Thông tư 77-TC/CĐKT của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán về trích nộp tiền phụ thu và nhận tiền hỗ trợ từ quỹ bình ổn giá đối với các doanh nghiệp
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 77-TC/CĐKT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 77-TC/CĐKT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Phạm Văn Trọng |
Ngày ban hành: | 10/09/1993 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Kế toán-Kiểm toán |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 77-TC/CĐKT
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 77-TC/CĐKT NGÀY 10 THÁNG 9 NĂM 1993 HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN VỀ TRÍCH NỘP TIỀN PHỤ THU VÀ NHẬN TIỀN HỖ TRỢ TỪ QUỸ BÌNH ỔN GIÁ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
Căn cứ vào Quyết định số 151-TTg ngày 12-4-1993 của thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 03-TT-LB Liên bộ Ban vật giá Chính phủ - Bộ Tài chính ngày 28-5-1993 về hình thành, sử dụng và quản lý quỹ bình ổn giá, Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán về trích nộp tiền phụ thu và nhận tiền hỗ trợ từ quỹ bình ổn giá đối với các doanh nghiệp như sau:
1. Hạch toán trích nộp tiền phụ thu.
Các tổ chức kinh tế Việt Nam được phép kinh doanh xuất nhập khẩu, sản xuất tiêu thụ trong nước, nếu có sản phẩm, hàng hoá phải nộp phụ thu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ thì ngoài nghĩa vụ nộp thuế theo luật định phải nộp tiền phụ thu.
Khi xác định số tiền phụ thu phải nộp cho số sản phẩm, hàng hoá sản xuất nội địa để xuất khẩu hoặc tiêu thụ trong nước ghi;
Nợ TK 40 - Tiêu thu và kết quả
Có TK 64 (648 - trợ giá)
- Chi tiết: thanh toán quỹ bình ổn giá.
- Khi xác định số tiền phụ thu phải nộp cho ngân sách Nhà nước cho số vật tư, hàng hoá nhập khẩu, ghi;
Nợ TK: 21, 23 ...
Có TK: 64 - Thanh toán với NS (648 - trợ giá)
- Khi nộp tiền phụ thu cho ngân sách Nhà nước, ghi; Nợ TK 64 - Thanh toán với ngân sách (648 - trợ giá)
Có TK: 50, 51...
2. Hạch toán tiền hỗ trợ nhận từ quỹ bình ổn giá.
a) Trường hợp nhận tiền từ quỹ bình ổn giá để hỗ trợ không hoàn lại một phần lỗ phát sinh trong sản xuất kinh doanh thì:
- Khi có quyết định của chính phủ (hoặc cơ quan được Chính phủ uỷ quyền) về cấp tiền hỗ trợ từ quỹ bình ổn giá cho doanh nghiệp để bù đắp một phần lỗ phát sinh, ghi:
Nợ TK 64 - Thanh toán với NS (648 - trợ giá)
Có TK: 70, - Thu nhập
- Khi doanh nghiệp nhận được tiền hỗ trợ từ quỹ bình ổn giá ghi:
Nợ TK 50, 51 ..
Có TK 64 - Thanh toán với NS (648 - trợ giá)
b) Trường hợp nhận tiền hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ lãi suất vay vốn của Ngân hàng hoặc một phần chi phí lưu thông thì:
- Khi xác định số tiền được hỗ trợ theo quyết định của Chính phủ (hoặc cơ quan được Chính phủ uỷ quyền), ghi:
Nợ TK: 64 - thanh toán NS (648 - trợ giá)
Có TK 34 - chi phí lưu thông
-Khi nhận được tiền hỗ trợ, ghi:
Nợ TK 50, 51 ..
Có TK 64 (648 - trợ giá)
- Khi doanh nghiệp bán hàng ra, nếu hoà vốn thì doanh nghiệp hoàn lại một phần hoặc toàn bộ số quỹ bình ổn giá đã được hỗ trợ, ghi:
+ Xác định số tiền hỗ trợ phải hoàn lại cho ngân sách:
Nợ TK 34 - Chi phí lưu thông
Có TK 64 - (648 - trợ giá)
+ Khi nộp số tiền hỗ trợ phải hoàn lại cho ngân sách:
Nợ TK 64 (648 trợ giá)
Có TK: 50, 51...
- Khi doanh nghiệp bán hàng ra, nếu có chênh lệch giữa giá vốn dự trữ và giá bán ra thực tế thì ngoài việc hoàn lại toàn bộ số quỹ bình ổn giá đã hỗ trợ, các doanh nghiệp còn phải nộp thêm không quá 60% phần chênh lệch giá này để bổ sung quỹ bình ổn giá, ghi:
+ Xác định số chênh lệch giá phải nộp:
Nợ TK 34 - Chi phí lưu thông
Có TK 64 - (648 - trợ giá)
+ Khi nộp tiền cho ngân sách để bổ sung quỹ bình ổn giá:
Nợ TK 64 (648 trợ giá)
Có TK: 50, 51 ...
c) Trường hợp ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp được giao nhiệm vụ bình ổn giá theo hình thức cho vay không thu lãi hoặc thu lãi với lãi suất thấp thì:
- Khi ngân sách cho vay từ quỹ bình ổn giá, ghi:
Nợ TK 50, 51 ..
Có TK 64 - (648 - trợ giá).
Xác định số tiền lãi phải trả ngân sách để bổ sung quỹ bình ổn giá, ghi:
Nợ TK 34 - Chi phí lưu thông
Có TK 64 - (648 - trợ giá)
- Khi trả tiền vay và tiền lãi cho Ngân sách, ghi:
Nợ TK 64 (648 - trợ giá)
Có TK: 50, 51 ...
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây