Quyết định 14/2007/QĐ-BBCVT của Bộ Bưu chính, Viễn thông về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghệ thông tin và truyền thông vùng kinh tế trọng điểm phía nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 14/2007/QĐ-BBCVT

Quyết định 14/2007/QĐ-BBCVT của Bộ Bưu chính, Viễn thông về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghệ thông tin và truyền thông vùng kinh tế trọng điểm phía nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Bộ Bưu chính Viễn thông
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:14/2007/QĐ-BBCVT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Đỗ Trung Tá
Ngày ban hành:15/06/2007
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG SỐ 14/2007/QĐ-BBCVT
NGÀY 15 THÁNG 6 NĂM 2007 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

 

Căn cứ Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông ngày 25 tháng 5 năm 2002;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 90/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễn thông;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Thực hiện ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 116/TB-VPCP ngày 22 tháng 5 năm 2007 của Văn phòng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin và truyền thông 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc, Trung, Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin và truyền thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” với những nội dung chủ yếu sau đây:

 

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

 

1. Quan điểm phát triển

a. Phát triển viễn thông và công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần đưa vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại lớn nhất của đất nước và khu vực Đông Nam Á, là địa bàn cầu nối để hội nhập, hợp tác kinh tế có hiệu quả với các nước trong khu vực. Đẩy mạnh phát triển viễn thông và công nghệ thông tin tại Thành phố Hồ Chí Minh làm hạt nhân lan tỏa và phát triển của toàn vùng KTTĐ phía Nam và động lực thúc đẩy, hỗ trợ các tỉnh khu vực phía Nam.

b. Viễn thông là ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng, được phát triển đi trước một bước và phát triển toàn diện về mạng lưới, công nghệ và dịch vụ, bảo đảm an toàn mạng lưới, kết nối liên vùng và cả nước, phục vụ tốt hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất và của toàn xã hội, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa và phát triển bền vững, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội cho toàn vùng, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, phục vụ hiệu quả và kịp thời cho công tác an ninh, quốc phòng trong mọi tình huống.

c. Ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ thông tin làm tiền đề hỗ trợ các ngành công nghiệp khác phát triển. Đi thẳng vào công nghệ hiện đại, phát huy lợi thuế về tiềm năng lao động, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để khai thác nguồn vốn và công nghệ mới. Đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghiệp phần cứng.

d. Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa và an ninh, quốc phòng, đặc biệt tập trung ưu tiên phát triển chính phủ điện tử, thương mại điện tử. Ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương thức quản lý, quy trình điều hành, trợ giúp đắc lực cho hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền địa phương, tiến tới xây dựng “tỉnh, thành phố điện tử”. Từng bước cung cấp thông tin qua mạng phục vụ người dân, doanh nghiệp, thu hút đầu tư, giúp cho người dân và doanh nghiệp làm việc với các cơ quan Nhà nước nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm và hiệu quả hơn.

2. Mục tiêu và định hướng phát triển

a. Phát triển viễn thông

- Mục tiêu đến năm 2010

Xây dựng cơ sở hạ tầng mạng viễn thông hiện đại, dung lượng và tốc độ lớn, độ tin cậy cao. Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một trung tâm dịch vụ viễn thông chất lượng cao, tầm cỡ quốc tế. Phát triển các dịch vụ viễn thông phục vụ phát triển kinh tế biển, công nghiệp dầu khí, đánh bắt hải sản xa bờ, phục vụ hàng hải, quản lý an toàn cứu nạn. Duy trì tốc độ tăng trưởng toàn vùng cao hơn so với bình quân cả nước, đạt từ 20 - 30%. Đẩy mạnh việc mở rộng vùng phủ sóng thông tin di động tại các vùng nông thôn. Phổ cập dịch vụ điện thoại và Internet đến thôn vào năm 2010. Đến năm 2010 mật độ điện thoại toàn vùng đạt 70 - 76 máy/100 dân (điện thoại cố định: 22 - 24 máy và điện thoại di động: 48 - 52 máy); tỷ lệ dân số sử dụng Internet là 45% - 50%. 100% số huyện và hầu hết các xã được cung cấp dịch vụ Internet băng rộng (Chỉ tiêu phát triển viễn thông đến năm 2010 của các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương vùng KTTĐ phía Nam tại Phụ lục 1).

- Định hướng phát triển đến năm 2020

Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông tiên tiến, hiện đại, hoạt động hiệu quả, an toàn và tin cậy, có độ bao phủ rộng khắp. Phát triển mạnh mạng thế hệ sau (NGN) nhằm cung cấp đa dịch vụ trên một hạ tầng thống nhất. Đẩy mạnh phát triển mạng truy cập băng rộng để bảo đảm phát triển các ứng dụng trên mạng như: Chính phủ điện tử, thương mại điện tử, đào tạo, khám chữa bệnh từ xa và các ứng dụng khác. Các mạng viễn thông di động phát triển tiến tới hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 (3G) và các thế hệ tiếp sau. Phát triển các dịch vụ phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ phát thanh, truyền hình, công nghệ thông tin và viễn thông, đáp ứng kịp thời nhu cầu trao đổi thông tin của toàn xã hội. Đến năm 2020, mức độ sử dụng các dịch vụ viễn thông đạt mức của các nước công nghiệp phát triển. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ viễn thông tại nông thôn ngang bằng với thành thị.

b. Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin

- Mục tiêu đến năm 2010

Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin tại vùng KTTĐ phía Nam trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển bền vững, tăng trưởng cao, ổn định, định hướng vào xuất khẩu. Tập trung phát triển mạnh công nghiệp công nghệ thông tin, tại Thành phố Hồ Chí Minh; đưa Thành phố Hồ Chí Minh từng bước trở thành một trung tâm công nghiệp công nghệ thông tin ở khu vực Đông Nam Á. Công nghiệp công nghệ thông tin có tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 23% - 24%/năm. Đến năm 2010, tổng trị giá sản xuất công nghiệp công nghệ thông tin đạt 3,4 - 3,7 tỷ USD, chiếm khoảng 10% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng.

- Định hướng phát triển đến năm 2020

Phấn đấu trước năm 2015 công nghiệp công nghệ thông tin trở thành một ngành kinh tế chủ lực, tăng trưởng cao, làm nền tảng cho sự phát triển chung và là hạt nhân thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của vùng và các vùng lân cận. Đến năm 2020 giá trị sản xuất của công nghiệp công nghệ thông tin chiếm khoảng 20% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn vùng. Vùng KTTĐ phía Nam trở thành một trung tâm về sản xuất linh kiện điện tử và sản xuất phần mềm ở khu vực Đông Nam Á. Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một trung tâm công nghiệp công nghệ thông tin mạnh ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử và phần mềm.

c. Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin

- Mục tiêu đến năm 2010

Trong các cơ quan Nhà nước, hệ thống chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin thông suốt, kịp thời làm công cụ hữu ích cho cải cách hành chính. Tin học hóa các hoạt động nghiệp vụ trong các cơ quan Nhà nước. Xây dựng và sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng thông tin, trang thông tin điện tử phục vụ việc trao đổi, cung cấp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan và tổ chức, cá nhân. Phấn đấu 100% cán bộ, công chức sử dụng thư điện tử và khai thác thông tin trong công việc.

Hình thành và thúc đẩy phát triển giao dịch điện tử và thương mại điện tử cùng với việc đi vào hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ kỹ số. Trang thông tin điện tử của các tỉnh, thành phố phải cung cấp và cập nhật đầy đủ thông tin về chính sách, pháp luật, thủ tục hành chính, quy trình làm việc, các dự án đầu tư, đấu thầu và mua sắm công, các hoạt động trên môi trường mạng của các cơ quan, các thông tin thu hút đầu tư qua mạng. Người dân và các doanh nghiệp có thể truy nhập và sử dụng thông tin một cách nhanh chóng, dễ dàng. Một số dịch vụ khai báo, đăng ký, cấp phép được thực hiện trực tuyến.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, 60% doanh nghiệp thực hiện báo cáo thống kê, khai báo thuế, đăng ký và được cấp phép kinh doanh, nhận chứng chỉ qua mạng; Trên 50% doanh nghiệp khai báo, đăng ký và thực hiện các thủ tục hải quan qua mạng. Khoảng 60% các doanh nghiệp lớn nắm vững kỹ năng kinh doanh trên mạng và tiến hành các giao dịch điện tử, 70% các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhận thức được lợi ích của thương mại điện tử và có những ứng dụng nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Định hướng phát triển đến năm 2020

Vào năm 2015, hoàn thành xây dựng các công trình lớn về kết cấu hạ tầng thông tin để gắn kết vùng KTTĐ phía Nam với các vùng lân cận, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây nguyên. Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho các hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông. Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông trong mọi lĩnh vực, khai thác có hiệu quả thông tin và tri thức trong tất cả các ngành. Xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử, Chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử, giao dịch điện tử.

 

II. NỘI DUNG QUY HOẠCH

 

1. Phát triển viễn thông

Phát triển mạng chuyển mạch trong vùng, đặc biệt là khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, các thành phố, thị xã, các khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao, khu dịch vụ kỹ thuật, khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, các cảng, các khu đô thị vệ tinh xung quanh các thành phố lớn, các đô thị mới.

Xây dựng mạng truyền dẫn đón đầu sự phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao, khu dịch vụ kỹ thuật, sân bay, bến cảng, các khu đô thị mới, các điểm du lịch. Tăng dung lượng truyền dẫn để phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của các dịch vụ băng rộng. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các tuyến cáp quang biển. Thực hiện cáp quang hóa toàn vùng với công nghệ hiện đại. Sử dụng các công nghệ truyền dẫn tiên tiến đối với mạng truyền dẫn liên tỉnh, mạng truyền dẫn nội tỉnh, nội hạt. Xây dựng mạng theo cấu trúc mạch vòng để bảo đảm an toàn thông tin. Tập trung ưu tiên các tuyến: tuyến theo đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây - Đà Lạt; theo đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Vũng Tàu; theo đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ; theo đường cao tốc Bến Lức - Nhơn Trạch - Long Thành; theo quốc lộ 22; Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài; theo quốc lộ 50: Thành phố Hồ Chí Minh - Gò Công - Mỹ Tho; Theo quốc lộ N1, N2: Chơn Thành - Trảng Bàng - Mộc Hóa - Cao Lãnh. Khai thác, sử dụng vệ tinh VINASAT để bảo đảm thông tin liên lạc tới vùng xa, hải đảo. Phát triển mạng ngoại vi theo hướng nâng cao chất lượng, hiện đại hóa. Đến năm 2010 hoàn thành ngầm hóa mạng nội hạt tại các thành phố, thị xã.

Phát triển thông tin di động theo hướng tăng dung lượng, nâng cao chất lượng phủ sóng, mở rộng vùng phủ sóng đến tất cả các xã bám theo quốc lộ, tỉnh lộ và huyện lộ. Phát triển mạnh cung cấp dịch vụ Internet băng rộng. Đẩy mạnh phổ cập Internet đến tẩt cả các thôn trong vùng, đưa Internet băng rộng về các điểm Bưu điện văn hóa xã.

Phát triển và hiện đại hóa hệ thống thông tin duyên hải. Trang bị bổ sung và hiện đại hóa các đài thông tin duyên hải, trong đó bao gồm cả hai đài thông tin duyên hải Thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu. Đẩy mạnh triển khai phủ sóng các mạng di động mặt đất công cộng trên biển. Xây dựng mạng thông tin chuyên dùng phục vụ công tác quản lý, điều hành trên biển.

Phát triển thị trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông và Internet cùng hợp tác và phát triển. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và kinh doanh cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet, đặc biệt trong lĩnh vực bán lại dịch vụ và cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng.

2. Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin

Phát triển vùng KTTĐ phía Nam từng bước trở thành một trung tâm về công nghiệp phần cứng của khu vực Đông Nam Á với các sản phẩm chủ yếu là máy vi tính, thiết bị điện tử công nghiệp, điện tử viễn thông, điện tử gia dụng, thiết bị nghe nhìn, linh kiện, phụ kiện, bản mạch, chíp điện tử, vật liệu điện tử. Chuyển mạnh từ lắp ráp sang tự thiết kế chế tạo một số sản phẩm thương hiệu Việt Nam (máy tính, thiết bị điện tử công nghiệp, điện tử viễn thông, thiết bị nghe nhìn). Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và nhiều giá trị gia tăng. Phấn đấu tăng tỷ trọng sản phẩm điện tử chuyên dụng lên 50% tổng sản lượng sản phẩm điện tử, đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu. Phát triển công nghiệp phụ trợ, sản xuất linh kiện, vật liệu điện tử.

Tập trung phát triển sản xuất sản phẩm công nghệ cao, có hàm lượng tri thức, đòi hỏi ít nhân công lao động (sản xuất vật liệu bán dẫn, các loại chíp điện tử) tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn khác như Biên Hòa, Vũng Tàu. Xây dựng từ 3 tới 5 doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao trong khu vực Đông Nam Á. Phát triển các khu công nghiệp liên hiệp sản xuất các sản phẩm phần cứng và điện tử tại Đồng Nai và Bình Dương. Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp phần cứng vào các khu công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Trên cơ sở khai thác lợi thế đất đai và nguồn lao động địa phương, chuẩn bị các điều kiện thuận lợi, kêu gọi đầu tư xây dựng các nhà máy lắp ráp, sản xuất các thiết bị phần cứng và điện tử hoàn chỉnh với quy mô lớn, công nghệ hiện đại tại các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang trong giai đoạn sau 2010.

Phát triển công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung là hướng ưu tiên quan trọng trên cơ sở tận dụng lợi thế về nguồn nhân lực và các quan hệ hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh, thành phố trong vùng với người Việt Nam ở nước ngoài. Tập trung phát triển vùng KTTĐ phía Nam, mà hạt nhân là Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một trung tâm về sản xuất phần mềm, dịch vụ công nghệ thông tin ở khu vực Đông Nam Á. Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp phần mềm tại Công viên phần mềm Quang Trung, khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, công viên phần mềm Sài Gòn và các khu công nghệ cao khác. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tốt để thu hút các dự án phát triển phần mềm hướng xuất khẩu. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin trình độ cao để đáp ứng nhu cầu phát triển của công nghiệp công nghệ thông tin nói chung và công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung nói riêng. Nghiên cứu xây dựng trung tâm  khoa học và chuyển giao công nghệ về công nghệ thông tin và trung tâm đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin trình độ cao cho cả vùng.

3. Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin

a. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý Nhà nước

Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, chú trọng xây dựng mạng dùng riêng của Chính phủ. Tiếp tục xây dựng hệ thống thông tin điều hành, quản lý ở các chính quyền cấp tỉnh; nâng cấp, mở rộng các hệ thống thông tin tại các cơ quan chuyên môn của tỉnh tới các quận, huyện. Từng bước triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin đến các cơ quan cấp xã. Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt những nội dung chủ yếu sau:

+ Hoàn thành xây dựng hệ thống thông tin chỉ đạo, điều hành và quản lý từ Chính phủ tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trong vùng;

+ Xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của vùng đặc biệt là các cơ sở dữ liệu về dân cư, doanh nghiệp, tài nguyên môi trường và thống kê phục vụ quản lý Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội trong vùng trên cơ sở kiến trúc thông tin quốc gia và tích hợp với các cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành và địa phương;

+ Xây dựng và hoàn thiện các hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng, hải quan;

+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cán bộ, công chức, quản lý hộ khẩu, nhân khẩu và các dịch vụ hành chính công khác;

+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, hướng tới xây dựng ngân hàng dữ liệu thông tin thống nhất về quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch;

+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh và nhân rộng cho các địa phương khác.

Triển khai cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến tại các tỉnh, thành phố, nơi có đủ điều kiện về nguồn lực và mật độ người sử dụng Internet. Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt những nội dung chủ yếu: tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu tố qua mạng; đăng ký kinh doanh trực tuyến; cấp phép sử dụng đất đai và xây dựng nhà qua mạng; kê khai thuế và bước đầu thu thuế qua mạng; khai báo, đăng ký và thực hiện các thủ tục hải quan qua mạng; đăng ký các phương tiện giao thông qua mạng; phấn đấu mua sắm tài sản công qua mạng.

b. Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, kinh doanh

Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin. Đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá về ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử. Bảo đảm các điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại điện tử và khuyến khích các hình thức giao dịch qua mạng. Hỗ trợ xây dựng một số mô hình chuẩn về ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, kinh doanh, phát triển thương mại, giao dịch điện tử, tại Thành phố Hồ Chí Minh và rút kinh nghiệm nhân rộng ra các doanh nghiệp trong vùng và trong cả nước. Hình thành các doanh nghiệp tư vấn và triển khai cung cấp các ý tưởng, giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin.

c. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, đào tạo và y tế

Tích cực đổi mới phương pháp dạy và học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin. Đẩy mạnh đào tạo từ xa qua mạng. Tăng cường trang bị máy tính và mạng máy tính cho các trường học. Từng bước đưa môn tin học vào chương trình chính khóa ở các cấp học phổ thông. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý giáo dục, từng bước xây dựng hệ thống thông tin quản lý giáo dục. Phát triển và phổ cập hệ thống quản lý điện tử đến các bệnh viện trong vùng. Từng bước xây dựng hệ thống thông tin và tri thức về y tế, tư vấn chăm sóc sức khỏe. Thực hiện các chương trình phối hợp chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe từ xa giữa các bệnh viện trong tỉnh, giữa các bệnh viện cấp tỉnh trong vùng với các bệnh viện Trung ương.

d. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển nông thôn

Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về công nghệ thông tin cho người dân. Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin vào việc cung cấp thông tin khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn. Đẩy mạnh sử dụng các hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ quy hoạch nông, lâm nghiệp, quản lý rừng, đất đai. Đẩy mạnh triển khai chương trình phổ cập tin học và nối mạng tri thức cho thanh niên nông thôn nhằm từng bước đưa công nghệ thông tin thâm nhập vào đời sống của nông dân, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

 

III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

 

1. Về cơ chế chính sách

a. Cơ chế chính sách về phát triển viễn thông

- Phối hợp liên ngành

Ban hành các quy định liên ngành trong việc phối hợp quy hoạch và triển khai xây dựng mạng lưới hạ tầng đồng bộ. Các dự án xây dựng công trình giao thông phải được thông báo tới tất cả các doanh nghiệp được cấp phép thiết lập mạng viễn thông. Các doanh nghiệp viễn thông căn cứ nhu cầu, khả năng, lập dự án xây dựng mạng (cáp quang, cáp đồng), gửi chủ đầu tư xây dựng công trình giao thông trước thời điểm thi công 6 tháng, trong đó xác định rõ tiến độ phối hợp thi công, các giải pháp có liên quan đến công trình giao thông. Ngành điện thông báo cho các doanh nghiệp viễn thông kế hoạch xây dựng các tuyến truyền tải điện và hệ thống cáp quang trên đường dây tải điện. Các doanh nghiệp viễn thông chủ động đàm phán với ngành điện cơ chế cùng đầu tư và sử dụng tuyến cáp quang trên đường dây tải điện.

- Phối hợp giữa các ngành và địa phương

Các tỉnh, thành phố thông báo tới các doanh nghiệp viễn thông kế hoạch xây dựng các khu đô thị. Các doanh nghiệp viễn thông lập dự án xây dựng mạng gửi địa phương trước thời điểm thi công 6 tháng, trong đó xác định rõ tiến độ của các hạng mục, công trình. Các tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có các dự án xây dựng tuyến thông tin và công trình phụ trợ đến các khu công nghiệp; ưu đãi về thuê đất và quyền cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp xây dựng mạng và các điểm phục vụ tại các khu công nghiệp, khu du lịch. Các doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ nội hạt tận dụng mọi điều kiện để ngầm hóa mạng nội hạt. Trường hợp nhiều doanh nghiệp cùng có nhu cầu xây dựng tuyến cáp ngoại vi thì bắt buộc phải sử dụng chung cơ sở hạ tầng.

- Bán lại dịch vụ và sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ theo hình thức đại lý, điểm truy cập dịch vụ. Khuyến khích và không hạn chế các doanh nghiệp viễn thông tham gia bán lại dịch vụ trong phạm vi các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao trên cơ sở thuê kênh đường dài trong nước và quốc tế. Khuyến khích các doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch cùng sử dụng chung cơ sở hạ tầng khi các dự án đầu tư, kế hoạch phát triển mạng lưới của các doanh nghiệp được phê duyệt. Từng bước thực hiện cơ chế phân tách mạch vòng nội hạt. Nghiên cứu xây dựng mô hình doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng theo hình thức công ty cổ phần.

- Đổi mới tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và hoạt động của các doanh nghiệp

Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới, dịch vụ tới khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng gặp nhiều khó khăn. Sử dụng Quỹ dịch vụ viễn thông công ích có hiệu quả, thiết thực cho những vùng đặc biệt khó khăn. Xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù cho vùng KTTĐ: cơ chế đấu thầu, mua sắm thiết bị phát triển hạ tầng mạng, chính sách về giá cước dịch vụ, phí kết nối dịch vụ giữa các nhà khai thác trong vùng, chính sách ưu đãi đầu tư phát triển hạ tầng; từng bước xóa bỏ cơ chế giá cước điện thoại cố định liên tỉnh, áp dụng giá cước dịch vụ phù hợp cho toàn vùng.

- Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin

Xây dựng và hoàn thiện các quy định về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên mạng viễn thông và Internet. Xây dựng, hoàn thiện và nâng cao năng lực của hệ thống ứng cứu, khắc phục sự cố máy tính và phòng chống tội phạm trên mạng. Áp dụng các công nghệ và giải pháp kỹ thuật mật mã làm tăng độ tin cậy, an toàn cho các giao dịch trên mạng viễn thông và Internet.

b. Cơ chế chính sách về phát triển công nghiệp công nghệ thông tin

Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ thông tin tại các khu công nghiệp trên địa bàn vùng. Tạo liên kết giữa các khu công nghiệp, khu công nghệ cao và các doanh nghiệp với các viện nghiên cứu, các trường đại học trong vùng để góp phần tích cực cho chuyển dịch cơ cấu các sản phẩm theo hướng tăng hàm lượng tri thức.

c. Cơ chế chính sách về phát triển ứng dụng công nghệ thông tin

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là thương mại điện tử. Khuyến khích nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ thông tin thành công. Hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai các hệ thống phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp. Đấu thầu công khai các dự án công nghệ thông tin và mua sắm của các cơ quan Nhà nước. Sớm ban hành các định mức về công nghệ thông tin.

d. Cơ chế chính sách về phát triển nguồn nhân lực

Nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, chính sách thuê ngoài làm (outsourcing) đối với các dự án ứng dụng công nghệ thông tin của địa phương, chính sách thu hút người Việt Nam có trình độ cao về công nghệ thông tin đang làm việc ở nước ngoài; chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ chuyên gia quản lý, kinh tế, kỹ thuật giỏi, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và cạnh tranh ngày càng cao để thu hút lao động có chất lượng cho phát triển viễn thông và công nghệ thông tin.

2. Về huy động vốn

Tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư cho phát triển viễn thông và công nghệ thông tin tại vùng KTTĐ phía Nam. Huy động và sử dụng tối ưu nguồn vốn trong nước cho đầu tư phát triển viễn thông. Chú trọng nguồn vốn huy động thông qua cổ phần hóa doanh nghiệp và bán lại dịch vụ. Sử dụng nguồn vốn ODA để hỗ trợ phát triển viễn thông ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa và phát triển các dịch vụ công ích. Sử dụng có hiệu quả Quỹ dịch vụ viễn thông công ích. Xây dựng và triển khai chương trình kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu thế giới. Có chế độ ưu đãi đối với những dự án đầu tư có hàm lượng chất xám cao, sử dụng và khai thác nguồn nhân lực chất lượng cao tại các địa phương, các dự án có kế hoạch chuyển giao công nghệ cho phía Việt Nam. Chú trọng thu hút nguồn vốn đầu tư của người Việt Nam ở nước ngoài vào phát triển công nghiệp phần mềm. Tập trung vốn của Nhà nước cho các dự án công nghiệp công nghệ thông tin trọng điểm, có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao. Huy động các nguồn vốn khác nhau cho ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là các dự án liên quan đến Chính phủ điện tử. Cân đối kinh phí để bảo đảm thực hiện các dự án trọng điểm và xây dựng cơ sở hạ tầng cho ứng dụng công nghệ thông tin. (Danh mục các dự án trọng điểm phát triển viễn thông và công nghệ thông tin vùng KTTĐ phía Nam tại Phụ lục 2).

3. Về phát triển nguồn nhân lực

Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự phát triển của viễn thông và công nghệ thông tin. Phân bố lại lực lượng lao động công nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn vùng theo hướng chuyển dần các cơ sở sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp, sử dụng nhiều lao động đến các khu công nghiệp của các tỉnh có chi phí mặt bằng và nhân công thấp hơn. Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, hiểu biết và năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức, cho người dân và doanh nghiệp. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, thu hút các nguồn vốn đầu tư cho đào tạo về công nghệ thông tin. Tăng cường đào tạo cán bộ lãnh đạo thông tin trong các cơ quan Nhà nước. Đẩy mạnh dạy và học tin học tại các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở.

4. Về phát triển khoa học công nghệ

Tập trung nghiên cứu và phát triển ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới. Đẩy nhanh quá trình xã hội hóa các hoạt động khoa học và công nghệ. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ. Sử dụng có hiệu quả Quỹ đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các trường đại học, các đơn vị nghiên cứu với các doanh nghiệp trong việc triển khai các đề án nghiên cứu về viễn thông và công nghệ thông tin. 

 

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Bưu chính, Viễn thông là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các doanh nghiệp phát triển hạ tầng mạng viễn thông đồng bộ với quy hoạch của các ngành khác đặc biệt là quy hoạch giao thông, đô thị, khu công nghiệp, cấp thoát nước; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và đề xuất các chính sách thúc đẩy phát triển hạ tầng mạng viễn thông, phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và khuyến khích, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tại vùng KTTĐ phía Nam; tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy hoạch và định kỳ tổng hợp kết quả báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng KTTĐ phía Nam xây dựng (hoặc điều chỉnh, bổ sung) quy hoạch phát triển viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh, thành phố theo định hướng quy hoạch này; đưa các nội dung triển khai quy hoạch này vào kế hoạch hàng năm, 5 năm.

3. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin căn cứ vào quy hoạch này để xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh phù hợp với định hướng phát triển viễn thông và công nghệ thông tin tại vùng KTTĐ phía Nam và phù hợp với tiến độ thực hiện quy hoạch của địa phương và của các ngành khác.

 

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

 

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

BỘ TRƯỞNG

Đỗ Trung Tá

PHỤ LỤC 1

 

CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG ĐẾN NĂM 2010
các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương vùng KTTĐ phía Nam

(Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BBCVT
ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông)

 

Tỉnh, thành phố

Mật độ
điện thoại cố định (thuê bao/100 dân)

Mật độ
điện thoại di động
(thuê bao/100 dân)

Mật độ
điện thoại (thuê bao/100 dân)

Tỷ lệ dân số sử dụng Internet (%)

Toàn vùng

22 - 24

48 - 52

70 - 76

40 - 45

Bà Rịa - Vũng Tàu

21 - 23

30 - 33

51 - 56

40 - 45

Bình Dương

25 - 27

54 - 57

79 - 84

35 - 40

Bình Phước

11 - 13

16 - 18

27 - 31

13 - 15

Đồng Nai

20 - 22

48 - 51

68 - 73

30 - 36

Long An

13 - 15

20 - 23

33 - 38

20 - 22

TP. Hồ Chí Minh

29 - 32

74 - 78

103 - 110

65 - 70

Tây Ninh

17 - 19

22 - 25

39 - 44

25 - 30

Tiền Giang

12 - 14

17 - 20

29 - 34

20 - 25

 


PHỤ LỤC 2

 

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM
phát triển viễn thông và công nghệ thông tin vùng KTTĐ phía
Nam

(Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BBCVT
ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông)

 

TT

Tên dự án

Mục tiêu

Đơn vị chủ trì,
thực hiện

Các dự án trọng điểm phát triển viễn thông

1

Nhóm các dự án “Phát triển mạng NGN”

Phát triển mạng viễn thông trên cơ sở công nghệ mạng thế hệ sau

Các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng viễn thông

2

Nhóm các dự án “Mở rộng mạng nội hạt”

Mở rộng mạng nội hạt ở các địa phương, tạo cơ sở để đẩy mạnh phổ cập dịch vụ

Các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng viễn thông

3

Nhóm các dự án “Nâng cấp mở rộng và xây dựng mới mạng truyền dẫn quang”

Đẩy mạnh cáp quang hóa mạng lưới về đến các xã trong vùng

Các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng viễn thông

4

Nhóm các dự án “Phổ cập điện thoại nông thôn”

Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ điện thoại ở khu vực nông thôn, thu hẹp khoảng cách sử dụng dịch vụ giữa thành thị và nông thôn

Các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng viễn thông, Quỹ dịch vụ viễn thông công ích

5

Nhóm các dự án “Phổ cập Internet nông thôn”

Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ Internet ở khu vực nông thôn, thu hẹp khoảng cách sử dụng dịch vụ giữa thành thị và nông thôn

Các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng viễn thông, Quỹ dịch vụ viễn thông công ích

6

Nhóm các dự án “Phát triển mạng điện thoại di động”

Phát triển mạng điện thoại di động, mở rộng vùng phủ sóng và nâng cao chất lượng dịch vụ

Các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng viễn thông

7

Nhóm các dự án “Phát triển mạng thông tin duyên hải”

Hiện đại hóa và phát triển mạng thông tin duyên hải, hệ thống thông tin và hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử hàng hải

Các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng viễn thông

Các dự án trọng điểm phát triển, ứng dụng CNTT

1

Dự án “Phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam - tiểu dự án TP Hồ Chí Minh”

Hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, hỗ trợ phát triển thể chế nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả của hành chính công tại TP Hồ Chí Minh

Bộ BCVT, TP Hồ Chí Minh, sử dụng vốn ODA (Ngân hàng thế giới)

2

Dự án “Xây dựng và triển khai kiến trúc thông tin quốc gia” triển khai thí điểm tại TP Hồ Chí Minh

Xây dựng kiến trúc thông tin quốc gia thí điểm tại TP Hồ Chí Minh

Bộ BCVT, TP Hồ Chí Minh

3

Các dự án “Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin tại các tỉnh vùng KTTĐ phía Nam

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan quản lý Nhà nước tại 7 tỉnh vùng KTTĐ phía Nam (không tính TP Hồ Chí Minh), phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Bộ BCVT, 7 tỉnh, thành phố vùng KTTĐ phía Nam (không tính TP Hồ Chí Minh)

4

Dự án “Hỗ trợ phát triển thị trường và sản phẩm công nghiệp CNTT”

Thúc đẩy hoạt động sản xuất gắn kết nghiên cứu triển khai, đào tạo; thúc đẩy công nghiệp CNNTT phát triển

Bộ BCVT, các doanh nghiệp công nghiệp công nghệ thông tin

Các dự án trọng điểm phát triển nhân lực CNTT

1

Dự án “Nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học về CNTT”

Nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học về CNTT tại các trường đại học trọng điểm trong vùng KTTĐ phía Nam

Bộ GD&ĐT, các trường đại học trọng điểm trong vùng

2

Dự án “Xây dựng trung tâm đào tạo nhân lực CNTT chất lượng cao”

Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực CNTT trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển của công nghiệp CNTT

Bộ GD&ĐT

3

Dự án “Xây dựng trung tâm khoa học và chuyển giao công nghệ CNTT”

Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển về CNTT-TT, thúc đẩy chuyển giao công nghệ về CNTT-TT

Bộ KHCN, Bộ BCVT

 

 

 

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF POST AND TELECOMMUNICATIONS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 14/2007/QD-BBCVT

Hanoi, June 15, 2007

 

DECISION

APPROVING THE PLANNING ON DEVELOPMENT OF INFORMATION AND COMMUNICATIONTECHNOLOGYINTHE SOUTHERN KEY ECONOMIC REGION UP TO 2010, AND ORIENTATIONS TOWARDS 2020

THE MINISTER OF POST AND TELEMATICS

Pursuant to the May 25, 2002 Ordinance on Post and Telecommunications;

Pursuant to the June 29, 2006 Law on Information Technology;

Pursuant to the Government's Decree No. 90/2002/ND-CP of November 11, 2002, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Post and Telematics;

Pursuant to the Government's Decree No. 92/2006/ND-CP of September 7, 2006, on the elaboration, approval and management of master plans on socio-economic development;

Under the Prime Minister's authorization in the Government Office s Document No. 116/TB- VPCP of May 22, 2007, on the approval ofplannings on development of information and communication technology in northern, central and southern key economic regions;

At the proposal of the director of the Planning and Finance Department,

DECIDES:

Article 1.- To approve the Planning on

development of information and communication technology in the southern key economic region up to 2010, and orientations towards 2020, with the following principal contents:

I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS, OBJECTIVES AND ORIENTATIONS

1. Development viewpoints

a/ To develop telecommunications and information technology in.service of national industrialization and modernization, contributing to developing the southern key economic region into a major economic, financial and commercial center of the country and the Southeast Asia and a bridge for efficient economic integration and cooperation with regional countries. To step up telecommunications and information technology development in Ho Chi Minh City as the pervasive core of development in the whole southern key economic region and as a motive force for accelerating and supporting the development of the southern provinces.

b/ Telecommunications constitutes an important economic, technical and service sector of infrastructure which must be developed one step ahead and comprehensively in terms of network, technology and services so as to ensure network safety and inter-regional and national interconnection, properly serve industrial parks, export-processing zones and the whole society, contribute to speeding up economic restructuring towards modernization and sustainable development, create a motive force for socio economic development in the region, improve the people's life, and effectively and promptly serve security and defense in any circumstances.

c/ To develop the information technology industry as a premise for the development of other industries.

To make shortcuts to modern technologies, promoting labor advantages and accelerating international cooperation so as to utilize capital sources and new technologies. Foreign investment plays a primary role in the development of the information technology industry, especially the hardware industry.

d/ To widely apply information technology in economic, social, cultural, security and defense domains, prioritizing the development of e- government and e-commerce. To apply information technology with a view to renewing the organization, management modes and administration processes, effectively supporting management activities oflocal administrations and striving to build "e-provinces and e-cities." To step by step provide information online to people and enterprises so as to attract investment and help people and enterprises work with state agencies in a quick, convenient, economical and effective manner.

2. Development objectives and orientations

a/ Telecommunications development

- Objectives up to 2010

To build a modem telecommunications network infrastructure of large capacity, high speed and high reliability. To develop Ho Chi Minh City into an international high-quality telecommunications service center. To develop telecommunications in service of marine economic development, oil and gas industry, offshore fishing, shipping activities and salvage safety management. To maintain a growth rate of between 20-30%, higher than the national average. To speed up the expansion ofmobile signal coverage in rural areas. By 2010, to deploy telephone and Internet services in villages. By 2010, the number of telephone sets per 100 inhabitants will be 70-76 (22-24 fixed telephone sets and 48-52 cell phones); 45-50% ofthe population will use Internet. All rural districts and most communes will be provided with broadband Internet services (the telecommunications development targets of provinces and centrally run cities in the southern key economic region up to 2010 are shown in Appendix 1).

- Orientations towards 2020

To build and develop an advanced, modern, effective, safe and reliable information and communication infrastructure with a wide coverage. To strongly develop the next generation network (NGN) in order to provide multi-services in a unified infrastructure. To accelerate the development of broadband connection networks in order to ensure the development of online applications such as e- government, e-commerce, distance training and medical examination and treatment, and other applications. Mobile telecommunications networks will be developed towards those of the third generation (3G) and subsequent generations. To develop services in line with the trend ofconverging radio and television, information and telecommunications technologies so as to meet the information sharing needs of the whole society. By 2020, the rate of use oftelecommunications services will be equal to that of developed countries. The percentage of telecommunications service use in rural areas will be equal to that of urban areas.

b/ Development of the information technology industry

- Objectives up to 2010

To develop the information technology industry into a spearhead economic branch of the region, developing sustainably and stably at a high rate with an export-led objective. To concentrate efforts on developing the information technology industry in Ho Chi Minh City for the city to become an information technology center in the Southeast Asia. The information technology industry will record an average annual growth rate of 23-24%. By 2010, the total production value of the information technology industry will be about USD 3.4-3.7 billion, accounting for about 10% of the total industrial production value of the region.

- Orientations towards 2020

To strive for the target that before 2015, the information technology industry will become a major economic branch, serving as a foundation for the common development and as a motive force for accelerating the industrialization and modernization process in the region and adjacent areas. By 2020, the production value of the information technology industry will account for around 20% of the total industrial production value of the whole region. The southern key economic region will become a center for production of electronic accessories and software.

c/ Development of information technology applications

- Objectives up to 2010

To build a communication system in order to ensure smooth and prompt administration and exchange of information among state agencies which will serve as an effective tool for administrative reform. To computerize professional operations in state agencies. To build and effectively use information infrastructure and websites in service of the exchange, supply and sharing of information between agencies and organizations as well as individuals. To strive for the target that all cadres and civil servants can use e-mails and exploit information in service of their work.

To conduct and develop e-transactions and e- commerce with the operation of organizations providing digital signature certification services. Websites of provinces and cities must supply and update adequate information on policies, laws, administrative procedures, working processes, investment projects, public procurement and bidding, online activities of various agencies and investment attraction information, which can be quickly and easily accessed and used by citizens and enterprises. A number ofdeclaration, registration and licensing services may be provided online.

To intensify the application of information technology in enterprises. In Ho Chi Minh City and Binh Duong and Dong Nai provinces, 60% of enterprises will make tax reporting, statistics and declaration, make business registration and be granted business licenses and certificates online; over 50% of enterprises will make customs declaration and registration and carry out customs procedures online. About 60% of big enterprises will possess skills for doing online business and conducting e-transactions, 70% of small- and medium-sized enterprises will be fully aware of the benefits of e-commerce and run certain online applications in their production and business activities.

- Orientations towards 2020:

By 2015, to complete the construction of large information infrastructure works in order to connect the southern key economic region with neighboring areas, especially the Mekong River delta, the southern Central Coast and the Central Highlands. To ensure information safety and security for the' application and development of information and communication technology. To widely apply information and communication technology in all domains and effectively make use of information and knowledge in all domains. To build and develop an e-Vietnam with e-citizens, e-government, e- businesses and e-transactions.

II. PLANNING CONTENTS

1. Telecommunications development

To develop a switching network in the region, especially in Ho Chi Minh City, cities, towns, industrial parks, hi-tech parks, technical service centers, Tan Son Nhat airport, ports, satellite towns surrounding big cities and new urban centers.

To build transmission networks in preparation for the development of industrial parks, hi-tech parks, technical service centers, airports, ports, new urban centers and tourist sites. To raise transmission capacity to meet the increasing needs of broadband services. To facilitate the construction of undersea fiber-optic cable networks. To usefiber-opticcables for all networks with modern technologies in the region. To use advanced transmission technologies for inter-provincial, intra-provincial and local transmission networks. To build loop networks in order to ensure information safety. To prioritize transmission lines along expressways: Ho Chi Minh City - Long Thanh - Dau Giay - Da Lat; Ho Chi Minh City - Long Thanh - Vung Tau; Ho Chi Minh City - Can Tho; Ben Luc - Nhon Trach - Long Thanh; national highway 22: Ho Chi Minh City - Moc Bai; national highway 50: Ho Chi Minh City - Go Cong - My Tho; national highways N l and N2: Chon Thanh - Trang Bang - Moc Hoa - Cao Lanh. To exploit and use VINASAT satellites in order to ensure communication with remote areas and islands. To develop peripheral networks toward high quality and modernity. By 2010, all local networks in cities and towns will be placed underground.

To develop mobile communication by increasing capacity, raising signal coverage quality and expanding signal coverage to all communes along national highways, provincial and district roads. To strongly develop the provision ofbroadband Internet services. To boost the universalization of Internet services in all villages in the region and provide broadband Internet services in commune cultural- postal points.

To develop and modernize the coastal communication system. To supply additional equipment to modernize coastal communication stations, including two coastal communication stations in Ho Chi Minh City and Vung Tau. To expand the seaward coverage ofpublic land mobile networks. To build an exclusive communication network in service of marine management work.

To develop an equal and fair competitive market. To create conditions for telecommunications and Internet enterprises to cooperate with one another for mutual development. To create conditions for all economic sectors to invest in and provide telecommunications and Internet services, especially in the resale of services and provision ofadded value services.

2. Development of the information technology industry

To develop the southern key economic region into a center for hardware industry in the Southeast Asia with such products as computers, industrial electronic, telecommunications-electronic, and household electronic equipment, audio-video equipment, electronic components, accessories, circuit boards, chips and materials. To switch from assembly to designing and manufacture of some products of Vietnamese brands (computers, industrial electronic and telecommunications electronic equipment and audio-video equipment). To carry out product restructuring along the line of raising the proportion of products of high technological content and added value. To strive to increase the proportion of special-use electronic products to 50% of the total number of electronic products, diversify products and boost export. To develop subsidiary industries and the manufacture of electronic components and materials.

To concentrate efforts on developing the manufacture of products of high technological and intellectual content, requiring less labor (manufacture of semi-conducting materials and electronic chips) in Ho Chi Minh City and other big urban centers like Bien Hoa and Vung Tau. To develop 3-5 strong hi-tech enterprises in the Southeast Asia. To develop industrial parks specialized in hardware and electronic products in Dong Nai and Binh Duong provinces. To attract investment for hardware industry development in industrial parks in Ho Chi Minh City, Binh Duong, Dong Nai and Ba Ria - Vung Tau provinces. On the basis of land and workforce advantages, to facilitate and call for investment in the construction of large and well-equipped plants for assembly and manufacture of complete hardware and electronic products in Binh Phuoc - Tay Ninh - Long An and Tien Giang provinces in the post-2010 period.

To prioritize the development of the software industry and content industry on the basis ofmaking use of human resource advantages and cooperative relations between Ho Chi Minh City, cities and provinces in the region and overseas Vietnamese. To develop the southern key economic region, with Ho Chi Minh City playing the core role, into a center for the manufacture of software and provision of information technology services in the Southeast Asia. To attract investment in the development of software industry in Quang Trung software park, Ho Chi Minh City hi-tech parks, Saigon software park and other hi-tech parks. To accelerate investment in the construction of infrastructure in order to call for projects on software manufacture for export. To enhance the training of high-quality human resources in the information technology field in order to satisfy development requirements of the information technology industry in general and software industry and content industry in particular. To study and build an information technology science and technology transfer center and a center for training high-quality human resources for the whole region.

3. Development of information technology applications

a/Application of information technology in state management

To develop technical infrastructure for information technology, attaching importance to the project on building a local-area network of the Government. To continue building an information system for provincial-level administrations' management work; to upgrade and expand information systems from provincial-level professional agencies to districts. To step by step apply information technology in commune-level agencies. To concentrate efforts on directing the proper implementation of the following activities:

+ Completing the construction ofan information system for direction, administration and management work from the Government to provincial/municipal People's Committees in the region;

+ Building the region's information systems and databases, especially databases on population, enterprises, natural resources and environment and statistics in service of state management and socio economic development in the region on the basis of the national information system and integration with databases of ministries, branches and localities;

+ Building and perfectingfinancial,banking and customs information systems;

+ Applying information technology to personnel management, residence management and other public administrative services;

+ Applying information technology to the management ofurban construction planning, striving to build a unified database on plannings and implementation of plannings;

+ Intensifying the application of information technology in activities of state agencies in Ho Chi Minh City and other localities in the region.

To provide online public administrative services in provinces and cities which satisfy conditions on human resources and Internet user density. To concentrate efforts on directing the online performance of such jobs as receiving and settling complaints; conducting business registration; granting land use and house construction permits; making tax declaration and collecting tax; making customs declaration, registration and licensing; registering means of transport; and bidding for procurement of public assets.

b/ Application of information technology in production and business

To encourage and support enterprises to apply information technology. To boost the dissemination of information technology applications and e- commerce, facilitate the development of e- commerce and encourage e-transactions. To support the formation of standard models on information technology application in production and business activities and on the development of e-commerce and e-transactions in Ho Chi Minh City, draw experiences for wide application to enterprises in the region and the whole country. To set up enterprises specializing in providing consultancy on and realizing information technology application ideas and solutions.

c/ Application of information technology in education, training and healthcare

To actively renovate teaching and learning methods on the basis of applying information technology. To promote distant education online. To supply more computers and install computer networks in schools. To step by step include informatics into the formal curricula of general education levels. To intensify the application of information technology to education administration, step by step building an information system for education administration. To develop and universalize electronic management systems in hospitals in the region. To step by step build a system of medical and healthcare information and knowledge. To implement programs on coordination in medical treatment and distant healthcare among hospitals in the provinces and between hospitals in the region and central hospitals.

d/ Application of information technology in service of rural development

To build a program on raising public awareness about, and popularizing knowledge on, information technology. To step by step apply information technology in the provision of scientific and technological information for rural socio-economic development. To accelerate the use of geographic information systems (GIS) in agricultural and forestry planning and forest and land management. To further implement the program on informatics universalization and knowledge networking for rural youths so as to step by step introduce information technology to farmers and narrow the gap between rural and urban areas.

III. MAJOR SOLUTIONS

1. Mechanisms and policies

a/ Mechanisms and policies on telecommuni cations development

- Inter-sectional coordination

To promulgate inter-sectional regulations on coordinated planning and construction of infrastructure networks. Projects on building traffic works must be notified to all enterprises licensed to set up telecommunications networks. Telecommuni cations enterprises shall, based on their demands and capacity, formulate projects on building telecommunications networks (fiber-optic or copper- core cables), clearly determining the construction schedule, land use needs and solutions related to traffic works, and send these projects to investors of traffic works six months before the commencement of the construction. Electricity authorities shall notify telecommunications enterprises of plans on building electricity transmission lines and fiber-optic cables along electricity transmission lines. Telecommunications enterprises shall take the initiative in negotiating with electricity authorities on the mechanisms for joint investment in andjoint use offiber-opticcables along electricity transmission lines.

- Coordination between branches and localities

Local administrations shall notify telecommuni cations enterprises ofplans on construction of urban centers. Telecommunications enterprises shall formulate projects on building networks, clearly stating the schedule for coordination in the construction of work items, and send these projects to local administrations six months before the commencement of construction. Provinces shall create favorable conditions for enterprises that have projects on building information lines linking to or auxiliary works in industrial parks. To offer incentives related to land rents and service-providing rights to projects on building networks and service points in industrial parks and tourist sites. Telecommunications enterprises that provide local services shall take every opportunity to place local networks underground. If several enterprises have the same demand for construction ofperipheral cable lines, they shall use a common infrastructure.

- Service resale and common use of telecommunications infrastructure

To encourage all economic sectors to participate in providing services in the form ofagency or service access point. To encourage and impose no restriction on the resale of services by telecommunications enterprises in industrial parks, export-processing zones and hi-tech parks on the basis ofhiring national and international long-distance channels. To encourage enterprises to take the initiative in elaborating plans on the common use of infrastructure after their investment projects and plans on network development are approved. To step by step apply a mechanism for separating local loop circuits. To study and develop a model ofjoint-stock company providing network infrastructure.

- Renovation of the organization and management ofenterprises' production, business and operation

To adopt policies to encourage enterprises to invest in infrastructure, expand networks and services to rural, deep-lying, remote and difficulty- stricken areas. To effectively use the public-utility telecommunications service fund for exceptional difficulty-stricken areas. To formulate particular mechanisms and policies for the key economic region, including mechanisms on bidding for procurement of devices for network infrastructure development, policies on service charges and charges for service connection between regional operators, and incentive policies for investment in infrastructure development; to step by step abolish inter-provincial fixed telephone charges and apply reasonable service charges for the whole region.

- Assurance of information safety and security

To elaborate and perfect regulations on assurance of information safety and security in telecommuni cations networks and the Internet. To build, perfect and improve the capacity of a system for responding to and overcoming computer problems and fighting computer crimes. To apply encoding technologies and solutions in order to increase the reliability and safety of transactions on telecommunications networks and the Internet.

b/ Mechanisms and policies on development of the information technology industry

To create an open and favorable investment environment for foreign investors, especially transnational conglomerates that invest in the information technology industry in industrial parks in the region. To create a link between industrial parks, export-processing zones, enterprises and research institutes and universities in the region so as to contributing to imbuing products with a higher intellectual content.

c/ Mechanisms and policies on development of information technology applications

To encourage all economic sectors to invest in the development of information technology applications, especially e-commerce. To encourage the expansion of successful models of information technology application. To support and encourage enterprises to apply software systems to business, resources management. To organize public bidding for information technology and procurement projects of state agencies. To soon promulgate information technology criteria.

d/ Policies and mechanisms on human resource development

To study and formulate mechanisms and policies to encourage all economic sectors to invest in the development of information technology human resources, outsourcing policies for information technology application projects of localities; policies to attract skilled Vietnamese currently working in the information technology field abroad; and incentive policies for outstanding managerial, economic and technical experts so as to meet the requirements of international integration and competition and attract quality laborers for telecommunications and information technology development.

2. Capital mobilization

To further attract investment capital sources for the development of telecommunications and information technology in the southern key economic region. To mobilize and optimize the use of domestic capital sources for investment in telecommunications development. To attach importance to the sources of capital mobilized through the equitization of enterprises and resale of services. To use ODA capital to support the development of telecommunications in rural, mountainous, deep-lying and remote areas as well as the development ofpublic services. To effectively use the public telecommunications service fund. To formulate and implement a program on calling for investment from world leading information technology enterprises. To introduce incentive policies for investment projects of high intellectual content and using high-quality local human resources and projects involving plans on transfer of technology to the Vietnamese party. To attach importance to the attraction of foreign capital from overseas Vietnamese for development of software industry. To concentrate state capital on key information technology projects which are of high intellectual content and high added value. To mobilize different capital sources for the application of information technology, especially e-govemment- related projects. To ensure funds for the execution of key projects and the building of infrastructure for information technology application. (Key projects on development of telecommunications and information technology in the southern key economic region are listed in Appendix 2).

3. Human resource development

To increase the training of high-quality human resources for the development of telecommuni cations and information technology. To rearrange the information technology industry's workforce by gradually relocating establishments turning out products of low added value and using a large number of laborers to industrial parks of provinces where land rents and labor costs are lower. To conduct propaganda in order to improve the awareness about and understanding and use of information technology applications among cadres, civil servants, employees, citizens and enterprises. To boost education socialization, attracting investment capital for information technology training. To step up the training ofchief information officers in state agencies. To accelerate informatics teaching and learning in upper and lower secondary schools.

4. Science and technology development

To concentrate efforts on R-D activities and transfer ofnew technology. To boost the socialization of scientific and technological activities. To improve the operation efficiency of science and technology organizations. To effectively use venture investment funds in the domain of science and technology. To design a mechanism for coordination between universities or research institutions and enterprises in the execution of telecommunications and information technology research schemes.

Article 2.- Organization of implementation

1. The Ministry of Post and Telematics shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, branches and provincial/ municipal People's Committees in, directing enterprises to develop their telecommunications network infrastructure in accordance with other branches' plannings, especially plannings on traffic, urban centers, industrial parks and water supply and drainage systems; coordinate with concerned ministries and branches in elaborating and proposing policies to boost the development of telecommunications network infrastructure and information technology industry and encourage the application of information technology in the southern key economic region; inspect the implementation ofthe Planning and periodically sum up and report the implementation results to the Prime Minister.

2. People's Committees of provinces and centrally run cities in the southern key economic region shall elaborate (or adjust and supplement) plannings on development of telecommunications and information technology in their respective localities according to the orientations set in this Planning; and incorporate contents ofthis Planning into their annual and five-year plans.

3. Telecommunications and information technology enterprises shall base themselves on this Planning to elaborate their business strategies and plans in conformity with the orientations on telecommunications and information technology development in the southern key economic region and the schedules on implementation ofthe Planning in the localities and other branches.

Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Article 4.- Ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies, presidents of provincial/municipal People's Committees, and concerned units shall implement this Decision.

 

 

MINISTER OF POST AND TELEMATICS




Do Trung Ta

 

APPENDIX 1

TELECOMMUNICATIONS DEVELOPMENT TARGETS UP TO 2010 OF PROVINCES AND CENTRALLY RUN CITIES IN THE SOUTHERN KEY ECONOMIC REGION
(Issued together with the Post and Telematics Minister's Decision No. 14/2007/QD-BBCVT of June 15, 2007)

Provinces, centrally run city

Fixed telephone set density (subscribers/100 inhabitants)

Cell phone density (subscribers/100 inhabitants)

Telephone density (subscribers/100 inhabitants)

Percentage of Internet users (%)

Whole region

Ba Ria - Vung Tau

Binh Duong

Binh Phuoc

Dong Nai

Long An

Ho Chi Minn City

Tay Ninh

Tien Giang

22-24

21-23

25-27

11-13

20-22

13-15

29-32

17-19

12-14

48-52

30-33

54-57

16-18

48-51

20-23

74-78

22-25

17-20

70-76

51-56

79-84

27-31

68-73

33-38

103-110

39-44

29-34

40-45

40-45

35-40

13-15

30-36

20-22

65-70

25-30

20-25

 

APPENDIX 2

LIST OF KEY PROJECTS ON DEVELOPMENT OF TELECOMMUNICATIONS AND INFORMATION TECHNOLOGY IN THE SOUTHERN KEY ECONOMIC REGION
(Issued together with the Post and Telematics Minister's Decision No. 14/2007/QD-BBCVT of June 15, 2007)

Ordinal number

Project names

Objectives

Implementing units

Key projects on telecommunications development

1

Group of projects on next generation networks (NGN) 'development

Developing telecommunications networks on the basis of NGN technology

Enterprises providing telecommunications network infrastructure

2

Group of projects on expanding local networks

Expanding local networks in localities, creating a basis for the universalization of services

Enterprises providing telecommunications network infrastructure

3

Group of projects on upgrading, expanding and building fiber-optic transmission networks

Speeding up the building of optical networks in communes in the region

Enterprises providing telecommunications network infrastructure

4

Group of projects on telephone universalization in rural areas

Speeding up the provision of telephone services in rural areas, narrowing the gap in service use between rural and urban areas

Enterprises providing telecommunications network infrastructure and the public telecommuni cations service fund

5

Group of projects on Internet universalization in rural areas

Boosting the provision of Internet services in rural areas, narrowing the gap in service use between rural and urban areas

Enterprises providing telecommunications network infrastructure and the public telecommuni cations service fund

6

Group of projects on development of mobile phone networks

Developing mobile phone networks, expanding signal coverage and raising service quality

Enterprises providing telecommunications network infrastructure

7

Group of projects on development of coastal information networks

Modernizing and developing coastal information networks, information systems and maritime e-data exchange systems

Enterprises providing telec ommunic ations network infrastructure

Key projects on information technology development and application

1

Project on development of Vietnam's information and communication technology - Ho Chi Minh City sub-project

Supporting and boosting the application of information and communication technology, supporting institutional development in order to raise the effect and efficiency of public administration in Ho Chi Minh City

Ministry of Post and Telematics and Ho Chi Minh City, funded with ODA capital (the World Bank)

 

2

Project on pilot building and realization of the national information structure in Ho Chi Minh City

Building the national information structure in Ho Chi Minh City

Ministry of Post and Telematics, Ho Chi Minh

3

Projects on development of information technology applications in provinces in the southern key economic region

Boosting the application of information technology in state management agencies in 7 provinces in the southern key economic region (excluding Ho Chi Minh City) in service of industrialization and modernization

Ministry of Post and Telematics and 7 provinces in the southern key economic region (excluding Ho Chi Minh City)

4

Project on supporting the development of information technology market and products

Boosting production activities in association with research and training; boosting the development of the information technology industry

Ministry of Post and Telematics, enterprises of the information technology industry

Key projects on development of infoimation technology human resources

1

Project on raising the quality of graduate and post-graduate training on information technology

Raising the quality of graduate and post-graduate training on information technology in key universities in the southern key economic region

Ministry of Education and Training and key universities in the region

2

Project on the construction of a center for training high-quality information technology human resources

Enhancing the training of high- quality information technology human resources to meet the development requirements of the information technology industry

Ministry of Education and Training

3

Project on the construc tion of a center for scientific research and technology transfer in information technology

Promoting R-D and technology transfer in information and communication technology

Ministry of Science and Technology and Ministry of Post and Telematics

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 14/2007/QD-BBCVT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất