Nghị định 91/2008/NĐ-CP của Chính phủ về công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước

thuộc tính Nghị định 91/2008/NĐ-CP

Nghị định 91/2008/NĐ-CP của Chính phủ về công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:91/2008/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:18/08/2008
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Kế toán-Kiểm toán

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Công khai kết quả kiểm toán - Ngày 18/8/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2008/NĐ-CP về công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước. Theo đó, các báo cáo kiểm toán năm, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán; báo kiểm toán của cuộc kiểm toán và biên bản kiểm toán thuộc diện phải công khai. Báo cáo kiểm toán năm, báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán phải được công khai trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Quốc hội thông qua báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm. Báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán được công khai trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được phát hành. Trường hợp có kiến nghị của đơn vị được kiểm toán về báo cáo kiểm toán thì thời hạn công khai là 30 ngày, kể từ ngày kiến nghị được giải quyết. Việc công khai kết quả kiểm toán có thể được thực hiện qua hình thức họp báo, công bố trên Công báo và các phương tiện thông tin đại chúng, đăng tải trên trang thông tin điện tử và các ấn phẩm của Kiểm toán Nhà nước, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Việc công khai không đầy đủ, không đúng nội dung, hình thức, thời hạn quy định; công khai tài liệu, số liệu sai sự thật; công khai tài liệu, số liệu thuộc bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp của cơ quan, đơn vị, tổ chức được kiểm toán theo quy định của pháp luật; đưa tin, bài phản ánh về công khai kết quả kiểm toán không chính xác, không trung thực, không khách quan là các hành vi vi phạm về công khai kết quả kiểm toán. Các hành vi này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan, đơn vị, tổ chức đã được kiểm toán chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ đối với kết quả kiểm toán đã công bố công khai. Không được lợi dụng việc công khai kết quả kiểm toán để làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Nghị định91/2008/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 91/2008/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 08 NĂM 2008

VỀ CÔNG KHAI KẾT QUẢ KIỂM TOÁN VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾT LUẬN,

KIẾN NGHỊ KIỂM TOÁN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

 

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị quyết số 1011/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kiểm toán theo quy định riêng đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh;

Xét đề nghị của Tổng Kiểm toán Nhà nước,

 

NGHỊ ĐỊNH:

 

Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Nghị định này quy định về công khai kết quả kiểm toán, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước (sau đây gọi tắt là công khai kết quả kiểm toán) và trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước; các cơ quan, đơn vị, tổ chức đã được kiểm toán; các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc tổ chức công khai kết quả kiểm toán.

Điều 2. Mục đích công khai kết quả kiểm toán

Công khai kết quả kiểm toán nhằm phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước, đoàn thể, tổ chức xã hội và nhân dân đối với hoạt động quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.

Điều 3. Nguyên tắc công khai kết quả kiểm toán

1. Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác và đúng pháp luật các thông tin về kết quả kiểm toán.

2. Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan, đơn vị, tổ chức đã được kiểm toán chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ đối với kết quả kiểm toán đã công bố công khai.

3. Không được lợi dụng việc công khai kết quả kiểm toán để làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 4. Đối tượng và phạm vi công khai kết quả kiểm toán

1. Đối tượng công khai kết quả kiểm toán gồm:

a) Báo cáo kiểm toán năm;

b) Báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán;

c) Báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán;

d) Biên bản kiểm toán.

2. Phạm vi công khai kết quả kiểm toán bao gồm: tài liệu và số liệu về kết quả kiểm toán, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán và các phụ biểu kèm theo, trừ các nội dung sau đây:

a) Tài liệu và số liệu thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật;

b) Bí mật nghề nghiệp của đơn vị được kiểm toán theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 12 Luật Kiểm toán nhà nước.

3. Đối với lĩnh vực quốc phòng, an ninh, phạm vi công khai kết quả kiểm toán bao gồm: tài liệu và số liệu về kết quả kiểm toán, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán và các phụ biểu kèm theo, trừ các nội dung quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều này và báo cáo kiểm toán một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh theo quy định tại Nghị quyết số 1011/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Điều 5. Thẩm quyền công khai kết quả kiểm toán

1. Kiểm toán Nhà nước tổ chức công khai đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

Nội dung, hình thức và thời hạn công khai kết quả kiểm toán được thực hiện theo quy định của Nghị định này.

2. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức đã được kiểm toán phải tổ chức công khai đối tượng quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

Hình thức và thời hạn công khai kết quả kiểm toán được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 32 của Luật Kế toán và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Điều 6. Hình thức công khai kết quả kiểm toán

Việc công khai kết quả kiểm toán theo quy định của Nghị định này được thực hiện bằng các hình thức sau đây:

1. Họp báo;

2. Công bố trên Công báo và các phương tiện thông tin đại chúng;

3. Đăng tải trên Trang thông tin điện tử và các ấn phẩm của Kiểm toán Nhà nước;

4. Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Điều 7. Trách nhiệm trong việc đưa tin về công khai kết quả kiểm toán

Tổ chức, cá nhân đưa tin, bài phản ánh về công khai kết quả kiểm toán phải bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tin, bài đã đưa theo quy định của pháp luật về báo chí.

 

Chương II. CÔNG KHAI KẾT QUẢ KIỂM TOÁN VÀ KẾT QỦA THỰC HIỆN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ KIỂM TOÁN

 

Điều 8. Nội dung công khai báo cáo kiểm toán năm

1 Kết quả kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước và tổng hợp kết quả kiểm toán trong năm của Kiểm toán Nhà nước.

2. Kết luận và kiến nghị kiểm toán.

Điều 9. Nội dung công khai báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán

1. Kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.

2. Kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và xử lý về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân không thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.

Điều 10. Nội dung công khai báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toàn, biên bản kiểm toán

Tuỳ thuộc loại hình kiểm toán của từng cuộc kiểm toán, nội dung công khai báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán, biên bản kiểm toán bao gồm công khai đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán, trừ những nội dung quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định này và báo cáo kiểm toán một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh theo quy định tại Nghị quyết số 1011/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Điều 11. Hình thức và thời hạn công khai báo cáo kiểm toán năm, báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán

1. Việc công bố công khai báo cáo kiểm toán năm, báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán được thực hiện bằng các hình thức quy định tại Điều 6 của Nghị định này.

2. Báo cáo kiểm toán năm, báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán phải được công khai trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Quốc hội thông qua Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm.

Điều 12. Hình thức và thời hạn công khai báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán

1. Việc công bố công khai báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán được thực hiện bằng các hình thức quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 6 của Nghị định này.

Căn cứ nội dung và tính chất của cuộc kiểm toán, việc công khai báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán có thể được thực hiện bằng hình thức họp báo.

2. Báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán được công khai trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được phát hành. Trường hợp có kiến nghị của đơn vị được kiểm toán về báo cáo kiểm toán thì thời hạn công khai là 30 ngày, kể từ ngày kiến nghị được giải quyết.

Điều 13. Trách nhiệm tổ chức công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán

1. Trách nhiệm của Tổng Kiểm toán Nhà nước:

a) Tổ chức công bố công khai báo cáo kiểm toán năm; báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán và báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán theo quy định của Nghị định này;

b) Quyết định hình thức công khai cụ thể báo cáo kiểm toán năm, báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán và báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán;

c) Chủ trì họp báo hoặc uỷ quyền cho người phát ngôn của Kiểm toán Nhà nước chủ trì họp báo công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.

2. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của đơn vị được kiểm toán:

a) Kiểm tra việc thực hiện công khai kết quả kiểm toán của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình;

b) Xử lý theo thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước; không thực hiện công khai kết quả kiểm toán theo quy định.

3. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức đã được kiểm toán:

a) Thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước ghi trong biên bản kiểm toán, báo cáo kiểm toán theo quy định tại khoản 6 Điều 65 Luật Kiểm toán nhà nước;

b) Khi công khai tài chính phải kèm theo báo cáo kiểm toán, biên bản kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều 32 của Luật Kế toán và các văn bản quy phạm pháp luật về công khai tài chính.

4. Trong trường hợp có sai sót về số liệu hoặc lỗi kỹ thuật làm thay đổi cơ bản nội dung kết quả kiểm toán thì Kiểm toán Nhà nước, cơ quan, đơn vị, tổ chức đã công khai kết quả kiểm toán phải kịp thời đính chính, chỉnh sửa những sai sót đó và thông báo công khai trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày phát hiện ra sai sót.

 

Chương III. KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 14. Khen thưởng

Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc công khai kết quả kiểm toán được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Điều 15. Xử lý vi phạm

1. Các hành vi vi phạm về công khai kết quả kiểm toán bao gồm:

a) Công khai không đầy đủ, không đúng nội dung, hình thức, thời hạn quy định;

b) Công khai tài liệu, số liệu sai sự thật;

c) Công khai tài liệu, số liệu thuộc bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp của cơ quan, đơn vị, tổ chức được kiểm toán theo quy định của pháp luật;

d) Đưa tin, bài phản ánh về công khai kết quả kiểm toán không chính xác, không trung thực, không khách quan.

2. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về công khai kết quả kiểm toán theo quy định của Nghị định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

 

Chương IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 16. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Quyết định số 03/2007/QĐ-KTNN ngày 26 tháng 7 năm 2007 của Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành Quy chế công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

Điều 17. Trách nhiệm thi hành

1. Tổng Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm thi hành và hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

2. Các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Kiểm toán Nhà nước tổ chức công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán theo quy định của pháp luật và Nghị định này./.

 

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 91/2008/ND-CP

Hanoi, August 18, 2008

 

DECREE

ON THE PUBLICIZATION OF AUDITING RESULTS AND OUTCOMES OF REALIZATION OF AUDITING CONCLUSIONS AND PROPOSALS OF THE STATE AUDIT

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the June 14, 2005 Law on State Audit and the November 29, 2005 Anti-Corruption Law;

Pursuant to the National Assembly Standing Committee's Resolution No. 1011/2006/NQ-UBWQH1J of March 30, 2006, on separate auditing of a number of defense and security activities;

At the proposal of the State Auditor General,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Governing scope and subjects of application

This Decree provides for the publicization of auditing results and outcomes of realization of auditing conclusions and proposals of the State Audit (below referred to as ppublicization of auditing results), and the responsibilities of the State Audit, audited agencies, units and organizations and concerned ministries, branches, agencies, units, organizations and individuals in the publicization of auditing results.

Article 2.- Purposes of publicization of auditing results

The auditing result publicization aims to serve the examination and supervision by state bodies, mass organizations, social organizations and people over activities of managing and using the state budget, money and property; to contribute to the practice of thrift, the fight against corruption, losses and waste, the detection and prevention of illegal acts; and to raise the efficiency of the use of state budget, money and property.

Article 3.- Auditing result publicization principles

1. To fully, promptly, accurately and lawfully supply information on auditing results.

2. The State Audit and audited agencies, units and organizations are held accountable before law for the accuracy, truthfulness and fullness of the publicized auditing results.

3. Not to take advantage of the auditing result publicization to affect the prestige, honor and lawful interests of concerned organizations or individuals.

Article 4. - Objects and scope of auditing result publicization

1. The objects of auditing result publicization include:

a/ Annual auditing reports;

b/ Reports on outcomes of realization of auditing conclusions and proposals;

c/ Auditing reports of audits;

d/  Auditing records.

2. The scope of auditing result publicization covers documents and data on auditing results, outcomes of realization of auditing conclusions and proposals and attached annexes, except the following contents:

a/ Documents and data being state secrets as prescribed by law;

b/ Professional secrets of audited units as provided for at Point e, Clause 1,Article 12of the Law on State Audit.

3. For the defense and security domains, the scope of auditing result publicization covers documents and data on auditing results, outcomes of realization of auditing conclusions and proposals and enclosed annexes, except for the contents prescribed at Points a and b, Clause 2 of this Article and reports on auditing of a number of defense and security activities as provided for in the National Assembly Standing Committee's Resolution No. 1011/2006/NQ-UBTVQH11 of March 30,2006.

Article 5.- Competence to publicize auditing results

1. The State Audit organizes the publicization of objects defined at Points a, b and c. Clause 1, Article 4 of this Decree.

The auditing result publicization contents, forms and time limits comply with this Decree.

2. Audited agencies, units and organizations shall organize the publicization of objects defined at Points c and d, Clause 1, Article 4 of this Decree.

The auditing result publicization forms and time limits comply with the provisions of Clause 3, Article 32 of the Law on Accountancy and relevant legal documents.

Article 6.- Forms of auditing result publication

The publicization of auditing results under the provisions of this Decree shall be carried out in the following forms:

1. Press briefing;

2 Announcement on "CONG BAO" and the mass media;

3. Publicization on the State Audit's website and publications;

4. Supply of information at the request of competent agencies or organizations.

Article 7.- Responsibilities in carrying reports on publicization of auditing results

Organizations and individuals carrying reports or articles on publicization of auditing results must ensure the accuracy, truthfulness and objectiveness and are accountable before law for the published reports or articles according to the law on press.

Chapter II

PUBLICIZATION OF AUDITING RESULTS AND OUTCOMES OF REALIZATION OF AUDITING CONCLUSIONS AND PROPOSALS

Article 8.- Contents of publicization of annual auditing reports

1. Results of auditing the state budget settlement and general annual auditing results of the State Audit.

2. Auditing conclusions and proposals.

Article 9.- Contents of publicization of outcomes of realization of auditing conclusions and proposals

1. Out comes of realization of auditing conclusions and proposals of the State Audit.

2. The State Audit's proposals to competent state bodies to consider and handle organizations and individuals that fail to realize auditing conclusions and proposals.

Article 10.- Contents of publicization of auditing results of audits, auditing records

Depending on the auditing form of each audit, the contents of publicization of auditing results of audits and auditing records cover the publicization of evaluation, certification, conclusions and proposals on the audited contents, except for the contents specified in Clause 2. Article 4 of this Decree and reports on auditing a number of defense and security activities prescribed in the National Assembly Standing Committee's Resolution No. 1011/2006/NQ-UBTVQH11 of March 30, 2006.

Article 11.- Forms and time limits of publicization of annual auditing reports and reports on outcomes of realization of auditing conclusions and proposals

1. The publicization of annual auditing reports and reports on outcomes of realization of auditing conclusions and proposals is carried out in forms specified in Article 6 of this Decree.

2. Annual auditing reports and reports on outcomes of realization of auditing conclusions and proposals shall be publicized within 30 days after the date the National Assembly approves the annual state budget settlement report.

Article 12.- Forms and time limits of publicization of auditing reports of audits

1. The publicization of auditing reports of audits is carried out in forms specified in Clauses' 3 and 4, Article 6 of this Decree.

Depending on the contents and nature of an audit, the publicization of the auditing report of that audit can be carried out in the form of press briefing.

2. The auditing report of an audit is publicized within 30 days after it is issued. If an auditing report is petitioned by the audited unit, the publicization time limit will be 30 days from the date the petition is settled.

Article 13.- Responsibilities to organize the publicization of auditing results and outcomes of realization of auditing conclusions and proposals

1. Responsibilities of the State Auditor General:

a/ To organize the publicization of annual auditing reports; reports on outcomes of realization of auditing conclusions and proposals and auditing reports of audits under the provisions of this Decree;

b/To decide on specific forms of publicization of annual auditing reports, reports on outcomes of realization of auditing conclusions and proposals and auditing reports of audits;

c/ To preside over press briefings or authorize the State Audit's spokesman to preside over press briefings on publicization of auditing results and outcomes of realization of auditing conclusions and proposals of the State Audit.

2. Responsibilities of ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government- attached agencies or other central agencies, presidents of provincial/municipal People's Committees, and heads of immediate superior agencies of audited units:

a/ To check the publicization of auditing results by agencies or units under their respective management;

b/ To handle according to their competence organizations and individuals that fail to realize or incompletely realize the conclusions and proposals of the State Audit; or fail to publicize the auditing results according to regulations.

3. Responsibilities of audited agencies, units and organizations:

a/ To fully and promptly realize the State Audit's conclusions and proposals stated in auditing records or auditing reports as provided for in Clause 6, Article 65 of the Law on State Audit:

b/ Upon financial publicity, to publicize the auditing reports and auditing records of the State Audit as provided for in Clause 3, Article 32 of the Law on Accountancy and legal documents on financial publicity.

3. In case of data or technical errors, which substantially alter the contents of auditing results, the State Audit, agencies, units or organizations that have publicized the auditing results shall promptly make corrections and correct such errors and publicize them within 15 days after the detection of the error.

 

Chapter III

COMMENDATION, AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 14.- Commendation

Organizations and individuals recording achievements in the publicization of auditing results will be commended in accordance with the law on emulation and commendation.

Article 15.- Handling of violations

1. Acts of violation related to the publicization of auditing results include:

a/ Making publicization not in full, not according to the prescribed contents, form or time limits;

b/ Untruthfully publicizing of documents or data;

c/ Publicizing documents or data being state secrets of audited agencies, units or organizations, as provided for by law;

d/ Carrying reports or articles on the publicization of auditing results inaccurately, untruthfully and unobjectively.

2. Agencies, units, organizations and individuals that breach the provisions of this Decree on publicization of auditing results shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined in accordance with the law on disciplining; administratively sanctioned according to the Government's regulations on administrative sanctions in the state audit domain or be examined for penal liability: if causing damage, they shall pay compensations according to law.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 16.- Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

The State Auditor General's Decision No. 03/ 2007/QD-KTNN of July 26,2007, promulgating the Regulation on publicization of auditing results and outcomes of realization of auditing conclusions and proposals of the State Audit ceases to be effective on the effective date of this Decree.

Article 17.- Implementation responsibilities

1. The State Auditor General shall implement and guide the implementation of this Decree.

2. Concerned ministries, branches, localities, agencies, units and organizations shall, within the ambit of their respective functions and tasks, coordinate with the State Audit in organizing the publicization of auditing results and outcomes of realization of auditing conclusions and proposals according to the provisions of law and this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 91/2008/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất