóa vật liệu làm khuôn và công nghệ đúc chính xác với tăng cường khâu cơ giới hoá, tự động hoá, đầu tư thiết bị nấu luyện và thiết bị phân tích kiểm tra nhanh; công nghệ rèn khuôn dập, cán tạo phôi, ép chảy, ép và dập sau thiêu kết; công nghệ hàn điện hồ quang tự động hoặc bán tự động và một số công nghệ hàn hiện đại như hàn plasma, hàn chùm tia điện tử v.v...

- Công nghệ gia công cơ: cùng với việc nâng cấp, hiện đại hoá thiết bị, máy móc hiện có, cần áp dụng rộng rãi công nghệ CAD/CAM/CNC tại các trung tâm gia công nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tính linh hoạt thay đổi mẫu sản phẩm; kết hợp cơ khí điện tử phục vụ tự động hoá thiết kế và các quá trình điều khiển, kiểm tra, đo lường.

- Công nghệ xử lý bề mặt: đầu tư vào các khâu nhiệt luyện, sơn mạ, phun phủ, thấm tôi liên hoàn tăng bền bề mặt đạt trình độ tiên tiến.

- Công nghệ chế tạo các thiết bị, phụ tùng đặc chủng: chế tạo các kết cấu thép lớn, kết cấu công trình.

- Công nghệ chế tạo máy phục vụ cơ giới hoá nông nghiệp, bảo quản và chế biến lương thực thực phẩm.

h) Các công nghệ bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm

Tập trung nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ nhằm nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của nông sản, thực phẩm:

- Công nghệ sơ chế: Đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng công nghệ trong sơ chế, phân loại, làm sạch, đóng gói với những loại bao bì thích hợp, màng thông minh nhằm tạo ra các nông phẩm chất lượng cao, ổn định và đồng nhất phục vụ xuất khẩu và nhu cầu trong nước. Tập trung giải quyết các công nghệ có quy mô nhỏ và vừa phục vụ yêu cầu sơ chế tại chỗ của các hộ, nhóm hộ, nhằm cung cấp nguyên liệu có chất lượng tốt cho các cơ sở chế biến tập trung.

- Công nghệ bảo quản: Chú trọng phổ cập các công nghệ làm khô lúa và hoa màu sau thu hoạch. Tiếp thu và phổ cập các công nghệ bảo quản lạnh, công nghệ an toàn thực phẩm để bảo quản rau, hoa, quả tươi, các mặt hàng thủy sản, các sản phẩm chăn nuôi phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Nghiên cứu sử dụng chất bảo quản sinh học, chất bảo quản có nguồn gốc tự nhiên, từng bước thay thế chất bảo quản hoá học có tính độc cao.

- Công nghệ chế biến: Tận dụng mọi khả năng để tiếp cận các công nghệ chế biến tiên tiến phù hợp để đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong, ngoài nước. Đặc biệt, cần chú trọng nâng cấp, hiện đại hoá công nghệ chế biến đối với một số sản phẩm có lợi thế và có triển vọng xuất khẩu của nước ta như: gạo, thuỷ sản, cà phê, chè, điều, cao su, sản phẩm thịt, sữa, rau, quả, nước quả, dầu thực vật, v.v...

- Hiện đại hoá hệ thống kiểm tra chất lượng nông sản, thực phẩm chế biến theo công nghệ tương hợp với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng hàng xuất khẩu và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nước.

Những công nghệ nêu trên có thể được nâng cấp theo các phương thức sau:

 

- Đối với dây chuyền công nghệ tương đối phức tạp, vượt quá khả năng tự tạo trong nước, cần làm tốt khâu lựa chọn, tiếp nhận và làm chủ công nghệ nhập từ ngoài.

- Đối với những công nghệ không quá phức tạp, có nhu cầu lớn trong nước, cần liên kết lực lượng trong nước, tập trung giải quyết đồng bộ từ nghiên cứu đến phát triển để có công nghệ ổn định, giá cả hợp lý, có thể sớm phổ biến và nhân rộng trong thực tiễn.

5. Các giải pháp phát triển khoa học và công nghệ

Để góp phần đạt được những mục tiêu phát triển KH&CN đến năm 2010, cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau: 1) Đổi mới cơ chế quản lý KH&CN; 2) Phát triển tiềm lực KH&CN; 3) Xây dựng và phát triển thị trường KH&CN; 4) Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về KH&CN. Trong đó, đổi mới cơ chế quản lý KH&CN để khai thác mọi tiềm năng sáng tạo KH&CN và sử dụng có hiệu quả tiềm lực KH&CN hiện có là giải pháp có ý nghĩa đột phá.

5.1. Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ

Đổi mới cơ chế quản lý KH&CN hiện nay theo hướng hình thành cơ chế quản lý mới phù hợp với cơ chế thị trường định hướng XHCN, với đặc thù của hoạt động KH&CN và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế; tách biệt về quản lý giữa khu vực hành chính và khu vực sự nghiệp trong hệ thống KH&CN để có cơ chế quản lý phù hợp với mỗi khu vực; nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân hoạt động KH&CN.

a) Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về KH&CN theo hướng thực hiện đúng chức năng quản lý Nhà nước, không chồng chéo với hoạt động sự nghiệp, phù hợp với tiến trình cải cách hành chính; tăng cường sự chỉ đạo và điều hoà phối hợp của Chính phủ trên cơ sở phân cấp và qui định rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về KH&CN đối với các bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Nhà nước tập trung xây dựng các định hướng KH&CN trọng điểm, phát triển nguồn nhân lực KH&CN, xây dựng cơ sở hạ tầng KH&CN quốc gia; đồng thời xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển và tham gia hoạt động KH&CN.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội đồng chính sách KH&CN quốc gia trong quá trình chuẩn bị các quyết định của Chính phủ về ưu tiên chiến lược, kế hoạch, các cơ chế, chính sách phát triển KH&CN quốc gia.

Tăng cường vai trò các tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức chính trị-xã hội, nhất là Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam trong tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và KH&CN.

Tăng cường hiệu lực của công tác thanh tra nhà nước về KH&CN.

b) Tổ chức và thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Việc tổ chức và thực hiện nhiệm vụ KH&CN phải nhằm đáp ứng cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và KH&CN của quốc gia, ngành, địa phương và cơ sở.

Thực hiện sự phân công, phân cấp trong tổ chức và thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ:

- Chính phủ quyết định các định hướng phát triển KH&CN ưu tiên làm cơ sở xác định nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước, có tầm quan trọng quốc gia, mang tính liên ngành và dài hạn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và nâng cao năng lực KH&CN quốc gia. Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước và lồng ghép với các chương trình kinh tế - xã hội. Bộ Khoa học và Công nghệ giúp Chính phủ xác định và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN này.

- Các Bộ, ngành quyết định nhiệm vụ KH&CN phục vụ trực tiếp mục tiêu phát triển của Bộ, ngành, không trùng lặp với nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước. Cơ quan quản lý KH&CN thuộc Bộ, ngành giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ xác định và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN của Bộ, ngành.

- Các địa phương quyết định nhiệm vụ KH&CN chủ yếu mang tính ứng dụng, phục vụ trực tiếp mục tiêu phát triển của địa phương. Cơ quan quản lý KH&CN địa phương giúp Chủ tịch ủy ban nhân dân xác định và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN của địa phương.

- Các tổ chức KH&CN, các doanh nghiệp, tổ chức xã hội thuộc mọi thành phần kinh tế tự chủ trong việc xác định nhiệm vụ KH&CN, dựa vào nhu cầu của thực tiễn và mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và KH&CN của quốc gia.

Đổi mới cơ chế tổ chức và thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ:

- Cơ chế tổ chức và thực hiện nhiệm vụ KH&CN phải mở rộng sự tham gia của các nhà khoa học và doanh nghiệp, tổ chức xã hội, bảo đảm dân chủ, cạnh tranh, khách quan, công khai và bình đẳng trong việc tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN; đổi mới căn bản công tác đánh giá KH&CN, lấy chất lượng và hiệu quả làm tiêu chuẩn, bảo đảm sự tương hợp với chuẩn mực quốc tế, nhằm đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống.

- Đối với các nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ, thực hiện cơ chế liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức KH&CN và doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình từ xác định nhiệm vụ KH&CN, triển khai thực hiện, đánh giá và đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn.

- Kết hợp phương thức tuyển chọn thông qua cạnh tranh, công khai, dân chủ với phương thức giao nhiệm vụ trực tiếp dựa trên các tiêu chí lựa chọn rõ ràng, hợp lý để đảm bảo chọn đúng tổ chức, cá nhân có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ KH&CN ở các cấp, các ngành và địa phương.

- Tăng cường quản lý kết quả của hoạt động KH&CN nhằm nâng cao chất lượng khoa học và đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn.

c) Cơ chế quản lý các tổ chức khoa học và công nghệ

Tiến hành đổi mới cơ chế quản lý đối với các tổ chức KH&CN trên cơ sở tách biệt về quản lý giữa khu vực hành chính và khu vực sự nghiệp trong hệ thống KH&CN.

Ban hành cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức khoa học và công nghệ của Nhà nước:

- Nhà nước giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các tổ chức KH&CN phù hợp với đặc thù của mỗi loại hình hoạt động, nhằm phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo của các tổ chức này.

- Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN nhà nước phải được thực hiện trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động KH&CN, quản lý tài chính, tài sản, nhân sự và hợp tác quốc tế.

Căn cứ vào đặc thù của mỗi loại hình hoạt động KH&CN, nhà nước có cơ chế, chính sách phù hợp:

- Các tổ chức KH&CN chủ yếu thực hiện nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu luận cứ phục vụ xây dựng chính sách, chiến lược, nghiên cứu các lĩnh vực KH&CN trọng điểm và những lĩnh vực công ích, được Nhà nước giao nhiệm vụ KH&CN theo chức năng hoạt động và bảo đảm kinh phí hoạt động.

- Các tổ chức KH&CN nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường, chuyển sang một trong các hình thức tổ chức sau: tổ chức KH&CN hoạt động theo cơ chế tự trang trải kinh phí, doanh nghiệp, doanh nghiệp KH&CN. Đối với các tổ chức này, Nhà nước chỉ cấp kinh phí theo cơ chế đặt hàng nhiệm vụ KH&CN;

Quy định chế độ tự đánh giá và đánh giá bên ngoài định kỳ đối với các tổ chức KH&CN của Nhà nước theo các tiêu chuẩn tương hợp với chuẩn mực quốc tế để nâng cao hiệu quả đầu tư. Kết quả (số bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế, số bằng sáng chế, giải pháp hữu ích) và ứng dụng kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, dần trở thành những tiêu chí quan trọng nhất đối với các tổ chức KH&CN và nhà khoa học để được nhận tài trợ của Nhà nước.

Ban hành các chính sách khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức khoa học và công nghệ chuyển đổi theo các hình thức sau:

- Chuyển sang cơ chế tự trang trải kinh phí, được Nhà nước hỗ trợ quỹ lương và hoạt động bộ máy trong 5 năm kể từ khi có quyết định chuyển đổi;

- Chuyển đổi thành doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, được Nhà nước giao quyền sử dụng toàn bộ tài sản và áp dụng các chính sách ưu đãi như đối với doanh nghiệp mới thành lập;

- Chuyển đổi thành doanh nghiệp KH&CN, ngoài các chế độ, chính sách đối với doanh nghiệp nêu trên, được hưởng các chế độ ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo qui định của pháp luật.

Nhà nước có chính sách hỗ trợ chuyển đổi đối với cán bộ KH&CN, công chức, viên chức trong khi chờ việc, thuyên chuyển, đào tạo lại, thôi việc, v.v...

Xây dựng cơ chế liên kết giữa khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo:

- Tăng cường chức năng nghiên cứu trong các trường đại học: Quy định nhiệm vụ nghiên cứu đối với cán bộ giảng dạy đại học; tăng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu trong các trường đại học.

- Thực hiện liên kết giữa các tổ chức nghiên cứu - phát triển với các trường đại học: Quy định nhiệm vụ giảng dạy đối với các cán bộ nghiên cứu thuộc các tổ chức nghiên cứu - phát triển; xây dựng quy chế dùng chung phòng thí nghiệm và thiết bị phục vụ nghiên cứu và giảng dạy; thành lập các loại hình tổ chức liên kết giữa đào tạo và nghiên cứu như học viện và các hình thức hợp tác khác.

- Nghiên cứu chuyển một số viện nghiên cứu cơ bản thuộc hai Trung tâm khoa học quốc gia về các trường đại học.

d) Cơ chế quản lý tài chính cho khoa học và công nghệ

- Triển khai áp dụng cơ chế tự chủ tài chính đối với tổ chức KH&CN của Nhà nước phù hợp với mỗi loại hình hoạt động KH&CN, như: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu luận cứ phục vụ xây dựng chính sách, chiến lược, nghiên cứu các lĩnh vực KH&CN trọng điểm và những lĩnh vực công ích, nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ.

- Cải tiến chế độ tài chính trong việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN: Nghiên cứu áp dụng cơ chế khoán kinh phí thực hiện đề tài, dự án KH&CN; cải tiến thủ tục thanh quyết toán tài chính theo hướng đơn giản hoá nhưng đảm bảo quản lý chặt chẽ sản phẩm đầu ra.

- Xây dựng cơ chế, chính sách tài chính đối với hoạt động KH&CN của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp KH&CN.

5.2. Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ

a) Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ

Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ:

- Quán triệt đến mọi cấp, mọi ngành quan điểm đội ngũ trí thức, KH&CN là tài sản quý của quốc gia và là nguồn lực góp phần quan trọng quyết định sự thành công của quá trình CNH, HĐH đất nước. Đội ngũ này bao gồm các cán bộ KH&CN trong các tổ chức nghiên cứu - phát triển, các trường đại học, các cán bộ tham gia hoạt động KH&CN trong các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp.

- Các ngành, các cấp cần quan tâm đầu tư, tạo những điều kiện thuận lợi nhằm phát huy cao nhất tiềm năng sáng tạo của đội ngũ này trong công cuộc CNH, HĐH đất nước.

Đổi mới cơ chế quản lý nhân lực khoa học và công nghệ nhằm giải phóng tiềm năng, phát huy tính chủ động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ:

- Từng bước chuyển chế độ biên chế sang chế độ hợp đồng lao động đối với cán bộ KH&CN, tạo điều kiện cho việc lưu chuyển cán bộ, hình thành thị trường lao động trong hoạt động KH&CN.

- Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý nhân sự đối với các tổ chức KH&CN trong việc quyết định tuyển dụng, đào tạo, bố trí sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho thôi việc, xếp lương, khen thưởng và các chế độ đãi ngộ khác đối với cán bộ, nhân viên.

Xây dựng các chính sách tạo động lực vật chất và tinh thần mạnh mẽ cho các cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, trọng dụng và tôn vinh nhân tài khoa học và công nghệ:

- Phát huy tinh thần yêu nước, lý tưởng XHCN, hoài bão và lòng say mê khoa học, tinh thần hợp tác nghiên cứu trong đội ngũ cán bộ KH&CN.

- Thực hiện cơ chế cạnh tranh lành mạnh, xoá bỏ dần chế độ phân phối bình quân, thực thi chế độ đãi ngộ tương xứng với cống hiến của các nhà KH&CN; không giới hạn mức thu nhập đối với cán bộ KH&CN, miễn hoặc giảm thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động KH&CN. Bảo hộ hữu hiệu quyền sở hữu trí tuệ nhằm khích lệ sáng tạo và đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng rộng rãi.

- Ban hành chính sách khen thưởng đối với cá nhân có thành tích KH&CN có giá trị khoa học và thực tiễn cao; chính sách khuyến khích cán bộ KH&CN làm việc tại địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; chính sách sử dụng cán bộ KH&CN đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng còn khả năng chuyên môn, sức khỏe và tâm huyết với nghề nghiệp.

Đổi mới chính sách đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ:

- Đẩy mạnh việc tuyển chọn và gửi học sinh, sinh viên, cán bộ KH&CN đi đào tạo một cách đồng bộ ở các nước có trình độ KH&CN tiên tiến, trước mắt trong một số lĩnh vực KH&CN trọng điểm quốc gia. Phối hợp chặt chẽ giữa việc đào tạo với cơ quan sử dụng cán bộ KH&CN.

- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, các nhà bác học, các tổng công trình sư, kỹ sư trưởng, kỹ thuật viên lành nghề; hình thành các tập thể KH&CN mạnh, đủ sức giải quyết những nhiệm vụ KH&CN quan trọng do sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh đặt ra.

- Điều chỉnh cơ cấu đào tạo theo hướng tăng đào tạo công nhân kỹ thuật (đặc biệt công nhân có tay nghề cao) cho các ngành đang thu hút đầu tư nước ngoài và những ngành kinh tế - xã hội trọng điểm.

- Huy động tối đa và hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo nhân lực KH&CN, nhất là khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Ưu tiên sử dụng các nguồn tài chính từ hợp tác, tài trợ quốc tế kể cả nguồn vốn ODA cho đào tạo nhân lực KH&CN, đặc biệt trong các lĩnh vực KH&CN trọng điểm.

- Khuyến khích mở các trường đại học, viện nghiên cứu công nghệ quốc tế hoặc khu vực tại Việt Nam. Thu hút các viện nghiên cứu, trường đại học có uy tín của nước ngoài liên kết hoặc mở phân viện, phân hiệu hoặc tổ chức các chương trình đào tạo nhân lực KH&CN tại Việt Nam.

b) Phát triển hệ thống thông tin quốc gia về khoa học và công nghệ

Nhà nước tăng cường đầu tư, nâng cấp, hiện đại hoá các cơ sở thông tin KH&CN hiện có, xây dựng và phát triển hệ thống thông tin KH&CN quốc gia liên thông với quốc tế; khai thác có hiệu quả các nguồn thông tin KH&CN trong và ngoài nước, khắc phục tình trạng lạc hậu về thông tin hiện nay của nước ta.

Xây dựng và phát triển các ngân hàng dữ liệu quốc gia về KH&CN, trước hết là thông tin liên quan tới các kết quả nghiên cứu được Nhà nước cấp kinh phí, các thông tin về sở hữu trí tuệ, số liệu điều tra cơ bản về tài nguyên thiên nhiên và tiềm lực KH&CN.

Đẩy mạnh việc phổ biến thông tin KH&CN tới người sử dụng, chú trọng thông tin phục vụ doanh nghiệp, phát triển nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

c) Tập trung xây dựng một số tổ chức khoa học và công nghệ và cơ sở hạ tầng đạt trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực cho một số hướng khoa học và công nghệ trọng điểm

Tập trung đầu tư xây dựng một số tổ chức KH&CN trong một số hướng khoa học và công nghệ trọng điểm, đảm bảo cho các cơ quan này có đầy đủ những trang thiết bị nghiên cứu, thực nghiệm, thông tin - tư liệu, đội ngũ cán bộ KH&CN đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Xây dựng một số phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia đạt trình độ tiên tiến của khu vực phục vụ các hướng KH&CN trọng điểm quốc gia.

Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng đạt trình độ tương hợp với khu vực và quốc tế.

Đẩy mạnh phát triển các tổ chức nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao, trong đó chú trọng đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đưa vào sử dụng 2 khu công nghệ cao ở Hoà Lạc và thành phố Hồ Chí Minh.

d) Huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính cho khoa học và công nghệ

Xây dựng cơ chế, chính sách đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho hoạt động KH&CN: khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ; thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, sử dụng vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) đầu tư cho phát triển KH&CN; khuyến thành lập quỹ phát triển KH&CN và quỹ đầu tư mạo hiểm có vốn ngoài ngân sách nhà nước; bảo đảm tốc độ tăng chi cho KH&CN từ ngân sách nhà nước hằng năm cao hơn tốc độ tăng chi ngân sách nhà nước.

Tập trung đầu tư cho các hướng KH&CN trọng điểm; dành vốn đầu tư thích đáng cho nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng trong các ngành khoa học; thực hiện đầu tư đồng bộ giữa xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật với đào tạo cán bộ KH&CN.

Xây dựng hệ thống tiêu chí và phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư cho KH&CN, đặc biệt là hiệu quả kinh tế - xã hội.

5.3. Xây dựng và phát triển thị trường khoa học và công nghệ

a) Đẩy mạnh đổi mới cơ chế và chính sách kinh tế - xã hội nhằm tạo nhu cầu ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống

Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước, từng bước hạn chế độc quyền của các Tổng công ty nhà nước; ban hành các chính sách về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, về giải thể và phá sản doanh nghiệp, hạn chế khoanh nợ, dãn nợ. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế và thúc đẩy việc ra nhập tổ chức thương mại quốc tế tạo sức ép thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm thực sự đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh và tính toán hiệu quả khi lựa chọn công nghệ, đổi mới sản phẩm.

Tăng cường hỗ trợ của Nhà nước đối với việc nâng cao năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, chú trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Phát triển thị trường vốn, đặc biệt là thị trường chứng khoán, hoàn thiện và mở rộng các công cụ của thị trường tài chính, như thuê mua tài chính, công ty tài chính, v.v... để các doanh nghiệp có thể tiếp cận các nguồn vốn đầu tư trung hạn và dài hạn phù hợp với chu kỳ đổi mới sản phẩm, đổi mới công nghệ.

Áp dụng cơ chế Nhà nước mua sản phẩm KH&CN từ những nghiên cứu không sử dụng ngân sách nhà nước để phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

b) Tạo lập môi trường pháp lý cho hoạt động của thị trường khoa học và công nghệ

Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động của thị trường KH&CN. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến và nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.

Thể chế hoá các giao dịch trong thị trường KH&CN nhằm đẩy mạnh thương mại hóa sản phẩm khoa học về công nghệ góp vốn bằng bản quyền đối với sản phẩm nghiên cứu hoặc các hình thức sở hữu trí tuệ khác; mua, bán sản phẩm KH&CN; giao dịch thương mại điện tử, v.v...

Ban hành các quy định về tiêu chuẩn, chất lượng, an toàn của sản phẩm KH&CN trước khi đưa vào ứng dụng thực tiễn. Hình thành các tổ chức quản lý thị trường KH&CN.

c) Phát triển các tổ chức trung gian, môi giới thị trường khoa học và công nghệ

Khuyến khích, hỗ trợ việc hình thành và phát triển các tổ chức tư vấn, môi giới, dịch vụ chuyển giao công nghệ, chợ thiết bị và công nghệ ở địa phương và ở quy mô cả nước.

5.4. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ

a) Đa dạng hoá đối tác và hình thức hợp tác quốc tế về KH&CN, lựa chọn đối tác chiến lược, gắn kết giữa hợp tác quốc tế về KH&CN với hợp tác quốc tế về kinh tế. Thể chế hoá việc quy định đưa nội dung KH&CN vào các dự án hợp tác quốc tế về kinh tế. Tranh thủ tối đa các kênh chuyển giao công nghệ hiện đại từ nước ngoài, đặc biệt là kênh đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hợp tác nghiên cứu KH&CN.

b) Ban hành chính sách thu hút chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài có trình độ cao đến Việt Nam tham gia nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn, đảm đương các chức vụ quản lý nghiên cứu KH&CN.

c) Tăng cường tối đa quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN trong hợp tác quốc tế: gửi cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài; mời chuyên gia nước ngoài hợp tác trong nghiên cứu, giảng dạy; thâm nhập thị trường quốc tế, mở rộng xuất khẩu sản phẩm hàng hoá từ triển khai các kết quả nghiên cứu vào sản xuất.

d) Xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế về KH&CN. Chiến lược này phải đưa ra những định hướng, mục tiêu, giải pháp nhằm nhanh chóng nâng cao năng lực hội nhập quốc tế, rút ngắn khoảng cách về KH&CN của nước ta với khu vực và thế giới; phục vụ đắc lực cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

6. Tổ chức thực hiện chiến lược

Giai đoạn đến 2005:

Trong giai đoạn này, cần khẩn trương triển khai thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau:

6.1. Đẩy mạnh đổi mới quản lý và tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ

a) Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về KH&CN theo hướng phân công, phân cấp, phù hợp với tiến trình cải cách hành chính.

b) Ban hành quy chế hoạt động và quản lý lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nhằm mở rộng dân chủ, phát huy tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận.

c) Xây dựng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức KH&CN của Nhà nước và chính sách hỗ trợ các tổ chức KH&CN trong quá trình chuyển đổi.

d) Xây dựng cơ chế liên kết giữa KH&CN với giáo dục - đào tạo;

đ) Đổi mới cơ chế chính sách tài chính cho hoạt động KH&CN, gồm:

- Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các tổ chức KH&CN.

- Đổi mới phương thức và chế độ chi tiêu tài chính cho các chương trình đề tài, dự án KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước theo hướng áp dụng cơ chế khoán chi trên cơ sở tăng cường đánh giá chất lượng sản phẩm đầu ra.

- Hoàn thiện các chính sách thuế, tín dụng khuyến khích các hoạt động sáng tạo KH&CN và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khoa học công nghệ.

- Xây dựng cơ chế, chính sách đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho hoạt động KH&CN (vốn của doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho phát triển KH&CN; các quỹ phát triển KH&CN).

6.2. Xây dựng và phát triển thị trường khoa học và công nghệ

a) Ban hành Nghị định sửa đổi về chuyển giao công nghệ, Nghị định sửa đổi quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp.

b) Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp hiện đại hoá, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế ở các tỉnh, thành phố trên cơ sở liên kết cơ quan quản lý KH&CN, tổ chức KH&CN và doanh nghiệp.

c) Phát triển chợ thiết bị và công nghệ ở địa phương và ở quy mô cả nước. Hình thành các tổ chức quản lý thị trường công nghệ.

d) Thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm hỗ trợ tổ chức, cá nhân ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp.

6.3. Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ

a) Xây dựng chiến lược và chính sách phát triển các lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, tự động hoá, cơ - điện tử, năng lượng nguyên tử, công nghệ vũ trụ).

b) Xây dựng quy hoạch mạng lưới các tổ chức KH&CN ở phạm vi quốc gia, phạm vi bộ ngành và địa phương.

c) Xây dựng đề án đổi mới Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia và Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, tập trung phát triển một số viện nghiên cứu KH&CN trọng điểm đạt trình độ trung bình tiên tiến khu vực vào năm 2010 để làm hạt nhân cho hệ thống KH&CN của đất nước.

d) Xây dựng quy hoạch phát triển các Khu công nghệ cao, ban hành chính sách khuyến khích đầu tư tại các khu Công nghệ cao. Tập trung đầu tư và đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng chung, xúc tiến đầu tư tại hai khu công nghệ cao (Hoà Lạc, thành phố Hồ Chí Minh).

đ) Tập trung đầu tư xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia.

e) Ban hành chính sách về đào tạo, bố trí, sử dụng, khen thưởng và đãi ngộ cán bộ KH&CN. Triển khai chương trình đào tạo cán bộ khoa học có trình độ cao ở những lĩnh vực KH&CN trọng điểm quốc gia.

g) Xây dựng hệ thống thống kê KH&CN.

6.4. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ

Xây dựng và triển khai chiến lược hội nhập quốc tế về KH&CN.

Giai đoạn từ 2006 đến 2010:

Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện đổi mới cơ chế quản lý KH&CN; đẩy mạnh phát triển thị trường KH&CN và thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ. Triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới các tổ chức KH&CN; đẩy mạnh thực hiện Chiến lược và chính sách phát triển công nghệ cao; hoàn thành xây dựng 3 - 5 trường đại học và 3 - 5 viện nghiên cứu đạt trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực; hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng có hiệu quả các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia; hoàn thành giai đoạn I hai khu công nghệ cao (Hoà Lạc và thành phố Hồ Chí Minh); xây dựng và phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp công nghệ cao nhằm đẩy nhanh quá trình CNH đất nước theo hướng hiện đại cho giai đoạn sau năm 2010. Đẩy mạnh thực hiện Chiến lược hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
No: 272/2003/QD-TTg
Hanoi, December 31, 2003
 
DECISION
RATIFYING THE STRATEGY FOR VIETNAM'S SCIENTIFIC AND TECHNOLOGICAL DEVELOPMENT TILL THE YEAR 2010
THE PRIME MINISTER
 
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 22, 2000 Law on Science and Technology;
At the proposal of the Minister of Science and Technology,
 
DECIDES:
 
Article 1.- To ratify the "strategy for Vietnam's scientific and technological development till the year 2010" promulgated together with this Decision.
Article 2.- Assignment of responsibilities to implement the strategy
1. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the concerned ministries, branches and People's Committees of the provinces and centrally-run cities in organizing the implementation of the strategy for Vietnam's scientific and technological development till the year 2010; working out and organizing the implementation of five-year and annual scientific and technological plans in line with the scientific and technological development strategy and the socio-economic development plans; guiding, inspecting, supervising and summing up the implementation thereof and periodically report thereon to the Prime Minister; organizing the preliminary review of the implementation of this strategy in early 2006 and the final review thereof in early 2011;
2. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Science and Technology in working out and implementing plans on training of scientific and technological human resource, suitable to the priority and key scientific and technological fields specified in the strategy for Vietnam's scientific and technological development till the year 2010; formulating and organizing the implementation of the mechanism for associating science and technology with education and training, as well as the mechanism for coordination between universities and research institutes in the professional teaching and scientific research;
3. The Ministry of Planning and Investment shall direct the ministries, the ministerial-level agencies, the Government-attached agencies and localities to incorporate the plans on scientific and technological development and training of the scientific and technological human resource in their periodical plans; assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Science and Technology in mobilizing financial aids at home and abroad for the scientific and technological development, ensuring the funding sources for investment in infrastructure construction, modern facilities and equipment, training of human resource for the priority and key scientific and technological fields;
4. The Ministry of Home Affairs shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Science and Technology, the concerned ministries and agencies in effecting the administrative reform in the scientific and technological management work; formulating policies and regimes applicable to scientific and technological personnel; formulating the autonomy and self-responsibility mechanism for applicable to scientific and technological organizations;
5. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Science and Technology in determining the annual budget expenditure for science and technology, ensuring the implementation of the strategy for the scientific and technological development till 2010; improving the financial regimes and policies and the financial management regime applicable to the scientific and technological sector for efficient use of financial sources invested in science and technology;
6. The ministries, the ministerial-level agencies and the Government-attached agencies shall, within the ambit of their respective functions and tasks, direct the implementation of the strategy for scientific and technological development till the year 2010 according to their competence; coordinate with the Ministry of Science and Technology and other ministries and agencies in organizing the performance of the scientific and technological development tasks throughout the country;
7. The People's Committees of the provinces and centrally-run cities shall be responsible for scientific and technological development in their respective localities according to their competence; work out and direct the implementation of five-year and annual scientific and technological plans in line with the Strategy for scientific and technological development till the year 2010 and the local socio-economic development plans in the same period.
Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.
Article 4.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies, the presidents of the People's Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.
 

 
PRIME MINISTER




Phan Van Khai
STRATEGY FOR VIETNAMS SCIENTIFIC AND TECHNOLOGICAL DEVELOPMENT TILL THE YEAR 2010
(Promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 272/2003/QD-TTg of December 31, 2003)
 
Our Party and State have affirmed that scientific and technological development, together with education and training development, constitutes a primary national policy, a cornerstone and driving force for stepping up the national industrialization and modernization. Though our country is still poor, over the recent period, with the due attention paid by the Party and the State, especially the endeavors and efforts of the contingent of scientific and technological cadres throughout the country, our scientific and technological potentials have been enhanced and science and technology have made marked contributions to the cause of socio-economic development and maintenance of national defense and security.
Nevertheless, our country's present scientific and technological level is generally still low as compared with the countries in the world and the region, the capability to create new technologies is still limited and unable to meet the requirements of the cause of national industrialization and industrialization. Our country's science and technology are in danger of lagging further behind in face of the trend of vigorous development of science and technology and knowledge-based economy in the world.
The biggest challenge to our country's socio-economic development at present is the poor growth quality, low efficiency and competitiveness of the economy, which lead to the danger of a prolonged situation of lagging behind the regional countries and make it difficult to attain the industrialization and industrialization objectives. This situation requires an important contribution by science and technology to the promotion of the national socio-economic development.
The idea of the strategy for our country's scientific and technological development till 2010 is to concentrate on building up our country's science and technology along the direction of modernization and integration, striving to attain the advanced intermediate level of the region by 2010, making science and technology really become a cornerstone and driving force for stepping up the national industrialization and modernization.
The strategy for scientific and technological development has the following principal tasks: To build our country's scientific and technological system into one with close correlation, strong motive force and full capability, which is managed under appropriate mechanism; to step up the international integration in science and technology; to make decisive contribution to raising the growth quality and competitiveness of the economy; and to effectively serve the objectives of the 2001-2010 socio-economic development strategy adopted by the IXth National Party Congress.
1. Actual state of Vietnam's science and technology
1.1. Achievements
a/ Scientific and technological potentials have been enhanced and developed
Thanks to the attention and investment by the Party and State, over the past decades, we have trained over 1.8 million cadres of university or college degree or higher level, of whom 30,000 are of postgraduate degree (over 14,000 doctors and 16,000 masters) and around 2 million technical workers, of whom around 34,000 have been working in the scientific and technological domain in the State sector. They have constituted an important human resource for our country's scientific and technological activities. Realities have shown that this contingent is capable of quickly absorbing and mastering modern knowledge and technologies in some branches and fields.
Recently, a network of scientific and technological organizations has been built with over 1,100 research and development organizations of all economic sectors, of which nearly 500 organizations are non-State ones; 197 universities and colleges, of which 30 are people-founded. Technical infrastructures of institutes, research centers, laboratories, scientific and technological information centers, libraries have been consolidated and upgraded. Some forms of good combination between scientific research and technological development and production and business have appeared.
Though the State budget is still modest, the ratio of budget allocations for science and technology, thanks to great efforts of the State, has reached 2% since 2000, marking an important landmark in the course of implementing the Party's and the State's investment policies for scientific and technological development.
b/ Science and technology have positively contributed to socio-economic development
Social sciences and humanities have made important contributions to comprehending and affirming the scientific and practical values of Marxism-Leninism and Ho Chi Minh Thoughts, and the path to socialism in Vietnam; provided scientific grounds in service of the formulation of lines, undertakings and policies of the Party and the State; contributed to the success of the cause of renewal in general and the renewal of economic thinking in particular.
The results of basic surveys and researches into natural conditions and resources have served the formation of scientific grounds for socio-economic development plans of the country.
Science and technology have made important contributions to the absorption, master, adaptation and efficient exploitation of imported technologies. As a result, the technological level in some production and service branches has been markedly raised, with many more highly competitive products turned out. Particularly in agriculture, science and technology have created many plant varieties and animal breeds of high quality and yield, thus contributing to the economic restructuring of rural areas and turning ours from a food-importing country into one of the biggest rice and coffee exporters in the world.
The key research programs on information technology, biological technology, materials technology, automation, and mechine-tool manufacturing technology have contributed to enhancing the internal strength in a number of advanced technologies, raising productivity, quality and efficiency of many economic sectors.
Over the past years, science and technology have contributed to training and raising the qualifications of the human resource, caring for people's health, protecting the environment, preserving the identity and promoting the fine cultural traditions of our nation.
c/ The scientific and technological management mechanism has been step by step renewed
The system of State management over science and technology organized from the central to local levels, has stepped up the scientific and technological development, contributing to the achievement of the socio-economic development objectives of branches and localities.
In implementation of the Science and Technology Law, the scientific and technological programs, subjects and projects have been attached more closely to the socio-economic development tasks. The mechanism for selecting organizations and individuals to assume the prime responsibility for scientific and technological tasks has initially been effected according to the democratic and public principles.
Operations of scientific and technological organizations have been expanded from the research-development to production and scientific and technological services. The autonomous right of organizations and individuals in scientific and technological activities has initially been enhanced. The autonomous right of scientific and technological organizations in international cooperation has been broadened.
Capital mobilized for science and technology from such sources as contracts with production-business sector, bank credit, international aids and other sources has markedly increased thanks to the policy on diversification of capital sources for investment in science and technology. The allocation of funding sources to scientists has been further improved along the direction of reducing intermediaries.
The assignment and decentralization of State management over science and technology have been step by step improved through clear definition of the functions, tasks and responsibilities of the ministries, ministerial-level agencies and People's Committees of the provinces and centrally-run cities.
d/ The scientific and technological knowledge and application capability of the people has been increasingly heightened.
Thanks to the attention paid by Party organizations and administrations of all levels, active operation of scientific and technological organizations, agricultural-forestry-fishery promotion organizations and the wide dissemination and popularization of science and technology's effects on production and life, the knowledge and capability to absorb and apply scientific and technological knowledge of the people have been noticeably improved. Scientific and technological activities have been further socialized throughout the country.
1.2. Weaknesses and major causes
a/ Weaknesses:
Though certain achievements have been recorded, our country's science and technology still see numerous weaknesses and fall relatively far behind the world and the region, thus failing to play the role as a cornerstone and driving force for the socio-economic development.
The scientific and technological capability is still weak:
- The contingent of scientific and technological cadres still lacks really prominent ones and engineers-in-chief, especially young scientific and technological cadres with high qualifications. The structures of scientific and technological cadres by branches, lines and territories still see numerous irrationalities.
- The society's investment in science and technology is still too low, especially investment from enterprises. Facilities and equipment of research institutes and universities are insufficient, incomplete and obsolete as compared with the advanced production establishments in the same field.
- The educational and training system still fails to meet the demand of training of a high quality scientific and technological human resource, especially for advanced scientific and technological fields; fails to meet the requirements of scientific and technological development as well as the cause of national industrialization and modernization.
- The system of scientific and technological services, including scientific and technological information, consultations on technology transfer, intellectual property, standardization- metrology-quality control, is still weak in material base and capacity to provide services meeting the requirements of the regional and international integration.
- The organic linkage among the scientific and technological research, education-training and production-business does not exist; the close cooperation among research and development institutions, universities and enterprises is still absent.
- There exists a large gap of scientific and technological potentials and results of scientific and technological activities between our country and the other countries in the region and the world: The ratio of scientific and technological researchers to the population and the per capita ratio of investment in scientific research remain low; the number of research and development results up to the international standards remains small.
Panoramically, our country's scientific and technological capabilities remain weak, thus failing to answer in time numerous practical questions of the renewal, and failing to meet the requirements of the socio-economic development.
The technological level of many production branches is still low and obsolete:
Let alone the advanced technologies newly invested in some branches and fields, such as post and telecommunications, petroleum, consumer electronic appliances, electric generation and cement, the technological level of most of our country's manufacturing industries is obsolete by two or three generations as compared with regional countries. This situation has limited the competitiveness of enterprises and our economy in the context of international and regional economic integration.
The scientific and technological management mechanism is slow to be renewed and remains heavily administrative:
- The management of scientific and technological activities has still focused mainly on input elements, without due attention paid to the management of quality of output products and practical application of research results. The scientific and technological tasks have not yet been closely linked to the socio-economic development demands. The evaluation and pre-acceptance test of research results do not conform to international standards.
- The mechanism of managing scientific and technological organizations is unsuitable to the peculiar nature of creative labor and socialist-oriented market economic mechanism. The scientific and technological organizations have not yet been given full autonomy in planning, finance, human resource and international cooperation in order to promote their dynamism and creativity.
- The management of scientific and technological cadres as public servants is no longer suitable to scientific and technological activities, thus limiting the circulation and renewal of cadres. There still lacks a mechanism to guarantee that scientific and technological cadres can freely express their opinions, promote their creativity and take self-responsibility before law. No effective policies have been adopted to create motive forces for scientific and technological cadres and to attract and employ talented persons, many irrationalities have been seen in the salary regime, thus failing to encourage scientific and technological cadres to totally devote their hearts and minds to the scientific and technological cause.
- The financial management mechanism in scientific and technological activities has failed to create favorable conditions for scientists and failed to mobilize many capital sources outside the State budget; the mechanism of financial autonomy of scientific and technological organizations has not gone hand in hand with the autonomy in personnel management, thus limiting the efficiency.
- The science and technology market has been underdeveloped. The activities of selling and purchasing technologies and circulating scientific and technological research results have been restricted due to the lack of intermediary and brokerage organizations as well as necessary legal regulations thereon, and especially an effective system of intellectual property right protection.
In brief, the State management over science and technology has not yet been renewed to keep pace with the requirements of the market economy.
b/ Major causes:
The Party's and the State's lines and policies on scientific and technological development have not been adequately grasped and slow to be materialized:
- The viewpoint that science and technology constitute a cornerstone and motive force for the national development has been affirmed in the Party's resolutions but not yet, in fact, adequately grasped and implemented by localities in practical socio-economic development.
- Many undertakings and policies of the Party and the State on scientific and technological development have been slow to be institutionalized into legal documents; the organization and direction of the implementation thereof remain irresolute, thus yielding limited results.
The capacity of advisory and scientific and technological management agencies is still weak:
- The mechanism of planning, centralization and State subsidy deeply rooted in the mind and habit of not a few scientific and technological cadres as well as managers has caused an inertia to be hardly overcome in the new mechanism, failing to meet the requirements of scientific and technological management renewal in the socialist-oriented market economy as well as the context of globalization and international integration.
- The State's responsibility toward scientific and technological activities requiring the State's investment such as: key and priority scientific and technological fields; study of development strategies and policies; basic research; public-utility research, etc., has not yet been clarified; there still lack mechanisms and policies suitable to scientific and technological activities where the market mechanism should and can be applied, such as: technological research, application and development, scientific and technological services.
- The State management over the administrative sector and non-business sector in the scientific and technological system has not yet been distinctly separated, thus making the management over scientific and technological institutions heavily administrative.
- Practical experiences have been slow to be reviewed for purpose of propagating advanced models of linking scientific and technological research with education-training and production as well as business.
Investment in scientific and technological development has been still modest:
- Investment in building the scientific and technological potentials for a long period has not yet been paid due attention, and investment has not been concentrated on key and priority fields, thus leading to obsolete scientific and technological infrastructure and low investment efficiency.
- There still lacks the planning on training of a contingent of high-level scientific cadres in the priority scientific and technological fields, especially elite scientific and technological cadres and "engineers-in-chief."
The economic management mechanism has failed to create a favorable environment for scientific and technological development:
The existing economic management mechanism still maintains the State's indirect subsidy and enterprises' monopoly in many production and business fields, thus fostering the idea of relying on the State among the State enterprises, which therefore pay no attention to the application of results of scientific and technological research and technological renewal. There still lack effective mechanisms and policies to associate science and technology with production-business and encourage enterprises to apply the scientific and technological research results. The underdeveloped financial and monetary system has also failed to create conditions for enterprises to mobilize by themselves capital sources for investment in science and technology.
2. Context, opportunities and challenges for Vietnam's scientific and technological development
2.1. International context:
a/ The scientific and technological development trend:
The scientific and technological revolution in the world continues to develop more and more rapidly, and can make breakthrough achievements, which are hard to be forecasted and may exert enormous impacts on all aspects of social life of the human race.
Thanks to the great scientific and technological achievements, especially in information-communications technology, biological technology, materials technology, etc., the human society is in the process of shifting from the industrial civilization to the information era, from a natural resource-based economy to a knowledge-based economy, thus opening up new opportunities for developing countries to shorten their industrialization and modernization process.
Science and technology are becoming a direct and foremost productive force. Each nation's strength depends largely on its scientific and technological capability. Advantages in natural resources and low labor cost become increasingly less important. The role of human resource having professional qualifications and creative capability is becoming more and more decisive in the context of economic globalization.
The duration for application of research results and the life of technologies are shortened. Competitive edge is in hand of enterprises which are able to use new technologies to create new products and services, thus meeting diversified and constantly changing demands of customers. With their huge financial, scientific and technological potentials, the transnational and multinational corporations are holding and controlling the market of modern technologies.
To adapt themselves to the aforesaid circumstance, the developed countries have been adjusting their economic structures along the direction of rapidly increasing industries and services with high-technological contents and environmently-friendly technologies; stepping up the transfer of technologies consuming large volumes of energy and fuels and polluting the environment to developing countries. Many developing countries have prioritized the training of high-level scientific and technological human resources and increased investment in technological research and renewal, especially some selective high technologies; consolidating the information-communication infrastructure with a view to creating the competitive edge and narrowing the development gap.
b/ Globalization and international integration trend:
The economic globalization and international integration trend is being accelerated. This constitutes a process of cooperation for development and at the same time a struggle among countries to protect their national interests.
To survive and develop in an environment of fiercer and fiercer competitions, the requirements of raising labor productivity, constantly renovating, and raising the quality of, products, renewing technologies and reforming organizational and managerial modes have become more and more urgent. Particularly, in the context of economic globalization, the great achievements of the information-communications technology, the popularization of the Internet, as well as development of e-commerce, e-business, e-bank and e-government, etc., are creating new competitive edges for countries and each enterprise.
For the developing countries, if they fail to take initiative in preparing human resource, consolidating information-communications infrastructure, adjusting legal regulations, etc., the danger of lagging further behind and becoming disadvantaged in international exchange relations is unavoidable.
2.2. Domestic context
After more than 15 years of renewal, our country has recorded important economic achievements, which serve as a foundation for a new period of development: the economy has enjoyed high and continuous growth rates; the political and social situation has been stable; democratization and socialization have been more and more broadened; the people's life has been noticeably improved; the international cooperation relations have been bettered.
The IXth Party Congress continued affirming the path of renewal along the direction of stepping up industrialization and modernization, with a view to making ours basically an industrialized country by the year 2020; taking initiative in international economic integration and pledging to implement agreements within the framework of AFTA and the Vietnam-US Trade Agreement, and actively preparing for the accession to WTO; intensifying the reform of the State-run economic sector, developing the collective economic sector, encouraging people-run business, vigorously supporting the small- and medium-sized enterprises; stepping up the administrative reforms, etc.
The 2001-2010 socio-economic development strategy of our country already set the following overall development targets: To bring our country out of the state of underdevelopment, markedly improve the people's material and spiritual life and lay foundations for making ours basically an industrialized country along the direction of modernization by the year 2020; to ensure that the human resources, scientific and technological capacities, infrastructures, and economic, defense and security potentials be enhanced; the institutions of a socialist-oriented market economy be basically established; and the status of our country on the international arena be heightened.
In that context, science and technology are tasked to supply in time scientific grounds for important decisions and policies of the Party and the State; practically contribute to raising the efficiency and competitiveness of the economy, thus achieving the objectives of the strategy for socio-economic development till 2010.
2.3. Opportunities and challenges
a/ Opportunities:
The Party and the State have always attached importance to the cause of scientific and technological development, and the IXth Party Congress continued affirming that the scientific and technological development, together with education and training, development, constitutes a prime national policy, a cornerstone and driving force for the national industrialization and modernization.
In the context of economic globalization, with the line of multilateralization and diversification of international relations, our country has a favorable opportunity to absorb scientific and technological knowledge, resources and advanced organizational and managerial experiences of foreign countries in order to quickly enhance the national scientific and technological capability, thus satisfying the socio-economic development demand.
Making full use of achievements recorded in the modern scientific and technological revolution, our country may get direct access to modern technologies so as to shorten the industrialization and modernization process and narrow the economic development gap with the advanced countries. With a great intellectual potential, if having a correct strategy for human resource development, our country may promptly embark on some fields of the knowledge-based economy.
The national renewal process has created new premises for our country's scientific and technological development in the coming period. Our country's economy with high and continuous growth rates over the past time constitutes a favorable condition for increasing investment in science and technology, and concurrently stepping up the technological renewal and application of scientific and technological achievements to the economy, especially under the pressure of competition in the context of international and regional integration.
b/ Challenges:
In the context of dynamic and unpredictable development of science and technology as well as economy of the modern world, the capability to seize opportunities and take advantage of external resources depends largely on the country's scientific and technological level and capacity. The biggest challenge to our country's scientific and technological development at present is to quickly raise the scientific and technological capability for a shortened industrialization and modernization process when our country remains poor, investment capital is still modest, economic and scientific and technological development level is still much lower than many countries in the world and the region.
In the development trend of the knowledge-based economy, the advantages on natural resources and low labor cost have gradually given way to the advantages on human resources with high professional qualifications and creativity. Our country, if failing to restructure the existing branches and occupations and raise the professional skill of labor force, will be unable to compete with regional countries in attracting investment and advanced technologies from overseas.
In the process of international integration in economy and science and technology, our country is confronted with difficulties in transformation and building of new economic, commercial, financial, banking, intellectual property institutions in conformity with international practices. This situation, if not soon overcome, will impede the successful regional and international integration.
Facing the above-said opportunities and challenges, unless breakthrough policies on reform of economic institutions and scientific and technological management mechanism are adopted and forceful solutions are taken to enhance the national scientific and technological capability, the danger of further and further lagging behind economically, scientifically and technologically and the situation of prolonged dependence on imported technologies are unavoidable.
3. Viewpoints on and objectives of the scientific and technological development till the year 2010
3.1. The scientific and technological development viewpoints
The leading viewpoints on scientific and technological development have been clearly stated in official documents of the Party and the State, such as: the Resolution of the second plenum of the Communist Party of Vietnam Central Committee (the VIIIth Congress), the Science and Technology Law, the documents of the IXth Party Congress, and conclusions of the sixth plenum of the Party Central Committee (the IXth Congress). These viewpoints should be concretized and developed to suit the new domestic and international contexts in the period from now till 2010.
a/ Scientific and technological development constitutes a primary national policy, serves as a cornerstone and driving force for the accelerated national industrialization and modernization
To quickly promote the role of science and technology as a cornerstone and driving force for the accelerated national industrialization and modernization, the State should adopt policies to pay special attention to the scientific and technological development: regarding the investment in science and technology as development investment; prioritizing investment in construction of technical infrastructure and development of human resource; creating strong material and spiritual motivation for individuals engaged in scientific and technological activities, preferably employing and honoring talented people.
b/ Socio-economic development is based on science and technology, and scientific and technological development is oriented to socio-economic objectives and consolidation of defense and security
The important policies, decisions, programs and projects on socio-economic development must be based on scientific and technological studies; the scientific and technological tasks must be directed to efficiently achieving socio-economic objectives. All branches and levels should step up the research into and wide application of scientific and technological achievements to socio-economic, defense and security activities, from the formulation of development strategies, determination of policies, elaboration of plannings and plans to the organization of implementation thereof.
c/ To ensure the affixture between science-technology and education-training; between science and technology; between social sciences and humanities, natural sciences and technical sciences
The affixture between science-technology and education-training must first of all be effected right in universities, research and development institutions; and the same time, a mechanism of combining incentive with administrative measures must be worked out in order to create cooperation and coordination among such institutions. The affixture between social sciences and humanities, natural sciences and technical sciences and between science and technology shall be effected on the basis of inter-branch researches aimed to solve general socio-economic problems and sustainably develop the country.
d/ To boost the absorption of the world's scientific and technological achievements and at the same time, to bring into full play the internal scientific and technological capacity, and raise the efficiency of the use of the national scientific and technological potentials
In the context of profounder and wider globalization and international integration, the international cooperation in science and technology should be stepped up to tap the opportunities which may be brought about by the globalization. In the present conditions of our country, we should regard the import of technologies from developed countries as the main source to promptly meet the development demands of the economic-technical branches; and concurrently raise the internal scientific and technological capacity to efficiently absorb the world's modern scientific and technological achievements. To reform the management mechanism in order to exploit to the utmost the country's existing scientific and technological capacity, and concurrently to get access to and quickly and efficiently apply the world's scientific and technological achievements.
e/ To concentrate the State's investment on the key and priority fields, and at the same time promote the socialization of scientific and technological activities
The State concentrates its investment on key projects; synchronously combines investment in the construction of infrastructures and technical facilities and equipment with investment in the training of scientific and technological human resource, definitely completes projects to bring about as soon as possible investment efficiency. This viewpoint must be thoroughly grasped right in the process of elaborating five-year and annual scientific and technological development plans on the basis of the key scientific and technological orientations set forth in the scientific and technological development strategy. The State encourages domestic and foreign organizations and individuals of all economic sectors to participate in research, application and investment in development of science and technology.
3.2. Scientific and technological development objectives till the year 2010
The strategy for scientific and technological development till the year 2010 focuses on achieving three major groups of objectives.
a/ To ensure the supply of scientific grounds for the shortened industrialization process, sustainable development along the socialist orientation and successful integration into the world economy
Sciences and technologies, especially social sciences and humanities, shall focus on researching into and building theoretical and practical bases for the shortened industrialization process and formulating the institution of socialist-oriented market economy; to build scientific grounds for the formulation of guidelines, policies, plannings and plans on socio-economic development, solutions to sustainable development and successful integration into the regional and world economies; to answer in time other theoretical and practical questions of the daily life.
b/ To contribute a decisive part to raising quality of economic growth and competitiveness of commodity products, and ensuring national defense and security
By 2010, science and technology must contribute a decisive part to the creation of marked improvement in productivity, quality and efficiency of a number of important economic branches.
To step up the research into, and wide application of, advanced techniques to agriculture, forestry, fishery and farm produce-processing industry and foodstuffs, with a view to efficiently bringing into full play the tropical biological resources, increasing added value and competitiveness of export farm produce to be equal to those of the regional countries with developed agriculture, contributing to the rural economic restructuring, creating more jobs and markedly improving the people's life and countryside's face throughout the country by 2010.
To support small- and medium-sized enterprises, cottage industry and handicraft sector in renewing technologies, raising quality and competitiveness of products, thus satisfying the domestic consumption demand and expanding export.
To enhance the capacity to absorb, master, adapt to and innovate modern imported technologies in a number of services and infrastructures (finance, banking, post, telecommunications, communications, transport, aviation, etc.) in order to ensure the international compatibility and successful integration into the regional and world economies.
To build and focally develop a number of high-tech industries; to develop industries of information- communications technology and biological technology into economic branches with high growth rates, thus better meeting the domestic demands and increasing the export value.
c/ To build and develop the scientific and technological capacity up to the average advanced level of the region
To develop the scientific and technological potentials up to the average advanced level of the region:
- To ensure that the growth rate of the State budget investment in science and technology must be higher than the growth rate of State budget expenditure, and at the same time to step up the diversification of non-State budget sources for investment in science and technology. To strive to increase the entire society's total investment in science and technology to 1% of the GDP by 2005 and 1.5% of the GDP by 2010.
- To develop the scientific and technological human resource of high quality and with the structure of professional qualifications suitable to priority scientific and technological directions, the socio-economic development demands and rationally distributed to territorial regions. To strive to develop and raise the quality of the contingent of scientific and technological cadres to the advanced average level of the regional countries by 2010.
- To establish a number of research and development institutions and universities at the advanced average level in the region in some key technologies and some sciences in which Vietnam has advantages.
- To complete the phase-I construction of two high-tech parks in Hoa Lac and Ho Chi Minh city; to put into use and efficient exploitation of the already approved key national laboratories; to upgrade the technical infrastructure of a number of organizations providing important scientific and technological services such as scientific and technological information, standardization - metrology- quality control.
- To form a network of scientific and technological organizations fully capable for international integration, and closely linked with education-training, production-business.
To formulate an advanced and internationally compatible mechanism of scientific and technological management:
To substantially reform the scientific and technological management mechanism along the direction of being compatible with the market mechanism, particular nature of scientific and technological activities and international integration; create a motive force for promoting creativity of the scientific and technological cadres' contingent; and raise the efficiency of scientific and technological activities.
To elevate the scientific and technological capacity:
By the year 2010, our country's science and technology shall be fully capable of absorbing, mastering and efficiently using modern technologies imported from foreign countries; researching into and applying a number of modern technologies, especially information technology, biological technology, advanced material technology, automation technology and electro-mechanical technology; reaching the world level in some scientific fields in which Vietnam has advantages.
4. Key tasks of the scientific and technological development till the year 2010
4.1. Key researching tasks in social sciences and humanities
a/ Theoretically and practically researching into Vietnam's development path
To continue researching and clearly defining the path to socialism suitable to the Vietnamese conditions, people and society and adaptable to current changes in the international context.
To research into theoretical and practical bases for the shortened industrialization process; and solutions to step up the industrialization and modernization and sustainable national development.
b/ Researching into economic, political, legal, cultural, social, defense and securities matters
To research into the nature of the socialist-oriented market economy; the question of renewal and synchronous establishment of the socialist-oriented market economy institution in Vietnam. To supply scientific grounds for the socio-economic development strategy of the whole country as well as key branches and localities. To propose solutions to raise the competitiveness of the economy and capability to join international financial-monetary institutions.
To research into the reform of the political system, suggest solutions to realize and promote democracy, consolidate the role of the ruling Party, reform the State's administrative apparatus. To build the socialist law-governed state. To study ownership relations and private economy practiced by Party members. To study the change of social structure and management of social development in Vietnam under the conditions of the socialist-oriented market economy.
To build and perfect the legal system, create a favorable legal corridor for the formulation and synchronous development of the socialist-oriented market economy institution and the international economic integration. To study our country's defense and security issues in 10 years to come in service of the cause of construction and defense of the fatherland.
To comprehensively and systematically research into the historical development and physiognomy of the Vietnamese culture, new cultural values of Vietnam, and build an advanced Vietnamese culture deeply imbued with the national identity.
c/ Researching into the development of Vietnamese
To conduct basic research into human being and human resource in its capacity as a social entity, with a high educational level, profoundly endowed with the national humanism and fine cultural values, able to absorb the quintessence of mankind's culture and civilization and satisfy higher and higher requirements of the national industrialization and modernization.
d/ Studying and forecasting the development trends of the world
To research into nature, characteristics and contents of the contemporary scientific and technological revolution and the development of the knowledge-based economy in the XXIst century, attaching special importance to the social aspect and impact of this revolution on the development process in Vietnam.
To research into and forecast the major development trends of the world and the region in the first decades of the XXIst century as well as multi-faceted impacts of the globalization. To forecast evolutions and major development trends in the region and the world, making the fullest use of opportunities, and advantages, preclude and minimize disadvantages and risks, and concentrate all resources for the cause of construction and defense of the fatherland.
To continue conducting research into the contemporary capitalism in the context of globalization, the political, economic, social, cultural and military impacts of the contemporary capitalism, new entities in international relations which directly affect Vietnam's development strategy, in order to clearly identify Vietnam's position, role, steps and policy of integration into global and regional institutions.
4.2. Key researching tasks in natural sciences
The State pays attention to the development of basic research in natural sciences, especially application-oriented basic research. In the period from now to 2010, basic researches in natural sciences must be conducted, focusing on the following principal directions:
a/ Application-oriented basic research aims to support the process of selecting, absorbing, adapting and innovating advanced technologies imported from foreign countries into Vietnam and proceeds to create peculiar technologies of Vietnam, especially in fields of information technology, biological technology, advanced material technology, automation technology, electro-mechanical technology.
b/ To research into and clarify the use value of our country's natural resources, serving as basis for elaboration of plans on, and selection of technologies for efficient exploitation thereof. To attach importance to research into potentials in bio-diversity and precious natural resources which are in danger of exhaustion due to over-exploitation and environmental degradation.
c/ To research into the nature and laws of the nature as well as their impacts on our country's socio-economic life, paying attention to climatic and natural elements in ecological regions in service of forecast and prevention of natural calamities (storm, flood, forest fire, land slide, land crack, riverbank and coastal erosion, estuary and lagoon soil alluvium, drought, etc.).
d/ To research into basic issues about the East Sea in service of the forecast of marine resources, the construction of marine projects and general exploitation of marine resources, sustainable development of marine economy, national defense and security.
e/ To develop a number of theoretical research fields in which Vietnam has advantages, such as mathematics, theoretical physics, etc.
4.3. Key technological directions in service of the socio-economic development
In the period from now till the year 2010, our country should concentrate on selectively developing a number of key technologies, including: advanced technologies which greatly impact the modernization of techno-economic branches and the assurance of defense and security; create conditions for the formation and development of a number of new branches and trades, thus raising the competitiveness of the economy; develop technologies which can bring into full play our country's advantages in tropical agricultural resources and enormous labor force in the countryside, turning out export products and creating income-generating jobs for all population strata.
a/ Information-communications technology
To concentrate on researching into and developing:
- New technologies in communications: Bandwidth services, switching systems, high-capacity optical transmission systems, access technologies, mobile communication systems, new-generation Internet, satellite communication technology, network management technology, digital radio and television broadcasting technology.
- Software technology: Database, content technology, multi-media technology, geographical and graphical information system; development of software in network environment; solutions for "management of resources of organizations"; open-source software; software production process; procedures for evaluating, testing and raising quality of software; designing and building of applied information technology systems.
- To research into artificial intelligence, attaching importance to particular issues of Vietnam: Identification of Vietnamese script, imaging and identification of Vietnamese language; knowledge-based technology; expert system; automatic translation.
- To conduct application-oriented basic research in a number of selective fields: mathematics of informatics; some selective inter-branch directions such as nano-technology and new-generation electronic components, which serve as basis for development of application of nano-informatics.
To step up the application of information - communications technology in all economic, social, life, defense and security domains:
- In the State management from the central to grassroots levels, to attach importance to building information systems and databases in service of the State management activities, establishment of an e-Government.
- In techno-economic domains which require early compatibility with the international and regional levels, such as: post, banking, finance, tourism, commerce, particularly e-commerce, energy, communication and transport, defense, security, etc., to execute projects on computerization and provision of information-communications technology services in enterprises. To apply information-communications technology in the rural areas.
- To popularize knowledge about and apply information-communications technology in the education and training from senior secondary schools to universities; to apply information-communications technology to scientific research, activities of investigating, exploring, surveying natural resources and monitoring environmental changes, domains of healthcare, culture and tourism.
To develop information-communications infrastructure and to build information-communications technology industry:
To develop infrastructure for information-communications technology industry which are modern and internationally compatible. To build content industry, information-communications technology service industry and software industry in service of the domestic market and export; and at the same time to make full use of possibilities of technology transfer, joint venture or association for selective development of establishments assembling and/or manufacturing modern informatic components and equipment to regain the domestic hardware market share and for export. To turn the information-communications technology industry into an industry with high growth rate and big export turnover.
b/ Biological technology
To build and develop base technologies of biological technology up to the advanced level in the region, including:
- Genetic technology (ADN recombination).
- Industry-oriented microbiological technology.
- Enzyme-protein technology in service of development of food and pharmaceutical industries.
- Cell technology (plants and animals) in service of selection and creation of new strains in agriculture, forestry and aquaculture and development of cell therapy in health care.
To develop biological technology in the national economy branches:
- Biological technology in agriculture (agriculture-forestry-fishery): To develop enterprises engaged in breeding disease-free plants and animals, production of high-quality seeds; to apply biological technology techniques to the creation of high-quality plant varieties and animal breeds which can compete in the domestic and overseas markets, focusing on food crops, vegetables and fruit trees, forestry plants, domestic animals and aquatic animals; to develop the industrial production of bio-products for protection of plants and domestic animals on medium and small scale.
- Biological technology in processing: To serve the production of goods for domestic consumption and export.
- Biological technology in medicine and pharmacy: To ensure the sufficient supply of products for prophylactic medicine (vaccines, antibiotics, diagnostic bio-products), control of food safety and hygiene.
- Biological technology in environmental protection: To control, treat and assess the environment, concentrating on industrial zones, craft villages and agricultural product-processing farms; to treat solid waste matters, waste water, waste gas and overcome oil spills; and to protect the bio-diversity.
To build and develop Vietnam's biological industry:
- To encourage all economic sectors to build and develop biological technology enterprises producing products in service of economic branches, for consumption and export.
- The State invests in building of a number of key biological industries such as: the industry for producing plant and animal varieties; the industry producing pharmaceuticals (vaccines, antibiotics, diagnostic bio-products); the industry producing bio-products for plant and animal protection; the food-processing industry; the industry for processing products from petroleum.
c/ Advanced materials technology
To concentrate on researching, developing and efficiently applying the following technological directions:
- Metal material technology: From the domestic natural resources, to research and select appropriate metallurgical technologies such as: electric furnace, blast furnace-closed convey furnace, non-coke technology for production of high-quality alloy steel, alloys with combined properties for use in mechanical engineering, construction, communication and transport, chemicals, oil and gas industries, and defense; to research and select technology producing aluminum alloys for use in machinery manufacture and defense; technology for producing metal-based composites for use in electric, electronic and medical-biological techniques.
- Polymer and composite materials technology: To research and apply technologies for producing elastic thermal and solid thermal composite materials enforced with glass fiber, basalt fiber and carbon fiber in service of communications and transport, agriculture, aquaculture and defense; composite polymers for use in electric and electronic techniques under harsh environmental conditions; biologically decayed polymers and polymers for treating environmental pollution.
- Electronic and photonic materials technology: To research and apply technologies for producing photo-electronic and photonic materials and components in service of telecommunications and automation; to produce high-grade magnetic materials in conglomerate form, amorphous membranes and nanotechnology used in mining industry, electric, electronic and automation industries; to produce sensitive materials and components for use in measurement and automation.
- Medical-biological materials technology: To research into technologies for producing a number of materials for medical use to substitute some parts of human body: biological polymers, carbon composites, physiology-regulating materials, growth-regulating materials, porous carbon materials, bioxitan materials.
- Nano technology: To research and apply technology for producing polymer-based and metal-based nano composites for use in the techno-economic branches; nano-structured catalysts for use in the field of oil and gas and environmental treatment. To conduct application-oriented basic research in some nanotechnology directions of high applicability in Vietnam.
d/ Automation and electro-mechanical technologies
To research into and apply automation and electro-mechanical technologies in order to raise quality and efficiency of the production, and contribute to raising competitiveness of enterprises and the economy:
- To apply computer-aided designing and manufacturing (CAD/CAM) technologies to a number of production branches in service of export such as: textile, garment, leather footwear and mechanical engineering (in the key fields of complete equipment, prime movers, machine tools, mechanical engineering in service of agriculture - forestry - fishery and processing industry; construction mechanical engineering; ship building; electric-electronic equipment; automobile - transport mechanical engineering).
- To design and build software, assemble and maintain operation of data control, supervision, collection and processing systems (SCADA).
- To apply the comprehensively integrated automation technology to raise the efficiency of the whole production process of enterprises.
- To apply and popularize the computer numerical control (CNC) technology to machinery systems in the field of processing and manufacturing machine tools in service of domestic production demands and export.
- To widely apply the measurement and information processing automation technology in service of production branches, weather and natural disaster forecast, environmental protection.
- To research into, apply and develop robotic techniques (especially smart robots and parallel robots), which are applied first of all to production processes unsafe for people, in hazardous environment, in some hi-tech industrial production chains and in service of defense and security.
- To research into and manufacture a number of electro-mechanical products, especially in some key mechanical fields (machine tools, prime movers, eletric-electronic equipment, automobile mechanical engineering and controllable measuring devices).
- To apply and develop technologies for designing and manufacturing electro-mechanical control systems (including both hardware and software), especially immersion control systems; to give priority to development of applied software and designing solutions. To develop simulating techniques, especially virtual modeling technology for optimizing hi-tech products, for application to robots, ship building, precision machines, wind-powered equipment, etc.
- To conduct initial research into some new and prospective electro-mechanical directions, such as micro-electro-mechanical system (MEMS) and nano-electro-mechanical system (NEMS).
e/ Atomic energy and new types of energy
To develop nuclear power: To research and select technologies for projects on nuclear electric power plants, absorb and master imported technologies for operation of such plants with safety and high economic efficiency.
To research and widely apply nuclear, radiation and radioactive isotope techniques to national economic branches, healthcare, geology, hydrology and environment; to ensure the safety of nuclear radiation in the research, development and use of atomic energy; to manage radioactive waste.
To step up research, development and application of new types of energy in service of deep-lying and remote regions and islands, such as: solar energy, wind energy, biological energy, etc.
e/ Aerospace technology
To research and develop aerospace technology: To research, absorb and master technology and launch small satellites for global observation, ground receiving stations in service of demands for scientific research, socio-economic development, defense and security. To build up Vietnam's aerospace science and technology capable of designing and manufacturing small satellites, designing and manufacturing ground receiving stations by 2010; to develop some aerospace equipment of commercial value; to master missile technologies and techniques.
To apply aerospace technology: To research and receive the transfer of telereconnaissance technology and global positioning technology in service of scientific research, basic survey of natural conditions and natural resources; environmental supervision; land and territorial region planning; forecast and control of natural disasters; aquaculture and catching of marine products; positioning of communications and transport means; defense and security, etc.
f/ Mechanical engineering and machine manufacturing technologies
To research and apply advanced technologies in the mechanical engineering - machine manufacturing industry; to develop the mechanical engineering - machine manufacturing industry capable of supplying equipment and machines to satisfy domestic demands and proceed to export:
- Cast-making technology: To apply self-hardening raw mold casting technology with the standardization of molding materials and precise casting technology with the reinforcement of mechanization and automation processes, investment in melting and working equipment and equipment for quick analysis and examination; cast mold forging, cast-making rolling, squeezing, post-agglomeration compressing and casting technologies; automatic or semi-automatic electric arc welding technology and a number of modern welding technologies such as plasma welding, electronic beam welding, etc.
- Mechanical processing technology: Together with the upgrading and modernization of the existing equipment and machines, it is necessary to widely apply CAD/CAM/CNC technologies at the processing centers in order to raise quality of products and changeability of product models; to combine electronic mechanical engineering in service of designing automation and processes of control, examination and measurement.
- Surface-treating technology: To invest in processes of heat treatment, vanishing, plating, coating injection, continuous hardening filtration to increase surface durability up to the advanced level.
- Technology for manufacturing special-type equipment and spare parts: To manufacture large steel structures and work structures.
- Machine manufacturing technology in service of agricultural mechanization, food and foodstuffs preservation and processing.
g/ Technologies for preserving and processing farm produce and foodstuffs
To concentrate on researching and applying technologies to raise the added value and competitiveness of farm produce and foodstuffs:
- Preliminary processing technology: To step up the research into and application of technologies in preliminary processing, sorting, cleaning, packing with appropriate packing materials and smart membranes in order to turn out agricultural products of high, stable and homogenous quality in service of export and domestic demands. To concentrate on supplying small- and medium-sized technologies to meet the on-spot preliminary processing demands of households and household groups, in order to supply good-quality raw materials for concentrated processing establishments.
- Preserving technology: To attach importance to popularizing the technology for drying paddy and cash crops after harvest. To absorb and popularize cold preservation technology and food safety technology to preserve vegetables, flower, fresh fruits, aquatic products and husbandry products in service of domestic consumption and export. To research and use biological preservatives and preservatives of natural origin to gradually substitute for chemical preservatives of high toxicity.
- Processing technology: To utilize all possibilities to get access to appropriate advanced processing technologies in order to diversify products, raise quality and competitiveness thereof on the domestic and overseas markets. Particularly, importance must be attached to upgrading and modernization of processing technologies for a number of our country's products with competitive edge and export prospects, such as: rice, aquatic products, coffee, tea, cashew nut, rubber, meat and dairy products, vegetables, fruits, fruit juices, vegetable oil, etc.
- To modernize the system for controlling quality of farm produce and foodstuffs processed with technologies compatible with the international and regional standards, in order to satisfy the requirements on quality of export goods and protect the domestic consumers' interests.
The above-said technologies may be upgraded by the following modes:
- Regarding technological chains which are relatively complicated or beyond the domestic manufacturing capability, the selection, reception and mastering of technologies imported from foreign countries must be well performed.
- Regarding technologies, which are not too complicated and for which there exist great domestic demands, the domestic resources must be rallied to concentrate on completing all processes from research to development to create at reasonable costs technologies which are stable and able to be proliferated and multiplied in reality.
5. Solutions to scientific and technological development
To contribute to achieving the objectives of scientific and technological development till the year 2010, we should concentrate on synchronously applying the following major solutions: 1) Reform of the scientific and technological management mechanism; 2) Development of scientific and technological potentials; 3) Building and development of the science and technology market; 4) Promotion of international integration in science and technology. Of which, the reform of the scientific and technological management mechanism to tap all scientific and technological creativity potentials and efficiently use the existing scientific and technological capability constitutes a solution of breakthrough significance.
5.1. Reform of the scientific and technological management mechanism
To reform the existing scientific and technological management mechanism along the direction of formulating a new management mechanism compatible with the socialist-oriented market mechanism, particular nature of scientific and technological activities and requirements of active international integration; to separate the management in the administrative sector and the non-business sector in the science and technology system in order to adopt management mechanism appropriate to each sector; to enhance the autonomy and sense of self-responsibility of organizations and individuals engaged in scientific and technological activities.
a/ The State management over science and technology
To continue improving the system of State management over science and technology along the direction of correctly performing the State management function, avoiding overlapping with non-business activities and being compatible with the administrative reform process; to enhance the coordination direction and regulation by the Government on the basis of decentralization and clear definition of responsibilities for the State management over science and technology of the ministries, provinces and centrally-run cities.
The State concentrates on formulation of key science and technology orientations, developing scientific and technological human resource and building the national scientific and technological infrastructure; and at the same time formulates mechanisms and policies to encourage domestic and foreign organizations and individuals of all economic sectors to invest in development and participate in scientific and technological activities.
To raise operation quality and efficiency of the National Council for Scientific and Technological Policies in the preparation of the Government's decisions on strategy, plans, mechanisms, policies for national scientific and technological development.
To enhance the role of the socio-professional organizations and socio-political organizations, especially Vietnam Union of Scientific and Technical Associations, in giving consultations and critics on and conducting social assessment of policies, programs and projects on socio-economic as well as scientific and technological development.
To increase the effectiveness of the work of State inspection of science and technology.
b/ Organization and performance of scientific and technological tasks
The organization and performance of scientific and technological tasks must aim to achieve to the utmost the objectives of economic, social, scientific and technological development of the country, branches, localities and grassroots units.
To effect the responsibility assignment and decentralization in the organization and performance of scientific and technological tasks:
- The Government decides on key scientific and technological development orientations which shall service as basis for the determination of State-level scientific and technological tasks of national importance, inter-branch and long-term nature and in service of the socio-economic development, defense and security and enhancement of the national scientific and technological capability. The Prime Minister shall personally direct the elaboration and performance of State-level scientific and technological tasks and integration thereof with socio-economic programs. The Ministry of Science and Technology helps the Government determine and organize the performance of these scientific and technological tasks.
- The ministries and branches decide on the scientific and technological tasks in direct service of their respective development objectives which do not coincide with the State-level scientific and technological tasks. The scientific and technological management agencies under the ministries and branches help the ministers and the heads of the ministerial-level agencies determine and organize the performance of scientific and technological tasks of such ministries and branches.
- The localities decide on scientific and technological tasks largely of application nature and in direct service of their respective development objectives. The local scientific and technological management agencies help the People's Committee presidents determine and organize the performance of local scientific and technological tasks.
- The scientific and technological organizations, enterprises and social organizations of all economic sectors can determine their respective scientific and technological tasks by themselves, depending on practical demands and the national socio-economic and scientific and technological development objectives and plans.
To reform the mechanism of organization and performance of scientific and technological tasks:
- The mechanism of organization and performance of scientific and technological tasks must be open for participation by scientists, entrepreneurs and social organizations, ensuring democracy, competition, objectivity, publicity and equality in the selection of organizations and individuals to perform the scientific and technological tasks; to substantially renew the work of scientific and technological assessment based on quality and efficiency criteria, ensuring its compatibility with international standards, aiming to quickly apply research results to production and life.
- For researches into technological application and development, the mechanism of alignment among State management agencies, scientific and technological organizations and enterprises in the whole process from the determination of scientific and technological tasks, organization of performance, to the appraisal and practical application of research results.
- To combine the mode of selection in a competitive, public and democratic manner with the mode of direct assignment of tasks based on the clear and rational selection criteria in order to ensure the selection of right organizations and individuals fully capable of performing the scientific and technological tasks at all levels, branches and localities.
- To enhance the management of results of scientific and technological activities in order to raise the science quality and quick application of research results in reality.
c/ The mechanism of management of scientific and technological organizations
To reform the mechanism of management of scientific and technological organizations on the basis of separating the management in the administrative sector and the non-business sector in the scientific and technological system.
To promulgate the mechanism of autonomy and self-responsibility applicable to the State-run scientific and technological organizations:
- The State vests the autonomy and self-responsibility rights to scientific and technological organizations suitable to particularity of each type of scientific and technological activities, aiming to promote to the utmost the autonomy and creativity of such organizations.
- The autonomy and self-responsibility rights of the State-run scientific and technological organizations must be effected in the elaboration and implementation of plans on scientific and technological activities, financial, property and personnel management, and international cooperation.
Basing itself on the particularity of each type of scientific and technological activities, the State adopts appropriate mechanisms and policies:
- Scientific and technological organizations shall principally conduct basic researches, study grounds in service of the formulation of policies and strategies, research into key scientific and technological fields and public-utility fields, and be assigned scientific and technological tasks according to their operation functions, and be allocated operation funding by the State.
- Scientific and technological organizations which research, apply and develop technologies turning out products to meet the market demands shall shift to one of the following organizational forms: Scientific and technological organizations operating according to the self-financing mechanism, enterprises, science and technology enterprises. The State shall only allocate funding to these organizations according to the mechanism of placing goods orders being scientific and technological tasks;
To prescribe the regime of periodical self-assessment and external assessment of the State-run scientific and technological organizations according to criteria compatible with international standards, in order to raise the investment efficiency. Research and technology transfer results (number of articles published in international scientific journals, number of invention and utility solution patents) and application thereof have gradually become the most important criteria for the scientific and technological organizations and scientists to receive the States financial aids.
To promulgate policies to encourage and support scientific and technological organizations to transform themselves into the following forms:
- Those shifting to operate under the self-financing mechanism shall enjoy the State's supports in salary funds and apparatus operations for five years after transformation decisions are issued;
- Those transformed into enterprises operating under the Enterprise Law shall be assigned by the State the right to use all their property and enjoy the preferential policies like newly established enterprises;
- Those transformed into scientific and technological enterprises shall, besides regimes and policies applicable to the above-said enterprises, enjoy the enterprise income tax preferences provided for by law.
The State shall adopt the policy on supports for the transfer of scientific and technological cadres, public servants and employees who are waiting for employment, job transfer, retraining, removal from office, etc.
To build a mechanism for linking science and technology with education and training:
- To enhance the researching function of universities: To prescribe researching tasks of university lecturers; to increase investment in researching activities in universities.
- To link the research - development organizations with the universities: To prescribe the lecturing tasks of researchers of research - development organizations; to elaborate regulations on joint use of laboratories and equipment in service of research and lecturing; to establish various kinds of organizations linking training with research such as academies and other forms of cooperation.
- To consider the transfer of a number of basic research institutes under the two national scientific centers to universities.
d/ The financial management mechanism applicable to science and technology
- To apply the mechanism of financial autonomy to State-run scientific and technological organizations suitable to each type of scientific and technological activities, such as: basic research, research into grounds in service of the formulation of policies and strategies, research into key scientific and technological fields and public-utility fields, technological research, application and development.
- To improve the financial regime in the performance of scientific and technological tasks: To research and apply the mechanism of allocation of package funds for execution of scientific and technological subjects and projects; to improve the procedures for financial liquidation and settlement along the direction of simplification with close management of output products.
- To formulate financial mechanisms and policies applicable to scientific and technological activities of enterprises, especially scientific and technological enterprises.
5.2. Development of scientific and technological capability
a/ Development of scientific and technological human resource
To raise the awareness of the role and position of the contingent of scientific and technological cadres:
- To make all levels and branches thoroughly grasp the viewpoint that the contingent of scientific and technological intellectuals constitutes a national treasure and a resource decisively contributing to the success of national industrialization and modernization. This contingent consists of scientific and technological cadres in the research - development organizations and universities, cadres participating in scientific and technological activities in enterprises, State management agencies, the political, social or professional organizations.
- The branches and levels should make investment in and create favorable conditions for this contingent to promote to the utmost its creativity in national industrialization and modernization.
To reform the mechanism of management of scientific and technological human resource in order to tap potentials, promote the sense of initiative and creativity of the contingent of scientific and technological cadres:
- To gradually shift scientific and technological cadres from the State payroll regime to the labor contract regime, create conditions for the transfer of cadres, and form the labor market in scientific and technological activities.
- To effect the autonomy and self-responsibility rights to personnel management by scientific and technological organizations in deciding on recruitment, training, arrangement, employment, appointment, dismissal, demotion, job resignation, salary grading, commendation and other preferential regimes for officials and employees.
To formulate policies to create strong material and spiritual motive forces for individuals engaged in scientific and technological activities, well treat and honor scientific and technological talents:
- To promote patriotism, socialist ideal, science ambitions and passions, and spirit of research cooperation among the contingent of scientific and technological cadres.
- To effect the mechanism for healthy competition, gradually eliminate the egalitarian distribution regime, and implement the regime of preferential treatment commensurate to devotions of scientists and technologists; To set no limit to incomes of scientific and technological cadres, and give personal income tax exemption or reduction for scientific and technological activities. To effectively protect the intellectual property rights in order to encourage the creativity and wide application of research results.
- To promulgate the policy on commendation and rewards for individuals recording scientific and technological achievements of high scientific and practical value; the policy to encourage scientific and technological cadres to work in geographical areas with difficult or exceptionally difficult socio-economic conditions; the policy to employ scientific and technological cadres who reach the retirement age but have professional qualifications and good health and are wholeheartedly devoted to their jobs.
To reform the policy on training of scientific and technological cadres:
- To step up the selection and sending of pupils, students and scientific and technological cadres to countries with advanced scientific and technological levels for comprehensive training in some national key scientific and technological fields for the immediate future. To promote close coordination between training establishments and agencies employing scientific and technological cadres.
- To attach importance to the training and fostering of talents, scholars, engineers-in-chief, head engineers, skilled technicians; to build up strong scientific and technical collectives capable of solving important scientific and technological problems arising from production, life, defense and security.
- To adjust the training structure along the direction of intensifying the training of technical workers (especially highly skilled workers) for branches calling for foreign investment and key socio-economic branches.
- To mobilize to the utmost and support all economic sectors, especially the private economic sector and the foreign-invested sector, to directly participate in the training of scientific and technological human resource.
- To give priority to the use of financial sources from the international cooperation or aids, including official development assistance, for the training of scientific and technological human resource, particularly in the scientific and technological fields.
- To encourage the opening of international or regional universities or technological research institutes in Vietnam. To attract foreign prestigious research institutes and universities to cooperate with Vietnamese ones or open their branches or organize scientific and technological human resource training programs in Vietnam.
b/ Development of the national system of scientific and technological information
The State intensifies investment in, upgrading and modernization of, the existing scientific and technological information centers, builds and develops the national scientific and technological information system connected with the international one; to efficiently exploit the scientific and technological information sources at home and abroad, and overcome our country's current situation of information backwardness.
To build and develop the national scientific and technological databanks, first of all for information related to State-funded research results, information on intellectual property and basic survey figures on natural resources and scientific and technological potentials.
To step up the dissemination of scientific and technological information to users, attaching importance to information in service of enterprises, development of rural, deep-lying and remote areas.
c/ Concentration on building a number of scientific and technological organizations and infrastructures up to the advanced average level in the region for some key scientific and technological directions
To concentrate on investment in building a number of scientific and technological organizations in some key scientific and technological directions, ensuring that these agencies have sufficient research and experimental facilities and equipment, information and documents, and contingents of scientific and technological cadres up to the advanced level in the region.
To build a number of national key laboratories up to the advanced level of the region in service of the national key scientific and technological directions.
To build the system of standardization, metrology and quality control up to the level compatible with the regional and international levels.
To step up the development of organizations researching and applying high technologies, attaching importance to the acceleration of tempo of construction and putting into use of two hi-tech parks in Hoa Lac and Ho Chi Minh city.
d/ Mobilization and raising of use efficiency of financial sources for science and technology
To formulate mechanisms and policies to diversify the investment capital sources for scientific and technological activities: To encourage enterprises to invest in technological renewal; to attract foreign investment capital sources, use official development assistance capital for investment in scientific and technological development; to encourage the setting up of the scientific and technological development fund and the venture investment fund with non-State budget capital; to ensure that the annual growth rate of State budget expenditures for science and technology is higher than the growth rate of State budget expenditures.
To concentrate investment in the key scientific and technological directions; set aside adequate investment capital for the application-oriented basic research in sciences; and make investment in the construction of material-technical foundations in harmony with investment in the training of scientific and technological cadres.
To build the system of criteria and methods for evaluating efficiency of investment in science and technology, particularly the socio-economic efficiency.
5.3. Building and development of the science and technology market
a/ Stepping up the reform of mechanisms and socio-economic policies to create demands for application of scientific and technological achievements to production and life
To create an environment for fair competition, step up the reform of State enterprises, and step by step limit the monopoly of the State corporations; to promulgate policies on competition and control of monopoly, dissolution and bankruptcy of enterprises, restriction of debt freezing and rescheduling. To take initiative in international economic integration, fulfill the international commitments and accelerate the accession to the World Trade Organization, thus imposing a pressure on enterprises to pay attention to their production and business efficiency, and compute efficiency to be achieved upon the selection of technologies and renewal of products.
To intensify the State's supports for the raising of enterprises' capacity to renew technologies, paying special attention to medium- and small-sized enterprises.
To develop the capital market, particularly the securities market, improve and expand the financial market's instruments, such as financial hire-purchase, financial companies, etc., so that enterprises can get access to medium- and long-term investment capital sources suitable to the cycles of product renewal or technological renewal.
To apply the mechanism whereby the State purchases scientific and technological products turned out from researches not funded with the State budget to serve the socio-economic development demands.
b/ Creating a legal environment for the operation of the science and technology market
To perfect legal grounds for operation of the science and technology market. To step up the propagation, education, dissemination and elevation of implementation effect of the legislation on intellectual property and technology transfer.
To institutionalize transactions in the science and technology market in order to promote the commercialization of scientific and technological products, capital contribution with copyright over research products or other intellectual property forms; purchase and sale of scientific and technological products; e-commerce transactions, etc.
To promulgate regulations on standards, quality and safety of scientific and technological products before being applied in reality. To form organizations managing the science and technology market.
c/ Development of intermediary or brokerage organizations in the science and technology market
To encourage and support the establishment and development of organizations providing consultancy, brokerage or services of technology transfer, and local and national equipment and technology markets.
5.4. Acceleration of the international integration in science and technology
a/ To diversify partners and forms of international cooperation in science and technology, select strategic partners and combine the international cooperation in science and technology with the international cooperation in economy. To institutionalize the incorporation of scientific and technological contents in the projects on international cooperation in economy. To get the full access to channels for transfer of modern technologies from foreign countries, especially the foreign direct investment channel and cooperation in scientific and technological research.
b/ To promulgate the policies on attracting overseas Vietnamese and foreign experts with high qualifications to participate in research, lecturing, consultancy and assuming the scientific and technological research management posts in Vietnam.
c/ To enhance to the utmost the autonomy and self-responsibility rights of scientific and technological organizations in international cooperation: To send cadres to foreign countries for training; to invite foreign experts to cooperate with ours in research and lecturing; to penetrate into the international market and expand the export of commodity products turned out from the application of research results to production.
d/ To elaborate the strategy for international integration in science and technology. That strategy must set forth orientations, objectives and solutions to quickly raise the international integration capability and narrow the scientific and technological gap between our country and the region as well as the world; and effectively serve the process of international economic integration.
6. Organization of implementation of the Strategy
In the period from now to 2005:
In this period, the following pivotal tasks must be expeditiously performed:
6.1. Stepping up the reform of management and operation of scientific and technological organizations
a/ To improve the functions, tasks and organization of the apparatus of State management over science and technology along the direction of responsibility assignment and decentralization in compatibility with the administrative reform process.
b/ To promulgate the regulation on activities and management of social sciences and humanities in order to broaden democracy and bring into play the creative potentials in scientific research and theoretical studies.
c/ To formulate the autonomy and self-responsibility mechanism applicable to State-run scientific and technological organizations and policies on support for scientific and technological organizations in their transformation.
d/ To formulate the mechanism of linkage between science-technology and education-training;
e/ To reform the financial mechanisms and policies for scientific and technological activities, including:
- Improving the financial autonomy mechanism applicable to scientific and technological organizations.
- Renewing the modes and regimes of financial expenditures for scientific and technological programs, subjects and projects funded with the State budget along the direction of application of the mechanism of package expenditures on the basis of evaluation of quality of output products.
- Improving the tax and credit policies to encourage scientific and technological creativity and technological renewal activities of enterprises, especially the scientific and technological enterprises.
- Formulating mechanisms and policies to diversify capital sources for investment in scientific and technological activities (capital invested by enterprises in technological renewal; foreign direct investment capital, official development assistance (ODA) capital for scientific and technological development; scientific and technological development funds).
6.2. Building and developing the science and technology market
a/ To promulgate the amended Decree on technology transfer and the amended Decree detailing the industrial property.
b/ To draw up and materialize the program on support for enterprises to modernize and renew technologies, raise the competitiveness and economic integration capability in the provinces and centrally-run cities on the basis of aligning scientific and technological management agencies, scientific and technological organizations and enterprises.
c/ To develop the local and national equipment and technology markets. To form the organizations managing the technology market.
d/ To set up the venture investment fund to support organizations and individuals to nurse the creation of technologies and enterprises.
6.3. Developing the scientific and technological potentiality
a/ To formulate the strategy and policies on development of Vietnam's high technologies (information technology, biological technology, materials technology, automation, electro-mechanics, atomic energy and aerospace technology).
b/ To elaborate the planning on national, branch and local networks of scientific and technological organizations.
c/ To work out scheme on renovation of the National Center for Natural Sciences and Technologies and the National Center for Social Sciences and Humanities, concentrate on the development of a number of key scientific and technological research institutes attaining the advanced intermediate level of the region by the year 2010 to act as the core of the national scientific and technological system.
d/ To elaborate the planning on development of hi-tech parks, promulgate policies on promotion of investment in hi-tech parks. To concentrate on investment and acceleration of tempo of construction of general infrastructures and investment promotion in two hi-tech parks (in Hoa Lac and Ho Chi Minh city).
e/ To concentrate investment in building of national key laboratories.
f/ To promulgate the policies on training, arrangement, employment, commendation and preferential treatment of scientific and technological cadres. To organize the implementation of the program on training of scientific cadres with high qualifications in the national key scientific and technological fields.
g/ To build the system of scientific and technological statistics.
6.4. Boosting the international scientific and technological integration
To formulate and implement the strategy for international scientific and technological integration.
In the 2006-2010 period:

To continue improving and effecting the reform of scientific and technological management mechanism; step up the development of the science and technology market and commercialization of scientific and technological products. To implement the planning on the network of scientific and technological organizations; step up the implementation of the Strategy and policy on development of high technologies; build 3 to 5 universities and 3 to 5 research institutes up to the advanced average level of the region; complete and put to efficient use the national key laboratories; complete the first phase of construction of two high-tech parks (in Hoa Lac and Ho Chi Minh city); build and develop in a selective manner a number of hi-tech industries in order to accelerate the national industrialization along the modernity direction for the period after the year 2010. To step up the implementation of the strategy for international integration in science and technology.-

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 272/2003/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất