Quyết định 02/2017/QĐ-KTNN Quy trình kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 02/2017/QĐ-KTNN
Cơ quan ban hành: | Kiểm toán Nhà nước |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 02/2017/QĐ-KTNN |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Hồ Đức Phớc |
Ngày ban hành: | 13/03/2017 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Kế toán-Kiểm toán |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 13/03/2017, Kiểm toán Nhà nước đã ra Quyết định số 02/2017/QĐ-KTNN ban hành Quy trình kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình. Quy trình này được xây dựng trên cơ sở quy định của Luật Kiểm toán nhà nước, hệ thống quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng của Nhà nước, Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán nhà nước, Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước và thực tiễn hoạt động kiểm toán và hoạt động quản lý đầu tư xây dựng tại Việt Nam.
Quy trình kiểm toán dự án đầu tư quy định những nội dung cụ thể mang tính đặc thù đối với kiểm toán dự án đầu tư theo 4 bước: Chuẩn bị kiểm toán; Thực hiện kiểm toán; Lập và gửi báo cáo kiểm toán; Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
Quy trình kiểm toán dự án đầu tư áp dụng cho các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước khi thực hiện kiểm toán dự án đầu tư; Các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước không phải là Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán nhà nước khu vực được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện các cuộc kiểm toán dự án đầu tư; Thành viên Đoàn kiểm toán không phải là Kiểm toán viên nhà nước, khi tham gia Đoàn kiểm toán nhà nước phải áp dụng Quy trình này như đối với Kiểm toán viên nhà nước. Tùy theo đặc điểm, tính chất của từng dự án đầu tư có thể áp dụng một trong các loại hình kiểm toán như: Kiểm toán tài chính; kiểm toán tuân thủ; kiểm toán hoạt động hoặc kết hợp các loại hình kiểm toán.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/04/2017.
Xem chi tiết Quyết định02/2017/QĐ-KTNN tại đây
tải Quyết định 02/2017/QĐ-KTNN
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC Số: 02/2017/QĐ-KTNN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước ban hành ngày 24/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán và Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành IV;
Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quyết định về việc ban hành Quy trình kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình.
Nơi nhận: |
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
|
QUY TRÌNH
KIỂM TOÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2017/QĐ-KTNN ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Tổng Kiểm toán nhà nước)
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Quy trình kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi là dự án đầu tư) của Kiểm toán nhà nước quy định trình tự, thủ tục tiến hành các công việc của cuộc kiểm toán do Kiểm toán nhà nước thực hiện. Quy trình kiểm toán dự án đầu tư được xây dựng trên cơ sở quy định của Luật Kiểm toán nhà nước, Hệ thống quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng của Nhà nước, Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán nhà nước (CMKTNN), Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước được ban hành theo Quyết định số 08/2016/QĐ-KTNN ngày 23/12/2016 của Tổng Kiểm toán nhà nước (Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước), thực tiễn hoạt động kiểm toán và hoạt động quản lý đầu tư xây dựng tại Việt Nam.
Quy trình kiểm toán dự án đầu tư quy định những nội dung cụ thể mang tính đặc thù đối với kiểm toán dự án đầu tư theo 4 bước sau:
- Chuẩn bị kiểm toán.
- Thực hiện kiểm toán.
- Lập và gửi báo cáo kiểm toán.
- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
Khi thực hiện kiểm toán dự án đầu tư, Đoàn kiểm toán và thành viên Đoàn kiểm toán phải tuân thủ các quy định tại Quy trình này và quy định tại Điều 4 Chương I Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Thực hiện theo quy định tại Điều 5 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Thực hiện theo quy định tại Điều 6 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN
Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán hàng năm do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành, đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán thành lập Tổ/Đoàn khảo sát và tiến hành các bước công việc như sau:
Đề cương khảo sát gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Căn cứ và yêu cầu khảo sát.
- Một số thông tin cơ bản về dự án và tình hình quản lý tài chính.
- Thông tin cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ (viết tắt là KSNB) và tình hình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
- Các tài liệu, hồ sơ khác cần thu thập liên quan đến dự án.
- Phương thức tổ chức khảo sát.
- Đơn vị được khảo sát chi tiết.
- Yêu cầu đánh giá và phân tích thông tin thu thập được.
- Thời gian dự kiến khảo sát, dự kiến nhân lực khảo sát.
Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán phê duyệt Đề cương khảo sát trước khi gửi đơn vị được khảo sát và triển khai thực hiện khảo sát.
Đề cương khảo sát được gửi cho đơn vị được khảo sát kèm theo Công văn gửi Đề cương khảo sát trước khi thực hiện các thủ tục khảo sát, thu thập thông tin tại đơn vị.
- Tên dự án; mục tiêu đầu tư; quy mô đầu tư; nhóm công trình, cấp công trình; hình thức đầu tư; quy chuẩn, khung tiêu chuẩn áp dụng cho dự án; địa điểm xây dựng; thời gian khởi công, hoàn thành dự án đầu tư theo kế hoạch và thực tế.
- Cấp phê duyệt chủ trương đầu tư (nếu có).
- Chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư (nếu có); Cơ quan lập, cơ quan thẩm tra, cơ quan thẩm định, cơ quan phê duyệt dự án.
- Tổng mức đầu tư (tổng số và chi tiết, số lần điều chỉnh, nội dung và nguyên nhân từng lần điều chỉnh (nếu có)).
- Nguồn vốn đầu tư được duyệt (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, nguồn vốn vay, nguồn vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác, …).
- Thiết kế, dự toán (Các bước thiết kế; Giá trị dự toán được duyệt; cơ quan lập, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán); giá trị gói thầu; giá hợp đồng.
- Giá trị dự toán của các hạng mục/gói thầu chưa được lập, thẩm định, phê duyệt (trong đó nêu các nguyên nhân chính chưa thực hiện).
- Hình thức quản lý dự án.
- Hình thức lựa chọn nhà thầu.
- Hình thức hợp đồng.
- Danh mục thông tin về các gói thầu đã thực hiện; các đơn vị tư vấn, đơn vị nhận thầu xây dựng và cung cấp thiết bị.
- Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Đơn vị thực hiện, hình thức quản lý, tình hình thực hiện, các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện (nếu có).
- Hiệp định vay vốn, thông tin về ngôn ngữ đang sử dụng của dự án đối với dự án có yếu tố nước ngoài.
- Các thay đổi, phát sinh trong quá trình thực hiện dự án có ảnh hưởng lớn đến dự án (quy mô, thiết kế, dự toán điều chỉnh được duyệt, lệnh thay đổi,...); những thay đổi về chính sách của Nhà nước liên quan đến quá trình quản lý thực hiện dự án, thay đổi về hình thức quản lý dự án, thay đổi chủ đầu tư, thay đổi nguồn vốn (nếu có); những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện dự án.
- Tình hình lập và lưu giữ hồ sơ của dự án trong quá trình thực hiện; lập và lưu giữ hồ sơ hoàn công, hồ sơ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Hệ thống văn bản pháp lý liên quan trong quá trình quản lý và thực hiện dự án; Các cơ chế, chính sách đặc thù của Nhà nước áp dụng cho dự án.
- Các thông tin khác (nếu có).
- Đối với các dự án chưa lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành
+ Nguồn vốn đầu tư cấp cho dự án đến thời điểm khảo sát; tình hình thực hiện kế hoạch vốn hoặc tình hình thực hiện dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản;
+ Chi phí đầu tư thực hiện đến thời điểm khảo sát: Tổng số, chi tiết (chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác);
+ Tình hình tạm ứng, thu hồi tạm ứng; giá trị đã giải ngân từ khi triển khai đến thời điểm quyết toán niên độ năm hoặc đến thời điểm khảo sát (tổng số, chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác, ...).
- Đối với các dự án đã lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành
+ Báo cáo tổng hợp quyết toán dự án hoàn thành (Nguồn vốn đầu tư, chi phí đầu tư đề nghị quyết toán, chi phí đầu tư không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư, giá trị tài sản hình thành qua đầu tư);
+ Bảng đối chiếu số liệu cấp vốn, cho vay, thanh toán vốn đầu tư (theo từng nguồn vốn);
+ Chi phí đầu tư được quyết toán: Tổng số, chi tiết (chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác);
+ Tình hình phê duyệt Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành;
+ Tài sản cố định mới tăng, tài sản ngắn hạn bàn giao (nếu có);
+ Tình hình thanh toán và công nợ của dự án.
- Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
+ Các đơn vị thực hiện; nguồn kinh phí chi trả, giá trị dự toán theo quyết định phê duyệt, giá trị đã chi trả (Chi tiết theo từng đơn vị thực hiện đối với các nội dung: Xây dựng hạ tầng khu tái định cư; bồi thường tài sản, hỗ trợ và tái định cư);
+ Nội dung bồi thường, hỗ trợ các tổ chức và các cá nhân, di dời công trình, tái định cư, tổ chức thực hiện, ... (lập chi tiết theo từng đơn vị thực hiện và chi tiết theo nội dung công việc tại từng đơn vị thực hiện).
- Môi trường kiểm soát nội bộ: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động, tổ chức bộ máy kiểm soát, chức năng nhiệm vụ, năng lực quản lý của Ban Quản lý dự án (viết tắt là Ban QLDA) và các bộ phận nghiệp vụ như kỹ thuật, kế hoạch, tài chính kế toán...
- Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ: đặc điểm của Ban QLDA; hình thức quản lý dự án; khó khăn, thuận lợi do khách quan, chủ quan có liên quan đến dự án; chính sách, quy chế quản lý nội bộ của đơn vị về giám sát kỹ thuật thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán; tài chính, kế toán…; đơn vị tư vấn; các đơn vị thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Sự thay đổi về nhân sự, tổ chức bộ máy của đơn vị thực hiện quản lý dự án (nếu có).
- Hoạt động kiểm soát và các thủ tục kiểm soát
+ Việc thực hiện các quy chế quản lý trong các khâu: Giám sát kỹ thuật thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán; tài chính, kế toán, …;
+ Công tác kế toán: Chế độ kế toán áp dụng; tổ chức bộ máy kế toán; tổ chức hạch toán kế toán (hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ kế toán và báo cáo kế toán);
- Tình hình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và kiểm tra nội bộ: Các thông tin thu thập và kết quả thực hiện của đơn vị đối với báo cáo kiểm toán, kết luận thanh tra và kiểm tra nội bộ; các vấn đề cần lưu ý từ những cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
- Thông tin từ đơn vị quản lý dự án
+ Thu thập thông tin qua nghiên cứu các tài liệu: Hồ sơ thủ tục đầu tư liên quan đến dự án từ công tác lập chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc đầu tư bàn giao đưa công trình vào sử dụng; các văn bản liên quan đến tổ chức bộ máy; hiệp định vay vốn và những hướng dẫn của nhà tài trợ; báo cáo thanh tra, kiểm tra, kiểm toán (nếu có), ...
+ Thu thập thông tin từ tập thể và cá nhân tham gia dự án;
+ Thu thập thông tin từ báo cáo của đơn vị về tình hình thực hiện dự án.
- Thông tin từ bên ngoài đơn vị quản lý dự án (trong trường hợp cần thiết và nếu đơn vị quản lý dự án không thể cung cấp đủ thông tin lập kế hoạch kiểm toán), bao gồm:
+ Cơ quan phê duyệt dự án: Thông tin về nguồn vốn, vốn đầu tư thực hiện, cơ chế quản lý của cơ quan phê duyệt dự án;
+ Cơ quan cấp phát vốn: tình hình giải ngân tại cơ quan cấp phát vốn;
+ Cơ quan đã tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán trước đó: Các báo cáo, biên bản kết luận;
+ Các phương tiện thông tin đại chúng: Các bài viết về dự án; các tư liệu khác;
+ Các đơn vị khác (nếu có).
- Gửi văn bản đề nghị đơn vị quản lý dự án cung cấp thông tin, tài liệu theo đề cương khảo sát.
- Xem xét, đối chiếu các tài liệu quy định về quản lý, sử dụng các nguồn lực.
- Trao đổi, phỏng vấn các nhà quản lý và nhân viên có trách nhiệm của đơn vị.
- Nghiên cứu các tài liệu lưu trữ của Kiểm toán nhà nước liên quan đến đơn vị được kiểm toán.
- Trao đổi với các cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước cấp trên trực tiếp.
- Khai thác những thông tin có liên quan đến đơn vị được kiểm toán trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Quan sát, thực nghiệm một số khâu của quy trình kiểm soát nội bộ.
- Thông tin liên quan theo yêu cầu kiểm toán những vấn đề có tính đặc thù khác.
Việc khảo sát và thu thập thông tin thực hiện với các nội dung phù hợp theo quy định tại Đoạn 13 đến Đoạn 44 CMKTNN 1315 – Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị được kiểm toán tài chính, Đoạn 18 đến Đoạn 20 CMKTNN 3000 – Hướng dẫn kiểm toán hoạt động, Đoạn 10 đến Đoạn 13 của CMKTNN 4000 – Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ và các quy định khác có liên quan của Kiểm toán nhà nước.
Lưu ý khi khảo sát, thu thập thông tin phải kết hợp thu thập thông tin để lập KHKT tổng quát và lập KHKT chi tiết.
Dựa trên các thông tin thu thập được thực hiện đánh giá tính đầy đủ, hiệu lực, hiệu quả, độ tin cậy, những hạn chế của hệ thống KSNB làm cơ sở đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu kiểm toán, trọng tâm kiểm toán; các nội dung đánh giá bao gồm:
- Đặc điểm của Ban QLDA
+ Cơ cấu tổ chức bộ máy, phân công, phân cấp chức năng và nhiệm vụ giữa các bộ phận trong đơn vị, cơ chế phân cấp về quản lý: Sự rõ ràng, hợp lý, đồng bộ và cơ chế kiểm soát lẫn nhau;
+ Thời gian thành lập, kinh nghiệm QLDA; Ban QLDA chuyên ngành hay Ban QLDA khu vực; Ban QLDA đầu tư xây dựng một dự án hay kiêm nhiệm;
+ Hình thức quản lý dự án: Ban QLDA chuyên ngành, Ban QLDA khu vực trực tiếp quản lý dự án; Chủ đầu tư quyết định thành lập Ban QLDA đầu tư xây dựng một dự án để quản lý; thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án; Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện năng lực để quản lý thực hiện dự án cải tạo, sửa chữa quy mô nhỏ, dự án có sự tham gia của cộng đồng.
- Đánh giá điều kiện về năng lực, trình độ chuyên môn của tổ chức tư vấn quản lý dự án (nếu có), Ban QLDA đầu tư xây dựng.
- Đánh giá năng lực của các đơn vị tư vấn, cá nhân hành nghề độc lập tham gia thực hiện dự án.
- Đánh giá năng lực thực hiện của các đơn vị thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Đánh giá tính đầy đủ và hiệu lực của những quy trình KSNB đơn vị đang áp dụng để triển khai thực hiện dự án, gồm:
- Quy định pháp lý đặc thù có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của đơn vị.
- Các chính sách và quy chế quản lý của đơn vị.
- Các văn bản quy định xác định cụ thể quy chế để triển khai thực hiện dự án do các cơ quan có thẩm quyền ban hành và các quy định chi tiết của Chủ đầu tư.
- Sự phù hợp của hệ thống KSNB và văn bản quy định pháp luật có liên quan ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện dự án.
Đánh giá việc chấp hành các quy định của pháp luật của đơn vị dựa trên hệ thống văn bản pháp lý có liên quan đến dự án thu thập được.
- Xem xét, đánh giá thông tin về hệ thống KSNB của đơn vị: Sơ đồ tổ chức bộ máy, phân công, phân nhiệm, trình độ của nhân viên quản lý, các văn bản quản lý nội bộ, tổ chức công tác kiểm toán nội bộ.
- Trao đổi với nhà quản lý và nhân viên nhằm hiểu biết về đặc điểm tổ chức, chính sách nhân sự, trình độ, thái độ của các nhà quản lý và nhân viên.
- Quan sát tại chỗ các hoạt động của đơn vị.
Thủ tục đánh giá hệ thống KSNB thực hiện với các nội dung phù hợp theo quy định từ Đoạn 18 đến Đoạn 44 CMKTNN số 1315 – Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị trong kiểm toán tài chính.
Trên cơ sở thông tin thu thập được và kết quả phân tích, đánh giá thông tin, Kiểm toán viên nhà nước thực hiện xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu (rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát) để phục vụ việc xây dựng KHKT tổng quát.
Trình tự, thủ tục xác định và đánh giá rủi ro kiểm toán được vận dụng phù hợp theo quy định tại Đoạn 45 đến Đoạn 56 CMKTNN số 1315 – Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị được kiểm toán tài chính; Đoạn 23 và Đoạn 24 CMKTNN số 3000 – Hướng dẫn kiểm toán hoạt động; Đoạn 16 đến Đoạn 18 CMKTNN số 4000 – Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ và các quy định khác có liên quan của Kiểm toán nhà nước.
- Xác định trọng yếu kiểm toán: là vấn đề về xét đoán chuyên môn và phụ thuộc vào sự phân tích của kiểm toán viên về các yêu cầu của đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán. Trọng yếu kiểm toán phải được xem xét trong suốt quá trình kiểm toán. Việc xác định trọng yếu kiểm toán phải được vận dụng phù hợp theo quy định tại CMKTNN số 1320 – Xác định và vận dụng trọng yếu trong kiểm toán tài chính; Đoạn 21và Đoạn 22 CMKTNN số 3000 – Hướng dẫn kiểm toán hoạt động và Đoạn19 đến Đoạn 24 CMKTNN số 4000 – Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ.
- Xác định trọng tâm kiểm toán: dựa trên kết quả phân tích, đánh giá thông tin về đơn vị được kiểm toán, kết quả đánh giá rủi ro; căn cứ vào hướng dẫn nội dung, mục tiêu, trọng tâm kiểm toán hàng năm của Kiểm toán nhà nước để xác định trọng tâm kiểm toán làm cơ sở xây dựng Kế hoạch kiểm toán tổng quát. Trọng tâm kiểm toán dự án đầu tư được xác định theo từng nội dung kiểm toán và lựa chọn trong các nội dung kiểm toán thông thường như:
+ Việc tuân thủ quy định của Luật Đầu tư công trong phân bổ, quản lý, sử dụng vốn đầu tư phát triển từ NSNN; việc kiểm soát chặt chẽ việc lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các dự án đầu tư công;
+ Việc tuân thủ quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt, sự cần thiết của dự án đầu tư;
+ Việc tuân thủ trình tự thủ tục đầu tư (lập, thẩm định, phê duyệt dự án, xác định tổng mức đầu tư của dự án; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán; lựa chọn nhà thầu tư vấn, xây dựng, thiết bị...);
+ Chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường hỗ trợ và tái định cư;
+ Những vấn đề khác (nếu có).
Do bản chất của dự án đầu tư xây dựng mang tính đơn chiếc hầu như không lặp lại, đặc điểm của từng dự án là khác nhau, việc kiểm soát chặt chẽ mọi nguồn lực nhà nước cho hoạt động chi đầu tư xây dựng cơ bản tại mỗi dự án là rất cần thiết, trong từng trường hợp cụ thể, tùy thuộc vào phân tích xét đoán chuyên môn có thể vận dụng trọng yếu kiểm toán, trọng tâm kiểm toán cho phù hợp với từng dự án được kiểm toán.
Trên cơ sở khảo sát, thu thập và đánh giá thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ, thông tin về tài chính và các thông tin khác về đơn vị được kiểm toán, đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu kiểm toán, trọng tâm kiểm toán, Kế hoạch kiểm toán (KHKT) tổng quát được lập phù hợp theo quy định tại Đoạn 11 đến Đoạn 35 CMKTNN số 1300 – Lập kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán tài chính, Đoạn 21 đến Đoạn 48 CMKTNN số 3000 – Hướng dẫn kiểm toán hoạt động, Đoạn 8 đến Đoạn 38 CMKTNN số 4000 – Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ. KHKT tổng quát bao gồm các nội dung cơ bản sau:
Mục tiêu của cuộc kiểm toán được xác định căn cứ vào định hướng kiểm toán hàng năm của Kiểm toán nhà nước; đề cương kiểm toán (nếu có), yêu cầu và tính chất của cuộc kiểm toán; kết quả khảo sát, xác định trọng tâm và rủi ro kiểm toán để xác định mục tiêu cụ thể của cuộc kiểm toán.
Thông thường mục tiêu kiểm toán như sau:
- Xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các tài liệu, số liệu kế toán (nguồn vốn đầu tư, chi phí đầu tư) và Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, báo cáo tài chính hàng năm của dự án.
- Đánh giá việc tuân thủ pháp luật, chế độ quản lý đầu tư xây dựng, chế độ quản lý tài chính kế toán của Nhà nước.
- Phát hiện những tồn tại bất cập của cơ chế chính sách của Nhà nước có liên quan để kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung (nếu có).
- Đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả của dự án.
- Cung cấp thông tin, số liệu tin cậy cho Quốc hội và các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng giám sát trong quá trình đầu tư các dự án.
- Phát hiện kịp thời các hành vi tham nhũng, lãng phí và sai phạm trong quá trình thực hiện dự án (nếu có); xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân và kiến nghị xử lý đối với các sai phạm theo quy định của pháp luật; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách chế độ, quản lý kinh tế - kỹ thuật và quản lý tài chính kế toán.
Căn cứ hướng dẫn nội dung kiểm toán hàng năm của Kiểm toán nhà nước, đề cương kiểm toán (nếu có), các quy trình kiểm toán liên quan, trọng yếu và trọng tâm kiểm toán, rủi ro kiểm toán, mục tiêu kiểm toán để xác định các nội dung kiểm toán chủ yếu làm cơ sở cho việc xác định các nội dung kiểm toán cụ thể tại KHKT tổng quát.
Thông thường nội dung kiểm toán như sau:
- Kiểm toán nguồn vốn đầu tư thực hiện.
- Kiểm toán chi phí đầu tư thực hiện.
- Kiểm toán tính tuân thủ chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước (chế độ tài chính, kế toán; chế độ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình).
- Kiểm toán đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và thực hiện dự án.
Tiêu chí kiểm toán được xác định cho từng cuộc kiểm toán phù hợp với mục đích, nội dung của cuộc kiểm toán, phù hợp với các dạng công việc là kiểm tra xác nhận hoặc kiểm tra đánh giá.
Tùy từng dự án cụ thể, Đoàn kiểm toán có thể đánh giá một, hai hoặc cả ba nội dung tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả của dự án đầu tư. Thông thường đối với dự án đầu tư để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả cần dựa trên một số tiêu chí như sau:
- Tính kinh tế: Đánh giá việc thực hiện dự án có đảm bảo tiết kiệm hoặc lãng phí; mức độ tiết kiệm hoặc lãng phí trong từng nội dung và toàn dự án.
+ Số tiền lãng phí do đầu tư xây dựng công trình không phù hợp với quy hoạch; quy mô, cấp công trình và xác định nhu cầu chưa chính xác;
+ Chi phí đầu tư tăng lên không hợp lý do tổng mức đầu tư được lập không phù hợp với quy định, phương án sử dụng vật liệu xây dựng không hợp lý, giải pháp công nghệ không phù hợp;
+ Chi phí đầu tư tăng lên không hợp lý do sai sót trong công tác khảo sát (địa hình, địa chất, thủy văn, …) giai đoạn lập dự án và giai đoạn thực hiện dự án;
+ Chi phí tăng do thời gian lập và phê duyệt dự án kéo dài;
+ Chi phí tăng không hợp lý do phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư không phù hợp;
+ Chi phí tăng không hợp lý do quy mô, tiêu chuẩn, giải pháp, phương án sử dụng vật liệu, nội dung thiết kế (kiến trúc, kết cấu, hạ tầng, …) không phù hợp với thiết kế cơ sở của dự án đầu tư đã được phê duyệt;
+ Chi phí tăng không hợp lý do sai sót trong công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự toán;
+ Chi phí tăng không hợp lý do sai sót giá gói thầu, công tác chấm thầu ảnh hưởng đến kết quả trúng thầu trong công tác lựa chọn nhà thầu;
+ Chi phí tăng không hợp lý do sai sót trong công tác thương thảo, ký hợp đồng;
+ Chi phí tăng không hợp lý do sai sót trong công tác quản lý thực hiện hợp đồng về tiến độ, chất lượng công trình;
+ Chi phí tăng do sai sót trong công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán khối lượng hoàn thành.
- Tính hiệu lực: Đánh giá mức độ đạt được của các mục tiêu đã định và kết quả dự kiến của dự án.
Mức độ đạt được của từng mục tiêu cụ thể của dự án, công trình qua so sánh các mục tiêu thực tế đạt được của dự án (bao gồm các mục tiêu nội tại chính của dự án: về chi phí, chất lượng, thời gian thực hiện dự án; về công năng, công suất của dự án).
- Tính hiệu quả: Đánh giá kết quả đầu ra so với chi phí đã đầu tư hoặc mức độ sử dụng kinh phí đầu tư so với kết quả đầu ra cho trước; đánh giá hiệu quả xã hội của dự án.
+ Thông qua số liệu thống kê về mức độ tăng trưởng về kinh tế, xã hội đạt được sau khi đầu tư dự án để đánh giá về mức độ ảnh hưởng của dự án mang lại cho vùng dự án đến xóa đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, cải thiện môi trường, tăng khả năng tiếp cận của người dân đến các dịch vụ y tế, trường học, dịch vụ tín dụng và khả năng tiếp cận các trung tâm chính trị, kinh tế, chuyển dịch kinh tế, cơ cấu ngành nghề sau khi có dự án;
+ Chi phí đầu tư lãng phí do công trình hoàn thành không phát huy được công năng sử dụng như thiết kế;
+ Điều kiện sinh sống của dân tái định cư ở nơi ở mới so với với nơi ở cũ;
+ Dự án chậm tiến độ dẫn đến chậm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng;
+ Tính khả thi của việc đánh giá tác động môi trường và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng; sự ảnh hưởng đến môi trường, cuộc sống của cộng đồng dân cư khu vực có dự án;
+ Các vấn đề khác (nếu có).
- Đối tượng kiểm toán: Hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư dự án.
- Phạm vi kiểm toán
+ Thời kỳ được kiểm toán: xác định rõ khoảng thời gian từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc của dự án hay công trình xây dựng cơ bản hoặc đến thời điểm kiểm toán được xác định trong kế hoạch kiểm toán.
+ Đơn vị được kiểm toán: Cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư (Ban QLDA), các đơn vị quản lý có liên quan.
+ Xác định công việc phải thực hiện theo từng nội dung kiểm toán.
+ Tiêu chí lựa chọn nội dung được kiểm toán,…
- Giới hạn kiểm toán: Nêu những nội dung không kiểm toán và lý do không thực hiện.
- Địa điểm kiểm toán: Tại đơn vị được kiểm toán hoặc trụ sở Kiểm toán nhà nước (nếu có điều kiện) theo phê duyệt của Tổng Kiểm toán nhà nước. Trường hợp đặc biệt trong quá trình kiểm toán cần có sự thay đổi địa điểm khác thích hợp, Trưởng đoàn kiểm toán đề xuất Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán quyết định và chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước đồng thời báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước.
Ngoài các phương pháp được quy định tại Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. Trong kiểm toán dự án đầu tư cần chú trọng áp dụng một số phương pháp kiểm toán sau:
- Thuê/lấy ý kiến chuyên gia, kiểm định chất lượng công trình, định giá tài sản, kiểm tra hiện trường..., phải nêu rõ phạm vi, nội dung sử dụng các phương pháp này.
- Kiểm tra, đối chiếu với bên thứ 3 (như với Ban QLDA, nhà thầu, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế…), trong kế hoạch kiểm toán phải nêu rõ kiểm tra hay đối chiếu và phạm vi, nội dung kiểm tra hay đối chiếu.
- Và một số phương pháp kiểm toán nội dung trọng yếu có độ phức tạp cần trình bày cụ thể phương pháp, thủ tục kiểm toán cần áp dụng để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán.
Các quy định về: Thời hạn kiểm toán; bố trí nhân sự kiểm toán; kinh phí và các điều kiện vật chất cần thiết cho cuộc kiểm toán được thực hiện theo quy định tại Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8 Điều 11 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Việc lập KHKT được thực hiện với các nội dung phù hợp với quy định tại Đoạn 11 đến Đoạn 35 CMKTNN số 1300 – Lập kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán tài chính, Đoạn 21 đến Đoạn 48 CMKTNN số 3000 – Hướng dẫn kiểm toán hoạt động, Đoạn 8 đến Đoạn 38 CMKTNN số 4000 – Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ.
Thực hiện theo quy định tại Điều 12 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Thực hiện theo quy định tại Điều 13 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Xác định trọng yếu, trọng tâm kiểm toán: Tùy thuộc vào đặc điểm và kết quả khảo sát thu thập thông tin về dự án đầu tư, trong từng trường hợp cụ thể tùy thuộc vào phân tích xét đoán chuyên môn, khi lập KHKT chi tiết vận dụng xác định trọng yếu kiểm toán, trọng tâm kiểm toán theo quy định tại Điều 9 của Quy trình này.
Xác định mẫu chọn kiểm toán: Việc lựa chọn các phần tử kiểm toán, mẫu chọn được kiểm toán theo xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên từ những đặc điểm riêng của dự án đầu tư hoặc theo hướng dẫn cụ thể của Kiểm toán nhà nước.
Thực hiện theo quy định tại Điều 14 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước
- Báo cáo thực tế về tổ chức hoạt động, kinh nghiệm quản lý, kiểm soát nội bộ, nghiệp vụ kế toán, phân tích hoạt động kinh tế… của các chuyên gia trong và ngoài ngành.
- Phổ biến cơ chế, chính sách, chế độ quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản, chế độ quản lý kinh tế, tài chính, kế toán của Nhà nước mà đơn vị được kiểm toán phải tuân thủ hoặc được phép áp dụng. Đặc biệt, phải cập nhật các quy định mới về đầu tư xây dựng cơ bản, tài chính, kế toán có liên quan đến dự án và hoạt động của đơn vị được kiểm toán.
- Các đặc điểm của dự án cần lưu ý trong quá trình triển khai thực hiện về các mặt: Quy mô đầu tư, nguồn vốn đầu tư, tình hình triển khai thực hiện dự án, các đặc điểm riêng đối với từng loại hình dự án đầu tư (giao thông, thủy lợi, xây dựng…).
Thực hiện theo quy định tại Điều 16 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
THỰC HIỆN KIỂM TOÁN
Thực hiện theo quy định tại Điều 17 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Thực hiện theo các bước quy định tại Khoản 2 Điều 13 của Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
- Căn cứ KHKT chi tiết đã được duyệt và nhiệm vụ được giao, Kiểm toán viên sử dụng các phương pháp, thủ tục kiểm toán để thực hiện kiểm toán từng nội dung, khoản mục nhằm thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán. Các phương pháp và thủ tục kiểm toán thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 10 của Quy trình này.
- Kiểm toán viên nhà nước phải thực hiện kiểm toán theo trình tự từ tổng hợp đến chi tiết; lựa chọn một hoặc kết hợp một số phương pháp, thủ tục kiểm toán thích hợp để kiểm toán những nội dung cụ thể. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước phải vận dụng hợp lý các phương pháp, thủ tục kiểm toán, kiến thức và xét đoán chuyên môn; các văn bản theo quy định của pháp luật để tiến hành kiểm toán các phần việc được phân công một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian.
- Việc đánh giá bằng chứng kiểm toán thu thập được, thực hiện phù hợp theo quy định tại CMKTNN số 1500 – Bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán tài chính; từ Đoạn 55 đến Đoạn 84 CMKTNN số 3000 – Hướng dẫn kiểm toán hoạt động và từ Đoạn 43 đến Đoạn 61 CMKTNN số 4000 – Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ.
- Kiểm toán viên nhà nước phải có hành vi ứng xử chuyên nghiệp thông qua xét đoán chuyên môn, thận trọng và thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong suốt cuộc kiểm toán.
- Trong quá trình thực hiện kiểm toán: Nếu có các dấu hiệu làm cho Kiểm toán viên nhà nước tin rằng một tài liệu có thể không xác thực, hoặc đã bị sửa đổi mà không được thông báo, hoặc những nội dung, số liệu phát hiện có dấu hiệu gian lận thì Kiểm toán viên nhà nước phải tiến hành kiểm tra thêm bằng các thủ tục như: Xác nhận trực tiếp với bên thứ ba; sử dụng chuyên gia và các phương pháp hợp pháp khác để đánh giá tính xác thực của tài liệu đó; kiểm tra, xác minh tài liệu đó từ các nguồn thông tin khác. Nếu các giải trình của đơn vị được kiểm toán là không nhất quán, thì Kiểm toán viên nhà nước phải tiến hành kiểm tra về các điểm không nhất quán đó nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp để khẳng định hoặc loại bỏ nghi ngờ của Kiểm toán viên nhà nước. Việc xác minh, điều tra,… phải lập biên bản và các bằng chứng thu thập được kèm theo. Trong trường hợp phát hiện dấu hiệu sai phạm lớn, các sai phạm có dấu hiệu hình sự, Kiểm toán viên nhà nước, Tổ trưởng phải báo cáo kịp thời cho Trưởng đoàn, Kiểm toán trưởng; Trưởng đoàn, Kiểm toán trưởng phải báo cáo kịp thời với Tổng Kiểm toán nhà nước để chỉ đạo làm rõ, xử lý.
Thực hiện theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều 18 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
- Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
- Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (đối với công trình xây dựng sử dụng vốn hỗ trợ của nước ngoài); các quy định của nhà tài trợ (đối với các dự án sử dụng vốn của các tổ chức, cá nhân tài trợ).
- Các Quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch chi tiết có liên quan; các hiệp định ký kết đối với các dự án sử dụng vốn vay.
- Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm về chuẩn bị đầu tư của cấp có thẩm quyền giao; dự toán kinh phí được phê duyệt.
- Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư (nếu có), Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi), dự án đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu khả thi) hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình và quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép tiến hành đầu tư xây dựng công trình.
- Quyết định giao nhiệm vụ chủ đầu tư và thành lập Ban QLDA, hợp đồng thuê tư vấn quản lý dự án (nếu có).
- Hợp đồng điều tra, khảo sát, tư vấn lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình, dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
- Giấy phép kinh doanh, điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức và cá nhân thực hiện hợp đồng điều tra, khảo sát, tư vấn, lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình, dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
- Văn bản thẩm tra, thẩm định, tham gia ý kiến của các cơ quan có liên quan trong việc thẩm định dự án đầu tư và thiết kế cơ sở; quyết định phê duyệt dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế, kỹ thuật; biên bản nghiệm thu bàn giao tài liệu.
- Tài liệu khác.
- Kiểm tra đánh giá sự cần thiết đầu tư xây dựng và chủ trương đầu tư, mục tiêu đầu tư xây dựng, địa điểm xây dựng và diện tích sử dụng đất, quy mô công suất và hình thức đầu tư xây dựng.
- Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng; Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí địa điểm xây dựng, khả năng kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực; Đối với các dự án đầu tư có điều chỉnh cần kiểm tra cơ sở của việc điều chỉnh dự án đầu tư, tính đúng đắn của việc điều chỉnh so với các quy định của Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công và các quy định có liên quan.
- Sự phù hợp của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ được lựa chọn đối với công trình có yêu cầu về thiết kế công nghệ; Sự phù hợp của các giải pháp thiết kế về bảo đảm an toàn xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; Sự tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong thiết kế; Sự phù hợp của giải pháp tổ chức thực hiện dự án theo giai đoạn, hạng mục công trình với yêu cầu của thiết kế cơ sở.
- Cơ sở của việc lập tổng mức đầu tư; tính đúng đắn của phương pháp xác định tổng mức đầu tư.
- Việc chấp hành trình tự, thủ tục đầu tư: Báo cáo đầu tư xây dựng công trình, dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình phải được lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt đúng quy định trình tự, thời gian và nội dung.
- Thẩm quyền của cơ quan quyết định đầu tư: Kiểm tra việc ra quyết định đầu tư có đúng thẩm quyền.
- Thẩm quyền của cơ quan thẩm định báo cáo đầu tư xây dựng công trình, dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
- Năng lực của các đơn vị tư vấn: Kiểm tra sự phù hợp của giấy phép kinh doanh, năng lực hoạt động xây dựng của đơn vị tư vấn với quy mô dự án đầu tư đang thực hiện; kiểm tra chứng chỉ hành nghề của cá nhân tham gia dự án.
Đối với các sai sót phát hiện qua kết quả kiểm toán cần xác định cụ thể nguyên nhân, giá trị sai sót (nếu có) làm căn cứ đưa ra kết luận và kiến nghị xử lý tài chính và trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan theo quy định của Nhà nước.
- Hồ sơ khảo sát, thiết kế, dự toán; báo cáo thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; quyết định phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình (Hồ sơ lập ban đầu và hồ sơ điều chỉnh bổ sung trong quá trình triển khai thực hiện dự án).
- Kế hoạch lựa chọn thầu, văn bản thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có); Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; Quyết định điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có).
- Hồ sơ lựa chọn nhà thầu: Hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu; Văn bản phê duyệt hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu; Thông báo mời thầu; Văn bản phê duyệt danh sách nhà thầu trong trường hợp đấu thầu hạn chế; Hồ sơ dự thầu/ hồ sơ đề xuất/ hồ sơ điều kiện năng lực của nhà thầu; Hồ sơ xét thầu; Báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu; Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
- Biên bản thương thảo, đàm phán hợp đồng, hợp đồng kinh tế, phụ lục hợp đồng kinh tế, hồ sơ thanh lý hợp đồng kinh tế giao nhận thầu xây dựng, mua sắm thiết bị, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.
- Giấy phép xây dựng (trường hợp dự án đầu tư yêu cầu phải có giấy phép xây dựng), giấy phép khai thác tài nguyên (trường hợp dự án đầu tư có nhu cầu khai thác tài nguyên).
- Hồ sơ quản lý chất lượng công trình: Bản vẽ hoàn công, nhật ký công trình, hồ sơ nghiệm thu, ....
- Hồ sơ thanh toán, quyết toán.
- Hồ sơ thực hiện hợp đồng của các gói thầu: Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.
- Các quy định về quản lý giá, tiến độ thi công xây dựng, chất lượng, thanh quyết toán.
- Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có).
- Hồ sơ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
+ Phương án và dự toán sử dụng đất;
+ Biên bản kiểm kê đất và tài sản trên đất;
+ Phương án bồi thường, các văn bản thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
+ Chứng từ thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Các căn cứ khác (nếu có).
- Kiểm tra điều kiện, năng lực của các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án (khảo sát, thiết kế, tư vấn, thi công, ... có đủ tư cách pháp nhân và giấy phép kinh doanh, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng).
- Việc chấp hành quy định về: Sự tuân thủ của thiết kế với quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng áp dụng cho dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định khác có liên quan; thẩm quyền của cơ quan thẩm định (thiết kế, dự toán và quyết toán); thẩm quyền của cơ quan ra quyết định phê duyệt nhiệm vụ khảo sát, thiết kế - dự toán hoặc cấp giấy phép, …
- Việc chấp hành trình tự, thủ tục đầu tư như: Trình tự thiết kế công trình theo các bước đã được quy định; hồ sơ thiết kế, dự toán phải được thẩm tra, thẩm định trước khi phê duyệt; điều kiện khởi công công trình; các quy định khác (nếu có).
- Kiểm tra nội dung các văn bản quy định về thủ tục đầu tư. So sánh về quy mô, mức độ, chỉ tiêu với các văn bản, thủ tục khác của dự án đầu tư đã ban hành trước có tính pháp lý cao hơn như thiết kế bước sau phải phù hợp với bước thiết kế trước đã được phê duyệt về quy mô, công nghệ, công suất, cấp công trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.
- Kiểm tra giá trị dự toán công trình: Kiểm tra sự phù hợp khối lượng công tác xây dựng, chủng loại và số lượng thiết bị trong dự toán so với khối lượng, chủng loại và số lượng thiết bị tính toán từ thiết kế xây dựng, công nghệ; định mức, đơn giá, phụ phí phải áp dụng đúng với chế độ quy định. Kiểm tra trình tự, thủ tục, thẩm quyền khi thực hiện điều chỉnh dự toán; dự toán xây dựng công trình không được vượt tổng mức đầu tư.
- Kiểm tra hồ sơ thủ tục lựa chọn nhà thầu về tính đầy đủ, đúng đắn, hợp lệ của hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu, hồ sơ lựa chọn nhà thầu, kết quả trúng thầu..., hồ sơ chỉ định thầu... theo đúng quy định của luật pháp (Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan).
- Kiểm tra việc đàm phán, thương thảo và ký kết hợp đồng trong hoạt động xây dựng phải phù hợp với Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; kiểm tra việc tuân thủ các quy định của hợp đồng trong quá trình thực hiện; kiểm tra thủ tục thanh lý hợp đồng.
- Trình tự, thủ tục quản lý giá công trình; việc xây dựng và phê duyệt đơn giá phải đúng chế độ quy định.
- Kiểm tra sự phù hợp của việc thay đổi thiết kế, kiểm tra khối lượng phát sinh (các lệnh thay đổi) với chế độ, hồ sơ dự thầu và các quy định của hợp đồng.
- Kiểm tra việc tuân thủ các quy định trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
+ Thành phần Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định;
+ Việc ban hành đơn giá bồi thường, hỗ trợ của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố;
+ Công tác lập, thẩm tra và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
+ Kiểm tra việc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đối với bản đồ hiện trạng; hồ sơ kỹ thuật thửa đất, ... do đơn vị tư vấn lập;
+ Kiểm tra sự đầy đủ của hồ sơ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định.
Đối với các sai sót phát hiện qua kết quả kiểm toán cần xác định cụ thể nguyên nhân, giá trị sai sót (nếu có) làm căn cứ đưa ra kết luận và kiến nghị xử lý tài chính và trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan theo quy định của Nhà nước.
- Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn có liên quan.
- Hồ sơ mời thầu/Hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu/hồ sơ đề xuất.
- Hồ sơ quản lý chất lượng công trình: khảo sát, thiết kế, thi công, ...
- Hồ sơ hợp đồng.
- Hồ sơ hoàn công.
- Các hồ sơ phê duyệt điều chỉnh bổ sung khác (nếu có).
Căn cứ kết quả trong bước thực hiện kiểm toán tuân thủ việc chấp hành các văn bản pháp luật về quản lý dự án đầu tư, căn cứ vào các văn bản pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng và căn cứ kết quả kiểm tra hiện trường, kết quả kiểm định chất lượng (nếu có) để đánh giá chất lượng từng khâu trong thực hiện dự án đầu tư và toàn dự án, cụ thể:
- Kiểm tra đánh giá chất lượng công tác khảo sát
Kiểm tra tính tuân thủ, trình tự thực hiện, chất lượng công tác khảo sát qua các bước: Nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng, tiêu chuẩn khảo sát áp dụng, giám sát khảo sát của nhà thầu và chủ đầu tư, kết quả nghiệm thu công tác khảo sát cùng các nội dung trong báo cáo khảo sát,...
- Kiểm tra đánh giá chất lượng công tác thiết kế: Tính tuân thủ, trình tự, chất lượng thực hiện trong công tác lập nhiệm vụ thiết kế có phù hợp với chủ trương, mục tiêu đầu tư; nội dung thiết kế có tuân theo nhiệm vụ thiết kế được phê duyệt, phù hợp với kết quả khảo sát và tiêu chuẩn thiết kế được lựa chọn; việc triển khai các bước thiết kế có đảm bảo tính logic và kế thừa; đánh giá chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế và chất lượng công tác nghiệm thu thiết kế.
- Kiểm tra đánh giá chất lượng công tác thi công xây dựng công trình bao gồm: Kiểm tra công tác quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng; kiểm tra công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu; kiểm tra công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình và nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư; kiểm tra công tác giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình; kiểm tra việc thực hiện thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình trong quá trình thi công xây dựng (nếu có); kiểm tra tính tuân thủ về bảo hành, bảo trì công trình theo quy định.
- Kiểm tra hiện trường và kết quả đánh giá của các cơ quan chuyên môn
Việc kiểm tra hiện trường phải có kế hoạch được Trưởng đoàn phê duyệt bao gồm: Nội dung, phương pháp, phương tiện, nhân sự ... kết quả kiểm tra hiện trường phải lập thành Biên bản kiểm tra hiện trường. Đối với những công việc đòi hỏi chuyên môn sâu hoặc cần phải kiểm định chất lượng công trình có thể thuê các đơn vị kiểm định chất lượng chuyên ngành hoặc thuê chuyên gia theo quy định của Kiểm toán nhà nước và thực hiện sau khi được sự đồng ý của lãnh đạo Kiểm toán nhà nước.
Đối với các sai sót phát hiện qua kết quả kiểm toán cần xác định cụ thể nguyên nhân, giá trị sai sót (nếu có) làm căn cứ đưa ra kết luận và kiến nghị xử lý tài chính và trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan theo quy định của Nhà nước.
- Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
- Quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép tiến hành đầu tư xây dựng công trình.
- Các quy hoạch có liên quan và kế hoạch đầu tư dự án được phê duyệt.
- Hồ sơ mời thầu/Hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu/hồ sơ đề xuất.
- Hồ sơ quản lý chất lượng công trình.
- Hồ sơ hợp đồng; hồ sơ phát sinh, các văn bản gia hạn hợp đồng.
- Hồ sơ hoàn công.
- Đánh giá tổng thể về công tác quản lý tiến độ công trình theo quy định.
- Xác định thời gian chậm hoặc vượt tiến độ theo từng công việc từ lập dự án đến thi công xây dựng, hoàn thành bàn giao các hạng mục và toàn bộ công trình; kiểm tra việc gia hạn hợp đồng (nếu có) của gói thầu, dự án đầu tư theo nội dung hợp đồng đã ký kết.
- Thời gian chậm hoặc vượt tiến độ dự án theo kế hoạch ban đầu.
- Xác định nguyên nhân khách quan, chủ quan của việc chậm tiến độ và việc phải gia hạn hợp đồng; thẩm quyền của cấp quyết định việc gia hạn hợp đồng.
- Xác định nguyên nhân rút ngắn được tiến độ thực hiện hợp đồng và của dự án (nếu có).
- Đánh giá việc xử lý chậm tiến độ của chủ đầu tư.
Đối với các sai sót phát hiện qua kết quả kiểm toán cần xác định cụ thể nguyên nhân, giá trị sai sót (nếu có) làm căn cứ đưa ra kết luận và kiến nghị xử lý tài chính và trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan theo quy định của Nhà nước.
- Luật Xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
- Các biên bản nghiệm thu công việc, bộ phận, giai đoạn, hạng mục, toàn bộ dự án đầu tư; hồ sơ quản lý chất lượng công trình (thí nghiệm vật liệu đầu vào; thí nghiệm, kiểm tra chất lượng toàn bộ dự án đầu tư, ...).
- Bản vẽ hoàn công, báo cáo kết quả thực hiện dự án (nếu có), hồ sơ bảo hành công trình, công tác bảo hành của đơn vị thi công, ...
- Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành; Báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo hạng mục công trình, công trình hoàn thành; Báo cáo quyết toán A-B; Báo cáo kiểm toán độc lập (nếu có).
- Hồ sơ nghiệm thu: Kiểm tra các biên bản nghiệm thu công việc, bộ phận, giai đoạn, hạng mục, toàn bộ dự án đầu tư.
- Kiểm tra hồ sơ hoàn thành công trình theo quy định; kiểm tra hồ sơ bảo hành công trình, công tác bảo hành của đơn vị thi công.
- Kiểm tra báo cáo quyết toán dự án hoàn thành; báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo hạng mục công trình, công trình hoàn thành; báo cáo giá trị khối lượng hoàn thành.
- Tình hình thực tế sử dụng tài sản, công trình sau bàn giao.
Đối với các sai sót phát hiện qua kết quả kiểm toán cần xác định cụ thể nguyên nhân, giá trị sai sót (nếu có) làm căn cứ đưa ra kết luận và kiến nghị xử lý tài chính và trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan theo quy định của Nhà nước.
- Kiểm toán việc quản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư của dự án: vốn ngân sách nhà nước, vốn vay, vốn khác.
- Kiểm toán việc chấp hành các quy định về chi tiêu thường xuyên của đơn vị quản lý dự án.
- Kiểm toán việc tuân thủ các quy định trong việc tạm ứng, thanh toán: căn cứ vào chế độ và quy định của hợp đồng kiểm tra trình tự, thủ tục tạm ứng, thanh toán.
- Kiểm toán việc chấp hành chế độ báo cáo quyết toán vốn đầu tư hàng năm theo niên độ ngân sách nhà nước.
- Việc tuân thủ chế độ kế toán bao gồm: Chế độ kế toán áp dụng, hình thức kế toán, công tác mở sổ kế toán hạch toán kế toán, lập các loại báo cáo theo quy định, ...
- Việc đối chiếu công nợ, thanh toán của các đơn vị chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư đối với các nhà thầu, với cơ quan cấp phát, cho vay.
- Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
- Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các nguồn vốn vay khác, hiệp định đã ký kết với tổ chức cho vay vốn.
- Quyết định phê duyệt đầu tư dự án.
- Các chế độ quản lý tài chính, kế toán của Nhà nước.
- Kiểm tra tình hình giải ngân, thanh toán vốn đầu tư; kiểm tra tính đầy đủ của nguồn vốn đã đầu tư: Chứng từ, sổ kế toán, thực hiện đối chiếu số vốn đã cấp, cho vay, thanh toán do chủ đầu tư đã báo cáo với số xác nhận của cơ quan cấp vốn, cho vay, thanh toán liên quan; trường hợp nhận vốn bằng ngoại tệ phải thực hiện kiểm tra việc quy đổi theo tỷ giá quy định tại thời điểm phát sinh.
- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các nguồn vốn đầu tư đã sử dụng; kiểm tra việc quyết toán nguồn vốn đầu tư thực hiện theo niên độ ngân sách nhà nước.
- Kiểm tra sự phù hợp trong việc sử dụng các loại nguồn vốn đầu tư so với cơ cấu xác định trong quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.
- Kiểm tra việc lập kế hoạch vốn, bố trí vốn và thực hiện kế hoạch vốn.
- Luật đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
- Các chế độ quản lý tài chính, kế toán của Nhà nước.
- Hồ sơ, tài liệu do đơn vị cung cấp: Các hồ sơ khảo sát, bản vẽ thiết kế, hồ sơ dự toán, thiết kế bản vẽ thi công (BVTC), hồ sơ hợp đồng, biên bản nghiệm thu, bản vẽ hoàn công, hồ sơ quản lý chất lượng, quyết toán A – B, …; hồ sơ địa chính; hồ sơ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và các tài liệu khác có liên quan.
- Căn cứ tổng mức đầu tư được duyệt và chi phí đầu tư thực hiện để thực hiện kiểm toán theo KHKT chi tiết được phê duyệt đối với từng khoản mục chi phí ghi trong tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác.
- Kiểm toán viên phải thực hiện kiểm toán theo quy định đối với từng hình thức giá hợp đồng và các điều khoản cụ thể của hợp đồng, phù hợp với hồ sơ quản lý chất lượng, khoản mục chi phí đầu tư do chủ đầu tư tự thực hiện hay do chủ đầu tư thuê các nhà thầu thực hiện theo hợp đồng.
- Trường hợp chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công tại hiện trường được lập thiết kế, dự toán riêng cho hạng mục, tiến hành kiểm toán như kiểm toán gói thầu xây dựng độc lập.
- Trường hợp chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công tại hiện trường được tính theo tỷ lệ (%) trong gói thầu xây dựng chính (không lập thiết kế, dự toán riêng); tiến hành kiểm toán việc áp dụng tỷ lệ (%) trên cơ sở kết quả kiểm toán gói thầu xây dựng chính.
- Khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên phải nghiên cứu kỹ hồ sơ hợp đồng, bản vẽ thiết kế, hồ sơ hoàn công và các tài liệu có liên quan, chọn mẫu những khối lượng xây lắp có giá trị lớn, những phần công việc có nhiều khả năng sai sót để đi sâu kiểm tra chi tiết.
- Đối chiếu nội dung công việc, khối lượng thực hiện trong bảng tính giá trị đề nghị thanh toán/quyết toán A-B với biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành, hồ sơ thiết kế BVTC, bản vẽ hoàn công, chỉ dẫn kỹ thuật thi công và nghiệm thu của Dự án, hồ sơ quản lý chất lượng công trình, kết quả kiểm tra hiện trường và các yêu cầu của hợp đồng để xác định khối lượng công việc hoàn thành đã được nghiệm thu đúng quy định.
- Đối chiếu đơn giá trong bảng tính giá trị đề nghị thanh toán/quyết toán A-B với đơn giá ghi trong bảng tính giá trị hợp đồng.
- Đối với gói thầu đã lập Báo cáo quyết toán công trình hoàn thành, trường hợp nhà thầu thực hiện đầy đủ các yêu cầu, nội dung công việc, đúng khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá ghi trong hợp đồng, bảng tính giá hợp đồng; thì giá trị quyết toán đúng bằng giá trọn gói của hợp đồng đã ký; Không chiết tính lại khối lượng cũng như đơn giá chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quyết định trúng thầu.
- Đối với các sai sót về khối lượng nghiệm thu (khối lượng nghiệm thu tính toán lại theo kết quả kiểm toán sai khác so với khối lượng đề nghị thanh toán/quyết toán) được tính toán, xác định làm căn cứ để kiến nghị phù hợp và xác định trách nhiệm, tập thể, cá nhân theo quy định của Nhà nước và các quy định trong hợp đồng kinh tế ký kết giữa các bên có liên quan.
- Đối chiếu nội dung công việc, khối lượng thực hiện trong bảng tính giá trị đề nghị thanh toán/quyết toán A-B với biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành, hồ sơ thiết kế BVTC, bản vẽ hoàn công, chỉ dẫn kỹ thuật thi công và nghiệm thu của Dự án, hồ sơ quản lý chất lượng công trình, kết quả kiểm tra hiện trường và các yêu cầu của hợp đồng để tính toán, xác định khối lượng công việc hoàn thành đã được nghiệm thu đúng quy định.
- Đối chiếu đơn giá trong bảng tính giá trị đề nghị thanh toán/quyết toán A-B với đơn giá cố định ghi trong bảng tính giá hợp đồng và các tài liệu kèm theo hợp đồng.
- Giá trị thanh toán/quyết toán bằng khối lượng công việc hoàn thành đã được nghiệm thu đúng quy định nhân (x) với đơn giá cố định ghi trong hợp đồng.
- Căn cứ điều kiện cụ thể của hợp đồng, xác định rõ phạm vi và phương thức điều chỉnh của hợp đồng.
- Trường hợp điều chỉnh về khối lượng phải căn cứ biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành, hồ sơ thiết kế BVTC, bản vẽ hoàn công, chỉ dẫn kỹ thuật thi công và nghiệm thu của Dự án, hồ sơ quản lý chất lượng công trình, kết quả kiểm tra hiện trường và các yêu cầu của hợp đồng để tính toán, xác định khối lượng công việc hoàn thành đã được nghiệm thu đúng quy định.
- Trường hợp điều chỉnh về đơn giá phải căn cứ nguyên tắc điều chỉnh đơn giá ghi trong hợp đồng để xác định đơn giá thanh toán/quyết toán.
- Trường hợp điều chỉnh theo cơ chế chính sách của Nhà nước phải căn cứ nguyên tắc ghi trong hợp đồng, các cơ chế chính sách được áp dụng phù hợp với thời gian thực hiện hợp đồng (đã ghi trong hợp đồng) để xác định giá trị được điều chỉnh. Đối với các gói thầu bị chậm tiến độ không điều chỉnh cho trường hợp kéo dài thời gian thực hiện so với thời gian trong hợp đồng đã ký do lỗi của nhà thầu gây ra.
- Giá trị thanh toán/quyết toán bằng khối lượng công việc hoàn thành đã được nghiệm thu đúng quy định nhân (x) với đơn giá thanh toán/quyết toán.
Khi thực hiện kiểm toán Kiểm toán viên (KTV) phải xác định rõ phạm vi theo công trình, hạng mục công trình hoặc nội dung công việc cụ thể được áp dụng hình thức hợp đồng cụ thể: trọn gói, đơn giá cố định hoặc đơn giá điều chỉnh. Việc kiểm toán từng phần của hợp đồng, theo từng hình thức hợp đồng, tương ứng với quy định tại các điểm b.1, b.2, b.3 điểm b khoản này.
Khi thực hiện kiểm toán các trường hợp phát sinh phải căn cứ các quy định về điều chỉnh hợp đồng xây dựng tương ứng với từng loại hợp đồng đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng và phụ lục bổ sung hợp đồng (nếu có), hồ sơ xử lý phát sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện kiểm toán chi tiết.
Trường hợp chủ đầu tư ký kết hợp đồng với đơn vị hạch toán phụ thuộc để thực hiện gói thầu, việc kiểm toán gói thầu căn cứ vào hình thức giá hợp đồng và thực hiện theo quy định tại các điểm b.1, b.2, b.3, b.4, b.5 điểm b khoản này.
Trường hợp chủ đầu tư ký thỏa thuận giao việc cho một đơn vị thuộc chủ đầu tư để thực hiện gói thầu, việc kiểm toán thực hiện như sau:
- Đối chiếu các nội dung, khối lượng trong bảng tính giá trị đề nghị quyết toán của chủ đầu tư với biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành, hồ sơ thiết kế BVTC, bản vẽ hoàn công, chỉ dẫn kỹ thuật thi công và nghiệm thu của Dự án, hồ sơ quản lý chất lượng công trình, kết quả kiểm tra hiện trường để tính toán, xác định khối lượng công việc hoàn thành đã được nghiệm thu đúng quy định.
- Đối chiếu sự phù hợp giữa đơn giá trong bảng tính giá trị đề nghị thanh toán/quyết toán của chủ đầu tư với đơn giá trong dự toán được duyệt.
- Giá trị thanh toán/quyết toán bằng khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu đúng quy định nhân (x) với đơn giá đã kiểm tra.
- Kiểm tra tổng thể công trình về khối lượng, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật công trình...
- Chọn mẫu một số công việc, hạng mục, kiểm tra kích thước thông qua các phương pháp đo, đếm, ...; kiểm tra quy cách, tiêu chuẩn vật tư, vật liệu; sử dụng các thiết bị kiểm tra sự phù hợp của thực tế với bản vẽ hoàn công, biên bản nghiệm thu. Đối với việc kiểm tra các công trình đang trong giai đoạn thi công cần phải kiểm tra các phần công việc chìm khuất (nếu đủ điều kiện) trước khi thực hiện các công việc tiếp theo.
- Đối chiếu danh mục, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, cấu hình, giá của thiết bị trong bảng tính giá trị đề nghị thanh toán/quyết toán A-B với các yêu cầu, danh mục, chủng loại, cấu hình, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng quy định trong hợp đồng; kết quả kiểm tra hiện trường, giá của thiết bị ghi trong hợp đồng, bảng tính giá hợp đồng và các biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành của hợp đồng.
- Đối với gói thầu đã lập Báo cáo quyết toán công trình hoàn thành, trường hợp nhà thầu thực hiện đầy đủ các yêu cầu, nội dung công việc, đúng khối lượng thực hiện và quy định của hợp đồng thì giá trị quyết toán đúng bằng giá trọn gói của hợp đồng đã ký; Không chiết tính lại đơn giá chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quyết định trúng thầu.
- Đối với các sai sót về danh mục, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, cấu hình (kết quả kiểm tra, tính toán lại theo kết quả kiểm toán sai khác so với danh mục, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, cấu hình đề nghị thanh toán/quyết toán) được tính toán, xác định làm căn cứ để kiến nghị phù hợp và xác định trách nhiệm, tập thể, cá nhân theo quy định của Nhà nước và các quy định trong hợp đồng kinh tế ký kết giữa các bên có liên quan.
- Căn cứ biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện tính toán, đối chiếu danh mục, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, cấu hình của thiết bị trong bảng tính giá trị đề nghị thanh toán/quyết toán A-B với các yêu cầu, danh mục, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, cấu hình của thiết bị quy định trong hợp đồng; kết quả kiểm tra hiện trường và các tài liệu kèm theo hợp đồng để xác định khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu đúng quy định.
- Đối chiếu đơn giá trong bảng tính giá trị đề nghị thanh toán/quyết toán A-B với đơn giá cố định ghi trong bảng tính giá hợp đồng.
- Giá trị thanh toán/quyết toán bằng khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu đúng quy định nhân (x) với đơn giá cố định ghi trong hợp đồng.
- Căn cứ điều kiện cụ thể của hợp đồng, xác định rõ phạm vi và phương thức điều chỉnh của hợp đồng.
- Trường hợp điều chỉnh về khối lượng phải căn cứ biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện tính toán, đối chiếu danh mục, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, cấu hình của thiết bị trong bảng tính giá trị đề nghị thanh toán/quyết toán A-B với các yêu cầu, danh mục, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, cấu hình của thiết bị quy định trong hợp đồng; kết quả kiểm tra hiện trường và các tài liệu kèm theo hợp đồng để xác định khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu đúng quy định.
- Trường hợp điều chỉnh về đơn giá phải căn cứ nguyên tắc điều chỉnh đơn giá ghi trong hợp đồng để xác định đơn giá quyết toán.
- Trường hợp điều chỉnh theo cơ chế chính sách của Nhà nước phải căn cứ nguyên tắc ghi trong hợp đồng và các cơ chế chính sách được áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng để xác định giá trị được điều chỉnh. Đối với các gói thầu bị chậm tiến độ không điều chỉnh cho trường hợp kéo dài thời gian thực hiện so với thời gian trong hợp đồng đã ký do lỗi của nhà thầu gây ra.
- Giá trị thanh toán/quyết toán bằng khối lượng công việc hoàn thành đã được nghiệm thu đúng quy định nhân (x) với đơn giá thanh toán/quyết toán.
Khi thực hiện kiểm toán KTV cần xác định rõ phạm vi hoặc nội dung công việc cụ thể được áp dụng hình thức hợp đồng: trọn gói, đơn giá cố định hoặc giá điều chỉnh. Việc kiểm toán từng phần của hợp đồng, theo từng hình thức hợp đồng, tương ứng với quy định tại các điểm c.1, c.2, c.3 điểm c khoản này.
Khi thực hiện kiểm toán các trường hợp phát sinh phải căn cứ các quy định về điều chỉnh hợp đồng xây dựng tương ứng với từng loại hợp đồng đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng và phụ lục bổ sung hợp đồng (nếu có), hồ sơ xử lý phát sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện kiểm toán chi tiết.
- Trường hợp chủ đầu tư ký kết hợp đồng với đơn vị hạch toán phụ thuộc để thực hiện gói thầu, việc thẩm tra gói thầu căn cứ vào hình thức giá hợp đồng và thực hiện theo quy định tại các điểm c.1, c.2, c.3, c.4, c.5 điểm c khoản này.
- Trường hợp chủ đầu tư ký thỏa thuận giao việc cho một đơn vị thuộc chủ đầu tư để thực hiện gói thầu, việc kiểm toán thực hiện như sau:
+ Đối chiếu danh mục, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, cấu hình, giá của thiết bị đề nghị thanh toán/quyết toán so với biên bản nghiệm thu, hồ sơ thiết kế phần thiết bị và dự toán chi phí thiết bị được phê duyệt để xác định giá trị quyết toán phần mua sắm thiết bị;
+ Kiểm tra chi phí gia công, lắp đặt thiết bị đối với thiết bị cần gia công, cần lắp đặt theo dự toán được duyệt và được nghiệm thu đúng quy định. Giá trị quyết toán bằng khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu đúng quy định nhân (x) với đơn giá đã kiểm tra;
+ Kiểm tra các khoản chi phí liên quan: chi phí vận chuyển thiết bị từ nơi mua về đến chân công trình; chi phí lưu kho bãi, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị, chi phí khác.
Chọn mẫu một số thiết bị để kiểm tra thực tế tại hiện trường nhằm xác định sự hiện hữu của tài sản về danh mục, chủng loại, tiêu chuẩn kỹ thuật, xuất xứ của thiết bị công nghệ, phụ tùng kèm theo và các trang bị khác.
- Căn cứ vào chứng từ, hoá đơn và các tài liệu có liên quan kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của toàn bộ các khoản chi phí quản lý dự án; đối chiếu các nội dung chi với dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chi phí thực tế so với tỷ lệ, định mức quy định; việc mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản.
- Trường hợp Ban QLDA quản lý nhiều công trình, dự án cùng một thời điểm mà không theo dõi chi tiết theo từng công trình: Thực hiện kiểm tra việc phân bổ chi phí quản lý dự án cho từng công trình, dự án so với tỷ lệ, định mức nhà nước quy định.
- Kiểm toán nhóm chi phí theo định mức: Căn cứ vào việc áp dụng định mức, tỷ lệ quy định; điều kiện cam kết của hợp đồng để thực hiện kiểm tra.
- Kiểm toán nhóm chi phí tính trực tiếp theo dự toán được duyệt: Kiểm tra việc lập, thẩm định, phê duyệt dự toán; việc quyết toán đối với các chi phí.
- Kiểm toán nhóm chi phí áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian: đối chiếu đơn giá thù lao theo thời gian do chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận trong hợp đồng nhân với thời gian làm việc thực tế (theo tháng, tuần, ngày, giờ) để xác định mức thù lao phải trả cho nhà thầu. Các khoản chi phí đi lại, khảo sát, thuê văn phòng làm việc, chi khác căn cứ quy định về phương thức thanh toán ghi trong hợp đồng để thẩm tra (theo chứng từ hóa đơn hợp lệ hoặc theo đơn giá khoán đã thỏa thuận trong hợp đồng).
- Kiểm toán đánh giá tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, việc xây dựng và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Căn cứ vào hồ sơ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, hồ sơ địa chính kết hợp với kiểm tra thực tế để xác định diện tích, nguồn gốc, hạng đất đất đền bù; dự toán các công trình trên đất phải bồi thường, di chuyển; việc áp dụng giá bồi thường, hỗ trợ về đất, hoa màu và các công trình trên đất căn cứ vào chính sách của nhà nước theo từng thời kỳ; giá trị quyết toán các công trình tái định cư, các công trình xây dựng để thực hiện bồi thường (nếu có).
- Kiểm tra danh sách chi trả cho các tổ chức, cá nhân nhận tiền bồi thường đã có chữ ký xác nhận theo quy định để xác định giá trị quyết toán.
- Kiểm toán việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi, hỗ trợ, tái định cư.
- Trường hợp có các công trình hạ tầng kỹ thuật thì việc kiểm toán tương tự như kiểm toán chi phí xây dựng nêu tại Điểm b Khoản này.
- Kiểm toán công tác lập báo cáo quyết toán và thẩm tra quyết toán của các đơn vị thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong trường hợp nội dung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được tách thành tiểu dự án riêng và tổ chức thực hiện độc lập.
- Luật Xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
- Hồ sơ quyết toán và các quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
- Kết quả kiểm toán phần chi phí đầu tư dự án theo từng công trình, hạng mục công trình.
- Biên bản xác định giá trị thiệt hại, quyết định huỷ bỏ của cấp có thẩm quyền để không tính vào giá trị tài sản.
- Kiểm tra nguyên nhân và giá trị thiệt hại theo các biên bản tính toán, xác nhận; kiểm tra biên bản và chứng từ bồi thường của công ty bảo hiểm để tính ra phần thiệt hại không thuộc phạm vi bảo hiểm.
- Xác định đúng theo các nguyên tắc, thủ tục quy định của Nhà nước về chi phí thiệt hại.
- Cách xác định chi phí đầu tư không tính vào giá trị công trình trên cơ sở các căn cứ đánh giá thiệt hại (kiểm kê tài sản và giá trị thiệt hại của Hội đồng kiểm kê cơ sở; Giá trị thiệt hại theo Biên bản xác định được chủ đầu tư, đơn vị nhận thầu, tư vấn giám sát, nhà thầu bảo hiểm kiểm tra, xác nhận và kiến nghị xử lý); đối chiếu với giá trị khối lượng công trình được nghiệm thu thực hiện kiểm tra tính đúng đắn của quyết định huỷ bỏ và các căn cứ để tính giá trị khối lượng huỷ bỏ (khối lượng, đơn giá…).
- Xác định chi phí đầu tư tính vào giá trị tài sản theo phương pháp: Lấy chi phí đầu tư sau khi kiểm toán trừ chi phí đầu tư không tính vào giá trị tài sản.
- Luật Xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
- Hồ sơ quyết toán và các quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
- Kết quả kiểm toán phần chi phí đầu tư dự án theo từng công trình đã thực hiện hàng năm.
- Biên bản bàn giao tài sản cho các đơn vị sử dụng.
- Mặt bằng giá, các chế độ chính sách của Nhà nước tại thời điểm bàn giao.
- Các văn bản hướng dẫn phương pháp quy đổi chi phí dự án đầu tư xây dựng đã thực hiện về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao.
- Kiểm tra danh mục tài sản bàn giao bao gồm cả tài sản cố định và tài sản lưu động cho các đối tượng quản lý.
- Kiểm tra tính đúng đắn của việc phân loại giá trị tài sản dài hạn (cố định), tài sản lưu động hình thành qua đầu tư. Phát hiện những trường hợp phân loại không đúng giữa tài sản dài hạn (cố định) và tài sản ngắn hạn.
- Kiểm tra việc phân bổ chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn, chi phí khác chung của toàn dự án cho từng tài sản cố định theo nguyên tắc: chi phí trực tiếp liên quan đến tài sản cố định nào thì tính cho tài sản cố định đó; chi phí chung liên quan đến nhiều tài sản cố định thì phân bổ theo tỷ lệ chi phí trực tiếp của từng tài sản cố định so với tổng số chi phí trực tiếp của toàn bộ tài sản cố định.
- Kiểm tra tính đúng đắn của giá trị tài sản bàn giao cho các đối tượng sử dụng và mục đích sử dụng: Chi phí đầu tư để tính toán quy đổi giá và bàn giao cho đơn vị sử dụng là chi phí đầu tư sau khi đã được kiểm toán loại trừ những chi phí không hợp lý, bổ sung phần thiếu sót hoặc nhận bàn giao chi phí đầu tư của dự án khác; một công trình hoàn thành có thể bàn giao cho nhiều đối tượng sử dụng.
Trường hợp Ban QLDA không giải thể, tiếp tục quản lý tài sản (thuộc dự án, chưa khấu hao hết, chưa thanh lý) đang dùng cho hoạt động của ban thì giá trị tài sản còn lại đó không tính vào giá trị bàn giao.
- Kiểm tra việc tính toán quy đổi chi phí đầu tư về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng: Kiểm tra việc tổng hợp chi phí đã thực hiện từng năm; việc xác định hệ số quy đổi; kiểm tra việc tính toán và tổng hợp chi phí quy đổi (thực hiện đối với dự án cấp quyết định đầu tư yêu cầu thực hiện quy đổi chi phí đầu tư về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao).
- Các quyết định điều chuyển tài sản.
- Sổ kế toán theo dõi vật tư, tài sản, tình hình công nợ và các chứng từ, tài liệu liên quan.
- Các biên bản kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ với các khách hàng.
- Chế độ của nhà nước về quản lý và xử lý tài sản khi kết thúc dự án.
- Hồ sơ thanh lý, nhượng bán tài sản.
- Kiểm toán công nợ phải trả
Kiểm tra số phải trả cho từng khách hàng: Căn cứ vào kết quả kiểm tra giá trị thực hiện đầu tư về chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác được chấp nhận thanh toán ở phần trên, tổng hợp, phân loại theo từng nhà thầu để xác định; kiểm tra sổ sách kế toán, và các chứng từ để xác định số tiền thực tế đã thanh toán cho từng nhà thầu; xác định số nợ phải trả bằng số tiền chấp nhận trả trừ đi số đã trả; thực hiện đối chiếu xác minh công nợ với các nhà thầu hoặc gửi thư xác nhận (nếu thấy cần thiết).
- Kiểm tra tài sản và vốn tồn đọng theo phương pháp: Cân đối nhập, xuất, tồn để xác định số tồn của từng loại vật tư, tài sản, sau đó đối chiếu với số liệu theo sổ kế toán, báo cáo tài chính, tài liệu kiểm kê xem có khớp đúng không. Trong đó có thể chọn mẫu một số vật tư, tài sản tồn kho với số lượng lớn để đối chiếu thực tế.
- Kiểm tra tiền mặt tồn quỹ thông qua việc kiểm kê thực tế đối chiếu với số dư trên sổ kế toán.
- Đối với các khoản tiền gửi ngân hàng thông qua việc đối chiếu với sổ phụ và trực tiếp lấy xác nhận của ngân hàng, đối chiếu xác nhận số dư tài khoản tại cơ quan cấp vốn.
- Xem xét hướng xử lý của chủ đầu tư đối với tài sản (vật tư, thiết bị) dư thừa, phế liệu chưa xử lý, các khoản tiền vốn thu được chưa nộp ngân sách, tồn dư tiền gửi, tiền mặt,…
Trong quá trình thực hiện kiểm toán KTV phải vận dụng các quy định phù hợp tại CMKTNN số 200 – Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán tài chính, CMKTNN số 400 – Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán tuân thủ, CMKTNN số 4000 – Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ.
Trên cơ sở các tiêu chí kiểm toán được nêu tại Điểm b Khoản 3 Điều 10 của Quy trình này; căn cứ vào kết quả kiểm toán trên các nội dung lập dự án, thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu, quản lý chất lượng, quản lý chi phí đầu tư, ... để đánh giá các mặt kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của dự án đầu tư theo KHKT tổng quát được phê duyệt.
Trong quá trình thực hiện kiểm toán KTV phải vận dụng phù hợp theo các quy định tại CMKTNN số 300 – Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán hoạt động và CMKTNN số 3000 – Hướng dẫn kiểm toán hoạt động để thực hiện.
Thực hiện theo quy định tại Điều 19 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
LẬP VÀ GỬI BÁO CÁO KIỂM TOÁN
Thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Trên cơ sở kết quả tổng hợp tình hình, số liệu kiểm toán, Trưởng đoàn lập dự thảo báo cáo kiểm toán.
Báo cáo kiểm toán phải bảo đảm các yêu cầu chung quy định tại Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán nhà nước và theo mẫu quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước. Báo cáo kiểm toán thường gồm những nội dung cơ bản sau:
- Nội dung kiểm toán: Ghi theo quyết định kiểm toán.
- Phạm vi và giới hạn kiểm toán: Ghi rõ những nội dung kiểm toán, nội dung không kiểm toán và lý do không thực hiện.
- Căn cứ kiểm toán.
- Khái quát tình hình dự án: Tên dự án, chủ đầu tư dự án; mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư; tổng mức đầu tư, ngày khởi công, ngày hoàn thành.
- Kết quả kiểm toán quyết toán của dự án theo các nội dung kiểm toán: Nguồn vốn đầu tư; chi phí đầu tư; các nội dung khác của báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành (nếu có). Trong từng nội dung phải nêu rõ kết quả và nguyên nhân chênh lệch.
- Về tính đúng đắn, trung thực của Báo cáo (số liệu) quyết toán của Dự án.
- Việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ trong quản lý dự án đầu tư và các văn bản pháp luật khác có liên quan: Trong mỗi nội dung cần phân tích, đánh giá những vấn đề nổi bật: ưu điểm, những mặt làm được; khuyết điểm, tồn tại, hạn chế; trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan.
- Tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của dự án.
Lập dự thảo báo cáo kiểm toán phải xem xét mục tiêu và loại hình kiểm toán áp dụng của cuộc kiểm toán để lựa chọn tuân thủ các nội dung hướng dẫn về lập báo cáo kiểm toán đã được quy định tại Hệ thống CMKTNN một cách phù hợp.
Thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 20 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Thực hiện theo quy định tại Điều 21 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Thực hiện theo quy định tại Điều 22 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Thực hiện theo quy định tại Điều 23 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Thực hiện theo quy định tại Điều 24 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Thực hiện theo quy định tại Điều 25 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
THEO DÕI, KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ KIỂM TOÁN
Thực hiện theo quy định tại Chương V Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
|
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC |
PHỤ LỤC KÈM THEO
Phụ lục 01: Một số sai sót, gian lận thường gặp
Phụ lục 02: Các vấn đề cần lưu ý – Giai đoạn thiết kế công trình xây dựng
Phụ lục 03: Các vấn đề cần lưu ý – Giai đoạn đấu thầu và giao thầu
Phụ lục 04: Các vấn đề cần lưu ý – Giai đoạn thi công, giám sát thi công và nghiệm thu công trình
PHỤ LỤC 01
MỘT SỐ SAI SÓT, GIAN LẬN THƯỜNG GẶP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2017/QĐ-KTNN ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Tổng Kiểm toán nhà nước)
1. Kiểm toán việc chấp hành pháp luật, chế độ quản lý đầu tư xây dựng
1.1. Công tác lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư
- Công tác lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự án không đúng về trình tự, thẩm quyền và thời gian.
- Nội dung dự án đầu tư sơ sài không đầy đủ theo quy định.
- Những tài liệu điều tra thăm dò thị trường, nguồn vật liệu, động lực, môi sinh, môi trường, phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, nguồn vốn đầu tư,… không đầy đủ.
- Những công việc tư vấn chưa có quy định về định mức chi phí nhưng không lập, duyệt dự toán hoặc lập, duyệt với đơn giá cao.
- Dự án không phù hợp với quy hoạch ngành, vùng.
- Xác định tổng mức đầu tư không chính xác và không đủ cơ sở.
1.2. Công tác thực hiện dự án đầu tư
- Hồ sơ khảo sát không đầy đủ, chưa đủ căn cứ để thiết kế.
- Nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công không đầy đủ theo quy định, sai lệch về quy mô, công nghệ, công suất, cấp công trình, diện tích đất sử dụng, …so với quyết định đầu tư.
- Công tác dự toán: Vận dụng sai định mức, đơn giá, xác định đơn giá đối với những công việc chưa có quy định về định mức, đơn giá thiếu căn cứ; tính toán sai khối lượng, tính toán thừa hoặc thiếu khối lượng công tác thi công.
- Công tác bồi thường, hỗ trợ: lập, phê duyệt và thực hiện phương án bồi thường không đúng quy định; hồ sơ bồi thường không đầy đủ, ...
- Công tác lựa chọn nhà thầu: Hồ sơ mời thầu không đầy đủ, rõ ràng, chi tiết; phê duyệt hồ sơ và kế hoạch lựa chọn thầu không đúng thẩm quyền, không đủ số lượng nhà thầu tham dự tối thiểu, không chấp hành quy định về thời gian; mở thầu không đủ thành phần; xét thầu không công bằng, thiếu cơ sở; ...
- Hợp đồng thi công không chặt chẽ, đầy đủ, đúng quy định.
- Khối lượng phát sinh không có thiết kế, dự toán phê duyệt bổ sung, sửa đổi.
- Thi công sai thiết kế được phê duyệt.
- Nghiệm thu, thanh toán sai quy định của hợp đồng; thanh toán khối lượng chưa thi công.
- Không chấp hành đúng quy định về giám sát thi công, giám sát quyền tác giả của tư vấn thiết kế.
- Hồ sơ nghiệm thu không đầy đủ: thiếu biên bản nghiệm thu từng phần, các tài liệu kết quả thí nghiệm vật liệu, bê tông, kết cấu, ...
- Nhật ký công trình ghi không đầy đủ diễn biến phát sinh và sự cố trong quá trình thi công…
1.3. Công tác nghiệm thu, thanh quyết toán, đưa công trình vào khai thác, sử dụng
- Hồ sơ nghiệm thu tổng thể không đầy đủ.
- Hồ sơ hoàn công không đầy đủ, không đúng với thực tế thi công.
- Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành chưa lập hoặc lập không đúng quy định.
2. Đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của dự án đầu tư xây dựng công trình
2.1. Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư
- Các thông tin, thông số làm căn cứ lập dự án đầu tư không hợp lý: Các chỉ số về kinh tế, thị trường; các thông số về môi trường (nước thải, tiếng ồn, ô nhiễm, vv); các chỉ số kỹ thuật (mức độ chịu bão, gió, mưa, động đất, vv); các tiêu chuẩn kỹ thuật không phù hợp (độ bền, tuổi thọ, chất lượng vật liệu, ...).
- Chưa xem xét tất cả các phương án đầu tư có thể có để có sự lựa chọn tối ưu.
- Lựa chọn địa điểm đầu tư không hợp lý, theo ý chủ quan chưa tính đến các yếu tố liên quan (địa chất, giao thông, nguồn nguyên liệu, thị trường, nguồn nhân lực, ...).
- Lựa chọn công nghệ không không theo tiêu chí so sánh chi phí – hiệu quả; không đảm bảo tính đồng bộ, không nêu rõ các tiêu chuẩn, đặc tính và thông số kinh tế kỹ thuật của thiết bị.
- Tính toán không xem xét đến điều kiện thực tế về hạ tầng hiện có như điện, nước, thoát nước, ...
- Lựa chọn giải pháp xây dựng chưa lưu ý đến sự lạc hậu về công nghệ và tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
2.2. Thiết kế, dự toán
- Thiết kế khi chưa đủ thông tin về nhu cầu đầu tư, chưa căn cứ trên nhu cầu.
- Khảo sát thiếu chính xác dẫn tới phương án thiết kế không phù hợp.
- Thiết kế, bố trí dây chuyền công nghệ không hợp lý.
- Thiết kế không đầy đủ, chưa lường hết được các phạm vi khối lượng công việc cần thiết dẫn tới phát sinh khối lượng lớn phải giao thầu bổ sung làm chậm tiến độ và vượt dự toán chi phí.
- Thiết kế trang thiết bị kỹ thuật và thiết kế xây dựng không có sự phối hợp đồng bộ.
- Thiết kế quá nhu cầu của bên sử dụng, giải pháp quá tốn kém: hành lang và lối thông nhau quá rộng một cách không cần thiết; trang bị nội thất quá xa xỉ; thiết bị vận hành kỹ thuật quá tốn kém về các chi phí không chỉ ban đầu mà cả chi phí thường xuyên, duy tu, bảo dưỡng nảy sinh trong quá trình vận hành về sau, ....
- Thời hạn thiết kế quá ngắn vì vậy đến khi thi công việc thiết kế mới được hoàn thành đầy đủ dẫn tới tiến độ thi công bị ảnh hưởng và không thể kiểm soát được chi phí.
- Dự toán chi phí chưa chính xác do thông tin chưa đầy đủ, thiếu cẩn thận trong tính toán hoặc chủ ý lập dự toán thấp để dự án dễ được phê duyệt và khi đã thi công sẽ đề nghị duyệt kinh phí bổ sung để hoàn thành; ngược lại, lập dự toán cao để có nguồn kinh phí mua sắm những trang thiết bị đắt tiền.
- Dự toán bị cắt giảm một cách vô cớ trong quá trình thẩm định và phê duyệt, sau này lại phải duyệt bổ sung.
- Dự toán chi phí khối lượng phát sinh được lập muộn, thậm chí khi đã thi công xong hạng mục, vì vậy không có tác dụng đối với việc quản lý chi phí.
2.3. Lựa chọn nhà thầu
- Không tổ chức đấu thầu rộng rãi mà chỉ đấu thầu hạn chế hoặc chỉ định thầu.
- Hồ sơ mời thầu lập có sai sót dẫn tới việc lựa chọn nhà thầu không đảm bảo yêu cầu dự án làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình.
- Mô tả gói thầu không đầy đủ, rõ ràng dẫn đến cách hiểu không như nhau dễ dẫn đến xẩy ra tranh chấp khi thực hiện hợp đồng.
- Chủ đầu tư và nhà thầu thông đồng với nhau nên đã thông tin cho nhà thầu về một phần khối lượng công việc nào đó trong gói thầu sẽ được giao bổ sung. Nhà thầu biết thông tin sẽ bỏ với đơn giá cao đột biến cho những công việc đó, giảm đơn giá các công việc còn lại để thắng thầu, khi được thanh toán sẽ được hưởng lợi rất lớn ở phần giao bổ xung, dẫn tới chi phí công trình tăng.
- Thông thầu: một nhà thầu mua tất cả hồ sơ mời thầu; các nhà thầu thoả hiệp với nhau để một nhà thầu nào đó thắng thầu rồi phân chia lợi ích giữa các nhà thầu với nhau (thường là trong đấu thầu hạn chế), ...
- Thẩm định thiếu chính xác, phê duyệt giá gói thầu quá cao.
- Xét thầu thiếu công bằng, không theo những tiêu thức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tiêu chí đánh giá hồ sơ dự thầu không hợp lý, qua đó tạo điều kiện cho các nhà thầu có ít năng lực, kinh nghiệm vẫn có thể tham gia đấu thầu và trúng thầu hoặc có thể đưa ra những tiêu chí đánh giá bất lợi cho các nhà thầu có năng lực.
2.4. Hợp đồng và thực hiện hợp đồng
- Các điều khoản hợp đồng không chặt chẽ.
- Giá trên hợp đồng không căn cứ vào giá trúng thầu.
- Hợp đồng không được điều chỉnh kịp thời khi thay đổi thiết kế, do đó không có được cái nhìn tổng quát về diễn biến chi phí, chi phí vượt trội không được phát hiện kịp thời. Trong những trường hợp đó, thường giá cả của chi phí phát sinh, bổ sung thường cao hơn giá hợp đồng gốc (các ban quản lý xây dựng thường lấy lý do là thi công không cùng thời điểm).
- Không thực hiện việc phạt nhà thầu khi nhà thầu vi phạm các điều khoản hợp đồng.
2.5. Quản lý thi công xây dựng
- Tiến độ bị kéo dài do nguyên nhân chủ quan, khách quan.
- Do giám sát không tốt nên không phát hiện kịp thời các hạng mục có khiếm khuyết kỹ thuật, sử dụng nguyên vật liệu kém chất lượng; các trang thiết bị kỹ thuật không đúng thông số đã thoả thuận ... dẫn đến hư hại công trình xây dựng.
- Khi nghiệm thu các hạng mục phát hiện ra khiếm khuyết nhưng không kiên quyết yêu cầu đơn vị thi công khắc phục ngay.
- Việc quá chậm trễ đưa ra yêu cầu sửa chữa các khiếm khuyết có thể do đơn vị sử dụng sau khi nhận bàn giao công trình đã không thông báo kịp thời và đầy đủ cho ban QLXD về những khiếm khuyết đó, dẫn đến bên nhận thầu có thể viện lý do hết hiệu lực thời hạn bảo hành, sẽ tốn kém chi phí cho việc khắc phục.
2.6. Điều kiện, năng lực của tổ chức cá nhân trong hoạt động xây dựng
- Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng không có đủ năng lực về tài chính, kỹ thuật, chuyên môn.
- Các tổ chức cá nhân không đúng chức năng, ngành nghề, không có đủ độ tin cậy và kinh nghiệm…
3. Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành hoặc hạng mục công trình hoàn thành
3.1. Nguồn vốn đầu tư
- Hạch toán không đầy đủ nguồn vốn, áp dụng sai tỷ giá sai thời điểm dẫn đến sai lệch số dư nguồn vốn trên báo cáo của đơn vị so với số liệu của cơ quan cấp, cho vay vốn.
- Các nguồn vốn bị phân loại một cách sai lệch.
- Nguồn vốn sử dụng không đúng nguyên tắc tài chính và quyết định đầu tư.
- Nguồn vốn sử dụng không đúng mục đích.
3.2. Chi phí đầu tư
a) Đối với giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành
- Về khối lượng:
+ Quyết toán khống khối lượng, không đúng thực tế thi công;
+ Tính toán khối lượng sai so thiết kế và bản vẽ hoàn công;
+ Tính trùng khối lượng xây lắp của công trình (thường xẩy ra ở những điểm giao);
+ Quyết toán chi phí của công trình khác;
+ Quyết toán thiếu thủ tục theo quy định;
+ Quyết toán khối lượng phải dỡ bỏ do lỗi của nhà thầu;
+ Quyết toán không trừ sản phẩm, vật tư thu hồi;
+ Quyết toán khối lượng phát sinh do lỗi của nhà thầu tính thiếu trong hồ sơ dự thầu đã được thể hiện trong hồ sơ mời thầu và hồ sơ thiết kế.
- Về đơn giá:
+ Áp dụng sai giá khu vực, giá trúng thầu hoặc đơn giá công trình;
+ Áp dụng sai hệ số vận chuyển, hệ số điều chỉnh giá;
+ Vật tư đưa vào công trình không đúng chủng loại quy định;
+ Tính sai khối lượng vật liệu được tính chênh lệch giá do áp dụng sai định mức;
+ Áp dụng sai thời điểm được quy định tính chênh lệch giá…;
+ Áp dụng sai chỉ số trượt giá: sai nguồn chỉ số, sai thời điểm.
- Các khoản phụ phí:
+ Tính sai định mức quy định;
+ Tính phụ phí xây lắp trên giá trị thiết bị đưa vào lắp đặt.
- Tính sai số học về giá trị quyết toán.
b) Đối với chi phí thiết bị hoàn thành:
- Thiết bị không đảm bảo tính năng kỹ thuật và chất lượng và xuất xứ theo yêu cầu.
- Số lượng thiết bị, phụ tùng thay thế không đầy đủ như quy định trong hợp đồng.
- Áp dụng sai tỷ giá ngoại tệ đối với thiết bị nhập ngoại.
- Thiếu thủ tục thanh toán, chứng từ không hợp lệ hoặc thanh toán sai chế độ về: chí phí kho bãi, kiểm tra hàng hoá tại cảng, cước phí vận chuyển, chi phí bảo hành bảo dưỡng thiết bị…
- Phân bổ chi phí vận chuyển, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị vào từng tài sản cố định không đúng.
- Thanh toán các nội dung không có trong hợp đồng.
c) Đối với chi phí khác
- Khối lượng khảo sát tính sai, tính khống khối lượng.
- Chi phí khác tính theo định mức: Đơn vị áp dụng sai tỷ lệ phần trăm quy định, xác định các căn cứ để tính chưa đúng, vận dụng sai lệch hoặc lẫn lộn giữa các loại chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí khác.
- Chi phí chưa có quy định về định mức như: Không có dự toán hoặc dự toán không được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Chi phí bồi thường, hỗ trợ không đúng với khối lượng thực tế, bồi thường sai diện tích đất, sai đơn giá, tiền bồi thường không được thanh toán đầy đủ đến tay người dân được bồi thường, thanh toán cho cả diện tích đất công cộng, xác định sai cấp nhà, loại đất, …
- Các chứng từ chi phí không hợp lệ, quyết toán vượt giá trị hợp đồng đã ký kết.
- Quyết toán trùng các khoản chi phí.
- Không ghi thu hồi giá trị sản phẩm thu được trong thời gian sản xuất thử hoặc thu hồi giá trị phế liệu sau đầu tư.
- Áp sai thuế suất; thanh toán cho nhà thầu có thuế nhưng nhà thầu xuất hoá đơn không thuế.
- Quyết toán tiền bảo hiểm công trình nhưng thực tế không mua.
- Nhận tiền bồi thường bảo hiểm công trình nhưng không giảm chi phí công trình.
- Tính và phân bổ lãi vay đầu tư không đúng quy định.
- Không nộp ngân sách nhà nước các khoản cho thuê trụ sở, thiết bị, tài sản.
4. Quản lý chất lượng và tiến độ công trình
4.1. Quản lý chất lượng
- Sai sót trong khảo sát, thiết kế làm ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng.
- Thi công không đảm bảo quy trình kỹ thuật và yêu cầu của dự án; sử dụng nguyên vật liệu không đúng tiêu chuẩn dự án... làm ảnh hưởng chất lượng công trình.
- Quản lý thi công không tốt, không phát hiện và kịp thời xử lý sai sót làm ảnh hưởng tới chất lượng.
4.2. Quản lý tiến độ
Xác định nguyên nhân chậm tiến độ:
- Do năng lực nhà thầu không đảm bảo: huy động máy móc thiết bị không đúng theo hồ sơ thầu; năng lực tài chính không đáp ứng; năng lực quản lý kém...
- Do nhà thầu cố tình kéo dài để có lợi trong thanh toán.
- Do năng lực quản lý của tư vấn (giám sát, QLDA) và chủ đầu tư.
- Do công tác khảo sát thiết kế không phù hợp dẫn tới phải thay đổi bổ sung nhiều nội dung...
- Do biến động về giá lớn.
- Do các điều kiện bất khả kháng.
5. Chi phí đầu tư tính vào giá trị tài sản
- Những thiệt hại về chi phí vật tư, thiết bị do bên B phải chịu lẫn lộn vào chi phí đầu tư thực hiện xin huỷ bỏ của Chủ đầu tư.
- Tính sai khối lượng xin huỷ bỏ.
- Các sai sót khác đã nêu trong phần kiểm toán vốn đầu tư thực hiện.
6. Giá trị tài sản hình thành qua đầu tư
- Những dự án đầu tư thực hiện trong nhiều năm, việc quy đổi giá rất khó khăn phức tạp nên dễ bị tính sai.
- Nhiều loại tài sản khó phân loại là tài sản cố định hay tài sản lưu động nên thường bị lẫn lộn.
- Bỏ sót giá trị đầu tư nhận bàn giao của các dự án khác trong quá trình đầu tư hoặc bỏ sót đối tượng bàn giao tài sản đầu tư.
7. Kiểm toán tình hình công nợ và vật tư, thiết bị tồn đọng
- Công nợ thiếu cơ sở để xác định tính chính xác.
- Đơn vị (hoặc cá nhân) có nợ đã giải thể, thay đổi tổ chức bộ máy… không nắm được tình hình công nợ hoặc không có khả năng thu nợ.
- Vật tư, thiết bị tồn đọng không được kiểm kê, đánh giá lại và quản lý chặt chẽ.
PHỤ LỤC 02
CÁC VẤN ĐỀ LƯU Ý –
GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2017/QĐ-KTNN ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Tổng Kiểm toán nhà nước)
1. Cơ sở thiết kế
- Trước khi thiết kế các bên có liên quan phải tìm hiểu thông tin về khu đất xây dựng công trình; thực hiện khảo sát địa chất nền móng công trình.
- Kiểm tra việc tham khảo những kết quả được rút ra từ những thông tin trên vào các bước thiết kế công trình.
2. Tổ chức công tác thiết kế
- Kiểm tra việc tuân thủ trong công tác thiết kế công trình dựa trên cơ sở của các quy định chung của pháp luật và những yêu cầu của chủ đầu tư.
- Kiểm tra tính tuân thủ trong việc thành lập Ban QLDA của Chủ đầu tư và những nhiệm vụ, thẩm quyền giao cho Ban QLDA theo quy định của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Kiểm tra hồ sơ thiết kế có đưa ra được các biện pháp, quy định để đảm bảo rằng hồ sơ thiết kế đã được xem xét đầy đủ đến các yếu tố về chi phí vận hành, duy tu bảo dưỡng trong quá trình sử dụng.
3. Thiết kế kỹ thuật/thiết kế bản vẽ thi công
a) Kiểm tra tính hợp lý trong việc đưa ra các giải pháp thiết kế, phương án thiết kế thay thế:
- Dạng công trình (ví dụ: cầu hay đường hầm).
- Cách thức xây dựng (ví dụ: đổ bê tông tại chỗ, lắp ghép các cấu kiện bê tông đúc sẵn).
- Giải pháp thi công móng (ví dụ: móng cọc, móng băng hay móng bè).
b) Kiểm tra việc lập biện pháp thi công có lưu ý xem xét đến các yếu tố như:
- Khảo sát địa chất nền móng công trình.
- Các quy định của cơ quan nhà nước.
- Các quy định và yêu cầu của chủ đầu tư.
c) Kiểm tra việc lựa chọn phương án thiết kế có chú ý đến các tiêu chí:
- Mối tương quan chi phí - hiệu quả.
- Điều kiện để sau này có thể mở rộng hoặc thay đổi công năng sử dụng.
- Chi phí vận hành và duy tu bảo dưỡng cũng như các chi phí đi kèm khác.
- Bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ.
- Thời gian thi công khác nhau.
d) Kiểm tra những vấn đề đặc thù liên quan đến phương án thi công, vật liệu xây dựng được lựa chọn (yêu cầu về mặt kỹ thuật và kinh nghiệm triển khai thực hiện).
đ) Kiểm tra đánh giá việc tính toán, thiết kế phần khung chịu lực có phù hợp đảm bảo tính kinh tế của các giải pháp thiết kế này (kiểm tra đánh giá tính kinh tế của thiết kế khung dầm chịu lực...).
e) Kiểm tra tính tuân thủ trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền trong việc thay đổi, điều chỉnh, bổ sung thiết kế và đánh giá được những tác động của nó ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng của dự án.
g) Kiểm tra việc lập, thẩm định, phê duyệt bản vẽ thiết kế có đầy đủ, kịp thời với tiến độ thực hiện dự án và quy định của Luật Xây dựng.
4. Kế hoạch tiến độ
a) Kiểm tra việc lập, phê duyệt kế hoạch quản lý tiến độ thi công của từng gói thầu và của toàn bộ dự án.
b) Kiểm tra sự phù hợp của Kế hoạch tiến độ đó với quy mô, yêu cầu của dự án; Kiểm tra các biện pháp được đưa ra trong Kế hoạch tiến độ khi có những sai lệch giữa Kế hoạch và thực tế triển khai thực hiện dự án.
c) Kiểm tra tính tuân thủ trong việc theo dõi đầy đủ tất cả các hoạt động quan trọng đối với công tác thi công xây dựng và việc đặt ra những thời hạn cụ thể cho từng phần việc xây dựng.
d) Kiểm tra việc lập, xác định những mốc thời gian đặt ra cho từng hoạt động cụ thể hoặc ấn định những thời hạn cuối cùng phải hoàn thành những công việc đó của dự án.
đ) Kiểm tra việc xem xét, đánh giá và xử lý vấn đề của các bên có liên quan đến những hoạt động của dự án bị chậm tiến độ có thể ảnh hưởng đến thời hạn hoàn thành của toàn bộ công trình.
e) Kiểm tra việc tuân thủ những thời hạn hoàn thành công trình đã được dự kiến.
g) Kiểm tra việc xác định nguyên nhân, trách nhiệm trong việc chậm tiến độ (do nguyên nhân ở khâu lập Kế hoạch tiến độ hay thực tế triển khai dự án).
h) Kiểm tra việc đánh giá, rút kinh nghiệm của bên giao thầu liên quan đến các tồn tại trong công tác lập và thực hiện kế hoạch tiến độ thực hiện dự án.
PHỤ LỤC 03
CÁC VẤN ĐỀ LƯU Ý –
GIAI ĐOẠN ĐẤU THẦU VÀ GIAO THẦU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2017/QĐ-KTNN ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Tổng Kiểm toán nhà nước)
1. Mô tả công việc, mô tả thi công, danh mục công việc
- Kiểm tra tính đầy đủ trong việc mô tả thi công và danh mục công việc phải thực hiện được xây dựng trên cơ sở thiết kế đã được phê duyệt.
- Kiểm tra việc đảm bảo tính công bằng, minh bạch, cạnh tranh trong lập hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu với các nội dung:
+ Nội dung mô tả công việc (mô tả gói thầu) được xây dựng một cách trung lập với tất cả các nhà thầu hoặc không đưa ra những thông tin đặc thù có lợi cho một nhà thầu nào đó;
+ Đảm bảo huy động được sự tham gia của các nhà thầu tiềm năng, không xuất hiện những lợi thế cạnh tranh đối với những nhà thầu đó;
+ Sự đầy đủ của bản mô tả nhiệm vụ thi công về mục tiêu dự kiến đạt được của công việc xây dựng và đặc tính kỹ thuật của gói thầu/dự án.
- Kiểm tra các nội dung không thống nhất giữa các phần của bản mô tả gói thầu.
- Kiểm tra tính đầy đủ, rõ ràng của Bản mô tả khái quát nhiệm vụ thi công, đặc biệt về:
+ Mục đích của biện pháp xây dựng;
+ Địa thế và địa chất của khu đất nơi xây dựng công trình;
+ Những khả năng giao thông hiện có tới địa điểm xây dựng;
+ Phương thức xây dựng và những phần việc quan trọng nhất của dự án;
+ Những toà nhà và các công trình hiện đã có sẵn;
+ Trường hợp một dự án xây dựng cần được thực hiện theo hai hay nhiều giai đoạn;
+ Các lưu ý về những quy định của cơ quan nhà nước, đặc biệt là những yêu cầu về kỹ thuật của chủ đầu tư áp dụng cho dự án.
- Kiểm tra việc áp dụng các kết quả nghiên cứu khảo sát địa chất công trình, công tác khảo sát có đủ để đánh giá về địa chất, tỷ lệ nước và những ảnh hưởng môi trường có thể xẩy ra trong bản mô tả khái quát nhiệm vụ thi công.
- Kiểm tra tính đầy đủ của các danh mục công việc cần thực hiện được thể hiện trong bản thiết kế kèm theo hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu.
- Kiểm tra xem xét việc đưa ra những khả năng thay thế cho những mục cần có sự so sánh về giá cả trong danh mục công việc cần thực hiện.
- Kiểm tra việc lập theo nhóm những công việc có cùng tính chất vào cùng một mục trong bố cục danh mục công việc phải thực hiện.
- Kiểm tra sự phân định rõ ràng các công việc phải thực hiện trong danh mục công việc nhằm ngăn ngừa sự trùng lắp và khả năng tính toán kép có thể xẩy ra.
- Kiểm tra đánh giá mức độ rành mạch và tỉ mỉ (tới mức độ mà tất cả các nhà thầu có thể hiểu như nhau) của những công việc phải thực hiện.
- Kiểm tra đánh giá việc tính toán những khối lượng được nêu trong bảng tiên lượng mời thầu (khối lượng phải được tính toán một cách chuẩn xác theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế và nằm trong khuôn khổ mà bên giao thầu cho phép).
- Xác định nguyên nhân của những chênh lệch và biện pháp xử lý với những chênh lệch đó.
- Kiểm tra tính phù hợp, hợp lý của các đơn vị tính khối lượng áp cho các hạng mục công việc trong việc tổng hợp và kiểm tra khối lượng trong giai đoạn nghiệm thu, quyết toán công trình.
2. Điều kiện hợp đồng
- Xác định những điều khoản trong điều kiện hợp đồng có nội dung không rõ ràng và có mâu thuẫn.
- Kiểm tra đánh giá việc khắc phục những vấn đề không rõ ràng, mâu thuẫn hoặc gây ra những điều kiện bất lợi nào đó cho bên giao thầu trong điều kiện hợp đồng.
- Kiểm tra các điều khoản cam kết trong điều kiện hợp đồng về các nội dung:
+ Những yêu cầu trong việc sử dụng nhân lực và sử dụng những trang thiết bị công trường;
+ Cách thức xử lý đối với những trường hợp gián đoạn công việc giữa chừng;
+ Quy định về giải quyết tranh chấp hợp đồng;
+ Điều kiện phạt vi phạm hợp đồng cho trường hợp không tuân thủ thời hạn hoàn thành đã thoả thuận;
+ Xác định mức phạt vi phạm hợp đồng;
+ Việc mô tả rõ ràng tất cả những phương tiện cần thiết cho công tác thi công (ví dụ: điện và nước; liên quan đến vị trí: cách thức và những khả năng về thoát nước thải, rác thải);
+ Quy định cụ thể công việc giữ vệ sinh công trường, giải phóng rác thải và vật liệu xây dựng thải cũng như việc phân bổ các chi phí có liên quan...
- Kiểm tra đánh giá việc khuyến khích các nhà thầu đưa ra những kiến nghị giải pháp thay thế có thể nâng cao hiệu quả kinh tế trong điều kiện hợp đồng.
- Kiểm tra những phụ lục, nội dung khác kèm theo hợp đồng có quy định đầy đủ các nội dung, cụ thể:
+ Giao thầu các hạng mục công việc theo từng giai đoạn thực hiện;
+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng;
+ Nghiệm thu;
+ Nhật ký công trường;
+ Bảo hành;
+ Những sự cố cản trở và gián đoạn công việc xây dựng;
+ Cách thức xử lý trong những trường hợp có bất đồng về thanh toán;
+ Những quy định về quyết toán công trình.
3. Mời thầu
- Kiểm tra đánh giá tính tuân thủ trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu về các nội dung:
+ Tuân thủ quy định, hướng dẫn về lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu;
+ Những công việc tổ chức đấu thầu được thực hiện bởi những cơ quan có thẩm quyền;
+ Khi thực hiện mời thầu, bên mời thầu đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết theo quy định;
+ Nội dung hồ sơ mời thầu được lập theo mẫu quy định của Nhà nước.
Trường hợp việc mời thầu đã được thực hiện trước khi hồ sơ mời thầu được phê duyệt thì phải xem nguyên nhân, lý do thực hiện.
- Kiểm tra đánh giá trong việc lựa chọn nhà thầu (xét thầu) có đặc biệt chú ý xem xét những khía cạnh:
+ Uy tín – mà trước hết là tính tin cậy và sự tuân thủ thời hạn;
+ Vị trí của nhà thầu trên thị trường;
+ Trình độ kỹ thuật, năng lực và chất lượng;
+ Khoảng cách địa lý.
- Kiểm tra việc thay đổi nhà thầu được chỉ định của chủ đầu tư trong trường hợp chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế.
- Kiểm tra việc chủ đầu tư tuân thủ quy định về thông báo mời thầu rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định hiện hành trong trường hợp tổ chức đấu thầu rộng rãi.
- Kiểm tra việc đảm bảo quy định các nhà thầu tham dự đấu thầu được nhận hồ sơ mời thầu một cách đầy đủ, có cùng nội dung và cùng thời điểm.
- Kiểm tra các quy định về việc tất cả các nhà thầu tham gia đấu thầu được tham khảo bản vẽ, tham quan hiện trường để biết địa thế công trình, thể loại và quy mô những công việc phải thực hiện.
- Kiểm tra trình tự, thủ tục trong công tác mời thầu; phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu; chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu.
4. Mở thầu, kiểm tra hồ sơ thầu và xét thầu
- Kiểm tra tính tuân thủ trong công tác mở thầu, làm rõ hồ sơ dự thầu, sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch, đánh giá hồ sơ dự thầu về các nội dung:
+ Thời hạn nộp hồ sơ dự thầu; trình tự, thủ tục mở thầu của bên mời thầu;
+ Việc lập biên bản mở thầu đầy đủ theo quy định;
+ Những kiến nghị làm rõ hồ sơ dự thầu trong quá trình xét thầu của bên mời thầu;
+ Việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch của tổ chuyên gia chấm thầu trong đó lưu ý đến các đơn giá bất thường, các nội dung mâu thuẫn giữa đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính của các hồ sơ dự thầu;
+ Việc tuân thủ trong công tác chỉnh lý sửa đổi hồ sơ dự thầu;
+ Trình tự, thủ tục đánh giá hồ sơ dự thầu của bên mời thầu theo quy định;
+ Kiểm tra đánh giá hiện tượng thông đồng giá dự thầu (nếu có);
+ Xác định nguyên nhân bị hủy kết quả lựa chọn nhà thầu (nếu có).
5. Đàm phán hợp đồng
- Kiểm tra trình tự, thủ tục thương thảo, đàm phán hợp đồng và hoàn thiện hợp đồng đối với nhà thầu được đề nghị trúng thầu.
- Kiểm tra việc xử lý các vấn đề liên quan đến trường hợp thương thảo không thành công với nhà thầu được đề nghị trúng thầu.
6. Giao thầu và ký hợp đồng
- Kiểm tra tính tuân thủ trong việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
- Kiểm tra tính tuân thủ nội dung hợp đồng về thời hạn thanh toán, số lần thanh toán theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu.
- Kiểm tra các nội dung hợp đồng ký kết theo kết quả lựa chọn nhà thầu đã được thẩm định, phê duyệt.
- Kiểm tra tính đầy đủ của các tài liệu kèm theo hợp đồng theo những thoả thuận đã được hai bên thống nhất.
- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các tập thể, cá nhân tham gia ký kết hợp đồng.
- Kiểm tra việc tuân thủ quy định để đảm bảo tuân thủ nguyên tắc “chỉ thực hiện một công việc nào đó sau khi có thoả thuận bằng văn bản”
7. Điều chỉnh hợp đồng
- Kiểm tra nguyên nhân dẫn đến sự cần thiết phải có những điều chỉnh hợp đồng và hợp đồng bổ sung.
- Kiểm tra tính tuân thủ trong việc đàm phán lại về giá cả và các thoả thuận khác trong hợp đồng đã được ký kết giữa các bên.
- Kiểm tra việc tuân thủ trong xác định giá thanh toán cho những công việc điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện hợp đồng.
- Kiểm tra đánh giá mức độ ảnh hưởng của những hợp đồng điều chỉnh, bổ sung đến những thay đổi kế hoạch thời gian thực hiện và kế hoạch thanh toán.
- Việc điều chỉnh hợp đồng phải tuân thủ các điều kiện trong hợp đồng đã ký kết, phù hợp với các quy định pháp luật về điều chỉnh hợp đồng, điều chỉnh giá.
PHỤ LỤC 04
CÁC VẤN ĐỀ LƯU Ý –
GIAI ĐOẠN THI CÔNG, GIÁM SÁT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2017/QĐ-KTNN ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Tổng Kiểm toán nhà nước)
1. Thi công
- Kiểm tra tính đầy đủ các thủ tục khi khởi công công trình:
+ Giấy phép xây dựng (đối với công trình phải có giấy phép xây dựng);
+ Các bản vẽ thiết kế thi công và danh mục công việc;
+ Các quy định điều kiện ràng buộc khác của nhà nước.
- Kiểm tra việc tuân thủ theo cam kết của Nhà thầu trong hồ sơ dự thầu, hợp đồng ký kết trong việc huy động đủ máy móc, thiết bị và năng lực.
- Kiểm tra việc thực hiện những công việc theo đúng thiết kế, khối lượng, quy mô và đảm bảo chất lượng quy định.
- Kiểm tra việc tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án đối với các chủng loại vật tư, vật liệu đưa vào công trình.
- Kiểm tra xác định các nguyên nhân chậm tiến độ.
- Kiểm tra việc tuân thủ các quy định trong lập các bản vẽ hoàn công theo đúng với thực tế thi công.
2. Điều chỉnh thi công
- Xác định nguyên nhân của các điều chỉnh thi công.
- Kiểm tra tính đầy đủ của các hồ sơ điều chỉnh trong quá trình thi công (việc ghi chép giải trình một cách đầy đủ về những lý do dẫn đến những điều chỉnh; sự phê duyệt của các cơ quan có thẩm quyền trước khi thực hiện những điều chỉnh đó).
- Kiểm tra việc xác định những thay đổi về chi phí đối với những nội dung điều chỉnh.
- Kiểm tra tính tuân thủ của hồ sơ điều chỉnh trong trường hợp phải cấp thiết điều chỉnh do yêu cầu của bộ phận giám sát thi công mà chưa kịp lập, thẩm định, phê duyệt (những điều chỉnh đó phải được giải trình đầy đủ và được lập, trình kịp thời cho các cơ quan có thẩm quyền để phê duyệt bổ sung).
- Kiểm tra việc tuân thủ về trình tự, thủ tục trong việc quyết toán các khối lượng công việc bổ sung, thay đổi thiết kế.
3. Giám sát thi công
- Kiểm tra việc bố trí đủ nhân sự cho công tác giám sát thi công công trình theo quy định.
- Việc kiểm tra, giám sát chủng loại và chất lượng vật liệu một cách liên tục của bộ phận giám sát thi công của bên giao thầu.
- Kiểm tra công tác giám sát trong quá trình thi công về các nội dung:
+ Theo dõi, ghi chép những sai sót đã được phát hiện trong quá trình thi công và các văn bản yêu cầu nhà thầu khắc phục những sai sót đó;
+ Việc khắc phục các sai sót theo đúng yêu cầu, thời hạn;
+ Công tác kiểm soát và ghi chép việc sử dụng nhân lực, vật liệu và máy móc để phục vụ cho công việc lập hồ sơ quyết toán công trình.
- Kiểm tra việc lập bản vẽ hoàn công theo quy định trong đó lưu ý việc phản ánh đầy đủ những điều chỉnh trong quá trình thi công làm căn cứ quyết toán công trình.
- Kiểm tra tính tuân thủ trong việc nghiệm thu những phần việc bị che khuất trước khi thực hiện các phần việc khác.
4. Giám sát thời hạn thực hiện
- Kiểm tra việc hoàn thành các công việc thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư về các nội dung:
+ Cung cấp những tài liệu cần thiết cho công tác thi công;
+ Đặt ra những mục tiêu chính và ấn định những cao điểm;
+ Bố trí mặt bằng xây dựng và các đường giao thông;
+ Điều phối các công ty bằng việc đặt ra thời hạn.
- Kiểm tra việc thực hiện các cam kết của nhà thầu trong hồ sơ dự thầu và hợp đồng ký kết để đáp ứng yêu cầu thi công: việc tập kết và huy động đầy đủ nhân lực, vật liệu và máy móc thiết bị.
- Kiểm tra việc tuân thủ quy định về thời gian thực hiện hợp đồng.
- Kiểm tra việc thực hiện theo dõi ghi chép đầy đủ những sự cố làm gián đoạn thi công và những chỉ thị của bộ phận giám sát thi công có liên quan.
- Đánh giá nguyên nhân, trách nhiệm của các bên trong việc để xẩy ra chậm tiến độ công trình.
- Kiểm tra đánh giá tính hợp lý trong việc thanh toán cho các nhà thầu chi phí tăng thêm do chậm tiến độ thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư.
- Kiểm tra đánh giá, xác định nguyên nhân trong trường hợp các hạng mục đơn lẻ không hoàn thành tiến độ; đánh giá các biện pháp khắc phục để bảo đảm tiến độ của tổng thể công trình; xác định chi phí ảnh hưởng và trách nhiệm của bên gây ra sự chậm trễ.
- Kiểm tra đánh giá việc gia hạn tiến độ để hoàn thành hợp đồng và thực hiện các thỏa thuận đã cam kết trong hợp đồng trong trường hợp nhà thầu không hoàn thành thành tiến độ theo cam kết thuộc trách nhiệm của nhà thầu.
- Kiểm tra việc gia hạn, bổ sung thời gian thực hiện hợp đồng và các công việc liên quan đến điều chỉnh trong Kế hoạch tiến độ.
- Đánh giá việc cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời cho những bộ phận liên quan về những thời hạn đã hoặc sẽ xẩy ra liên quan đến Kế hoạch tiến độ và việc thoả thuận lại những thời hạn mới có tính ràng buộc trong quá trình thực hiện hợp đồng.
5. Nghiệm thu
- Kiểm tra việc tuân thủ trình tự, thủ tục nghiệm thu:
+ Tiến hành nghiệm thu theo đúng quy định của Nghị định về quản lý chất lượng công trình và quy định của hợp đồng ký kết giữa các bên;
+ Những văn bản nghiệm thu được lập đầy đủ những nội dung cần thiết theo quy định và có đầy đủ chữ ký của những người có trách nhiệm;
+ Quy định về thời hạn đặt ra cho việc khắc phục những sai sót đã phát hiện trong quá trình nghiệm thu;
+ Có đầy đủ chứng chỉ thí nghiệm, kiểm định cần thiết và những xác nhận nghiệm thu của cơ quan nhà nước (ví dụ các chứng chỉ thí nghiệm vật liệu, Biên bản nghiệm thu cốt thép...).
- Kiểm tra sự tham gia của các nhà chuyên môn khi nghiệm thu công trình (nếu có).
- Kiểm tra việc tổng hợp giá trị quyết toán của các hạng mục công trình phù hợp với những biên bản nghiệm thu.
- Kiểm tra việc xử lý khắc phục các sai sót với những sai sót không thể khắc phục được hoặc khắc phục thì phải tốn kém chi phí tới mức không tương xứng (có thoả thuận về việc giảm thanh toán không và mức giảm có thoả đáng không).
- Kiểm tra việc xử lý các sai sót thuộc trách nhiệm của nhà thầu trong trường hợp nhà thầu không chịu khắc phục những sai sót.
- Kiểm tra xác định nguyên nhân các hạng mục công việc chưa đủ điều kiện nghiệm thu nhưng đã được chủ đầu tư chấp thuận (nếu có).
- Kiểm tra việc lập các danh mục bảo hành công trình kèm thời hạn bảo hành cho tất cả các hạng mục công trình và thông báo cho các nhà thầu.
- Kiểm tra việc xác nhận hoàn thành việc bảo hành công trình xây dựng.THE STATE AUDIT OFFICE OF VIETNAM
Decision No. 02/2017/QD-KTNN dated March 13, 2017 of the State Audit Office of Vietnam promulgating the process for auditing state-funded investment and construction projects
Pursuant to the Law on State Audit Office of Vietnam dated June 24, 2015;
Pursuant to the Law on promulgation of legislative documents dated June 22, 2015;
At the request of Director of Department of Audit Policy and Quality Control and Director of Department of Legal Affair, Chief Auditor of State Audit Office of Vietnam of Sector IV;
State Auditor General promulgates a Decision on promulgation of the process for auditing state-funded investment and construction projects.
Article 1.Process for auditing state-funded investment and construction projects shall be issued together with this Decision.
Article 2.This Decision takes after 45 days from the day on which it is signed and replaces Decision No.04/2013/QD-KTNN dated April 05, 2013 of State Auditor General on the promulgation of the process for auditing state-funded investment and construction projects.
Article 3.Heads of entities affiliated to State Audit Office of Vietnam and relevant organizations and individuals shall implement this Decision./.
The General State Auditor
Ho Duc Phoc
PROCESS
FOR AUDITING STATE-FUNDED INVESTMENT AND CONSTRUCTION PROJECTS OF STATE AUDIT OFFICE OF VIETNAM (Issued together with Decision No. 02/2017/QD-KTNN dated March 13, 2017 of State Auditor General)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of adjustment
The process for auditing state-funded investment and construction projects (hereinafter referred to as investment projects) of State Audit Office of Vietnam specifies the order and procedures of an audit performed by State Audit Office of Vietnam. The process for auditing investment projects are formulated in accordance with the Law on State Audit Office of Vietnam, laws on State investment and construction, Vietnamese Standard on Auditing (VSA), audit process of State Audit Office of Vietnam issued together with Decision No. 08/2016/QD-KTNN dated December 23, 2016 of State Auditor General (audit process of State Audit Office of Vietnam). Actual auditing practices and Vietnam construction project management.
The process for auditing investment projects specifies contents of specific characteristics regarding auditing investment projects as follows:
- Planning phase.
- Execution phase.
- Reporting phase.
- Follow-up and audit recommendations.
Article 2.Subject of application
1. The process for auditing investment projects applies to entities affiliated to State Audit Office of Vietnam that audit investment projects.
2. Entities affiliated to State Audit Office of Vietnam (SAV) other than specialized audit departments and local audit offices assigned to carry out investment project audits.
3. Participants in any state audit mission.
4.Depending on the nature of each audit, one of these types of audit may be applied: financial audit, compliance audit, operational audit or a mixture of audit types.
Article 3. Requirements applied to audit missions and members thereof
During the audit process, the audit mission and its members shall comply with regulations as prescribed hereof and regulations prescribed in Article 4 Chapter I of audit process of SAV.
Article 4. Audit quality
Audit quality is prescribed in Article 5 of audit process of SAV.
Article 5. Audit documentation
Audit documentation is prescribed in Article 6 of audit process of SAV.
Chapter II
PLANNING PHASE
Article 6. Surveying and collecting information
According to an annual audit plan promulgated by State Auditor General, the auditing unit shall form a survey team and follow the steps below:
1.Prepare, approve and send a survey scheme
a) Prepare the survey scheme
The survey scheme includes:
- Bases and requirements.
- Basic information on the project and financial management.
- Basic information on the internal control system (ICS), inspection and audit.
- Other material on the project.
- Survey method.
- Surveyed entities.
- Request for assessment and analysis of information collected.
- Estimated time and surveying staff.
b) Approve the survey scheme
The head of the agency in charge of audit shall approve the survey scheme, then send it to surveyed entities and initiate the survey.
a) Send the survey scheme
The survey scheme shall be sent to entities responding to the survey together with a notice before procedures for surveying and collecting information are conducted.
2. Basic information about the project and financial management
a) General information
-Name of the project; its scale; group and grade; form of investment; standard and framework applicable to the project; location; intended and actual commencement date, completion date.
-Governing body approving the guidelines on investment (if any)
-The investor, representative of the investor (if any); organizations that make, appraise and approve the projects.
-Total investment (total number and details, the number of adjustments and their reasons – if any).
-the approved capital sources (central budget, local budget, loans, other capital sources, other sources, etc.)
-Design, cost estimate (Steps of design; approved cost estimate; organizations that make, appraise and approve the design and cost estimate); contract package value; contract prices.
-Cost estimate of disapproved items/contract packages (main reasons of disapproval)
-Method of project management.
-Method of contractor selection.
-Form of contract.
-List of performed contract packages; consultancy units, building and supplying contractors.
-Compensation, assistance and relocation: Units in charge, management modality, implementation, issues arising during the implementation (if any).
-The international agreement on loan, information about the language used in the project if it is participated by foreign parties.
-The changes during the execution of the project that significantly affect the project (scale, design, approved estimates, changing order, etc.); changes in policies of the state relating the project management, changes in project management form, investor, capital sources; advantages and disadvantages during the execution of the project.
-The making and retention of project documents during the execution, the making and retention of as-built dossiers, compensation, assistance and relocation documents.
-The system of legal documents related to the management and execution of the project; specific State mechanism and policies applicable to the project.
-Other information (if any).
b) General information on financial management of the project
-If the project cost statement is yet to be made:
+ Investment capital allocated to the project to the time of the survey; implementation of investment plans or implementation of capital construction investment expenditures;
+ Total cost of investment made to the time of the survey: Total number and details (compensation, assistance and relocation cost; construction cost; equipment cost; project management cost; construction consultancy cost; other costs);
+ Advance payment and recovery of advance payment; the value disbursed from the implementation until the day when the annual cost statement is made or when the survey is carried out (Total number, construction cost; equipment cost; project management cost; construction consultancy cost; other costs).
-If the cost statement of the project has been made
+ Cost statement of the finished project (Investment capital, investment expenses proposed for cost statement, investment costs not including in the value of assets created through the investment, the value of assets created through the investment);
+ Comparison chart of data on loans, credits and payment of investment capital (of each source of funding)
+ Stated investment: Total number and details (compensation, assistance and relocation cost; construction cost; equipment cost; project management cost; construction consultancy cost; other costs);
+ Whether the final report on capital is approved;
+ Newly increased fixed assets, transferred short-term assets (if any);
+ Payment situation and liabilities of the project.
-Compensation, assistance and relocation
+ Units in charge; funding sources for payment, value of cost estimate according to approved Decision, paid amount (specified the following contents: infrastructure building for relocation areas; compensation, assistance and relocation);
Compensation, assistance, work relocation, relocation, implementation organization,etc. (Detailed according to each unit in charge and contents of work in each unit in charge)
3.Survey and collect information about the ICS, inspection and audit
-Internal management environment: the organizational structure of the operational apparatus, controlling apparatus, the functions, tasks, and managerial capability of the management board (MB) and specialized departments such as technical department, planning department, finance and accounting department...
-Characteristics of the management board; the management modality; the objective and subjective difficulties and advantages relating to the project; internal policies and regulation on technical supervision, commissioning, payments and cost statements; finance, accounting; consultancy units and the units in charge of compensation, assistance and relocation; changes in personnel and organizational structure of units in charge of project management (if any).
-The controlling activities and controlling formalities
+ The implementation of managerial regulations on technical supervision, commissioning, payments and cost statements; finance, accounting, etc.;
+ Accounting: the applicable accounting regime; accounting mechanism, accounting organization (systems of documents, accounts, accounting books and accounting reports);
-Internal inspection and audit: the information collected from the results of audit report inspection, inspection conclusion and internal inspection; problems need to be concerned from the inspection and audit.
4.Information sources and information collection methods
a) Information sources
-Information from the project management unit
+ Information collected by studying documents: investment formalities relating to the project from elaboration, preparation, execution, completion, transfer, and operation; the documents relating to the organizational structure; loan agreements and guidance of sponsors; inspection and audit reports (if any), etc.
+ Information collected from participant in the projects;
+ Information from reports on the project execution.
-Information external sources (where it is necessary and the management board fails to provide adequate information for audit planning), including:
+ The approving authority: information about the capital sources, actual capital, and management mechanism of the approval agency;
+ The funding authority: disbursement at the capital provider;
+ The authorities that conduct previous inspections and audits: written conclusions and reports;
+ Mass media: articles about the project and other documents;
+ Other units (if any).
b) Information collection methods
-Send a written request for information and documents according to the survey outline to the management board.
-Examine documents on management and use of resources.
-Discuss with relevant managers and staff in charge of the entities.
-Examine archives of SAV related to the entity being audited.
-Communicate with professional regulatory authorities, superior regulatory agencies.
-Gather information about particular issues as required by audit regulations.
-Observe and survey some stages in the internal control process.
-Information about particular issues as required by audit regulations.
The information shall be surveyed and collected in accordance with the contents in paragraphs 13 through 44 of SAV standard 1315 – Identifying and assessing the risks of material misstatement through understanding the entity and its environment, paragraphs 18 through 20 of SAV standard 3000 – Performance audit guidelines, paragraphs 10 through 13 of SAV standard 4000 – Compliance audit guidelines and other regulations issued by SAV.
Information to be surveyed and collected shall also relate to the general audit program and the detailed audit program.
Article 7. Evaluating ICS and collected information
1.Contents to be evaluated
Based on collected information, the sufficiency, validity, effectiveness, reliability, and limitations of the internal control system and collected information shall be evaluated for the purpose of accessing the risks and identifying materiality, audit focus including:
a) Completeness and validity of the ICS: evaluate the completeness and validity of the ICS at the unit on the basis of the following contents:
-Description of the MB
+ Organizational structure of the apparatus, assignment, decentralization of functions and tasks of departments within the organization, decentralization mechanism of management: the transparency, rationality, and mutual control mechanism;
+ Time of establishment, experience of project management; field-based or area-based project MB; the project MB of single construction project or part-time;
+ Project management modality: field-based and area-based project MB shall directly manage the project; the investor shall decide the establishment of MB of single construction project for management; hire advisory organization; use their attached fully capable professional apparatuses to manage the implementation of small renovation or repair projects and projects with the involvement of communities.
-Evaluate the conditions on the capacity and professional qualifications of the advisory organization (if any), the MB.
-Assessment of capability of consultancy units, independent individuals participating in the project.
-Assessment of capability of units in charge of compensation, assistance and relocation.
b) The completeness and validity of the ICS
Evaluate the completeness and validity of the implemented internal control procedures, including:
-Particular legal documents that have great impact on the activities of the unit.
-Managerial policies of the unit.
-Legal documents specified regulations for the implementation of the project issued by competent authorities and the detailed regulations of the investor.
-The conformity of ICS and relevant legislative documents affecting the implementation of the project.
c) Evaluate adherence to the law and relevant regulations
Evaluate the observance of regulations of law of the unit based on the collected legal documentation system related to the project.
d) Limitations of the ICS
e) Difficulties and advantages; objective and subjective reasons relating to the project; the changes in personnel of the management board.
2.Methods
-Consider and evaluate information about the internal control system: organizational structure diagram, assignment, qualification of managers, internal managerial documents, organization of internal audit work.
-Communicate relevant managers and staff in charge in order to understand characteristics of the organization, personnel policies, qualifications, and attitude of the managers and staff.
-Direct observation.
The evaluation procedures for the internal control system shall be consistent with the contents in paragraphs 18 through 44 of SAV standard 1315 - Identifying and assessing the risks of material misstatement through understanding the entity and its environment.
Article 8. Identifying and assessing audit risks
1.Potential risks
a) The volume of construction and installation of departments; work items prone to fraud and shortcomings (volume, underground and obscured items…)
b) The price lists are made during the period where policies of the State on construction management relating to the projects are changed; special prices; the application of limits not announced by the Ministry of Construction and relevant Ministries.
c) The issues about compensation, assistance and relocation; impact of the environment, the degeneration of the construction, project, etc.
d) The scale of the project is large and its items are complicated, etc.
e) The project uses specialized technologies and equipment; the proportion of equipment to total investment is large.
f) Prices and quality of supplies, materials, and equipment imported.
g) The compliance with planning of the project.
h) Particular mechanisms applied to the project.
i) Arising contents: arising workload due to changes in the design or adjustment during the execution, non-contractual prices and workloads.
j) Changes in prices and contracts; inflation relating to multiple currencies; inflation due to slow progress.
k) Other problems (if any).
2.2. Control risks
a) The operational mechanism of the management board is still inappropriate; the capability of the management board is limited; capacity of advisory units involved in the implementation of the project is still low.
b) The changes in policies.
c) Irrationalities of previous audits and inspections, systematic errors that have not been resolved (if any).
d) Manifest issues during the project management, including accounting and financial management.
e) Mistakes in strategies and planning; the compliance and rationality of professional and geographical planning; the deficiencies in management that were identified such as improper investment, slow progress, extravagant investment, and failure to achieve set targets; environmental effects caused by the project.
f) Repetition in operation.
g) Other problems (if any).
3.Risk assessment
According to collected information and results of information analysis and evaluation, the state auditor shall identify and evaluate material risks (potential risks, control risks) for the purpose of formulating a general audit plan.
The procedures for evaluating material risks shall be consistent with the regulations in paragraphs 45 through 56 of SAV standard 1315 – Identifying and assessing the risks of material misstatement through understanding the entity and its environment, paragraphs 23 through 24 of SAV standard 3000 – Performance audit guidelines, paragraphs 16 through 18 of SAV standard 4000 – Compliance audit guidelines and other regulations issued by SAV.
Article 9. Identifying audit materiality and audit focus
-Identifying audit materiality: is a matter of professional judgment and depends on the auditor’s interpretation of the users’ needs. Materiality should be considered throughout the audit process. The procedures for identifying audit materiality shall be consistent with SAV standard 1320 – Identifying and applying the audit materiality; paragraphs 21 through 22 of SAV standard 3000 – Performance audit guidelines, paragraphs 19 through 24 of SAV standard 4000 – Compliance audit guidelines.
-Identifying audit focus: based on the results of information analysis and evaluation and findings of risk assessment; the annual instructions on contents, goals and audit focus of the state audit to identify audit focus for the purpose of formulating the general audit plan. The project audit focus shall be determined according to each audited object and selected among the audited objects such as:
+ The compliance with regulations of the Law on Public Investment on the allocation, management and use of development investment capital belonging to the state budget; strict control of the establishment, appraisal and endorsement of investment schemes, decisions on the investment in the public investment projects;
+ The compliance with planning approved by competent authorities, the necessity of the project;
+ The compliance with the investment formalities (Formulation, appraisal and approval of projects, determination of the total investment; formulation, appraisal and approval for design and cost estimate; selection of consultants, installation organizations and equipment suppliers, etc.);
+ The installation and equipment costs; compensation, assistance and relocation costs;
+ Other problems (if any).
Due to the nature of the construction investment project being single and not repetitive, the characteristics of each project are different, the strict control of all state budgets for capital construction investment activities is necessary. In a case-by-case basis, depending on the analysis of professional judgment, it is possible to apply audit materiality, audit focus in accordance with each audited project.
Article 10. Making general audit plan
According to the information about the internal control system that is surveyed, collected, and evaluated, financial information, and other information about the audited units, risk assessment and identification of audit materiality, audit focus, a general audit plan shall be made as prescribed in paragraphs 11 through 35 of SAV standard 1300 - Planning an audit of financial statements, paragraphs 21 through 48 of SAV standard 3000 - Performance audit guidelines, paragraphs 8 through 38 of SAV standard 4000 - Compliance audit guidelines. The general audit plan shall at least contain:
1. Objectives
Objectives of an audit shall be identified according to the annual auditing orientation of SAV; audit schemes (if any), requirements and nature of the audit; results of the survey, focus determination and audit risks.
Objectives of the audit:
-Confirm the correctness and truthfulness of accounting documents and information (source of funding, investment cost), the final report on capital of completed project, annual financial statement of the project.
-Assess the compliance with law, policies on construction management and the accounting and financial management regime of the State.
-Detect shortcomings of the State s relevant mechanisms and policies in order to propose competent state agencies to adjust and supply (if any).
-Evaluate the profitability, efficiency and effectiveness of the project.
-Provide reliable information and data to the National Assembly and state management agencies to monitor the investment of projects.
-Promptly detect acts of corruption, wastefulness and violations in the implementation (if any); determine responsibilities of related collectives, individuals and request for solving violations in accordance with law; propose to competent authorities for amendments of policies, regimes of economic – technical management and financial – accounting management.
2.Content
Pursuant to the annual auditing guidelines of SAV, audit schemes (if any), relevant audit process, audit materiality and audit focus, audit risks, audit objectives to identify main audit contents for the determination of specific audit contents in the general audit plan.
Contents of the audit:
-Capital sources.
-Implementation investment cost.
- Compliance with state regimes, policies and laws (financial and accounting regimes; investment projects on the construction regimes).
-Evaluation of the profitability, efficiency and effectiveness of the implementation and management of the project.
3.Criteria
Criteria for an audit shall be identified in conformity with its purposes and contents and in conformity with the work of confirmation inspection and evaluation inspection.
a) Criteria for a financial audit shall be identified in accordance with paragraphs 26 through 28 of SAV standard 1300 – Planning an audit of financial statements.
b) Criteria for a compliance audit (capital resources, compliance with state regimes, policies and laws, etc.) shall be identified in accordance with paragraphs 28 through 32 of SAV standard 4000 – Compliance audit guidelines.
c) Criteria for a performance audit shall be identified in accordance with paragraphs 37 through 43 of SAV standard 3000 – Performance audit guidelines.
Depending on each project, audit missions may assess the profitability or efficiency or accomplishment of the project or all of them, and determine the assessment criteria. The profitability, efficiency and accomplishment of a project are usually assessed based on the following criteria:
-Profitability: Assessing the implementation of the project to ensure the frugality; the degree of frugality in the content and the entire project.
+ Amount of wasted money because the construction is not conformable with planning; the scale, class, and purposes of the construction are not correctly identified;
+ Unreasonable increases in costs due to improper level of total investment and inappropriate selection of building materials and technologies;
+ Unreasonable increases in costs due to mistakes during surveys (topographical, geological, hydrography surveys), project planning and project execution;
+ Increase in costs due to prolonged period of planning and examining the project;
+ Unreasonable increases in costs due to inappropriate plan for land clearance and relocation;
+ Unreasonable increases in costs because the scale, standards, solutions, material using plan, design (architecture, structure, infrastructure, etc.) are not suitable for the fundamental design of the approved project;
+ Unreasonable increases in cost due to mistakes during making, appraising, and passing cost estimates;
+ Unreasonable increases in costs due to incorrect prices of contract packages and incorrect evaluation of selection of contractors;
+ Unreasonable increases in cost due to mistakes in negotiation and contract conclusion;
+ Unreasonable increases in costs due to mistakes in the management of contractual construction progress and quality;
+ Increases in costs due to mistakes in commissioning, cost statement and payment of finished works;
-The effect: Evaluate the achievement of objectives and expected results of the project.
The degree of achievement of each specific target of the project by comparing the actual achievements (Including the main internal goals of the project: cost, quality, duration of the project; performance, capacity of the project).
-The effectiveness: Assessing the output result compared with the cost invested; the way the implementation of project affecting the social and economic in each content and the entire project.
+ Assess the influence of the project on poverty reduction, employment generation, environmental improvement, easier access to medical, educational, and credit services, access to political, economic centers, shift in economic and employment structure based on the statistics on socio-economic growth after the project is finished;
+ The wasted amount of money because the finished construction fails to serve intended purposes;
+ Comparison of living conditions of people in new residences and those in the old ones;
+ Behind schedule projects that lead to slow commission for exploitation;
+ The feasibility of environmental impact assessment and requirements of National defense and security; impacts on the environment and life of the community in the area within which the project is located;
+ Other problems (if any).
4.Subjects, range, limits, and location of audit
-Subjects of audit: Construction and management, use of the investment.
-Range
+ Audited period: Specify the exact period of time of the capital construction program/project or work, or period of time in which an audit is expected to be conducted.
+ Audited units: the agency competent to decide on investment, investor’s governing body, investor’s representative (the management board), and relevant managerial units.
+ Determining the limit of work to be performed by auditing contents.
+ Criteria for selecting audited content, etc.
-Audit limits: the contents exempt from audit and reasons.
-Location of audit: at the audited unit or the head office of State Audit Agency (if possible) according to the approval of State Auditor General. In special cases, if relocation in the course of audit is necessary, the head of the audit mission shall request the head of the unit to decide and take responsibility before the State Auditor General and at the same time report to the State Auditor General.
5.Methods and procedures
Apart from the methods specified in the audit process of the State Audit Office of Vietnam. In the audit of investment projects, it is necessary to pay attention to the following auditing methods:
-Hire/solicit expert opinions, inspect the quality of works, assess assets, inspect the site, etc. Must specify the scope and contents of the aforesaid methods.
-Inspect and compare to a third party (the MB, contractors, enterprises, economic organizations, etc.), the audit plan must clearly state whether it is the inspection or comparison and the scope, content of the inspection or comparison.
-And some auditing methods for material and complex contents that need to be specifically outlined the auditing methods and procedures that should be used to obtain sufficient audit evidence.
6.Other contents of an audit plan
The regulations on the audit period; audit personnel; funding, and material conditions necessary for the audit is prescribed in Clause 6, 7, 8 Article 11 of the Audit Procedure of State Audit Agency.
A general audit plan shall be made as prescribed in paragraphs 11 through 35 of SAV standard 1300 - Planning an audit of financial statements, paragraphs 21 through 48 of SAV standard 3000 – Performance audit guidelines, paragraphs 8 through 38 of SAV standard 4000 – Compliance audit guidelines and other regulations issued by SAV.
Article 11. Consideration of general audit program
Consideration of general audit program is prescribed in Article 12 of audit process of SAV.
Article 12. Making and approving detailed audit program
The making and approving of detailed audit program is prescribed in Article 13 of audit process of SAV.
Identification of audit materiality and audit focus: Depending on the characteristics and results of the survey on the collection of information on investment projects, in each specific case depending on the analysis of professional judgment, the making of detailed audit program shall be applied the method of determining audit material and audit according to Article 9 of this Procedure.
Identification of audit sample: Audit elements and audit samples shall be selected according to professional judgment of the auditors from the specific characteristics of the investment projects or the specific guidance of State Audit.
Article 13. Audit decisions
The audit decisions are prescribed in Article 14 of audit process of SAV.
Article 14. Disclosing audit decision and general audit program and update knowledge for members of audit mission
1.The SAV mission leader shall disclose the audit decision, general audit program, Regulations on organization and operation of SAV mission and other relevant regulations in order for the audit mission to be familiar with and reach a consensus on objectives, requirements, contents, scope and time limit for the audit.
2.Update members of audit mission on essential knowledge about the contents and forms of the following:
-Actual reports on operation, management experience, internal control, accounting professional operation, economic activity analysis, etc.. made by internal or external experts in the field of auditing.
-Raise awareness of policies, regulations on management of investment and capital construction, regulations on management of economy, finance, accounting promulgated by the state to which the auditee must adhere or allowed to apply. Especially, new regulations on investment, capital construction, finance and accounting relating to the operation of the auditee must be updated.
-Characteristics of the project should be noted in the implementation in terms of investment scale, capital source, implementation and characteristics for each type of project (communications, irrigation, construction, etc.)
Article 15. Preparation of necessary materials and facilities for audit mission
The preparation of necessary materials and facilities for audit mission is prescribed in Article 16 of audit process of SAV.
Chapter III
CONDUCTING OF AUDIT
Article 16. Publishing audit decisions
The audit decision shall be published in accordance with Article 17 of audit process of SAV.
Article 17. Conducting an audit
1.Collect information so as to complete or amend the detailed audit program (if necessary)
Following the steps prescribed in Clause 2 Article 13 of audit process of SAV.
2.Collect and verify audit evidence
a) The state auditor shall audit issues assigned
-According to the approved detailed audit program and the assigned task, the auditor shall use audit methods and procedures for auditing each of contents and items so as to obtain and verify audit evidence. Common audit methods and procedures are prescribed in Clause 5 Article 10 of this Procedure.
-The state auditor shall audit issues in accordance with the general-to-specific order; select one or combination of multiple methods audit methods and procedures that are appropriate. During the conducting of the audit, the state auditor shall properly use audit methods and procedures, knowledge and professional judgment; legislative documents to perform tasks on the effective and time-saving basis.
-The obtained audit evidence shall be verified in accordance with SAV standards 1500 - Audit evidence; paragraphs 55 through 84 of SAV standards 3000 - Performance audit guidelines and paragraphs 43 through 61 of SAV standards 4000 - Compliance audit guidelines.
-The state auditor shall perform his/her work with due professional care, professional judgment, conservatism, and professional skepticism throughout the audit process.
-During the audit process: If there are grounds that state auditor to believe that a document is possibly inauthentic, or has been modified without any notification, or shows signs of fraud, the state auditor shall undertake additional verification as follows: Direct certification with a third party; employ specialists and other legitimate methods for the purpose of verifying the authentication of such document; and verify it from other sources of information. In a case where representations made by the auditee are inconsistent, the state auditor shall undertake verification of the inconsistency so as to obtain sufficient evidence for the purpose of asserting or excluding doubts of the state auditor. The verification, investigation, etc. must be recorded and enclosed with evidence. When discovering material violations or criminal-related violations, the state auditor or team leader shall promptly send a report to the mission leader, Chief Auditor, and then the mission leader or Chief Auditor shall forward it to the State Auditor General for handling.
b) The state auditor shall inspect and review the audit results in accordance with regulations in Point c Clause 2 Article 18 of the Audit Procedure of State Audit Agency.
c) The state auditor consolidates audit results and send the team leader a report on the audit progress in accordance with regulations in Point d Clause 2 Article 18 of the Audit Procedure of State Audit Agency.
3.Other contents: Preparing audit documentation; the team leader shall examine and review tasks performed by the state auditor; the state auditor signs the confirmation of figures and audit progress.
The implementation of the abovementioned contents is prescribed in Clause 4, 5, 6 Article 18 of audit process of SAV.
Article 18. Contents of investment project audit
1. Audit the compliance with law, the project management and construction regimes
1.1. Auditing the making, appraisal, and approval of projects
a) Audit basis
-Law on Public Investment, Law on Construction, Law on Investment and relevant legislative documents.
-The regulations on managing and using ODA (for constructions funded by foreign parties); the regulations of sponsors (for projects funded by sponsors).
-Relevant branch planning, regional planning and specific planning; the agreement on funded projects.
-Annual and medium-term plans for investment preparation delegated by competent authorities; approved funding estimate.
-Reports on the proposed investment policy (if any), reports on construction project (pre-feasibility study report), construction investment project (feasibility study report) or economic-technical reports and decisions made by competent authorities to on the permission for making investment in the construction.
-The Decision to assign tasks to the investor and to establish the project management board, the contract for project management consultancy (if any).
-Contracts to investigate survey and advice on making reports on construction project, investment project or economic-technical reports.
-Business licenses, construction capability of units and individuals in charge of performing the contracts to investigate, survey and advice on making reports on construction project, investment project or economic-technical reports.
-Written assessment, opinions of authorities related to the assessment of the construction projects and basic design; approval of the project or economic – technical reports; commissioning report and document handover.
-Other documents.
b) Content
-Examine and evaluate the necessity of the construction investment and the investment policy, the investment construction objectives, the construction site and area of land use, the capacity and the form of construction investment.
-The basic designs conformity with the approved detailed construction planning; the basic designs conformity with area of land use, suitability of the connection to the areas technical infrastructure; for adjusted projects, it is necessary to inspect the basis and conformity of such adjustments with the Law on Construction, the Law on Investment and relevant regulations.
-The conformity of technological options and technological lines selected with technological designing requirements; the conformity of design solutions of construction safety, environmental protection, fire and explosion safety; the compliance with standards and technical regulations in the design; the conformity of the solution to organize the implementation of the project according to construction stages and aspects with the requirements of the basic design.
-The basis of the total investment calculation; the legitimacy of the method of total investment calculation.
-The compliance to investment procedures: reports on construction project, investment project or economic-technical reports shall be made, appraised, and approved in accordance with the regulations on procedure, time, and contents.
-Authority of the organization that decides the investment: find out whether the decision to invest is within authority.
-Authority of the organization that appraises reports on construction project, investment project or economic-technical reports.
-Capability of consultancy units: inspect the conformity of the Business licenses, capability of the consultancy units with the project being worked with; inspect the Licenses of participants in the project.
For misstatements identified from audits, it is necessary to determine the causes and the value of misstatements (if any) which shall serve as a basis for making conclusions and proposing financial settlement and responsibilities of relevant collectives and individuals in accordance with the regulations of the State.
1.2. Auditing the project execution
a) Audit basis
-Survey, design, estimate documents; design dossier and design examination reports; decision to approve the design and estimate (Initial documents and amendments during the implementation of the project).
-Contractor selection plan, written assessment of contractor selection plan (if any); decision on approving the contractor selection plan; decision on adjusting the contractor selection plan (if any).
-Contractor selection documents: invitation for bid/request documents; approval for the invitation to bid/request for proposal; notice on invitation to bid; written approval for the list of bidders in case of selective bidding; bidding documents/request for proposal/capability records of contractors; bid evaluation; reports on assessment of selection of contractors; written approval for the result of contractor selection.
-The contract negotiation record, economic contracts and appendices thereto, records on finalization of contracts for building, installation, equipment procurement, costs on construction consulting and other costs.
-The License for construction (if the License for construction is compulsory), License for resource extraction (if the project requires resource extraction).
-Construction quality control documents: as-built drawing, construction diary, commissioning documents, etc.
-Payment documents and cost statements.
-Contract performance documents of the contract packages: installation, equipment, construction consulting and other costs.
-Regulations on price management, progress, quality, payment and cost statement.
-Documents on incident settlement (if any).
-Document on compensation, assistance and relocation:
+ Plan and estimate land use;
+ Inventory minutes of land and assets on land;
+ Compensation plan, appraisal and approval documents of compensation, assistance and relocation plans;
+ Document on payment of compensation, assistance and relocation.
-Other information (if any).
b) Content
-Check the conditions and capabilities of organizations and individuals participating in the implementation of the project (Survey, design, consultancy, construction, etc. have legal person status and business license, certificate of eligibility for construction, construction practice certificate).
-The compliance of the design with the construction standards and criteria approved by competent authorities and other relevant regulations; the authority of appraising agencies (design, estimate and cost statement); authority of agencies that approve the survey, design, estimate outline or that issue licenses, etc.
-The compliance with procedure such as the order of construction design according to defined steps; design and estimate documents that must be assessed before approval; conditions of commencing the construction; other regulations (if any).
-Inspect the contents of documents on investment procedures. Comparison of the scale, level, and targets with other predominant documents and procedure of the project that have been issued, such as: the scale, technologies, output, class, building standards of subsequent design steps must be conformable with previous steps that have been approved.
-Inspect the value of construction estimate: inspect the conformity of the construction volume, types and quantities of equipment in the estimates as compared to the volumes, types and quantities of equipment calculated from construction designs and technologies; the limits, prices, and surcharges must comply with regulations. Inspect the procedure and authority and adjusting estimates; the construction estimate must not exceed the total investment.
-Inspect the adequacy and legitimacy of the invitation for bid/request documents, contractor selection documents, bid results, decisions to appoint contractors, etc. in accordance with law (the Law on Construction, the Law on Bidding, and relevant legislative documents).
-Inspect the contract negotiation and signing in construction activities to be in accordance with the Law on Construction, the Law on Bidding and relevant legislative documents; inspect the compliance with regulations of the contract in the implementation; inspect the procedure of contract finalization.
-The procedure for construction price management, the compilation and approval of prices must comply with regulations.
-Inspect the conformity of changes in the design, arising works (changed orders) with the regulations, bidding documents and regulations of the contract.
-Inspect the compliance with regulations on compensation, assistance and relocation:
+ The composition of the compensation, assistance and relocation Council;
+ The rates of compensation and support promulgated by provincial People’s Committees;
+ The making, verification, and approval for compensation, assistance and relocation plans;
+ Inspect the competent authority’s certification of status map, technical documents of land, etc. made by consultancy units;
+ Inspect the adequacy of compensation, assistance and relocation documents.
For misstatements identified from audits, it is necessary to determine the causes and the value of misstatements (if any) which shall serve as a basis for making conclusions and proposing financial settlement and responsibilities of relevant collectives and individuals in accordance with the regulations of the State.
1.3. Auditing the quality control
a) Audit basis
-Law on Public Investment, Law on Construction, Law on Bidding and relevant legislative documents; relevant national technical regulations, procedures and standards.
-Invitations to bid/request documents, bidding documents/requests for proposal.
-Construction quality control documents: documents on survey, design, construction quality, etc.
-Contract documents.
-As-built documents.
-Other documents for grant of approval for adjustments and supplements (if any).
b) Content
Based on the result of auditing the compliance with legislative documents on project management, based on the legislative documents on construction quality control, based on the result of field inspection and quality assessment (if any) to assess the quality of each stage of the project execution and of the whole project. In particular:
-Assessment of the survey quality
Inspect the conformity, procedures and quality of the survey through the following contents: construction survey tasks, construction survey technical plans, applicable survey standard, survey inspection of contractors and investors, test results of the survey together with the contents of the survey report, etc.
-Assessment of the design quality: the conformity, procedures and quality of the design shall be in accordance with the investment guidelines and objectives; the content of the design shall follow the approved design task and be in accordance with the survey results and selected design criteria; the implementation of design shall ensure logic and inheritance; evaluation of the survey verification, appraisal and approval quality and design acceptance.
-Assessment of the building quality: inspect the quality management of materials, products, structures and equipment used in the construction; inspect the supervision of building quality of contractors; inspect the supervision of building quality and commissioning of the construction of the investor; inspect the designer supervision of construction designers; inspect the implementation of control experiments, quality assessment and testing of bearing capacity of the work structure; inspect the conformity of warranty and maintenance as prescribed.
-Field inspection and assessments of specialized organizations
The field inspection must be planed and approved by the chief commissioner, including the contents, methods, instruments, personnel, etc., and the field inspection result must be accompanied by a field inspection record. The works that require deep knowledge or quality assessment may be carried out by hired specialized quality assessment units or experts in accordance with regulations of SAV after obtaining the approval from the State Auditor General.
For misstatements identified from audits, it is necessary to determine the causes and the value of misstatements (if any) which shall serve as a basis for making conclusions and proposing financial settlement and responsibilities of relevant collectives and individuals in accordance with the regulations of the State.
1.4. Auditing the progress management
a) Audit basis
-Law on Construction, Law on Bidding and relevant legislative documents.
-Decisions of competent authorities to permit the construction of the project.
-Relevant planning and approved investment project plan.
-Invitations to bid/request documents, bidding documents/requests for proposal.
-Construction quality control documents.
-Documents on contracts, arising documents and documents on contract extensions.
-As-built documents.
b) Content
-Assess the overall progress management according to regulations.
-Determine the lateness or ahead of schedule of each works from project planning to construction, and transfer of each item and the whole construction; inspect the contract extension (if any) of contract packages and the project according to concluded contracts.
-The lateness or ahead of schedule of the project compared to the initial plan.
-Determine objective and subjective reasons for the lateness and contract extension; the entitlement to decide the contract extension.
-Determine the cause of contract and project progress shortening (if any).
-Assess the solutions of the investor for such lateness.
For misstatements identified from audits, it is necessary to determine the causes and the value of misstatements (if any) which shall serve as a basis for making conclusions and proposing financial settlement and responsibilities of relevant collectives and individuals in accordance with the regulations of the State.
1.5. Auditing the commissioning, cost statement and commencement of operation
a) Audit basis
-Law on Construction and relevant legislative documents.
-The commissioning reports, parts, stages, items or the whole project; the quality control documents (testing input materials; inspecting quality of the whole project, etc.).
-The as-built drawing, the report on result of the project (if any), construction warranty documents and warranty provided by building units, etc.
-The cost statement of the finished project, the final report on capital according to work items or finished works; A-B statement; reports from independent auditors (if any).
b) Content
-Commissioning documents: inspect commissioning records of works, parts, stages, items and the whole project.
-Inspect the as-built documents as prescribed; inspect construction warranty documents and the warranty provided by building units.
-Inspect the cost statement on finished project, the final report on capital according to work items or finished works; reports on value of finished works.
-The actual use of assets and construction after the transfer.
For misstatements identified from audits, it is necessary to determine the causes and the value of misstatements (if any) which shall serve as a basis for making conclusions and proposing financial settlement and responsibilities of relevant collectives and individuals in accordance with the regulations of the State.
2.Auditing the compliance with financial and accounting regime of the State
2.1. Auditing the financial management
-Audit the management and use of investment sources of the project: capital from the State budget, loans and other capitals.
-Audit the compliance with regulations on regular expenditures of the project management board.
-Audit the conformity with procedures for advances and payment; inspect the compliance with payment procedures based on the contracts and regulations.
-Audit the compliance with the regime for reporting annual final report on capital according to state fiscal year.
2.2. Auditing accounting works
-The compliance with accounting regimes including: applied accounting regimes, form of accounting, the work of opening accounting books and making reports according to regulations, etc.
-The comparison of debts and payments of the investor and their representatives with those of contractors, suppliers, and creditors.
3.Audit the cost statement of the finished project (or final report on capital statement in case the cost statement of the finished project has not been made).
3.1. Auditing capital sources
a) Audit basis
-Law on State Budget, Law on Public Investment, Law on Construction and relevant legislative documents.
-The management and use of ODA and other sources of funds, agreements signed with creditors.
-Decision to approve the project investment.
-Financial and accounting regimes of the State
b) Content
-Inspect the release and payment of capital; inspect the adequacy of invested capital: invoices, accounting books; compare the amount of capital that was provided, loaned or paid to the investor with the numbers provided by corresponding capital providers, creditors and payers; inspect the exchange rates of capital in foreign currencies according to the exchange rates at that time.
-Inspect the legitimacy of capital sources; inspect the capital statement in accordance with State budget fiscal year.
-Inspect the conformity of the use of capital sources with the decisions to invest of competent authorities.
-Inspect the capital investment plan preparation, capital allocation and implementation of capital investment plan.
3.2. Auditing costs
3.2.1. Audit basis
-Law on Public Investment, Law on Construction, Law on Bidding and relevant legislative documents.
-Financial and accounting regimes of the State
-Documents provided by the unit about the survey, design drawing, estimate, shop drawing of a civil work (shop drawing), contracts, commissioning record, as-built drawing, documents on quality management, A – B statement, etc.; cadastral documents, compensation, assistance and relocation documents, relevant documents.
3.2.2. Content
a) General provisions
-According to the approved total investment and the investment expenses, the state auditor shall audit each component of the total investment according to approved detailed audit program including: compensation, assistance and relocation cost; construction cost; equipment cost; project management cost; construction consultancy cost; other costs.
-The auditor shall audit according to regulations for each form of contract price and specific terms of the contract, in conformity with the documents on quality management and the investment expense item executed by the investor or hired contractors.
-Where costs of temporary construction works, auxiliary works, construction camps for accommodation and execution in the construction site are separately designed and estimated by work item, the verification shall be carried out as for an independent construction contract package.
-Where costs of construction of temporary construction works, auxiliary works, construction camps for accommodation and execution in the construction site are included in the estimates of main construction contract package and are expressed by percentage (the design and estimate are not made); the percentage of such costs shall be verified according to the main construction contract package verification results.
-When carrying out the audit, the auditor must thoroughly study the contract documents, design drawings, as-built dossiers and relevant documents; sample the construction and installation volumes with high value, the portion of work with much likely errors in order to go into detailed examination.
b) Auditing building costs
b.1. Auditing contract packages in the form of all-inclusive contracts
-Check contents and quantities of works in the A-B statement/price spreadsheet against records of work acceptance, construction drawing design, as-built drawing, commissioning and technical instruction of the project, documents on quality management, field inspection result and contract requirements to determine the quantity of work duly accepted.
-Check the unit price in the A-B statement/price spreadsheet and those in the contract price.
-For bidding packages for which cost statement of completed works have been made, if the contractor fulfills contract requirements and tasks at a certain workload and unit price stipulated in the contract and contract price calculation sheet; the final price shall exactly equal the fixed price stipulated in the signed contract. Work breakdown and the detailed unit price approved by the competent authority shall not be repeatedly calculated.
-Errors in the completed volume (the completed volume calculated according to audit results is different from the volume requested for cost statement) shall be calculated as the basis for proposing amendments and determining responsibilities of collectives and individuals according to the State s regulations and the provisions of economic contracts signed between involved parties.
b.2. Auditing contract packages in the form of fixed-price-based contract
-Check contents and quantities of works in the A-B statement/price spreadsheet against records of work acceptance, construction drawing design, as-built drawing, commissioning and technical instruction of the project, documents on quality management, field inspection result and contract requirements to calculate and determine the quantity of work duly accepted.
-Check the unit price in the A-B statement/price spreadsheet against the fixed-price unit stipulated in the contract price calculation sheet and attached documents.
-The payment equals the quantity of accepted work multiplied by (x) the fixed price stipulated in the contract.
b.3. Auditing contract packages in the form of adjustable price-based contracts:
-Clearly determine the scope and methods of price adjustment according to contract provisions.
-In case of adjustments to the quantity of works, based on the commissioning records, construction drawing design, as-built drawing, commissioning and technical instruction of the project, documents on quality management, field inspection result and contract requirements to calculate and determine the quantity of work duly accepted.
-In case of adjustments to the unit price, determine the final unit price according to the principle of unit payment adjustment.
-Where the unit price is adjusted under the State s policies, the principle of unit price adjustment stipulated in the contract and current regulations of laws shall apply. Regarding contract packages that are behind schedule, the unit price shall not be adjusted if the contract execution lasts longer than the duration stipulated in the contract due to contractor’s fault.
-The payment equals the quantity of accepted work multiplied by (x) the unit price.
b.4. Auditing contract packages in the form of combined price-based contract
The auditor shall specify the scope of work, work items or specific tasks to which pricing methods such as all-inclusive, fixed-price or adjustable price methods are applied. Verification of the contract by part shall be carried out in accordance with point b.1, b.2, b.3 Point b of this clause.
b.5. Auditing unplanned costs
Unplanned costs audit shall be carried out in accordance with regulations on construction contract adjustments corresponding to each type of contract agreed upon by parties and the appendix of the contract (if any) , the handling dossiers shall be approved by competent authorities for conducting detailed audit.
b.6. Auditing contract packages carried out by the investor as stipulated in the Law on Bidding
In case the investor signs a contract for implementation of a package with an affiliated unit, the audit shall be carried out in accordance with point b.1, b.2, b.3, b.4, b.5 of Point b of this Article.
In case the investor signs an agreement on implementation of the package with its division, the verification shall be conducted as follows:
-Check contents and quantities in the cost statement price spreadsheet of the investor against commissioning records, construction drawing design, as-built drawing, commissioning and technical instruction of the project, documents on quality management and field inspection result to calculate and determine the quantity of work duly accepted.
-Check the consistency between unit prices in the cost statement price spreadsheet of the investor and those in the approved estimate.
-The final price/settlement equals the quantity of accepted work multiplied by (x) the verified unit price.
b.7. Field inspection
-Carry out overall inspection of the construction volume, quality, technique, aesthetic, etc.
-Sample some works and items, inspect size by measuring and counting; inspect the specifications, standards of materials; use instrument to examine the consistency of the actual construction with the as-built drawing, commissioning record. For the inspection of works under construction, it is necessary to inspect hidden works (if possible) before implementing other works.
c) Auditing equipment costs
c.1. Auditing contract packages in the form of all-inclusive contracts
-Check the list of equipment, equipment category, origin, quality, configuration and price in the A-B final price spreadsheet and those in the contract; field inspection result, price stipulated in the contract, contract price calculation sheet and work acceptance records.
-For contract packages for which the cost statement of completed works have been made, if the contractor fulfills contract requirements and tasks at a certain workload and regulations stipulated in the contract; the final price shall exactly equal the fixed price stipulated in the signed contract. Work breakdown and the detailed unit price approved by the competent authority shall not be repeatedly calculated.
-Errors in the list of equipment, equipment category, origin, quality, configuration and price (the results calculated according to audit results is different from the list of equipment, equipment category, origin, quality, configuration and price requested for payment) shall be calculated as the basis for proposing amendments and determining responsibilities of collectives and individuals according to the State s regulations and the provisions of economic contracts signed between involved parties.
c.2. Auditing contract packages in the form of fixed-price-based contract
-According to the commissioning record, check the list of equipment, equipment category, origin, quality, configuration and price in the A-B final price spreadsheet and those in the contract; field inspection result, price stipulated in the contract, contract price calculation sheet and commissioning records.
-Check the unit price in the A-B final settlement price spreadsheet against the fixed unit price in the contract price.
-The payment equals the quantity of accepted work multiplied by (x) the fixed price stipulated in the contract.
c.3. Auditing contract packages in the form of adjustable price-based contracts:
-Clearly determine the scope and methods of price adjustment according to contract provisions.
-In case of adjustments to the quantity of work, the auditor shall, according to the commissioning record, check the list of equipment, equipment category, origin, quality, configuration and price in the A-B final price spreadsheet and those in the contract; field inspection result, price stipulated in the contract, contract price calculation sheet and commissioning records.
-In case of adjustments to the unit price, determine the final unit price according to the principle of unit price adjustment.
-Where the unit price is adjusted under the State s policies, the principle of unit price adjustment stipulated in the contract and current regulations of laws shall apply. Regarding contract packages that are behind schedule, the unit price shall not be adjusted if the contract execution lasts longer than the duration stipulated in the contract due to contractor’s fault.
-The payment equals the quantity of accepted work multiplied by (x) the unit price.
c.4. Auditing contract packages in the form of combined price-based contract
The auditor shall specify the scope of work or specific tasks to which pricing methods such as all-inclusive, fixed-price or adjustable price methods are applied. Verification of the contract by part shall be carried out in accordance with point c.1, c.2, c.3 Point c of this clause.
c.5. Auditing unplanned costs
Unplanned costs audit shall be carried out in accordance with regulations on construction contract adjustments corresponding to each type of contract agreed upon by parties and the appendix of the contract (if any) , the handling dossiers shall be approved by competent authorities for conducting detailed audit.
c.6. Auditing contract packages carried out by the investor as stipulated in the Law on Bidding
-In case the investor signs a contract for implementation of a package with an affiliated unit, the inspection shall be carried out in accordance with point c.1, c.2, c.3, c.4, c.5 of Point c of this Article.
-In case the investor signs an agreement on implementation of the package with its division , the verification shall be conducted as follows:
Check the list of equipment, equipment category, origin, quality, configuration and price in the final price spreadsheet and those in the commissioning record; documents on equipment design and equipment cost estimate to determine the final expense of such equipment.
+ Verification of costs of processing and installation of processed equipment shall be carried out according to the approved cost estimate and commissioning record. The final value equals (=) the quantity of work duly accepted multiplied by (x) the verified unit price.
+ Relevant costs such as costs of transport of equipment to the construction site, warehousing, maintenance and others.
c.7. Field inspection
Inspect some equipment on the spot to determine the presence of assets, categories, technical standards, origins of technological equipment and parts attached thereto and other equipment.
d) Auditing project management cost
-Base on relevant invoices and documents to inspect the legitimacy of project management expenses; compare the expenditures with estimates approved by competent authorities; compare actual costs with prescribed limits; the purchase, management, and use of assets.
-If a project management board simultaneously manages multiple projects without following details of each project: compare the distribution of project management cost of each project with the ratios and limits prescribed by the State.
e) Audit construction consulting fees and other expenses
-Audit groups of costs according to limits: based on the prescribed limits, ratios, and terms of contracts.
-Audit groups of direct costs according to approved estimates: inspect the calculation, examination and appraisal of estimates; the cost statement.
-Audit groups of fees under time-based contracts: determine the amount of salary paid for the contractor by multiplying the unit price as agreed by the investor and contractor by the actual working time (by month/hour/day/week).Travel expenses, survey costs, office rents and other expenses shall be verified on the basis of regulations on payment methods (valid invoices or unit price-based contracts).
f) Audit compensation, assistance and relocation
-Audit the legitimacy and adequacy of compensation, assistance and relocation documents, the formulation and approval of compensation, assistance and relocation plan.
-Determine the area, origin and grade of compensated land based on compensation, assistance and relocation documents, cadastral documents together with field inspection; cost estimates of works on compensated land; the rates of compensation for land, crops and works on land according to the State’s policies in each period; the final value of works and constructions serving the compensation (if any).
-Check the compensation list signed by compensated organizational and individual entities to determine the final value.
-Audit the preparation of cost estimates, allocation and finalization of costs of implementation of compensation, assistance and relocation.
-In case of technical infrastructure facilities, the audit shall be similar to the audit of construction costs specified in Point b of this Clause.
-Audit the preparation of cost statements and verify the final accounts of units performing the compensation, assistance and relocation in cases where the compensation, assistance and relocation are divided into sub-projects and independently implemented.
4.Audit investment costs not included in asset values
4.1. Audit basis
-Law on Construction and relevant legislative documents.
- Finalization documents and approval decisions of competent authorities.
-Results of audits of investment in each project or each work item.
-Written determination of damage and decision of cancellation of competent authorities to not include in asset values.
4.2. Content
a) Damages due to force majeure events permissible to excluded from the value of assets shall be audited as follows:
-Inspect the causes and value of damages according to the record of calculation and certification; the insurance company s records and proof of compensation to determine non-insurance losses.
-Determine damages according to State’s regulatory principles and procedures for assessment of damages.
-The determination of costs not being included in project value is based on damage assessments (asset inventory and damage assessment carried out by the Internal Inventory Council; damage value according to the record of certification examined, certified and proposed for handling by the investor, the contractor, the supervision consultant and the insurance contractor); compare them with the volume of finished works, inspect the legitimacy of the decision on cancellation and bases for calculating the value of cancelled works (quantities, prices, etc.)
-The investment cost included in asset values equals investment costs after auditing minus investment expenses not included in asset values.
b) Audit costs not generating assets to obtain the competent authority’s permission not to include such investments in asset values such as the verification of investments in provision of training for management authorities and community and central project management board s overheads not directly generating assets which are formed and transferred to local authorities.
5.Audit assets generated from investment
a) Audit basis
-Law on Construction and relevant legislative documents.
-Finalization documents and approval decisions of competent authorities.
-Results of audits of investment in each project every year.
-Records on the transfer of assets for being use.
-The price floor and polices of the State at the transferring time.
-Documents providing guidance on converting building costs into the price floor at the transferring time.
b) Content
-Inspect the list of assets transferred to managers, including fixed assets and current assets.
-Inspect the accuracy of the classification of long-term fixed assets and current assets generated from investment. Detect incorrect classification of long-term fixed assets and short-term assets.
-Inspect the allocation of project management costs, consulting fees and other expenses for the whole project which are made breakdown by specific fixed assets on the principle: a direct cost of a fixed asset shall be allocated for such fixed asset; the general cost generating multiple fixed assets shall be allocated by the ratio of each fixed asset’s direct cost to the total direct cost of the whole fixed assets.
-Inspect the legitimacy of assets transferred to users and their purposes: the costs used for calculating price conversion and handing over to users are the investment costs after audited to have unreasonable costs eliminated and supplement missing portions or receive cost handover from other projects; a finished project may be transferred to multiple users.
If the project MB are not dissolved and keep managing assets (belonging to the project and are not completely depreciated or liquidated) that are used for their activities, such assets are not included in the transferred value.
-Inspect the conversion of costs into the price floor at the transferring time under the guidance of the Ministry of Construction: inspect the summarization of costs in each year; the determination of conversion factors; the calculation and summarization of converted costs (applied for projects granted investment decisions that are requested for conversion of costs into the price floor at the transferring time)
6.Audit debts, remaining materials and equipment
a) Audit basis
-Decisions on asset transfer.
-Accounting books of supplies, assets, debts and relevant documents.
-Asset inventory records and debt comparisons.
-Policies of the State on handling assets after the project is finished.
-Documents on liquidation and sale of assets.
b) Content
-Audit debts payable
Inspect the amount payable to each client: based on the value of the compensation, resettlement, construction, equipment, consulting and other costs for which payments are accepted; aggregate and classify according to each contractor in order to determine and inspect the accounting books and documents to determine the actual amount of payment to each contractor; determine the debt payable by deducting the paid amount from the amount to be paid; compare debts with contractors or send letters of certification (where necessary).
-Inspect the quantity of the remaining assets and capital by balancing the imported, exported and remaining quantities then compare them with the data in accounting books, financial statements and inventory documents to see whether they are consistent or not, in which sample a large quantity of some remaining assets for actual comparison.
-Inspect remaining cash by comparing with the balance in accounting books.
-Inspect bank deposits by comparing them with sub-books and request certifications from the bank, compare and certify the account balance at capital providers.
-Consider the settlement of excess assets (supplies and equipment), untreated wastes, amount of recovered investment not being remitted to the budget, residual deposits and cash, etc.
Auditors shall execute the audit as prescribed in SAV standard 200 – Fundamental principles of financial audit, SAV standard 400 – Fundamental principles of compliance audit and SAV standard 4000 – Compliance audit guidelines.
7.Audit the evaluation of the profitability, efficiency and effectiveness of the construction investment project
According to the audit criteria specified in Point b Clause 3 Article 10 of this Procedure; based on the audit results on the contents of project formulation, design, cost estimate, contractor selection, quality control, investment cost management, etc. to assess the profitability, efficiency and effectiveness of the investment project in accordance with the approved general audit program.
Auditors shall execute the audit as prescribed in SAV standard 300 – Fundamental principles of performance audit and SAV standard 3000 – Performance audit guidelines.
Article 19. Making and sending audit record of the audit team and draft of audit results provided at the detailed audit authority
The making and sending audit record of the audit team and draft of audit results provided at the detailed audit authority is prescribed in Article 19 of audit process of SAV.
Chapter IV
MAKING AND SENDING AUDIT REPORTS
Article 20. Making draft audit report
1. Acquiring the audit evidence and audit results
The acquisition of audit evidence and audit results is prescribed in Clause 1 Article 20 of audit process of SAV.
2.Examining, classifying and consolidating audit results
The examination, classification and consolidation of audit results are prescribed in Clause 2 Article 20 of audit process of SAV.
3.Making draft audit report
According to the audit progress and figures, the mission leader shall make a draft audit report.
The audit report must satisfy general requirements prescribed in system of SAV standards and the form prescribed by State Auditor General. An audit report at least contains:
a) The opening consists of the following basic contents:
-Audit contents: record according to the decision on audit.
-Scope and limits of audit: specify the contents audited and not audited and explanation.
-Bases for audit.
b) The content includes:
-Summary of the project: name of the project, the investor, purposes, scope of investment, total investment, commencement date and completion date.
-Audit results according to audit contents: capital sources; investment costs; other contents of the final report on capital of the finish project (if any). Specify the results and reasons for differences.
-The correctness and truthfulness of the cost statement of the Project
-The compliance with law, policies, regulations in the investment project management and other relevant documents: In each content, the outstanding issues need to be analyzed and assessed: advantages, well-done aspects; shortcomings, remaining issues, limitation, responsibilities of collective and individuals concerned.
-The profitability, efficiency and effectiveness of the project.
c) Conclusions, requests and others (if any).
d) Description and supporting statements (if any).
e) Contents in the format of: signature, seal, date of signing auditor s report as prescribed.
The draft audit report shall be made in consideration of objectives and type applicable to the audit so as to choose the guidelines for making audit reports prescribed in system of SAV standards.
4.Discussing and consulting with the members of audit mission
The discussion and consultation with the members of audit mission is prescribed in Clause 4 Article 20 of audit process of SAV.
Article 21. Chief auditor considering approving draft audit report
The Chief auditor shall consider approving draft audit report as prescribed in Article 21 of audit process of SAV.
Article 22. State Auditor General considering approving draft audit report
The State Auditor General shall consider approving draft audit report as prescribed in Article 22 of audit process of SAV.
Article 23. Completing and sending draft audit report to auditee for consultation
The completion and sending of draft audit report to auditee for consultation is prescribed in Article 23 of audit process of SAV.
Article 24. Notifying audit results
The notification of audit results is prescribed in Article 24 of audit process of SAV.
Article 25. Issuing audit report and notifying audit results
The issuance of audit report and notification of audit results is prescribed in Article 25 of audit process of SAV.
Chapter V
OBSERVING AND INSPECTING THE IMPLEMENTATION OF AUDIT CONCLUSIONS AND REQUESTS
Article 26. Observing and inspecting the implementation of audit conclusions and requests
The observation and inspection of the implementation of audit conclusions and requests is prescribed in Chapter V of audit process of SAV.
The State General Auditor
Ho Duc Phoc
APPENDIXES
Appendix 01: Common mistakes and frauds
Appendix 02: List of questions 01 – Designing phase
Appendix 03: List of questions 02 – Bidding phase
Appendix 04: List of questions 03 – Construction, supervision and commissioning phase
APPENDIX 01
COMMON MISTAKES AND FRAUDS
(Issued together with Decision No. 02/2017/QD-KTNN dated March 13, 2017 of State Auditor General)
1.Audit the compliance with law, the project management and construction regimes
1.1. The making, appraisal and approval of projects
-The making, appraisal and approval of projects are not conformable with the regulations on the order, authority, and punctuality.
-The contents of the project is cursory and insufficient.
-The documents about market survey, material sources, motives, environment, plans for compensation, assistance and relocation, capital sources, etc. are not adequate.
-The consultancy works for which charges are not regulated but such charges are not estimated or estimated at a high rate.
-The project is not conformable with the sectional and regional planning.
-The total investment calculated is not accurate and well founded.
1.2. Project execution
-The survey document is inadequate and the design is not well founded.
-The technical design and construction design documents are inadequate and incorrect in terms of scale, technologies, capacity, construction class, capital, land area in comparison with the decision to invest.
-The estimates apply incorrect limits and prices; the determination of charges for works is not well-founded; calculate incorrect volume, calculate excess or lack construction work volume.
-Provision of compensation and assistance: the compensation plan is improperly made, approved and examined; compensation documents are in adequate, etc. ;
-The contractor selection: invitations to bid are not sufficient, clear and detailed; bidding documents and plans are approved ultra vires; the number of contractors participating is not sufficient; the regulations on time are not complied with; biddings are launched without sufficient composition; bids are unfairly and groundlessly examined, etc.
-The construction contract is not strict, sufficient and proper.
-The workload arising without the amended design or estimate.
-The construction is not consistent with the approved design.
-The commissioning and payment are not consistent with the contract; making payment for unfinished works.
-Regulations on the supervision of the performance and copyright of design consultants are not complied with.
-The commissioning documents are insufficient: the commissioning records of each part, documents about material, concrete and structure testing are missing, etc.
-The building diary does not record every development and incidents during the construction, etc.
1.3. Commissioning, payment and commencement of operation
-The overall commissioning documents are insufficient.
-As-built documents are insufficient or incorrect.
-The final report on capital is not made or not correctly made.
2.The evaluation of the profitability, efficiency and effectiveness of the construction investment project
2.1. The making, appraisal and approval of projects
-The information and data that serve as bases for project planning are not reasonable: the economic and market indexes, environmental indexes (sewage, noise, pollution, etc.); technical indexes (resistance to storm, wind, rain, earthquake, etc.); improper technical standards (durability, lifecycle, material quality, etc.).
-All investment plans are not examined to make an optimal selection.
-The location is unreasonably or subjectively chosen without due regard to relevant factors (geology, traffic, material sources, market, human resources, etc.).
-The technologies are not selected according to price/performance criteria; the consistency is not ensured, standards, features, economic and technical specifications of equipment are not clear.
-The calculation made without considering the actual condition of existing infrastructure such as electricity, water supply and drainage, etc.
-The selection of construction methods does not consider the technological advances and obsolescence.
2.2 Design and cost estimate
-The design is created without sufficient information about demands or not based on demands.
-The survey is incorrect and that leads to an improper design.
-The design and arrangement of technological line is unreasonable.
-The design is not sufficient and fails to consider necessary workload that leads to a large amount of additional workload which slows down the progress and exceed the cost estimate.
-The technical equipment and construction design are not compatible.
-The design exceeds demands and solutions are costly: corridors and passages are unnecessarily wide; the furniture is lavish, the technical operation equipment is too expensive not only for initial cost but the frequent cost of repair and maintenance arising from the process of operation later, etc.;
-The duration of the design is too short so that the design is only completed during the building which affect the progress and make costs uncontrollable.
-The cost estimates are incorrect due to insufficient information, careless calculation or deliberately making low cost estimate so that the project are easily approved and then request for additional funding approval upon the implementation; conversely, making high cost estimate to use the fund for purchase of expensive equipment.
-The estimate is cut unreasonably in the progress of assessment and approval then additional approval must be made later.
-The estimate of costs of arising workloads is made late, even after an item is finished, so the cost management becomes ineffective.
2.3. Contractor selection.
-No public biddings, only selective bidding or limited bidding.
-The invitation to bid is incorrect that leads to the unqualified contractor selected for the project and affects the progress and quality of the works.
-The contract package description is not sufficient and clear that leads to alternative interpretation which is likely to cause disputes during contract performance.
-The investor and contractor have colluded with each other so that the contractor is provided with information about one portion of the additional works in the future. The contractor upon knowing this information shall make a drastically high bid for such works, reduce prices for other works to win the contract and enjoy substantial benefits from additional works which lead to increases in costs of the project.
-Bidder collusion: A contractor buys all invitations for bid; contractors reach a mutual agreement to let one of them win the contract and share the benefits among them (usually in selective bidding), etc.
-Appraisals are inaccurate, approved contract package prices are too high.
-Bids are unfairly examined without following the criteria approved by competent authorities.
-Criteria for assessing bidding documents are unreasonable in a way that enables inexperienced and incapable contractors to participate and win contracts, or to offer criteria unfavorable for qualified contractors.
2.4. Contract and contract implementation
-Terms and conditions in the contract are not strict.
-Prices on the contract are not consistent with successful bids.
-The contract is not adjusted to match the design, therefore the developments of costs are not monitors and excess of cost is not promptly detected. In those cases, arising costs are usually higher than the original ones in the contract (a reason usually given by management boards is the construction is not commenced at the same time).
-The sanctioning of contractors that violate the terms and conditions of the contract is not made.
2.5. Construction management
-The progress is prolonged due to subjective and objective causes
-Indecent supervision leads to late discovery of items having technical defects or using inferior materials, equipment of which specifications are not consistent with agreements, etc. which damage the project.
-Defects are discovered while commissioning items but builders are not compelled to make immediate rectification.
-The reason for late request for rectification of defects may be due to users’ failure to notify the project management board of such defects when taking delivery of the project, which may enable the contractor to cite expired warranty as a reason and therefore the remedy would be costly.
2.6. Conditions and capability of participants in the construction
-Participants in the construction are not financially and technically capable.
-Functions and specialties of participants are not suitable; their reliability and experience are insufficient, etc.
3.Auditing the report on the final report on capital according to work items or finished works
3.1. Capital source
-All capital sources are not recorded, incorrect exchange rates are used that cause variances in capital balances in the reports compared to the data of capital providers.
-Capital sources are incorrectly classified.
-Capital sources are not used in accordance with financial principles and the decision to invest.
-Capital sources are not used for proper purposes.
3.2. Investment costs
a) For value of finished works
-Workload:
+ Incorrect or falsified statement of work volume;
+ Incorrect calculation of the workload compared to the design and as-built drawing;
+ Duplicated workload (usually happens at joints);
+ Costs of another project are included in the cost statement;
+ Failure to properly follow procedure;
+ Inclusion of works removed due to mistakes of contractors in the cost statement;
+ Failure to deduct recovered products and supplies;
+ Inclusion of additional works which are shown in the invitation to bid and the design but omitted by contractors in the cost statement.
-Unit prices:
+ Incorrect application of regional prices, successful bids or project prices;
+ Incorrect application of transport coefficients and price coefficients;
+ Incorrect classification of supplies;
+ Incorrect calculation of the volume of materials eligible for price different due to incorrect application of limits;
+ Incorrect time of price different calculation, etc.
+ Incorrect application of the slippage index: incorrect source indexes or incorrect time.
-Surcharges:
+ Incorrect calculation of limits;
+ Surcharges are calculated based on prices of installed equipment.
-Arithmetically incorrect calculation of payments.
b) Costs of finished equipment:
-The equipment does not ensure technical features, quality and origins as prescribed.
-The quantity of equipment and spare parts are not as adequate as stated in the contract.
-Incorrect application of exchange rates to imported equipment.
-Payment formalities are lacking; documents are invalid or storage cost, cargo inspection cost, transport cost, warranty cost and maintenance cost are incorrectly paid.
-Equipment transport, storage and maintenance costs are incorrectly distributed to fixed assets.
-Non-contractual payments are made.
c) Other costs
-Incorrect calculation or falsification of workload.
-Other costs according to limits: incorrect application of percentages, incorrect determination of bases for calculation, incorrect or confused application of construction, equipment and other costs.
-Costs are not regulated such as: no estimates are made or estimates are not approved by competent authorities.
-Compensation costs are inconsistent with the actual volume, incorrect compensation of land area, incorrect unit prices, compensations are not sufficiently paid to people, payment are made for public land, incorrect determination of house or land categories, etc.
-Invalid invoices, the final value exceeds the signed contract value.
-Recording duplicate costs.
-Failure to record the recovery of product value during the experimental production or recovery of scrap value after investment.
-Incorrect application of tax rates; making tax-inclusive payments but receiving tax-exclusive invoices.
-Recording construction insurance but not actually made payment.
-Receiving construction insurance without reducing construction costs.
-Incorrect calculation and distribution of loan interests.
-Failure to make payment to the State budget the amount collected from leasing premises, equipment or assets.
4.4. Construction quality and progress control
4.1. Quality control
-Incorrect survey and design that affects the quality and use.
-The construction does not comply with technical procedure and requirements of the project; the materials used are not consistent with standards of the project, etc. that affects the quality.
-The construction quality control is not good, failure to promptly discover and handle mistakes that affect the quality.
4.2. Progress management
Determine reasons for slow progress:
-The contractors are incapable: machinery and equipment are inconsistent with the contract; financial and managerial capability are not good, etc.
-The contractors deliberate delay the progress to earn benefits when payments are made.
-Managerial capability of consultancies (monitor, project management) and investor.
-Unsuitable survey and design that leads to adjustments of many contents, etc.
-Considerable price fluctuation.
-Force majeure.
5.5. Investment costs included in asset values
-Damage concerning material and equipment costs incurred by party B is confused with the cost of application for cancellation made by the investor.
-Incorrect calculation of cancelled works.
-Other mistakes shown in the audit of investment.
6.Assets generated from investment
-Projects that are executed for many years, the price conversion is too complicated that likely leads to incorrect calculation.
-Many types of assets are hard to be classified as fixed assets or current assets.
-Omitting the investment value handed over of other projects in the investment process or omitting the subjects for handling over the investment property.
7.Audit debts, remaining materials and equipment
-The calculation of debt is not well-founded.
-Units (or individuals) in debt have dissolved, changed their organizational structure… failing to grasp the state of debt or being unable to collect debts.
-Remaining supplies and equipment are not logged, assessed, and strictly managed.
APPENDIX 02
TASKS TO BE PERFORMED DURING THE DESIGNING PHASE
(Issued together with Decision No. 02/2017/QD-KTNN dated March 13, 2017 of State Auditor General)
1.Design basis
-Before design, relevant parties must inspect the land used for work construction and geological survey the land foundation.
-Inspect the reference to the result drawn from the above information and applied to the work of design.
2.Organizing work of design
-Inspect the compliance of work of design based on general regulations and requirements of the investor.
-Inspect the compliance with the promulgation of project MB and tasks stipulating the competence handed over to the MB in accordance with regulations in Law on Construction and guiding documents.
-Inspect whether the design documents contain measures and regulations to ensure that the design documentation had taken due account of operation and maintenance costs during its use.
3.Technical design
a) Inspect the appropriateness of design solutions and alternative design options:
-Type of the project (e.g. bridge, tunnel).
-Construction method (e.g. Casting concrete on the site or assembling precast concrete components).
-Foundation construction (reinforced concrete pile foundation, stunk foundation or bed-plate foundation).
b) Inspect whether the construction method take account of factors such as:
-Geological survey of the land foundation.
-Regulations of regulatory agencies.
-Regulations and requirements of the investor.
c) Inspect whether the selection of design plans tale account of:
-Correlation between cost and efficiency.
-Conditions for later expansion or changing uses.
-Operational cost, maintenance cost and other costs.
-Environment protection, fire and explosion prevention.
-Various construction durations.
d) Inspect specific issues related to the selected construction methods and building materials (technical requirements and implementation experience).
dd) Inspect whether the calculation and design of the bearing frame is appropriate to ensure the profitability of these design solutions (assessment of profitability of the bearing frame, etc.).
e) Inspect the compliance with the preparation, assessment and approval of competent authorities in the adjustments of design and its impact on the progress and quality of the project.
g) Inspect whether the preparation, assessment and approval of design drawings are sufficiently and punctually made in accordance with the progress and regulations of the Law on Construction.
4.Progress plan
a) Inspect the preparation and approval of the progress plan of each contract packages and the project.
b) Inspect the compliance of the progress with the scale and requirements of the project; inspect the measures given in the progress plan when there are discrepancies between the plan and the actual implementation of the project.
c) Inspect the compliance in the monitor of all activities important to the construction and setting a specific deadline for each work.
d) Inspect the preparation and determination of deadline for each specific work or set deadlines for completion of those works of the project.
dd) Inspect the review, evaluation and handling of issues by parties related to the project activities that may cause the entire project to delay if they are delayed.
e) Inspect the compliance with intended deadlines.
g) Inspect the determination of reasons and responsibilities of the delay (were such delay in the progress planning or actual implementation)
h) Inspect the evaluation and conclusion reached of the contractor related to the shortcomings in the preparation and implementation of the progress plan.
APPENDIX 03
TASKS TO BE PERFORMED DURING THE BIDDING PHASE
(Issued together with Decision No. 02/2017/QD-KTNN dated March 13, 2017 of State Auditor General)
1.Work description, construction description and list of works
-Inspect the sufficiency in the construction description and list of works promulgated based on the approved design basis.
-Inspect the assurance of fairness, transparency and competition in the preparation of invitation to bid/request documents:
+ The work description (contract package description) treats all contractors equally or there is no special information that was beneficial to a particular contractor;
+ Potential contractors are mobilized to take part in and there are no competitive advantages for those contractors;
+ The adequacy of the construction task description on the expected targets of the construction work and the technical characteristics of the contract package/project.
-Inspect the inconsistency between parts of the bid description.
-Inspect the sufficiency and transparency of the task description, in particular:
+ Purposes of construction methods;
+ The topography and geology of the construction site;
+ The current traffic capacity leads to construction site;
+ The building methods and most important works of the project;
+ Existing building and works;
+ Cases where a construction project needs to be implemented in two or more stages;
+ Notices on regulations of regulatory agencies, especially applied technical requirements of the investor.
-Inspect the application of the results of geological survey, whether the survey is sufficient to assess the geology, water proportion and possible environmental impacts that may occur in the general description.
-Inspect the sufficiency of the list of works specified in the design drawings together with the invitation to bid/request documents.
-Inspect the provision of alternatives for items that need price comparison in the list of works.
-Inspect the grouping the same type of works in the list of works.
-Inspect the clear separation from one to another work in the list in order to prevent duplication and double calculation.
-Inspect the coherence and detail assessment (to an extent that all contractors can interpreter in the same way)
-Inspect the calculation of the volumes included in the bill of quantities (the volumes must be accurately calculated in accordance with the design document and conformable with the limitations of the contractee)
-Determine reasons and solutions for differences arising.
-Inspect the appropriateness of the units of measurement of workloads suitable for summarizing and checking workloads during the cost finalization.
2.Terms and conditions
-Determine confusing and inconsistent terms and conditions of the contract.
-Inspect the remedy of confusing and inconsistent issues or issues that cause adverse effect on the contractee.
-Inspect terms and conditions of the contract on:
+ Requirements for personnel and construction equipment use;
+ Methods of dealing with interruptions;
+ Regulations on settlement of contract disputes;
+ Penalties for not complying with agreed deadlines;
+ Determination on the level of penalty;
+ The clear description on instruments necessary for construction? (e.g. electricity, water, concerning the location: way and capacity of drainage of waste water and waste rubbish);
+ Specific provisions on the construction hygiene, discharge of refuses and building materials as well as the distribution of relevant costs, etc.
-Inspect the encouragement on contractors to provide alternative solutions to raise the profitability within terms and conditions of the contract.
-Inspect whether the appendix to the contract specify:
+ Contracting the work items by each period contract package;
+ Guarantee on the implementation of the contract;
+ Commissioning;
+ Construction diary;
+ Warranty;
+ Obstructions and interruption of construction;
+ Resolutions for disputes over payment;
+ Regulations on construction payments.
3.Invitation to bid
-Inspect the conformity in the formulation, appraisal and approval of invitation to bids on the following contents:
+ The conformity in the formulation, appraisal and approval of invitation to bids;
+ Bidding works executed by competent authorities;
+ When the bidding is held, the procuring entity has already satisfied all conditions in accordance with regulations.
+ The contents of bidding dossiers shall be made according to the form prescribed by the State.
If the invitation for bid is implemented in advance, the reasons for such action must be considered.
-Inspect whether the selection of bidders specially paid attention to the aspects:
+ Reputation – the first thing is the reliability and punctuality;
+ Position of contractors on the market;
+ Technologies, capability, and quality;
+ Geographical distances.
-Inspect the change of contractors of the investor in case of limited bidding.
-Inspect the compliance with effective regulations on the publication of the invitation to bid on mass media in case of open bidding.
-Inspect the assurance that all contractors taking part in the bidding fully receive the invitation to bids with the same content and at the same time.
-Inspect the regulations on the assurance that all contractors are enable to see the drawings and visit the site to know its terrain, type and scale of works to do.
-Inspect the order and procedures in the bidding invitation; issuance, amendment and clarifying of the invitation to bid; preparation, submission, receipt, management, modification and withdrawal of bidding documents.
4.Bid opening, bidding document verification and bid evaluation
-Check compliance in the bid opening, clarification of bidding documents, correction of deviations, evaluation of bidding documents on the following contents:
Deadline for submitting bidding documents; bid opening procedures of the procuring entity;
+ Making sufficient minutes of bid opening as prescribed;
+ Suggestion about bidding documents in the bid examination phase of the procuring entity;
+ The adjustments of the bid-marking consultants in which take notices of the abnormal unit price, the content of the conflict between the technical proposal and the financial proposal of the bidding document;
+ The compliance with regulations in the adjustment of bidding documents;
+ The procuring entity s procedures for evaluation of bidding documents shall comply with regulations;
+ Inspect the price collusion (if any);
+ Determine the reasons for the cancellation of bidding result (if any).
5.Contract negotiation
-Inspect the order and procedures of the contract negotiation and contract finalization for bid-winning contractors.
-Inspect the handling of issues related to unsuccessful negotiation with bid-winning contractors.
6.Handover and contract signing
-Inspect the compliance with regulations in the submission, evaluation, approval and publicity of contractor selection results.
-Inspect the compliance of the content of the contract on payment time limit, payment times required by the invitation to bid and the contractor selection results.
-Inspect contents of the signed contract according to the approved contractor selection results.
-Inspect the sufficiency of documents attached to the contract in accordance with the agreements agreed upon by both parties.
-Inspect the validity collectives and individuals participating in the contract.
-Inspect the compliance with regulations for ensuring works are done after a written agreement is made.
7.Contract adjustment
-Inspect the reasons leading to the necessity of contract adjustment and additional contract.
-Inspect the compliance in price renegotiation and other agreements in the contract signed between the parties.
-Inspect the compliance in determining the price for adjustments made during the performance of the contract.
-Inspect the impact of adjusted or additional contracts to changes in the progress and payment.
-The contract adjustments must comply with terms and conditions, conformable with the laws on contract adjustment and price adjustment.
APPENDIX 04
TASKS TO BE PERFORMED DURING THE CONSTRUCTION, SUPERVISION AND COMMISSIONING PHASE
(Issued together with Decision No. 02/2017/QD-KTNN dated March 13, 2017 of State Auditor General)
1.Construction
-Inspect the sufficiency of formalities when the construction is commenced:
+ License to build (For construction that needs a license to build);
+ Design drawings and the list of works;
+ Other conditions of the State.
-Inspect the compliance with agreements in the bidding documents in the adequate mobilization of machinery and equipment.
-Inspect the implementation of the workloads with the correct volume, scale and quality in accordance with regulations
-Inspect the compliance with technical standard of the project for materials that are brought into the works
-Inspect and determine reasons for slow progress.
-Inspect the compliance with regulations on the formulation of as-built drawings in accordance with the actual performance
2.Construction adjustment
-Determine reasons of adjustments.
-Inspect the adequacy of adjustment documents during the construction (a complete explanation of the reasons for the adjustments, the approval of competent authorities before implementing those adjustments).
-Inspect the identification of changes in costs for adjusted contents.
-Inspect the compliance of the adjustment documents in cases where it is necessary to adjust due to the requirements of the construction supervisor but not yet made, evaluated and approved (these adjustments must be fully explained, promptly made and submitted to the competent authorities for additional approval).
-Inspect the compliance of procedures in the payment of additional workload and changes of design.
3.Construction supervision
-Inspect the sufficiency of personnel assigned to supervise the construction.
-The constant examination of the categories and quality of materials executed by the contractee.
-Inspect the supervision during the construction on:
+ Record mistakes detected during the construction and written request on rectifying such mistakes;
+ The remedy of mistakes is on schedule as requested;
+ Personnel, materials and machinery are recorded in order to serve later payments
-Inspect the as-built drawings in accordance with the regulations in which it is adequately reflect the adjustments to serve as a basis for payment of works.
-Inspect the compliance in the commissioning of hidden works before carrying out others.
4.Deadline supervision
-Inspect the completion of work under responsibility of the investor:
+ Provide documents necessary for the construction;
+ Set primary targets and foci;
+ Arrange the building site and building roads;
+ Coordinate the companies by imposing deadlines.
-Inspect the implementation of the contractor s agreements in the bidding document and the contract to meet the construction requirements: mobilization of all personnel, materials, machinery and equipment.
-Inspect the compliance with contractual deadlines.
-Inspect the recording of incidents that interrupt the constructions and directives of the relevant construction supervisor.
-Assess reasons and responsibilities of parties when there are lateness.
-Inspect the appropriateness of the increase payment due to the lateness on account of the investor.
-Inspect and determine reasons in cases separate works failed to meet deadlines; inspect measures to ensure the overall progress of works; determine the costs and liability of the party causing the delay.
-Inspect and evaluate the deadline extension for the contractor to completely execute the contract in case the contractor fails to complete the schedule as committed under the contractor s responsibility.
-Inspect the extension of contract execution time and works related adjustments in the progress plan.
-Inspect the provisions of timely sufficient information for the divisions concerned on the time limits occurred or likely to occur and is the re-negotiation of the binding new time limits made.
5. Commissioning
-Inspect the compliance of procedures in the final settlement:
+ The commissioning is conducted in strict accordance with the provisions of the Decree on the construction quality control and the provisions of the contract signed between parties;
+ The commissioning record contains necessary information and bear signatures of responsible persons;
+ Deadline for rectifying the mistakes discovered during the commissioning is regulated;
+ The commissioning certified by state authorities and all required certificates are presented (e.g. material testing certificate, steel rebar commissioning record, etc.)
-Inspect the participation of experts during the commissioning (if any).
-Inspect the consistency between the calculation of construction work values and commissioning records.
-Inspect the rectification of shortcomings regarding shortcomings that cannot be rectified or the rectification is unacceptably costly (is there an agreement on payment reduction and is the rate of reduction adequate).
-Inspect the rectification of mistakes made by the contractor in cases the contractor refuses to rectify mistakes.
-Inspect and determine reasons for the acceptance of the contractor on works with defects (if any).
-Inspect the formulation of the list of warranties and warranty periods for all construction works and sending it to all contractors
-Inspect the completion of the construction warranty.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây